Giáo trình Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển

pdf 257 trang cucquyet12 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nang_cao_nang_luc_dao_tao_nganh_ky_thuat_bo_bien.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển

  1. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 5 1.1. Giới thiệu chung 5 1.2. Nguyên lý của kinh tế học 6 1.3. Thuật ngữ 7 CHƯƠNG 2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ 8 2.1. Kinh tế vi mô 8 2.2. Kinh tế vĩ mô 8 2.3. Kinh tế môi trường 9 2.3.1. Giới thiệu 9 2.3.2. Đối tượng của kinh tế môi trường 10 2.3.3. Ngoại ứng Môi trường 11 2.3.4. Xác định hiệu ích môi trường 12 2.4. Câu hỏi và bài tập 13 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 14 3.1. Lời giới thiệu : Tại sao cần đánh giá các dự án? 14 3.2. Những phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá 14 3.3. Dự án quản lý tài nguyên Nước (WRM) 15 3.4. Tính bền vững 16 3.5. Những vấn đề chung trong sự đánh giá dự án 17 3.6. Câu hỏi và bài tập 19 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KINH TẾ 20 4.1. Các giá trị kinh tế 20 4.2. Ai dược hưởng lợi và ai bị thiệt hại 22 4.3. Khi nào thì chiết khấu 22 4.4. Các giai đoạn ứng dụng phân tích kinh tế 25 4.4.1. Xác định sự thay đổi khi có dự án và không có dự án 25 4.4.2. Lượng hoá sự thay đổi 27 4.4.3. Đánh giá về sự thay đổi 29 4.5. Phương pháp cơ bản để đánh giá 30 4.5.1. Giá thị trường 30 4.5.2. Giá mờ 30 4.5.3. Phương pháp chi phí đi lại (The Travel Cost Method - TCM) 31 4.5.4. Phương pháp giá Hedonic (HPM)- The Hedonic Price Method 33 4.5.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (điều tra phỏng vấn) (CVM) 34 4.5.6. Phương pháp thay thế có chi phí tối thiểu 36 4.5.7. Tiếp cận trường hợp đặc biệt 36 4.6. Ứng dụng đối với công trình bảo vệ biển và bờ 37 4.6.1. Bảo vệ biển 37 4.6.2. Bảo vệ biển : đánh giá thiệt hại 38 4.6.3. Bảo vệ biển : đánh giá hiệu ích hàng năm 38 4.6.4. Bảo vệ vùng ven biển 39 4.6.5. Bảo vệ vùng ven biển : xác định nhưng giá trị không sử dụng 41 4.7. Rủi ro và mức độ không chắc chắn 42 4.7.1. Bản chất của rỏi ro và không chắc chắn 42 4.7.2. Phân tích làm giảm nhẹ yếu tố không chắc chắn 43 4.7.3. Nên biết thời điểm dừng phân tích độ nhạy 44 4.7.4. Quản lý độ không chắc chắn 45 4.8. Câu hỏi và Bài tập 45
  2. CHƯƠNG 5 NGUYÊN TẮC CB CỦA PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH (CBA) 46 5.1. Bộ công cụ để hướng dẫn ra quyết định 46 5.2. Đơn vị đo lường định lượng chung 47 5.3. Các kiểu phân tích lợi ích - chi phí 47 5.4. Hoàn cảnh ra quyết định 50 5.5. Các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch - thiết kế -thực thi 51 5.6. Các giai đoạn chính của phân tích chi phí - lợi ích 52 5.7. Câu hỏi và Bài tập 53 CHƯƠNG 6 ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH 54 6.1. Chi phí và lợi ích trong các tình huống có dự án và không có dự án 54 6.2. Chi phí và lợi ích mà đôi khi không tính đến 56 6.2.1. Các nguyên tắc hướng dẫn 56 6.2.2. Phí chuyển đổi 56 6.2.3. Chi phí và lợi ích phi thị trường và không định giá 56 6.2.4. Chi phí chìm 58 6.2.5. Dự đoán tốt nhất và những sự ngẫu nhiên 58 6.2.6. Khấu hao 60 6.2.7. Nợ, hoàn trả và lãi 61 6.2.8. Tổng kết 61 6.3. Đánh giá chi phí xây dựng trực tiếp 62 6.4. Đánh giá lợi ích có thể tiếp thị được 65 6.5. Đánh giá chi phí và lợi ích không có tính thị trường 65 6.6. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên có hạn 66 6.7. Câu hỏi và Bài tập 66 CHƯƠNG 7 CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU ÍCH VÀ CÁC CÁCH XÁC ĐỊNH 68 7.1. Yếu tố thời gian 68 7.2. Chiết khấu 69 7.3. Độ dài của thời gian phân tích 74 7.4. Các chỉ số kinh tế trong dự án quản lý khai vùn ven biển 75 7.5. Kiểm tra độ nhạy 80 7.6. Câu hỏi và Bài tập 85 CHƯƠNG 8 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN ĐA MỤC TIÊU 86 8.1. Giới thiệu 86 8.2. Các khái niệm cơ bản 87 8.2.1. Thuật ngữ 87 8.2.2. Tỷ lệ, điểm số hoặc sự đánh giá 88 8.2.3. Trọng số trung bình và tổng số 91 8.2.4. Ưu thế 91 8.2.5. Tôn ti trật tự 91 8.2.6. Sàng lọc, Sắp xếp, ngưỡng 92 8.3. Phương pháp tính 92 8.4. Câu hỏi và Bài tập 94 CHƯƠNG 9 ỨNG DỤNG VÀO BẢO VỆ VÙNG VEN BIỂN VÀ BẢO VỆ BỜ 95 9.1 Xói mòn bờ: đáng giá thiệt hại và lãi tiềm tàng 95 9.1.1. Tổng quan thông tin 95 9.1.2. Nêu vấn đề 95 9.1.3. Tốc độ xói mòn và “ đường “ xói mòn 99 9.1.4. Ngăn chặn tổn thất và kéo dài tuổi thọ tài sản và đất 101 9.1.5. Trình tự đánh giá lãi hạ tầng 108 9.1.6. Định giá đất không xây dựng. 113
  3. 9.1.7. Tổng kết, “cảnh báo về sức khoẻ”, nhu cầu thông số và trình tự 117 9.2. Tái tạo lại bờ: tác động của các công trình bảo vệ bờ, bảo vệ biển 119 9.2.1 Tổng quan thông tin 119 9.2.2 Vấn đề: xói mòn bờ, bảo vê bờ và tăng cường bờ 123 9.2.3 Phương pháp, cách tiến hành và kết quả nghiên cứu 134 9.2.4 Phương pháp được khuyến cáo để đánh giá lợi ích giải trí: khung hai giai đoạn 147 9.2.5 Các phương pháp và kỹ thuật khuyến cáo 147 9.2.6 Các phương pháp khuyến cáo: kỹ thuật phân tích và diễn giải kết quả 158 9.2.7 Tổng kết: đánh giá, han chế và danh sách hướng dẫn 166 9.3 Lợi ích của việc giảm lũ: đê biển 171 9.3.1 Tổng quan 171 9.3.2 Tính lãi của việc giảm lũ: đầu vào cơ bản 171 9.3.3 Thiệt hại và mất mát do lũ ở ven biển 180 9.3.4 Tác động do lũ, thiệt hại và mất mát: nguồn số liệu và thông tin khác 185 9.3.5 Các phương pháp và KT vận hành cho việc thu thập số liệu đặc thù cho dự án . 196 9.3.6 Các phương pháp phân tích 201 9.3.7 Tính lợi ích về nông nghiệp của các dự án bảo vệ 203 9.3.8. Danh mục hướng dẫn và các quy định 208 9.4. Lợi ích và tổn thất tiềm tàng về môi trường từ các công trình bảo vệ bờ và đê biển 209 9.4.1 Tổng quan thông tin 209 9.4.2 Xác định vấn đề 210 9.4.3 Đánh giá môi trường và sinh thái hiện đại nhất 222 9.4.4 Các giá trị về khảo cổ học, địa chất học và cảnh quan 229 9.4.5 Trình tự đưa các giá trị môi trường vào việc ra quyết định 233 9.4.6 Phương pháp và kỹ thuật 241 9.4.7 Tổng kết, đánh giá và hướng dẫn 248 9.5 Câu hỏi và Bài tập 251 TÀI LIỆU THAM KHẢO 252 PHỤ LỤC 256
  4. LỜI NÓI ĐẦU Vùng ven biển rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vì những nguồn tài nguyên hiếm có của nó. Vói những vùng đất đồng bằng ven biển màu mỡ và các nguồn tài nguyên biển phong phú, cộng với khả năng tiếp cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng, vùng ven biển đã và vẫn đang thu hút sự quan tâm của côn người. Vùng ven biển là tụ điểm phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, nơi tập trung rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hoạt động này. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa, phát triển thương mại và áp lực của sự gia tăng dân số liên tục ở nhiều nơi đã làm tăng xói mòn, lũ lụt, mất các vùng ngập nước, ô nhiễm, gia tăng việc khai thác bừa bãi đất đai và nguồn nước ở vùng ven bờ. Do vậy nhằm nâng nâng cao hiệu quả của quản lý khai thác vùng ven biển, đòi hỏi phải có những biện pháp tổng hợp và đồng bộ, trong đó việc cập nhật và nâng cao phương pháp luận về kinh tế và quản lý khai thác vùng ven biển đóng một vai trò quan trọng. Trong khuôn khổ dự án hợp tác”Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển” được phía chính phủ Hà Lan tài trợ tác giả đã có dịp được sang làm việc, học tập tại Trường Đại học Công nghệ Delft, Viện Thủy lực Delft, và trực tiếp dưới sự giúp đỡ của TS. Paul Baan đã hoàn thành cuốn bài giảng Kinh tế quản lý khai thác vùng ven biển. Cuốn bài giảng này lần đầu tiên được viết bằng tiếng Anh và được nhiều Giáo sư, Tiến sỹ của Đại học Công nghệ Delft, Viện Thủy lực Delft góp ý và chỉnh sửa, sau đó được dịch sang tiếng Việt và hiện nay đã trở thành tài liệu giảng dạy chính thức cho Khoa Kỹ thuật bờ biển. Nhân đây cho phép tác giả được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc TS. Paul Baan đã tận tình giúp đỡ tác giả trong việc tìm kiếm tài liệu và trao đổi về học thuật đặc biệt các kiến thức kinh tế quản lý khai thác vùng ven biển. Tác giả cũng chân thành cám ơn PGS. TS. Nguyễn Xuân Phú đã đọc bản thảo tiếng Việt và góp ý nhiều ý quý báu để tác giả chỉnh sửa cuốn bài giảng này. Trong lúc biên soạn lại tập thể tác giả có sử dụng một số tư liệu của một số tác giả được ghi trong tài liệu tham khảo, tác giả xin chân thành cám ơn. Mặc dù đã được biên soạn công phu, nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc góp ý kiến nhận xét để nội dung bài giảng lần sau sẽ được phong phú và hoàn chỉnh hơn. Hà nội, ngày 15 tháng 11 năm 2005 TÁC GIẢ TS. Phạm Hùng
  5. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu chung Hàng thế kỷ nay loài người đã cố gắng phát triển, cai trị thế giới và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để mong muốn tồn tại và thoả mãn mọi nhu cầu cũng cũng như những phúc lợi trong cuộc sống. Với mong muốn thoả mãn được được phúc lợi loài người cố gắng tự thoả mãn nhu cầu của mình như thức ăn, quần áo, nhà cửa, vui chơi giải trí Những phương tiện, công cụ nhằm thoả mãn những nhu cầu này hoàn toàn không dư thừa mà trái lại rất khan hiếm. Loài người chỉ có thể thoả mãn một phần nhu cầu của mình trong một thời kỳ nhất định, đó là vào khoảng thời gian sử dụng nguồn tiềm năng sẵn có. Đặc trưng nổi bật và khác với những phương tiện khác của những phương tiện trên là chúng có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau để sản sinh nhiều của cải vật chất khác nhau. Ví dụ, đất – là tài nguyên cơ bản hoặc ban đầu phục vụ cho tất cả các hoạt động con người - như được sử dụng cho nông nghiệp, giao thông, nhà cửa, vùng quy hoạch công nghiệp, vui chơi giả trí v.v Do sự khan hiếm về tài nguyên nên hiện nay có nhiều giải pháp thay thế có thể làm thoả mãn nhu cầu của con người. Kinh tế học nói chung là sự nghiên cứu và thực hành các giải pháp nói trên. Điều đó cũng có nghĩa nhu cầu và mong ước của loài người có thể chuyển hoá thành vật chất (như gạo, đồ đạc, rađiô, xe đạp, và những máy kéo) và những dịch vụ ("hàng hóa" mà được sử dụng ngay lập tức như sự chăm sóc sức khoẻ, an ninh, âm nhạc và hoạt động giải trí) thông qua việc sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên khan hiếm. Lao động và những tài nguyên thiên nhiên gọi là nhân tố sản xuất cơ bản, nguyên liệu như tư liệu sản xuất được gọi những nhân tố sản xuất thứ hai. Sự khan hiếm về tài nguyên và dĩ nhiên nguồn tài nguyên có giá trị, cho nên sự lựa chọn cần phải lưu tâm đến loại hoàng hoá nào được sản xuất, số lượng sản xuất của mỗi loại hàng hoá, sản xuất như thế nào và cho ai. Một dạng của sự lựa chọn khác liên hệ tới câu hỏi liệu có thể tiêu thụ được hàng hóa đã sản xuất , hoặc đầu tư cho việc sản xuất hàng hoá đó hay loại hàng hoá khác. Sự giàu có của một nước phụ thuộc vào khả năng sẵn có và chất lượng của những nhân tố sản xuất. Khía cạnh khác để xác định sự giàu có của một quốc gia đó chính là chuyên môn hóa lao động. Phải chăng mỗi cá nhân có thể lao động tốt mọi công việc, tài nguyên lao động sử dụng tối ưu và như vậy cộng đồng sẽ có lợi. Tuy nhiên sự chuyên môn hóa có nghĩa là chuyên buôn bán hàng hóa hoặc chuyên làm dịch vụ vì ví dụ một bác sỹ có thể không biết làm sao để sản xuất ra thực phẩm hoặc sản xuất ra hoá chất hoặc các thiết bị y tế : như vậy anh ta cần vật chất cho sự tồn tại hoặc thiết bị phục vụ cho công việc của mình. Để tồn tại bác sỹ trao đổi dịch vụ của mình lấy vật chất theo nhu cầu. Tiền được sử dụng như phương tiện trong buôn bán, trao đổi hàng hóa và những dịch vụ, nhưng các hình thức dịch vụ của thương mại không phải là hoàn hảo. Giá trị của hàng hóa và những dịch vụ được biểu thị bằng giá trị của đồng tiền. Về mặt nguyên lý mọi vật chất hàng hoá đều được sử dụng thông qua đồng tiền. Sự cần thiết chỉ là sự nhận biết của mọi người về vật chất như là một loại hình thương mại. Như vậy đối với tính chất về “tiện lợi và thích nghi” tiền đã mất đặc tính như một
  6. loại hàng hoá. Tuy nhiên hiện tại chưa có một công cụ nào có thể thay thế được tiền đề đo lường về mặt giá trị và sử dụng trong kế toán sổ sách. Buôn bán hàng hóa và các hoạt động dịch vụ mở rộng đáng kể là các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế học. Những kết quả của quá trình sản xuất, buôn bán và tiêu dùng cũng như hiệu ứng về giá cả và những hiệu ích sẽ phải được phân tích. Hơn nữa, việc phân tích hàm quá trình là rất cần thiết. Trong trường hợp : quá trình không đồng nhất hay lãng phí sử dụng tài nguyên, không cần thiết thị trường chứng khoán, sự thất nghiệp hoặc một sử dụng không đúng các nguồn tài nguyên lúc này nhu cầu sản xuất sẽ xuất hiện. Lý do về việc xác định sai loại tài nguyên, chi phí trong quá trình thương mại có thể được nhận thấy thông qua các thông tin xuất hiện có trong suốt thời gian giao dịch thì có hạn. Sự không chắc chắn là một thành phần tự nhiên của sự tồn tại con người. Quyết định làm bây giờ sẽ có những hiệu ứng trong tương lai. Để giám sát tất cả các kết quả của bất cứ một hoạt động sản xuất nào nên cần có tiên lượng về kết quả trong tương lai. Tuy vậy, con người cần có có những quyết định mới dựa vào các thông số và thậm chí những quyết định đó sau này có khi sai. 1.2. Nguyên lý của kinh tế học Trong việc phân tích hành vi của con người về lựa chọn các giải pháp, kinh tế học tuân thủ nguyên lý, lý thuyết sau : " Một cá nhân hay thực thể, hành động hợp lý riêng biệt và với thông tin đầy đủ và chính xác, sẽ có khuynh hướng lựa chọn hành vi hoạt động của mình sao cho thoả mãn cực đại nhu cầu cá nhân (hiệu ích) trên cơ sở chi phí sẵn có hay nói cách khác các hành vi hoạt động của con người sẽ làm giảm chi tối thiểu mà vẫn thoả mãn được các nhu cầu của các nhân (nhu cầu có thể hiểu là hiệu ích)." Con người về cơ bản luôn luôn mong muốn có nhiều hay ít : nhiều tiền hơn, nhiều cơ hội hơn, nhiều Ô tô đẹp , v.v , trên cơ sở chí phí thấp hơn. Nguyên lý này là tiền đề cho những nhà kinh tế học để nghiên cứu đầu ra của quá trình thương mại.
