Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 14 trang Gia Huy 24/05/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_su_tap_trung_va_suc_manh_thi_truong_cua_cac_ngan_ha.pdf

Nội dung text: Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam Phạm Hồng Linh Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 10/04/2021 Ngày nhận bản sửa: 15/07/2021 Ngày duyệt đăng: 26/07/2021 Tóm tắt: Cạnh tranh có mối quan hệ tiềm tàng với nhiều yếu tố hành vi của các ngân hàng và là chỉ số quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô và giám sát ngân hàng. Vì thế, chủ đề đo lường cạnh tranh thu hút sự chú ý của rất nhiều học giả. Để đo lường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, Bài viết đã lược khảo các phương pháp đo lường sức mạnh thị trường, từ đó, lựa chọn ra các phương pháp thích hợp để đo lường và đánh giá sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả đo lường cho thấy mức độ tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung là thấp, hay nói cách khác là cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Việt Nam khá cao. Nghiên cứu cũng cung cấp các gợi ý cho các chủ đề nghiên cứu sâu hơn liên quan đến cạnh tranh và sức mạnh thị trường và có ý nghĩa quan trọng đối với việc giám sát và quản lý hoạt động tại các ngân hàng. Từ khóa: cạnh tranh, ngân hàng, sức mạnh thị trường, tập trung Evaluating the concentration and the market power of Vietnamese commercial banks Abstract: Competition has a potential relationship with many factors of bank behavior and is an important indicator of macroeconomic governance and banking supervision. As a result, the topic of measuring competition attracts the attention of many scholars. The paper reviewed the approaches of measuring market power, from which, selected the appropriate methods to measure and evaluate the market power of Vietnamese commercial banks. The measurement results show that the concentration and market power of Vietnamese banks are generally low, or in other words, that the competition in the Vietnamese banking market is quite high. The study also provides implications for further studies related to competition and market power and significantly contributes to banking management and supervision. Keywords: competition, banking, market power, concentration. Pham, Hong Linh Email: linhhp@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 232- Tháng 9. 2021 32 ISSN 1859 - 011X
  2. PHẠM HỒNG LINH 1. Giới thiệu cập đến mức độ mà một số ít doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động kinh tế (do- Theo khái niệm OECD (1993) đưa ra: anh thu, tài sản) (OECD, 1993). Theo quan “cạnh tranh là một tình huống trong một thị điểm của kinh tế Tổ chức Ngành (Industrial trường mà tại đó các công ty hoặc người Organization) của Bain (1951), mức độ tập bán độc lập cố gắng có được sự hưởng ứng trung được xem là một chỉ số để đánh giá của người mua để đạt được một mục tiêu sức mạnh thị trường. kinh doanh cụ thể”. Qua quá trình cạnh Cạnh tranh và sức mạnh thị trường có mối tranh, các công ty buộc phải trở nên hiệu liên hệ với nhiều yếu tố trong hoạt động quả và đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng và cả với môi trường vĩ mô. với giá thấp hơn, từ đó, làm tăng phúc lợi Những mối quan hệ này có ảnh hưởng đáng của nền kinh tế. Nhắc tới cạnh tranh, cụm kể đến định hướng hoạt động cũng như điều “cạnh tranh hoàn hảo” hay được đề cập tới hành chính sách. Do đó, các chủ đề nghiên như một điều kiện lý tưởng của thị trường cứu về cạnh tranh và sức mạnh thị trường trong các quan điểm kinh tế cổ điển. Đối thu hút không chỉ các nhà nghiên cứu mà cực của cạnh tranh hoàn hảo là độc quyền. còn cả các ngân hàng và cơ quan quản lý, Do không có áp lực cạnh tranh, độc quyền giám sát. Để giải quyết được các vấn đề làm cho nền kinh tế không đạt được hiệu này thì thước đo cạnh tranh và sức mạnh quả phân bổ, hiệu quả sản xuất và hiệu quả thị trường chính xác cần được quan tâm năng động (Motta, 2004). hàng đầu. Mục tiêu của bài viết là tìm kiếm Tuy nhiên, cạnh tranh hoàn hảo và độc các phương pháp thích hợp để đo lường quyền gần như không tồn tại, các lý thuyết và đánh giá được sức mạnh thị trường của dựa trên nó không cung cấp hướng dẫn các ngân hàng Việt Nam. Từ lược khảo và đáng tin cậy cho việc hoạch định chính phân tích các ưu khuyết điểm của một số sách, dẫn tới việc các chủ đề nghiên cứu phương pháp phổ biến, bài viết đã lựa chọn đã chuyển sang tập trung vào sức mạnh phương pháp thích hợp và đánh giá mức độ thị trường. Theo định nghĩa của OECD tập trung và sức mạnh thị trường của các (1993): “sức mạnh thị trường đề cập đến ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam khả năng của một công ty (hoặc nhóm giai đoạn 2005- 2019. Phương pháp được các công ty) tăng và duy trì giá trên mức lựa chọn là kết hợp các thước đo theo cả sẽ đạt được trong bối cảnh cạnh tranh”. cách tiếp cận cấu trúc và phi cấu trúc, từ đó, Khác với độc quyền, sức mạnh thị trường phân tích các kết quả theo bảng và biểu đồ. chỉ tất cả các tình huống mà các công ty có Dữ liệu nghiên cứu chủ yếu được lấy từ cơ khả năng tăng giá cao hơn mức cân bằng sở dữ liệu của các công ty Việt Nam (FIIN) trong điều kiện cạnh tranh. Nghĩa là, sức và dữ liệu toàn ngành do Quỹ tiền tệ quốc mạnh thị trường có thể phát sinh không chỉ tế IMF công bố. khi có độc quyền mà cả khi không có độc quyền (OECD, 1993). Trong lĩnh vực ngân 2. Tổng quan nghiên cứu về các phương hàng, biểu hiện điển hình của sức mạnh thị pháp đo lường sức mạnh thị trường trường là khả năng ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận độc quyền bằng cách đưa ra Các nghiên cứu về sức mạnh thị trường đã lãi suất cho vay cao hơn và lãi suất tiền gửi thu hút rất nhiều học giả, các phương pháp thấp hơn (Berger và cộng sự, 2004; Yeyati và cách tiếp cận sức mạnh thị trường cũng và Micco, 2007). Trong khi đó, tập trung đề rất đa dạng. Nhìn chung, có hai cách tiếp Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 33
