Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN – cơ hội giải bài toán tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam

pdf 4 trang Gia Huy 2420
Bạn đang xem tài liệu "Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN – cơ hội giải bài toán tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgia_nhap_cong_dong_kinh_te_asean_co_hoi_giai_bai_toan_tim_da.pdf

Nội dung text: Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN – cơ hội giải bài toán tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN – CƠ HỘI GIẢI BÀI TOÁN ―TÌM ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM‖ JOINING ASEAN ECONOMIC COMMUNITY – A CHANCE TO FIND OUTLETS FOR AGRICULTURAL PRODUCTS IN VIETNAM ThS Huỳnh Thị Thu Hiền Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền Trung huynhhien253@gmail.com TÓM TẮT Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang hướng tới thành lập Cộng đồng chung vào năm 2015, trong đó việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là nội dung hội nhập quan trọng nhất và đang được sự quan tâm của nhiều nước. AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. AEC sẽ đặt ra nhiều thách thức và cơ hội đối với các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Là một thành viên khi gia nhập cộng đồng kinh tế AEC, Việt Nam đứng trước những thách thức cần có các biện pháp kịp thời, bên cạnh đó cần tận dụng tối đa những cơ hội từ AEC mang lại để giải quyết những khó khăn trong nước. Một trong những khó khăn chưa giải được hiện nay là đầu ra cho nông sản, và đây chính là cơ hội tốt nhất để chúng ta tìm đáp án cho bài toán “tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam” trong thời gian tới. Từ khóa: AEC, cơ hội, nông sản, đầu ra ABSTRACT Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) is intending to establish Common Association in 2015, meanwhile establishment of ASEAN Economic Community (AEC) is the most important orientation content and are being the most concern of many countries. Establishment of AEC will be one turning-point for total integration of Southeast Asian economics. Being one of member when taken part in AEC, Vietnam is facing challenges what need to have prompt solutions. Besides that, it is needed to totally take advantage of opportunities from AEC in order to solve inland difficulties. Among of current unsolved difficulties is output of agricultural product. And this is also the best opportunities for us to find the answer for the question “finding output for Vietnamese agricultural products” in the near future. Key words: Asean Economic Community, opportunity, agricultural products, output 1. Khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam Những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam: Khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp; Năng lực chế biến và tiêu thụ nông sản của nhiều doanh nghiệp còn chƣa cao; Tổ chức sản xuất còn cắt khúc, thiếu sự kết nối chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm; Khả năng theo dõi, dự báo, thông tin thị trƣờng, hệ thống xúc tiến thƣơng mại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ thƣơng mại nông sản còn yếu kém. Trong các khó khăn, thì khó khăn nhất đó chính là quy mô tổ chức sản xuất nhỏ, phân tán. Mặc dù có một số vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung nhƣng năng lực của doanh nghiệp lại hạn chế gây khó khăn cho việc đảm bảo chất lƣợng, ổn định thị trƣờng. Nông sản Việt Nam đang gặp khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ, đó là bấp bênh về thị trƣờng. Nông sản Việt Nam tiêu thụ sang thị trƣờng Trung Quốc với một lƣợng lớn, tuy nhiên, hiện đang xảy ra tình trạng thƣơng nhân Trung Quốc ồ ạt sang đặt hàng nhiều loại nông sản Việt Nam với khối lƣợng lớn, song cũng "đột ngột" hủy bỏ khiến giá nông sản giảm mạnh, ngƣời nông dân lâm vào cảnh khó khăn. 2. Cơ hội từ AEC Phải nhận định rằng: Chúng ta đang có cơ hội cực lớn từ ASEAN. 177
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG AEC tạo lập một khu vực thị trƣờng và sản xuất thống nhất, dẫn đến kinh tế của nhiều nƣớc trở nên phồn vinh hơn, dẫn đến tăng thu nhập và hình thành nên một lƣợng mới ngƣời tiêu dùng trung lƣu với thu nhập cao - cũng là đối tƣợng khách hàng rất tiềm năng của các doanh nghiệp. Cơ hội mở rộng xuất khẩu khi tham gia vào AEC, thị trƣờng xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hơn, đặc biệt là từ các nƣớc có nền kinh tế phát triển cao hơn nhƣ Singapore, Indonesia AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế giới. Theo Hiến chƣơng ASEAN có hiệu lực từ 15/12/2008, AEC đƣợc thành lập vào cuối năm 2015 sẽ đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế 10 nƣớc Đông Nam Á, tạo ra thị trƣờng chung của một khu vực có dân số 600 triệu ngƣời và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỉ USD. Vì vậy, giai đoạn 2014-2015 sẽ là ―nƣớc rút‖ để tiến đến mục tiêu xây dựng AEC với kỳ vọng ra đời vào cuối năm 2015. Điều này khiến doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể chỉ bó hẹp tầm nhìn trong tỉnh, thành phố hay trong phạm vi quốc gia mà cần phải mở rộng hơn tới toàn cầu. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 ở Thái Lan, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Cha-am/Hua Hin về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Roadmap) và thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) đến năm 2015 (ISEAS, 2009). Kế hoạch nói trên đã quy định cụ thể các biện pháp nhằm thực hiện bốn trụ cột của AEC gồm: (1) Thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) Một khu vực kinh tế cạnh tranh; (3) Một khu vực phát triển đồng đều và (4) Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nội dung chủ yếu của các trụ cột nêu trên nhƣ sau: (1) Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất: Ở trụ cột này, các nƣớc ASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh vực lớn là: Tự do hoá thƣơng mại hàng hoá; tự do hoá thƣơng mại dịch vụ; tự do hoá đầu tƣ, tài chính và lao động. Theo đó, trong thời gian tới, để tự do hóa thƣơng mại hàng hóa, các thành viên ASEAN sẽ tham gia lộ trình cắt giảm thuế trong CEPT-ATIGA; cải cách hải quan và các biện pháp tạo thuận lợi thƣơng mại khác. Các lĩnh vực dịch vụ đƣợc ASEAN ƣu tiên tự do hoá gồm: ASEAN điện tử (e-ASEAN), y tế, logistics, hàng không và du lịch. Trong lĩnh vực tự do hóa đầu tƣ, tài chính và lao động, ASEAN chú trọng thúc đẩy đầu tƣ nội khối thông qua Hiệp định đầu tƣ toàn diện ASEAN (ACIA) với mục tiêu là tạo ra một cơ chế đầu tƣ tự do, mở cửa trong ASEAN đƣợc thực hiện thông qua từng bƣớc tự do hóa đầu tƣ; tăng cƣờng bảo vệ nhà đầu tƣ của các nƣớc thành viên và các khoản đầu tƣ của họ; cải thiện tính minh bạch và khả năng dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tƣ; xúc tiến, hợp tác tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và thống nhất. Đối với hội nhập tài chính tiền tệ, các nƣớc trong khu vực chú trọng bốn lĩnh vực: (1) Phát triển thị trƣờng vốn, (2) Tự do hóa dịch vụ tài chính, (3) Tự do hóa tài khoản vốn và (4) Hợp tác tiền tệ ASEAN. Để tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tƣ và thƣơng mại, các nƣớc ASEAN đã ký kết các Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRAs - Mutual Recognition Agreement), theo đó cho phép chứng chỉ của lao động lành nghề đƣợc cấp bởi các cơ quan chức năng tƣơng ứng tại một quốc gia sẽ đƣợc thừa nhận bởi các nƣớc thành viên khác trong khu vực. Đến nay, ASEAN đã ký kết 7 MRAs đối với lao động trong các lĩnh vực sau: dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dƣỡng, dịch vụ kiến trúc, thừa nhận lẫn nhau đối với chứng chỉ giám sát, ngƣời hành nghề y, ngƣời hành nghề nha khoa và kế toán 178
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) (2) Một khu vực kinh tế cạnh tranh: Để đạt mục tiêu xây dựng một khu vực kinh tế cạnh tranh, AEC đang hƣớng vào 4 hoạt động chính gồm: Chính sách cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và phát triển cơ sở hạ tầng. (3) Một khu vực phát triển đồng đều: Để tạo lập một ASEAN phát triển đồng đều, ASEAN đã xem xét để xây dựng một chiến lƣợc để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiết lập một khung chƣơng trình chung cho các doanh nhân ASEAN và đƣa ra Sáng kiến Hội nhập ASEAN (AIA). AIA giúp các nƣớc Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam nâng cao năng lực thông qua việc cung cấp nguồn lực kỹ thuật và tài chính cho một loạt các dự án phát triển để hỗ trợ khu vực hội nhập nhƣ phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin. (4) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu: Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN nhất trí việc giữ vững vai trò "trung tâm" của toàn khối trong quan hệ đối ngoại; thúc đẩy đàm phán các FTA và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện; tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thuận lợi hóa thƣơng mại trong khu vực sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam để hình thành nên hiệu ứng ―tạo thêm thƣơng mại‖, tức là làm tăng thêm khối lƣợng trao đổi thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc trong AEC. Khi AEC đƣợc thành lập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thị trƣờng rộng hơn nhƣng cũng sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm dịch vụ, đầu tƣ của các doanh nghiệp lớn trong các nƣớc ASEAN khác. AEC cũng đã xác định 12 lĩnh vực ƣu tiên đẩy mạnh liên kết, gồm: Hàng nông sản; ô tô; điện tử; nghề cá; sản phẩm từ cao su; dệt may; sản phẩm từ gỗ; vận tải hàng không; thƣơng mại điện tử; chăm sóc sức khỏe; du lịch; logistics. Có thể thấy trong lĩnh vực ƣu tiên đẩy mạnh liên kết của ASEAN, ở đây có hàng nông sản, đây là cơ hội rất lớn về việc thực hiện liên kết đầu tƣ giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các quốc gia trong cộng đồng ASEAN, bên cạnh đó là sự liên kết của chính hộ nông dân sản xuất hàng nông sản. Trong quá trình hội nhập, hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị xóa bỏ, AEC chấp nhận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm sản xuất cũng nhƣ phân phối quốc tế tối ƣu. Có đƣợc một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nhạy bén, linh hoạt trong cách vận dụng và liên kết sẽ thúc đẩy đƣợc hàng nông sản Việt Nam ra thị trƣờng lớn 600 triệu ngƣời, không bị bó hẹp bởi thị trƣờng nhập khẩu Trung Quốc, khi mà thị trƣờng này ―hô‖ không có nhu cầu nhập thì hàng loạt nông sản của Việt Nam điêu đứng. 3. Phƣơng hƣớng tận dụng cơ hội Một bài toán có nhiều cách giải khác nhau, với bài toán này, trong phạm vi của bài viết, tác giả đề xuất một cách giải để tìm ra đáp án ―tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam‖ theo hƣớng tiếp cận từ phía doanh nghiệp. Đây chính là yếu quan trọng giúp tháo gỡ khó khăn của nông sản hiện nay khi họ là những ngƣời thực sự chủ động. Thực chất, điểm khó khăn trong việc chƣa liên kết đƣợc ba nhà: Nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông; hay các mô hình mới nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp và nông dân - hộ kinh doanh – doanh nghiệp chính là chƣa phát huy đƣợc vai trò của nhà doanh nghiệp. Ở đây, doanh nghiệp là những ngƣời tìm đầu ra cho nông sản, những ngƣời phân khúc, tìm kiếm thị trƣờng, mở rộng không gian kinh tế, xóa bỏ tƣ duy bao cấp, không theo thị trƣờng trong sản xuất nông nghiệp trƣớc đây. Chính vì vậy, trong quá trình hội nhập AEC, doanh nghiệp phải quan tâm và sẵn sàng hội nhập, doanh nghiệp không thể chờ đơn vị khác cập nhật thông tin cho mình mà phải chủ động tìm kiếm thông tin để có sự chuẩn bị hợp lý. 179
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Những hƣớng giải pháp cho doanh nghiệp: Công nghệ bảo quản sau thu hoạch là khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Tiêu chí chất lƣợng sản phẩm phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần tăng cƣờng quảng bá sản phẩm và tạo dựng thƣơng hiệu riêng cho sản phẩm ở thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh kết nối thông tin giữa nông dân, doanh nghiệp với thị trƣờng. Các doanh nghiệp cần tích cực khai thác thị trƣờng để tăng khối lƣợng xuất khẩu, bù lại sự thâm hụt về giá. Các doanh nghiệp không nên quá chú tâm vào một thị trƣờng (cụ thể đây là thị trƣờng Trung Quốc), cần mở rộng khai thác thị trƣờng chọn đối tác làm ăn chủ lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển. Doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với doanh nghiệp ở nƣớc ngoài và ngƣời Việt ở nƣớc ngoài để thực hiện việc liên kết, liên doanh. Khi gia nhập AEC, có đƣợc thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất, những sản phẩm nào có thƣơng hiệu sẽ dễ dàng đứng vững trên thị trƣờng. Tuy nhiên, thƣơng hiệu nông sản Việt Nam chƣa đƣợc xây dựng và bảo vệ đúng với thế mạnh, tiềm năng vốn có đã dẫn đến tình trạng giá các mặt hàng nông sản luôn thấp hơn so với các nƣớc khác và không ổn định. Doanh nghiệp liên kết trực tiếp với hộ nông dân, phải bám sát thị trƣờng, thông tin sớm cho nông dân để điều chỉnh phù hợp trong sản xuất, cả về số lƣợng lẫn chủng loại. Từ đó định hƣớng ngƣời dân tập trung sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tóm lại, trong thời gian tới cần tái cơ cấu lại sản xuất, trong đó phát huy vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong xu hƣớng hội nhập sâu rộng và nền kinh tế khu vực và thế giới, nhƣ thế mới ―quật dậy‖ tiềm năng phát triển hàng nông sản của Việt Nam trong tƣơng lai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ThS. Bùi Hồng Cƣờng - Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Hƣớng tới cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015: Động thái của các quốc gia ASEAN, Hàm ý đối với Việt Nam [2] Hà văn Hội (2014), Tự do hóa thƣơng mại hƣớng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015, Tạp chí Đông Nam Á. [3] Nguyễn Đức Thành (2014). Việt Nam và AEC 2015, Thời báo Kinh tế Sài Gòn [4] www.asean.org 180