  7. 1.3. Thuật ngữ Kinh tế học như đã nêu ở trên - là sự nghiên cứu hoạt động con người với khía cạnh lựa chọn các phương án sản xuất khác nhau và các loại hình dịch vụ để sử dụng có hiệu quả ngay cả khi nguồn tài nguyên khan hiếm. Kinh tế học cũng quan tâm tới sự phát triển bền vững của những tài nguyên để sản xuất hàng hoá ngay ở phạm vi rộng và đa dạng các loại hình dịch vụ. Con người tham gia vào nghiên cứu các công việc trên gọi là nhà kinh tế học. Những thuật ngữ " kinh tế học " và " kinh tế " thường được sử dụng gián đoạn. “Kinh tế” liên quan tới kinh tế học, và cũng liên quan đến dân chúng, xã hội, hoặc vùng ( quốc gia), đấy là những đối tượng / tiêu điểm của nghiên cứu. Mặt khác có sự sáo trộn các thuật ngữ “kinh tế” và “tiết kiệm” khi sử dụng. Kinh tế thường là phương thức hoặc phân tích của kinh tế học, trong khi đó tiết kiệm được sử dụng để tính toán sự đắt rẻ hoặc sử dụng hữu hiệu giá trị của đồng tiền. Ví dụ sau cho thấy tất cả các thuật ngữ trên đều được sử dụng ở những nơi thích hợp : sự nghiên cứu kinh tế học (đây là những quan điểm của những nhà kinh tế học giàu kinh nghiệm) làm cho con người có ý thức hơn về những hoạt động kinh tế của mình sao cho họ tìm thấy giải pháp kinh tế nhất để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế lượng là sự nghiên cứu và thực hành các kỹ năng toán học và thống kê cần thiết trong mô hình hóa và lý thuyết phân tích và những mô hình được những nhà kinh tế học mô phỏng (toán và thống kê ứng dụng). Những chuyên gia thực hiện các công việc như vậy thì được gọi là những ngành kinh tế lượng. Lĩnh vực kinh tế học có thể được chia nhỏ ra nhiều phạm trù nhỏ bằng các tiêu chí. Kinh tế vĩ mô gắn liền với nền kinh tế quốc dân. Nó nghiên cứu quan hệ mang tính quốc gia như xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thu nhập quốc gia, cung ứng tiền tệ, v.v . Kinh tế vi mô hướng vào phân tích những quyết định của những thực thể riêng lẻ ( như hãng, người tiêu dùng). Tuy nhiên, không có đường phân thủy sắc nét nào vẽ hai lĩnh vực này. Kinh tế vĩ mô cần nhiều giả thuyết được sử dụng trong kinh tế vi mô liên quan đến người tiêu dùng nhà sản xuất, kết quả của nó được tích luỹ lại và được nghiên cứu ở mức độ tổng hợp cao hơn. Thường một sự phân biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Mục tiêu chung là làm tăng về chất lượng cũng như số lượng về hàng hoá và các loại hình dịch vụ làm cho đời sống của con người được cải thiện. Hàng hoá và các loại hình dịch vụ đóng vai trò quan trọng như cơ sở nền tảng đối việc nâng cao mức sồng cũng như vai trò quan trọng của chất lượng thực phẩm. Nhưng các nhân tố xã hội, văn hoá và sinh thái môi trường cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quỹ phúc lợi. Những vật chất không được nhìn tận mắt không có giá trên thị trường và được biểu thị dưới nhiều hình thức khác nhau. Mức độ cao của sự phát triển kinh tế trong một nước (như vậy những nhu cầu cơ bản được thoả mãn) có nghĩa rằng những khía cạnh phúc lợi trở thành quan trọng hơn.
  8. CHƯƠNG 2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ 2.1. Kinh tế vi mô Kinh tế vi mô nghiên cứu về hoạt động của từng cá thể. Nó được xác lập trên cơ sở phần lớn các học thuyết kinh tế, bao gồm những lý thuyết về kinh tế vĩ mô và mô hình. Trong cơ sở lý luận của giáo trình này phần lớn tạp trung vào giải thích về cơ sở của học thuyết kinh tế vi mô. Ngoài ra việc sử dụng phân tích kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô chủ yếu phân tích các hoạt động về phạm trù sử dụng nước, các hoạt động liên quan đến quản lý khai thác vùng ven biển (phân tích hoạt động). Nhu cầu dùng nước, phát triển bền vững vùng ven biển cơ bản là hàm về quyết định và các hoạt động. Dĩ nhiên những quan hệ vật lý và sinh vật chủ yếu để xác định yêu cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm, khai thác vùng ven biển ví dụ như những loại cây nào được gieo trồng, những phần nào của sản phẩm nông nghiệp được đưa ra thị trường, nên nuôi trồng các loại thuỷ sản nào, phát triển du lịch v.v phụ thuộc rất nhiều vào năng lực về kinh tế của nông dân, ngư dân vùng ven biển (thị trường, tình trạng tài chính, sự sụt lở đất xói mòn vùng ven biển, các biện pháp giảm sự mạo hiểm, sự trợ giúp về kỹ thuật và tài chính của chính phủ, v.v ). Các nhân tố thiết yếu trong lý thuyết kinh tế vi mô là cung và cầu. 2.2. Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô - bộ môn khoa học nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổng thể - tìm cách giải đáp những vấn đề liên quan đến nề kinh tế của một quốc gia hay đa quốc gia. Các nhà kinh tế vĩ mô là những nhà khoa học tìm cách lý giải hoạt động của nền kinh tế trên quan điểm tổng thể. Đối với dự án, việc đánh giá những hoạt động kinh tế cần phải được tiến hành tạo tiền đề cho sự phát triển tài nguyên nước, tài nguyên vùng ven biển trong tương lai. Lý do là chiến lược phát triển tài nguyên bao gồm đầu tư cho cơ sở hạ tầng lớn với tuổi thọ công trình dài thậm chí việc có dự án có tuổi thọ đến 25 năm hoặc lớn hơn vẫn phải tiến hành đánh giá để xác định tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, các dự án có tuổi thọ công trình lớn như vậy thường là các công trình đa mục tiêu. Không có ai có thể khẳng định được gì chắc chắn xảy ra sau 25 năm. Lập dự án trong tương lai gần (ví dụ năm sau) là dễ được chấp nhận vì tình hình kinh tế của năm sau sẽ không khác gì so với thực tại. Ngược lại dự án không thể phát triển ngay lập tức mà phải phát triển từng bước. Kinh nghiệm lập dự án ngắn hạn vẫn sẽ phải sử dụng các trình tự của việc lập dự án dài hạn trong đó một vài phân tích phụ trợ và kinh nghiệm của các chuyên gia phải được trình bày cụ thể. Như vậy lập dự án dài hạn ban đầu có thể dựa trên các học thuyết kinh tế đã dược chấp nhận về kinh tế phát triển. Những học thuyết này đều nằm trong các lĩnh vực của kinh tế vĩ mô. Để hiểu cơ bản về các dự án kinh tế chủ yếu nên hiểu các nguyên lý về mô hình kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô mà các mô hình này dùng để mô tả kinh tế phát triển. Do vậy phần này chủ yếu giới thiệu về kinh tế vĩ mô. Trong chu trình kinh tế đã được giới thiệu ở trên, chưa giới thiệu các hoạt động kinh tế dưới dạng tổng thể. Những tổng thể hoặc những thực thể kinh tế vĩ mô cũng có thể được nhìn thấy như những biến động mà cần phải được giải thích trong lý
  9. thuyết kinh tế vĩ mô. Nó cần phải được nhận thức rằng những biến động kinh tế vĩ mô này phản ánh các hoạt động của những thực thể kinh tế riêng lẻ. Bởi vậy, những giả thiết mà được giới thiệu vào trong lý thuyết kinh tế vĩ mô, cần phải dựa vào những sự hiểu thấu đáo trong kinh tế vi mô. Tiếp theo cần được xem xét mối quan hệ đặc biệt của chu trình kinh tế. Mục tiêu của việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô không phải chỉ dừng lại ở phạm vi lý giải các biến cố kinh tế, mà còn nhằm cải thiện chất lượng chính sách kinh tế. Các công cụ tài chính và tiền tệ của chính phủ có thể tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế - bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực - và khoa học kinh tế vĩ mô giúp cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá những chính sách khác nhau. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu về các vấn đề sau : (i) Thu nhập quốc dân : sản xuất, phân phối và phân bổ ;(ii) Tăng trưởng kinh tế; (iii) Thất nghiệp; (iv) Tiền tệ và lạm phát ; (v) Nền kinh tế mở ; (vi) Những biến động kinh tế : tổng cung và tổng cầu; (vii) Lý thuyết chu kỳ về kinh doanh thực tế 2.3. Kinh tế môi trường 2.3.1. Giới thiệu Kinh tế môi trường là một lĩnh vực mới tập trung nghiên cứu vào những vấn đề chất lượng của môi trường vật lý xung quanh chúng ta. Từ đây, cả sự suy giảm môi trường lẫn quản lý môi trường đóng một vai trò quan trọng trong lính vực mới này, đặc biệt như những nhân tố liên quan đến những quyết định con người. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước (WRM) và quản lý khai thác vùng ven biển (ICZM), những khía cạnh môi trường cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sắp đặt kế hoạch và sự phân tích những dự án tài nguyên nước. WRM, ICZM được quan tâm không phải chỉ với vai trò thích hợp của tài nguyên nước tới nhiều người dùng nước từ quan điểm về số lượng, cũng như từ quan điểm chất lượng nước. Việc gia tăng sử dụng tài nguyên và nguyên liệu tự nhiên do việc tăng liên tục sản phẩm quốc nội, dẫn tới một sự gia tăng chất thải vào môi trường từ sản xuất và tiêu dùng. Cũng trong lĩnh vực nghiên cứu của dự án WRM, ICZM sự ô nhiễm tài nguyên nước được xem xét như một trong những vấn đề chủ yếu hiện nay và những thập niên tiếp theo. Vấn đề môi trường có dường như chịu tác động chi phối của hai mâu thuẫn : sự tăng phúc lợi kinh tế dẫn dắt tới một yêu cầu cao hơn về một môi trường sạch và sự lên đồng thời trong sự sử dụng vật chất dẫn tới một sự suy tàn về chất lượng môi trường. Tiếp theo tới hai quá trình này cũng là một sự ý thức của cộng đồng đối với giảm giá trị chất lượng môi trường có thể cuối cùng cũng phủ định ảnh hưởng những mặt mạnh môi trường. Chẳng hạn, sự ô nhiễm tài nguyên đất có thể dẫn dắt tới một sự giảm sút độ phì nhiêu của đất và do đó làm giảm tiềm năng sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích, kết quả làm giảm sản lượng nông nghiệp và giảm thu nhập của nông dân. Sự ô nhiễm tài nguyên nước, đặc biệt sự ô nhiễm do các chất hưu cơ như PCBs, có thể phá hủy chỗ nuôi cá giống và như vậy giảm năng suất nuôi trổng thuỷ sản và thu nhập trong lĩnh vực nuôi cá. Sản xuất thực phẩm cơ bản giảm sút lần lượt sẽ
  10. dẫn dắt tới gia tăng sản phẩm nhập khẩu đồng thời làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Bằng cách này trực tiếp giảm sút thu nhập và GNP quốc gia. Dựa vào những mục đích quản lý những tài nguyên nước, tăng trưởng thu nhập là một trong số tiêu chuẩn chính cho những quyết định đối với sự phát triển hệ thống những tài nguyên nước. Bởi vậy chất lượng môi trường như một vấn đề liên quan đến tài nguyên nước cũng như sự xác định tối ưu số lượng sẵn có nhu cầu nước. Kinh tế Môi trường cố gắng phát triển những lý thuyết và những phương pháp để phân tích sự tương tác giữa quá trình kinh tế về tiêu thụ và sự sản xuất hàng hóa dịch vụ và chất lượng của Môi trường. 2.3.2. Đối tượng của kinh tế môi trường Từ những quan điểm của nhà kinh tế vấn đề môi trường chủ yếu là dựa vào sự hoạt động không hoàn hảo của thị trường. Những hoạt động kinh tế hoặc phi kinh tế ví dụ gây nên ô nhiễm từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thông thường xảy ra bên ngoài phạm vi của cơ chế thị trường truyền thống : giá trị của hàng hóa và dịch vụ thì chủ yếu được dựa vào chi phí trực tiếp sản xuất và sự tự nguyện trả tiền của người tiêu dùng cho một phần những chất lượng đặc biệt của hàng hóa và dịch vụ. Trong giá cả của hàng hoá phần lớn không bao gồm chi phí cho ô nhiễm trong thời gian sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm. Một vấn đề cơ bản là giá trị (thêm giá trị vào cái gì đó) của những tài nguyên môi trường. Cho đến khi mới đây, kết quả (của) quá trình kinh tế (ví dụ, đầu ra và sự phân tán hoạt động sản xuất) nói chung được xem xét như là một kết quả cả hai quá trình sản xuất bên trong và một tập hợp những nhân tố ngoại sinh như thích ứng hoàn cảnh tự nhiên, môi trường xã hội và văn hóa, gia đình và xã hội, và sự phát triển kỹ thuật. Những nhân tố ngoại sinh này được cấu thành và gọi là dữ liệu trong quá trình khoa học, mô tả, giải thích và dự đoán hành vi kinh tế (của) những cá nhân và những nhóm. Bằng cách này sản xuất tương tự, hiện tượng, sự di cư, trao đổi, du lịch, xác định ví trí và hệ thống công nghiệp v.v có thể được phân tích. Các vấn đề liên quan chung với chất lượng môi trường đã làm thay đổi điều này. Hiển nhiên rằng quyết định liên quan đến sản xuất, công nghệ tiêu thụ, hoạt động thanh quyết toán đều ảnh hưởng chủ yếu đến môi trường tự nhiên cũng như về môi trường sinh sông của con người. Hệ quả này, môi trường tự nhiên có thể không còn được xem xét như một nhân tố thuần túy ngoại sinh, nhưng cần phải được nêu trong quyết định kinh tế khi tiến hành sản xuất. Kinh tế môi trường có thể được mô tả về hình thức như sự nghiên cứu về những khía cạnh khan hiếm về hoạt động của con người trong quan hệ với môi trường tự nhiên. Bởi vậy, kinh tế môi trường thông thường bao gồm ảnh hưởng của những quyết định con người tới môi trường. Lý thuyết kinh tế truyền thống chủ yếu được tập trung vào những giao dịch thị trường. Tuy nhiên, phạm vi phân tích tỏ ra là khá không đầy đủ để thu được sự hiểu thấu đáo về những vấn đề môi trường được trộn lẫn với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, mà thường xuyên xảy ra bên ngoài giao dịch thị trường. Đây là lý do tại sao những hiệu ứng ngoài (những hiệu ứng mà chưa được tính đến trong sự hình thành giá ở thị trường kinh tế) càng ngày càng nhận được nhiều sự chú ý.
