Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_nuoi_ca_va_dac_san_nuoc_ngot.pdf
Nội dung text: Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: NUÔI CÁ VÀ ĐẶC SẢN NƯỚC NGỌT NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “ ” là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh đều bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Nuôi trồng thủy sản là một nghề truyền thống và có thế mạnh phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc chưa có những hiểu biết rõ ràng về môi trường, dịch bệnh và đặc biệt là kỹ thuật nuôi đã gây thiệt hại không nhỏ đối với nghề. Vì vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và cấp bách. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi trồng thủy sản” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn bài giảng đào tạo nghề “Nuôi trồng thủy sản” là cấp thiết hiện nay nhằm giúp cho người học nghề và bà con lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững. Chương trình, bài giảng dạy nghề “Nuôi trồng thủy sản” trình độ cao đẳng nghề do trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề “Nuôi trồng thủy sản” được tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi trồng thủy sản” gồm 28 mô đun ở các lĩnh vực: 1) Môn học đại cương: 6 môn học (MH1 – MH6) 2) Môn học cơ sở: 7 môn học/ mô đun (MH7 – MH13) 3) Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc: 11 mô đun (MĐ13 – MĐ23) 4) Mô đun tự chọn: 3 mô đun (MĐ26 – MĐ28) 5) Mô đun thực tập: 2 mô đun (MĐ24 – MĐ25) Bài giảng mô đun “Nuôi cá và đặc sản nước ngọt” là một mô đun chuyên môn nghề bắt buộc, được biên soạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đun có thể dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa đào tạo, tập huấn theo nhu cầu của người học. Mô đun được dạy sau khi đã học các môn học đại cương, và các môn học cơ sở. Mô đun “Nuôi cá và đặc sản nước ngọt” dạy cho người học những hiểu biết về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh cho cá và đặc sản nước ngọt. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 45 giờ gồm 5 bài: Bài 1: Nuôi cá ao nước tĩnh Bài 2: Nuôi cá nước chảy Bài 3: Nuôi cá mặt nước lớn Bài 4: Nuôi cá kết hợp Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt 3
- Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề thực tế về nuôi cá và đặc sản nước ngọt tại các địa phương Yên Bái, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Bắc Ninh, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th.S Ngô Chí Phương 2. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 3. KS Nguyễn Tuấn Duy 4
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 BÀI GIẢNG MÔ ĐUN 6 BÀI 1: NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH 7 BÀI 2: NUÔI CÁ NƯỚC CHẢY 22 BÀI 3: NUÔI CÁ MẶT NƯỚC LỚN 30 BÀI 4: NUÔI CÁ KẾT HỢP 45 BÀI 5: NUÔI ĐẶC SẢN NƯỚC NGỌT 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 5
- BÀI GIẢNG MÔ ĐUN Tên mô đun: Nuôi cá và đặc sản nước ngọt Mã mô đun: MĐ16 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Nuôi cá và đặc sản nước ngọt là một mô đun chuyên môn nghề, là mô đun bắt buộc của chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề nuôi trồng thủy sản, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học / mô đun cơ sở. - Tính chất: + Mô đun chuyên nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn sản xuất nuôi thương phẩm các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế. + Mô đun chuyên nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng đặc sản nước ngọt nước ngọt có giá trị kinh tế. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: Hiểu biết những kiến thức cốt lõi về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh cho cá và đặc sản nước ngọt. - Kỹ năng: Thực hiện được các khâu kỹ thuật trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm và phòng trị bệnh cho cá và đối tượng đặc sản. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật Nội dung của mô đun: Số Tên bài Thời gian (giờ) TT Tổng số Lý Thực hàn, Kiểm thuyết thí nghiệm, tra thảo luận, bài tập 1 Bài mở đầu: 1 1 2 Bài 1: Nuôi cá ao nước tĩnh 11 3 8 3 Bài 2: Nuôi cá nước chảy 8 2 6 4 Bài 3: Nuôi cá mặt nước lớn 8 2 5 1 5 Bài 4: Nuôi cá kết hợp 5 2 3 6 Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt 12 5 7 Cộng 45 15 29 1 6
- BÀI 1: NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH Mã bài: MĐ17 - 01 Giới thiệu: Nuôi cá ao nước tĩnh giới thiệu đến người học yêu cầu kỹ thuật ao nuôi, thực hiện công việc cải tạo ao, thả cá giống, chăm sóc quản lý và thu hoạch cá đúng kỹ thuật. Bài học có thời gian 11 giờ trong đó lý thuyết 3 giờ, thực hành 8 giờ. Bài học này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các câu hỏi, bài tập tình huống để sinh viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Mục tiêu: + Nêu được yêu cầu kỹ thuật ao nuôi; + Nêu được kỹ thuật chuẩn bị ao,chọn và thả giống, chăm sóc quản lý và thu hoạch cá. + Thực hiện việc chuẩn bị ao, chọn và thả giống, cho ăn, quản lý và thu hoạch cá thương phẩm. Nội dung chính: 1. Yêu cầu kỹ thuật ao nuôi 1.1. Diện tích Trong thực tế dao động về diện tích ao nuôi là rất lớn. Trường hợp diện tích ao nuôi lớn, biến động các yếu tố thuỷ lí hoá sinh ít (tương đối ổn định) nhưng đòi hỏi phải đáp ứng lượng lớn giống, thức ăn và quản lí chăm sóc phức tạp. Diện tích ao nuôi nhỏ, thuận lợi về cung cấp giống, thức ăn, chăm sóc và quản lí ao nuôi song chế độ thuỷ lí hoá sinh của ao biến động lớn. Vấn đề đặt ra nhà nuôi cá chọn diện tích ao nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, điều kiện vật chất và kĩ thuật. Thường lựa chọn: Diện tích ao nuôi tập thể từ vài ngàn đến 20.000 m2. Diện tích ao nuôi gia đình 300 - 500m2 1.2. Độ sâu của ao. Độ sâu cần hiểu là mức nước sâu của ao cần giữ thường xuyên để nuôi cá. Độ sâu của ao là tiêu chuẩn cần thiết, cần đảm bảo nghiêm ngặt. Ao có độ sâu mực nước quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi tới đời sống của cá, về thao tác kĩ thuật và hiệu quả kinh tế. Quan hệ giữa độ sâu và năng suất cá (năng suất trung bình) Độ sâu mực nước (m) 1,3 - 1,7 1,7 - 2 2 - 3 Năng suất (kg/ha) 4910 6450 6879 Chênh lệch về năng suất (kg/ha) 1540 426 Kết quả nghiên cứu cho thấy "Trong biên độ mực nước ao từ 0,8 - 3,5m năng suất cá ao tỷ lệ thuận với độ sâu của ao". Để đảm bảo cân đối với các vấn đề khác nên lựa chọn độ sâu của ao ở mức 1,5 - 2 m. Tuy nhiên, khi vận dụng vấn đề này cho một ao nuôi cá cụ thể cần căn cứ trên một số vấn đề sau: Khả năng tổ chức thi công đào sâu (ao mới); khả năng cải tạo ao cũ. Vị trí địa lí ao, các điều kiện về chất đất, pH, thuỷ 7
- lợi cho phép đào sâu đến đâu? Nên kết hợp giữa đào và đắp để tạo độ sâu của ao thích hợp. 1.3. Chất đáy ao và độ bùn đáy thích hợp. Chất đáy ao phụ thuộc vào tính chất đất nơi đào ao (đất thịt, cát, sét, chua mặn ). Để hạn chế mặt bất lợi về tính chất đất đáy ao cần phải tạo ra trên mặt đáy ao một lớp bùn đáy thích hợp. Tác dụng của lớp bùn đáy: Giữ nước, gây màu nước, ngăn cản ảnh hưởng chua mặn vào môi trường nuôi cá. Như vậy, chất đáy và lớp bùn đáy có liên quan lớn đến chất nước và sự phát triển của sinh vật làm thức ăn cho cá. Lớp bùn đáy quá dày hoặc quá trơ không có lợi cho nuôi cá (quá trơ không đảm bảo cho những tác dụng trên, quá dày tích tụ H2S, CH4 ảnh hưởng đến đời sống của cá). Độ dầy bùn đáy ao thích hợp từ 15 - 25 cm. 1.4. Các tính chất khác. Bờ ao chắc chắn, có độ cao an toàn 0,5 m; hệ số mái >1. Đáy ao nghiêng về phía thoát nước một góc 3 - 5 độ. Hệ thống cấp và thoát nước chủ động. Hệ thống đăng chắn giữ cá tại các của cống chắc chắn. Nguồn nước và chất nước. Nuôi cá ao nước tĩnh yêu cầu phải có nguồn nước chủ động để kịp thời bổ xung nước cho ao. Chất nước không bị nhiễm bẩn, không có chất độc, hàm lượng ôxy 3 mg/ l, pH nước ao trung tính hay hơi kiềm. 2. Chuẩn bị ao nuôi Chuẩn bị ao nhằm tạo điều kiện môi trường tốt cho cá nuôi và các sinh vật làm thức ăn cho cá, nhằm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật đối với một ao nuôi cá tăng sản. Thời gian chuẩn bị ao là thời gian trung chuyển giữa hai chu kỳ nuôi (kết thúc chu kì nuôi trước đến bắt đầu chu kì nuôi sau). ở miền bắc thường từ tháng 12 đến tháng 1 dương lịch. ở miền nam do mùa vụ thu hoạch khác nhau nên có thể sớm hay muộn hơn 2 - 3 tháng. Nội dung công tác chuẩn bị ao: Kết hợp với phương pháp thu hoạch tổng thể - tháo/ tát cạn để bắt cá, tiến hành cải tạo ao nuôi với các nội dụng sau: + Sửa chữa lại bờ, cống. Lấp các hang hốc, dò rỉ.Vét sạch cỏ rác, vét bớt bùn đáy 8
- Hình 17.01.01: Nạo vét bùn đáy ao 2 + Tẩy trùng ao bằng CaO hoặc Ca(OH)2 với lượng 5 - 7 kg/ 100m ao đối với ao trung tính, hơi kiềm. Lượng 10 - 15 kg/ 100m2 đối với ao chua. Cách làm: Vôi bột CaO rắc đều nền đáy, bờ mái ao. Vôi chín Ca(OH)2 hoà trong nước té đều nền đáy và bờ mái ao sau đó phơi ao 2 - 3 ngày. + Bón lót cho ao: Dùng phân chuồng + phân xanh với lượng: Phân chuồng 30 - 35 kg + Phân xanh 30 - 35 kg/ 100m2 ao. Cách bón: Phân chuồng rắc đều nền đáy, phân xanh bó thành từng bó nhỏ dầm dưới bùn. Hình 17.01.02: Bó cây phân xanh Hình 17.01.03: Dầm cây phân xanh + Tháo nước vào ao: Nước được lọc thô qua đăng để loại bỏ cá tạp, cá dữ, động vật khác. Mức nước đạt từ 0,3 - 0,5 m dừng tháo nước, ngâm ao 3 - 5 ngày sau đó tiếp tục tháo nước vào ao tới khi đạt độ sâu 1,5 - 2,0 m tiến hành thả cá giống. 9
- Hình 17.01.04: cấp nước vào ao nuôi 3. Chọn và thả cá giống 3.1. Thời vụ thả cá giống. Thả giống vào 2 vụ chính: Vụ xuân (tháng 2 - 3), vụ thu tháng (8 - 10). Tuy nhiên do khả năng giải quyết giống mỗi nơi mà có thể thả giống sớm hay muộn hơn. Một số nơi có điều kiện áp dụng đánh tỉa thả bù, có thể thả giống nhiều lần trong năm. Yêu cầu chung: Hoàn thành việc thả giống nhanh gọn, nhằm kéo dài thời gian nuôi, tăng sinh trưởng, tăng năng suất và sản lượng cá trong một chu kì nuôi. 3.2. Tiêu chuẩn cá giống thả Tiêu chuẩn cá giống phản ánh bởi cỡ cá và chất lượng cá giống. + Cỡ cá (Tính theo chiều dài hay khối lượng cá giống). Cá giống sản xuất trong năm: Cá Mè trắng, Mè hoa 8 - 12 cm; Cá Trắm cỏ 12 - 15 cm; Cá Rôhu, Mrigal 8 - 12 cm; Cá Rô phi 4 - 6 cm; Cá chép, cá trôi 6 - 8 cm; Cá Tra, bống tượng 8 - 15 cm; Cá Trê lai 4 - 8 cm. Cá giống lưu trung bình 100 -150g/ con (thường tỷ lệ thả thấp chỉ từ 10 - 15% tổng số cá giống thả). Hình 17.01.05: Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể 10
- + Chất lượng cá giống thể hiện: Cân đối giữa chiều dài và khối lượng, không dị hình, cá khoẻ, không bị bệnh, tính đồng đều đàn giống cao. Hình 17.01.06: Cá bơi tập trung thành đàn Chú ý: Không thả cá giống cỡ nhỏ, chất lượng không đảm bảo, thả thiếu về số lượng. 3.3. Đối tượng nuôi chính và nuôi phụ Như đã trình bày, nuôi cá ao nếu căn cứ vào đối tượng nuôi có hai hình thức nuôi đơn và nuôi ghép. Do nhu cầu sản xuất, do đặc điểm sinh vật học một số loài thích hợp với hình thức nuôi đơn như: Chép, rô phi, tra, trê lai còn các đối tượng khác thường áp dụng hình thức nuôi ghép. ở Việt nam hiện nay phổ biến áp dụng hình thức nuôi ghép. Nuôi ghép nhiều đối tượng cá trong ao có những ưu điểm chính sau: 1.Lợi dụng được đặc điểm sinh vật học về phân bố của các loài cá theo tầng nước sẽ gián tiếp tăng được diện tích nuôi cá. 2.Tận dụng được quan hệ dinh dưỡng giữa các đối tượng cá nuôi do tính ăn của các loài khác nhau. Do đó sẽ tận dụng triệt để cơ sở thức ăn tự nhiên và tránh được lãng phí thức ăn nhân tạo. 3.Có thể khống chế được những ảnh hưởng tiêu cực đối với những đối tượng nuôi chính (ví dụ: Cá quả ghép trong rô phi sẽ khống chế được mật độ nuôi; Cá mè ghép trong ao cá trắm cỏ sẽ tận dụng được lượng phân cá trắm thải ra ). 4.Nuôi ghép cho năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi đơn. Khi áp dụng hình thức nuôi ghép cần xác định đối tượng nuôi chính và các đối tượng nuôi ghép. * Đối tượng nuôi chính là đối tượng chiếm 40 % về số lượng cá giống thả và sản lượng cá so với tổng số lượng cá giống và tổng sản lượng dự kiến đạt được. Căn cứ xác định đối tượng nuôi chính: Là đối tượng có năng suất cao. Do yêu cầu của sản xuất. Có khả năng giải quyết giống. Có khả năng giải quyết về thức ăn, phân bón cho quá trình nuôi. * Đối tượng nuôi ghép có thể là một hay nhiều loài nuôi chung với đối tượng nuôi chính về số lượng giống thả và về sản lượng bao giờ cũng nhỏ hơn so với đối tượng nuôi chính. 11
