Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước tại sở tài chính tỉnh Long An
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước tại sở tài chính tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_quan_ly_ngan_sach_nha.pdf
Nội dung text: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước tại sở tài chính tỉnh Long An
- XUÂN KỶ HỢI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH LONG AN TRẦN MINH CHIẾN (*) NGUYỄN HỒNG TUYẾT MAI ( ) NGUYỄN TUYẾT NHUNG ( ) TÓM TẮT Ngân sách Nhà nước (NSNN) được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế. Công tác quản lý NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Long An trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, đảm bảo khá tốt các quy định của luật NSNN đối với quản lý NSNN cấp tỉnh, cấp huyện thị, đã tạo những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó công tác quản lý NSNN của địa bàn cũng còn nhiều tồn tại, bất cập cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời để tạo động lực, đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Tác giả đã đưa ra các giải pháp; đề xuất áp dụng tổng hợp và đồng bộ một hệ thống các giải pháp trên cho các khâu: lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách, thanh quyết toán ngân sách và kiểm tra, thanh tra ngân sách. Từ khóa: Công tác quản lý, Ngân sách Nhà nước, SUMMARY State budget is the lifeblood of the economy with an important role in promoting the development of social and economic sustainability, social policy implementation, ensuring national defense and security, as a tool for the Government to manage and regulate the macro economy, promoting economic structure transfer, improving the efficiency of economic management. The state budget management of the Finance Service of Long An province in recent times has made significant achievements, ensuring laws and regulations of the state budget fairly well for district and province level management, creating important conditions to promote the comprehensive development of economy and society in the province. Besides, there are still a lot of insufficient gaps on the management of the state budget in the province, which needs solutions for timely removal, to motivate and meet the requirements for the development of the province in the future. The author has proposed solutions; applying an integrated and comprehensive system of solutions on contents: establishing budget estimate, budget execution, and budget settlement and check, inspecting the state budget. Key words: Management work, State budget 1. Đặt vấn đề Ngân sách Nhà nước (NSNN) là công cụ tài chính chủ yếu của Nhà nước, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời NSNN là công cụ tài chính để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội của đất nước. Luật Ngân sách Nhà nước ra đời năm 1996 đã đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong quản lý NSNN. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế, Luật NSNN đã trải qua các lần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Hiện nay, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. NSNN cấp tỉnh, cấp huyện có vai trò quan trọng trong hệ thống NSNN. Việc tổ chức, quản lý ngân sách các cấp hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết được những vấn đề bức thiết của (*)( )( ) Học viên Cao học TrườngĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 97
- XUÂN KỶ HỢI xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những bất cập và tồn tại, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các địa phương trong phát triển toàn diện kinh tế xã hội. Vì vậy, tăng cường công tác quản lý NSNN là một nhiệm vụ cần thiết của Đảng và Nhà nước ta, nhằm nâng cao hiệu quả tiền, vốn, tài sản Nhà nước, đồng thời tạo niềm tin của Nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước. Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Long An luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính - ngân sách và quản lý nợ công trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Công tác tài chính - ngân sách và quản lý nợ chính quyền địa phương giai đoạn 2011-2016 đã có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, điều hành của tỉnh, cụ thể: - Công tác phối hợp, quản lý và khai thác nguồn thu có hiệu quả tích cực; nguồn thu tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2016 cơ bản đáp ứng được nhu cầu của địa phương trong chi đầu tư phát triển, thanh toán nợ gốc và lãi các khoản vay đầu tư phát triển, thực hiện chính sách an sinh xã hội, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các hội quần chúng và các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Công tác chi ngân sách cơ bản chặt chẽ, tỉnh đã đảm bảo nguồn cân đối cho những nhiệm vụ chi theo chủ trương của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng dự toán giao và tiến độ thu ngân sách; sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính vừa để đảm