Đồ án Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương của Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khi Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương của Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khi Việt Nam giai đoạn 2007-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_an_phan_tich_tinh_hinh_su_dung_lao_dong_tien_luong_cua_to.doc
Nội dung text: Đồ án Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương của Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khi Việt Nam giai đoạn 2007-2011
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TIỀN - LƯƠNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2011 Giảng viên hướng dẫn : Lại Kim Bảng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Kỳ SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 1
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Kỳ 1 MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I 7 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN 7 XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVC) 7 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) 8 1.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty 8 1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh 10 1.2. Điều kiện địa lí tự nhiên – kinh tế xã hội của Tổng công ty 12 1.2.1. Điều kiện địa lý 12 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 12 1.2.3. Điều kiện về lao động 13 1.3. Công nghệ sản xuất của Tổng công ty 13 1.3.1. Sơ đồ công nghệ 13 1.3.2. Trang thiết bị chủ yếu 15 1.4. Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng lao động của doanh nghiệp 15 1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức trong Tổng công ty PVC 15 1.4.2. Cơ cấu quản lí bộ máy của Tổng công ty 17 1.4.3. Tình hình sử dụng lao đông, tiền lương trong doanh nghiệp. 21 1.5. Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai 23 1.5.1. Quan điểm phát triển 23 1.5.2. Nguyên tắc phát triển 23 1.5.3. Mục tiêu phát triển Tổng công ty 23 1.5.4. Các giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 của PVC 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27 CHƯƠNG 2 29 PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM NĂM 2011 (PVC) 29 2.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam ( PVC ) 30 2.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) 30 Năm 2011 vừa qua, một năm với nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế vừa mới ốm dậy sau khủng hoảng, chưa kịp phục hồi thì đã gặp phải tình trạng suy thoái, lạm phát tăng cao. Chính sách tài khóa thắt chặt cộng với việc giảm đầu tư công bên cạnh đó giá cả các mặt hàng tăng cao đặc biệt là xăng dầu và điện khiến kéo theo đầu vào của quá trình sản xuất tăng theo gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 30 2.2. Phân tích tình hình sản xuất 33 Toàn Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và nỗ lực phấn đấu nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và tiến độ thi công các dự án, công trình. Hầu hết các công trình đều thi công đạt tiến độ đề ra, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu thiết kế. 33 2.2.1. Phân tích tiến độ thực hiện các dự án đầu tư theo nhóm quản lý của nhà nước. 35 SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 2
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Theo tính chất, của dự án, quy mô đầu tư và tầm quan trọng của các dự án mà phân chia ra các nhóm khác nhau. Các dự án nhóm A chiếm tỷ trọng là 18.4%, nhóm B là 56.8%, nhóm C là 24.8%. Như vậy chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là các dự án nhóm B, sau đó đến nhóm C. Tổng công ty đang không ngừng nâng cao năng lực thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia, nâng cao năng lực và kinh nghiệm để có thể đảm nhận toàn bộ công trình theo hình thức tổng thầu EPC. 37 2.2.2. Phân tích sản lượng theo các đơn vị sản xuất. 37 Bảng phân tích sản lượng KH theo đơn vị sản xuất năm 2011 37 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định năm 2011 của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam. 38 Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, là các tư liệu lao đông biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn cố định, là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất. 38 2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2011. 38 2.3.2. Phân tích tình hình biến động TSCĐ năm 2011. 39 Nhìn vào bảng 2-7 ta thấy tỷ trọng của TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu TSCĐ. Trong đó trong kỳ TSCĐ hữu hình nhà của vật kiến trúc tăng mạnh trong kỳ từ 10,65% đầu kỳ đến cuối năm đã lên đến 49,73%, nguyên nhân là do Tổng công ty đang đầu tư xây lắp các công trình phục vụ cho công tác quản lý điều hành; máy móc thiết bị 57,61% ở đầu kỳ và cuối kỳ là 35,24% tuy có sự thay đổi về tỉ trọng nhưng về giá trị thì tài sản cố định vẫn tăng một lượng từ 504430,37 trđ ở đầu năm lên 743945,25 trđ tại cuối năm. Tài sản cố định khác và thiết bị dụng cụ quản lý khác cũng biến động tăng với một lượng nhỏ. 41 Tài sản cố định thuê tài chính biến động tăng nhanh trong năm từ 52282,27 tr.đ ở đầu năm lên đến 133759,48 tr.đ cuối năm chủ yếu là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, truyền dẫn 41 Tài sản cố định vô hình cũng tăng từ 114342,02 tr.đ đầu năm đến cuối năm là 195452,26 tr.đ, tài sản cố định vô hình tăng chủ yếu tập trung vào quyền sử dụng đất và phần mềm máy vi tính. Trong năm qua công ty đẫ tập trung ưu tiên sử dụng công nghệ thông tin ứng dụng trong sản xuất, tăng cường mua thêm các phần mềm máy tính như Pirama 06, microsft office 41 Qua phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định ta thấy về cơ cấu tài sản cố định là tương đối phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Lượng tài sản cố định tăng nhanh và giảm rất ít trong kỳ chứng tỏ Tổng công ty đã đầu tư mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất giúp tăng năng xuất và nâng cao chất lượng công trình. 41 2.3.3. Phân tích thực trạng của tài sản cố định 41 2.3.4. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ của PVC 44 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí VIệt Nam năm 2011 44 2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động 45 2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương. 51 2.6. Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty năm 2011 56 2.6.1. Phân tích chung tình hình tài chính của PVC. 57 Một số chỉ tiêu khác như: 67 2.6.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn. 69 2.6.4. Phân tích khả năng thanh toán của PVC năm 2011. 70 2.6.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của PVC năm 2011. 73 SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 3
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC). 123 KẾT LUẬN CHUNG 133 SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 4
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU Dầu khí vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong các thập kỷ tới. Thị trường Dầu khí ngày càng biến động nhanh, khó dự báo và chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội khu vực và trên thế giới. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn. Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Với mục tiêu cụ thể là tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn: xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Phấn đấu đến năm 2015: vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng, tổng doanh thu năm đạt 35000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ đạt trung bình 20%. Thu nhập bình quân toàn tổ hợp 15 triệu đồng /người/tháng. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đầu tầu trong sự nghiệp “công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”. Là đơn vị xây lắp hàng đầu Việt Nam về: quy mô, cơ cấu tổ chức, hồ sơ năng lực. Tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ- công ty con, trong chiến lược phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, đã đưa ra các giải pháp đồng bộ để phấn đấu trở thành “PVC đơn vị xây lắp số 1 Việt Nam” trong dó có 3 giải pháp đột phá là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; quản lý; khoa học công nghê. Để thực hiện được các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra thì yếu tố quan trọng nhất và cũng là yếu tố quyết định đó là yếu tố lao động – tiền lương. Với đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, tâm huyết với nghề, thì việc tổ chức quản lý sử dụng lao động cũng như việc thi công công trình sẽ đạt hiệu quả cao, chất lượng công trình thi công đảm bảo, giảm hao hụt thất thoát trong thi công tăng lợi nhuận và tạo ra uy tín của Tổng công ty trong và ngoài nước. SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 5
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Trong khuôn khổ Đồ án tốt nghiệp, em xin đi sâu vào một trong những nội dung chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của PVC, đó là : “Phân tích tình hình sử dụng lao động tiên - lương của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2007-2011”. Ngoài phần mở đầu, kết luận và Tài liệu tham khảo, Đồ án tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện SXKD chủ yếu của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam năm 2011. Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng lao động – tiền lương của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy Lại Kim Bảng, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị trong Tổng công ty, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong Ban Tổ chức Nhân sự Tổng công ty đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em tìm hiểu các hoạt động chính của Tổng công ty, các nghiệp vụ cơ bản của Ban. Em đã tiếp thu được những kiến thức và học thêm được nhiều điều mới trong quản trị nhân lực doanh nghiệp dầu khí. Do thời gian cũng như kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên Đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô trong Bộ môn để em có thể học hỏi bổ sung kiến thức phục vụ cho công tác chuyên môn sau này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2012. Sinh viên Nguyễn Văn Kỳ SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 6
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG I TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVC) SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 7
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) 1.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Tên công ty: + Tên thương mại : Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam + Tên tiếng anh : PETROVIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK CORPORATION + Tên viết tắt : PVC + Tên giao dịch : PV CONSTRUCTION J.S.C Hình thức pháp lý: + Công ty cổ phần có cổ phần chi phối của nhà nước. + Vốn điều lệ : 2.500.000.000.000 ( Hai nghìn năm trăm tỷ đồng ). + Hình thức hoạt động : Mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Địa chỉ giao dịch: :: + Địa chỉ giao dịch Tầng 25 , toà nhà CEO , Lô HH2-1 , Khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng , Từ Liêm , Hà Nội . :” + Điện thoại 04-3768 9291/3/4/5 : + Fax 04-3768 9290/37689867 : + Email vanphong@pvc.vn : + Website www.pvc.vn Giai đoạn 1983 – 1995: Tiền thân của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp liên hợp dầu khí, ra đời từ 08 / 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Ngày 14 tháng 09 năm 1983, Tổng cục dầu khí đã quyết định số 1069 / DK – TC thành lập Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí trên cơ sở Binh đoàn 318 chuyển sang, với gần 1200 cán bộ chiến sĩ và 50 cán bộ kỹ sư – công nhân kỹ thuật từ các viện, các trường đại học trong cả nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí là: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ cho quá trình tìm kiếm và khai thác dầu khí, công trình chuyên dụng vận chuyển, tàng trữ xăng dầu, hoá chất Sau 12 năm hoạt động, Ngày 19 tháng 09 năm 1995 Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra quyết định số 1254 / DK – TCNS đổi tên Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí (PVECC). Ngành nghề kinh doanh chủ yếu cuả PVECC là: Gia công, chế tạo, lắp đặt chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại, thiết kế chế tạo lắp đặt các bồn bể chứa xăng dầu, khí hoá lỏng và SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 8
