Đề tài Triết lý kinh doanh của Tập đoàn công nghệ CMC

pdf 25 trang haiha333 6110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Triết lý kinh doanh của Tập đoàn công nghệ CMC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_triet_ly_kinh_doanh_cua_tap_doan_cong_nghe_cmc.pdf

Nội dung text: Đề tài Triết lý kinh doanh của Tập đoàn công nghệ CMC

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ   BÀI TẬP LỚN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP ĐỀ TÀI: Triết lý kinh doanh của Tập đoàn công nghệ CMC Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Quang Chƣơng Nhóm sinh viên thực hiện: Họ và tên MSSV Mã lớp 1. Nguyễn Minh Tuấn 20185420 125504 2. Phạm Anh vũ 20185428 125504 3. Trần Huy Hoàng 20185362 125504 Hà Nội, tháng 5 năm 2021
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 3 1.1. Khái niệm triết lý kinh doanh 3 1.2. Nội dung triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 3 1.2.1. Sứ mệnh của doanh nghiệp 3 1.2.2. Các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp 4 1.2.3. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp 5 1.3. Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 6 1.3.1. Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp 6 1.3.2. Cách thức xây dựng triết lý doanh nghiệp 8 1.4. Các hình thức thể hiện của triết lý doanh nghiệp 9 1.5. Vai trò của triết lý doanh nghiệp trong quản lý và phát triển doanh nghiệp 9 CHƢƠNG 2. TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC 12 2.1. Tổng quan về Tập đoàn công nghệ CMC 12 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn 12 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 14 2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và hệ thống các giá trị cốt lõi của CMC 14 2.2.1. Tầm nhìn 15 2.2.2. Sứ mệnh 15 2.2.3. Hệ thống các giá trị cốt lõi 15 2.3. Quan niệm kinh doanh của CMC 17 CHƢƠNG 3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC VÀ BÀI HỌC TỪ TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CMC 18 3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc CMC trong những năm qua 18 3.2. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển của CMC trong thời gian tới 20 3.2.1. Mục tiêu vị thế Tập đoàn 20 3.2.2. Định hướng chiến lược các khối kinh doanh cốt lõi 20 3.3. Bài học rút ra từ triết lý kinh doanh của CMC 21 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Triết lý kinh doanh là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh, nhằm giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Triết lý kinh doanh cũng là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, nó đề ra các mục tiêu và phương pháp mà cộng đồng nhân viên trong doanh nghiệp phải đạt tới. Trải qua thời gian, triết lý này dẫn tới nhiều phương pháp hành động tạo thành văn hóa doanh nghiệp. Một kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với việc xác định triết lý kinh doanh một cách rõ ràng. Triết lý kinh doanh được xem là bước chuẩn bị đầu tiên trong quản lý của doanh nghiệp mà cụ thể là quản lý chiến lược. Triết lý kinh doanh được hình thành dần từ kinh nghiệm kinh doanh, nghĩa là những người thành lập doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh quản lý đã từ kinh nghiệm rút ra triết lý kinh doanh; hoặc là ngay thời kỳ đầu mới thành lập, những người lãnh đạo doanh nghiệp đã chủ động xây dựng triết lý làm định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có triết lý kinh doanh vững mạnh. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (hay triết lý doanh nghiệp) là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Thực tế cho thấy, sự phát triển của doanh nghiệp được định hướng từ triết lý doanh nghiệp đúng đắn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, triết lý doanh nghiệp còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cần khai thác được vai trò của triết lý doanh nghiệp và hình thành được triết lý doanh nghiệp cho mình để nhanh chóng phát triển, rút ngắn thời khoảng cách giữa các doanh nghiệp nước ta với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Nhận thấy Tập đoàn công nghệ CMC (CMC Corp.) là một trong những tập đoàn có triết lý kinh doanh khá bài bản, nên chúng em đã lựa chọn đề tài: “Triết lý kinh doanh của Tập đoàn công nghệ CMC”. 2
  4. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.1. Khái niệm triết lý kinh doanh Định nghĩa theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh. Định nghĩa theo các yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (triết lý doanh nghiệp) là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Định nghĩa theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Con đường chung của sự hình thành các triết lý kinh doanh là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về kinh doanh bằng triết lý kinh doanh; tác giả của triết lý kinh doanh thường là những người hoạt động kinh doanh – doanh nhân từng trải. Triết lý kinh doanh là một trong những biểu hiện của văn hóa trong hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng triết lý kinh doanh cho riêng mình như là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động kinh doanh đạt được mục đích đã theo đuổi. Triết lý kinh doanh rất phong phú và nhiều loại khác nhau. Dựa vào quy mô của các chủ thể kinh doanh – quy mô tổ chức người – có thể chia các triết lý kinh doanh làm ba loại cơ bản: (1) Triết lý áp dụng cho các cá nhân kinh doanh. (2) Triết lý cho các tổ chức kinh doanh, chủ yếu là triêt lý về quản lý của doanh nghiệp. (3) Triết lý vừa có thể áp dụng cho các cá nhân lại vừa có thể áp dụng cho các tổ chức kinh doanh. 1.2. Nội dung triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp gồm ba nội dung chính sau: sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp và hệ thống các giá trị của doanh nghiệp. 1.2.1. Sứ mệnh của doanh nghiệp - Thế nào là bản tuyên bố sứ mệnh (sứ mệnh) hay bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp? Một văn bản triết lý doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp hay còn gọi là tôn chỉ, mục đích của nó. Đây là phần nội dung có tính khái quát cao, giàu tính triết học. Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại” của doanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, tín điều, nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào. Bản tuyên bố sứ mệnh hay còn gọi là bản tuyên bố nhiệm vụ phải xác định những gì mà doanh nghiệp (tổ chức) đang phấn đấu vươn tới trong thời gian lâu dài. Về cơ bản, bản tuyên bố 3