- - Căn cứ xác định: Cá nuôi ghép không cạnh tranh thức ăn với đối tượng nuôi chính và về cơ bản không trùng phổ dinh dưỡng giữa các đối tượng nuôi ghép với nhau. Tận dụng được sản phẩm thải (phân + thức ăn thừa) của đối tượng nuôi chính. Tận dụng triệt để các loại thức ăn tự nhiên có trong ao. Là những đối tượng dễ sản xuất cá giống. Năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế nuôi ghép cao hơn so với nuôi đơn. Một số công thức nuôi ghép (tham khảo) 1. Mè trắng (làm chính) 60% Rôhu, Mrigal 25% Mè hoa 5 Chép 7 Trắm cỏ 3 2. Rô phi (làm chính) 55% Rôhu, Mrigal 10% Mè hoa 5 Chép 6 Mè trằng 20 Trắm cỏ 4 3. Rôhu, Mrigal (làm chính) 50% Rô phi 5% Mè hoa 5 Chép 5 Mè trằng 25 Trắm cỏ 10 4. Cá tra ( làm chính) 80 % Cá chép 10 Cá rô phi 10 Chú ý: Khi vận dụng những công thức trên sau 1, 2 chu kì nuôi có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện ao nuôi, với những vấn đề khác liên quan. 3.4. Mật độ, số lượng cá giống thả Mật độ cá giống thả chỉ số lượng cá giống thả trên một đơn vị diện tích cho một chu kì nuôi. Mật độ cá thả là một chỉ tiêu kĩ thật cần xác định trước khi vào chu kì nuôi. Trong thực tế đơn vị tính mật độ cá thả khác nhau do thói quen từng nơi, từng cơ sở và do độ nông, sâu của nước ao ( con/ m2; con/ m3; con/ ha; kg/ m2; kg/ m3; kg/ ha ). Nên tính theo đơn vị: Con/ ha. Các phương pháp xác định mật độ thả. +Theo qui trình, bảng 1. Bảng 17.01.01: Mật độ cá giống thả theo năng suất dự kiến và đối tượng nuôi chính Năng suất chính 6 tấn/ ha/ năm 3 tấn/ ha/ năm Đối tượng nuôi chính Mè trắng ( con/ ha) 13500, 6200, Rô phi ( con/ ha) 4000, 2000, Trắm cỏ ( con/ ha) 8000, 3600, Rô hu, mrigal ( con/ ha) 14000, 7000, Cá Tra 3 - 8 con/ m2 để đạt năng suất: 10 - 20 tấn/ ha/ năm 12
- +Theo kinh nghiệm Tổng kết thực tiễn sản xuất nhiều cơ sở muốn đạt năng suất từ 5 - 8 tấn/ ha/ năm phải thả giống với mật độ 12 000 - 3000 con/ ha. +Tính theo công thức (Dựa vào năng suất dự kiến) S N A = (m2 - m1) T Trong đó: A - số lượng cá thả (con). S - diện tích (ha). N - năng suất dự kiến (kg/ ha). m2 - khối lượng trung bình 1 con cá khi thu hoạch (kg). m1 - khối lượng trung bình 1 con cá lúc thả (kg). T - tỷ lệ sống dự kiến của chu kì nuôi (%). M Trong đó: n + n - năng suất tự nhiên ( kg) K M - khối lượng thức ăn đầu tư (kg) Hay A = K - hệ số thức ăn chung (m2 - m1) T Để xác định mật độ cá thả hợp lí cho một ao nuôi cần kết hợp cả 3 phương pháp trên và dựa vào những căn cứ chính sau: Yêu cầu cần đạt về năng suất, sản lượng và khả năng đảm bảo về thức ăn, phân bón nuôi cá. Điều kiện môi trường ao nuôi. Cỡ cá và chất lượng cá giống thả cũng như khả năng giải quyết giống. Vào đối tượng nuôi chính và tỉ lệ ghép, vào cơ cấu sản lượng và tỉ lệ sống để tính mật độ riêng cho từng loài. Vào thời gian nuôi và cỡ cá thu hoạch. Khả năng áp dụng những biện pháp kĩ thuật. 3.5. Tỉ lệ sống: Tỉ lệ sống là tỉ lệ phần trăm giữa số lượng cá còn lại khi thu hoạch so với số lượng cá giống thả ban đầu. Đơn vị tính là %. Tỉ lệ sống là một chỉ tiêu kĩ thuật được dự tính trước khi thả cá giống. Thường được dự tính đạt 50 - 70% (mè trắng, trắm cỏ, mè hoa, cá tra); 30 - 50% (chép, trôi). Việc dự tính tỉ lệ sống của cá cho một chu kì nuôi cần dựa vào những căn cứ sau: Kết quả các chu kì nuôi trước. Xét đến các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. Chất lượng, cỡ cá giống thả. Kĩ thuật và kinh nghiệm thả cá giống. Chất lượng chuẩn bị ao nuôi. Chất lượng công tác chăm sóc, quản lí bảo vệ đàn cá nuôi trong ao. Thời gian nuôi và biện pháp thu hoạch. 3. Giải quyết thức ăn nuôi cá Đây là nội dung quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, mặt khác là cơ sở để rút kinh nghiệm cho chu kì nuôi sau. Nhiệm vụ công tác quản lí chăm sóc ao nuôi bắt đầu từ công tác chuẩn bị ao đến khi thu hoạch cá và xây dựng kế hoạch sản xuất cho chu kì tiếp theo với hai nội dung chính là giải quyết thức ăn phân bón cho cá nuôi và quản lí ao nuôi. 13
- Chế biến thức ăn nhân tạo Bảng 17.01.02: Thành phần dinh dưỡng (%) của một số nguồn cung cấp tinh bột Nguồn Độ khô Đạm Mỡ Xơ Khoáng Ngô vàng 88 8,5 3,6 2,3 1,3 Gạo 90 12,8 4,6 5,3 7,4 Cám gạo 91 12,8 13,7 11,1 11,6 Khoai lang khô 87 3,2 1,7 2,2 2,6 Khoai mì 87 0,9 1,7 0,8 0,7 Tấm 87 9,5 1,9 0,8 2,1 Lúa mì 88 12,9 1,7 2,5 1,6 Bột mì 88 11,7 1,2 1,3 0,4 Cám lúa mì 89 16,4 4,0 9,9 5,3 Chú ý: - Nguyên liệu cung cấp năng lượng cần chú ý hàm lượng xơ: Xơ nhiều làm giảm sự ngon miệng và giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Ảnh hưởng đến độ kết dính của viên thức ăn. - Với nguyên liệu cung câp chất đạm: Cần phối chế thức ăn từ nhiều nguồn đạm. Mức độ thay thế nguồn đạm bột cá bằng đạm động vật khác hoặc đạm thực vật không nên quá 50% và cần bổ sung premix khoáng, vitamin. Khi lựa chọn nguyên liệu nên dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giá thành rẻ. Thức ăn là một trong những yếu tố vật chất có tính quyết định đến năng suất và sản lượng cá nuôi. Việc giải quyết thức ăn nuôi cá rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể từng cơ sở. Thức ăn và phân bón bao gồm: Thức ăn tinh (sản phẩm ngũ cốc và chế phẩm của chúng); Thức ăn xanh: Rong, cỏ, dây, lá lạc, rau lấp Phân bón: Phân hữu cơ (phân bắc, phân chuồng, phân xanh). Phân vô cơ (phân đạm, phân lân). Bên cạnh việc giải quyết riêng biệt nguồn thức ăn phân bón. Hiện nay nhiều cơ sở vận dụng có hiệu quả hệ sinh thái VAC Thực nghiệm cho thấy: Nuôi một con lợn đạt 100kg cho 1000kg phân. Cứ 1000 kg phân lợn cho 50 - 70 kg cá. Nhiều cơ sở đã sử dụng hợp lí nguồn nước thải sinh hoạt vào nuôi cá; Vận dụng các hình thức kết hợp nuôi cá với nuôi vịt, nuôi gà với nuôi cá. 4. Quản lý môi trường ao nuôi và bệnh cá 4.1. Quản lý đàn cá nuôi Đây là một công việc hết sức quan trọng, gồm có những nội dung quản lí chủ yếu sau: + Hoàn thành sớm kế hoạch sản xuất. + Chuẩn bị ao nhanh, gọn đảm bảo chất lượng và yêu cầu kĩ thuật. + Chuẩn bị tốt cá giống, hoàn thành nhanh gọn việc thả giống, theo dõi tình hình đàn cá sau khi thả. 14
- + Đảm bảo thường xuyên môi trường sống của cá, xử lí kịp thời các trường hợp cá, nổi đầu do thiếu ôxy, phòng trị bệnh cá. + Làm tốt công tác thống kê kĩ thuật về số lượng cá thả, thức ăn phân bón, số lượng cá chết, số lượng và cỡ cá khi thu hoạch, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm để tổng kết kinh nghiệm cho chu kì nuôi sau. Làm tốt nội dung chăm sóc và quản lí ao nuôi nhằm duy trì một đàn cá khoẻ. Những yếu tố người nuôi cá cần biết để duy trì một đàn cá khoẻ. Bảng 17.01.03: Các yếu tố mà người nuôi cần biết để duy trì một đàn cá khoẻ Yếu tố Diễn giải 1. Đàn cá -Cỡ cá -Giám sát tốc độ lớn để định được các mức ăn thích hợp và sức khoẻ chung của đàn cá -Hình dạng bên ngoài của cá -Tìm các dấu hiệu bên ngoài của bệnh -Tập tính cá -Tìm các chỉ dẫn của bệnh/ sốc -Cá chết -Loại bỏ để tránh lây lan -Chuẩn đoán bệnh sau khi cá chết -Duy trì ghi chép để thiết lập các mức độ tử vong bình thường và không bình thường. 2. Cho ăn -Cá ăn ngon miệng -Tìm các chỉ dẫn về bệnh/ sốc -Mức ăn -Duy trì ghi chép để xác định được các mức ăn thích hợp 3. Môi trường -Thời tiết, nhiệt độ, ôxy, pH, -Quan sát để dự báo những thay đổi về chất nước, độ sâu, độ đục kiểm tra để bảo đảm không gây sốc chết hoặc gần chết cá 4.2. Phòng trị bệnh cá 4.2.1. Cải tạo vệ sinh môi trường ao nuôi: - Xây dựng hệ thống NTTS đảm bảo yêu cầu phòng bệnh: Địa điểm xây dựng hệ thống NTTS phải có nguồn nước sạch, đảm bảo cung cấp khi cần thiết. Không có các nguồn nước thải đổ vào, nhất là nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp, nếu có phải tính đến khả năng cải tạo để tránh ĐVTS khỏi bị dịch bệnh và chết ngạt bởi thiếu oxy. Cần phải chú ý nền đáy ao, đất không có nhiều chất hữu cơ như rễ cây rừng ngập mặn. Đất không xì phèn và phải giữ được nước, tốt nhất là đất thịt pha cát. Xây dựng hệ thống công trình NTTS phải có hệ thống mương dẫn nước vào thoát nước ra độc lập. Nên sử dụng một diện tích nhất định để chứa các chất thải sau mỗi chu kỳ nuôi, ngăn chặn các mầm bệnh lan truyền ra xung quanh. Đối với các khu vực nuôi thâm canh (công nghiệp) ao nuôi chiếm 60-70% diện tích, ao chứa (lắng và lọc) diện tích chiếm từ 15-20% và ao xử lý nước thải (10-15% diện tích). - Vệ sinh dụng cụ: 15
- Mầm bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao bể bị bệnh sang ao, bể cá, tôm khoẻ. Vì vậy dụng cụ của nghề nuôi nên dùng riêng biệt từng ao, bể. Nếu thiếu thì sau đó khi sử dụng xong phải có biện pháp khử trùng mới đem dùng cho ao, bể khác. Dụng cụ đánh bắt dụng cụ bằng gỗ, quần áo khi lội ao phải dùng dung dịch 3 3 TCCA 20 g/m , Thuốc tím KMnO4 10 -12 g/m để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. - Vệ sinh môi trường nuôi: Dùng vôi để tẩy ao: Ao sau khi đã tháo cạn nước dùng vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi. Liều lượng dùng phụ thuộc vào điều kiện môi trường thông thường dùng 10-15 kg/100m2. Vôi bột vẩy đều khắp ao, vôi sống thì cho vào các hố giữa ao, vôi tan ra và lúc đang nắng, dùng gáo cán gỗ múc rải khắp đáy ao. Sau khi bón vôi một ngày cần dùng bàn trang hoặc bừa đảo đều rồi phơi nắng một tuần mới thả cá, tôm vào ương nuôi. Những ao có pH thấp nếu phơi nắng, sau khi cho nước vào ao sẽ xảy ra hiện tượng xì phèn. Do đó, với các ao loại này cần tiến hành rửa chua 3-5 lần để loại bỏ những hợp chất hữu cơ sinh nhiều H2S, sau đó bón vôi khắp đáy ao nhằm cung cấp nguồn Ca2+ cho thuỷ vực, giảm độ chua cho đất rồi tiến hành phơi khô đáy ao. Bảng 17.01.03: Lượng vôi cải tạo và khử trùng ao Độ pH của đất Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha Vôi nung (CaO) kg/ha > 6 1.000- 1.500 500- 1.000 5 - 6 3.000- 3.500 1.500- 2.000 4 – 5 5.000-8.000 2.500-4.000 8,5 dùng bột đá vôi (CaCO3) để bón là 1kg/100m ; định kỳ bón từ 2-4 lần/tháng. Dùng Tricloisoxianuric axit (TCCA) khử trùng ao nuôi: TCCA có tác dụng diệt trùng, diệt tạp gần như vôi nhưng dùng số lượng ít, độc lực giảm nhanh nhưng không có tác dụng cấp chất dinh dưỡng cho thủy vực nuôi cá. TCCA là một loại thuốc khử trùng, sát trùng chứa nhóm halogen, là một thuốc thông dụng nhất, khi hòa tan trong nước nó hình thành HClO. TCCA H 2 O HClO Trong môi trường axit hoặc trung tính, HClO không phân ly nhưng lại có khả năng phân hủy, giải phóng Oxy và Clo nguyên tử có tác dụng diệt TNGB, tăng oxy trong thuỷ vực. HClO HCl + O Trong môi trường kiềm HClO phân ly tạo ra các ion hydroclorit (ClO-) cũng có tác dụng diệt TNGB nhưng kém hơn oxy nguyên tử và clo nguyên tử. Liều lượng dùng căn cứ vào khối lượng nước trong ao, thường dùng 3-5g/m3 (3-5 ppm). Cho TCCA vào xô nhựa để hòa tan sau đó rắc xuống ao. Sau khi rắc xuống 16
