Đề tài Trình bày về triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp – Tập đoàn FPT

pdf 16 trang haiha333 8360
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Trình bày về triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp – Tập đoàn FPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_trinh_bay_ve_triet_ly_kinh_doanh_cua_mot_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Đề tài Trình bày về triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp – Tập đoàn FPT

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ===o0o=== BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM MÔN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP Đề tài: Trình bày về triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp – Tập đoàn FPT Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quang Chương Danh sách sinh viên: 1. Nguyễn Thị Thùy Linh – 20192467 2. Hoàng Thị Thương – 20192496 3. Triệu Quang Trường – 20191641 Hà Nội, 05/2021 1
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 3 1.1. Khái niệm, vai trò của triết lý kinh doanh 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Vai trò 3 1.2. Nội dung của triết lý kinh doanh 3 1.2.1. Sứ mệnh 4 1.2.2. Mục tiêu 4 1.2.3. Hệ thống các giá trị 5 1.3. Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 5 1.3.1. Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh doanh 5 1.3.2. Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh 5 PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TRIẾT LÝ KINH 6 DOANH CỦA TẬP ĐOÀN FPT 2.1. Giới thiệu chung về tập đoàn FPT 6 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 6 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 7 2.1.3. Công ty thành viên và công ty liên kết 7 2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT 8 2.1.5. Quy mô nhân sự 9 2.2. Triết lý kinh doanh của tập đoàn FPT 10 2.2.1. Tầm nhìn 10 2.2.2. Mục tiêu 11 2.2.3. Hệ thống giá trị cốt lõi 11 2.3. Những thành công đạt được từ việc xây dựng triết lý kinh doanh 12 của Tập đoàn FPT 2.4. Những hạn chế còn tồn tại trong việc xây dựng triết lý kinh doanh 15 của Tập đoàn FPT PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 2
  3. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.1. Khái niệm, vai trò của triết lý kinh doanh 1.1.1. Khái niệm - Theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh. - Theo yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho các hoạt động kinh doanh. - Theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu triết lý kinh doanh là những quan niệm, giá trị mà doanh nghiệp, doanh nhân và các chủ thể kinh doanh theo đuổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quan niệm là cách nhận thức đánh giá về một sự kiện, hiện tượng. Giá trị là những nguyên tắc tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con người. 1.1.2. Vai trò - Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp. - Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và là cơ sở để xây dựng và quản lý chiến lược của doanh nghiệp. - Góp phần giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác của doanh nghiệp. - Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp. - Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động của các cá nhân, bộ phận và doanh nghiệp. 1.2. Nội dung của triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh bao gồm 3 nội dung chính: Sứ mệnh, mục tiêu, hệ thống giá trị. 3