  11. 2.3.3. Ngoại ứng Môi trường Như chúng ta đã biết ô nhễm môi trường phụ thuộc rất nhiều vào chất thải, và ô nhiễm có thể gây nên các hiệu ứng khác nhau, chẳng hạn đối với sinh vật có thể làm thay đổi loài, giảm sút năng suất sinh học, hoặc hiệu ứng tác động lên con người làm thay đổi về sức khoẻ, tâm tư tình cảm. Trong các hoạt động kinh tế chính các chất thải làm chết đi một số loài thuỷ sinh vật, ảnh hưởng đến năng suất lúa cũng như các loại cây trồng khác, ngoài ra dân chúng sống trong vùng bị ô nhiễm sẽ bị tác động về mặt sức khoẻ, môi trường sinh sống. Các hiện tượng trên được gọi là ngoại ứng. Ngoại ứng là sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong một hoạt động sản xuất kinh tế lên các yếu tố khác ngoài hệ thống sản xuất đó. Ngoại ứng có thể chia thành hai loại như sau : • Ngoại ứng tích cực tức là hành động của bên này đem lại lợi ích cho bên kia. • Ngoại ứng tiêu cực tức là hành động của bên này gây nên chi phí cho bên kia. Ngoại ứng môi trường có thể được định nghĩa như những hiệu ứng không thị trường (có lợi và có hại), mà kết quả như một mặt hoạt động kinh tế của những người sản xuất và người tiêu dùng ( bao gồm những hoạt động chính phủ) và ảnh hưởng đến điều kiện phúc lợi hoặc về lợi nhuận của dân thông qua việc xả nhiều chất thải vào quá môi trường xung quanh của con người. Vài ví dụ về những ngoại ứng như vậy : Ô nhiễm nước từ một nhà máy thải nguyên liệu vào sông; sự ô nhiễm không khí từ những xe ô tô; phá hoại cây trồng; bệnh được phát sinh từ nguồn nước bị ô nhiễm, v.v . Ngoài những ngoại ứng bất lợi của môi trường (ngoại ứng âm), có thể phân biệt những ngoại ứng có lợi của môi trường (ngoại ứng dương), như những hiệu ích vì ở gần các công viên tự nhiên, hoặc những lợi ích do vẻ đẹp của một ngôi nhà được thiết kế xây dựng ngay vùng lân cận. Chính những ngoại ứng này nằm bên ngoài hệ thống thị trường và chưa được nêu trong giá cả tương đối của thị trường. Ngoại ứng môi trường có ba đặc trưng quan trọng. Một là phụ thuộc lẫn nhau: có sự tương tác giữa những quyết định của những tập đoàn kinh tế. Thứ hai, không có sự bồi thường, tức là bắt buộc phải trả chi phí được sinh ra hoặc có thể hưởng lợi nhuận hoàn toàn. Thuộc tính khác phần lớn chất thải môi trường không có kế hoạch cụ thể hoặc hoặc một sản phẩm phụ ngẫu nhiên của hoạt động kinh doanh hợp pháp nào đó. Sự phân loại những ngoại ứng môi trường sẽ cung cấp một sự hiểu tốt hơn về những khía cạnh kinh tế của các vấn đề môi trường. Có thể phân chia ngoại ứng, nếu những chi phí tới hạn của một hoạt động sản xuất nhất định không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động những hoạt động sản xuất khác khi mà hoạt dộng sản xuất này sản sinh những hiệu ứng ngoài. Chẳng hạn, xây dựng một sân bay mới bắt buộc những tòa nhà văn phòng được định vị trong khu lân cận (của) sân bay để tạo thành những cửa sổ kép để làm giảm độ ồn của máy bay. Trong trường hợp này, chỉ toàn bộ chi phí xây dựng văn phòng được tăng với một số lượng cố định : toàn bộ đường cong chi phí mới trở thành là sự sự dịch chuyển thẳng đứng của đường cong chi phí cũ, và vậy thì những chi phí biên thì chưa được thay đổi.
  12. Sự dịch chuyển song song này của một đường cong chi phí thì độc lập với mức độ hoạt động ở sân bay, để chúng không ảnh hưởng chi phí lề của việc xây dựng văn phòng. Bởi vậy, những ngoại ứng không gây ảnh hưởng đến đầu ra của văn phòng và khác là ở chỗ nó không có mặt trong các ngoại ứng. Rõ ràng những ngoại ứng này có ảnh hưởng đến những lợi nhuận của hãng và những quyết định đầu tư của hãng đó. Có một ví dụ về hiệu ứng môi trường không thể phân chia đấy là ô nhiễm hệ thống sông, khi mà nguồn nước của hệ thống sông được Công ty cấp nước công cộng sử dụng (PWS). Chi phí biên của Công ty cấp nước công cộng này phản ánh mức độ ô nhiễm nguồn nước. Như vậy những ngoại ứng này ảnh hưởng đến việc quyết định hoạt động hợp lý của công ty liên quan đến khối lượng sản phẩm và sản phẩm hỗn hợp : đó là mối tương tác trực tiếp giữa các hoạt động phân tán của quá trình cấp nước tương ứng với kết quả hợp lý tại mỗi mức ô nhiễm. Trong trường hợp ngoại ứng có thể phân chia được khi giải pháp kinh tế tối ưu có thể có thể phát hiện bằng cách sử dụng các hệ thống trợ giúp về thuế theo “nguyên tắc ai làm ô nhiễm người đó phải trả tiền”. Ví dụ vè trường hợp này có thể lấy vị dụ vè xây dựng sân bay ở trên. 2.3.4. Xác định hiệu ích môi trường Trong hình 2.1 giả thiết rằng sự giảm thiệt hại môi trường (= Lợi ích môi trường) đối với việc giảm nguồn gây ô nhiễm có thể được đo dưới dạng tiền. Nếu điều đó hoàn toàn đúng thì bất kỳ hoạt động nào hoặc kế hoạch nào nhằm thay đổi tình trạng hiện có là dễ dàng ước lượng chẳng hạn sử dụng phân tích hiệu ích chi phí. Mặc dù phân tích chi phí lợi ích sẽ được đề cập nhiều đến trong khoá học, song một vài điểm cần chú ý tới những đặc trưng quan trọng của những môi trường hàng hóa và công tác dịch vụ, chúng chính tạo nên những sự ràng buộc trong các bước ước lượng dự án. Tổng chi phí xã hội, Tổng chi phí xã Chi phí hội thiệt hại về ô nhiêm, Chi phí Chi phí giảm sự Thiệt hại giảm sự ô ô nhiễm về môi nhiễm Gi¶m « nhiÔm
  13. Hình 2.1. Tổng chi phí xã hội và giảm ô nhiễm Như đã được đề cập ở phần trên những ngoại ứng không thể được làm rõ ràng ở thị trường kinh tế. Trong giá của những sản phẩm bình thường không có tài khoản nào bao hàm những hiệu ứng môi trường, bởi vì không có thị trường cho những môi trường hàng hóa và công tác dịch vụ. Nếu trong cơ chế thị trường giá cả thích hợp không bao gồm cả về thiệt hại môi trường, thì một số lượng tiền tệ (giá bóng hoặc chi phí cơ hội xã hội) phải được tính toán để đền bù tất cả các đối tác chịu ảnh hưởng cho thiệt hại, sao cho cân bằng thị trường được khôi phục. Tối ưu Pareto (Pareto là nhà kinh tế học sống vào đầu thế kỷ 20) nói rằng nền kinh tế đạt tại vị trí phúc lợi tối ưu nếu không ai có thể thu lợi từ vị trí phúc lợi của mình mà không giảm bớt giá trị phúc lợi của người khác. Về sau Hicks và Kaldorp sửa đổi định nghĩa về sự tối ưu phúc lợi xã hội và phát biểu rằng sự tối ưu phúc lợi xã hội cũng bao gồm những trường hợp mà trong đó sự thay đổi về mức phúc lợi cho phép, nếu ai đó có thể thu lợi thêm từ phúc lợi của mình và cũng phải đền bù một lượng như thế cho những người chịu thiệt hại về mặt phúc. Định lý này được gọi sự tối ưu phúc lợi Neo - Paretian. 2.4. Câu hỏi và bài tập 1. Hãy trình bày các khái niệm về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, lấy ví dụ minh hoạ? 2. Hãy trình bày khái niệm về kinh tế môi trường, ngoại ứng môi trường, và cách xác định hiệu ích môi trường? Cho ví dụ về cách xác định hiệu ích môi trường?
  14. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 3.1. Lời giới thiệu : Tại sao cần đánh giá các dự án? Sử dụng các phương pháp đánh giá dự án được căn chỉnh bằng các luận cứ cho rằng nên lựa chọn các quyết định tốt nhất. Để xác định những quyết định nào thì tốt hơn, thông thường có ba cuộc khảo nghiệm sau: ( a) Khan hiếm (của) những tài nguyên yêu cầu rằng, như một lĩnh vực hoạt động của xã hội, chúng ta lựa chọn đầu tư về tài nguyên mà cho rằng hiệu ích thu về cao nhất : (b) Yêu cầu về trách nhiệm; Cần căn chỉnh sự lựa chọn và những quyết định mà có thể đại diện cho cộng đồng hoặc cho một nhóm người đại diện; và (c) Yêu cầu mà những quyết định này cần phải được xem xét như một kết quả của một sự so sánh hợp lý các phương án lựa chọn có và những kết quả khác nhau từ các phương án. Sự phát triển những phương pháp, hình thức đánh giá dự án phản ánh khó khăn đích thực thỏa mãn những khảo nghiệm trong trường hợp có nhiều và hệ thống các quyết định. Trong quá trình ra quyết định, chúng ta tìm kiếm một không gian bảo đảm rằng có quyết định bền chặt trong khi có thể giảm bớt nỗ lực phải đẻ đảm rằng sẽ thu được kết quả khả quan. Sự ưu tiên của các dự án là quá trình lựa chọn những dự án riêng lẻ mà sẽ chấp nhận một lượng tài chính sẵn có, và thứ tự mà lập dự án cho cần phải được tuân thủ. Khi lựa chọn quyết định các hàm mục tiêu của các phương án lựa chọn cần được khảo nghiệm. Trong quá trình tính toán và ra quyết định về hàm mục tiêu, các khả năng sẵn có hoặc không sẵn có đều được quy đổi về giá trị tiền tệ và nhà kinh tế có thể dự báo về sự lựa chọn mà mỗi cá thể (nhà sản xuất) phần lớn đã tính toán tương tự. Tuy nhiên, nhiều nhân tố trong cuộc sống ngày không thể được đánh giá bằng giá trị tiền tệ hoặc được giấu đi trong các báo cáo phân tích. Chẳng hạn, khía cạnh mạo hiểm thì rất khó để lượng hoá, vì vậy nhà kinh tế học giả thiết rằng từ những cá nhân được phỏng vấn có thể đón nhận tất cả thông tin liên quan. Tất nhiên, thực tế có thể không chính xác do dự đoán (ước đoán) có thể sai. Trong phân tích các quyết định của cộng đồng thậm chí còn trở nên phức tạp hơn. Đầu tiên, không có quyết định rõ ràng đối với cộng đồng do cá nhân đưa ra quyết định, nên nhà kinh tế phải giả thiết rằng cộng đồng hoặc xã hội sẽ cho phép theo dòng tư duy của mỗi cá thể. Điều đó có thể sai do các cá thể riêng biệt có những khả năng lựa chọn khác nhau. Hai là, xã hội có thể có những mục đích khác nhau như những cá nhân và bởi vậy đi đến những kết luận khác nhau. Đặc biệt là khía cạnh mục đích của xã hội, mục đích này làm phức tạp hơn phạm vi phân tích đối với nhà kinh tế học. Những mục đích khác nhau cũng có nghĩa những những tiêu chuẩn và tỷ trọng khác nhau khi con người theo đuổi lợi nhuận từ các phương án nhất định. 3.2. Những phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá Để chuẩn bị ra quyết định có nhiều phương pháp được phát triển trợ giúp cho việc ra quyết định đối dự án đầu tư của nhà nước và tư nhận. Các phương pháp này là • Lý thuyết quyết định thống kê ( Schlaifer, 1959),
  15. • Phân tích tiện ích nhiều thuộc tính ( Raiffa, 1968), • Phân tích đa mục tiêu ( Goicoechea, Hansen Và Duckstein, 1982), • Định giá Tác động Môi trường ( Môi trường, 1990) • Phân tích Lợi ích Chi phí ( Mishan, 1971; Pearce, 1984; Sugden Và Williams, 1978). Những phương pháp thích hợp hơn cho sự xác định tầm quan trọng chương trình phát triển bao gồm Hệ thống quy hoạch ngân sách (Novick, 1967), trong khi những phương pháp xác định tính ưu tiên của dự án thông thường là những phương pháp được đơn giản hóa về sự đánh giá dự án, và kết hợp với kỹ thuật tối ưu ( Green, 1990). Như vậy, phương pháp đánh giá, phân tích và kết quả của dự án, cần phải thỏa mãn tiêu chuẩn sau : (a) Sáng tỏ những vấn đề. Rõ ràng, những nhà ra quyết định và những người liên quan đến quyết định chịu trách nhiệm giải thích rõ những vấn đề và sự cân đối được trình bày trong quyết định trước khi tiến hành phân tích. (b) Đơn giản hóa. Quyết định bao gồm hệ mục tiêu khác nhau và trình tự thực hiện. Các quyết định này phải thoả mãn tính bền vững, chất lượng môi trường, có sự tham gia của cộng đồng vào việc ra quyết định. Phương pháp đánh giá dự án phải được cấu trúc đơn giản về dữ liệu dẫn tới quyết định đó sao cho nhà ra quyết định không bỏ sót bất kỳ một dữ liệu nào. (c) Tính khả thi. Việc đánh giá nguồn tài nguyên cần phải đưa ra các lý lẽ thích hợp và thuyết phục đối với tầm quan trọng của việc ra quyết định, và nó có đủ thời gian để ra quyết định. Như vậy, phương pháp không yêu cầu một lượng thông tin lớn hơn lượng thông tin có thể khai thác được. (d) Tính chất bổ sung. Phương pháp ra quyết định cần phải chịu tác động tất cả các phương án lựa chọn khác nhau. Tất cả tác động được xét tới tầm quan trọng, và không được đơn giản khi lượng hoá. Đối với dự án đầu tư công cộng, quan trọng là xác định được những mục đích của toàn bộ xã hội, chứ không phải của những cá nhân hoặc những nhóm. (e) Nghiêm khắc. Những kết quả phân tích không thể phụ thuộc vào những người phân tích. (f) Cơ sở giá trị. Những giá trị và những sự cân đối trong sự phân tích đều phải rõ ràng minh bạch , đều có sự tham gia và cũng như sự đóng góp về tài chính của cộng đồng . (g) Sự tin cậy. Bất kỳ phương pháp đánh giá dự án nào là phải là phương pháp được mô tả kỹ và có kiểm chứng trước. Phương pháp đó đáng tin cậy tới phạm vi có thể được dự đoán mọi trường hợp có thể xảy ra. Như vậy, những sự dự đoán phải được chi tiết một cánh đầy đủ để chúng có thể sau này dễ được kiểm tra và kiểm soát được những gì xuất hiện trong thực tế. 3.3. Dự án quản lý tài nguyên Nước (WRM) Những dự án WRM cần phải phát triển bằng cách cung cấp dịch vị tối ưu cho xã hội. Những dự án được tập trung vào thay đổi tình trạng hiện hữu đối với những tài nguyên nước. WRM tập trung vào các lĩnh vực :
  16. - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới - Thay đổi cơ chế quản lý - Thay đổi nhu cầu dùng nước Những dự án WRM là những đầu tư dài hạn xung quanh môi trương động. Những sự thay đổi trong tình trạng hiện hữu có thể được mong đợi, do đó tình trạng kinh tế trong tương lai của các dự án cần phải được xác định. Trong những tình trạng này dự án cần phải vẫn còn làm thoả mãn mọi nhu cầu xã hội. Cơ sở để thiết lập dự án là nhận thức về hoạt động kinh tế cũng như các căn chỉnh để đạt được những mục đích. Bởi vậy, đầu tiên là các báo cáo về khả năng hoạt động của nền kinh tế quốc dân sau đó là khả năng kiểm toán nhà nước. 3.4. Tính bền vững Bây giờ cần thiết sử dụng ràng buộc để đạt được sự phân tích về so sánh giữa các phương án lựa chọn dự án và đảm bảo rằng dự án có tính bền vững. Khó có thể có định nghĩa chính xác về tính bền vững trong thực tế (Pearce, Barbier Và Markandya, 1990). Tuy nhiên, bền vững bao gồm nguyên lý về việc quản lý những tài nguyên an toàn không chỉ cho thế hệ mai sau mà phát triển này còn có tác dụng hữu hiệu trong những nước kém phát triển ( Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển, 1987). Chi phí Lợi ích I = Những chi phí đầu tư Tài chính (dòng tiền hoặc những lợi ích chắc chắn) M = Bảo dưỡng Phúc lợi (Lợi ích phụ không nằm trong dòng tiền) D = Thiệt hại sẽ được đền bù Không ước lượng ( hoặc vô hình) a) Khi F > I + M + D dự án hấp dẫn về mặt tài chính. Hiệu ích thu về lớn hơn chi phí. Các dự án như vậy sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. b) Khi F + W > I + M + D dự án hấp dẫn về mặt kinh tế. Xã hội hết thảy được lợi từ dự án. Nhưng khi nào tiêu chuẩn (a) không phải thoả mãn được lượng đầu tư tổn thất. Những nước phát triển có khả năng thực hiện tiêu chí b còn các nước nghèo thì không thể thực hiện được. Các nước đang phát triển chỉ chú tâm đến tiêu chí a. c) Các loại hiệu ích không ước lượng được không thể biểu thị bằng giá trị tiền tệ và bởi vậy không thể được tính toán theo phương phân tích lợi ích chi phí (CBA). Khi nào tiêu chuẩn (b) không thoả mãn thì chi phí cao hơn lợi ích F + W. Trong trường hợp chi phí thực (Ii + M + D - F - W) có thể được so sánh với hiệu ích không ước lượng. Nếu chúng ta cho rằng giá trị của hiệu ích không ước lượng lớn hơn những chi phí thực thì dự án có thể được xem xét có lợi. Các bước này nằm trong việc đánh giá đa tiêu chí. Mục tiêu của một dự án sẽ là an toán cho cuộc sống con người (phòng chông lũ lụt) thoả mãn thì tiêu chuẩn (a) không cần thiết. Các tiêu chuẩn khác trở thành quan trọng và theo ý kiến của tôi phương pháp chi phí cự tiểu nên ứng dụng. Việc áp dụng hai tiêu chuẩn trên có thể được minh họa cho sự giải trí (đối với nội quốc) và sự du lịch (đối với người ngoại quốc). Cải thiện những bãi biển dọc theo bờ biển của Việt nam làm những bãi biển hấp dẫn hơn đối với người Việt nam và người ta có thể đến tắm biển tại các bãi biển này thường xuyên hơn. Miễn là những lợi ích giải
  17. trí những lợi ích mềm) không nằm trong lợi nhuận thực tế thu được và cung cấp thêm nhiều việc làm cho xã hội thì hiệu quả hơn về mặt kinh tế, nhưng không hiệu quả về mặt tài chính. Kinh tế sẽ không phát triển. Với những khách du lịch từ ở nước ngoài điều này hoàn toàn khác. Những chi phí của những khách du lịch (những lợi nhuận thực tế thu được) là những lợi ích thực và tạo thêm công ăn việc làm trong sự phát triển kinh tế. 3.5. Những vấn đề chung trong sự đánh giá dự án Bất kỳ phương pháp đánh giá dự án kéo theo sự so sánh hai hoặc nhiều phương án để lựa chọn phương án có lợi nhất từ những những phương án. Thông thường một trong những phương án lựa chọn là phương án hiện trạng (tức không có sự tác động nào) và nó được chọn làm cơ sở để so sánh với các phương án khác. Những phương án khác nhau sẽ bao hàm sự đa dạng của những tác động, hoặc thay đổi, và thay đổi trong các thời đoạn nào sẽ bị tác động, ai bị ảnh hưởng và khi nào trong tương lai sẽ hiểu rõ (có nhiều kinh nghiệm) về các tác động này. Bởi vậy, lựa chọn những phương án sẵn có, bao gồm hệ thống về sự kết hợp như là các giải pháp mong muốn của tầm quan trọng của các nhân tố khác nhau. Do vậy sự lựa chọn lúc này là sự so sánh, những tác động khác nhau dứt khoát cần tiến hành quy đổi về một mặt bằng chung và như vậy một vài tiêu chuẩn so sánh chung cần được sử dụng để so sánh những tác động. Rõ ràng giai đoạn đầu tiên của bất kỳ sự phân tích nào, sẽ là xác định những tác động khác nhau của kịch bản “không có dự án” và “có dự án”, và ở vị trí nào có thể lượng hoá quy mô của mỗi loại tác động hoặc những thay đổi. So sánh các phương án của các sự tác động này luôn biến đổi trong tự nhiên cũng như mọi sự biến động và những ảnh hưởng đến người và sự vật, và khi sự thay đổi xuất hiện, kéo theo một quá trình đánh giá rõ ràng và dứt khoát. Cuối cùng, điều này có thể không kéo theo giá trị tiền tệ. Trong kinh tế học, tuy nhiên, những vấn đề của quá trình so sánh hay ước lượng được đưa ra, trước hết, bằng việc sử dụng tiền như một tiêu chuẩn so sánh, hoặc số lượng, để so sánh những tác động. Hai là, xa hơn nữa những tác động này khác nhau về thời đoạn ảnh hưởng, và nó được giải quyết bằng việc so sánh những sự thay đổi tuyệt đối về tài nguyên và mức độ tiêu thụ. Như vậy, nhà kinh tế khai thác hiệu quả với những tài nguyên được sử dụng và ngoại trừ các trường hợp phân phối - hoặc tính công bằng - đối với cá nhân mà cần phải có những tài nguyên này. Thứ ba là, những sự khác nhau về phân phối những tác động được giải quyết sau này, ít nhất ở một mức kỹ thuật, ở khâu tính chiết khấu. Bề ngoài, vì cả hai báo cáo về kết quả của phân tích trong những thời đoạn tiền tệ khác nhau, sự phân tích kinh tế và sự phân tích tài chính có vẻ tương tự, hoặc thậm chí là là như nhau. Bảng 3.1 xem xét sự khác nhau vè phân tích kinh tế và tài chính. Bảng 3.1. Sự khác nhau chủ yếu giữa sự phân tích kinh tế và sự phân tích tài chính Phân tích kinh tế Phân tích tài chính Gắn liền với thay đổi chính về tài nguyên Gắn liền với thay đổi ảnh hưởng chính và sử dụng tài nguyên thông qua cấp nhà đến các doanh nghiệp thực hiện các
  18. nước và gắn liền với hiệu quả của các quyết phương pháp phân tích. định hoặc thay đổi. Sử dụng tiền tệ như là công cụ để so sánh Chỉ gắn liền với những thay đổi về hiệu biến đổi theo chứng khoán và lưu thông quả của tiền tệ đối với các doanh nghiệp hàng hoá, dù hàng hoá đó có hay không thực hiện các phép phân tích. giá. Dựa vào khái niệm về chi phí cơ hội; chi Chủ yếu dựa vào giá thị trường. Thuế, phí này có thể phản ánh giá cả của thị trợ cấp và các loại hình thức được trường nhưng thông thường là không phản chuyển đổi sang tiền tệ tương tự cũng ánh giá thi trường. Thay đổi thuế và trợ cấp được tính vào. nên được loại trừ ở những nơi không có sự liên kết với thay đổi phân phối tài nguyên. Những thuật ngữ sự phân tích kinh tế và tài chính có thể được sử dụng bằng những cách khác nhau. Trong bảng (3.1) cả hai cách phân tích đưa ra quan điểm khác nhau. Sự phân tích kinh tế tập trung vào những lợi ích và những chi phí cho xã hội, trong khi sự phân tích tài chính tập trung vào lợi tức của các doanh nghiệp. Người ta sử dụng những thuật ngữ này bằng các cách khác nhau. Sự phân tích kinh tế xác định lợi ích và chi phí. Phạm vi của sự phân tích này có thể khác từ các công ty ( chỉ tính toán đến chi phí và lợi ích của công ty tư nhân hoặc của các nhân) tới bao trùm toàn bộ xã hội. Sự phân tích tài chính tập trung phân tích vào dòng tiền và sự thanh toán. Đối với công ty tư nhân hai sự phân tích này xung đột, còn đối với toàn xã hội thì không xảy ra mâu thuẫn nào. Mục đích của sự phân tích tài chính sẽ là xác định những dòng tiền trong suốt thơi gian hoạt động liệu lợi nhuận thực tế thu được đủ chi trả cho chi phí bảo dưỡng để tạo ra sự phát triển bền vững. Sau đây là một ví dụ về quản lý khai thác vùng ven biển khi phát triển du lịch. Ông chủ một khác sạn cần phải thực hiện các phân tích về tài chính có nên cải tạo khu vực bãi biển của khách sạn bãi biển hay không. Để làm được việc này ông chủ khác sạn cần phải dự đoán về lượng khách tăng thêm khi nâng cấp bãi tắm hoặc tăng tiền lệ phí trên cơ sở số khách thực tế của khách sạn. Lúc này chủ khách sạn cần phải so sánh về lợi nhuận tăng thêm theo ước đoán, thuế thực thanh và chi phí về việc nâng cấp bãi tắm. Bất cứ khoản trợ cấp, chí phí về thuế hoặc tiền đầu tư cần được khấu trừ từ các chi phí nâng cấp bãi tắm và tỷ lệ chiết khấu bằng lái suất vay nếu chủ đầu tư phải sử dụng vốn vay. Ngoài ra chủ đầu tư còn phải tính toán đến khả năng sụt lở bãi biển trong quá trình nang cấp hoặc những tác động đến môi trường làm giảm hiệu ích thu về của việc kinh doanh khác sạn.Việc phân tích kinh tế lúc này sẽ là sự phân tích về việc tiếp thị khác du lịch và không phải đơn giản nó chỉ tác động đến riêng khách sạn của chủ đầu tư mà nó còn lôi kéo khách du lịch từ các khác sạn lân cận. Ngoài ra còn phải chú ý đến rủi ro ro sạt lở bãi và các tác động theo chiều hướng không có lợi đến với môi trường. Đây là trường hợp phân tích đánh giá về dự án quản lý khai thác vùng ven biển.
  19. 3.6. Câu hỏi và bài tập 1. Hãy nêu các lý do về sự cần thiết phải đánh giá dự án? 2. Hãy trình bày phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá dự án? 3. Trình bày suy nghĩ của mình về sự bền vững, và những vấn đề chung trong đánh giá dự án? 4. Thế nào là phân tích kinh tế, phân tích tài chính? Hãy so sánh hai khái niệm trên?
  20. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KINH TẾ 4.1. Các giá trị kinh tế Bất kỳ một sự đánh giá nào xét về định nghĩa đều dựa trên các khái niệm về giá trị và các khái niệm cơ sở có khả năng khác nhau về giá trị đều có mối quan hệ triết học qua hàng thế kỷ. Để hiểu được rõ ràng hơn thì giá trị chính là trung tâm về phân tích lợi ích chi phí và do vậy sẽ được phân tích chi tiết hơn ở đây. Với lý do giá trị kinh tế hàng hoá phản ánh sự đóng góp để tạo thành sự tiện ích của các cá thể và các giá trị kinh tế tương ứng như hàng hoá mà có gái trị cao nếu như nó cung cấp được nhiều tiện ích hơn và ngược lại. Giá trị cũng có khi giảm : khi nó phản ánh đến một mức độ nào đó cá thể nào đó tự nguyện từ chối một lượng hàng hoá đó để nhận một khối lượng hàng hoá nhiều hơn của loại hàng hoá khác. Do vậy giá trị không phải là tuyệt đối nhưng nó chính là cơ sở để dựa vào đó đưa ra các lựa chọn về tiêu thụ của các loại hàng hoá khác nhau. Như chân lý tất cả giá trị đều được quy định bởi các nhóm các thể, nó cho phép giá trị cần được điều tiết bằng các quyết định xã hội về cung ứng hàng hoá bao gồm tất cả các dự án bảo vệ bờ và vùng ven biển và các giá trị này cần được đơn giản tổ hợp từ các giá trị đơn lẻ. Để làm được điều này cần có một số phương pháp đo lường về sự không tương ứng của các loại hàng hoá khác nhau, nên cần thước đo hoặc các trị số. Nhà kinh tế học chấp nhận tiền tệ như trị số đo lường của nó cũng như tính toán các giao dịch kinh tế. Tuy vậy tiện tệ cũng có những ưu điểm của mình. Đây là phương tiện bảo tồn cất giữ giá trị , đơn vị hạch toán và phương tiện trao đổi. Nhược điểm lớn nhất của tiền tệ là đây không phải là phương tiện hoàn hảo để bảo tồn giá trị : khi giá cả hàng hoá tăng thì giá trị thực tế của tiền giảm xuống . Mặc dù vậy mọi người vẫn giữ tiền vì họ cần dùng tiền để mua hàng hoá dịch vụ vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Trong điều kiện rất hạn hẹp, ví dụ như thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá của mỗi loại hàng hoá phải được trả bằng hàng hoá có giá trị tương ứng. Hơn nữa giá cả còn phải được chính xác ngang bằng giá trị của nguồn tài nguyên dược sử dụng để sản xuất ra loại hàng hoá đó. Tuy nhiên có một vài mức độ làm méo mó thị trường hàng hoá. Đấy là kết quả của các nhân tố như đơn điệu trong cung ứng, sự hiển diện của thuế hoặc trợ cấp xã hội, hoặc các thông tin sai lệch của nhà tiêu thụ cũng như khả năng sẵn có của hàng hoá. Trong trường hợp như vậy thì giá cả cửa hàng hoa sẽ nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị của tài nguyên sử dụng để sản xuất ra hàng hoá. Giá trị của những tài nguyên này - chi phí cơ hội của tài nguyên là giá trị của hàng hoá. Nếu giá cả lớn hơn giá trị thì một vài phần của tài nguyên có thể được dùng vào sản xuất thêm hàng hoá, và sự tiêu thụ của hàng hoá này sẽ có kết quả nằm ở mức độ cao về sự hữu ích đối với các cá thể. Trong trường hợp ngược lại nếu giá cả quá thấp so với giá trị thì phần lớn tài nguyên sẽ được chuyển đổi sang sản xuất loại hàng hoá khác, mà loại hàng hoá này sẽ cung cấp càng nhiều tính hữu ích cho các các thể. Tiền đề của chủ nghĩa duy lý cho phép nhà kinh tế học tránh được các câu hỏi tại sao các cá nhân thích một loại hàng hoá hơn trong khi các phân tích kinh tế bị hạn chế xung quanh việc mua và bán hàng hoá. Đối với thị trường hàng hoá, thì hàng hoá phải
  21. có hai đặc điểm : sự tiêu thụ bởi một cá nhân phải giảm được sự cung cấp của một loại hàng hoá có sẵn đối với cá nhân khác và chủ sở hữu hàng háng phải bị chi phối điều khiển đối với hàng hoá này bằng cá nhân khá. Những loại hàng háo như vậy được gọi là tư nhân. Nguồn gốc của phân tích kinh tế từ phân tích các phương án về hàng hoá tư nhân được mô tả bằng cách sử dụng khái niệm tiêu thụ như ngôn ngữ chung để mô tả việc sử dụng chấp nhận hoặc sự hiểu biết của một loại hàng hoá tồn tại bằng các cá nhân. Một đặc tính quan trọng của hàng hoá công cộng nếu như sự tham gia hoặc sự thoả mãn nào đó đối với một cá nhân có thể được hưởng lợi từ một loại hàng hoá nhưng không làm giảm giá trị đối với cá thể khác khi đó một thị trường được hình thành và hàng hoá đó không có hiệu quả kinh tế trên thị trường đó. ( Ví dụ cây đèn biển được một chủ sở hữu xây dựng trên biển nhằm thông báo cho tàu thuyền tránh mối nguy hiểm của đá, thì sẽ được các chủ tầu khác được hưởng lợi, hoặc xây dựng đê kè biển, v.v ), Do chi phí lề của việc cung cấp các dịch vụ đó là bằng không mặc dù số lượng người sử dụng loại hình dịch vụ này tăng len và không có cơ sở để xác định giá cả của dịch vụ hàng hoá công cộng này. Lên tục như vậy thì giá cả khó có thể được xác định sao cho giá trị biên bằng với chi phí biên. Do vậy với bất kỳ mức phí nào tính không hiệu quả kinh tế của hàng hoá công cộng được hình thành do giá trị lề bao giờ cũng vượt quá chi phí biên. Ở đây chúng ta có thể đưa ra một ví dụ điển hình về hàng hoá công cộng đó là các bãi biển, có rất nhiều khách du lịch tới nghỉ, tham quan du lịch. Như vậy có các cá nhân có thể hưởng lợi từ dịch vụ nghỉ ngơi nhưng không làm giảm đi hiệu ích du lịch của các cá thể khác. Ngoài ra còn có hai phương án về giá trị trong các trương hợp đơn lẻ gắn cho tài nguyên mà chúng sử dung: sử dụng giá trị. ở đây có giá trị lựa chọn và giá trị tương tự lựa chọn. Nếu như một ai không tìm kiếm việc sử dụng hàng hoá ngay bây giờ nhưng tự nguyên chi trả để được lưu lại sự lựa chọn sử dụng trong tương lai, thì việc chi trả được mô tả như lựa giá trị lựa chọn. Thông thường chúng được áp dụng trong trường hợp khi có một giả thuyết sự thay đổi có thể không làm đảo ngược ảnh hưởng của sự sẵn có của hàng hoá theo yêu cầu. Giá trị lựa chọn tương tự (Arrow and Fisher, 1974; Henry, 1974) dùng để lượng hoá sự phát triển trong dự báo về các hệ quả của sự biến đổi các quyết định không đúng lúc. Đó là sự lượng hoá về các thông tin (Moore and Thomas, 1988). Ví dụ các nhà khảo cổ học thông thường thích khai quật muộn các vị trí vì cuộc khai quật thường phá huỷ các thông tin mà các vị trí khai quật có được. Bằng cuộc khai quật muộn các nhà khảo cổ học hy vọng rằng trong tương lai những kỹ thuật tiên tiến sẽ có khả năng thành công thu lượm các thông tin chứa đựng ở nơi khai quật. Nhà kinh tế chấp nhận rằng các cá thể có thể xác định giá trị hàng hoá công cộng vì một vài nguyên nhân hơn là sử dụng học có thể sản xuất hàng hoá này hoặc được phép sử dụng loại hàng hoá này. Những giá trị không sử dụng đôi khi được gọi là “giá trị thực chất” hoặc “giá trị có thực” và nhà kinh tế suy đoán như bản chất động cơ thúc đẩy có thể tăng giá trị không sử dụng này (Arrow and Fisher, 1974; Brookshire,
  22. Etibanks, and Sorg, 1986; Krutilla, 1967; Krutilla and Fisher, 1975; Madariaga and McConnell, 1987). Tiếc rằng có rất ít các minh chứng kinh nghiệm để kiểm định liệu việc phát triển giả thuyết này hoặc là đúng hoặc là có đầy đủ để xác định đầy đủ các điều kiện để dẫn dắt công chúng xác định giá trị của hàng hoá công cộng cũng như bảo tồn thiên nhiên. 4.2. Ai dược hưởng lợi và ai bị thiệt hại Nhà kinh tế học bằng cách nhận biết về sự thay đổi tổng lượng tài nguyên và khả năng tiêu thụ rất quan tâm đến việc phân bố tài nguyên cũng như các vấn đề có liên quan ở trên. Việc tập trung duy nhất này vào tổng khối lượng sẵn có của hàng hoá có nghĩa là việc chuyển đổi tiền tệ không kèm theo bằng việc chuyển đổi nguồn tài nguyên và loại trừ phân tích kinh tế, nhưng bao gồm phân tích hiệu ích chi phí. Việc chi trả cho qua trình chuyển đổi này được gọi là bên ngoài của tiền tệ: thuế như thuế giá trị gia tăng thuế tiêu thị đặc biệt là các ví dụ của các hình thức chi trả này. Bằng cách phân tích chúng ta cần phải kiểm tra liệu tổng lượng hàng hoá được tăng lên do kết quả của một vài sự thay đổi từ đầu tư vào việc bảo vệ bờ hoặc các dự án bảo vệ biển. Việc kiểm chứng này đến ứng dụng là nguyên lý đền bù của Hicks-Kaldor hoặc là lý thuyết phát triển tiềm năng Pareto (Mishan, 1971). Lý thuyết tiềm năng Pareto cho rằng nếu bất kỳ một người được hưởng lợi từ một sự biến nào thì phải bù đắp hoàn toàn cho người bị thiệt hại do sự thay đổi này. Nguyên lý này là cơ sở cho việc sử dụng các chỉ tiêu tỷ số hiệu ích (B/C) và chi phí hoặc giá trị hiện tại thực (NPV) trong phân tích hiệu ích chi phí. Hoàn toàn hiển nhiên rằng đây khả năng đối với dự án để vượt được qua sự kiểm tra này nhưng mà hậu quả để lại là người giàu ngày càng giàu người nghèo lại càng nghèo. Những nhà kinh tế có hai câu trả lời về vấn đề này. Thứ nhất bất cứ một sự phân phối lại của cải điều mà xã hội mong muốn quan tâm thì sự phân phối lại sẽ trở nên có hiệu quả hơn bằng các loại thuế hơn thông qua biến đổi quy trình đánh giá từng dự án riêng biết. Thứ hai các vấn đề phân bố phải được xem xét từ mọi phía và cùng với kết quả của việc phân tích hiệu quả kinh tế trong việc chấp nhận và quyết định liệu có nên tiếp tục với dự án. Một cách của việc xem xét hiệu quả về phân phối của dự án đầu tư là bằng xác định các trọng số khác nhau về sự ảnh hưởng tương ứng đến ai bị ảnh hưởng : trọng số cho người giàu phải nhỏ hơn trọng số cho người nghèo. Tuy nhiên nhưng nhà kinh tế cổ điển không thể cung cấp tỷ lệ mà thông qua nó các thể xác định mức độ ưu tiên của tập hợp các tỷ trọng. 4.3. Khi nào thì chiết khấu Để chuyển đổi dòng tiền chi phí và hiệu ích của một dự án đến cơ sở chung điều đó rất thuận lợi cho việc tính chiết khấu dòng tiền hiệu ích và chi phí trong tương lai về thời điểm chung ban đầu. Dòng hiệu ích hoặc chi phí được phát sinh trong thời gian một năm được xử lý vì có giá trị thực tại thời điểm hiện tại thấp hơn chi phí hoặc hiệu ích tương tự trước đây. Vì rằng tổng lượng hàng năm cần phải sinh lợi bằng cách đầu tư một khoản vốn và thuật ngữ đó được gọi là lãi suất và trị số của các loại hình đầu tư khác nhau được gọi là tỷ lệ lãi suất, mà thuật ngữ này được dùng để tính giá trị
  23. hiện tại của dòng chi phí và hiệu ích tương lai được gọi là tỷ lệ triết khấu. Công thức được viết như sau : t = T X PV = ∑ t (4.1) t t =1(1+ r) Trong đó PV : giá trị hiện tại của dòng chi phí hoặc hiệu ích xảy ra trong tương lai; r : tỷ lệ chiết khấu; t : Số năm trong tương lai mà dòng chi phí hoặc hiệu ích xảy ra sau năm cơ sở tính toán; Xt : Chi phí hoặc hiệu ích của năm thứ t; T : Đời sống kinh tế của dự án. Có hai điểm quan trọng. Thứ nhất, chiết khấu không liên quan với lạm phát và nó được áp dụng đối với ước lượng giá trị của giá cả thực tế : giá trị hàng hoá sau ảnh hưởng của lạm phát được xoá bỏ. Thứ hai, cái gì được triết khấu thì coi như đã được sử dụng. Chẳng hạn nếu hiệu ích của vốn hoặc chi phí nảy sinh trong tương lai thì tỷ lệ dùng cho việc tính chiết khấu phần giá trị còn lại kể từ lúc khả năng chuyển đổi lượng vốn này sẽ biến đổi vào việc tính lãi lỗ trong tổng số lượng dòng tiền hàng năm. Trong một vài năm gần đây việc ứng dụng chiết khấu đã trở nên rộng rãi, gây nhiều tranh cãi khi ứng dụng vào các loại hàng hoá công cộng. Nhà kinh tế xác định việc quyết định đầu tư vì có sự lựa chọn giữa việc có được hàng hoá ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Nguồn tài nguyên được đầu tư (có nghĩa là không phải sử dụng tại thời điểm hiện tại) chỉ có thể được sản sinh bằng cách hạ việc tiêu thụ của một vài loại hàng hoá. Việc đầu tư sẽ trở nên có kết quả khi tăng dòng hàng hoá trong tương lai. Tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh được hai nhân tố. Thứ nhất, nó phản ánh sự ưa thích về sử dụng hàng hoá tại các thời điểm khác nhau. Thứ hai, nó phải phản ánh tương lai tăng lượng hàng hoá mà chúng ta có thể thu nhận được từ việc đầu tư tài nguyên ở bất cứ nơi đâu : chi phí cơ hội xã hội của vốn đầu tư. Chi phí cơ hội này được đánh giá như là tỷ lệ hoàn vốn từ ngồn vốn đầu tư sẵn có, sau khi đã khấu trừ các loại chi phí phải trả như các loại thuế và bất cứ một loại chi phí khác, cũng như hiệu quả trái ngược sau khi vận hành dự án. Nếu đòi hỏi phát triển kinh tế bền vững, thì một vài chi phí cũng cần xác định để làm cạn kiệt tài nguyên không tái tạo được liên kết với các dự khác nhau. Như vậy tỷ lệ hoàn vốn đầu tư có thể vược quá chí có hội xã hội của vốn đầu tư và sự phát sinh về chi phí cơ hội xã hội của vốn đầu tư từ thị trường tại thời điểm hiện tại là rất khó. Tuy nhiên lợi nhuận trong việc sử dụng dự án có hiệu quả có thể được phân chia trong toàn bộ thời gian bằng các cách khác nhau cho các dự án đang được đánh giá hoặc thay thế, vốn đầu tư được hoàn trả không phải từ các cơ hội đầu tư khác mà bằng cách giảm tiêu thụ tại thời điểm hiện tại như bằng cách tắc các mức thuế. Như vậy nó cũng cần cho việc xác định việc ưa thích của chúng ta về tiêu thụ suốt quá trình.
  24. Ở đây có một vài nguyên nhân giả thích tại sao chúng ta ưu thích tiêu thụ hàng hoá tại thời điểm hiện tại hơn là tại các thời điểm sớm hơn hoặc muộn hơn thời điểm đó. Thứ nhất, giá trị lề của hàng hoá thì thay đổi theo thời gian. Xa hơn khi xã hội có thể giàu lên trong tương lai và chúng ta có thể liên tục tiêu thụ nhiều hơn khi đó giá trị lề về mức tăng về khả năng sẵn có hàng hoá sẽ thấp hơn trong tương lai so với hiện tại. Ngược lại, nếu khả năng cung ứng hàng hoá sẽ trở nên rất lớn, thì giá trị lề của mức tăng về khả năng sẵn có của hàng hoá sẽ rất lớn tại một vài thời điểm trong tương lai khi mà hàng hoá trở nên khan hiếm. Hơn nữa do chiết khấu được ứng dụng đối với việc tiêu thụ hàng hoá mức tăng tương đối lớn về tiêu thụ tại một thời điểm có thể có khả năng không thành hiện hiện thực hơn là một mức tăng nhỏ tại các thời điểm khác nhau về thời gian. Như vậy ở đây có sự lựa chọn về tiêu thụ tăng thêm 1 triệu USD hàng hoá trong một năm nay và tiêu thụ 33,000 USD hàng hoá mỗi năm trong vòng ba mươi năm. Thứ hai là, giá trị sử dụng của một vài loại hàng hoá tương ứng với một loại hàng hoá khác thì có thể thay đổi theo thời gian. Thông thường vì nhu cầu của một vài loại hàng hoá là trong tương lai có thể thay đổi, nếu thu nhập cao hơn về giá trị thực so với thời điểm hiện tại thì lác này giá trị lề của mức tăng các loại hàng hoá này sẽ cao hơn so với giá trị ban đầu. Ngược lại nhu cầu về một vài loại hàng hoá không thay đổi và đối với loại hàng hoá khác sự biến đổi thu nhập là âm: thu nhập cao hơn do cầu thấp. Thư ba việc tiêu thụ hàng hoá sẽ yêu cầu liên kết cung cấp cả hai là hàng hoá và thời gian đối với việc tiêu thụ chúng. Nó trở nên dễ dàng cho việc nâng khả năng tiêu thụ trong suốt thời gian tương ứng với khả năng sẵn có về mặt thời gian hơn chọn thời gian thích hợp cho việc tiêu thụ. Không có hướng nào rõ ràng của sự lựa chọn giữa tiêu thụ ở thời điểm hiện tại và trong tương lai có những kết quả cần thiết từ ba nguyên nhân bên trên. Nhưng có ba lý do đưa đến để lựa chọn việc tiêu thụ hàng hoá tại thời điểm hiện tại hơn là trong tương lai. Thứ nhất, trong khi các nhà kinh tế giả thiết rằng chi phí thu nhập có thể thay thế chi phí vốn, đối với nhiều người cơ hội với chi phí thu nhập có thể vay để sinh lời - sự mềm dẻo về việc thay thế vốn thu nhập sẽ rất thấp do kết quả của thị trường không hoàn hảo trong thị trường vốn vay. Hậu quả của việc kích thích tính không mềm dẻo là ở chỗ các cá thể tính toán chiết khấu chi phí tương lai với tỷ lệ rất cao. Vì kết quả của tính không mềm dẻo từ thị trường không hoàn hảo nên nó không được sử dụng như là cơ sở để lựa chọn tỷ lệ chiết khấu sử dụng cho đầu tư công cộng. Tuy nhiên nó vẫn được xem xét khi đầu tư của phần tư nhân được chấp nhận. Thứ hai có rất nhiều rủi ro để thu về lợi nhuận trong tương lai. Nhìn chung những nhà kinh tế cho rằng tiêu dùng ở thời điểm hiện tại được ưa thích hơn ở một vài thời điểm sau này: điều này được gọi là tính ưa thích về thời gian. Vì những nhà kinh tế dựa trên giả thuyết rằng các giá trị về xã hội là tổ hợp của các giá trị riêng lẻ, và bất cứ sự ưa thích về sự phân bố tiêu dùng trong suốt thời gian phải phản ánh được về quyết định cho đầu tư công cộng : điều này được gọi là tính ưa thích thời gian xã hội.