  5. nhiệm vụ xác định phương hướng chỉ đạo của tổ chức và những mục đích độc đáo làm cho doanh nghiệp đó khác biệt với các doanh nghiệp tương tự khác. Sứ mệnh thể hiện vai trò quan trọng của nó ở việc xác định phương hướng của doanh nghiệp một cách quán triệt và truyền tải ý nghĩa đó tới tất cả các thành viên của tổ chức ở mọi cấp, từ đó giúp cho các thành viên có định hướng rõ ràng và gắn kết công việc của họ với phương hướng của tổ chức. Thông thường, bản tuyên bố sứ mệnh xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, nêu rõ tầm nhìn và thể hiện các giá trị pháp lý, đạo đức kinh doanh cơ bản. - Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh (1) Lịch sử: Mọi tổ chức cho dù lớn hay nhỏ đều có một lịch sử về các mục tiêu, thành tích, sai lầm và chính sách. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử của tổ chức trước khi xây dựng bản tuyên bố sứ mệnh sẽ cho phép thấy được những đặc điểm và sự kiện quan trọng trong quá khứ cần lưu ý khi xây dựng định hướng chiến lược tương lai. (2) Những năng lực đặc biệt: Một tổ chức có thể làm được nhiều việc, tuy nhiên nó phải nhận diện được điểm mạnh nổi trội của mình làm việc gì tốt nhất. Những năng lực đặc biệt là những gì mà một tổ chức làm tốt đến mức trên thực tế chúng tạo ra một lợi thế hơn các tổ chức tương tự. (3) Môi trƣờng: Môi trường của tổ chức quyết định những cơ hội, những hạn chế và những mối đe dọa, do vậy cần nhận dạng trước khi xây dựng bản tuyên bố sứ mệnh. - Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh (bản tuyên bố nhiệm vụ) (1) Tập trung vào thị trƣờng chứ không phải sản phẩm cụ thể: Những doanh nghiệp xác định nhiệm vụ theo sản phẩm họ làm ra gặp trở ngại khi sản phẩm và công nghệ bị lạc hậu, nhiệm vụ đã đặt ra không còn thích hợp và tên của những tổ chức đó không còn mô tả được những gì họ làm ra nữa. Vì vậy, một đặc trưng cơ bản của bản tuyên bố sứ mệnh tập trung vào một lớp rất rộng các nhu cầu mà tổ chức đang tìm cách thỏa mãn, chứ không phải vào sản phẩm vật chất hay dịch vụ mà tổ chức đó hiện đang cung cấp. (2) Khả thi: Bản tuyên bố sứ mệnh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực và phấn đấu để đạt được nhiệm vụ đã đặt ra, tuy nhiên những nhiệm vụ này cũng phải mang tính hiện thực và khả thi. Nói cách khác, nó phải mở ra một tầm nhìn tới những cơ hội mới, nhưng không được dẫn dắt doanh nghiệp vào những cuộc phiêu lưu không hiện thực vượt quá năng lực của nó. (3) Cụ thể: Bản tuyến bố sứ mệnh phải cụ thể và xác định phương hướng, phương châm chỉ đạo để ban lãnh đạo lựa chọn các phương án hành động, không được quá rộng và chung chung. Đồng thời, sứ mệnh của doanh nghiệp cũng không nên xác định quá hẹp. Điều đó có thể kìm chế sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2.2. Các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp Sứ mệnh của doanh nghiệp thường được cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính, có tính chiến lược của nó. Các mục tiêu là những điểm cuối của nhiệm vụ của doanh nghiệp; mang tính cụ thể và khả thi cần thực hiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp. Việc xây dựng các mục tiêu cơ bản rất có ý nghĩa đối với sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Những mục tiêu này thường tập trung ở các vấn đề như: vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, những 4
  6. sự đổi mới, năng suất, các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính, khả năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thành tích và thái độ của công nhân và trách nhiệm xã hội. - Đặc điểm của các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp: (1) Có thể biến thành những biện pháp cụ thể. (2) Định hướng: làm điểm xuất phát cho những mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn ở các cấp thấp hon trong doanh nghiệp đó. Khi đó các nhà quản trị đều biết rõ những mục tiêu của mình quan hệ như thế nào với những mục tiêu của các cấp cao hơn. (3) Thiết lập thứ tự ưu tiên lâu dài trong doanh nghiệp. (4) Tạo thuận lợi cho việc kiểm tra quản trị, bởi những mục tiêu cơ bản chính là những tiêu chuẩn để đánh giá thành tích chung của toàn tổ chức. 1.2.3. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản thường không được nói ra của những người làm việc trong doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với những người sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng hữu quan. Những con người cụ thể dù là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ thực hiện triệt để các giá trị đã được xậy dựng. Những giá trị này bao gồm: - Những nguyên tắc của doanh nghiệp (ví dụ như chính sách xã hội, các chính sách đối với khách hàng). - Lòng trung thành và cam kết. - Hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi - một ý nghĩa to lớn của sứ mệnh giúp tạo ra một môi trường làm việc trong đó có những mục đích chung. - Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp; trong đó đề cập đến bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên doanh nghiệp đối với thị trường, cộng đồng khu vực và xã hội bên ngoài. Mỗi công ty thành đạt đều có các giá trị văn hóa của nó. Các giá trị này được sắp xếp theo một thang bậc nhất định tùy thuộc vào tầm quan trọng của nó tạo nên một hệ thống các giá trị của công ty. Khái niệm giá trị ở đây được hiểu là những phẩm chất, năng lực tốt đẹp có tính chuẩn mực mà mỗi thành viên cũng như toàn công ty cần phấn đấu để đạt tới và phải bảo vệ, giữ gìn. Các giá trị vừa có tính pháp quy vừa có tính giáo quy, song tính giáo quy – định hướng và giáo dục bằng văn hóa có vai trò quan trọng hơn. Hệ thống giá trị là cơ sở để quy định, xác lập nên các tiêu chuẩn về đạo đức trong hoạt động của công ty. Nói đơn giản hơn, nó là một bảng các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh của công ty. Trong một nền văn hóa thì hệ thống các giá trị là thành phần cốt lõi của nó và là cái rất ít biến đổi. Các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa đều có đặc điểm chung là đề cao nguồn lực con người, coi trọng các đức tính trung thực, kinh doanh chính đáng, chất lượng, như là những mục tiêu cao cả, cần vươn tới. Đó chính là những giá trị chung của lối kinh doanh có văn hóa phù 5
  7. hợp với đạo lý xã hội. Đó cũng chính là những chuẩn mực chung định hướng cho các hoạt động của tất cả các thành viên trong một doanh nghiệp. 1.3. Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1. Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp - Điều kiện về cơ chế pháp luật Triết lý kinh doanh là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, thậm trí có từ nền kinh tế tự sản tự tiêu.Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường; nó ra đời khi nền kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các hoạt động kinh tế thiếu tính kinh doanh nên không có nhu cầu hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, do vậy triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp không xuất hiện trong giai đoạn này. Thể chế kinh tế thị trường được xây dựng tương đối hoàn thiện tạo ra điều kiện cạnh tranh công bằng, minh bạch sẽ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa, có triết lý tốt đẹp, cao cả. - Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo Các doanh nghiệp độc lập (khác với công ty con của các tập đoàn lớn) trong những tháng năm đầu tiên chưa đặt ra vấn đề về triết lý kinh doanh. Thời gian đó, do mới thành lập, doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với thách thức có tồn tại được hay không và gặp phải những khó khăn chồng chất. Một số doanh nghiệp sau khi qua giai đoạn đầu buộc phải tìm cách phát huy mọi nguồn lực của mình để phát triển; cùng với việc đẩy mạnh, mở rộng đầu tư, phát triển công nghệ và nâng cao hiệu suất, nó cũng cần xác định bản sắc văn hóa của mình, trong đó có vấn đề triết lý doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tồn tại, phát triển lâu dài, số nhân viên của nó càng nhiều hơn thì vấn đề văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh của nó càng trở nên cấp bách hơn. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp cụ thể. Bản thân những người này cũng cần có kinh nghiệm và thời gian để phát hiện các tư tưởng về quản trị doanh nghiệp và cần thêm nhiều thời gian nữa để kiểm nghiệm, đánh giá về giá trị của các tư tưởng này trước khi có thể công bố trước nhâ viên. Kinh nghệm, “độ chín” của các tư tưởng kinh doanh và quản lý doanh nghiệp là yếu tố chủ quan song không thể thiếu đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp. - Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của một doanh nghiệp nhưng các ý tưởng cơ bản của nó bao giờ cũng xuất phát từ người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đòi hỏi phải thực sự có văn hóa, trí tuệ, lòng dũng cảm và tài năng bởi bản chất của văn hóa kinh doanh nói chung và triết lý kinh doanh nói riêng là làm cho cái lợi gắn với cái đúng, cái 6
  8. tốt và cái đẹp. Nhân cách và phong thái của nhà sáng lập doanh nghiệp thường được in đậm trong sắc thái của triết lý doanh nghiệp. Trong nhân cách của nhà doanh nghiệp thì các yếu tố bản lĩnh và phẩm chất đạo đức có tác động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của triết lý kinh doanh do họ đề xuất. Nếu một nhà kinh doanh kém năng lực thì sẽ không có cơ hội rút ra các triết lý kinh doanh. Trường hợp khác, nếu nhà doanh nghiệp có năng lực kinh doanh, thậm chí giỏi cả về quản lý, song nếu không dám hoặc không muốn nói lên quan điểm cá nhân, chủ kiến của bản thân về công việc kinh doanh của công ty thì cũng không có được triết lý của công ty. Trường hợp lý tưởng nhất cho triết lý doanh nghiệp ra đời, về phía chủ thể kinh doanh, là người lãnh đạo vừa có năng lực vừa có đủ bản lĩnh và nhiệt tình truyền bá những nguyên tắc, giá trị của mình tới mọi nhân viên. Trong thực tế, những nhà quản trị doanh nghiệp này có phong thái như một nhà truyền giáo, rất say sưa với sứ mệnh và có niềm tự hào về truyền thống thành đạt của công ty theo một triết lý đặc thù của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, khi nói về năng lực của người lãnh đạo cũng cần kể đến năng lực khái quát hóa và năng lực trình bày tư tưởng kinh doanh của họ. Bên cạnh những người “nói được nhưng không làm được” còn có số người “làm được nhưng không nói được”, trong trường hợp này, sự trình bày của triết lý doanh nghiệp luôn đòi hỏi sự ngắn gọn, khúc triết và dễ hiểu. Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của những người làm (kinh doanh) giỏi và nói, viết giỏi. - Điều kiện về sự chấp nhận tự giác của đội ngũ cán bộ, công nhân viên Tuy tác giả của triết lý doanh nghiệp thuộc về tầng lớp lãnh đạo, quản lý, nhưng nó chỉ thực sự là triết lý kinh doanh chung của doanh nghiệp khi được toàn thể nhân sự (cán bộ, công nhân viên) trong doanh nghiệp đó tự nguyện, tự giác chấp nhận. Muốn vậy các cấp lãnh đạo phải thực hiện nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải gương mẫu và kiên trì trong việc thực hiện triết lý trước nhân viên. Mọi triết lý doanh nghiệp do bộ phận lãnh đạo ban hành một cách cưỡng bức hoặc quá vội vàng sẽ không có giá trị, nó chỉ tồn tại về mựt hình thức. Muốn làm được điều này thì nội dung của bản triết lý, trong phần mục tiêu, các giá trị và phương thức hoạt động của nó, phải đảm bảo được lợi ích của tầng lớp người lao động, chứ không chỉ lợi ích của tầng lớp quản lý và các nhà đầu tư; nó phải khẳng định được rằng các lợi ích mà nhân viên thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ và nhờ vậy, công ty sẽ có một tương lai lâu dài, tươi sáng. Tính đồng thuận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên đối với sự ra đời và nội dung của triết lý doanh nghiệp sẽ cao hơn nếu mọi người có quyền thảo luận, tham gia vào việc xây dựng văn bản này. Nói khác đi, quá trình hoàn thiện văn bản triết lý doanh nghiệp phải diễn ra công khai, dân chủ mở rộng. Yêu cầu này có liên quan tới điều kiện 3 đã nói trên: Muốn có sự đồng thuận của nhân viên đối với triết lý thì những tác giả đầu tiên của nó – bộ phận lãnh đạo, quản lý donah nghiệp – phải có đủ uy tín và chiến được lòng tin, tình cảm quý trọng của những người còn lại trong công ty. Như vậy, doanh nghiệp cần có một môi trường bên trong lành mạnh và nền văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp. 7
  9. 1.3.2. Cách thức xây dựng triết lý doanh nghiệp Việc xây dựng triết lý kinh doanh, với tư cách là tài sản tinh thần của doanh nghiệp không phải là một điều dễ dàng mà nó phải là sự nỗ lực của người lãnh đạo và các thành viên của doanh nghiệp. Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể hình thành theo ba cách: (1) Triết lý kinh doanh được hình thành dần từ kinh nghiệm kinh doanh Đây là con đường hình thành triết lý của hầu hết các doanh nghiệp lớn có truyền thống lâu đời và tiếp tục thành đạt cho đến hôm nay. Đây là triết lý kinh doanh do những người sáng lập (hoặc lãnh đạo) doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh và quản lý đã từ kinh nghiệm, từ thực tiễn thành công nhất định của doanh nghiệp đã rút ra triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Họ đã kiểm nghiệm rồi đi đến một sự tin tưởng rằng doanh nghiệp của họ cần có một cương lĩnh, một cách thức kinh doanh riêng và việc truyền bá, phát triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố rất quan trọng để tiếp tục thành công; cần phải có một triết học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân viên như một văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. (2) Triết lý kinh doanh được tạo lập theo kế hoạch của Ban lãnh đạo Ở một số doanh nghiệp, do nhận thức được vai trò của văn hóa kinh doanh, có nhu cầu cấp thiết phải xây dựng triết lý kinh doanh, người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận chuyên trách sẽ soạn thảo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó lấy ý kiến đóng góp của tập thể thành viên của doanh nghiệp để hoàn thiện. Theo cách này, người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận soạn thảo sẽ nghiên cứu toàn diện các đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp, các giá tị cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi, các quan niệm về đạo đức, các nguyên tắc kinh doanh, mục tiêu của doanh nghiệp Sau đó, họ có thể tập hợp thành văn bản và gửi xuống các phòng ban, các đơn vị trực thuộc để khuyến khích mọi người thảo luận, góp ý hoàn chỉnh. Những vấn đề thống nhất sẽ được phê chuẩn và ban hành để mọi người thực hiện. Thông qua thảo luận, góp ý kiến của mọi người, triết lý kinh doanh sẽ trở nên hoàn thiện dần và tạo được sự nhất trí cao, dễ được mọi người chấp nhận và hoàn thiện. Tuy nhiên, triết lý kinh doanh được soạn thảo theo số đông có thể sẽ thiếu tính độc đáo, sâu sắc. Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, rút ngắn được thời gian xây dựng. (3) Xây dựng triết lý kinh doanh bằng cách mời chuyên gia tư vấn, là những người am hiểu và có kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Để có thể tư vấn xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp, các chuyên gia sẽ đến tìm hiểu về các hoạt động của doanh nghiệp, tìm hiểu phong cách lãnh đạo, định hướng giá trị của doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, tình cảm của lãnh đạo doanh nghiệp và của cả các thành viên của doanh nghiệp Sau đó, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm đã có, các chuyên gia sẽ đưa ra một số phương án để doanh nghiệp lựa chọn bằng cách thảo luận giữa những người trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc tham khảo ý kiến rộng rãi của các thành viên trong doanh nghiệp. 8
