Giáo trình AutoCad - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình

doc 107 trang Gia Huy 4880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình AutoCad - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_autocad_trinh_do_cao_dang_truong_cao_dang_co_gioi.doc

Nội dung text: Giáo trình AutoCad - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:AUTOCAD NGHỀ: LẬP TRÌNH MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCGNB ngày tháng năm 2017 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong hệ thống kiến thức chuyên ngành trang bị cho sinh viên nghề Lập trình máy tính, mô đun góp phần cung cấp những nội dung liên quan đến việc vẽ trong xây dựng và vẽ kỹ thuật. Các nội dung chính được trình bày trong tài liệu này gồm các bài: Bài 1: Giới thiệu Bài 2: Các lệnh cơ bản Bài 3: Phép biến đổi hình, sao chép hình và quản lý bản vẽ theo lớp Bài 4: Vẽ ký hiệu vật liệu, ghi và hiệu chỉnh văn bản Bài 5: Các lệnh và hiệu chỉnh kích thước Bài 6: Các lệnh hiệu chỉnh, các lệnh làm việc với khối Bài 7: Trình bày và in bản vẽ trong AutoCAD Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Ninh Bình, ngày tháng năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên – Nguyễn Ngọc Kiên 2. Phạm Thị Thoa 3. Nguyễn Anh Văn 3
  4. MỤC LỤC STT Tên bài Trang 1 Bài 1: Giới thiệu 5 2 Bài 2: Các lệnh cơ bản 18 3 Bài 3: Phép biến đổi hình, sao chép hình và quản lý bản vẽ 25 theo lớp 4 Bài 4: Vẽ ký hiệu vật liệu, ghi và hiệu chỉnh văn bản 43 5 Bài 5: Các lệnh và hiệu chỉnh kích thước 61 6 Bài 6: Các lệnh hiệu chỉnh, các lệnh làm việc với khối 71 7 Bài 7: Trình bày và in bản vẽ trong AutoCAD 95 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Mô đun: Autocad Mã số mô đun: MĐ 27 VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau các môn học chung và các môn lý thuyết cơ sở; - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Trình bày được các công cụ của phần mềm Autocad; + Trình bày được các thao tác vẽ cơ bản, các kỹ thuật xử lý bản vẽ và các thiết lập bản vẽ theo mẫu. - Kỹ năng: + Thực hiện thành thạo các tính năng của autocad, vẽ được các bản vẽ theo yêu cầu. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành Tra 1 Bài 1: Giới thiệu 5 5 0 2 Bài 2: Các lệnh cơ bản 30 5 24 1 3 Bài 3: Phép biến đổi hình, sao chép 35 6 28 1 hình và quản lý bản vẽ theo lớp 4 Bài 4: Vẽ ký hiệu vật liệu, ghi và 30 7 22 1 hiệu chỉnh văn bản 5 Bài 5: Các lệnh và hiệu chỉnh kích 20 4 15 1 thước 6 Bài 6: Các lệnh hiệu chỉnh, các lệnh 20 4 15 1 làm việc với khối 7 Bài 7: Trình bày và in bản vẽ trong 20 4 19 AutoCAD Cộng 160 35 120 5 5
  6. BÀI 1: GIỚI THIỆU Mã bài: MĐ 27 B01 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về vẽ kỹ thuật; - Mô tả được các menu và các thanh chức năng; - Mô tả được cách nhập các lệnh và dữ liệu; - Cài đặt được phần mềm Autocad; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung chính: 1. Tính tiện ích của AutoCAD: Việc thiết kế trên máy vi tính giúp cho bạn có thể lên được nhiều phương án trong một thời gian ngắn và sửa đổi bản vẽ một các nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều so với cách làm thủ công. Ngoài ra bạn có thể tra hỏi các diện tích, khoảng cách trực tiếp trên máy. AutoCAD là một phần mền thiết kế trên máy vi tính cá nhân được sử dụng tương đối rộng rãi trong các ngành : - Thiết kế kiến trúc - xây dựng và trang trí nội thất. - Thiết kế hệ thống điện, nước. - Thiết kế cơ khí, chế tạo máy. - Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho các công trình văn hoá như trong các rạp chiếu phim, nhà hát - Thiết lập hệ thống bản đồ. Tại Việt Nam AUTOCAD đã từng được biết đến từ trên 10 năm trở lại đây. Tính tiện ích của nó đã ngày càng chinh phục được đông đảo đội ngũ các kỹ sư, kiến trúc sư thuộc nhiều đơn vị, ngành nghề khác nhau trong cả nước. Cho đến nay mặc dù các ứng dụng đồ hoạ phục vụ việc việc vẽ và thiết kế kỹ thuật đã xuất hiện thêm nhiều chương trình mới,có giao diện hoặc một số tính năng kỹ thuật rất nổi trội, song xét về toàn cục, thật khó có chương trình nào vượt hẳn được AUTOCAD . Ngày nay AUTOCAD đã thật sự trở thành một bộ phận không thể thiếu được đối với rất nhiều đơn vị thiết kế, thẩm kế xây dựng. Việc vẽ và xuất bản vẽ từ AUTOCAD đã trở thành điều đương nhiên nếu không nói là bắt buộc đối với hầu hết các hồ sơ thiết kế công trình 2. Giao diện của AutoCAD 6
  7. Sau khi khởi động AutoCAD sẽ xuất hiện màn hình làm việc của AutoCAD . Toàn bộ khung màn hình có thể được chia làm 4 vùng: Màn hình giao diện của AUTOCAD 2007 Vùng I Chiếm phần lớn diện tích màn hình. Vùng này cùng để thể hiện bản vẽ mà bạn sẽ thực hiện và được gọi là vùng Graphic (phần màn hình dành cho đồ hoạ). Trong suốt quá trình vẽ trên vùng đồ hoạ xuất hiện hai sợi tóc (Crosshairs) giao nhau, một sợi hướng theo phương trục X một hướng theo phương trục Y. Khi ta di chuyển chuột sợi tóc cungc chuyển động theo và dòng nhắc cuối màn hình (vùng II) sẽ hiển thị toạ độ giao điểm của hai sợi tóc đó (cũng chính là toạ độ con trỏ chuột). Vùng II Chỉ dòng trạng thái (dòng tình trạng - Status line). ở đây xuất hiện một số thông số và chức năng của bản vẽ (Status Bar). Các Status Bar này vừa là các thông báo về trạng thái (chọn hoặc không chọn), vừa là hộp chọn (khi bấm chuột vào đây trạng thái sẽ được chuyển ngược lại). Ví dụ khi chế độ bắt điểm (SNAP) 7
  8. đang là ON, nếu ta bấm chuột vào ô chữ SNAP trên dòng trạng thái thì chế độ bắt điểm (SNAP) sẽ được chuyển thành OFF. Vùng III Vùng gồm các menu lệnh và các thanh công cụ. Mỗi Menu hay mỗi nút hình tượng trên thanh công cụ tương ứng với một lệnh của AutoCAD , sẽ được giới thiệu kỹ hơn mục sau. Vùng IV Vùng dòng lệnh (Dòng nhắc). Khi bạn nhập lệnh vào từ bàn phím hoặc gọi lệnh từ Menu thì câu lệnh sẽ hiện thị sau từ Command: Làm việc với AutoCAD là một quá trình hội thoại với máy, do đó bạn phải thường xuyên quan sát dòng lệnh trong AutoCAD để có thể kiểm tra xem lệnh nhập hoặc gọi đã đúng chưa. 3 Menu và Toolbar AutoCAD Menu Bar AutoCAD 2002 có 11 danh mục Menu (vùng III), các Menu này được xếp ngay bên dưới dòng tiêu đề. Đó là các Menu dạng kéo xuống (Pull down menu), các chức năng Nenu sẽ xuất hiện đầy đủ khi la kích chuột lên danh mục của menu đó. Tên và chức năng chính của các danh mục Menu đó được cho trong bảng sau: Danh mục Menu STT Minh họa Chức năng File Menu Menu này đảm trách toàn bộ các chức năng làm việc với File trên đĩa (mở File,ghi File,xuất nhập File ). Ngoài 1 ra còn đảm nhận việc định dạn trang in; khai báo các tham số điều khiển việc xuất các số liệu trên bản vẽ hiện tại ra giấy hoặc ra File 8
  9. Menu Edit Liên quan đến các chức năng chỉnh sửa số liệu dạng tổng quát: đánh dấu văn 2 bản sao 1-u vào bộ nhớ tạm thời (Copy); dán (Paste) số liệu từ bộ nhớ tạm thời ra trang hình hiện tại Menu View Liên quan đến các chức năng thể hiện màn hình AutoCAD. Khôi phục màn 3 hình (Redraw); thu phóng hình (Zoom); đẩy hình (Pan); tạo các Viewport; thể hiện màn hình duới dạng khối (Shade hoặc Render) v.v Menu Insert Sử dụng để thực hiện các lệnh chèn. Các dạng số liệu được chèn vào có thể 4 là các khối (Block); các file ảnh; các đối tượng 3D Studio; các file ảnh dạng Metafile; các đối tượng OLE v.v 9
  10. Menu Format Sử dụng để định dạng cho các đối tượng vẽ.Các đối tượng định dạng có 5 thể là các lớp(Layer); định dạng màu sắc (Color);kiểu đường; độ mảnh của đường ; kiểu chữ; kiểu ghi kích thước; kiểu thể hiện điểm v.v Menu Tools Chứa các hàm công cụ đa mục đích. Từ đây thực hiện rất nhiều dạng công việc khác nhau : soát chính tả cho đoạn văn bản tiếng Anh (Spelling); gọi hộp thoại thuộc tính đối tượng (Properties); tải các chương trình dạng ARX, LSP tạo 6 các Macro; dịch chuyển gốc tọa độ v.v Ngoài ra chức năng Options từ danh mục Menu này cho phép người sử dụng lựa chọn rất nhiều thuộc tính giao diện khác ( màu nền,chế độ khởi động;kích thước con trỏ;Font chữ hiển thị v.v 10
  11. Menu Draw Là danh mục Menu chứa hầu hết các lệnh vẽ cơ bản của AutoCAD. Từ các lệnh vẽ đường đến các lệnh vẽ mặt, vẽ khối; từ các lệnh vẽ đường thẳng, đoạn thẳng đến các lệnh vẽ phức tạp; từ các 7 lệnh làm việc với đường đến các lệnh làm việc với văn bản (Text), đến các lệnh tô màu, điền mẫu tô, tạo khối và sử dụng khối v.v Tóm lại đây là danh mục Menu chủ yếu và quan trọng nhất của AutoCAD. . Menu Dimension Bao gồm các lệnh liên quan đến việc ghi và định dạng đường ghi kích thước trên bản vẽ. Các kích thước có thể được ghi theo kích thước thẳng, kích thước góc, đường kính,bán kính;ghi dung sai; 8 ghi theo kiểu chú giải v.v Các dạng ghi kích thước có thể được chọn lựa theo các tiêu chuẩn khác nhau, có thể được hiệu chỉnh để phù hợp với tiêu chuẩn của từng quốc gia;từng bộ, ngành . 11
  12. Menu Modify Là danh mục Menu liên quan đến các lệnh hiệu chỉnh đối tượng vẽ của AutoCAD. Có thể sử dụng các chức năng Menu tai đây để sao chép các đối tượng vẽ; xoay đối tượng theo một trục; tạo ra một nhóm đối tượng từ một đối tượng gốc (Array); lấy đối xứng qua 9 trục (Mirror); xén đối tượng (Trim) hoặc kéo dài đối tượng (Extend) theo chỉ định Đây cũng là danh mục Menu quan trọng của AutoCAD, nó giúp người sử dụng có thể nhanh chóng chỉnh sửa các đối tượng đ∙ vẽ, giúp cho công tác hoàn thiện bản vẽ và nâng cao chất lượng bản vẽ. Menu Windows Là Menu có thể tìm thấy trong hầu hết các ứng dụng khác chạy trong môi 10 trường Windows. Các chức năng Menu ở đây chủ yếu phục vụ việc xếp sắp các tài liệu hiện mở theo một quy luật nào đó nhằm đạt hiệu quả hiển thị tốt hơn Menu Help Là Menu gọi đến các chức năng hướng dẫn trực tuyến của AutoCAD . Các hướng dẫn từ đây được trình bày tỉ mỉ, 11 cụ thể, đề cập đến toàn bộ các nội dung của AutoCAD. Đây cũng là công cụ rất quan trọng và hữu ích cho việc tự nghiên cứu và ứng dụng AutoCAD trong xây dựng các bản vẽ kỹ thuật. 12
  13. Toolbar AutoCAD 2002 có tất cả 24 thanh Toolbar. mỗi hộp chọn (Toolbox) lại liên quan đến một lệnh hoặc chức năng cụ thể nào đó của môi trường CAD. Để gọi Toolbar nào đó có th thực hiện như sau: Chọn Menu View - Toolbars sẽ xuất hiện hộp thoại hình 1. Từ hộp thoại này nếu muốn Toolbar nào đó được hiện thìchỉ việc bấm chuột lên hộp chọn (bên trái) tên của Toolbar đó. Sau khi Toobar đã được hiện sẽ thấy xuất hiện dấu chọn bên cạnh tên Toolbar đó, nếu muốn thôi hiện thì chỉ việc bấm lại vào hộp chọn là được. Việc sử dụng các hộp công cụ (Toolbox) từ các Toolbar để thực hiện các lệnh AutoCAD nói chung là khá nhanh và tiện dụng. Các hộp công cụ lại được thiết kế theo dạng đồ hoạ khá trực quan, khi di chuyển con trỏ chuột lên phần màn hình của hộp công cụ, còn thấy xuất hiện lời nhắc (Tooltip) cho biết đây là hộp công cụ gì, do vậy việc sử dụng toolbar lại càng trở nên trực quan và tiện dụng. Tuy vậy nếu trên màn hình của AutoCAD ta cho hiện tất cả 24 Toolbar thì phần màn hình sẽ trở nên rối, rất khó quan sát, tốc độ thực hiện lệnh cũng sẽ bị chậm hơn do vậy người ta thường chỉ cho hiện những Toolbar cần thiết nhất, hay được sử dụng nhất mà thôi. Hiển thị Toolbar thep yêu cầu của người sử dụng 13
  14. Các Toolbar thông thường được đặt ở chế độ thường trực mỗi khi khởi động AutoCAD là : Standard: Draw: Modify: ObjectProperties: Dimension: Các phím nóng trong AutoCAD Các phím nóng thông dụng Phím nóng Lệnh liên quan F1 Gọi lệnh hướng dẫn trực tuyến F2 Chuyển màn hình từ chế độ đồ hoạ sang chế độ văn bản F3 (hoặc Ctrl -F) Tắt mở chế độ truy bắt điểm (Osnap) Chuyển từ mặt chiếu trục đo này sang mặt chiếu trục đo F4 (hoặ c Ctrl- E) khác (chỉ thực hiện được khi Snap settings đặt ở chế độIsometric snap). Mở chế độ hiển thị động toạ độ con trỏ trên màn F6 (hoặc Ctrl- D) hình đồ hoạ (hiện toạ độ ở dòng trạng thái). F7 (hoặc Ctrl -G) Mở chế độ hiển thị lưới điểm (Grid) 14
  15. Mở chế độ ORTHO (khi ở chế độ này thì đường F8 (hoặc Ctrl -L) thẳng sẽluôn là thẳng đứng hoặc nằm ngang). Mở chế độ SNAP(ở chế độ này con trỏ chuột sẽ F9 (hoặc Ctrl -B) luôn đượcdi chuyển theo các bước hướng X và hướng Y - được định nghĩatừ hộp thoạiSnapsettings). F10 (hoặc Ctrl - U) Mở chế độ Polar tracking (dò điểm theo vòng tròn). F11 (hoặc Ctrl- W) Mở chế độ Object Snap Tracking (OSNAP). Ctrl - 1 Thực hiện lệnh Properties Ctrl - 2 Thực hiện lệnh AutoCAD Design Center Ctrl - A Tắt mở các đối tượng được chọn bằng lệnh Group Ctrl - C Copy các đối tượng hiện đánh dấu vào Clipboard Ctrl - J Thực hiện lệnh trước đó (tương đương phím Enter). Ctrl - K Thực hiện lệnh Hypelink Ctrl - N Thực hiện lệnh New Ctrl - O Thực hiện lệnh Open Ctrl - P Thực hiện lệnh Plot/Print Ctrl - S Thực hiện lệnh Save Ctrl - V Dán nội dung từ Clipboardvào bản vẽ Ctrl - X Cắt đối tượng hiện đánh dấu và đặt vào Clipboard Ctrl - Y Thực hiện lệnh Redo Ctrl - Z Thực hiện lệnh Undo Enter (Spacebar) Kết thúc lệnh (hoặc lặp lại lệnh trước đó). ESC Hủy lệnh đang thực hiện Shift - chuột phải Hiện danh sách các phương thức truy bắt điểm. 15
  16. 4. Các lệnh thiết lập bản vẽ Nằm trong chương trình học autocad 2015 tiếng việt, hôm nay tôi và các bạn cùng nhau bước qua bài số 3 với nội dung Thiết lập mới một bản vẽ để tìm hiểu xem tại sao lại phải thiết lập mới một bản vẽ và ý nghĩa cũng như ứng dụng của việc thiết lập mới có tầm quan trọng thế nào trong một bản vẽ kỹ thuật. Để dần hoàn thiện kỹ năng vẽ autocad các bạn nên thực hiện bằng cách nhập lệnh tắt trên bàn phí để rèn luyện kỹ năng vẽ ngay từ ban đầu nhằm mục đích tiết kiệm thời gian làm việc sau này. Người xưa có câu “Trăm hay không bằng tay quen” Nên ngay từ bây giờ, các bạn hãy tập thói quen sử dụng lệnh tắt mỗi khi nhập lệnh. Các bạn có thể tham khảo thêm Lệnh tắt trong autocad để mở rộng kho lệnh trong bộ nhớ nhé! Để thiết lập mới một bản vẽ, chúng ta sử dụng lệnh MVSETUP. Để vào lệnh, các bạn nhập trên bàn phí lệnh: – Mvsetup => Enter – Nhập vào vào N => Enter Chúng ta chọn hệ đơn vị mét: – Nhập M => Enter Chúng ta nhập tỷ lệ của bản vẽ: Tùy chọn tỷ lệ phù hợp với bản vẽ theo bảng dưới. 16
  17. Nếu muốn chọn chọn tỷ lệ của bản vẽ là 1:100 thì chúng ta nhập vào là: – 100 => enter Các bạn nhập vào kích thước của khổ giấy thể hiện bản vẽ. Kích thước khổ giấy Ở đây tôi chọn khổ giấy A4 nên tôi nhập vào là: – 297 => enter – 210 => enter 17
  18. BÀI 2: CÁC LỆNH CƠ BẢN Mã bài: MĐ 27 B02 MỤC TIÊU: - Trình bày được trang in, căn chỉnh các công cụ trên giấy vẽ; - Thiết lập được trang in, thực hiện lện in với tài liệu; - Sử dụng được các công cụ căn chỉnh trang giấy vẽ; - Sử dụng được các nút trên thanh thuộc tính để định lại tính chất của trang giấy vẽ; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. NỘI DUNG 1. Lệnh LINE vẽ các đoạn thẳng - Đoạn thẳng là đoạn trong đó bào gồm ít nhất có 2 điểm có tọa độ - Tọa độ điểm được xác đính bởi mặt phẳng oxy (một điểm được xác định bởi hai trục ox, oy) - Xác định đoạn thẳng bằng cách xác định tọa độ của điểm đầu điểm cuối (điểm đầu hoặc điểm cuối có thể nằm trên một đoạn thẳng khác). - Khi vẽ đoạn thẳng cần xác định tính tương đối hoặc tuyệt đối + Tính tương đối: Một đoạn thẳng có thể song song với các trục ox, oy, hoặc có các góc với các trục ox hay oy và có tọa độ điểm + Tính tuyệt đối: Một đoạn thẳng mang tính tuyệt đối khi và chỉ khi đoạn thẳng được xác định bởi điểm đầu và điểm cuối. B1. Thực hiện lệnh L B2. Chọn cách thức vẽ (vẽ đoạn thẳng mang tính tương đối hoặc tuyệt đối) + Vẽ đoạn thẳng mang tính tuyện đối Nhập tọa độ điểm đầu tiên (ox,oy) Nhập tọa độ điểm thứ hai (ox, oy) Nhập tọa độ điểm thứ n (ox, oy) + Vẽ đoạn thẳng mang tính tương đối Nhấp chuột để chọn điểm đầu tiên Nhấp chuột chọn điểm thứ hai Nhấp chuột chọn điểm đầu tiên Chọn độ dài đoạn thẳng Chọn góc cho đoạn thẳng (so với trục ox, oy) 18
  19. B3. Sử dụng phím để kết thúc lệnh hoặc sử dựng phím để gọi lại lệnh vẽ đoạn thẳng 2. Lệnh CIRCLE vẽ hình tròn Có 4 phương pháp vẽ đường tròn - Vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính (hoặc đường kính) Center, Radius hoÆc Diameter - Vẽ đường tròn qua 3 điểm: 3p + Nhập điểm thứ 1 có thể sử dụng tọa độ trực tiếp hoặc truy bắt điểm + Nhập điểm thứ 2 có thể sử dụng tọa độ trực tiếp hoặc truy bắt điểm + Nhập điểm thứ 3 có thể sử dụng tọa độ trực tiếp hoặc truy bắt điểm - Vẽ đường tròn qua 2 điểm: 2p hai điểm tương ứng với điểm đầu và điểm cuối của đường kính + Nhập điểm đầu của đường kính có thể sử dụng tọa độ trực tiếp hoặc truy bắt điểm + Nhập điểm cuối của đường kính có thể sử dụng tọa độ trực tiếp hoặc truy bắt điểm - Vẽ đường tròn qua hai đối tượng và có bán kính R (TTR) + Chọn đối tượng thứ nhất đường tròn tiếp xúc + Chọn đối tượng thứ hai đường tròn tiếp xúc + Nhập bán kính đường tròn B1. Thực hiện lệnh C B2. Chọn cách thức vẽ đường tròn (vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính đường tròn) B3. Nhập tạo độ tâm đường tròn (tọa độ tâm có thể tuyệt đối, tương đối, hoặc truy bắt điểm) B4. Nhập đường kính (hoặc bán kính) B5. Sử dụng phím hoặc phím space để kết thúc hoặc gọi lại lệnh 3. Lệnh ARC vẽ cung tròn Có 6 cách vẽ cung tròn - Vẽ cung tròn đi qua 3 điểm + Nhập tọa độ điểm thứ nhất + Nhập tạo độ điểm thứ hai + Nhập tọa độ điểm thứ ba - Vẽ cung tròn với điểm đầu, điểm cuối, tâm + Nhập tọa độ điểm đầu 19
  20. + Nhập tọa độ tâm + Nhập tọa độ điểm cuối - Vẽ cung tròn với điểm đầu, điểm cuối và góc ở tâm + Nhập giá trị điểm đầu + Nhập giá trị điểm cuối + Nhập giá trị góc ở tâm - Vẽ cung tròn với điểm đầu, tâm, dây cung + Nhập tọa độ điểm đầu + Nhập tọa độ tâm + Nhập giá trị độ dài dâu cung - Vẽ cung tròn với điểm đầu, điểm cuối, bán kính + Nhập tọa độ điểm đầu + Nhập tọa độ điểm cuối + Nhập độ dài bán kính - Vẽ cung tròn với điểm đầu, điểm cuối và góc ở tâm + Nhập tọa độ điểm đầu + Nhập tọa độ điểm cuối + Nhập độ góc ở tâm B1. Thực hiện lệnh ARC B2. Chọn cách thức vẽ cung (vẽ cung trò qua 3 điểm) B3. Nhập tọa độ 3 điểm (tọa độ tâm có thể tuyệt đối, tương đối, hoặc truy bắt điểm) B4. Sử dụng phím hoặc phím space để kết thúc hoặc gọi lại lệnh 4. Lệnh ELLIPSE vẽ Elip hoặc một cung Elip Có 3 cách vẽ Elip - Vẽ Elip bằng nhập tọa độ một trục và độ dài nửa trục còn lại + Nhập tọa độ điểm đầu, điểm cuối của trục thứ nhất + Nhập độ dài nửa trục còn lại - Vẽ Elip bằng tâm và các trục + Nhập tọa độ điểm tâm của Elip + Nhập nửa độ dài của trục thứ nhất, thứ hai - Vẽ cung của Elip + Nhập tọa độ điểm đầu của trục thứ nhất + Nhập tọa độ điểm cuối của trục thứ nhất + Nhập giá trị độ dài nửa trục thứ nhất 20
  21. + Chọn góc dây cung B1. Thực hiện lệnh EL B2. Chọn cách thức vẽ Elip (vẽ Elip bằng tọa độ một trục, và nửa độ dài trục còn lại) B3. Nhập tọa độ điểm đầu, điểm cuối của trục thứ nhất (tọa độ tâm có thể tuyệt đối, tương đối, hoặc truy bắt điểm) B4. Nhập độ dài nửa trục còn lại B5. Sử dụng phím hoặc phím space để kết thúc hoặc gọi lại lệnh 5. Lệnh PLINE vẽ đường đa tuyến: PL Specify start point: -Nhập điểm đầu của đường thẳng Current line-width is 0.0000 -Thể hiện chiều rộng hiện hành Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: -Nhập điểm thứ 2 hoặc chọn các tham số khác của lệnh pline 6. Lệnh POLYGON vẽ đa giác đều Cách vẽ đa giác như sau Sử dụng lệnh POL Nhập số cạch cần vẽ Nhập tọa độ tâm Nhập tọa độ một điểm đầu, điểm cuối của một cạch B1. Thực hiện lệnh POL B2. Nhập số cạnh B3. Nhập tọa độ tâm B4. Nhập tọa độ điểm đầu, điểm cuối của một cạnh B5. Sử dụng phím hoặc phím space để kết thúc hoặc gọi lại lệnh 7. Lệnh RECTANG vẽ hình chữ nhật Sử dụng lệnh REC + Nhập giá trị điểm đầu + Nhập giá trị độ dài cạnh thứ nhất của hình chữ nhật + Nhập giá trị độ dài cạnh thứ hai của hình chữ nhật B1. Thực hiện lệnh REC B2. Nhập giá trị điểm đầu B3. Nhập độ dài cạnh thứ nhất, độ dài cạnh thứ 2 B4. Sử dụng phím hoặc phím space để kết thúc hoặc gọi lại lệnh 21
  22. 8. Lệnh SPLINE vẽ đường cong Lệnh vẽ đường cong đi qua các điểm cố định trước các điểm này gọi là control; Sử dụng lệnh SPLINE để vẽ các đường cong đặc biệt và có hình dạng không đều đây là một trong các lệnh đòi hỏi người thực hiện phải thao tác chính xác và biết các điểm cho trước Vd: đường SPELINE để vẽ các đường đồng mức, các đường cong của ô tô các hình ảnh của địa lý, hoặc các biểu đồ trong tin học B1. Thực hiện lệnh SPL B2. Chọn điểm đầu của SPLINE B3. Chọn tọa độ điểm kế tiếp B4. Chọn tọa độ điểm n B5. Sử dụng phím hoặc phím space để kết thúc hoặc gọi lại lệnh 9. Lệnh POINT vẽ một điểm trên màn hình Lệnh Po dùng để xác định vị trí một điểm vẽ chính xác trên màn hình và có khối lệnh rất đơn giản Ví dụ: Po sau đó xác định điểm vẽ Lệnh DDP type xuất hiện hộp lệnh point stype và lúc này chúng ta chọn cách thức để truy bắt điểm 10. Lệnh DDPTYPE chọn kiểu và kích thước cho điểm vẽ Cách 1: Chọn Draw trên thanh công cụ > click vào biểu tượng Point Cách 2: Gõ lệnh Command: Point hoặc Po Cách 3: Trên Menu chính: chọn Draw\Point\Single Point Lệnh Command: Point Point: chỉ định điểm - Có thể thay đổi hình dạng và kích cỡ của Point bằng cách dùng lệnh Ddptype Cách 1: Gõ lệnh vào dòng Command: Ddptype Cách 2: Trên Menu chính : chọn Format\Point Style Cách 3: Trên Menu màn hình : chọn Draw 2\Point\Ddptype Sau khi Ddptype, xuất hiện hộp thoại Point Style như hình sau: Trong đó: + Miền trên cùng: là hình dạng Point + Point Size: Kích thước Point 22
  23. + Set Size Relative to Screen: kích cỡ tương đối so với mà hình (theo % so với màn hình). + Set Size inAbsolute Units: định kích thước tuyệt đối của điểm (theo đơn vị vẽ). 11. Lệnh ERASE xoá đối tượng đã lựa chọn khỏi bản vẽ ERASE Select objects: Specify opposite corner: Chọn đối tượng cần xóa Sau đó Enter hoặc phím Space 12. Lệnh TRIM xén một phần đối tượng Lệnh xóa đối tượng hay lệnh xén đối trượng và một phần đối tượng cho phép chúng ta xóa đối tượng khỏi hình, hoặc cắt bỏ một phần đối tượng trong hình xóa những phần thừa khi ta vẽ B1. Thực hiện lệnh TR B2. Chọn đối tượng cần xóa B3. Chọn điểm đầu cần xén B4. Chọn điểm thức hai cần xén B5. Sử dụng phím hoặc phím space để kết thúc hoặc gọi lại lệnh 13. Lệnh BREAK xoá một phần đối tượng CÁCH 1: Thao tác lệnh bằng cách sử dụng thanh công cụ modify\ break hoặc gõ lệnh break có thể gõ lệnh tắt br và nhấn enter.BREAK Select object: lựa chọn đối tượng củng chính là lựa chọn điểm đầu tiên. Có thể gõ lệnh truy bắt điểm để bắt điểm đầu tiên.Specify second break point or [First point]: Chọn vị trí thứ hai để tạo đoạn cần xén và nhớ bật truy bắt điểm cho chính xác. CÁCH 2: Tại dòng command: Gõ lệnh tắt br.BREAK Select object: Lựa chọn đối tượng cần xén bằng cách kích chuột trái vào đường đó. Specify second break point: Lựa chọn điểm thứ hai tương tự như điểm thứ nhất. Sau khi xong sẽ mất đi đoạn thẳng ở giữa hai điểm đó. 14. Lệnh EXTEND kéo dài đối tượng đến một đường biên xác định - Lệnh kéo dài đối tượng EX dùng đển kéo dài hoặc làm ngắn lại các đối tượng như đường thẳng hay cung tròn - Lệnh vát mép CHA là lệnh trong đó để thực hiện vát mép các đường vuông góc - Đối với lệnh EX B1. Thực hiện lệnh EX 23
  24. B2. Chọn đối tượng chặn B3. Nhấn để kết thúc lựa chọn đối tượng chặn B4. Chọn đối tượng cần kéo B5. Sử dụng phím hoặc phím space để kết thúc hoặc gọi lại lệnh 15. Lệnh CHAMFER làm vát mét đối tượng B1. Thực hiện lênh CHA B2. Chọn cách vát mép B3. Nhập khoảng cách thứ nhất B4. Nhập khoảng cách thứ hai B5. Chọn cạnh cần vát mép B6. Sử dụng phím hoặc phím space để kết thúc hoặc gọi lại lệnh 24
  25. BÀI 3: PHÉP BIẾN ĐỔI HÌNH, SAO CHÉP HÌNH VÀ QUẢN LÝ BẢN VẼ THEO LỚP Mã bài: MĐ 27 B03 MỤC TIÊU: - Trình bày được khái niệm về lớp; - Trình bày được các lệnh làm việc với lớp; - Trình bày được các loại nét vẽ ở bản vẽ kỹ thuật; - Sử dụng được các lệnh sao chép và biến đổi hình; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. NỘI DUNG 1. Các lệnh sao chép và biến đổi hình 1.1. Lệnh MOVE di chuyển một nhiều đối tượng Lệnh di chuyển một hay nhiều đối tượng Cú pháp: - Trên thanh công cụ, chọn Từ Modify menu, chọn Move - Command line: Move Select objects: Chọn các đối tượng muốn di chuyển Specify base point or displacement: Toạ độ điểm cơ sở (1) Specify base point or displacement: Specify second point of displacement or : Toạ độ điểm đích di chuyển tới (2) Điểm cơ sở (1) có thể là điểm bất kì : bên trong,bên ngoại hoăch trên đối tượng chọn.Đó là điểm mà sau khi kết thúc lệnh trong Move thì tọa độ điểm đó sẽ rơi đúng vào tọa độ điểm sẽ dịch đến (2). 1.2. Lệnh ROTATE xoay đối tượng quanh một điểm theo một góc Lệnh xoay đối tượng quanh một điểm chuẩn theo một góc 25