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp các bình chịu áp lực, lắp đắt các đường ống dẫn xăng dầu, khí hoá lỏng và hệ thống ống công nghệ Giai đoạn 1995 – 2005: Qua 10 năm hoạt động, ngày 17/03/2005 Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí thành Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PV Cons). Trong quá trình hình thành và phát triển PV Cons đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm xây dựng có chất lượng cao, được đánh giá là một trong những công ty mạnh trong lĩnh vực xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, nhất là các công trình chuyên ngành dầu khí. PV Cons đã chế tạo phần lớn các chân đế giàn khoan, khảo sát đánh giá các kết cấu công trình nước ngoài. Là đơn vị hàng đầu trong nước về lĩnh vực thi công, lắp đặt đường ống dẫn khí, thiết kế và thi công các hệ thống chứa xăng dầu – hoá chất, khí hoá lỏng và trạm phân phối khí. Với đội ngũ kỹ sư, thợ lành nghề và thiết bị tiên tiến hiện đại nhiều dự án đã được thực hiện trong các lĩnh vực như: Xây dựng căn cứ dịch vụ dầu khí trên bờ biển Vũng Tàu, đảm nhiệm 50% khối lượng chế tạo và 70% công tác sửa chữa chân giàn đế khoan cho Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro, tham gia lắp đặt tuyến ống dẫn khí Long Hải – Bà Rịa, Bà Rịa – Phú Mỹ và hệ thống tồn trữ khí khô – khí hoá lỏng, hệ thống thấp áp cho các nhà máy công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, tham gia thi công xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất và đê chắn sóng tại Quảng Ngãi Giai đoạn 2005 – 2007: Ngày 26 tháng 10 năm 2007, Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thông qua dề án chuyển đổi công ty CP Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 2007, Đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty cổ phần xây lắp dầu khí đã chính thức thông qua đề án chuyển đổi công ty thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty PVC là thành viên cuả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp thành viên theo quy định của Pháp luật và Điều lệ cuả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam trong tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, là một trong các hình thức của nhóm công ty, có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư vào các doanh nghiệp khác, hoạt động theo Quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan, thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp / đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết. SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 9
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Đây là mốc son quan trọng đánh dấu bước phát triển vượt bậc của PVC cả về lượng và chất. Mốc son mới với sức mạnh mới, PVC tin tưởng vào thành tích đã đạt được và dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ và xứng đáng là một trong những đơn vị mạnh của ngành dầu khí Việt Nam. Giai đoạn 2007 – nay: Ngày 27/06/2008, Đại hôi cơ đông thường niên Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng. Ngày 16/05/2009, Đại hội đồng cổ đông thường niên Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Chiến lược phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Tháng 08 / 2009, PVC đã niêm yết 150.000.000 cổ phiếu thành công với mã chứng khoán là PVX và cơ cấu lại khoản đầu tư góp vốn tại các công ty như: Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí (PVE), Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An (PVA), Công ty cổ phần xây dựng sông Hồng (ICG). Thực hiện thành công công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, bao gồm chuyển đổi, thành lập mới nhiều doanh nghiệp, cơ cấu lại các khoản đầu tư, đưa 11 mã cổ phiếu của công ty thành viên niêm yết và giao dịch thành công trên sàn giao dịch chứng khoán. 20/02/2010 Đại hộ đồng cổ đông bất thường Tổng công ty Cở phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng. Uy tín, thương hiệu của PVC được khẳng định thông qua việc thực hiện tốt các công trình, dự án trọng điểm quốc gia Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch, cụm khí điện đạm Cà Mau, dự án nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và nhà máy lọc dầu Dung Quất, Văn phòng Viện Dầu khí, trụ sở Bộ Nội vụ, trung tâm tài chính dầu khí miền Trung, rạp Kim Đồng Ngoài ra, Tổng công ty đã và đang thi công rất nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng thuộc nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau và yêu cầu kỹ thuật đa dạng như: Chung cư cao cấp CT10-11 (The Times Tower), khu đô thị Văn Phú- Hà Đông, Chung cư Petroland Q.2, TP. Hồ Chí Minh, nhà máy sản xuất ống thép hàn thẳng PVC luôn chú trọng cho công tác đầu tư về con người và công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Trong thời gian tới, PVC xác định mục tiêu trở thành một Tổng công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm Quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển. 1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh PVC đã có gần 28 năm kinh nghiệm và năng lực về các lĩnh vực sau: SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 10
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp a. Xây lắp chuyên ngành dầu khí - Gia công chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại khác; - Thiết kế, chế tạo các bồn chứa xăng dầu, khí hoá lỏng, chứa nước, bồn chịu áp lực và hệ thống ống công nghệ; - Sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, bảo dưỡng và sửa chữa các chân đế giàn khoan, tàu thuyền và các phương tiện nổi; - Gia công ren ống, sản xuất khớp nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí, công nghiệp; - Khảo sát, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài biển và trên đất liền), các công trình dân dụng và công nghiệp; - Đầu tư xây dựng: Các nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị phục vụ ngành dầu khí; các nhà máy đóng tàu vận tải dầu, khí, hoá chất, nhà máy đóng giàn khoan; các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng; - Lắp đặt, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài khơi và trên biển), các chân đế giàn khoan, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa (xăng dầu, khí hoá lỏng, nước), bình chịu áp lực và hệ thống công nghệ, các công trình dân dụng và công nghiệp; - Đóng giàn khoan trên đất liền, ngoài biển. b. Xây dựng dân dụng Tổng thầu EPC các dự án xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp, đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao tầng. - Tổng thầu EPC các dự án xây dựng dân dụng; - Đầu tư, xây dựng các dự án cầu đường, công trình dân dụng; - Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng - Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng; - Đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng; c. Xây dựng công nghiệp - Tổng thầu EPC các dự án xây dựng công nghiệp - Đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng và công nghiệp; - Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng các công nghiệp vừa và nhỏ; - Lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị công nghệ, thiết bị điều khiển, tự động hoá trong các nhà máy công nghiệp; - Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng, dầu khí; - San lấp mặt bằng; - Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê kè, bến cảng; SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 11
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp - Lắp đặt các hệ thống đường dây tải điện đến 35KV, các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp khác; - Khoan phá đá nổ mìn, khai thác mỏ, sản xuất, kinh doanh vật liệu và trang thiết bị xây dựng; - Đóng tàu vận tải dầu, khí, hoá chất; - Đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng. d. Đầu tư khu công nghiệp và đô thị - Đầu tư xây dựng khu công nghiệp; - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; - Đầu tư xây dựng khu đô thị; - Đầu tư kinh doanh nha ở và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. e. Đầu tư bất động sản - Đầu tư xây dựng văn phòng, nhà ở, khách sạn, siêu thị - Đầu tư kinh doanh các các công trình thuỷ lợi, đê kè, cảng sông, cảng biển, cầu đường, công trình dân dụng và công nghiệp; - Kinh doanh đô thị và văn phòng, siêu thị và nhà ở; - Kinh doanh các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 1.2. Điều kiện địa lí tự nhiên – kinh tế xã hội của Tổng công ty 1.2.1. Điều kiện địa lý Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam có trụ sở chính tại Tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, TP Hà Nội là đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hà Nội là trung tâm văn hoá- kinh tế- chính trị của cả nước, vì vậy tập trung rất nhiều các công trình dự án đầu tư lớn của cả nước, có nhiều loại hình dịch vụ tiên tiến, thuận tiện cho việc liên lạc, kinh doanh và hợp tác làm ăn với các đối tác cũng như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao. Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam nằm tại thủ đô Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt, căn cứ vào tài liệu khí tượng thủy văn tổng hợp ta thấy trong năm tháng 1 là tháng lạnh nhất, trung bình từ 15oC thấp nhất 8oC. Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ trng bình là 310C, cao nhất là 400C, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa trung bình vào khoảng 2690 mm, độ ẩm cao. Mùa đông thường xuất hiện gió mùa đông bắc kèm rét đậm rét hại, khô hanh. Với khí hậu như vậy cũng gây không ít khó khăn cho Tổng công ty trong quá trình thi công xây dựng. 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 12
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Hà Nội là thủ đô của cả nưóc, lại có điều kiện kinh tế- xã hội- chính trị rất ổn định, kỷ cuơng pháp luật luôn được coi trọng, nếp sống văn minh thanh lịch đuợc duy trì từ lâu đời. Hà nội được thế giới công nhận là: “Thành phố vì hoà bình”, và là: “Thủ đô anh hùng của cả nước”. Vì vậy có rất nhiều bạn bè khắp nơi trên thế giới đên thăm và mở rộng quan hệ làm ăn. Thành phố Hà Nội có hệ thống thông tin liên lạc tuơng đối phát triển. Là đầu mối giao thông đuợc chia làm nhiều hướng trải đi khắp đất nước: Sân bay quốc tế Nội Bài, đuờng ga tàu hoả, Quốc lộ 1A đi vào Nam, Quốc lộ 5 đi vùng Đông Bắc, quốc lộ 6 đi vùng Tây Bắc . Đây là điều kiên thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của cán bộ nhân viên trong Tổng công ty. 1.2.3. Điều kiện về lao động Tổng công ty đặt tại Thủ đô Hà Nội, nơi có mật độ dân cư đông đúc, trong vùng có các ngành công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, các trường Đại học và Trung tâm nghiên cứu tập trung nhiều. Đây là điều kiện tốt cho Công ty phát triển sâu về khoa học kỹ thuật và tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu. Công ty còn có chi nhánh, cơ sở sản xuất ở cả ba miền đất nước, thu hút và tận dụng được nhiều lao động tại các địa phương. 1.3. Công nghệ sản xuất của Tổng công ty 1.3.1. Sơ đồ công nghệ Quy định thống nhất phương thức thi công tại Tổng công ty nhằm đảm bảo công tác xây lắp, chế tạo, lắp đặt,và sửa chữa hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ đơn vị thực hiện để tạo ra sản phẩm chất lượng, tiến độ, thoả mãn khách hàng với giá thành và thời gian phù hợp. Vậy sơ đồ tổng quát công nghệ hoạt động của Tổng công ty được thể hiện ở hình 1-1 Diễn giải chi tiết Bước 1: Giao nhiệm vụ Bước 2: Triển khai, kiểm soát thực hiện – Báo cáo, kiểm tra định kỳ Bước 3: Tổng hợp hồ sơ nghiệm thu và hoàn công theo giao đoạn Bước 5: Thanh toán giai đoạn Bước 6: Tổng hợp hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trình Bước 7: Xem xét hồ sơ nghiệm thu và hoàn công Bước 8: Tham gia giám sát nghiệm thu/bàn giao Bước 9: Thanh quyết toán công trình/bàn giao Bước 10: Giám sát bảo hành công trình Bước 11: Kết thúc công trình SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 13
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Triển khai, giám sát Tổng hợp hồ sơ NT Giao nhiệm vụ thi công – báo cáo, & HC (giai đoạn ) kiểm tra định kỳ Chưa đạt Xét duyệt Đạt Tổng hợp hồ sơ NT Thanh toán giai đoạn & HC hoàn thành công trình Chưa đạt Xem xét Đạt Tham gia nhận thầu và bàn giao công trình Thanh quyết toán công trình Giám sát bảo hành Kết thúc công trình, lưu hồ sơ Hình 1 -1: Sơ đồ công nghệ cuả PVC SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 14
