Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - Nhìn từ góc độ đóng góp của yếu tố TFP
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - Nhìn từ góc độ đóng góp của yếu tố TFP", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- doi_moi_mo_hinh_tang_truong_kinh_te_cua_viet_nam_nhin_tu_goc.pdf
Nội dung text: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - Nhìn từ góc độ đóng góp của yếu tố TFP
- ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA YẾU TỐ TFP TS. Nguyễn Quỳnh Hoa ThS. Phí Thị Hồng Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là việc xác lập khung khổ chung hay mô thức chung định hướng vận hành nền kinh tế trên cơ sở tối ưu hóa các nguồn lực của quốc gia với một cơ cấu nền kinh tế hợp lý, hiệu quả, hiện đại nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững. Tại Việt Nam, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và quá triển khiển khai bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới, chất lượng tăng trưởng thấp. Điều này dẫn tới nhiệm vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế vẫn tiếp tục được đặt ra cho giai đoạn 2016 - 2020 và được coi như nhiệm vụ ưu tiên của giai đoạn này khi ngày 1/11/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế với các mục tiêu cụ thể đến năm 2020. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu của Tổng cục Thống kê, với phương pháp phân tích kết hợp định tính và định lượng, có sự so sánh theo chuỗi thời gian và không gian để đánh giá mô hình tăng trưởng Việt Nam dưới góc độ đóng góp của yếu tố TFP. Kết quả cho thấy mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã có những dấu hiệu chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đã được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng TFP và mức độ đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào một số xu hướng thiếu bền vững đòi hỏi có những giải pháp để tiếp tục duy trì tốc độ tăng TFP nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng trong năm 2017 và những năm tiếp theo. 1. Thực trạng mô hình tăng trƣởng Việt Nam nhìn từ sự đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trƣởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế xét về phương diện đầu vào, có 3 yếu tố cấu thành: vốn (K), lao động (L) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), theo hàm sản xuất: 73
- Y= F (K, L, TFP). Trong 3 yếu tố này, K và L được xem là yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng còn TFP là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu. TFP là một yếu tố tổng hợp phản ánh tác động của yếu tố khoa học công nghệ, vốn nhân lực, các khía cạnh thể chế, cơ chế tác động đến khả năng tiếp nhận, nghiên cứu và vận hành khoa học công nghệ và vốn nhân lực vào hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Trong khi tốc độ tăng các yếu tố đầu vào khác là có hạn, tăng TFP sẽ đảm bảo duy trì tăng trưởng trong dài hạn và tránh được các biến động kinh tế từ bên ngoài. Trên phương diện tính toán, tốc độ tăng TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của tăng số lượng lao động và vốn vật chất. Với cách tiếp cận này, hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng để xem xét vai trò đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có dạng như sau: Y A ert L K 0 (1) Trong đó, Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP), 0 là mức công nghệ thời kỳ gốc, t là biến thời gian, r là hệ số đo tiến bộ và công nghệ, L số lượng lao động, K số lượng vốn sản xuất, α là hệ số co giãn của vốn và β là hệ số co giãn của lao động. Từ mô hình trên, công thức tính tốc độ tăng TFP (t) do Tổ chức Năng suất Châu Á đưa vào áp dụng có dạng: t = g- (k*α +l* β) trong đó t = tốc độ tăng TFP Từ đó, đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng được tính như sau: Đóng góp của tăng TFP = t/g*100 hoặc bằng 100 - đóng góp của lao động - đóng góp của vốn. Dữ liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê giai đoạn 2006 - 2016 với số liệu chuỗi thời gian của GDP, lực lượng lao động L và vốn K (K được đo lường theo công thức , trong đó: K là vốn tích lũy; TLTS là tổng tích lũy tài sản; GTNO là giá trị nhà ở được xây dựng trong năm). Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng, ta sẽ tính được 0, r và β. Từ đó α = 1 - β. Kết quả tính toán tỷ lệ đóng góp của vốn, lao động và tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng kinh tế được trình bày trong bảng số liệu sau: 74
- Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố sản xuất tới tăng trƣởng GDP Đóng góp Đóng góp Đóng góp Năm gGDP gL gK của K của L của TFP (%) (%) (%) 2006 0,0698 0,0282 0,2489 94,51 29,68 -24,20 2007 0,0713 0,0279 0,2700 100,36 28,78 -29,14 2008 0,0566 0,0277 0,2501 117,06 35,98 -53,04 2009 0,0540 0,0276 0,2214 108,70 37,60 -46,30 2010 0,0642 0,0273 0,1932 79,69 31,27 -10,97 2011 0,0624 0,0266 0,1633 69,33 31,30 -0,63 2012 0,0525 0,0213 0,1479 74,70 29,78 -4,48 2013 0,0542 0,0153 0,1385 67,69 20,71 11,60 2014 0,0598 0,0103 0,1338 59,27 12,63 28,10 2015 0,0668 0,0056 0,1303 51,69 6,17 42,14 2016 0,0621 0,0049 0,1161 49,55 5,80 44,65 2011 - 2015 55,24 22,64 22,13 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu TCTK Phân tích mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng GDP với sự đóng góp của TFP vào GDP của Việt Nam năm 2016 qua kết quả tính toán ở bảng trên đã cho thấy: Thứ nhất, có sự gia tăng liên tục của tốc độ tăng TFP kể từ sau năm 2012 (Hình 1). 75
- Hình 1: Tốc độ tăng TFP giai đoạn 2006-2016 (%) Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu TCTK Sự gia tăng tốc độ tăng TFP được giải thích bởi 2 lý do: - Kể từ sau năm 2012, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) có xu hướng nhanh dần theo từng năm, bình quân năm trong giai đoạn 2011-2016, NSLĐ tăng 4,51%/năm cao hơn so với giai đoạn 2006-2010 (đạt 3,33%/năm). Riêng năm 2016, NSLĐ tăng 5,3% so với năm 2015 do quá trình tự đổi mới, cải tiến phương thức sản xuất nhằm nâng cao NSLĐ trong nội bộ các ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực có NSLĐ thấp sang khu vực có NSLĐ cao được thúc đẩy thực hiện trong những năm vừa qua. Ngoài ra, hiệu quả của vốn đầu tư bắt đầu gia tăng sau những động thái chính sách xiết chặt quản lý vốn đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ. - Bên cạnh đó, những đổi mới mạnh mẽ trong khía cạnh thể chế của Việt Nam gần đây với các chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đã bắt đầu phát huy tác dụng (trong những năm qua, Nhà nước đều cam kết dành 2% NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ (KHCN), Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung các nguồn tài chính cho R&D. Chính phủ cho phép thành lập Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia - phục vụ cho việc đổi mới, hoàn thiện, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp. Quỹ này đã đi vào hoạt động từ năm 2015, tổng vốn khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm). Thêm vào đó, Chính phủ nhiệm kì mới với quyết tâm điều hành nền kinh tế theo chức năng của Nhà nước “kiến tạo phát triển” đã có những hiệu ứng tích cực đối với hoạt động sản xuất của nền kinh tế góp phần nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu. Năm 2016, điểm năng lực cạnh 76
- tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam được 4,31/7 điểm - nhỉnh hơn so với 4,3 của năm 2015 (thứ hạng 56 trên 140). Tuy tụt hạng song Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá xu hướng chung là Việt Nam vẫn đang ngày càng cải thiện năng lực cạnh tranh (trước đó, vị trí của Việt Nam đã liên tục được cải thiện trong giai đoạn 2012-2015), trong đó Việt Nam được chấm điểm cao nhất ở yêu cầu căn bản, với 4,5 điểm, xếp thứ 73. Một số tiêu chí khác cũng có sự cải thiện như: thể chế, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ hay giáo dục và đào tạo bậc cao1. Thứ hai, mô hình tăng trưởng đã bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng trưởng kết hợp giữa rộng và sâu. Đóng góp của yếu tố TFP tăng lên tương đối (đóng góp của sự gia tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 44,65% so với tỷ lệ 42,14% của năm 2015 và 22,13% của giai đoạn 2011 - 2015), dẫn tới sự đóng góp của các yếu tố nguồn lực vật chất (vốn và lao động) bắt đầu giảm dần xuống chỉ còn < 60 % trong cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo hướng tập trung vào chất lượng tăng trưởng, nâng cao chất lượng lao động, hiệu quả sử dụng vốn, áp dụng tiến bộ KHCN vào các lĩnh vực sản xuất. Xu hướng này cũng cho thấy những dấu hiệu khởi sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trong đó xác định mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 đi theo hướng tăng trưởng theo chiều sâu hoặc ít nhất là kết hợp giữa rộng và sâu. Bên cạnh những dấu hiệu tích cực tác động đến sự gia tăng TFP và đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đóng góp này vẫn còn thấp và hiện trạng nền kinh tế vẫn còn những yếu tố tác động có xu hướng kiềm chế sự gia tăng của yếu tố này dẫn tới những hạn chế trong thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cụ thể: Một là, đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp dẫn tới mô hình tăng trưởng vẫn mang đặc trưng thâm dụng vốn. So với các nước khác trong khu vực, nhiều nước có tỷ lệ đóng góp của nhân tố TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 50% (Hàn Quốc: 51,5%; 1 Các tiêu chí đánh giá của WEF được chia thành 3 nhóm chính, gồm: yêu cầu căn bản (kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản - y tế, cơ sở hạ tầng, thể chế); các yếu tố nâng cao hiệu suất (giáo dục và đào tạo bậc cao, độ hiệu quả trên thị trường lao động, hiệu quả trên thị trường hàng hóa, sự phát triển của hệ thống tài chính, trình độ công nghệ, quy mô thị trường) và các yếu tố về tinh vi - đột phá (sự tinh vi của hệ thống doanh nghiệp, khả năng đột phá). 77
- Trung Quốc: 52%, Thái Lan: 53%, In đô nê xia: 49%, Ma lai xia: 49% - theo tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu của The Conference Board, Total Economy Database (2014) và The World Bank (2014), trong khi ở Việt Nam hiện nay đóng góp của TFP mới đạt khoảng 40% và vốn vẫn là yếu tố đóng góp xấp xỉ 50% vào số điểm phần trăm tăng trưởng năm 2016. Đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng thấp liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo, đầu tư cho KHCN. Mặc dù thời gian qua Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi trong khía cạnh thể chế khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) nhằm nâng cao trình độ KHCN, bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho KHCN, tuy nhiên nền kinh tế về cơ bản vẫn là kinh tế gia công với trình độ công nghệ thấp, chưa phát huy được năng lực KHCN quốc gia. Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ 2014, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam (chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh) đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ; có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 1960 - 1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang Nhóm ngành sử dụng công nghệ cao mới đạt khoảng 20%, trong khi đó ở Singaore là 73%, Malaysia là 51% và Thái Lan là 51% (tiêu chí để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trên 60%). Đồng thời, hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam mới bắt đầu được quan tâm đầu tư nên cũng chậm hơn so với các nước khác (Theo Báo cáo về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2016 (Global Innovation Index - GII 2016) vừa công bố, Việt Nam xếp hạng 59, với 35,4/100 điểm. Trước đó, năm 2015, vị trí của Việt Nam đã tăng liền 19 bậc từ 71 (năm 2014) vươn lên 52 trong bảng xếp hạng và xếp thứ 9 trong nhóm các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương. So với một số quốc gia trong khu vực có tham gia xếp hạng, Việt Nam thấp hơn Malaysia (35) 24 bậc, thấp hơn Thái Lan (52) 7 bậc. Việt Nam chỉ được xếp ở hạng cao hơn các nước Phillipines (74), Indonesia (88), Campuchia (95) về đổi mới và sáng tạo). Thêm vào đó, đầu tư cho KHCN ở Việt Nam so sánh tương quan với các quốc gia trong khu vực cũng ở mức thấp. Hiện nay, Việt Nam chỉ mới giành được hơn 1% tổng chi ngân sách cho hoạt động KHCN (năm 2016 là 1,27%, thấp hơn so với năm 2015 là 1,52% - nguồn Bộ Tài chính), chiếm khoảng 0,5% GDP, trong khi đó con số này ở Malaixia là 1%, Xingapo là 3%, Chính sách chuyển giao công nghệ thông qua thu hút FDI gần như không thực hiện được, đa số các dự án FDI đều chỉ nhằm mục tiêu sử dụng lao động rẻ và khai thác bòn rút tài nguyên. Nhiều dự án FDI sử dụng công nghệ ở trình độ rất thấp, tiêu phí điện năng rất cao, gây ô nhiễm môi trường nặng nề. 78
- Hai là, sự gia tăng TFP thông qua tăng năng suất lao động (NSLĐ) có biểu hiện thiếu bền vững. Theo cách tiếp cận phân tích chuyển dịch tỷ trọng (Shift - Share Analysis - SS ), thay đổi năng suất lao động có thể xem xét qua ảnh hưởng của 3 yếu tố: (1) Thay đổi năng suất lao động trong nội bộ các ngành. Hiệu ứng này cho thấy sự tăng trưởng năng suất lao động có thể xảy ra ngay cả khi không có sự thay đổi cơ cấu, đó là do việc tăng TFP thu được từ những cải tiến năng suất trong nội bộ của từng ngành; (2) Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, được gọi là tác động “tĩnh” nó phản ánh việc thay đổi năng suất lao động có thể xảy ra do chuyển dịch cơ cấu lao động mặc dù không có sự thay đổi về năng suất lao động trong nội bộ ngành; (3) Do tác động đồng thời của chuyển dịch cơ cấu lao động và thay đổi năng suất lao động trong nội bộ ngành (còn được gọi là tác động tương tác hay tác động “động”). Bảng 2: Tác động của các yếu tố đến NSLĐ giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: Triệu đồng/lao động Năm Nội bộ Tĩnh Động Tổng NSLĐ 2011 0,91 0,62 0,00 1,54 2012 0,82 0,59 -0,02 1,39 2013 1,43 0,35 0,01 1,80 2014 1,98 0,31 0,01 2,30 2015 2,06 1,33 0,02 3,41 2016 1,30 1,31 -0,05 2,57 2011 - 2016 8,51 4,50 -0,02 13,00 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK Bảng số liệu trên cho thấy trong năm 2016 và cả giai đoạn 2011-2016, chỉ có cấu phần “tĩnh” mới đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ, bên cạnh đó tác động này đang có xu hướng tăng lên (năm 2011 đạt 0,62 triệu - chiếm 40,24% tăng lên đến 51,02% năm 2016); trong khi cấu phần “động” mang dấu âm và có độ lớn khá nhỏ. Kết quả từ phương pháp SS cũng chứng tỏ đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng NSLĐ phần lớn là do tác động của sự di chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn. Việc gia tăng NSLĐ dựa trên dịch chuyển lao động từ ngành NSLĐ thấp sang ngành NSLĐ 79