  25. HiÖu Ých vµ chi phÝ HiÖu Ých vµ chi phÝ thù hµng n¨m thù hµng n¨m + + Thêi gian t­¬ng lai (A) Thêi gian t­¬ng lai (B) - - Hình 4.1. Chuỗi thời gian của dự án 4.4. Các giai đoạn ứng dụng phân tích kinh tế Hình 4.2 chỉ ra ba giai đoạn quan trọng đánh giá dự án bằng cách ứng dụng phân tích kinh tế : xác định các ảnh hưởng của dự án, lượng hoá ảnh hưởng và đánh giá các ảnh hưởng được lượng hoá. Những điều này được trao đổi bàn luận ở phần sau. Xác định các ảnh hưởng của dự án Lượng hoá ảnh hưởng Đánh giá các ảnh hưởng được lượng hoá Hình 4.2 Ba giai đoạn quan trọng đánh giá dự án 4.4.1. Xác định sự thay đổi khi có dự án và không có dự án Chỉ tiêu tổng hợp (phần 3.2) yêu cầu tất cả những thay đổi về khả năng sẵn có của bất kỳ loại hàng hoá nào do kết quả của một hay nhiều sự lựa chọn dự án phải được phân tích cụ thể. Từ đó, vùng phân tích sẽ được xác lập trên cơ sở xác định tại các điểm mà tại đó các giá trị hiệu quả của dự án trở nên không quan trọng đáng kể. Với lý do là cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế là sự thay đổi về khả năng sẵn có của hàng hoá và tài nguyên nhưng có nhiều dự án mà hiệu quả nhìn chung được thực hiện tại vùng ven biển không có trước khi các giá trị vùng giới hạn đạt được. Đối với các dự án bảo vệ vùng bờ biển các vùng ảnh hưởng có thể rộng hơn giới hạn về địa lý của dự án. Ví dụ nếu như công trình ngăn sóng triều sẽ làm tăng rủi ro của lũ lụt vùng ven biển tới ngưỡng thì hiệu ích của dự án sẽ bị giảm sút tới mức có xem xét đến việc tăng rủi ro vùng thượng lưu hoặc ở bất cứ đâu. Tương tự các dự án
  26. bảo vệ vùng bờ từng dạng có ảnh hưởng đến các dạng tồn tại về chuyển động bùn cát và thay đổi về mức độ rủi ro xói mòn tại vị trí bồi lắng phía dưới. Bất cứ hiệu quả nào như vậy của dự án phải bao gồm việc đánh giá hiệu ích của dự án. Hình 4.3 minh hoạ về vùng (A) vừa bị xâm thực theo kinh nghiệm. Bùn cát xói lở được di đẩy và trôi dạt dọc theo bờ biển và hình thành bãi biển B. Bùn cát xói lở này lại bị xâm thực và trôi dạt từ bãi biển này được vận chuyển ra ngoài khơi và bồi lắng dưới nước hoặc tích tụ thành bờ C. Nếu giả định xây công trình bảo vệ bờ tại A, thì dường như làm tăng xâm thực tại D- đây gọi là hiện tượng “kè cuối cùng”. Xâm thực tại B có thể gia tăng, và một số ít vật liệu xói lở bồi lắng tại C. Các giá trị kinh tế của tất cả các tay đổi này phải bao gồm việc phân tích chi phí lợi ích đối với dự án tại A, và nó hoặc phải tính đến dự án không có hiệu ích hoặc chi phí của dự án. Do vậy tỷ lệ chiết khấu sẽ phản ánh về chi phí cơ hội của vốn đầu tư và trở nên càng chính xác hơn khi mà ngay từ lúc tính toán ban đầu đã lưu ý đến chúng như là dòng hiệu ích không dương. Nguồn bùn cát Bồi lắng Chuyển tải bùn cát Công trình bảo vệ bằng Kim loại Điểm bồi lắng như bờ Bồi lắng ngoài biển Mỏ hàn cuối cùng tăng xâm thực Hình 4.3. Bề ngoài của công trình bảo vệ bờ (Economics of coastal zone management) Trong trường hợp gia tăng xói lở tại các điểm B và D, hiệu ích không dương là giá trị hiện tại của tổn thất do kết quả gia tăng tỷ lệ xâm thực tại đây hoặc chi phí cho chiến lược bảo vệ bờ để giảm tốc độ xâm thực như theo tỷ lệ hiện tại, và tỷ lệ xói xâm thực lựa chọn ở hai phương án này là nhỏ nhất. Kết quả tiềm năng kinh tế của bất kỳ một sự thay đổi nào về tỷ lệ và các dạng bồi lắng tại C cũng phải được kiểm tra. Ví dụ sự thay đổi này có ảnh hưởng ngược lại các giá trị về thuỷ sản. Hoặc sự bồi lắng có thể trở thành hữu dụng đối với vật liệu được nạo vét hoặc sự thay đổi này có thể yêu cầu nạo vét ít để duy trì luồng tàu.
  27. Trong khi xác lập các điều kiện biên có hiệu quả thì quy tắc phải được xác định liệu bất kỳ hậu quả nào tăng lên hoặc sự thay đổi về đền bù xảy ra trước các điều kiện biên được giả định. Kiểm tra và thay đổi đền bù thông thương rất quan trọng vì nếu thị trường hoàn hảo thì tất cả thay đổi cục bộ sẽ trở nên cân bằng do sự thay đổi đền bù ở nơi khác. Ví dụ nếu thị trường hoàn hảo tất cả khách du lịch đi tắm ở những bãi biển dễ bị xâm thực đe doạ sẽ chuyển đến tắm biển ở những bãi biển khác mà vẫn được hưởng những ngày vui chơi với chi phí bỏ ra tương tự như tại bãi biển trước. Tuy nhiên việc vui chơi giải trí vùng ven biển không tương thích với thị trường hoàn hảo và việc mở rộng thay đổi đền bù sẽ phụ thuộc vào các đặc tính của mỗi vị trí bãi biển. Vấn đề thứ hai khi xây dựng điều kiện biên để phân tích thường xảy ra trong cả hai trường hợp giả trí và giá trị không sử dụng, người hưởng lợi là dân số không tập trung. Nếu giá trị của sự thay đổi dược xác đinh qua một người đi tắm biến thì lúc này tổng hiệu ích kinh tế được xác định bằng cách nhân giá trị này với số lượng người được hưởng lợi : tức là cộng dồn giá trị này. Với giá trị không sử dụng về nguyên tắc vấn đề này thậm chí phức tạp hơn nhiều mà mỗi một cá thể có thể tuỳ theo từng vị trí có giá trị không sử dụng tức không có nhiều đoàn khác du lịch. 4.4.2. Lượng hoá sự thay đổi Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nguồn hàng hoá và lưu thông hàng hoá từ nguồn đó. Tuy nhiên vì gái trị của một vài nguồn hàng hoá là giá trị chiết khấu của dòng hàng hoá trong tương lai từ nguồn hàng hàng hoá và cần phải chú ý về những sự thay đổi này vì rất có khả năng tính chiết khấu hai lần. Như vậy nếu một vài diện tích đất nông nghiệp bị tổn thất do xâm thực thì hoặc giá mờ của việt thiệt hại về sản phẩm nông nghiệp hoặc giá mờ của đất là giá trị tương thích khi đánh gia tổn thất, chứ không phải cả hai giá trị. Đối với các dự án bảo vệ biển và vùng ven biển lượng hoá tổn thất là quá trình hoàn toán đúng đắn và có thể thay đổi theo quá trình xâm thực. Ban đầu nhà cửa, tài sản có thể bị rủi ro do lũ lụt, do quá trình xâm thực rủi ro của lũ lụt tăng lên và tại một vài thời điểm nhà cửa, tài sản sẽ bị tổn thất do bị xâm thực. Phân tích chi phí lợi ích trong việc làm giảm bớt thiệt hại do lũ lụt là ở chỗ các định thiệt hại do lũ lụt ban đầu được tính đến quá trình biến đổi: tổn thất thiệt hại ước tính do lũ trung bình hàng năm. Khi mà nhà cửa và các công trình khác không còn có thể sử dụng được do bị xâm thực, thì sự thay đổi về bất động sản, tức là sự tổn thất cả về nhà cửa và đất đai được sử dụng làm thước đo về tổn thất. Tuy nhiên trước khi tài sản bị tổn thất do bị xâm thực thì giá trị chiết khấu của tổn thất hàng năm đối với tài sản dường như vượt quá giá trị đầu tư ban đầu vào tài sản này. Ở điểm này chủ sở hữu tìm kiếm phương thức hạn chế tối thiểu về tổn thất sẽ chọn phương án dời bỏ tài sản này và chọn cách sử dụng lượng tổn thất trung bình hơn là giá trị vồn đầu tư của tài sản để đánh giá lại toàn bộ giá trị tài sản. Việc thay đổi có thể hoặc là các biên hoặc là kết quả trong sự thay đổi của một bộ phận hành chính, hậu quả của tổn thất về sau này thông thường lớn hơn hiện tại. Do vậy vấn đè cực kỳ quan trọng ở đây là xác định và lượng hoá về sự thay đổi một bộ
  28. phận hành chính. Một ví dụ đáng kể về sự thay đổi bộ phận hành chính là trường hợp về ngôi nhà ảnh hưởng của qua trình xâm thực : toàn bộ giá trị của nhà cửa và đất đai bị mất khi mà qua trình xâm thực xảy ra và đạt tới giá trị biên an toàn đối với tài sản này. Ngược lại quá trình xâm thực diễn ra liên tục trên vùng bãi tắm biển và du lịch hoàn toàn là kết quả về sự thay đổi về giá trị du lịch của vị trí đó cho đến khi khu du lịch và tắm biển đó hoàn toàn không thể sử dụng được. Thay đổi trạng thái chủ yếu giống khi mặt đất sau công trình bảo vệ nằm thấp hớn hoặc gồm các tính chất địa chất như bờ cuội sỏi hoặc đụn cát. Vị trí quan trọng về sinh thái là dường như trợ giúp về sự thay đổi trạng thái hơn là những thay đổi bên ngoài thậm chí xuất hiện những thay đổi vật lý rất nhỏ. Về mặt nguyên tắc cần thiết để lượng hoá bất cứ một sự thay đổi nào đối với những thay đổi này ít nhất có một phương án có khác biệt. Nếu một sự thay đổi nào không phản ánh ít nhất một tính khác biệt của bất cứ phương án nào thì lúc này sẽ không có bất cứ lãi lỗ về mặt kinh tế. Có một số hậu quả. Điều này không thể tự chứng minh được bằng cách này hay cách khác rằng bất cứ một phương án nào có sự thay đổi khác biệt hoặc phương án không thay đổi được ưa chuộng hơn so với phương án sau khi thay đổi hoặc thậm chí liệu họ sẽ nhận thấy rằng có sự thay đổi đang xảy ra. Như vậy việc phát triển phương pháp đánh giá tổn thất về kinh tế từ việc xâm thực bãi biển thì việc cần thiết đầu tiên là xác định những đặc trưng hình thái của bãi biển sẽ đáp ứng được nhu cầu gì của các phương án về nâng cấp các bãi biển này (xem phân 9.2.3.1) và sau đó tiếp tục đánh giá và phân tích kinh tế. Vấn đề thứ hai là về khía cạnh ý nghĩa về sinh thái hoặc văn hoá. Các chuyên gia về lĩnh vực này đã phát triển phương pháp tiếp cận về tầm quan trọng của ý nghĩa khoa học của vị trí phát triển bãi biển phục vụ cho du lịch (phần 9.4.3). Tuy nhiên, trừ phi cơ sở của những mức độ ưu tiên này phản ánh về các ý kiến của nhân dân địa phương rằng những vị trí này rất có giá trị và mong muốn được bảo tồn, đồng thời các nhận xét đánh giá của các chuyên gia sẽ rất là khác nhau. Hơn nữa các giá trị kinh tế của các vị trí này mà một số nhỏ nhà chuyên gia cho rằng cần được bảo tồn là rất nhỏ nhưng những chuyên gia này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong dân chúng. Ví dụ có thể có ý kiến cho rằng lòng nhiệt huyết xuất hiện trong công chúng để bảo tồn thực vật và động vật trên thực tế chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể : ở đây người ta ưa thích là chôn cất động vật có vú và các loài chim hơn là giết chết. Dưới đây là một ví dụ ở Anh khi phỏng vấn hỏi người dân ở vùng ven biển về bảo vệ thiên nhiên. Các dữ liệu được đưa ra ở bảng 4.1.
  29. Bảng 4.1 Đánh giá sự quan trọng của các nhân tố quyết định về bảo tồn thiên nhiên Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Cuộc sống hoang dã của động thực vật 4.5 08 không còn Còn rất ít các chủng loại về động thực vật 4.3 1.0 hoang dã Cảnh đẹp tự nhiên đẹp hơn là cảnh đẹp 4.1 1.1 nhân tạo Còn rất ít các chủng loại về động thực vật 4.1 1.0 hoang dã ở Anh Các chủng loại khác nhau về động thực vật 4.0 0.9 hoang dã Các dạng đặc củng về động thực vật hoang 3.8 1.1 dã ở vùng nông thôn Cần tỷ lệ lớn về bảo tồn động thực vật 3.8 1.1 Không có vị trí nào tương tự 3.8 1.2 Loại động thực vật hoang dã được chăm 3.5 1.2 sóc chu đáo. Có số lượng lớn có thể tham quan khi đi 3.1 1.3 du lịch Số lượng khách tham quan 2.7 1.3 Tỷ lệ : 0 = ít quan trọng 5 = Quan trọng nhất n = 327 alpha = 0.8345 Ghi chú : Alpha là giá trị đo lường về sự thoả thuận giữa dân địa phương khi được phỏng vấn và có thể có giá trị lớn nhất là bằng 1. 4.4.3. Đánh giá về sự thay đổi Trước khi thảo luận về kỹ thuật sẵn có để đánh giá giá trị kinh tế của bất cứ sự thay đổi nào cần nhấn mạnh lại rằng tính hợp pháp của các giá trị này thì phụ thuộc vào sự chấp nhận của giả thuyết cho rằng giá trị duy nhất này đều được đưa ra cho từng phương nhất định. Những ai mà khẳng định rằng giá trị được gán cho hàng hoá vì các lý do như quyền vốn có về đồng tiền kim loại đã có sẵn (Brennan, 1988; Callicott, 1985; Fox, 1990. Regan, 1981; Rolston, 1985), sẽ không chấp nhận giá trị kinh tế tương thích đối với các loại hàng hoá này. Giá trị kinh tế cũng được mô tả như sau : Các kỹ thuật mô tả dưới đây sẽ đánh giá về khả năng sẵn sàng chi trả cho các loại hàng hoá ở thời điểm trong quá khứ hoặc là tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên những nhà kinh tế học cổ điển thì không quy định rằng “bắt buộc”, từ đây đó là mục tiêu mang tính luật pháp cho phân tích kinh tế để phát biểu rằng mặc dù các giá trị của các loại hàng hoá xác định chính xác khi con người phải xác định giá trị hàng hoá nhiều hơn hoặc ít hơn giá trị thực của hàng hoá.
  30. Tương tự, phân tích kinh tế giả thiết rằng sự nhất trí về hướng ưu tiên đối sự thay đổi. Tuy nhiên trong một vài trường hợp về xâm thực bờ biển thì ở đây không có sự thống nhất và nhất trí vì hiện tượng này có rất nhiều tác nhân gây nên. Ví dụ khi chúng ta xem xét trường hợp nghiên cứu ở Hengistbu Head sự biến đổi về sinh thái và hình thái ở vùng này theo dự tính của các nhà chuyên môn thì các nhà phân tích kinh tế lại cho rằng đó là các trường hợp hy hữu. 4.5. Phương pháp cơ bản để đánh giá Có rất nhiều kỹ thuật cơ bản để đánh giá giá trị kinh tế của số lượng các loại hàng hoá và nó được đưa ra ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Các kỹ thuật cơ bản để đánh giá trị hàng hoá Kỹ thuật Sử dụng và hạn chế Giá cả thị trường Chỉ có khả năng ứng dụng cho hàng hoá tư nhân; phụ thuộc vào sự tồn tại của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giá mờ Phương pháp cơ bản để đánh giá giả cả hàng hoá : giá cả chính xác cho những loại hàng hoá nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo Phương pháp giá trị di chuyển Phương pháp gián tiếp để xác định hiệu ích của du lịch Phương pháp giá Hedonic Phương pháp gián tiếp để xác định hiệu ích của du lịch Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Phương pháp trực tiếp được sử dụng để đánh giá tất cả hàng hoá Phương án chi phí thấp nhất/ 'Dự án mờ' Chi phí của các loại hàng hoá tương tự được cung cấp bằng các phương tiện khác Tiếp cận trường hợp đặc biệt (có nghĩa chi trả Có thể thường xuyên sử dụng để xác định giá vùng cảm ứng với môi trường) trị thấp nhất và cao nhất về gia trị hàng hoá 4.5.1. Giá thị trường Đây là phương pháp phân tích đơn giản mà hiệu quả nhất. Giá cả thị trường được xác định nhờ tác động qua lại giữa người mua và người bán. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường có một giá. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, người bán khác nhau có thể dặt những giá khác nhau. Khi đó ta hiểu giá thị trường là giá trung bình phổ biến (có nghĩa là mua). Đáng tiếc rằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường không phải lúc nào cũng xảy ra. Như vậy giá thị trường thường chỉ là giai đoạn đầu hướng tới đánh giá bằng “giá mờ”, là giá sẽ được tồn tại nếu như giá cả của người tiêu dùng không phản ánh cả hai loại chi phí biên của việc cung ứng và giá trị biên. 4.5.2. Giá mờ Thị trường có thể không hoàn hảo do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân đó là : hậu quả của độc quyền, thuế và khoản trợ cấp, thông tin không đầy đủ đối với người tiêu dùng cũng như khả năng sẵn có của hàng hoá. Như vậy trong phần lớn các trường hợp giá thị trường cần phải tính lại.
