Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_co_so_thiet_ke_trang_phuc_nghe_may_thoi_trang_tri.pdf
Nội dung text: Giáo trình Cơ sở thiết kế trang phục - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
- 1 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Môn học: Cơ sở thiết kế trang phục NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số 248b./QĐ-CĐNKTCN ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) Hà Nội, năm 2019
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Môn học Cơ sở thiết kế trang phục được triển khai trong học kỳ đầu tiên của khóa học Cao đẳng nghề, ngành May Thời trang, giúp người học có những kiến thức nền tảng về thiết kế quần áo như: nhận biết được đặc trưng kích thước, hình dáng kết cấu của quần, áo; xác định đúng vị trí đo và phương pháp lấy các số đo để thiết kế quần, áo; trình bày được phương pháp thiết kế mẫu cơ sở của quần, áo; Thông qua quá trình học, học sinh cũng được trải nghiệm lý thuyết đã học thông qua các bài tập đơn giản về xử lý số liệu và thiết kế trang phục. Để học tốt môn học, người học cần dự lớp, nghe giảng và tự học ở nhà theo các hướng dẫn cuối chương. Giáo trình môn học được biên soạn từ chương trình khung đã được Tổng Cục Dạy nghề ban hành. Các đề mục, nội dung kiến thức, kỹ năng trong chương trình đào tạo đã được thể hiện một các linh hoạt, có chọn lọc giữa kênh hình và kênh chữ, giúp gia tăng tính trực quan cho giáo trình. Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng, giáo trình có thể vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn đọc, để nhóm tác giả hiệu chỉnh trong lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn Hà nội, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đào Thị Thủy 2. Biên soạn: GV. Phùng Thị Nụ Trần Thị Ngọc Huế
- 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 BÀI MỞ ĐẦU 7 1. Khái quát trọng tâm nội dung của môn học 7 2. Phương pháp học tập của môn học 7 2.1 Học trên lớp với sự hướng dẫn và làm mẫu của giáo viên: 7 2.2. Học theo nhóm, thảo luận, tự trao đổi 8 2.3. Học ở nhà, tự học luyện tập các kỹ năng, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu 8 3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo: 8 CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG PHỤC 9 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẦN ÁO 9 1.1. Khái niệm và chức năng của quần, áo 9 1.1.1. Khái niệm về quần áo: 9 1.1.2. Chức năng của quần áo 10 1.2. Phân loại và mã hóa quần, áo 11 1.2.1. Phân loại quần áo: 11 1.3. Chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu đối với quần, áo 13 1.3.1. Các chỉ tiêu chất lượng: 13 1.3.2. Các yêu cầu đối với quần áo 13 2.ĐẶC TRƯNG KÍCH THƯỚC, HÌNH DÁNG, KẾT CẤU CỦA QUẦN ÁO 13 2.1. Kích thước, hình dáng bên trong quần, áo 14 2.2. Kích thước, hình dáng bên ngoài của quần áo 14 2.3. Mối liên hệ giữa kích thước bên trong và bên ngoài 15 2.4. Lượng dư thiết kế quần áo 15 2.4.1. Lượng cử động 15 2.4.2. Lượng dư co vải 16 2.4.3. Lượng dư kiểu dáng 17 2.5. Hình dáng bên ngoài của kết cấu quần áo 17 2.6. Các yếu tố tạo hình trong quần, áo 17 2.6. Các yếu tố tạo hình trong quần, áo 18 2.6.1. Chất liệu 18 2.6.2. Màu sắc 19 2.6.3. Kiểu dáng 22 2.6.4. Chi tiết 22 2.6.5. Xếp ly 22 2.6.6. Chiết ly 24
- 4 2.6.7. Các đường ráp nối 24 2.6.8. Phồng xòe 24 2.6.9. Các kiểu rút dây, luồn chun 25 2.6.10. Cách xử lý gấu và các vị trí cài của trang phục 25 3. HỆ SỐ ĐO ĐỂ THIẾT KẾ QUẦN ÁO 26 3.1. Khái niệm về hệ số đo 26 3.2. Chức năng của hệ số đo 26 3.3. Những điểm cần chú ý khi đo 26 3.4. Trạng thái và tư thế người được đo 27 3.5. Phương pháp đo các kích thước cơ thể người 28 4. Phương pháp xây dựng hình trải bề mặt cơ thể 33 4.1. Nguyên tắc chung của phương pháp xây dựng hình trải bề mặt 35 4.2. Các phương pháp xây dựng hình trải bề mặt cơ thể 35 CHƯƠNG 2 . THIẾT KẾ MẪU CƠ SỞ QUẦN ÁO 39 1. NỘI DUNG THIẾT KẾ QUẦN ÁO 39 1.1. Khái niệm mẫu mỹ thuật, mẫu kỹ thuật 39 1.2. Các giai đoạn của quá trình thiết kế quần, áo 39 2. Xây dựng kết cấu cơ bản của quần, áo 40 2.1. Giới thiệu chung 41 2.2. Nguyên tắc xây dựng các thông số thiết kế 41 3.Thiết kế mẫu cơ sở quần, áo 41 3.1. Khái niệm về mẫu cơ sở 41 3.2. Xác định các kích thước để thiết kế quần, áo 43 3.2.1. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của áo 43 3.2.2. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của quần: 44 3.2.3. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của váy: 44 3.2.4. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của đầm: 44 3.3 Thiết kế mẫu cơ sở của quần, áo 45 3.3.1. Thiết kế mẫu cơ sở của áo nữ: 45 3.3.2. Thiết kế mẫu cơ sở của áo nam 52 3.3.2.4. Vẽ tay áo: 59 3.3.3 Thiết kế mẫu cơ sở của quần nữ: 60 3.3.4. Thiết kế quần âu nam 1 ly lật 63 3.3.5. Thiết kế mẫu cơ sở của váy nữ 67 3.3.6. Thiết kế mẫu cơ sở của đầm nữ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
- 5 GIỚI THIỆU MÔN HỌC: CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG PHỤC Mã môn học: MHMTT 10 Vị trí, ý nghĩa, vai trò môn học Vị trí: Môn học Cơ sở thiết kế trang phục là môn học kỹ thuật cơ sở trong chương trình đào tạo Cao đẳng nghề May thời trang, được bố trí học trước khi học các mô đun thiết kế. Ý nghĩa: Môn học Cơ sở thiết kế trang phục là môn học lý thuyết kết hợp với làm bài tập thực hành. Đây là môn học trang bị cho người học những nền tảng cho quá trình thiết kế mẫu trang phục. Vai trò: Giúp người học có những kiến thức cơ sở về thiết kế trang phục như: các khái niệm, nguyên tắc và phương pháp thiết kế trang phục cơ bản. Môn học còn góp phần định hướng cho người học về thái độ, kỹ năng và thói quen nghiên cứu đúng đắn trong quá trình học tập. Mục tiêu của môn học: Kiến thức: - Nhận biết được đặc trưng kích thước, hình dáng kết cấu của quần, áo; - Xác định đúng vị trí đo và phương pháp lấy các số đo để thiết kế quần, áo; - Trình bày được phương pháp thiết kế mẫu cơ sở của quần, áo; Kỹ năng: - Đo chính xác các số đo trên cơ thể và trên hình nhân; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết kế ; - Thiết kế được mẫu cơ sở quần, áo, nhanh và chính xác, đạt yêu cầu kỹ thuật. Thái độ: - Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tác phong công nghiệp. Nội dung chính của môn học: Loại Địa Thời gian Mã Tên chương bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm bài mục/bài dạy số thuyết hành tra* Cơ sở thiết kế trang Lý Lớp I 10 7 2 1 phục thuyết học
- 6 Loại Địa Thời gian Mã Tên chương bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm bài mục/bài dạy số thuyết hành tra* Giới thiệu chung về Lý Lớp 2 2 quần, áo thuyết học Đặc trưng kích Lý Lớp thước, hình dáng, thuyết học 3 3 kết cấu của quần, áo Lý Lớp Hệ số đo để thiết kế thuyết học 3 1 2 quần, áo + Bài tập Lý Lớp Phương pháp xây thuyết học dựng hình trải bề 1 1 mặt cơ thể Lý Lớp Kiểm tra thuyết học 1 1 Lý Lớp I Thiết kế mẫu cơ sở thuyết/ học 20 13 4 3 II quần, áo Bài tập Lý Lớp Nội dung thiết kế thuyết học 1 1 quần, áo Xây dựng kết cấu Lý Lớp 1 1 cơ bản của quần, áo thuyết học Lý Lớp Thiết kế mẫu cơ sở thuyết học 15 11 4 quần, áo + Bài tập Thực Lớp Kiểm tra 3 3 hành học Cộng 30 20 6 4
- 7 BÀI MỞ ĐẦU 1. Khái quát trọng tâm nội dung của môn học - Phân biệt được các chức năng của quần, áo; - Nhận biết được đặc trưng kích thước, hình dáng kết cấu của quần, áo; - Xác định đúng vị trí đo và phương pháp lấy các số đo để thiết kế quần, áo; - Trình bày được khái niệm mẫu kỹ thuật, mẫu mĩ thuật và các giai đoạn trong thiết kế quần áo; - Xác định đủ các thông số thiết kế; - Xây dựng được hình khung cơ bản của quần, áo; - Sử dụng đúng kỹ thuật và thành thạo các dụng cụ đo, thiết kế; - Xây dựng được hình trải bề mặt cơ thể trên cơ sở các số đo thiết kế quần áo; - Thiết kế được mẫu cơ sở của quần, áo đảm bảo hình dáng, kích thước theo yêu cầu kỹ thuật; - Tự giác, tích cực và phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tác phong công nghiệp 2. Phương pháp học tập của môn học 2.1 Học trên lớp với sự hướng dẫn và làm mẫu của giáo viên: - Lý thuyết: - Phân biệt được các chức năng của quần, áo; - Nhận biết được đặc trưng kích thước, hình dáng kết cấu của quần, áo; - Xác định đúng vị trí đo và phương pháp lấy các số đo để thiết kế quần, áo; - Trình bày được khái niệm mẫu kỹ thuật, mẫu mĩ thuật và các giai đoạn trong thiết kế quần áo; - Xác định đủ các thông số thiết kế; - Xây dựng được hình khung cơ bản của quần, áo; - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thiết kế quần áo dưới sự hướng dẫn của giáo viên - Thực hành: - Sử dụng đúng kỹ thuật và thành thạo các dụng cụ đo, thiết kế; - Xây dựng được hình trải bề mặt cơ thể trên cơ sở các số đo thiết kế quần áo; - Thiết kế được mẫu cơ sở của quần, áo đảm bảo hình dáng, kích thước theo yêu cầu kỹ thuật; - Tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn và định mức thời gian.
- 8 2.2. Học theo nhóm, thảo luận, tự trao đổi - Thảo luận, chia xẻ các nội dung cần thiết trong quá trình phân tích các mẫu và số đo được cung cấp trước cho nhóm. Từ đó, tìm ra giải pháp thiết kế tối ưu nhất. - Thảo luận, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thiết kế theo hướng dẫn của giáo viên. 2.3. Học ở nhà, tự học luyện tập các kỹ năng, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu - Tham khảo tài liệu, trình bày cách xác định các vị trí đo và phương pháp lấy các số đo để thiết kế các sản phẩm: áo dài, váy, đầm. - Đề xuất các giai đoạn của quá trình thiết kế quần áo. 2. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo: Giáo trình cơ sở thiết kế trang phục – Trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật VINATEX 2009; TS Trần Thủy Bình - Giáo trình thiết kế quần áo – Nhà xuất bản Giáo dục 2005.
- 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG PHỤC Mã chương: MHMTT 10-01 Giới thiệu: Chất lượng của trang phục phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng của công tác thiết kế. Để có được những bộ quần áo được thiết kế chính xác và khoa học, cần có những hiểu biết tổng quan về cơ sở thiết kế trang phục. Những kiến thức cơ sở này sẽ là nền tảng vững chắc cho công tác thiết kế từ mức độ cơ bản đến nâng cao. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, chức năng và yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng của quần, áo; - Nhận biết được đặc trưng kích thước, hình dáng kết cấu của quần, áo; - Xác định đúng vị trí đo và phương pháp lấy các số đo để thiết kế quần, áo; - Xây dựng được hình trải bề mặt cơ thể trên cơ sở các số đo thiết kế quần áo; - Tự giác, tích cực và phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tác phong công nghiệp. Nội dung chính: 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẦN ÁO Mục tiêu: - Giới thiệu các khái niệm về quần áo, chức năng của quần áo; - Phân loại quần áo và cách thức mã hóa quần áo; - Trình bày chỉ tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với quần áo; 1.1. Khái niệm và chức năng của quần, áo 1.1.1. Khái niệm về quần áo: Trang phục nói chung, quần áo nói riêng là một trong những vật dụng cần thiết trước tiên trong cuộc sống của con người và được sử dụng riêng đối với mỗi người Trang phục bao gồm: quần, áo, váy, giày, mũ, găng tay, tất, . Trong đó, phần chính là quần áo (bao gồm: quần, áo, váy và các sản phẩm phối hợp). Quần áo được hiểu là một sản phẩm hoặc một bộ sản phẩm nhằm che phủ và bảo vệ cơ thể con người. Quần áo hiện đại có thể được may từ nhiều loại vật liệu khác nhau: vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, da lông tự nhiên và nhân tạo,
- 10 Quần áo là kết quả của quá trình phát triển của xã hội loài người . Quá trình phát triển của quần áo chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển xã hội, quá trình lao động, sự phát triển khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, địa lý, Nó thể hiện một phần quan trọng các yếu tố vật chất và tinh thần của một nền văn hóa. 1.1.2. Chức năng của quần áo Trong tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển của xã hội loài người, quần áo đều thể hiện hai chức năng cơ bản, đó là: chức năng sử dụng và chức năng thông tin-thẩm mỹ. Chức năng sử dụng: - Chức năng bảo vệ: quần áo che chở và bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi những tác động có hại của môi trường: tác động của khí hậu (mưa, gió, bức xạ nhiệt, ánh sáng, ), tác động cơ học của môi trường (bụi, xung chấn, ) - Chức năng sinh lý học: quần áo tạo điều kiện thuận tiện và tiện nghi cho cơ thể con người trong sinh hoạt và lao động; không làm cản trở các hoạt động của cơ thể, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất trên bề mặt da của cơ thể người. Chức năng thông tin – thẩm mỹ: - Chức năng thông tin, xã hội: trong lịch sử phát triển, quần áo luôn luôn là một trong những yếu tố chính thể hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội xung quanh. Quần áo trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hóa loài người. Quần áo thể hiện trình độ văn hóa không chỉ của người mặc, mà còn của cả dân tộc, xã hội, thời kỳ đó - Chức năng thông tin cá nhân: qua quần áo, người ta có thể biết được một cách tương đối một số thông tin cơ bản về người mặc như: sở thích, tính cách, nghề nghiệp, vị trí xã hội, . - Chức năng thẩm mỹ: quần áo góp phần nâng cao vẻ đẹp bên ngoài của con người nhờ sự lựa chọn màu sắc, hình dáng, cấu trúc, và các chi tiết trang trí trên quần áo với cơ thể người mặc. - Chức năng che khuyết điểm: Quần áo phải tạo được cảm giác khoan khoái, dễ chịu trong khi mặc, không làm biến dạng cơ thể vốn có của con người mà chỉ được phép làm nó đẹp hơn, ngay cả khi những cơ thể có khuyết điểm. Việc lựa chọn màu sắc, kiểu dáng, độ gia trong thiết kế quần áo sẽ góp phần che đi một số khuyết điểm nhỏ trên cơ thể (ngực ưỡn, lưng gù nhẹ, chân cong, vai lệch, da sậm màu, da xanh tái, ). Mỗi chủng loại quần áo đều thể hiện đầy đủ cả hai nhóm chức năng cơ bản trên. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của mỗi nhóm chức năng có thể là khác nhau.