bảo cho đầu tư phát triển, đặc biệt là thanh toán cho các công trình trọng điểm, cấp bách của tỉnh, vừa đảm bảo nguồn thanh toán các khoản chi về tiền lương, có tính chất lương và chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; đồng thời đảm bảo chi cho công tác quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Sở Tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách, cân đối thu, chi ngân sách kịp thời, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ nêu trên. Kết quả như sau: - Năm 2014: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 19.524,6 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng 11% (KH 11,5%) bằng với tăng trưởng năm trước nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra. GDP bình quân đầu người năm 2014: 44,5 triệu đồng/người/năm (KH 45 triệu đồng/người/năm. Năm 2013 là 40 triệu đồng/người/năm). - Năm 2015: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 21.801 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng 11,6% (KH 11,5%). GDP bình quân đầu người năm 2015: 50,4 triệu đồng/người/năm (KH 50 triệu đồng/người/năm). - Năm 2016: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 57.246 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng 9% (KH 9%). GDP bình quân đầu người năm 2016: 50 triệu đồng/người/năm (KH 50 triệu đồng/người/năm). Tuy nhiên, công tác quản lý NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Long An vẫn còn nhiều tồn tại bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý như: Công tác lập, xây dựng dự toán hàng năm còn khó khăn, nguyên nhân do nguồn thu không đảm bảo các nhiệm vụ chi, vì vậy Long An còn nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương, trong điều hành ngân sách nhiều lần phải bổ sung dự toán, điều chỉnh dự toán, gây khó khăn cho công tác quản lý dự toán được duyệt; việc chấp hành dự toán còn nhiều tồn tại, quản lý thu NSNN còn nhiều kẽ hở, bỏ sót nguồn thu, còn nhiều lãng phí trong TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 98
- XUÂN KỶ HỢI chi tiêu ngân sách, công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức Vì vậy, tăng cường công tác quản lý NSNN tỉnh là một nhiệm vụ bức thiết của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiền, tài sản của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. 2. Các khái niệm 2.1. Nội dung công tác quản lý NSNN cấp huyện thị NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN phản ảnh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. NSNN có 2 chức năng chính là: chức năng phân phối và chức năng điều chỉnh kiểm soát. NSNN phản ảnh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. NSNN có 2 chức năng chính là: chức năng phân phối và chức năng điều chỉnh kiểm soát. Theo Luật NSNN năm 2015, hiện nay hệ thống NSNN ở Việt Nam bao gồm: Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện). 2.2. Những đặc điểm cơ bản của Sở Tài chính tỉnh Long An - Theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Sở Tài chính các tỉnh, thành phố gồm 8 phòng chuyên môn thuộc Sở. - Tỉnh Long An, thực hiện Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh Long An về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Long An thì Sở Tài chính hiện có 07 phòng thuộc Sở (Văn phòng Sở, Phòng Quản lý Ngân sách, Phòng Tài chính - Hành chính Sự nghiệp, Phòng Tài chính doanh nghiệp, Phòng Đầu tư, Phòng Quản lý Giá- Công sản và Thanh tra Tài chính) giảm 01 phòng chuyên môn so với quy định của Trung ương. Sở Tài chính có chức năng nhiệm vụ như sau: - Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; NSNN; thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật. - Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của UBND cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính. 3. Thực trạng công tác quản lý NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Long An. 3.1. Công tác lập dự toán NSNN tại Sở Tài chính Hàng năm vào thời điểm tháng 7, Sở Tài chính triển khai xây dựng dự toán năm sau và hiện nay theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 có hiệu lực thi hành kể từ năm ngân sách TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 99
- XUÂN KỶ HỢI 2017, ngoài xây dựng dự toán năm còn phải xây dựng kế hoạch 3 năm, 5 năm để tham mưu UBND tỉnh bảo vệ ở Bộ Tài chính, khi Bộ Tài chính có Quyết định giao dự toán cho Tỉnh, Sở Tài chính phân bổ, cân đối tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh có Nghị quyết để làm cơ sở UBND tỉnh ban hành Quyết định giao dự toán hàng năm cho các Sở, ngành, UBND các huyện, tỉnh, thành phố Tân An. Sau khi UBND tỉnh có quyết định giao dự toán thu chi NSNN, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Tân An ra quyết định phân bổ cho các cơ quan, đơn vị, trực thuộc gửi Sở Tài chính thẩm tra đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố Tân An đối với các cơ quan, đơn vị thuộc huyện. Nhìn chung, công tác lập và phân bổ dự toán tại Sở tài chính thực hiện theo đúng thời