Đề thi môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Đề 2) - Trường Đại học ngân hàng TP. HCM

pdf 7 trang Gia Huy 19/05/2022 5250
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Đề 2) - Trường Đại học ngân hàng TP. HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_dao_duc_kinh_doanh_va_van_hoa_doanh_nghiep_de_2_t.pdf

Nội dung text: Đề thi môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Đề 2) - Trường Đại học ngân hàng TP. HCM

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VHDN (số câu trong đề thi: 50) Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên : MSSV: NỘI DUNG ĐỀ THI Câu 1. Theo phân loại của Sethia và Klinow thì văn hóa thờ ơ là: a. Không đặt mức độ quan tâm của các thành viên trong tổ chức đến người khác. b. Việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức ở mức tối đa c. Lợi ích cá nhân không được đặt lên trên. d. Xuất hiện ở những tổ chức có chính sách, biện pháp quản lý thiếu thận trọng dẫn đến mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động Câu 2. Quá trình triển khai chương trình giao ước đạo đức không bao gồm nội dung nào? a. Biên soạn các tài liệu hướng dẫn thực hiện b. Phổ biến và quán triệt các chuẩn mực đạo đức c. Xây dựng chương trình giao ước đạo đức d. Phân công trách nhiệm giám sát chính thức và thông báo trong toàn doanh nghiệp. Câu 3. Doanh nghiệp cần phải làm gì để kiểm tra việc tuân thủ hành vi đạo đức cũng như hiệu quả của chương trình đạo đức? a. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhân viên b. Mức độ ảnh hưởng của hệ thống thưởng phạt đối với hành vi vi phạm đạo đức của các thành viên. c. Khả năng hiểu biết các vấn đề đạo đức của nhân viên. d. Cả 3 ý trên. Câu 4. Yếu tố nào dưới đây không nằm trong các quy tắc đạo đức? a. Phục vụ khách hàng hết mình. b. Phục vụ khách hàng công bằng và liêm chính. c. Duy trì sự bảo mật của khách hàng. d. Theo dõi sự phát triển của nhân viên và đào tạo liên tục. Câu 5. Hiện nay có nhiều doanh nhân đã chấp nhận hối lộ ở nhiều hoạt động khác nhau nhằm mục đích gì? a. Tìm kiếm thuận lợi và lợi nhuận trong kinh doanh b. Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu bản thân c. Tiêu bớt lợi nhuận kiếm được d. Chia sẻ lợi nhuận với người khác Câu 6. Quyền lực tham mưu của người lãnh đạo liên quan đến: a. Khả năng tác động đến hành vi người khác bằng cách kích thích họ thông qua việc cung cấp hoặc hứa đáp ứng mong muốn như tiền bạc, lợi ích vật chất, địa vị, danh hiệu. b. Khả năng tác động đến hành vi người khác bằng cách làm cho họ tin vào những thông tin cần thiết đối với việc ra quyết định. c. Khả năng tác động đến hành vi người khác bằng cách làm cho họ tin rằng sẽ đạt được mục tiêu dễ dàng hơn thông qua việc phân tích, lập luận và giải pháp đề xuất. 1
  2. d. Khả năng tác động đến hành vi người khác bằng cách làm cho họ tin vào năng lực có thể điều khiển ai đó có quyền nhờ vào mối quan hệ xã hội hoặc công việc. Câu 7. Đặc điểm sự tự nguyện, tự giác ứng xử của đạo đức là gì? a. Hiện thực đời sống đạo đức của xã hội, quá trình phát triển của phương thức sản xuất và chế độ kinh tế xã hội b. Khả năng tự phê phán, đánh giá bản thân, là toà án lương tâm c. Đạo đức không chỉ biểu hiện trong các quan hệ xã hội mà còn thể hiện bởi sự tự ứng xử, giúp con người tự rèn luyện nhân cách d. Các quan hệ xã hội bắt buộc con người phải rèn luyện nhân cách Câu 8. Tính trung thực trong kinh doanh thể hiện a. Uy tín trong kinh doanh thấp chưa nhất quán trong nói và làm b. Sự nghiêm túc chấp hành quy định pháp luật, không quan tâm đến lợi nhuận c. Không kinh doanh phi pháp như trốn hoặc gian lận thuế, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ quốc cấm, vi phạm thuần phong mỹ tục d. Việc thực hiện cam kết thỏa thuận chỉ khi kinh doanh phải có lợi nhuận Câu 9. Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ bắt buộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? a. Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý. b. Nghĩa vụ kinh tế và nghĩa vụ pháp lý. c. Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn d. Nghĩa vụ nhân văn và nghĩa vụ pháp lý. Câu 10. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau về quyền lực của người lãnh đạo: a. Quyền lực lãnh đạo có ảnh hưởng quan trọng đối với các quyết định đạo đức bởi những người nắm giữ vị trí này có khả năng khích lệ nhân viên thi hành các chính sách, quy định và thể hiện quan điểm của mình. b. Người lãnh đạo không thể tác động đến văn hóa tổ chức và xu thế đạo đức trong doanh nghiệp. c. Về lâu dài nếu các thành viên của một doanh nghiệp không hài lòng với những quyết định và hành vi của người lãnh đạo thì vai trò này cũng mất dần. d. Người lãnh đạo không chỉ cần được thuộc cấp tôn trọng mà nên định hình về hành vi đạo đức chuẩn mực để các thành viên khác tuân theo. Câu 11. Chương trình cải thiện môi trường đạo đức là a. “Gia đình và công việc” b. Chia/bán cổ phần cho nhân viên c. Các hoạt động từ thiện hoặc trợ giúp cộng đồng d. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 12. Xác định bản chất vấn đề đạo đức của đối tượng hữu quan để nhận diện các vấn đề đạo đức a. Là đánh giá hành động tiềm ẩn mâu thuẫn hay chứa đựng nhân tố phi đạo đức b. Phải thông qua một sự việc, tình huống cụ thể c. Là chỉ ra bản chất mâu thuẫn thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích d. Là khảo sát duy nhất quan điểm của đối tượng Câu 13. Nhân tố nào sau đây KHÔNG PHẢI là nhân tố thúc đẩy quá trình thay đổi? a. Sự vận động không ngừng của cuộc cạnh tranh trong nước và quốc tế. b. Sự thay đổi của các chính sách và quy định của Nhà nước. c. Sự thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. d. Những quy định trong doanh nghiệp không còn phù hợp với thực tế kinh doanh. 2
  3. Câu 14. Xác định một luận điểm đúng nhất bàn về vai trò của triết lý kinh doanh trong các luận điểm sau: a. Triết lý kinh doanh có vai trò điều chỉnh hành vi của các đối tượng hữu quan của doanh nghiệp. b. Triết lý kinh doanh là cơ sở để bảo tồn phong thái và bản sắc văn hóa doanh nghiệp. c. Triết lý kinh doanh có vai trò dẫn dắt hành động của các đối tượng hữu quan của doanh nghiệp. d. Triết lý kinh doanh là yếu tố quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Câu 15. Những thay đổi nào dựa trên tiêu thức phạm vi và mức độ chủ động của con người trong việc tổ chức ? a. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi có tính chất quá độ, thay đổi có tính chất biến đổi b. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi thích nghi, thay đổi tái định hướng, thay đổi tái tạo c. Thay đổi có tính phát triển, thay đổi có tính chất quá độ, thay đổi có tính chất biến đổi d. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi thích nghi, thay đổi tái định hướng, thay đổi có tính biến đổi Câu 16. Nhằm xác định tính hiệu quả của chương trình đạo đức và các hoạt động của tổ chức, Doanh nghệp cần định kì kiểm tra: a. Các nhân tố ảnh hưởng đến cách đưa ra quyết định b. Mức độ ảnh hưởng của hệ thống thưởng phạt đối với hành vi vi phạm đạo đức của các thành viên c. Khả năng hiểu biết về các vấn đề đạo đức trong công tác kiểm tra, lập ra quy định đạo đức nghề nghiệp và các chương tình khác để điều khiển hành vi đạo đức trong tổ chức kinh doanh d. Tất cả các phương án trên Câu 17. Phần thưởng khi doanh nghiệp nêu cao trách nhiệm đạo đức là gì? a. Sự tận tâm của các thành viên nhưng không cải thiện được chất lượng sản phẩm b. Chất lượng sản phẩm được cải thiện nhưng nhân viên vẫn không tận tâm c. Sự trung thành của khách hàng nhưng thua