  4. 1.2.1. Sứ mệnh - Khái niệm: Sứ mệnh là bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp, lý do tồn tại, quam điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích, doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào. - Thực chất nội dung này trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp chúng ta là gì? Doanh nghiệp muốn thành tổ chức như thế nào? Công việc kinh doanh của chúng ta là gì? Tại sao doanh nghiệp tồn tại? Doanh nghiệp tồn tại vì cái gì? Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì? Doanh nghiệp sẽ đi về đâu? - Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh: Lịch sử, những năng lực đặc biệt, môi trường của doanh nghiệp (tổ chức). - Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh: Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể, khả thi và cụ thể. 1.2.2. Mục tiêu - Khái niệm: Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được sau một quá trình hoạt động. Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt được sau một quá trình hoạt động sau khi thực hiện kế hoạch. - Phân loại mục tiêu: + Các mục tiêu của doanh nghiệp + Sự phân cấp của các mục tiêu + Kết hợp mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; mục tiêu bộ phận và mục tiêu tổng thể - Nguyên tắc thiết lập mục tiêu: Theo nguyên tắc SMART + S (Specific) – cụ thể, rõ ràng: Muốn đạt được thành tích gì? Muốn có cái gì? Thu nhập ra sao? Tăng trưởng như thế nào? + M (Measurable) – có thể đo đếm được: Con số cụ thể là bao nhiêu? + A (Achievable) – khả thi: Có khả thi hay không? Mục tiêu có quá thấp hay không? + R (Realistic) – Thực tế: Có phù hợp với tình hình thực tế hay không? Cạnh tranh có khốc liệt hay không? + T (Timebound) – Có kỳ hạn: Thời hạn hoàn thành là khi nào? Thời gian đó có hợp lý hay không? - Công cụ thực hiện mục tiêu chiến lược: + Chiến lược là chương trình hành động tổng quát giúp ta thực hiện được mục tiêu + Nội dung của một bản chiến lược: Mục tiêu chiến lược; phân tích về môi trường (bên trong và bên ngoài), các nguồn lực cần sử dụng; chính 4
  5. sách trong thu hút, sử dụng, điều phối các nguồn lực; các hoạt động triển khai, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh + Chiến lược tác động đến các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp + Các loại chiến lược của doanh nghiệp: Chiến lược công nghệ, sản xuất; chiến lược tổ chức nhân sự; chiến lược tài chính; chiến lược marketing 1.2.3. Hệ thống các giá trị - Khái niệm: + Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc trong doanh nghiệp + Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và những đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. + Các thành viên trong doanh nghiệp dù là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được xây dựng. - Hệ thống các giá trị bao gồm: + Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức. + Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức. - Có 2 cách xây dựng hệ thống các giá trị: + Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo lựa cũ lựa chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp + Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm muốn xây dựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới 1.3. Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1. Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh doanh - Điều kiện về cơ chế luật pháp - Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của doanh nhân - Năng lực lãnh đạo của doanh nhân - Sự chấp nhận tự giác của nhân viên 1.3.2. Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh - Có 3 cách xây dựng triết lý kinh doanh phổ biến: + Từ kinh nghiệm: do người sáng lập đưa ra để kiểm nghiệm, đúc rút và bổ sung + Được tạo lập thoe mong muốn của người quản lý. Sự thảo luận của lãnh đạo và nhân viên 5
