Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thủ Thừa Long An

pdf 5 trang Gia Huy 1700
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thủ Thừa Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_ng.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thủ Thừa Long An

  1. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THỦ THỪA LONG AN  NGUYỄN DUY PHƯƠNG (*) TÓM TẮT Đối với ngân hàng, tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm hơn 70% tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng từ 60% đến 70%. Thông qua tín dụng, ngân hàng mở rộng được nhiều loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, Từ đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng Trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng.Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ khóa: Tín dụng, chất lượng, dịch vụ, thanh toán, SUMMARY For banks, credit is a traditional activity, accounting for more than 70% of total assets and making a major source of income for banks from 60% to 70%. Through credit, banks can develop other types of services such as payment, deposit attraction and foreign currency trading. Then they diversify their business activities, increase profitability and reduce risk when the central bank tightens its currency or when it comes to credit risk. Therefore, raising the quality of credit is very important in credit banking operations. Key words: Credit quality, services, credit risk 1. Đặt vấn đề Đối với ngân hàng, tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm hơn 70% tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng từ 60% đến 70%. Thông qua tín dụng, ngân hàng mở rộng được nhiều loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, Từ đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và các tổ chức tín dụng (TCTD) đều hết sức quan tâm đến chất lượng tín dụng, điều này được thể hiện rõ qua việc hoàn thiện các quy định pháp lý về phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng (RRTD), thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ về nâng cao chất lượng tín dụng (CLTD), nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN, chấn chỉnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng. Nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong chừng mực nhất định đã được kiềm chế sự gia tăng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cao và vẫn còn tiềm ẩn nhiều khoản nợ xấu chưa được hạch toán và báo cáo đúng thực chất. Việc nâng cao CLTD là định hướng có tính cấp bách đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay nói chung, ở chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủ Thừa (Agribank Thủ Thừa) nói riêng. 2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Thủ Thừa tỉnh Long An 2.1 Hoạt động sử dụng vốn (*) Học viên Cao ọh c Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 110
  2. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ Hiện nay, Agribank Thủ Thừa tỉnh Long An thực hiện các hoạt động tín dụng sau: - Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty cổ phần, công ty TNHH, hộ gia đình. - Cho vay cầm cố giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống. Tình hình thực hiện chỉ tiêu tín dụng giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 Số tuyệt Số tương Số tuyệt Số tương Chỉ tiêu 2014 2015 2016 đối đối đối đối Doanh số cho vay 921,54 946,27 1.094,64 24,73 2,68% 148,37 15,68% Doanh số thu nợ 900,52 880,13 961,44 -110,39 -11,14% 81,31 9,24% Dư nợ 465,61 531,75 664,95 66.14 14.21% 133.20 25.05% (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Agribank huyện Thủ Thừa) Nhìn vào bảng số liệu, doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên liên tục qua 3 năm (2014-2016) đã thể hiện bước đột phá khá quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng nhằm đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho ngân hàng, uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường ngày càng vững mạnh, tạo được lòng tin và uy tín từ phía khách hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Năm 2015, doanh số cho vay tăng 2,68% và doanh số thu nợ tăng -11,14% so với năm 2014. Trong năm này, ngân hàng gặp khó khăn trong việc một số khách hàng vay nhỏ lẻ đã chuyển sang vay ngân hàng chính sách với lãi suất thấp hơn, mặt khác do các nguyên nhân khách quan khác như nền kinh tế chưa có những dấu hiệu phục hồi tích cực, làm cho tổng cầu chưa được phục hồi nên việc cho vay gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên do Chính Phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn thay cho Nghị định 41/2010/NĐ-CP mở rộng đối tượng cho vay và nâng mức tín chấp đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã giúp ngân hàng có được sự tăng trưởng như trên. Đến năm 2016 doanh số cho vay tăng 15,68%, nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2016 kinh tế huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhiều trang trại được xây dựng, các dự án chăn nuôi bò sữa, nuôi cá, trồng chanh, khóm, mía được mở rộng và các dự án kinh doanh của các tiểu thương chợ mang lại nhu cầu cao về vốn , doanh số thu nợ tăng 9,24% so với năm 2015. Cùng với doanh số cho vay thì tổng dư nợ của chi nhánh cũng diễn ra theo chiều hướng tương tự. Dư nợ năm 2015 đạt 531,75 tỷ đồng, tăng 66,14 tỷ đồng so với năm 2014, tương đương mức tăng trưởng 14.21%. Đến năm 2016, dư nợ cuối kỳ đạt 664,95 tỷ đồng, tức tăng 133,20 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương mức tăng trưởng 25,05%. Các chỉ tiêu trên cho ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng tăng trưởng đều đặn qua các năm. Đây cũng là kết quả khá khả quan so với các ngân hàng đóng trên địa phương. Có được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo và sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh. 2.2 Kết quả kinh doanh của chi nhánh Agribank Thủ Thừa năm 2014-2016 ĐVT: tỷ đồng TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 111
