Du lịch Ninh Bình "hội nhập" 4.0

pdf 8 trang Hùng Dũng 04/01/2024 1440
Bạn đang xem tài liệu "Du lịch Ninh Bình "hội nhập" 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdu_lich_ninh_binh_hoi_nhap_4_0.pdf

Nội dung text: Du lịch Ninh Bình "hội nhập" 4.0

  1. QUẢN LÝ - KINH TẾ DU LỊCH NINH BÌNH “HỘI NHẬP” 4.0 NINH BINH TOURISM 4.0 Thạc sĩ Hoàng Văn Chung Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành xu thế mới với nhiều ưu điểm đột phá len lỏi vào các hoạt động kinh tế xã hội Quốc gia. Du lịch Ninh Bình sẽ ứng dụng công nghệ thông tin mạnh hơn nữa trong thời gian tới để phát huy tối đa các nguồn lực hiện có và còn tiềm ẩn. Các hoạt động tập trung vào phát triển du lịch thông minh (gọi là du lịch 4.0), phát triển chính quyền điện tử. Du lịch 4.0 với những tương tác tích cực gắn kết mô hình cả cộng đồng làm du lịch. Từ khoá: Ninh Bình; Cách mạng công nghệ 4.0; Du lịch Abstract: Industrial revolution 4.0 has become a new trend with many breakthroughs in social and economic activities. Ninh Binh will apply more advanced information technology in the coming time to maximize existing and potential resources. Activities focus on developing smart tourism (called tourism 4.0), developing e-government. Travel 4.0 with positive interactions linking both the tourism community model. Keywords: Ninh Binh; Revolutionary Technology 4.0; Travel Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 09/01/2018 Ngày phản biện đánh giá: 20/02/2018 Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/03/2018 1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? "Cách mạng Công nghiệp 4.0" những ngày qua là cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên các trang mạng, là chủ đề mới mẻ, đột phá được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Cách mạng Công nghiệp 4.0 trở thành xu hướng mới mà sức hấp dẫn của nó len lỏi vào các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới diễn giải về Cách mạng Công nghiệp 4.0 đơn giản là: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". 54 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
  2. Hình 1. Lịch sử 4 cuộc cáchHình mạng 1công. Lị chnghệ sử của4 cu nhânộc cách loại mạng công nghệ của nhân loại Động lực chính của cuộc cách mạng công nghiệp mới này là sự thay đổi trong kỳ vọng của người dùng. Trong tương lai,Đ ộnhờng robot,lực chính các đơn của đặt cu hàngộc cách theo m màuạng sắc, công hình nghi dạngệp vàm ớkíchi này cỡ là sự thay đổi trong kỳ vọng của riêng sẽ được thực hiệnngư ờngàyi dùng. càng Trongnhiều hơn, tương độ tươnglai, nh tácờ lớnrobot, hơn cácso với đơn cách đặ thứct hàng sản theoxuất màu sắc, hình dạng và kích cỡ truyền thống hiện tại. Nền sản xuất sẽ hướng tới sản xuất những thứ khách hàng cần trên cơ sở thông tin được cung riêngcấp từ skháchẽ đư ợhàngc th ựvớic sựhi ệhỗn trợngày tối đacàng của nhicôngều nghệ. hơn, Sự độ kết tương hợp giữa tác conlớn hơn so với cách thức sản xuất người, máy móc, internettruyề vạnn th vậtống được hiệ chon tạ rằngi. N ềsẽn cósả nhữngn xuấ ttác sẽ độnghướ ngđến t ớhầui s ảhếtn xumọiấ tlĩnh nh vựcững thứ khách hàng cần trên cơ sở sau năm 2018. thông tin được cung cấp từ khách hàng với sự hỗ trợ tối đa của công nghệ. Sự kết hợp giữa con 2. Xu hướng mới cho Du lịch Việt Nam Chỉ thị số 16/CT-TTg,người, ngàymáy móc, 4/5/2017 internet về việc vạ n vật được cho rằng sẽ có những tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực tăng cường năng lựcsau tiếp năm cận cuộc2018. cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó nêu rõ, tất cả các cơ quan trung ương, địa phương cần2. Xu rà soáthướ lạing cácmớ chiếni cho Du lịch Việt Nam lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọngCh ỉtâm th ịđể số triển 16/CT khai-TTg, phù ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng hợp với xu thế phát triển. Đặc biệt, du lịch là một trong những ngành công được nghi ưu tiênệp 4.0. xây Trong dựng chiến đó nêu rõ, tất cả các cơ quan trung ương, địa phương cần rà soát lại các lược chuyển đổi số, quảnchiế ntrị lưthôngợc, minh;chương là một trình trong hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để những định hướng rõ nét của Nhà nước với ngành du lịch trong giai đoạntri tới.