gian quy định, đúng quy trình lập và giao dự toán của Luật NSNN. Tuy nhiên, chất lượng của công tác lập dự toán chưa cao, số liệu dự toán chủ yếu do các cơ quan, đơn vị, địa phương ước số thực hiện năm trước và tăng thêm một tỷ lệ nhất định cho năm kế hoạch để lập dự toán cho năm sau trong thời kỳ ổn định ngân sách. 3.2. Tình hình chấp hành dự toán NSNN tại Sở Tài chính - Về tình hình chấp hành dự toán thu NSNN trên địa bàn Số liệu thực tế trong 3 năm gần đây cho thấy thực tế thu NSNN tại Sở Tài chính: - Số thực tế thu các năm đều vượt so với dự toán thu. - Số thực tế thu năm sau đều cao hơn số thực tế thu năm trước. Cụ thể: - Tổng thu ngân sách năm 2014: 6.208.000 triệu đồng, đạt 117,5% so với dự toán Trung ương (TW) và HĐND tỉnh giao. - Tổng thu NSNN năm 2015: 7.933.746 triệu đồng, đạt 121% so với dự toán TW và Tỉnh giao. - Thu NSNN năm 2016: 9.175.704 triệu đồng, đạt 112% so với dự toán Trung ương (TW) và HĐND giao. Tình hình này là do một số nguyên nhân sau đây: - Do kinh tế trên địa bàn đã có những bước phát triển khá mạnh, làm tăng các khoản thu theo luật, trong đó đặc biệt là các khoản thu từ thuế và lệ phí. - Do các khoản thu biện pháp tài chính tăng mạnh đặc biệt là vào năm 2016 trong đó chủ yếu là thu từ tiền giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất. - Công tác lập dự toán còn chưa sát với thực tiễn của địa phương. - Về tình hình chấp hành dự toán chi NSNN trên địa bàn Tình hình chi dự toán trong 3 năm gần đây cũng có xu thế: năm sau cao hơn năm trước và đều vượt dự toán chi đầu năm. Cụ thể: - Tổng Chi ngân sách địa phương năm 2014: 7.611.855 triệu đồng, đạt 121% so dự toán TW và 120% dự toán HĐND tỉnh giao. - Tổng chi NSNN năm 2015: 7.969.019 triệu đồng, đạt 115,60% dự toán TW và Tỉnh giao. - Chi ngân sách địa phương năm 2016: 8.802.952 triệu đồng, đạt 108,3% so dự toán TW và HĐND Tỉnh giao. Tình hình này xảy ra do các nguyên nhân sau đây: - Tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, đặc biệt là chỉ số giá cả, tiền lương tăng mạnh làm cho các khoản chi đều tăng cao so với dự toán ban đầu. - Có bổ sung ngân sách từ cấp trên cho một số chương trình mục tiêu quốc gia như chương TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 100
- XUÂN KỶ HỢI trình xây dựng nông thôn mới, chương trình đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - Công tác lập dự toán chi NSNN còn chưa chính xác và phù hợp thực tiễn. 3.3. Công tác quyết toán NSNN tại Sở Tài chính Khi kết thúc năm ngân sách (31/12 hàng năm), công tác quyết toán được thực hiện theo đúng quy trình của luật NSNN, số liệu quyết toán sau khi được tổng hợp Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt. Về cơ bản báo cáo quyết toán là khá đầy đủ, kịp thời, đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của công tác quản lý NSNN, tuy nhiên số liệu báo cáo quyết toán khi trình HĐND phê chuẩn có chênh lệch cao hơn thực tế do thanh tra, kiểm toán xuất toán nộp vào NSNN. 3.4. Công tác thanh tra kiểm tra NSNN tại Sở Tài chính Sở Tài chính thẩm tra báo cáo quyết toán của các đơn vị HCSN cấp tỉnh quản lý, Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán do các xã, thị trấn thuộc cấp mình quản lý, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu quyết toán do địa phương lập và số quyết toán đã qua Kho bạc Nhà nước tỉnh. Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán do các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn thuộc cấp mình quản lý, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu quyết toán do địa phương lập và số quyết toán đã qua Kho bạc Nhà nước tỉnh. Trong thời gian vừa qua triển khai công tác thẩm tra dự án hoàn thành của Sở Tài chính còn hơi chậm do chủ đầu tư gửi báo cáo chậm, báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư lập còn nhiều sai sót. 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại Sở Tài chính 4.1 Về thu ngân sách Thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội, các chính sách tác động đến nguồn thu để có giải pháp phù hợp đảm bảo thu hiệu quả. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp về chấp hành nghĩa vụ thuế, pháp luật về NSNN, quản lý nợ công nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị. Tập trung thực hiện hiệu quả cải cách hành chính, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; hỗ trợ mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đâu tư, xúc tiến thương mại và du lịch; đồng thời quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi theo quy định cho các đối tượng thụ hưởng góp phần kích thích sản xuất kinh doanh, thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn tỉnh gắn với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, kết cấu hạ tầng nhằm tạo nguồn thu nội địa ổn định, vững chắc cho NSNN. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, gian lận thương mại, trốn thuế, chuyển giá, xử lý nợ đọng thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phát sinh. Thực hiện lộ trình giá thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với hàng hóa quan trọng, thiết yếu; thực hiện có hiệu quả cơ chế giá thị trường đối với dịch vụ công, đất đai và các nguồn tài nguyên khác. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngành thuế, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phục vụ, hướng dẫn và tư vấn chu đáo cho người nộp thuế; làm chuyển biến tích cực hơn về thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp. 4.2 Về chi ngân sách Các cấp chính quyền, các đơn vị sử dụng ngân sách cần nắm vững và thực hiện mục tiêu tái TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 101