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp 1.3.2. Trang thiết bị chủ yếu Do đặc thù của Tổng công ty là quản lí các dự án nên chủ yếu hoạt động liên quan đến công tác hành chính – kinh tế, xử lí phân tích các dự án đầu tư. Do đó trang thiết bị chủ yếu của Tổng gồm phương tiện vận tải dụng cụ quản lí và các phần mềm quản lí. Trang thiết bị chủ yếu của Tổng công ty năm 2011 Bảng 1-1 STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng I Phương tiện vận tải 1 Xe 5 chỗ chiếc 5 2 Xe 7 chỗ chiếc 12 3 Xe 16 chỗ chiếc 1 II Thiết bị dụng cụ quản lí 1 Máy tính sách tay chiếc 32 2 Máy photocopy chiếc 11 3 Máy fax chiếc 3 4 Máy in laser chiếc 10 5 Máy vi tính chiếc 39 6 Máy scan chiếc 1 7 Máy quét chiếc 2 8 Máy lạnh chiếc 15 9 Camera chiếc 3 10 Tivi chiếc 3 III TSCĐ vô hình 1 Phần mền Office 150 1 2 Phần mền Fast corporate 2006 1 3 Phần mền quản lý dự án CPM 1 1.4. Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng lao động của doanh nghiệp 1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức trong Tổng công ty PVC SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 15
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp ĐẠI HỘI Văn phòng TCT ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ban Tổ chức Nhân sự Ban Tài chính Kế toán HỘI ĐỒNG CÁC BAN Ban Kinh tế Đấu thầu QUẢN TRỊ CHUYÊN MÔN Ban Kỹ thuật An toàn Ban Đầu tư – Dự án BAN Ban Thương mại CÁC TRUNG TỔNG GIÁM ĐỐC TÂM/ BĐH Ban Kế hoạch Ban Kiểm toán nội bộ CÁC CTY BAN KIỂM SOÁT THÀNH VIÊN Trung tâm TVTK và ƯDKT PVC Trung tâm Truyền thông PTTH và VHDN PVC Công ty CP Xây lắp Dầu khí Hà Nội BĐH các dự án của PVC tại Hà Nội Công ty CP Thi công Cơ giới và Lắp máy DK BĐH dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 Công ty CP Xây dựng CN&DD Dầu khí BĐH dự án nhà máy điện Vũng Áng Công ty CP Xây lắp Đường ống Bể chứa DK BĐH dự án nhà máy sản xuất Ethanol Công ty CP Kết cấu kim loại và Lắp máy DK BĐH dự án nhà máy khí điện Nhơn Trạch 2 Công ty CP Xây lắp Dầu khí Miền Trung BĐH dự án nhà máy Sơ sợi Polyester Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa BĐH dự án xây dựng CT kho chứa LPG lạnh Công ty CP Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam CÁC BĐH dự án Đường ống dẫn khí Phía Nam CÔNG Công ty CP Máy - Thiết bị Dầu khí TY CON Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Duyên Hải Công ty CP Xây lắp Dầu khí số 4 Công ty CP Bất động sản Tài chính Dầu khí Việt Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thái Bình Dương Nam Công ty CP Phát triển Đô thị Dầu khí Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc Công ty CP KD dịch vụ cao cấp DK Việt Nam Công ty CP Xây lắp Dầu khí PVC-Trường Sơn Công ty CP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí IMICO Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn Công ty CP Cơ điện Dầu khí Việt Nam Công ty CP Thiết bị nội ngoại thất Dầu khí Công ty CP DK ĐT Khai thác Cảng Phước An CÁC Công ty CP Bất động sản Dầu khí Việt Nam - SSG Công ty TNHH Vietubes CÔNG TY Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí VN Công ty CP Thiết kế Quốc Tế Heerim PVC LIÊN DOAN Công ty CP Bê tông dự ứng lực PVC-Fecon Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế Dầu khí H, LIÊN Công ty CP Sản xuất Ống thép Dầu khí Công ty CP ĐT KCN Dầu khí IDICO Long Sơn KẾT Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dầu khí - 3C Công ty CP Đầu tư & Xây lắp Khí Công ty CP Xây lắp Dầu khí 2 Công ty CP Xây dựng Sông Hồng Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Hòa Bình Công ty CP BĐS Dầu khí Công ty CP Trang trí Nội thất Dầu khí Công ty CP Xi măng Hạ Long Công ty CP ĐT và TM Dầu khí Sông Đà Công ty CP đầu tư bê tông công nghệ cao Công ty cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí Công ty CP thiết kế WORLEYPARSONS DK VNam Công ty CP Đầu tư Dầu khí Sao Mai - Bến Đình Công ty CP Đầu tư Dầu khí Nha Trang Công ty CP Đầu tư PV -Incones Công ty CP Hồng Hà Dầu khí Công ty CP ĐT và TM Dầu khí Thái Bình Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Việt Nam Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ KCN Dầu khí Công ty CP Đầu tư XD VINACONEX-PVC Công ty CP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị Công ty CP Xây lắp Dầu khí 1 Hình 1-2 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY PVC SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 16
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp 1.4.2. Cơ cấu quản lí bộ máy của Tổng công ty Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo: - Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Căn cứ vào văn bản số 861 UBCK/QLPH của uỷ ban chứng khoán nhà nước 29/03/2011 về việc chào bán ra công chúng. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 thông qua ngày 22/04/2011. Bộ máy quản lí của Tổng công ty hiện nay bao gồm: a. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. ĐHĐCĐ có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Tổng Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Tổng Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ. b. Hội đồng quản trị HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Tổng Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01(một) Chủ tịch HĐQT, 01 (một) Phó Chủ tịch HĐQT và 03 (ba) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. HĐQT nhân danh Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Tổng Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Tổng Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty, các Quy chế nội bộ của Tổng Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. c. Ban Tổng giám đốc Ban Tổng Giám đốc của Tổng Công ty bao gồm 07 người: 01 Tổng Giám đốc và 06 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Tổng Giám đốc uỷ quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty. SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 17
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp d. Ban kiểm soát Ban kiểm soát của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bao gồm 05 (năm) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là năm (05)năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Tổng Giám đốc. e. Các ban chuyên môn trong Tổng công ty Văn phòng Văn phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty trong công tác hành chính, tổng hợp, văn thư - lưu trữ, thi đua - khen thưởng, bảo vệ an ninh - quốc phòng và dân quân tự vệ: * Tham mưu tổng hợp * Công tác hành chính - quản trị * Công tác văn thư, lưu trữ * Công tác thi đua - khen thưởng * Công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng và dân quân tự vệ * Công tác quản lý và tư vấn pháp luật * Công tác đàm phán, thẩm định pháp lý các hợp đồng, văn bản, dự án Tổng công ty * Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp pháp lý * Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật * Công tác cập nhật, xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật * Công tác đối ngoại Ban Tổ chức Nhân sự Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác tổ chức, cán bộ * Công tác đổi mới phát triển doanh nghiệp * Công tác tiền lương và chính sách đối với người lao động * Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Ban Tài chính-Kế toán Phần 1. Đối với Công ty mẹ - Tổng công ty SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 18
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp - Là Ban chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán - Tín dụng của Công ty mẹ. - Giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty mẹ theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Tổng công ty. - Là bộ phận chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty quản lý chi phí của Công ty mẹ. - Thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ. Phần 2. Tại Tổ hợp công ty mẹ-công ty con - Tham mưu, giúp việcbb cho Lãnh đạo Tổng công ty hướng dẫn công tác Tài chính - Kế toán - Tín dụng trong toàn bộ tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con. - Theo dõi tình hình hoạt động, quản lý tài chính của Công ty con. - Thực hiện công tác thanh tra tài chính toàn Tổng công ty. Ban Kinh tế - Đấu thầu Ban Kinh tế Đấu thầu là Ban chuyên môn tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty về lĩnh vực công tác: tiếp thị, đấu thầu xây lắp, kinh tế và quản lý Hợp đồng; xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá nội bộ. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác Tiếp thị * Công tác đấu thầu xây lắp * Công tác quản lý hợp đồng kinh tế * Công tác kinh tế * Công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá: Ban Kỹ thuật - An toàn Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác quản lý kỹ thuật chất lượng * Công tác quản lý tiến độ các công trình xây dựng * Công tác ứng dụng những công nghệ mới, tiến bộ vào sản xuất * Công tác bảo hộ lao động * Phối hợp với các Ban chuyên môn của Tổng Công ty trong công tác làm hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu * Công tác ISO Là đầu mối xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại cơ quan Tổng công ty. SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 19
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp * Tổ chức thực hiện công tác quản lý máy móc, thiết bị thi công. * Kiểm tra, giám sát công tác lắp đặt máy móc, thiết bị thi công Ban Kế hoạch Ban Kế hoạch là Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty về các lĩnh vực công tác: kế hoạch, chiến lược, báo cáo thống kê, kế hoạch đấu thầu nội bộ phục vụ quản lý điều hành của Tổng công ty. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác kế hoạch, chiến lược * Công tác báo cáo thống kê * Công tác kế hoạch đấu thầu nội bộ Ban Thương mại Ban Thương mại là Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty về lĩnh vực thương mại, phát triển thị trường và đấu thầu mua sắm. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác thông tin về vật tư, thiết bị và các nhà cung cấp * Công tác thương mại và phát triển thị trường * Công tác đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị * Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đấu thầu, mua sắm trong toàn Tổng công ty Ban Đầu tư và Dự án Ban Đầu tư và Dự án là Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty về lĩnh vực đầu tư và dự án. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Công tác kế hoạch đầu tư * Công tác quản lý chung về hoạt động đầu tư * Công tác nghiên cứu phát triển dự án * Công tác quản lý thực hiện các dự án đầu tư mua sắm thiết bị * Công tác quản lý thực hiện các dự án XDCB do Tổng công ty trực tiếp làm Chủ đầu tư * Công tác quản lý thực hiện các dự án XDCB do các đơn vị thành viên của Tổng công ty làm Chủ đầu tư * Công tác kinh doanh tại các dự án * Công tác khác SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 20
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Trung tâm truyền thông, phát triển thương hiệu và VHDN Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty về các lĩnh vực truyền thông và phát triển thương hiệu. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau: * Tham mưu, quản lý công tác truyền thông, phát triển thương hiệu * Quan hệ công chúng và quan hệ báo chí * Quảng cáo, tài trợ và tổ chức sự kiện * Thông tin, truyền thông nội bộ và VHDN Trung tâm tư vấn thiết kế và ứng dụng kỹ thuật PVC Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty trong việc các lĩnh vực: - Tư vấn, thiết kế cơ sở, chi tiết, FEED; - Cung cấp dịch vụ trọn gói EPC trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành; - Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình; - Tư vấn và quản lý dự án và dịch vụ EPC; - Khảo sát, kiểm định và dịch vụ kỹ thuật xây lắp chuyên ngành; - Báo cáo đầu tư xây dựng công trình/dự án; - Báo cáo kinh tế Kỹ thuật và lập dự án đầu tư xây dựng công trình/dự án, tập trung vào các dự án Downstream, upstream, onshore và onshore. Các dự án lọc hoá dầu, hoá dầu, Nhà máy điện, Các ban điều hành Các ban trực thuộc Tổng Công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công tác thực hiện các dự án; kiểm soát tiền độ, chất lượng của các dự án và các nhiệm vụ khác theo sự phân cấp của Tổng Công ty, gồm: - Ban điều hành các dự án của PVC Hà Nội - Ban điều hành dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 - Ban điều hành dự án nhà máy điện Vũng Áng - Ban điều hành dự án nhà máy sản xuất Ethanol - Ban điều hành dự án nhà máy khí điện Nhơn Trạch 2 - Ban điều hành dự án nhà máy Sơ sợi Polyester - Ban điều hành dự án xây dựng CT kho chứa LPG lạnh - Ban điều hành dự án Đường ống dẫn khí Phía Nam Tổng công ty còn có 15 công ty con và 13 công ty liên doanh, liên kết (tính đến tháng 11/2011). 1.4.3. Tình hình sử dụng lao đông, tiền lương trong doanh nghiệp. a. Tình hình sử dụng lao động SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 21