  3. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ Năm 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Tổng thu 60,26 100 55,40 100 62,61 100 - Thu lãi cho vay 51,60 85,63 45,93 82,91 57,76 92,25 - Thu dịch vụ 0,41 0,76 0,61 1,1 0,72 1,15 - Thu khác 8,25 13,61 8,86 15,99 4,13 6,6 Tổng chi 43,18 100 36,06 100 42,85 100 - Chi trả lãi 20,20 46,78 22,4 62,11 26,05 60,79 - Chi ngoài lãi 22.98 53,22 13,66 37,89 16,08 39,21 LN trước thuế 17,08 19,34 19,76 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Agribank huyện Thủ Thừa) Trong 2014 – 2016, tổng chi của ngân hàng giảm nhưng chi phí trả lãi lại tăng, năm 2014 chi trả lãi vay 20,20 tỷ đồng, đến năm 2016 chi trả lãi vay đã tăng lên 26,05 tỷ đồng. Việc chi trả lãi tăng cao chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả tốt do có điều chỉnh lãi suất hợp lý, thủ tục nhanh gọn, thái độ phục vụ tận tình chu đáo đã thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng ngày một gia tăng. 2.3 Nợ quá hạn ĐVT: tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 2014 2015 2016 Số tuyệt Số tương Số tuyệt Số tương Chỉ tiêu đối đối đối đối Nợ quá hạn 4.065 1.211 2.253 -2.85 -70.21% 1.04 86.04% Tổng dư nợ 465.61 531.75 664.95 66.14 14.21% 133.20 25.05% Tỷ lệ nợ quá hạn 0,87% 0,23% 0,34% - -73,91% - 48,78% (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Agribank huyện Thủ Thừa) Dựa vào bảng ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh qua các năm chưa vượt quá 3% (mức an toàn) cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh rất đảm bảo. Năm 2014, tỷ lệ này ở mức 0,87%, nhưng sang năm 2015 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,23% và năm 2016 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 0,34%, lý do có sự thay đổi là do tình hình kinh tế còn nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi nhánh đã thận trọng trong việc mở rộng tín dụng. Chi nhánh tập trung mở rộng tín dụng vào các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với khách hàng lớn chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh có mức độ rủi ro thấp, các doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh thấp đặc biệt là năm 2015, đây cũng là một thành công lớn trong kinh doanh. Do chính sách thắt chặt tín dụng đối với một số lĩnh vực của Agribank Việt Nam nên chi nhánh không thể sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay, đồng thời các khoản nợ cũ chưa thể thu hồi được cũng làm tăng nợ quá hạn. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1 Kết luận TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 112
  4. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ Trong những năm qua hệ thống ngân hàng không ngừng lớn mạnh và ngày càng thể hiện rõ vai trò trụ cột trong nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc cần khắc phục. Đó là vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng trong ngân hàng. Qua bài viết ta thấy được Agribank Chi nhánh huyện Thủ Thừa – tỉnh Long An từ khi ra đời đã gặt hái được những thành công nhất định, dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm với cơ cấu nguồn ngày càng phù hợp hơn đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đã được, Chi nhánh cũng vấp phải những khó khăn về chất lượng tín dụng như để xảy ra tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu, tổng dư nợ vẫn còn khiếm tốn so với các Chi nhánh ngân hàng khác. Trong những năm tới Agribankchi nhánh huyện Thủ Thừa tỉnh Long An cần cố gắng hết mình trong công cuộc triển khai hoạt động kinh doanh và tìm mọi biện pháp hữu hiệu nâng cao CLTD của chi nhánh để có thể hạn chế rủi ro tín dụng một cách thấp nhất đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và an toàn tác động tích cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên việc tổ chức và thực hiện việc nâng cao CLTD không phải là một việc làm đơn giản và có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn. Vì nó liên quan đến nhiều mặt trong hoạt động của ngân hàng. Để thành công không những cần có sự cố gắng, nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh mà cần có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ngân hàng cấp trên cũng như các ngành hữu quan. 3.2. Kiến nghị - Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý: Với quy trình tín dụng hiện nay của AgribankViệt Nam, cán bộ tín dụng là người trực tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực đầy đủ của hồ sơ xin vay, các điều kiện vay vốn. Thẩm định kiểm tra đối tượng vay, theo dõi việc sử dụng vay vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ. Và như vậy tình trạng bỏ bớt khâu công việc và làm qua loa, đại khái là điều khó tránh khỏi. Hậu quả phát sinh nợ quá hạn, CLTD giảm sút. - Tăng cường các mối quan hệ với chính quyền địa phương, với quần chúng nhân dân, luôn sát cánh với người dân khi gặp thiên tai, dịch bệnh, để nắm bắt rõ những khó khăn của người dân và cùng nhau tìm cách tháo gỡ những khó khăn đó để CLTD của ngân hàng ngày càng được nâng cao. - Tạo quan hệ với doanh nghiệp vừa và nhỏ để quảng bá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tạo ra thị trường mới cho ngân hàng. - Nâng cao hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực canh tranh của ngân hàng. Tài liệu tham khảo [1]. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [2] PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị ngân hàng, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [3]. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2013), Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính. [4]. Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 của Chủ tịch Hội đồng thành viên về quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 113
  5. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ [5]. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Ngày nhận: 06/01/2018 Ngày duyệt đăng: 15/5/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 114