Đề tài Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp

pdf 17 trang haiha333 08/01/2022 8720
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_tim_hieu_va_phan_tich_mo_hinh_van_hoa_cua_mot_doanh_n.pdf

Nội dung text: Đề tài Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH VĂN HÓA CỦA MỘT DOANH NGHIỆP Nhóm: 28 Mã lớp học: 125504 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quang Chương Sinh viên thực hiện: 1. Vũ Ngọc Lâm – 20183938 2. Nguyễn Đức Tuân – 20180192 3. Nguyễn Thị Dung – 20180433 4. Nguyễn Hoàng Quế Hòa – 20194054 Hà Nội 5/2021
  2. Mục lục Chương 1 Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp(VHDN) 4 1.1 Khái luận về văn hóa doanh nghiệp 4 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2. Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp 4 1.2 Tác động của văn hoá doanh nghiệp tới hoạt động của doanh nghiệp 6 1.2.1. Tác động tích cực của văn hóa doanh nghiệp 6 1.2.2. Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp 7 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp 7 1.3.1. Các nhân tố bên trong 7 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài 10 Chương 2 Phân tích văn hóa của một doanh nghiệp trong thực tế 13 2.1 Giới thiệu doanh nghiệp: tập đoàn MASAN 13 2.2 Lịch sử phát triển 13 2.3 Biểu hiện văn hóa 14 2.4 Nền tảng văn hóa 15 2.5 Nguyên tắc hoạt động 15 2.6 Giá trị văn hóa 15 Chương 3 Kết luận, nêu ra thực trạng văn hóa ở các doanh nghiệp Việt Nam 17 3.1 Bốn xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp 17 3.2 Giải pháp xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp Việt Nam 17
  3. Chương 1 Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp(VHDN) 1.1 Khái luận về văn hóa doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO) thì định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau:“Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. Định nghĩa được phổ biến và chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của Edgar Shein, một chuyên gia nghiên cứu các tổ chức:“Văn hoá công ty là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý với các môi trường xung quanh”. Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp. 1.1.2. Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp Cấp độ thứ nhất (biểu trưng trực quan – hữu hình): Các quá trình và cấu trúc hữu hình Đó là những biểu trưng trực quan giúp con người dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy các giá trị và triết lý cần được tôn trọng, cấp độ này ta dễ dàng quan sát được ngay từ lần gặp đầu tiên đối với doanh nghiệp, bao gồm: • Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm • Cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanh nghiệp • Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp • Lễ nghi và lễ hội hàng năm • Các biểu tượng, logo, slogan, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp • Ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc. • Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp • Hình thức mẫu mã sản phẩm • Thái độ cung cách ứng xử của các thành viên Đây là cấp độ văn hoá dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất; ta có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như vật
  4. kiến trúc, cách bài trí, đồng phục của doanh nghiệp. Cấp độ văn hoá chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất Những giá trị sâu hơn và những nhận thức được hình thành bởi các thành viên của tổ chức công việc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo. Cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và thể hiện không đầy đủ và sâu sắc văn hoá doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng cấp độ này chỉ phản ánh khoảng 13% đến 20% giá trị văn hoá của doanh nghiệp. Cấp độ thứ hai (biểu trưng phi trực quan – vô hình): những giá trị được tuyên bố Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thôi. Đó là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng. Đây chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hoá doanh nghiệp. Những giá trị được công bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các nhân viên mới trong môi trường cạnh tranh. Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp) Trong bất kỳ hình thức văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp ) cũng đều có các quan niệm chung, được tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn sâu vào trong tâm trí của hầu hết tất cả các thành viên thuộc nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận. Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trò của phụ nữ trong xã hội. Văn hoá Á Đông nói riêng và văn hoá Việt Nam nói riêng, có quan niệm truyền thống là: nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ là chăm lo gia đình còn công việc ngoài xã hội là thứ yếu, điều này mặc nhiên hình thành trong suy nghĩ của đại đa số mọi người trong xã hội và được truyền qua các thế hệ. Trong khi đó văn hoá phương Tây lại quan niệm rằng: Người phụ nữ có quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe vào lễ giáo tuyền thống. Vùng Trung Đông theo đạo hồi thì vấn đề này lại càng khắt khe hơn rất nhiều trong việc cho phép nữ giới tiếp xúc và khẳng định vị trí trong xã hội.
