Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

pdf 9 trang Gia Huy 23/05/2022 1650
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nham_han_che_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_ng.pdf

Nội dung text: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

  1. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN  CHÂU THANH PHĂNG (*) TÓM TẮT Tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản chiếm tỷ trọng lớn, thu được nhiều lợi nhuận, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại (NHTM). Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Do đó, rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được các NHTM đặc biệt quan tâm trong suốt thời gian qua nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh huyện Tân Thạnh, Long An (Agribank Tân Thạnh) nói riêng, luôn cố gắng tìm ra những chiến lược, định hướng phát triển đúng đắn, phù hợp để vừa thu được lợi nhuận vừa hạn chế được rủi ro tín dụng. Từ khóa: Hạn chế, rủi ro, rủi ro tín dụng. SUMMARY Credit is a major business activity, making a lot of profits, but potentially more risky than other business activities of commercial banks. Therefore, credit risk, if any, will have a major impact and directly affect the survival and development of each credit institution, which, more importantly, affects the entire banking system and the entire economy. Therefore, credit risk has always been a special concern of commercial banks in the past time in general and the Bank for Agriculture and Rural Development of Tan Thanh district in Long An in particular. Banks have always tried to find out the appropriate right development strategies to both gain profits and limit credit risk. Key words: Limit, risk, credit risk. 1. Đặt vấn đề Trong điều kiện nền kinh tế có những cải thiện đáng kể, nhưng khó khăn trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Agribank Long An nói chung và Agribank Tân Thạnh nói riêng vẫn tiếp diễn, bài toán nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nợ xấu phát sinh là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và Agribank Tân Thạnh nói riêng. Vì vậy, Chi nhánh cần có những giải pháp phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc tìm ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tân Thạnh tỉnh Long An là vấn đề rất cấp thiết. 2. Thực trạng 2.1 Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh 2.1.1 Công tác huy động vốn Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, với phương châm "đi vay để cho vay" Agribank Tân Thạnh đã hoạch định một chiến lược huy (*) Học viên Cao ọh c Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 79
  2. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI động vốn. Trong đó, coi trọng nguồn vốn tại chỗ của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, nhằm đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh hàng năm. Thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiếp thị, đa dạng hóa các hình thức huy động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có quà tặng khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, tiết kiệm tăng theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank Tân Thạnh đã tạo lập được cơ sở vững chắc trong việc huy động vốn tại địa bàn dân cư. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng thường xuyên chủ động tìm kiếm khách hàng, vận động các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán lương cho cán bộ qua ngân hàng. Đẩy mạnh các hình thức huy động hiện đại như phát hành thẻ ghi nợ nội địa và thẻ quốc tế cho khách hàng. Nguồn vốn huy động qua các năm tại chi nhánh Agribank huyện Tân Thạnh có sự tăng trưởng khá, thị phần huy động của chi nhánh được giữ vững. Bảng 1. Nguồn vốn huy động tại Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2014-2017 ĐVT: Triệu đồng 2014 2015 2016 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) Tổng nguồn vốn huy động 253.304 100 293.894 100 411.224 100 1. Theo thời gian 253.304 100 293.894 100 411.224 100 Ngắn hạn 107.654.2 42,5 109.328 37,2 250.024 60,8 Trung dài hạn 145.649,8 57,5 184.566 62,7 161.200 39,2 2. Theo loại tiền 253.304 100 293.894 100 411.224 100 Nội tệ 243.931 96,3 281.550 95,8 403.821 98,2 Ngoại tệ 9.373 3,7 123.444 4,2 7.403 1,8 3. Theo thành phần kinh tế 253.304 100 293.894 100 411.224 100 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 151.222 59,7 144.301 49,1 204.789 49,8 Tiền gửi dân cư 102.082 40,3 149.593 50,9 206.435 50,2 Tốc độ tăng trưởng qua các 13,8% 28,5% năm Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016, Agribank Tân Thạnh Bảng 1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động của Agribank Tân Thạnh có sự tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định. Cụ thể, tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2015 tăng 13,8% so với năm 2014, tiếp đến năm 2016 tăng trưởng nguồn vốn lại được khôi phục ở mức khá cao, đạt tốc độ 28,5% so với năm 2015. Xét về loại tiền huy động: Tiền gửi bằng nội tệ luôn trên 90%, tiền gửi bằng ngoại tệ hầu như không đáng kể. Đây là thực trạng chung của hầu hết các chi nhánh NHTM tại tỉnh Long An. Xét theo thời gian: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo các kỳ hạn nhìn chung là không ổn định trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016. Từ năm 2014 - 2015 tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn liên tục giảm trong tổng nguồn vốn (tỷ trọng giảm từ 61,2% xuống còn 37,2%) nhưng đến năm 2016 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 80
  3. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI tỷ trọng tăng lên 60,8% nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất cơ bản, để tránh rủi ro lãi suất, hầu hết các NHTM trong đó có Chi nhánh Agribank huyện Tân Thạnh chú trọng huy động ngắn hạn. Xét theo thành phần kinh tế: Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn tại Agribank Tân Thạnh không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi dân cư có sự tăng trưởng đều đặn và ổn định hơn nó minh chứng cuộc sống của người dân đã có sự cải thiện, khả năng tích lũy tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế của huyện Tân Thạnh. 2.1.2 Sử dụng vốn Nghiệp vụ sử dụng vốn có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay thu nhập đem lại từ hoạt động tín dụng, chiếm hơn 80% tổng thu nhập. Từ đó nếu huy động tốt nhưng không cho vay được sẽ gây ứ đọng, lãng phí vốn và như vậy nguồn vốn không được sử dụng và phân bổ một cách hiệu quả. Vì ạv ̂y, hoạt động tín dụng luôn được các NHTM coi là mục tiêu số một. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, Agribank Tân Thạnh luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu, hoạt động tín dụng luôn bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương như: Cho vay dự án đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh thái, đặc biệt là cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và coi đây là thị trường mục tiêu không thể đánh mất, với phương châm “An toàn - Hiệu quả - Bền vững", công tác sử dụng vốn ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng. Bảng 2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo các tiêu chí tại Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Tỷ đồng 2014 2015 2016 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) 1. Phân theo thời gian 701.100 100 810.245 100 957.689 100 Dư nợ cho vay ngắn hạn 416.927 59,5% 458.083 56,5% 525.120 54,8% Dư nợ cho vay trung và dài hạn 284.173 40,5% 348.761 43,5% 432.569 45,2% 2. Phân loại theo khách hàng 701.100 100 810.245 100 957.689 100 Dư nợ cho vay DNNN 20.332 2,9 14.584 1,8 22.026 2,3 Dư nợ cho vay DNNQD 146.530 20,9 222.817 27,5 309.333 32,3 Dư nợ cho vay HTX 3.505,5 0,5 3.240 0,4 4.788 0,5 Dư nợ cho vay hộ gia đình, cá 570.732,5 75,7 569.604 70,3 621.542 64,9 nhân 3. Phân theo ngành kinh tế 701.100 100 810.245 100 957.689 100 Dư nợ cho vay nông, lâm nghiệp 267.820,2 38,2 308.703 38,1 348.598 36,4 Dư nợ cho vay ngành khác 433.279,8 61,8 501542 61,9 609.091 63,6 Tổng dư nợ 701.100 810.245 957.689 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 81
  4. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Tốc độ tăng so với năm trước 13,4% 15,4% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2014-2016. Bảng 2 cho thấy: Dư nợ cho vay tại Agribank Tân Thạnh hàng năm tăng trưởng cao và khá ổn định cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Qua 3 năm từ 2014 - 2016, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân đạt hơn 250 tỷ VNĐ về số tuyệt đối, trên 26% về số tương đối, năm 2015 do việc điều chỉnh kế hoạch từ Agribank Việt Nam nên tốc độ tăng trưởng thấp hơn bình quân các năm trước. Tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt cao và tăng ổn định qua các năm một mặt phản ánh nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn là tương đối lớn, khả năng hấp thụ vốn tín dụng còn tiềm năng, mặt khác điều này cũng phản ánh những nỗ lực của bản thân Chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược khách hàng. Xét theo thời gian cho vay: Cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu, tỷ trọng luôn ở mức từ 55% đến 60% tổng dư nợ tín dụng, điều này là hợp lý do cân đối nguồn vốn tại chi nhánh và do việc thực hiện kế hoạch Agribank Việt Nam giao. Xét theo loại hình khách hàng: Dư nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã giảm cả số tuyệt đối và số tương đối, từ năm 2014 dư nợ của khối này chiếm tỷ trọng là 2,9% tổng dư nợ thì đến năm 2016 chỉ chiếm 2,3% trên tổng dư nợ tín dụng, cùng với đó là ̛ du nợ cho vay ngoài quốc doanh tăng dần cả về số tuyệt đối và tỷ trọng (Năm 2014 chiếm 20,9%, năm 2015 chiếm 27,5% và năm 2016 chiếm 32,3% tổng dư nợ). Đạt được kết quả này là do khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường các DNNN đã bộc lộ những mặt hạn chế của mình như khả năng điều hành quản trị mang nặng tư duy bao cấp, tính nhanh nhạy và cạnh tranh hạn chế, cùng với chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ nên lượng vốn đầu tư vào thành phần kinh tế này được cân nhắc và có xu thế ngày càng giảm thấp. Bên cạnh đó xu thế tất yếu là sự vươn lên mạnh mẽ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với tư duy nhạy bén, năng động trước thời cuộc, loại hình kinh tế này với thành phần chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang chứng minh được vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch và phát triển kinh tế, do đó khả năng tiếp cận vốn tín dụng tăng. Agribank Tân Thạnh cũng xác định đây là loại hình khách hàng tiềm năng, tiếp tục mở rộng và đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có hiệu quả, nhằm từng bước thay đổi cơ cấu tín dụng và tìm kiếm thu nhập cũng như góp phần chuyển dịch và phát triển kinh tế địa phương. Với nhóm khách hàng là hộ gia đình và cá nhân, đây được xem là phân đoạn thị trường truyền thống của chi nhánh. Tuy nhiên, qua bảng 2 ta thấy thị phần của nhóm khách hàng này có xu hướng giảm (năm 2014 chiếm 75,7% đến năm 2016 giảm xuống còn 64,9%) , dư nợ cho vay nhóm khách hàng này chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây do giá cả không ổn định, thời tiết không thuận lợi đã tác động tới sản xuất và do đó làm giảm nhu cầu tín dụng trên địa bàn huyện Tân Thạnh. Xét theo cơ cấu các ngành kinh tế: Dư nợ cho vay ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối ổn định khoảng từ 30-38% trong tổng dư nợ, trong khi đó các ngành khác chiếm tỷ trọng từ 61-70% tổng dư nợ (trong đó công thương nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 60%, còn lại là cho vay tiêu dùng), cơ cấu cho vay ngành kinh tế cũng thể hiện rõ nét cơ cấu kinh tế và nhu cầu vốn của các ngành kinh tế trên địa bàn toàn huyện Tân Thạnh. 2.1.3 Các hoạt động kinh doanh khác TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 82
  5. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Ngoài nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng là huy động vốn và đầu tư tín dụng, trong những năm trở lại đây, Agribank Tân Thạnh đã chú trọng quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng khác như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ ATM, thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản, làm đại lý nhận lệnh chứng khoán và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm, phấn đấu nâng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ lên 20 - 25% trong tổng thu nhập toàn chi nhánh. Bảng 3. Một số chỉ tiêu hoạt động khác giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Doanh số mua bán ngoại tệ 7 12 8 Doanh số thực hiện bảo lãnh 32 18 44 Tổng thu từ hoạt động dịch vụ 894 1.090 1.573 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Agribank Tân Thạnh 2.2. Thực trạng và nguồn rủi ro tín dụng tại Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2014-2016 Khi ngân hàng thỏa thuận cấp bất cứ một khoản tín dụng nào cho khách hàng thì trong đó đã ẩn chứa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, căn cứ để đánh giá mức độ rủi ro thì phải dựa trên cơ sở cụ thể xem khoản tín dụng đó tình trạng ra sao và có khả năng hoàn trả theo hợp đồng tín dụng và các khế ước nhận nợ hay không? Như vậy, để đo lường rủi ro tín dụng phát sinh ta sử dụng chỉ tiêu nợ xấu, theo Nghị quyết 42/2017/QH17 nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5. Nợ xấu chính là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng tại bất cứ một tổ chức tín dụng nào. Bảng 4. Nợ xấu giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ (Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng VNĐ) % VNĐ) % VNĐ) % Nợ nhóm III 942,35 47 1.034,5 50 522,2 35 Nợ nhóm IV 621,55 31 413,8 20 534,136 35,8 Nợ nhóm V 441,1 22 620,6 30 435,664 29,2 Tổng nợ xấu 2.005 100 2.069 100 1.492 100 Tổng dư nợ 701.100 810.245 951.390 Nợ xấu/ Tổng dư 0,285% 0,255% 0,156% nợ Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Agribank Tân Thạnh Bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Tân Thạnh có xu hướng ngày càng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Cụ thể, dư nợ xấu năm 2014 là 2.005 triệu VNĐ chiếm 0.285% tổng dư nợ, năm 2015 tăng lên 2069 triệu VNĐ chiếm 0,255% tổng dư nợ. Tuy nhiên, năm 2016 giảm xuống còn 1492 triệu VNĐ chiếm 0,156% tổng dư nợ. Trong tổng dư nợ xấu qua các năm thì tỷ trọng trung bình nợ nhóm 3 là cao nhất so với các nhóm còn lại, chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng ở Agribank Tân Thạnh tiềm ẩn ở các khoản TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 83
