Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

pdf 7 trang Gia Huy 19/05/2022 1480
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_dao_tao_nguon_nhan_luc_du_lich.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.00102 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Hoàng Long Đại học Nguyễn Tất Thành nguyen.long@ntt.edu.vn TÓM TẮT: Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã mở ra nhiều cơ hội cùng với đó những thách thức cho ngành du lịch, đặc biệt trong đó là thách thức lớn về nguồn nhân lực du lịch. Những năm qua, công tác đào tạo nhân lực du lịch đã được quan tâm, đạt nhiều kết quả, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ngành ngành du lịch nước nhà. Tuy nhiên, đâu đó công tác đào tạo nhân lực du lịch vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch khi hội nhập quốc tế. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng ngành du lịch, thực trạng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Từ khóa: Giải pháp nâng cao, chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực du lịch. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng và được thảo luận, bàn bạc trong nhiều năm qua và điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam hội nhập vào khu vực và quốc tế, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đây không chỉ là một cơ hội, mà còn là thách thức đối với tiến trình hội nhập du lịch của Việt Nam và các nước trong khu vực. Đặc thù của ngành du lịch là kinh doanh dịch vụ, nên lao động tham gia vào ngành này cũng mang tính dịch vụ. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn vẫn đang từng bước nâng cao chất lượng lao động, nhưng vẫn đang còn bị phàn nàn về chất lượng phục vụ, thiếu chuyên nghiệp. Do đó, để các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn có một đội ngũ lao động có chất lượng cao thì công tác đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định. Cơ sở đào tạo du lịch có chất lượng, phù hợp với chuẩn khu vực và quốc tế thì mới tạo nên một lực lượng lao động du lịch đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động quốc tế. Nếu các cơ sở đào tạo du lịch ở Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt, không sẵn sàng chủ động trong hội nhập và quá trình hội nhập chậm thì sẽ tụt hậu, không thể bắt kịp với sự phát triển của các cơ sở đào tạo du lịch của các nước trong khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch thấp và thậm chí có nguy cơ Việt Nam trở thành “vùng trũng”, là nơi tiếp nhận và cung cấp lao động du lịch cấp thấp. Đứng trước những cơ hội và thách thức như vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là một vấn đề then chốt và mang tính cấp bách đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Theo thống kê của Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Báo Nhân dân, 2017), tính đến năm 2016, cả nước có 156 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có: 48 trường đại học, 43 trường cao đẳng (trong đó có 10 trường cao đẳng nghề), 40 trường trung cấp (trong đó có 4 trường trung cấp nghề); 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đào tạo du lịch của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã đào tạo ra một lực lượng lao động ngành du lịch khá lớn tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển ngành du lịch Việt Nam hiện nay và việc hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang diễn ra mạnh mẽ, thì nguồn nhân lực ngành du lịch đã được đào tạo còn nhiều bất cập. Cho đến nay cũng chưa có một cuộc điều tra chính thức nào được công bố về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đã cải thiện bao nhiêu sau nhiều năm đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, sau bao nhiêu năm thảo luận, bàn bạc