  5. 1.2 Tác động của văn hoá doanh nghiệp tới hoạt động của doanh nghiệp 1.2.1. Tác động tích cực của văn hóa doanh nghiệp • Văn hoá doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng của doanh nghiệp, giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Văn hoá doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận hợp thành: Gồm Triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách thức đào tạo, giáo dục, truyền thuyết, huyền thoại của một số thành viên trong doanh nghiệp Tất cả những yếu tố đó tạo nên phong cách riêng của doanh nghiệp; điều này giúp cho ta phân biệt được sự khác nhau giữa các doanh nghiệp và giữa các tổ chức xã hội. Phong cách đó đóng vai trò như không khí và nước đối với doanh nghiệp, có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp • Văn hoá doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có một nền văn hoá tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhân tài, giữ chân được nhân tài, củng cố được lòng trung thành của các nhân viên đối với doanh nghiệp. Vì người lao động làm việc không chỉ vì tiền mà còn vì các mục đích khác nữa nhất là khi họ đã thoả mãn phần nào về mặt kinh tế. Theo Maslow về hệ thống nhu cầu của con người, thì nhu cầu của con người đựơc mô tả bằng một hình tam giác với năm mức nhu cầu được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an ninh, nhu cầu xã hội – giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình để tiến bộ. Văn hoá doanh nghiệp tạo môi trường làm việc hiệu quả, thân thiện, tạo sự gắn kết và thống nhất ý chí, góp phần định hướng và kiểm soát thái độ hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trên cơ sở tạo ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh thần sáng tạo, củng cố lòng trung thành gắn bó của các thành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo năng suất lao đông và đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, từ đó sẽ củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. • Văn hoá doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo Tại các doanh nghiệp mà môi trường văn hoá ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các cá nhân được khuyến khích để tách biệt đưa ra ý kiến, sáng kiến, thậm chí cả các cá nhân ở cấp cơ sở, sự khích lệ này phát huy được tính năng động sáng tạo
  6. của mọi thành viên trong công ty, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty. Mặt khác những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực về sự gắn bó của họ với công ty lâu dài và tích cực hơn. 1.2.2. Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nền văn hoá tiêu cực có thể là doanh nghiệp có nền quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống bộ máy quản lý quan liêu, gây ra không khí làm việc thụ động, sợ hãi của nhân viên, làm kìm hãm sự sáng tạo, khiến họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối lãnh đạo. Đây là các doanh nghiệp không có ý định tạo (hoặc không có khả năng tạo) được một mối liên hệ nào đó giữa các nhân viên trong và ngoài quan hệ công việc, mà chỉ dừng lại ở chỗ tập hợp hàng nghìn người xa lạ, chỉ tạm dừng chân tại công ty. Người quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ, và như vậy dù thế nào đi nữa thì cũng sản xuất ra một thứ gì đó, nhưng niềm tin của họ vào công việc, vào doanh nghiệp là không hề có, họ luôn có ý định tìm cơ hội để ra đi và như vậy doanh nghiệp ngày càng đi vào sự khó khăn 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp 1.3.1. Các nhân tố bên trong Người đứng đầu/người chủ doanh nghiệp Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ được áp dụng trong doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giá trị áp dụng trong doanh nghiệp, sáng tạo ra niềm tin, các giai thoại, nghi lễ, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, các hệ tư tưởng, tính cách của người đứng đầu doanh nghiệp sẽ được phản chiếu trong hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành văn hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có những con người có khát vọng cháy bỏng, dám biến những khát vọng thành hiện thực sinh động thì doanh nghiệp ấy sẽ chiến thắng trên thương trường. Cho nên có thể nói, nhân cách của người chủ hay người đứng đầu doanh nghiệp sẽ quyết định chất lượng văn hóa của cả doanh nghiệp. Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp
  7. Đây là yếu tố tuy không mang vai trò quyết định nhưng cần phải được kể đến trước tiên. Bởi vì, trên thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có lịch sử phát triển của mình. Qua mỗi thời kỳ tồn tại, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trưng văn hóa. Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, điều chỉnh và phát triển văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa của một doanh nghiệp cho chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động, thay đổi của doanh nghiệp, cũng như thấy được những nguyên nhân và sự tác động của những nguyên nhân đó đối với sự thay đổi của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về tổ chức hơn những doanh nghiệp non trẻ chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã xuất hiện và định hình trong lịch sử vừa là chỗ dựa nhưng cũng có thể là rào cản tâm lý không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới thành lập thường có các phong cách kinh doanh hiện đại và hướng tới thị trường nhiều hơn. Thành viên của doanh nghiệp này cũng trẻ hơn và năng động hơn. Ngược lại những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài thường khó đổi mới hơn và có các giá trị văn hóa truyền thống, có kinh nghiệm chuyên môn hơn. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Giữa các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau. Văn hóa ngành nghề cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các công ty thương mại có văn hóa khác với công ty sản xuất và chế biến. Mặt khác, văn hóa ngành nghề cũng thể hiện rõ trong việc xác định mối quan hệ giữa các phòng ban và bộ phận khác nhau trong công ty. Những người làm hành chính sẽ có các cách ứng xử và những giá trị văn hóa khác với các công nhân trực tiếp sản xuất và khác với các nhân viên kế toán Điều đó đã lý giải cho việc tại sao giữa các đơn vị, bộ phận trong một công ty nhiều khi lại khó phối hợp hoạt động. Sự khó phối hợp này đã làm giảm khả năng của tất cả các đơn vị trong việc đưa ra chất lượng hiệu quả cao vì mục đích chung của doanh nghiệp. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp Loại hình sở hữu hay các loại hình công ty khác nhau cũng tạo ra sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Các công ty cổ phần sẽ có những giá trị văn hóa khác với giá trị văn hóa của các công ty trách nhiệm
  8. hữu hạn và càng khác với giá trị văn hóa của các công ty của nhà nước. Sở dĩ như vậy vì bản chất hoạt động và điều hành cũng như ra quyết định của các công ty này là khác nhau. Trong các công ty nhà nước, khi giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn 100% của nhà nước, lại hoạt động chủ yếu trong các môi trường độc quyền và điều hành hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước thông qua thì tính chủ động và tự giác sẽ thấp hơn các công ty tư nhân. Theo các nhà nghiên cứu thì các công ty nhà nước thường có giá trị văn hóa thích sự tuân thủ, ít chú ý đến hoạt động chăm sóc khách hàng trong khi các công ty tư nhân lại có giá trị văn hóa hướng tới khách hàng và ưa thích sự linh hoạt hơn. Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp: Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có những giá trị phù hợp để mọi thành viên cùng chia sẻ, quan tâm; có một hệ thống định chế bao gồm những vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như sự hoàn hảo của công việc, sự hài hòa giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; có quy trình kiểm soát, đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của người lao động thì sẽ tạo thành được một thể thống nhất, tạo được sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên. Những giá trị văn hoá học hỏi được Những giá trị học hỏi được thường rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu qua các hình thức sau: • Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: Đây là những kinh nghiệm có được khi xử lý các công việc chung, rồi sau đó được tuyên truyền và phổ biến toan doanh nghiệp và các thành viên mới. • Những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác: Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các chương trình giao lưu, hội chợ, các khoá đào tạo của ngành • Những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hoá khác: Đây là trường hợp phổ biến của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia, các công ty gửi nhân viên đi làm việc và đào tạo ở nước ngoài, các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài và có các đối tác nước ngoài. • Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại: Việc tiếp nhận những giá trị này thường phải trải qua một thời gian dài, tiếp nhận một cách vô thức hoặc có ý thức. Ví dụ khi chưa có nhân viên mới này, doanh
