Đề tài Đạo đức kinh doanh/ trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup

docx 26 trang haiha333 08/01/2022 47245
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đạo đức kinh doanh/ trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_dao_duc_kinh_doanh_trach_nhiem_xa_hoi_cua_tap_doan_vi.docx

Nội dung text: Đề tài Đạo đức kinh doanh/ trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ š› TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP ĐỀ TÀI : Đạo đức kinh doanh/ trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup Nhóm 12 Họ và tên MSSV 1. Trần Hà Vy 20182215 2. Nguyễn Thị Lệ Thu 20182202 3. Nguyễn Thị Thoan 20182200 HÀ NỘI 2021
  2. Mục lục Chương 1 : Cơ sở lí thuyết 1.1. Khái luận về đạo đức kinh doanh 3 1.2. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh 10 1.3.Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức trong kinh doanh 14 Chương 2: Đạo đức kinh doanh/ trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup 2.1. Tổng quan về Vingroup 20 2.2. Những lĩnh vực đầu tư của Vingroup 21 2.3. Các dự án nổi bật của Vingroup trong năm 2020 23 2.4. Đạo đức kinh doanh của Vingroup 24 2.5 Trách nhiệm xã hội của Vingroup 25 Chương 3: Kết luận và kiến nghị 3.1. Hoạt động thực tế và kết qủa của việc thực hiện đạo đức kinh 28 doanh và trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup. 3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện đạo đức kinh 29 doanh và trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup 3.3. Kết luận 31 3.4. Một số kiến nghị 32 Danh mục tài liệu tham khảo 32 Chương 1 : Cơ sở lí thuyết 1.1. Khái luận về đạo đức kinh doanh 1.1.1. Khái niệm đạo đức 2
  3. Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xâydựng lối sống, lý tưởng mỗi người. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mangtính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy. Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ Nhà nước còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật. 1.1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh 1.1.2.1 Lịch sử đạo đức kinh doanh Khoảng 4000 năm trước công nguyên, sự phát triển kinh tế có phân công lao động đã tạo ra ba nghề: Chăn nuôi, thủ công, buôn bán thương mại. Sản phẩm sản xuất ra trở thành hàng hóa, kinh doanh xuất hiện và đạo đức kinh doanh cũng ra đời. Đây cũng là thời kỳ mới của nhân loại, có mâu thuẫn đối kháng giai cấp, có bộ máy Nhà nước, con người không sống "ngây thơ thuần phác" nữa, quan hệ giữa con người trở nên đa dạng, phức tạp. Kinh doanh thương mại cũng tạo thêm nhiều yêu cầu đạo đức; không được trộm cắp, phải sòng phẳng trong giao thiệp "tiền trao cháo múc", phải có chữ tín,biết tôn trọng các cam kết, thoả thuận Ở phương Tây, đạo đức kinh doanh xuất phát từ những tín điều của Tôn giáo: Luật Tiên tri (Law of Moses) lâu đời của phương Tây có những lời khuyên như tới mùa thu hoạch ngoài đồng ruộng, không nên gặt hái hết mà cần chừa một ít hoa màu ở bên đường cho người nghèo khó. Ngày nghỉ lễ Sabbath hàng tuần thì cả chủ và thợ cũng được nghỉ (truyền thống này trở thành ngày chủ nhật hiện nay). Sau 50 năm, mọi món nợ sẽ được huỷ bỏ. Năm xoá nợ (Year of the Jubiliees) sau này được pháp chế hoá thành thời hiệu 30 năm của các món nợ trong Dân luật. Đến thời Trung cổ, Giáo hội La Mã đã có Luật (canon law) đề ra tiêu chuẩn đạo đức trong một số hoạt động kinh doanh như nguyên tắc "tiền nào của ấy" (just wages and just prices), không nên trả lương cho thợ thấp dưới mức có thể sống được. Luật Hồi giáo cũng ngăn cản việc cho vay lãi, trừ trường hợp bỏ vốn đầu tư phải chịu rủi ro kinh doanh nên được hưởng lời. Về sau, nhiều tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh đã được thể hiện trong pháp luật để có thể áp dụng hiệu quả trong thực tế như luật Chống độc quyền kinh doanh (Sherman Act of America 1896), các luật về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, Luật bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyênt hiên nhiên như hiện nay. Sang thế kỷ XX: Trước thập kỷ 60, khởi đầu bằng các vấn đề do các giáo phái đưa ra: Mức lương công bằng, lao động, đạo đức chủ nghĩa tư bản. Đạo Thiên chúa giáo quan tâm đến quyền của người công nhân, đến mức sinh sống của họ và các giá trị khác của con người. 3
  4. Những năm 60, sự gia tăng những vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái: ô nhiễm, các chất độc hại, quyền bảo vệ người tiêu dùng được gia tăng. Năm 1963,Tổng thống Mỹ J. Kennedy đã đưa ra thông báo đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng. Năm 1965, phong trào người tiêu dùng đã chỉ trích ngành ô tô nói chung (nhất làhãng General Motor vì họ nhận thấy hãng này đã đặt lợi nhuận của ô tô cao hơn cả sự an toàn và sự sống của người sử dụng, họ đã yêu cầu hãng phải lắp dây an toàn, các chốt khóa cẩn thận, chắc chắn. 1968 –đầu 1970, những hoạt động cho phong trào người tiêu dùng đã giúp cho việc thông qua một số luật như Luật về Kiểm tra phóng xạ vì sức khoẻ và sự an toàn; luật về nước sạch; luật về chất độc hại. Những năm 70, đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực nghiên cứu. Các giáo sư bắt đầu giảng dạy và viết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đã đưa ra những nguyên tắc cần được áp dụng vào hoạt động kinh doanh, đã có nhiều cuộchội thảo về trách nhiệm xã hội và người ta đã thành lập trung tâm nghiên cứu những vấn đề đạo đức kinh doanh. Cuối những năm 70, đã xuất hiện một số vấn đề như hối lộ, quảng cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm, thông đồng câu kết với nhau để đặt giá cả. Cho nên khái niệm đạo đức kinh doanh đã trở thành quen thuộc với các hãng kinh doanh và người tiêu dùng. Những năm 80 đạo đức kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và các nhà kinh doanh thừa nhận là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Xuất hiện cácTrung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh.Trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh ở trường cao đẳng Bentley thuộc bang Massachusetts khởi đầu hoạt động năm 1976. Sau đó hơn 30trung tâm và học viện đã được thành lập hay chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực đạo đức kinh doanh. Các khóa học về đạo đức kinh doanh đã được tổ chức ở các trường đại học của Mỹ với hơn 500 khóa học và 70.000 sinh viên. Các trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh công bố những tư liệu, ấn phẩm của mình. Các hãng lớn như Johnson & Johnson, Caterpaller đã quan tâm đến khía cạnh đạo đức trong kinh doanh nhiều hơn. Họ thành lập Uỷ ban đạo đức và Chính sách xã hội để giải quyết những vấn đề đạo đức trong công ty. Những năm 90: Thể chế hoá đạo đức kinh doanh. Chính quyền Clinton đã ủng hộ thương mại tự do, ủng hộ quan điểm cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm với việc làm vô đạo đức và thiệt hại do mình gây ra. Từ năm 2000 đến nay, đạo đức kinh doanh trở thành lĩnh vực nghiên cứu đang được phát triển. Các vấn đề của đạo đức kinh doanh đang được tiếp cận, được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: Từ luật pháp, triết học và các khoa học xã hội khác. 1.1.2.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh –do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giốngcác hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tínhtốt của giớikinh doanhnhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là nhữngthói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phốibởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung. 4