  3. Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam cận chính được xem xét khi xác định và zar và Rose, 1987), được tính bằng tổng đo lường mức độ cạnh tranh hay sức mạnh độ co giãn của tổng doanh thu đối với giá thị trường của ngân hàng được đề cập đầu vào. Một thước đo sức mạnh thị trường trong các tài liệu là Phương pháp tiếp cận nữa được Boone (2008) chỉ ra- gọi là chỉ số cấu trúc được phát triển dựa trên cơ sở lý Boone- là bằng cách tính hệ số co giãn của thuyết kinh tế Tổ chức Ngành và Phương lợi nhuận đối với mức chi phí, với giá trị pháp tiếp cận phi cấu trúc dựa trên tài liệu của chỉ số cao hơn thể hiện sự cạnh tranh của Tổ chức Ngành thực nghiệm mới (New khốc liệt hơn. Tất cả các kỹ thuật trên đã Empirical Industrial Organisation- NEIO). được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu về Cách tiếp cận cấu trúc cung cấp các thước ngân hàng, trong đó, chỉ số Lerner và Le- đo cạnh tranh theo những đặc điểm cấu trúc rner điều chỉnh hiệu quả được sử dụng phổ của thị trường. Cách tiếp cận này là theo biến hơn cả. quan điểm tổ chức ngành truyền thống dựa Mặc dù đôi khi được áp dụng theo hướng bổ trên mô hình Cấu trúc- Hành vi- Kết quả sung và thay thế cho nhau, hai cách tiếp cận (Structure- Conduct- Performance) (SCP) có sự khác biệt căn bản và đôi khi cung cấp của Bain (1951). Mô hình SCP dựa trên các các kết quả trái ngược. Lapteacru (2014) đã giả thuyết rằng cấu trúc ảnh hưởng hành chỉ ra bằng mô hình toán học và xác nhận vi; hành vi ảnh hưởng đến kết quả và do đó bằng thực nghiệm cách thức như thế nào và cấu trúc ảnh hưởng đến kết quả. Nói chung, trong những điều kiện nào HHI, thống kê mô hình SCP lập luận rằng tại các thị trường H và chỉ số Lerner có thể cung cấp kết quả tập trung, các ngân hàng được hưởng lợi từ trái ngược. Sử dụng phương pháp phân tích áp lực cạnh tranh thấp, cho phép họ thực cận biên, Bolt và Humphrey (2015) đi đến hiện quyền lực thị trường và từ đó kiếm cùng một kết luận rằng các thước đo này được lợi nhuận độc quyền bằng cách đưa không thể được sử dụng thay thế cho nhau. ra lãi suất tiền gửi thấp hơn và tính lãi suất Các thước đo theo cách tiếp cận cấu trúc cho vay cao hơn (Berger và cộng sự, 2004; có lợi thế là không đòi hỏi nhiều dữ liệu và Yeyati và Micco, 2007). Hơn nữa, mô hình dễ dàng ước tính ở cấp độ ngành hoặc quốc SCP giả định rằng do cấu trúc thị trường gia. Tuy nhiên, việc đo lường cạnh tranh có liên quan đến hành vi cạnh tranh và thông qua các chỉ số tập trung bị hạn chế cả sức mạnh thị trường nên cạnh tranh được về lý thuyết lẫn thực tiễn. Cách tiếp cận này đo lường bằng các thước đo cấu trúc thị mang tính chất tĩnh và ngắn hạn, không đưa trường, chủ yếu là các thước đo liên quan ra được một lý thuyết xuyên suốt và có xu đến mức độ tập trung. hướng bỏ qua hành vi cạnh tranh giữa các Trong khi đó, theo cách tiếp cận phi cấu doanh nghiệp. Mô hình SCP cũng bị chỉ trúc, các thước đo cạnh tranh nên xuất trích về giả định rằng cấu trúc quyết định phát từ việc giải thích hành vi của ngân hiệu suất nhưng nhiều nghiên cứu và quan hàng. Cách tiếp cận này đánh giá sức mạnh sát cho thấy bản thân cấu trúc thị trường thị trường trực tiếp sử dụng dữ liệu cấp bị ảnh hưởng bởi hành vi và kết quả. Thứ công ty (Fungáčová và cộng sự, 2010). Le- nhất, cấu trúc ngành có thể bị doanh nghiệp rner (1934) đã đưa ra một chỉ số (gọi là chỉ biến đổi vì ích lợi riêng, đặc biệt khi họ số Lerner) để đo lường sức mạnh thị trường dựng lên các hàng rào gia nhập thị trường dựa trên mức giá cao hơn so với chi phí (ví dụ: thông đồng). Bên cạnh đó, lý thuyết cận biên của các ngân hàng. Một cách tiếp “thị trường tranh chấp”1 cho rằng một thị cận theo NEIO khác là thống kê H (Pan- 1 contestable markets - thị trường mà các công ty có thể 34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021
  4. PHẠM HỒNG LINH trường tập trung vẫn có thể tồn tại cạnh nhiên, hiệu quả đôi khi không thể hiện ở chi tranh nếu các rào cản gia nhập thị trường phí thấp hơn hay lợi nhuận cao hơn. Ngược thấp (Baumol và cộng sự, 1983). Mặt khác, lại, chỉ số Lerner được chứng minh có lợi giả thuyết Hiệu quả- Cấu trúc (Efficiency- thế hơn so với H-statistic và chỉ số Boone. Structure) được phát triển bởi Demsetz Theo Maudos và Solís (2011), chỉ số Le- (1973) và Peltzman (1977) cho thấy cấu rner là một chỉ số đo lường cạnh trúc của thị trường có thể bị thay đổi do sự tranh bắt nguồn từ các vấn đề về tối ưu hóa khác biệt trong hiệu quả hoạt động, trong ngân hàng, và do đó có một cơ sở lý thuyết đó, các ngân hàng có hiệu quả cao sẽ có vững chắc. Ngoài ra, hầu hết các phương khả năng tăng quy mô và mở