  10. 1.4. Các hình thức thể hiện của triết lý doanh nghiệp Hình thức tồn tại của văn bản triết lý kinh doanh rất phong phú đa dạng. Triết lý kinh doanh được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau: - Có nhiều văn bản triết lý doanh nghiệp được in ra trong các cuốn sách nhỏ phát cho nhân viên; có thể là một văn bản nêu rõ thành từng mục; một số doanh nghiệp chỉ có triết lý kinh doanh dưới dạng một vài câu khẩu hiệu chứ không thành văn bản. Thậm chí có công ty còn rút gọn triết lý của mình trong một chữ. Có khi là một bài hát hoặc bộ luật đạo lý, có khi là một công thức, có khi thể hiện qua những chiến lược chính của doanh nghiệp, có khi được trình bày qua các quy tắc của công ty. Một văn bản triết lý doanh nghiệp đầy đủ thường bao gồm cả sứ mệnh, hệ thống mục tiêu, hệ thống giá trị của doanh nghiệp, ngoài ra, nó còn thêm phần nội dung giải đáp những thắc mắc của nhân viên liên quan tới việc thực hiện các hành vi phù hợp với giá trị và chuẩn mực (đạo đức) của doanh nghiệp. Văn bản triết lý doanh nghiệp như trên được in thành một cuốn sách riêng; trong khi đó, một số doanh nghiệp chỉ nêu một số nội dung triết lý của nó như phần sứ mệnh, mục tiêu, các giá trị và in liền các nội dung này trong cuốn Sổ tay nhân viên. - Tính chất triết học của văn bản triết lý doanh nghiệp không chỉ khác nhau giữa các công ty mà còn khác nhau giữa các phần nội dung của một bản triết lý. Thông thường, phần nội dung sứ mệnh – mục đích và các giá trị là những phần có độ đậm đặc về triết lý nhiều nhất, song cũng có những văn bản có tính triết học nhiều ở phần phương thức thực hiện. - Độ dài của văn bản triết lý cũng rất khác nhau giữa các chủ thể công ty và điều này cong phụ thuộc vào nền văn hóa dân tộc của họ. - Văn phong của các bản triết lý doanh nghiệp thường giản dị mà hùng hồn, ngắn gọn mà sâu lắng, dễ hiểu và dễ nhớ. Để tạo ấn tượng, có công ty nêu triết lý kinh doanh nhấn mạnh vào tính độc đáo, khác thường của mình. Triết lý công ty như vậy giống như các thông điệp quảng cáo. 1.5. Vai trò của triết lý doanh nghiệp trong quản lý và phát triển doanh nghiệp - Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của nó Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa và bằng phương thức này, nó có thể phát triển một cách bền vững. Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi thành tố của văn hóa doanh nghiệp có một vị trí, vai trò khác nhau trong một hệ thống chung. Trong đó, hạt nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị. Do vạch ra sứ mệnh – mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu, một hệ thống các giá trị có tính pháp lý và đạo lý, chủ yếu là giá trị đạo đức của doanh nghiệp nên triết lý doanh nghiệp tạo nên một phong thái văn hóa đặc thù của doanh nghiệp. Nói gọn hơn, triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của phong cách – phong thái của doanh nghiệp đó. 9
  11. Triết lý doanh nghiệp là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh thần – ý thức của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức đời thường và tâm lý xã hội. Một khi đã phát huy được tác dụng thì triết lý doanh nghiệp trở thành ý thức luận và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo. Dó đó, triết lý doanh nghiệp là cơ sở bảo tồn phong thái và bản sắc văn hóa của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngoài; nó là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là cái tinh thần “thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh thống nhất”, tạo ra một hợp lực hướng tâm chung. Do vậy, triết lý doanh nghiệp là công cụ tốt nhất của doanh nghiệp để thống nhất hành động của người lao động trong một sự hiểu biết chung về mục đích và giá trị. Tóm lại, triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này; qua đó, nó góp phần tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong số các yếu tố hợp thành văn hóa doanh nghiệp. - Triết lý doanh nghiệp là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp Triết lý kinh doanh thể hiện quan điểm chủ đạo của những người sáng lập về sự tồn tại và phát triển donah nghiệp. Đồng thời, triết lý doanh nghiệp cũng thể hiện vai trò như là kim chỉ nam định hướng cho doanh nghiệp, các bộ phận cũng như các cá nhân trong doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh (thể hiện rõ sứ mạng, tôn chỉ của công ty) có vai trò: + Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp. Đảm bảo nhất trí về mục đích trong doanh nghiệp. Định rõ mục đích của doanh nghiệp và chuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu cụ thể. + Nội dung triết lý kinh doanh rõ ràng là điều kiện hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách hiệu quả. Một kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với một sứ mệnh kinh doanh đã được xác định một cách rõ ràng. Triết lý kinh doanh (thể hiện rõ qua bản sứ mệnh) được chuẩn bị kỹ được xem như bước đầu tiên trong quản trị chiến lược. + Triết lý kinh doanh cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức. Sứ mệnh hay mục đích của doanh nghiệp là một yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, marketing, tài chính và quản trị nhân sự. Mỗi bộ phận chuyên môn hay tài vụ này phải dựa vào mục đích hay sứ mệnh của công ty để đề ra mục tiêu của bộ phận mình. Tính định tính, sự trừu tượng của triết lý kinh doanh cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thích nghi với môi trường đang thay đổi và các hoạt động bên trong. 10
  12. Nó tạo ra sự linh động trong việc thực hiện, sự mềm dẻo trong kinh doanh. Nó chính là một hệ thống các nguyên tắc tạo nên cái “dĩ bất biến ứng vạn biến” của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp có vai trò định hướng, là một công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Nếu thiếu một triết lý doanh nghiệp có giá trị thì chẳng những tương lai lâu dài của doanh nghiệp có độ bất định cao mà ngay trong việc lập các kế hoạch chiến lược và dự án kinh doanh của nó cũng rất khó khăn vì thiếu một quan điểm chung về phát triển giữa các tầng lớp, bộ phận của tổ chức doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh là cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp. Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý doanh nghiệp là một văn bản pháp lý và cơ sở văn hóa để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có tính chiến lược, trong những tình huống mà sự phân tích kinh tế lỗ - lãi vẫn chưa giải quyết được vấn đề. - Triết lý doanh nghiệp là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên một phong cách làm việc, sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà bản sắc văn hóa của nó. Triết lý doanh nghiệp là nội dung của bài học thứ nhất đối với mọi thành viên của doanh nghiệp. Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh doanh (thể hiện rõ ở phần sứ mệnh), triết lý kinh doanh giáo dục cho công nhân viên chức đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong một môi trường vân hóa tốt, nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu vươn lên, ở họ có lòng trung thành và tinh thần lao động hết mình vì doanh nghiệp. Sự tôn trọng các giá trị chung và hành động phù hợp với các chuẩn mực hành vi trong văn bản triết lý sẽ giúp nhân viên nuôi dưỡng lòng tự tin và tinh thần trung thành với sự nghiệp của công ty – nơi mà phẩm giá và sựu nghiệp của họ được đảm bảo. Do triết lý kinh doanh đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá hành vi của mọi thành viên nên nó có vai trò điều chỉnh hành vi của nhân viên qua việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp, với thị trường khu vực và xã hội nói chung. Triết lý doanh nghiệp chứa đựng trong nó những chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc hành động để biểu dương những hành vi tốt và hạn chế những hành vi xấu. Nhờ có hệ thống giá trị được tôn trọng, triết lý doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh nghiệp – những người dễ bị tổn thương, thiệt thòi khi người quản lý của họ bị lạm dụng chức quyền hoặc ác ý tư thù. 11
  13. CHƢƠNG 2. TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC 2.1. Tổng quan về Tập đoàn công nghệ CMC Tập đoàn Công nghệ CMC là tập đoàn Công nghệ thông tin – Viễn thông lớn thứ hai tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực ở 3 khối: Khối Công nghệ & Giải pháp (Technology & Solution), Khối Kinh doanh Quốc tế (Global Business) và Khối Dịch vụ Viễn thông (Telecommunications). 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Thành lập từ năm 1993, CMC đã trải qua hơn 27 năm xây dựng, phát triển và mở rộng để trở thành một trong những công ty CNTT-VT lớn mạnh hàng đầu Việt Nam với gần 3000 nhân viên. Hiện nay, hoạt động của CMC được chuyên biệt hóa và không ngừng mở rộng sang nhiều lĩnh vực nhưng luôn lấy CNTT-VT làm năng lực cốt lõi cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường. Để có được sự phát triển như ngày nay, CMC đã trải qua những cột mốc đáng nhớ, đánh dấu sự nỗ lực và phát triển qua từng thời kỳ. * Giai đoạn khởi đầu: 1991 – 1993 Đây là giai đoạn đưa những kết quả nghiên cứu hàn lâm vào thực tiễn sản xuất bằng việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực viễn thông, công nghiệp, tự động hóa văn phòng. Năm 1991: Thành lập Trung tâm ADCOM thuộc Viện Công nghệ vi Điện tử, Viện Công nghệ Quốc gia với hai sáng lập viên là ông Hà Thế Minh và ông Nguyễn Trung Chính. Ngày 26/05/1993: Trên cơ sở của Trung tâm ADCOM, công ty TNHH HT&NT – tiền thân của CMC được thành lập, một công ty tin học nhỏ chỉ với 30 cán bộ nhân viên. * Năm năm phát triển lần thứ nhất: 1993 – 1998 Là thời kỳ xây dựng và phát triển 3 lĩnh vực Công nghệ thông tin chủ lực: Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Sản xuất máy tính bằng các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao với đội ngũ chuyên nghiệp. Năm 1995: Thành lập Phòng Tích hợp hệ thống – Công ty CMC SI ngày nay. Năm 1996: Thành lập Phòng Phát triển Phần mềm – Công ty Giải pháp Phần mềm CMC Soft ngày nay. Thành lập Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, mang tên: Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Máy tính Truyền thông II. * Năm năm phát triển lần thứ hai: 1998 – 2003 Thời kỳ phát triển về quy mô cũng như về chất lượng trong các lĩnh vực chủ lực, đưa CMC lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Năm 1998: Trên cơ sở mở rộng Phòng Hệ thống và Phòng Phát triển Phần mềm CMC đã thành lập Trung tâm Tích hợp hện thống CMC SI và Trung tâm Giải pháp Phần mềm CMC Soft. Năm 1999: CMC thành lập Công ty TNHH Máy tính Thế Trung – Công ty Máy tính CMS ngày nay. 12
  14. * Năm năm phát triển lần thứ ba: 2003 – 2008 Tiếp tục phát triển các sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực mới, hấp dẫn trong lĩnh vực CNTT; đầu tư mở rộng sang lĩnh vực viên thông và eBusiness; tái cơ cấu tổ chức – tài chính, tạo tiền đề cho giai đoạn tăng tốc mới. Năm 2006: Tái cấu trúc công ty, CMC đã trở thành một hệ thống các công ty thành viên liên kết chặt chẽ với nhau về mặt pháp lý, tài chính, nhân lực, thương hiệu. Tới thời điểm này, CMC bao gồm 3 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực ICT: Công ty Máy tính CMS, Công ty Tích hợp Hệ thống CMC, Công ty Giải pháp Phần mềm CMC. Năm 2007: Ngày 7 – 2, Công ty TNHH Máy tính Truyền thông CMC chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn CNTT mang tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC – CMC Corporation. CMC thành lập Công ty TNHH (một thành viên) Phân phối CMC (CMC Distribution). Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn Thông CMC – CMC Telecom với tỷ lệ góp vốn là 71,4% vón điều lệ của CMC Telecom. Tham gia đầu tư thành lập Đại học Bắc Hà. Tham gia đầu tư thành lập Ngân hàng Bảo Việt. Thành lập liên doanh với Systex (Đài Loan) trong lĩnh vực cung cấp thông tin tài chính. Đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cao tại khu CN Sài Đồng; góp vốn đầu tư thành lập Công ty sản xuất Điện tử Công nghệ cao Hanel. Tháng 1/2008: CMC tham gia góp vốn với Segmenta – công ty dịch vụ SAP của Đan Mạch, để thành lập Công ty Cổ phần Liên doanh Segmenta – CMC với tỷ lệ góp vốn là 50% vốn điều lệ của liên doanh. Tháng 5/2008: Thành lập Công ty Cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC (CMC InfoSec) chuyên cung cấp các sảm phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo mật thông tin. Tháng 9/2008: Thành lập Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC TI) với đối tác là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). * Năm năm phát triển lần thứ tư: 2008 – 2013 Năm 2009: CMC được Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp chứng nhận đầu tư thành lập Công ty TNHH CMC Blue France tại Pháp. Năm 2010: Trở thành nhà đầu tư chiến lược duy nhất của Netnam với 43,8% cổ phần. Năm 2011: Thành lập Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống CMC Sài Gòn (CMC SISG). Công ty Cổ phần liên doanh Segmenta – CMC chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần liên doanh Ciber – CMC (Ciber – CMC). Năm 2012: Sáp nhập Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông CMC (CMC Telecom) và Công ty cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC TI) thành công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC Telecom). 13