- 1 tuần có thể thả cá tôm vì độc lực đã giảm. Các bể, dụng cụ ương nuôi ấu trùng khử trùng bằng TCCA nồng độ 10-20ppm (10-20gam/m3 nước) thời gian ngâm qua 1 đêm. Trong quá trình nuôi dùng TCCA nồng độ 0,2-0,4 ppm. Ngoài vôi và TCCA, có thể dùng một số hóa dược có tính oxy hóa mạnh hoặc các chế phẩm sinh học để vệ sinh môi trường nuôi: Bảng 17.01.04: Một số hóa chất khử trùng, vệ sinh môi trường nuôi Hoá chất Tác dụng Cách dùng Liều lượng Đối tượng nuôi Zoelite Hấp thụ khí - Bón định kỳ hàng -1-2 kg/100m3 - Ao nuôi thâm độc tháng 1- 2 lần nước /lần canh BKC Khử trùng - Tẩy trùng môi 10-20ml/m3 Ao nuôi ĐVTS (Benzalkonium trường (>80% Cl) Chloride) - Phòng bệnh ngoại 0,5-1,0ml/m3 ký sinh Chế phẩm vi Cải tạo môi Định kỳ dùng trong Theo nhà sản - NTTS thâm sinh vật trường quá trình nuôi xuất canh 4.2.2. Hạn chế nguồn gốc gây bệnh: - Khử trùng cơ thể vật nuôi: Nguồn cá tôm giống thả vào thuỷ vực có thể mang mầm bệnh, do vậy cần tiến hành kiểm dịch, nếu có sinh vật gây bệnh ký sinh trên cơ thể cá tôm thì tuỳ theo kết quả kiểm tra mà chọn thuốc trị bệnh cho thích hợp. Thường người ta dùng phương pháp tắm cho cá bằng các loại thuốc sau: Muối ăn NaCl 2-4% (đối với nước ngọt) thời gian 5-10 phút; CuSO4 (sulphat đồng) 2-5ppm thời gian 5-15 phút; Formalin 200-300ppm thời gian 30-60 phút. Hoặc phun xuống ao một trong các loại thuốc trên, nồng độ giảm đi 10 lần Trộn một số kháng sinh, vitamin, cây thuốc nam, với thức ăn để phòng các bệnh nội ký sinh. - Khử trùng thức ăn và sàng cho ăn: Đối với thức ăn là thực vật thuỷ sinh thượng đẳng dùng TCCA 0,5 ppm ngâm trong 20 phút. Thức ăn là động vật nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, tốt nhất là nấu chín. Phân hữu cơ cần ủ với 1-2% vôi sau đó mới sử dụng. Vớt bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn và thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn. Tốt hơn hết thường xuyên dùng vôi nung hoặc TCCA treo 2-3 túi xung quanh chỗ cho ăn để tẩy trùng. Liều lượng 2-4 kg vôi nung/ túi hoặc 10-20g TCCA/ túi. - Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát bệnh: Đại bộ phận các loại bệnh của cá phát triển mạnh trong các mùa vụ nhất định, thường mạnh nhất vào mùa xuân đầu hè, mùa thu đối với miền Bắc, mùa mưa đối với 17
- miền Nam do đó phải có biện pháp dùng thuốc phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế được tổn thất. Dùng thuốc để phòng các bệnh ngoại ký sinh: Trước mùa phát sinh bệnh dùng thuốc rắc khắp ao để phòng ngừa thường đạt kết quả tốt. Ngoài ra còn có thể treo túi thuốc xung quanh nơi cho ăn hình thành một vùng khử trùng các sinh vật gây bệnh (chú ý dùng ở nồng độ vừa phải với tôm, cá). Dùng thuốc phòng các bệnh nội ký sinh: Thuốc để phòng ngừa các loại bệnh bên trong cơ thể cá, tôm phải qua đường miệng vào ống tiêu hoá. Nên trộn vào thức ăn để cho ăn tuỳ theo yêu cầu phòng ngừa từng loại bệnh nhưng cần lưu ý: chọn loại thức ăn ưa thích của ĐVTS, nghiền thành bột trộn thuốc vào, độ dính thích hợp, số lượng chính xác, kích thước thức ăn theo cỡ miệng bắt mồi của ĐVTS, cho ăn số lượng ít hơn bình thường sau đó tăng dần. - Tiêu diệt vật chủ trung gian: Thường dùng các biện pháp săn bắn, phá tổ của chim ăn cá, săn bắt thú ăn cá. Dọn sạch cỏ rác, san bằng quanh ao để không còn nơi ẩn nấp và để trứng. Xử lý nguồn phân hữu cơ theo đúng kỹ thuật trước khi bón xuống ao ương nuôi cá. Không ăn cá sống. 4.2.3. Tăng cường sức đề kháng của động vật thủy sản: - Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trước khi thả: Chất lượng con giống phải thuần chủng, đồng đều về kích cỡ, không sây sát và không nhiễm những bệnh nguy trong quá trình nuôi. Sử dụng những giống lai tạo, có sức đề kháng cao đưa vào nuôi. - Thả ghép và nuôi luân canh các ĐVTS: Nuôi ghép nhiều loài cá vừa tận dụng được nguồn thức ăn, không gian sống rộng rãi, nâng cao sản lượng, lại phòng bệnh tốt. - Cho ĐVTS ăn theo phương pháp "4 định": Định chất lượng thức ăn: Thức ăn dùng cho cá ăn phải tươi, sạch sẽ không bị mốc meo, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể cá trong các giai đoạn. Định số lượng thức ăn: Dựa vào trọng lượng cá để tính lượng thức ăn, thường sau khi cho ăn từ 3-4h cá ăn hết là lượng vừa phải. Cá ăn thừa nên vớt bỏ đi để tránh hiện tượng thức ăn phân huỷ làm ô nhiễm môi trường sống. Định vị trí cho ăn: Muốn cho cá ăn một nơi cố định cần tập cho cá có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho cá ăn theo vị trí vừa tránh lãng phí thức ăn lại quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý sinh thái của cơ thể cá. Ngoài ra để phòng bệnh cho cá trước các mùa vụ phát sinh bệnh có thể treo các túi thuốc ở nơi cá đến ăn, có thể tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh. Định thời gian cho ăn: tập cho cá có thói quen đến giờ ăn tập trung tại vị trí cho ăn. Khi chúng ta đưa thức ăn vào ao cá sử dụng luôn, thức ăn không bị hòa tan vào nước hoặc chìm xuống đáy, tránh dư thừa thức ăn và ô nhiễm môi trường ao nuôi. 18
- 5. Thu hoạch 5.1. Xác định thời điểm thu hoạch cá - Thời điểm thu hoạch cá thương phẩm phần lớn phụ thuộc vào chu kỳ nuôi. Hiện nay, trong thực tế các qui trình nuôi cá thương phẩm có chu kỳ nuôi khác nhau rất lớn ở các địa phương cũng như ở các cơ sở nuôi khác nhau. + Đối với những địa phương hay cơ sở nuôi với chu kỳ ngắn nhất từ 6- 8 tháng nuôi. Chu kỳ nuôi này thường áp dụng với đối tượng nuôi cá nước ngọt có kích cỡ giống lớn, khả năng chăm sóc quản lý tốt, hình thức nuôi tiên tiến. Ngoài ra cũng có thể nuôi chu kỳ ngắn với đối tượng cá chuyên canh (nuôi đơn) như cá rô phi, rô đồng, cá chép và thời gian cho một chu kỳ có thể ngắn hơn. Thời gian ngắn nhất có thể chỉ 4 tháng nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó cũng có trường hợp thời điểm thu hoạch sớm có thể là thu đối tượng cá vượt đàn hay gọi là thu tỉa. Đây cũng là phương pháp mà nhiều cơ sở nuôi lựa chọn thời điểm thu với chu kỳ ngắn. + Đối với những cơ sở lựa chọn chu kỳ nuôi trung bình đó là thời điểm thu hoạch nuôi trong năm (dưới 12 tháng nuôi), thường nuôi từ 10- 12 tháng nuôi thì tiến hành thu hoạch. Đây là chu kỳ nuôi khá phổ biến ở nhiều địa phương hiện nay, vì nếu nuôi với chu kỳ này kích cỡ cá thu hoạch thường lớn đạt kích cỡ sản phẩm hàng hóa ưa chuộng. + Đối với những cơ sở lựa chọn chu kỳ nuôi dài nhất đó là thời điểm thu hoạch nuôi sang năm thứ hai (trên 12 tháng nuôi). Đây là chu kỳ nuôi đối với những cơ sở thả giống ban đầu với kích cỡ nhỏ, thường khi nuôi với chu kỳ dài hay kết hợp với đánh tỉa thả bù hoặc ao có diện tích lớn. - Thời điểm thu hoạch cũng tùy thuộc vào từng vùng miền cũng như tập tính nuôi cá của từng địa phương. Đối với các tỉnh phía Bắc vì có mùa đông thời tiết lạnh nên cá hầu như tăng trưởng chậm đồng thời chu kỳ nuôi, kích cỡ thương phẩm đáp ứng nên tập trung thu hoạch vào từ tháng 11 và kết thúc vào 30/12 dương lịch hàng năm (thu trước thời điểm rét đậm – tùy vào từng năm mà thời gian này có thể chênh nhau 30 ngày). Thu hoạch cá có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ trong ao sau đó có kế hoạch tát cạn vét bùn khử trùng ao nuôi tiếp vụ khác. 5.2. Xác định kích cỡ thu hoạch: - Kích cỡ cá thu hoạch phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch, thị trường tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng. - Kích cỡ cá thu hoạch cũng phụ thuộc vào từng đối tượng cá khác nhau, kích cỡ cá cũng khác nhau. Hình thức nuôi khác nhau cũng có kích cỡ thu hoạch khác nhau trên cùng một đối tượng. Đối với hình thức nuôi chuyên canh sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, thì kích cỡ thu hoạch thường nhỏ hơn đối với hình thức sử dụng thức ăn tự chế biến là chính kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có. - Kích cỡ cá thu hoạch ở một số loài cá nước ngọt phổ biến sau: + Cá trắm cỏ kích cỡ thu hoạch ≥ 1,5kg 19
- + Cá mè trắng kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg + Cá mè hoa kích cỡ thu hoạch ≥ 1,0kg + Cá Mriganla kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg + Cá Rohu kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg + Cá chép kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg + Cá Rôphi kích cỡ thu hoạch ≥ 0,5kg + Cá rô đồng kích cỡ thu hoạch ≥ 0,06kg 5.3. Thu tổng thể * Giai đoạn 1: Làm cạn nước một phần trong ao nếu lượng nước quá nhiều, thu hoạch gặp khó khăn Tiến hành thả lưới (ra lưới) bao vây đàn cá Hình 17.01.07: Thả lưới thu cá Kéo lưới thu đàn cá lại Hình 17.01.08: Kéo lưới thu đàn cá lại 20
- Thu lưới bắt cá: Hình 17.01.09: Vớt cá trong lưới thu hoạch * Giai đoạn thứ hai: Tiến hành thu trữ lượng cá sau khi nước được làm cạn hoàn toàn trong ao. Đây là giai đoạn nhằm tiến hành thu toàn bộ lượng cá trong ao nuôi, giai đoạn này thường thu với trữ lượng ít hơn giai đoạn trước . Trình tự thu hoạch ở giai đoạn 2 được thực hiện như sau: - Làm cạn ao: Làm cạn thủ công: Điều chỉnh cao trình cống phù hợp với điều kiện thoát nước của ao nuôi, tùy theo vào đặc tính công trình cống mà khả năng tháo được nhiều nhanh hay chậm, thường thì việc tháo cạn khó có thể triệt để được và thời gian diễn ra chậm nên việc làm cạn cần kết hợp hình thức khác nữa. Làm cạn bằng máy bơm: Lắp đặt máy bơm tại vị trí cống thoát nước của ao (rốn ao) - Bắt cá: Bắt cá chủ yếu bằng cách sử dụng nhiều nhân lực để bắt bằng tay thủ công khi ao đã cạn hoàn toàn. Bắt cá bằng tay kết hợp với những dụng cụ thông dụng như vợt, rổ, sảo để đưa cá vào lồ, thuyền để đưa lên bờ. 21
- BÀI 2: NUÔI CÁ NƯỚC CHẢY Mã bài: MĐ17 - 02 Giới thiệu: Nuôi cá ao nước chảy giới thiệu đến người học yêu cầu kỹ thuật ao nuôi, thực hiện công việc cải tạo ao, thả cá giống, chăm sóc quản lý và thu hoạch cá đúng kỹ thuật. Bài học có thời gian 8 giờ trong đó lý thuyết 2 giờ, thực hành 6 giờ. Bài học này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các câu hỏi, bài tập tình huống để sinh viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Mục tiêu: - Hiểu được đặc điểm nuôi cá nước chảy, yêu cầu kỹ thuật của ao nuôi cá nước chảy và vị trí đặt lồng bè nuôi cá; - Nêu được yêu cầu về chất lượng cá giống, kỹ thuật thả cá giống, chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi; - Chuẩn bị được ao, lồng nuôi; - Chọn được vị trí đặt lồng bè nuôi cá, chọn và thả cá giống, thu hoạch cá đúng kỹ thuật. Nội dung chính: 1. Đặc điểm nuôi cá nước chảy 1.1. Khái niệm nuôi cá nước chảy: là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện: tự nhiên, vật chất, biện pháp kỹ thuật vào nuôi cá trong hệ sinh thái động nhằm thu sinh khối cá cao. * Phân loại: hai hình thức: - Nuôi cá ao nước chảy - Nuôi cá lồng bè * Đặc điểm: nuôi cá nước chảy là một bpkt tiến tiến trong nuôi thuỷ sản đây là hình thức nuôi cá vận dụng cả hai đặc điểm sinh lý (nhiệt độ, oxy ) sinh thái: - Do có sự lưu thông nước cung cấp đầy đủ oxy, làm điều hoà nhiệt độ, loại bỏ sản phẩm thải từ đó tận dụng tối đa diện tích mặt nước. - Chủ động xây dựng công trình nuôi, dễ dàng chăm sóc quản lý và bảo vệ đàn cá. - Đối tượng cá nuôi là loại sử dụng thức ăn trực tiếp. Chủ động cung cấp thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cá. - Thuận lợi khi kiểm tra sinh trưởng, phòng trị bệnh, chủ động thu hoạch cá và tiêu thụ. - Có thể phát triển ở những nơi không có điều kiện nuôi cá ở ao nước tĩnh (miền núi). Thích hợp qui mô nuôi cá phạm vi nhỏ gia đình tới qui mô lớn nuôi công nghiệp. - Năng suất cá nuôi rất cao 20- 30T/ha ao; 70- 100kg/m3 lồng 2.1.2. Thành tựu - Lịch sử nghề nuôi cá lồng bè do các nông dân Campuchia phát triển (thừa số lượng cá lưu dữ để bán) 22
- - Châu âu nuôi các đối tượng: hồi, nheo, tầm (các nước phát triển nghề như: Liên Xô, và các nước Bắc Âu ) - Châu á phát triển rất mạnh nghề cá ao nước chảy ở Nhật (năng suất có thể đạt tới 144kg/m3) các nước Đông Nam Á năng suất có thể đạt tới 200-300kg/m2 lồng nuôi. - Việt nam mới du nhập từ những năm 70 ở viện I, và hiện nay tương đối phát triển các đối tượng và sản lượng Với nuôi ao nước chảy trước đây tương đối phát triển nhưng hiện nay đã mai một nhiều và không còn giữ được vị trí trong nghề nuôi trồng thuỷ sản. 2. Nuôi cá ao nước chảy Yêu cầu chung: Ao có khả năng lưu thông nước (lượng nước có thể thay đổi 1/ 3 đến 2/ 3 thể tích nước trong ao. Đối tượng cá nuôi là loài sử dụng trực tiếp thức ăn. Mật đô cá nuôi dầy trong diện tích nhỏ nhưng năng suất cá nuôi cao. 2.1. Chuẩn bị ao nuôi 2.2.1. Chọn vị trí - Chọn vị trí xây dựng ao ven sông suối nước chảy, hay những nơi có khả năng cấp thoát nước chủ động. Mặt nước ao luôn có dòng nước chảy qua, đáy ao thường là đáy đá sỏi, ít bùn và nghèo dinh dưỡng. - Ao có diện tích 100 - 1000 m2, tốt nhất xây dựng ao có dạng hình chữ nhật với tỉ lệ Dài : Rộng = (2 - 5) :1, bố trí chiều dài ao theo chiều dòng chảy để tiện lấy nước vào và thải nước ra. hn = 1,5 - 2 m, hat = 0,5 - 0,7 m. - Hệ thống công trình: bờ ao đắp bằng đất, đá nhưng phải chắc chắn, tốt nhất là nên kè hai mái bờ, hoặc làm thành 2 cấp để đảm bảo độ chắc chắn. Ống dẫn nước bằng ống bi (cây họ tre, ống bê tông) với đường kính tối thiểu 10cm, số lượng ống cống phụ thuộc vào diện tích và chiều rộng của bờ ao. Đăng chắn đi kèm theo hệ thống cống, tốt nhất là thiết kế đăng chữ V để đảm bảo cho cấp thoát nước. Cống xả đáy: nếu có điều kiện nên thiết kế hệ thống cống xả đáy. Đáy ao: nên làm đáy bằng phẳng nhưng có độ nghiêng về phía cống thoát nước để thoát nước dễ dàng. Nếu có thể thì thiết kế đáy ao thành 2 cấp rõ ràng mỗi cấp lệch nhau 0,5m. Phần sâu của ao sẽ tạo nơi có môi trường ổn định, phần nông của ao sẽ là nơi cá bắt mồi. - Môi trường: pH = 7 - 7,5, nhiệt độ nước 18 - 300C, nguồn nước sạch không nhiễm bẩn, chất thải hoá học và chất độc. 2.2.2. Chuẩn bị ao Cần chú ý bố trí hệ thống cấp nước vào ao, hệ thống thoát nước đáy ao cho hợp lí. Ao đã nuôi cá, dọn sạch bùn, chất thải lắng đáy ao, tu sửa hệ thống bờ, cống, đăng chắn Bón vôi bột khử trùng cho ao với lượng 7- 10kg/ 100m2, nếu ao bị chua, phèn bón tăng lượng 10- 20kg/ 100m2, nếu dùng vôi tôi thì tăng lượng bón nên gấp 2 lần so với vôi bột. 23
- 2.2. Chọn và thả giống - Thời vụ thả cá giống: Phụ thuộc vào thời vụ sản xuất giống và mùa khô, mưa. Thường tháng 1 - 2 thả giống lưu; tháng 8 ,9 thả giống sản xuất trong năm. Tháng 6 - 7 vào mùa lũ, thu cá tránh lũ. - Tiêu chuẩn cá giống thả đảm bảo về cỡ cá (mức tối thiểu): Trắm cỏ 12 - 15 cm. Chép 6 - 8 cm. Rôhu 8 - 10 cm. Mrigal 8 - 10 cm. Cá Tra 8 - 15 cm; Đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng cá giống. Có điều kiện thả cá giống lớn càng tốt. - Chọn đối tượng nuôi chính và tỉ lệ nuôi ghép các đối tượng. Công thức 1: Trắm cỏ 95%, Rô phi 5%. Công thức 2: Trắm cỏ 80%, Rôhu ( Mrigal) 10%, Rô phi 10%. Công thức 2: Trắm cỏ 60%, Rôhu ( Mrigal) 20%, Chép 10%, Rô phi 10%. Công thức 4: Cá tra 45%, Cá vồ 45%. Cá chép 10%. - Mật độ cá thả từ 8 - 10 con/ m2. 2.3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi - Thức ăn nuôi cá: Về loại thức ăn xanh gồm có rong, cỏ, rau xanh (cá trắm cỏ); rau xanh, quả bí ngô (cá tra). Lúc cá còn nhỏ có thể băm nhỏ phù hợp với cỡ miệng của cá. Khi cá lớn cho ăn vào các khung cho ăn cố định ở góc ao, trước khi cho ăn phải vớt bỏ thức ăn thừa ở lần cho ăn trước. Thức ăn tinh hỗn hợp có 15 - 20% đạm tổng số. Nhu cầu và lượng thức ăn qua các tháng nuôi ở bảng 7. Phương pháp cho ăn đảm bảo yêu cầu 4 định (chú ý thức ăn xanh cho ăn ngày 2 lần, thức ăn tinh 1 lần vào buổi sáng). - Hàng ngày đảm bảo nước lưu thông qua ao từ 1/ 3 - 2/ 3 thể tích nước trong ao. Hàng tháng tháo cống đáy một lần để loại bỏ các chất thải lắng đọng. - Thường xuyên theo dõi mức ăn để điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lí; Theo dõi bệnh cá để kịp thời xử lí. Định kì kiểm tra sinh trưởng để điều chỉnh chất lượng thức ăn. - Đảm bảo an toàn đàn cá nuôi trong ao. - Treo túi thuốc phòng trị bệnh cho cá: tiến hành thường xuyên trên ao, có thể sử dụng vôi bột hoặc Chlorine. Bảng 17.02.01.: Nhu cầu thức ăn qua các tháng để đạt năng suất 300 kg/ 100m2 (x 10 lần) Tháng loại 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 t/ăn T/ă xanh 25 35 45 65 90 125 135 150 120 100 100 4703 T/ă tinh 0,5 0,7 0,8 1,4 1,8 2,4 2,4 2,4 1,8 1,0 0,6 148 2.4. Thu hoạch cá 24
- Trong nuôi cá nước chảy tốt nhất là tiến hành thu tỉa cá lớn vào tháng 4 -5 của chu kỳ nuôi để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Trong khi thu hoạch cũng có thể để lại cá chưa đủ kích thước thương phẩm để nuôI trong chu kì kế tiếp. Thu hoạch toán bộ: các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cần đạt ở bảng 20. Bảng 17.02.02: Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cần đạt Chỉ tiêu Nuôi quanh năm Nuôi thời vụ Năng suất (tấn/ ha) 30 20 Thời gian nuôi (Tháng) 11 3 Khối lượng cá thu hoạch ( kg) - Trắm cỏ 1,4 1,0 - Rôhu (Mrigal) 1,0 0,6 - Rô phi 0,3 0,4 - Chép 0,7 0,7 - Tra 1,0 0,7 Tỷ lệ sống (%) 70 - 80 70 -80 Hệ số thức ăn thực tế - Thức ăn xanh 33 33 - Thức ăn tinh 0,5 0,5 3. Nuôi cá lồng nước chảy 3.1. Chọn vị trí đặt lồng bè Việc xác định vị trí đặt lồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì các lồng đặt trên hệ thống sông suối nước chảy chịu ảnh hưởng của lũ. Vào mùa mưa lưu tốc dòng chảy quá lớn lồng dễ bị cuốn trôi. Mùa khô, lưu tốc nước quá nhỏ không đảm bảo ôxy cho cá và loại thải cặn bã trong điều kiện nuôi dày. Vị trí đặt lồng cần đảm bảo những yêu cầu chủ yếu sau: - Có lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,5 m/ s. Tốt nhất là 0,3 m/ s ngoài giơí hạn lưu tốc trên đều không có lợi về môi trường sống và vẫn đề an toàn lồng cá. - Có độ sâu mực nước 2 - 3m (đáy lồng cách đáy sông suối 0,5 m, khi nước dòng (thấp) lồng bè phải cách bờ tối thiểu 5- 10m. - Nơi có dòng chảy ổn định, không có dòng xoáy, không gần thác, không gần ngã 3 sông suối giao nhau tạo nhiều bọt khí, không có nguồn nước nhiễm bẩn, chất độc hoá học chảy qua. - Không ảnh hưởng đến giao thông đi lại trên bờ cũng như dưới sông. - Ngoài ra cũng cần chú ý tới giao thông đi lại đường bộ thuận tiện cho việc cung cấp giống, thức ăn và thu hoạch. - Các thông số môi trường trong nuôi cá lồng bè (theo tiêu chuẩn ngành thủy sản) pH 6,5- 8,5 Ôxy hoà tan > 5mg/ lít COD < 10mg/ lít 25
- Coliform <10.000 MPN/ 100ml Kim loại nặng (chì) 0,002- 0,007 mg/ lít 3.2. Thả cá giống - Đối tượng nuôi: cơ cấu thành phần đối tượng cá thả nuôi ở các tỉnh phía Bắc, Tây nguyên và khu vực phía Nam có sự khác biệt thể hiện ở bảng - Tiêu chuẩn chất lượng cá giống: + Cá khoẻ mạnh không dị hình, không có dấu hiệu bệnh lý, không bị xây xát, không bị mất nhớt. Cá khoẻ thường bơi chìm và bơi nhanh theo đàn + Cá có quy cỡ đồng đều, không thả lẫn cá quá lớn với cá quá nhỏ dẫn đến tình trạng cá lớn tranh mồi với cá bé làm cho hiện tượng phân đàn càng lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá khi thu hoạch. - Thời vụ thả giống: Thường thả sau mùa mưa lũ (tháng 8, 9) nuôi đến trước mùa mưa lũ năm sau (tháng 5 , 6). Đối với khu vực phía Nam có thể thả giồng quanh năm. - Mật độ và cỡ cá giống thả: Bảng 17.02.03: mật độ và quy cỡ cá thả nuôi trong lồng bè Hình thức Mật độ Thời vụ Thời gian TT Loài cá Quy cỡ (cm) nuôi (con/m2) (tháng) nuôi (tháng) 1. Cá tra Nuôi đơn Cao thân 120 Quanh năm 7-8 2-2,5; 4-6 90 nt 6-7 2. Cá ba sa Nuôi đơn Cao thân 300 nt 8-10 1-1,5; 4-6 120 6-7 3. Cá hú Nuôi đơn Cao thân 100-120 nt 8-9 2-2,5; 4-6 80-90 7-8 4. Cá lóc bông Nuôi đơn Cao thân 300-400 nt 8-9 1-1,5; 2,5-3,5 90-100 6-7 5. Cá chép Nuôi đơn Dài thân 8-10 80 nt 6-8 6. Cá bống tượng Nuôi đơn Dài thân 15-20 100-120 nt 6-7 7. Cá mè vinh Nuôi ghép Dài thân 5-7 10-15 nt 8-10 8. Cá he Nuôi ghép Dài thân 5-7 120-150 nt 10-12 9. Cá rôphi Nuôi ghép Dài thân 6-8 110-120 nt 6-7 10. Cá trắm cỏ Nuôi đơn Dài thân 15-16 40-50 3-4 4-5 11. Cá chài Nuôi ghép Dài thân 6-8 50-60 nt 10-12 - Yêu cầu thả cá giống: Cá giống đảm bảo chất lượng. Sản xuất tại chỗ, cách không xa lồng. Vận chuyển cá an toàn, không xây sát. Không thả giống trước, sau cơn mưa. Theo dõi tình hình cá chết, cá yếu sau thả để kịp thời bổ xung. + Khi thả vào bè cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới, nên ngâm bao chứa cá giống trong nước bè 15- 20phút mới thả cá ra. Có thể thử trước một số cá, sau một hai ngày kiểm tra thấy cá vẫn khoẻ mạnh thì có thể tiến hành thả toàn bộ cá giống. + Trước khi thả cá xuống lồng bè phảI tắm khử trùng cho cá bằng nước muốn 2- 3% (thời gian 3- 5phút) để cá chóng lành vết thương, loại bỏ các kí sinh trùng bám trên cơ thể. 26
- 3.3. Chăm sóc và quản lý lồng nuôi 3.3.1. Thức ăn cho cá Thức ăn cho cá nuôi trong bè gồm thức ăn hỗn hợp tự chế biến, thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tươi sống, tuỳ theo đối tượng mà cung cấp cho phù hợp. + Nhóm cá sử dụng thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp: gồm đa số các loài cá nuôi trong khu vực phía Nam như: cá tra, ba sa, chép, rôphi, hú, mè vinh Có thể dùng các loại cám ngô, bã đậu, khô dầu + Nhóm cá sử dụng thức ăn tươi sống: là các loài cá ăn động vật tươi sống như: lóc bông, bống tượng. + Nhóm cá ăn thức ăn xanh: thời gian đầu cho ăn bèo, cỏ, lá sắn non. Giai đoạn lớn sử dụng các loại thức ăn xanh, rau xanh (không đắng, không gây độc) nuôi cá. Thức ăn tự chế biến đã được sử dụng rộng rãi từ lâu do người nuôi dễ dàng tìm được nguồn nguyên liệu cõ sẵn tại địa phương nới nuôi cá. Giá thành thức ăn do đó cũng phù hợp và rẻ hơn so với thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên thức ăn tự chế biến thường có hàm lượng dinh dưỡng không ổn định, thời gian nuôi kéo dàI và tích luỹ nhiều mỡ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngược lại, thức ăn công nghiệp người nuôi dễ sử dụng, dễ bảo quản, vận chuyển, thuận tiện khi cho cá ăn, tốn ít chi phí nhân công chế biến và cho ăn. Dùng thức ăn công nghiệp và giữ cho môi trường ít bị ô nhiễm so với thức ăn chế biến. Nguyên liệu dùng chế biến thức ăn tự chế biến gồm có cá tạp tươi (cá linh, cá biển ), cá tạp khô, bột cá, đậu tương, cám gạo, tấm, rau xanh và một số phụ phẩm khác (bánh dầu, ốc, cua ). Người nuôi có thể trộn thêm premix khoáng, vitamin C để kích thích hoạt động bắt mồi và tăng sức đề kháng cho cá. Bảng 17.02.04: thành phần nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá nuôi lồng bè Công thức 1 (18-20% Pr) Công thức 2 (25-28% Pr) Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Cám gạo 29 Cám gạo 44 Cá tạp 50 Bột cá nhạt 35 Tấm 10 Bánh dầu 10 Thành phần khác (cua, ốc, 10 Thành phần khác (cua, ốc, 10 nội tạng gia súc ) nội tạng gia súc ) Premix khoáng 1 Premix khoáng 1 Vitamin C 10mg/kg Vitamin C 10mg/kg thức ăn thức ăn Cộng 100 Cộng 100 Cộng thêm rau xanh ngoài 20 Cộng thêm rau xanh ngoài 20 công thức thức ăn công thức thức ăn 3.3.2. Phương pháp chế biến thức ăn - Tất cả các nguyên liệu trên được phối trộn theo đúng tỷ lệ, sau đó đưa vào máy xay nhuyễn và nấu chín. Sau khi nấu chin đưa ra để nguội và đưa vào máy ép viên thành dạng viên sợi ngắn, phơi cho se mặt trong điều kiện râm mát và đưa xuống cho ăn. Thức ăn chỉ chế biến và sử dụng trong ngày. 27