rộng thị phần, pháp tiếp cận đều đo lường cạnh tranh tổng khiến thị trường trở nên tập trung hơn. Các thể cho cả ngành, chỉ số Lerner thuộc số lập luận này cho thấy phương pháp tiếp ít phương pháp đo lường cạnh tranh ở cấp cận cấu trúc còn nhiều hạn chế, chúng đo từng ngân hàng và theo thời gian, do đó, có thị phần thực tế mà không xét đến hành vi thể xác định các mô hình hành vi khác nhau cạnh tranh của các ngân hàng (Claessens, trong cùng một thị trường và/hoặc giữa các 2009). Nghiên cứu của Claessens và Lae- năm cũng như có thể nắm bắt sức mạnh thị ven (2004) đã kết luận rằng, mối liên hệ trường của từng ngân hàng tốt hơn (Berger giữa tập trung và cạnh tranh trong ngành và cộng sự, 2008). Coccorese (2009) lập ngân hàng là rất yếu. Claessens (2009) cho luận rằng, chỉ số Lerner phản ánh chính xác rằng mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân sức mạnh thị trường của mỗi ngân hàng bởi hàng nên được đo lường từ hành vi thực tế vì nó phản ánh những hành vi bắt nguồn của các ngân hàng. Do các khác biệt trong từ độc quyền hoặc cạnh tranh độc quyền. cách tiếp cận và kết quả, một số nghiên cứu Mối quan hệ giữa các biến quan trọng có gần đây (điển hình là nghiên cứu của Wu thể được đánh giá tốt hơn bởi sự nhất quán và cộng sự, 2019) đã sử dụng biến nghiên cao trong việc kết hợp giữa sức mạnh thị cứu theo cả hai cách tiếp cận, trong đó, các trường với khả năng sinh lời của ngân hàng thước đo theo cách tiếp cận cấu trúc để chỉ (Ariss, 2010). Chỉ số Lerner cũng có các mức độ tập trung ngành trong khi các thước nhược điểm. Vives (2008) cho rằng chỉ số đo theo cách tiếp phi cận cấu trúc để thể Lerner không tính đến mức độ thay thế sản hiện mức độ cạnh tranh hay sức mạnh thị phẩm, trong khi De Guevara và cộng sự trường. (2005) nhấn mạnh rằng, khi không tính đến Trong số các phương pháp theo cách tiếp việc chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, cận phi cấu trúc, chỉ số H-statistics và chỉ chỉ số Lerner có thể ước tính quá mức sức số Boone đều có các nhược điểm lớn có thể mạnh thị trường, bởi vì các ngân hàng dành dẫn đến những hạn chế khi giải thích kết tương đối nhiều nguồn lực để cấp tín dụng quả. Chỉ số H-statistics là một chỉ số tĩnh, cho các hoạt động có tỷ suất lợi nhuận cao hơn nữa, giả thiết về một thị trường cân hơn. Mặc dù vẫn có những nhược điểm, bằng là không thực tế do sự gia nhập vào tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội, chỉ và rút lui khỏi ngành (Claessens và Lae- số Lerner được rất nhiều học giả sử dụng ven, 2004). Chỉ số Boone khai thác việc để đo lường sức mạnh thị trường của các tái phân bổ từ đơn vị không hiệu quả sang ngân hàng (De Guevara và cộng sự, 2007; đơn vị hiệu quả, là một đặc tính nổi bật của Berger và cộng sự, 2008; Ariss, 2010; Beck việc tăng cường sức mạnh thị trường. Tuy và cộng sự, 2013). Tại Việt Nam, chủ đề về cạnh tranh và sức tự do gia nhập và rời bỏ Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 35
  5. Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam mạnh thị trường cũng thu hút nhiều nhà ng- a. Tỷ lệ tập trung (Concentration Ratio- hiên cứu trong những năm gần đây. Phần CRk): Là Tỷ lệ phần trăm thị phần mà một lớn các nghiên cứu đánh giá mức độ cạnh số (k) ngân hàng lớn nhất chiếm so với tổng tranh giữa các ngân hàng Việt Nam trong thị phần của cả hệ thống ngân hàng. Công một giai đoạn (Lương Minh Hà và cộng sự, thức tính CRk trong năm t có dạng như sau: 2019; Lê Hải Trung, 2014; Phạm Thủy Tú, 2020). Trong khi đó, Nguyễn Minh Sáng CRkt = và cộng sự (2020) lại đánh giá sức mạnh thị trường trung bình của mẫu nghiên cứu gồm 28 ngân hàng giai đoạn 2008-2017. Trong đó, k là số ngân hàng được chọn để Về phương pháp đo lường, Lương Minh ước tính chỉ số tập trung thị trường và Sit Hà và cộng sự (2019) và Lê Hải Trung là thị phần (tính theo tỷ lệ phần trăm của (2014) sử dụng chỉ số HHI và CRk, Lê Hải tổng tài sản, cho vay hoặc tiền gửi) của các Trung (2014) sử dụng thêm thống kê H, ngân hàng đó trong năm t. Tỷ lệ CRk có giá trong khi Phạm Thủy Tú (2020) và Nguyễn trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. CRk càng Minh Sáng và cộng sự (2020) sử dụng chỉ thấp biểu thị thị trường càng ít tập trung số Lerner. hay mức độ cạnh tranh trên thị trường cao Các nghiên cứu thường sử dụng một hoặc và ngược lại. CRk cho biết mức độ chi phối một số phương pháp nhất định để đại diện một ngành bởi một số ít các ngân hàng lớn. cho sức mạnh thị trường trong mô hình ng- Tuy nhiên, chỉ số này chỉ nhấn mạnh vào vai hiên cứu, trong đó, có đề cập một cách sơ trò của các ngân hàng lớn nhất mà bỏ qua lược về lý do lựa chọn thước đo. Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ còn lại. Ngoài ra, không rất hiếm nghiên cứu tập trung và đánh giá có quy tắc nào rõ ràng cho việc xác định giá được đầy đủ và toàn diện các ưu nhược điểm trị của k mà thường được quyết định tùy ý của từng cách tiếp cận và từng phương pháp dựa trên thực tế mẫu quan sát. Hơn nữa, đo lường sức mạnh thị trường. Trong các bài nó cũng bỏ qua ảnh hưởng của sức cạnh viết về Việt Nam, không bài viết nào kết hợp tranh của các ngân hàng nhỏ đối với các đánh giá sức mạnh thị trường của các ngân quyết định của các ngân hàng lớn (Bikker hàng và của cả khu vực ngân hàng theo cả và Haaf, 2002; Alegria và Schaeck, 2008). hai cách tiếp cận trong một giai đoạn đủ dài để có thể so sánh kết quả nghiên cứu và rút b. Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI): ra được kết luận. Chỉ số HHI được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá mức độ tập trung của một ngành. 3. Phương pháp nghiên cứu Chỉ số này đánh giá mức độ tập trung thị trường trong một ngành để xác định xem 3.1. Biến số sử dụng ngành đó là tập trung hay độc quyền. Chỉ số HHI được tính bằng cách cộng tổng bình 3.1.1. Thước đo đánh giá mức độ tập trung phương thị phần của mỗi ngân hàng cạnh ngành tranh trong ngành, được biểu diễn như sau: Thước đo đánh giá mức độ tập trung ngành 2 là các chỉ số đo cạnh tranh theo cách tiếp HHI = S it, Vi = 1, , N (2) cận cấu trúc, gồm tỷ lệ tập trung và chỉ số Herfindahl Hirschman. Trong đó N là tổng số ngân hàng trên thị trường, Sit là thị phần của từng ngân 36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021
  6. PHẠM HỒNG LINH hàng. Chỉ số HHI nằm trong khoảng từ 1/N sự, 2013). Từ đó, hàm tổng chi phí được (đối với thị trường mà tại đó các ngân hàng xác định như sau: có thị phần bằng nhau) và 1 (cho các thị trường độc quyền chỉ có một ngân hàng lnTCit = α0 + αQlnTAit + αhlnWhit + hoạt động). HHI cũng nhấn mạnh tầm quan 2 trọng của các ngân hàng có quy mô lớn vì tỷ αQQ(lnTAit) + αhklnWhitlnWkit + trọng theo thị phần của các ngân hàng này 2 sẽ có tác động đến HHI lớn hơn so với các αQhlnTAitlnWhit + αT + αTTT + ngân hàng nhỏ. Theo hướng dẫn sàng lọc ở Hoa Kỳ (Maghyereh, 2018), một ngành αThTlnWhit + αTQTlnAit + εit (4) được coi là thị trường cạnh tranh nếu HHI tổng tài sản, Whit (gồm W1it, W2it và W3it) lần 0,18 đến từ các thị trường tập trung cao độ. lượt là Chi phí lao động được tính bởi tỷ Lợi thế chính của việc sử dụng HHI là cách số Chi phí cho nhân viên trên tổng tài sản, tính toán đơn giản và dễ hiểu. Bất lợi chủ Chi phí hoạt động được tính bởi Chi phí yếu của HHI là việc khó xác định được thị hoạt động khác trên Tổng tài sản và Chi trường một cách hợp lý. phí vốn được tính bởi tỷ lệ Chi phí từ lãi huy động trên Tổng số vốn huy động (gồm 3.1.2. Thước đo đánh giá sức mạnh thị tiền gửi và phát hành Giấy tờ có giá), trong trường khi T là xu hướng thời gian cho phép tính Bài viết sử dụng hai thước đo sức mạnh đến sự thay đổi công nghệ theo thời gian thị trường là chỉ số Lerner và chỉ số Lerner (Altunbaş và cộng sự, 2001; Brissimis và điều chỉnh hiệu quả. cộng sự, 2010). Trong hàm loga tự nhiên, a. Chỉ số Lerner: Chỉ số Lerner xác định điều kiện không cân xứng cần được đưa mức độ mà giá cả một công ty điều chỉnh vào là αhk = αkh. Ngoài ra, đồng nhất tuyến trong một phân kì thị trường so với mức tính trong giá đầu vào đòi hỏi rằng αh giá trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo, = 1, αhk = 0, và αQh = 0 và được tính dựa trên “tỷ lệ phân kỳ của giá so αTh = 0. Để áp đặt các điều kiện trên, chúng với chi phí cận biên” (Lerner, 1934, tr.169), ta có thể chia tổng chi phí và giá của tất cả theo công thức sau: các yếu tố đầu vào cho một trong các yếu Lernerit = (Pit - MCit) ÷ Pit tố giá, ví dụ, W3it. Kết quả là, hàm chi phí Trong đó, MCit là chi phí cận biên dài hạn (4) trở thành: và Pit là giá đầu ra (được tính bằng tổng ln(TCit/W3it) = α0 + α0lnTAit + αhln(Whit/ doanh thu/tổng tài sản) itcủa ngân hàng i 2 vào năm t. Để tính được MCit, trước hết W3it) + αQQ(lnTAit) + αhkln(Whit/ cần phải xây dựng một hàm tổng chi phí phụ thuộc vào sản lượng đầu ra và một số W3it)ln(Whit/W3it) + αQhlnTAitln(Whit/ loại chi phí đầu vào. Trong lĩnh vực ngân 2 hàng, các nghiên cứu sử dụng chỉ số Lerner W3it) + αTT + αTTT + αThTln(Whit/ thường đưa vào ba loại chi phí: chi phí hoạt động, chi phí cho nhân viên, chi phí vốn W3it) + αTQTlnTAit + εit (5) (Berger và cộng sự, 2008; Beck và cộng Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 37
  7. Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam Từ đó, xác định được chi phí biên: chi phí của ngân hàng. Giá trị của chỉ số MCit = ∂TCit ÷ ∂TAit = (TCit ÷ TAit) * (αQ + Lerner điều chỉnh cũng thường nằm trong khoảng từ 0 đến 1, với các giá trị lớn hơn αQQlnTAit + αQhln(Whit/W3it) + αTQT) tương ứng với sức mạnh thị trường lớn hơn và do đó ít cạnh tranh hơn và ngược lại. Giá trị của chỉ số Lerner nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Chỉ số Lerner sẽ giảm khi cạnh 3.2. Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu tranh tăng lên và bằng 0 trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (không có sức mạnh Dữ liệu chính được sử dụng trong bài viết thị trường). Ngược lại, chỉ số này tăng được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các công khi chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên ty Việt Nam (FIIN- qua công ty chứng khoán của ngân hàng cao hơn, ngụ ý sức mạnh thị Thăng Long). Dữ liệu chủ yếu là ở cấp độ trường của ngân hàng lớn hơn, lên đến giới từng NHTM giai đoạn 2005-2019 phụ thuộc hạn theo lý thuyết là 1 thì thị trường trở vào sự sẵn có của dữ liệu. Kết quả thu được thành độc quyền hoàn toàn, hay ngân hàng mẫu nghiên cứu gồm 31 ngân hàng đã được có sức mạnh thị trường tuyệt đối. thống kê trong Bảng 1. Tuy số lượng không b. Chỉ số Lerner điều chỉnh hiệu quả: De nhiều nhưng đây đều là những ngân hàng Guevara và cộng sự (2005) cho rằng việc sử lớn nhất, ước tính chiếm 90-95% thị trường dụng chỉ số Lerner để đo lường sức mạnh cho vay, 88-90% thị trường tiền gửi và 84- thị trường còn mang tính máy móc và cần 87% thị trường tổng tài sản. Ngoài ra, tác phải xem xét một số vấn đề trong phương giả còn thu thập dữ liệu tổng về thị trường từ pháp ước lượng khi đánh giá ý nghĩa của trang Web của IMF. nó. Humphrey và Pulley (1997) chỉ ra rằng cách tiếp cận thông thường để tính toán chỉ 3.