  5. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa,giữ chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thực trong giao tiếp vớibạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, "chiếm công vi tư". Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.o Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh: Đó là chủ thể hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh: Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như Ban giám đốc, các thành viên Hội đồngquản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ. Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động cuả họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích "mua rẻ, bán đắt" của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh. Tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế "Thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức. Khẩu hiệu "Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có" chưa hẳn đúng. Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh : Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị (XHCN), chính phủ, công đoàn, nhàcung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công 1.1.3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 1.1.3.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR),theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực vềbảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lươngcông bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợicho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng 5
  6. cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC).Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội.Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. 1.1.3.2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội Ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnhvận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái. Hình 1 : Tháp trách nhiệm xã hội Khía cạnh kinh tế Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuấ thàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứnglao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hànghoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệmkinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá,thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được uỷ thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc 6
  7. cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp –màđại diện là người quản lý, điều hành –với những điều kiện ràng buộc chính thức. Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hoá, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. Khía cạnh pháp lý Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiệntrong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:(1) điều tiết cạnh tranh; (2) bảo vệ người tiêu dùng; (3) bảo vệ môi trường; (4) antoàn và bình đẳng và (5) khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Khía cạnh đạo đức Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hànhvi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viêncủa tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Các công ty phải đối xử với các cổ đông và những người có quan tâm trong xã hội bằng một cách thức có đạo đức vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn của xã hội và những chuẩn tắc đạo đức là vô cùng quan trọng. Vì đạo đức là một phần của trách nhiệm xã hội nên chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh một tầm hiểu biết, tầm nhìn về các giá trị của các thành viên trong tổ chức và các cổ đông và hiểu biết về bản chất đạo đức củanhững sự lựa chọn mang tính chiến lược. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan. Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái) Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. 7
  8. Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của trách nhiệm pháp lý liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đềvề chất lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội. Các công ty đã đóng góp những khoản tiền đáng kể cho giáo dục, nghệ thuật, môi trường và cho những người khuyết tật. Các công ty không chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước màhọ còn tham gia gánh vác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. Lòng nhân ái mang tính chiến lược kết nối khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu củacộng đồng và của xã hội. Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tính nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thìnó không thể không ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ. Dưới đây chúng ta sẽ kiểm định 4 thành tố của trách nhiệm xã hội: Thông qua trách nhiệm pháp lý –cơ sở khởi đầu của mọi hoạt động kinh doanh, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Bước tiếp theo mà các tổ chức cần lưu tâm là trách nhiệm đạo đức. Các công ty phải quyết định những gì họ cho là đúng, chính xác và công bằng theo những yêu cầu nghiêm khắc của xã hội. Nhiều người xem pháp luật chính là những đạo đức được hệ thống hoá. Một sự quyết định tại thời điểm này có thể sẽ trở thành một luật lệ trong tương lai nhằm cải thiện tư cách công dân của tổ chức. Trong việc thực thi trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm xã hội của mình, các tổ chức cũng phải lưu tâm tới những mối quan tâm về kinh tế của các cổ đông. Thông qua hành vi pháp lý và đạo đức thì tư cách công dân tốt sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Bước cuối cùng của trách nhiệm xã hội là trách nhiệm về lòng bác ái. Bằng việc thực thi trách nhiệm về lòng bác ái, các công ty đóng góp các nguồn lực về tài chính và nhân lực cho cộng đồng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Khía cạnh lòng bác ái và kinh tế của trách nhiệm xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì tổ chức càng làm được nhiều lợi nhuận bao nhiêu thì cơ hội họ đầu tư vào các hoạt động nhân đức càng lớn bấy nhiêu. Mỗi khía cạnh của trách nhiệm xã hội định nghĩa một lĩnh vực mà các công ty phải đưa ra quyết định biểu thị dưới dạng những hành vi cụ thể sẽ được xã hội đánh giá. 1.1.3.3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo 8