  9. nghiệp chưa có thói quen giải quyết khiếu nại của khách hàng trong vòng 24 giờ (đây là thói quen của nhân viên mới), do thực hiện tốt công việc được khách hàng khen ngợi, được cấp trên thưởng. Các nhân viên khác thấy vậy noi gương theo, dẫn đến hình thành văn hoá của doanh nghiệp. • Những xu hướng và trào lưu xã hội: Các trào lưu xã hội tác động ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiêp, ví dụ như ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công việc trên cơ sở máy tính hoá và sử dụng thư điện tử trong công việc như thông báo cho khác hàng, phân công công việc, gửi các tài liệu đều có thể trao đổi qua thư điện tử và như vậy hình thành nền văn hoá điện tử (E – Culture) đang dần được hình thành. 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài Văn hoá xã hội, văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền: Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong doanh nghiệp có các nhân viên đến từ các địa phương, các vùng khác nhau thì các giá trị văn hóa vùng miền thể hiện rất rõ nét. Các hành vi mà nhân viên mang đến nơi làm việc không dễ dàng thay đổi bởi các qui định của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, văn hóa của công ty không dễ dàng làm giảm đi hoặc loại trừ văn hóa vùng miền trong mỗi nhân viên của công ty. Do đó, đây cũng là yếu tố tác động đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội. Vì vậy sự phản chiếu của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội lên nền văn hoá kinh doanh là một điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một nền văn hoá kinh doanh đều phụ thuộc vào một nền văn hoá dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc. Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân cấp của xã hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội, tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền, tính thận trọng là những thành tố của văn hoá xã hội tác động rất mạnh mẽ đến văn hoá kinh doanh. Thể chế xã hội Thể chế là yếu tố hàng đầu, có vai trò tác động chi phối tới văn hóa kinh doanh mỗi nước. Thể chế là “những quy tắc của cuộc chơi trong xã hội” hoặc “những luật lệ do con người đặt ra để điều tiết và định hình những quan hệ tương hỗ giữa con người”. Vì đối tượng điều chỉnh của thể chế là các quan hệ xã hội, cho nên để tương ứng với các quan hệ xã hội, người ta chia ra: thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa xã hội, thể chế hành chính
  10. Hoạt động sản xuất – kinh doanh của từng cá nhân, từng tổ chức, từng doanh nghiệp trong xã hội đều phải chịu sự quy định, sự tác động của môi trường thể chế, phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục hành chính, sự quản lý của nhà nước về kinh tế. Do vậy có thể nói, thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa, các chính sách của chính phủ, hệ thống pháp chế là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh. Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp như chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng Hệ thống chính sách hợp lý, đồng bộ, nhất quán dựa trên một nền chính trị ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ chính sách thuế với các quy định hợp lý về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các khoản thuế tiêu thụ, thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Phương thức hoạt động, mức độ công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả của nền hành chính có tác động trực tiếp tới hành vi và hiệu quả hoạt động của giới doanh nhân. Sự ổn định về chính trị, thái độ của các quan chức chính phủ đối với doanh nghiệp, hệ thống pháp luật, chính sách thương mại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh và các mối quan hệ bên trong của chủ thể kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hoá kinh doanh. Ngoài các yếu tố thuộc về các chính sách và hệ thống pháp chế của chính phủ thì chính thể chế kinh tế cũng đã đặt ra những yêu cầu cho sự phát triển của văn hoá kinh doanh. Thông qua quan hệ kinh tế, kinh doanh mà chủ thể kinh doanh hình thành được các bản sắc văn hóa riêng từ việc kế thừa và tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại, những giá trị truyền thống quí báu của dân tộc và thể hiện được những giá trị đó trong các sản phẩm được sản xuất ra. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng buộc các doanh nghiệp muốn đạt được sự phát triển bền vững thì phải quan tâm nhiều hơn đến văn hóa kinh doanh, nhà kinh doanh phải có đạo đức, tôn trọng con người, có cuộc sống trong sạch, có tác phong tự chủ, năng động sáng tạo, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro dám chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Quá trình toàn cầu hoá Toàn cầu hoá tạo nên một xu thế phát triển ngày càng rõ nét, các nền kinh tế ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, tiến dần đến một hệ thống kinh tế