- cao có yếu tố rủi ro khi những ngành NSLĐ cao không có nhu cầu tăng thêm lao động. Điều này cũng xảy ra tương tự khi lao động trong ngành mà có NSLĐ tăng nhanh giảm đi và di chuyển sang ngành có NSLĐ tăng chậm hơn. Ảnh hưởng ngày càng yếu đi của tăng NSLĐ nội ngành tới tăng NSLĐ nói chung của toàn bộ nền kinh tế có nguyên nhân từ những hạn chế về chất lượng nguồn lao động, cụ thể: - Lao động được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp Lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng 52,2 triệu người. Những năm gần đây trung bình hàng năm có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Theo Báo cáo của Tổng cục Dạy nghề số lượng người qua đào tạo không ngừng tăng lên, nhưng chủ yếu là lao động được đào tạo ngắn hạn, nên rất thiếu lao động có trình độ tay nghề giỏi, công nhân kỹ thuật bậc cao. Theo Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật trong toàn xã hội chiếm 81,6% tổng số lao động. Đây thực sự là vấn đề rất đáng báo động về chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Lực lượng lao động ở nước ta vẫn trong tình trạng thiếu các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; yếu kém về tin học, ngoại ngữ; thiếu hiểu biết về pháp luật; đạo đức nghề nghiệp chưa cao; thiếu tinh thần và ý thức trách nhiệm trong công việc, tự do, tùy tiện, chậm thích nghi với môi trường làm việc mới. Đây là một rào cản lớn nhất về nguồn nhân lực theo yêu cầu của công nghiệp hóa đất nước. - Cơ cấu lao động đào tạo không phù hợp Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó. Lực lượng cán bộ khoa học đầu đàn, đội ngũ doanh nhân giỏi còn rất thiếu là một khó khăn để phát triển các ngành đủ sức cạnh tranh trong hội nhập. Ngay cả đối với lao động đã qua đào tạo thì cơ cấu cũng chưa hợp lý, nếu xét cơ cấu hợp lý theo cấp đào tạo: cử nhân/ trung cấp/ công nhân, chuẩn mực của thế giới là 1/4/10 trong khi đó ở nước ta hiện nay là 1/0,98/3,02. Như vậy, Việt Nam chúng ta đang thiếu hẳn một đội ngũ thợ lành nghề để thực hiện vận hành một nền kinh tế hiện đại. 80
- - Chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo của nước ta ngày càng tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực Năng lực đổi mới và sáng tạo KHCN của lực lượng lao động có trình độ cao còn nhiều yếu kém. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngữ, hiểu biết văn hóa thế giới luôn là điểm yếu của lao động Việt Nam. 2. Kết luận và khuyến nghị chính sách Sự yếu kém của yếu tố TFP không chỉ làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế về mặt lượng mà còn là nguyên nhân chính gây cản trở hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc duy trì tốc độ tăng TFP thông qua tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là một điểm nhấn quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao vai trò của TFP với tư cách là động lực tăng trưởng lớn nhất xét trên góc độ cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào. Để nâng cao vai trò của TFP đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tạo bước đột phá đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, các chính sách nên tập trung vào cải thiện hai khía cạnh đó là chất lượng nguồn nhân lực và áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, cụ thể: Đẩy mạnh phát triển công nghệ cao Để tăng trưởng đảm bảo yêu cầu nhanh và hiệu quả, rõ ràng cần có chính sách để nâng cao tình độ công nghệ trong nước. Cần có sự kết hợp đồng thời 2 nhóm chính sách thực hiện chuyển giao công nghệ nước ngoài và tăng cường R&D nhằm hình thành và phát triển công nghệ cao từ trong nước. Một là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của chuyển giao công nghệ Việc chuyển giao công nghệ cần được triển khai bằng nhiều phương cách khác nhau để có thể lựa chọn đựơc công nghệ mới mang lại mức TFP cao hơn. Các phương cách đó là: đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhập khẩu công nghệ, mua 81