  9. đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mongmuốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Chỉ khi các công ty có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh của mình thì khi đó trách nhiệm xã hội như một quan niệm mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra quyết định hàng ngày được. 1.1.4. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp  Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội.  Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp Phần thưởng cho một công ty có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên, kháchhàng và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cảithiện, đưa quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng, và lợi ích về kinh tế lớn hơn.  Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhânviên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu.  Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các thương hiệu khác, ngược lại hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty. Các khách hàng thích mua sản phẩm của các côngty có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội.  Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu tiến hành với 500 tập đoàn lớnnhất ở Mỹ thì những doanh nghiệp cam kết thực hiệncác hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ cácquy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính.  Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia Điểm khác biệtgiữa sự vững mạnh và ổn định về kinh tế của các nước này cho ta một minh chứng là đạo đức đóng một vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triểnkinh tế. Tiến hành 9
  10. kinhdoanh theo một cách có đạo đức và có trách nhiệm tạo ra niềm tin và dẫn tới các mốiquan hệ giúp tăng cường năng suất và đổi mới. 1.2. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh Hình 2 : Các khía cạnh đạo đức kinh doanh 1.2.1. Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề đạo đứckhá nan giải, đó là tình trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử là việc không chophép của một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất phát từ định kiếnvề phân biệt. Biểu hiện ở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hoá, tuổi tác Đạo đức trong đánh giá người lao động Hành vi hợp đạo đức của người quản lý trong đánh giá người lao động là người quản lý không được đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến. Nghĩa là đánh giá người lao động trên cơ sở họ thuộc một nhóm người nào đó hơn là đặc điểm của cá nhân đó, người quản lý dùng ấn tượng của mình về đặc điểm của nhóm người đó để xử sự và đánh giá người lao động thuộc về nhómđó. Các nhân tố như quyền lực, ganh ghét, thất vọng,tội lỗi và sợ hãi là những điều kiện duy trì và phát triển sự định kiến.Để đánh giá người lao động làm việc có hiệu quả không, có lạm dụng của công không, người quản lý phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật để giám sát và đánh giá. Đạo đức trong bảo vệ người lao động Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệngười lao động. Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn. Mặt khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn, rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng xấuđến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh của công ty. Đạo đức trong marketing Marketing và phong trào bảo hộ người tiêu dùng 10
  11. Dưới đây là tám quyền của người tiêu dùng đã được cộng đồng quốc tế công nhận vàđược thể hiện qua “Bản hướng dẫn về bảo vệ người tiêu dùng” của Liên Hiệp Quốc(LHQ) gửi các chính phủ thành viên. Đó là những quyền : 1. Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản 2. Quyền được an toàn 3. Quyền được thông tin 4. Quyền được lựa chọn 5. Quyền được lắng nghe (hay được đại diện) 6. Quyền được bồi thường 7. Quyền được giáo dục về tiêu dùng 8. Quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững Các biện pháp marketing phi đạo đức: Quảng cáo phi đạo đức Lôi kéo, nài ép dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản phẩm Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm Quảng cáo phóng đại, thổi phồng Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa dối khách hàng bằng cách che dấu sự thật trong một thông điệp Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu Những quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm Bán hàng phi đạo đức: Bán hàng lừa gạt Bao gói và dán nhãn lừa gạt Nhử và chuyển kênh Lôi kéo Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh: Cố định giá cả Phân chia thị trường Bán phá giá Sử dụng những biện pháp thiếu văn hoá Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính Các kế toán viên cũng liên quan đến những vấn đề đạo đức trong kinh doanh và phảiđối mặt với các vấn đề như sự cạnh tranh, số liệu vượt trội, các khoản phí “khôngchính thức” và tiền hoa hồng 11
  12. Những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh như giảm giá dịch vụ khi công ty kiểm toán nhận một hợp đồng cung cấp dịch vụ với mức phí thấp hơn nhiều so với mức phícủa công ty kiểm toán trước đó, hoặc so với mức phí của các công ty khác đưa ra, . Hành vi cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề là vi phạm tư cách nghề nghiệp và tính chính trực quyđịnh trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của ngườihành nghề kế toán, kiểm toán và cũng là hành vi viphạm pháp luật. 1.2.2. Xem xét trong quan hệ với các đối tượng hữu quan Các đối tượng hữu quan là những đối tượng hay nhóm đối tượng có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn và sự thành công của một hoạt động kinh doanh. Họ là người cónhững quyền lợi cần được bảo vệ và cónhững quyền hạn nhất định để đòi hỏi công ty làm theo ý muốn của họ. Đối tượng hữu quan bao gồm cả những người bên trong và bên ngoài công ty. Những người bên trong là các cổ đông (người góp vốn)hoặc các công nhân viên chức kể cả ban giám đốc và các uỷ viên trong hội đồng quảntrị. Những người bên ngoài công ty là các cá nhân hay tập thể khác gây ảnh hưởng lên các hoạt động của công ty như khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan Nhà nước,nghiệp đoàn, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng địa phương và công chúng nói riêng. Chủ sở hữu có thể tự mình quản lí doanhnghiệp hoặc thuê những nhà quản lí chuyên nghiệp để điều hành công ty. Chủ sở hữu là các cá nhân,nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp một phần hay toàn bộ nguồn lực vật chất,tài chính cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp, có quyền kiểm soát nhấtđịnh đối với tài sản, hoạt động của tổ chức thông qua giá trị đóng góp. Chủ sở hữu có thể là cổ đông (cá nhân, tổ chức), Nhà nước, ngân hàng , có thể là người trựctiếp tham gia điều hành công ty hoặc giao quyền điều hành này cho những nhà quản lý chuyên nghiệp được họ tuyển dụng, tin cậy trao quyền đại diện và chỉ giữ lại cho mình quyền kiểm soát doanh nghiệp. Chủ sở hữu là người cung cấp tài chính cho doanh nghiệp Các vấn đề đạo đức liên quan đến chủ sở hữu bao gồm các mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của các nhà quản lí đối với các chủ sở hữu và lợi ích của chính họ, và sự tách biệt giữa việc sở hữu và điều khiển doanh nghiệp. Lợi ích của chủ sở hữuvề cơ bản là được bảo toàn và phát triển giá trị tài sản. Người lao động Các nhân viên phải đối mặt với các vấn đề về đạo đức khi họ buộc phải tiến hành những nhiệm vụ mà họ biết là vô đạo đức. Những nhân viên có đạo đức cố gắng duy trì sự riêng tư trong các mối quan hệ làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm, đồng thời tránh đặt áp lực lên người khác khiến họ phải hành động vô đạo đức. Các vấn đề đạo đức liên quan đến người lao động bao gồm cáo giác, quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, điều kiện, môi trường lao động và lạm dụng của công. Vấn đề cáo giác Cáo giác là một việc một thành viên của tổ chức công bố những thông tin làm chứng cứ về những hành động bất hợp pháp hay vô đạo đức của tổ chức.Người lao động có nghĩa vụ trung thành với công ty, vì lợi ích của công ty và có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan 12