  11. toàn cầu. Tiến trình này đã thúc đẩy các quá trình luân chuyển vốn và công nghệ, mở rộng các thị trường, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Các nền kinh tế hoà nhập cùng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nhân có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Quá trình này mở cửa cho các nền kinh tế hoà nhập cùng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nhân có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong quá trình toàn cầu hoá diễn ra sự giao lưu giữa các nền văn hoá kinh doanh, đã bổ sung thêm giá trị mới cho văn hoá kinh doanh mỗi nước, làm phong phú thêm kho tàng kiến thức về kinh doanh, biết cách chấp nhận những luật chơi chung, những giá trị chung để cùng hợp tác phát triển. Sự khác biệt và sự giao lưu văn hoá Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong đơn vị kinh doanh không bao giờ có cùng một kiểu văn hoá thuần nhất. Trong khi nền văn hoá Mỹ đánh giá cao lối sống cá nhân và tính thẳng thắn thì nền văn hoá châu Á lại coi trọng việc tuân thủ luật lệ xã hội. Đối với một số nền văn hoá, việc thưởng tiền hay hối lộ để đạt được một quyết định có lợi hơn là một thông lệ được chấp nhận. Tuy nhiên, ở Mỹ nhà quản trị làm việc thưởng tiền kiểu đó có thể phải vào tù. Sự khác biệt về văn hoá có thể là nguyên nhân gây căng thẳng hoặc dẫn tới xung đột văn hoá (nhất là trong các doanh nghiệp liên doanh). Sự xung đột này tác động khá mạnh đến việc hình thành một bản sắc văn hoá kinh doanh phù hợp. Trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày nay, các chủ thể kinh doanh không thể duy trì văn hoá của mình như một lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hoá. Sự giao lưu văn hoá tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hoá của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnh nền văn hoá của doanh nghiệp mình. Khách hàng Các chủ thể kinh doanh tồn tại và phát triển không vì lợi nhuận trước mắt mà phải vì một lợi nhuận lâu dài và bền vững. Với vai trò là người góp phần tạo ra doanh thu, khách hàng cũng đóng góp một phần rất quan trọng vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài và bền vững cho chủ thể kinh doanh. Nhất là trong xã hội hiện đại, khách hàng không mua sản phẩm thuần tuý, họ muốn mua những giá trị, họ đưa ra các quyết định dựa trên bối cảnh văn hoá chứ không đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệt hơn. Khách hàng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, họ có tính cách, suy nghĩ, lập trường riêng, có
  12. nghĩa là họ có văn hoá riêng của họ. Cuộc sống càng hiện đại, cung cách buôn bán càng phát triển thì họ càng được tự do hơn trong lựa chọn. Do đó, nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí về kinh tế của khách hàng tác động trực tiếp tới văn hoá kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Chương 2 Phân tích văn hóa của một doanh nghiệp trong thực tế 2.1 Giới thiệu doanh nghiệp: tập đoàn MASAN o Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) là một trong ba công ty tư nhân lớn nhất hàng đầu tại Việt Nam về vốn hóa thị trường. Tập đoàn được thành lập năm 1996 và có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty con của nó bao gồm Masan Food (mặt hàng tiêu dùng), Techkut (dịch vụ tài chính) và Masan Resources (khai thác). Nhóm ra mắt trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh vào ngày 5 tháng 11 năm 2009 o Masan Group là một trong những tập đoàn Việt Nam trong nước đầu tiên áp dụng chiến lược tăng trưởng nhằm khai thác các nguồn vốn nước ngoài để mở rộng theo hướng mua lại. Vào tháng 4 năm 2011, công ty con Masan Consumer Corp của tập đoàn đã trở thành công ty nhận khoản đầu tư cổ phần tư nhân lớn nhất của Việt Nam khi KKR trả 159 triệu đô la Mỹ cho 10% cổ phần của công ty. Khoản đầu tư này được xem là sự xác nhận tiềm năng của M & A 2.2 Lịch sử phát triển o Năm 2000: Thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt o Năm 2002: Sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường o Năm 2003: Sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San