  15. * Năm năm phát triển lần thứ năm: 2014 – 2019 Năm 2014: Thành lập Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CIST). Năm 2015: CMC Telecom ký kết thỏa thuận đầu tư chiến lược với Tập đoàn Time dotcom Berhad (TIME) của Malaysia. Năm 2017: Khai trương Trung tâm Sáng tạo CMC, phòng thí nghiệm CMC Lab, ra mắt Quỹ Đầu tư Sáng tạo CMC. Công bố chiến lược “Go Global” và thành lập CMC Global. Tháng 6/2018: CMC và SAMSUNG SDS kí kết hợp tác chiến lược về triển khai giải pháp quản lý và điều hành nhà máy thông minh (MES) tại Việt Nam. Năm 2019: CMC ra mắt Hệ sinh thái hạ tầng mở cho Doanh nghiệp và Tổ chức C.OPE²N. Tái cấu trúc Tập đoàn, ra mắt CMC TS, đổi tên CMC Infosec thành CMC Cyber Security. Từ đó đến nay, CMC đã không ngừng xây dựng và phát triển. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con với 10 công ty thành viên, liên doanh và viện nghiên cứu hoạt động tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. CMC đã khẳng định mình là một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án ICT cấp trung và lớn trong khu vực: Chính phủ, Giáo dục, Thuế, Kho bạc, Hải quan, Bảo hiểm, Điện lực, Ngân hàng, Tài chính và Doanh nghiệp. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Trên nền tảng 3 chân kiềng chiến lược (Công nghệ thông tin – Viễn thông – Kinh doanh điện tử), CMC Corp. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, trong các lĩnh vực: Cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống và giải pháp CNTT, sản xuất phần mềm, sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam, phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm CNTT, cung cấp dịch viễn thông và kinh doanh điện tử. Cụ thể, lĩnh vực kinh daonh của CMC bao gồm: + Khối Công nghệ và Giải pháp: CMC tập trung vào dịch vụ IT; sản xuất, dịch vụ phần mềm; tích hợp hệ thống; bảo mật thông tin và chuyển đổi số. + Khối Kinh doanh quốc tế gồm có: Xuất khẩu phần mềm / IT; dịch vụ BPO; dịch vụ Cloud; dịch vụ viễn thông; dịch vụ an ninh mạng; tư vấn và triển khai SAP / CRM. + Khối Dịch vụ Viễn thông: CMC tập trung vào các lĩnh vực đường truyền Internet & Dữ liệu, Data Center, Multi – Cloud, dịch vụ Giá trị gia tăng (VAS). Khi cần thiết, Đại Hội đồng cổ đông công ty quyết định việc chuyển hay mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật. 2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và hệ thống các giá trị cốt lõi của CMC Trong Thư ngỏ gửi cho toàn thể cán bộ nhân viên nhân dịp chào đón sinh nhật CMC tròn 26 tuổi, ông Nguyễn Trung Chính – Chủ tịch Tập đoàn CMC đã viết rõ: “Thế giới đang chuyển mình với tốc độ chóng mặt – chuyển dịch số. Tập đoàn Công nghệ CMC đang khát khao vươn mình thành tập đoàn toàn cầu, khát khao tạo nên những bước đột phá trong làn sóng công nghệ 14
  16. mới, khát khao trở thành Tập đoàn số, đi đầu trong chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ số cho khu vực và thế giới. Để đạt được được mục tiêu trên, Tập đoàn CMC đang nỗ lực trang bị những hành trang quan trọng nhất, tạo động lực mạnh mẽ cho người CMC tự tin bước vào giai đoạn mới. Một trong những hành trang đó là Phát triển Văn hóa CMC, yếu tố quyết định sự phát triển và trường tồn của doanh nghiệp ”. Trên cơ sở đó, Tập đoàn đã thay đổi Tầm nhìn – Sứ mệnh – Slogan và lựa chọn ra bộ giá trị cốt lõi 4C làm phương châm hành động, nhằm thể hiện khát khao chinh phục mục tiêu đưa ra. 2.2.1. Tầm nhìn “Với khát khao và đam mê, CMC phấn đấu trở thành Tập đoàn Công nghệ Thông tin và Viễn thông hàng đầu thế giới”. 2.2.2. Sứ mệnh “Dẫn đầu các làn sóng công nghệ mới, nỗ lực phát triển những sản phẩm – dịch vụ - giải pháp công nghệ đẳng cấp thế giới, mang lại những giá trị vượt trội cho khách hàng, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong kỷ nguyên số, xây dựng đất nước hùng cường”. Để phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh mới, CMC đã thay đổi Slogan của mình: “Aspire to inspire the digital world - Khát khao chinh phục thế giới số” 2.2.3. Hệ thống các giá trị cốt lõi Bộ giá trị cốt lõi 4C bao gồm: + Creativity + C-Speed + Commitment + Customer Centricity Với ý nghĩa: Mọi hành động của người CMC đều xuất phát từ trái tim Hướng Khách Hàng. Bằng khát khao và đam mê Sáng Tạo không ngừng nghỉ, người CMC quyết tâm vươn tới tốc độ nhanh nhất, Tốc Độ Ánh Sáng, trong cả tư duy và hành động để truyền cảm hứng và thực hiện tốt những Cam Kết của mình. 15
  17. #1. CREATIVITY – Sáng tạo là đam mê! CMC đam mê sáng tạo ngay từ ngày đầu khởi nghiệp và luôn hết mình vì đam mê đó. Với CMC, sáng tạo là chấp nhận khác biệt, là khát khao thay đổi và sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới. CMC luôn khuyến khích nhân viên dám nghĩ dám làm, học hỏi không ngừng, tích cực khai thác tiến bộ của công nghệ, tạo ra những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo, có bản sắc riêng. CMC tin rằng, chỉ có sáng tạo mới có thể làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống, mang lạ i niềm tự hào cho người CMC, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. #2. C-SPEED – Tốc độ là lợi thế Theo thuyết tương đối của Einstein, không gì có thể nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Với “khát khao chinh phục thế giới số”, CMC quyết tâm chọn C- Speed, nhanh như ánh sáng, làm kim chỉ nam cho tư duy và hành động. CMC luôn tự đặt ra thách thức “Nhanh hơn, Nhanh nữa, Nhanh Nhất” để quyết tâm vươn cao, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sự phát triển vượt trội của CMC. CMC tin rằng, tốc độ sẽ tạo nên những kỳ tích, C-Speed sẽ đưa CMC lên tầm cao mới! #3. COMMITMENT – Cam kết là sức mạnh Với CMC, cam kết là việc biến những thỏa thuận, mục tiêu thành hiện thực. CMC cam kết luôn chính trực trong mọi hoạt động, nỗ lực hết mình để đảm bảo tốt nhất chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện. CMC tin rằng, cam kết chính là sự tôn trọng trong hợp tác, là sự hội tụ sức mạnh ý chí, phát huy tối đa năng lực, thúc đẩy người CMC vươn tới những đỉnh cao mới. #4. CUSTOMER CENTRICITY – Hƣớng khách hàng là triết lý hành động Mọi giá trị cốt lõi của CMC đều hướng tới một mục tiêu – Khách hàng. CMC luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng, thấu hiểu và nỗ lực đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, mang lại thành công cho khách hàng. Luôn tâm niệm “Những gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm được tới trái tim”, CMC đặt toàn tâm vào việc nghiên cứu, phát triển những sản phẩm – dịch vụ hiệu quả, cá thể hóa từng khách hàng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm trên cả mong đợi. CMC tin rằng, với nỗ lực nâng tầm giá trị cho khách hàng, CMC sẽ nhận được sự tin tưởng và gắn bó lâu dài của khách hàng. 16