thiệt về lợi ích kinh tế d. Lợi ích kinh tế đạt được lớn hơn Câu 18. Chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp a. Không thể là cá nhân mà phải là một nhóm hay tổ chức b. Đóng góp một phần hoặc toàn bộ nguồn lực cho hoạt động của một tổ chức c. Có quyền sử dụng đối với tất cả tài sản trong doanh nghiệp d. Có quyền kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức Câu 19. Mục tiêu của một chương trình đạo đức có thể là: a. Xác định những người có thể giúp các nhân viên giải quyết các rắc rối về đạo đức b. Thông báo cho nhân viên các quy trình và luật lệ liên quan c. Nhằm nâng cao tầm hiểu biết của nhân viên về các vấn đề về đạo đức và khả năng nhận biết d. Rèn cho nhân viên có tính kỷ luật cao Câu 20. Chọn phát biểu đúng về biểu trưng của văn hoá doanh nghiệp: a. Sự phát triển của khoa học. b. Sự vận động không ngừng của cuộc cạnh tranh trong nước và quốc tế. c. Sự thay đổi của các chính sách và quy định của Nhà nước. d. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 21. Động cơ là . gốc rễ của hành vi. a. Động lực b. Nguyên nhân c. Nguyên lý d. Nguồn gốc Câu 22. Phong cách lãnh đạo nào thường tạo ra bầu không khí bất lợi do những yêu cầu đặt ra là quá cao? 3
  4. a. Phong cách ủy thác b. Phong cách gia trưởng c. Phong cách bề trên d. Phong cách nhạc trưởng Câu 23. Trong việc ra quyết định cho các hành vi đạo đức, đối tượng hữu quan “Phương tiện” được hiểu như thế nào? a. Phương tiện là tiêu chí định hướng cho mỗi người khi hành động b. Phương tiện là bất kì thứ gì đó xuất hiện như một logic hay sản phẩm tất yếu của hành động hoặc quá trình c. Phương tiện là các công cụ, cách thức được sử dụng dể hỗ trợ việc thực hiện mục đích nào đó d. Tất cả các đáp án trên đều Đúng Câu 24. Algorithm là công cụ hữu ích khi được dùng để ___ các quyết định sắp được lựa chọn. a. Phân tích b. Soạn thảo c. Phát triển d. Tìm kiếm và nâng cao Câu 25. Chọn phát biểu đúng về nghi lễ trong biểu trưng trực quan của văn hoá doanh nghiệp? a. Không thể sử dụng để giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệp coi trọng b. Những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ với các hình thức hoạt động, sự kiện văn hoá - xã hội. c. Không nhằm vào mục đích thiết lập, tăng cường mối quan hệ doanh nghiệp d. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 26. Những thay đổi nào dựa trên tiêu thức phạm vi và mức độ chủ động của con người trong việc tổ chức ? a. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi có tính chất quá độ, thay đổi có tính chất biến đổi. b. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi thích nghi, thay đổi có tính chất biến đổi. c. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi thích nghi, thay đổi tái định hướng, thay đổi tái tạo. d. Thay đổi có tính điều chỉnh, thay đổi thích nghi, thay đổi tái định hướng, thay đổi có tính chất quá độ. Câu 27. Điều nào sau đây liên quan đến quan điểm cổ điển về trách nhiệm xã hội? a. Quan tâm đến phúc lợi xã hội. b. Tạo lợi nhuận cho cổ đông. c. Hoạt động tình nguyện. d. Hành vi đạo đức. Câu 28. Hệ thống giá trị đạo đức chính thức của tổ chức sẽ: a. Không nêu rõ những mong muốn mà tổ chức đang vươn tới b. Đòi hỏi mọi thành viên nhận thức rõ điều đó và thể hiện cụ thể trong hành vi lao động của họ c. Không bác bỏ hành vi vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất định. d. Không đề cao giá trị hay hành vi mong muốn Câu 29. Phát biểu nào KHÔNG phải là văn hoá hiệp lực trong các loại văn hóa của Sethia và Klinow? a. Là sự kết hợp giữa mối quan tâm về con người lẫn công việc. b. Tạo điều kiện cho các nhân viên trong tổ chức để họ thể hiện năng lực của mình c. Việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức chỉ ở mức tối thiểu d. Quan tâm nhân viên để họ góp phần hoàn thành mục tiêu chung Câu 30. Mâu thuẫn thường nảy sinh khi a. Xảy ra tình trạng không tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm b. Quyền hạn của các vị trí được quy định phù hợp với nghĩa vụ, trách nhiệm 4
  5. c. Thông tin được cung cấp kịp thời thoi hay không bị che giấu vì mục đích riêng d. Quyền lực được thiết lập theo cơ cấu tổ chức dẫn đến lạm dụng quyền hạn, đùn đẩy trách nhiệm Câu 31. Những mâu thuẫn đạo đức trong tổ chức có thể nảy sinh do: a. Những tính toán vị kỷ của một số cá nhân b. Sự bất cập của hệ thống chuẩn mực đạo đức c. Không thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chương trình đạo đức d. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 32. Cần xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác trong doanh nghiệp bởi vì: a. Khi có vấn đề nảy sinh, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp cần gắn kết với nhau để giải quyết triệt để vấn đề. b. Mọi cá nhân trong doanh nghiệp phải giống nhau về quan điểm và cách thức giải quyết những vấn đề phát sinh. c. Các cá nhân cần độc lập, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề các vấn đề phát sinh trong công việc. d. Tránh mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp Câu 33. Hạn chế của cách tiếp cận theo tầm quan trọng đối với trách nhiệm xã hội là gì? a. Đặt ra thứ tự ưu tiên về nghĩa vụ để thực hiện b. Trao quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn cho doanh nghiệp c. Ra quyết định thực thi, kiểm soát trở nên dễ dàng hơn d. Không đặt ra thứ tự ưu tiên về nghĩa vụ để thực hiện Câu 34. Chọn đáp án đúng nhất: a. Lựa chọn hành động chỉ có thể thực hiên được khi đã có hệ thống mục tiêu được xây dựng một cách hợp lý. b. Kết quả của việc lựa chọn phương pháp hành động và công cụ hỗ trợ chỉ phụ thuộc vào tiêu chí đánh giá và lựa chọn. c. Giữa các mục tiêu không cần có mối liên hệ nào. d. Kết quả, chất lượng của việc lựa chọn phương pháp hành động và công cụ hỗ trợ chỉ phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận. Câu 35. Mức độ của một vấn đề về đạo đức cần phải được xem là gì trong quá trình đưa ra quyết định đạo đức. a. Nhân tố chủ chốt b. Nhân tố tiêu biểu c. Nguyên nhân chủ chốt d. Nguyên nhân tiêu biểu Câu 36. Biện pháp marketing mà cung cấp những thông tin dẫn đến quyết định sai lầm của người tiêu dùng thì bị coi là: a. Không hợp lí, không hợp lệ về mặt đạo đức. b. Không hợp lí, nhưng hợp lệ về mặt đạo đức. c. Hợp lí, hợp lệ về mặt đạo đức. d. Hợp lí, nhưng không hợp lệ về mặt đạo đức. Câu 37. Vai trò của triết lý kinh doanh trong văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng nhưng nó KHÔNG thể giúp doanh nghiệp có: a. Một nội lực mạnh mẽ . b. Khả năng chiến thắng mọi đối thủ cạnh tranh c. Hợp lực hướng tâm chung. d. Khả năng đoàn kết, đồng thuận cao. 5
  6. Câu 38. Phong cách lãnh đạo được quyết định bởi các yếu tố nào? a. Tính cách, năng lực chuyên môn b. Kinh nghiệm, quan điểm và thái độ c. Văn hóa doanh nghiệp, đặc trưng kết cấu tổ chức d. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 39. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức cần mang tính gì? a. Phục tùng b. Đe doạ c. Cưỡng bức d. Tự nguyện Câu 40. Quyền lực chuyên gia của người lãnh đạo liên quan đến: a. Khả năng tác động đến hành vi người khác bằng cách làm cho họ tin vào năng lực giải quyết vấn đề mà họ đang phải đương đầu nhờ vào ưu thế về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn b. Khả năng tác động đến hành vi người khác bằng cách làm cho họ tin vào những thông tin cần thiết đối với việc ra quyết định. c. Khả năng tác động đến hành vi người khác bằng cách làm cho họ tin rằng sẽ đạt được mục tiêu dễ dàng hơn thông qua việc phân tích, lập luận và giải pháp đề xuất. d. Khả năng tác