  6. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI nợ quá hạn từ trên 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu là chủ yếu. 3. Một số kiến nghị 3.1. Kiến nghị đối với chi nhánh, cấp trên 3.1.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan - Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng về cơ bản đã được tạo lập. Tuy nhiên, trong thời gian qua còn tồn tại nhiều bất cập do vậy đề nghị cần hoàn thiện các ngành luật và các văn bản dưới luật có liên quan để tạo môi trường pháp lý vững chắc cho hoạt động ngân hàng, đặc biệt hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc xử lý phát mãi tài sản thế chấp nhằm tạo thế chủ động hơn cho ngân hàng trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp khi người vay không cònkhả năng thanh toán nợ hoặc không có thiện chí trả nợ. - Tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung thúc đẩy hoạt động đầu tư, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. - Hoàn thiện và nâng cao năng lực tư vấn với Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nhằm giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tài chính ngân hàng nói riêng. - Tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành liên quan trong việc thống nhất cấp một loại giấy chung liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà ở để tạo điều kiện ngân hàng nhận tài sản thế chấp và thanh lý phát mại tài sản thế chấp. - Chính phủ sớm hoàn thiện việc quy hoạch vùng miền với cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng địa phương và tránh việc sản xuất và đầu tư dàn trải không hiệu quả, đây cũng là cơ sở để ngân hàng Agribank xây dựng được một đề án tín dụng đảm bảo tính dài hạn. Trong đó Agribank Tân Thạnh sẽ tập trung đầu tư vốn vào những ngành nghề mà tỉnh có lợi thế so sánh nhằm giảm rủi ro và phát huy hiệu quả kinh tế địa phương. - Chính sách tam nông được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Do đó song song với việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì Chính phủ và các bộ ngành cần quan tâm hơn nữa đến hiệu quả vốn vay của nông dân, khi xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lũ, biến động quá lớn, chi phí đầu vào hoạt động nông nghiệp, đề nghị Chính phủ có những hỗ trợ để xử lý thiệt hại, đồng thời giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng. 3.1.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin của tất cả các tổ chức tín dụng. - Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp để NHTM nói chung, Agribank nói riêng thấy rõ quyền và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. - Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở, có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 84
  7. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI của thanh tra NHNN. Thường xuyên kiểm tra, giám sát buộc các NHTM phải thực hiện đầy đủ các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định, nghị định đã ban hành nhằm nâng cao năng lực và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng cơ bản sau: (1) Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các "điểm" nhạy cảm. (2) Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận với việc đánh giá chất lượng, điều hành rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ trong việc trích lập dự phòng rủi ro. 3.1.3 Đối với UBND tỉnh Long An và UBND huyện Tân Thạnh - Cụ thể hóa các định hướng phát triển của tỉnh thành chương trình kế hoạch cụ thể tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng tại Agribank Long An có định hướng đầu tư tốt và góp phần hạn chế rủi ro. - Tiếp tục triển khai kết cấu hạ tầng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trọng điểm đúng tiến độ, có chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn, chính sách thu thuế sử dụng đất thuê hợp lý, mở rộng đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh Long An. - Thành lập công ty mua bán nợ, hoặc cho phép thành lập chi nhánh công ty mua bán nợ trên địa bàn, thực hiện mua bán lại các khoản nợ của các NHTM hoặc các khoản nợ của các doanh nghiệp. Thông qua đó, NHTM tăng khả năng luân chuyển vốn hiệu quả các khoản nợ khó đòi, hoặc các khoản nợ mà ngân hàng muốn chuyển hóa, chứng khoán hóa nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư cho vay lĩnh vực mới nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn, nâng cao tính thanh khoản của khoản vay, giảm chi phí vốn. - Triển khai thực hiện kịp thời các thông tư liên bộ có liên quan đến hoạt động ngân hàng, chỉ đạo cơ sở ban ngành liên quan phối kết hợp chặt chẽ với ngân hàng trên địa bàn trong việc cho vay, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm 5.1.4 Đối với Agribank Việt Nam - Agribank Việt Nam cần bổ sung, hoàn thiện và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay. Việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện đề án tái cơ cấu giúp ngân hàng cải cách bộ máy quản trị điều hành