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam ( PVC ) đã thực hiện mọi biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng hợp lí trình độ và thời gian lao động trong Tổng công ty nhằm nâng cao năng suất lao động. Tông công ty đã không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động đến nơi làm việc. Bên cạnh đó Tổng công ty đã không ngừng nâng cao mức sống vật chất cho CBCNV trong toàn Tổng công ty.Tổng công ty còn chấp hành tốt các chính sách theo quy định của nhà nước về BHYT,BHXH, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBCNV đáp ứng nhu cầu của nghành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2011 toàn Tổng công ty có 9798 CBCNV, hàng năm PVC vẫn lên kế hoạch cử người đi đào tạo và tái đào tạo ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lí, đầu tư, XDCB, đào tạo chuyên môn, về an toàn lao động, bảo hộ lao động. Cơ cấu nguồn nhân lực Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí VN Cơ cấu lao động Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 (Người) 2010/2011 Lao động phổ thông 415 512 97 Công nhân kỹ thuật 3623 4042 419 Cao đẳng+ Trung cấp 1035 1196 161 Đại học 3608 3878 270 Trên Đại học 164 170 6 Tổng số 8845 9798 953 Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Số lao động có trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Đồng thời số công nhân kỹ thuật vẫn là lực lượng lao động rực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, đảm bảo vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình sản xuất trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất. b. Thu nhập của người lao động Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, ban hành quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng trả cho cán bộ, công nhân viên thuộc cơ quan phù hợp với các quy định của Nhà nước, Tập đoàn về quản lý tiền lương và thu nhập, phù hợp với chiến lược phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2010-2015. Theo nguyên tắc trả lương là: Làm việc gì hưởng lương theo công việc đó, theo chức danh công việc đảm nhận; đảm bảo việc xếp lương gắn liền với công việc, năng SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 22
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp suất, chất lượng và thành tích công tác của CBCNV, gắn liền thăng tiến tiền lương với kết quả hoàn thành công việc được giao, đãi ngộ và khuyến khích kịp thời những cán bộ, nhân viên xuất sắc. Vì vậy luôn khuyến khích được CBCNV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tăng thu nhập và tạo động lực làm việc. 1.5. Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai 1.5.1. Quan điểm phát triển Phát triển Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trên cơ sở phát huy thế mạnh là một thành viên của Tập đoàn Kinh tế hàng đầu đất nước - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của PVC, tranh thủ sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. 1.5.2. Nguyên tắc phát triển Nguyên tắc phát triển của Tổng công ty phù hợp với Chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Phát triển nhanh, mạnh bền vững, lấy hiệu quả và năng lực cạnh tranh làm cơ sở đánh giá mọi hoạt động. Tập trung trọng tâm vào xây lắp các công trình chuyên ngành dầu khí, đặc biệt hướng tới các công trình dầu khí trên biển. Tăng nhanh tỷ trọng các công việc có hàm lượng chất xám và công nghệ cao; phát huy năng lực sẵn có, mở rộng và phát triển lĩnh vực xây nhà cao tầng để khai thác tối đa nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả cao cho Tổng Công ty. Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu xây lắp các công trình dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế. Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xây dựng thương hiệu PVC thành một thương hiệu mạnh trong nước, trong khu vực và trên thế giới 1.5.3. Mục tiêu phát triển Tổng công ty Xây dựng và phát triển Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam thành một Tổng công ty Xây lắp chuyên ngành Dầu khí, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp các công trình dầu khí, đặc biệt các công trình dầu khí trên biển; trở thành nhà thầu đứng đầu Việt Nam và cạnh tranh được với các nhà thầu khác trong khu vực về thực hiện tổng thầu EPC xây lắp các công trình dầu khí trong lĩnh vực hoạt động thăm dò, khai thác, khí điện, vận chuyển, chế biến và tàng trữ các sản phẩm dầu khí Cụ thể như sau: SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 23
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 ĐVT: Tỷ đồng Bảng: 1-4 KH giai đoạn 2011-2015 Stt Các chỉ tiêu chủ yếu 2011 2012 2013 2014 2015 1 Vốn điều lệ 4000 5000 6000 8000 10000 2 Sản lượng 20000 26000 32000 36000 40000 3 Doanh thu 18000 23000 28000 32000 35000 4 Lợi nhuận trước thuế 1000 130 1600 2100 2600 5 Lợi nhuận sau thuế 750 975 1200 1575 1950 6 Nộp NSNN 868 1100 1300 1600 2000 Đầu tư XDCB, mua sắm 7 TTB& góp vốn vào các CT liên kết 5959 3732 3953 3958 4255 8 Thu nhập bình quân(tr.đồng) 9.1 10.7 12.1 13.6 15 1.5.4. Các giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 của PVC 1.5.4.1. Giải pháp về khoa hoc và công nghệ Áp dụng các công nghệ quản lý dự án, quản lý sản xuất tiên tiến có hiệu quả cao. - Xây dựng công cụ quản lý tiến độ chất lượng, cũng như các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả lao động từng bước sử dụng phần mềm quản lý mang thương hiệu PVC. - Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong toàn tổ hợp PVC. - Xây dựng và thực hiện theo các chính sách và quy trình HSEQ(sức khỏe, an toàn, môi trường và chất lượng) đối với toàn bộ các dự án, công trình của Tổng công ty. - Xây dựng chương trình quản lý thương hiệu PVC trong các lĩnh vực: Quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch, quản lý tài chính, Ngoài ra, PVC thực hiện bám sát chiến lược phát triển hợp tác quốc tế của Tập đoàn trong thời kỳ mới, xây dựng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế của PVC tại các nước ngoài. Rà soát, đánh giá lại năng lực ủa các công ty liên kết, liên doanh hiện có, đưa ra các biện pháp đồng bộ nhằm bảo toàn và phát triển vốn. 1.5.4.2. Giải phá về tổ chức và quản lý a. Công tác tổ chức và quản lý SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 24
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp - Hoàn thiện hệ thông quản lý quy chế nội bộ, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí cán bộ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của PVC theo mô hình Công ty mẹ- công ty con, kết hợp việc phân cấp mạnh cho các bên ĐHDA/QLDA và các đơn vị thành viên đẻ tăng tính chủ động và phát huy tối đa các nguồn lực của công ty con được sự kiểm tra, giám sát của Công ty mẹ - Tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo cho các đơn vị, chuẩn bị nhân sự cho các đơn vị mới thành lập, triển khai công tác quy hoạch và đánh giá cán bộ, công tác luân chuyển và điều động, bố trí cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành tại các đơn vị thành viên - Không ngừng cải tiến phương thức quản lý tại cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo hướng: “gọn nhẹ và chuyên sâu” nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty b. Giải pháp về vốn Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn bằng các biện pháp như: đầu tư từng giai đoạn theo nhu cầu thị trường, lấy nguồn thu từ khấu hao, lợi nhuận để đầu tư phát triển, tối đa hóa công suất các công trình đầu tư. c. Công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Tiếp tục rà soát, phân nhóm các đơn vị theo lĩnh vực SXKD, năng lực và địa bàn hoạt động tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Xây lắp, Sản xuất công nghiệp và Kinh doanh bất động sản, xây dựng lộ trình thoái vốn tại các đơn vị và cơ cấu lại phương án đầu tư vốn của Tổng công ty, đăng ký nâng hạng doanh nghiệp, thực hiện các kế hoạch đại chúng hóa và niêm yết cổ phiếu của các Công ty cổ phần do PVC nắm quyền chi phối trên sàn giao dịch chứng khoán - Tổng kết, phân tích và đánh giá mô hình hoạt động của Tổng công ty từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động của PVC phù hợp với từng giai đoạn phát triển , nhằm đưa PVC phát triển mạnh và bền vững - Tìm kiếm và thu hút các cổ đông chiến lược có năng lực tài chính, kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nghiên cứu đề xuất trong công tác kết nạp thành viên mới của PVC - Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn trong công tác đổi mới doanh nghiệp, giai đoạn 2011-2015 d. Chế độ chính sách và an sinh xã hội - Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động, đảm bảo chính sách tiền lương, thu nhập bình quân 2011 là 9,1 triệu đồng/người/tháng và năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/tháng, không ngừng cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 25
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp việc của toàn thể CBCNV đặc biệt đối với các cán bộ công nhân viên làm việc trong công trường. - Tăng cường công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống, việc làm và nhà ở đối với CBCNV và người lao động 1.5.4.3. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Quy hoạch 3 lĩnh vực ưu tiên phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2025 gồm: Xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản (Trong đó doanh thu trong lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng khoảng 50%) theo hướng tập trung, chuyên môn hóa và và xây dựng chiến lược phát triển nhân sự phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành nghề. PVC xây dựng và tổ chức thực hiện “Chiến lược phát triển nhân sự giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2025” gồm: a. Mục tiêu Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành đội ngũ chuyên viên kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học nghiệp vụ quản lý/điều hành trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư chuyên nghiệp đáp ứng cho PVC đứng trong vị trí tốp 3 trong các đơn vị xây dựng ở Việt Nam. b. Kế hoạch từng năm Hoàn thiện hệ thống đào tạo và phát triển nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ làm công tác đào tạo theo hướng chuyên nghiệp từ cơ quan Tổng công ty đến các đơn vị thành viên Xây dựng phương án “Đào tạo và tái sử dụng nguồn nhân lực chuyên ngành xây lắp hậu xuất khẩu lao động”, nhằm tận dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tay nghề, tác phong công nghiệp và ngoại ngữ sau khi kết thúc hợp đồng lao động về từ các nước Trung Đông, Malaysia, Đài Loan .phục vụ các dự án trong và ngoài nước của PVC (hoàn thiện đề án quý I/2010 và tổ chức triển khai hàng năm trong toàn giai đoạn). Tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, đột phá trong tư duy bổ nhiệm cán bộ. Phân cấp tối đa cho các đơn vị trong công tác quản trị nhân sự và phát triển nhân lực. SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 26
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyển ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn. Giai đoạn 2006- 2010, là giai đoạn quan trọng đánh dầu bước phát triển vượt bậc của PVC cả về lượng và chất. Mốc son mới với sức mạnh mới, PVC đã tin tưởng vào thành tích đã đạt được và dượi sự chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã vươn lên hoàn thành tốt nhiêm vụ xứng đáng là một trong những đơn vị vững mạnh của ngành dầu khí Việt Nam. Trong thời gian tới, PVC xác định mục tiêu trở thành một Tổng công ty xây lắp chuyên ngành , chủ lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm khu vực. Với những nhiện vụ và mục tiêu được giao, PVC hiện đang có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: - PVC luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của Tập đoàn, được ưu tiên chỉ định thầu thực hiện các dự án do Tập đoàn và các đơn vị thành viên của tập đoàn làm chủ đầu tư. - Được sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty cùng với sự đoàn kết, thống nhất của tập thể CBCNV trong Tổng công ty. - Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động năng lực tài chính và kinh nghiệm của PVC được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho PVC tham gia các dự án lớn, các dự án được tập đoàn giao và làm tổng thầu EPC. - Đội ngũ nhân viên trẻ hóa, năng động, trình độ ngày một nâng cao. - Thực hiện tăng cường vốn điều lệ của PVC lên 2500 tỷ đồng. Qua việc tăng vốn, PVC đủ điều kiện đầu tư máy móc thiết bị và những đàu tư mang tính chiến lược của Tổng công ty. - Giá cả vật tư, nguyên vật liệu cũng như nhân công trong lĩnh vực xây dựng tương đối ổn định là điều kiện tốt để thực hiện các dự án đầu tư và thuận lợi hơn trong các hoạt động SXKD. SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 27