- thiết bị mới; mua giấy phép sử dụng công nghệ sản xuất sản phẩm mới trong nước hoặc những quy trình sản xuất mới; sử dụng công nghệ phi độc quyền, bao gồm cả những công nghệ có được từ những người mua hàng xuất khẩu; sử dụng vốn kiến thức của những kiều bào hồi hương đã được đào tạo hay đã được làm việc tại các nước phát triển hoặc thông tin từ các kiều bào hiện còn đang sống ở nước ngoài. Đối với phương thức chuyển giao công nghệ từ FDI Chuyển giao công nghệ nên được khuyến khích xảy ra theo một trong hai cách thức: chuyển giao theo chiều ngang hoặc chuyển giao theo chiều dọc. Những cơ chế cho việc chuyển giao công nghệ theo chiều ngang bao gồm: (i) Học tập dựa vào quan sát và bắt chước; (ii) Chuyển dịch lao động giữa các tập đoàn đa quốc gia với các công ty nội địa; (iii) Thông qua áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Những hiệu ứng của chuyển giao công nghệ theo chiều dọc xuất phát từ những mối liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và những nhà cung cấp nội địa hoặc những cơ sở sản xuất. Ở trường hợp này, các tập đoàn đa quốc gia có thể thực sự cung cấp cho các doanh nghiệp nội địa những công nghệ mới trong nỗ lực nâng cao năng suất trong chuỗi sản xuất. Các mối liên kết theo chiều dọc khác có thể kể đến như hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo hoặc những ưu đãi cho các doanh nghiệp nội địa. Bằng chứng cho thấy ở Việt Nam hình thức chuyển giao công nghệ này đã có thể được triển khai và đem lại một số lợi ích cho quá trình học tập và nâng cấp công nghệ dưới một cơ cấu quản lý đúng đắn của doanh nghiệp. Chính phủ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực từ quá trình thâm nhập thị trường của những tập đoàn đa quốc gia cũng như trong việc tối đa hóa những tiềm năng chuyển giao công nghệ giữa các ngành công nghiệp nội địa và quốc tế. Những chính sách của Chính phủ có thể là: (i) Xây dựng những quy định cho các mối liên hệ công nghiệp giữa những tập đoàn nước ngoài đang thâm nhập với những công ty nội địa; (ii) Thành lập các Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư (IP s) để định hướng thu hút những ngành công nghiệp cho việc kết hợp những ngành công nghiệp hiện có; (iii) Định hướng những ngành công nghiệp có lợi theo các hướng phát triển lâu dài trong tương lai. Đối với chuyển giao công nghệ từ phương thức trực tiếp nhập khẩu Thông thường, các nước phát triển trong quá trình chuyển giao công nghệ thường chủ trương xuất khẩu công nghệ ở mức độ trung bình và máy móc thiết bị 82
- không phải là tốt nhất, vì vậy trong quá trình nhập khẩu công nghệ và máy móc thiết bị, cần chủ động đòi hỏi công nghệ tiên tiến, đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn về tính thích hợp của công nghệ và tính hiệu quả kinh tế - xã hội của công nghệ nhập khẩu. Để thực hiện được những yêu cầu trên đây, thứ nhất, Chính phủ cần có những biện pháp quản lý công nghệ nhập khẩu. Nhà nước phải có các luật và pháp lệnh tốt như Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa, Thứ hai, Nhà nước phải có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với công nghệ nhập, đặc biệt là việc thẩm định công nghệ nhập trong các dự án đầu tư. Để có thể thẩm định được chính xác cần phải có đầy đủ các thông tin về thiết bị, công nghệ của thế giới đối với từng lĩnh vực, từng ngành, cũng như có đội ngũ cán bộ khoa học có năng lực để có thể có những đánh giá chính xác hơn. Hai là, đẩy mạnh công tác R&D trong nước theo hướng tăng cường khởi nghiệp trên cơ sở lấy doanh nghiệp làm trung tâm để định