  13. o Năm 2007: Công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi o Năm 2008: CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food) o Năm 2011: CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) o Năm 2015: Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.Ltd (Thái Lan) o Năm 2016: Chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan 2.3 Biểu hiện văn hóa o Nghiêm cấm mọi NV các cấp nhận hối lộ, hoa hồng, tiền chêch lệch dưới bất cứ hình thức nào, kể cả NV chủ động yêu cầu hay các NCC, NPP, đối tác tự nguyện biếu tặng.Tạo điều kiện thuận lợi để NCC, đối tác làm việc mà không có bất cứ sự đòi hỏi bồi dưỡng nào dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi hình thức gây khó khăn cho NCC, đối tác đều được xem là hành vi tiêu cực, đi ngược lại văn hóa công ty và sẽ bị xử lý theo Nội quy Lao động o Công ty sẽ xử lý NV sai phạm với hình thức: Sa thải ngay lập tức nếu có chứng cứ xác thực về việc nhận hối lộ, hoa hồng, cố tình gây khó khăn cho NCC, NPP hay các đối tác o Trường hợp NCC, NPP, các đối tác vì mẫu thuẫn với NV Công ty mà đưa ra lời buộc tội sai sự thực hoặc vu khống, Công ty sẽ ngừng hợp tác ngay với NCC, NPP, các đối tác này o Không sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ. Không chỉnh sửa, giả mạo chứng từ hoặc chỉnh sửa dữ liệu, tài liệu, hóa đơn dưới mọi hình thức o Trung thực trong số liệu báo cáo (KD, SX, kế toán, tồn kho, QC ) o Trường hợp các tiêu cực có tổ chức 1 cách hệ thống với quy mô lớn, Công ty sẽ đình chỉ công tác của các NV liên quan hoặc và ngừng
  14. ngay dịch vụ của các NCC, đối tác để nhờ cơ quan điều tra có kết luận sau cùng 2.4 Nền tảng văn hóa o Tầm nhìn sứ mệnh của MASAN i. Hội tụ và nuôi dưỡng khát vọng và tài năng để tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng ii. Chính vì vậy, khách hàng sẽ thưởng chúng ta bằng doanh số, lợi nhuận dẫn đầu và sự tăng trưởng bền vững o Nền tảng cốt lõi i. Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh ii. Tiên phong khai phá với khát vọng chiến thắng iii. Hợp tác cùng phát triển, hài hòa lợi ích với các đối tác iv. Tinh thần dân tộc 2.5 Nguyên tắc hoạt động o Lợi ích khách hàng, công ty (cổ đông), nhân viên không tách rời nhau o Làm việc theo nhóm o Tôn trọng cá nhân o Tổ chức luôn học hỏi, luôn đổi mới o Định hướng theo mục tiêu và kết quả cuối cùng o Lòng tin, sự cam kết 2.6 Giá trị văn hóa o Văn hóa con người i. Văn hóa công ty: Đam mê, Chung sức, Chiến thắng ii. Ban lãnh đạo của Masan Consumer Hiểu rõ triết lý: chú trọng việc thu hút nhân tài o Văn hóa làm việc i. Ở Masan rất coi trọng tinh thần doanh nhân (entrepreneurship). Có thể ví cả tập đoàn như một “giant start-up”, và mỗi nhân viên là một doanh nhân trẻ. Văn hóa làm việc tại Masan có thể coi là khá aggressive, tính linh hoạt cao
  15. o Chế độ đãi ngộ cho nhân viên i. Masan luôn đưa ra những chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc hấp dẫn nhằm thu hút và giữ chân nhân tài o Hoạt động thiện nguyện i. Lễ hội Tết Việt 2020: Tài trợ chuyến tham quan cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cùng thấy cô giáo tại các trung tâm, mái ấm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trải nghiệm không gian Tết Cổ truyền và vui chơi tại Lễ hội Tết Việt 2020 ii. Kiến tạo nhịp cầu: Hoàn thành chiếc cầu dây văng lớn, cải thiện điều kiện di chuyển của hơn 900 hộ gia đình quanh khu vực cầu, thúc đẩy giao thương, góp phần cùng phát triển kinh tế xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang iii. Trao tặng 10.000 suất ăn cho người nghèo, những gia đình đang gặp khó khăn giữa mùa dịch Covid-19 tại Tp. Hồ Chí Minh iv. Kết hợp Thành đoàn TP.HCM tổ chức tặng quà cho 10.000 thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố
  16. Chương 3 Kết luận, nêu ra thực trạng văn hóa ở các doanh nghiệp Việt Nam 3.1 Bốn xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp o Tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh o Coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp o Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp o Coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức 3.2 Giải pháp xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp Việt Nam o Chúng ta có thể áp dụng mô hình văn hóa gia đình nhưng cần phải có kỷ luật tạo một niềm tự hào gắn bó của nhân viên với công ty thúc đẩy sự sáng tạo và cống hiến của họ o Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược thị trường chiến lược phát triển kinh doanh đi đôi với xây dựng văn hóa doanh nghiệp o Muốn vậy đầu tiên doanh nghiệp cần phải coi nhân lực là một nguồn vốn đặc biệt cần chăm lo cho con người trong doanh nghiệp về mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân