Giải pháp phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_phat_trien_xuat_khau_lao_dong_viet_nam_sang_thi_tr.pdf
Nội dung text: Giải pháp phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN Vietnam labor export development solutions to Taiwan market Lê Nhƣ Quỳnh Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bạch Đằng Email: quynhlenhu207@gmail.com TÓM TẮT Đài Loan là một trong những đối tác chiến lƣợc hàng đầu về kinhtế, chính trị và xã hội của Việt Nam. Mối quan hệ ViệtNam - Đài Loan trong lĩnh vực trao đổi lao động trong gần 20 năm qua khôngngừng đƣợc củng cố và ngày càng vững chắc. Bài viết phân tích những bấtcập và hƣớng giải quyếtphát triển xuất khẩu lao động việt nam sang thị trƣờng đài loan. Từ khóa: Xuất khẩu lao động, thị trƣờng lao động, lao động, quản lý lao động ABSTRACT Taiwan is one of Vietnam's leading economic, political and social strategic partners. The relationship between Vietnam and Taiwan in the 1117
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 field of labor exchange in the last 20 years has been constantly strengthened and strengthened. The article analyzes the inadequacies and solutions to develop Vietnam's labor export to the Taiwan market. Keywords: Labor export, labor market, labor, labor management 1. MỞ ĐẦU Nhiều năm qua, Đài Loan là thị trƣờng tiếp nhận nhiều nhất lao động Việt Nam. Số lƣợng lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan tăng trƣởng ổn định, đặc biệt gia tăng mạnh trong 5 năm trở lại đây (Trong năm 2016 lao động đi làm việc tại Đài Loan là 68.244 ngƣời, chiếm 58,35% số lao động đƣa đi trong khu vực này35). Phần đông ngƣời lao động Việt Nam đƣợc chủ sử dụng lao động Đài Loan đánh giá là chăm chỉ, cần cù và thông minh; chính vì vậy mà số lƣợng ngƣời lao động Việt Nam đƣợc chủ sử dụng lao động lựa chọn khá cao và luôn đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 trong số 6 nƣớc đƣa lao động sang làm việc tại thị trƣờng Đài Loan từ năm 2004 đến nay. Gần 20 năm đƣa lao động sang thị trƣờng Đài Loan làm việc, xuất khẩu lao động của nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển rõ rệt, số lao động đƣa đi sang thị trƣờng Đài Loan hàng năm và hiệu quả năm sau đều đạt cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên phải khẳng định rằng những kết quả đạt đƣợc cho đến nay chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của đất nƣớc. Xuất khẩu lao động sang thị trƣờng Đài Loan tuy đã có những quan điểm chủ trƣơng chỉ đạo đúng đắn nhƣng cách làm còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, manh mún, ăn sẵn mà thiếu đi tính khoa học, cách tổ chức bài bản, cách làm có chiều sâu và dài hạn, thiếu sự định hƣớng mang tính chiến lƣợc và lâu dài. Việc duy trì và phát triển xuất khẩu lao động sang thị trƣờng Đài Loan của nƣớc ta đang đứng trƣớc những thách thức to lớn bởi thị trƣờng hạn hẹp và luôn biến động khó lƣờng, chất lƣợng lao động thấp, khả năng cạnh tranh yếu, tình hình 1118
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 lao động ở nƣớc ngoài phức tạp, hệ thống doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn non trẻ. Chính vì thế đặt ra yêu cầu cần phải nhận diện, đánh giá chính xác những hạn chế, bất cập và nguyên nhân dẫn đến nhƣng hạn chế trong quá trình xuất khẩu lao động nói chung và xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan nói riêng. Từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp có tính đột phá nhằm phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan 2.NỘI DUNG 1. Một số bất cập trong xuất khẩu lao động sang thị trƣờng Đài Loan 1.1. Bất cập trong chất lƣợng lao động Việt Nam Lao động Việt Nam đƣợc biết đến với ―ba không‖: không nghề, không ngoại ngữ và không tác phong công nghiệp. Điều này trở thành một bất lợi lớn cho lao động nƣớc ta khi làm việc ở nƣớc ngoài, đặc biệt là thị trƣờng Đài Loan. Trình độ tay nghề của lao động Việt Nam khi xuất khẩu ra nƣớc ngoài rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy thu nhập của ngƣời lao động Việt Nam luôn thấp hơn lao động xuất khẩu của các nƣớc khác. Bên cạnh đó, sức khỏe của lao động vẫn còn rất nhiều hạn chế. Lao động Việt Nam chỉ đủ sức khỏe làm các công việc ở các ngành nghề nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, làm việc trong các nhà máy còn các công việc nhƣ đi biển, xây dựng thì chƣa đạt yêu cầu. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam rất kém. Những mâu thuẫn trong lao động đều xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ giữa giới chủ và lao động Việt Nam. Nhiều lao động bị trả về nƣớc trƣớc thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Đồng thời, thiếu kỷ luật lao động là vấn đề gây ra tai tiếng cho lao động Việt Nam khi làm việc ở nƣớc ngoài. Lao động Việt Nam khi 1119
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 làm việc ở các nƣớc sở tại đều thiếu kỷ luật và thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện bảo hộ lao động. Bằng chứng là rất nhiều lao động nƣớc ta làm việc tại Đài Loan thƣờng xuyên bị tai nạn lao động. Nếu nhƣ trƣớc đây, số lao động phá vỡ hợp đồng và bỏ trốn ra ngoài làm việc tại Đài Loan không đáng kể, thì hiện nay, theo số liệu của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại thị trƣờng Đài Loan công bố, trung bình mỗi tháng có khoảng 600 lao động bỏ trốn và số lƣợng này có dấu hiệu ngày càng gia tăng36. Nguyên nhân của việc lao động bỏ trốn ra ngoài làm chui tại thị trƣờng Đài Loan 1 phần lớn bởi phí thu xuất cảnh quá cao; sau khi hết thời hạn hợp đồng ngƣời lao động đã bỏ trốn sống chui lủi, nhằm kiếm thu nhập bù đắp phần chi phí đã phải bỏ ra quá lớn; dẫn đến nguy cơ đóng cửa thị trƣờng Đài Loan bị đẩy lên cao. Làm cho tình hình ở thị trƣờng này trở nên lộn xộn và phức tạp, một số lao động sau khi bỏ trốn đã kết hợp với nhau lập thành các băng đảng trộm cƣớp, trấn lột, bảo kê mà nguy hiểm hơn đối tƣợng nhắm vào lại là chính các đồng hƣơng của mình, gây mất trật tự, an ninh xã hội của nƣớc sở tại. Một điều đáng nói là số lao động phải về nƣớc trƣớc hạn do vi phạm hợp đồng, nhà máy phá sản, thu nhập thấp , tại thị trƣờng này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong số lao động xuất khẩu hàng năm và đứng vị trí cao trong số các thị trƣờng xuất khẩu lao động. 1.2. Bất cập trong khâu quản lý xuất khẩu lao động Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở Đài Loan, tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp có văn phòng đại diện để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động của mình, điều đó chứng tỏ phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động theo kiểu ―đem con bỏ chợ‖. Chính vì vậy đã xuất hiện nhiều hiện tƣợng nhức nhối sau: 1120
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Thứ nhất, ngƣời lao động bị lừa đảo: Đã có nhiều hiện tƣợng lừa đảo xuất khẩu lao động từ cá nhân tự phát đến có tổ chức tại Việt Nam. Điều này xuất phát một phần từ nhu cầu muốn đƣợc xuất khẩu lao động từ phía ngƣời dân trong nƣớc. Nhiều lao động Việt Nam tại Đài Loan bị lừa đảo hợp đồng lao động và bị ngƣợc đãi, đánh đập, bỏ đói và phải tìm kiếm sự can thiệp để về Việt Nam. Thứ hai, ngƣời lao động vi phạm hợp đồng và bị bóc lột sức lao động: Việc vi phạm hợp đồng có thể diễn ra từ nhiều phía: nhà môi giới, nhà tuyển dụng hoặc lao động. Các lao động Việt Nam bị nhà môi giới xuất khẩu bỏ mặc ngay sau khi sang nƣớc ngoài, nhận đƣợc việc làm không theo nội dung nhƣ trong hợp đồng; một số rơi vào tình trạng việc làm lúc có lúc không, bị quỵt lƣơng, bị chuyển nơi làm việc nặng liên tục nhƣ bốc vác, hàn xì, đổ bê tông Đài Loan đƣợc xem là thị trƣờng có thu nhập thấp và rủi ro cao, ngƣời lao động có thể phải làm việc 12 giờ mỗi ngày tại những công trƣờng có công việc nặng nhọc trong điều kiện lao động nguy hiểm mà công nhân địa phƣơng không chịu làm và nhiều tháng liền không đƣợc trả lƣơng đồng thời bị ngƣợc đãi, đánh đập. Thứ ba, ngƣời lao động phải về nƣớc trƣớc thời hạn do mất việc làm: Khi ngƣời sử dụng lao động Việt Nam không may lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, bị phá sản, phải cắt giảm nhân công hay sa thải nhân công thì hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt trƣớc thời hạn, ngƣời lao động sẽ bị mất việc làm và phải trở về nƣớc trƣớc thời hạn. Có ngƣời đã tích lũy đủ số tiền và phần nào ổn định đƣợc cuộc sống sau khi về nƣớc nhƣng cũng có ngƣời lại rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Mặt khác, có những trƣờng hợp do ngƣời sử dụng lao động không trả hoặc đánh mất hộ chiếu của ngƣời lao động khiến ngƣời lao động không thể trở về nƣớc, khiến cho họ trở thành ngƣời nhập cƣ bất hợp pháp và phải chịu bất cứ hình phạt nào theo quy định của nƣớc sở tại. 1.3. Bất cập từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động 1121
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hiện nay Việt Nam vẫn đang tập trung chủ yếu vào việc xuất khẩu lao động ở các thị trƣờng truyền thống và chƣa có sự phát triển những thị trƣờng mới trong bối cảnh thị trƣờng truyền thống đang ngày càng bị thu hẹp. Nhiều thị trƣờng nhiều tiềm năng nhƣ Anh, Mỹ, Canada, Pháp chƣa đƣợc quan tâm và khai thác nên có tình trạng lao động Việt Nam đang dẫm chân lên nhau tại nhiều thị trƣờng truyền thống37. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn có thái độ trông chờ, ỷ lại vào đối tác, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về quản lý lao động, chƣa chấp hành tốt những quy định về chế độ tuyển chọn, đào tạo, định hƣớng nhằm bảo vệ ngƣời lao động làm việc tại nƣớc ngoài. Một tình trạng khiến cho hình ảnh các công ty xuất khẩu lao động đang ngày càng xấu đi trong mắt ngƣời lao động đó là hiện tƣợng ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp lừa đảo và thủ đoạn môi giới lừa đảo, tuyển dụng ngày càng tinh vi, phức tạp. Trong thời gian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng xuất khẩu lao động nhƣng cũng làm công tác tƣ vấn và thu tiền bất hợp pháp của ngƣời lao động dƣới danh nghĩa đƣa đi học và làm việc tại nƣớc ngoài. Một số tổ chức, cá nhân đã nhập nhằng lập nên những cái gọi là ―trung tâm‖ hoặc ―công ty cung ứng lao động‖, mƣợn danh pháp nhân hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động với mục đích lừa đảo ngƣời lao động. Tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trƣờng tiềm năng, có thu nhập cao đang thực hiện thí điểm đặc biệt là ở những thị trƣờng hấp dẫn nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Canada, Mỹ Trong trƣờng hợp này ngƣời lao động bị thiệt hại về mặt tài chính nặng nề do số tiền nộp để đi xuất khẩu lao động là rất lớn, thậm chí còn có ngƣời phải trả giá bằng cả tính mạng, nhân phẩm. Đồng thời, 1122
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Chính phủ Việt Nam cũng nhƣ Chính phủ nƣớc sở tại có thể bị chịu ảnh hƣớng gián tiếp trong việc giải quyết hậu quả. 2. Nguyên nhân của bất cập - Ngƣời lao động đƣợc đƣa đi làm việc ở Đài Loan đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần lớn là chƣa qua một lớp đào tạo chính quy về tay nghề. Cuộc sống làm nghề nông ở một nƣớc còn kém phát triển nhƣ Việt Nam đã hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp; nhiều ngƣời trong số họ còn chƣa học hết phổ thông. Mặt khác, những lao động này hầu hết đều có cuộc sống rất khó khăn, khi đi làm việc ở nƣớc ngoài luôn mang trên vai gánh nặng thu nhập rất lớn nên họ thƣờng bất chấp tất cả miễn là kiếm đƣợc tiền cao. - Ngƣời lao động chƣa đƣợc tiếp cận đầy đủ thông tin về xuất khẩu lao động. Phần lớn ngƣời lao động không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để đi làm việc ở Đài Loan. Ở một số địa phƣơng, công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động còn chƣa chặt chẽ, chƣa kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vụ việc lừa đảo ngƣời lao động. Bên cạnh đó, việc mở tràn lan các chi nhánh, trung tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng làm cho tình hình trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. - Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động cấp nhà nƣớc với các cơ quan cấp địa phƣơng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này38. Chính vì thế, các cơ quan quản lý chƣa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Đài Loan, từ đó có phƣơng hƣớng chỉ đạo hay sự chấn chỉnh kịp thời để công tác xuất khẩu lao 1123
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 động đạt hiệu quả cao hơn. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong lĩnh vực xuất khẩu lao động chƣa tổ chức việc cung cấp một cách có hệ thống thông tin thị trƣờng lao động Đài Loan làm cơ sở cho hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp cũng nhƣ phổ cập hiểu biết cho ngƣời dân về xuất khẩu lao động. - Các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chƣa bám sát thực tế và thƣờng đi sau thực tế. Thủ tục xuất cảnh và các thủ tục khác có liên quan thƣờng rƣờm rà, phức tạp gây mất nhiều thời gian và tiền của của ngƣời lao động. goài ra, công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao động đƣợc tiến hành chƣa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN 3.1. Về phía Nhà nƣớc Thứ nhất, Nhà nƣớc cần ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ DN và ngƣời lao động sang làm việc tại Đài Loan. Nhà nƣớc cần hỗ trợ các DN về vốn đào tạo cán bộ quản lý, hỗ trợ các DN trong việc tìm kiếm đối tác. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cần phải thành lập phòng quan hệ quốc tế với chức năng cung cấp thông tin về thị trƣờng lao động của các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Xây dựng một trang web chuyên về xuất khẩu lao động sang Đài Loan bằng tiếng Việt: tổng hợp đầy đủ thông tin về thị trƣờng Đài Loan, các DN Việt Nam đƣợc phép XKLĐ sang thị trƣờng này, chi phí đi xuất khẩu lao động, và một số điều cần chú ý khi đi XKLĐ tại thị trƣờng này Việc cung cấp đầy đủ thông tin sẽ giúp ngƣời lao động tránh đƣợc hiện tƣợng ―cò mồi‖, nắm đƣợc các quy định khi sang làm việc tại Đài Loan đồng thời 1124
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 giúp các DN XKLĐ của Việt Nam tìm kiếm đối tác nhanh chóng, thuận tiện, không phải ký kết hợp đồng qua trung gian nữa. Ban Quản lý lao động Việt Nam ở Đài Loan cần có chính sách hỗ trợ các DN XKLĐ trong nƣớc tìm kiếm đối tác cũng nhƣ cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của đối tác cho DN Việt Nam trƣớc khi kí kết hợp đồng cung ứng lao động. Việc ký kết hợp đồng cung ứng lao động của các DN Việt Nam với các DN sử dụng lao động của Đài Loan phải thông qua Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan. Lao động Việt Nam chỉ đƣợc phép sang Đài Loan làm việc khi các DN cung ứng lao động Việt Nam có bản hợp đồng cung ứng lao động cho Đài Loan đã đƣợc thẩm tra và xác nhận bởi Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan nhằm tránh hiện tƣợng các DN Việt Nam ký kết với các DN trung gian. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ cho ngƣời lao động đi làm việc tại Đài Loan đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi, đối với các đối tƣợng là gia đình chính sách, các hộ quá nghèo có thể không tính lãi. Sửa đổi bổ sung chính sách bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động khi sang làm việc tại Đài Loan cũng nhƣ khi hết thời hạn hợp đồng về nƣớc; đồng thời tạo điều kiện cho ngƣời lao động Việt Nam khi làm việc tại Đài Loan đƣợc tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Việc này sẽ giúp cho ngƣời lao động đƣợc bồi thƣờng một cách thích hợp khi rủi ro mất việc làm, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra. Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ, chính phủ cần phải xử phạt nghiêm minh đối với các DN thiếu trách nhiệm trong việc tuyển chọn lao động cũng nhƣ trong công tác quản lý lao động tại Đài Loan. + Đối với những trƣờng hợp lao động đƣợc đƣa sang nhƣng không có việc làm thì các DN XKLĐ phải chịu hoàn toàn mọi phí tổn đi lại cũng nhƣ chi phí ăn ở của ngƣời lao động tại Đài Loan. 1125
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 + Nếu trong một thời gian mà vẫn không tìm đƣợc việc làm nhƣ đã thỏa thuận cho ngƣời lao động thì các DN phải chịu trách nhiệm đƣa lao động về nƣớc và phải hoàn trả lại phí cho ngƣời lao động. + Đối với những DN thiếu trách nhiệm, bỏ mặc ngƣời lao động tại Đài Loan thì Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội phải có biện pháp cƣỡng chế mạnh nhƣ thu hồi giấy phép kinh doanh tạm thời hoặc có thể là vĩnh viễn, bắt các DN này bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời lao động. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với các DN thực hiện XKLĐ sang Đài Loan. Thứ hai, các địa phƣơng cần phải kết hợp nhuần nhuyễn với các DN trong việc tuyển chọn lao động khi đƣa sang làm việc tại Đài Loan. Bộ Công an, Tổng cục Du lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan có liên quan cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động xuất cảnh ra nƣớc ngoài, cần tránh tình trạng xuất cảnh đi du lịch sau đó ở lại làm việc bất hợp pháp. Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải chọn lọc và đảm bảo tính khách quan về tình hình chung và các vụ việc liên quan, tăng cƣờng đƣa các gƣơng tốt, điển hình tiên tiến lên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; đồng thời cung cấp rộng rãi các thông tin liên quan đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Đài Loan và tên các DN đƣợc phép đƣa lao động sang làm việc tại Đài Loan cho ngƣời lao động biết. Các địa phƣơng cần nâng cấp cơ sở dạy nghề, sử dụng các trang thiết bị tiên tiến; phải coi việc đào tạo lao động đi nƣớc ngoài nhƣ là đào tạo công nhân lành nghề trong nƣớc và cần có các cơ sở dạy nghề dành riêng cho từng ngành nghề và thị trƣờng. Các cơ sở dạy tiếng cần phải biên soạn giáo trình riêng cho từng thị trƣờng, chủ yếu tập trung vào giao tiếp để lao động Việt Nam có thể thích ứng ngay khi sang nƣớc bạn làm việc. Riêng đối với thị trƣờng Đài Loan thì ngƣời lao động không chỉ phải học tiếng Anh mà còn phải học ngôn ngữ bản địa là tiếng Đài. 1126
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Ngoài ra, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cần thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn, các cuộc thi cán bộ quản lý giỏi trong việc đào tạo và quản lý XKLĐ; có chính sách khuyến khích các DN uy tín, làm ăn có hiệu quả thông qua một số hình thức nhƣ cho vay vốn ƣu đãi để DN mở rộng nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm đối tác hoặc giảm thuế thu nhập DN đối với các DN đƣa đƣợc nhiều lao động sang Đài Loan làm việc và đảm bảo việc làm cho các lao động đó. Thứ ba, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác quản lý lao động tại Đài Loan. Để tránh tình trạng lao động bị chủ chèn ép, bóc lột mà không đƣợc bảo vệ, Nhà nƣớc cần lập các chi nhánh quản lý lao động tại Đài Loan. Cần có cán bộ phụ trách am hiểu luật pháp và thị trƣờng thƣờng trực tại Đài Loan để giải quyết các tranh chấp, xung đột (nếu có) nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động. 3.2. Về phía DN xuất khẩu lao động Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng lao động trƣớc khi đƣa sang làm việc tại Đài Loan. Các DN XKLĐ của Việt Nam cần có chiến lƣợc tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động có chất lƣợng cao; cần có quy trình tuyển chọn chặt chẽ, hợp lý, thống nhất giữa địa phƣơng và các DN, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Các DN này cần có ban chuyên tuyển chọn lao động riêng, bao gồm những ngƣời có trình độ, am hiểu về thị trƣờng, pháp luật cũng nhƣ văn hóa của Đài Loan. Cần ƣu tiên lao động có tay nghề, lao động đã tốt nghiệp phổ thông rồi mới đến các lao động khác; lao động đƣợc tuyển chọn phải tham gia khóa học 2 tuần bắt buộc do Đài Loan tổ chức; quá trình thi lấy chứng chỉ phải đƣợc tiến hành công khai và đảm bảo không có tiêu cực. Có làm đƣợc nhƣ vậy thì chất lƣợng lao động mới đƣợc nâng cao và đáp ứng đƣợc yêu cầu của phía bạn. Đội ngũ cán bộ dạy nghề và dạy tiếng cần phải sang Đài Loan để khảo sát thực tế, tìm hiểu điều kiện làm việc cũng nhƣ công nghệ mà 1127
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nƣớc bạn đang áp dụng để về dạy cho lao động Việt Nam. Việc này sẽ giúp các lao động, đặc biệt là lao động trong ngành sản xuất và chế tạo không bị bỡ ngỡ khi sang làm việc. Các DN cần phải phổ biến pháp luật và văn hóa của Đài Loan cho các học viên thông qua các bài tập tình huống cụ thể, các ví dụ thực tế nhằm gây hứng thú cho ngƣời học và làm cho ngƣời học nắm đƣợc cách ứng xử phù hợp trong những trƣờng hợp tƣơng tự. Thứ hai, tăng cƣờng tính đoàn kết giữa các doah nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan. Các DN XKLĐ của Việt Nam sang Đài Loan phải liên kết với nhau, xây dựng thành một hiệp hội thống nhất. Đối với việc tuyển chọn lao động trong nƣớc, các DN này cần cạnh tranh với nhau một cách công bằng, không có những hành động làm tổn hại uy tín của các DN khác. Khi ra nƣớc ngoài các DN này cần phải đoàn kết với nhau để bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động Việt Nam nói chung và lao động của từng công ty nói riêng. Khi các DN Việt Nam liên kết lại với nhau sẽ giải quyết đƣợc rất nhiều vấn đề, ví dụ nhƣ việc chuyển lao động từ nơi có lao động nhƣng không có hợp đồng sang những nơi có hợp đồng nhƣng không có lao động. Thứ ba, nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý lao động nƣớc ngoài. Các DN cần gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với ngƣời lao động. Với những cán bộ quản lý phải sang Đài Loan để thƣờng trực thì các DN phải có chính sách tiền lƣơng cũng nhƣ phụ cấp thỏa đáng. Những ngƣời quản lý này cần đƣợc lựa chọn cẩn thận, đảm bảo có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu thị trƣờng Đài Loan và đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại giao; đồng thời cần phải có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm. Thứ tư, tích cực mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm đối tác. Các DN Việt Nam cần phải năng động trong việc tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng. Cần phải tìm hiểu kỹ về uy tín, tài chính của đối 1128