ển Theokhai đó,phù cách hợp mạng với xucông th ế phát triển. Đặc biệt, du lịch là một trong những ngành được ưu tiên nghiệp 4.0, ngành duxây lịch d ựđượcng chiphátến triển lượ mộtc chuy cáchển đổi số, quản trị thông minh; là một trong những định hướng rõ nét thông minh với hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và cung cấp các dịch vục ủtốta nhấtNhà cho nư ớkháchc với du ngành lịch, làm du lịch trong giai đoạn tới. Theo đó, cách mạng công nghiệp 4.0, ngành cho khách thật hài lòngdu lkhiịch đến đư ợViệtc phát Nam. triển một cách thông minh với hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và cung cấp Trên thực tế, xu hướng sử dụng dịch vụ trên internet để quyết địnhcác cho d ịcácch chuyếnvụ tốt nhđi vàất nộicho dung khách du lịch, làm cho khách thật hài lòng khi đến Việt Nam. hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tại Việt Nam, theo Hình 2. Ứng dụng Trips của khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me, Google là một giao diện thuận có 88% khách du lịch tra cứu thông tin qua mạng, tiện cho Du lịch khi du khách trong đó, 35% thường xuyên sử dụng internet để tìm cần thông tin về điểm đến kiếm thông tin du lịch. Tra cứu Google Trends cho thấy, từ khóa “du lịch” được tìm kiếm tăng 3 lần trong 5 năm gần đây. Thông tin du lịch trong nước được tìm kiếm thường liên quan đến điểm đến, khách sạn, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, Tp Hà Nội, Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC 55 Email: hoangvanchung@ utm.edu.vn QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Hình 2. Ứng dụng Trips của Google là một giao diện thuận tiện cho Du lịch khi du khách cần thông tin về điểm đến Trên thực tế, xu hướng sử dụng dịch vụ trên internet để quyết định cho các chuyến đi và nội dung hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me, có 88% khách du lịch tra cứu thông tin qua mạng, trong đó, 35% thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông tin du lịch. Tra cứu Google Trends cho thấy, từ khóa
  3. nhà hàng, kinh nghiệm du lịch Những yếu tố này là nền tảng thuận lợi để du lịch Việt Nam phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 3. Du lịch Ninh Bình “hội nhập” 4.0 3.1. Giới thiệu tài nguyên du lịch Ninh Bình Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19o50’ đến 20o27’ vĩ độ Bắc và 105o32’ đến 106o33’ kinh độ Đông. Về phía Bắc, Ninh Bình giáp Hà Nam với một phần ranh giới tự nhiên là sông Đáy, phía Nam giáp Thanh Hóa, phía Tây giáp Hòa Bình, phía Đông Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện) với diện tích 1.388,7 km2, trong đó đất đồi núi và nửa đồi núi chiếm trên 70% (trên 1.100 km2). Ninh Bình cách Thủ đô Hà nội hơn 90 km, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua (đoạn chạy qua Ninh Bình dài 35km), cùng hệ thống sông ngòi phong phú với cảng Ninh Bình nên có điều kiện phát triển mạnh giao thông cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Ninh Bình nằm trên địa bàn trung chuyển của vùng núi Tây Bắc qua đồng bằng châu thổ Sông Hồng ra biển Đông. Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm ở rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi thấp Tam Điệp (Thanh Hóa) là phần cuối cùng của vùng núi Tây Bắc, trong khu đệm Hòa Bình - Thanh Hóa và tiếp giáp biển Đông. Do là vùng chuyển tiếp nên địa hình Ninh Bình khá phong phú, đa dạng, bao gồm cả các núi, đồng bằng và bờ biển. Về tài nguyên tự nhiên ở Ninh Bình, dạng địa hình Karst khá phổ biến và đây là dạng địa hình đặc biệt tạo nên các hang động và cảnh quan hấp dẫn, rất có giá trị trong việc thu hút khách du lịch. Đặc biệt ở Ninh Bình có quần thể hang động Tràng An vừa có hệ sinh thái cảnh quan độc đáo, đan xen những di tích lịch sử quan trọng của dân tộc. Ninh Bình thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô, mùa hạ có gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều. Do địa hình Ninh Bình phần lớn là đồng bằng, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi nên khí hậu ít có sự phân hóa theo lãnh thổ. Nhìn chung, khí hậu của Ninh Bình tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch trong cả năm. Tuy nhiên, mức độ thuận lợi có khác nhau tùy thuộc vào loại hình du lịch. Ninh Bình có mật độ sông ngòi ở mức trung bình, khoảng 0,6 - 0,9 km/km2. Các sông lớn thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi ở Ninh Bình là sông Đáy, chảy theo hướng Tây - Đông rồi Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển Đông qua cửa Đáy. Ngoài ra, ở Ninh Bình còn có sông Hoàng Long là phụ lưu sông Đáy và một số sông ngòi nhỏ khác. Về chế độ thủy văn, do có lượng mưa hàng năm tương đối lớn nên lưu lượng dòng chảy tương đối phong phú (khoảng 30 l/s/km2). Về các hệ động thực vật, nơi lưu giữ được thảm thực vật và động vật rừng có giá trị đối với du lịch tại Ninh Bình là Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương là loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (5 tầng), phong phú về thành phần loài (2.000 loài). Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú với 233 loài động vật có xương sống, nhiều loài chim và 24 trong số 30 bộ côn trùng có mặt tại Việt Nam. Bên cạnh Vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước. Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Voọc quần đùi trắng - một loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ thế giới. Dân số của Ninh Bình là 922.582 người, trong đó số dân trong độ tuổi lao động chiếm 61,03% (56,3 vạn người), mật độ dân số 664 người/km2. Dân tộc Kinh chiếm đa số, dân tộc Mường là dân tộc thiểu số (1,7% dân số) dân tộc này còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống hấp dẫn du lịch. Về tài nguyên du lịch nhân văn, Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lịch sử cách 56 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
  4. mạng và các lễ hội, truyền thống văn hóa khác, làng nghề rất có giá trị thu hút khách du lịch, trong đó có giá trị đặc biệt phải kể đến cụm di tích cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động, Điện Thái Vi, Nhà thờ đá Phát Diệm 3.2. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình a. Điểm mạnh: - Tính đa dạng về tài nguyên du lịch: Tiềm năng du lịch đa dạng chính là một trong những điểm mạnh quan trọng của du lịch Ninh Bình không chỉ so với nhiều địa phương thuộc trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận - một trong 7 trọng điểm du lịch của cả nước, mà so ngay với Hà Nội, trung tâm du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ. Điều này sẽ tạo cho du lịch Ninh Bình có được sức hấp dẫn du lịch riêng và là yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay của du lịch Việt Nam, khi mà tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm du lịch đang là yếu tố cản trở sự phát triển, làm hạn chế tính hấp dẫn du lịch Việt Nam nói chung, du lịch các “vùng miền” và các địa phương nói riêng. - Hạ tầng du lịch phát triển: Ninh Bình là một địa phương nằm trên trục giao thông Bắc Nam được Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp trong thời gian qua cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt đô thị của thị xã Ninh Bình, hạ tầng xã hội nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng của Ninh Bình đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Ninh Bình - với tư cách một địa phương có vai trò là “trung tâm du lịch vệ tinh” trên lãnh thổ trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận nơi có khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một trong 20 khu du lịch chuyên đề của quốc gia, đã được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông, vì vậy hệ thống hạ tầng giao thông du lịch của Ninh Bình đến các trọng điểm du lịch trên địa bàn khá đồng bộ và phát triển. Từ quốc lộ 1A, du khách có thể tiếp cận dễ dàng tới các khu vực có tiềm năng du lịch như cố đô Hoa Lư, Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cúc Phương, Vân Long, Tam Điệp. - Hình ảnh về du lịch Ninh Bình đã có mặt ở nhiều thị trường du lịch: Ninh Bình từ lâu đã được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến với những địa danh nổi tiếng như thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động; quần thể di tích cố đô Hoa Lư; Cúc Phương - vườn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới điển hình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. - Có vị trí địa lý gần với Thủ đô Hà Nội - Trung tâm phân phối khách chính ở vùng du lịch Bắc Bộ: Nằm cách Hà Nội - trung tâm phân phối khách chính ở vùng du lịch Bắc Bộ - khoảng trên 90 Km theo đường quốc lộ 1A, Ninh Bình được xem là “điểm đến” lý tưởng của khách du lịch khi đến vùng du lịch Bắc Bộ qua đầu mối Hà Nội. Sau khi đường cao tốc Pháp Vân được xây dựng và đi vào sử dụng năm 2002, thời gian từ Hà Nội đến Ninh Bình bằng đường bộ chỉ mất khoảng trên 1 giờ, lượng khách du lịch đến Ninh Bình từ Hà Nội đã tăng nhanh. Hơn nữa, nhờ ưu thế này, tuyến du lịch Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hoá - Nghệ An đã hình thành và ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch. b. Điểm yếu: - Hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp): Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở dịch vụ, đặc biệt là cơ sở lưu trú, của khối doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Ninh Bình, tuy nhiên cũng đã tạo thêm “gánh nặng” cho du lịch Ninh Bình về một đội ngũ lao động có chất lượng còn thấp. Phần lớn các “chủ” doanh nghiệp du lịch và các nhân viên phục vụ tại những cơ sở này chưa qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ du lịch. Tình trạng này là tương đối phổ biến ở các khu, điểm TẠP CHÍ KHOA HỌC 57 QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
  5. du lịch, thậm chí ngay ở những trọng điểm của du lịch Ninh Bình như cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, v.v. - Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, các dịch vụ về ngân hàng, vui chơi giải trí Hiện nay du lịch Ninh Bình đang phải đối mặt với một thực tế là do thực hiện quy hoạch và đặc biệt là quản lý quy hoạch du lịch, còn nhiều bất cập nên Ninh Bình hiện đang gặp khó khăn về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung, hệ thống các khu du lịch, khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên nói riêng và các khu vui chơi giải trí tầm cỡ. Tình trạng này càng trở nên khó khăn đối với khu vực nội đô thành phố, thị xã và tại một số trọng điểm du lịch như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Vân Long. - Hạn chế về sản phẩm du lịch; có sự chồng chéo về sản phẩm giữa khu, điểm du lịch và có sự hạn chế trong hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch so với yêu cầu phát triển Đầu tư cho xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều bất cập. Việc đầu tư để xây dựng một số sản phẩm đặc trưng của du lịch Ninh Bình được xác định trong các quy hoạch tổng thể như du lịch làng quê, du lịch sinh thái với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Cúc Phương, hệ sinh thái đất ngập nước Vân Long với việc quan sát Voọc quần đùi trắng; du lịch làng nghề, tham quan nhà thờ đá Phát Diệm ở Kim Sơn, du lịch mạo hiểm tại Cúc Phương, v.v. vẫn chưa có được sự quan tâm thỏa đáng. Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch của Ninh Bình cho đến nay vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể vì vậy các hoạt động trong thời gian qua chỉ mang tính “tình thế” và dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch. - Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch: Theo số liệu thống kê, nếu như trong mùa du lịch cao điểm lượng khách du lịch đến Ninh Bình chiếm 67% tổng lượng khách trong năm, công suất sử dụng phòng trung bình của Ninh Bình đạt khoảng 58% thì trong mùa thấp điểm những chỉ tiêu này chỉ đạt trên 30 % và 45%. Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch khi đến Ninh Bình. Nếu xét “tính mùa vụ” từ góc độ các sản phẩm du lịch khi các sản phẩm du lịch chủ yếu hiện nay của Ninh Bình là sản phẩm du lịch thăm quan cảnh quan, các giá trị văn hoá thì ảnh hưởng của “tính mùa vụ” đối với hoạt động du lịch Ninh Bình chưa thực sự “nghiêm trọng” như đối với các sản phẩm du lịch biển. Tuy nhiên đây là vấn đề thực tế đối với các địa phương ở khu vực phía Bắc, trong đó có Ninh Bình, vì vậy khi xem xét các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch ở Ninh Bình, ảnh hưởng này vẫn cần được xem xét một cách nghiêm túc nhằm hạn chế tính hiệu quả thấp của đầu tư. - Tính liên kết của Ninh Bình với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Hà Nội trong hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Với vai trò là một trọng điểm quan trọng trong trung tâm du lịch của vùng du lịch Hà Nội và phụ cận, việc liên kết giữa du lịch Ninh Bình với du lịch các địa phương trong vùng, đặc biệt với du lịch Hà Nội là rất quan trọng. Sự liên kết này không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch các địa phương trong vùng, làm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng. Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Ninh Bình chưa chủ động tạo ra sự liên kết này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế các dòng khách đến Ninh Bình, đặc biệt từ Hà Nội cũng như các tours du lịch trong không gian du lịch Hà Nội và phụ cận chưa được hình thành một cách rõ nét; chưa tạo 58 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
  6. được hình ảnh du lịch chung của vùng, trong đó Ninh Bình là một điểm đến quan trọng. - Hạn chế trong quản lý, thực hiện quy hoạch du lịch: Ninh Bình được xem là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về công tác quy hoạch phát triển du lịch. Ngay từ năm 1995, Ninh Bình đã thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 1996 - 2010. Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng đã tham gia thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở những quy hoạch trên, quy hoạch chi tiết cho một số trọng điểm du lịch của Ninh Bình như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Cúc Phương, và gần đây là Tràng An, Vân Long, v.v. đã sớm được triển khai thực hiện. Nhiều đồ án quy hoạch du lịch còn có sự tham gia về ý tưởng của các chuyên gia quốc tế như dự án quy hoạch khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, hoặc gần đây là quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long. Tuy nhiên, việc quản lý thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch còn có nhiều bất cập, chưa được như mong muốn. “Điểm yếu” này của du lịch Ninh Bình thể hiện ở việc “bê tông hóa” nhiều hạng mục công trình của khu du lịch quốc gia Tam Cốc-Bích Động - một trọng điểm du lịch của Ninh Bình với thế mạnh về du lịch sinh thái, nơi cảnh quan và môi trường được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhiều du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, rất thất vọng với “cách” đầu tư xây dựng những hạng mục thiếu sự hài hoà với cảnh quan thiên nhiên ở khu du lịch này. c. Cơ hội: - Môi trường hội nhập WTO và chủ trương quan hệ đa phương đã khiến nhu cầu du lịch (quốc tế và nội địa) ngày một tăng cùng với sự ổn định về an ninh, chính trị Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng, hiện đang đứng trước cơ hội to lớn khi nhu cầu du lịch trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng đang ngày một tăng. Các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam và của Ninh Bình nói riêng đều có sự gia tăng về số lượng khách du lịch. Khách du lịch đến từ thị trường Pháp hiện tăng khoảng 12,3%/năm; tương tự từ thị trường Trung Quốc là 9,7%/năm, thị trường Nhật là 10,2%/năm Do tình hình an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế khi quyết định lựa chọn điểm đến du lịch cho kỳ nghỉ của mình. - Ninh Bình có được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tĩnh và đặc biệt là của Chính phủ trong việc nâng cấp hạ tầng du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 và Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định Ninh Bình là một trọng điểm du lịch quan trọng của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, một trong 7 trung tâm du lịch của cả nước, vì vậy Ninh Bình đã và đang đứng trước cơ hội với sự hỗ trợ lớn từ phía Nhà nước trong việc nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch - một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch. Trong những năm qua, du lịch Ninh Bình đã được Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho thấy sự quan tâm, và ưu tiên đầu tư của Trung ương đối với Ninh Bình; - Sự kiện kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội: Sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội không chỉ có ý nghĩa chính trị xã hội mà còn là cơ hội to lớn cho du lịch Ninh Bình giúp quảng bá cho hình ảnh du lịch của địa phương. Nắm bắt cơ hội này, du lịch Ninh Bình đã xây dựng thêm rất nhiều sản phẩm du lịch mới phù hợp với thời tiết, khí hậu và văn hóa tại các địa phương. - Liên kết hoạt động du lịch với trung tâm du lịch vùng duyên hải Đông Bắc qua tuyến quốc lộ 10 Ở khu vực phía Bắc, trung tâm du lịch vùng duyên hải Đông Bắc bao gồm Hải Phòng và TẠP CHÍ KHOA HỌC 59 QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