hướng hoạt động khoa học công nghệ Để thực hiện tốt chiến lược chuyển giao công nghệ, Việt Nam cần tổ chức tốt hoạt động R&D trong nước với mục đích lựa chọn nghiên cứu ứng dụng, trợ giúp cho nhận biết, cải biến và hấp thụ công nghệ nước ngoài, sử dụng nó với mức độ thực hành ở đẳng cấp quốc tế, hơn thế nữa là tạo ra những công nghệ bản địa mới dưới dạng phát minh. Để thực hiện được điều này cần nhấn mạnh đến việc tăng cường khởi nghiệp theo quan điểm lấy doanh nghiệp làm trung tâm để định hướng các hoạt động KHCN trong các đơn vị nghiên cứu các cơ quan, viện, trường đại học. Trong bối cảnh này, cần phải hình thành mô hình trung tâm cạnh tranh, trong đó trọng tâm là liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, Bộ KHCN sẽ làm trọng tài trung gian. Nhà nước đầu tư đổi mới KHCN, thay mặt doanh nghiệp chi vốn cho các trường đại học và các viện nghiên cứu. Thực chất đây là mô hình được học hỏi từ các trung tâm cạnh tranh trên thế giới. Trung tâm bao gồm các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế - xã hội tự nguyện liên kết, phối hợp với nhau nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của từng thành viên tham gia. Vai trò của Nhà nước trong vấn đề này là: (1) Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật sở hữu trí tuệ và luật chuyển giao công nghệ theo đúng thông lệ quốc tế; mở rộng và phát triển các 83
- dịch vụ về sở hữu trí tuệ, tư vấn, thực hiện các dịch vụ mua bán công nghệ, giám định đánh giá chuyển giao công nghệ. (2) Khuyến khích thành lập “vườn ươm công nghệ” đặc biệt là công nghệ cao; khuyến khích sự tham gia của kiều bào và chuyên gia nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ. (3) Thành lập quỹ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm; triển khai hoạt động của quỹ hỗ trợ khoa học và công nghệ quốc gia, trong đó cần dành nguồn kinh phí nhất định cho các hoạt dự án đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ. (4) Ban hành và thực thi các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ. (5) Công khai thông tin về cơ chế chính sách có liên quan đến tài chính, đấu thầu, đặt hàng và tiến hành nghiên cứu, triển khai các dự án nghiên cứu KHCN. (6) Thành lập các doanh nghiệp KHCN hoặc các tổ chức KHCN hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. (7) Có cơ chế khuyến khích và pháp lệnh cho các cơ sở nòng cốt thực hiện chức năng R&D, đó là: các trường đại học, các viện nghiên cứu, các khu công nghệ cao và phần công nghệ cao trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp KHCN. Phát triển và sử dụng tốt nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên áp dụng nghệ thuật/chính sách sử dụng người hiệu quả Một là, thu hút nhân tài Đầu tiên cần phải phát hiện, thu hút nguồn nhân lực hiện có bằng những chính sách phù hợp, bồi dưỡng, giữ gìn và nâng cấp chất lượng nhằm tránh làm thất thoát chất xám; thu hút từ các địa phương khác, từ đội ngũ trí thức Việt kiều về nước làm việc theo phương châm “dùng mồi phù hợp với từng loại cá để câu”, đừng bao giờ bắt cá phải trả tiền khi ăn mồi và tạo những cản trở cho cá khi muốn ăn mồi. Ngoài ra việc thu hút phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, không vì “con ông cháu cha”. Hai là, phân công, bố trí công việc hợp lý Tùy theo trình độ, khả năng của từng người mà phân công, bố trí công việc 84