  31. Ví dụ, tất cả nhưng ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, các khoản trợ cấp, các hạn chế về sản xuất và nhập khẩu đến giá cả hàng hoá đều bị loại bỏ, Tương tự khi tính toán thiệt hại do lũ lụt gây nên thông thường phải sử dụng giá mờ (hay giá bóng) để xác định giá trị trung bình còn lại của hàng hoá bị phá huỷ do lũ vì thị trường đồ cũ coi vật đó hoàn toàn bị biến dạng khó xác định giá trị. Mặt khác rất cần thiết khi sử dụng giá mờ xác định giá trị đất nông nghiệp. Vì giá cả của đất nông nghiệp tương ứng với giá cả thị trường của sản phẩm được sản xuất từ đất nông nghiệp, các khoản trợ cấp cho sản phẩm này được phản ánh trong giá đất nông nghiệp. Tuy nhiên cách tiếp cận thông thường được sử dụng từng phần. Đầu tiên giá mờ của hàng hoá (đối với loại hàng hoá sử dụng giá mờ) được xác định sau dó nhân toàn bộ số lượng hàng hoá với giá mờ cuối cùng tính tổng lại cho toàn bộ giá trị; Vì cách tiếp cận chỉ có thể ứng dụng đối với loại hàng hoá mà giá cả thị trường thường được phân nhỏ từng phần hơn là tính tổng hợp. Ngược lại phương pháp tiếp cận thông thường nhỏ. Giá mờ của hàng hoá được đánh giá như sau : số lượng hàng hoá sau đó nhân với một đơn vị giá mờ sau đó tính tổng lại thì sẽ cho tổng giá trị hàng hoá. Do phương pháp tiếp cận chỉ có thể áp dụng đối với loại hàng hoá mà đã có giá thị trường, và thường tương thích cho từng phần hơn là cho toàn bộ. Nó có thể dùng tính lãi tiết kiệm chỉ khi hàng hoá được mọi người tin rằng giá cả thị trường hoàn toàn bị bóp méo. Cả hai kỹ thuật sử dụng giá thị trường và giá mờ chỉ có thể được sử dụng xác định giá trị hàng hóa. Đôi khi cho rằng việc tạo ra thị trường hàng hoá sẽ cần thiết tăng hiệu quả kinh tế sản xuất. Tuy nhiên sẽ không là chính xác giá cả không cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế đối với hàng hoá công cộng hoặc là đối hàng hoá tư nhân. 4.5.3. Phương pháp chi phí đi lại (The Travel Cost Method - TCM) Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong trường hợp công trình được khai thác lợi dụng tổng hợp, khi mà mục tiêu khai thác sử dụng tổng hợp có thêm khoản mục du lịch, nhằm nang cao hiệu quả kinh tế của công trình. Phương pháp này do Clawson (1959) đề nghị. Hàm tương quan của phương pháp này khá đơn giản nó chỉ gồm hai biến (i) tỷ lệ khách tham quan và (ii) lượng khách thực tế. Phương pháp này có hai ưu điểm rõ rệt đối với các nhà phân tích: thứ nhất là giá trị được xác định cụ thể, thứ hai các nhà phân tích có cơ hội để chọn giá trị trong một vài giới hạn rộng lớn. Giả thiết cơ bản về quy trình là sự tương đồng về mô hình trọng số vào thế kỷ 19 (Haggett, 1965) và sau đó được ứng dụng cho mô hình quy hoạch (Wilson, 1968). Giả thiết của phương pháp này là lượng khách và tần suất khách du lịch đến địa điểm du lịch thì phụ thuộc vào sự hấp dẫn của địa điểm du lịch và khoảng cách giữa địa điểm du lịch và nơi đến, cuối cùng là chi phí cơ hội của du lịch. Chi phí du lịch thường tăng lên do khoảng cách đến các điểm du lịch. Đối với địa điểm cụ thể thì giả thiết rằng tính ưa thích đi du lịch sẽ cho một kết quả thống kê phân bố trên đầu người dân. Thêm vào đó với lý do mang tính hàng hoá khác thì giả thiết rằng tiện nghi bên ngoài về du lịch giảm : sẽ có lượng khách thứ n trong giai đoạn hiện có sẽ được đáp ứng tiện nghi đầy đủ hơn là so với lượng khách
  32. thứ n+1. Cũng có thể giả thiết rằng tính tương bằng của thị trường hoàn hảo tồn tại : mỗi một khách du lịch sẽ du lịch thường xuyên hơn chẳng hạn như tập thể hay cá nhân đối với chuyến du lịch cuối cùng chi phí thực sẽ ngang bằng với giá trị biên. Với giả thiết đã cho, phần diện tích nằm dưới đường cong tỷ lệ du lịch của đồ thị về khoảng cách du lịch sẽ ngang bằng với việc dư thừa các cung ứng dịch vụ. Vùng diện tích này có thể đánh giá bằng lý thuyết về phân tích tương quan về tỷ lệ du lịch với khoảng cách du lịch. Trong các thành phần của mô hình cơ sở về không ngang bằng về sở thích, các sở thích được giả thiết được xác định bởi một số các đặc tính của dân số sẽ không như nhau với lý do thu nhập. Sự không ngang bằng chính mà cúng được tính đến ở đây là khoảng cách du lịch; những nhân tố này cùng với khả năng sẵn có của các vị trí thay thế sẽ được xem xét khi xác định tần suất lượng du khách đi du lịch. Vì phương pháp này là sự quy nạp toán học : bằng các số liệu vận động dân số ở các vùng khác nhau và các tính cách của họ cũng như với khoảng cách và tỷ lệ du lịch để đi đến xác định nhu cầu đối với một khu du lịch hiện có. Để ứng dụng được phương pháp này thì cần thiết phải biết lượng tối thiểu nguồn khách thường xuyên đến địa điểm du lịch này. Nguồn khách thường xuyên được xác định bằng cách điều tra hoặc là lượng khách du lịch hay lượng khách tại địa phương. Sự ưa thích du lịch càng về sau càng phải trả chi phí cao hơn. Trong trường hợp thông dụng nhất vấn đề là ở chỗ thu thập được mẫu đại diện cho nhiều loại chủng loại du lịch khác nhau thường biến đổi theo tuần và năm. Thông thường lượng du khách thường xuyên này thường tập trung tại các vùng bao xung quanh địa điểm du lịch. Dường như nếu có sự khác biệt giữa các nhóm nhỏ đồng nhất về sỏ thích du lịch tại điểm đó và nhóm nhỏ này được phân bố khác nhau giữa lượng du khách thường xuyên thì cần thêm số liệu. Ví dụ nếu các nhóm khác nhau về kinh tế xã hội có sở thích khác nhau khi đó chúng ta cần phải phân nhỏ các nhóm dân số có điều kinh tế xã hội theo các vùng du khách thường xuyên. Các thông số thêm này được đưa vào phân tích tương quan. Trong trường hợp không có số liệu thực nghiệm để xác định sở thích và tính không ưa thích và nhìn chung ngay cả trong trường hợp không có bất cứ mô hình giả thuyết về nguyên nhân thì sự lựa chọn các biến tổng thể là ngẫu nhiên. Những nơi sử dụng các địa điểm như bãi tắm để giải trí tạm thời hoặc các công viên đại phương có thể giả thiết rằng những người tàn tật ít thích sử dụng và gia đình có trẻ em thì thích sử dụng những vị trí này. Bình thường, tỷ lệ đi du lịch trong dân chúng từ những vùng khác nhau được xác định đơn giản bằng cách kết hợp tỷ lệ những người đi du lịch và số lượng chuyến du lịch hàng năm. Vì việc phân tích thông thường dựa vào số liệu mẫu những người đi du lịch hơn số liệu về dân số, nên cần có ít sự lựa chọn. Tuy nhiên về nguyên tắc đó là sự không mong muốn giả thuyết rằng ở đó không có sự khác nhau thật sự về sự ưa thích của một bộ phân dân chúng chưa từng đi du lịch đến địa điểm hoặc là đến các địa điểm đó rất không thường xuyên : Giả thuyết đó là hàm về tính ưa thích của bộ phận dân số là liên tục và chi phí đủ thấp để mọi người có thể du lịch đến địa điểm này.
  33. Ứng dụng TCM đòi hỏi chấp nhận một vài giả thuyết và đối với việc phân tích nhiều vấn đề, nó được nhiều tác giả đề cập đến như (Common 1975; Cheshire and Stabler, 1976; Duffield, 1984, Gibson, 1978; Harrison and Stabler, 1981). Việc đánh gia chi phí cơ hội của việc đi lại sẽ nảy sinh một vài vấn đề. Những chi phí cơ hội này thường được xử lý vì có hai thành phần riêng biệt : Chi phí nguồn của việc đi lại và thời gian đi lại. Đánh giá thời gian đi lại từng là vấn để tồn tại trong kinh tế mà chưa được giải quyết bằng (Chevas, Stoll and Sella 1989). Đánh giá về thành phần chi phí đi lại của chi phí cơ hội đi lại thể hiện dê hơn, nhưng chỉ đi xa đến mức việc phân tích được giới hạn trong giá đi lại. Vấn đề này không tương thích với những người đi du lịch bộ hoặc đi xe đạp. 4.5.4. Phương pháp giá Hedonic (HPM)- The Hedonic Price Method Phương pháp giá Hedonic là kỹ thuật đã từng được sử dụng để phân chia các thành phần về hiệu ích hoặc thiệt hại từ việc xác định giá nhà (Rosen, 1974). Nó cũng được sử dụng trong một vài lĩnh vực: chẳng hạn dùng để đánh giá ảnh hưởng của độ ồn máy bay đến giá nhà, ảnh hưởng của cơ sở sản xuất xăng dầu đặt gần công viên hoặc nơi du lịch có vị trí gần nhà. Phương pháp này cũng được dùng để đánh giá ảnh hưởng lũ lụt và những rủi ro khác. Giả thuyết cơ bản của phương pháp này là bất kỳ một ngôi nhà nào là tập hợp các bộ phận và giá bán nhà là tập hợp từ các bộ phận cấu thành ngôi nhà. Ví dụ, cấu thành ngôi nhà bao gồm cả việc gần bờ sông, gần nơi nghỉ mát ven biển. Nếu như giá bán của ngôi nhà khác nhau và thể hiện trong phạm vi rộng của các thành phần cấu thành ngôi nhà được xác định từ giá trị của các bộ phận cấu thành thì nó có khả năng phân chia các giá trị tương ứng đối với từng cấu thành. Tuy nhiên những lợi nhuận nào hoặc những thiệt hại nào trong trường hợp cụ thể là không rõ ràng. Đối với khu vực nghỉ mát hoặc tại các vị trí hay bị sụt lở gần bờ sông hoặc bờ biển, thì những gì có thể do lường áng chừng theo phương pháp này là giá trị của cuộc du lịch tới vùng ven biển, thắng cảnh và cũng có thể là nhận thức về phát triển các mong muốn đặt chỗ tại các vùng này. Tuy nhiên dường như hệ số tương quan giữa những ảnh hưởng này là cao. Với các biến có độ tương quan cao như vậy thì sẽ rất khó xác định sự đóng góp của bất kỳ một biến đơn nào. Sự không rõ ràng khi đánh giá có hai hàm ý sau : thứ nhất là rủi ro của việc tính hai lần ví dụ hiệu ích của việc sống gần những nơi du lịch và hiệu ích về nghỉ ngơi của bộ phận dân sư địa phương, thứ hai phương trình tương quan tự mất đi tính rõ ràng nếu bỏ đi các biến quan trọng. Tuy nhiên vì đã là thị trường nên thì trường nhà là tổ hợp đẻ ứng dụng các quy trình này. Rõ ràng cần phải có khả năng để hạch toán sự khác biệt về giá cả của các mẫu mã ô tô bằng cách lập các tương quan về giá cả của các loại hình khác nhau phụ thuộc vào các đặc tính khác nhau của ô tô (như : vận tốc, độ an toàn và kinh tế). Tuy nhiên không giống như thị trường của các đời ô tô mới, nhu cầu về nhà không đáp ứng bằng cách xây mới nhưng rất rộng rãi bằng cách mua bán lại từ thị trường đã sẵn có. Vì giá cả là hàm của cung và cầu, nên cần thiết xem xét các điều kiện mà dân chúng sẽ sẵn sàng bán nhà cũng như sự kết hợp với tiềm năng của người mua. Hoặc chúng ta
  34. giả sử rằng mỗi cá thể bán một ngôi nhà vì đơn giản người khác đưa ra điều kiện ưu đãi hon để bán vì phần lớn người mua phải bán nhà đã có để mua nhà khác. Kết quả là phương pháp giá Hedonic sẽ trở nên hoàn toàn độc lập từ thông tin sai lệch về thị trường nhà đất, tuy nhiên đây chỉ là tỷ lệ rất nhỏ trong thị trường này vì sự điều kiện ràng buộc phát triển, như đặc tính vị trí dường như bị méo mó. Thị trường nhà cũng “không được trong sạch” : chi phí giao dịch về mua nhà thường là cao và rất cao khi mà ngôi nhà lần đầu tiên được bán. Vì nhà được nhìn nhận bởi hai nguồn về sử dụng cũng như là đầu tư, với nhân tố sử dụng thuần tuý trở nên phần rất nhỏ trong chi phí hàng năm của nhà do vậy cần phải thêm các yếu tố phức tạp hơn. Vì là nhân tố đầu tư mỗi cá nhân sẽ xem xét rằng họ mong muốn là sở thích của người khác trong việc chọn lựa mua nhà. Nếu sự ưa thích là đồng nhất thì nó (sẽ không quan trọng rằng sự ưa thích không xuất hiện đồng nhất) và trên thực tế sẽ là vấn đề hết sức phức tạp với việc sử dụng phương pháp giá Hedonic. Về nguyên tắc phân tích tương quan nên trở thành không chính thống bằng một vài các học thuyết cơ bản dựa trên kinh nghiệm cũng như đối với các đặc thù của nhà cửa mà nó được các chủ sở hữu mong muốn. Tập hợp các thuộc tính dường như bao gồm các các đặc tính của nhà bên cạnh cũng như nhà của mình và môi trường xung quanh. Vì phương pháp giá Hedonic là phương pháp quy nạp và nó phụ thuộc vào số liệu có sẵn, sự lượng hoá đại diện đối với các thuộc tính nhận thấy phải có sẵn từ nguồn dữ liệu đã có sẵn. Sự thiếu hụt các số liệu này sẽ dẫn tới khó xác định được các phương trình tương quan. Tổng kết lại là phương pháp HPM có giá trị sử dụng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, và đối với thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thì phương pháp này ít được sử dụng. Nhưng phương pháp này đã được thiết lập và đã được kiểm chứng. Do vậy đối với giá trị tài sản bị tổn thất do xâm thực bờ biển thì phương pháp tiếp cận giá mờ là tương thích hơn cả. 4.5.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (điều tra phỏng vấn) (CVM) Về mặt lý thuyết phương pháp giá trị ngẫu nhiên có thể ứng dụng để đánh giá giá trị sử dụng hay không sử dụng cho bất cứ một loại hàng hoá nào. Cơ bản phương pháp này chủ yếu dựa vào phương pháp điều tra xã hội. Các mẫu trả lời được làm dưới dạng diều tra phỏng vấn hoặc câu hỏi qua đường bưu điện về giá trị của hàng hoá. Thông thường người được phỏng vấn sẽ phải trả lời các câu hỏi về sự sẵn lòng chi trả, cơ chế chi trả, và khả năng thay đổi về khả năng của hàng hoá. Hiện nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, nơi đây có nhiều nghiên cứu cơ bản dã được tiến hành dưới các hợp đồng của Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ. Hội đồng tư vấn tài nguyên nước Hoa Kỳ và Hội kỹ sư Hoa Kỳ đã xuất bản chỉ dẫn về sử dụng phương pháp này. Do phương pháp đánh giá ngẫu nhiên chủ yếu là dựa vào phương pháp nghiên cứu về xã hội học cho nên thủ tục khảo sát xã hội được thiết lập cần phải phù hợp bao gồm thiết kế các mẫu chặt chẽ, kiểm soát công việc thực địa và thiết kế các hệ thống câu hỏi. Nên kiểm tra những căn cứ bao hàm trong các mẫu thiết lập về độ dài hay