- XUÂN KỶ HỢI cơ cấu chi ngân sách, quản lý nợ công; chấp hành thực hiện các kiến nghị về tài chính - ngân sách của Kiểm toán Nhà nước. Từng bước tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Công khai, minh bạch trong phân bổ ngân sách, xóa bỏ cơ chế “xin- cho”. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn gắn với kế hoạch đầu tư công trong cùng thời kỳ. Tổ chức điều hành, quản lý chi ngân sách chặt chẽ, đúng chế độ quy định, đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, thực hiện chi ngân sách trong phạm vi dự toán và theo tiến độ thu ngân sách; vay nợ, giải ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp thẩm quyền quyết định; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn ngân sách. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng, phân bổ dự toán, thực hiện đầu tư, quyết toán; trong quá trình thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản phải tuân thủ theo đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đồng bộ, đúng tiêu chuẩn định mức. 4.2.1 Chi đầu tư phát triển Đẩy mạnh cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư công. Rà soát danh mục các công trình, dự án sử dụng vốn NSNN, vốn vay nợ công để điều chỉnh phù hợp và phát huy hiệu quả. Tập trung nguồn lực thực hiện 2 Chương trình đột phá và 3 Công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, xác định cơ cấu đầu tư hợp lý để có chủ trương đầu tư đúng đắn, đây là nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tư, đảm bảo nguồn vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò hạt nhân để thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư. Bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương cần có trọng tâm, trọng điểm đặc biệt quan tâm đến yếu tố kết hợp nhiều tính năng của dự án đầu tư như: Kết hợp đầu tư giao thông với thủy lợi, bố trí dân cư, xây dựng nông thôn mới; đầu tư hạ tầng giao thông kết hợp phát triển du lịch và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an ninh, quốc phòng Tập trung đầu tư cho nhưng ngành, lĩnh vực, địa bàn phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội tạo thêm nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo chi đầu tư phát triển. Chú trọng huy động tăng thêm nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tăng cường xã hội hóa đối với một số ngành lĩnh vực (như y tế, giáo dục, vân hóa xã hội, ) để giảm bớt gánh nặng ngân sách; ngân sách nhà nước chi đầu tư vào các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội mà khu vực tư nhân không tham gia. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên phần vốn đầu tư của nhà nước để thực hiện các dự án trọng điểm, các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư, Đề xuất với TW hổ trợ đối với các dự án cấp bách, các dự án có tổng mức đầu tư vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả vốn vay cho đầu tư phát triên thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quy định không phù hợp, chồng chéo trong công tác quản lý tài chính. Thường xuyên thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trước, trong và sau khi thực hiện công trình, dự án. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, phúc tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư công, việc tuân thủ các quy hoạch và kế hoạch đầu tư công trung hạn; nâng cao hiệu quả đầu tư, không để phát sinh nợ đọng xây dụng cơ bản ngoài kế hoạch; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. 4.2.2 Chi thường xuyên Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các cơ quan hành TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 102