  7. Quảng Ninh, có một ví trí đặc biệt quan trọng không chỉ đối với sự phát triển du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ mà còn đối với du lịch cả nước. Sản phẩm du lịch đặc thù của trung tâm du lịch này là du lịch biển với trọng tâm là vịnh Hạ Long, bao gồm cả Cát Bà - Di sản thiên nhiên Thế giới. Chính vì vậy việc liên kết trong hoạt động du lịch của các địa phương trong vùng, đặc biệt các địa phương không có, hoặc hạn chế về sản phẩm du lịch biển, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuyến quốc lộ 10 đi vào hoạt động đã tạo ra cơ hội để du lịch Ninh Bình trực tiếp liên kết với một trọng điểm du lịch Việt Nam ở khu vực phía Bắc. Đây sẽ là cơ hội để du lịch Ninh Bình bổ sung những sản phẩm du lịch biển đặc sắc ở khu vực này cùng với những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để tạo ra những chương trình du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở tầm khu vực, góp phần quan trọng vào tăng trưởng lượng khách du lịch đến Ninh Bình. d. Thách thức: - Du lịch Ninh Bình phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với Hà Nội và một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, trong điều kiện du lịch Ninh Bình còn phát triển ở mức thấp. - Tác động của hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp - Sự xuống cấp của tài nguyên, môi trường du lịch mà trong đó tình trạng “chồng chéo” trong quản lý là một bất cập lớn. - Du lịch Ninh Bình phát triển trong bối cảnh chịu sức ép về trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hoá và tự nhiên - Nhận thức của xã hội về du lịch còn bất cập 3.3. Chủ động tìm giải pháp phát triển Nói một cách đơn giản và dễ hình dung, ngành du lịch gồm nhiều khâu (mỗi khâu như một ngành độc lập tương đối về mặt chuyên môn nghiệp vụ). Đối với du khách, đầu tiên chúng ta phải tìm địa chỉ, trên mạng, các trang thông tin của địa phương, thông qua các công ty du lịch ; tìmbay kiếm rồ ikhách các ch sạn,ỉ dẫn tìmđườ cácng đi.v.v chỗ đi Trong lại và m giáỗi khâucả hợp này, lý cách nhất. m ạTiếpng công theo nghi là muaệp 4.0 vé đ ềmáyu có tácbay rồi cácd ụchỉng. dẫn đường đi.v.v Trong mỗi khâu này, cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác dụng. Bảng 1: Dự báo số lượt khách du lịch đến Ninh Bình thời kỳ 2017 - 2025 Bảng 1: Dự báo số lượt khách du lịch đến Ninh Bình thời kỳ 2017 - 2025 Loại Hạng mục 2016 (*) 2020 2025 khách Tổng số lượt 1.75 3.20 1.307,017 khách (ngàn) 0 0 Khách Ngày lưu trú quốc 3,2 3,6 348 trung bình tế Tổng số ngày 2.20 4.16 1.368,420 khách (ngàn) 0 0 Tổng số lượt 2.10 3.50 1.879,971 khách (ngàn) 0 0 Khách Ngày lưu trú nội 3,2 3,7 4,0 trung bình địa Tổng số ngày 1.87 3.00 1.055,965 khách (ngàn) 0 0 Nguồn: (*) Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch Ninh Bình. Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch. Để đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động 60 TẠP CHÍ KHOA HỌC tiêu cựcQUẢN của cu LÝộ cVÀ cách CÔNG m ạNGHỆng công nghiệp 4.0, các chuyên gia cho rằng, ngành du lịch Ninh Bình phải chủ động đổi mới mô hình quản lý, phục vụ; nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đưa ra các kế hoạch chiến lược và ứng dụng công nghệ thông tin vào các kế hoạch đó nhằm thiết lập hệ sinh thái “du lịch thông minh”. Cần tăng cường sự hiện diện của hình ảnh du lịch Ninh Bình thông qua việc kết hợp các kênh truyền thông quảng bá tích hợp toàn ngành và bám sát phản hồi của thị trường qua các phương tiện hiện đại và tiện dụng như điện thoại , ti vi, máy tính có kết nối internet. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua tích hợp và minh bạch thông tin về điểm đến, lưu trú, lữ hành; nguồn nhân lực giữa doanh nghiệp, địa phương và trung ương. Cải thiện hiệu quả đầu tư kinh tế trong đầu tư du lịch thông qua chất lượng quy hoạch, phân tích hiệu quả đầu tư, quản lý hiệu năng bằng dữ liệu giám sát thường xuyên. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn khu vực và quốc tế thông qua việc công bố nhu cầu nhân lực, hình ảnh của người làm du lịch có chất lượng để liên kết và thúc đẩy các hình thức đào tạo hiệu quả. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bá Phúc (2017), Ngành du lịch trước kỷ nguyên công nghiệp 4.0, truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2017, 2. Minh Hoàng (2017), Ngành Du lịch với cách mạng công nghiệp 4.0, truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2017, 3. Trần Nhật Minh (2017), Du lịch 4.0: Việt Nam trong ‘tâm bão’ toàn cầu, truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2017, ; 4. Trang Trần (2017), Du lịch Việt thời 4.0, truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2017,
  8. Để đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các chuyên gia cho rằng, ngành du lịch Ninh Bình phải chủ động đổi mới mô hình quản lý, phục vụ; nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đưa ra các kế hoạch chiến lược và ứng dụng công nghệ thông tin vào các kế hoạch đó nhằm thiết lập hệ sinh thái “du lịch thông minh”. Cần tăng cường sự hiện diện của hình ảnh du lịch Ninh Bình thông qua việc kết hợp các kênh truyền thông quảng bá tích hợp toàn ngành và bám sát phản hồi của thị trường qua các phương tiện hiện đại và tiện dụng như điện thoại , ti vi, máy tính có kết nối internet. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua tích hợp và minh bạch thông tin về điểm đến, lưu trú, lữ hành; nguồn nhân lực giữa doanh nghiệp, địa phương và trung ương. Cải thiện hiệu quả đầu tư kinh tế trong đầu tư du lịch thông qua chất lượng quy hoạch, phân tích hiệu quả đầu tư, quản lý hiệu năng bằng dữ liệu giám sát thường xuyên. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn khu vực và quốc tế thông qua việc công bố nhu cầu nhân lực, hình ảnh của người làm du lịch có chất lượng để liên kết và thúc đẩy các hình thức đào tạo hiệu quả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bá Phúc (2017), Ngành du lịch trước kỷ nguyên công nghiệp 4.0, truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2017, 2. Minh Hoàng (2017), Ngành Du lịch với cách mạng công nghiệp 4.0, truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2017, 3. Trần Nhật Minh (2017), Du lịch 4.0: Việt Nam trong ‘tâm bão’ toàn cầu, truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2017, ; 4. Trang Trần (2017), Du lịch Việt thời 4.0, truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2017, Tài liệu tham khảo đặc biệt 1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến 2020 và Đề án đẩy mạnh phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến 2020, Chính Phủ 2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010, (Quyết định phê duyệt số 307/QĐ-TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ); 3. Chiến lược Phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010, (Quyết định phê duyệt số 97/2002/ QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ); 4. Định hướng phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, (dự thảo báo cáo do TCDL lập); 5. Chiến lược phát triển các ngành có liên quan trong Tỉnh như giao thông, cấp thoát nước, đô thị, bưu chính viễn thông, công nghiệp TIỂU SỬ TÁC GIẢ Hoàng Văn Chung, năm sinh 1979 tại xã Khánh Vân, Ninh Bình. Tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2005 chuyên ngành Toán Tin ứng dụng, tốt nghiệp Thạc sĩ tại trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2010 chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Hiện anh đang là Chánh văn phòng Nhà trường tại trường Đại học Công nghệ và Quản Lý Hữu Nghị. Lĩnh vực tham gia nghiên cứu : FPGA, PLC, kỹ thuật điều khiển thông minh, kinh tế phát triển, quản lý kinh tế.v.v TẠP CHÍ KHOA HỌC 61 QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