qua các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, xét về tổng thể, đặc biệt từ thái độ học tập và kết quả học tập của sinh viên, những doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn sử dụng lao động đều nhận thấy chất lượng đào tạo còn thấp. Trong đó, có những hạn chế trong việc xây dựng nội dung chương trình học, học lí thuyết nhiều hơn thực hành, TS. Mai Hà Phương, Trưởng khoa Du lịch, Trường đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Kết cấu khung chương trình đào tạo giữa các cơ sở rất khác nhau về tỷ lệ giữa khối kiến thức đại cương và chuyên ngành. Có cơ sở quá thiên về trang bị kỹ năng mà không quan tâm đến trau dồi kiến thức nền, do đó chỉ tạo đội ngũ “thợ” chứ không thể tạo ra những người quản lý giỏi. Ngược lại, có cơ sở tỷ lệ dạy thực hành rất thấp, dẫn đến kỹ năng nghề của sinh viên yếu kém” (Báo Nhân dân, 2017). Thứ nữa là hơn một nửa lao động làm việc trong ngành du lịch hiện nay lại rất yếu về ngoại ngữ, đây là một hạn chế rất lớn của du lịch Việt Nam. GS. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo du lịch Việt Nam cho biết: “Hiện có khoảng 60 % lực lượng lao động của ngành biết ngoại ngữ nhưng chủ yếu là tiếng Anh (42 %), tỷ lệ biết tiếng
  2. Nguyễn Hoàng Long 323 Trung Quốc chỉ 5 %, tiếng Pháp 4 % Trong đó, số lao động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chỉ 15 %, và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở bộ phận làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn”(Báo Nhân Dân, 2017). Bên cạnh đó, trình độ sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên chuyên ngành cũng còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có khoảng 5.000 người tham gia đào tạo về du lịch, trong đó có 2.000 giảng viên, giáo viên, 2.580 đào tạo viên và 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp (Báo Nhân dân, 2017). Tuy nhiên, theo nhận định của GS. TS. Nguyễn Văn Đính thì: “Về số lượng, đội ngũ nêu trên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đội ngũ này cũng chưa có trình độ chuyên sâu về du lịch. Nhiều giảng viên chuyển từ ngành khác sang giảng dạy cho nên thiếu sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế. Trong 2.000 giảng viên và giáo viên như đã thống kê, chỉ có 259 người có trình độ thạc sĩ trở lên (chiếm 13 %). So với những ngành đào tạo khác, đây là tỷ lệ rất thấp. Đồng thời, lực lượng lãnh đạo, quản lý ở các cơ sở phần lớn còn yếu về năng lực chuyên môn, phương pháp quản lý”(Báo Nhân Dân, 2017) . Ngoài ra, vấn đề “đầu ra” với sinh viên khi theo học tại các cơ sở đào tạo du lịch cũng chưa được bảo đảm. Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch, hiện tại ngành du lịch của Việt Nam đang thiếu những nhân lực vừa chuyên nghiệp trong kỹ năng, tác phong; vừa có vốn kiến thức hiểu biết và tự tin làm việc trong môi trường quốc tế. Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long (Quảng Ninh) Trần Trung Vỹ cho rằng: “hầu hết các cơ sở đào tạo chưa có chiến lược liên kết với các doanh nghiệp du lịch, cho nên dẫn đến tình trạng trường đào tạo một đằng, doanh nghiệp sử dụng cần một nẻo. Doanh nghiệp là bộ phận bảo đảm đầu ra chủ yếu cho sinh viên nhưng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch hiện nay vẫn chưa rõ ràng về lợi ích, dẫn đến việc phần lớn doanh nghiệp kết hợp với cơ sở đào tạo mang tính chất quan hệ cá nhân ” (Báo Nhân dân, 2017) . Cuối cùng là các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay nhìn chung còn thiếu hệ thống giáo trình học liệu chuyên ngành du lịch; tài liệu tham khảo khá phong phú nhưng chất lượng hạn chế. Trong khi đó, không thể sử dụng giáo trình nước ngoài để giảng dạy chính thức vì nội dung, tên môn học, hệ số tín chỉ có sự khác biệt lớn với chương trình đào tạo của giáo dục Việt Nam. Với thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam như trên, vẫn còn khoảng cách khá xa về chất lượng so với nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đây sẽ là thách thức đối với lao động du lịch Việt Nam nếu không có trình độ, chất lượng tương đồng. Do đó, ít nhất là để không bị thua ngay trên sân nhà, các cơ sở đào tạo du lịch cần nhanh chóng có những giải pháp, chiến lược bài bản trong đào tạo nguồn nhân lực. III. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Qua phân tích thực trạng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch trong thời gian qua, thì những hạn chế yếu kém này nhìn chung xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch như sau: Một là, đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong đào tạo du lịch hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng. So với những năm trước đây, thì đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy về du lịch không ngừng tăng lên. Lực lượng giảng viên ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản hoặc bồi dưỡng về chuyên ngành du lịch (ở trong nước, ngoài nước) đều có kinh nghiệm thực tiễn về công tác trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, cũng có một thực tế cần quan tâm là lực lượng giảng viên cơ hữu còn mỏng, phần lớn là giảng viên thỉnh giảng dạy ở nhiều trường, trung tâm khác nhau, nên rất ít thời gian tham gia vào công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức, cập nhật bài giảng. Ngoài ra, lực lượng tham gia giảng dạy từ nhiều nguồn khác nhau và không đúng chuyên ngành, ít kinh nghiệm, thiếu kiến thức, kỹ năng cũng tham gia trong giảng dạy. Thậm chí có trường đại học ngoài công lập tại TP. HCM cho sinh viên năm 3, năm 4, sinh viên mới vừa tốt nghiệp đại học đứng lớp và dạy lại sinh viên khóa sau. Hai là, chương trình giảng dạy của một số cơ sở đào tạo vẫn còn chắp vá, ít yếu tố mới; nội dung chương trình chưa gắn kết với thực tiễn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Các cơ sở đào tạo du lịch thời gian qua cũng có nhiều cải tiến về nội dung chương trình đào tạo cho phù với nhu cầu phát triển chung của ngành du lịch, đã có nhiều hình thức liên kết đào tạo trong và ngoài nước với các trường đào tạo du lịch của các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Pháp, Thụy Sĩ Tuy nhiên, nội dung chương trình đào tạo hiện nay còn tập trung nhiều vào việc trang bị các kiến thức về lý thuyết và còn xem nhẹ các kỹ năng thực hành. Tại các quốc gia phát triển, thời lượng đào tạo lý thuyết và thực hành là 50-50, tức là nếu thời gian học bốn năm, thì có tới hai năm học viên được thực tập trong môi trường thực tiễn. Nhưng ở nước ta, thời gian thực tập ở các doanh nghiệp chỉ khoảng ba, bốn tháng, dẫn đến học viên thiếu hẳn kỹ năng nghề thực tế. Ngoài ra, kỹ năng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ của sinh viên du lịch ra trường là điều quan tâm trong chương trình đào tạo. Vì theo đánh giá của các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn nói chung thì một trong những điểm yếu hiện nay của sinh viên mới ra trường là khả năng nghe, nói ngoại ngữ còn hạn chế.
  3. 324 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ba là, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của nhiều cơ sở đào tạo tạo còn nghèo nàn, lạc hậu, đặc biệt là thiếu các phòng thực hành nghiệp vụ dành cho bộ phận lễ tân, bộ phận buồng, bộ phận nhà hàng, bộ phận bếp, Nhìn chung, phần lớn các cơ sở đào tạo đều trang bị các phương tiện giảng dạy tương đối hiện đại như overhead, slide projector, video, VCD, phòng Lab Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như địa điểm thực hành chưa ổn định, thuê mướn chấp vá nhiều nơi. Điều này ảnh hưởng phần