  26. Xoay đối tượng quanh 1 điểm bằng lênh Rotate Cú pháp: - Trên thanh công cụ, chọn Từ Modify menu, chọn Rotate - Command line: Rotate Select objects: Chọn các đối tượng muốn xoay Specify base point: Chỉ định điểm chuẩn (1) Specify rotation angle or [Reference]: chỉ định góc xoay hoặc di chuyển chuột cho đến khi đối tượng đạt được hướng mong muốn rồi nhấn điểm đích. 1.3. Lệnh SCALE thay đổi kích thước đối tượng vẽ Lệnh thay đổi kích thước đối tượng vẽ Lệnh Scale cho phép tăng giảm kích thước của một hay một nhóm đối tượng theo một tỷ lệ nhất định. Nếu các đối tượng này đã được ghi kích thước thì các giá trị kích thước sẽ được tự động cập nhật (với điều kiện ta chấp nhận giá trị mặc định của dòng nhắc Dim text trong lần ghi kích thước đó. `Cú pháp: - Trên thanh công cụ, chọn Từ Modify menu, chọn Scale - Command line: Scale Select objects: Chọn đối tượng thu phóng Specify base point: Chỉ định điểm chuẩn (1) 26
  27. Specify scale factor or [Reference]: Hệ số phóng hoặc R 1.4. Lệnh MIRROR lấy đối xứng gương Lệnh lấy đối xứng gương Tạo một hình đối xứng với một hình đã có trên bản vẽ qua một trục đối xứng xác định. - Trên thanh công cụ, chọn Từ Modify menu, chọn Mirror - Command line: Mirror Select object:(chọn đối tượng) Specify first point of mirror line: (điểm thứ nhất của trục đối xứng(1)) Specify second point of mirror line: (điểm thứ hai của trục đối xứng(2)) Delete old objects : (Y hoặc N) Trả lời Y để xóa các đối tượng cũ đi và trả lời N nếu muốn giữ các đối tượng cũ. Với các giá trị của thuộc tính trong Block, khi lấy đối xứng cũng chịu tác dụng của biến Mirrtextnhư đối với text. Ví dụ sau đây minh họa ảnh hưởng của biến Mirrtext. 27
  28. 1.5. Lệnh STRETCH kéo giãn đối tượng vẽ Lệnh kéo giãn đối tượng vẽ Cho phép di chuyển một phần đối tượng được chọn mà vẫn duy trì việc dính nối với phần còn lại. Các đối tượng có thể Stretch lines, arcs, Traces, Solids và Polylines Dim Cú pháp: - Trên thanh công cụ, chọn Từ Modify menu, chọn Stretch - Command line: Stretch Select objects: (chọn đối tượng muốn kéo dãn thông qua chế độ chạm khung) Specify base point or displacement: điểm cơ sở hay độ dời (3) Specify second point of displacement or : điểm thứ hai hay độ dời (4) Khi chọn đối tượng trong lệnh Stretch phải dùng kiểu chọn bằng cửa sổ (Crossing, Window, CPolygon, WPolygon) ít nhất một lần. Những đối tượng nào giao với khung cửa sổ chọn sẽ được kéo giãn (hoặc co lại) những đối tượng nào nằm lọt hẳn trong khung cửa sổ chọn sẽ được dời đi (Move). Nếu dùng chọn đối tượng kiểu cửa sổ nhiều lần, cửa sổ cuối cùng là cửa sổ chịu tác dụng của lệnh Stretch. Có thể loại (Remove) một hay nhều đối tượng khỏi danh sách đã lựa chọn hoặc thêm (Add) đối tượng vào danh sách chọn. 28
  29. Nếu không xác định cửa sổ khi chọn đối tượng, AutoCAD sẽ thông báo: You must select a window to Stretch (bạn cần chọn một cửa sổ để Stretch) và chấm dứt lệnh. 1.6. Lệnh COPY sao chép đối tượng Lệnh sao chép đối tượng - Trên thanh công cụ, chọn Từ Edit menu, chọn Copy - Command line: Copy Minh họa lệnh COPY 1.7. Lệnh OFFSET vẽ song song Lệnh vẽ song song Lệnh Offset cho phép tạo một đối tượng mới song song với đối tượng được chỉ ra và cách đối tượng này một khoảng xác định hay đi qua một điểm xác định. Đối tượng gốc có thể là một trong các dạng line, arc, pline, spline - Trên thanh công cụ, chọn Từ Modify menu, chọn Offset - Command line: Offset Specify offset distance or [Through] : nhập và khoảng cách giưa các đối tượng song song Select object to offset or : chọn đối tượng gốc Specify point on side to offset: chọn phía (phải hay trái) để đặt đối tượng phát sinh 29
  30. Select object to offset or : tiếp tục chọn hoặc ↵ để thoát Offset distance Tạo một đối tượng song song với đối tượng đã chọn thông qua khoảng cách. Specify point on side to offset: (chọn phía để đặt đối tượng mới bằng cách nhập vào một điểm bất kỳ về phía đó). 1.8. Lệnh ARRAY sao chép đối tượng theo dãy Lệnh sao chép tạo dãy Lệnh array cho phép sao chép đối tượng thành nhiều đối tượng và sắp xếp chúng theo dạng dãy chữ nhật (rectangular) hay dãy tròn (polar). - Trên thanh công cụ, chọn Từ Modify menu, chọn Array Array - Command line: Sau khi gọi lệnh Array sẽ xuất hiện hộp thoại hình 3 (nếu ta sử dụng lệnh - Array thì sẽ xuất hiện các dòng nhắc thay vì hiện hộp thoại. Tại cách nhập lệnh này các tham số lệnh sẽ được nhập theo phương thức hỏi đáp giống như phần lớn các lệnh của AutoCAD). Command line: - Array Select objects: chọn đối tượng gốc Select objects: ↵ để kết thúc chọn đối tượng Enter the type of array [Rectangular/Polar] : chọn kiểu sắp xếp đối tượng phát sinh là R hoặc P Enter the number of rows ( ) : số hàng các đối tượng sẽ phát sinh Enter the number of columns (|||) : số cột các đối tượng sẽ phát sinh Enter the distance between rows or specify unit cell ( ): giãn cách giữa các hàng của đối tượng phát sinh Specify the distance between columns (|||): giãn cách giữa các cột của đối tượng phát sinh 30
  31. Hộp thoại Array với lựa chọn Rectangular array Rectangular Tùy chọn này cho phép tạo ra một mảng theo dạng chữ nhật. AutoCAD sẽ yêu cầu nhập vào số hàng và cột, cũng như khoảng cách giữa các hàng và cột. Khi khoảng cách giữa các hàng là dương,số hàng là thêm vào sẽ nằm phía trên đối tượng cơ sở.Còn khi khoảng cách giữa các hàng âm thì ngược lại.Tương tụ như thế nếu khoảng cách giữa các cột là dương thì các cột thêm vào sẽ nằm ở phía bên phải đối tượng cơ sở và ngược lại. Với lựa chọn Rectangular này nếu khai báo từ hộp thoại hình 3 ta có thể chọn đối tượng cơ sở bằng cách bấm phím , sau khi bấm chọn phím này màn hình hộp thoại tạm thời bị cắt đi, ta có thể sử dụng chuột để chọn một hoặc nhiều đối tượng, sau khi kết thúc chọn hộp thoại hình 3sẽ lại tái hiện để ta tiếp tục thực hiện lệnh Array. + Các khai báo Row offset và Column ofset: là khoảng cách giữa các hàng và các cột của đối tượng sẽ được tạo ra. Các khoảng cách này có thể nhập 31
  32. trực tiếp bằng cách gõ số vào các ô tương ứng hoặc bấm để chỉ định chúng từ màn hình đồ hoạ. + Khai báo Angle of array: dùng để chỉ định góc quay xét theo hàng hoặc cột của các đối tượng phát sinh. Các tham số chọn từ hộp thoại này được sử dụng để tạo ra mô hình minh họa trên hộp thoại.Ví dụ trên hình ta chọn số hàng (rows)=3;số cột (columns)=4;góc nghiêng (Angle of aray)=30,thì trên phần thể hiện sẽ nhìn thấy khối hình gồm 3 hàng,4 cột được thể hiện nghiêng một góc 30 độ. Polar Tùy chọn này cho phép đặt các đối tượng được sao chép theo một đường tròn (circle) hay cung tròn (arc). Các đối tượng được sao chép có thể lấy cùng phương với đối tượng gốc hay sẽ được quay khi tạo dãy. Lệnh Array 32
  33. Hộp thoại Array với sự lựa chọn Polar array Hộp thoại hình 5 cũng có nhiều thành phần tương tự của hộp thoại hình 3, cách sử dụng các phím ; là hoàn toàn tương tự. Ngoài ra hộp thoại hình 5 còn có thêm các thành phần số liệu sau đây: + Center point X,Y: Là toạ độ của tâm phát sinh. Toạ độ này có thể nhập trực tiếp hoặc bấm chọn từ màn hình đồ hoạ thông qua công cụ . + Method: lựa chọn phương pháp và phát sinh dãy (phát sinh theo số lượng cho trước hay phát sinh liên tiếp các đối tượng theo góc ở tâm ) + : lựa chọn này nếu được chọn các đối tượng sẽ được tự động xoay đi một góc (hình 5), nếu không chọn thì sau khi phát sinh các khối hình mới sẽ có cùng hướng thể hiện như của đối tượng gốc. Trong tùy chọn này, nếu muốn thực hiện từ dòng nhắc theo cách nhập truyền thống thì các bước tiến hành sẽ là : - Command line: -Array Rectangular or Polar array (R/P): p ↵ Select objects: Specify opposite corner: chọn đối tượng cơ sở Select objects: ↵ để kết thúc chọn đối tượng 33
  34. Enter the type of array [Rectangular/Polar] : p Specify center point of array or [Base]: nhập toạ độ tâm xoay của các đối tượng sẽ phát sinh Enter the number of items in the array: số lượng đối tượng sẽ phát sinh Specify the angle to fill (+=ccw, -=cw) : góc phát sinh - nếu là 360 thì sẽ là phát sinh theo một vòng trong kín Rotate arrayed objects? [Yes/No] : có xoay đối tượng sau khi phát sinh không? (Y = có, N = không - xem hình 3.3) 1.9. Lệnh FILLET bo trong mép đối tượng Lệnh bo tròn đối tượng Minh hoạ lệnh FILLET - Trên thanh công cụ, chọn Từ Modify menu, chọn Fillet - Command line: Fillet Current settings: Mode = TRIM, Radius = 15.0000 (các tham số hiện tại của AutoCAD) Select first object or [Polyline/Radius/Trim]:chọn đối tượng (1) hoặc một trong các tham số Select second object: chọn đối tượng thứ (2) 2. Các lệnh làm việc với lớp 2.1. Lệnh LAYER tạo lớp mới Layer là các lớp, các nét trong file bản vẽ autocad. Hay nói rõ hơn thì Layer trong autocad dùng để quản lý các lớp vẽ, các nét vẽ hiệu quả và chuyên nghiệp. Trong quá trình làm việc với bản vẽ chúng ta dung layer trong 34
  35. autocad để hiện hoặc tắt lớp vẽ, nét vẽ nhằm tránh nhầm lẫn hạng mục này với hạng mục khác. Trong quá trình chiết xuất file bản vẽ, chúng ta dung layer để tắt hoặc hiện những hạng mục cần chiết xuất. Trong quá trình in ấn chúng ta dung layer để hiện những hạng mục, những nét vẽ cần in ấn còn những hạng mục không cần in ấn chúng ta có thể tắt đi. Quá trình tắt layer để chỉnh sửa, in ấn, xuất file bản vẽ đang làm việc hiện hành sẽ không làm ảnh hưởng tới layer đã bị tắt. Để gọi bảng quản lý layer chúng ta sử dụng lệnh tắt là: LA => Enter Cửa sổ quản lý layer trong autocad Thiết lập layer. + Tạo layer mới chúng ta click chuột vào biểu tượng New Layer như trong hình Hoặc chúng ta nhấn tổ hợp phím Alt +N 35
  36. + Xóa một layer. Chúng ta click chọn đánh dấu layer cần xóa rồi click chọn vào biểu tượng X màu đỏ. + Ý nghĩa của các tab trong của sổ layer properties manager. Status: Ấn định layer hiện hành Name: Tên của layer (Tên này do người vẽ đặt phù hợp với hạng mục thiết kế) On: Thể hiện layer này đang tắt, layer nào đang được bật. Freeze: Bật và tắt lớp (Click vào biểu tượg mặt trời để tắt hoặc bật lớp) (Khóa layer thì nét trong layer đó vân thể hiện trên cửa sổ làm việc nhưng không thể can thiệp để chỉnh sửa hoặc xóa. Color: Màu cho layer. Linetype: Kiểu đường nét trong layer. 36
  37. Lineweight: Độ dày nét vẽ. Transprency: Độ trong suốt của nét vẽ trong layer. Giá trị và độ trong suốt tỷ lệ thuận với nhau. Plot style. Kiểu in theo màu. Plot: Lệnh in từng layer + Lệnh gọi bảng layer properties manager: LA => Enter + Lệnh tắt một layer: Layoff => Enter và click chọn layer cần tắt trên màn hình làm việc. + Lệnh bật toàn bộ layer: Lệnh Layon => Enter (Tất cả layer trong bản vẽ làm việc sẽ được bật lên) + Lệnh mở một layer duy nhất: Lệnh layiso => Enter chọn layer cần hiện. 2.2. Lệnh LINETYPE tạo, nạp, đặt kiểu đường AutoCAD cho phép bạn qui định loại đường theo từng nhóm đối tượng hoặc theo từng lớp. Nếu bạn qui định loại đường cho lớp thì tất cả các đối tượng vẽ trên lớp đó đều được thể hiện bằng loại đường đặc trưng được qui định cho lớp đó trừ phi bạn thay đổi tính chất của nó. Trước khi qui định loại đường cho lớp hoặc từng thực thể, bạn phải nạp các loại đường bằng lệnh LINETYPE - Trên thanh công cụ, chọn 37
  38. Từ Format menu, chọn Linetype - Tại dòng lệnh, nhập LineType Đ ịnh kiểu cho nét vẽ. Nút Load Nạp các loại đường vào bảng LineType (hộp thoại hình 6). Nạp kiểu đường + Nút File : Cho phép nạp tệp thư viện chứa các kiểu đường nét khác nhau vào bảng Available Linetypes 38
  39. + Chọn kiểu đường nét tại Available Linetypes rồi nhấn nút OK các loại kiểu đường thẳng đã được nạp + Chọn Cancel để huỷ bỏ lệnh Chọn kiểu đường thẳng cho lớp hiện hành Name Dùng con trỏ chuột chọn tên kiểu đường hoặc đánh tên tại ô Name và tải chúng vào bản vẽ. Description Hiển thị kiểu đường thẳng đã chọn Global Scale Factor Điều chỉnh tỷ lệ của các kiểu đường nét đứt trên toàn bộ bản vẽ. Với hệ số tỷ lệ thích hợp, có thể làm co lại hay kéo dãn các đoạn gạch và các khoảng hở xen kẽ. (Xem lệnh LTScale) Current Object Scale Điều chỉnh tỷ lệ của kiểu đường hiện tại khi bắt đầu vẽ. Các đối tượng trước đó không bị thay đổi tỷ lệ ISO Pen Width Đặt độ dày của nét vẽ. Use Paper Space Units for Scaling Hệ số tỷ lệ giữa paper space và model space là như nhau. Được sử dụng khi làm việc với nhiều vùng nhìn (Viewports ) Tại dòng lệnh nhập -LinetypeAutoCAD hiển thị Command: -linetype ↵ ?/Create/Load/Set: Linetypes Hiện lên danh sách các kiểu đường thẳng có trong tệp tin *.lin File to list : Tên tệp tin chứa các kiểu đường thẳng. Create Tùy chọn này để thiết lập một kiểu đường nét mới và cất vào một file thư viện. Việc tạo ra một kiểu đường nét mới của người dùng sẽ được đề cập đến ở giáo trình nâng cao. Load Tùy chọn này cho phép tải kiểu đường nét vào bản vẽ từ một file xác định, xuất hiện dòng nhắc tiếp theo: Linetype (s) to load: (tên kiểu đường nét cần tải vào) 39