  18. 2.3. Quan niệm kinh doanh của CMC Cùng CMC “hướng tới tương lai số” Ông Nguyễn Trung Chính – Tổng giám đốc CMC Corp. chia sẻ rằng: “Khẩu hiệu Hướng tới tương lai số là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng tôi. Trên bình diện tương lai số hóa toàn cầu, nguy cơ về khoảng cách số sẽ kéo theo sự tụt hậu về kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với kỳ vọng góp phần giúp đất nước thành công trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, CMC khẳng định quyết tâm tham gia xây dựng cây cầu công nghệ thông tin và viễn thông 3 làn: Cuộc sống số - Nền tảng số - Hành chính số, xóa bỏ khoảng cách số với các nước phát triển, đưa xã hội Việt Nam tiến vào tương lai số, sánh vai với các cường quốc năm châu”. Bên cạnh đó, CMC cũng rất quan tâm, chú trọng trong Quản trị rủi ro (QTRR): Tập đoàn CMC xây dựng khung QTRR hướng đến thông lệ và chuẩn mực quốc tế ISO 31000, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với mô hình tổ chức và môi trường hoạt động kinh doanh của Việt Nam. Công tác QTRR tại CMC được xây dựng nhằm các mục tiêu chính sau đây: (1) Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn được đánh giá rủi ro thường xuyên, liên tục. (2) Thiết lập cơ chế, hệ thống báo cáo rủi ro đầy đủ, chính xác và kịp thời. (3) QTRR được hỗ trợ bởi phương pháp định tính và định lượng. (4) Xây dựng một ngôn ngữ chung về QTRR nhằm tăng cường văn hóa quản trị rủi ro toàn Tập đoàn. Quan điểm QTRR của Tập đoàn là luôn gắn hoạt động QTRR vào hoạt động kinh doanh thường nhật của doanh nghiệp. QTRR không phải chỉ bao gồm nhiệm vụ giảm thiểu và kiểm soát rủi ro, mà cần phân tích đầy đủ rủi ro nhằm tối ưu hóa mối tương quan giữa rủi ro và cơ hội và chấp nhận rủi ro trong phạm vi cho phép của tập đoàn. Nhờ đó, Tập đoàn chọn lọc và chấp nhận rủi ro một cách thận trọng và có kiểm soát nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 17
  19. CHƢƠNG 3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC VÀ BÀI HỌC TỪ TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CMC 3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc của CMC trong những năm qua * Năm 2003: CMC được trao tặng Huân chương lao động Hạng 3. CMS nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt. * Năm 2010: Chính thức niêm yết hơn 63.5 triệu cổ phiếu với mã CMG tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Trở thành nhà đầu tư chiến lược duy nhất của Netnam với 43.8% cổ phần. Khánh thành Tòa nhà CMC (CMC Tower) – công trình gắn biển Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nhận Huân chương lao động Hạng 2. * Năm 2013: CMC Soft được vinh danh TOP 20 Thương hiệu nổi tiếng ASEAN. Dịch vụ bảo mật của CMC InfoSec là sản phẩm được ưa chuộng nhất năm do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) bình chọn. * Năm 2014: CMC được UBND thành phố Hà Nội trao tặng cờ thi đua “Đơn vị có thành tích xuất sắc”. CMS, CMC Telecom và CMC SISG nhận Huy chương vàng ICT và Top 5 ICT Việt Nam. CMC Soft được vinh danh Top 30 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam. * Năm 2015: Tập đoàn CMC đạt danh hiệu “Top 5 đơn vị Công nghệ thông tin – viễn thông 2015”. CMC được Bộ Tài chính vinh danh “Đối tác tiêu biểu trong lĩnh vực CNTT”. CMC Telecom ký kết thỏa thuận Đầu tư chiến lược với Tập đoàn Time dotcom Berhad (TIME) của Malaysia. CMC InfoSec tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế về phòng chống mã độc toàn cầu AVAR 2015. * Năm 2016: CMC nhận bằng khen của Bộ Thông tin & Truyền thông cho doanh nghiệp có thành tích đóng góp vào sự phát triển của ngành Thông tin Truyền thông Việt Nam. CMC SI nhận giải thưởng Đối tác năm 2016 của Microsoft. CMC Telecom đạt “Top 25 Doanh nghiệp Viễn thông triển vọng 2016” do APAC CIO Outlook xếp hạng. CMC InfoSec nhận giải thưởng “Doanh nghiệp bảo mật tiêu biểu khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2016” do tổ chức Frost & Sullivan bình chọn. 18
  20. * Năm 2017: Tập đoàn CMC công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới và chiến lược phát triển đến 2020. Công bố chiến lược “Go Global” và thành lập CMC Global. Công ty CMC Japan khai trương tại thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. CMC Telecom khai trương tuyến cáp xuyên Đông Nam Á CVCS và Trung tâm Dữ liệu thứ 3. Khai trương Trung tâm Điều hành An ninh mạng thế hệ mới CMC NextGen SOC. * Năm 2018: CMC vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba (lần thứ hai), nhận Bằng khen của Bộ Thông tin & Truyền thông cho 7 cá nhân và 4 tập thể xuất sắc. CMC Telecom được bình chọn là Top 25 Nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương (theo CIO Outlook). CMC và SAMSUNG SDS kí hợp tác chiến lược về triển khai giải pháp quản lý và điều hành nhà máy thông minh tại Việt Nam. CMC được tổ chức đánh giá độc lập Vietnam Report vinh danh Top 5 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin – Viễn thông Việt Nam uy tín. Hợp tác chiến lược Ciber- Approxima (Đan Mạch), đẩy mạnh cung cấp các giải pháp SAP tại thị trường châu Âu. * Năm 2019: CMC Telecom đạt Top 3 nhà cung cấp dịch vụ Data Center tốt nhất châu Á năm 2019 do Tạp chí Telecom Asia bình chọn. CMC đạt Top 50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2018 do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư bình chọn. CMC đạt Top 10 doanh nghiệp Công nghệ Thông tin – Viễn thông uy tín năm 2019 do Vietnam Report bình chọn. CMC TS đạt Top 10 doanh nghiêp công nghệ giải pháp phần mềm & cung ứng thiết bị công nghệ - viễn thông uy tín năm 2019. Samsung SDS và CMC ký hợp tác đầu tư chiến lược, đặt mục tiêu phát triển, cung cấp dịch vụ sản phẩm ra toàn cầu và đạt mục tiêu trở thành công ty tỷ đô trong vòng 5 năm tới. * Năm 2020: CMC Telecom được Tạp chí IIRA - Anh bình chọn là nhà cung cấp dịch vụ Cloud sáng tạo nhất 2020. CMC được HR ASIA ghi nhận là 1 trong các công ty có môi trường làm việc tốt nhất Châu Á năm 2020. 19
  21. 3.2. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển của CMC trong thời gian tới 3.2.1. Mục tiêu vị thế Tập đoàn - Trở thành tập đoàn toàn cầu, đẳng cấp quốc tế. - Phát triển kinh doanh ở ba lĩnh vực: Giải pháp công nghệ, Kinh doanh quốc tế, Dịch vụ viễn thông. - Đầu tư và phát triển năng lực chuyển đổi số bao gồm: Hạ tầng số, Giải pháp số và Dịch vụ số. Xây dựng hệ sinh thái số C.OPEN. - Tập trung vào các thị trường chiến lược: Tài chính ngân hàng, doanh nghiệp, chính phủ và mở rộng phát triển thị trường quốc tế. - Hướng tới mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD và 10.000 nhân sự vào năm 2023, trong đó doanh thu khối Giải pháp công nghệ là 10.000 tỷ VNĐ, khối Dịch vụ viễn thông là 10.000 tỷ VNĐ và khối kinh doanh quốc tế là 5.000 tỷ VNĐ. 3.2.2. Định hƣớng chiến lƣợc các khối kinh doanh cốt lõi - Khối Giải pháp công nghệ Đầu tư các giải pháp và các sản phẩm chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp. Bao gồm các giải pháp về Digital Customers, Digital Operations, Cyber Security, Cloud Computing. Đầu tư năng lực giải pháp ngành cho tài chính ngân hàng và khối doanh nghiệp. - Khối Kinh doanh quốc tế Đầu tư và cung cấp năng lực dịch vụ số cho thị trường quốc tế. Trở thành nhà cung cấp dịch vụ số Top 5 Việt Nam. Quy mô nhân sự đạt mức trên 5000 người vào năm 2023. Tập trung các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (APAC), Châu Âu, Bắc Mỹ, - Khối Dịch vụ viễn thông Đầu tư và cung cấp năng lực cung cấp hạ tầng số cho tổ chức, doanh nghiệp bao gồm dịch vụ Private Cloud (CMC Cloud) và Public Cloud, hạ tầng viễn thông, trung tâm dữ liệu lớn và các dịch vụ hạ tầng. Nhà cung cấp dịch vụ hội tụ (CSP) số 1 tại Việt Nam, lấy hạ tầng viễn thông (kết nối, trung tâm dữ liệu) làm nền tảng phát triển và tích hợp các giải pháp, dịch vụ CNTT để cung cấp đa dịch vụ cho khách hàng. Là nền tảng hệ sinh thái COPE²N của CMC. Hướng tới mục tiêu là Digtal Hub của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 20