  13. đến công ty, nhưng mặt khác họcũng phải hành động vì lợi ích xã hội. Khi đó cáo giác được coi là chính đáng. Cáo giác là một quyết định khó khăn vì nó đặt người cáo giác đứng trước mâuthuẫn giữa một bên là sự trung thành với công ty với một bên là bảo vệ lợi ích xãhội. Vì thế đòi hỏi người lao động phải cân nhắc rất thận trọng, kỹ lưỡng những lợiích và thiệt hại do cáo giác đưa lại để đi đến quyết định có cáo giác hay không Bí mật thương mại Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến hành hoạtđộng kinh doanh không được nhiều người biết tới nhưng lại có thể tạo cơ hội cho người sở hữu nó có một lợi thế so với những đối thủ cạnh tranh không biết hoặckhông sử dụng những thông tin đó. Bí mật thương mại bao gồm công thức, thành phần một sản phẩm, thiết kế mộtkiểu máy móc, công nghệ và kỹ năng đặc biệt, các đề án tài chính, quy trình đấuthầu các dự án có giá trị lớn Bí mật thương mại cần phải được bảo vệ vì nó làmột loại tài sản đặc biệt mang lại lợi nhuận chocông ty. Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của công ty. Chìa khoá để giải quyết vấn đề bảo vệ bí mật thương mại nằm ở việc cải thiện mối quan hệ với người lao động mà yếu tố then chốt là tạo ra một bầu không khí đạo đức trung thực. Ở đó, người chủ đối xử đàng hoàng với nhân viên xác định đúng mức độ đóng góp, xác định đúng chủ quyền đối với các ý tưởng sẽ mang lại sự bảovệ các bí mật thương mại có kết quả hơn là dựa vào pháp luật. Điều kiện, môi trường làm việc Cải thiện điều kiện lao động tuy có chi phí lớnnhưng bù lại đem lại một lợi nhuận khổng lồ cho giới chủ Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn và vệ sinh, họ có quyền được bảo vệ tránh mọi nguy hiểm, có quyền được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm. Nếu chủ doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ các trang thiết bị an toàn cho người lao động, không thường xuyên kiểm tra xem chúng có an toàn không, không đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép về môi trường làm việc(tiếng ồn, độ ẩm, bụi, ánh sáng, không khí, chất độc hại ) dẫn đến người lao độn ggặp tai nạn, bị chết, bị thương tật thì hành vi của người chủ ở đây là vô đạo đức. Lạm dụng của công, phá hoại ngầm Nếu chủ doanh nghiệp đối xử với nhân viên thiếu đạo đức (không công bằng, hạn chế cơ hội thăng tiến, trả lương không tương xứng ) sẽ dẫn đến tình trạng người lao động không có trách nhiệm với công ty, thậm chí ăn cắp và phá hoại ngầm Ban quản lí cũng phải quan tâm tới những vấn đề đạo đức liên quan tới kỷ luật của nhân viên, việc sa thải nhân viên,an toàn và sức khỏe, sự riêng tư, các lợi ích của nhân viên, việc sử dụng rượu vàma túy trong công sở, ảnh hưởng đến môi trường của tổ chức, các quy định về tiêuchuẩn đạo đức và việc tự quản, những mối quan hệ với chính quyền địa phương,đóng cửa công ty và ngừng sản xuất. 13
  14. Khách hàng Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại gây ra cho khách hàng từ sản phẩm không an toàn của họ. Cụ thể là: Doanh nghiệp phải thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ cẩn thận nghĩa là doanh nghiệp phải phòng ngừa mọi khả năng sản phẩm đưa ra thị trường có khiếm khuyết (cả vềthiết kế, vật tư, sản xuất, kiểm tra chất lượng, bao gói, dán nhãn và ghi chú) Doanh nghiệp không được cố tìm cách ràng buộc người tiêu dùng bởi bất kỳ cam kết đảm bảo chính thức hay ngầm định nào về trách nhiệm họ phải gánh chịu Từ ngữ trong lời giới thiệu, trong quảng cáo, trong tuyên bố của công ty phải có tính trung thực Đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện ở hành vi ăn cắp bí mật thương mại của công ty đối thủ. Hành vi ăn cắp bí mật thương mại được thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau như: Nhặt nhạnh thông tin hữu ích qua các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp người làm công của công ty cạnh tranh; Núp dưới chiêu bài tiến hành các công trình nghiên cứu, phân tích về ngành đểmoi thông tin; Giả danh là một khách hàng hay người cung ứng tiềm tàng; Che dấu danh phận để đi tham quan cơ sở của đối thủ cạnh tranh nhằm moi thông tin; Dùng mỹ nhân kế, nam nhân kế, khổ nhục kế để moi thông tin; Dùng gián điệp với những phương tiện hiện đại để ăn cắp thông tin. 1.3.Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức trong kinh doanh Phân tích các hành vi đạo đức trong kinh doanh Nhận diện các vấn đề đạo đức Vấn đề đạo đức là gì? Vấn đề đạo đức là một tình huống, một vấn đề hoặcmột cơ hội yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải chọntrong số những hành động được đánh giá là đúng haysai, có đạo đức hay vô đạo đức. Các vấn đề đạo đức có thể được chia ra làm bốn loại. Đó là: •Các vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích; •Các vấn đề về sự công bằng và tính trung thực; •Các vấn đề về giao tiếp; •Các vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức Làm thế nào nhận diện vấn đề đạo đức? Một cách để quyết định xem một hành vi hay một tình huống cụ thể nào đó có các nhân tố đạo đức hay không là hỏi các cá nhân khác xem họ cảm thấy như thế nào vềviệc đó và họ có tán thành hay không. Một cách khác là quyết định xem tổ chức có áp dụng những chính sách 14