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu số Lerner với cả hai giả định về hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí là không thực Từ dữ liệu thu thập được, tác giả thực hiện tế. Từ đó, họ đề xuất một mô hình thay thế, sắp xếp dữ liệu, tính toán các chỉ số và vẽ được gọi là chỉ số Lerner được điều chỉnh biểu đồ (bằng phần mềm Excel). Cụ thể, các hiệu quả. Để đo lường, tổng lợi nhuận trước chỉ số chỉ mức độ tập trung thị trường được thuế (πi) được sử dụng làm biến phụ thuộc tính bằng phần mềm Excel, trong khi hai chỉ thay cho tổng chi phí trong phương trình số Lerner và Lerner điều chỉnh được ước (5) để lấy giá trị dự báo. Công thức tính lượng (mô hình hồi quy) và tính toán bằng chỉ số Lerner hiệu chỉnh được đề xuất bởi phần mềm Stata 15. Kết quả nghiên cứu Koetter và cộng sự (2012) có dạng như sau: được rút ra qua phân tích bảng và biểu đồ. Adjusted Lernerit = (πit + TCit - Mcit x TAit) ÷ (πit + TCit) 4. Kết quả đo lường mức độ tập trung Trong đó πit là lợi nhuận trước thuế dự báo ngành và sức mạnh thị trường của các (từ mô hình ước lượng) của ngân hàng i ngân hàng thương mại Việt Nam năm t. Koetter và cộng sự (2012) lý giải rằng chỉ số Lerner thường không phản ánh 4.1. Đo lường mức độ tập trung ngành mức độ thực sự của sức mạnh thị trường, vì của khu vực ngân hàng thương mại Việt nó chỉ xem xét khía cạnh chi phí của một Nam công ty trong khi chỉ số Lerner điều chỉnh xem xét cả hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả Hình 1 và Hình 2 trình bày tỷ lệ tập trung 38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021
  8. PHẠM HỒNG LINH Nguồn: Tác giả tự tính bằng excel Hình 1. Tỷ lệ tập trung/Thị phần của 4 ngân hàng lớn nhất Nguồn: Tác giả tự tính bằng excel Hình 2. Tỷ lệ tập trung/Thị phần của 6 ngân hàng lớn nhất CR4 và CR6 của khu vực ngân hàng Việt 2019. Mức độ tập trung thị trường cho vay Nam giai đoạn 2005 - 2019. Tỷ lệ CR4 là thị và tiền gửi có sự thay đổi về vị trí trong giai phần của 4 NHTM Nhà nước và Nhà nước đoạn nghiên cứu. Trong khoảng hai năm chiếm cổ phần chi phối gồm Ngân hàng đầu, mức độ tập trung thị trường cho vay Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt và thị trường tài sản rất sát nhau thậm chí Nam, NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt chỉ số CR6 còn chỉ rõ mức độ tập trung thị Nam, NHTMCP Công thương Việt Nam và trường cho vay hai năm đầu còn thấp hơn NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong thị trường tài sản (Hình 2). Sau khoảng thời khi CR6 là thị phần của 4 NHTM Nhà nước gian đó, mức độ tập trung thị trường tài sản trên với 2 NHTMCP lớn nhất mỗi năm và tiền gửi đã giảm mạnh trong khi mức độ trong giai đoạn nghiên cứu. Nhìn chung tập trung thị trường cho vay thay đổi không trong cả ba chỉ số thì mức độ tập trung thị đáng kể. Kết quả là đường chỉ số tập trung trường tài sản là thấp nhất xét trên cả 2 chỉ thị trường cho vay đã lần lượt vượt đường số CR4 và CR6 trong suốt giai đoạn 2005- chỉ số tập trung thị trường tài sản và sau Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 39
  9. Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam Nguồn: Tác giả tự tính bằng excel Hình 3. Chỉ số HHI của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2019 đó là thị trường tiền gửi. Từ năm 2009, thị gửi và mức độ tập trung thị trường tài sản trường cho vay tập trung nhất với cả 2 chỉ vẫn là thấp nhất. Chỉ số tập trung thị trường số CR4 và CR6. cho vay nhìn chung cũng ít dao động nhất, Cụ thể, thị phần cho vay của các ngân hàng trong cả giai đoạn, chỉ số HHI_L chỉ giảm lớn chỉ giảm nhẹ từ lần lượt là 60% và 63% từ khoảng 0,11 xuống còn 0,08. Tương tự, cho cả hai chỉ số vào năm 2005 xuống còn thị trường tiền gửi từng là thị trường có mức lần lượt là 53% và 61% vào năm 2019. Thị độ tập trung cao nhất trong hai năm 2005 và phần tiền gửi của các ngân hàng này từ 2006, sau đó, chỉ số HHI thị trường tiền gửi mức cao nhất trong hai năm đầu giai đoạn cũng đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất nghiên cứu với CR4 và CR6 lần lượt là 70% là 0,061 vào năm 2013 rồi tăng trở lại và và 73% đã giảm một mạch xuống mức thấp đạt 0,072 vào cuối năm 2019. Thị trường nhất vào năm 2013 với hai chỉ số lần lượt tài sản tiếp tục là thị trường có mức tập là 44% và 51%. Sau đó, thị phần của nhóm trung thấp nhất, HHI từ khoảng 0,1 cũng các ngân hàng lớn đã tăng trở lại tiến gần giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2011 mức chỉ số cho thị phần cho vay với hai chỉ (khoảng 0,053). Chỉ số HHI thị trường tài số lần lượt là 52% và 60% vào năm 2019. sản có một giai đoạn khá ổn định từ 2010 Thị phần tài sản của các ngân hàng lớn đã -2013 với mức biến động dao động chỉ giảm từ khoảng 61% xuống mức thấp nhất xung quanh 0,053 - 0,056. Giai đoạn 2014 là gần 40% vào năm 2011 với chỉ số CR4 - 2017, xu hướng tăng của HHI đối với thị và từ 65% xuống đáy 48% vào năm 2013 trường tài sản là khá rõ nét lên mức 0,065 với chỉ số CR6. Sau đó, mức độ tập trung tài vào 2017, sau đó, chỉ số này lại giảm và sản của các ngân hàng lớn đều có xu hướng cuối năm 2019 đang ở mức khoảng 0,061. tăng lại và ổn định trong khoảng 5 năm gần đây với hai chỉ số khoảng 45% và 54% vào 4.2. Đo lường sức mạnh thị trường của cuối năm 2019. các ngân hàng thương mại Việt Nam Hình dáng của các chỉ số HHI khá giống với hình dáng của chỉ số CR4 với CR6 với Bảng 1 trình bày kết quả tính toán sức mạnh mức độ tập trung của thị trường cho vay thị trường bình quân của từng ngân hàng vẫn là lớn nhất, theo sau là trị trường tiền trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2005-2019 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021