- - Với những cá sử dụng thức ăn là cá tươi thì phương pháp chế biến chủ yếu đảm bảo 2 yếu tố: cá tạp tươi không bị mốc, ôi, thiu và đã rửa sạch trước khi cho ăn; với cá giai đoạn còn nhỏ phải băm cá vừa với cỡ miệng. - Thức ăn xanh: thức ăn đảm bảo không đắng, độc đối với cá, trước khi cho cá ăn cũng phải sát trùng thức ăn. 3.3.3. Phương pháp cho ăn: - Mỗi ngày cho cá ăn 2- 3lần. Với cá sử dụng thức ăn tự chế biến thì khẩu phần ăn 7- 10% trọng lượng cá/ ngày (với cá tra, hú, rôphi); và khẩu phần 4- 5% trọng lượng thân/ ngày (với cá mè vinh, he, ba sa). Trong thời gian 2- 3 tháng nuôi đàu thức ăn có hàm lượng đạm 25- 28%; sau đó cho đến thu hoạch thức ăn có 18- 20% đạm. Hai tháng trước khi thu hoạch vỗ béo cá bằng cánh tăng số lần cho ăn trong một ngày cho tới khi thu. - Thức ăn công nghiệp: khẩu phần ăn phụ thuộc vào nhà sản xuất nhưng thường trong khoảng 1,5- 2% trong lượng thân - Với thức ăn tươi sống: thức ăn sau khi đã được cắt nhỏ phù hợp với cỡ miệng sẽ đưa xuống sàng cho ăn năm cách mặt nước 15- 20cm (riêng cá bống tượng đặt sân 50cm). Khẩu phần ăn cho cá 5- 10% trọng lượng thân. Phải kiểm tra sàng ăn trước khi cho ăn không để dư thừa thức ăn tránh gây ô nhiễm môi trường. Chú ý: + Thường thi cá lớn sẽ có khả năng bắt mồi mạnh hơn vì vậy tranh dành được thức ăn nhiều hơn nên khi cho ăn phải đảm bảo tất cả cá đều được ăn no. + Nên cho cá ăn khi nước thuỷ triểu lên hoặc rút để sau khi cho ăn có nước lưu thông mạnh trong bè tránh cá bị mệt. + Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, thoe dõi tình hình ăn và mức độ tăng trưởng của cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không để cá bị đói những không để dư thừa thức ăn. + Khi xuất hiện bệnh trong môi trưởng phải giảm và ngưng cho ăn để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp xử lý. 3.3.4. Quản lý chăm sóc : - Phải tiến hành dọn vệ sinh trước khi tiến hành thả cá tẩy trùng các góc khuất nơi có nguy cơ tiềm ẩn sinh vật gây bệnh. - Phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra đàn cá. hàng ngày khi cho ăn phải chú ý tới mức độ sử dụng thức ăn của cá, quan sát hình dạng bên ngoài, sự hoạt động của cá để có sự điều chỉnh cho phù hợp. - Hàng tháng kiểm tra đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống để điều chỉnh thức ăn, loại bỏ các cá thể còi cọc, dị hình, chậm lớn ra khỏi quần đàn. - Khu vực nuôi lồng bè trên sông chú ý: độ trong nước nhất là vào mùa mưa bão, lúc nước chiều lên, xuống, cá thường bị ngạt do thiếu ôxy cần cấp cứu kịp thời. - Vào mùa mưa nước sông mang nhiều phù sa và lắng đọng nhiều ở đáy lồng bè, có thể làm bè chìm hoặc nghiêng, vì vậy phải thường xuyên dùng máy bơm thổi bùn ra khỏi đáy bè. Ngoài ra nước mưa làm tăng độ đục dẫn tới hiệu quả bắt mồi của cá kém đi. 28
- - Thường xuyên kiểm tra neo, dây neo, nhất là vào mùa mưa lũ, gặp trường hợp bất khả kháng phải huy động người di chuyển lồng bè khỏi khu vực nguy hiển. - Hàng tuần phải lặn vệ sinh bè, kiểm tra lưới chắn, gỡ bỏ rác bám vào bè, sửa chữa những sai hỏng nếu có 3.4. Thu hoạch cá - Thời gian thu hoạch : việc ấn định thời điểm thu hoạch phụ thuộc chủ yếu và cỡ cá thu và giá thành khi thu hoạch, để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất - Trước khi thu hoạch 1- 3 ngày phải giảm rồi ngừng cho cá ăn, khi thu hoạch dùng lưới gom bắt hết cá. khi còn sót ít cá thì tiến hành đưa bè lên ao và thu triệt để bằng tay. Nên thu hoạch trong thời gian ngắn để khỏi ảnh hưởng đến chất lượng cá và hao hụt. - Kết quả nuôi: Bảng 17.02.05: Kết quả nuôi cá Cỡ cá thu Sản lượng Năng suất Loài cá Kích cỡ bè hoạch (kg) (Tấn/bè) (kg/m3) Cá tra 15 x 7 x 4 0,8- 1,5 40- 45 100- 120 25 x 10 x 5 0,8- 1,5 110- 120 100- 120 Cá ba sa 15 x 7 x 4 0,8- 1,5 30- 40 90- 100 25 x 10 x 5 0,8- 1,5 85- 90 90- 100 Cá hú 15 x 7 x 4 0,7- 1,2 30- 35 90- 100 Cá chép 15 x 5 2,5 0,7- 0,8 8-10 40- 50 Cá lóc bông 15 x 5 2,5 1- 1,4 15- 16 70- 80 Cá bống tượng 10 x 5 2,5 0,4- 0,6 5- 6 40- 50 He, mè vinh 15 x 5 2,5 0,15- 0,3 7- 8 35- 40 Rôphi 8 x 4 x 3 0,5- 0,7 8- 10 80- 90 0,5- 0,7 45- 50 80- 90 Trắm cỏ 4 x 3 x (1,5-2) 1,5- 2 1,2- 1,5 80-90 29
- BÀI 3: NUÔI CÁ MẶT NƯỚC LỚN Mã bài: MĐ17 - 03 Giới thiệu: Nuôi cá mặt nước lớn giới thiệu đến người học khái niệm đặc điểm các loại hình mặt nước lớn có thể nuôi cá; thực hiện công việc cải tạo mặt nước, thả cá giống, chăm sóc quản lý và thu cá đúng kỹ thuật. Bài học có thời gian 8 giờ trong đó lý thuyết 2 giờ, thực hành 5 giờ và 1 giờ kiểm tra. Bài học này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các câu hỏi, bài tập tình huống để sinh viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Mục tiêu: - Hiểu được đặc điểm của các hệ sinh thái mặt nước lớn và biện pháp nuôi cá kết hợp trong các hệ sinh thái mặt nước lớn. - Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật nuôi cá trong hệ sinh thái mặt nước lớn. Nội dung chính: 1. Nuôi cá hồ chứa nước nhân tạo (hồ nhân tạo) 1.1. Đặc điểm hồ chứa 1.1.1. Định nghĩa và cách phân biệt hồ chứa nước. - Hồ chứa nước là hồ do con người tạo lên thông qua viêc đắp đập ngăn các con sông, dòng chảy tạo thành hồ, với các mục đích khác nhau: mục đích cho thuỷ lợi, thuỷ điện là chính, ngoài ra các nhiệm vụ khác như nuôi cá, du lịch, cải tạo cảnh quan chỉ là nhiệm vụ kết hợp. Điều chúng ta dễ nhận thấy là khi muốn tổ chức xây dựng một khu vực thành hồ chứa nước việc quan tâm đầu tiên của các nhà xây dựng, các nhà chiến lược là mục đích thhuỷ lợi (cụ thể là mục đích ngăn chặn lũ). - Nhận biết hồ chưa nhờ 3 bộ phận đặc trưng là: Đập chính, đập chàn, công lấy nước.Hồ chứa khác đập dâng nước là khi đạp dâng đã tạo được một sự chênh lệch và độ cao cột nước thì nước tự tràn. Hồ chứa khác hồ tự nhiên không có đập và công trình tràn. 1.1.2. Số lượng hồ chứa và diện tích hồ chứa. -Theo Nguyễn Đình Trọng hiện nay Việt Nam có 3.600 hồ chứa, trong đó hồ có diện tích lớn và vừa (dung tích >1.000.000m3) có 460 hồ. Theo Đoàn Quyết Trung (tổng cục khí tượng thuỷ văn) Hồ chứa có diện tích trên 1km2 có 4.500 hồ, loại từ 10 km2 có 700 hồ.Theo Nguyễn Văn Hảo hiện nay có 2.511 hồ với diện tích 193.910ha có khả năng nuôi trồng thủy sản. 1.1.3. Phân loại hồ chứa: 1.1.3.1. Phân loại theo mục đích sử dụng: hồ chứa thường được xây dựng dựa trên nhiều mục đích sử dụng trong đó có mục đích chính và mục chích kết hợp. - Mục đích thuỷ điện để chạy tuốc bin phát điện. Hồ thuỷ điẹn thường tháo nước quanh năm, tuy nhiên về mùa khô số giờ tháo nước bị khống chế. Những hồ thuỷ 30
- điện lớn ở Việt Nam hiện nay: Hoà Bình, Thác Bà, Đa Nhim, Trị An, sônh Hinh, Yali - Hồ có mục đích tưới tiêu và hạn chế lũ, hầu hết các hồ hiện nay đều có mục đích này. ngoài việc tưới nước hồ này còn có tác dụng tích nước vào mùa mưa để hạn chế lũ ở hậ lưu. VD hồ Hoà Bình tích nước sông Hồng làm mực nước sông ở Hà Nội giảm 1m. Tuy nhiên do đặc điểm tưới nước vào mùa khô nên các hồ này vào mùa khô nước rất cạn ảnh hưởng tới khu hệ cá trong hồ. - Mục đich phục vụ sinh hoạt: hồ này thường nằm gần thành phố, thị xã, hồ này có chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài mục đích cấp nước sinh hoạt các hồ chưa này còn phục vụ các mcụ đích khác nhe thuỷ điện, thủ lợi và ngày cả nuôi cá. Tuy nhiên nuôi cá những hồ này đảm bảo không bị ô nhiễm nguồn nước. VD hồ Hoà Bình cung cấp nước cho thị xã Hoà Bình, hồ Trị An, Dầu Tiếng cung cấp nước choTP Hồ Chí Minh - Mục đích khác: Ngoài các mục đích chủ yếu như trên hồ cứa còn mang các mục đích khac như: Giao thông đường thuỷ, du lịch, cải tạo môi trường, mục đích NTTS chỉ là mục đích phụ 1.1.3.2. Phân loại theo nguồn gốc: - Hồ đắp đạp ngăn các eo núi, ruộng bậc thang là các loại hồ chứa cỡ nhỏ, phân bố khá nhiều ở vùng núi và Trung du. - Hồ ngăn suối giữ nước tưới cho nông nghiệp, phát triển nghề cá, thuỷ điện nhỏ diện tích khoảng 100- 1.000ha - Loại hồ ngăn các sông nhỏ, có suối lớn diện tích khoảng 1.000- 10.000ha - Loại hồ đắp trên các lớn làm nhiện cụ chống lũ và thuỷ điện có diện tích khoảng 10.000- 100.000ha hồ Thác Bà sông Chảy, Hoà Bình sông Đà, Trị An sông Đồng Nai Ngoài ra còn có loại hồ chắn những sông rất lớn có diện tích > 100.000ha, không có ở Việt Nam 1.1.3.3. Phân bố theo địa lý: - Vùng trung du miền núi phía Bắc: 13 tỉnh số lượng hồ 1.705 chiếm 69% có diện tích tổng cộng khoảng 65.629ha chiếm 35,8%. Có hai hồ lớn là Thác bà (Yên Bái) 23.500, Hoà Bình (Hoà Bình, Sơn La) 19.800ha các hồ lớn hơn 1000ha có Cấm Sơn- Bắc Giang, Núi Cốc- Thái Nguyên, Đồng Mô- Hà Tây 1250ha. - Duyên hải Bắc trung bộ Từ Thanh Hoá đến Huế. Số lượng hồ 151 với diện tích tổng cộng khoảng 20.884ha chiếm 11,4%. Có các hồ lớn hơn 1000ha có Đầm Mực, Yên Mỹ- Thanh hoá, Sông Rác- Hà Tĩnh. - Duyên hải Nam trung bộ: từ Đà Nẵng tới Bình Thuận Số lượng hồ 227 với diện tích tổng cộng khoảng 11.289ha chiếm 6,1%. Có 1 hồ lớn hơn 1000ha đó là hồ Phú Ninh (Quảng Nam)3.200ha. - Vùng tây nguyên; gồm Số lượng hồ 287 chiếm với diện tích tổng cộng khoảng 12.671ha chiếm 6,9%. Có 1 hồ lớn hơn 1000ha đó là hồ Ayun hạ (Gia Lai) 3.700ha. 31
- - Vùng Đông nam bộ: Đồng nai, Tây Ninh, Sông bé, Bà rịa Số lượng hồ 100 chiếm với diện tích tổng cộng khoảng 73.105ha chiếm 39,8%. Có 2 hồ lớn hơn 10.000ha đó là hồ Trị an (Đồng Nai) 32.400ha, Dầu tiếng (Tây Ninh Và Sông Bé) 27.000ha, ngoài ra có hồ Thác Mơ (Sông Bé) 7.250ha. 1.1.3.4. Căn cứ vào độ lớn: 4 loại. 100.000ha (không có loại 4 ở Việt Nam). - Hồ cứa có diện tích 100ha chiếm 5,5% số lượng nhưng chiếm 88,08% diện tích các hồ này cho năng suất thấp. - Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng, cơ sở thức ăn, khả năng sản xuất của vùng nước: hồ dinh dưỡng giàu, hồ dinh dưỡng trung bình, hồ dinh dưỡng nghèo 1.2. Các hình thức nuôi cá hồ chứa 1.2.1. Đặc điểm nuôi cá hồ chứa - Tận dụng triệt để thức ăn tự nhiên (sinh vật phù du, sinh vật đáy, mùn bã ) bằng cách sử dụng các loài cá tận dụng tốt cơ sở thức ăn hồ chứa - Tạo sản phẩm hàng hóa: toàn bộ sản phẩm trong nuôi cá hồ chứa có giá trị kinh tế cao sẽ tạo nguồn sản phẩm hàng hóa, ngoài ra có thể tận dụng các hình thức nuôi tích cực trong hồ chứa như: nuôi eo ngách, nuôi lồng bè. - Thả giống phù hợp, kết hợp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản 1.2.2. Hình thức nuôi cá hồ chứa - Đối với hồ cỡ nhỏ (dưới 100ha): + áp dụng nuôi tinh với các hồ chứa dầu dinh dưỡng, đảm bảo nguồn thức ăn, phân bón + Với hồ nghèo dinh dưỡng: không có diều kiên nuôi thâm canh áp dụng quảng canh (nuôi thô), tận dụng cơ sở thức ăn tự nhiên là chủ yếu. - Hồ cỡ vừa (100- 1000ha): thả giống phù hợp với cơ sở thức ăn tự nhiên, áp dụng nuôi tinh trong eo ngách, lồng bè. - Hồ cỡ lớn (1000- 10000ha): chủ yếu là nuôi thô và khai thức hợp lý nguồn lợi cá tự nhiên, cũng có thể áp dụng nuôi tinh trong eo ngách nhỏ, lồng bè. - Hồ rất lớn (trên 10000ha): hồ quá lớn điều kiện tự nhiên phức tạp không thể áp dụng nuôi thô mà chủ yếu là khai thác nguồn lợi cá tự nhiên. tuy nhiên với những hồ chứa có khả năng chăm sóc bảo vệ tốt, có thể áp dụng nuôi thô, nuôi tinh trong eo ngách, lồng bè. Tóm lại: trong nuôi cá hồ chứa có thể áp dụng một hoặc nhiều hình thức nuôi cá đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế. - Nuôi tinh: hồ nhà, thức ăn tự nhiên phong phú, có khả năng giải quyết thức ăn, con giống tốt, có nhu cầu sản phẩm lớn. - Nuôi thô: Hồ có điều kiện tự nhiên bình thường hoặc không thuận lợi chỉ nên thả giống theo khả năng và cơ sở thức ăn tự nhiên cho phép, tổ chức quản lý và khai thác. 32
- - Bảo vệ và khai thác nguồn lợi cá tự nhiên (hồ cỡ lớn, địa hình phức tạp, tác động của con người hạn chế về vốn, quản lý và thu sản phẩm). - Nuôi eo ngách và nuôi lồng bè. 1.3. Biện pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nghề cá hồ chứa 1.3.1. Chuẩn bị hồ nuôi cá - Chủ yếu đề cập tới việc dọn lòng hồ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá phát triển và thuận lợi cho quá trình đánh bắt cá về sau. * Xác định tổng diện tích bãi cần dọn. - Với những hồ chứa nhỏ nên dọn sạch toàn bộ lòng hồ vì hồ nhỏ khối lượng công việc không lớn có thể làm được. Thực hiện tốt thì tạo được điều kiện thuận lợi cho thao tác kỹ thuật nuôi cá, đánh bắt và khai thác triệt để - Với những hồ chứa cỡ vừa và lớn không cần thiết dọn cả lòng hồ vì như vậy vừa tốn kém vừa kho cho khả năng đầu tư. Mặt khác xét về mặt kỹ thuật thì không cần thiết phải dọn toàn bộ dáy hồ. + hồ chứa cỡ nhỏ vừa: 100- 1000ha dọn 30-50% + hồ chứa cỡ lớn: >1000, dọn khoảng 25-30% - Nhìn chung nếu có điều kiện thì dọn bãi càng sạch càng tốt * Xác định các khu vực dọn bãi: dựa theo một số chỉ tiêu sau - Những khu vực dự đoán có số lượng cá tập trung đông - Vị trí cửa ngõ bắt buộn cho việc di chuyển của đàn cá - Đặc điểm sinh học các đối tượng dự định nuôi sau này sẽ tiến hành khai thác - Các loại ngư cụ và phương pháp đánh bắt cá sẽ sử dụng - Phân vùng dọn bãi hợp lý giữa khu vực hồ - Những khu vực có khối lượng công trình dọn bãi ít, dọn được diện tích lớn, sử dụng được nhiều ngư cụ khai thác. * Yêu cầu kỹ thuật dọn bãi đối với một số ngư cụ Xuất phát từ thực tế sẽ sử dụng nhiều loại ngư cụ đánh bắt mà có yêu cầu dọn bãi cho phù hợp + Lưới rùng hồ chiều dãi bãi 300- 5000m, độ dốc lớn hơn hoặc bằng 300, h = 4- 8m. + Lưới vây: hnước 1,5m, không cần dọn kỹ không cần dọn kỹ (chừa lại gốc cây chướng ngại vật 20-30cm). San bằng phằng 4 song song với mặt nước + lưỡi giã cào: lưới tầng trên yêu cầu mực nước là , bãi có chiều dài 3km, rộng 0,2cm + Lưới rê: gốc cây sau chặt còn để lại có độ 30cm, yêu cầu chặt không vát tránh vướng lưới gây tai nạn khi gỡ lưới + Lưới liên hợp, dọn sạch các đường dự kiến thả lưới chắn, dọn kỹ vị trí đặt lưới chuồng (kích thước 40x20x10m và 60x40x14m) 33
- * Trình tự dọn bãi - Thực tế phải xây dựng được kế hoạch trước khi hồ ngập nước, hồ nhỏ có thể thi công trước mùa lũ, hồ lớn trước 2-3 năm - Trình tự: dọn sạch ở mức nước chết, sau đó dọn ở bãi cao, có thể lợi dụng mùa nước cạn dọn bãi cao nếu thấy cần thiết - Không tiến hành dọn quá sớm vì cây nhiệt đới có khả năng tái sinh cao vì thế nếu dọn sớm sẽ phải dọn lần 2 những cây tái sinh. Chú ý: + Mốt số cây lớn trôi về cũng sẽ làm trở ngại quá trình dọn hồ + Có thể dọn nhưng cá không có tập trung tại khu mính tiến hành dọn + Biến động nước hồ làm khó khăn trong công tác nhận dạng bãi khai thác. Đánh dấu khu vực dọn đỡ nhầm lẫn về sau 1.3.2. Biện pháp giải quyết giống và kỹ thuật thả giống * Xác định đối tượng cá giống thả: ở hồ chứa chủ yếu thả cá mè trắng, hoa ngoài ra có thể thả thêm trôi, chép, rô phi * Giải quyết giống - Việc cung cấp giống với số lượng lớn là không dơn giản tốt nhất có thể lựa chọn phương pháp sản xuất giống tại chỗ, vừa chủ động, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất. Nừu không có điều kiện sinh sản nhân tạo có thể ương giống từ nhỏ cũng có thể làm giảm nhiều chi phí nông hộ Đối với hồ chứa nhỏ: (dưới 500.000/năm) - Nếu có điều kiện sinh sản tự nhiên các đối tượng có thể đẻ tự nhiên hồ chứa, nếu không có điều kiện sinh sản các đối tượng không sinh sản tự nhiên hồ chứa có thể mua giông ương thành cá giống lớn Với hồ chứa cỡ vừa: 1-1,5 triệu giống đòi hỏi có cơ sở sản xuất giống nhân tạo đi kèm nếu không sẽ không đủ khả năng cung cấp cho hồ chứa vì vậy khi tiến hành xây dựng hồ chứa cần chú ý thiết kế trại giống Đối với hồ cỡ lớn: có nhu cầu giống 3-5 triệu giống phải có xí nghiệp nhỏ chuên sản xuất kinh doanh cá giống. Gồm nhiều bộ phận sinh sản nhân tạo, ương giống nhỏ, lớn trong cá ao, eo ngách hồ chứa ở một số hồ chứa cỡ lớn có thể cho sinh sản tự nhiên các đối tượng như mè, trắm cỏ, tuy nhiên cũng cần theo dõi diễn biến tình hình nguồn cá còn lại trong hồ ngày hôm nay 1.3.3. Bảo vệ cá và quản lý hồ nuôi cá. Nội dung chủ yếu thực hiện biện pháp kỹ thuật này là: 1. Ngăn chặn các hình thức đánh bắt không hợp lý, nhất là sử dụng các phương pháp đánh bắt có tính huỷ diệt (đánh mìn, câu dà, đánh bắt bằng điện mạnh, đánh cá bằng chất độc ). 2. Chăn giữ cá trong mùa mưa lũ (đây là nội dung chủ yếu) thường có 2 vị trí chắn giữ cá chính. * Chắn giữ cá ở các sông- suối chảy vào hồ 34
- Ở hồ nhỏ có thể áp dụng bằng biện pháp: - Chắn giữ cá bằng đăng tre cố định bằng cọc tre, đăng sắt cố định bằng cột sắt, móng bê tông (ít làm, ít thành công). - Thường kết hợp 3 biện pháp: Thả đăng chắn vào mùa lũ (đăng tre, sắt, lưới) không cố định, phối hợp với địa phương giáo dục ý thức bảo vệ tài sản tập thể, tập trung lực lượng những ngày cần thiết vừa quản lý bảo vệ cá, kết hợp khai thác cá những ngày cá ngược dòng, đi nhiều. Ở hồ chứa cỡ vừa và lớn: - Việc chắn giữ cá ở thượng lưu hồ khó khăn và phức tạp hơn nhiều, cần kết hợp giữa giáo dục nhân dân địa phương ý thức bảo vệ, tăng cường nhân lực quản lý, kết hợp thả lưới chắn giữ và khai thác (chủ yếu) * Chắn giữ cá ở khu vực đập tràn Đây là khu vực trọng yếu, công tác chắn giữ bảo vệ không tốt cá sẽ đi mất với lượng đáng kể (Cá thịt, cá giống, nhất là đàn cá thịt cỡ lớn). Tuỳ tình hình cụ thể từng hồ như: Kiểu đập tràn, lưu tốc, lưu lượng nước, mức tràn, diện tích hồ lớn nhỏ mà áp dụng những biện pháp sao cho hợp lý. - Làm đăng cố định trên đập tràn, áp dụng đối với hồ nhỏ, cây rác và lưu lượng nước trong mùa lũ qua tràn không lớn. Có thể làm đăng tre, đăng sắt cố định vào cọc bê tông (làm sẵn trước) cần đảm bảo yêu cầu sau: Chắn được cá thịt, cá giống, chiều cao đăng đảm bảo cá không nhảy vượt qua, thời gian chắn không liên tục (có thời gian mở đăng cho cây rác qua tràn, bảo dưỡng lại đăng). - Căng lưới chắn trước đập tràn, áp dụng cho cá hồ chứa cỡ vừa và lớn, kết hớp với lưới chắn cá phải có lưới cản rác để bảo vệ ngư cụ. Đây là phương pháp tốt nhất vì ít phụ thuộc vào lưu tốc, lưu lượng nước. Kết hợp khai thác cá bằng việc căng lưới rê 3 lớp, lưới chuồng đón cá. - Lợi dụng cá qua tràn để thu hoạch, thực hiện được ở những hồ có cấu trúc công trình -hình thành các hố tiêu năng bậc thang bên kia phía dưới đập tràn, được xây dựng ngay trong diện tích xây dựng đập tràn, nhờ hệ thống các hố tiêu năng bậc thang hướng cá tập trung ở những vị trí nhất định, dùng lưới, vợt bắt cá. Biện pháp này có hiệu quả, có thể thu hoạch được 30 - 40 % sản lượng cá trong năm trong thời gian ngắn, giảm đáng kể chi phí phương tiện, vật tư, nhân lực khai thác cá ở hồ chứa. Cá qua tràn lẫn cá nhỏ, chuyển trả lại hồ những cá nhỏ chưa đủ cỡ khai thác. - Chắn cá bằng đăng điện, biện pháp náy có hiệu quả chắn cá tốt nhưng tốn kém về công trình và có thể gây nguy hiểm mất an toàn cho con người. * Chắn giữ cá qua cống điều tiết nước thuỷ nông và thuỷ điện - Làm lưới sắt chắn ngang miệng cống, kết hợp ngay khi xây cống, yêu cầu có một đăng chắn phụ trước cửa cống (mau hơn) để thuận tiện khi vệ sinh rác bẩn. Vì cống ở đáy sâu, việc quản lý phức tạp khó khăn và vất vả. - Làm đăng hoặc căng lưới chắn trên kênh dẫn, phía hạ lưu kết hợp thu cá thịt. Cá giống, cá nhỏ chuyển trả lại hồ. ở hồ chứa lớn việc chắn giữ cá ở cống điều tiết nước chạy máy phát hiện bằng 2 phương pháp thông thường không có hiệu quả có thể phải áp dụng phương pháp hiện đại. 35
- - Dùng dòng điện chắn giữ cá và dùng bọt khí nén để chắn cá. 1.3.4. Cải tạo khu hệ cá tự nhiên Cải tạo khu hệ cá tự nhiên là một biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra trong hồ chứa, một khu hệ cá có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao sản lượng cá thu hoạch toàn hồ. Nội dung cải tạo khu hệ cá tự nhiên bao gồm thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển các loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế và xử lỹ cá tạp, cá dữ (xử lý cá tạp và cá dữ là nội dung chính). + Về thành phần cá dữ, cá tạp cần quan tâm sử lý: Cá dữ: Cá quả, cá ngão, ở hồ lớn còn thêm cá nheo, nhồng măng, chiên, lăng. Về cá tạp, đáng chủ ý là cá mương, cá dầm là 2 đối tượng cạnh tranh ghê gớm về thức ăn với cá nuôi. + Việc sử lý cá tạp cá dữ ở mặt nước lớn không đơn giản như ở ao (có điều kiện tháo sạch nước, tẩy triệt để, lọc nước ) Tuỳ mỗi hồ thực hiện biện pháp và mức độ xử lý khác nhau: Tiêu diệt, đánh bắt triệt để, đánh bắt tích cực, khống chế mức độ phát triển + Dù thực hiện ở mức độ nào, biện pháp gì thì việc xử lý cá dữ cá tạp hợp lý cần dựa trên những căn cứ khoa học chủ yếu sau: Tính ăn cá dữ cá tạp trong từng hồ, từng thời gian, từng cỡ cá cụ thể. Đặc điểm phân bố, sinh trưởng, sinh sản, mức độ phản ứng với dụng cụ khai thác và qui luật phát triển của cá dữ, cá tạp. Giá trị kinh tế cũng như mức độ tác hại từng đối tượng cá dữ, cá tạp trong hồ. Diện tích hồ lớn nhỏ, điều kiện cần có và khả năng đánh bắt cá dữ cá tạp. Dựa vào những căn cứ trên, ở một mặt nước cụ thể sẽ xác định mức độ xử lý hợp lý cho từng đối tượng cá dữ, cá tạp. - Biện pháp thực hiện. + Đánh bắt tích cực hoặc khống chế số lượng cá dữ ở mức độ tối thiếu trước khi hồ ngập nước. Đây là biện pháp cần được chú ý nhất vì đạt hiêụ qủa lớn. + Tổ chức đánh bắt có tính tiêu diệt hay tích cực trước mùa vụ thả giống vào hồ. + Tổ chức đánh bắt thường xuyên bằng ngư cụ chuyên dùng hoặc đánh bắt kết hợp với quá trình khai thác cá nuôi. + Khi thả giống, tránh thả lẫn cá tạp, cá dữ và cố gắng nâng cao dần cỡ cá giống thả. + Duy trì cá dữ trong hồ với tỉ lệ khống chế có tác dụng hạn chế cá tạp phát triển. 1.3.5. Lợi dụng và bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên Đây là biện pháp kỹ thuật có giá trị kinh tế, thường được áp dụng nhằm tận dụng sức sản xuất của vùng nước. Thực hiện tốt biện pháp này, hàng năm chúng ta sẽ thu được sản lượng cá tự nhiên lớn (50% so tổng sản lượng cá thu hoạch), hạn chế số lượng cá giống thả, giảm chi phí về giống và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối tượng bảo vệ: Chép, diếc, nhàng, bỗng, Anh vũ, Thác lác, trê, lóc, mùi ở hồ cỡ vừa và lớn, công tác bảo vệ nguồn lợi cá kinh tế tự nhiên càng được coi trọng hơn so với hồ cỡ nhỏ. Nội dung công tác bảo vệ chủ yếu là: 36
- - Bảo vệ điều kiện sinh sản tự nhiên của các loài cá nhất là những loài đẻ trứng dính (tạo bãi đẻ nhân tạo; làm tổ đẻ nhân tạo với những loài đẻ trứng trong tổ). - Tổ chức các trạm trại sản xuất giống, thụ tinh nhân tạo đối với cá không đẻ tự nhiên trong hồ (đẻ trứng bán trôi nổi). - Bảo vệ an toàn cá bố mẹ, cá con trong vụ lũ. - Đánh bắt cá tạp, cá dữ ăn tạo điều kiện cho cá kinh tế phát triển. - Tổ chức khai thác hợp lý, hạn chế và ngăn cấm tính trạng khai thác không hợp lý (đánh bắt cá bố mẹ trong mùa sinh sản, đánh bắt cá con, đánh bắt cá thịt cỡ nhỏ, chưa thành thục và chưa tham gia đẻ lần đầu). 1.3.6. Biện pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nghề nuôi cá hồ chứa Do sức sản xuất tự nhiên của vùng nước và khả năng tác động của con người với những biện pháp kỹ thuật nêu trên có giới hạn nên năng suất và sản lượng cá ở hồ chứa sẽ chỉ giới hạn (vài chục kg/ ha; Năng suất bình quân dự kiến giai đoạn 1996 - 2000 là 46,5 kg/ ha; giai đoạn 1999 - 2010 là 40 kg/ ha). Vì vậy, để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh nghề nuôi cá hồ chứa, cần và có thể áp dụng tích cực, tổng hợp một biện pháp sau: 1. Phối hợp thực hiện đầy đủ và hợp lý các biện pháp kỹ thuật nuôi cá trên cơ sở các chỉ tiêu nuôi cá đã xác định. Trong đó cần giải quyết đồng bộ 3 biện pháp chính: Giải quyết về số lượng và chất lượng cá giống thả, bảo vệ và quản lý tốt hồ nuôi cá và khai thác cá hợp lý. 2. Nuôi tích cực ở các hồ cỡ nhỏ, ở các eo ngách hồ chứa cỡ vừa và lớn ( vận dụng biện pháp kỹ thuật nuôi tăng sản cá ao). 3. Nuôi tăng sản cá có giá trị kinh tế, xuất khẩu trong lồng, bè, đăng, lưới trong hồ. 4. Kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp với nuôi cá: - Trồng cỏ; cây phân xanh; thâm canh cây mầu như đỗ, lạc; cây lương thức: Ngô, sắn trên phần lưu vực ven hồ (mùa cạn). - Chăn nuôi đại gia súc (trâu bò, dê); gia cầm (vịt gà) nhằm tận dụng sản phẩm thải bổ sung nguồn dinh dưỡng vào hồ. - Trồng rừng chống xói mòn, cải tạo đất, hạn chế lũ ở vùng hồ. 5. Kết hợp nuôi cá với dịch vụ tổng hợp khác. Khi chuyển nghề nuôi cá hồ chứa tập trung, bao cấp sang nghề cá có tính nhân dân cao, với nhiều thành phần kinh tế tham gia thì sự có mặt các công ty, doanh nghiệp Nhà nước ở vùng hồ rất cần thiết có vai trò dịch vụ, vật tư, thiết bị, kỹ thuật, phòng trị bệnh, thu mua và xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ du lịch ( hồ tây, hồ trị an làm có kết quả). 6. Xu hướng bón phân hoá học vào vùng nước lớn nói chung, hồ chứa nói riêng nhằm nâng cao sức sản xuất vùng nước là cần thiết khi có khả năng. 2. Nuôi cá đầm hồ tự nhiên 2.1. Đặc điểm đầm hồ tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm hình thái mặt nước 37
- * Đầm hồ tự nhiên Do phân bổ chủ yếu ở vùng đồng bằng, nên đầm hồ thiên nhiên có hình thái mặt nước đơn giản (thường dạng hình tròn). Diện tích lưu vực nhỏ, hình thái lưu vực và vùng ngập đơn giản và tương đối bằng phẳng. Địa hình lòng hồ dạng lòng chảo. Căn cứ vào cao trình đáy hồ, chia hồ thiên nhiên làm 3 vùng ngập (3 khu vực hồ): Vùng trung tâm hồ, vùng giữa và vùng ngập ven bờ. Sự biến động về diện tích lưu vực và diện tích vùng ngập theo mùa ở đầm hồ tự nhiên thấp hơn nhiều so với hồ chứa. * Sông Hình thái mặt nước sông phụ thuộc địa hình hai bên bờ và vị trí phân bố địa lý của mỗi đoạn, con sông nhưng nói chung là đơn giản. Cũng giống như hồ thiên nhiên, diện tích lưu vực sông nhỏ. Địa hình lưu vực và vùng ngập phụ thuộc rất lớn vào vị trí phân bố địa lý. Căn cứ vào cao trình đáy sông, chia sông 3 khu vực: vùng hạ lưu, trung lưu và thượng lưu. Mỗi vùng có đặc điểm riêng về hình thái lưu vực và địa hình, về lưu tốc dòng chảy và mức độ dinh dưỡng thích hợp với khả năng sinh trưởng, di cư, sinh sản của nhiều loài cá tự nhiên. 2.1.2. Đặc điểm thuỷ văn các dạng mặt nước tự nhiên * Đầm hồ tự nhiên Do phân bổ chủ yếu ở vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển nên đặc điểm thuỷ văn hồ tự nhiên không phức tạp như hồ chứa và có những đặc điểm chủ yếu sau: Nguồn nước hồ chủ yếu do nước mưa. Cũng có sự biến động mực nước theo mùa mưa, khô nhưng không lớn (từ 1,5 - 3,5m). Độ sâu mực nước hồ thấp, tuy nhiên cũng có một số hồ có độ sâu lớn (hồ Ba bể, hồ Lắc), biên độ dao động độ sâu mức nước giữa các hồ thiên nhiên lớn từ :1 - 29 m. Dòng chảy hồ thiên nhiên thấp (thực chất là sự tuần hoàn, đối lưu tầng nước trong hồ). Sự bào mòn lưu vực và ven hồ thấp. Nhìn chung đặc điểm thuỷ văn hồ tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi cá. * Sông Sông là thể nước lưu động mạnh (dòng chảy). Nguồn nước sông do nước mưa là chính. Mức nước sông biến động theo mùa mưa, khô và biên độ dao động từ 3 -10 m. Dòng chảy, hình thái lưu vực khác nhau ở mỗi con sông và tuỳ thuộc vị trí địa lí từng con sông, từng khúc sông. (Hạ lưu, trung lưu, thượng lưu, sông phân bổ vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía bắc hay trung bộ, đồng bằng nam bộ). Những đặc điểm thuỷ văn chủ yếu trên, thích hợp với khu hệ cá tự nhiên ưa dòng chảy và là điều kiện sinh thái thích hợp cho sinh sản tự nhiên của một số loài cá nuôi sinh sản phức tạp, không có khả năng sinh sản tự nhiên trong môi trường nước tĩnh như: Cá Mè, Trôi, Trắm, Tra 2.1.3. Đặc điểm thuỷ lí, hoá vùng nước tự nhiên * Đầm hồ tự nhiên Nhìn chung có đặc điểm giống hồ chứa, tuy nhiên có một số điểm khác cần chú ý sau: - Nhiệt độ nước biến động theo mùa rõ hơn so với hồ chứa và sự chênh lệch nhiệt độ nước tằng mặt so với tầng đáy không lớn. - Độ trong có sự thay đổi theo mùa mưa, khô. Tuy nhiên ở đầm hồ tự nhiên có độ trong: 30 - 150 cm, cao hơn so với hồ chứa theo mùa tương ứng. 38
- - Chỉ số pH đa số ở mức pH = 7 - 8 cao hơn so với hồ chứa. - Ôxy tự do dao động 6 - 8 mg/ l cao hơn so hồ chứa (bảng 19) Bảng 17.03.01: Một số yếu tố thuỷ lý, hoá học ở các hồ khu V và Tây Nguyên TT Các yếu tố Giá trị 1 Nhiệt độ nước (oC) 20 – 35 2 Độ trong (cm) 7 – 100 3 Mầu sắc Lục đen, lục lam 4 Độ pH 6,5 - 7,5 5 Hàm lượng O2 (mg/l) 2,6 - 10,8 6 Hàm lượng CO2 (mg/l) 1,3 - 21,1 7 Độ oxy hoá (mg/l) 0,5 - 20,4 8 Độ kiềm 0,1 - 0,1 9 Độ cứng (độ Đức) 1,4 - 5,31 + 10 Hàm lượng NH4 (mg/l) 0,09 - 1,0 11 Hàm lượng PO4 (mg/l) 0,05 - 0,74 12 Hàm lượng SiO2 (mg/l) 0,41 - 1,6 13 Hàm lượng sắt (mg/l) 0,3 - 1,7 * Sông Có những đặc điêm thuỷ lý, hoá học chủ yếu sau. - Nhiệt độ nước biến đổi theo mùa, theo ngày đêm, theo tầng nước không lớn (tương đối ổn định), dao động từ 15 - 30oC. - Hàm lượng ôxy phong phú từ 6 - 12 mg/ l. - Độ trong có sự thay đổi lớn theo mùa, mừa mưa lũ độ trong thấp (10 - 20cm), mùa khô cao hơn (30 - 80 cm). Nhìn chung sông có độ trong thấp hơn hồ chứa và hồ tự nhiên. - Hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức độ thấp và có sự sai khác lớn giữa hạ lưu, trung lưu và thượng lưu hồ. Từ hạ lưu lên thượng lưu, hàm lượng chất dinh dưỡng giảm. Đặc điểm thuỷ lý, hoá ở các dạng mặt nước tự nhiên là một trong những cơ sở sinh học nuôi cá quan trọng, cần được điều tra cụ thể ở từng hồ trước khi qui hoạch nuôi cá. 2.1.4. Cơ sở thức ăn tự nhiên ở các dạng mặt nước tự nhiên. Giống như ở ao hồ chứa, cơ sở thức ăn tự nhiên ở đầm hồ tự nhiên, sông bao gồm các nhóm: Tảo, động vật phù du, động vật đáy, thực vật thuỷ ssinh thưởng đẳng, vi khuẩn và mùn bã hữu cơ. Dưới đây giới thiệu khái quát kết quả điều tra. * Đầm hồ thiên nhiên Cơ sở thức ăn có những đặc điểm khái quát sau: - Đối với hồ chưa nuôi cá. Trên mặt hồ, thực vật thuỷ sinh thượng đẳng phát triển mạnh. Trong tầng nước các loại rong rất phát triển. Các hồ cỡ nhỏ động vật đáy khá phát triển cả về thành phần và số lượng, thực, động vật phù du kém phát triển, mùn bã hữu cơ tích đọng lớn, 39
- thực vật hoang dại phát triển. Các hồ lớn nước sâu, thực vật thuỷ sinh thượng đằng, động vật đáy kém phát triển, sinh vật phù du phát triển. - Đối với những hồ đã nuôi cá. Do tác dụng của cải tạo hồ và nuôi cá, thực vật hoang dại kém phát triển, thực vật phù du và động vật phù du phát triển mạnh cả về thành phần và số lượng. Biến động số lượng sinh vật phù du giữa các hồ lớn và phụ thuộc vào mức độ cải tạo và thả cá ở mỗi hồ. Nhìn chung ở đáy hồ tự nhiên, mức độ dinh dưỡng và cơ sở thức ăn tự nhiên nghèo nàn hơn so với hồ chứa vừa và lớn. Chỉ một số hồ phân bố ở vùng đồng bằng, nơi tập trung dân cư có nguồn nước thải sinh hoạt chảy vào thuộc dạng hồ giầu dinh dưỡng và phong phú thức ăn nuôi cá. * Sông Do đặc điểm dòng chảy, nhìn chung cơ sở thức ăn tự nhiên của cá ở sông nghèo nàn nhất so với hồ chứa và đầm hồ tự nhiên. Tuy nhiên thường ở hạ lưu các con sông do tiếp nhận một lượng lớn phù sa và vật chất dinh dưỡng khác nhau, do dòng chảy nhẹ nên là vùng giầu dinh dưỡng và sinh vật thức ăn cho cá . Vì thế, đây là nơi cá tập trung sinh trưởng và vỗ béo. Điều kiện tự nhiên và môi trường các dạng mặt nước tự nhiên khác nhau không giống nhau, mỗi mặt nước sử dụng vào nuôi cá cần được điều tra đầy đủ, về các nội dung đã nêu. Kết quả điều tra thu được là cơ sở sinh học nuôi cá quan trọng cho mặt nước đó. 2.1.5. Khu hệ cá và đặc trưng sinh học chủ yếu ở đầm hồ tự nhiên. Qua điều tra ở một số hồ thiên nhiên, khu hệ cá có một số đặc điểm sau. + Các hồ lớn có nguồn nước lưu thông với sông (Hồ ba bể) số lượng quần loài phong phú (730 loài). Các hồ ngăn cách với sông, số lượng ít hơn: Hồ nhỏ dưới 20 loài, hồ lớn từ 20 - 30 loài. + Trong thành phần khu hệ, cá chép chiếm nhiều nhất về số lượng giống loài và sản lượng (dẫn liệu kết quả điều tra hồ Tây và Ba bể). + Cá kinh tế tự nhiên: Chép, diếc, nhưng. Một số hồ có lưu thông với sông có thêm cá mè, trắm, chày, vền. + Cá dữ thường là cá: Quả, nheo, ngão. Hồ lưu thông với sông còn có thêm cá măng, vược. + Các loại cá tạp thường gặp: Mương, dầu, đòng đong, cờ, rô đồng. Các hồ thiên nhiên đã tiến hành nuôi và khai thác cá có sự biến động nhất định về thành phần loài và cơ cấu sản lượng riêng từng loài: Những hồ đã thả và nuôi cá, tỉ lệ cá nuôi chiếm ưu thế về sản lượng nhất là cá mè, trôi, rô phi, trắm cỏ. Những hồ chưa thả giống, do tình trạng khai thác không hợp lý nguồn lợi giảm sút nghiêm trọng thể hiện: Sản lượng khai thác giảm sút, cỡ cá lớn và cá kinh tế ít dần, cá tạp phát triển mạnh, nguồn thức ăn tự nhiên ở hồ không được lợi dụng triệt để. Khu hệ cá tự nhiên vùng khu V, Tây nguyên gồm những loài cá nhỏ: Thát lác, mè núi, cá lóc, cá ngựa. Danh sách các loài đã điều tra ở Hồ Tây 40
- (Theo Mai đình Yên, 1961) 1. Chép 7. Cá vền 13. Cá dầu 18. Cá chuối 2. Diếc 8. Cá ngão 14. Cá bò 19. Sộp 3. Mè trắng 9. Cá thiểu 15. Cá trê 20. Bông 4. Trôi trắng 10. Cá Mương 17. Trắm đen 21. Lươn 5. Nhưng 11. Cá măng 17. Cá rô đồng 22. Chạch ao 6. Chày 12. Cá nhồng măng Danh sách các loài cá ở hồ Ba bể, Bắc thái. (Theo Nguyễn Văn Hảo; 1964, 1975) 1. Chép 8. Cá đục 14. Cá cờ 2. Diếc 9. Chầy đất 15. Vền 3. Cá lơ 10. Cá bống 17. Nhác 4. Dầm đất 11. Thè be 17. Đòng đong 5. Cá Sỉnh 12. Mương (3 loài) 18. Bò 6. Cá hoả 13. Cháo 19. Trê đen. 7. Cá dầm xanh Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm sinh học nuôi cá ở các dạng mặt nước tự nhiên: Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm của khu hệ cá tự nhiên và cá nuôi yêu cầu cần nhận thức rõ rằng: - Nuôi cá mặt nước tự nhiên là sự vận dụng tổng hợp những cơ sở trên để xem xét hợp lý trong việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và biện pháp kĩ thuật nuôi cá ở các dạng mặt nước này. - Xuất phát từ thực tế, các dạng mặt nước tự nhiên ở Việt Nam có thể áp dụng ba hình thức nuôi cá: Nuôi tăng sản (mặt nước nhỏ). Nuôi thả bình thường (cả 3 loại mặt nước). Bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi (mặt nước lớn) 2.2. Xây dựng thiết bị chắn cá 2.4.1. Chắn giữ cá ở khu vực đập tràn Đây là khu vực trọng yếu, công tác chắn giữ bảo vệ không tốt cá sẽ đi mất với lượng đáng kể (Cá thịt, cá giống, nhất là đàn cá thịt cỡ lớn). Tuỳ tình hình cụ thể từng hồ như: Kiểu đập tràn, lưu tốc, lưu lượng nước, mức tràn, diện tích hồ lớn nhỏ mà áp dụng những biện pháp sao cho hợp lý. - Làm đăng cố định trên đập tràn, áp dụng đối với hồ nhỏ, cây rác và lưu lượng nước trong mùa lũ qua tràn không lớn. Có thể làm đăng tre, đăng sắt cố định vào cọc bê tông (làm sẵn trước) cần đảm bảo yêu cầu sau: Chắn được cá thịt, cá giống, chiều cao đăng đảm bảo cá không nhảy vượt qua, thời gian chắn không liên tục (có thời gian mở đăng cho cây rác qua tràn, bảo dưỡng lại đăng). - Căng lưới chắn trước đập tràn, áp dụng cho cá hồ chứa cỡ vừa và lớn, kết hớp với lưới chắn cá phải có lưới cản rác để bảo vệ ngư cụ. Đây là phương pháp tốt nhất vì ít phụ thuộc vào lưu tốc, lưu lượng nước. Kết hợp khai thác cá bằng việc căng lưới rê 3 lớp, lưới chuồng đón cá. 41