  6. + Xây dựng triết lý kinh doanh của mình bằng cách mời chuyên gia tư vấn, là những người am hiều và có kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp các cách trên để xây dựng triết lý kinh doanh của mình. Dù áp dụng theo cách nào cũng đòi hỏi người lãnh đạo doanh nghiệp có đủ tâm, tài, tầm để sáng tạo, tiếp thu kế thừa những tinh hoa của văn hóa dân tộc để sáng tạo ra những triết lý kinh doanh đúng đắn PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN FPT 2.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn FPT FPT, tên viết tắt của Công ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ), là công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển - Ngày 13/9/1988, FPT được thành lập với tên gọi Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa. (Chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là The Food Processing Technology Company - Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm). - Ngày 27/10/1990 được đổi thành The Corporation for Financing Promoting Technology - Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ với hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin. - Tháng 4 năm 2002 trở thành công ty cổ phần. 6
  7. - Năm 1998 trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam tạo bước phát triển đột phá cho lĩnh vực này tại Việt Nam. - Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập trường Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT. - Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả thuận liên minh chiến lược. - Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ "Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ" thành "Công ty Cổ phần FPT" viết tắt là "FPT Corporation". 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.1.3. Công ty thành viên và công ty liên kết Các công ty thành viên: - Khối viễn thông: + Công ty cổ phần viễn thông FPT + Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT - Khối công nghệ: + Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT + Công ty TNHH phần mềm FPT + Công ty TNHH FPT SMART CLOUD + Công ty TNHH FPT DIGITAL - Khối giáo dục và khác: + Công ty TNHH giáo dục FPT 7
  8. + Công ty TNHH đầu tư FPT Trường Phổ thông Cao đẳng FPT Công ty TNHH phần mềm FPT Các công ty liên kết: - Công ty cổ phần SYNNEX FPT - Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT - Công ty cổ phần chứng khoán FPT - Công ty cổ phần quản lý quy đầu tư FPT - Công ty cổ phần công nghệ HOMA 2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT - Xuất khẩu phần mềm - Tích hợp hệ thống - Giải pháp phần mềm - Dịch vụ nội dung số - Dịch vụ dữ liệu trực tuyến - Dịch vụ lắp đặt Internet FPT băng thông rộng 8
  9. - Dịch vụ kênh thuê riêng - Điện thoại cố định - Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông - Sản xuất và lắp ráp máy tính - Dịch vụ tin học - Giải trí truyền hình - Lĩnh vực giáo dục - đào tạo - Đào tạo công nghệ - Dịch vụ tài chính - ngân hàng - Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản - Nghiên cứu và phát triển Dịch vụ lắp đặt Internet Cửa hàng FPT 2.1.5. Quy mô nhân sự - 1.427.843 nhân viên (số liệu tính đến 1/2019 trên trang chủ FPT) - 67% đạt trình độ đại học và trên đại học - 300 chuyên gia công nghệ người nước ngoài 9
  10. - 8.500 lập trình viên, kỹ sư công nghệ thông tin, chuyên gia công nghệ - 67% nhân lực dưới 30 tuổi - Sở hữu hàng ngàn chứng chỉ của các hãng công nghệ có uy tín như Amazon Web Services, Microsoft, Cisco 2.2. Triết lý kinh doanh của Tập đoàn FPT 2.2.1. Tầm nhìn - FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, tại phiên thảo luận của WEF 2.2.1. Sứ mệnh - Trách nhiệm xã hội là sứ mệnh quan trọng: Sứ mệnh quan trọng của FPT là mang công nghệ, tri thức giúp các cá nhân phát huy tài năng và góp phần giải quyết các bài toán kinh tế - xã hội. 10