động đến hành vi người khác bằng cách làm cho họ tin vào năng lực có thể điều khiển ai đó có quyền nhờ vào mối quan hệ xã hội hoặc công việc. Câu 41. Đối với văn hóa doanh nghiệp thì tôn giáo và tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến: a. Việc xây dựng triết lý kinh doanh. b. Hành vi và ứng xử của các nhà kinh doanh c. Việc xác định các mục tiêu kinh doanh. d. Việc xác định các giá trị cốt lõi của công ty. Câu 42. Theo phương pháp “khung logic”, mục tiêu chung là: a. Những tuyên bố tổng quát về những gì mong muốn đạt được hay những thay đổi về tình trạng hiện tại theo hướng nhất định b. Cách thể hiện mục tiêu tổng quát dưới nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động tác nghiệp c. Cả 2 đáp án đều sai d. Cả 2 đáp án đều đúng Câu 43. Thế nào là thay đổi có tính phát triển? a. Là những thay đổi có tính chất hoàn thiện, có thể là về kỹ năng, phương pháp hay các điều kiện kinh doanh chưa đạt mức mong muốn. b. Là thay đổi có tính tăng dần, được thực hiện theo kế hoạch xác định nhằm tăng tính hiệu quả trong công việc. c. Là thay đổi mang tính chiến lược cần thiết để phản ứng lại sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài. d. A. Tất cả các ý trên đều sai. Câu 44. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lý tưởng trong biểu trưng phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp? a. Lý tưởng có thể được đưa ra tranh luận với nhau. b. Lý tưởng được hình thành một cách tự nhiên. c. Lý tưởng khó thay đổi vì nó không thể đưa ra để diễn giải, đối chứng. d. Lý tưởng là trạng thái tình cảm rất phức tạp. Câu 45. Tính dân tộc và địa phương thể hiện bản chất đạo đức vì a. Các dân tộc, vùng, miền giống nhau về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức 6
  7. b. Các dân tộc, vùng, miền có qui định giống nhau về chuẩn mực đạo đức c. Các dân tộc, vùng, miền có sự khác nhau về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức d. Các dân tộc, vùng, miền giống nhau về nguyên tắc, khác nhau về phong tục tập quán Câu 46. Nhóm phi chính thức trong cơ cấu tổ chức gây ảnh hưởng đối với thành viên bằng: a. Tài chính b. Giá trị và sự ủng hộ về tinh thần c. Không ảnh hưởng d. Tài chính, giá trị và sự ủng hộ về tinh thần Câu 47. Vì sao văn hóa doanh nghiệp lại là một yếu tố có khuynh hướng “chống lại sự thay đổi”? a. Văn hóa doanh nghiệp cũng giống như thói quen được hình thành trong nhiều năm nên khó thay đổi. b. Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ chính người sáng lập doanh nghiệp. c. Các thành viên trong một tổ chức thường cảm thấy thoải mái với văn hóa hiện tại. d. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 48. Trong các loại văn hóa doanh nghiệp của Daft thì văn hóa sứ mệnh có đặc điểm gì? a. Không coi trọng sự hoà đồng về sứ mệnh chung của tổ chức b. Phong cách lãnh đạo là tổ chức định hướng hành vi c. Người lao động không định hướng rõ về vai trò, sứ mệnh của họ trong tổ chức d. Không phù hợp với các tổ chức quan tâm đến việc đáp ứng những đòi hỏi của môi trường bên ngoài. Câu 49. Khi các nhân viên luôn tuân thủ các chính sách và tiêu chuẩn đạo đức thì doanh nghiệp cần phải làm gì? a. Khen thưởng, nâng lương và thăng chức b. Khen thưởng, thưởng tiền và hiện vật c. Thăng chức, khen ngợi, thưởng hiện vật d. Thưởng tiền, tăng lương và khen ngợi Câu 50. Một số doanh nghiệp lập ra các đường dây nóng dành cho nhân viên nhằm mục đích gì? a. Giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhân viên bộc lộ những mối lo ngại của mình về đạo đức. b. Giúp đỡ nhân viên về những mối lo ngại của họ. c. Lắng nghe nhân viên bộc lộ những mối lo ngại của mình về đạo đức. d. Lắng nghe nhân viên thổ lộ những mối lo sợ của họ. Hết Sinh viên không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 7