  40. Có thể vào tên nhiều kiểu đường nét, các tên cách nhau bằng dấu phẩy, hoặc dùng các ký tự đại diện * và ?. Sau đó AutoCAD sẽ hiển thị hộp thoại Select Linetype file để chọn file có chứa các mô tả kiểu đường nét cần tải vào bản vẽ. Các file này có phần mở rộng là.lin. Cho phép đặt một kiểu đường nét trở thành hiện hành. ?/Create/Load/Set: s New object linetype (or ?) : tên kiểu đường thẳng, ?, bylayer, byblock hoặc ↵ ?-AutoCAD sẽ liệt kê và mô tả (nếu có) các kiểu đường nét đã tải vào bản vẽ. Bylayer - Các đối tượng vẽ sẽ có kiểu đường nét của lớp chứa nó. Byblock - Các đối tượng vẽ được vẽ với nét liền cho tới khi chúng được nhóm thành một khối (block). Khi đặt (insert) khối này vào bản vẽ, nó sẽ có kiểu đường nét là kiểu đường nét hiện hành. 2.3. Lệnh LTSCALE hiệu chỉnh tỉ lệ đường nét 2.4. Lệnh PROPERTIES thay đổi thuộc tính Đây là một trong những lệnh thuộc dạng tổng quát của AutoCAD. Lệnh này có thể sử dụng để thay đổi các tính chất, thuộc tính, toạ độ của các đối tượng vẽ. Sau khi gọi lệnh này nếu ta chọn (Select) một đối tượng nào đó thuộc màn hình đồ hoạ thì mọi thuộc tính liện quan đến đối tượng chọn sẽ được thể hiện trên các “ô” số liệu của hộp thoại Properties. Lệnh này có thể được gọi thông qua một trong các cách sau: Trên thanh công cụ, chọn Từ Modifymenu, chọn Properties Tại dòng lệnh, nhập Properties Chọn một đối tượng (select) - bấm phím chuột phải để hiện menu động rồi chọn Properties. 40
  41. Bấm đúp phím chuột trái vào đối tượng cần hiệu chỉnh. Sau khi gọi lệnh sẽ thấy một hộp thoại có dạng như trên hình 8. Đây là hộp thoại đặc biệt, được liên kết động với đối tượng chọn nên các thành phần số liệu trên nó sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào kiểu của đối tượng hiện chọn. Trên hình 8 là thể hiện khi ta đang chọn một đối tượng là cung tròn. Nếu ta trên màn hình đồ hoạ ta chọn một đối tượng khác (chữ nhật chẳng hạn) thì phần thể hiện trên hộp thoại sẽ thay đổi tương ứng theo. Hộp thoại Properties Trên hộp thoại này chứa hầu như toàn bộ thông tin về đối tượng hiện chọn (màu sắc, kiểu đường, toạ độ ). Nếu muốn thay đổi thuộc tính nào của đối tượng chỉ việc kích chuột vào vị trí số liệu mô tả (hình 8). Ngoài ra để tiện thêm cho người sử dụng AutoCAD 2002 còn cho phép chọn, sửa thuộc tính đối tượng thông qua hộp thoại chọn nhanh (Quick select), bằng cách bấm phím để gọi hộp thoại hình 9. 41
  42. Hộp thoại Quick Select 42
  43. BÀI 4: VẼ KÝ HIỆU VẬT LIỆU, GHI VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN Mã bài: MĐ 27 B04 MỤC TIÊU: - Trình bày được các lệnh ký hiệu mặt cắt; - Trình bày được các lệnh để ghi kích thước lên bản vẽ; - Định dạng được bản vẽ; - Ghi được kích thước lên bản vẽ; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. NỘI DUNG 1. Các lệnh vẽ ký hiệu mặt cắt 1.1. Mặt cắt và hình cắt - Mỗi vật liệu có ký hiệu riêng trên autocad, ngươcif đọc bản vẽ sẽ căn cứ vào hình ảnh trên bản vẽ để có thể chọn vật liệu trên hình cắt và mặt cắt. - Hình cắt là hình ảnh thể hiện vật thể được cắt ra theo một phương nào đó trong hệ tọa độ oxyz nhưng lại được thể hiện chi tiết trong mặt phẳng oxy để người đọc bản vẽ có thể hiểu chi tiết vật thể được vẽ. - Mặt cắt là hình ảnh của một phần vật thể được người vẽ chọn để có thể chi tiết hóa một mặt nào đó của vật thể nhằm chi tiết hóa vật thể. - Thông thường trong một bản vẽ kỹ thuật ngoài các thể hiện đường nét còn cần đến các thể hiện bên trong khối hình. Ví dụ khi ta vẽ một mặt cắt địa chất thì ngoài các nét thể hiện lớp địa chất còn cần đến các thể hiện bên trong phần giới hạn của mỗi lớp đất (loại đất, thành phần cốt liệu ). Khi vẽ một bản vẽ xây dựng ngoài các bản vẽ hình chiếu bằng, chiếu đứng rất nhiều trường hợp còn cần đến các hình vẽ có thể hiện mặt cắt. Các hình cắt và mặt cắt không chỉ mang ý nghĩa là làm đẹp cho bản vẽ mà đôi khi còn chứa đựng thêm rấy nhiều nội dung thông tin trong đó. Ví dụ nhìn vào bản vẽ mặt cắt ta có thể biết đó là mặt cắt đi qua vật liệu là thép, hay gỗ hay bê tông; nhìn vào bản vẽ địa chất công trình ta có thể biết tên, một số tính chất cơ lý của lớp đất mô tả v.v - Các minh hoạ trên cho thấy việc thể hiện bản vẽ với các hình cắt, mặt cắt mang ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên các mẫu tô mặt cắt trong AutoCAD 2002 chủ yếu được viết theo tiêu chuẩn ANSI(America National Standards Institute) và tiêu chuẩn ISO (International Standards Organization). Các tiêu chuẩn này chỉ có một số mẫu là có thể sử dụng được cho TCVN. 43
  44. - Do vậy nếu muốn có các bản vẽ đúng TCVN thì người sử dụng phải tự định nghĩa lấy các mẫu tô cho mình. Một số mẫu mặt cắt của AutoCAD 1.2. Trình tự vẽ hình cắt, mặt cắt Để vẽ một hình cắt ta có thể thực hiện theo thứ tự sau : Tạo hình đóng kín bằng các lệnh Line, Rectangle, Arc, Pline, Ellipse, Trim Từ Draw menu chọn Hatch (hoặc từ dòng nhắc gõ lệnh : Bhatch) Từ hộp thoại Boundary Hatch chọn tab .Chọn các tham số mẫu tô tại hộp thoại này Từ hộp thoại hình 2 chọn để sau đó chỉ định màu cần tô trên màn hình đồ họa.Có thể chọn nhiều vùng khác nhau thông qua hành động chuột, bấm phím Enter để quay lại với hộp thoại hình 2. Bấm chọn để xem thử hình dạng mẫu tô, nếu chấp nhận mẫu tô hiện chọn thì bấm để kết thúc lệnh. 1.3. Lệnh FILL bật chế độ điền đày đối tượng Bật chế độ điền đầy các đối tượng như multilines, traces, solids, solid-fill hatches, và bề dày của polylines - Tại dòng lệnh, nhập fill Tuỳ chọn ON/OFF : Nhập ON hoặc OF, hoặc ↵ 44
  45. Khi AutoCAD đang ở chế độ FILL=ON, các hình cắt, mặt cắt thể hiện đầy đủ thuộc tính của chúng, tuy nhiên trong trường hợp số lượng các hình cắt có trong bản vẽ là lớn, cấu hình máy lại không mạnh thì mỗi lần thu phóng hình hoặc vẽ lại (Regen) sẽ là khá mất thời gian, khi đó đó ta có thể chuyển FILL=OFF để tạm thời cho phép AutoCAD không thể hiện các mẫu tô - rút ngắn thời gian mỗi khi thực hiện lệnh thu phóng. 1.4. Lệnh BHATCH Vẽ ký hiệu vật liệu trong mặt cắt Vẽ ký hiệu vật liệu trong mặt cắt thông qua hộp hội thoại Lệnh Bhatch cho phép gạch mặt cắt (hatch) một vùng khép kín được bao quanh bởi các đường (thẳng hay cong) bằng cách điểm vào một điểm bên trong vùng đó hay chọn đường bao quanh vùng đó. - Tại thanh công cụ,chọn Từ Draw menu, chọn hatch - Command line: bhatch AutoCAD sẽ hiển thị hộp thoại Boundary Hatchnhư sau: 45
  46. Hộp thoại Boundary Hatch Pattern Type - Đặt loại mẫu Predefined - Chọn loại mẫu tô được định nghĩa trong tệp tin AutoCAD.pat User-defined -Mẫu do người dùng định nghĩa Custom - Mẫu tô do người dùng định nghĩa được đặt trong tệp tin a.pathoặc phần tiếp theo Pattern - Chọn tên mẫu tô lên bản vẽ. Để có thể xem và chọn kiểu mẫu từ các mẫu có sẵn trong tệp tin AutoCAD.pat của AutoCAD bạn có thể nhấn nút Swatch : Thể hiện của mẫu chọn có tên ở ô chọn Pattern. Custom Pattern - Nhập tên mẫu tô do người sử dụng tạo ra Scale - Thay đổi tỷ lệ mẫu tô Angle - Vào góc nghiêng cho đường gạch. Spacing -Xác định khoảng cách giữa các đường gạch. Double - Lựa chọn này cho phép AutoCAD vẽ loạt đường thứ hai vuông góc với loạtđường góc (gạch đan chéo). Composition: có hai lựa chọn 46
  47. +Associative: các đường mô tả mặt cắt có liên kết với nhau. KHi đó nếu tta thực hiện lệnh Scale, Stretch với các đường biên của mẫu tô thì diên tích vùng mẫu tô cũng sẽ được tự động thay đổi theo. + Nonassociative: ở chế độ này các mẫu tô mặt cắt sẽ chỉ được định nghĩa 01 lần. Sau khi thực hiện lệnh Bhatch nếu ta thay đổi diện tích đường biên thì diện tích vùng tô sẽ không được thay đổi theo (hình 3) Minh hoạ các lựa chọn Composition. Boundary Pick Points Tùy chọn này để tự động định nghĩa vùng cần gạch mặt cắt bằng cách chỉ ra một điểm trong vùng đó. AutoCAD sẽ yêu cầu: Select interal point: (chọn một điểm trong vùng cần gạch mặt cắt) Nhắc nhở trên sẽ được lặp lại để chọn nhiều vùng cần gạch cùng với kiểu mặt cắt đã chọn cho đến khi trả lời bằng Null ( ↵ ) để kết thúc. Select Objects Tùy chọn này cho phép định nghĩa vùng cần gạch mặt cắt bằng cách chọn đường bao. Khi nháy chuột vào ô này, AutoCAD sẽ yêu cầu: Select Object: chọn đối tượng (để làm đường bao) 47
  48. Trong trường hợp không muốn tô mẫu lên chữ nằm phía trong đường bao bạn chọn đối tượng TEXT phía trong đường bao rồi thực hiện tô. Remove Islands Huỷ bỏ đối tượng đường bao nằm phía trong đường bao khác View Selections Xem tất cả các đường bao và các nguyên thể đã chọn lựa. Inherit Properties Thừa hưởng mẫu tô của đối tượng được chọn. Select hatch object: Chọn đối tượng đã được tô Mọi thông số mẫu tô của đối tượng sẽ được cập nhật trên hộp hội thoại BoundaryHatch, bạn có thể sử dụng mẫu tô đó cho các đối tượng khác. Preview hatch: xem trước việc gạch Nháy chuột vào ô này, AutoCAD sẽ hiển thị mặt cắt sẽ được gạch với các chọn lựa trên. Sau đó AutoCAD sẽ hiển thị lại hộp thoại khi nhấn phím ↵ cho phép tạo các sửa đổi cần thiết. Advanced Options sẽ hiện hộp thoại hình 4 dưới đây 48
  49. Lựa chọn Advanced. Island Detection Style Lựa chọn này dùng để xác định kiểu của mẫu tô khi gặp truờng hợp có một miền đóng kín khác nằm lọt hẳn trong miền hiện chọn (các hình lồng nhau). Khi đó AutoCAD cho phép chọn một trong 3 kiểu tô: 49
  50. 1.5. Lệnh HATCH vẽ ký hiệu vật liệu trong mặt cắt thông qua cửa sổ lệnh Vẽ ký hiệu vật liệu trong mặt cắt thông qua cửa sổ lệnh - Command line:hatch Pattern (? or name/U, Style) : Giá trị mặt định là tên của mẫu mặt cắt được dùng trước đó. Vào tên của một mẫu mới (chứa trong file AutoCAD.pat) hoặc? để liệt kê tên các mẫu trong file này. Sau khi vào xong tên mẫu, AutoCAD yêu cầu nhập vào tỷ lệ và góc. Ví dụ cụ thể như sau: - Command line:hatch Enter a pattern name or [?/Solid/User defined] : Nhập tên mẫu ví dụ: AR-B816 Specify a scale for the pattern : nhập tỷ lệ mẫu Specify an angle for the pattern : nhập góc điền mẫu Select objects to define hatch boundary or : chọn đối tượng cần tô Select objects: Enter để kết thúc Nếu muốn tự định nghĩa mẫu tô có thể sử dụng lệnh như sau : Trả lời U cho dòng nhắc trên nếu muốn tự tạo một mẫu mặt cắt đơn giản. Dòng nhắc tiếp theo là: - Command line:hatch Enter a pattern name or [?/Solid/User defined] : U↵ - sẽ xuất hiện dòng nhắc phụ Specify angle for crosshatch lines : nhập vào góc nghiêng nét gạch mẫu tô Specify spacing between the lines : nhập khoảng cách giữa các nét gạchDouble hatch area? [Yes/No] : Y nếu muốn có các nét gạch theo phương vuông góc, N nếu muốn chỉ có nét gạch theo một hướng Select objects to define hatch boundary or : Chọn đối tượng cần tô Select objects: ↵ để kết thúc lệnh Có thể xác định kiểu gạch (N, O hay I) bằng cách thêm nó sau tên mẫu mặt cắt, kể cả mẫu do người dùng định nghĩa, ngăn cách bằng dấu phẩy. N (Normal)- Bình thường (cũng giống như khi không xác định kiểu). O (Outer) - chỉ gạch vùng bên ngoài. I (Ignote) - Bỏ qua cấu trúc bên trong. 50
  51. Nếu muốn các đường gạch sọc không liên kết thành một khối mà sẽ là những đường thẳng riêng biệt (expolded hatch) thì phải thêm vào trước tên mẫu một dấu sao (*). Sau khi chọn hay định nghĩa mẫu và kiểu, AutoCAD sẽ yêu cầu xác định đường bao vùng cần gạch mặt cắt bằng cách chọn đối tượng. Select Object: chọn các đối tượng các định đường bao quanh vùng cần gạch mặt cắt. Ảnh hưởng của Text, attribute, Ahepe, Trace, Solid đối với việc gạch mặt cắt: nếu các đường gạch sọc đi qua các đối tượng này (với điều kiện là chúng cũng được chọn), nó sẽ tự động tắt. Như vậy các đối tượng này sẽ không bị các đường gạch cắt qua trừ khi dùng kiểu Ignote. - Lặp lại lệnh Hatch: Mẫu, kiểu, tỷ lệ, góc sẽ trở thành mặc định sau khi dùng lệnh Hatch. Nếu lặp lại ngay lệnh Hatch (bằng cách nhấn Spacebar hay Enter), AutoCAD sẽ hiểu rằng gạch mặt cắt với mẫu, kiểu, tỷ lệ, góc quay như trước đó. Nó sẽ bỏ qua các nhắc nhở này và chỉ nhắc nhở việc chọn đối tượng để xác định đường bao. - Xác định vùng cần gạch mặt cắt: Nếu xác định bằng pick point thì điểm chỉ ra phải nằm trong một đường bao kín, nếu không mặt cắt sẽ không được tạo thành và hộp thoại boundary definition error xuất hiện. Nháy chuột vào ô Look at it để thấy nơi đường bao không kín. - Phần diện tích được gạch không được gạch chính xác khi dùng select object. Mộtcách chính xác thì các nguyên thể tạo thành đường bao phải giao nhau ở các điểmđầu của chúng, nếu không thì sẽ nhận được kết quả sai lệch.Để xử lý các trường hợp này phải hiệu chỉnh lại các đối tượng vẽ hoặc dùng Bpoly 1.6. Lệnh HATCHEDIT hiệu chỉnh mặt cắt Lệnh hiệu chỉnh mặt cắt Lệnh này có thể gọi trực tiếp từ dòng nhắc, từ Tool box hoặc từ Menu như sau: Tại thanh công cụ, chọn Từ Modifymenu, chọn Object - Hatch - Command line: Hatchedit Select associative hatch object: chọn đối tượng mẫu tô cần hiều chỉnhsẽ làm xuất hiện họp thoại hình 4.5 51