- cho đúng người, đúng việc, đảm bảo có sự dẫn dắt, kèm cặp và hỗ trợ, đặc biệt là lúc ban đầu. Đây là một công việc rất quan trọng và quyết định sự thành công, mức độ gắn bó của nhân tài đối với cơ quan, tổ chức mà họ vào làm việc; việc phân công hợp lý sẽ tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả hơn, chất lượng công việc sẽ tốt hơn và họ sẽ phát huy được thế mạnh, niềm đam mê cá nhân của họ. Ba là, môi trường làm việc và việc quản lý điều hành Sự cần thiết và phải đổi mới hiện nay đó là mỗi cơ quan, tổ chức cần xây dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, có bài bản và nền tảng là các quy trình, quy định cụ thể và thống nhất; đảm bảo sự thân thiện, hợp tác và tin tưởng lẫn nhau, hơn thế nữa đó là tạo thử thách trong công việc, tránh sự nhàm chán. Việc quản lý điều hành phải nhất quán và có mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Việc xây dựng mục tiêu phải cụ thể, thực tế, có thời gian xác định và đo lường được; mỗi mục tiêu cần xây dựng chiến lược và các biện pháp thực hiện khả thi, hiệu quả. Áp dụng việc đánh giá thành tích cho từng cá nhân phải được thực hiện theo định kỳ và căn cứ vào kết quả thực hiện mục tiêu đã định. Việc đánh giá thành tích được tiến hành công khai, minh bạch và thể hiện sự công bằng nhằm giúp cho người bị đánh giá ngày một hoàn thiện hơn, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao và được hưởng mức lương và những phần thưởng, các điều kiện khác xứng đáng với kết quả mà họ đạt được. Bốn là, sự tôn trọng và cơ hội phát triển Phải khẳng định rằng trong xu thế phát triển không ngừng như hiện nay thì nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng sẽ là vấn đề quan tâm hàng đầu của những nhà hoạch định chính sách. Có thể khẳng định rằng: nguồn nhân lực chất lượng cao là tài sản quý nhất của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và của quốc gia, do vậy Việt Nam cần phải tôn trọng thông qua sự lắng nghe, không xúc phạm, động viên và tán thưởng kịp thời, ngoài ra chúng ta phải tạo điều kiện để họ được học hỏi, làm giàu công việc, phát triển nghề nghiệp và thăng tiến một cách công bằng. Nếu Việt Nam làm được điều này sẽ tạo động lực cho họ phát triển, họ sẽ thấy yêu công việc, thấy được sự tôn trọng và đặc biệt là con đường tương lai rộng mở ở phía trước đang chờ đón họ và thực sự chúng ta đã làm cho ngọn lửa trong mỗi con người bừng cháy sáng hơn, mạnh hơn, nguồn nhân lực đã được huy động một cách tối đa. 85
- Tài liệu tham khảo 1. Ban Chấp hành Trung ương (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Hà Nội. 2. Ban Kinh tế Trung ương (2017), 2017 - Vượt khó khăn, tiếp tục phát triển, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2017. 3. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Hà Nội. 4. Chính phủ (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Hà Nội. 5. Diễn đàn Kinh tế thế giới (2017a), Xếp hạng năng lực cạnh tranh, truy cập ngày 4/2/2017 tại competitiveness-report-2016-2017-1 6. Lê Xuân Bá (2012), Tổng quan về tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam, truy cập ngày 1/3/2017 tại %20co%20cau%20kinh%20te_Le%20Xuan%20Ba.pdf 7. Ngô Thắng Lợi, Trần Thị Vân Hoa (2016), Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Triển vọng đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật. 8. The Global Economy (2016), Global Innovation Index in Vietnam, Truy cập lần cuối ngày 14/2/2017. 9. Tăng Văn Khiên, Tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp - phương pháp tính và ứng dụng, NXB Thống kê, 2005; 10. The Conference Board Total Economy Database (2014), Growth Accounting and Total Factor Productivity, 1990-2013, truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014 (từ board.org/data/economydatabase/index.cfm?id=27762). 11. Tổng cục Thống kê (2017), Số liệu thống kê, Truy cập lần cuối ngày 10/2/2017. 12. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm từ 2011 đến 2015. NXB Thống kê 13. The World Bank (2014), World Development Indicators, Washington DC-USA. 86