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp - Sự phát triển của Tập đoàn dầu khí càng lớn mạnh nhu cầu đầu tư của tập đoàn càng tăng, vì vậy thị trường xây lặp trong ngành dầu khí càng được mở rộng. Khó khăn: - Với mục tiêu phát triển đột phá trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng của PVC rất nhanh, trong khi đó nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển. - Nhiều dự án xây dựng bị dừng hoặc giãn tiến độ, đặc biệt là việc giải ngân vốn đầu tư rất khó khăn. Một số dự án đầu tư chưa triển khai được do vướng thủ tục đầu tư. - Một số đơn vị gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác điều hành thi công, tiếp thị đấu thầu do mới thành lập, chưa hoàn thành được kế hoạch đề ra như PVC-PT, PVC- Duyên Hải. - Công tác quản lý, điều hành thi công tại các dự án lớn của Tông công ty cũng găp những khó khăn nhất định dô nhiều nguyên nhân khác nhau: có sự thay đổi, điều chỉnh lại hồ sơ thiết kế, vướng mắc trong khâu đền bù GPMB hoặc do các yếu tố khách quan như thời tiết, hồ sơ nghiệm thu của các B phụ, Tuy nhiên với sự quyết tâm cao, sự phấn đấu nỗ lưc vì mục tiêu chung của Tổng công ty, một số ban điều hành dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 2 và ban điều hành Nhà máy PP Dung Quất đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu chủ yếu: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận. - Khó khăn chung của nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt tài khóa thắt chặt nền kinh tế giảm đầu tư công. Đối mặt với những khó khăn trên, bằng những nỗ lực phấn đấu, không ngừng hoàn thiện mình Tổng công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Với những thành tích đã đạt được công ty xứng đãng là đơn vị hàng đầu trong ngày xây lắp công nghiệp và dân dụng của đất nước. SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 28
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM NĂM 2011 (PVC) SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 29
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp 2.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam ( PVC ) 2.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Năm 2011 vừa qua, một năm với nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế vừa mới ốm dậy sau khủng hoảng, chưa kịp phục hồi thì đã gặp phải tình trạng suy thoái, lạm phát tăng cao. Chính sách tài khóa thắt chặt cộng với việc giảm đầu tư công bên cạnh đó giá cả các mặt hàng tăng cao đặc biệt là xăng dầu và điện khiến kéo theo đầu vào của quá trình sản xuất tăng theo gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình chung của nền kinh tế. Giá cả các mặt hàng đầu vào cho quá trình sản xuất tăng mạnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Tổng công ty. Bên cạnh đó việc cắt giảm đầu tư công dẫn đến việc mở rộng sản xuất bị giảm theo; lạm phát tăng cao, giá cả đầu vào cho quá trình sản xuất tăng dẫn đến các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất dè rặt hơn, nhiều doanh nghiệp hầu như dậm chân tại chỗ. Điều này là rất khó khăn đối với một doanh nghiệp như Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình Dầu khí, công nghiệp và dân dụng. Tuy nhiên Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí cũng có rất nhiều các điều kiện thuận lợi như: Tổng công ty là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí một Tâp đoàn kinh tế vững mạnh nhất của đất nước, luôn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn, luôn hợp tác chặt chẽ được với các đơn vị trong và ngoài ngành. Năm 2011, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, toàn thể cán bộ, công nhân viên Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí đã khai thác tối đa các yếu tố thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành vượt bậc các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra. SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 30
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của PVC năm 2011 ĐVT: Tỷ đồng Bảng: 2-1 Năm 2011 SSTH 11/10 SS TH/KH 2011 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 KH TH +,- % +,- % 1 Tổng giá trị sản lượng Tỉ đồng 10.041,70 14.000,00 14.168,15 4126,45 141,09 168,15 101,20 2 Tổng doanh thu Tỉ đồng 7.873,40 9.500,00 9.908,64 2035,24 125,85 408,64 104,30 3 Tổng tài sản Tỉ đồng 12.503,70 16.500,00 17.375,12 4871,42 138,96 875,12 105,30 - TSNH Tỉ đồng 7.784,70 9.300,00 9.826,00 2041,30 126,22 526,00 105,66 - TSDH Tỉ đồng 4.719,00 7.200,00 7.549,12 2830,12 159,97 349,12 104,85 4 Số lao động Người 8.845,00 9.500,00 9.798,00 953,00 110,77 298,00 103,14 5 Tổng quỹ lương Tr.đồng 902190 991800 1105214 203024,00 122,50 113414,00 111,44 6 Tổng chi phí Tỉ đồng 7.265,74 8.500,00 9.447,80 2182,06 130,03 947,80 111,15 NSLĐ bình quân 7 Tr.đ 94,61 122,81 120,50 25,89 127,36 -2,31 98,12 (Tr.đ/ng.tháng) Tiền lương bình quân 8 Tr.đ 8,50 8,70 9,40 0,90 110,59 0,70 108,05 (tr.đ/ng.tháng) 9 Tổng LN trước thuế Tỉ đồng 943,91 950,00 622,25 -321,66 65,92 -327,75 65,50 10 Các khoản nộp NSNN Tỉ đồng 431,64 654,00 644,56 212,92 149,33 -9,44 98,56 11 Lợi nhuận sau thuế Tỉ đồng 742,30 760,00 477,82 -264,48 64,37 -282,18 62,87 SV:Nguyễn Văn Kỳ -QTDN Dầu khí – K53 31
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Năm 2011 với nhiều khó khăn của tình hình kinh tế, nhưng Tổng công ty vẫn đạt được hầu hết các kế hoạch đề ra. Giá trị tổng sản lương, tổng doanh thu đêu tăng nhanh so với năm 2010. Cụ thể năm 2011 tổng giá trị sản lượng đạt 14.168,15 tỉ đồng tăng 4126,45 tỉ đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 41,09% và tăng 168,15 tỉ đồng tương ứng tăng 1,02% so với kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu năm 2011 đạt 9.908,64 tỉ đồng tương ứng tăng 2035,24 tỉ đồng tương ưng tăng 25,85% so vơi năm 2010 và tăng 408,64 tỉ đồng tương ứng tăng 4,30% so với kế hoạch đề ra. Qua đây ta thấy năm 2011 Tổng công ty dã đạt được các kế hoạch đề ra về sản xuất. Tổng chi phí tăng nhanh và tăng nhiều hơn so với dự kiến, năm 2011 tổng chi phí là 9.447,80 tỉ đồng tăng 2182,06 tỉ đồng tương ứng tăng 30,03% so với năm 2010 và tăng 947,80 tỉ đồng tương ứng tăng 11,15% so với kế hoạch. So với mức tăng về tổng sản lượng và tổng doanh thu thì tổng chi phí tăng nhanh hơn rất nhiều. Điều này là không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nguyên nhân dẫn đến tăng là do giá cả về nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng; chi phí nhân công, chi phí quản lý tăng; lãi xuất vay vốn cho hoạt động kinh doanh tăng.Chính những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tất cả các yếu tố đó làm cho lợi nhuân của hoạt động sản xuất kinh doanh đã giảm đáng kể mặc dù doanh thu có tăng; năm 2011 lợi nhuân trước thuế chỉ còn 622,25 tỉ đồng giảm 321,66 tỉ đồng so với năm 2010 và giảm 327,75 tỉ đồng so với kế hoạch đề ra; lợi nhuân sau thuế năm 2011 là 477,82 tỉ đồng giảm 264,48 tỉ đồng so với năm 2010 và giảm 282,18 tỉ đồng so với kế hoạch. NSLĐ bình quân năm 2011 đạt 120,50 tr.đ/ng.tháng tăng 25,89 tương ứng tăng 27,36% so với năm 2010 nhưng giảm so với kế hoạch đề ra là 2,31 tr.đ/ng .tháng. Nguyên nhân giảm NSLĐ so với kế hoạch là do việc cung ứng nguyên nhiên vật liệu còn bị thiếu, chậm trễ. Mặc dù lợi nhuân của hoạt động sản xuất kinh doanh giảm nhưng tổng quỹ lương và tiền lương bình quân vẫn tăng; năm 2011 tiền lương bình quân tháng của một CBCNV là 9,4 tr.đ tăng 0,9 triệu đồng tương ứng tăng 10,59% so với năm 2010 và tăng 0,7 tr.đ tương ứng tăng 8,05% so với kế hoạch. Tiền lương tăng là do năng xuất lao động tăng bên cạnh đó Tổng công ty tăng lương để giữ chân các cán SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 32
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp bộ, những người có kinh nghiệm và đã gắn bó với Tổng công ty tránh hiện tượng chảy máu chất sám trong Tổng công ty. Nôp ngân sách nhà nước năm 2011 đạt 644,56 tỉ đồng tăng 212,92 tỉ đồng tương ứng tăng 49,33% so với năm 2010 nhưng lại giảm so với kế hoạch đề ra 9,44 tỉ đồng tương ứng giảm 1,44% so với kế hoạch đề ra. Tài sản cố định đã được Tổng công ty đã trang bị thêm nhiều máy móc thết bị mới phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Năm 2011 tổng số tài sản cố định của Tổng công ty là 17.375,12 tỉ đồng tăng 4871,42 tỉ đồng tương ứng tăng 38,96% so với năm 2010 và tăng 875,12 tỉ đồng tương ứng tăng 5,30% so với kế hoạch đề ra. Trong lĩnh vực xây lắp máy móc thiết bị giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình sản xuất vì thế việc tăng cường thêm máy móc thiết bị là rất phù hợp đối với việc sản xuất cũng như sự phát triển của Tổng công ty. 2.2. Phân tích tình hình sản xuất Toàn Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và nỗ lực phấn đấu nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và tiến độ thi công các dự án, công trình. Hầu hết các công trình đều thi công đạt tiến độ đề ra, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu thiết kế. Việc thực hiện đầu tư các dự án được Tổng công ty thực hiện tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật và quy chế quản lý của Tổng công ty. Các dự án PVC trực tiếp đầu tư , bao gồm : + Dự án Tháp Dầu khí Việt Nam, đã được Tập đoàn Dầu khí phê duyệt kế hoạch năm 2010 với tổng mức đầu tư là 11.758,35 tỉ đồng không dùng vốn nhà nước và vốn của Tập đoàn. Trong đó vốn tự có chiếm 15%, vốn huy động khách hàng chiếm 41,2% , vốn huy động từ các tổ chức cá nhân khác chiếm 10% và vốn vay là 33,8%. Tổng công ty đã hoàn thành thi tuyển quốc tế thiết kế với đơn vị đạt giải nhất là công ty Peli Clarke Architects- Mỹ. Đang tiến hành công tác đền bù giải phóng mặt bằng và lập báo cáo khả thi của dự án. + Dự án trung tâm kỹ thuật đa ngành Nga, đã được Tập đoàn Dầu khí phê duyệt với tổng mức đầu tư là 4.405 tỉ đồng. Tình hình thực hiện dự án: lập báo cáo nghiên cứu tính toán sơ bộ tính khả thi của dự án, làm việc với Sứ quán Nga tại Việt Nam để hỗ trợ cho hai phía đối tác Nga và Việt Nam trong việc thành lập liên doanh. + Dự án khu thể thao dịch vụ chung cư của VTV, đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia chấp thuận chủ trương giao cho PVC hợp tác với VTV nghiên cứu đầu tư dự án. Với tổng mức vốn đầu tư 392,67 tỉ đồng trong đó vồn tự có chiếm SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 33
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp 26%, vốn huy động chiếm 55% và vốn vay là 19%. Tình hình thực hiện dự án: Các bên tham gia xúc tiến thành lập liên doanh để thực hiện dự án. + Dự án khu đô thị Hoài Đúc- Hà Nội, đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia và Tỉnh ủy tỉnh Hà Tây thông qua. Với tổng mức đầu tư dự kiến 20.000 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 1: 450 tỉ đồng (bao gồm đền bù giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng). Tình hình thực hiện dự án: Duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000, đang lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. + Dự án khu công nghiệp Dầu khí Soài Rạp- Tiền Giang, đã được Tập đoàn Dầu khí và Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang thông qua. Với tổng mức vốn đầu tư là 1842 tỉ đồng, toàn bộ là vốn của Tập đoàn đầu tư. Tình hình thực hiện: đã hoàn thành công tác giao nhận, lập kế hoạch và báo cáo công tác môi trường; san lấp mặt bàng; hoàn thành đường điện và cham biến áp. + Ngoài những dự án lớn và trọng tâm đang thực hiện, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đang xúc tiến nghiên cứu để đầu tư một số dự án trong năm 2011 và các năm tiếp theo như. Các dự án PVC trức tiếp đầu tư ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-2 Vốn Tổng Vốn Stt Nội dung vay + Tiến độ số CSH khác Dự án Bãi cảng chế tạo kết 1 cấu kim loại Sao Mai Bến 695 tỉ Chuyển từ PVC sang Đình đồng 100% PVC -TH Trả tiền BTGPMB và san 2 Dự án nhà máy kết cấu lấp mặt bằng, đường nội kim loại và thiết bị Dầu 700 tỉ bộ, hệ thống điện chiếu khí đồng 80% 20% sáng 3 Dự án tổ hợp văn phòng 998 tỉ thương mại Vũng Tàu đồng 83% 27% Thực hiện xong Dự án trung tâm thương 4 mại văn phòng và khachs 139 tỉ Đã chuyển nhượng cho sạn Hạ Long đồng 76% 24% PVSH 5 Nhà máy sản xuất bao bì 911 tỉ Polypropylen đồng 69% 31% Thực hiện xong 6 Dự án khu đô thị Dầu khí 1500 tỉ Vũng Tàu đồng 71% 29% SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 34