  11. Trạng nguyên FPT 2020 - người sẽ tiếp nối cầm ngọn cờ tiên phong và sứ mệnh cao cả 2.2.2. Mục tiêu - Trong suốt quá trình hoạt động, FPT luôn nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua những dịch vụ, sản phẩm và giải pháp công nghệ tối ưu nhất. Đồng thời, FPT không ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu hướng công nghệ mới góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Cuộc cách mạng số. FPT sẽ tiên phong cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu. FPT đặt mục tiêu lợi nhuận 2021 tăng trưởng 18% 2.2.3. Hệ thống giá trị cốt lõi - “TÔN ĐỔI ĐỒNG” nghĩa là “TÔN TRỌNG CÁ NHÂN – TINH THẦN ĐỔI MỚI – TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI” là những giá trị mà tất cả người FPT đều chia sẻ: + TÔN TRỌNG - là Tôn trọng cá nhân, bao gồm: Nói thẳng, Lắng Nghe và Bao dung. 11
  12. Ở FPT, cấp dưới có thể nói thẳng với cấp trên, không phân biệt vị trí cao thấp, quan hệ thân sơ. Chúng tôi chấp nhận mọi người như họ vốn có, cả mặt mạnh, mặt yếu, cả điểm tốt và chưa hoàn thiện, đồng thời, tạo điều kiện tối đa để các thành viên được là chính mình, được thực hiện những hoài bão của mình. + ĐỔI MỚI - là Tinh thần đổi mới, bao gồm: Học hành, Sáng tạo và STCo (là sự hài hước, hóm hỉnh đặc trưng của người FPT). Chúng tôi không ngừng học hỏi từ khách hàng, đối tác và từ chính những đồng nghiệp để tránh suy nghĩ theo lối mòn, nỗ lực dẫn đầu về công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức quản trị/kinh doanh mới. + ĐỒNG ĐỘI - là Tinh thần đồng đội, bao gồm: Đồng tâm, Tập thể và Chân tình. Ở FPT, mọi thành viên đều được quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia và cùng đồng tâm hướng đến một mục tiêu chung “vì sự thành công của khách hàng và sự phát triển trường tồn của công ty”. FPT tổ chức các buổi teambuilding để gắn kết các nhân viên - “CHÍ GƯƠNG SÁNG” nghĩa là “CHÍ CÔNG - GƯƠNG MẪU - SÁNG SUỐT” là những giá trị cần có của lãnh đạo FPT: + CHÍ CÔNG - là nền tảng quan trọng nhất để lãnh đạo xây dựng niềm tin trong nhân viên và để nhân viên làm việc hết mình thay vì xu nịnh lãnh đạo. + GƯƠNG MẪU - Lãnh đạo phải là người thể hiện rõ nét nhất về Tinh thần FPT, về giá trị của ba chữ 'Tôn Đổi Đồng' + SÁNG SUỐT - là tầm nhìn xa và tính quyết đoán. 2.3. Những thành công đạt được từ việc xây dựng triết lý kinh doanh của Tập đoàn FPT 12
  13. - Tinh thần mở lối tiên phong là kim chỉ nam dẫn lối FPT đưa các giải pháp công nghệ khai phá hàng loạt những lĩnh vực quan trọng, từ kết nối Internet & viễn thông, tin học hóa các ngành xương sống quốc gia, phổ cập thiết bị số cá nhân, đến xuất khẩu phần mềm, báo chí điện tử, giáo dục mang tính ứng dụng cao và chuyển đổi số. Sự trưởng thành của nền công nghệ Việt Nam có một phần đóng góp không nhỏ của FPT. Biểu hiện rõ nhất của sự trưởng thành ấy là năng lực cạnh tranh ngày càng được nâng cao của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam nhờ công nghệ thông tin và công nghệ số, cụ thể là: Hàng chục triệu người được hưởng lợi từ các dự án và hoạt động của FPT, cuộc sống dần trở nên thuận tiện và thoải mái; nhiều ngành nghề và thị trường mới ở Việt Nam được hình thành từ con đường FPT tiên phong khai phá như: dịch vụ tin học, phân phối chính hãng sản phẩm công nghệ, xuất khẩu phần mềm, báo chí điện tử, giáo dục phù hợp với nền công nghiệp số; hàng vạn trí tuệ Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu thông qua con đường xuất khẩu phần mềm mà FPT dày công gây dựng suốt những năm qua. - Tinh thần mở lối tiên phong cũng luôn hiện diện trong hành trình FPT toàn cầu hoá tiến ra biển lớn. FPT đã tiên phong trở thành đối tác dịch vụ mang tầm thế giới, đồng hành với các tên tuổi lớn để triển khai các nền tảng thông minh tiên tiến nhất của ngành công nghệ thông tin, của cuộc cách mạng số và trí tuệ nhân tạo. - Hỗ trợ tài năng trẻ: + Năm 1999, Trung tâm Bồi dưỡng Tài năng trẻ FPT (FYT) được thành lập từ ý tưởng của Chủ tịch Trương Gia Bình với mục đích tập hợp những nhân tài trẻ tuổi của đất nước, tạo điều kiện để họ phát triển một cách toàn diện trở thành người thành đạt trong xã hội, góp phần hưng thịnh quốc gia; đồng thời xây dựng môi trường, kết nối những bạn trẻ có năng khiếu đặc biệt