- 11 1.2. Phân loại và mã hóa quần, áo 1.2.1. Phân loại quần áo: Quần áo được sử dụng hiện nay rất phong phú và đa dạng về chủng loại, đối tượng và điều kiện sử dụng, chức năng và đặc điểm kết cấu. Vì vậy, các yêu cầu khi thiết kế cũng khác nhau. Để thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng quần áo, người ta tiến hành phân loại quần áo theo một số đặc trưng sau: - Theo đối tượng sử dụng: o Theo giới tính: quần áo nam, quần áo nữ o Theo lứa tuổi: quần áo trẻ em (trẻ sơ sinh, mẫu giáo, thiếu nhi, thiếu niên), quần áo thanh niên, quần áo trung niên, quần áo cho người già. - Theo điều kiện khí hậu: quần áo xuân, hè, thu, đông - Theo phạm vi sử dụng: quần áo sinh hoạt, quần áo thể thao, quần áo lao động (quần áo làm việc, quần áo bảo hộ, quần áo bảo vệ, ), quần áo biểu diễn nghệ thuật. - Theo chức năng sử dụng: quần áo ngủ, quần áo mặc nhà, thường phục, đồng phục, quần áo lễ hội, quần áo dạ hội, - Theo kết cấu: o Áo: sản phẩm che phủ phần cơ thể người từ cổ trở xuống o Quần: Sản phẩm che phủ phần cơ thể người từ eo trở xuống và chia thành hai ống để che phủ hai chi dưới. o Váy: sản phẩm che phủ phần cơ thể người từ eo trở xuống và chỉ có một ống. Từ ba chủng loại chính đã nêu trên, còn có những sản phẩm phối hợp quần áo như sau: o Váy kết hợp với áo: nếu váy được thiết kế liền với áo thì ta có sản phẩm được gọi là áo liền váy hay áo váy. Nếu váy và áo là hai sản phẩm được thiết kế để luôn được mặc cùng với nhau, thì ta có bộ sản phẩm váy-áo (thường thì váy và áo có những đặc điểm giống nhau: màu, màu phối, vật liệu). o Quần kết hợp với áo: tương tự như khi kết hợp với váy và áo, ta sẽ có quần liền áo hoặc bộ quần áo. Từ mỗi chủng loại quần áo nói trên, người ta có thể phân loại theo kết cấu, hình dáng, độ dài, rộng của các chi tiết của sản phẩm như sau: - Phân loại theo kết cấu của áo: o Theo chiều dài áo: áo dài, áo lửng và áo ngắn. o Theo chiều dài tay áo: tay dài, tay lửng và tay ngắn o Theo kiểu cổ: không cổ, cổ nằm, cổ đứng, cổ bẻ ve. - Phân loại theo kết cấu của quần: o Theo chiều dài: quần dài, quần lửng, quần ngắn. o Theo hình dáng ống quần: ống bó, ống thẳng, ống loe, ống vảy.
- 12 o Theo kiểu cắt: quần bà ba, quần ống què, quần âu, quần bò. - Theo kết cấu của váy: o Theo chiều dài: váy maxi, váy dài, váy lửng, váy ngắn, váy mini. o Theo hình dáng thân váy: váy bó, váy thẳng, váy xòe, váy phối hợp. - Theo số lớp của sản phẩm: o Sản phẩm 1 lớp: áo kiểu, quần âu, quần bò, o Sản phẩm nhiều lớp: jắc két, vét, áo đầm, . 1.2.2. Mã hóa quần, áo Khi thiết kế quần áo, người ta thường đặt cho quần áo một hệ thống mã số, gọi là mã hóa quần áo, để đảm bảo yêu cầu về bản quyền và thương hiệu đối của nhà sản xuất. Tùy theo quốc gia, có thể có các qui ước về thiết lập hệ thống mã số này. Dưới đây là giải thích về cách làm mã số thông dụng: - Mã số thường có ít nhất 5 chữ số và mang một ý nghĩa nào đó. - Hai số đầu, nên là hai số cuối của năm hình thành nên mẫu trang phục. - Số thứ ba, nên là thể hiện cho kiểu dáng của trang phục hoặc chất liệu (tùy ý) o Ví dụ: Mã hóa theo tên sản phẩm Mã 1: quần âu Mã 2: quần soọc Mã 3: áo kiểu Mã 4: áo phông (áo thun) Mã 5: áo jắc két Mã 6: các phụ kiện cho trang phục Mã hóa theo giới tính của sản phẩm Mã 1: Kiểu trang phục dành cho nam Mã 2: Kiểu trang phục dành cho nữ Mã 3: Kiểu trang phục dành cho trẻ em Mã 4: Kiểu trang phục không phân biệt giới tính Mã hóa theo độ dài của sản phẩm Mã 1: Kiểu trang phục từ chân cổ đến eo – hông (áo kiểu) Mã 2: Kiểu trang phục từ chân cổ đến đầu gối (áo đầm) Mã 3: Kiểu trang phục từ bụng đến gối (váy) Mã 4: Kiểu trang phục từ bụng đến chân (quần) Mã hóa theo chất liệu Mã 1: vải dệt thoi cotton Mã 2: vải dệt kim cotton Mã 3: vải denim
- 13 Mã 4: vải tơ - Các số cuối, nên là số thứ tự của bộ mẫu được doanh nghiệp sản xuất trong năm Ví dụ: Sản phẩm là quần âu, sản xuất năm 2012 và là bộ mẫu thứ 34, sẽ được mã hóa với số hiệu là 12134. 1.3. Chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu đối với quần, áo 1.3.1. Các chỉ tiêu chất lượng: Bao gồm các chỉ tiêu chính: - Chỉ tiêu về ngoại quan – thẩm mỹ - Chỉ tiêu về công thái trang phục - Chỉ tiêu về kỹ thuật 1.3.2. Các yêu cầu đối với quần áo Cùng với sự phát triển của quần áo, các yêu cầu của chúng ngày càng được bổ sung và nâng cao. Các yêu cầu của quần áo là cơ sở xác định các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm may. Đối với quần áo, hiện nay tồn tại hai nhóm yêu cầu sau: - Nhóm yêu cầu tiêu dùng: nhằm thỏa mãn những đòi hỏi của người sử dụng sản phẩm. Cụ thể như sau: o Sự phù hợp giữa kích thước, hình dạng của sản phẩm với cơ thể người mặc, đảm bảo cho người mặc có thể cử động dễ dàng khi mặc quần áo. Việc đáp ứng yêu cầu này, phụ thuộc vào việc lựa chọn phù hợp lượng gia giảm thiết kết, kiểu dáng, của sản phẩm. o Sự thoải mái và tiện nghi về sinh lý cho con người khi sử dụng sản phẩm: việc đáp ứng yêu cầu này phụ thuộc vào việc lựa chọn phù hợp tính vệ sinh của vật liệu, cấu trúc quần áo, lượng gia giảm thiết kế, o Độ tin cậy trong quá trình sử dụng sản phẩm: việc đáp ứng yêu cầu này phụ thuộc vào việc lựa chọn phù hợp độ bền, khả năng ổn định hình dạng, - Nhóm yêu cầu sản xuất: nhằm thỏa mãn mong muốn của những nhà sản xuất quần áo. Nhóm này gồm những yêu cầu sau: o Cấu trúc quần áo hợp lý để có thể sử dụng những phương pháp và thiết bị hiện có để gia công sản phẩm. o Cấu trúc hợp lý để có thể cho phép giảm tiêu hao vật liệu hoặc thời gian gia công mà không làm giảm chất lượng sản phẩm. 2. ĐẶC TRƯNG KÍCH THƯỚC, HÌNH DÁNG, KẾT CẤU CỦA QUẦN ÁO Mục tiêu: - Giới thiệu tổng quan về kích thước- hình dáng bên trong, kích thước- hình dáng bên ngoài và mối liên hệ giữa kích thước trong và kích thước ngoài của quần áo;
- 14 - Giải thích về lượng dư khi thiết kế quần áo và những yếu tố cần biết khi đề cập đến lượng dư. - Giới thiệu hình dáng bên ngoài của kết cấu quần áo; - Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài của kết cấu quần áo; 2.1. Kích thước, hình dáng bên trong quần, áo Chúng ta thấy rõ ràng là nếu quần áo được may từ vải không co dãn, kích thước trong của quần áo nhỏ hơn hoặc bằng chính xác kích thước cơ thể con người thì con người không thể sử dụng được quần áo đó và khi mặc vào, thì không thể vận động được. Bởi vậy, các kích thước của quần áo phải luôn lớn hơn các kích thước tương ứng của cơ thể người. Độ chênh lệch giữa kích thước trong của quần áo và các kích thước tương ứng của cơ thể, được gọi là lượng cử động Như vậy, kích thước trong của quần áo sẽ bằng kích thước tương ứng của cơ thể người cộng với lượng cử động của kích thước đó: Pqa = Pct + ∆P Trong đó: Pqa - kích thước trong của quần áo Pct - kích thước tương ứng của cơ thể người ∆P - lượng cử động của kích thước P Đây chính là dạng phổ biến của các công thức thiết kế quần áo 2.2. Kích thước, hình dáng bên ngoài của quần áo Hình dạng bên ngoải của cơ thể người liên quan rất nhiều với phương pháp thiết kế và tạo dáng quần áo. Chúng ta đã biết, hình dạng và kích thước cơ thể người phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của hệ xương, độ lớn, sự phân bố của các bắp cơ và các lớp mỡ dưới da, lớp da bao bọc bên ngoài, tạo nên cơ thể người có một bề mặt cong đều. Nếu quan sát theo chiều dọc, cơ thể người được phân ra hai phần rõ rệt: phần trên và phần dưới. Ranh giới giữa hai phần là đường ngang eo. Nếu nhìn chính diện, hình dạng cơ thể đối xứng một cách tương đối qua mặt phẳng giữa và cơ thể được chia làm hai nửa: trái và phải. Khi thiết kế trang phục, người ta không chỉ nắm rõ hình dáng cơ thể người, vì chúng liên quan mật thiết đến kích thước bên trong của trang phục, mà còn phải tìm hiểu kỹ hơn đến kích thước ngoài của trang phục, để có được các sản phẩm thiết kế hoàn hảo. Khi nghiên cứu kích thước ngoài của trang phục, ta cần dựa trên các thông tin sau: - Kiểu dáng trang phục: mỗi loại trang phục đều có những qui định về kết cấu, hình dạng và số lớp cần có.