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp + Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng thực hiện hợp tác đầu tư theo Chương trình xúc tiến đầu tư của Tập đoàn với các doanh nghiệp nước ngoài vào tháng 6/2011 tại Nhật Bản, tháng 10/2011 tại Hàn Quốc, tham gia chương trình hợp tác đầu tư của Tập đoàn với các tỉnh thành phố trên cả nước. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị thành viên để hỗ trợ triển khai các dự án do đơn vị thành viên thực hiện;làm rõ phương án kinh doanh, tính toán kỹ hiệu quả kinh tế để đảm bảo việc đầu tư mang lại hiệu quả.Tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty năm 2011 thực hiện là 2.984,07 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số đơn vị gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác điều hành thi công,tiếp thị đấu thầu hoặc do mới thành lập,chưa hoàn thành được kế hoạch đề ra như PVC-PT,PVC-Thái Bình. Công tác quản lý, điều hành thi công tại các dự án lớn của Tổng công ty cũng gặp những khó khăn nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau:có sự thay đổi,điều chỉnh lại hồ sơ thiết kế, vướng mắc trong khâu đền bù GPMB hoặc do các yếu tố khách quan như thời tiết,hồ sơ nghiệm thu của các B phụ, Tuy nhiên với sự quyết tâm cao,sự nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung của Tổng công ty, một số Ban điều hành dự án hoàn thành kế hoạch được giao,như Ban điều hành dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 và Ban điều hành Nhà máy PP Dung Quất đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu chủ yếu: Sản lương; Doanh thu; Lợi nhuận. Về công tác bảo hộ an toàn lao động: Tổng công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý An toàn – Sức khỏe – Môi trường OSH 18001:2007. Các đơn vị trong Tổng công ty đều có Hội đồng bảo hộ lao động, bộ phận chuyên trách về bảo hộ lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh sinh viên, đội phòng chống cháy nổ tại các đơn vị và công trường được triển khai thường xuyên. 100% các loại máy móc, tiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, các thiết bị có yêu cấu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp đã được các đơn vị đăng ký và kiểm định theo quy định hiên hành. 2.2.1. Phân tích tiến độ thực hiện các dự án đầu tư theo nhóm quản lý của nhà nước. Vì các dự án thường khối lượng công việc lớn, thời gian thi công thường kéo dài trong vài năm. Vì vậy phân tích tình hình sản xuất của Tổng công ty trong năm 2011 thì em chỉ xin phân tích phần công việc theo kế hoạch được thực hiện trong năm 2011. Tổng số vốn được đầu tư 2011 là 4047.83 tỷ đồng tăng hơn so với kế hoạch là 118.69 tỷ đồng, tức tăng 3,02%, chứng tỏ Tổng công ty đã không đạt kế hoạch đề ra, làm tăng thêm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận và chiếm dụng vốn của các giai đoạn sau. Trong đó vốn CSH tăng nhiều nhất là 88,663 tỷ đồng SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 35
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Bảng phân tích tiến độ thi công của các dự án của PVC năm 2011 ĐVT: tỷ đồng Bảng: 2 -3 Vốn đầu tư thực hiện năm Kế hoạch vốn đầu tư 2011 Chênh lệch TH và KH So sánh TH và KH 2011 Chỉ tiêu Vốn Vốn Vốn Vốn Vốn Vốn Tổng Vốn Tổng Vốn Tổng số vay + Tổng số vay + vay + vay + CSH CSH số CSH số CSH khác khác khác khác TỔNG CỘNG 3929.14 1642.84 2286.3 4047.83 1731.5 2316.33 118.69 88.663 30.024 103.02 105.40 101.31 Dự án nhóm A 722.82 333.159 389.661 782.82 351.159 431.661 60 18 42 108.3 105.40 110.78 Dự án Khởi công 0.5 0.5 0.5 0.5 100 100 mới Dự án chuyển tiếp 526.02 168.769 357.251 586.02 186.769 399.251 60 18 42 111.41 110.67 111.76 Dự án góp vốn 196.3 163.89 32.41 196.3 163.89 32.41 100 100 100 đầu tư Dự án nhóm B 2233.71 904.251 1329.45 2324.63 972.86 1351.77 90.92 68.609 22.311 104.07 107.59 101.68 Dự án Khởi công 45 24 21 45 24 21 100 100 100 mới Dự án chuyển tiếp 1981.49 781.755 1199.74 2072.41 845.364 1227.05 90.92 63.609 27.311 104.59 108.14 102.28 Dự án góp vốn 207.213 98.496 108.717 207.213 103.496 103.717 0 5 -5 100 105.08 95.4 đầu tư Dự án nhóm C 972.614 405.426 567.188 940.381 407.48 532.901 -32.23 2.054 -34.29 96.69 100.51 93.95 Kết thúc 595.826 228.876 366.95 571.406 234.896 336.51 -24.42 6.02 -30.44 95.90 102.63 91.7 SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 36
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp tương đương tăng 5.4%, vốn vay khác tăng 30.024 tỷ đồng tương đương tăng 1.31%. Điều đáng lưu ý đó là hầu hết việc tăng vốn này là ở các dự án chuyển tiếp. Các dự án khởi công mới và các dự án góp vốn đầu tư thì sử dụng đúng lượng vốn theo kế hoạch, như vậy Tổng công ty cần quan tâm hơn tới việc quản lý sử dụng nguồn vốn ở các dự án chuyển tiếp, đặc biệt là tại các đơn vị thành viên, các dự án ở xa điều kiện địa chất khó khăn phức tạp không thuận tiện cho việc giám sát, kiểm tra điều chỉnh tiến độ thi công. Theo tính chất, của dự án, quy mô đầu tư và tầm quan trọng của các dự án mà phân chia ra các nhóm khác nhau. Các dự án nhóm A chiếm tỷ trọng là 18.4%, nhóm B là 56.8%, nhóm C là 24.8%. Như vậy chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là các dự án nhóm B, sau đó đến nhóm C. Tổng công ty đang không ngừng nâng cao năng lực thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia, nâng cao năng lực và kinh nghiệm để có thể đảm nhận toàn bộ công trình theo hình thức tổng thầu EPC. 2.2.2. Phân tích sản lượng theo các đơn vị sản xuất. Với đặc điểm là hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, PVC đã luôn tổ chức hoạt động và điều hành quản lý các đơn vị thành vên theo đúng luật định, mặt khác nâng cao và kiện toàn công tác sắp xếp và tổ chức bộ máy của doanh nghiệp để công ty mẹ trở thành doanh nghiệp trực tiếp SXKD, các công ty con hoạt đông độc lập với công ty mẹ và chủ động trong sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, bình đẳng với công ty mẹ trước pháp luật. Nhìn vào bảng 2- 4 và 2 - 5 dưới đây ta rút ra một số nhận đặc điểm sau: - Tổng sản lượng xây dựng của Công ty mẹ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với các dơn vị thành viên. - Với tổng vốn các dự án năm 2011 của công ty mẹ chiếm 11.2% theo KH và 12.2% theo TH so với toàn Tổng công ty ta thấy năng suất lao động của công ty mẹ lớn hơn rất nhiều với các đơn vị thành viên. Vì với sồ lượng là 461 người trong năm 2010 chỉ chiếm 5.2% so với số lượng CBCNV toàn Tổng công ty. - Trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty, nguồn vốn CSH chiếm 41.8%, nguồn vốn vay và vốn khác chiếm 58.2%. Bảng phân tích sản lượng KH theo đơn vị sản xuất năm 2011. ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-4 Kế hoạch 2011 Tỷ trọng KH Nội dung công Vốn vay + Tổng Vốn Vốn vay việc Tổng số Vốn CSH khác số CSH + khác Tổng công ty Các đv thành viên SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 37
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Bảng phân tích sản lượng TH theo đơn vị sản xuất năm 2011. ĐVT: Tỷ đồng Bảng: 2 -5 Thực hiện 2011 Tỷ trọng TH Nội dung công Vốn vay + Tổng Vốn Vốn vay việc Tổng số Vốn CSH khác số CSH + khác Tổng công ty Các đv thành viên 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định năm 2011 của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, là các tư liệu lao đông biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn cố định, là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất. 2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2011. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là sự kết hợp của việc hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện khâu tổ chức lao động, sản xuất. Sử dụng hiệu quả TSCĐ biện pháp tiết kiệm vốn tốt nhất và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá bằng 2 chỉ tiêu tổng hợp sau: a. Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm (tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị), được xác định bằng công thức: Doanh thu thuần (2-1) H (đ/đ) hs = Nguyên giá TSCĐ bình quân V0 V 1 Trong đó: Nguyên giá TSCĐbq = 2 V0: Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ V1: Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ Áp dụng công thức (2-1) ta có kết quả trong bảng tính toán 2- 6 b. Hệ số huy động TSCĐ Hệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thì cần một lượng vốn cố định là bao nhiêu. Hệ số huy động TSCĐ được tính bằng công thức: Nguyên giá TSCĐ bình quân Hhđ = (đ/đ) (2-2) Doanh thu thuần SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 38
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Áp dụng công thức (2-2) ta có kết quả trong bảng tính toán 2- 6 Nhìn vào bảng 2- 6 ta thấy hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ của năm 2011 là 2,93, tức là một đồng TSCĐ bỏ ra trong năm 2011 thu về được 3,93 đồng doanh thu thuần. Con số này thấp hơn 2,86 đồng/đồng và bằng 50,62% so với năm 2010. Hệ số huy động tài sản cố định của Tổng công ty năm 2011 cao hơn năm 2010 là 0,17 đồng/đồng tăng 97,56%. Như vậy việc sử dụng tài sản cố định năm 2011 chưa hiệu quả. Do Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp lên tài sản cố định chủ yếu là các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải kỹ thuật có trọng tải lớn. Việc sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả là do các nguyên nhân: lạm phát trong nền kinh tế khiến giá nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thiết bị tăng lên cao khiến cho việc vận hành sử dụng bị giảm đi; việc giảm đầu tư công, thiết chặt tài chính khiến đầu tư cho xây lắp giảm dẫn đến việc vân hành máy móc thiết bị giảm đi; bên cạnh đó tình hình thời tiết nhiều bất thường cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sử dụng tài sản cố định. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2011 Bảng 2- 6 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm2010 Năm 2011 +,- % Giá trị TSCĐ Tr.đồng 1.260.184 3.236.690,25 1.976.506,25 256,84 bình quân Doanh thu Tr.đồng 7.295.605,15 9.484.916,22 2.189.311,07 130,01 thuần Hhs Đồng/đồng 5,79 2,93 -2,86 50,62 Hhđ Đồng/đồng 0,17 0,34 0,17 197,56 2.3.2. Phân tích tình hình biến động TSCĐ năm 2011. Là một Tổng công ty lớn. hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: Xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Vì vậy kết cấu TSCĐ của PVC gồm nhiều loại, với giá trị lớn. Nhất là các TSCĐ hữu hình như máy móc thiết bị, nhà cửa, vật KT chiếm tỷ trọng lớn nhất, kết cấu TSCĐ của PVC như vậy là hợp lý phù hợp với nhu cầu sản xuất, ngoài ra Tổng công ty cũng đã đầu tư vào phầm mềm máy tính, có bản quyền sáng chế để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, nâng cao khả năng quản lý, làm việc chuyên nghiệp và nâng cao năng suất lao động. SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 39
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Bảng phân tích sự thay đổi TSCĐ trong kỳ ĐVT: Tr.đ Bảng 2-7 Số đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối năm Khoản mục Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % A.TSCĐ hữu hình 875583 100 1770982 100 535467 100 2111098 100 1. Nhà cửa, VKT 93262 10,65 1411471 79,70 454916 84,96 1049817 49,73 2. Máy móc thiết bị 504430 57,61 260211 14,69 20696 3,87 743945 35,24 3. Phương tiện VT truyền dẫn 219001 25,01 75017 4,24 53755 10,04 240263 11,38 4. Thiết bị dụng cụ QL 55554 6,34 23117 1,31 6083 1,14 72588 3,44 5. TSCĐ khác 3336 0,38 1166 0,07 17 0,00 4485 0,21 B.TSCĐ thuê TC 52282 100 81477 100 133759 100 1. Máy móc thiết bị 9180 17,56 40668 49,91 49848 37,27 2. Phương tiện VT truyền dẫn 43102 82,44 40810 50,09 83912 62,73 3. Thiết bị dụng cụ QL 4. TSCĐ Khác C. TSCĐ vô hình 114342 100 82031 100 920 100 195453 100 1. Quyền sd đất 108882 95,22 75276 91,77 184158 94,18 2. Bản quyền, bằng sáng chế 250 0,22 250 0,13 3. Nhãn hiệu hàng hóa 4. Phần mềm máy 5187 4,54 6628 8,08 846 91,95 10970 5,61 vi tính 5. TSCĐ khác 23 0,02 126 0,15 74 8,05 75 0,04 Tổng 1042207 1934490 536387 2440310 SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 40
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Nhìn vào bảng 2-7 ta thấy tỷ trọng của TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu TSCĐ. Trong đó trong kỳ TSCĐ hữu hình nhà của vật kiến trúc tăng mạnh trong kỳ từ 10,65% đầu kỳ đến cuối năm đã lên đến 49,73%, nguyên nhân là do Tổng công ty đang đầu tư xây lắp các công trình phục vụ cho công tác quản lý điều hành; máy móc thiết bị 57,61% ở đầu kỳ và cuối kỳ là 35,24% tuy có sự thay đổi về tỉ trọng nhưng về giá trị thì tài sản cố định vẫn tăng một lượng từ 504430,37 trđ ở đầu năm lên 743945,25 trđ tại cuối năm. Tài sản cố định khác và thiết bị dụng cụ quản lý khác cũng biến động tăng với một lượng nhỏ. Tài sản cố định thuê tài chính biến động tăng nhanh trong năm từ 52282,27 tr.đ ở đầu năm lên đến 133759,48 tr.đ cuối năm chủ yếu là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, truyền dẫn. Tài sản cố định vô hình cũng tăng từ 114342,02 tr.đ đầu năm đến cuối năm là 195452,26 tr.đ, tài sản cố định vô hình tăng chủ yếu tập trung vào quyền sử dụng đất và phần mềm máy vi tính. Trong năm qua công ty đẫ tập trung ưu tiên sử dụng công nghệ thông tin ứng dụng trong sản xuất, tăng cường mua thêm các phần mềm máy tính như Pirama 06, microsft office Qua phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định ta thấy về cơ cấu tài sản cố định là tương đối phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Lượng tài sản cố định tăng nhanh và giảm rất ít trong kỳ chứng tỏ Tổng công ty đã đầu tư mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất giúp tăng năng xuất và nâng cao chất lượng công trình. 2.3.3. Phân tích thực trạng của tài sản cố định Nhân tố làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn của tài sản. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Bởi vậy việc phân tích hiện trạng của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng còn mới hay cũ, cũ ở mức độ nào để có biện pháp đúng đắn tái đầu tư TSCĐ. Thông thường để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hao mòn TSCĐ (T hm) và tỷ lệ còn lại của TSCĐ (KCL). a. Tỷ lệ hao mòn TSCĐ (Thm) Tổng số mức khấu hao TSCĐ * 100% T = ( 2-3) hm Nguyên giá TSCĐ Áp dụng công thức (2-3) ta có bảng 2-8 sau: SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 41
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Bảng tỷ lệ hao mòn TSCĐ năm 2011 ĐVT: Tr.đ Bảng 2-8 Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế T hao mòn Khoản mục Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm A.TSCĐ hữu hình 875582,90 2111098,07 241179,79 344807,54 179 174 1. Nhà cửa, VKT 93261,56 1049816,77 14518,49 24804,45 15,57 2,36 2. Máy móc thiết bị 504430,37 743945,29 134069,72 196972,61 26,58 26,48 3. Phương tiện VT truyền dẫn 219001,47 240262,98 68163,00 85265,22 31,12 35,49 4. Thiết bị dụng cụ QL 55553,87 72587,74 22234,85 35009,66 40,02 48,23 5. TSCĐ khác 3335,65 4485,28 2193,73 2755,59 65,77 61,44 B.TSCĐ thuê TC 52282,27 133759,48 2978,75 14999,59 7 25 1. Máy móc thiết bị 9180,15 49847,69 0,00 8394,94 0,00 16,84 2. Phương tiện VT truyền dẫn 43102,11 83911,79 2978,75 6604,64 6,91 7,87 3. Thiết bị dụng cụ QL 4. Tài sản cố định khác C. TSCĐ vô hình 114117,02 195227,56 1620,41 4448,39 128 141 1. Quyền sd đất 108881,98 184157,91 798,98 1249,38 0,73 0,68 2. Bản quyền, bằng sáng chế 25,00 25,00 3,06 10,96 12,25 43,85 3. Nhãn hiệu hàng hóa 4. Phần mềm máy vi tính 5187,41 10969,65 795,74 3137,44 15,34 28,60 5. TSCĐ vô hình khác 22,62 75,00 22,62 50,60 100,00 67,47 Cộng 1041982,19 2440085,10 245778,96 364255,51 23,59 14,93 SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 42
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Tỷ lê hao mòn chung về TSCĐ đầu năm 2011 là 23,59% thì đến cuối năm do đầu tư mua săm trang thiết bị, nhà cửa, VKT nhiều dẫn đến tỷ lệ hao mòn TSCĐ giảm hơn so với đầu năm, chỉ còn 14,93%. Để thực hiện được mục tiêu Xây dựng và phát triển Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam thành một Tổng công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tổng công ty đã có kế hoạch và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm 2010, chỉ đạo xát xao việc đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nâng cao năng lực để thiết kế để có thể đảm nhận các hợp đồng tổng thầu ECP, tổng thầu chìa khóa trao tay. b. Tỷ lệ còn lại của TSCĐ (KCL) Giá trị còn lại của TSCĐ K = (2-4) CL Nguyên giá TSCĐ Áp dụng công thức 2- 4 ta có bảng sau: Bảng tỷ lệ giá trị còn lại của TSCĐ năm 2011 ĐVT: Tr.đ Bảng 2-9 Nguyên giá Giá trị còn lại K còn lại Khoản mục Đầu Cuối Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm năm năm A.TSCĐ hữu hình 875582,90 2111098,07 634403,11 1766290,49 72,45 83,67 1. Nhà cửa, VKT 93261,56 1049816,77 78743,06 1025012,32 84,43 97,64 2. Máy móc thiết bị 504430,37 743945,29 370360,65 546972,64 73,42 73,52 3. Phương tiện VT 219001,47 240262,98 150838,47 154997,75 68,88 64,51 truyền dẫn 4. Thiết bị dụng cụ QL 55553,87 72587,74 33319,01 37578,08 59,98 51,77 5. TSCĐ khác 3335,65 4485,28 1141,91 1729,69 34,23 38,56 B.TSCĐ thuê TC 52282,27 133759,48 49303,51 118759,89 94,30 88,79 1. Máy móc thiết bị 9180,15 49847,69 9180,15 41452,74 100 83,16 2. Phương tiện VT 43102,11 83911,79 40123,36 77307,15 93,09 92,13 truyền dẫn 3. Thiết bị dụng cụ QL 4. Tài sản cố định khác C. TSCĐ vô hình 114117,02 195227,56 112496,61 190779,17 98,58 97,72 1. Quyền sd đất 108881,98 184157,91 108083,00 182908,53 99,27 99,32 2. Bản quyền, bằng 25,00 25,00 21,94 14,04 87,75 56,15 sáng chế 3. Nhãn hiệu hàng hóa 4. Phần mềm máy VT 5187,41 10969,65 4391,67 7832,21 84,66 71,40 5. TSCĐ vô hình khác 22,62 75,00 24,40 32,53 Cộng 1041982,19 2440085,10 796203,23 2075829,54 76,41 85,07 SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 43
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Nhận xét chung: Tỷ lệ còn lại của TSCĐ năm 2011 là lớn. Tại đầu năm là 76,41% thì tới cuối năm tỷ lệ này là 85,07%. Do Tổng công ty đã chú trọng đầu tư trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất. Có một số trang thiết bị mới như việc đầu tư vào phần mềm máy tính, bản quyền,, bằng sáng chế đã làm tăng giá trị còn lại của TSCĐ. 2.3.4. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ của PVC Phân tích tình hình trang thiết bị tài sản cố định là đánh giá mức độ đảm bảo tài sản cố định cho mỗi người lao động, đặc biệt là máy móc. Việc trang bị kỹ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, đến khả năng tăng sản lượng. Ngoài ra còn cho thấy trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp. Để phân tích vấn đề này thường dùng các chỉ tiêu: Mức trang bị chung Nguyên giá TSCĐ (đồngTSCĐ/người) ( TSCĐ = Số CBCNV 2 - 5 ) Hệ số trang bị chung TSCĐ phản ánh một lao động trong Tổng công ty bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ. Hệ số này càng lớn chứng tỏ trình độ trang bị chung càng cao và ngược lại. Áp dụng công thức (2-5) ta có Mức trang bị chungTSCĐ năm 2010 1041982,19 =118 (tr.đồngTSCĐ/người) = 8845 Mức trang bị chung TSCĐ năm 2011 2440085,10 =249 (tr.đồngTSCĐ/người) = 9798 Như vậy Mức độ trang bị TSCĐ của PVC là khá cao, cuối năm tăng hơn so với đầu năm. Ở đầu năm là 118 Tr.đồng/người thì cuối năm tăng lên 249 Tr.đồng/người. Đây là hệ quả tất yếu của việc Tổng công ty chủ trương mua sắm các trang thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc phục vụ sản xuất. 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí VIệt Nam năm 2011. SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 44
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng tốt lao động sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, qua đó hạ được giá thành sản phẩm. Đối với tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ kĩ thuật mới, lao động phải hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất từng cá nhân. Việc phân tích lao động tiền lương nhằm đánh giá mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, tìm ra nguyên nhân lãng phí thời gian làm giảm năng suất lao động. Tình hình sử dụng quỹ lương và ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lao động, chi phí tiền lương cụ thể là việc sử dụng một lượng lao động so với số lượng, chất lượng cơ cấu và chi phí tiền lương sao có hiệu quả. 2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động PVC là một thành viên chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – Tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, PVC hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đang dần tự khẳng định mình để trở thành một doanh nghiệp Công nghiệp và xây lắp mang tầm khu vực và quốc tế, để điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước với hiệu quả kinh tế cao nhất. Trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực của PVC phải có những chuyển biến quyế liệt, thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, rủi reo cao. Hơn bao giờ hết, nguồn nhân lực trở thành một yếu tố quyết định đến suỷ phát triển bền vững của các doanh nghiệp và PVC cũng không phải ngoại lệ. Số lượng lao động là một tiêu chí thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay không. Qua đó tìm ra biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách tuyển dụng lao động. Theo dõi sự biến động về số lượng lao động của PVC trong 10 năm gần đây qua bảng sau: Số lượng lao động giai đoạn 2001-2011 ĐVT: người Bảng: 2-10 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng 2054 2357 2232 1666 1733 2338 4195 6266 8845 9798 SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 45
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Chênh lệch so với năm 100 114,75 94,70 74,64 104,02 134,91 179,43 149,37 141,16 110,77 liền kề(%) Số lượng lao động của Tổng công ty không ngừng gia tăng. Năm 2006, số lượng lao động là 1733 người. Năm 2007 số lượng lao động là 2338 người tăng 34,91% so với năm 2006. Năm 2008 là 4195 người tăng 79,43% so với năm 2007, đến 2009 có 6266 người tăng 49.37% so với 2008. Theo số liệu thu thập thì số lượng lao động thực tế năm 2009 tăng so với 2008 là 2071 người trong đó tăng 3549 người giảm 1478 người. Số lượng lao động 2010 là 8845 người tăng 41% so với 2009 và năm 2011 số lượng lao động lên đến 9798 người tăng 10,77% so với năm 2010. Việc tăng số lượng lao động nhanh chóng như hiện nay là hệ quả tất yếu của sự thay đổi cơ chế, đổi mới phát triển doanh nghiệp, sự phát triển và mở rộng kinh doanh. Hàng năm, kế hoạch về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đều tăng cao gần gấp đôi năm trước, đói hỏi phải tăng cường về số lượng lao động, tăng năng suất lao động, tăng tỷ trọng lao động định biên /lao động thời vụ, lao động thuê ngoài nhằm xây dựng đội ngũ công nhân nòng cốt, chuyên nghiệp có tính gắn bó lâu dài với tổng công ty, khắc phục tối đa sự hạn chế của nguồn nhân lực phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên-xã hội của đặc thù ngành xây lắp. a. Phân tích tuổi đời và giới tính. Nhận thấy hầu hết các cán bộ của PVC là các cán bộ trẻ độ tuổi trung bình là 39. Phần đông cán bộ ở độ tuổi 30-39 và độ tuổi dưới 30 với các tỷ lệ tương ứng là 33,26% và 30,60%. Như vậy có thể thấy rằng phần đông lược lượng lao động của PVC đang ở độ tuổi trẻ sung sức và ít nhiều có kinh nghiệm. Đây là lực lượng qua trọng và là đối tượng cần được đào tạo tập trung. Tuy nhiên trong năm 2011 số lượng CBCNV trong độ tuổi 51-60 lại có xu hướng gia tăng mạnh, tăng tới 1989 người. Đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm nhưng khả năng thích nghi với các lĩnh vực mới không cao.Vì vậy Tổng công ty cần tận dụng thời gian và kinh nghiệm để đào tạo và bố trí kèm cặp các CBCNV còn trẻ kinh nghiệm còn ít, giảm thiếu chi phí và nâng cao hiệu quả đào tạo. Bảng phân tích lao động theo độ tuổi của PVC 2011 Bảng: 2- 11 Độ tuổi Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 46
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng (%) +;- % (người) (%) (người) ≤30 2794 31.59 2998 30,60 204 107,30 31-40 2948 33.33 3259 33,26 311 110,55 41-50 1378 15.58 1552 15,84 174 112,63 51-60 1725 19.50 1989 20,30 264 115,30 Tổng 8845 100 9798 100,00 953 110,77 Theo báo cáo tổng hợp lao động thời điểm 31/12/2011 thì số lượng toàn Tổng công ty là 9798 CBCNV, trong đó số CBCNV nam là 8305, nữ là 1493 chiếm 15,24% so với CBCNV của Tổng công ty. Xuất phát từ môi trường lao động đặc thù nên số lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp đặc biệt là lao động kỹ thuật và lao động trực tiếp. b. Phân tích cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động Phân tích tình hình sử dụng về mặt số lượng theo lĩnh vực hoạt động của PVC năm 2011 theo bảng 2-12 ta thấy số lượng lao động của PVC có mức tăng không đều giữa các lĩnh vực hoạt động, cụ thể là: Số lao động của khối các đơn vị thành viên chịu sự chi phối của Tổng công ty có mức tăng cao nhất là tăng 11,01% làm cho số CBCNV tăng thêm 923 người. Như vậy cũng thấy rõ là số lượng lao động tăng lên của PVC có xu hướng giảm dần đều trong những năm gần đây, đây không phải do tốc độ tăng quy mô của Tổng công ty giảm so với các năm mà nguyên nhân chính là Tổng công ty đã thực hiện các biện pháp thanh lọc, giảm thiểu bộ máy tổ chức cồng kềnh, kém hiệu quả, thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên của Tổng công ty. Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động năm 2011 của PVC ĐVT: Người Bảng: 2- 12 Năm Năm 2011 TH2011/2010 TH/KH2011 Stt Chỉ tiêu 2010 KH TH +/- % +/- % I Khối cơ quan TCT 461 470 491 30 106,51 21 104,47 Cơ quan văn phòng 1 254 255 272 18 107,09 17 106,67 TCT 2 Các ban điều hành dự án 207 215 219 12 105,80 4 101,86 II Khối các đơn vị chi phối 8384 9030 9307 923 111,01 277 103,07 Tổng cộng 8845 9500 9798 953 110,77 298 103,14 c. Phân tích chất lượng lao động. SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 47
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nhiều lao động có trình độ , có tay nghề cao thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Phân tích chất lượng lao động sẽ thấy được khả năng đáp ứng về năng lực chuyên môn của lao động so với yêu cầu, đồng thời thấy được kết quả của công tác đào tạo đội ngũ lao động của doanh nghiệp và sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề của người lao động. Sự thay đổi rõ rệt qua từng năm, số lao động có trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Số công nhân kỹ thuật là lực lượng lao động trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, giữ vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty/đơn vị. Nhìn vào bảng sau ta thấy: Bảng phân tích cơ cấu lao động của PVC 2011 ĐVT: Người Bảng 2-13 Cơ cấu lao động Năm Năm 2011 TH2011/2010 TH/KH2011 (Người) 2010 KH TH +/- % +/- % Lao động phổ thông 415 480 512 97 123,37 32 106,67 Công nhân kỹ thuật 3623 3980 4042 419 111,57 62 101,56 Cao đẳng+ Trung cấp 1035 1095 1196 161 115,56 101 109,22 Đại học 3608 3780 3878 270 107,48 98 102,59 Trên Đại học 164 165 170 6 103,66 5 103,03 Số lao động nữ 1353 1400 1493 140 110,35 93 106,64 Số lao động nam 7492 8100 8305 813 110,85 205 102,53 Tổng số 8845 9500 9798 953 110,77 298 103,14 Cơ cấu lao động chưa hợp lý, tỷ trọng của lao động trực tiếp còn rất thấp so với yêu cầu. Đặc biệt, là nhóm các Đơn vị trong lĩnh vực xây lắp, tỷ trọng lao động trực tiếp chỉ chiếm 49% trên tổng số CBCNV, đây là tỷ trọng thấp trong lĩnh vực xây lắp. Hiện tại, đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp của các Đơn vị còn rất thiếu, chiếm tỷ lệ chưa tương xứng với yêu cầu SXKD đặt ra, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Tại một số Công trường/dự án Tổng công ty, lao động trực tiếp phần lớn là lao động thuê ngoài, đội ngũ lao động nòng cốt chỉ chiếm 25-26% trên tổng số lao động, thậm trí tại một số công trình chỉ có bộ máy quản lý, cán bộ kỹ thuật còn đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp đều thuê ngoài. SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 48
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Khắc phục dần tình trạng nêu trên, PVC không ngừng nâng cao các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và PTNL của mình. Năm 2008, số lượt lao động được đào tạo là 2.705 lượt người với kinh phí là 4.766,69 tỷ đồng và năm 2009 có 4.353 lượt người được đào tạo với chi phí là 9,69 tỷ đồng, năm 2010 là 14,719 tỷ đồng và 5.045 lượt người, năm 2011 kế hoạch là 11410 lượt người với chi phí la 26,73 tỉ đồng. Các khoá đào tạo cơ bản đáp ứng chất lượng theo yêu cầu về chuyên môn, thời lượng và tiết kiệm tối đa chi phí có liên quan. Hình thức tuyển dụng của PVC theo quy trình quy định và cũng đảm bảo sự linh hoạt cần thiết. Tuỳ theo tính chất công việc, ngành nghề, vị trí cần tuyển, số lượng ứng viên, Hội đồng tuyển dụng có thể quyết định hình thức tuyển dụng là: thi tuyển hoặc xét tuyển. Nguồn nhân lực của PVC là một đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản và có trình độ tương đương với các đơn vị xây dựng hàng đầu Việt Nam. Một trong những nhân tố không thể thiếu trong Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam, đó là nguồn nhân sự. Đây là yếu tố hàng đầu trong việc điều hành, quản lý, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh vô cùng quan trọng. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang hàm lượng cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên đội ngũ lao động cần phải có trình độ kỹ thuật nhất định, đồng thời nguồn lao động trực tiếp có nhu cầu không ổn định. Thời điểm trúng thầu nhiều công trình dự án nhu cấu về nguồn lao động tăng cao. Ngược lại nhu cầu lao đông về giai đoạn cuối của dự án/ công trình rất thấp, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm tạm thời và giảm thu nhập cho người lao động. Công tác hạch toán kế toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động cũng trở nên vô cùng phức tạp. Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Số lao động có trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Đồng thời số công nhân kỹ thuật vẫn là lực lượng lao động rực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, đảm bảo vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình sản xuất trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất. d, Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động. Mục đích: Đánh giá trình độ sử dụng lao động tiềm năng lao động theo chiều rộng, tình hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến khối lượng sản xuất, đánh giá tình trạng kỷ luật lao động Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, tính hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến kết quả sản xuất kinh doanh. Qua đó xác định thời gian lãng phí, nguyên nhân để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động. SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 49
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Dùng các chỉ tiêu sau: Thời gian làm việc có hiệu quả thực tê (ngày công, giờ công): Trong đó: - Tcd : Thời gian làm việc theo chế độ. Tv : Thời gian vắng mặt trọn ngày. Tn : Thời gian ngừng việc trọn ngày. Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động Bảng 2-14 Năm 2011 So sánh ĐVT STT Chỉ tiêu KH TH +,- % Số CBCNV BQ theo danh Người 9500 9798 298 103,14 1 sách 2 Tổng số ngày công theo lịch Ngày 3467500 3576270 108770 103,14 Tổng số ngày công có hiệu Ngày 2394000 2469096 75096 103,14 3 quả. 4 Tổng số giờ công có hiệu quả. Giờ 19000000 19196242 196242 101,03 Số ngày công thực tế bq của 1 Ngày 250 248 -2 99,20 5 CBCNV Số giờ làm việc hiệu quả bq 1 Giờ 8 7,9 -0,1 98,75 6 ngày Số giờ làm việc bq cả năm Giờ 2000 1959,2 -40,8 97,96 7 của mỗi CBCNV Tổng giờ công thực tế làm việc có hiệu quả là 19196242 giờ, tăng so với kế hoạch là 196242 giờ tương ứng tăng 1,03% so với kế hoạch. Nguyên nhân tăng của tổng giờ công có hiệu quả là do số lượng lao động tăng 289 người so với kế hoạch. Từ số ngày làm việc thực tế có hiệu quả và số lượng cán bộ nhân viên bình quân ta tính được số ngày làm việc bình quân của 1 cán bộ nhân viên trong năm theo kế hoạch là 250 ngày và theo thực tế là 248 ngày. Vậy ta có : Số ngày công vắng mặt và ngừng việc trọn ngày thực tế là : (250 - 248) * 9798 = 19596 (ngày) Số giờ công vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày là : (8 - 7,9) * 2469096 = 246910 (giờ) Tổng số giờ công thiệt hại bởi 2 nguyên nhân trên là : 19596 * 7,9 + 246910 = 401718,4 (giờ công) SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 50
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Năng suất lao động của CBCNV : Doanh thu NSLĐ của CBCNV = (2-9) Số giờ làm việc có hiệu quả 9.908.647 NSLĐ của CBCNV = = 0,52(trđ/giờ) 19196242 Như vậy thiệt hại do giờ công không đảm bảo là : 0,52 * 401718,4 = 208893,57 (triệu đồng) Nguyên nhân vắng mặt, ngừng việc trọn ngày và không trọn ngày của CBCNV đã làm tổn thất gần 209 tỷ đồng, một số tiền tương đối lớn. Vì vậy việc giám sát theo dõi thời gian làm việc, thực hiện chế độ thưởng, kỷ luật đối với CBCNV và xây dựng một định mức lao động phù hợp là rất cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả làm việc , tránh lãng phí, đặc biệt là lãng phí thời gian, một hiện tượng còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp cơ quan nhà nước. 2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương. a. Phân tích quỹ lương. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động làm đa dạng hóa chủ sở hữu nền kinh tế quốc dân, kinh tế Nhà nước, cụ thể là các doanh nghiệp Nhà nước có những đóng góp tích cực như: Đảm bảo việc làm người lao động, đảm bảo mức lương phù hợp với người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển khoa hoc, công nghệ và văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, tiền lương là mối quan tâm hàng đầu trong bất cứ xã hội nào bởi ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn của nó. Tiền lương thể hiện bản chất kinh tế, chính trị của một xã hội, thể hiện sự giàu mạnh của một quốc gia. Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ góp phần ổn định đời sống, ổn định tình hình an ninh, chính trị và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Phân tích tình hình tiền lương để xem chính sách tiền lương của Tổng công ty có đáp ứng đủ hai yêu cầu kinh tế và xã hội đó là: - Về mặt kinh tế: Trả lương phải xét đến hiệu quả kinh tế: là đòn bẩy kinh tế, tăng sản lương, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành. - Về mặt xã hội: Lương phải đảm bảo thu nhập cho người lao động để tái sản xuất và nâng dần mức sống. SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 51
- Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Đối với doanh nghiệp, một trả lương hợp lý sẽ tạo được động lực cho người lao động tích cực làm việc nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy tổng quỹ lương năm 2011 tăng 203024 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 22,5% % so với năm 2010. Đó là do tổng giá trị thực hiện năm 2011 tăng 4126,15 tỷ đồng, tương đương tăng 68,15% so với năm 2010. Do đó tiền lương bình quân của CBCNV đã tăng (tăng 0,9 triệu đồng tương đương tăng 10,59% so với năm 2010). Bảng phân tích tình hình sử dụng quỹ lương của PVC Bảng: 2-15 Năm Năm 2011 TH2011/2010 TH/KH2011 Chỉ tiêu ĐVT 2010 KH TH +/- % +/- % Tỷ Tổng giá trị sản 10042 14000 14168,15 4126,15 141,09 168,15 101,20 lượng đồng Số CBCNV Người 8845 9500 9798 953 110,77 298,00 103,14 Tổng quỹ Tr.đồng 902190 991800 1105214 203024 122,50 113414 111,44 lương Tổng thu nhập Tr.đồng 934032 1037400 1152245 218213 123,36 114845 111,07 Tiền lương TB Tr.đồng 8,50 8,70 9,40 0,90 110,59 0,70 108,05 Thu nhập TB Tr.đồng 8,80 9,10 9,80 1,00 111,36 0,70 107,69 b. Phân tích năng suất lao động. Năng suất lao động (NSLĐ) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Năng suất lao động biểu hiện là khối lượng (giá trị) sản phẩm do một công nhân làm ra trong một đơn vị thời gian. Trong một ý nghĩa rộng hơn đó là chi phí tổng hợp lao động xã hội tức là bao gồm cả lao động vật hóa và lao động sống trên một đơn vị sản phẩm. Bảng phân tích năng suất lao động của PVC năm 2011 Bảng 2-16 Năm Năm 2011 TH 2011/2010 TH/KH 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2010 KH TH ± % ± % 1.Tổng GTSL Tỷ.đồng 10042 14000 14168 4126 141,09 168,15 101,20 2. Số CBNV Người 8845 9500 9798 953 110,77 298 103,14 cuối năm 3. NSLĐ TB Tr.đ/ 94,61 122,81 120,50 25,89 127,37 -2,305 98,12 của1 CBCNV ng.tháng SV:Nguyễn Văn Kỳ– Lớp QTDN Dầu khí – K53 52