  15. cụ thể vào các hoạt động hay không. Nếu những điều này diễnra thường xuyên trong một ngành nào đó thì đó là vấn đề đạo đức Nhận diện vấn đề đạo đức nên theo các bước sau: Thứ nhất: Xác định những người hữu quan bêntrong hay bên ngoài doanh nghiệp tham gia trựctiếp hay gián tiếp vào tình huống đạo đức Thứ hai: Xác định mối quan tâm, mong muốn của những người hữu quan. Mỗi đốitượng có thể có những mối quan tâm, mong muốn hay kỳ vọng nhất định ở các bênliên đới khác Thứ ba: Xác định bản chất vấn đề đạo đức vấn đề đạo đức bằng cách trả lời chocâu hỏi vấn đề đạo đức bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu nào Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm Algorithm là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic hợp lý để giải bài toán sáng tạo.Algorithm là con đường nghiên cứu tuần tự, theo kế hoạch đã vạch ra trước, là công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng nhằm du nhập tính chính xác của toán học vào phương pháp suy luận trong các lĩnh vực nhất định. Algorithm đạo đức là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định đểhướng dẫn, chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức Muốn sử dụng Algorithm, người ta phải xem xét 4 khía cạnh quan trọng thuộc hành động của công ty: Mụctiêu, biện pháp, động cơ và hậu quả. Đây cũng chính là 4 yếu tố tác động tương hỗ chủ yếu trong hành động. (1) Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì? (2) Biện pháp: Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu? (3) Động cơ: Điều gì thôi thúc doanh nghiệp đạtmục tiêu? (4) Hậu quả: Doanh nghiệp có thể lường trước những hậu quả nào? 15
  16. Chương 2: Đạo đức kinh doanh/ trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup 2.1. Tổng quan về Vingroup Gần hai mươi năm tồn tại và phát triển, Vingroup đã phát triển ”bộ sưu tập” dự án đồ sộ tại khắp các thành phố lớn từ Bắc-Trung-Nam Tiền thân của tập đoàn Vingroup là Technocom, thành lập năm 1993 tại Ukraina với lĩnh vực chính là sản xuất mì gói thương hiệu Mivina và ông Phạm Nhật Vượng chính là người đứng đầu, chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn Vingroup. Đầu năm 2000 Technocom trở về Việt Nam phát triển hai lĩnh vực chính gồm: Trung tâm thương mại Vincom và du lịch khách sạn VinPearl Năm 2007 niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2012 Vincom và VinPearl chính thức sát nhập, chính thức hoạt động theo mô hình tập đoàn với tên gọi VinGroup trụ sở chính tại Hà Nội Đến thời điểm hiện tại, Vingroup đang cố gắng vươn lên trở thành tập đoàn tư nhân hàng đầu Châu Á với giá vốn hóa đạt 16 tỷ với ba lĩnh vực chính: Công nghệ, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Tập đoàn Vingroup sở hữu nhiều thương hiệu lớn ở nhiều lĩnh vực như: VinPearl Land (tổ hợp vui chơi, giải trí), Vincom Retail (thương mại, văn phòng), VinMec (y tế), Vinschool, VinUni (giáo dục từ tiểu học đến đại học), VinFa (dược), VinDS (thời trang), VinPro (trung tâm điện máy), VinID, VinFast( Công nghiệp ô tô) Trong đó bất động sản luôn là ngành mũi nhọn từ thời điểm thành lập đến hiện tại, với hai thương hiệu: Vinhomes: Thương hiệu số 1 Việt Nam về nhà ở trung, cao cấp, thành lập năm 2013 chuyên phát triển các loại hình căn hộ chung cư, dự án nhà phố biệt thự. VinPearl: Thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam với các loại hình biệt thự biển, condotel. 2.2. Những lĩnh vực đầu tư của Vingroup Tập đoàn Vingroup đã và đang tập trung đầu tư phát triển vào 7 lĩnh vực nòng cốt. Cụ thể: 16
  17. 2.2.1. Về lĩnh vực bất động sản Về lĩnh vực này, Vingroup đã sở hữu cho mình 3 thương hiệu nổi tiếng là: Vinhomes, Vincity và Vincom. Đối với Vincom, đây là thương hiệu bất động sản bán lẻ có tiếng ở Việt Nam. Vincom có 4 dòng sản phẩm là Vincom, Vincom Center, Vincom Plaza và Vincom Mega Mall. Thương hiệu bán lẻ Vincom có độ phủ rộng rãi trên toàn quốc, có vai trò dẫn dắt xu hướng tiêu dùng của người Việt. Thương hiệu Vincom gần như đã phủ kín trên quốc gia Việt Nam. * Các dự án mang thương hiệu Vincom tại Hà Nội:Vincom Center Bà Triệu,Vincom Center Metropolis,Vincom Center Trần Duy Hưng, Vincom Center Nguyễn Chí Thanh, Vincom Center Phạm Ngọc Thạch, Vincom Mega Mall Royal City, Vincom Mega Mall Times City, Vincom Plaza Long Biên, Vincom Plaza Bắc Từ Liêm,Vincom Plaza Skylake * Các dự án mang thương hiệu Vincom tại Tp Hồ Chí Minh: Vincom Center Ðồng Khởi, Vincom Center Landmark 81, Vincom Mega Mall Thảo Ðiền, Vincom Plaza Gò Vấp, Vincom Plaza Quang Trung Đối với thương hiệu Vinhomes, đây là thương hiệu bất động sản số 1 hàng đầu Việt Nam. Tập đoàn Vingroup đã hoạt động trong lĩnh vực phát triển, chuyển nhượng, vận hành bất động sản nhà ở thuộc phân khúc trung và cao cấp. Hầu hết, các dự Vinhomes của ông trùm Vingroup đều sở hữu vị trí đắc địa. Nhắc đến Vinhomes chúng ta không thể không nhắc tới các dự án đình đám như: Vinhomes Time City Vinhomes Royal City Vinhomes Riverside Vinhomes Green Bay Các dự án Vincity của tập đoàn Vin: Đối với thương hiệu Vincity, đây là thương hiệu bất động sản tầm trung của tập đoàn Vingroup ra mắt năm 2016. Thương hiệu hội tụ đầy đủ các giá trị về tính đồng bộ, chất lượng và tính tiện ích. Vincity hướng tới phân khúc trung bình đến cao cấp. Có thể kể đến các dự án Vincity nổi bật ở Hà Nội và Hồ Chí Minh như:VinCity Ocean Park (Đã đổi tên Vinhomes Ocean Park), VinCity Smart City (Đã đổi tên Vinhomes Smart City), VinCity Grand Park (Đã đổi tên Vinhomes Grand Park) 2.2.2. Về dịch vụ vui chơi giải trí Về lĩnh vực dịch vụ vui chơi giải trí, tập đoàn Vingroup đã cho ra mắt thương hiệu VinPearl. Đây là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Thương hiệu Vinpearl có tới 31 cơ sở khách sạn và biệt thự, gần 13.000 phòng trải dài dọc 3000km đường bờ biển. Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl của Vingroup còn sở hữu: Hệ thống sân golf Vinpearl; khu vui chơi giải trí mang đẳng cấp thế giới – Vinpearl Land; khu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, công viên động vật hoang dã Vinpearl Safari, hệ thống nhà hàng ẩm thực đạt chất lượng Quốc tế, . Gần đây, tập đoàn Vingroup công bố thương hiệu vui chơi giải trí Vinpearl sẽ được tái cấu trúc, đổi mới định vị thành 3 cấp độ cụ thể. Bao gồm: Sang trọng – riêng tư; năng động – khám phá, tiện nghi – linh hoạt. 17
  18. 2.2.3. Về lĩnh vực bán lẻ Về lĩnh vực bán lẻ, chủ đầu tư Vingroup rất chú trọng. Điển hình, đơn vị này đã cho ra đời các thương hiệu tên tuổi như: Vinmart, Vinpro, trang website có tên miền “Adayroi.com”. Siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích hoạt động trở thành địa điểm mua sắm đáng tin về dịch vụ tiện ích và chất lượng sản phẩm. Thương hiệu Vinpro của tập đoàn Vingroup hoạt động trong lĩnh vực điện máy và công nghệ. Vinpro cung cấp các sản phẩm như: Máy tính xách tay, điện thoại thông minh, đồ điện tư, máy tính bảng, thiết bị gia đình và đồ điện lạnh. Thương hiệu A Đây Rồi là một mô hình đại siêu thị điện tử, nhằm cung cấp đa dạng ngành hàng. Từ hàng hóa bất động sản tới các nhu cầu thực phẩm, thời trang, điện tử, đồ gia dụng, .cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. Sau 3 năm đi vào hoạt động, siêu thị và chuỗi cửa hàng thương hiệu Vinmart đã lọt vào top 2 nhà bán lẻ được người tiêu dùng quan tâm nhất. Đồng thời xếp ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng 10 nhà bán lẻ uy tín của năm 2017. 2.2.4. Về lĩnh vực công nghiệp nặng Về lĩnh vực công nghiệp nặng, tập đoàn Vingroup được biết đến nhiều nhất với thương hiệu VinFast. Ý nghĩa của cái tên thương hiệu này là: Việt Nam – Phong cách – An toàn – Sáng tạo – Tiên phong. Thương hiệu VinFast ra đời thể hiện được khát vọng to lớn của Vingroup khi muốn xây dựng một thương hiệu công nghệ hiện đại riêng cho Việt Nam. Vingroup mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghệ nặng và ngành chế tạo ở Việt Nam. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế vượt trội của đất nước Việt Nam. 2.2.5. Về lĩnh vực y tế Về lĩnh vực y tế, tập đoàn Vingroup đã đầu tư và xây dựng thương hiệu Vinmec từ năm 2012 cho tới nay. Vinmec là thương hiệu chăm sóc sức khỏe chất lượng số 1 ở Việt Nam. Hiện tại, Vinmec có 9 trụ sở chính ở: Times City, Center Park, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Đà Nẵng, Hải Phòng, Royal City và Sài Gòn. Tại các bệnh viện Vinmec đều có đội ngũ nhân sự trong và ngoài nước giỏi. Hệ thống trang thiết bị, máy móc y tế tiên tiến được nhập khẩu ở châu Âu, Nhật bản, Canada, Mỹ, .Nổi bật là bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã đạt được JCI chỉ sau 15 tháng đi vào hoạt động chính thức. 2.2.6. Về lĩnh vực giáo dục Về lĩnh vực giáo dục, tập đoàn Vingroup cũng rất “mát tay” khi xây dựng thành công thương hiệu Vinschool. Đây là thương hiệu giáo dục hoạt động dưới hình thức phi lợi nhuận do công ty Vingroup đầu tư phát triển. Hệ thống trường học Vinschool trải dài từ bậc Mầm non tới Trung học Phổ thông. Thương hiệu Vinschool có sự đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, chương trình học và chất lượng giáo viên. Đến tháng 3/2018, tập đoàn Vingroup công bố sẽ chính thức tham gia lĩnh vực đào tạo và giáo dục bậc Đại học với thương hiệu “VinUni”. 18
  19. 2.2.7. Về lĩnh vực nông nghiệp Về lĩnh vực nông nghiệp, tập đoàn Vingroup có thương hiệu VinEco, được thành lập năm 2015. Mục tiêu của thương hiệu này là cung cấp nông sản sạch và an toàn cho người tiêu dùng Việt. Đồng thời, khuyến khích cộng đồng xây dựng nền nông nghiệp bền vững vì thế hệ mai sau. VinEco là thương hiệu tiên phong đưa công nghệ nông nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới như: Công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ trồng trọt trong nhà màng, công nghệ trồng cây rau mầm Microgreen Israel, Chỉ sau 2 năm tham gia thị trường nông nghiệp sạch, thương hiệu VinEco của tập đoàn Vingroup có tới 14 nông trường, 1.000 hợp tác xã hộ nông dân và 3.000 ha diện tích sản xuất. Mỗi tháng công ty VinEco tạo ra được 2.000 tấn nông sản tiêu thụ. Bên cạnh đầu tư và phát triển 7 lĩnh vực cốt yếu trên, tập đoàn Vingroup còn tham gia vào các hoạt động xã hội tích cực. Vingroup đã chung tay gây dựng quỹ từ thiện để cứu trợ đồng bào, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em, người cao tuổi, .Từng bước tạo dựng được niềm tin tuyệt đối của người dân Việt về các thương hiệu và hoạt động của đơn vị này xây dựng. 2.3. Các dự án nổi bật của Vingroup trong năm 2020 2.3.1. Vinhomes Khu đô thị Vinhomes Grand Park tại Thành phố Hồ Chí Minh Khu đô thị Vinhomes Ocean Park Gia Lâm, Hà Nội Khu đô thị Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) 2.3.2. VinPearl Căn hộ khách sạn VinPearl Condotel Hòn Tre (Nha Trang, Khánh Hòa) Tổ hợp khách sạn VinPearl Grand World Phú Quốc Điểm mạnh của VinPearl chính là sự thấu hiểu khách Việt, du khách đến từ khu vực Châu Á và Đông Âu, sự linh động trong dịch vụ vận hành. Thêm vào đó, nguồn khách hàng thành viên là cộng đồng dân cư tại các Vinhomes hiện tại và tương lai chính là yếu tố bảo chứng cho công suất khai thác phòng tại các Condotel, biệt thự nghỉ dưỡng VinPearl, qua đó đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. 2.4. Đạo đức kinh doanh của Vingroup Dưới sự dẫn dắt của Tập đoàn, con người Vingroup luôn mang trong mình nét văn hóa với bản sắc riêng. Văn hóa ấy mang đậm tính nhân văn, tình thân ái, tinh thần kỷ luật; được xây dựng và vun đắp bằng trí tuệ và sức sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên. Trải qua chặng đường dài trưởng thành và phát triển, chính những con người Vingroup đã làm nên những giá trị tốt đẹp, đóng góp vào thành công của Tập đoàn hôm nay. Tầm nhìn: Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát triển bền vững, Vingroup phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế Thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, 19
  20. góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của người Việt trên trường quốc tế. Sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt” Giá trị cốt lõi: "TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN" -TÍN: Vingroup đặt chữ TÍN lên vị trí hàng đầu, lấy chữ TÍN làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ TÍN như bảo vệ danh dự của chính mình. Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện. -TÂM: Vingroup đặt chữ TÂM là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh. Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất. Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công. Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng. TRÍ: Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch vụ. • Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tòi, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”. TỐC: Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh – Thay đổi và thích ứng nhanh ” làm giá trị bản sắc.Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn”. Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “Không nhanh ẩu đoảng” để tự răn mình. TINH: Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa. Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình.Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư thừa. Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ” và “đãi cát tìm vàng” mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp. NHÂN: Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn. Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả cán bộ nhân viên 2.5. Trách nhiệm xã hội của Vingroup 20
  21. 2.5.1. Vingroup với môi trường Với mục tiêu phát triển bền vững, Vingroup hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, xây dựng và khai thác các tổ hợp du lịch, TTTM, khu đô thị, văn phòng và căn hộ. Những công trình đầu tiên Vingroup xây dựng như Vinpearl Resort Nha Trang, tòa tháp Vincom Center Bà Triệu đến các khu đô thị như: Royal City hay Times City, Vinhomes Riverside đều là những khu du lịch xanh, khu đô thị sinh thái, tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Những công trình kiến trúc "xanh" nổi bật gắn với từng dấu ấn phát triển của Vingroup. Coi nguyên tắc “xanh” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phát triển các dự án, Tập đoàn Vingroup không chỉ luôn nỗ lực hết mình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, mà còn chú trọng việc tuyên truyền ý thức này tới khách hàng, cộng đồng để cùng nhau xây dựng và gìn giữ môi trường trong lành, xứng đáng với đẳng cấp thương hiệu 5 sao của Tập đoàn đã đề ra. 2.5.2. Vingroup với cộng đồng Tập đoàn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên khát vọng tiên phong với niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh và truyền thống nhân văn của người Việt. Văn hóa này không chỉ thể hiện trong chính sách phúc lợi dành cho người lao động, mà còn trong các hoạt động vì sự phát triển chung của cộng đồng xã hội. Quỹ Thiện Tâm là một tổ chức phi lợi nhuận thuộc Tập đoàn Vingroup, hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện, nhằm “chuyển tải một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất tấm lòng của người Vingroup đến với cộng đồng”. Ra đời từ năm 2006, với toàn bộ chi phí hoạt động được tài trợ bởi Tập đoàn Vingroup và các nhà hảo tâm là lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, đến nay Quỹ Thiện Tâm đã triển khai nhiều dự án, chương trình hành động thiết thực vì sự phát triển của cộng đồng, trong đó ưu tiên giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có công với cách mạng như: Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; Chăm lo các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học; Hỗ trợ phát triển kinh tế cho các địa phương nghèo; Ủng hộ, cứu trợ đồng bào bị thiên tai; Xây dựng, phát triển các công trình y tế, văn hóa, giáo dục mang tính từ thiện và có ý nghĩa nhân văn cao. Tháng 12/2008, Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) ra đời đã trở thành một mô hình đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần xây dựng những thế hệ cầu thủ trẻ thật sự tài năng, có đạo đức và văn hóa cho nền bóng đá nước nhà. Hơn thế, tháng 07/2010, Quỹ Thiện Tâm đã phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam khánh thành Trung tâm dưỡng lão, hướng nghiệp và phát triển tài năng trẻ Phật Tích, nằm trong quần thể văn hóa Phật giáo Phật Tích (Bắc Ninh), là nơi nuôi dưỡng người già cô đơn, không nơi nương tựa và trẻ mồ côi, đối tượng chính sách trên cả nước, đem lại hiệu quả ý nghĩa lâu dài, góp phần chia sẻ một phần khó khăn của Nhà nước trong công tác xã hội và nuôi dưỡng, giáo dục, đào tạo các cháu trở thành người có ích cho cộng đồng. Đặc biệt, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hỗ trợ 5 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid- 19 và 100 tỷ đồng tài trợ gói trang thiết bị y tế, máy móc - hóa chất xét nghiệm virus SARS- CoV-2. Từ tháng 2, Quỹ Ðổi mới sáng tạo (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn - VINBDI (thuộc Tập đoàn VinGroup) đã ký kết tài trợ ba dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch 21
  22. Covid-19 là: Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Ðào tạo y học dự phòng và y tế công cộng. Dự án vaccine “made in Vietnam” phòng virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học của Công ty Vabiotech triển khai với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF (thuộc Tập đoàn Vingroup), đang có triển vọng về đích sớm. Theo quy trình ở giai đoạn tiếp theo, vaccine dự tuyển sẽ được phát triển thành vaccine hoàn chỉnh, ổn định và đủ tiêu chuẩn để sử dụng cho người. Nhóm nghiên cứu của Vabiotech sẽ xây dựng quy trình sản xuất thương mại để có thể đáp ứng quy mô sản xuất lên tới hàng triệu, thậm chí là hàng chục triệu liều. “Để cho ra đời vaccine hoàn chỉnh cần 9 - 12 tháng nữa nhưng chúng tôi đang nỗ lực để rút ngắn thời gian này” - thạc sĩ Mạc Văn Trọng (Công ty Vabiotech) chia sẻ. Mới đây, Tập đoàn Vingroup trao tặng Bộ Y tế phần mềm DrAid™ cùng các thiết bị đi kèm để hỗ trợ đánh giá tiên lượng trong điều trị Covid-19. DrAid™ là phần mềm AI đầu tiên tại Việt Nam do Công ty VinBrain (Tập đoàn Vingroup) phát triển từ năm 2019 nhằm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về phổi, tim và xương dựa trên X-quang và đang được triển khai tại 12 bệnh viện, 1 phòng khám và 1 hệ thống xe chụp X-quang lưu động tại Hà Nội cùng một số tỉnh lân cận. Trước đó, khi được biết y tế Việt Nam đang gặp khó khăn do thiếu máy thở, lập tức Vingroup đã đi đầu nghiên cứu sản xuất máy thở. Hiện nay, Vingroup đã sản xuất 2 mẫu máy thở là VFS-410 và VFS-510, được đánh giá bởi các cơ quan, bệnh viện đầu ngành của Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu trong điều trị Covid-19 cũng như một số bệnh khác Được biết, Vingroup cũng hỗ trợ ngay từ đầu những sinh phẩm chẩn đoán, máy lọc máu và một số trang thiết bị mà trong nước rất khó khăn. Đến nay, Tập đoàn đã tài trợ cho ngành y tế, các địa phương và đối tác hơn 900 tỷ đồng nhằm chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Tổng giá trị tài trợ trên chưa bao gồm chương trình 3.200 máy thở xâm nhập tặng Bộ Y tế, 100 máy thở VFS -510 cho Đà Nẵng; 34 máy thở VFS-410, VFS-510 cho Quảng Nam, Quảng Ngãi; 35 tỷ đồng hóa chất sinh phẩm và các hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng Với nhiều hoạt động lớn có ý nghĩa xã hội và nhân văn trên cả nước, Quỹ Thiện Tâm đã và đang nỗ lực hết sức để hoàn thành sứ mệnh của mình, trở thành một điển hình cho tinh thần tương thân tương ái của người Việt. Chương 3: Kết luận và kiến nghị 3.1. Hoạt động thực tế và kết qủa của việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup. 3.1.1. Về khía cạnh đạo đức kinh doanh 22
  23. Vingroup – Thương hiệu của chất lượng và niềm tin. Gây dựng tiếng vang và uy tín qua hàng loạt dự án, Vingroup giờ đây trở thành thương hiệu được khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu. Tỷ phú đôla của Việt Nam, ông chủ Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng từng nói: "Tôi muốn để lại thứ gì đó cho đời, muốn biến Hà Nội và Sài Gòn tương tự Singapore, Hong Kong".Trong đạo đức kinh doanh, ông cho rằng: "Chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm". Sự thành công trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh của Vingroup đã được thể hiện qua những giải thưởng lớn như sau: Từ 2008 tới 2013, 5 lần nhận được giải thưởng "Sao vàng đất Việt"; 4 lần nhận giải thưởng "Top 10 Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ xuất sắc" dành cho thương hiệu Vincom; 04 lần nhận Giải thưởng "Top ten khách sạn 5 sao" dành cho thương hiệu Vinpear. Giải "Nhà đầu tư bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2012 - Best Retail Developer Award" do Tạp chí Euromoney bình chọn (tháng 9/2012)Đầu năm 2013, Tập đoàn Vingroup nhận các giải: Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam (3/2013) và còn nhiều giải thưởng giá trị khác 3.1.2. Về khía cạnh trách nhiệm xã hội Quỹ Thiện Tâm là một tổ chức phi lợi nhuận, có mục đích từ thiện được Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup thành lập và tài trợ toàn bộ chi phí hoạt động. Quỹ có nhiệm vụ chuyển tải một cách hiệu quả nhất tấm lòng của người Vingroup đến cộng đồng xã hội. Từ khi thành lập (năm 2006) đến nay, Quỹ đã triển khai nhiều chương trình xã hội – từ thiện thiết thực và hiệu quả cao như phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, chăm lo các gia đình chính sách, hỗ trợ phát triển cho các địa phương nghèo; ủng hộ, cứu trợ đồng bào bị thiên tai; xây dựng, phát triển các công trình văn hoá, giáo