- - Lợi dụng cá qua tràn để thu hoạch, thực hiện được ở những hồ có cấu trúc công trình -hình thành các hố tiêu năng bậc thang bên kia phía dưới đập tràn, được xây dựng ngay trong diện tích xây dựng đập tràn, nhờ hệ thống các hố tiêu năng bậc thang hướng cá tập trung ở những vị trí nhất định, dùng lưới, vợt bắt cá. Biện pháp này có hiệu quả, có thể thu hoạch được 30 - 40 % sản lượng cá trong năm trong thời gian ngắn, giảm đáng kể chi phí phương tiện, vật tư, nhân lực khai thác cá ở hồ chứa. Cá qua tràn lẫn cá nhỏ, chuyển trả lại hồ những cá nhỏ chưa đủ cỡ khai thác. - Chắn cá bằng đăng điện, biện pháp náy có hiệu quả chắn cá tốt nhưng tốn kém về công trình và có thể gây nguy hiểm mất an toàn cho con người. 2.4.2. Chắn giữ cá qua cống điều tiết nước thuỷ nông và thuỷ điện - Làm lưới sắt chắn ngang miệng cống, kết hợp ngay khi xây cống, yêu cầu có một đăng chắn phụ trước cửa cống (mau hơn) để thuận tiện khi vệ sinh rác bẩn. Vì cống ở đáy sâu, việc quản lý phức tạp khó khăn và vất vả. - Làm đăng hoặc căng lưới chắn trên kênh dẫn, phía hạ lưu kết hợp thu cá thịt. Cá giống, cá nhỏ chuyển trả lại hồ. ở hồ chứa lớn việc chắn giữ cá ở cống điều tiết nước chạy máy phát hiện bằng 2 phương pháp thông thường không có hiệu quả có thể phải áp dụng phương pháp hiện đại. - Dùng dòng điện chắn giữ cá và dùng bọt khí nén để chắn cá. 2.5. Thả cá giống Đây là biện pháp tích cực phát triển trữ lượng cá ở đầm hồ tự nhiên, cơ sở nâng cao năng suất và sản lượng cá khai thác, cần giải quyết tốt mấy biện pháp kỹ thuật chính. 2.5.1. Xác định cá giống thả nuôi (đối tượng) ở đầm hồ thiên nhiên: Do thực vật thuỷ sinh, sinh vật đáy phát triển nên thả: Trắm cỏ, Rohu, Mrigal, Rô phi (thời kỳ đầu). Sau một thời gian nuôi cá, hồ được cải tạo sinh vật phù du phát triển nên cá mè trắng, mè hoa dần chuyển thành đối tượng chính và thêm các đối tượng đặc trưng cho từng vùng giống như hồ chứa nước. 2.5.2. Biện pháp giải quyết giống. * Đối với mặt nước nhỏ: Do số lượng cá giống thả nuôi hàng năm không nhiều nên thường thực hiện: Sản xuất tại chỗ chép, rô phi, những loài cá sinh sản tự nhiên trong ao, hồ. Đối tượng không sinh sản tự nhiên được đưa cá bột, hương từ nơi khác về ương thành giống tiêu chuẩn (mè, trôi, trắm) thả vào hồ. Một số cơ sở có khả năng có thể xây dựng trại sản xuất giống nhân tạo cỡ nhỏ để sản xuất giống tại chỗ. * Đối với mặt nước cỡ vừa: Lượng cá giống thả hàng năm từ 1 - 1,5 triệu con, việc chuyển từ nơi khác đến là không hợp lý. Vì vậy, ngày từ khi qui hoạch hồ phải có nội dung qui hoạch - xây dựng trại sản xuất giống tại chỗ. Biện pháp giải quyết giống được áp dụng giống như đối với hồ chứa. 2.5.3. Thời gian và địa điểm thả cá giống. * Thời gian thả cá giống. 42
- Về nguyên tắc chung, thời gian thả cá giống càng sớm càng tốt, thời vụ thả giống càng nhanh, gọn càng có lợi. Thường mùa vụ thả giống tập trung vào hai vụ: Vụ xuân hè (thả giống lưu) và vụ hè thu (thả giống sản xuất trong năm). * Địa điểm thả giống Cần dựa trên kết quả điều tra phân tích, điều kiện hình thái mặt nước, thuỷ văn, môi trường, cơ sở thức ăn mà chọn địa điểm thả giống đảm bảo yêu cầu chủ yếu: - Cá có khả năng phân bố nhanh, đều trong hồ sau thả. - Đảm bảo tốt về cơ sở thức ăn cho cá thả. - Mật độ cá tạp, cá dữ thấp. Số lượng địa điểm thả giống, ở hồ nhỏ chỉ cần 1 - 2 điểm hồ cỡ vừa 3 - 5 điểm, Cá giống trước khi thả cần được xử lý bệnh, kiểm tra xác định số lượng, cỡ cá, độ đồng đều đàn giống (ghi chép cụ thể). Khi thả giống yêu cầu nhẹ nhàng, tránh xây sát, tuột vẩy, làm cá bị sốc. Sau khi thả giống, cần theo dõi tình hình đàn cá (khoẻ, yếu, số lượng cá chết, xác định tỉ lệ hao hụt ) để có kế hoạch thả bổ sung kịp thời. 2.6. Chăm sóc quản lý 2.6.1. Cải tạo khu hệ cá tự nhiên Cải tạo khu hệ cá tự nhiên là một biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra một khu hệ cá có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao sản lượng cá thu hoạch toàn hồ. Nội dung cải tạo khu hệ cá tự nhiên bao gồm thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển các loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế và xử lí cá tạp, cá dữ (xử lý cá tạp và cá dữ là nội dung chính). - Về thành phần cá dữ, cá tạp cần quan tâm sử lý: Cá dữ: Cá quả, cá ngão, ở hồ lớn còn thêm cá nheo, nhồng măng, chiên, lăng. Về cá tạp, đáng chủ ý là cá mương, cá dầm là 2 đối tượng cạnh tranh ghê gớm về thức ăn với cá nuôi. - Việc sử lý cá tạp cá dữ ở mặt nước lớn tự nhiên không đơn giản như ở ao, tuỳ mỗi hồ thực hiện biện pháp và mức độ xử lý khác: Tiêu diệt, đánh bắt triệt để, đánh bắt tích cực, khống chế mức độ phát triển Dù thực hiện ở mức độ nào, biện pháp gì thì việc xử lý cá dữ cá tạp cần dựa trên những căn cứ khoa học và những biện pháp thực hiện hợp lý cho từng hồ (tham khảo chương 3, phần 3.4.3). 2.6.2. Biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá kinh tế tự nhiên Đây là biện pháp kỹ thuật có giá trị kinh tế, thường được áp dụng nhằm tận dụng sức sản xuất của vùng nước. Thực hiện tốt biện pháp này, hàng năm chúng ta sẽ thu được sản lượng cá tự nhiên lớn, hạn chế số lượng cá giống thả, giảm chi phí về giống và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối tượng bảo vệ: Chép, diếc, nhàng, bỗng, Anh vũ, Thác lác, trê, lóc, mùi ở hồ cỡ vừa và lớn, công tác bảo vệ nguồn lợi cá kinh tế tự nhiên càng được coi trọng hơn so với hồ cỡ nhỏ. Nội dung công tác bảo vệ chủ yếu là: Bảo vệ điều kiện sinh sản tự nhiên của các loài cá. Bảo vệ an toàn cá bố mẹ, cá con trong mùa sinh sản. Tổ chức khai thác hợp lý, hạn chế và ngăn cấm tính trạng khai thác không hợp lý. 2.6.3. Bảo vệ cá và quản lý hồ nuôi cá 43
- Nội dung chủ yếu thực hiện biện pháp kỹ thuật này là: 1. Ngăn chặn các hình thức đánh bắt không hợp lý, nhất là sử dụng các phương pháp đánh bắt có tính huỷ diệt (đánh mìn, câu dà, đánh bắt bằng sung điện, đánh cá bằng chất độc ) 2. Chăn dữ cá trong mùa mưa lũ (đây là nội dung chủ yếu), thường có 2 vị trí chắn giữ cá chính: - Chắn giữ cá ở các vị trí trũng có dòng nước chảy vào hồ. Biện pháp chắn giữ cá bằng đăng tre cố định bằng cọc tre, đăng sắt. - Chắn giữ cá qua cống điều tiết nước thuỷ nông. Tại vị trí này có thể áp dụng biện pháp chắn giữ chủ yếu là làm lưới sắt chắn ngang miệng cống, kết hợp ngay khi xây cống, yêu cầu có một đăng chắn phụ trước cửa cống (mau hơn) để thuận lợi khi vệ sinh rác bẩn. 2.7. Thu hoạch Mùa vụ thu hoạch. Thường tập trung vào các tháng cuối mùa khô (tháng 3- 5, Miền Bắc) cuối mùa mưa (tháng 5, phía nam) Các loại lưới cụ sử dụng đánh bắt cá: 1. Lưới rê ( rê đơn, rê 3 lớp, rê vây). 2. Lưới rùng (rùng hồ). 3. Lưới úp 2 lớp. 5. Lưới đăng (lưới cụ chủ yếu). 6. Lưới vét, lưới bén 44
- BÀI 4: NUÔI CÁ KẾT HỢP Mã bài: MĐ17 - 04 Giới thiệu: Nuôi cá kết hợp giới thiệu đến người học khái niệm, đặc điểm các loại hình nuôi cá kết hợp với canh tác nông nghiệp phổ biến hiện nay; thực hiện công việc chuẩn bị nơi nuôi, thả cá giống, chăm sóc quản lý và thu hoạch cá đúng kỹ thuật. Bài học có thời gian 5 giờ trong đó lý thuyết 2 giờ, thực hành 3 giờ và 1 giờ kiểm tra. Bài học này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các câu hỏi, bài tập tình huống để sinh viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Mục tiêu: - Nêu được lợi ích của nuôi cá kết hợp và kỹ thuật nuôi cá trong các mô hình nuôi cá kết hợp với các đối tượng khác; - Thực hiện được các khâu kỹ thuật trong mô hình nuôi cá kết hợp. Nội dung chính 1. Nuôi cá ruộng 1.1. Lợi ích nuôi cá ruộng 1.1.1. Đặc điểm nuôi cá ruộng Ruộng cấy lúa nước ở Việt nam có trên 500.000 ha. Loại hình mặt nước này có điều kiện môi trường thích hợp cho một số loài cá và các sinh vật thức ăn tự nhiên của cá phát triển. Trong tự nhiên trên các chân ruộng cấy lúa, ngoài thu hoạch lúa ra người ta có thể thu thêm vài chục kg đến hàng tạ cá/ ha ruộng. Tuy nhiên, việc canh tác cây lúa với các hoạt động như: Cấy giống lúa ngắn ngày, tưới tiêu khoa học, phun thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng tới đời sống của cá nuôi ở đây. Vấn đề đặt ra nắm vững tác động qua lại giữa hai đối tượng lúa và cá cùng nuôi trong trong hệ sinh thái ruộng để có những biện pháp xử lí thích hợp. 1.1.2. Lợi ích nuôi cá ruộng Về mặt lí thuyết: Trên cơ sở không gây mâu thuẫn giữa cấy lúa và nuôi cá thì nuôi cá ruộng có lợi ích sau: - Thu được sản phẩm cá nuôi, cá tự nhiên có giá trị kinh tế làm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác cây lúa. - Nuôi cá trong chân ruộng cấy lúa, cá sử dụng cây cỏ, sâu bệnh làm thức ăn; cá sục bùn làm tăng khả năng hoà tan muối dinh dưỡng vào nước thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển góp phần làm tăng sản lượng lúa. 1.1.3. Tình hình nuôi cá ruộng ở Việt Nam những năm qua ở Việt nam cùng với các loại hình nuôi cá nước ngọt, nuôi cá ruộng phát triển khá sớm từ những năm 1960. Phát triển mạnh và tạo thành phong trào trên nhiều địa phương ở các tỉnh phía bắc ở những năm 1970. Qua đó cũng đã tổng kết được những kinh nghiệm thực tiễn nhất định và tạo ra sản lượng cá góp phần nâng cao sản lượng cá nước ngọt những năm qua. 45
- Tuy nhiên từ năm 1986 trở lại đây do chịu tác động của một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế mới nói chung, trong nông nghiệp nói riêng cùng với những tồn tại của ngành thuỷ sản trong lĩnh vực này như: Chưa xây dựng được những điển hình tiên tiến về nuôi cá ruộng ở từng vùng địa lí thích hợp. Chưa có sự chỉ đạo và vận dụng sáng tạo khoán 10 vào nuôi cá. Chưa có sự chỉ đạo cụ thể thực hiện dự án 773. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa thuỷ nông, trồng lúa và nuôi cá trước cơ chế phát triển kinh tế nông nghiệp trong nông thôn hiện nay làm cho phong trào nuôi cá ruộng ở Việt nam giảm sút, chậm phát triển. Từ những năm 1995 trở lại đây phong trào nuôi cá ruộng có những sự phát triển trỗi dậy đặc biệt do sự thúc đẩy của một số dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt dự án AIT thúc đẩy phát triển nuôi cá ruộng ở một số tỉnh phía bắc như: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh 1.1.4. Phương hướng phát triển nuôi cá ruộng ở Việt Nam Xuất phát từ điều kiện thiên nhiên thuận lợi của nước ta - khí hâu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa, giờ nắng hàng năm lớn. Có hàng triệu ha ruộng cấy luá nước trong đó có tới 500 000 ha ruộng có thể sử dụng nuôi cá kết hợp. Nhận thức được rõ tầm quan trọng trong việc tiếp tục khôi phục, duy trì và phát triển nuôi cá ở loại mặt nước này những năm 1996 - 2000. Ngành tập trung chỉ đạo đầu tư cùng với các chương trình khuyến ngư khác, sẽ đưa vào nuôi cá trên diện tích 327 000 ha ruộng cấy lúa. Phấn đấu đạt năng suất trung bình 233 kg/ ha để có được sản lượng 73 000 tấn ở năm 2000. Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản những năm 1999 - 2010 đề ra nội dung nuôi thuