Giải pháp khắc phục rủi ro của lĩnh vực tài chính ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp khắc phục rủi ro của lĩnh vực tài chính ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_khac_phuc_rui_ro_cua_linh_vuc_tai_chinh_ngan_hang.pdf
Nội dung text: Giải pháp khắc phục rủi ro của lĩnh vực tài chính ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 03/2019 Giải pháp khắc phục rủi ro của lĩnh vực tài chính ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Phạm Bích Ngọc - CQ55/16.02 uộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như thực tế ảo, internet của vạn vật (Internet of C Things), in 3D, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cuộc cách mạng này là một xu thế lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Dù mới bắt đầu nhưng nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc CMCN 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức. Các ngành công nghiệp sáng tạo tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế so với các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống. Sau ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn trong lịch sử, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giúp cho máy tính, phần cứng, phần mềm cũng như mạng toàn cầu phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự ra đời một cuộc cách mạng công nghiệp toàn diện và làm biến đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Cuộc CMCN 4.0 dựa trên 3 lĩnh vực chính là: Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Lĩnh vực vật lý: Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions ), công nghệ nano Trong nền công nghiệp 4.0, bên cạnh việc tìm ra những nguồn/dạng năng lượng mới và công nghệ để khai thác và sử dụng chúng, còn có các công nghệ hướng tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có, được gọi là công nghệ nhúng, công nghệ phái sinh. Theo nhận định của các chuyên gia, CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản nghiªn cøu khoa häc 37 Sinh viªn
- Taäp 03/2019 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Cụ thể là, các thiết bị sử dụng trong sản xuất sẽ được tăng tính tùy biến, giúp nhà sản xuất chỉ nâng cấp phần mềm để bổ sung các tính năng mới cho hệ thống thông minh, chứ không cần nâng cấp phần cứng hay thay thế các chi tiết, bộ phận trong dây chuyền như trước đây mà vẫn đảm bảo đầy đủ các yêu cầu mới của khách hàng cho sản phẩm đầu ra. Những rủi ro của ngành tài chính ngân hàng trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 Một là, các định chế tài chính sẽ phải đối mặt với vấn đề về an ninh dữ liệu tài chính. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa mô hình tài chính truyền thống với mô hình tài chính hiện đại ảnh hưởng đến sự an toàn và lợi nhuận của các tổ chức tài chính, sự thu hẹp quy mô của các định chế tài chính truyền thống và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của toàn hệ thống. Với đặc điểm hệ thống tài chính Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào lĩnh vực ngân hàng, trong khi công nghệ tài chính chủ yếu được phát triển tại các ngân hàng đứng đầu, sự phát triển ổn định, an toàn và lành mạnh của các tổ chức tín dụng sẽ tác động mạnh mẽ đến sự ổn định của cả hệ thống tài chính. Hai là, ảnh hưởng của đồng tiền ảo Bitcoin. Sự phát triển của Bitcoin cũng như các tiền điện tử khác như Onecoin, Lifecoin không phải do ngân hàng trung ương phát hành sẽ buộc ngân hàng trung ương các nước phải thay đổi cách thức điều hành chính sách tiền tệ để thích ứng do khả năng ảnh hưởng tới các chỉ số tiền tệ trong mục tiêu ổn định giá cả. Ngân hàng trung ương cũng phải đối mặt với rủi ro rơi vào tình trạng giống đô la hóa vì bitcoin có thể làm cho việc giao dịch ngoại hối trở nên hết sức dễ dàng. Những dịch vụ như PayPal hoặc e-gold làm cho người dân của một quốc gia dễ dàng quy đổi tiền của mình sang một loại ngoại tệ mạnh hơn. Sự phát triển của Bitcoin cũng có thể có những tác động tới hệ số tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế nếu được sử dụng rộng rãi. Ba là, CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và trải nghiệm khách hàng đang dần trở thành xu hướng vượt trội. Với việc ứng dụng nhiều hơn công nghệ thông tin, ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng. Dự báo, trong vòng 10 năm tới, phần lớn doanh thu của ngân hàng bán lẻ là nhờ vào web, điện thoại di động hay ứng dụng trên máy tính bảng. Vì vậy, nếu các ngân hàng trong nước không nắm bắt và thay đổi theo xu thế, cải thiện khả năng ứng dụng trên điện thoại di động của các tiện ích dịch vụ, phát triển mạnh các hỗ trợ dịch vụ qua internet thì việc khách hàng tiếp tục sử dụng và gắn bó lâu dài với ngân hàng là rất khó khăn. nghiªn cøu khoa häc 38 Sinh viªn
- CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 03/2019 Bốn là, với sự phát triển chóng mặt của CMCN 4.0, xu hướng “ngân hàng không giấy” sẽ trở nên phổ biến, là thách thức không nhỏ của ngành ngân hàng trong việc giảm dần vai trò của các chi nhánh. Các chi nhánh không còn đóng vai trò quan trọng và cũng sẽ không phải là kênh phân phối mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong tương lai. Việc cạnh tranh thông qua mở rộng mạng lưới các chi nhánh ngân hàng sẽ dần chấm dứt do chi phí hoạt động cao, thay vào đó là công nghệ ngân hàng hiện đại. Khách hàng không còn đến với các chi nhánh nhiều như họ làm 10 năm trước đây, điều này có nghĩa là ngân hàng phải tìm ra một phương thức giao dịch có thể kết nối được với hành vi mới mẻ của một số khách hàng. Năm là, CMCN 4.0 tạo ra sự cạnh tranh lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ thanh toán trong bối cảnh các doanh nghiệp công nghệ tài chính - FinTech đang ngày càng mở rộng và phát triển. Theo khảo sát, đánh giá của PwC (một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay), trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, tổng mức đầu tư vào FinTech trên toàn cầu có thể vượt mức 150 tỷ USD. Theo đó, “miếng bánh thị phần” của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường sẽ dần co hẹp lại, cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh khách hàng giữa ngân hàng thương mại và công ty công nghệ là xu thế tất yếu. Sáu là, thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng sẽ có sự thay đổi, do việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng có thể khiến số lượng nhân viên của các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán sụt giảm một cách đáng kể (đặc biệt là với các bộ phận kỹ sư tin học, giao dịch chi nhánh ). Lao động tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam khó có thể duy trì lợi thế cạnh tranh trong nghề này khi mà robot còn có thể làm tốt hơn thế với mức chi phí rẻ hơn. Tại Việt Nam, song hành cùng các giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới, sự phát triển của công nghệ tài chính sẽ là một xu thế tất yếu. Đi kèm với xu thế đó là những cơ hội cho các doanh nghiệp, các định chế tài chính, người tiêu dùng và các quốc gia. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những khó khăn, thách thức mà thế giới đã và đang chứng kiến bên cạnh những thách thức đặc thù riêng đối với nền tài chính Việt Nam nêu trên. Do đó, để chuẩn bị cho sự bùng nổ về công nghệ tài chính sắp tới, hệ thống tài chính và các cơ quan quản lý, giám sát của Việt Nam cần phải có những bước chuẩn bị và chiến lược hành động cụ thể nhằm tận dụng tối đa những cơ hội từ cuộc CMCN 4.0 đem lại, tạo đà đưa tăng trưởng kinh tế nước ta lên mức cao hơn trong giai đoạn 2019-2021; đồng thời hạn chế được các rủi ro và đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ. nghiªn cøu khoa häc 39 Sinh viªn
- Taäp 03/2019 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 bao gồm: Thứ nhất, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, cho phép các định chế tài chính hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính với sự hướng dẫn cụ thể các quy định. Bên cạnh đó, cần xây dựng chặt chẽ các luật lệ để bảo vệ người tiêu dùng tài chính trước những mặt trái mà sự phát triển “nóng” của công nghệ mang lại. Thứ hai, các ngân hàng cần quan tâm đến việc phát triển các thiết bị tự phục vụ. Trên thực tế, tốc độ suy giảm số lượng chi nhánh ngân hàng bắt đầu gia tăng từ khoảng giai đoạn 2013-2016 khi hành vi của khách hàng chuyển sang yêu thích các kênh giao dịch kỹ thuật số mà trung tâm là các thiết bị màn hình và điện thoại di động. Việc sử dụng ATM vì thế cũng bị ảnh hưởng khi các ngân hàng cố thay thế vị trí của chúng bằng các nền tảng tự phục vụ có nhiều tính năng hơn. Theo đó, thiết bị tự phục vụ sẽ được phát triển theo 2 hướng khác nhau: Một là, thiết bị phân phối tiền mặt một cách nhanh chóng với hình thức vô cùng đơn giản; Hai là, nền tảng quầy ngân hàng (còn gọi là ki-ốt) với đầy đủ các chức năng vừa có thể phân phối tiền mặt, vừa có tính tương tác cao, có thể phân phối các loại thẻ trả trước, phiếu giảm giá với mục đích tiếp thị, đồng thời tích hợp được với thiết bị di động. Thứ ba, chú trọng quản lý an ninh mạng. CMCN 4.0 đã đẩy cao mức độ chia sẻ thông tin, từ đó tạo ra một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng. Theo đó, các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng trung tâm dự phòng dữ liệu (Disaster Recovery); nâng cấp hệ thống an ninh, bảo mật ở mức cao, đảm bảo việc mở rộng phạm vi hoạt động (nếu có) được ổn định, an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài. Đối với các định chế tài chính, cần phải nâng cao năng lực hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại theo thông lệ quốc tế; chú trọng quản lý an ninh mạng như quan tâm đến việc xây dựng trung tâm dự phòng dữ liệu; nâng cấp hệ thống an ninh, bảo mật ở mức cao, an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài. Thứ tư, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành tài chính, ngân hàng, trong đó chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính cần được chú trọng để có đội ngũ cán bộ trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cần có liên kết đào tạo nâng cao trình độ, khảo sát công nghệ hiện đại trong nước và quốc tế, thực hiện các chế độ đãi ngộ chuyên gia. Tài liệu tham khảo: showFooter nghiªn cøu khoa häc 40 Sinh viªn