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tác. Đồng thời, cần nghiên cứu về nhu cầu thị trƣờng lao động của Đài Loan, cơ chế chính sách của chính phủ Đài Loan nhằm lựa chọn ra đƣợc các lĩnh vực tiềm năng để có thể tập trung nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và ngƣời lao ộng. Bên cạnh đó, cần phải tạo ra lực lƣợng lao động có chuyên môn tốt và có tay nghề cao thông qua việc đầu tƣ chuyên sâu về kỹ thuật, trang thiết bị giảng dạy. Tập trung chuyên môn vào một lĩnh vực để tạo uy tín, đồng thời không ngừng mở rộng và đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác. 3.3. Về phía ngƣời lao động - Chủ động tìm hiểu công việc và thị trƣờng Đài Loan, liên hệ trực tiếp với DN XKLĐ hoặc chính quyền địa phƣơng để nắm bắt các thông tin liên quan đến thị trƣờng, công việc, điều kiện sống và làm việc, thu nhập , nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng ký với DN XKLĐ, chủ sử dụng lao động để quyết định việc đi làm việc ở Đài Loan của mình. Không nghe theo lời dụ dỗ của các môi giới bất hợp pháp, các ―cò XKLĐ‖. - Chủ động nâng cao tay nghề của mình bằng việc tham gia học nghề một cách bài bản phù hợp với nhu cầu lao động của thị trƣờng Đài Loan; nâng cao nhận thức về ý nghĩa và mục đích XKLĐ; chuyên cần trong học ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Bahasa Đài Loan; rèn luyện sức khỏe, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật; trang bị kiến thức về xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán của ngƣời dân Đài Loan; học cách sống tự lập, tự quản tài chính và thu nhập, tự bảo vệ bản thân khi sống và làm việc ở Đài Loan. - Tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật liên quan đến các khoản phí đóng trƣớc khi đi XKLĐ; nghiên cứu kỹ các khoản phí mà DN XKLĐ đƣa ra nhằm phát hiện các khoản chi phí bất hợp lý; cƣơng quyết không nộp các khoản phí này đồng thời thông báo cho cơ quan chức năng biết để có hƣớng xử lý DN. 1129
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 - Chuẩn bị trƣớc các điều kiện về tài chính để đáp ứng các khoản chi phí trƣớc khi đi. Trong trƣờng hợp cần thiết có thể làm thủ tục vay ở ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phƣơng. - Thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hợp đồng đã ký, khi có phát sinh mâu thuẫn tìm kiếm cách giải quyết hiệu quả, nếu không đƣợc thì yêu cầu hỗ trợ từ DN XKLĐ hoặc Đại diện ngoại giao Việt Nam ở nƣớc ngoài; nghiêm cấm các hành động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của Đài Loan; nghiêm cấm việc tự ý phá vỡ hợp đồng ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp, làm mất trật tự, an ninh xã hội và ảnh hƣởng đến uy tín của cộng đồng LĐ Việt Nam. - Có kế hoạch học tập, tiêu dùng, tiết kiệm hợp lý để có tay nghề, kinh nghiệm và một số vốn nhất định khi kết thúc thời gian làm việc ở Đài Loan và sử dụng hiệu quả khi trở về quê nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Nguyễn Tiến Dũng (2010), Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. Hà Thị Minh Đức (2019), Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong cộng đồng Asean, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội TS. Lƣu Văn Hƣng (2011), Xuất khẩu lao động Việt Nam thời đổi mới và hội nhập, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Phòng thị trƣờng lao động - Cục quản lý lao động ngoài nƣớc (2019), Tình hình một số thị trƣờng tiếp nhận lao động ở Việt Nam 2018, Hà Nội. 1130