để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Mỗi năm FYT sẽ tuyển chọn 25 - 30 thành viên là những sinh viên xuất sắc tại các trường đại học trên toàn quốc (Sinh viên đạt giải quốc gia, quốc tế, có thành tích học tập tốt ). Các sinh viên sẽ được tuyển chọn qua các vòng thi IQ, GMAT, Tiếng Anh, viết luận, làm việc nhóm và phỏng vấn. + Hoạt động của Trung tâm là hướng tới việc: Tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng mềm. Tổ chức giao lưu, trao đổi với nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực liên quan, lãnh đạo FPT và các doanh nghiệp khác. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 13
  14. Tạo điều kiện tham gia các dự án của FPT. + Kết quả đạt được: Sau 20 năm hoạt động, FYT quy tụ được: 520 sinh viên tài năng; 416 bạn đạt giải thưởng quốc gia; 52 giải thưởng quốc tế. - Công nghệ vì cộng đồng: + Với mong muốn mang đến cho học sinh Việt Nam phương pháp học tập mới dựa trên nền tảng Internet, FPT tiên phong xây dựng Cuộc thi Giải toán qua mạng Violympic dành cho học sinh phổ thông. Qua 11 năm triển khai, cuộc thi đã trở thành sân chơi trí tuệ yêu thích, thu hút hàng triệu học sinh Việt Nam tham dự, đồng thời mở rộng thêm các môn thi Toán Tiếng Anh và Vật lý. Tính trong năm học 2017 - 2018, các cuộc thi kiến thức online cho học sinh phổ thông của Trung tâm Violympic đón nhận gần 3,7 triệu thí sinh cả nước tham gia. + Kết quả đạt được: hơn 20 triệu thành viên tham gia, 63 tình thành với hàng ngàn trường được phổ cập. + Giúp hàng triệu học sinh nâng cao kiến thức, phát triển tư duy và tiếp cận với tin học hiện đại. + Mở ra một hướng mới cho việc ứng dụng CNTT vào chương trình dạy và học. - Ươm mầm nhân ái: + FPT là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Việt Nam dành riêng một ngày để toàn thể CBNV trong tập đoàn dành thời gian suy nghĩ hoặc đóng góp một hành động thiết thực cho cộng đồng. Ngày FPT Vì Cộng đồng (13/3) đã trở thành một nét văn hóa đầy tính nhân văn của người FPT. + Nhằm lan tỏa tinh thần nhân ái với tôn chỉ mỗi nhân viên FPT đều trực tiếp tham gia vào các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, san sẻ với các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, FPT khuyến khích mỗi nhân viên đóng góp tối thiểu một ngày lương vào Quỹ Người FPT vì cộng đồng. Trong năm 2018, toàn FPT và các đối tác đã chi hơn 4,6 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ các hộ gia đình gặp khó khăn. + Nổi bật trong đầu năm 2018, FPT đã phối hợp cùng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (VVC) tổ chức chương trình Ngày “Tiên phong hành động vì cộng đồng” để hưởng ứng Chiến dịch Ngày làm việc tốt (Good Deeds Day) và Ngày FPT vì cộng đồng 13/3. Chương trình đã thu hút hơn 5.000 người trong và ngoài FPT tham gia. 14
  15. + Kết quả đạt được: 3.678.497 người được hưởng lợi từ các chương trình ứng dụng công nghệ trong đào tạo, 21.864 chương trình xã hội cấp đơn vị, 3.000 đơn vị máu được hiến tặng. - Giải thưởng trách nhiệm xã hội: + Giải Ba cuộc thi Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 2012 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với các bộ ngành tổ chức. + Doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nhận bằng khen Giải thưởng Global CSR Award 2010. + Bằng khen Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 2014 cho FPT do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trao tặng. 2.4. Những hạn chế còn tồn tại trong việc xây dựng triết lý kinh doanh của Tập đoàn FPT - Chúng ta đều biết rằng trong một tổ chức mà ở đó con người được thỏa sức sáng tạo thì việc kiểm soát hành vi của các thành viên lại là một điều tương đối khá khó khăn. Sự kiện Arena (vụ việc "nhảy nude" của hai sinh viên Trung tâm FPT Arena) diễn ra trong lễ hội ngày 13 tháng 9 năm 2008 của FPT về kỷ niệm 20 năm thành lập công ty. Đây là một minh chứng hết sức rõ ràng cho sự tự do sáng tạo quá trớn vượt qua khỏi các chuẩn mực đạo đức trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam mà các thành viên của FPT đã thực hiện. - “Sách đỏ STCo” hay còn được gọi là “sách đỏ FPT” là niềm tự hào của dân FPT. Tuy nhiên, trong tập "Sách đỏ" này có rất nhiều những bài thơ, nhiều ca khúc chính thống đã được cán bộ, nhân viên FPT sưu tầm và chế lại quá đà. Một số báo lại tiếp tục phản ánh việc FPT xuyên tạc một số ca khúc cách mạng. Đặc biệt nghiêm trọng là xuyên tạc cả bản "Tuyên ngôn độc lập" và được in một cách chính thức trong cuốn "FPT - Sử ký 20 năm). Chính vì thế mà nhiều bài hát, nhiều hoạt động của họ mang tính chất văn hóa đặc thù nhưng lại cũng dễ rơi sang phía bên kia của sự phản cảm. Vì phản cảm và bị dư luận phản đối, văn hóa STCo dần mai một. Năm 2012, người FPT hô hào “hồi sinh” STCo nhưng có vẻ chiến dịch kêu gọi này chưa được thành công cho lắm. - Sự cổ vũ cho các giá trị tự do dân chủ bình đẳng đã bị một số nhóm người lạm dụng cố tình hiểu sai và đi quá giới hạn cho phép gây ra những lối ứng xử không đẹp ở FPT. Tại các cuộc họp hội nghị lớn của công ty thường xuyên xảy ra cuộc cãi vã công kích ý kiến của nhau, thậm chí là văng tục. Điều này nguy hiểm hơn nữa là những hành động 15
  16. này còn được một số thành viên FPT khác ca ngợi hoặc coi đó là hành động anh hùng. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Triết lý kinh doanh được xem là một phần không thể thiếu kiến tạo nên bộ Gen của con người FPT, là tinh thần FPT, là sức mạnh thúc đẩy họ không ngừng nỗ lực, sáng tạo vì lợi ích chung của cộng đồng, khách hàng. Trong hơn 30 năm thành lập và phát triển, FPT đã, đang và luôn là một trong những doanh nghiệp phát triển hàng đầu cả nước về các thành tựu đạt được cũng như văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh những đặc điểm độc đáo, sáng tạo trong văn hóa tổ chức, FPT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Để có thể tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai, FPT cần khắc phục những hạn chế này. Các giải pháp dành cho FPT: - Hiện nay FPT đang mở rộng rất nhiều các lĩnh vực khác nhau và dàn trải. Các nhà lãnh đạo cũng đã tập trung vào 1 số khía cạnh nổi bật. Giải pháp là tập trung vào các lĩnh vực xuất sắc, phát triển hơn và đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng nhưng không quá nổi bật. - FPT đề cao phương diện con người mà quên mất rằng bên cạnh còn có rất nhiều yếu tố. Sứ mệnh đều xoay quanh giá trị của con người. Giải pháp là nên đưa ra 1 sự mệnh mang giá trị khác, mới, và đặc biệt chỉ có ở FPT. - FPT luôn luôn hướng tới lợi ích cho nhân viên và con người, nhưng đã thật sự hiểu được nhân viên của mình nghĩ gì và cần gì. Có sự đầu tư vào đạo tạo nhân tài trở thành người của mình, nhưng liệu nhân tài ấy có đủ điều kiện tham học hay những sinh viên tài năng ấy liệu có đầu quân cho FPT. Giải pháp là đưa ra quyền lợi phù hợp, các chế độ đãi ngộ tốt, và 1 con đường mà các nhân tài có thể tin tưởng FPT để đi tiếp. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt được những dấu hiệu thay đổi đó như vậy việc xây dựng văn hóa tổ chức theo hướng tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp thông qua sự đổi mới học hỏi và định hướng khách hàng, doanh nghiệp phải lắng nghe và hiểu được khách hàng của mình để từ đó đưa ra những dự đoán về mong muốn, nhu cầu trong tương lai của khách hàng. Chia sẻ rộng rãi với các thành viên về tầm nhìn triết lý kinh doanh, các giá trị cốt lõi của tổ chức nhằm xây dựng nâng cao nhận thức của họ. Mong rằng với những đề xuất này, FPT sẽ tiếp tục trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu, là một môi trường làm việc, sinh hoạt và cạnh tranh lý tưởng cho bất cứ ai muốn trở thành một phần của công ty. 16