Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 4820
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_sau_hoi.pdf

Nội dung text: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

  1. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM SAU HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SOLUTIONS FOR DEVELOPING VIET NAM’S STOCK MARKET AFTER JOINING IN AEC Phan Thị Ly Na GVHD: ThS. Nguyễn Văn Trường Đại học Quảng Nam lyna.dhqn@gmail.com TÓM TẮT Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực diễn ra hết sức gay gắt, đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia để cùng nhau phát triển. Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên Asean chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng Asean, hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh Asean và Cộng đồng Văn hóa- Xã hội Asean. Tất cả các lĩnh vực cũng như các ngành nghề đang củng cố và nắm bắt cơ hội để bước đầu cho quá trình hội nhập. Thị trường chứng khoán (TTCK) có tầm quan trọng lớn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng TTCK trong những năm qua, xác định được những cơ hội và thách thức để có những giải pháp phát triển phù hợp nhằm phát huy lợi thế chung của khu vực Asean để từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc gia Asean. Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế Asean; thị trường chứng khoán; thực trạng TTCK; cơ hội; thách thức. ABSTRACT International economic intergration leads to a strong competition between many nations, sectors and areas, so it is necessary to set the connection and co-operation among countries. The Asean Economic Community (AEC) is the official regional economic community of ten members formed in December 31, 2015. AEC is one of the three important parts of Asean community along with Asean Political- Security Community and Asean Social- Cultural Community. All of sectors and areas are in the process of reinforcement and taking opportunities for initial time of intergration. Stock market has a great importance in mobilizing capital as well as investors. We need to recognize the situation of stock market in the past few years to identify opportunities and challenges in order to have approriate developing solutions for promoting the general advantage of the Asean area to build gradually a dynamic and highly competitive region, bringing prosperity to the residents and the Asean countries. Key works: ASEAN Economic Community; Stock market; Stock market situation; opportunities; challenges. 1. Giới thiệu Ở các quốc gia trong khu vực, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, TTCK phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cũng như bước đầu hội nhập cộng đồng Asean, TTCK Việt Nam hiện nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng và Chính phủ vì nó có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Sau 15 năm, TTCK ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp và trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên sự phát triển của TTCK cũng có giai đoạn huy hoàng và thăng trầm, luôn chịu sự tác động của sự phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề hình hình TTCK tại Việt Nam cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm giúp TTCK Việt Nam phát triển hơn sau khi Việt Nam hội nhập cộng đồng Asean, do đó em chọn đề tài “Giải pháp phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean” để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm trao đổi với giáo viên và các bạn sinh viên trong Hội thảo. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 67
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2.1.1. Khái niệm TTCK TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất thì: TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm, là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. [1, tr. 7] 2.1.2. Các chủ thể tham gia TTCK Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. a) Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán- hàng hoá của TTCK. b) Nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. [2, tr. 21-24] 2.1.3. Các tổ chức liên quan đến TTCK a) Ủy ban chứng khoán quốc gia Nhìn chung cơ quan quản lý này do Chính phủ của các nước thành lập, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho TTCK hoạt động lành mạnh, suôn sẻ và phát triển vững chắc. Cơ quan này có thể có những tên gọi khác nhau, tuỳ thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK. Việt Nam đã thành lập cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK trước khi ra đời TTCK Việt Nam. Đó là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28- 11-1996 của Chính phủ. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam. b) Sở giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch. Ngoài ra, sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch, phù hợp với các quy định của luật pháp và uỷ ban chứng khoán. c) Các tổ chức kinh doanh trên TTCK - Công ty chứng khoán - Các ngân hàng thương mại - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán - Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán - Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán - Các tổ chức tài trợ chứng khoán - Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm 68
