Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng vùng kinh tế miền trung và Tây Nguyên

pdf 7 trang Gia Huy 24/05/2022 1410
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng vùng kinh tế miền trung và Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_tin_dung_ngan_hang_vung_kinh_te.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng vùng kinh tế miền trung và Tây Nguyên

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÙNG KINH TẾ MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN Đỗ Trọng Thảo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Tỉnh Khánh Hòa TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên (Vùng). Thông qua giới thiệu vị thế của Vùng, có vị trí rất quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, bài viết chỉ ra nguyên nhân làm cho Vùng chưa phát triển, giàu có và thịnh vượng. Trên cơ sở các chương trình tín dụng đang được ngành Ngân hàng triển khai, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên. Từ khóa: Miền Trung, Tây Nguyên, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước. 1. Vị thế Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên với 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên, có địa hình phức tạp, dãy Trường Sơn kéo dài ra tới biển, chia cắt các tỉnh; có vị trí rất quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kết nối giữa hai miền Nam - Bắc. Biển miền Trung là cửa ngõ ra Biển Đông của Việt Nam và nước bạn Lào, có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế khu vực ven biển; có tiềm năng rất lớn về du lịch biển, đảo, khai thác dầu khí, vận tải biển, logistics, dịch vụ, phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, phát triển công nghiệp nặng, khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Miền Trung là cầu nối quan trọng của Tây Nguyên trong hội nhập, thông qua việc kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Tây Nguyên có vị trí chiến lược thuộc Khu vực Tam giác phát triển Campuhia - Lào - Việt Nam; có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp, chế biến nông lâm sản, thủy điện, điện mặt trời; Rừng Tây Nguyên có chức năng phòng hộ rất lớn, là nguồn nước ngọt, hậu phương cho sự phát triển ổn định và bền vững của cả Vùng. Miền Trung và Tây Nguyên hội tụ những điều kiện địa lý thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế biển. Sáu tháng đầu năm 2019, tăng trưởng bình quân của 14 tỉnh miền Trung đạt 8,5% và 5 tỉnh Tây Nguyên là 7,3%, cao hơn bình quân chung cả nước; các chỉ tiêu về thu, chi ngân sách, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, thu hút vốn đầu tư, doanh thu du lịch đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Các tỉnh trong Vùng rất quan tâm đến công tác cải cánh hành chính, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư Nhà nước, thực hiện nhiều giải pháp thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong Vùng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ, thương mại và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Ngành công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân khoảng 10,36%/năm (cao hơn mức tăng bình quân của cả nước); môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; các tỉnh rất quan tâm đầu tư phát triển kinh tế biển và du lịch biển, đảo. Ngoài ra, các vấn đề xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển khoa học công nghệ, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo đều được chú trọng. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Việc phát triển liên kết vùng đã được các Tỉnh quan tâm triển khai và đạt kết quả tích cực. 181
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 2. Một số hạn chế Tuy có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng đến nay Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên vẫn chưa giàu có và thịnh vượng; có nhiều nguyên nhân cho sự chậm trễ phát triển của Vùng, tập trung các nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, Vùng có địa bàn trải rộng, nhiều đồi, núi kéo dài ra tới biển đã cản trở việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc kết nối giao thông đường bộ. Cơ sở hạ tầng còn yếu, nhất là đường giao thông nông thôn; mặc dù đa số các tỉnh trong Vùng nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt Bắc Nam, nhiều Tỉnh có sân bay, các tỉnh ven biển có nhiều cảng biển tốt, sâu, kín gió, nhưng những cơ sở đó chưa đủ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, chưa khai thác hết công suất hệ thống cảng biển, sân bay sẵn có. Nhiều nơi của Vùng vẫn còn hoang sơ, diện tích bề ngang hẹp, nhiều đồi, núi nên rất khó và tốn kém để doanh nghiệp xây dựng các dự án lớn. Hạ tầng giao thông còn yếu, tuyến đường ven biển kết nối các tỉnh đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, các tuyến đường ngang kết nối miền biển lên miền núi chưa được mở rộng, nâng cấp, nhiều nơi vẫn là đường độc đạo. Thứ hai, thiếu liên kết Vùng, thiếu liên kết giữa các tỉnh lân cận nhau để cùng nhau phát triển. Từ năm 2008, Chính phủ đã hình thành Khu kinh tế trọng điểm Miền Trung gồm 5 tỉnh ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2025 gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuy đã có quy hoạch bước đầu của Chính phủ, nhưng việc đầu tư của các địa phương còn mang tính chủ quan, tạo nên sự dàn trải, trùng lắp, chưa phát huy thế mạnh của từng tỉnh, công tác phối hợp giữa các tỉnh trong Vùng còn hạn chế. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thật sự là hạt nhân tăng trưởng, đầu tàu dẫn dắt kinh tế trong Vùng phát triển. Thứ ba, cuộc sống người dân còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với cả nước. So với mức bình quân chung, GDP bình quân đầu người của nhiều tỉnh trong Vùng tương đối thấp, chỉ đạt khoảng 55% - 60% mức bình quân cả nước. Đa số người dân sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp (tỷ lệ qua đào tạo khoảng 22% - 23%); nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động lành nghề, chất lượng cao trong những năm tới do dịch chuyển và già hóa dân số đòi hỏi các tỉnh phải có giải pháp phù hợp. Thứ tư, tổ chức sản xuất chưa phù hợp. Người dân và doanh nghiệp trong Vùng tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính cá nhân, nhỏ lẻ và tự phát, chưa tạo chuỗi liên kết sản xuất hay tổ chức tổ, đội sản xuất để tương trợ nhau, giúp nhau vượt qua khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và cùng nhau phát triển. Vùng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, bão, lụt thường xuyên xảy ra; nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng cho sản xuất và đời sống, tình trạng xâm ngập mặn, hạn hán ngày càng tăng. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp, chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ. Khâu tiêu thụ sản phẩm chưa được tổ chức bài bản, chưa tạo thành chuỗi liên kết khép kín, khả năng tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng. Thứ năm, nhiều hộ dân chưa đủ điều kiện vay vốn các tổ chức tín dụng (TCTD) để sản xuất kinh doanh, một trong những nguyên nhân chính là thiếu tài sản thế chấp, nên người dân chỉ sản xuất, kinh doanh trên nguồn vốn tự có là chủ yếu, quy mô sản xuất nhỏ, không có điều kiện để cơ giới hóa, đầu tư công nghệ mới vào sản xuất. Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa được thực hiện tại các tỉnh trong Vùng. Thứ sáu, vẫn còn tình trạng một bộ phận nhỏ người dân lợi dụng chính sách, ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Một số hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa nỗ lực vươn lên để thoát nghèo, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Do nhận thức không đầy đủ của một số ngư dân về chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, cho rằng đây là chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước nên bên cạnh một số khách hàng gặp khó khăn thật sự trong việc khai thác, đánh bắt thủy sản, vẫn có chủ tàu cá đi biển thường xuyên, tình hình tài chính tốt nhưng cố tình chây ỳ, thiếu thiện chí trả nợ, khai báo chuyến biển bị lỗ để chờ chính sách khoanh, xóa nợ của Nhà nước. Viện dẫn lý do điều kiện khai thác không thuận lợi, doanh thu không đủ bù đắp chi phí và giảm mức hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu bằng nguồn ngân sách Nhà nước, các chủ tàu vay vốn không mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ (là tài sản đảm bảo cho 182
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 khoản vay ngân hàng) trong khi vẫn tiếp tục ra khơi khai thác, tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho tài sản đảm bảo (95% giá trị tài sản được hình thành từ vốn vay ngân hàng). 3. Các chương trình tín dụng phát triển Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên đang được ngành Ngân hàng triển khai Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành và triển khai nhiều chương trình tín dụng góp phần phát triển kinh tế xã hội miền Trung và Tây Nguyên Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ Ngoài khách hàng cư trú, hoạt động trên địa bàn nông thôn được vay vốn, khách hàng không cư trú ở nông thôn nhưng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được vay vốn. Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay vốn không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản và không nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm. Về cơ chế bảo đảm tiền vay, người vay có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm. Về mức cho vay không có tài sản bảo đảm, cá nhân, hộ gia đình được vay tối đa 200 triệu đồng; hộ kinh doanh vay tối đa 300 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại vay tối đa 1 tỷ đồng; hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vay tối đa 2 tỉ đồng; liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ vay tối đa 3 tỉ đồng. Chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn Thực hiện theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Khách hàng vay vốn mua máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính được hỗ trợ 100% lãi suất vay, mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa và thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Chính sách tín dụng hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg Nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa trong nông nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị, nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, mức vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa; hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba. Cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ Ngân hàng cho ngư dân vay đóng mới tàu có công suất từ 400 CV trở lên, nâng cấp tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ công suất từ 400 CV trở lên; Các loại tàu được vay vốn gồm tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới (composit), tàu vỏ gỗ; người vay phải có tên trong danh sách chủ tàu cá đóng mới, nâng cấp tàu được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đang hoạt động nghề cá có hiệu quả; tài sản thế chấp là chính con tàu, người vay không thế chấp thêm tài sản; về hạn mức vay thì tùy loại tàu, chủ tàu được vay từ 70% - 95% giá trị tàu; Lãi suất vay 7%/năm, tùy loại tàu ngân sách Nhà nước cấp bù từ 4% - 6%/ năm, chủ tàu chỉ trả lãi suất vay từ 1% - 3%/ năm; về thời hạn cho vay, tàu vỏ gỗ được vay 11 năm, tàu vỏ thép, tàu vỏ composit được vay 16 năm; năm đầu được miễn lãi và chưa trả nợ gốc (đã kết thúc giải ngân ngày 31/12/2018). Ngoài ra, Ngân hàng cho vay vốn lưu động để chủ tàu chi trả chi phí đi biển. Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, Chương trình Bình ổn thị trường Thông qua Chương trình, chính quyền địa phương, các cơ quan phối hợp với ngành Ngân hàng đánh giá, nhận diện những khó khăn của người dân, doanh nghiệp, trên cơ sở đó có giải pháp cụ thể, thiết thực đối với từng nhóm khách hàng; thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động, những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị và nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp, gửi về NHNN Chi nhánh tỉnh để phối hợp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn. Các TCTD chủ động tìm kiếm khách hàng, xác định được khách 183
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 hàng đang gặp khó khăn, cần được kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về vốn và chi phí lãi vay, từ đó góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, để ngày càng có nhiều khách hàng được tiếp cận chính sách tháo gỡ khó khăn của NHNN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Ngoài ra, các TCTD cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi để dự trữ hàng, bán ra bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên Đán. Chương trình cho vay hỗ trợ mua nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị định số 100/2015/NĐ- CP của Chính phủ Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở ra đời nhằm tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang gặp khó khăn về nhà ở có điều kiện có nhà ở phù hợp, góp phần giảm hàng tồn kho, điều chỉnh cơ cấu của thị trường bất động sản phù hợp với nhu cầu thực của xã hội, đồng thời tạo ra hiệu ứng tích cực lan tỏa với các ngành kinh tế khác (như sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép, ). Cho vay tái canh cà phê khu vực Tây Nguyên Việc cho vay tái canh cà phê được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai tại 5 tỉnh Tây Nguyên; áp dụng đối với các hợp đồng vay vốn tái canh cà phê ký trước thời điểm ngày 31/12/2020 và đối tượng vay vốn là các tổ chức, cá nhân thực hiện tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên; khách hàng và Ngân hàng thỏa thuận mức cho vay, nhưng tối đa là 150 triệu đồng/ha đối với phương pháp trồng tái canh cà phê và 80 triệu đồng/ha đối với phương pháp ghép cải tạo cà phê. Ngoài ra, các TCTD còn thực hiện nhiều chương trình tín dụng khác như Cho vay phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ; Chương trình cho vay khởi nghiệp; Cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng có hỗ trợ lãi suất qua Ngân hàng để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội địa phương như Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn, cho vay thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương thường xuyên đối thoại với người dân, doanh nghiệp để lắng nghe và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và hiệu quả nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội hàng năm, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. - Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho hệ thống TCTD ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, theo sát diễn biến thị trường, năm tháng đầu năm 2020, NHNN đã hai lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất vào ngày 16/3/2020 và ngày 13/5/2020; từ ngày 13/5/2020, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với các lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 5%/năm. - Chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt, có hiệu quả các chương trình tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen. Kiểm soát quy mô tín dụng hợp lý, tập trung cho sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách; các đề án, chương trình tín dụng phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ truyền thống của địa phương. Tập trung cung ứng vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu tiêu dùng của người dân; mở rộng mạng lưới hoạt động, phát 184
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 triển mô hình ngân hàng lưu động ở những địa bàn khó khăn; phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. - Chỉ đạo các TCTD thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay cũ; cho vay mới với lãi suất ưu đãi; miễn, giảm các loại phí dịch vụ, thanh toán; cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động. Thực hiện một số chương trình tín dụng khác như cho vay xây dựng nông thôn mới; cho vay phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; cho vay phát triển sản xuất, chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm; cho vay nuôi, chế biến xuất khẩu tôm 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên Nếu phát triển đúng tiềm năng thì Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên sẽ có tác động lớn đến phát triển kinh tế cả nước. Để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với Vùng, phát huy hết thế mạnh và tiềm lực vốn có, phát triển kinh tế xã hội theo hướng xanh, sạch và bền vững, trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp nông thôn Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là thị trường tiềm năng về lao động, nguyên liệu và sản phẩm từ nông sản. Chính quyền địa phương và các bộ, ngành cần quy hoạch, định hướng các mô hình sản xuất lớn, mang tính bền vững hơn và tạo giá trị đầu ra cao, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tránh hiện tượng sản phẩm do nông dân làm ra bị ép giá, thị trường tiêu thụ không ổn định, mất mùa do biến đổi khí hậu. Tùy tình hình kinh tế - văn hóa xã hội của mỗi xã, thôn, các mô hình kinh tế nên gắn với thế mạnh, lợi thế của mỗi địa phương, khu vực và giữ được nét văn hóa, bản sắc dân tộc của từng nơi đó. Các TCTD cho vay gắn với sản phẩm nông nghiệp truyền thống của địa phương, tư vấn cho khách hàng vay phương án sản xuất theo quy trình khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở tổ chức lại sản xuất hợp lý nhất, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Trên cơ sở những mô hình sản xuất lớn và ổn định, bảo đảm thị trường đầu ra và sản phẩm nông nghiệp được bảo hiểm thì nguồn vốn vay từ các TCTD sẽ được khơi thông và hấp thụ tốt, tạo điều kiện cho các TCTD mạnh dạn hơn khi cho vay nông nghiệp (lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro). Thứ hai, các TCTD cho nông dân vay vốn thông qua các Hợp tác xã kiểu mới Để xây dựng nông nghiệp hiện đại, chúng ta phải chuyển hợp tác xã (HTX) kiểu cũ thành HTX kiểu mới. Trong 10 năm qua, kinh tế tập thể đã phát triển mạnh về số lượng, đến cuối năm 2019, cả nước có 22.861 HTX, tăng 459% so với năm 2003, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia. Nghị quyết Đại hội V của Liên minh HTX Việt Nam đã định hướng việc củng cố, đổi mới, phát triển các mô hình HTX, theo đó các HTX cần thu hút và phát triển thành viên, xác định thành viên là nền tảng cho sự phát triển của HTX; HTX phải đổi mới hoạt động theo hướng đáp ứng nhu cầu của thành viên và cộng đồng địa phương, là chỗ dựa vững chắc cho thành viên; cung cấp tối đa các dịch vụ sản xuất và đời sống của thành viên. Sự hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân về vốn và kỹ thuật không thể hiệu quả khi Nhà nước phải hỗ trợ trực tiếp một lúc cho hàng triệu hộ. Đa số nông dân ở nông thôn, do nhân lực của các TCTD có hạn nên chưa thể đủ người hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng cho từng hộ; các TCTD chưa thể quản lý hiệu quả các khoản vay của hàng triệu hộ nông dân với quy mô sản xuất nhỏ. Khi xây dựng các HTX kiểu mới, đầu mối giao dịch với TCTD sẽ giảm nhiều lần, HTX có thể vay TCTD hoặc bảo lãnh cho thành viên vay vốn, từ đó giảm rủi ro cho TCTD, quy mô món vay sẽ lớn hơn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay và chi phí giao dịch. Để phát huy tiềm năng, lợi thế của Vùng, Ngân hàng xác định công nghiệp, nông nghiệp, du lịch là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư. Các TCTD tăng cường tìm kiếm những mô hình kinh tế hiệu quả để cho vay, trong đó có mô hình HTX kiểu mới, những HTX này gắn kết chặt chẽ với thành viên, liên kết với các chuỗi giá trị, đáp ứng cho thành viên nhu cầu dịch vụ, nắm bắt kịp thời cơ hội do thị trường mang lại. Với mức độ cạnh 185