  22. 3.3. Bài học rút ra từ triết lý kinh doanh của CMC * Hình thành triết lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm kinh doanh của nhà sáng lập doanh nghiệp: Nhắc đến Tập đoàn công nghệ CMC – một trong những Tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, không thể không nhắc đến Ông Nguyễn Trung Chính – Chủ tịch HĐQT / Chủ tịch Điều hành Tập đoàn. Với trình độ chuyên môn: Kỹ sư Điện tử viễn thông, tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa, khoa Kỹ thuật điện tử (1987), là một người nhiệt huyết và quyết liệt trong điều hành và quản trị công ty cùng với khả năng nắm bắt, nhận định thị trường rất nhạy bén và đưa ra các chỉ đạo sáng suốt, có thể nói ông là trụ cột quan trọng nhất trong việc đưa CMC từ một Công ty tin học 20 thành viên ban đầu trở thành Tập đoàn CMC hiện nay. Để trở thành Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Thông tin số 2 Việt Nam, cậu sinh viên giỏi của trường đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Trung Chính đã mất tới 30 năm. Ông đã phải vượt qua những định kiến, trải qua nhiều thăng trầm để được song hành, trưởng thành cùng sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam. Tất cả chỉ vì đam mê cháy bỏng với công nghệ. Với ông, công nghệ luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ, giúp ông được thỏa sức vùng vẫy, khám phá, tìm tòi và chinh phục những đỉnh cao mới Vượt qua những khó khăn dồn dập, đam mê thế giới số vẫn luôn cháy bỏng với ông. Năm 2007, ông và cộng sự đã quyết định lựa chọn mô hình công ty cổ phần tập đoàn thay cho công ty TNHH 2 thành viên. Nhờ đó, CMC đã có bước nhảy vọt về vốn và tài sản, trở thành công ty đại chúng có quy mô đứng thứ 2 trong ngành CNTT Việt Nam. Hơn thế nữa, hiếm có công ty nào ở Việt Nam mà nhà sáng lập viên đều là “dân” nghiên cứu về CNTT, nên con đường phát triển của CMC chỉ xoay quanh thế mạnh cốt lõi là CNTT và luôn chú trọng đầu tư cho nghiên cứu công nghệ, phát triển con người. Là kỹ sư công nghệ có tư duy kinh doanh nhạy bén nên ông Chính luôn tâm niệm “Công nghệ phải vị nhân sinh”, phải xuất phát từ nhu cầu của con người, mang đến những điều tốt đẹp cho con người chứ không phải thỏa mãn cái tôi của nhà nghiên cứu. Ông hóm hỉnh nói rằng: “Dân làm công nghệ thường mắc bệnh tự sướng nhưng mục đích đầu tiên của sản phẩm phải là phục vụ khách hàng”. Trong cuộc cách mạng 4.0, CNTT là nhóm ngành có vai trò rất lớn. Nắm bắt cơ hội này, CMC đã xây dựng mô hình “Doanh nghiệp sáng tạo” với mong muốn trở thành doanh nghiệp dẫn đầu cuộc đua chuyển đổi số. Ông cho rằng: “Cách mạng 4.0 sẽ cuốn tất cả vào một vòng xoáy cạnh tranh mạnh mẽ để rồi lập lại một trật tự mới. Rất có thể, vòng xoáy cách mạng 4.0 sẽ khiến cho nhiều tên tuổi lớn bị chìm nghỉm, ngược lại, sẽ có những công ty công nghệ trẻ, sáng tạo, 21
  23. vươn lên thành tập đoàn hùng mạnh chiếm giữ vị trí hàng đầu Tất cả phụ thuộc vào chiến lược, sự đầu tư và năng lực của đội ngũ chuyên gia, đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp đó”. Về công nghệ, Tập đoàn CMC cũng xây dựng Hệ sinh thái 4.0 với những đường truyền tốc độ nhanh, hệ thống trung tâm dữ liệu Data Center lớn, trung tâm điều hành an ninh an toàn thông tin có độ bảo mật cao và hệ thống phòng thí nghiệm LAB. Đặc biệt, hệ thống phòng LAB sẽ là nơi tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ mới theo xu thế SMACS. Đầu tư cho phòng nghiên cứu, ông kỳ vọng, đây sẽ là nơi tạo nên những giải pháp đột phá cho các sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn Công nghệ CMC, giúp CMC bật lên một vị thế mới trong cách mạng 4.0. Còn thẳm sâu trong lòng, ông muốn tạo nên một chiếc nôi để thổi bùng lên những đam mê thế giới số, mong muốn các bạn trẻ viết tiếp giấc mơ ghi danh Việt Nam lên bản đồ khoa học công nghệ thế giới chưa bao giờ nguôi trong ông. * Bài học rút ra từ triết lý kinh doanh của CMC - Luôn năng động, sáng tạo, không ngừng thay đổi để tốt hơn. - Tư duy nhanh, hành động nhanh. - Luôn trung thực, chính trực, tận tụy, nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. - Đặt khách hàng lên hành đầu, phải thấu hiểu và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, luôn giữ một trái tim hướng khách hàng. - Không ngừng cải thiện, đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng. 22
  24. KẾT LUẬN Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp chính là nhằm vào con người, hướng con người vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh, thực chất là phát huy yếu tố con người để phát triển kinh tế. Với một hệ thống triết lý kinh doanh rõ ràng, đầy đủ và mang tính thực tiễn cao, CMC không ngừng lớn mạnh và đã vươn lên trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam. CMC tự hào đi trên con đường phát triển đầy văn hóa, là sự kết tinh của những nỗ lực, của ý chí nghị lực, của sức trẻ và khát vọng tiên phong của những người con đất Việt. Triết lý kinh doanh ấy mang đậm tính nhân văn, tình thân ái, tinh thần kỷ luật, xứng đáng là tấm gương sáng cho các doanh nghiệp khác học tập. “Với khát khao cháy bỏng, Tập đoàn Công nghệ CMC đang nỗ lực không ngừng nghỉ, vươn mình thành tập đoàn toàn cầu, khát khao tạo nên những bước sáng tạo đột phá trong làn sóng công nghệ mới, khát khao tiên phong trở thành Tập đoàn số, đi đầu trong chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ số cho khu vực và thế giới. Tôi tin rằng với khát khao và đam mê, người CMC sẽ cùng nhau tạo ra những giá trị vượt trội cho khách hàng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, chinh phục được thế giới số!”, đó là những gì mà Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC nhấn mạnh trong thông điệp của mình gửi toàn thể cán bộ nhân viên. Hy vọng vào một tương lai không xa, Tập đoàn Công nghệ CMC sẽ thực hiện thành công mục tiêu, sứ mạng của mình, giúp đất nước Việt Nam ta rạng danh trên bản đồ khoa học công nghệ thế giới. 23
  25. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS Dương Thị Liễu, Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2011. 2. Bộ môn Khoa học Quản lý và Luật, Bài giảng văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp, Viện Kinh tế và Quản lý, ĐH Bách Khoa Hà Nội. 3. Tập đoàn công nghệ CMC, Báo cáo thường niên CMC 2019. 4. Website chính thức của Tập đoàn CMC: 5. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ: thitruongtaichinhtiente.vn 6. 232296 7. 8. doan-cntt-so-2-viet-nam-ca-doi-dam-me-chinh-phuc-the-gioi-so-20180505094034745.chn 24