- 15 - Kết cấu của vật liệu: thành phần, cấu trúc và độ dày của vật liệu, sẽ là nền tảng để có thể tính toán được kích thước ngoài của trang phục - Các kỹ thuật xử lý kiểu dáng trang phục: kỹ thuật tạo chiết ly, xếp ly, phồng vải, dún vải, các đường phân tách chi tiết, cũng cần được tính toán và gia giảm trong thiết kế để có được kích thước ngoài hài hòa, cân đối và không làm thay đổi kích thước trong của trang phục. 2.3. Mối liên hệ giữa kích thước bên trong và bên ngoài Kích thước ngoài của trang phục luôn có mối liên hệ mật thiết với kích thước bên trong. Kích thước ngoài cần được xem xét phù hợp với kích thước trong để không ảnh hưởng đến sự thoải mái, tiện nghi của trang phục khi sử dụng Để tính toán kích thước ngoài, ta sử dụng công thức sau: Pqan = Pqa + 2π∆dvl + ∆ kd Trong đó: Pqan - Kích thước ngoài của quần áo Pqa - Kích thước trong của quần áo ∆dvl - Độ dày vật liệu ở vị trí có nhiều nếp gấp nhất ∆ kd - Lượng dư kiểu dáng 2.4. Lượng dư thiết kế quần áo Nền tảng của việc tạo một bộ rập nằm ở mối liên hệ giữa kích thước cơ thể người và lượng vải cần dùng cho nó. Hình dáng của tấm vải phải che phủ lên cơ thể một cách thoải mái. Ta gọi mối liên quan này là sự vừa vặn. Sự vừa vặn, tự nó có hai mặt: vừa vặn tĩnh và vừa vặn động. Một sản phẩm nên vừa vặn với cơ thể cả khi đứng yên và khi chuyển động. Lượng vải cần thêm vào trên các chi tiết sản phẩm để đảm bảo được sự vừa vặn, gọi là lượng dư trên quần áo. Quá trình tính toán lượng dư này cần được hết sức chú ý, để khi mặc, người mặc có thể cử động và gia tăng mức độ thoải mái cho các phần cơ thể. Giá trị của lượng dư trên quần áo phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố sau: 2.4.1. Lượng cử động: là một khoảng không gian nhất định giữa bề mặt bên trong của quần áo và bề mặt da của cơ thể người. Khoảng không gian này đảm bảo cho cơ thể con người khi mặc quần áo có thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu cả khi nghỉ ngơi và khi hoạt động. Lớp không khí trong khoảng không gian này rất cần thiết trong quá trình trao đổi nhiệt và hơi nước giữa cơ thể và môi trường. Khoảng không gian này cũng giúp cho con người có thể vận động dễ dàng khi mặc quần áo. Đồng thời, kích thước khoảng không gian giữa quần áo và cơ thể ở các khu vực khác nhau sẽ tạo nên nhiều kiểu dáng quần áo khác nhau. Lượng cử động thông thường được chọn căn cứ vào những yếu tố sau:
- 16 - Dáng cơ bản của quần áo: Quần áo dáng bó sát sẽ có lượng cử động nhỏ nhất, quần áo dáng thẳng sẽ có lượng cử động lớn. Căn cứ vào bản vẽ phác thảo của mẫu hoặc ý đồ thiết kế, người ta chọn một cách tương đối giá trị của lượng cử động và giá trị này sẽ được hiệu chỉnh dần trong quá trình thử và sửa mẫu. - Đặc điểm vật liệu: Vật liệu sử dụng có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề thiết kế quần áo. Những đặc trưng và thông số của vật liệu cần phải được xét đến khi thiết kế quần áo là: o Thành phần xơ sợi và cấu trúc vải (mật độ, độ chứa đầy, .): thông thường, đối với vải từ xơ tự nhiên có độ hút ẩm cao, vải có mật độ thấp thì có thể chọn lượng cử động nhỏ hơn so với vải tổng hợp và vải có mật độ cao. o Chiều dày: thường đối với vải dày (vải nhung, vải lông, vải dệt kim dày), lượng cử động cần lấy lớn hơn so với vải mỏng. Lượng cử động theo độ dày vải của một kích thước chu vi nào đó được xác định gần đúng, bằng gấp 6 lần chiều dày của vải. o Ví dụ: Nếu vải dảy 1mm, thì lượng cử động của các kích thước như vòng ngực, vòng bụng, vòng mông cần lấy tăng thêm là 6mm. o Độ dãn đàn hồi: khi thiết kế quần áo từ vải co dãn (vải dệt kim hoặc vải từ sợi đàn hồi), lượng cử động có thể rất nhỏ và thậm chí bằng 0 hoặc nhỏ hơn 0. - Đối tượng sử dụng: Thông thường, khi thiết kế quần áo cho trẻ em và nam giới, lượng cử động cần lấy giá trị lớn hơn, do cơ thể có cường độ vận động cao hơn. - Điều kiện sử dụng: Tùy thuộc điều kiện khí hậu của môi trường sử dụng quần áo (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ), dạng hoạt động vật lý của con người (sinh hoạt, lao động, thể thao), mà lựa chọn lượng cử động phù hợp để đảm bảo yêu cầu vệ sinh và vận động của quần áo. o Khi thiết kế những loại quần áo bó sát, người ta rất quan tâm đến lượng cử động tối thiểu của quần áo. Đây là lượng cử động nhỏ nhất, cho phép tạo nên quần áo bó sát nhất cơ thể mà người mặc vẫn cảm thấy tiện nghi và thoải mái. o Thông thường, lượng cử động tối thiểu trên đường ngang ngực của áo được chọn như sau (giá trị tính cho cả kích thước vòng ngực): Đối với áo nhẹ, áo váy: 4 ÷ 5 cm Đối với jắc két, vét: 6 cm Đối với măng tô nhẹ (không có lót ấm): 8 cm Đối với măng tô có lót ấm: 10 ÷ 12 cm Lượng cử động tối thiểu đối với vòng eo và vòng mông thường nhỏ hơn so với cử động tối thiểu đối với vòng ngực và thường bằng khoảng 50% ÷ 70% lượng cử động tối thiểu đối với vòng ngực 2.4.2. Lượng dư co vải: là lượng vải cần được tính toán thêm ra so với kích thước đã thiết kế trên các chi tiết , nhằm đối phó với hiệu ứng co vải thường thấy
- 17 trên quần áo sau quá trình gia công (giặt, là, ). Lượng tính thêm này được gọi là lượng dư co vải và được tính theo công thức sau: Trong đó: ∆cv - lượng dư co vải Ltk - kích thước của chi tiết khi chưa tính đến độ co vải u - độ co của vải (%) 2.4.3. Lượng dư kiểu dáng: Khi sản phẩm có sử dụng các kỹ thuật tạo hình trong thiết kế (xếp ly, chiết ly, phồng, xòe, dún bèo, .), chúng ta cần phải quan tâm đến lượng vải được thêm vào giữa các nếp gấp hoặc để tạo độ phồng, xòe của các chi tiết có trên sản phẩm, và gọi đó là lượng dư kiểu dáng. Tùy theo kết cấu của từng dạng tạo hình, lượng dư kiểu dáng sẽ có được giá trị khác nhau. Khi thiết kế, cần cộng thêm lượng dư kiểu dáng này vào công thức tính thông số để sản phẩm sau khi may, đạt yêu cầu kỹ thuật và có sự vừa vặn cho trang phục. 2.5. Hình dáng bên ngoài của kết cấu quần áo Đây là yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất. Hình dáng ngoài của quần áo được xác định từ hình dáng trong và những đường may ráp nối của quần áo. Người ta chia hình dáng bên ngoài của quần áo thành 3 dáng cơ bản: dáng bó sát, dáng nửa bó sát và dáng thẳng. (Hình 1.1) Quần áo dáng bó sát: phần eo và ngực thường lộ rõ. Kiểu dáng này sử dụng chủ yếu cho quần áo nữ, quần áo nam rất ít gặp. Quần áo dáng nửa bó sát: ít bó sát lấy cơ thể hơn. Trong kiểu dáng này, đường eo ở phía trước và phía sau thường có những nếp gấp. Dáng nửa bó sát thường gặp trong quần áo nam, nữ và quần áo trẻ em. Trong các sản phẩm dáng thẳng, đường eo không lộ rõ, đôi khi theo xu hướng mốt, có thể tạo ra một số dáng cụ thể như: dáng hình chữ nhật, hình thang, hình ô van, Quần áo dáng thẳng rất phổ biến đối với cả nam, nữ và trẻ em. Hình 1.1: Dáng cơ bản của quần áo a.Dáng bó sát, b. Dáng nửa bó sát, c. Dáng hình thang ngược, d. Dáng hình chữ nhật, e. Dáng hình thang xuôi
- 18 2.6. Các yếu tố tạo hình trong quần, áo Để tạo hình quần áo, người ta quan tâm đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố lại có một ảnh hưởng nhất định đến hình dạng của trang phục. Cụ thể, ta quan tâm đến các yếu tố sau: 2.6.1. Chất liệu - Các mặt hàng có tuyết như: nhung, nỉ, dạ, len, băng lông, sẽ làm người mặc trở nên to lớn và nặng nề hơn. (Hình 1.2) Hình 1.2: Người bên phải sử dụng chất liệu thô hơn nên có dáng n ặng nề hơn - Các mặt hàng caro sẽ có ảnh hưởng tới vóc dáng của người mặc, nhất là khoảng cách giữa các đường sọc dọc và độ tương phản của màu sắc giữa chúng. Một cách tổng quát, người mặc sẽ to lớn hơn khi sử dụng sản phẩm có chu kỳ dọc lớn và độ tương phản màu giữa các đường kẻ cao. Để khắc phục điều này, nên chọn loại vải có đường kẻ dọc với khoảng cách nhỏ và màu sắc của chúng ít tương phản. (Hình 1.3) Hình 1.3: Người bên phải sử dụng vải có chu kỳ kẻ to nên có dáng to lớn hơn
- 19 - Các loại vải cứng được thiết kế trên sản phẩm không có cắt cúp sẽ giúp người mặc che được dáng người mảnh khảnh nhưng cần phải cộng đường may lớn hơn. Tương tự, các loại vải mềm và rũ sẽ làm lộ rõ dáng hình người mặc. Muốn không làm lộ khuyết điểm cơ thể, tốt nhất nên chọn vải vừa mềm vừa giòn. (Hình 1.4) Hình 1.4: Người bên trái sử dụng vải cứng nên có dáng to lớn hơn - Nên chọn may vải có họa tiết in nhỏ đối với người có dáng vóc lớn và họa tiết lớn đối với người có dáng vóc nhỏ. Tuy nhiên, cần thận trọng khi lựa chọn sắc độ của màu sắc vì chúng cũng sẽ cho cảm giác gia tăng hay giảm bớt hình dáng của người mặc sản phẩm. (Hình 1.5) Hình 1.5: Người bên phải sử dụng vải có hoa văn to nên có dáng to lớn hơn 2.6.2. Màu sắc - Các gam màu tối cho cảm giác thon thả hơn, màu sáng cho cảm giác đẫy đà hơn ở người mặc. (Hình 1.6) Hình 1.6 : Người bên phải sử dụng vải sáng màu nên có dáng to lớn hơn
- 20 - Các gam màu nóng tạo ấn tượng nổi bật hơn, màu lạnh sẽ làm giảm sự chú ý đối với người mặc khi xuất hiện ở đám đông. Cường độ mỗi màu sắc trên 1 sản phẩm cũng có tác dụng làm tăng hay giảm sự chú ý của người đối diện đối với người mặc. (Hình 1.7) Hình 1.7 : màu sắc thu hút sự chú ý của người nhìn - Màu sắc pha trộn hay được in trên một sản phẩm cũng có thể kết hợp với nhau tạo nên sự tươi vui trẻ trung hay ngược lại đối với người mặc. (Hình 1.8) Hình 1.8: trang phục được phối màu, tạo sự tươi trẻ - Các màu trung tính như trắng, đen, có thể sử dụng để tạo các điểm nhấn hoặc làm giảm sắc độ trắng đen tạo cảm giác màu xám hay làm mềm kiểu dáng sản phẩm. (Hình 1.9) Hình 1.9: Các màu trung tính được phối hợp, tạo điểm nhấn trên trang phục
- 21 - Màu trung hoà (là những màu gần nhau trong vòng hòa sắc) sẽ giúp sản phẩm mềm mại hơn. (Hình 1.10) Hình 1.10: Sử dụng màu sắc với cường độ khác nhau, tạo sự mềm mại cho người mặc - Màu tương phản (là những màu nằm ở vị trí đối diện nhau trong vòng thuần sắc) sẽ làm tăng sắc độ màu trên sản phẩm. (Hình1.11) Hình1.11: Sử dụng màu tương phản để tạo điểm nhấn trên trang phục - Sự lặp lại của các họa tiết màu trên sản phẩm sẽ góp phần nhấn mạnh các đường trang trí hay hướng trang trí trên sản phẩm. (Hình 1.12) Hình 1.12: Sử dụng màu sắc để tạo đường trang trí trên trang phục
- 22 - Màu sắc còn có tác động đến ảo giác về tỉ lệ vóc dáng của người mặc. (Hình 1.13) Hình 1.13: người bên trái có vẻ cao ơn nhờ sử dụng phương pháp phối màu theo hướng dọc - Người ta còn sử dụng màu sắc để tạo sự chú ý đối với các chi tiết thiết kế như: túi, cổ, manchette, trụ cổ, . (Hình1.14) Hình1.14: dùng kỹ thuật phối màu trên cổ áo để tạo điểm nhấn cho trang phục 2.6.3. Kiểu dáng Hình dáng ngoài của quần áo còn được đặc trưng bởi kiểu cắt của nó. Kiểu cắt của quần áo được phân chia theo sự phân tách của các chi tiết của quần áo theo đường dọc, đường ngang, đường chéo và đường cong. (Hình 1.15) 2.6.4. Chi tiết: Các chi tiết có trên trang phục như: cổ, túi, các đường trang trí, sẽ giúp tạo hình dạng khác biệt và góp phần làm sản phẩm nổi bật hơn. (Hình 1.16) 2.6.5. Xếp ly : kỹ thuật xếp ly góp phần tạo ra sự bềnh bồng tha thướt cho trang phục. (Hình 1.17)
- 23 a b d c Hình 1.15: Các kiểu cắt cơ bản của quần áo a. Đường cắt dọc, b. Đường cắt ngang, c. Đường cắt chéo, d. Đường cắt cong Hình 1.16 : sử dụng các chi tiết để tạo điểm nhấn trên trang phục Hình 1.17: Sử dụng các xếp ly để tạo độ phồng xòe cho trang phục
- 24 2.6.6. Chiết ly: các chiết ly được đặt ở vị trí khác nhau, tạo sự phong phú và độ ôm cho trang phục. (Hình 1.18) Hình 1.18: Sử dụng các chiết ly để tạo phom dáng đa dạng cho trang phục 2.6.7. Các đường ráp nối: việc sử dụng các đường ráp nối khác nhau, sẽ tạo ra nhiều hình dạng trang phục khác nhau, góp phần trang trí và che khuyết điểm của cơ thể. (Hình 1.19) Hình 1.19: Sử dụng các đường ráp nối để tạo nhiều kiểu dáng cho trang phục 2.6.8. Phồng xòe: kỹ thuật tạo phồng xòe thông qua xếp dún sẽ làm sản phẩm bồng bềnh hơn, tạo thêm nhiều kiểu dáng cho sản phẩm. (Hình 1.20)
- 25 Hình 1.20: Sử dụng kỹ thuật xếp dún để tạo độ phồng xòe cho trang phục 2.6.9. Các kiểu rút dây, luồn chun: kỹ thuật thiết kế rút dây, luồn chun sẽ tạo sự đa dạng khi tạo hình sản phẩm, giúp người mặc cảm thấy thoải mái trong các cử động hằng ngày. (Hình 1.21) Hình 1.21: Sử dụng các kiểu luồn chun, luồn dây để tạo sự thoải mái cho trang phục 2.6.10. Cách xử lý gấu và các vị trí cài của trang phục: cũng là một trong các yếu tố tạo sự phong phú trong kiểu dáng của áo, quần, váy và thuận tiện trong sử dụng trang phục. (Hình 1.22) Hình 1.22: các dạng gấu và vị trí cài trên trang phục
- 26 3. HỆ SỐ ĐO ĐỂ THIẾT KẾ QUẦN ÁO Mục tiêu: - Giới thiệu khái niệm, chức năng của hệ số đo - Nêu những điểm cần chú ý khi đo và trạng thái, tư thế của người được đo - Trình bày các phương pháp đo cơ thể người và các ký hiệu thường dùng khi mô tả các kích thước đo. 3.1. Khái niệm về hệ số đo Hệ số đo là một bảng thông tin, trong đó có các số liệu về số đo cơ thể, phục vụ cho quá trình thiết kế mẫu và lắp ráp sản phẩm. Để có số liệu phục vụ cho công tác thiết kế và may trang phục, ngoài việc hiểu rõ về cấu trúc giải phẫu cơ thể, đặc điểm về hình dáng và toàn bộ sự vận động của cơ thể người, chúng ta cần biết một số nét đặc trưng trong đo và tạo hình trên các chi tiết sản phẩm may. Do đó, cần có kỹ thuật đo để các số liệu đo mang tính khoa học, tính chính xác và phù hợp với dáng người. 3.2. Chức năng của hệ số đo Công việc lấy số đo trên cơ thể người nhằm tạo ra: - Bảng số đo cụ thể của từng dáng người, phục vụ cho công tác may đo và thiết kế phát triển mặt hàng may thời trang - Bảng hệ số đo chuẩn, phục vụ cho thiết kế mẫu cơ bản và phát triển mẫu cơ bản này để tạo được nhiều mẫu mới, phục vụ cho sản xuất may công nghiệp - Cơ sở để tham khảo và thiết kế sáng tạo trong ngành công nghiệp thời trang 3.3. Những điểm cần chú ý khi đo - Mỗi cá nhân có thể tự lấy số đo cho mình, nhưng công việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có sự trợ giúp của một người khác. - Dùng thước thẳng bằng nhựa hay thước dây không co dãn để đo. - Nên tiến hành đo đạc trong phòng có đủ ánh sáng để có thể nhận diện được kỹ dáng người cần đo và đọc được các số đo trên dụng cụ đo. - Khi đo, kéo thước dây vừa sát, nhưng không quá chặt, luôn luôn đo xung quanh vị trí nở nhất của mỗi khu vực cần đo. - Ghi lại các số đo vào bảng thông số đã chuẩn bị sẵn. Danh mục số liệu cần đo nên vừa đủ, để có thể thiết kế mẫu rập tương ứng cho từng cỡ vóc. (Hình 1.23)
- 27 Hình 1.23: Cá nhân có thể tự lấy số đo cho mình 3.4. Trạng thái và tư thế người được đo Trong phạm vi nghề cắt may thủ công, quần áo được thiết kế và may cho từng khách hàng. Giá trị kích thước khách hàng có thể phải được xác định ngay tại chỗ. Do vậy,thông thường phải đo khi khách hàng mặc cả quần áo ngoài. Tuy nhiên, để có được sự chính xác hơn, khi đo , người ta thường yêu cầu khách hàng nên mặc quần áo lót hoặc quần áo nhẹ và bó sát. Hơn nữa, khách hàng phải bỏ ra khỏi túi áo hoặc túi quần tất cả các vật dụng có kích thước lớn. Khách hàng vẫn có thể đi giày hoặc dép. Khi đo các kích thước thẳng (chiều cao), người được đo phải đứng thẳng trong tư thế tự nhiên sao cho ba điểm lưng, mông và gót chân nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài tạo thành một đường thẳng ngang song song với mặt đất, mắt nhìn thẳng. (Hình 1.24) Hình 1.24: tư thế người được đo
- 28 3.5. Phương pháp đo các kích thước cơ thể người Phương pháp đo cơ thể người là cách lấy giá trị khoảng cách giữa các dấu hiệu kích thước cơ thể người. Việc chọn phương pháp đo phải đảm bảo kết quả đo chính xác và thuận tiện cho người thực hiện, đảm bảo các dấu hiệu kích thước (mốc đo) theo những phương pháp đo này phải phù hợp với hệ công thức thiết kế đang được sử dụng Có 2 phương pháp đo thường dùng: - Đo gián tiếp: Chụp ảnh tự động ba chiều. o Sử dụng tia hồng ngoại và thiết bị điện tử để quét hình dạng cơ thể vào máy tính. Kỹ thuật quét cơ thể người được sử dụng để ghi nhận những số đo và các điểm chủ yếu có trên cơ thể rồi vẽ lại bằng hình ảnh ba chiều thông qua các dụng cụ điện tử. o Trong thực tế, phương pháp đo này rất tốn kém. Do đó, phương pháp đo trực tiếp vẫn mang lại hiệu quả cao hơn - Đo trực tiếp: tiến hành đo ngay trên cơ thể người bằng dụng cụ đo theo qui định. (Hình 1.25) o Các kích thước nên được đo theo trình tự từ trên xuống dưới để tránh nhầm lẫn. o Khi đo các thông số theo chiều cao, hướng thước dây cần đặt vuông góc với mặt đất và nên hạ dần thước từ số đo cao nhất (từ đỉnh đầu) tới số đo thấp nhất (mắt cá chân) o Khi đo các kích thước vòng theo chiều ngang cơ thể, phải đặt thước dây đúng mốc đo và chu vi của thước phải tạo thành mặt phẳng ngang song song với mặt đất. o Đối với các kích thước “chéo”, phải xác định rõ mốc đo và phải đặt thước qua đúng các mốc đo. Đặc biệt, với một số kích thước đo, cần sử dụng thêm băng dây phụ trợ để có thể đánh dấu ranh giới cần đo. Bảng 1.1: CÁC DẤU HIỆU KÍCH THƯỚC CƠ THỂ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐỂ THIẾT KẾ QUẦN ÁO THÔNG DỤNG (xem hình 1.25) KÝ STT KÍCH THƯỚC PHƯƠNG PHÁP ĐO HIỆU 1. 1Chi ều cao đứng Cđ Đo bằng thước đo chiều cao từ đỉnh đầu đến hết gót chân 2. Chiều cao thân Ct Đo bằng thước dây từ đốt sống cổ thứ 7 dọc theo sống lưng đến hết gót chân 3. Chiều cao eo Ce Đo bằng thước dây từ ngang eo đến ngang mặt đất 4. Chiều cao nếp lằn Cm Đo bằng thước dây từ nếp lằn mông mông đến hết gót chân 5. Chiều cao đầu gối Cg Đo bằng thước dây từ đầu gối đến ngang mặt đất
- 29 KÝ STT KÍCH THƯỚC PHƯƠNG PHÁP ĐO HIỆU 6. Chiều dài nách sau Dns Đo bằng thước dây từ đốt sống cổ thứ 7 đến đường ngang nách sau 7. Chiều dài lưng Dl Đo bằng thước dây từ đốt sống cổ thứ 7 đến ngang eo sau. 8. Xuôi vai Xv Đo bằng thước dây từ điểm góc cổ-vai đến đường ngang vai. 9. Chiều dài eo sau Des Đo bằng thước dây từ từ góc cổ- vai đến ngang eo sau 10. Chiều dài eo trước Det Đo bằng thước dây từ từ góc cổ- vai, qua núm vú đến ngang eo trước 11. Chiều dài ngực Dng Đo bằng thước dây từ từ góc cổ- vai đến núm vú. 12. Chiều dài khuỷu Dkt Đo bằng thước dây từ mỏm cùng tay vai đến ngang khuỷu tay. 13. Chiều dài tay Dt Đo bằng thước dây tử mỏm cùng vai đến mắt cá ngoài của tay 14. Chiều dài chân đo Dcn Đo bằng thước dây từ ngang eo bên ngoài phía bên hông, qua điểm nhô ra phía ngoài nhất của hông và thẳng đến mặt đất. 15. Chiều dài chân đo Dct Đo bằng thước dây từ điểm thấp bên trong nhất của xương chậu hông thẳng đến mặt đất. 16. Ngang ngực Nn Đo bằng thước dây, giữa hai núm vú. 17. Rộng ngực Rn Đo bằng thước dây ngang hai nếp nách trước 18. Rộng lưng Rl Đo bằng thước dây ngang hai nếp nách sau 19. Rộng vai Rv Đo bằng thước dây ngang hai mỏm cùng vai 20. Vòng đầu Vđa Đo chu vi đầu bằng thước dây, thước đi qua giữa trán và nằm trong mặt phẳng ngang. 21. Vòng cổ Vc Đo chu vi chân cổ bằng thước dây, thước đi qua đốt sống cổ thứ 7, hai điểm góc cổ-vai và qua hõm cổ.
- 30 KÝ STT KÍCH THƯỚC PHƯƠNG PHÁP ĐO HIỆU 22. Vòng ngực ngang Vn1 Đo chu vi ngang nách bằng thước nách dây, thước đi qua các điểm nếp nách sau và nếp nách trước. 23. Vòng ngực lớn Vn2 Đo chu vi ngang ngực bằng thước nhất dây, thước đi qua hai núm vú và nằm trong mặt phẳng ngang 24. Vòng chân ngực Vn 3 Đo chu vi ngang chân ngực bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang. 25. Vòng bụng Vb Đo chu vi ngang eo tại vị trí nhỏ nhất bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang 26. Vòng mông Vm Đo chu vi ngang mông tại vị trí lớn nhất bằng thuớc dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang. 27. Vòng mông có Vmb Đặt tấm bìa đi qua điểm nhô ra tính đến độ lồi nhất của bụng, đo vị trí ngang bụng (thường áp mông tại vị trí lớn nhất bằng dụng với người thước dây, thước vòng qua ngoài bụng to) tấm bìa và nằm trong mặt phẳng ngang 28. Vòng đùi Vđ Đo chu vi ngang đùi tại vị trí nếp lằn mông bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang. 29. Vòng gối Vg Đo chu vi ngang đầu gối bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang. 30. Vòng gót chân Vgc Đo chu vi gót chân bằng thước dây, thước đi qua điểm gót chân và nếp gấp cổ chân. 31. Vòng bắp tay Vbt Đo chu vi ngang bắp tay tại vị trí nếp nách sau bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang. 32. Vòng mu bàn tay Vmbt Đo chu vi ngang mu bàn tay tại vị trí lớn nhất bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang.
- 31 Hình 1.25: các số đo thông dụng trên cơ thể
- 32 Hình 1.25: các số đo thông dụng trên cơ thể (tiếp theo)
- 33 4. Phương pháp xây dựng hình trải bề mặt cơ thể Mục tiêu: - Giới thiệu các phương pháp dựng hình thiết kế và đặc điểm của từng phương pháp - Trình bày nguyên tắc chung của phương pháp và nguyên tắc xây dựng hình trải bề mặt thiết kế. Trong quá trình tạo ra quần áo, người ta sử dụng nhiều phương pháp dựng hình thiết kế khác nhau. Có 4 phương pháp dựng hình được sử dụng để phát triển rập từ dáng vóc của cơ thể người. Những phương pháp này là: xếp phủ vải, thiết kế dựng hình hai chiều, xây dựng hình trải bề mặt cơ thề và dựng hình bắt chước. Tất cả các phương pháp này đều cho phép sử dụng số đo chính xác trên cơ thể người, cộng với lượng cử động và lượng dư quần áo. Lượng dư là số lượng vải được thêm vào trong quá trình thiết kế, cho phép cơ thể cử động, có ý nghĩa quan trọng trong thiết kế đối với các sản phẩm may. Ở lượng cử động, ta thấy, có sự khác biệt giữa số đo cơ thể và rập cơ bản, nghĩa là, một lượng vải được phép cộng thêm vào rập và điều chỉnh cho thích hợp với cử động của cơ thể. Lượng dư quần áo là lượng vải cho phép thêm vào trên rập để tạo những hiệu ứng thiết kế đặc biệt. - Phương pháp dựng hình thông qua xếp phủ vải: là một phương pháp sáng tạo lâu đời nhất, nhằm hình thành nên những bộ trang phục. Trong kỹ thuật này, vải được xếp phủ tạo nên những đường cong ôm sát dáng hình nhân hoặc cơ thể người, đáp ứng những yêu cầu của thiết kế. Qua phương pháp này, ta có được cái nhìn trực quan về trạng thái của vải được xếp phủ và ảnh hưởng của chúng trên sản phẩm hoàn tất, trước khi các chi tiết được cắt và may. Lượng cử động đã được đưa vào các nếp xếp và người thiết kế dùng kim, cài các nếp xếp lại để phủ vải lên cơ thể. Điều này có liên quan mật thiết đến phát triển rập sau này. Nhà thiết kế thường sử dụng vải muslin để tạo rập trong phương pháp này, mặc dù, đôi khi trong quá trình xếp vải, người ta đã sử dụng nguyên liệu thời trang để tạo kiểu trực tiếp cho sản phẩm. (Hình1.26)
- 34 Hình1.26: phương pháp dựng hình trang phục thông qua xếp phủ vải - Phương pháp thiết kế dựng hình trải bề mặt: là một phương pháp mang tính cơ khí nhiều hơn trong phát triển mẫu rập. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật thiết kế chính xác để thiết lập những đường cơ sở trực tiếp trên giấy, thông qua việc sử dụng các số đo và lượng dư vải đã tính toán trước. Độ chính xác của rập phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của các thông số đã đo. Phương pháp thiết kế này phục vụ cho sản xuất hàng may sẵn hơn là sản xuất hàng thời trang. (Hình 1.27) Hình 1.27: phương pháp dựng hình trải bề mặt - Phương pháp thiết kế trên hình nhân: phương pháp xây dựng hình trải bề mặt cơ thể là phương pháp thiết kế trong đó các rập cơ bản được phát triển trực tiếp dựa trên sự vừa vặn với hình nhân chuẩn. Tất cả rập thứ cấp sẽ được tạo ra từ việc sao chép cẩn thận rập cơ bản, quá trình này gọi là trải rập. Phương pháp thiết kế trên hình nhân là phương pháp thiết kế rất khoa học, bởi vì người thiết kế bắt đầu công việc từ các điểm mốc cơ bản trên cơ thể. Rập cơ bản đã có đủ thông số và lượng vải tăng thêm cần thiết, cho nên, mỗi rập mới được tạo ra, sẽ không làm mất đi những đặc điểm kỹ thuật của cỡ vóc gốc. (Hình 1.28)
- 35 Hình 1.28: phương pháp thiết kế trên hình nhân - Phương pháp dựng hình bắt chước: là một phương pháp thiết kế mà người thiết kế khởi động công việc của mình bằng cách sao chép các vị trí trên sản phẩm có sẵn, để tạo ra mẫu thiết kế mới. Quá trình này có thể xem như đảo ngược của phương pháp thiết kế dựng hình hai chiều. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đo thông số của toàn bộ hoặc một phần của sản phẩm để tạo nên hình dạng của rập thiết kế mới trên giấy. Khi sử dụng phương pháp này trong việc phát triển mẫu thiết kế, các công ty cần phải hết sức cẩn thận, vì họ không được phép vi phạm luật bản quyền. Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về phương pháp xây dựng hình trải bề mặt do chúng được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp sản xuất hàng may sẵn. 4.1. Nguyên tắc chung của phương pháp xây dựng hình trải bề mặt Để hoàn thiện công tác dựng hình trong thiết kế quần áo, cần phải có các thông tin chính xác về bề mặt của hình nhân hay cơ thể người. Yêu cầu vừa vặn của trang phục chỉ được đảm bảo khi hình dạng của trang phục phù hợp với bề mặt bao phủ. Cần xác định chính xác hình dạng của hình nhân hoặc cơ thể, đảm bảo sự bao trùm bề mặt đó bằng vật liệu phẳng với phương pháp đơn giản nhất khi có diện tích hình trải nhỏ nhất và số lượng đường chỉ ít nhất. 4.2. Các phương pháp xây dựng hình trải bề mặt cơ thể Hiện nay, tồn tại hai nhóm phương pháp nghiên cứu xây dựng hình trải bề mặt cơ thể là: - Phương pháp tiếp xúc: bề mặt được nghiên cứu trực tiếp bằng các dụng cụ tiếp xúc cơ học hoặc sao chép hình dạng vật thể bằng các vật liệu dẻo. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong nghiên cứu các hình dạng và kích
- 36 thước bề mặt vật cứng và cho kết quả khá chính xác. Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong thiết kế trang phục do dễ thực hiện và đảm bảo tính kinh tế - Phương pháp không tiếp xúc: bề mặt được nghiên cứu nhờ các thiết bị chuyên phát ra sóng ánh sáng hoặc sóng điện từ. Gọi là kỹ thuật quét khối ba chiều. Hệ thống ba chiều được sử dụng để đo trên từng cơ thể người cụ thể, sau đó phát triển và tạo nên các rập hai chiều cơ bản vừa vặn với cơ thể và các công ty may không cần sử dụng người mẫu trong quá trình sản xuất nữa. Trong khi hệ thống vận hành, những cử động phức tạp của cơ thể vẫn diễn ra, gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho quá trình thiết kế hơn là quá trình chuyển đổi từ hình ảnh ba chiều sang hai chiều. Tuy nhiên, mô hình này lại cho phép khách hàng có thể lựa chọn để thử trang phục thông qua các hình nhân ảo một cách trực tuyến. (Hình 1.29)
- 37 Hình 1.29: xây dựng hình trải cơ thể bằng phương pháp không tiếp xúc
- 38 GHI NHỚ Khái niệm và các chức năng của quần, áo; Chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu đối với quần, áo đặc trưng kích thước, hình dáng kết cấu của quần, áo; các yếu tố tạo hình trong quần áo Xác định đúng vị trí đo và phương pháp lấy các số đo để thiết kế quần, áo. các phương pháp xây dựng hình trải bề mặt cơ thể CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Phân loại quần áo? Hãy diễn tả khái niệm về một số loại quần áo thường dùng? 2. Lập bảng hệ số đo theo bảng 1.1 (trang 32) để thiết kế quần áo thông dụng cho cá nhân? 3. Sưu tầm các phương pháp đo đối với các sản phẩm: váy ngắn, đầm, áo jắc két, áo dài, ?
- 39 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ MẪU CƠ SỞ QUẦN ÁO Mã chương: MHMTT 10 - 02 Giới thiệu: Khi nghiên cứu về quá trình tạo ra quần áo, cần hiểu rõ về các loại mẫu thường dùng trong quá trình thiết kế. Đây là những nền tảng hết sức quan trọng trong công tác thiết kế của một nhà tạo mẫu chuyên nghiệp. Các cơ sở của quá trình thiết kế mẫu sẽ được trình bày cụ thể và khoa học trong nội dung của chương 2. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm niệm mẫu kỹ thuật, mẫu mỹ thuật và các giai đoạn trong thiết kế quần áo; - Xác định đủ các thông số thiết kế; - Xây dựng được hình khung cơ bản của quần, áo; - Thiết kế được mẫu cơ sở của quần, áo đảm bảo hình dáng, kích thước theo yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng đúng kỹ thuật và thành thạo các dụng cụ đo, thiết kế; - Tự giác, tích cực và phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tác phong công nghiệp. Nội dung chính: 1. NỘI DUNG THIẾT KẾ QUẦN ÁO Mục tiêu: Giới thiệu khái niệm mẫu mỹ thuật, mẫu kỹ thuật và các giai đoạn của quá trình thiết kế quần áo. 1.1. Khái niệm mẫu mỹ thuật, mẫu kỹ thuật - Mẫu mỹ thuật là một bản vẽ kiểu mẫu thởi trang, trong đó thể hiện ý tưởng của nhà thiết kế. Mẫu vẽ có thể được thể hiện bằng chì, bằng màu, đôi khi chỉ là các phác thảo sơ lược về kiểu mẫu. Mẫu mỹ thuật cũng có thể là bản vẽ chi tiết cụ thể, hoàn chỉnh, diễn tả đầy đủ mặt trước, mặt sau của mẫu sáng tác một cách cân đối (còn gọi là mẫu mô tả phẳng) - Mẫu kỹ thuật là một bản vẽ kỹ thuật trình bày cách tính toán, dựng hình trên mặt phẳng các mảnh chi tiết của kiểu mẫu thời trang. Mẫu kỹ thuật sẽ là cơ sở để người thiết kế căn cứ vào đó để thiết kế rập cho các chi tiết sản phẩm sau này. 1.2. Các giai đoạn của quá trình thiết kế quần, áo Để thiết kế quần áo theo phương pháp dựng hình hai chiều, chúng ta cần triển khai cụ thể theo các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: nghiên cứu đặc điểm của kiểu dáng
- 40 Trong giai đoạn này, ta cần nắm kỹ những đặc điểm của kiểu dáng, độ vừa vặn, độ dài, chiều vải cần sử dụng, kỹ thuật căn kẻ, để có phương án lựa chọn cách thức thiết kế, cách xử lý chất liệu, cách gia giảm trong các kỹ thuật thiết kế . phù hợp với ý tưởng ban đầu. Việc nghiên cứu đặc điểm càng kỹ lưỡng, sẽ càng mang lại kết quả thiết kế phù hợp, chính xác và khoa học. Giai đoạn 2: Phân tích và tính toán các thông số đo đã có Việc phân tích giúp ta cân nhắc về tính cân đối trên cơ thể, từ đó có biện pháp điều chỉnh thông số, che khuyết điểm trên cơ thể, . Việc xử lý và tính toán các thông số sẽ giúp quá trình triển khai dựng hình sau này nhanh và chính xác hơn. Tùy theo công thức thiết kế, việc phân tích và tính toán có thể có dung sai khác nhau. Các nhà thiết kế cần vận dụng kinh nghiệm và hiểu biết để chọn được cách tính toán hợp lý cho phù hợp chất liệu, kiểu dáng và góp phần che khuyết điểm cơ thể. Giai đoạn 3: Tìm hiểu tiêu chuẩn vải Thông qua giai đoạn này, ta biết được định mức vải tối đa được phép dùng đối với mỗi kiểu dáng sản phẩm. Cũng qua tìm hiểu chất liệu, ta cũng có thể tiến hành một số thực nghiệm về độ co giãn, độ biến màu, độ rộng chu kỳ kẻ ngang, độ rộng chu kỳ kẻ dọc, .để từ đó, có phương án sử dụng vải phù hợp với các điều kiện đã có. Đặc biệt, cũng cần thử nghiệm để biết được độ tương thích giữa nguyên và phụ liệu trước khi thiết kế. Giai đoạn 4: Thiết kế các chi tiết Ở giai đoạn này, ta sử dụng các nguyên tắc dựng hình hai chiều để tiến hành thiết kế các chi tiết có trên sản phẩm. Trong quá trình thiết kế, các chi tiết chính hoặc chi tiết của lần ngoài thường được triển khai trước, các chi tiết phụ hoặc chi tiết của lần dựng sẽ được triển khai sau. Việc thiết kế các chi tiết gắn liền với việc phân tích kiểu dáng sản phẩm và các yêu cầu trong kỹ thuật thiết kế (chiết ly, xếp ly, sóng vải, phồng, xòe, ), để từ đó, tính toán lượng dư kiểu dáng cho phù hợp. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý đến tiết kiệm thời gian và nguyên phụ liệu để quá trình thiết kế đạt hiệu quả tối ưu. Giai đoạn 5: Qui định cắt gia đường may. Sau khi hoàn tất bộ rập mẫu, cần xem xét loại thiết bị và kiểu đường may để gia thêm đường may phù hợp với ý đồ của thiết kế. Để qui định độ rộng đường may, ta cần quan sát kỹ đặc điểm của vải để mép vải không bị tưa hay tuột mép trước khi may bọc, may lộn, may ép hay vắt sổ. 2. Xây dựng kết cấu cơ bản của quần, áo Mục tiêu: - Giới thiệu chung về kết cấu của trang phục - Trình bày các nguyên tắc xây dựng thông số thiết kế để xây dựng bảng thông số cho các mã hàng khác nhau trong sản xuất may công nghiệp.
- 41 2.1. Giới thiệu chung Kết cấu của trang phục được đặc trưng bởi số lượng và hình dáng các chi tiết của nó. Trong quần áo, người ta chia chi tiết làm 2 loại: các chi tiết chính và các chi tiết phụ Các chi tiết chính là những chi tiết được cắt bằng loại vải chính và có tính chất quyết định hình dáng chung của quần áo. Ví dụ như các chi tiết: thân trước và thân sau áo, tay áo, thân trước và thân sau quần, Các chi tiết phụ là những chi tiết không quyết định hình dáng tổng thể của quần áo mà chỉ có tính chất hỗ trợ, nó bao gồm: các chi tiết phụ của lần ngoài (măng sét, túi, nẹp, cổ, đáp, đai, cạp, ); các chi tiết lớp dựng (dựng ngực, dựng cổ, dựng vai, dựng nẹp, dựng thân trước, thân sau và tay áo, ) và các chi tiết trang trí (đăng ten, ru băng, ). 2.2. Nguyên tắc xây dựng các thông số thiết kế Xác định mục tiêu thiết kế và nhiệm vụ cần thực hiện: cần biết đang xây dựng các thông số thiết kế cho đối tượng nào. Hiểu biết này sẽ góp phần xác định các công việc cần triển khai cụ thể nhằm vào nhận thức, thói quen, sở thích hay tính cách của đối tượng sử dụng trang phục. Từ đó, ta có hình dung ban đầu về kiểu dáng sẽ thiết kế và những thông số cần đo. Triển khai đo thực nghiệm: cần dự kiến và chuẩn bị các mô phỏng cần thiết cho quá trình đo, xác định chính xác các vị trí cần đo, ghi chép, phân tích và xử lý các số liệu nếu thấy chưa phù hợp. Tái thiết kế các thông số: Khi có vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng thông số về sự vừa vặn của trang phục. Lúc này, cần tiến hành tái xây dựng các thông số thiết kế cho hoàn chỉnh hơn. Trong thực tế, điều này nên được thực hiện theo một chu kỳ nhất định, vì sau một khoảng thời gian dài, hệ thống số đo của cơ thể người cũng đã có nhiều thay đổi. 3.Thiết kế mẫu cơ sở quần, áo Mục tiêu: - Giới thiệu khái niệm về mẫu cơ sở cho áo, quần, váy, đầm. - Trình bày các kích thước cần có để thiết kế mẫu cơ sở của quần, áo, váy, đầm. - Qui trình thiết kế mẫu cơ sở của quần, áo, váy, đầm. 3.1. Khái niệm về mẫu cơ sở Bộ mẫu cơ sở là bộ mẫu gốc, trong đó, có các các chi tiết được thiết kế một cách đơn giản nhất, với số lượng tối thiểu nhất (chúng là những chi tiết chính có trong sản phẩm). Từ bộ mẫu cơ sở, người ta phát triển được nhiều bộ mẫu trang phục mới với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Để tiết kiệm thời gian và tạo nên sự đa dạng trong thiết kế trang phục nữ, người ta thường dùng bộ mẫu cơ sở để xoay trở, cắt dán và tạo hiệu ứng đặc biệt cho các sản phẩm.