nào chất lượng đàu ra của nhà trường. Bốn là, sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo thực hành còn yếu dẫn tới chất lượng đào tạo hạn chế Bởi “học không đi đôi với hành” nên nhiều sinh viên sau khi ra trường không thích nghi ngay với công việc mà họ còn phải đào tại lại sau đó. IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Qua nhận định và phân tích những nguyên nhân tồn tại trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vừa đề cập ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ hội nhập quốc tế được cấu thành bởi nhiều nhân tố như chương trình đào tạo, phương pháp tiếp cận dạy và học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay thì các cơ sở đào tạo du lịch cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như sau. A. Cải tiến chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra Phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế, dựa trên các tiếp cận mới là một trong những giải pháp quan trọng để cơ sở đào tạo có được những sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường du lịch. Trong đó, những yêu cầu mới từ bên sử dụng lao động đòi hỏi việc phát triển các chương trình đào tạo phải được chú ý đặc biệt với việc xác định chuẩn đầu ra (CĐR), phù hợp và khả thi. Các trường đào tạo du lịch có thể vận dụng tiêu chuẩn VTOS 2013 của Dự án EU đã có sẵn để xây chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Phương hướng thực hiện: Một: Rà soát, đánh giá lại CTĐT để đổi mới, sắp xếp lại nội dung cũng như khung CTĐT Nội dung CTĐT nên hạn chế bớt các môn học lý thuyết mà nên tập trung nhiều vào môn học có kỹ năng thực hành nhằm tránh tình trạng thời gian thực tập chuyên môn của sinh viên còn quá ít so với thời gian học lý thuyết. Việc cải tiến này giúp đảm bảo rằng CTĐT ngành du lịch, ngành nhà hàng, ngành khách sạn được thiết kế tốt, được theo dõi thường xuyên và định kỳ rà soát, qua đó đảm bảo tính cập nhật và phù hợp với CĐR. Hai: Tổ chức buổi tọa đàm, hội thảo với doanh nghiệp, chuyên gia du lịch về CTĐT Cơ sở đào tạo du lịch tổ chức các buổi tọa đàm thường niên với đại diện các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, các chuyên gia ngành du lịch để xin ý kiến góp ý nhằm điều chỉnh CTĐT, CĐR cho sát với thực tiễn, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với yêu cầu của đông đảo nhà tuyển dụng. Tất cả các thông tin phản hồi từ phía doanh nghiệp, từ chuyên gia đều được cơ sở đào tạo sử dụng làm căn cứ để thiết kế và cải tiến CTĐT ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn. Ba: Xây dựng khung CTĐT, CĐR CTĐT, đề cương môn học theo chuẩn đầu ra Phân công giảng viên vừa có kiến thức thực tế (hoặc kết hợp với các giảng viên doanh nghiệp) vừa giỏi về chuyên môn để xây dựng đề cương chi tiết, nội dung học tập cho sát với thực tế. Trong quá trình soạn đề cương môn học, yêu cầu giảng viên linh hoạt trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung môn học cho phù hợp với các phương pháp giảng dạy theo Chuẩn đầu ra, cụ thể như sau: + Những nội dung liên quan nhiều đến lý thuyết thì soạn nội dung đề cương môn học theo cấu trúc của lý thuyết nghề. + Những nội dung thực hành yêu cầu giảng viên soạn nội dung đề cương môn học theo cấu trúc của thực hành nghề, đồng thời tiến hành đào tạo thực hành tại phòng thực hành với các trang thiết bị, vật dụng cần thiết nhằm đảm bảo cho sinh viên dễ dàng tiếp cận thực tế. + Những nội dung vừa lý thuyết, vừa thực hành yêu cầu giảng viên soạn nội dung đề cương môn học theo cấu trúc tích hợp đồng thời giảng dạy theo cấu trúc bài giảng tích hợp tại phòng thực hành. + Đối với các nội dung nghiệp vụ chuyên sâu, yêu cầu giảng viên thì soạn nội dung đề cương môn học theo hình thức thi chủ yếu ở trường là vấn đáp, thực hành.