- XUÂN KỶ HỢI chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn biên chế để tạo bước đột phá về chất lượng, hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách theo hướng thực hiện khoản chi hành chính các đơn vị hành chính nhà nước; tăng cường đổi mới hoạt động khu vực sự nghiệp công lập trên cơ sở tăng cường tính tự chủ, thực hiện sắp xếp, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp không hiệu quả; đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp trong các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, tư pháp, giao thông, nông nghiệp ; thực hiện cơ cấu lại từng lĩnh vực dịch vụ công. Đến năm 2020, đảm bảo tính đúng và đầy đủ các chi phí vào giá dịch vụ công như lộ trình của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP nhằm giảm chi từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán ngân sách, chấp hành kiểm toán, quyết toán, giám sát việc thực hiện NSNN; thực hiện trao quyền tự chủ đi đôi với trách nhiệm giải trình đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Tăng cường quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Rà soát các chế độ, chính sách nhiệm vụ chi có tính đặc thù do HĐND tỉnh quyết định; hợp nhất hoặc kiến nghị bãi bỏ các chế độ, chính sách không hiệu quả, không phù hợp, lãng phí, chồng chéo; xác định lại nguồn tài chính đảm bảo và khả năng cân đối của các cấp ngân sách để thực hiện các chế độ chính sách đặc thù do địa phương ban hành. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công; thực hiện chi đúng tiêu chuẩn, định mức quy định; thực hành tiết kiệm chống lãnh phí trong chi tiêu, quản lý, sử dụng tài sản công đối với cơ quan đơn vị. Rà soát lại các quỹ ngoài ngân sách để sắp xếp, sáp nhập theo đúng quy định. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức làm công tác tài chính; nâng cao năng lực về dự báo, xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách. 4.2.3 Chi trả nợ Xây dựng kế hoạch vay, huy động các nguồn lực trung và dài hạn đồng thời với kế hoạch thanh toán nợ gốc, lãi, phí liên quan và cân đối nguồn lực để thanh toán. Chủ động điều chỉnh quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; tiết kiệm chi thường xuyên để tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, dành nguồn bố trí chi trả nợ theo quy định và giảm bội chi ngân sách địa phương. 4.2.4 Tổ chức thực hiện Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết số 07-NQ/TW và Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 07- NQ/TW trong toàn Đảng bộ và Nhân dân; đồng thời, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Xác định cụ thể nội dung cơ cấu lại NSNN trong phạm vi được giao theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm chi, chống lãng phí, tổ chức sắp xếp lại bộ máy, biên chế theo hướng tinh gọn, tập trung; đẩy mạnh cải cách khu vực sự nghiệp công lập, thúc đẩy xã hội hoá, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước cho phát triển. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quvết. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Xây dựng kế hoạch thực hiện với lộ trình và phân công cụ thể trách nhiệm cho các tổ chức, đơn vị thực hiện phù hợp với từ ngành, lĩnh vực, địa phương và đơn vị, trong đó tập trung: - Xây dựng kế hoạch, đề án triển khai các nội dung liên quan đến cơ cấu lại chi NSNN, quản lý nợ công; đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020, gần với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. - Thực hiện rà soát, đôn đốc, kiến nghị các giải pháp tiếp tục tinh giản biên chế và cơ cấu lại TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 103
- XUÂN KỶ HỢI đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu rà soát điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các sở, ngành, địa phương theo hướng tinh gọn, gắn với trách nhiệm quyết định chi ngân sách. - Tăng cường đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, tạo bước đột phá về chất lượng, hiệu quả, đi đôi với việc thực hiện đề án sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy nhanh việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công. 5. Kết luận NSNN được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế. Công tác quản lý NSNN tại Sở Tài chính trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, đảm bảo khá tốt các quy định của luật NSNN đối với quản lý ngân sách cấp huyện thị, đã tạo những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, từng bước xây dựng và phát triển (thành phố Tân An) thành đô thị loại II trong thời gian tới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý NSNN của Sở Tài chính vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Những tồn tại này cần khẩn trương nghiên cứu tháo gỡ trong thời gian tới. Để tháo gỡ những tồn tại bất cập trong công tác quản lý NSNN trên địa bàn, tác giả đã đưa ra các giải pháp; đề xuất áp dụng tổng hợp và đồng bộ một hệ thống các giải pháp trên cho các khâu: lập dự toán NS, chấp hành dự toán NS, thanh quyết toán NS và kiểm tra, thanh tra NSNN góp phần đảm bảo tài chính bền vững, ổn định và góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển trên địa bàn tỉnh. Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Long An (2014, 2015, 2016). [2]. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/ 2002 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. [3]. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. [4]. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước. [5]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước. [6]. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Ngày nhận:17/01/2018 Ngày duyệt đăng:02/5/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 104