  52. Hộp thoại lựa chọn Hatchedlt Hộp thoại này tương tự như hộp thoại hình 4 đã trình bày, tuy nhiên do đây là hộp thoại hiệu chỉnh nên trong lựa chọn này một số chức năng của hộp thoại hình 4 bị cấm (không truy nhập được) như các chức năng Pick points; Select Objectsv.v AutoCAD mặc định chi cho phép nhập các mẫu mặt cắt chứa số phân đoạn tối đa là 10000.Với các vùng tô có diện tích lớn tham số này có thể bị tràn.Khi đó người sử dụng có thể định nghĩa lại trị số của biến MAXHATCH (ví dụ tăng lên 2000)bằng lệnh: Command line :Setenv “maxhatch” “20000” ↵ Trị số tối thiểu và tối đa xủa biến MAXHATCH là từ 100->10000000. 2. Các lênh ghi và hiệu chỉnh văn bản trong Auto CAD 2.1. Trình tự nhập văn bản vào trong bản vẽ Để tạo một đối tượng văn bản trong bản vẽ AutoCAD thông thường ta tiến hành theo các bước sau: - Tạo kiểu chữ cho văn bản bằng lệnh Style - Nhập ký tự hoặc đoạn văn bản bằng lệnh Text (hoặc MText) - Hiệu chỉnh nội dung văn bản thể hiện bằng lệnh Ddedit 52
  53. - Đoạn văn bản trong Autotcad cũng là một đối tượng (tương đương các đối tượng Line, Arc, Rectangle ) do vậy cũng có thể được sao chép, cắt dán tương tự như các đối tượng khác của Autotcad. Điều đó cũng có nghĩa là văn bản trong AutoCAD đều được hiểu như các đối tượng đồ hoạ do đó nếu trong bản vẽ có chứa quá nhiều văn bản thì khi thực hiện các lệnh thu phóng sẽ bị chậm, để khắc phục tình trang đó Autotcad cho phép sử dụng lệnh Qtext để thay thế các dòng chữ (đoạn văn bản) bằng một một khung hình chữ nhật. 2.2. Lệnh STYLE đặt kiểu cho ký tự Lệnh đặt kiểu chữ - Từ Formatmenu, chọn Text Style - Command line: Stylehoặc -Style Lệnh này gọi đến hộp thoại hình 1 qua đó người sử dụng có thể chọn Font chữ, cỡ chữ cùng các tham số khác để định dạng văn bản sẽ viết ra màn hình AutoCAD. Hộp thoại Text Style Từ hộp thoại hình 1 người sử dụng cũng có thể tạo ra các kiểu chữ định sẵn (Tieu de; Ghi chu; Bảng v.v ) bằng cách : Bấm chọn để hiện cửa sổ nhập tên. Tại đó nhập vào tên của kiểu chữ cần khai báo (ví dụ nhập vào chữ Tieu de - hình bên dưới) rồi bấm phím OK để trở về. 53
  54. Font Name: chọn Font chữ của kiểu định tạo (ví dụ chọn Font .VnTimeH) Font Style: kiểu chữ thể hiện (bình thường, chữ đậm, chữ nghiêng ) Height : chiều cao của ô chữ. Nếu nhập trị số chiều cao =0 (mặc định) thì mỗi khi đánh lệnh Text hoặc MText sẽ có lời nhắc yêu cầu nhập chiều cao ô chữ sẽ xuất hiện. Nếu trị số Height được nhập vào tại đay là trị số >0 thì kể từ đây mọi ký tự viết ra màn hình đều có cùng chiều cao là Height. Upside down : dòng chữ đối xứng theo phương ngang Backwards : dòng chữ đối xứng theo thẳng đứng Width factor : hệ số nén chữ theo phương ngang. Nếu hệ số là Single Line - Command line: dtexthoặc text Current text style: "Tieu de 1" Text height: 0.5000 Specify start point of text or [Justify/Style]: nhập vào toạ độ điểm sẽ viết chữ Specify height : Nhập chiều cao chữ Specify rotation angle of text : nhập góc nghiêng của chữ Enter text: Nhập nội dung dòng Text Enter text: Nếu muốn thay đổi kiểu chữ thì sau khi nhập lệnh xuất hiện dòng chữ Current text style: "Tieu de 1" Text height: 0.5000 54
  55. Specify start point of text or [Justify/Style]: gõ chữ S ↵ Enter style name or [?] : nhập vào tên mới (ví dụ Tieu de 2 chẳng hạn) Minh họa viết chữ trong AutoCAD 2.4. Lệnh MTEXT viết chữ lên bản vẽ thông qua hộp thoại Lệnh viết nhiều dòng chữ trên bản vẽ thông qua hộp hội thoại Trên thanh công cụ, chọn Từ Drawmenu, chọn Text -> Multiline Text Command line: Mtext Current text style: "Standard" Text height: 0.2000 Specify first corner: bấm chuột để chọn toạ độ góc thứ nhất của ô chữ Specify opposite corner or [Height/Justify/Line spacing/Rotation/Style/Width]: bấm chuột để chọn toạ độ góc thứ hai của ô chữ AutoCAD hiển thị hộp hội thoại Multiline Text Editor (hình 4) Hộp thoại Multiline Text Editor. 55
  56. Bạn có thể khai báo các thông số và nhập nội dung text cần thể hiện trên hộp thoại. 2.5. Lệnh QTEXT hiển thị dòng ký tự theo dạng rút gọn Lệnh phân rã thuộc tính đối tượng dòng chú giải Việc thể hiện văn bản trên màn hình thường chiếm nhiều thời gian vì mỗi một ký tự là một đối tượng vẽ phức tạp được tạo thành từ nhiều đường thẳng hoặc cung tròn. Để tiết kiệm thời gian, trong trường hợp không cần phải đọc các chú giải thể hiện trên bản vẽ bạn có thể dùng lệnh QTEXT. Do lệnh này cho phép các chú giải thể hiện trên bản vẽ được thể hiện nhanh dưới dạng khung hình chữ nhật mà chiều dài hình chữ nhật là chiều dài của dòng chữ và chiều rộng của nó là chiều cao của chữ, nên thời gian tái hiện rất nhanh. Cách thực hiện như sau: Command line: qtext ON / OFF : Chọn ON hoặc OFF Nếu bạn muốn thể hiện các chú giải dưới dạng khung chữ nhật để tiết kiệm thời gian tái sinh do sử dụng lệnh REGEN thì bạn đánh chữ On.Ngược lại, nếu bạn muốn đọc các chú giải thì bạn tắt công tắc trên bằng chữ OFF. Hình bên dưới thể hiên của 2 chế độ ON và OFF của lệnh QTEXT. Sửa lệnh TEXT bằng lệnh CHANGE và DDMODIFY Sửa chữ bằng lệnh Change Command line: Change↵ Select objects: Chọn đối tượng sửa đổi Properties/ : ↵ Enter text insertion point: Nhập điểm chuẩn của dòng chữ Text style: STANDARD New style or press ENTER for no change: Kiểu chữ mới hoặc ¿ New height : Giá trị độ cao chữ New rotation angle :Góc nghiêng của dòng mới New text :Nhập dòng chữ mới Sửa chữ bằng lệnh DDModify Lệnh viết nhiều dòng chữ trên bản vẽ thông qua hộp hội thoại 56
  57. Từ Modify menu, chọn Properties Command line: ddmodify AutoCAD hiển thị hộp thoại Modify Text (hình 5) chứa các chức năng sửa đổi dòng chú giải. Sửa dòng Text bằng hộp thoại Nếu sửa màu, bạn nhấn chuột vào nút Color, sửa kiểu đường bạn nhấn chuột vào nút Linetype, sửa lớp (Layer) bạn nhấn vàoLayer. Nếu chỉ sửa một ký tự trong dòng thì bạn nhấn chuột vào dòng chữ muốn sửa, dùng phím Del hoặc Backspaceđể xoá ký tự sai và đánh ký tự mới. Tuỳ theo nhu cầu mà bạn nhấn vào các ô tương ứng của hộp hội thoại. Nhập tiếng Việt trong AutoCAD Mặc dù các font chữ tiếng Việt cũng là các TRUE TYPE FONT (TTF) tương tự như với các ngôn ngữ khác trên thế giới. Tuy nhiên do bảng mã chuẩn quốc gia của chúng ta chưa thật sự được ứng dụng rộng rãi nhiều cá nhân, tổ chức, địa phương đưa ra các bộ mã riêng của mình (trong toàn quốc hiện có tới trên 40 bảng mã tiếng Việt khác nhau). Do vậy có khá nhiều bảng mã có các ký tự tiếng Việt bị trùng với mã điều khiển của AutoCAD , vì thế trong khá nhiều trường hợp khi đánh các dòng văn bản tiếng Việt với lệnh TEXT 57
  58. (DTEXT) tại dòng nhắc (command line) sẽ không hiển thị được. Để khắc phục tình trạng này có thể thực hiện theo một trong 2 cách sau: Sử dụng lệnh MTEXT để không phải nhập các ký tự tiếng Việt tại dòng lệnh Nếu sử dụng lệnh TEXT (DTEXT) thì trước hết nên nhập tiếng Việt theo dạng không dấu (toi dang muon hoc tieng Viet), sau đó bấm đúp phím chuột trái vào ký tự vừa xuất hiện trên màn hình đồ hoạ để gọi hộp thoại lệnh Ddeit. Sửa lại các ký tự từ đây. Sửa tiếng Việt trong hộp thoại Edit Text Ngoài ra AutoCAD còn cho phép người sử dụng có thể trình bày các ký tự theo dạng tô đặc chữa hoặc chỉ tạo viền thông qua biến TextFill. Khi TEXTFILL = 1 (ON) các kí tự sẽ được tô đặc; khi TEXTFILL = 0 (OFF) các ký tự sẽ chỉ thể hiện dưới dạng viền 3. Các lệnh vẽ và tạo hình trong Auto CAD - Cho phép thực hiện các hình ảnh có sẵn hoặc tạo ra những hình ảnh vẽ theo yêu cầu của bài toán cụ thể; - Tạo ra các đường hoặc các hình khối có đường nét khác biệt; - Tạo ra các hình khối cơ bản có đội dày mỏng tương đối khác nhau; 3.1. Lệnh XLINE (Contruction Line) vẽ đường thẳng B1. Thực hiện lệnh Xline B2. Nhập khoảng cách B3. Chọn đối tượng gốc B4. Chọn một điểm mà đường thẳng xẽ phát sinh 3.2. Lệnh RAY vẽ nửa đường thẳng B1. Thực hiện lênh Ray B2. Chọn điểm đầu tiên 58
  59. B3. Chọn điểm thứ hai B4. Chọn 1 điểm khác (điểm định hướng mới cho đường thẳng đi qua) 3.3. Lệnh DONUT vẽ hình vành khăn B1. Thực hiện lệnh Donut B2. Nhập giá trị đường cong trong B3. Nhập giá trị đường cong ngoài B4. Lựa chọn để chế độ mầu sắc (ON/OFF) 3.4. Lệnh TRACE vẽ đoạn thẳng có độ dày B1. Thực hiện lệnh Tray B2. Nhập khoảng cách hoặc vào giá trị B3. Chọn điểm thứ nhất B4. Chọn điểm thứ hai hoặc điểm thứ n 3.5. Lệnh SOLID vẽ một miền được tô đặc B1. Thực hiện lệnh solid B2. Bấm chọn điểm 1 B3. Bấm chọn điểm 2,3 B4. Bấm chọn điểm 4 3.6. Lệnh MLINE vẽ đoạn thẳng song song Nhập lệnh: MLST => Enter 3.7. Lệnh MLSTYE tạo kiểu cho lệnh vẽ MLINE Lệnh: Mline hoặc ml Draw > multiline 3.8. Lệnh MLEDIT hiệu chỉnh đối tượng vẽ MLINE Đường mline tạo bởi các đường thẳng song song với nhau. Các đường thẳng này được gọi là các thành phần. Được định nghĩa tối đa 16 thành phần cho một đường mline. Tại dòng command: Gõ lệnh tắt ml, và nhấn enter. Current settings: Justification = Top, Scale = 1.00, Style = STANDARD. Dòng này là thông báo rằng, đang sử dụng điểm vẽ đường phía trên của đường mline. Đường này được vẽ với tỷ lệ là 1, với tên kiểu mline là STANDARD. Specify start point or [Justification/Scale/STyle]: Điểm đầu tiên, nhập tọa độ hoặc truy bắt điểm đối tượng có sẵn. Specify next point: Điểm thứ hai nhập tọa độ hoăc truy bắt điểm. 59
  60. Specify next point or [Undo]: Điểm tiếp theo củng nhập tọa độ điểm hoặc truy bắt điểm tới đối tượng khác. Nếu muốn quay lại vẽ điểm trước đó, chúng ta gõ U và enter. Specify next point or [Close/Undo]: Tiếp tục nhập tọa hộ hay truy bắt điểm tới vị trí điểm cuối cùng mà bạn mong muốn. Nếu muốn điểm đầu tiên và điểm cuối trùng nhau, bạn gõ C enter, khi này đường mline là một hình kín. 3.9. Lệnh REGION tạo miền từ các hình ghép B1. Thực hiện lệnh region B2. Chọn phương thức thực hiện B2. Chọn đối tượng cần ghép - Lệnh tạo một đối tượng có đường bo kín B1. Thực hiện lệnh BOUNDARY B2. Chọn các lựa chọn như điểm đầu, vùng kín, chọn đối tượng vùng kín B3. Chọn OK 3.10. Lệnh UNION và SUBTRACT cộng và trừ các vùng REGION Từ thanh công cụ chọn. Từ Modify menu chọn Solids editings - Subtract Command line: Subtract. Lệnh này loại bỏ phần giao nhao của các miền. 3.11. Lệnh INTERSEC lấy giao của vùng REGION Lệnh INTERSECT trong CAD là Lệnh Lấy giao của các vùng Region. Cách thực hiện lệnh: Command line: Intersect Menu: Modify / Solids editings - Intersect 3.12. Lệnh BOUNDARY tạo đường bao của nhiều đối tượng Gõ lệnh tắt BO > Chọn polyline > Nhấn vào Pick Points > Pick internal point (kích vào phía trong hình cần bo) > nhấn enter một đường bao xuất hiện. 60
  61. BÀI 5: CÁC LỆNH GHI, HIỆU CHỈNH KÍCH THƯỚC Mã bài: MĐ 28 B05 MỤC TIÊU: - Trình bày được cách thức ghi kích thước trên hình vẽ ; - Xác định được các lệnh ghi kích thước ở từng vị trí trong bản vẽ. - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. NỘI DUNG 1. Lệnh DIMLINEAR ghi kích thước theo đoạn thẳng Lệnh ghi kích thước theo đoạn thẳng Tại thanh công cụ, chọn Từ Dimension menu, chọn Linear Command line: Dimlinear Specify first extension line origin or :Trỏ điểm thứ nhất của đường gióng Specify second extension line origin: Trỏ điểm thứ hai của đường gióng Specify dimension line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: chọn vị trí ghi đường kích thước Object Selection - Automatic Extension Lines Nếu bạn nhấn phím Enter để chọn một đối tượng, AutoCAD tự động xác định đường kích thước thông qua đối tượng mà bạn chọn. 61
  62. Sau khi AutoCAD xác đinh được đường kích thước bạn có thể thay đổi một số thuộc tính của đường kích thước Dimension line location (Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated): Toạ độ điểm (3) hoặc chọn một thuộc tính. Mtext Sửa đổi các dòng ghi chú của đường kích thước thông qua hộp thoại MText (xem thêm lệnh MText). Với cáhc nhập này ta còn có thể ghi được ra màn hình các ký tự đặc biệt như ÷, ϕ, ≈, ○, thông qua lựa chọn Symbol. Text Sửa đổi dòng ghi chú của đường kích thước. Angle Thay đổi góc của dòng ghi chú so với đường kích thước Enter text angle: Giá trị góc Horizontal Vertical Rotated Quay đường kích thước 62
  63. Dimension line angle : Nhập giá trị góc quay Lệnh DIMALIGNED Lệnh vẽ đường kích thước thẳng Tạo ra đường kích thước tự động định hướng một cách phù hợp với đối tượng Tại thanh công cụ, chọn Từ Dimension menu, chọn Aligned Command line: dimaligned First extension line origin or ENTER to select: chọn một điểm hoặc Enter Specify first extension line origin or : chọn điểm (1) Specify second extension line origin: chọn điểm (2) Specify dimension line location or Select object to dimension: chọn vị trí đặt đường kích thước. Với lệnh Dimaligned đường ghi kích thước sẽ song song với đoạn thẳng nối hai điểm gốc của đường gióng. Lệnh Dimaligned 2. Lệnh DIMRADIUS ghi kích thước cho bán kính vòng tròn, cung tròn Lệnh đánh các kích thước bán kính cho đường tròn và cung tròn Tại thanh công cụ, chọn Từ Dimension menu, chọn Radius Command line: dimradius Select arc or circle: Chọn đường tròn hoặc cung tròn 63
  64. 3. Lệnh DIMCENTER tạo dấu tâm cho vòng tròn, cung tròn Lệnh tạo ra dấu tâm hoặc đường thẳng tâm của đường tròn và cung tròn Tại thanh công cụ, chọn Từ Dimension menu, chọn Center Mark Command line: dimcenter Select arc or circle: Chọn một đối tượng 4. Lệnh DIMDIAMETER ghi kích thước theo đường kính Lệnh đánh các kích thước đường kính cho đường tròn và cung tròn Tại thanh công cụ, chọn Từ Dimension menu, chọn Diameter Command line: dimdiameter Select arc or circle: Chọn đường tròn hoặc cung tròn 5. Lệnh DIMANGULAR ghi kích thước theo góc Lệnh đánh các kích thước góc Tại thanh công cụ, chọn Từ Dimension menu, chọn Angular Command line: dimangular Select arc, circle, line, or : bấm một điểm trên 1 cạnh của góc Select second line: bấm một điểm trên cạnh thứ hai của góc 64
  65. Specify dimension arc line location or [Mtext/Text/Angle]: bấm chọn vị trí đặt đường ghi kích thước góc 6. Lệnh DIMORDINATE ghi kích thước theo toạ độ điểm Ghi kích thước theo toạ độ điểm Ghi kích thước tung độ (hay hoành độ) của một điểm đặc trưng dọc theo một đường dẫn đơn. Tại thanh công cụ, chọn Từ Dimension menu, chọn Ordinate Command line: dimordinate 7. Lệnh DIMBASELINE ghi kích thước thông qua đường gióng Lệnh vẽ một loạt các đường kích thước thông qua đường gióng cơ sở của đường kích thước đã chọn >Tại thanh công cụ, chọn Từ Dimension menu, chọn Baseline Command line: Dimbaseline Specify a second extension line origin or (Undo/ ): 65
  66. Select AutoCAD yêu cầu bạn chọn một đường kích thước làm đường gióng cơ sở (đường gióng chung). Select base dimension: Chọn đường kích thước cơ sở Sau khi chọn đường kích thước cơ sở, AutoCAD yêu cầu chỉ vị trí đường gióng thứ hai của đường kích thước mới. Đường gióng thứ nhất của các đường kích thước mới được tạo sẽ chung với đường gióng cơ sở. Specify a second extension line origin AutoCAD yêu cầu chỉ vị trí đường gióng thứ hai để ghi tiếp với đường gióng thứ nhất là đường gióng chung dựa vào đường kích thước ban đầu 8. Lệnh DIMCONTINUE ghi kích thước theo đoạn kế tiếp nhau Lệnh ghi kích thước nhiều đoạn chia kế tiếp nhau 66
  67. Để ghi đường kích thước tiếp theo bạn chọn đường gióng của đường kích thước trước đó. 9. Lệnh LEADER ghi kích thước theo đường dẫn Ghi kích thước theo đường dẫn Từ Dimension menu, chọn Leader Command line: Leader Lệnh này cho phép ghi chú theo đường dẫn. Nếu trị số biến DIMASSOC=ON thì điểm bắt đầu của Leader sẽ liên kết với đối tượng được ghi chú. Khi ta hiệu chỉnh bản vẽ, di dời hoặc dịch chuyển đối tượng mô tả thì điểm gốc Leader cũng được tự động di dời theo (dòng ghi chú vẫn ở nguyên vị trí cũ). Command line: Leader Specify first leader point, or [Settings] : bấm chọn điểm 1 Specify next point: bấm chọn điểm 2 Specify next point: nhập điểm (3) hoặc ↵ Specify text width : nhập độ rộng ô chữ thể hiện hoặc ↵ Enter first line of annotation text : Nhập dòng ghi chú thứ nhất Enter next line of annotation text: nhập dòng ghi chú thứ 2 Có thể sử dụng hộp thoại Leader Settings để thay đổi các tham số thể hiện cho đối tượng Leader bằng cách : Command line: Leader Specify first leader point, or [Settings] : S ↵ Sẽ thấy xuất hiện hộp thoại Leader Settings hình 3 67
  68. Annotation type: định dạng cho dòng ghi chú MText: dòng ghi chú là đoạn văn bản Copy an object: cho phép có thể sao chép đoạn văn bản Tolerance: chọn kiểu ghi dung sai Block reference: cho phép chèn một BLock vào đường dẫn None: tạo đường dẫn không có dòng chú thích. MText Options: chỉ định lựa chọn đoạn văn vản Prompt for width: có xuất hiện dòng nhắc nhập chiều rộng đoạn văn bản Always left justify: đoạn văn bản luôn được căn lề trái Frame text: tạo khung bao quanh đoạn văn bản. Annotation Reuse: gán các lựa chọn để sử dụng lại cho dòng chú thích. None: không sử dụng lại Reuse next: sử dụng lại cho lần ghi đường dẫn tiếp theo Reuse current: sử dụng cho dòng chú thích hiện tại. Trang Leader Line & Arrow (hình 4) Leader Line: dán đường dẫn Straight: tạo phân đoạn nối các điểm của đường dẫn là đoạn thẳng SPline: tạo phân đoạn nối các điểm của đường dẫn là đường SPline 68
  69. Hộp thoại Leader Settings (trang Leader line & Arrow). Arowhead: cho phép chọn kiểu mũi tên đầu đường dẫn. Number of Points: số lượng các điểm trên đường dẫn (điểm mô tả đường dẫn). nếu chọn No Limitthì lệnh sẽ được tự động kết thúc ky bấm Enter hai lần liên tiếp. Angle Constrains: gán góc ràng buộc giữa các phân đoạn mô tả đường dẫn thứ nhất với đường dẫn thứ hai. Leader Settings (trang Attachment). 69
  70. Top of top line: liên kết đường dẫn tại đỉnh của dòng Text Middle of top line: liên kết đường dẫn tại điểm giữa của dòng đỉnh Text Middle of multi-line text: liên kết đường dẫn tại điểm giữa của cả đoạn Text Middle of bottom line: liên kết đường dẫn tại điểm giữa của cạnh đáy dòng Text Bottom of bottom line : liên kết đường dẫn tại phía trên của dòng đỉnh đoạn Text Underline bottom line: có gạch chân đoạn Text. 10. Lệnh TOLERANCE ghi dung sai Lệnh ghi dung sai Khi thể hiện kích thước dung sai thông thường có các thành phần số liệu sau như trên hình 6. dưới đây. Các thành phần thể hiện của kích thước dung sai. Tại thanh công cụ, chọn Từ Dimension menu, chọn Tolerance Command line: Tolerance Các kích thước dung sai được ghi thông qua hội thoại Geometric Tolerance(hình 7) Hộp thoại ghi kí ch thước dung sai. Khi bấm chọn ô Sym sẽ thấy xuất hiện tiếp một hộp thoại Symbol (hình bên), trên đó cho phép ta chọn biểu tượng của lệnh ghi dung sai. Tuỳ thuộc vào bản vẽ cụ thể, các tiêu chuẩn ngành, quốc gia ta có thể chọn ra các biểu tượng ghi cụ thể cho bản vẽ hiện trạng. 70
  71. BÀI 6: CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH, CÁC LỆNH LÀM VIỆC VỚI KHỐI Mã bài: MĐ 27 B06 MỤC TIÊU: - Trình bày được các lệnh hiệu chỉnh các đối tượng trong bản vẽ; - Trình bày được các khái niệm về khối; - Sử dụng được các lệnh về khối; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. NỘI DUNG 1. Các lệnh hiệu chỉnh 1.2. Lệnh SELECT lựa chọn đối tượng trong bản vẽ Lệnh lựa chọn đối tượng trong bản vẽ Khi nhận một lệnh hiệu chỉnh hay khảo sát, AutoCAD sẽ yêu cầu chọn đối tượng (Select object) cần hiệu chỉnh. Command line: select Select objects: Chọn các đối tượng Đồng thời tại vị trí con trỏ sẽ xuất hiện ô chọn (object selection target). Khi một đối tượng được chọn, nó sẽ mờ đi hay đổi màu - điều này giúp người vẽ dễ dàng nhận thấy đối tượng nào đã được chọn. Để chọn đối tượng, có thể trả lời cho mỗi dòng nhắc Select object bằng một trong các tùy chọn sau: Một điểm (mặc định): Nếu cho tọa độ một điểm, AutoCAD sẽ dò ngay trên bản vẽ xem đối tượng nào đi qua điểm này, nếu có, đối tượng đó sẽ được chọn. Nếu không có đối tượng nào thì sẽ xuất hiện dòng nhắc Other corner yêu cầu ta nhập góc khác của cửa sổ chữ nhật để có thể chọn đối tượng theo kiểu Window hoặc Crossing. Không nên vào một điểm là giao điểm của hai hay nhiều đối tượng vì như thế sẽ không xác định chính xác đối tượng nào được chọn. Lệnh Select. 1.3. Lệnh CHANGE thay đổi thuộc tính của đối tượng Lệnh thay đổi thuộc tính của đối tượng Lệnh Change cho phép thay đổi các tính chất hoặc các thông số vị trí của các đối tượng được chọn. Cú pháp: Command line: Change 71
  72. Select object: Chọn đối tượng cần thay đổi tính chất Specify change point or [Properties]: (tính chất/ ) Change point Thay đổi thông số vị trí của đối tượng Nếu trả lời dòng nhắc Specify change point or [Properties]: bằng một điểm (P) thì AutoCAD coi đó là điểm để thay đổi thông số vị trí đối với các đối tượng được chọn. Tác dụng của lệnh tùy thuộc vào loại đối tượng: Line: đầu nào của line gần P sẽ dời tới vị trí P. Nếu chọn lựa nhiều đường thẳng, các đường thẳng này sẽ quy tụ tại P. Circle: Bán kính đường tròn sẽ thay đổi sao cho tròn đi qua P. Text: P trở thành điểm đặt mới của text line. Nếu trả lời ↵ thay vì P thì AutoCAD sẽ cho phép thay đổi kiểu chữ, chiều cao chữ, góc quay, nội dung dòng chữ bằng các dòng nhắc tương ứng. Attribute: cho phép thay đổi các tính chất của Attribute như là với text. Ngoài ra còn thay đổi được tag, prompt và giá trị mặc định của Attribute. block: P trở thành điểm chèn mới của Block. Nếu trả lời ↵ thay vì P, AutoCAD cho phép thay đổi góc quay của Block. Properties Thay đổi tính chất của đối tượng Khi dùng tùy chọn này, AutoCAD sẽ có dòng nhắc: Enter property to change [Color/Elev/LAyer/LType/ltScale/LWeight/Thickness]: C (Color): Đặt màu mới cho các đối tượng được chọn. Dòng nhắc tiếp theo các AutoCAD là: New color : Nhập vào màu mới (bằng tên hoặc số chỉ thị màu) hoặc ↵ nếu chấp nhận màu hiện thời. E (Elev): Thiết lập độ cao (giá trị tọa độ Z của đối tượng 2D) mới cho các đối tượng được chọn. Dòng nhắc tiếp theo là: New elev : vào giá trị cao độ mới hoặc ↵ để chấp nhận giá trị hiện thời. 72
  73. La (Layer): thay đổi lớp cho các đối tượng được chọn (Cụ thể về lớp xem ở bài trước). AutoACD sẽ yêu cầu vào tên lớp mới bằng dòng nhắc: New layer 2LT (LType): Thiết lập kiểu đường nét mới cho các đối tượng đã chọn (Cụ thể về kiểu đường nét xem chương VI). Dòng nhắc tiếp theo của AutoCAD là: New line type : vào kiểu mới hoặc ↵ đã chấp nhận giá trị hiện thời. T (Thichness): Thay đổi bề rộng nét vẽ cho các đối tượng được chọn (chỉ với các đối tượng có định nghĩa bề rộng nét vẽ). Dòng nhắc tiếp theo của AutoCAD là: New Thichness : vào giá trị bề rộng đường nét mới hay ↵ để chấp nhận giá trị hiện thời. Dòng nhắc change what property (Color/Elev/Layer/Ltype/ Thichness) ↵ sẽ được lặp lại sau khi kết thúc một tùy chọn cho phép thay đổi nhiều tính chất. Khi đã thay đổi các tính chất cần thiết, hãy trả lời Null (↵) cho dòng nhắc trên để kết thúc lệnh và lúc đó kết quả thay đổi được thể hiện trên màn hình. Lệnh DDGRIPS (OPTION)thay đổi thuộc tính của đối tượng Lệnh điều khiển Grip thông qua hộp hội thoại Lệnh ddgrips dùng để cho phép mode grip hoạt động hay không và để thay đổi màu sắc, kích thước của grip thông qua hộp thoại. Từ Tools menu, chọn Options Command line: ddgrips (hoặc Options) AutoCAD hiển thị hộp hội thoại hình 2 Select Settings Enable grips: cho phép hay không cho phép mode Grip. Enable Grip Within Block: cho phép hay không cho phép Grip bên trong Block. Grip color: Màu sắc cho Grip được chọn (Selected) và grip không được chọn (unselected). Grip size: Đặt kích thước grip. 73
  74. Selection) Minh họa khối dữ liệu và không có chế độ Grips. 1.5. Lệnh BLIPMODE hiện (ẩn) dấu (+) khi chỉ điểm vẽ Hiện/ẩn dấu (+) khi chỉ điểm vẽ Tại dòng lệnh, nhập blipmode Tuỳ chọn Command: blipmode ON/OFF : Nhập ON hoặc OF, hoặc ↵ 74
  75. 1.6. Lệnh GROUP đặt tên cho nhóm đối tượng Đặt tên cho một nhóm đối tượng được chọn lựa Tại dòng lệnh, nhập group AutoCAD hiển thị hộp hội thoại Object Grouping Nhóm đối tượng Group Name Hiển thị danh sách tên của các nhóm hiện có. Selectable + yes : Để chọn một nhóm bạn chỉ việc chọn một đối tượng trong nhóm + no : Chỉ thực hiện lựa chọn với các đối tượng được chọn Group Identification Group Name Hiển thị tên của nhóm được lựa chọn. Description 75
  76. Hiển thị diễn tả của nhóm được lựa chọn. Find Name Cho biết tên nhóm của đối tượng được chọn trong bản vẽ Pick a member of a group: chọn một đối tượng Sau khi chọn đối tượng AutoCAD hiển thị hộp hội thoại gồm danh sách tên nhóm chứa đối tượng đã được chọn. Highlight Cho biết những đối tượng cùng một nhóm trên bản vẽ. Include Unnamed Định rõ cả những nhóm chưa đặt tên. Create Group Change Group Re-order Thay đổi số thứ tự của các đối tượng trong nhóm, số thứ tự trong nhóm bắt đầu bằng 0. 76
  77. AutoCAD hiển thị hộp thoại Order Group Hộp thoại Order Group Group Name Hiển thị tên nhóm đối tượng. Description Hiển thị diễn giải của nhóm đối tượng. Remove from position (0-n) Chỉ rõ vị trí hiện tại của đối tượng trong nhóm cần dời. Replace at position (0-n) Chỉ rõ vị trí chèn đối tượng đã di chuyển. Number of objects (1-n) Số lượng đối tượng di chuyển. Re-Order Thực hiện thay đổi vị trí của các đối tượng trong nhóm. Highlight Làm sáng các đối tượng có trong nhóm hiện theo thứ tự trên vùng bản vẽ. Reverse Order Đảo ngược số thứ tự các đối tượng trong nhóm hiện tại. Description Cập nhật diễn giải cho nhóm đối tượng. Explode 77
  78. Phá bỏ nhóm, các đối tượng trở lại tính chất ban đầu. Selectable Tại ô Selectable thay đổi giữa Yes/no + yes : Để chọn một nhóm bạn chỉ việc chọn một đối tượng trong nhóm + no : Chỉ thực hiện lựa chọn với các đối tượng được chọn Sử dụng trên dòng lệnh Nếu trên dòng lệnh, bạn nhập -group thì bạn nhận được lời nhắc nhở sau: ?/Order/Add/Remove/Explode/REName/Selectable/ :chọn hoặc ↵ Create Tạo một nhóm mới. Group name (or ?): Đặt tên nhóm mới hoặc ↵ Sau đó, bạn lựa chọn các đối tượng cần đặt vào trong nhóm. - List Groups Hiển thị danh sách tên và sự diễn tả của các nhóm trong bản vẽ. Groups(s) to list : Nhập danh sách tên hoặc ↵ Order Thay đổi vị trí của các đối tượng có trong nhóm Add Thêm đối tượng vào nhóm hiện tại. Group name (or ?): Nhập tên hoặc ↵ Select objects: Chọn đối tượng cần thêm vào nhóm Remove Loại bỏ đối tượng ra khỏi nhóm. Group name (or ?): Đặt tên nhóm mới hoặc ↵ Select objects: Chọn đối tượng loại bỏ ra khỏi nhóm. Explode Loại bỏ tất cả các đối tượng ra khỏi nhóm, đồng thời nhóm bị xoá. Group name (or ?): Nhập tên hoặc ↵ ReName Đổi tên nhóm. Old group name (or ?): Cho tên nhóm cần đổi tên ↵ New group name (or ?) : Nhập tên mới cho nhóm ↵ Selectable Group name (or ?): Cho tên nhóm ↵ This group is selectable. Do you wish to change it? chọn N hoặc ↵ 78
  79. Chuyển đổi giữa chế độ chọn theo nhóm và chọn theo đối tượng. Lệnh ISOPLANE Sử dụng lưới vẽ đẳng cự Tại dòng lệnh, nhập isoplane ↵ Enter isometric plane setting [Left/Top/Right] : Nhập chọn lựa hoặc ↵ Trong quá trình vẽ có thể sử dụng phím tắt Ctrl-E để chuyển lệnh vẽ từ mặt này sang mặt khác một cách nhanh chóng và tiện lợi. Tạo lưới cho bản vẽ thông qua cửa sổ hội thoại Từ Tools menu, chọn Drafting Settings Shortcut menu: Right-click Snap, Grid, Polar, Osnap, or Otrack on the status bar and choose Settings. Tại dòng lệnh, nhập dsettings (có thể gọi lệnh này thông qua việc bấm phím chuột phải lên nút Snap, Grid, Polar, Osnap, hoặc Otrack để gọi Menu động rồi chọn Settings ) AutoCAD hiển thị hộp hội thoại Drafting Settings hình 6 79
  80. Hộp thoại Drafting Settings (trang Object Snap). Hộp thoại này sử dụng để xác định các phương pháp bắt điểm (Object snap) và dò tìm (Tracking) các đối tượng khi vẽ hình. Đảm bảo cho các nét vẽ được bắt đầu và kết thúc đúng ý muốn không bị hụt cũng như không bị thừa ra mỗi khi vẽ đối tượng này giao với đối tượng khác. 1.7. Lệnh FIND Find what: giúp ta tìm text mà chúng cần tìm ở hình trên mình đang gõ PV vì muốn nó tìm text PV , sau đó ấn Find. Lưu ý có 1 chi tiết đó là phần Select objects mà mình đã khoanh đỏ, Select objects giúp bạn khoanh vùng text mà bạn cần tìm, nếu bạn muốn tìm cả bản vẽ thì không dùng tới nó, nếu dùng cho một khu vực thì Select objects là rất tốt. Replace with: Giúp ta thay thế những text mà ta muốn, ở hình dưới phần Find what mình nhập text cần thay đỗi ví dụ: PV, phần Replace with là text bạn muốn text PV nó đỗi thành ở đây mình làm thử text Blog 123 và sau khi nhập mình ấn Replave All, nó báo như hình dưới, nghĩa là đã tìm thấy 14 đối tượng cần thay đỗi (là 14 text PV) và 14 đối tượng đã được thay đỗi thành (Blog 123). Ở Replace with bạn củng có thể sử dụng phần Select objects chọn vùng có đối tượng để thay đỗi. 80
  81. 2. Các lệnh làm việc khối 2. 1. Lệnh BLOCK định nghĩa một khối mới Định nghĩa một khối Cho phép nhóm các đối tượng hiện diện trên bản vẽ thành một khối mới. - Command line: -Block Block name (or ?): (nhập tên khối hoặc ?) insertion base point: (nhập điểm cơ sở để chèn) Select object: (chọn các đối tượng cần nhóm vào khối) Block name Tên của khối có thể dài tới 31 ký tự và có thể dùng các ký tự đặc biệt hệt như ($), (-), (_). Nếu nhập vào một tên khối trùng với một tên khối nào đó đang tồn tại, AutoCAD sẽ nhắc: Block already exists: (khối đang tồn tại). Sau khi xác định tên khối: Nếu tên khối đã tồn tại thì AutoCAD hiện dòng nhắc Redifine it? : (Định nghĩa lại khối không? Nếu Y (yes)) có định nghĩa lại, còn N (No) là không định nghĩa lại và thoát khỏi lệnh Block. Nếu tên khối chưa tồn tại thì AutoCAD sẽ yêu cầu xác định điểm cơ sở để chèn, đây là điểm được dùng để chèn khối vào bản vẽ. Tuy điểm này có thể lấy bất kỳ nhưng để thuận tiện cho quá trình quản lý và sử dụng khối cần chọn điểm này là điểm đặc trưng của khối. Insertion base point: Toạ độ điểm cơ sở (1). Tiếp theo AutoCAD yêu cầu xác định các đối tượng thành phần của khối cũng bằng dòng nhắc: select object: Chọn các đối tượng nhóm thành một khối. Sau khi định nghĩa khối xong, các nguyên thể được nhóm thành khối đó sẽ biến mất. Nếu muốn phục hồi phải dùng lệnh OOps. - Listing Previously Defined Blocks Nếu trả lời dòng nhắc ban đầu bằng ?, AutoCAD sẽ cho phép liệt kê một hoặc nhiều khối đã có. Khi đó sẽ có dòng nhắc Block (s) name to list : (nhập tên một hoặc nhiều khối, hoặc Enter để yêu cầu liệt kê tất cả các khối đã được định nghĩa trong bản vẽ hiện hành). Các tham số của lệnh Block trên đây cũng có thể được khai báo thông qua hộp thoại (hình 6.8) nếu ta nhập lệnh bằng một trong các cách sau : - Trên thanh công cụ chọn Từ Draw menu, chọn Block -> Make - Command line: Block 81
  82. Định nghĩa các tham số để tạo khối. Sau khi gọi hộp thoại 1 thao tác như sau: Tại ô Name : đặt tên cho khối sẽ tạo Bấm để sau đó chọn các đối tượng thành phần của khối. Bấm để chọn điểm chèn của khối. Chọn đơn vị chèn khối Insert units Bấm để kết thúc. 2. 2. Lệnh ATTDFF gán thuộc tính cho khối Lệnh định nghĩa thuộc tính cho khối được tạo - Từ Draw menu, chọn Block -> Define Attributes - Command line: attdef Xuất hiện hộp thoại hình 2 dưới đây: 82
  83. Định nghĩa thuộc tính cho khối - Mode: định kiểu + Invisible: Nếu chọn thuộc tính này thì các thuộc tính được định nghĩa sẽ không thể hiện trên màn hình; + Constant: Thuộc tính được định nghĩa có một tính chất cố định và không thể thay đổi được trong quá trình chèn khối vào bản vẽ; + Verify: Thuộc tính được định nghĩa sẽ hiển thị trên dòng nhắc cho bạn kiểm tra lại và nếu cần bạn có thể thay đổi quá trình chèn khối vào bản vẽ; + Preset: AutoCAD chèn khối vào bản vẽ và lấy giá trị thuộc tính được định nghĩa và không đặt ra câu hỏi. - Attribute: thuộc tính + Tag - nhập tên của thuộc tính + Prompt - Nhập dòng nhắc nếu ta muốn nó xuất hiện khi chèn khối có chứa định nghĩa thuộc tính này. + Value - Nhập giá trị mặc định cho thuộc tính (nếu muốn có) - Insertion point - điểm chèn Cho phép nhập tọa độ điểm đầu của thuộc tính hoặc bằng thiết bị chỉ điểm trên màn hình (nháy chuột vào ô pick point). - Text options: Cho phép xác định kiểu chữ, chiều cao, góc quay, kiểu căn lề cho thuộc tính. 83
  84. + Justication: Kiểu căn lề cho thuộc tính (giống như căn lề cho dòng text). + Text Style: Kiểu chữ để viết thuộc tính (đã được định nghĩa bằng lệnh Style). + Height: Chiều cao chữ + Rotation: Góc quay của dòng text. - Align below previous attribute: Nếu chọn chức năng này sẽ cho phép tạo một thuộc tính mới có các thông số Text options giống như của thuộc tính vừa tạo thành trước đó. Riêng insertion point thì giống như khi trong lệnh Text mà ta ↵ (để xuống dòng). Sau khi chọn lựa xong và OK, có thể thấy tên của thuộc tính xuất hiện trênmàn hình. Để gắn thuộc tính vào khối nào đó, khi chọn các thành phần của khối thì ta phải chọn cả các thuộc tính này (nháy chuột vào tên của thuộc tính). 2. 3. Lệnh INSERT chèn khối bản vẽ thông qua hộp hội thoại Lệnh chèn khối thông qua hộp hội thoại Cho phép chèn một khối đã được định nghĩa (hay một bản vẽ đang tồn tại) vào bản vẽ hiện hành thông qua hộp thoại (hình 3). - Tại thanh công cụ,chọn Từ Insert menu, chọn Block Hộp thoại Insert 84
  85. Các tùy chọn trong hộp thoại này như sau: Name nhập tên khối cần chèn vào ô soạn thảo tên khối hoặc nháy chuột vào ô block để xuất hiện hộp thoại phụ và chọn tên block cần chèn trong các block đã được định nghĩa của bản vẽ hiện hành. Browse bấm chọn phím này (nếu muốn chèn khối là một bản vẽ có trên đĩa) để xuất hiện hộp thoại phụ và chọn tên file đang tồn tại trong thư mục hiện hành hay các thư mục khác. Insertion point: điểm chèn. Nhập tọa độ của điểm sẽ chèn khối vào bản vẽ. Khi đó một bản sao của khối sẽ được vẽ vào bản vẽ, sao cho điểm cơ sở của khối (base point) sẽ trùng hoàn toàn với điểm chèn (insertion point) vừa nhập. Scale : (tỷ lệ) cho phép phóng, thu khối theo cả ba phương với tỷ lệ tùy ý. Tỷ lệ theo các phương có thể khác nhau. Nếu dùng hệ số tỷ lệ giá trị âm có thể lấy đối xứng. Rotation (quay): cho phép xoay khối khi chèn vào bản vẽ với góc quay tương ứng được nhập vào trong ô soạn thảo Rotation. Explode (tách ra): Nếu dùng chức năng này cho phép chèn một khối như là một tập hợp các nguyên thể riêng lẻ chứ không phải là một thực thể đơn. Khi đó có thể hiệu chỉnh riêng cho từng nguyên thể của khối. Khi dùng chức năng expode, khối sẽ được chèn với các hệ số tỷ lệ X, Y, Z bằng nhau, có nghĩa là chỉ dùng một hệ số tỷ lệ và không có giá trị âm. Ngoài ra ta cũng xó thể chèn khối văn bản vẽ mà không cần thông qua hộp thoại bằng cách từ dòng lệnh gõ kèm thêm dấu trừ (-) trước lệnh Insert. - Command line: -Insert Enter block name or [?]: nhập tên khối hay? để liệt kê các khối đã được định nghĩa trong bản vẽ. Specify insertion point or [Scale/X/Y/Z/Rotate/PScale/PX/PY/PZ/PRotate]: nhập điểm chèn khối trên bản vẽ Enter X scale factor, specify opposite corner, or [Corner/XYZ] : nhập hệ số tỷ lệ theo phương X Enter Y scale factor : nhập hệ số tỷ lệ theo phương Y,(mặc định bằng X) Specify rotation angle :>: Nhập góc quay Các tùy chọn của lệnh này như sau: 85
  86. Corner - đỉnh góc: Tùy chọn này cho phép xác định tỷ lệ X và Y đồng thời; chức năng này dùng điểm chèn và một điểm khác như là hai đỉnh của một hình chữ nhật. Kích thước X và Y của hình chữ nhật chính là tỷ lệ X và Y. Để dùng chức năng corner, sau dòng nhắc Scale factor phải vào một điểm, diểm này sẽ là điểm thứ hai của hình chữ nhật. Nếu điểm thứ hai nằm bên trái điểm chèn sẽ có tỷ lệ X là âm, nếu điểm thứ hai nằm trên điểm chèn sẽ có tỷ lệ Y là âm. XYZ: tùy chọn này cho phép chèn các đối tượng 3 chiều (3D) vào bản vẽ. Sau khi thực hiện các thao tác trên, khối được chèn vào bản vẽ sẽ có điểm cơ sở trùng với điểm chèn và tuân theo tỷ lệ cũng như góc quay đã đặt. Ngoài trình tự thao tác như trên khi thực hiện lệnh insert ta có thể đảo ngược một phần, bằng cách nhập tỷ lệ trước khi nhập điểm chèn. Điều này tiện lợi khi ta kéo khối vào vị trí (vì có hiện tượng kéo lê (drag) nên thấy trước được vị trí của khối trong bản vẽ). Để thực hiện thao tác này, cần vào một trong các tùy chọn sau để trả lời dòng nhắc insertion point. Scale: AutoCAD sẽ nhắc vào tỷ lệ chung cho cả 3 trục X, Y, Z và sẽ không nhắc vào tỷ lệ sau khi chọn điểm chèn nữa. XScale tương tự Scale nhưng chỉ vào tỷ lệ cho X YScale tương tự Scale nhưng chỉ vào tỷ lệ cho Y ZScale tương tự Scale nhưng chỉ vào tỷ lệ cho Z Rotate: AutoCAD sẽ nhắc vào góc quay và cũng sẽ không nhắc vào góc quay sau đó nữa. PScale tương tự như scale, nhưng tỷ lệ này chỉ dùng để hiển thị khi kéo khối vào vị trí. AutoCAD vẫn nhắc vào tỷ lệ sau khi vào điểm chèn. PXScale tương tự PScale nhưng chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ X PYScale tương tự PScale nhưng chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ Y PZScale tương tự PScale nhưng chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ Z PRotate tương tự Rotate nhưng AutoCAD nhắc vào lại góc quay sau đó. Sau khi vào một trong các tùy chọn trên dòng nhắc insertion point: lại xuất hiện để ta vào một chức năng khác hoặc vào điểm chèn. Duy trì sự riêng biệt giữa các phần khi chèn. Khi chèn một khối nhưng muốn duy trì sự riêng biệt của các nguyên thể phải đặt dấu sao (*) trước tên khối Chèn một file vào bản vẽ 86
  87. Một bản vẽ có thể coi như một khối khi chèn vào bản vẽ khác, khi sử dụng lệnh insert AutoCAD sẽ tìm file bản vẽ cần chèn (với điều kiện không có một tên khối nào được định nghĩa trùng với tên file) và coi file đó như một khối để chèn. Nó sẽ dùng tên file làm tên khối, sau đó lệnh insert hoạt động bình thường. Để thực hiện việc chèn một file như chèn một khối, cần trả lời dòng nhắc Block name như sau: tên khối = tên file Command: insert ↵ Block name (or?): Chair = Chair ↵ (Gắn file Chair.dwg thành khối Chair) Nếu quên tên file có thể vào dấu (~) sau dòng nhắc Block name để hiển thị hộp thoại select drawing file (chọn file bản vẽ) và có thể chọn file cần chèn thông qua hộp thoại này. Thay đổi một bản vẽ đã được chèn Giả sử bản vẽ bulong được chèn vào bản vẽ LAP, khi đó bulong là một khối của bản vẽ LAP. Ta muốn thay đổi khối bulong trong bản vẽ LAP, các thay đổi này sẽ không tự động cập nhật được trên bản vẽ LAP. Muốn cập nhật được - có nghĩa muốn thay đổi được khối bulong trong bản vẽ LAP - phải dùng lệnh insert và trả lời dòng nhắc Block name, theo các cách sau: Tên khối = tên file (sử dụng khi tên khối khác tên file) Tênkhối =(sử dụng khi tên khối trùng tên file) Tên khối = ~(nếu muốn xác định tên file bằng hộp thoại) Sau khi đọc xong định nghĩa khối từ file, AutoCAD sẽ thông báo: Block redefined (khối được định nghĩa lại) Sau đó AutoCAD cập nhật các thay đổi cho định nghĩa khối. Nếu chỉ muốn thay đổi định nghĩa khối mà không chèn thêm khối vào bản vẽ phải trả lời Ctrl + C cho dòng nhắc insertion point. Command: insert ↵ Block name (or?): bulong = ↵ Block bulong redefired insert point: Ctrl + C 2. 4. Lệnh MINSERT chèn khối vào bản vẽ thành nhiều đối tượng Chèn một khối vào nhiều vị trí được sắp xếp thành mảng 87
  88. Có thể xem lệnh minsert như là lệnh đơn kết hợp từ hai lệnh insert và array rectangular. Ví dụ ta định chèn đối tượng “Ghế bành” vào bản vẽ với 3 hàng và 5 cột đối tượng (hình 4). Thứ tự tiến hành như sau: - Command line: minsert Command: minsert Enter block name or [?] : ↵ Specify insertion point or cale/X/Y/Z/Rotate/PScale/PX/PY/PZ/PRotate]: chọn một điểm bắt đầu chèn Enter X scale factor, specify opposite corner, or [Corner/XYZ] : chọn tỉ lệ hướng X hoặc ↵ Enter Y scale factor : chọn tỷ lệ hướng Y Specify rotation angle : chọn góc quay cho đối tượng Enter number of rows ( ) : 3 (3 hàng) Enter number of columns (|||) : 5 (5 cột) Enter distance between rows or specify unit cell ( ): 20 (khoảng cách giữa các hàng) Specify distance between columns (|||): 20 (khoảng cách giữa các cột) Sau lệnh minsert ta đã thêm vào bản vẽ một khối, do là một khối vì vậy không thể hiệu chỉnh (xóa hay dời v.v ) riêng từng khối. Dấu sao (*) cũng không được sử dụng đặt trước tên khối trong lệnh minsert. Sử dụng lệnh Minsert. 2. 5. Lệnh DIVIDE chia đối tượng vẽ thành nhiều phần bằng nhau Lệnh chia đối tượng vẽ thành nhiều phần bằng nhau Lệnh Divide chia một đối tượng thành nhiều phần có độ dài bằng nhau và đặt các điểm đánh dấu (point) dọc theo đối tượng tại các điểm chia. - Từ Draw menu,chọn Point-> Divide 88
  89. - Command line: Divide Select object to divide: chọn đối tượng cần chia Enter the number of segments or [Block]: B Entername of block to insert: Ghế bành Align block with object? [Yes/No] : Y Enter the number of segments: 10 Sử dụng lệnh Divide. Một đối tượng có thể được chia ra thành từ 2 đến 32767 phân đoạn. Các đối tượng được chia bởi lệnh divide là line, arc, circle và 2D polyline. Sau khi chia xong vị trí chia được đánh dấu bằng điểm (point), có dạng và kích thước của kiểu điểm hiện thời. 2. 6. Lệnh MEASURE chia đối tượng theo độ dài Lệnh chia đối tượng theo độ dài đoạn Lệnh Measure cho phép đo đối tượng bằng một đoạn (segment) có độ dài xác định. Các đối tượng có thể chọn cho lệnh này là line, arc, circle và polyline. Cấu trúc của lệnh Measure tương tự lệnh Divide. Từ Draw menu, chọn Point-> measure - Command line: measure Select object to measure: chọn đối tượng bằng cách điểm vào đối tượng Specify length of segment or [Block]: B Enter name of block to insert: Ghế bành 1 89
  90. Align block with object? [Yes/No] : Y Specify length of segment: 12 (chiều dài đoạn chèn) S ử dụng lệnh Measure. Length of segment Tùy thuộc vào điểm khi chọn đối tượng ở gần đầu nào, AutoCAD sẽ bắt đầu đo từ đầu đó. Đoạn cuối cùng có thể ngắn hơn các đoạn khác. Tại các điểm chia được đánh dấu bằng point. Phân đoạn đối tượng là một đoạn thẳng Phân đoạn đối tượng là một đường tròn Phân đoạn đối tượng là một đường Polyline 2. 7. Lệnh WBLOCK ghi khối ra đĩa Ghi block ra đĩa Cho phép ghi toàn bộ hay một phần bản vẽ hay một khối đã định nghĩa thành một file bản vẽ mới để khi cần có thể chèn vào bản vẽ như một khối. - Command line: Wblock 90
  91. AutoCAD hiển thị hộp hội thoại hình 7. Qua đó NSD có thể đặt tên và ghi File File cho khối vẽ đã định nghĩa. Sử dụng lệnh Measure. - Block : ghi khối ra File, chức năng này sẽ cho phép ta sử xuất một trong các khối (Block) đã định nghĩa ra File. - Entire drawing : Lựa chọn này cho phép ghi toàn bộ các nội dung trên bản vẽ hiện tại ra File. - Objects : Chỉ ghi một số đối tượng theo chỉ định của NSD. Với lụa chọn này thì NSD phải có thêm động tác chọn đối tượng ;chọn điểm chèn . - File Name:Nhập vào tên file sẽ ghi của khối. - Location : địa chỉ ghi File. Có thể bấm để chọn địa chỉ nghi File từ hộp thoại. - Insert units : đơn vị tính của Block. Sau khi đã lựa chọn đúng các tham số trên bấm chọn để kết thúc lệnh. 91
  92. 2. 8. Lệnh EXPLORE phân rã khối lệnh làm tan khối Lệnh explode tan khối (kể cả khối ẩn danh như kích thước, mẫu mặt cắt v.v do AutoCAD định nghĩa) và thay thế bằng các nguyên thể tạo ra khối đó. Lệnh này có tác dụng khi cần hiệu chỉnh các nguyên thể thành phần của khối. - Tại thanh công cụ, chọn . Từ Modify menu, chọn Explode - Command line: Explode Select object: (chọn khối cần làm tan). 92
  93. BÀI 7: TRÌNH BÀY VÀ IN BẢN VẼ TRONG AUTOCAD Mã bài: MĐ 27 B07 MỤC TIÊU: - Trình bày được các bước chỉnh sửa một bảng vẽ trước khi in; - Trình bày được cách thức in một bảng vẽ ra máy in; - Sử dụng được các lệnh điều khiển màn hình; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. NỘI DUNG 1. Khối các lệnh tra cứu Khi không nhớ chính xác các lệnh ta có thể nhấn phím F1 để co thể nhận được sự giúp đỡ Dưới đây là bảng các lênh trong autocad ( ví dụ: một số lệnh cơ bản trong bảng vẽ autocad theo ký tự A-D) 93
  94. 2.Các lệnh điều khiển màn hình PICKFIRST: Nếu biến này là 0, khi bạn chọn đối tượng rồi mới gõ lệnh, lệnh sẽ bắt chọn lại đối tượng. Đối tượng cũ sẽ bị deselect. - PICKADD: Nếu biến này là 0, bạn chỉ chọn được từng đối tượng 1, khi bạn chọn đối tượng mới đối tượng cũ sẽ bị deselect. - PICKAUTO: Nếu biến này là 0, bạn không thể crossing hay window để chọn đối tượng một cách tự động (Bạn phải gõ C hay W khi dấu nhắc chọn). - PICKDRAG:Nếu biến này là 1, khi bạn chọn crossing hay window bạn phải drag chuột (giống corel, word, ) thay vì pick 2 lần. 94
  95. - QTEXT: nếu biến này là on, text của bạn sẽ trở thành 1 hình chữ nhật. Và hiển thị rất nhanh. Đặt on cho biến này khi bản vẽ có quá nhiều text, mà bạn không có nhu cầu phải xem chúng. - MIRRTEXT: nếu biến này là 1, text sẽ bị ngược khi sử dụng lệnh mirror. Bằng 0 thì text vẫn như bình thường trong lệnh mirrtext. Lệnh này còn có tác dụng với Attribute trong block. - CURSORSIZE: Kích thước con trỏ, 100 là đầy màn hình, 5 là mặc định ban đầu lúc cài ACAD. - FILEDIA: nếu biến này bằng 0, tất cả các hộp thoại hỏi về file đều không xuất hiện. Ví dụ khi bạn dùng lệnh Open, thay vì hộp thoại quen thuộc, ACAD sẽ hỏi tên file của bạn tại dòng COMMAND. 3. Các lệnh điều khiển máy in Layout được hiểu là mô phỏng phần thể hiện bản vẽ trên giấy. Với một bản vẽ ta có thể thiết lập nhiều Layouts, mỗi Layout tương đương với một phương án in cụ thể (có cỡ giấy, cấu hình máy in cụ thể). Trong mỗi Layout cũng có thể tạo và định vị trí cho Viewport; có thể thêm BLock khung tên hoặc các đối tượng vẽ khác. Như vậy tại mỗi trang Layout không chỉ lưu trữ các thông tin thuộc đối tượng vẽ mà còn có nhiều thông tin khác đó là : Các thiết lập máy in (Plot settings) Kích thước giấy (paper size) Hướng in (Image Orientation) Tỉ lệ in (Plot scale) Điểm gốc in (Plot Offset) Command line: Layout Enter layout option [Copy/Delete/New/Template/Rename/SAveas/Set/?] : Lệnh này có thể được sử dụng để tạo một Layout mới; xoá một Layout đã có; đổi tên Layout v.v Copy : Sao chép Layout. Sau lệnh này AutoCAD sẽ hỏi tên Layout sẽ Copy đến. Nếu ta không nhập tên mới thì AutoCAD sẽ mặc định lấy tên của Layout gốc và cộng thêm 1; Delete : xoá Layout, AutoCAD sẽ yêu cầu nhập vào tên của Layout cần xoá; New : tạo một Layout mới, AutoCAD sẽ yêu cầu nhập tên cho Layout; 95
  96. Rename : Đổi tên Layout, AutoCAD sẽ xuất hiện dòng nhắc yêu cầu đặt tên mới cho Layout hiện tại; Template : Tạo một Layout mới cho bản vẽ thông qua File mẫu; Save : Ghi lai Layout. Các Layout sẽ được ghi trên bản vẽ mẫu (DWT). Layout hiện hành cuối cùng sẽ được chọn làm mặc định; Set : Gán một Layout làm Layout hiện hành; ? : Liệt kê các Layout đã khai báo trong bản vẽ hiện tại. Có thể hiệu chỉnh các Layout bằng cách bấm phím chuột phải tại tên một Layout bất kỳ, sẽ thấy xuất hiện MENU động (hình 1) Hiệu chỉnh Layout từ Menu động. Sau khi tạo Layout nếu lần đầu tiên bấm chọn Layout đó thì AutoCAD sẽ cho hiển thị một Viewport với giới hạn chính là mép của khổ giấy (Paper size) do NSD chọn. Việc chọn kiểu máy in, khổ giấy, hướng in v.v cho Layout này được thực hiện thông qua hộp thoại (hình 1) Layout name : Tên biểu kiến của Layout; Page setup name : Hiển thị thiết lập trang in đã đặt tên và được ghi. NSD có thể chọn trong bảng danh sách các thiết lập này để làm cơ sở định dạng cho trang hiện hành. Cũng có thể tạo thêm các định kiểu mới bằng cách bấm chọn phím Add sẽ thấy hiển thị một thoại 96
  97. Plotter confirguration: Chọn kiểu máy in (máy vẽ). Máy in hoặc máy vẽ là các thiết bị đầu ra thường được khai báo từ trước trong mục Start - Settings - Printers. Tại hộp thoại (hình1), ta có thể chọn một trong các thiết bị đầu ra cho Layout này. Nếu muốn chỉnh sâu hơn vào các thuộc tính của máy in có thể bấm 97
  98. chọn tiếp phím . Tại đây (hộp thoại hình 4) NSD có thể hiệu chỉnh các tham số "kỹ thuật" của máy in như độ phân giải; chế độ tiêu hao mực; khay giấy v.v cũng có thể thêm vào một hoặc nhiều khổ giấy không thuộc tiêu chuẩn (giấy nhỡ khổ) Trong trường hợp chưa biết rõ lắm về thiết bị đầu ra (trường hợp vẽ trên máy nhưng sau đó sẽ mang đi một nơi khác để in do đó không thể biết chính xác tên máy in, máy vẽ), ta vẫn có thể khai báo các Layoutbằng cách chọn kiểu máy in là none(tương tự trên hình 2). Khi đó mặc dù chưa biết rõ về máy in ta vẫn có thể xác định được khổ giấy, nét vẽ, hướng in v.v (thông qua trang Layout Settting). Tuy nhiên trong trường hợp này thì ta không thể chọn chức năng xem trước trang in (Plot Preview) được, bởi vì chức năng này đòi hỏi phải có tên và các định dạng phần cứng cụ thể để AutoCAD có thể tính toán và thể hiện đúng như hình ảnh trang in sẽ xuất hiện trên giấy. Hộp thoại User Define Page Setups 98
  99. Plot style table (pen assignments): định kiểu cho nét vẽ. Các kiểu nét vẽ được định nghĩa trước và có thể ghi ra File (*.CTB) NSD có thể định nghĩa lại () các kiểu nét; khai báo kiểu mới () thông qua Wizard của AutoCAD. Mỗi đối tượng trong bản vẽ có một màu liên kết với nó. Tùy thuộc vào máy vẽ, có thể vẽ mỗi màu với một cây bút, loại đường nét, tốc độ vẽ và bề rộng bút khác nhau. Một vài loại máy in, chẳng hạn như máy in laser hay máy in tĩnh điện, có thể vẽ các đường với các bề rộng khác nhau. Các bề rộng này đôi khi được gọi là lone width hay lineweights. Mặc dù chúng không có một cây bút nào cả, AutoCAD vẫn dùng khái niệm Pen Width (bề rộng bút) cho Line widths hay Lineweights. Pen assignments Các phân định cho bút nháy chuột vào ô này, AutoCAD sẽ xuất hiện hộp thoại pen assignments cho phép điều khiển sự phân định về màu sắc (color), bút, loại đường nét (linetype), tốc độ (Speed) và bề rộng (width) bút cho máy vẽ hiện thời. Hộp thoại hiệu chỉnh trang in 99