từ trung ương xuống các chi nhánh tỉnh thông suốt và linh hoạt. - Trong chiến lược kinh doanh, Agribank Việt Nam cần sớm đưa ra những hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế và hạn mức cho một khách hàng theo từng ngành phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó. Đưa ra chính sách tín dụng hợp lý trong từng thời kỳ, mức độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cần được xem xét và ạđ ̆t trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Mức tăng trưởng tín dụng quá lớn so với tăng trưởng kinh tế và mức độ lạm phát sẽ dẫn tới những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng. - Vấn đề động viên khuyến khích cán bộ tín dụng có năng lực và xử lý trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng trong quy định nghiệp vụ cho vay của Agribank Việt Nam đến nay vẫn chưa TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 85
  8. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI có quy định cụ thể. Do vậy, Agribank Việt Nam sớm có hướng dẫn thực hiện nhằm đề cao hơn nữa trách nhiệm cá nhân để từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng. - Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo đúng thông lệ quốc tế cho toàn hệ thống; chỉ đạo các chi nhánh cấp I như Long An thành lập phòng quản trị rủi ro. - Cần tăng cường đào tạo và quản trị nhân lực: Hiện nay so sánh về cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của các NHTM thì Agribank đứng ở vị trí khiêm tốn, đây cũng là một vấn đề hạn chế do đặc thù hoạt động của hệ thống Agribank. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động và thực hiện mục tiêu đưa Agribank trở thành NHTM giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, đủ sức cạnh tranh và thích ứng nhanh trong quá trình ọh ̂i nhập, Agribank cần tăng cường đào tạo, quản trị và sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao yêu cầu tuyển dụng. - Tăng cường hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống, giám sát và đôn đốc kịp thời những biểu hiện sai phạm của các chi nhánh, nhất là trong hoạt động tín dụng. Để làm được điều đó, Agribank Việt Nam cần phải có những quy định cụ thể đối với bộ phận kiểm toán nội bộ, từ khâu tổ chức, nhân sự, trình độ của cán bộ kiểm tra kiểm toán và các điều kiện khác. Một nguyên tắc đối với bộ phận kiểm toán là phải tách bạch với ban điều hành, cụ thể ở đây ban kiểm tra kiểm toán nội bộ phải trực tiếp chịu sự lãnh đạo điều hành của Hội đồng quản trị, tương ứng với đó là các phòng kiểm tra kiểm toán tại các chi nhánh là bộ phận trực thuộc ban kiểm tra của Agribank Việt Nam, được NHNN Việt Nam chi trả lương và thực hiện công việc theo chương trình của Hội đồng quản trị, có như vậy mới nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát trong toàn hệ thống. 4. Kết luận Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới như hiện nay, hệ thống luật pháp đang tiếp tục được chỉnh sửa và hoàn thiện, để phát huy được vai trò tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế bền vững thì vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trở nên hết sức cần thiết. Bài học về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 và hiện nay là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới căn nguyên là sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng, việc không kiểm soát được hoạt động cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng đã tạo ra ảnh hưởng dây chuyền đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Tại nội dung nghiên cứu đã tiếp cận những vấn đề cơ bản lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng đã được phân tích làm rõ. Từ những chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng, kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại các nước đã thành công trong việc quản trị rủi ro tín dụng đã rút ra bài học kinh nghiệm đối với các NHTM tại Việt Nam trong đó có Agribank Việt Nam và Agribank Tân Thạnh. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Quản trị Ngân hàng, NXB Kinh tế TP.HCM [2]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM [3].Trần Huy Hoàng ( 2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 86
  9. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI hội. [4]. Cam Minh Phương (2014), Ứng dụng chuẩn mực Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Long An. [5]. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội. [6]. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội. [7]. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam – Chi nhánh Long An và các NHTM khác trên cùng địa bàn các năm 2014, 2015, 2016. [8]. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày16/6/2010. [9] Thông tư : Số 39/2016/TT-NHNN, ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày nhận: 15/01/2018 Ngày duyệt đăng: 28/5/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 87