dục mang tính cộng đồng và từ thiện với tổng kinh phí lên tới gần 700 tỷ đồng. Quỹ thiện tâm đã thể hiện trách nhiệm xã hội của mình một cách đầy đủ và trong những sự kiện nổi bật được thể hiện như sau: Đầu năm 2016: Tập đoàn Vingroup công bố chuyển đổi hệ thống Vinmec và Vinschool sang mô hình phi lợi nhuận, cam kết dành 100% lợi nhuận cho xã hội. Với việc phi lợi nhuận hóa hai thương hiệu đang phát triển tốc độ cao, có triển vọng lợi nhuận bền vững - Vingroup đã khẳng định tầm vóc, uy tín và trách nhiệm xã hội của một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, theo xu hướng phát triển của các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Mục tiêu của việc phi lợi nhuận hóa Vinmec và Vinschool là nhằm khẳng định quyết tâm đóng góp cho sự phát triển của y tế và giáo dục, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đào tạo tại Việt Nam.Theo đó, Vingroup cam kết dành 100% lợi nhuận thu được từ Vinmec và Vinschool để sử dụng cho việc tái đầu tư nhằm liên tục nâng cấp và phát triển hệ thống, cụ thể là đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, trao học bổng, tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế Chương trình phát động Tháng cao điểm vì người nghèo - 17/10/2016 do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Theo đó, Quỹ Thiện Tâm sẽ dành 300 tỷ đồng hỗ trợ phẫu thuật cho các bệnh nhân nghèo, lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh và những người hưởng chính sách như thương binh trong giai đoạn 2016-2017. 23
  24. Quỹ Thiện Tâm cũng đã nhận được cam kết của chuỗi Bệnh viện Vinmec là với các bệnh nhân thuộc chương trình này thì Vinmec sẽ chỉ tính các chi phí theo thực tế phát sinh, không tính khấu hao và lợi nhuận. 3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của tập đoàn Vingroup Trên con đường hội nhập, thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc vô cùng cần thiết, vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, lợi ích cho xã hội, đồng thời còn nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tại Việt Nam. Để có thể giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, theo chúng tôi, cần thực hiện các giải pháp sau đây: - Qua nhiều kênh khác nhau cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" và các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô. - Tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là ở các doanh nghiệp thuộc các ngành đang tham gia vào xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như giày da, dệt may, thủy sản đông lạnh, để thấy được những thuận lợi, những khó khăn, thách thức và rào cản, từ đó có những giải pháp phù hợp để thực hiện. - Nhà nước cần ban hành các các cơ chế, chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình. Trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ Quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn, ví dụ đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh và môi trường lao động. Những khoản chi phí này, nhiều khi doanh nghiệp không chịu nổi, vì thế với một chính sách ưu tiên, ưu đãi, Nhà nước có thể cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại, - Đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội nghề như Hội Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành trong việc hình thành các kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các Bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ Quy tắc ứng xử, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được thể hiện rõ nét qua việc bảo vệ môi trường. Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ -TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững. Theo đó, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đến năm 2020, cần đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội với phát triển xã hội. Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, song số lượng và mức độ vi phạm của các doanh nghiệp vẫn diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây: 24
  25. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh, đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người. - Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. - Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó. - Nâng cao vai trò của lực lượng cảnh sát môi trường, thành lập các cơ quan kiểm toán tối cao có tiến hành hoạt động kiểm toán môi trường. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này. Thực hiện trách nhiệm xã hội là vấn đề lâu dài. Tuy nhiên, việc này mới thực hiện chủ yếu trong các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang các thị trường lớn (EU, Mỹ, Nhật ), nhưng trong tương lai tất cả các doanh nghiệp đều cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội. Vấn đề này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, cần phải bắt tay ngay vào nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dài hạn và lộ trình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế. 3.3. Kết luận Đạo đức và trách nhiệm xã hội là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh trong chiều hướng ấy trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệ Thể hiện giá trị đạo đức tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam; thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội không phải là điều quá khó mà trước hết phụ thuộc vào thái độ, nhận thức của từng con người cụ thể. Điều này rất dễ, nếu mỗi người dù ở cương vị nào, làm việc trong lĩnh vực gì, chỉ cần hy sinh chút ít quyền lợi của cá nhân mình vì cái chung, vì cộng đồng, chắc hẳn chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc. Vì một xã hội tốt đẹp, vì sự hưng thịnh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, tất cả 25
  26. đang phụ thuộc vào suy nghĩ, thái độ và hành động của mỗi người, mà trước hết là tinh thần đoàn kết, trên dưới đồng lòng vì Tổ quốc, vì nhân dân Tóm lại, trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện. Chắc chắn rằng, cùng với quá trình phát triển của đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao hơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế của xã hội dân sự. 3.4. Một số kiến nghị Khi đối diện với đại dịch, có nguy cơ thay đổi bộ mặt quốc gia và thế giới, các DN đã tạm gác lại vấn đề lợi nhuận. Tùy theo sức của mình, các DN đoàn kết với chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng hợp tác cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh cũng như đối mặt với những hệ quả sau đó. Cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô. Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới. Có thể thấy, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội hữu nghị Việt Nam-Liên Bang Nga 2. Marketing Vice Director SaleReal Trần Đình Hiếu 3. Tập đoàn Vingroup (Vingroup JSC) 4. Campaign Asia-Pacific, Forbes, AFP 5. DiaOcOnline.vn 6. Dương Thị Liễu (chủ biên) 2021 Giáo trình văn hóa kinh doanh Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 26