  35. ngắn các câu hỏi và những dự định cần hỏi đồng thời kiểm tra tính hiện thực về khả năng trả lời trong các mẫu thiết lập và các sai số thường gặp. Trên cơ sở nhìn nhận của các nhà khoa học thì mỗi một phương pháp đều có các đặc tính như tính có giá trị và tính hiện thực, đấy là tiêu chí cơ bản để ứng dụng bất cứ phương pháp đánh giá nào. Phương pháp này đều có các đặc tính trên và đây là tính ưu việt của phương pháp giá trị ngẫu nhiên (CVM) vì nó đối lập với phương pháp giá chi phí đi lại và phương pháp giá Hedonic, các kiểm chứng trên thực tế điều tra đều có thể được ứng dụng. Tuy nhiên về bản chất thực tế ở giai đoạn phát triển của phương pháp CVM thì tất cả ứng dụng tiêu biểu cho các kiểm chứng cơ bản về tính giá trị và hiện thực của phương pháp này thích hợp hơn là tạo nên các giả thuyết không bền vững trong các khía cạnh này. Hơn nữa trong khi các kiểm nghiệm về khả năng thực hiện của phương pháp này được chứng minh thoả mãn thì các kiểm nghiệm về giá trị không lại hoàn toàn như vậy (Green and Tunstall, 1991). Thường thường tỷ lệ về sự khác biệt giữa khả năng chi trả là dưới 20% khi mà khả năng chi trả này được xác `định (hạch toán) bằng các sự khác biệt trong các biến cố liên quan về mặt lý thuyết. Mục tiêu hợp lý dựa trên kinh nghiệm của các vùng khác nhau về công việc điều tra xã hội (Ryan and Bonfield, 1975) sẽ là 40% của các phương án được lý giải và là có thể đạt được và ước muốn trong thời gian dài. Mitchell and Carson (1989) cho rằng 25% sẽ trở thành mục tiêu hiện tại cho việc nghiên cứu phương pháp này được tốt. Tuy nhiên các thử nghiệm khác về tính giá trị đều được chứng minh hoàn toàn thoả mãn. Trên thực tế nó ứng dụng các thử nghiệm của các giá trị khác nhau. Trong trường hợp này đây là thử nghiệm chỉ dẫn rằng việc đánh giá các loại hàng hoá khác nhau sử dụng cùng loại câu hỏi về khả năng chi trả đưa ra các giá trị khác nhau hơn là cùng loại. Trong giai đoạn nghiên cứu thiết lập các hàm quan hệ bằng phương pháp này thì nhiều ý kiến cho rằng phương pháp này có giá trị cơ bản nhất định nhưng không chính xác. Hơn nữa một vấn đề cơ bản với phương pháp này là ở chỗ có nhiều hướng khác nhau để diễn tả câu hỏi về khả năng chi trả và không có phương pháp nghiên cứu cơ bản nào để xác định hoặc định mẫu câu hỏi mà những định dạng mẫu câu hỏi này mang ý nghĩa về giá trị và tính hiện thực nhất. Thêm vào đó việc sử dụng phương pháp này phô bày một vài vấn đề về lý thuyết với các học thuyết không cổ điển. Thực tế có sự không thống nhất về ước đoán về số lượng cá nhân sẵn sàng chi trả cho hàng hoá trên cơ sở sự thay đổi sẵn có (“ sãn sàng chi trả”) so với tổng số toàn bộ các cá nhân khi mà cá nhân tương tự sẽ có nhu cầu về đền bù bằng lượng hàng hoá khác xét về giá trị như nhau ( sẵn sàng đón nhận sự đền bù). Cuối cùng cần phải chú ý nhiều hơn và cần nhiều thời gian để nghiên cứu về phương pháp này. Vì đây là phương pháp phụ thuộc vào sự thay đổi cách xác định như thế nào, nó có thể sử dụng hoặc bằng cách từng phần hay toàn phần hoặc là được lấy từ giá trị toàn bộ hay giá trị từng phần về sự thay đổi các loại hàng hoá riêng biệt. Về khía cạnh này một vài chỉ dẫn về việc áp dụng phương pháp này được chỉ dẫn ở chương 9. Yêu cầu tối thiểu về các báo cáo của nghiên cứu phương pháp này bao gồm
  36. các công cụ được sử dụng như các mẫu câu hỏi và báo cáo kết quả của các cuộc thử nghiệm giá trị được thực hiện. 4.5.6. Phương pháp thay thế có chi phí tối thiểu Giá trị kinh tế về số lượng sẵn có của hàng hoá bằng cách nào đó (của tất cả các phương án) không thể vượt quá giá trị được đưa ra số lượng tương tự chính xác và các dạng hàng hoá bằng các phương án thay thế nhỏ nhất. Đây là khái niệm tốt để đánh giá một vài loại hàng hoá trong một số ví dụ, nhưng mà hiển nhiên rằng đây là nguyên tắc chứ không phải là kỹ thuật đặc dụng. Nó cũng thường xuyên được sử dụng khi mà các phương pháp khác không có sẵn, hoặc không có tính khả thi trong nguồn số liệu sẵn có. Nó thường được ứng dụng để xác định cái gì sẽ trở thành chi phí cơ hội phục vụ cho sử dụng như là đầu vào cung cấp số lượng hàng hoá tương tự. Trình tự sử dụng trong bảng hướng dẫn là cách xác định giá trị về tổn thất của giao thông và cơ sở hạ tầng do sóng gió bão sẽ được mô tả trong ví dụ trong chương 9 về việc ứng dụng phương pháp này. Hạn chế của phương pháp này rõ ràng là nó cần phải được giả thuyết rằng các giá trị lề của hàng hoá vượt quá chi phí bằng các phương pháp thay thế khác, hoặc những chủng loại hàng hoá này không được cung ứng với chi phí đó. Ví dụ, giá trị kinh tế của khu đất công viên quốc gia không phải là giá thị trường trong việc cho phép sử dụng khu đất này trong thời gian hiện hành, nhưng mà nó sẽ có những mối liên quan về sử dụng nếu như không có kế hoạch kiểm soát. Những giả định trước là ở chỗ các nguyên nhân đối với các kiểm soát theo kế hoạch là chí ít khi khai thác công viên này trong thời gian sử dụng có giá trị là lớn nhất và tương đương với giá trị được thu lại từ việc sử dụng khu đất này vào mục đích khác. Một lần nữa nếu một ngôi nhà được xây dựng lâu năm bị tổn thất do kết quả một số thay đổi như xâm thực vùng ven biển thì giá trị của việc bảo vệ ngôi này là chi phí của các công việc việc như phá dỡ, di chuyển và xây dựng lại ở bất cứ nơi nào. Một phân loại của phương pháp chi phí thay thế là khái niệm về dự án mờ (K1assen and Botterweg, 1983). Phương pháp này thường thì tổng hợp. Nó được phát triển chuyên để ứng dụng đánh giá những thay đổi thường thì là những tổn thất đến các vị trí quan trọng về sinh thái. Giá trị của sự thay đổi này được đánh giá sau đó như chi phí của việc tạo nên, tái tạo lại, chính xác hơn là thiết lập các hệ sinh thái tương tự. Ví dụ sự biến mất của khu đất đầm lầy thay vào đó là giá trị như chi phí để mua khu đất và hình dạng cấu trúc của khu đất sau đó để thiết lập hệ sinh thái tương tự. Ở đây thì cũng có một vài vấn đề với khái niệm này, nhận xét về điểm khó của việc thiết lập chính xác các hệ sinh thái tương tự. Vấn đề thứ hai xảy ra nơi mà một phần giá trị của các điểm hiện tại nằm trong lịch sử của các địa điểm này, hoặc nó tiếp giáp với địa điểm thứ hai ngay kề bên, hoặc do nó được duy trì tương ứng không bị quậy phá trong suốt thời gian dài. 4.5.7. Tiếp cận trường hợp đặc biệt Turner and Brooke (1988), khi đánh giá hiệu ích của việc bảo vệ vùng ven biển tại Aldeburgh, sử dụng các hình thức chi trả của chính phủ cho nông dân ở vùng nhạy cảm về môi trường để xác định giá trị chuyển đổi của đất nông nghiệp mà nó thể bị
  37. thiệt hại. Đây là trường hợp mà ở đó hệ thống địa lý đặc biệt của việc chi trả được chế tạo cho việc kết hợp chuyển đổi thiên nhiên và lý do hợp lý. Việc chi trả này cần phải được sử dụng như công cụ đại diện cho việc xác định giá trị của tài nguyên này. Tuy nhiên, có một vài vấn đề với hướng tiếp cận này, có liên quan với việc xác định chính xác việc chi trả mày được làm cho cái gì. Nếu lý do khác so với giá trị chuyển đổi thiên nhiên của tài nguyên thì việc sử dụng hình thức chi trả này như là công cụ đại diện cho giá trị này là sự nghi vấn. Trên quan điểm của trường hợp này, đây là sự thông thường không rõ ràng trong giới hạn về chính trị một vài thuộc tính của hệ thống trợ giúp nông nghiệp, cái gì là cơ sở của bất cứ khả năng chi trả của từng cá nhân. Hơn nữa các con số có thể đưa ra biên thấp nhất đối với giá trị chuyển đổi. Ít nhất những khả năng chi trả này có thể được minh chứng so đước sự trợ giúp từ chính phủ và do vậy nó là giá trị kinh tế/xã hội hơn là các giá trị sở hữu các nhân. Trên thực tế chúng ta luôn sử dụng phương pháp chuyển đổi về giá trị. Các ví dụ minh hoạ phương pháp nghiên cứ này được nhiều tài liệu mô tả đến tuỳ theo mức độ có thể ít hoặc nhiều và phần lớn các ví dụ này đều minh hoạ về cách xác định lợi ích. Lợi ích bằng cách đánh gia này có thể được sử dụng trong các dự án khác nhau. Các phương pháp trình bày bên trên như phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, phương pháp giá Hedonic, phương pháp chi phí đi lại đều bao hàm các quy hoạch chi tiết, số liệu về nhân công đã được thu thập và được phân tích. Phương pháp giá bóng, phương án thay thế với chi phí tối thiểu đễ dàng vận dụng và dùng để đánh giá nhanh. Tuỳ theo mức độ của các dự án có thể sử dụng nhiều phương án đánh giá khác nhau. Một ví dụ là kết quả về giá trị nghỉ ngơi an dưỡng trong những ngày ở bãi biển và việc xác định lợi ích từ việc nghỉ ngơi có thể đem so sánh với các chi phí về phát triển du lịch trên vùng ven biển nào đó. 4.6. Ứng dụng đối với công trình bảo vệ biển và bờ 4.6.1. Bảo vệ biển Nguyên lý cơ bản để đánh giá hiệu quả của công trình bảo vệ biển tương tự như các phương pháp úng sử dụng để đánh giá hiệu của của các dự án phòng lũ. Hiệu ích của dự án bảo vệ biển là các giá trị về tổn thất do hậu quả của ngập lụt. Giá trị này được tính toán trên cơ sở ước tính tổn thất được phát sinh từ kết quả của mỗi trận ngập lụt trong chuỗi các năm hoặc là sác xuất vượt quá, thương thường quá chuẩn thiết kế đối với dự án. Nếu tổn thất của từng trận ngập lụt được vẽ theo mối quan hệ với chuỗi các năm thì diện tích nằm dưới đường cong đó chính là những thiệt hại mà dự án có thể tránh được trong thời gian hoạt động : đó chính là hiệu ích trung bình hàng năm. Dòng hiệu ích này được chiết khấu trong suốt quá trình hoạt động của dự án đó chính là giá trị hiện tại của dự án bảo vệ biển. Nếu có hạn chế chuối quan trắc được xem xét trong giai đoạn tiền khả thi của dự án, thường việc định tính dùng để tính toán tổn thất của từng trận trong phạm vị rộng hơn của các chuối quan trắc. Nó được ứng dụng đối với cả hai trường hợp có dự án và không có dự án, Hiệu ích lãi trung bình hàng năm lúc này là vùng nằm giữa hai đường cong được chiết khấu theo cách thông dụng.
  38. Lý do thứ nhất đối với việc ưu tiên của giải pháp là sự lựa chọn của dự án có thể giảm mức độ mở rộng hoặc độ sâu của ngập lụt từ các trận lớn hơn chuẩn thiết kế. Để mở rộng việc giảm mức độ này thì hiệu ích chuẩn thiết kế bên trên các số hợp lý như là một phần của tổng hiệu ích. Ngược lại khi mà dự án bị đổ vỡ do các trận lụt lớn do vậy nên kiểm tra lại liệu hậu quả của các trận lụt đã có nghiêm trọng hơn trường hợp đã có trong dự án. Thông thường bất cứ tổn thất nào được dự án đưa ra từ các trận lũ lụt từ các trận kém phần nghiêm trọng hơn hơn chuẩn thiết kế, thì sẽ được tính bằng hiệu ích thực của hiệu ích trung bình hàng năm. Lý do thứ hai về tính ưu việt của phương pháp này là các chuẩn thiết kế không phải là tập hợp tuỳ tiện nhưng tại mức này thì nó có giá trị lơn hơn hiệu quả kinh tế. So sánh với việc đánh giá hiệu ích về lũ lụt của các lưu vực sông, các dự án bả vệ biển này gồm thêm nhiều mức độ độ phức tạp hơn mà sẽ được thảo luận ở phần sau (Phần 4.6.2 đến 4.6.3). 4.6.2. Bảo vệ biển : đánh giá thiệt hại Lũ lụt có thể là tiềm năng gây thiệt hại về tài sản dẫn đến nghèo đói thông qua một số quá trình. Chẳng hạn tại Anh, thiệt hại chủ yếu do hiện tượng này là mức độ và thời gian ngập lụt. Ngập lụt do nước biển phần lớn gồm ba phần thiệt hại đến nỗi mà thiệt hại do ngập lụt có khi vượt quá hơn ngập lụt ở trên các lưu vực sông. Thứ nhất nước biển chứa muối. Vì vậy tổn thất ngập lụt trong nước biển sẽ nguy cơ cao hơn so với việc ngập lụt trên các lưu vực sông. Thứ hai là nhiều cơ sở vật chất vùng ven biển bị huỷ hoại do sõng biển. Thứ ba, ở một vài nơi độ sâu và vận tốc của ngập lụt đủ để gây nên những thiệt hại và dễ làm nên nhiều cơ sở hạ tầng bị đổ vỡ. Một vài trường hợp lụt lội còn ảnh hưởng tới một số nhà di động và nhà ván gỗ. Tuy nhiên tập quán chung của dân chúng đối với việc phòng chống lũ là xây dựng khu trú ngụ nơi sinh sống của họ. Cho nên đánh giá các dự án phải bao hàm việc giám định liệu bất cứ một tái sản nào từng phần hoặc hoàn toàn bị thiệt hại khi có một trận lũ xảy ra. Việc đánh giá hiệu ích của các dự án bảo vệ biển là phải xem xét cụ thể về khả năng tồn thất về cuộc sống có thể xảy ra đối một vùng biển nào đó. Không có một cuốn sách hướng dẫn về đánh giá giá trị của sự sinh tồn vì không có đủ bằng chứng cơ bản nhất đẻ xác định tổn thất có thể xảy ra tương ứng với một trận lũ. Tuy nhiên có thể dùng các yếu tố ngoại vi để kiểm chứng những rủi ro có thể xảy ra. 4.6.3. Bảo vệ biển : đánh giá hiệu ích hàng năm So sánh đối chiếu với việc đánh gia hiệu ích ngập lụt trên các triền sông so với ngập lụt vùng ven biển, thì ở đay việc đánh giá hiệu ích của các công trình bảo vệ biển là bao gồm hiệu ích phòng chống lụt và bảo vệ bờ khỏi bị xâm thực. Thứ nhất, ảnh hưởng của xâm thực là ở chỗ mức độ nguy hiểm của ngập lụt diện rộng trên đất liền ngày càng gia tăng và hiệu ích trung bình hàng năm thay đổi theo thời gian (với cùng một mực nước biển thì có càng một mức độ ảnh hưởng).