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 tranh ngày càng lớn của kinh tế thị trường, các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ luôn đối mặt với rủi ro tiềm ẩn, thì các HTX kiểu mới này sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro, tránh được tác động tiêu cực của thị trường. Thứ ba, các TCTD đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục cung cấp sản phẩm tín dụng Ngân hàng Các TCTD cải tiến mô hình kinh doanh theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, các sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả, thân thiện, dễ tiếp cận, bảo mật cao và giao dịch được trên môi trường mạng. Đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay. Tuyên truyền, hướng dẫn cho khách hàng về các chính sách của nhà nước, các sản phẩm, dịch vụ để khách hàng nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ khi giao dịch với ngân hàng. Thứ tư, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn Các tỉnh trong Vùng cần xác định phát triển công nghiệp, du lịch, nông sản xuất khẩu là mục tiêu dài hạn và bền vững, là nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện tốt việc quy hoạch, liên kết vùng để phát triển công nghiệp, du lịch, sản xuất nông nghiệp, tạo thành một chuỗi đồng bộ khép kín từ khâu cung ứng vật tư cho đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm; các TCTD sẽ cho vay các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị này. Sự quy hoạch rõ ràng, cụ thể sẽ phát huy được lợi thế của từng nơi, từng địa phương, tránh đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay, tạo định hướng cho người dân sản xuất theo quy mô lớn, theo nhu cầu của thị trường thay vì sản xuất nhỏ lẻ, tự phát. Thứ năm, đầu tư đúng mực từ phía chính quyền địa phương Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần có chính sách điều hành thích hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Vùng và tạo điều kiện cho tín dụng Ngân hàng phát triển như: thực hiện các biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực của thiên tai đối với sự phát triển Vùng (biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngập lụt ); phát triển hệ thống giao thông (đường bộ, cảng, sân bay ) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn; nâng cao dân trí và mức sống để người dân làm quen với sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng Phối hợp với ngành Ngân hàng tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tác hại, nguy cơ của tín dụng đen, giới thiệu mạng lưới và chương trình tín dụng của các TCTD để người dân tiếp cận vốn vay và dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Thứ sáu, những hỗ trợ khác Hiện nay, NHNN đã cho phép các TCTD tự quyết định cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc tín chấp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên có nhiều khách hàng không đủ điều kiện hoặc uy tín để vay tín chấp. Để tạo điều kiện cho TCTD mạnh dạn hơn khi cho vay tín chấp, chính quyền địa phương tổ chức các tổ, đội sản xuất; gắn kết người dân vào tổ, đội sản xuất để họ hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh, đốc thúc nhau trả nợ vay, trả nợ thay khi thành viên của tổ gặp khó khăn. Chính quyền các cấp có trách nhiệm giám sát, hỗ trợ hoạt động của các tổ, đội sản xuất, bảo lãnh để các thành viên trong tổ, đội được vay vốn. Chính quyền địa phương đơn giản hóa và rút ngắn thời hạn, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất cho sản xuất kinh doanh lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, tổ hợp tác, cánh đồng mẫu lớn được thành lập, hoạt động hiệu quả. Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay của các hộ vay thông qua chính quyền và các đoàn thể địa phương. Tăng cường phối hợp giữa chính quyền địa phương, các đoàn thể và TCTD hướng dẫn người dân, doanh nghiệp xây dựng phương án vay vốn, sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả, quản lý được dòng tiền, vốn cho vay gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chính quyền các cấp phải quảng bá thế mạnh, sản phẩm chủ lực của địa phương trên các phương tiện truyền thông, đẩy mạnh thu hút các tổ chức kinh tế lớn trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương bằng các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phù hợp. 186
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân (2015), “Hợp tác xã kiểu mới: Giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp Việt Nam”, Thời báo kinh tế Việt Nam, 64 (4565), tr. 2- 3. [2] Liên minh HTX Việt Nam, Nghị quyết Đại hội V . [3] Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [4] Hoàng Việt (2019), Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế vùng miền Trung và Tây Nguyên, 105823.html [5] Thúy Hiền - Ly Kha (2019), Thủ tướng: Đưa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành động lực phát triển, luc-phat-trien-20190820103027508.htm [6] Hà Anh (2019), Đưa miền Trung thành vùng kinh tế động lực của cả nước, su/dua-mien-trung-thanh-vung-kinh-te-dong-luc-cua-ca-nuoc-532308.html [7] Hoàng Anh (2019) Miền Trung - Tây Nguyên: Còn nhiều rào cản trong phát triển kinh tế, 91038.html 187