  10. PHẠM HỒNG LINH Bảng 1. Sức mạnh thị trường trung bình của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2019 TT Ngân hàng Lerner TT Ngân hàng Adjusted Lerner 1 VCB 0,2527 1 MBB 0,2532 2 MBB 0,2494 2 VCB 0,2523 3 TCB 0,2283 3 TCB 0,2099 4 ACB 0,1620 4 TPB 0,1648 5 TPB 0,1616 5 OCB 0,1566 6 CTG 0,1487 6 ACB 0,1533 7 VPB 0,1470 7 CTG 0,1471 8 OCB 0,1448 8 VPB 0,1469 9 STB 0,1448 9 BID 0,1392 10 BID 0,1338 10 SGB 0,1159 11 EIB 0,1274 11 HDB 0,1154 12 VIB 0,1208 12 LPB 0,1146 13 HDB 0,1203 13 STB 0,1130 14 LPB 0,1150 14 VIB 0,1088 15 EAB 0,1129 15 SHB 0,1022 16 SHB 0,1098 16 EIB 0,0965 17 SGB 0,1050 17 EAB 0,0935 18 ABB 0,1036 18 KLB 0,0860 19 KLB 0,0942 19 AGRB 0,0829 20 AGRB 0,0858 20 ABB 0,0793 21 BVB 0,0834 21 DCB 0,0613 22 DCB 0,0729 22 BVB 0,0505 23 MSB 0,0671 23 VAB 0,0501 24 PGB 0,0549 24 NAB 0,0436 25 NAB 0,0511 25 MSB 0,0426 26 VAB 0,0464 26 PGB 0,0391 27 SEAB 0,0382 27 BAOVIET 0,0277 28 NVB 0,0323 28 BAB 0,0241 29 BAB 0,0274 29 SEAB 0,0215 30 BAO VIET 0,0256 30 SCB -0,004 31 SCB 0,0197 31 NVB -0,013 Nguồn: Tác giả tự ước lượng bằng phần mềm Stata 15 sắp xếp theo sức mạnh thị trường giảm dần. chỉ số hay vị trí xếp hạng của từng ngân Có một số khác biệt trong giá trị giữa hai hàng chiếu theo hai chỉ số Lerner và Lerner Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 41
  11. Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam Nguồn: Tác giả tự ước lượng bằng phần mềm Stata 15 Hình 4. Sức mạnh thị trường trung bình của các ngân hàng Việt Nam theo thời gian điều chỉnh, tuy nhiên, các khác biệt này động rất mạnh giai đoạn 2005- 2012 với giá không lớn lắm và không làm thay đổi đáng trị sức mạnh thị trường bình quân tăng từ kể vị thế sức mạnh thị trường của các ngân khoảng 0,17 lên mức cao nhất là gần 0,23 hàng theo từng nhóm. vào năm 2007, tụt hẳn xuống mức 0,08 ngay Trong top đầu, ba ngân hàng có sức mạnh năm sau rồi lại tăng lại lên khoảng 0,18. Từ thị trường bình quân trong giai đoạn nghiên 2009- 2013, sức mạnh thị trường của các cứu dẫn đầu theo cả hai chỉ số là NHTMCP ngân hàng Việt Nam đã liên tục giảm với Ngoại thương Việt Nam, NHTMCP Quân chỉ số Lerner chạm xuống đáy thấp nhất là đội, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam. Chỉ 0,059 vào năm 2013. Giai đoạn từ 2012- số sức mạnh thị trường của ba ngân hàng 2016, chỉ số Lerner khá ổn định, dao động này có khoảng cách đáng kể so với nhóm xung quanh mốc từ 0,06- 0,07. Từ sau 2016, phía sau. Khoảng cách này cho thấy vị trí sức mạnh thị trường của các ngân hàng Việt dẫn đầu về sức mạnh thị trường của ba Nam có xu hướng tăng mạnh hơn, đến cuối ngân hàng này khá ổn định. Nhóm có sức năm 2019 dừng ở mức xấp xỉ 0,13. Chỉ số mạnh thị trường bình quân trong giai đoạn Lerner điều chỉnh biến động ít hơn so với nghiên cứu cao tiếp theo có thể kể đến gồm chỉ số Lerner trong giai đoạn nghiên cứu. NHTMCP Á Châu, NHTMCP Tiên Phong, Giai đoạn trước năm 2012, chênh lệch giữa NHTMCP Công thương Việt Nam, Lerner và Lerner điều chỉnh là khá lớn. Cụ NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng và thể, từ 2005- 2007, nếu chiếu theo chỉ số NHTMCP Phương Đông. Ngược lại, năm điều chỉnh thì sức mạnh thị trường của ngân ngân hàng trong top cuối theo cả hai chỉ số hàng Việt Nam không những không tăng mà là NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Bảo Việt, đã tụt mạnh từ 0,24 xuống còn khoảng 0,18. NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Quốc dân và Giai đoạn 2007- 2012, sự biến thiên của chỉ NHTMCP Đông Nam Á. số Lerner điều chỉnh có kiểu hình giống với Hình 4 biểu diễn sức mạnh thị trường của sự biến thiên của chỉ số Lerner nhưng với các ngân hàng thương mại Việt Nam giai biên độ nhỏ hơn nhiều. Cụ thể, chỉ số Lerner đoạn 2005- 2019 theo cả hai chỉ số Lerner điều chỉnh tụt mạnh xuống đáy đầu tiên ở và Lerner điều chỉnh. Chỉ số Lerner biến mức 0,11 vào năm 2008 và tăng nhẹ lên 0,13 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021
  12. PHẠM HỒNG LINH ngay năm sau rồi tụt một mạch xuống đáy Lerner điều chỉnh bình quân hiện tại chưa sâu nhất ở mức khoảng 0,05 vào năm 2012. đến 0,2 và trong toàn giai đoạn nghiên cứu Giai đoạn 2012- 2016, chỉ số Lerner điều cũng không vượt quá 0,3. Kết quả này cũng chỉnh chỉ tăng nhẹ và hai đường chỉ số có tương tự kết quả tính toán của Wu và cộng xu hướng gần nhau hơn trong giai đoạn này. sự (2019) với chỉ số Lerner điều chỉnh của Sau đó, hai đường chỉ số lại bắt đầu tách ra Việt Nam thuộc loại thấp so với một số nước với đường chỉ số Lerner điều chỉnh có xu khu vực châu Á trong mẫu nghiên cứu. hướng thấp hơn. Đến cuối 2019, chỉ số Le- Thứ ba, mặc dù các kết quả xét về mặt rner điểu chỉnh đang dừng ở mức 0,10. tổng thể trong việc đánh giá mức độ cạnh tranh là thống nhất, tuy nhiên, vẫn có một 5. Thảo luận kết quả nghiên cứu số khác biệt. Cách tiếp cận cấu trúc nhìn chung đều dựa trên giả định rằng thị phần Thứ nhất, mặc dù các chỉ số đo lường có sẽ đóng góp lớn vào sức mạnh thị trường cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau, kết quả của ngân hàng. Nghĩa là, các ngân hàng đo lường lại khá thống nhất. Cụ thể, thước lớn nhất nên chiếm những vị trí hàng đầu. đo đều chỉ ra mức độ cạnh tranh trên thị Nhưng kết quả đo lường bằng các chỉ số trường ngân hàng Việt Nam đã tăng mạnh Lerner và Lerner điều chỉnh lại phủ nhận giai đoạn 2005- 2011 và giảm nhẹ từ sau giả định này. Ngân hàng có sức mạnh thị giai đoạn 2012- 2013. Kết quả này phù hợp trường dẫn đầu không phải là Ngân hàng với diễn biến thị trường ngân hàng Việt Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với số lượng ngân hàng tăng liên tục Nam mà là NHTMCP Ngoại thương Việt giai đoạn trước 2012 và giảm nhẹ ở giai Nam (theo chỉ số Lerner) và NHTMCP đoạn sau dưới ảnh hưởng của các làn sóng Quân đội (theo chỉ số Lerner điều chỉnh). mua bán sáp nhập ngân hàng yếu kém, Trong khi đó, Ngân hàng Nông nghiệp và cũng như việc thực hiện các đề án tái cơ phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ đứng cấu ngành ngân hàng. Kết quả nghiên cứu khiêm tốn ở nửa sau bảng xếp hạng xét trên cho thấy, mặc dù tồn tại nhiều hạn chế, lý cả hai chỉ số, hai ngân hàng lớn tiếp theo là thuyết Cấu trúc- Hành vi- Kết quả vẫn có NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam khả năng giải thích khá tốt mức độ cạnh và NHTMCP Công thương Việt Nam mặc tranh của thị trường. Đó là lý do vì sao các dù có vị trí cao hơn nhưng vẫn thấp hơn thước đo tập trung dựa trên lý thuyết này đáng kể so với kỳ vọng dựa trên thị phần. vẫn là những thước đo phổ biến, cung cấp Một số ngân hàng quy mô không quá lớn một đánh giá nhanh khi bắt đầu nghiên cứu nhưng lại có những vị trí rất cao, vượt xa kỳ thị trường ngân hàng của một quốc gia. vọng như NHTMCP Phương Đông (OCB) Thứ hai, nhìn chung mức độ cạnh tranh và NHTMCP Tiên Phong (TPB). Kết quả trên thị trường ngân hàng Việt Nam khá này phù hợp với kết luận của Bolt và Hum- cao. Với mức HHI thường xuyên dưới 0,1 phrey (2015) rằng thước đo sức mạnh thị (trừ hai năm 2005 và 2006), thị trường ngân trường theo hai cách tiếp cận không thể hàng Việt Nam được coi là không tập trung thay thế cho nhau. xét theo tiêu chuẩn đánh giá mức độ cạnh tranh của Hoa Kỳ (Maghyereh, 2018). Sức 6. Kết luận mạnh thị trường trung bình của ngân hàng Việt Nam chiếu theo cách tiếp cận phi hệ Nghiên cứu đã tóm tắt và luận giải những thống cũng không cao với mức Lerner và ưu nhược điểm của các phương pháp phổ Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 43
  13. Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam biến dùng để đo lường mức độ tập trung học giả có thể phát triển các kết quả của bài và sức mạnh thị trường của các ngân hàng. viết trong các chủ để như đánh giá tác động Trên cơ sở đó, bài viết đã đo lường và đánh đến hành vi chấp nhận rủi ro, đến rủi ro hệ giá mức độ tập trung ngành và sức mạnh thị thống, đến biên lãi, đến hiệu quả hoạt động trường của các NHTM Việt Nam giai đoạn của ngân hàng hay tác động của quy định 2005- 2019. Kết quả đo lường chỉ ra mức pháp luật, của chính sách an toàn vĩ mô đến độ tập trung và sức mạnh thị trường của sức mạnh thị trường của ngân hàng Kết ngân hàng Việt Nam đã giảm mạnh giai quả nghiên cứu cũng cho thấy các đề án tái đoạn trước 2011 và bắt đầu tăng trở lại sau cơ cấu, mua bán sáp nhập các ngân hàng giai đoạn 2012-2013 cùng với các làn sòng vẫn đang đi đúng hướng trong việc tạo ra mua bán, sáp nhập, tái cơ cấu ngân hàng, một môi trường cạnh tranh phù hợp, tuy tuy nhiên, thị trường ngân hàng Việt Nam nhiên, NHNN Việt Nam và Chính phủ cần nhìn chung là không tập trung, cạnh tranh phát triển các mô hình để liên tục theo dõi cao, sức mạnh thị trường của các ngân ảnh hưởng của sức mạnh thị trường đối với hàng thấp. Kết quả nghiên cứu cũng bổ các biến số khác, từ đó, làm định hướng sung bằng chứng và xác nhận các luận giải cho các quyết định chính sách. Hạn chế của từ cơ sở lý thuyết. Đó là các thước đo tập nghiên cứu xuất phát từ việc nhiều nhóm trung, với lợi thế dễ tính toán, có thể cung ngân hàng không thường xuyên công bố dữ cấp một cái nhìn nhanh chóng về mức độ liệu nên mẫu nghiên cứu mới chỉ có một số cạnh tranh của một thị trường nhưng vẫn NHTM nhà nước hoặc nhà nước nắm cổ cần các thước đo theo cách tiếp cận phi cấu phần chi phối cùng với các NHTMCP. Hơn trúc để đo lường sức mạnh thị trường của nữa, kể cả các ngân hàng có công bố báo từng ngân hàng chính xác hơn. Kết luận cáo tài chính thì một số chỉ số cũng không này là rất quan trọng vì chỉ số sức mạnh thị được công bố liên tục dẫn tới số lượng quan trường có tiềm năng được sử dụng trong sát bị giảm rất nhiều ■ rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu, từ đó, các Tài liệu tham khảo Alegria, C., & Schaeck, K. (2008). On measuring concentration in banking systems. Finance Research Letters, 5(1), 59-67. Altunbaş, Y., Gardener, E. P., Molyneux, P., & Moore, B. (2001). Efficiency in European banking. European Economic Review, 45(10), 1931-1955. Ariss, R. T. (2010). On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries. Journal of banking & Finance, 34(4), 765-775. Bain, J. S. (1951). Relation of profit rate to industry concentration: American manufacturing, 1936–1940. The Quarterly Journal of Economics, 65(3), 293-324. Baumol, W. J., Panzar, J. C., & Willig, R. D. (1983). Contestable markets: An uprising in the theory of industry structure: Reply. The American Economic Review, 73(3), 491-496. Beck, T., De Jonghe, O., & Schepens, G. (2013). Bank competition and stability: Cross-country heterogeneity. Journal of financial Intermediation, 22(2), 218-244. Berger, A. N., Demirgüç-Kunt, A., Levine, R., & Haubrich, J. G. (2004). Bank concentration and competition: An evolution in the making. Journal of Money, Credit and Banking, 433-451. Berger, A. N., Klapper, L. F., & Turk-Ariss, R. (2008). Bank competition and financial stability. Journal of Financial Services Research, 35 (2), 99-118. Bikker, J. A., & Haaf, K. (2002). Competition, concentration and their relationship: An empirical analysis of the banking industry. Journal of banking & finance, 26(11), 2191-2214. Bolt, W., & Humphrey, D. (2015). A frontier measure of US banking competition. European Journal of Operational Research, 246(2), 450-461. 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021
  14. PHẠM HỒNG LINH Boone, J. (2008). A new way to measure competition. The Economic Journal, 118(531), 1245-1261. Brissimis, S. N., Delis, M. D., & Tsionas, E. G. (2010). Technical and allocative efficiency in European banking. European Journal of Operational Research, 204(1), 153-163. Claessens, S. (2009). Competition in the financial sector: Overview of competition policies. The World Bank Research Observer, 24(1), 83-118. Claessens, S., & Laeven, L. (2004). What drives bank competition? Some international evidence. Journal of money, credit and banking, 563-583. Coccorese, P. (2009). Market power in local banking monopolies. Journal of Banking & Finance, 33(7), 1196-1210. Demsetz, H. (1973). Industry structure, market rivalry, and public policy. The Journal of Law and Economics, 16(1), 1-9. De Guevara, J. F., Maudos, J., & Pérez, F. (2005). Market power in European banking sectors. journal of Financial Services Research, 27(2), 109-137. Fungáčová, Z., Solanko, L., & Weill, L. (2010). Market power in the Russian banking industry. Economie internationale, (4), 127-145. Humphrey, D. B., & Pulley, L. B. (1997). Banks’ responses to deregulation: Profits, technology, and efficiency. Journal of Money, Credit, and Banking, 73-93. IMF Data tại Koetter, M., Kolari, J. W., & Spierdijk, L. (2012). Enjoying the quiet life under deregulation? Evidence from adjusted Lerner indices for US banks. Review of Economics and Statistics, 94(2), 462-480. Lapteacru, I. (2014). Do more competitive banks have less market power? The evidence from Central and Eastern Europe. Journal of International Money and Finance, 46, 41-60. Lê Hải Trung (2014). Market concentration and competition in Vietnamese banking sector. Tại Market concentration and competition in Vietnamese banking sector. - Munich Personal RePEc Archive (uni-muenchen.de) Lerner, A. (1934). “The Concept of Monopoly and the Measurement of Monopoly Power.” The Review of Economic Studies 1: 157–175. Lương Minh Hà, Tô Phương Ngọc, Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Thị Minh Tâm và Lê Vũ Thu Trang (2019). Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập giai đoạn 2005-2017. Khoa học và Đào tạo ngân hàng, 207, 34-47. Maghyereh, A. I. (2018). Bank competition, concentration and risk-taking in the UAE banking industry. Economia Internazionale/International Economics, 71(2), 129-148. Maudos, J., & Solís, L. (2011). Deregulation, liberalization and consolidation of the Mexican banking system: Effects on competition. Journal of International Money and Finance, 30(2), 337-353. Motta, M. (2004). Competition policy: theory and practice. Cambridge University Press. Nguyễn Minh Sáng, Nguyễn Thị Hồng Vinh, Lê Hoàng Long, & Nguyễn Thị Thùy Trang (2020). Does banking market power matter on financial stability?. Management Science Letters, 10(2), 343-350. OECD. (1993) Glossary of Industrial Organization Economics and Competition Law). OECD Publishing. Tại https:// www.oecd.org/regreform/sectors/2376087.pdf Panzar, J. C., & Rosse, J. N. (1987). Testing for” monopoly” equilibrium. The journal of industrial economics, 443- 456. Peltzman, S. (1977). The gains and losses from industrial concentration. The Journal of Law and Economics, 20(2), 229-263. Phạm Thủy Tú (2020). Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) Vives, X. (2008). Innovation and competitive pressure. The Journal of Industrial Economics, 56(3), 419-469. Wu, J., Guo, M., Chen, M., & Jeon, B. N. (2019). Market power and risk-taking of banks: Some semiparametric evidence from emerging economies. Emerging Markets Review, 41, 100630. Yeyati, E. L., & Micco, A. (2007). Concentration and foreign penetration in Latin American banking sectors: Impact on competition and risk. Journal of Banking & Finance, 31(6), 1633-1647. Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 45