- 42 - Với áo: bộ mẫu cơ sở thường bao gồm 3 chi tiết: thân trước, thân sau và tay áo. (Hình 2.1) Hình 2.1: Bộ mẫu cơ sở của áo - Với quần âu: bộ mẫu cơ sở gồm 2 chi tiết: thân trước và thân sau. (Hình 2.2) Hình 2.2: Bộ mẫu cơ sở của quần âu - Với váy ngắn: bộ mẫu cơ sở bao gồm 2 chi tiết: thân trước và thân sau. (Hình 2.3) Hình 2.3. Bộ mẫu cơ sở của váy
- 43 - Với đầm, bộ mẫu cơ sở gồm thân trước, thân sau hoặc thân trước, decoup thân trước, thân sau, decoup thân sau. (Hình 2.4) Hình 2.4: Bộ mẫu cơ sở của đầm 3.2. Xác định các kích thước để thiết kế quần, áo Trước khi tiến hành thiết kế quần áo, chúng ta cần trải qua một giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn này, chủ yếu nhằm xác định chính xác các thông số để có thể thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với ý đồ thiết kế. Chỉ có thể thiết kế ra những sản phẩm đẹp và vừa vặn với cơ thể nếu có kỹ thuật đo và xử lý số liệu một các chính xác. Vì thế, khi tiến hành xác định kích thước đo, cần triển khai công việc thật kỹ lưỡng và cẩn thận. Bên cạnh việc xác định kích thước để thiết kế quần áo, cũng cần xem xét kiểu dáng sản phẩm, gia thêm lượng cử động cho phù hợp với xu hướng thời trang và chất liệu sử dụng để có được những bộ trang phục phù hợp với ý đồ của nhà thiết kế và nhu cầu của người mặc. 3.2.1. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của áo Dài áo sau (Da): dùng để xác định chiều dài của áo, thường được đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến ngang mông Hạ eo (He): dùng để xác định vị trí eo và tạo các chiết ly (nếu có). thường được đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến ngang eo. Rộng vai (Rv): dùng để xác định độ rộng của ½ vai khi thiết kế, thường được đo từ xương vai bên này sang bên kia. Dài tay (Dt): dùng để xác định chiều dài của tay, thường được đo từ xương vai đến mắt cá tay. Hạ ngực (Hng): dùng để xác định vị trí của đỉnh ngực khi thiết kế áo nữ, thường được đo từ đỉnh vai đến đỉnh ngực. Vòng cổ (Vc): dùng để xác định vị trí của các điểm vào cổ, hạ cổ, thường được đo vừa sát xung quanh chân cổ
- 44 Vòng ngực (Vn): dùng để xác định vị trí của các điểm hạ nách và rộng thân ngang nách hoặc vị trí đặt chiết ly trong áo nữ, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của ngực. Vòng eo (Ve): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang eo, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nhỏ nhất của eo. Vòng mông (Vm): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang mông, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của mông. Cử động: thường khoảng 6 cm cho độ rộng trung bình (thân trước: 2cm và ½ thân sau: 1cm) 3.2.2. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của quần: Dài quần (Dq): dùng để xác định chiều dài của quần, thường được đo từ cạp quần đến mắt cá chân. Vòng bụng (Vb): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang bụng, thường được đo vừa sát xung quanh bụng. Vòng mông (Vm): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang mông, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của mông. Cử động mông (CĐm): thường khoảng 7 cm cho độ rộng trung bình quần âu nam (CĐt: 2cm và CĐs: 1,5cm) và khoảng 4cm cho quần âu nữ (CĐt: 0,5cm và CĐs: 1,5cm) 3.2.3. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của váy: Dài váy (Dv): dùng để xác định chiều dài của váy, thường được đo từ cạp quần đến trên hoặc dưới gối tùy theo ý thích của người mặc. Vòng bụng (Vb): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang bụng, thường được đo vừa sát xung quanh bụng. Vòng mông (Vm): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang mông, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của mông. Cử động mông (CĐm): thường khoảng 6 cm cho độ rộng trung bình (thân trước: 2cm và ½ thân sau: 1cm) 3.2.4. Các kích thước thường dùng cho thiết kế mẫu cơ sở của đầm: Dài áo váy (Dav): dùng để xác định chiều dài của đầm, thường được đo từ đốt sống cổ số 7 đến trên hoặc dưới gối tùy theo ý thích của người mặc. Hạ eo (He): dùng để xác định vị trí eo và tạo các chiết ly (nếu có). thường được đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến ngang eo. Rộng vai (Rv): dùng để xác định độ rộng của ½ vai khi thiết kế, thường được đo từ xương vai bên này sang bên kia. Vòng cổ (Vc): dùng để xác định vị trí của các điểm vào cổ, hạ cổ, thường được đo vừa sát xung quanh chân cổ Vòng ngực (Vn): dùng để xác định vị trí của các điểm hạ nách và rộng thân ngang nách hoặc vị trí đặt chiết ly trong áo nữ, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của ngực. Vòng eo (Ve): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang eo, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nhỏ nhất của eo.
- 45 Vòng mông (Vm): dùng để xác định vị trí của các điểm rộng thân ngang mông, thường được đo vừa sát xung quanh vị trí nở nhất của mông. Cử động (CĐ): thường khoảng 6 cm cho độ rộng trung bình (thân trước: 2cm và ½ thân sau: 1cm) 3.3 Thiết kế mẫu cơ sở của quần, áo 3.3.1. Thiết kế mẫu cơ sở của áo nữ: 3.3.1.1. Số đo mẫu: (cm) Dài áo sau (Das) : 57 Vòng cổ (Vc) : 32 Hạ eo (He) : 37 Vòng ngực (Vn) : 84 Rộng vai (Rv) : 38 Vòng eo (Ve) : 68 Dài tay (Dt) : 45 Vòng mông (Vm) : 88 Hạ ngực (Hng) : 23 Sa vạt : 2 3.3.1.2. Vẽ thân trước: Vẽ khung: (Hình 2.5) - Dựng hình chữ nhật: AXX1X2 như sau: . Chiều dài AX = Số đo Das = 57 và . Chiều rộng XX1 = ¼ Vm +2 = 88/4 +2 =24 - Dựng các đường cơ sở: . Hạ nách AC= ¼ Vn = 84/4 = 21 . Hạ eo AD = Số đo Hes = 37 . Sa vạt XM = 2cm . Từ các điểm C, D, X, M, kẻ các đường ngang vuông góc với AX2. Hình 2.5: vẽ khung cho thân trước áo nữ Vẽ cổ áo (hình 2.6) - Rộng cổ AA2 = 1/5 Vc - Sâu cổ A1A2 = 1/5 Vc + 1 - Vẽ hình chữ nhật AA1 A2A2’ - H là điểm giữa của A1A2’ - Nối HA2. H1 là điểm giữa của HA2. - Vẽ cong vòng cổ A1H1A2’
- 46 Hình 2.6: Vẽ cổ cho thân trướ c áo nữ Vẽ đường vai áo (vai con) (hình 2.7) - Rộng vai AB =1/2 Rv - 0,3 = 38/2 - 0,3 = 18,7 - Hạ xuôi vai BB1= 1/10 Rv +1 = 38/2 + 1 =4,8 (hoặc bằng số đo xuôi vai + 0,5). - Vẽ vai con : Nối A1B1. Hình 2.7: Vẽ vai cho thân trước áo nữ Vẽ nách áo: (Hình 2.8) - Rộng thân ngang nách CC1 = ¼ Vn + CĐTT = 84/4 +2 = 23 - Từ đầu vai B1, lấy vào B1B2=2cm. - Từ B2, kẻ đường vuông góc với CC1, cắt CC1 tại C2. - K là điểm giữa của B2C2. Nối KC1. - I là điểm giữa của KC1. Nối IC2. - I1 là điểm giữa của IC2. Vẽ cong vòng nách B1KI1C1.
- 47 Hình 2.8: Vẽ nách cho thân trước áo nữ Vẽ đường sườn áo: (Hình 2.9) - Rộng thân ngang eo DD1 = ¼ Ve + CĐTT + chiết = 21,5 - Rộng thân ngang mông XX1 = ¼ Vm + 2=88/4 +2 =24 (hoặc XX1 = CC1 +1= 23 +1 = 24) - Vẽ đường sườn áo: nối thẳng C1D1, D1X1 Hình 2.9: Vẽ sườn cho thân trước áo nữ Vẽ gấu áo: (Hình 2.10) - X3 là điểm giữa của XX1. - Vẽ gấu cong từ X2 qua X3 đến M Hình 2.10: Vẽ gấu cho thân trước áo nữ
- 48 Vẽ chiết (Hình 2.11) - Lượng chiết eo thân trước =3 cm - DS2= 1/10 Vn +1 ; CS =1/10 Vn +0,5. - Nối SS2 và kéo dài đến S3 cách đường gấu 7cm. - Giảm đầu chiết SS1 =3cm. Từ S2 lấy đều ra hai bên bằng ½ lượng chiết S2S4 = S2S’4 =1,5cm - Vẽ chiết: nối S1S4S3 và S1S’4S3. Hình 2.11: Vẽ chiết cho thân trước áo nữ 3.3.1.3. Vẽ thân sau: Vẽ khung: (Hình 2.12) Dựng khung hình chữ nhật: AXX1X2 với: - Chiều dài AX = Số đo Das = 57 - Chiều rộng XX1 = ¼ Vm + CĐTS =88/4 +1 =22 - Hạ nách: AC = ¼ Vn = 84/4 = 21 - Hạ eo: AD = = Số đo Hes = 37 Hình 2.12: Vẽ khung cho thân sau áo nữ Vẽ cổ áo (Hình 2.13) - Rộng cổ A A3 = 1/5 Vc + 0,5 =32/5 + 0,5 = 6,9
- 49 o Cao đầu cổ A3A4 = 2cm o Vẽ cong vòng cổ AA4 Hình 2.13: Vẽ cổ cho thân sau áo nữ Vẽ đường vai áo (vai con) (Hình 2.14) - Hạ xuôi vai AB3 = 1/10 Rv – 2 = 38/10 -2 ≈ 2 - Rộng vai B3B4 = ½ số đo = 38/2 = 19 - Vẽ đường vai: nối A5B4. Vẽ nách áo (Hình 2.14) - Rộng thân ngang nách CC4 = ¼ Vn + CĐTS = 84/4 +1 =22 - Từ đầu vai B4, lấy vào B4B5 = 1,5 - Từ B5 kẻ đường vuông góc và cắt CC4 tại C5. - K1 là điểm giữa của B5C5. - Nối K1C4, I2 là điểm giữa của K1C4. - Nối I2C5, I2I3 = 1/2 I2C5. - Vẽ cong vòng nách B4K1I3C4 Hình 2.14: Vẽ vai và nách cho thân sau áo nữ
- 50 Vẽ đường sườn áo: (Hình 2.15) - Rộng thân ngang eo DD3 = ¼ Ve + CĐTS + chiết = 68/4 +1+2 =20 - Rộng thân ngang mông XX1 = ¼ Vm + CĐTS =88/4 +1 =22 (hoặc XX1 = C3C4 +1= 22 +1 = 23) - Vẽ đường sườn áo: nối thẳng C4D3, D3X1 Hình 2. 15: vẽ sườn cho thân sau áo nữ Vẽ chiết (Hình 2.16) - Lượng chiết eo thân sau =2 cm - S5 là điểm giữa của C3C5. Từ S5 kẻ đường giữa chiết song song với đường sống lưng cắt ngang eo tại S6 và kéo dài đến S7 cách gấu 7cm. - Từ S6 lấy ra hai bên S6S8=S6S9 =1cm - Vẽ chiết: nối S5S8S7 và S5S9S7. Hình 2.16: Vẽ chiết cho thân sau áo nữ 3.3.1.4. Vẽ tay áo: Vẽ khung: (Hình 2.17) Dựng khung hình chữ nhật: ABCD với:
- 51 - Chiều dài AB = Số đo Dt = 47 - Chiều rộng AD = 2/4 Vn - Dựng các đường cơ sở: . Hạ nách tay (mang tay) AE= 1/10 Vn + (4 ÷5)= 13,4 . Dựng đường ngang nách tay EE1 . Dựng đường sống tay FG với F là trung điểm của AD và G là trung điểm của CB Hình 2.17: Vẽ khung cho tay áo nữ Vẽ vòng đầu tay (Hình 2.18) - Đầu tay sau : Chia đoạn E1F ra làm 3 phần, có điểm M, N. Khoảng giữa E1M, đo xuống 0,5cm, có điểm M1; từ N đo lên NN1=2cm; FF1=2cm. Vẽ cong đầu tay sau: E1M1N1F1F - Đầu tay trước: chia đoạn FE ra 2 phần, O là điểm giữa AB1. Khoảng giữa OE đo xuống 1,5cm, khoảng giữa OF đo lên 1cm. Vẽ cong vòng đầu tay trước qua FOE Hình 2.18: Vẽ vòng đầu cho tay áo nữ
- 52 Vẽ đường sườn tay (bụng tay) và cửa tay (Hình 2.19) - Rộng cửa tay GX1= GX2 = 1/8 Vn+1= 84/8 + 1= 11,5. - Vẽ đường sườn tay: Nối E1X1, EX2 - Giảm sườn tay X1X3= X2X4=1cm - Cửa tay vẽ con đều từ X3 đến G, từ G đến X4. Hình 2.19: Vẽ vòng đầu cho tay áo nữ 3.3.2. Thiết kế mẫu cơ sở của áo nam 3.3.2.1. Số đo mẫu: (cm) Dài áo sau (Das): 74 Vòng cổ (Vc) : 36 Dài eo sau(Des) : 42 Vòng ngực (Vn): 88 Rộng vai (Rv) : 46 Sa vạt : 1 Xuôi vai (Xv) : 5,5 Dài tay (Dt) : 60 Cử động ngực (CĐn) : 24(20÷28) Cao măng sét : 6 3.3.2.2. Vẽ thân trước: Vẽ khung: (Hình 2.20) - Dựng hình chữ nhật: AXX1X2 như sau: . Chiều dài AX = Số đo Das = 74 và . Chiều rộng XX1 = ¼ (Vn +CĐn) = ¼(88 + 24) = 28 - Dựng các đường cơ sở: . Hạ xuôi vai AC = Xv +0,5 = 6 . Hạ sâu nách BC= 1/8 (Vn + CĐn) + 6 = 20 . Hạ eo AD = Số đo Des = 42 . Sa vạt XM = 1cm
- 53 . Từ các điểm C, D, X, M, kẻ các đường ngang vuông góc với AX2. Hình 2.20: Vẽ khung cho thân trước áo nam Vẽ cổ áo (Hình 2.21) - Sâu cổ AA1 = 1/5 Vc + 1 = 7 - Rộng cổ A1A2 = 1/6 Vc +1 =7 - Vẽ hình chữ nhật AA2 A2’A1 - H là điểm giữa của A1A2’ o Vẽ vòng cổ, làn cong đều nối A1A2’ Hình 2.21: Vẽ cổ cho thân trước áo nam Vẽ đường vai áo (vai con) (Hình 2.22) o Rộng vai AB =1/2 Rv - 0,5 = 22,5 o Vẽ vai con : Nối A1B1.
- 54 Hình 2.22: Vẽ cổ cho thân trước áo nam Vẽ nách áo: (Hình 2.23) - Rộng thân ngang nách CC1 = ¼ (Vn + CĐn) = 28 - Từ đầu vai B1, lấy vào B1B2=1,5cm. - Từ B2, kẻ đường vuông góc với CC1, cắt CC1 tại C2. - K là điểm giữa của B2C2. Nối KC1. - I là điểm giữa của KC1. Nối IC2. - I1 là điểm giữa của IC2. Vẽ cong vòng nách B1KI1C1. Hình 2.23: Vẽ nách cho thân trước áo nam Giảm độ quài vai áo (Hình 2.24) - Từ A1B1, vạch vai con thân áo giảm đều 2cm, tạo các điểm A’1, B’1 (độ quài vai về phía trước). Nối A’1B’1
- 55 Hình 2.24: Vẽ quài vai cho thân trước áo nam Vẽ đường sườn áo: (Hình 2.25) - Giảm eo sườn( D1D2): D1D2 = 1,5 - Giảm đáy sườn (X1X2): X1X2 = 1 - Vẽ đường sườn áo con đều C1D2X2 Hình 2.25: Vẽ sườn cho thân trước áo nam Vẽ gấu áo: (Hình 2.26) o Vẽ gấu cong từ X2 đến M
- 56 Hình 2.26: Vẽ gấu cho thân trước áo nam 3.3.2.3. Vẽ thân sau: Vẽ khung: (Hình 2.27) Dựng khung hình chữ nhật: AXX1X2 với: - Chiều dài AX = Số đo Das = 74 - Chiều rộng XX1 = ¼ (Vm + CĐn) =28 - Sang dấu các đường cơ sở tương tự thân truớc (hạ nách: (C), hạ eo (D) Hình 2.27: Vẽ khung cho thân sau áo nam Vẽ cổ áo (Hình 2.28) - Rộng cổ A A3 = 1/6 Vc + 1 = 7 o Cao đầu vai A3A4 = 2cm o Vẽ vòng cổ cong đều qua các điểm AA4
- 57 Hình 2.28: Vẽ cổ cho thân sau áo nam Vẽ đường vai áo (vai con) (Hình 2.29) - Hạ xuôi vai AB3 = Xv – 2,5 = 3 - Từ B3, dựng đường hạ xuôi vai vuông góc với đường sống lưng (AX) - Rộng vai B3B4 = ½ số đo Rv= 23 - Vẽ đường vai: nối A5B4. Hình 2.29: Vẽ vai cho thân sau áo nam Vẽ nách áo (Hình 2.30) - Rộng thân ngang nách CC4 = ¼ (Vn + CĐn) = 28 - Từ đầu vai B4, lấy vào B4B5 = 1,5 - Từ B5 kẻ đường vuông góc và cắt CC4 tại C5. - K1 là điểm giữa của B5C5. - Nối K1C4, I2 là điểm giữa của K1C4. - Nối I2C5, I2I3 = 1/2 I2C5. - Vẽ cong vòng nách B4K1I3C4
- 58 Hình 2.30: Vẽ nách cho thân sau áo nam Vẽ đường sườn áo: (Hình 2.31) - Giảm eo sườn (D3D4): D3D4 =1,5 - Giảm đáy sườn (X1X3): X1X3= 1 - Vẽ đường sườn cong đều qua C4D4, D4X3 làn cong đều Hình 2.31: Vẽ sườn cho thân sau áo nam Nâng vai con thân sau: (Hình 2.32) - Mở rộng cổ sau A3A3’ =1 - Để tạo độ quài vai, nâng đều vai con thân sau lên 2 cm, tao các điểm A5, B6 (bằng phần giảm đi ở vai thân trước). Nối A5 B6 - Vẽ lại vòng cổ, vòng nách cho đều làn
- 59 Hình 2.32: Vẽ nâng vai cho thân sau áo nam 3.3.2.4. Vẽ tay áo: Vẽ khung: (Hình 2.33) Dựng khung hình chữ nhật: ABCD với: - Chiều dài AB = Số đo Dt – bản to măng sét = 54 - Chiều rộng AD = 2/4 Vn - Dựng các đường cơ sở: o Hạ nách tay (mang tay) AE= 1/10 (Vn + CĐn)= 12 o Dựng đường ngang nách tay EE1 o Dựng đường sống tay FG với F là trung điểm của AD và G là trung điểm của CB Hình 2.33: Vẽ khung cho tay áo nam Vẽ tay áo (Hình 2.34) o Rộng cửa tay GX1= GX2 = (1/8 Vn+1,5) + xếp ly (4) = 16,5. o Cửa tay vẽ cong đều từ X3 đến G, từ G đến X4.
- 60 Hình 2.34: Vẽ hoàn tất tay áo nam 3.3.3 Thiết kế mẫu cơ sở của quần nữ: 3.3.3.1. Số đo mẫu (cm) Dài quần (Dq) : 92 Vòng đùi (Vđ) : 46 Vòng bụng (Vb) : 64 Vòng ống (Vô) : 40 Vòng mông (Vm) : 84 Cử động mông (CĐm) : 4 (3÷5) Hạ đùi (Hđ) : 34 CĐt = 0,5 Cử động đùi (CĐđ) : 4 (3÷5) CĐs = 1,5 Chú ý: Lượng cử động có thể thêm bớt tùy ý theo ý thích, thời trang và chất liệu vải 3.3.3.2. Thiết kế mẫu cơ sở cho thân trước quần âu nữ: Vẽ khung: (Hình 2.35) dựng hình chữ nhật cơ sở ABCD, với - AB: Số đo dài quần (Dq) = 92 - BC= Vm/4 + CĐt + 3,5 =25 - Dựng các đường cơ sở (Hình 2.35) o Hạ cửa quần (AE): AE = Vm / 4 + 1 (0÷2) =22 o Điểm ngang mông (EE’): EE’ = AB / 4 = 5,5 o Hạ đùi (AF): AF = Số đo Hđ = 34 o Hạ gối (AG): AG = Dq / 2 + 5 = 51 o Từ các điểm xác định, kẻ đường vuông góc với đường AB o Chia ly chính (EE3): EE3 = EE2 / 2 = 12,5 o Kẻ ly chính qua E3 và song song đường AB, cắt các đường kẻ ngang từ trên xuống dưới tại các điểm A1, F1, G1, B1.
- 61 Hình 2.35. Vẽ khung cho thân trước quần âu nữ Vẽ hoàn tất thân trước quần âu nữ (Hình 2.36) - Rộng thân tại cửa quần (EE1): EE1 = Vm / 4 + CĐt = 21,5 - Gia cửa quần E1E2 = 3,5 (cố định) - Vẽ cửa quần o Từ B1 kẻ đường vuông góc về phía cạp tạo A2, E4 o Giảm vát cửa quần A2A’2 = 2 (1÷2) o Vẽ cửa quần qua các điểm A’2, E4, E2 o Bản moi to 4cm, dài qua đường ngang mông 1cm. - Rộng cạp (A’2A3): A’2A3 = Vb / 4 + 1 = 17 - Giảm gục cửa quần A’2A”2 = 1. Vạch đường chân cạp nối A3A”2 - Rộng ngang đùi (F1F2 = F1F3). F1F2 = Vđ / 4 -1 =11,5 - Rộng ống (B1B2 = B1B3). X1X2 = Vô / 4 -1 = 9 - Vẽ đường giàng quần: Vẽ cong đều các điểm E2, F2, B2, cắt ngang gối tại G2 - Vẽ đường dọc quần: Vẽ cong đều các điểm A3, E’, F3, B3, cắt ngang gối tại G3 Hình 2.36. Vẽ hoàn tất thân trước quần âu nữ
- 62 3.3.3.3. Thiết kế mẫu cơ sở cho thân sau quần âu nữ: Vẽ khung: (Hình 2.37)dựng hình chữ nhật cơ sở ABCD, với - AB: Số đo dài quần (Dq) = 92 - BC= Vm/4 + CĐs + 10 - Dựng các đường cơ sở: (Hình 2.37) o Hạ cửa quần (AE): AE = Vm / 4 + 1 (0÷2) =22 o Điểm ngang mông (EE’): EE’ = AB / 4 = 5,5 o Hạ đùi (AF): AF = Số đo Hđ = 34 o Hạ gối (AG): AG = Dq / 2 + 5 = 51 Hình 2.37: Vẽ khung cho thân sau quần âu nữ Kẻ đường ly chính giữa khung thân sau vuông góc với các đường kẻ ngang, cắt các đường kẻ ngang tại A4, E5, F4, G4, B4. Vẽ hoàn tất thân sau quần âu nữ (Hình 2.38) - Đường dựng mông: o Phía trên tại đường chân cạp (A4A5): A4A5 = Vb/20 -0,5=2,7 o Phía dưới tại đường hạ cửa quần (E5E6): E5E6 = Vm/10 +1 = 7,4 o Kẻ nối A6E6 tạo đường dựng mông thân sau, cắt đường ngang mông tại E7 - Dông cạp A5A6 = 1,5 - Rộng cạp A6A7 = Vb/4 -1 + Chiết (3) = 18 - Rộng ngang mông E7E8 = Vm/4 + CĐs = 22,5 - Rộng ngang đùi (F4F5 = F466): F4F5 = F1F2+ 2 =13,5 - Rộng ống (B4B5 = B4B6). B4B5 =B1B2 + 2 = 11
- 63 - Rộng ngang đũng (E6E9): E6E9 = Vm/10 = 8,8 - Hạ thấp đũng thân sau E9E10 = 1, kẻ song song với đường hạ cửa quần. - Vẽ đường vòng đũng : vẽ vòng đũng từ A6 thẳng xuống B7 và cong đều đến B10. - Vẽ đường giàng quần: Vẽ cong đều qua các điểm E10, F5, B5. - Vẽ đường dọc quần: Vẽ cong đều qua các điểm A7, E8, F6, B6 - Vẽ chiết: Đường trục chiết A7S = A6A7 /2 = 9 o Bản to chiết = 3 o Chiều dài chiết SS1 =10 o Kẻ chiết theo hình 2.38 Hình 2.38: Vẽ hoản tất thân sau quần âu nữ 3.3.4. Thiết kế quần âu nam 1 ly lật 3.3.4.1. Số đo mẫu: (cm) Dài quần (Dq): 95 Vòng bụng (Vb) : 72 Vòng mông (Vm) : 88 Vòng ống (Vô) : 40 Cử động mông (CĐm) : 7(6÷8) CĐt = 2 CĐs = 1,5
- 64 3.3.4.2. Thiết kế mẫu cơ sở cho thân trước quần âu nam: Vẽ khung: (Hình 2.39) dựng hình chữ nhật cơ sở ABCD, với - AB: Số đo dài quần (Dq) = 95 - BC= Vm/4 + CĐt + 3,5 =27.5 - Dựng các đường cơ sở: o Hạ cửa quần (AE): AE = Vm / 4 + 2 (0÷2) =24 o Điểm ngang mông (EE’): EE’ = AB / 4 = 6 o Hạ gối (AF): AF = Dq / 2 + 5 = 52,5 - Từ các điểm xác định, kẻ đường vuông góc với đường AB - Chia ly chính (EE3): EE3 = EE2 / 2 = 13,75 o Kẻ ly chính qua E3 và song song đường AB, cắt các đường kẻ ngang từ trên xuống dưới tại các điểm A1, F1, B1. Hình 2.39. Vẽ khung cho thân trước quần âu nam Vẽ hoàn tất thân trước quần âu nam (Hình 2.40) - Rộng thân tại cửa quần (EE1): EE1 = Vm / 4 + CĐt = 24 - Gia cửa quần E1E2 = 3,5 (cố định) - Vẽ cửa quần o Từ B1 kẻ đường vuông góc về phía cạp tạo A2, E4 o Giảm vát cửa quần A2A’2 = 1,5 (1÷2) o Vẽ cửa quần qua các điểm A’2, E4, E2 o Bản moi to 4cm, dài qua đường ngang mông 1cm. - Rộng cạp (A’2A3): A’2A3 = Vb / 4 + ly (3,5) = 21,5 - Giảm gục cửa quần A’2A”2 = 1. Vạch đường chân cạp nối A3A”2 - Rộng ống (B1B2 = B1B3). X1X2 = Vô / 4 -1 = 9 - Vẽ đường giàng quần: Vẽ cong đều các điểm E2, F2, B2
- 65 - Vẽ đường dọc quần: o Giảm gối: F1F3 = F1F2 o Vẽ dọc quần cong đều qua các điểm A3,E’,F3,B3 - Kẻ ly o Từ A1, lấy về phía cửa quần 1cm, vẽ cong đều xuống đường hạ cửa quần. o Lấy khoảng xếp ly 3,5cm, kẻ chéo xuống đường ngang mông. Hình 2.40. Vẽ hoàn tất thân trước quần âu nam 3.3.4.3. Thiết kế mẫu cơ sở cho thân sau quần âu nam: (Hình 2.41) Vẽ khung: (Hình 2.41) dựng hình chữ nhật cơ sở ABCD, với - AB: Số đo dài quần (Dq) = 95 - BC= Vm/4 + CĐs + 10 - Dựng các đường cơ sở: o Hạ cửa quần (AE): AE = Vm / 4 + 2 (0÷2) =24 o Điểm ngang mông (EE’): EE’ = AB / 4 = 6 o Hạ gối (AF): AF = Dq / 2 + 5 = 52,5 - Kẻ đường ly chính giữa khung thân sau vuông góc với các đường kẻ ngang, cắt các đường kẻ ngang tại A4, E5, F4, B4.
- 66 Hình 2.41. Vẽ khung cho thân sau quần âu nam Vẽ hoàn tất thân sau quần âu nam (Hình 2.42) - Đường dựng mông: - Phía trên tại đường chân cạp (A4A5): A4A5 = Vb/20 -0,5= 3,1 - Phía dưới tại đường hạ cửa quần (E5E6): E5E6 = Vm/10 +1 = 8,2 - Kẻ nối A6E6 tạo đường dựng mông thân sau, cắt đường ngang mông tại E7 - Dông cạp A5A6 = 1,5 - Rộng cạp A6A7 = Vb/4 -1 + Chiết (3) = 21 - Rộng ngang mông E7E8 = Vm/4 + CĐs = 23,5 - Rộng ống (B4B5 = B4B6). B4B5 =B1B2 + 2 = 11 - Rộng ngang đũng (E6E9): E6E9 = Vm/10 = 9,8 - Hạ thấp đũng thân sau E9E10 = 1, kẻ song song với đường hạ cửa quần. - Vẽ đường vòng đũng : vẽ vòng đũng từ A6 thẳng xuống B7 và cong đều tới B10. - Vẽ đường giàng quần: o Lấy F4F5 = F1F2 +2 o Vẽ cong đều qua các điểm E10, F5, B5. - Vẽ đường dọc quần: Vẽ cong đều qua các điểm A7, E8, F6, B6 - Vẽ chiết: Đường trục chiết A7S = A6A7 /2 = 10,5 o Bản to chiết = 3
- 67 o Chiều dài chiết SS1 =10 o Kẻ chiết theo hình 2.40 Hình 2.42. Vẽ hoàn tất thân sau quần âu nam 3.3.5. Thiết kế mẫu cơ sở của váy nữ 3.3.5.1. Số đo mẫu: (cm) Dài váy (Dv): 55 (cả cạp) Vòng bụng (Vb) : 64 Vòng mông (Vm) : 88 Cử động mông (CĐm) : 4(3÷6) CĐt = 1 CĐs = 1 3.3.5.2. Vẽ thân trước váy: Vẽ khung: (Hình 2.43) vẽ hình chữ nhật ABCD với o AB: Số đo Dv = 55 o BC: Số đo Vm/4 + CĐt = 23 - Dựng đường cơ sở: o Hạ mông (AE): AE= Vm/4 = 22 Hình 2.43. Vẽ khung thân trước váy
- 68 Vẽ hoàn tất thân trước váy (Hình 2.44) - Rộng ngang cạp (AA1): AA1 = Vb/4 + 5 (chiết) = 21 - Rộng ngang mông (EE1): EE1= Vm/4 + CĐt = 23 - Rộng ngang gấu (BB1): BB1 = EE1 – 3 = 20 - Dông cạp phía dọc váy (A1A2): A1A2 = 1 - Vẽ đường dọc váy qua các điểm A2, E1, B1, làn cong đều - Kẻ vẽ chiết: - Xác định vị trí trục chiết (D1): AD1 = AA1/3 -1 = 6 o Chiều dài chiết (D1D’1) = 17 o Bản to chiết = 2,5 - Xác định vị trí trục chiết (D2) o Từ chiết (D1) đến A2 chia làm 2 phần bằng nhau o Chiều dài chiết (D2D’2) = 15,5 o Bản to chiết = 2,5 o Kẻ chiết theo hình 2.44 Hình 2.44. Vẽ hoàn tất thân trước váy 3.3.5.3. Vẽ thân sau váy: Vẽ khung: (Hình 2.45) vẽ hình chữ nhật ABCD với o AB: Số đo Dv = 55 o BC: Số đo Vm/4 + 1 = 23 - Dựng đường cơ sở: o Hạ mông (AE): AE= Vm/4 = 22
- 69 Hình 2.45. Vẽ khung cho thân sau váy Vẽ hoàn tất thân sau váy (Hình 2.46) - Rộng ngang cạp (AA3): AA3 = Vb/4 + 5 (chiết) = 21 - Rộng ngang mông (EE2): EE2= Vm/4 + 1 (CĐs) = 23 - Rộng ngang gấu (BB2): BB2 = EE2 – 3 = 20 - Dông cạp phía dọc váy (A3A4): A3A4 = 1 - Vẽ đường dọc váy qua các điểm A4, E2, B2 làn cong đều - Kẻ vẽ chiết: tương tự như thân trước Hình 2.46. Vẽ hoàn tất thân sau váy 3.3.6. Thiết kế mẫu cơ sở của đầm nữ 3.3.6.1. Số đo mẫu: (cm) Dài áo váy (Dav): 110 Vòng ngực (Vn) : 84 Hạ eo (He) : 37 Cử động (CĐ) : 3 Rộng vai (Rv) : 38 TT = 2 Vòng cổ (Vc) : 33 TS = 1
- 70 3.3.6.2. Vẽ thân trước đầm: Vẽ khung: (Hình 2.47) vẽ hình chữ nhật ABCD với o AB: Số đo Dav -2 = 108 o BC: Số đo Vn/4 + CĐt + (3÷7) = 30 - Dựng đường cơ sở: o Hạ nách (AE): AE= Vn/4 - 2 = 19 o Hạ eo (AF): AF = số đo He - 2 = 35 Từ các điểm E, F, kẻ các đường ngang vuông góc với đường giữa thân trước. Hình 2.47. Vẽ khung cho thân trước đầm Vẽ cổ áo: (Hình 2. 48) - Rộng cổ AA1= 1/5 Vc + 4 = 10,6 - Hạ sâu cổ AA2 = 1/5 Vc + 4 = 10,6 - Vẽ hình vuông AA 2 A’2 A1. Nối A1A 2. H là điểm giữa của A1A2. - Nối HA‘2. HH1 = ½ HA’2. - Vẽ cong vòng cổ A1H 1A 2. Hình 2.48. Vẽ cổ cho thân trước đầm
- 71 Vẽ vai con (Hình 2. 49) - Rộng vai AD1 = ½ Rv – 0,3 - Hạ xuôi vai DD2 = 1/10 Rv – 0,5 = 33 - Vẽ vai con: nối A1, B2 Vẽ nách áo váy (Hình 2. 49) - Rộng thân ngang nách EE1 = ¼ Vn + CĐ TT = 23 - Từ đầu vai D2, lấy vào D2D3 = 2cm. Từ D3, kẻ đường vuông góc với EE1, cắt EE1 tại E2. K là điểm giữa của D3E2. Nối KE1. I là điểm giữa của KE1. Nối IE2. I1 là điểm giữa của IE2. Vẽ cong vòng nách E1I1KD3. Hình 2.49. Vẽ vai và nách cho thân trước đầm Vẽ đường sườn áo váy: (Hình 2.50) từ E1, kẻ đường vuông góc và cắt đường gấu váy tại B1, đường ngang eo tại F1. Từ F1 lấy vào F1F2 = 1,5cm - Từ B1, lấy ra B1C khoảng 3 ÷ 7 cm để tạo độ xòe của váy (tùy ý thích) - Vẽ sườn váy: nối E1F2C Vẽ gấu váy: : (Hình 2.50) - Giảm sườn váy CC1 = 3 - Vẽ cong đều từ C1 đến E1
- 72 Hình 2.50. Vẽ sườn và gấu cho thân trước đầm Vẽ chiết eo: (Hình 2.51) - Lượng chiết eo thân trước 3cm - ES = 1/10 Vn + 0,5 = 9 cm - FS1= 1/10 Vn + 1 = 9,5 cm - Nối SS1 và kéo dài thêm khoảng 18cm, có điểm S2; - Giảm đầu chiết SS’= 3cm - Từ S1 lấy đều ra hai bên S1S3 = S1S4 = 1,5cm - Vẽ chiết: nối S’S3S2 và S’S4S2. Hình 2.51. Vẽ sườn và gấu cho thân trước đầm 3.3.6.3. Vẽ thân sau đầm: Vẽ khung: (Hình 2.52) vẽ hình chữ nhật ABCD với o AB: Số đo Dav + 2 = 112 o BC: Số đo Vn/4 + CĐt + (3÷7) = 30 - Dựng đường cơ sở: o Hạ nách (AE): AE= Vn/4 + 2 = 23 o Hạ eo (AF): AF = số đo He + 2 = 39
- 73 o Từ các điểm E, F, kẻ các đường ngang vuông góc với đường giữa thân trước. Hình 2.52. Vẽ khung cho thân sau đầm Vẽ cổ áo thân sau: : (Hình 2.53) Rộng cổ: AA4 = 1/5Vc + 2,3 Hạ cổ AA5 = 2 Vẽ cong vòng cổ qua các điểm A4, A5 Vẽ đường xuôi vai : (Hình 2.53) Hạ xuôi vai A5G = 1/10 Rv – 2 = 1,8 Rộng vai GG1 = ½ Rv = 19 Vẽ vai con: nối A4G1 Hình 2.53. Vẽ cổ và vai cho thân sau đầm Vẽ nách áo: : (Hình 2.54) - Rộng thân ngang nách EE3= ¼ Vn + 1= 22 - Từ đầu vai G1, lấy vào G1G2 = 1,5 - Từ G2, kẻ đường vuông góc và cắt EE3 tại E4. K1 là điểm giữa của G1E4. Nối K1E3, I2 là điểm giữa của K1E3. Nối I2E4, I2 I3 = 1/3 I2 E4. Vẽ cong vòng nách G1K1I3E3.
- 74 Vẽ đường sườn áo: : (Hình 2.54) - Từ E3, kẻ đường vuông góc và cắt gấu váy tại B2, ngang eo tại F3. Từ F3 lấy vào F3F4 = 1,5cm. - Từ B2 lấy ra B2C khoảng 3 ÷ 7 cm (tùy ý thích – bằng thân trước) để tạo độ xòe của váy. - Vẽ sườn váy: nối E3F4C. Vẽ gấu váy: (Hình 2.54) - Giảm sườn váy CC2= 3cm. Vẽ cong đều từ B đến C2. Hình 2.54. Vẽ nách, sườn và gấu cho thân sau đầm Vẽ chiết eo : (Hình 2.55) - S5 là điểm giữa của EE3, Từ S5 kẻ đường giữa chiết song song với đường sống lưng, cắt ngang eo tại S6 và kéo dài thêm khoảng 18 cm, có điểm S7. Từ S6 lấy ra hai gên S6S8 = S6S9 = 1cm. - Vẽ chiết: nối S5S8S7 và S5S9S7. Hình 2.55. Vẽ chiết cho thân sau đầm
- 75 GHI NHỚ Khái niệm về mẫu mỹ thuật, mẫu kỹ thuật trong thiết kế quần áo Các giai đoạn của thiết kế quần áo Xây dựng các kích thước cơ bản của quần áo Thiết kế mẫu cơ sở của quần áo. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP. 1. Trình bày khái niệm về mẫu mỹ thuật, mẫu kỹ thuật? 2. Nêu các giai đoạn của thiết kế quần áo theo phương pháp dựng hình hai chiều? 3. Các nguyên tắc xây dựng các thông số thiết kế? 4. Khái niệm về mẫu cơ sở của quần áo? Bộ mẫu cơ sở của áo, quần, váy, gồm những chi tiết nào? 5. Cách xác định kích thước để thiết kế quần áo? 6. Hãy thiết kế mẫu cơ sở của áo nam, nữ trên giấy tỉ lệ 1:1 theo số đo bài học hoặc số đo tự chọn. 7. Hãy thiết kế mẫu cơ sở của quần âu nam, nữ trên giấy tỉ lệ 1:1 theo số đo bài học hoặc số đo tự chọn. 8. Hãy thiết kế mẫu cơ sở của váy, đầm nữ trên giấy tỉ lệ 1:1 theo số đo bài học hoặc số đo tự chọn.
- 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình cơ sở thiết kế trang phục – Trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật VINATEX 2009; 2. TS. TRẦN THỦY BÌNH (Chủ biên) - Giáo trình Thiết kế quần áo – Nhà xuất bản Giáo dục -2008 3. TRẦN THỊ HƯỜNG – Kỹ thuật thiết kế trang phục - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh – 2003 4. TS. TRẦN THỦY BÌNH & PTS. PHẠM HỒNG – Kỹ thuật tạo mốt và vật liệu thời trang– Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội - 1992 5. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG – Giáo trình Thiết kế trang phục 5 – Nhà Xuất bản Đại học Quốc Gia Tp. HCM – 2007 6. COMPLETE GUIDE TO SEWING – The Reader’s Digest - Association (Canada) Ltd. Montreal – Pleasantville, N.Y 7. MITHLESH BHATI – Basic of pattern Making pattern-making1.asp 8. NORA M. MACDONALD - Principles of flat pattern design (4th editon) - 2010