  4. Nguyễn Hoàng Long 325 B. Xây dựng đội đội ngũ giảng viên chuyên ngành Đội ngũ giảng viên cơ hữu: Với mục đích “lấy người học làm trung tâm”. Các cơ sở đào tạo du lịch cần phải xây dựng một đội ngũ giảng viên cơ hữu chuyên ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như thực tiễn về nghề để giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hành nghề nghiệp. Phương hướng thực hiện: Một: Nâng cao chất lượng giảng viên về tay nghề, phương pháp sư phạm Bên cạnh việc yêu cầu giảng viên đáp ứng theo tiêu chuẩn nghề nghiệp của giảng viên, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên có chương trình kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ như đào tạo nghiệp vụ về du lịch để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; phương pháp giảng dạy; đào tạo tiếng Anh chuyên ngành, cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Đào tạo giảng viên không những giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, là tấm gương mẫu mực để sinh viên noi theo. Hai: Xây dựng chương trình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa giảng viên với các doanh nghiệp du lịch Do ngành du lịch có đặc thù riêng, nên hàng năm việc tạo điều kiện để giảng viên cập nhật kiến thức mới qua thực tế tại các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn là việc làm hết sức cần thiết và hữu ích trong công tác giảng dạy. Giảng viên thường xuyên đi xuống cơ sở (đi thực tế, thực tập, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, ) để nắm bắt thực tiễn tại các cơ sở kinh doanh du lịch. Đội ngũ giảng viên doanh nghiệp: Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu thì đội ngũ giảng viên doanh nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng, bởi đây là những người có kinh nghiệm thực tiễn trong nghề. Họ là những nhân viên lành nghề, cán bộ, nhà quản lý cấp cơ sở, cấp trung tại các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng. Nếu làm được điều này thì cơ sở đào tạo đã hội đủ cả hai trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn nghề là những yếu tố thuận lợi cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của mình, đào tạo ra một đội ngũ lao động du lịch có chất lượng cao cho ngành du lịch. Phương hướng thực hiện: Một: Xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên doanh nghiệp Hai: Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi để thu hút giảng viên doanh nghiệp Ba: Ký hợp đồng giảng dạy Các cơ sở đào tạo du lịch ký kết hợp đồng giảng dạy theo hình thức giảng viên 3, giảng viên doanh nghiệp để mời các chuyên gia từ doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn tham gia giảng dạy một số học phần chuyên ngành, chuyên sâu, cũng như các học về quản trị doanh nghiệp. C. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy Cơ sở vật chất và phòng thực hành, thực tập: Ngoài phòng học lý thuyết (trang bị các phương tiện giảng dạy tương đối hiện đại như overhead, slide projector, video, VCD) thì các cơ sở đào tạo du lịch, trường cần tăng cường thêm các phòng học mô phỏng với đầy đủ trang thiết bị, tiện nghi để học thực hành cho từng chuyên ngành. Phương hướng thực hiện: + Xây dựng cơ sở phòng thực hành theo tiêu chuẩn nghề du lịch (trên cơ sở nền tảng Tiêu chuẩn VTOS). Các cơ sở đào tạo du lịch cần đầu tư và xây dựng các phòng thực hành như: ngành khách sạn thì có phòng thực hành buồng và phòng lễ tân theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao; ngành nhà hàng có phòng ăn, phòng bếp, phòng quầy bar theo tiêu chuẩn nhà hàng cao cấp và ngành du lịch có phòng điều hành tour, phòng hướng dẫn du lịch theo tiêu chuẩn lữ hành quốc tế. + Đồng bộ hóa cơ sở thực hành (từng bước bổ sung, làm mới, đồng bộ các bộ công cụ thực hành). Phòng thực hành buồng phải có đầy đủ trang thiết bị, tiện nghị, dụng cụ vệ sinh phòng như giường ngủ, tủ, bàn, ghế, tivi, máy hút bụi, Tài liệu học tập chuyên ngành du lịch: Để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học, các cơ sở đào tạo du lịch, trường cần tăng cường tài liệu học tập đa dạng về thể loại như sách và giáo trình, sách điện tử, đề tài nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí tiếng Việt, nguồn học liệu mở. Điều này giúp cho người học nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu tại lớp, tại phòng thực hành, tại thư viện. Phương hướng thực hiện:
  5. 326 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Một: Vận dụng Tiêu chuẩn VTOS để biên soạn bộ giáo trình chuyên ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn. Các cơ sở đào tạo du lịch có thể vận dụng tiêu chuẩn VTOS 2013 của Dự án EU đã có sẵn để xây dựng giáo trình học liệu chuyên ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn. Hai: Sử dụng bộ giáo trình chuẩn tiếng Anh chuyên ngành du lịch. Sử dụng các giáo trình Anh văn chuyên ngành du lịch như Tourism English, Hotel English, Restaurant English (của FirstNews), English for cooks (dự án VIE031 là dự án hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Luxembourg) để phục vụ trong giảng dạy. D. Tăng cường liên kết đào tạo với doanh nghiệp Nhà nước Phát triển bền vững nhân lực chất lượng cao Nhà doanh Nhà trường nghiệp Hình 1. Sơ đồ tăng cường liên kết đào tạo với doanh nghiệp Để đào tạo chất lượng, tạo đầu ra cho sinh viên, các cơ sở đào tạo nên tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo được nguồn nhân lực du lịch đảm bảo yêu cầu hội nhập. Khi các cơ sở đào tạo liên kết với doanh nghiệp sẽ tăng cường hướng đào tạo thực hành cho người học, học luôn luôn đi đôi với hành, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, khi sinh viên được tham gia chương trình liên kết với doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức và rèn luyện cho mình các kỹ năng cần thiết như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói), Khi sinh viên ra trường hoàn toàn có thể tự tin xin việc tại các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng trong và ngoài nước. Phương hướng thực hiện: Một: Liên kết với doanh nghiệp để gửi sinh viên thực tập, thực hành Các cơ sở đào tạo du lịch liên kết với các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, nhà hàng, khách sạn cao cấp như Park Haiyat, New Word, Sofitel,. để sinh viên học tập tại doanh nghiệp với các hình thức như “Thực tập tốt nghiệp”, “Trainee” sau mỗi học kỳ (Học kỳ doanh nghiệp), thực tập qua các “Module học phần”, Cần xây dựng thời lượng chương trình thực tập thực tế với thời điểm thích hợp từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (đối với ngành nhà hàng, khách sạn) và từ tháng 6 đến tháng 8, tháng 12 đến tháng 2 (đối với ngành du lịch) để qua đó sinh viên được trực tiếp học tập kinh nghiệm nhiều hơn trong quá trình phục vụ du khách. Hai: Liên kết với doanh nghiệp trong việc góp ý, tư vấn để xây dựng và cập nhật CTĐT Doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo bằng cách góp ý kiến về xây dựng chương trình đào tạo thông qua việc cung cấp thông tin, phản biện chương trình đào tạo. Ba: Liên kết với doanh nghiệp trong giảng dạy Các cơ sở đào tạo du lịch liên kết với các doanh nghiệp bằng hình thức mời các quản lý doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn tham gia hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp, tham gia giảng dạy một số học phần
  6. Nguyễn Hoàng Long 327 chuyên ngành như nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ bar, nghiệp vụ buồng, tổ chức sự kiện, nghiệp vụ hướng dẫn, thiết kế và điều hành tour, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng, quản trị lữ hành, Bốn: Liên kết với doanh nghiệp trong việc tiếp nhận giảng viên, cán bộ quản lý đến học hỏi kinh nghiệm Nhà trường liên kết với các doanh nghiệp bằng hình thức cử giảng viên, cán bộ quản lý đến doanh nghiệp học tập, học hỏi kinh nghiệm hoặc trao đổi những vướng mắc giữa chương trình đào tạo và yêu cầu của thực tế. Năm: Liên kết với doanh nghiệp trong việc hướng nghiệp cho sinh viên Nhà trường liên kết với các doanh nghiệp bằng hình thức tổ chức các cuộc tọa đàm đổi kinh nghiệm và hướng nghiệp cho sinh viên. Qua đó, sinh viên sẽ có những định hướng nghề nghiệp rõ ràng, nhận thức đúng đắng về ngành nghề du lịch. E. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo hợp tác song phương và đa phương với các cơ sở đào tạo nước ngoài qua việc tranh thủ chuyển giao công nghệ đào tạo tiên tiến, nguồn hỗ trợ; tiếp cận chuẩn đào tạo nghề nghiệp tiên tiến; trao đổi sinh viên, nhất là với các cơ sở đào tạo du lịch trong khối ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điển hình như Trường Trung cấp Du lịch - Khách sạn SaiGon Tourits (STHC) tranh thủ được sự trợ giúp về mặt cơ sở vật chất của các tổ chức quốc tế của Luxembourg trang bị các thiết bị phục vụ cho việc thực hành như bếp, buồng, nhà hàng, quầy rượu, quầy tiếp tân và được sự giúp đỡ của Lãnh sự quán Pháp về các tài liệu, phương tiện phục vụ giảng dạy Đặc biệt sự hiện diện thường xuyên của các tình nguyện viên quốc tế đã giúp tạo ra môi trường tích cực cho việc thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh. Các chương trình giao lưu với sinh viên đến từ Phillippines, Malaysia, Singapore, Hàn quốc liên tục triển khai từ năm 2011 đến nay đã giúp học viên của STHC mạnh dạn hơn trong giao tiếp tiếng Anh. V. KẾT LUẬN Có thể nói rằng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là mục tiêu và sứ mệnh của các cơ sở đào tạo. Việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế là một vấn đề quan trọng và được thảo luận, bàn bạc trong nhiều năm qua và điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam gia nhập vào cộng đồng ASEAN. Qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch, một số nguyên nhân tồn tại trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời gian qua. Cùng với quyết tâm phát triển nguồn nhân lực lực ngành Du lịch Việt Nam, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch với một niềm ao ước sẽ góp một phần nhỏ vào chiến lược phát triển bền vững nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hàng đầu trên thế giới. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ASEAN, 2012, Thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch - sách hướng dẫn cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. [2] Nguyễn Văn Lưu, 2013, Du lịch Việt Nam hội nhập trong ASEAN, Nxb. Văn hóa thông tin HN. [3] Kỷ yếu hội thảo (2013), Nguồn nhân lực du lịch và phát triển du lịch Bình Thuận, Đại học Phan Thiết. [4] Kỷ yếu hội thảo (2008), Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội, TP. HCM. [5] Kỷ yếu hội thảo (2012), Công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật lĩnh vực du lịch, tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thông tin - Du lịch. [6] Tài liệu hội thảo quốc tế (2014), RCEP - Cơ hội và thách thức đối với cộng đồng kinh tế ASEAN và các nước CLMV, TP. HCM. [7] Đề án (2010), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội, Bộ Văn hóa - Thông tin - Du lịch. [8] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020. [9] TS. Hà Văn Siêu (2010), Nhu cầu nhân lực du lịch giai đoạn 2011-2020. [10] TS. Nguyễn Đình Luận (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Phát triển & Hội nhập. [11] Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Mai Sinh (Chủ biên) (2015), Giáo trình Tổng quan du lịch thuộc Dự án “Tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành du lịch và khách sạn Việt Nam” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg, NXB Giáo dục Việt Nam. [12] [13] [14] [15] [16] . [17]
  7. 328 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ [18] [19] SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF TRAINING HUMAN RESOURCES TO MEET THE NEEDS OF INTERNATIONAL INTEGRATION Nguyen Hoang Long ABSTRACT: Vietnam's increasingly deep integration into the world has opened up many opportunities, along with challenges for the tourism industry, especially the great challenge of tourism human resources. Over the past years, the training of human resources in tourism has been paid attention, achieved many results, contributed significantly to the development of the tourism industry in the country. However, somewhere in the workforce training for tourism there are still many aspects that have not met the task of tourism development when integrating internationally. This article focuses on analyzing the current situation of the tourism industry, the current situation of human resources for the tourism industry and proposing some solutions to improve the quality of tourism human resource training to meet the needs of international integration.