  3. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2.1.4. Phân loại thị trường chứng khoán a) Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường - Thị trường cổ phiếu - Thị trường trái phiếu - Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh b) Xét về cách thức tổ chức - TTCK tập trung - TTCK phi tập trung (OTC) c) Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán - Thị trường sơ cấp - Thị trường thứ cấp d) Nếu xét về phương thức giao dịch - Thị trường giao ngay - Thị trường giao sau 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp: Thu thập dữ liệu, so sánh, đối chiếu, sử dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ Internet, tài liệu tạp chí chuyên ngành và báo cáo thống kê. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Thực trạng TTCK Việt Nam a) Lịch sử hình thành TTCK Việt Nam Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế- chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình TTCK trên thế giới, ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005, sau đó khi thị trường đã phát triển thì chuyển thành SGDCK. Từ đó đến nay, TTCK VN đã không ngừng biến động và ngày càng chứng tỏ rằng nó là 1 trong những thị trường được quan tâm nhất hiện nay. [3] b) Quá trình phát triển TTCK Việt Nam Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của TTCK. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc đó, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và các diễn 69
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Giai đoạn 2006: Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam. Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới. Chỉ số VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. [5] Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường. Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006. Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. Nhìn lại thị trường sau 01 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh, tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các nhà đầu tư. Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa cổ phiếu, trái phiếu. [4] Giai đoạn 2009 đến 2015: Giai đoạn thăng trầm của TTCK Việt Nam. Biến động của VN- Index và HNX- Index từ năm 2009 đến năm 2015 700 600 579.03 545.63 500 494.77 484.66 504.63 400 413.7 351.55 VN- Index 300 HNX- Index 200 168.17 100 114.24 58.74 56.79 67.84 82.98 79.96 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Hình 1. Biến động của VN- Index và HNX- Index từ năm 2009 đến năm 2015 Từ giữa năm 2009, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) chính thức chuyển thành Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). TTCK Việt Nam bắt đầu có hai Sở tại hai đầu Nam- Bắc, ngoài ra từ năm 2009 đến nay TTCK Việt Nam không có thêm chính sách đáng kể nào để phát triển. Với sự sụt giảm mạnh ở năm 2008 thì theo hình 1 năm 2009 TTCK Việt Nam dần phục hồi trở 70
  5. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD lại với 494,77 điểm ở sàn VN- Index và 168,17 điểm ở sàn HNX- Index. Năm 2010, thị trường suy giảm nhưng biến động ở mức thấp. Thị trường giảm mạnh ở năm 2011, VN- Index và HNX- Index lần lượt là 351,55 điểm và 58,74 điểm, sàn VN- Index giảm 27,46% và sàn HNX- Index giảm 48,6% so với năm 2010. Từ năm 2012- năm 2015, TTCK có dấu hiệu tốt tuy nhiên xu hướng tăng không đáng kể so với trước đó. Năm 2015 là một năm then chốt của TTCK khi nền khi tế được xác định cần tăng tốc tăng trưởng khi Việt Nam tham gia TPP và hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean vào cuối năm 2015. 3.1.2. Những cơ hội và thách thức của TTCK Việt Nam sau khi hội nhập Cộng đồng Asean a) Giới thiệu chung về cộng đồng Asean Để kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong 40 năm qua, nhất là kết quả thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP), Lãnh đạo các nước ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí vì mục tiêu hình thành Cộng động ASEAN vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây). Nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội. Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN được lồng ghép vào nội dung của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài. ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết, đó là: Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch. Để đẩy mạnh các nỗ lực hình thành Cộng đồng Kinh tế (AEC), ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng trụ cột này, là một bộ phận trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với các quy định chi tiết về định nghĩa, quy mô, cơ chế và lộ trình thực hiện AEC. [6] b) Những cơ hội của TTCK Việt Nam sau khi hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần và tiếp cận với công nghệ quản trị tiên tiến, hiện đại. Theo lộ trình đã cam kết, sau khi hội nhập Việt Nam sẽ phải mở cửa, xóa bỏ các hạn chế trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn. Với việc thực hiện lộ trình cam kết từ AEC trong lĩnh vực tài chính, thị trường tài chính Việt Nam sẽ liên thông với thị trường các nước AEC. Với việc tự do hóa hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và dòng vốn, AEC được kỳ vọng sẽ đem lại cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính và kinh tế của các nước AEC nói chung và Việt Nam nói riêng. - Tự do hóa đầu tư và dòng vốn sẽ tạo thuận lợi để phát triển thị trường tài chính ở bậc cao hơn. Sự tự do luân chuyển các dòng vốn đầu tư của AEC sẽ có tác động tích cực đến phát triển hệ thống tài chính của Việt Nam không chỉ theo chiều rộng mà còn theo chiều sâu. Đối với thị trường chứng khoán, sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư chứng khoán, các tập đoàn tài chính lớn sẽ góp phần làm chuyên nghiệp hóa thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó tăng cường kinh nghiệm và 71
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nâng cao tiêu chuẩn về quản trị công ty, quản trị rủi ro, kỹ năng phân tích, đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước. Sự luân chuyển tự do của các dòng vốn cũng khiến cho quy mô của thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng tăng lên đáng kể và trở thành kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế. - Nhiều ngân hàng thương mại và nhiều tập đoàn, công ty bảo hiểm, chứng khoán của các nước ASEAN như Kasikorn của Thái Lan, Ngân hàng Phát triển Singapore, Maybank của Malaysia đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam khi AEC đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần và tiếp cận với công nghệ quản trị tiên tiến, hiện đại. - Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho các hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) còn có thể thu hút khách hàng Việt Nam dựa trên uy tín thương hiệu, tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm đa dạng, chất lượng, bề dày kinh nghiệm - Ngoài ra, AEC sẽ giúp tăng cường phạm vi che phủ và mức độ phục vụ của ngành dịch vụ tài chính ở những vùng, những ngành mà mức độ thâm nhập và phục vụ của dịch vụ tài chính vẫn còn thấp. - Hội nhập AEC giúp mở rộng giao thương giữa các nước trên tất cả các dịch vụ vận tải đường biển, đường bộ và đường hàng không. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng và hoạt động kinh tế ở khu vực phát triển tất yếu sẽ kéo theo việc gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán ở Đông Nam Á. Đây là cơ hội tốt để TTCK Việt Nam nắm bắt thời cơ mở rộng thị trường, phát triển hoạt động đầu tư trong các nước trong khu vực ASEAN và đồng thời tiếp cận với công nghệ quản trị tiên tiến. [9] c) Những thách thức của TTCK Việt Nam sau khi hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean Tham gia cộng đồng AEC là cơ hội để thị trường tài chính Việt Nam phát triển và hoàn thiện, tuy nhiên AEC cũng đem lại không ít thách thức. Thứ nhất, khi AEC đi vào hoạt động, việc thực hiện cam kết AEC sẽ đặt ra không ít thách thức thị trường tài chính nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Sự tham gia của các định chế tài chính, các tập đoàn tài chính lớn vào thị trường sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho thị trường tài chính trong nước. Tự do hóa thị trường tài chính trong điều kiện chuẩn mực quản lý còn yếu kém, làm cho vấn đề bất đối xứng về thông tin trên thị trường tài chính trở nên trầm trọng hơn, làm tăng khả năng tổn thương của hệ thống tài chính. TTCK của Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ về AEC để lên kế hoạch nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Đây là thách thức không nhỏ đối với hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế Việt Nam do khả năng chống đỡ các cú sốc của doanh nghiệp rất kém, thiếu chiến lược dài hạn. Thứ hai, tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoán vốn có thể làm gia tăng bất ổn cho TTCK và hệ thống tài chính. Sự gia tăng dòng vốn, đặc biệt từ nước ngoài vào cũng làm gia tăng mối lo về bong bóng giá tài sản và cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ độc lập. Bên cạnh đó, dòng vốn được tự do luân chuyển sẽ làm tăng nguy cơ đảo chiều rút vốn đột ngột, đặc biệt với quy mô lớn sẽ là nguyên nhân mất ổn định đối với TTCK. Thứ ba, những thách thức đối với năng lực của hệ thống giám sát. Với một thị trường chung cho toàn khu vực ASEAN, việc nhận diện và giám sát rủi ro TTCK và hệ thống tài chính là yêu cầu thiết yếu ở mọi quốc gia, nhất là các nước mới phát triển thể chế tài chính thị trường. Tại Việt Nam, giám sát dựa trên rủi ro còn chưa được chú trọng, công cụ phục vụ giám sát vẫn còn chưa đầy đủ. Bản thân các cơ quan thanh tra giám sát tài chính cũng còn nhiều bất cập về nhân lực, phương tiện kỹ thuật và công nghệ thu thập, xử lý thông tin; các mô hình phân tích định lượng, cảnh báo, kiểm định rủi ro cho 72
  7. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD cả hệ thống tài chính và cho từng định chế tài chính còn ít được ứng dụng phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa Do vậy, giám sát TTCK và hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập sẽ là thách thức không nhỏ đối với hệ thống giám sát của Việt Nam. [7] 3.1.3. Một số giải pháp phát triển TTCK Việt Nam sau hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean Để TTCK ngày càng phát triển, đáp ứng được chủ trương và quyết tâm hội nhập của Đảng và Chính phủ, Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần đề ra định hướng và kế hoạch hội nhập quốc tế trong thời gian tới, đồng thời luôn bám sát thực hiện các cam kết dựa trên quan điểm chung của Đảng và Nhà nước là: giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hội nhập vì lợi ích đất nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế mà Uỷ ban chứng khoán nhà nước đề ra là đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải duy trì và đảm bảo được an ninh tài chính, kinh tế của đất nước hội nhập phải tạo điều kiện để các chính sách trong nước được cải cách theo hướng bám sát các chuẩn mực quốc tế, việc tham gia vào quá trình hội nhập sẽ giúp TTCK Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo sự phát triển của TTCK công bằng công khai, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả của nền kinh tế. Việc đạt được các chuẩn mực quốc tế vừa là yêu cầu của quá trình hội nhập, vừa là một trong những lợi ích mà hội nhập có thể đem đến cho TTCK Việt Nam. a) Các giải pháp vi mô - Các chủ thể tham gia TTCK cần chuẩn bị hành trang gồm ít nhất nhân tố (nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, quy trình, sản phẩm và hợp tác, liên kết). Đồng thời, ngân hàng và TTCK cùng đồng hành, tương hỗ để có thể cạnh tranh, hội nhập. - Để có lợi thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các công ty chứng khoán, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và thực hiện quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, cần có các biện pháp ứng phó kịp thời để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính khi dòng vốn đảo chiều đột ngột. - Các chủ thể tham gia TTCK cần giao lưu và có hiểu biết về hội nhập cộng đồng Asean để hạn chế được các rủi ro trên TTCK. - Các chủ thể tham gia TTCK cần biết được xu hướng ngành nghề, có kỹ năng phân tích thị trường và học hỏi kinh nghiệm từ các nước trong Cộng đồng Kinh tế Asean. - Nhà đầu tư nắm bắt xu hướng đầu tư, đánh giá bản thân để điều chỉnh những hạn chế những rủi ro khi đầu tư. - Xây dựng và hoàn thiện chính sách, học hỏi công nghệ nhằm tăng cườ ng hội nhập quốc tế về khoa hoc̣ và công nghê.̣ - Chất lượng nguồn nhân lực cũng là bài toán khó và cần sự chuẩn bị từ phía doanh nghiệp để hội nhập thành công. Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập thị trường tài chính khu vực Đông Nam Á nói riêng, thị trường tài chính thế giới nói chung, không ngừng trau dồi năng lực chuyên môn và củng cố nguồn nhân lực trong các lĩnh vực nghiên cứu, công nghệ để cải tiến và phát triển những dịch vụ tài chính mới, cung cấp những sản phẩm gia tăng giá trị, qua đó phát triển quy mô Công ty dựa trên nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 3 giá trị cốt lõi: trung thực, cống hiến nghề nghiệp, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ về chất cũng như về lượng cho quá trình phát triển của Công ty. Cần hoàn thiện như trình độ ngoại ngữ, tính chủ động trong công việc, khả năng hoạt động nhóm, kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích, 73
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phương pháp làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và đòi hỏi tính cạnh tranh cao, các kỹ năng mềm trong quản trị công việc, lên kế hoạch, quản lý và hoàn thành kế hoạch. b) Các giải pháp vĩ mô Với một thị trường chung cho toàn khu vực ASEAN, việc nhận diện và giám sát rủi ro hệ thống tài chính cũng là yêu cầu thiết yếu đối với mọi quốc gia, nhất là với các nước đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Do đó, cần ứng dụng các mô hình phân tích định lượng, cảnh báo sớm, kiểm định rủi ro đối với từng định chế tài chính riêng lẻ cũng như toàn hệ thống tài chính để nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa, phục vụ tốt hơn cho hoạt động điều hành vĩ mô và ổn định kinh tế. Chính phủ và cơ quan ban ngành chức năng cần ban hành một số chính sách nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư và các giải pháp để phát triển thị trường trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Cụ thể: - Chủ động tích cực, tích hợp các chính sách phát triển TTCK vào quá trình cải cách thể chế, tái cơ cấu và thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. TTCK được chú tâm phát triển để cùng gánh vác vai trò trung chuyển vốn, phân bổ vốn hiệu quả theo tín hiệu thị trường trong nền kinh tế. Ngoài ra, còn hỗ trợ cho công tác cải cách và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính-ngân hàng. - Tranh thủ và tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiến trình cải cách thể chế trong nước để xây dựng và phát triển TTCK theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu xuyên suốt là khơi thông triệt để dòng lưu chuyển vốn trong nước và ngoài nước để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng. - Kiên định và thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển TTCK. Theo đó, về cung hàng hóa: Đa dạng hóa nguồn cung, gắn với nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Về cầu hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển hệ thống các nhà đầu tư tổ chức, làm lực lượng dẫn dắt định hướng đầu tư, kết hợp khuyến khích nhà đầu tư cá nhân để tạo thanh khoản. Về định chế trung gian, tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán; nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro dựa trên nguyên tắc thị trường và đề cao giá trị cạnh tranh và năng lực sáng tạo. [8] - Từng bước hoàn tất các điều kiện để nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam theo chuẩn mực của Morgan Stanley Capital International (MSCI) từ thị trường cận biên lên mức thị trường mới nổi thông qua những thay đổi về quản trị công ty và công bố thông tin minh bạch theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, qua đó, thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nước ngoài thông qua các diễn đàn đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính nước ngoài cũng góp phần giúp cho nhà đầu tư hiểu biết sâu hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam. - Hoàn thiện cơ chế, chính sách và sản phẩm mới cho thị trường thông qua việc ứng dụng và đưa vào vận hành các nghiệp vụ mới như: Cho phép nhà đầu tư được mua và bán chứng khoán trong cùng ngày giao dịch, bán chứng khoán trên đường về tài khoản, cấp mã số giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trưc tuyến, công bố thông tin bằng ngôn ngữ tiếng Anh của Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán, - Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán thông qua hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể và cho phá sản các tổ chức kinh doanh yếu kém dựa trên các chỉ tiêu an toàn tài chính. Hiện có 20% trong số công ty chứng khoán đã hoàn tất tái cấu trúc, qua đó góp phần giảm thiểu đáng kể số lượng các công ty chứng khoán so với trước đây. Việc cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được mua, nắm giữ lên đến 100% vốn công ty chứng khoán trong nước cũng góp phần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán. 74
  9. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD - Quyết tâm của Chính phủ trong tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước; đẩy nhanh quá trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thông qua các cơ chế đấu giá; chào bán cạnh tranh và đấu giá theo lô lớn gắn với niêm yết; đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung trong thời gian ngắn cũng góp phần đẩy nhanh quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư của các nhà đầu tư lớn trong nước gắn với tham gia, quản trị điều hành doanh nghiệp. 3.2. Đánh giá TTCK cung cấp một nguồn vốn rất quan trọng cho nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia tham gia phát triển mạnh hơn, nhanh chóng hơn. Đối với Việt Nam TTCK đã được hình thành và đang tiếp tục phát triển. Đề tài đã khái quát được tổng quan nền kinh tế cũng nhưng TTCK từ khi hình thành đến nay. Để thuận lợi cho quá trình hội nhập Cộng đồng Asean, cũng có nghĩa là phải mở cửa và hội nhập, phải chấp nhận những điều khoản đã ký kết với các đối tác nước ngoài và của Asean, trong đó gồm nhiều lĩnh vực và đương nhiên có cả TTCK. Trong điều kiện đó, đề tài đã làm rõ sự phát triển của TTCK vừa có những thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn, từ đó đưa ra được một số giải pháp phát triển TTCK khi hội nhập cộng đồng Asean. 4. Kết luận Sự ra đời của TTCK đã thực sự làm biến đổi thị trường tài chính nước ta cả về chất và lượng. Mỗi người chúng ta có quyền hy vọng và mong muốn một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn cho đất nước. Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập, đã là thành viên của tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như: WTO, AEC, Vì thế đòi hỏi vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế phải nâng cao hơn nữa, muốn làm được điều này kinh tế phải phát triển, đất nước phải đổi mới. Bên cạnh những yếu tố khác, TTCK là một yếu tố cấp thiết cung cấp nguồn vốn, tạo tính thanh khoản cao trên thị trường giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Học viện tài chính, NXB tài chính, Hà Nội. [2] ThS. Nguyễn Văn, ThS. Trần Thị Vân Anh (2015), Bài giảng Thị trường chứng khoán, Trường Đại học Quảng Nam. [3] Tạp chí tài chính (2015), Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016, [4] vneconomy.vn (2015), thị trường chứng khoán 2015 đạt mức tăng trưởng VN-Index chỉ khoảng 5%, chỉ bằng một nửa mức tăng 2014 và chưa bằng 1/5 mức tăng năm 2013. [5] tinnhanhchungkhoan.vn (2015), 15 năm thị trường chứng khóa vẫn là kênh đầu tư xa lạ. [6] [7] vietstock.vn/ / cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/ [8] www.mof.gov.vn/ [9] www.moit.gov.vn/ 75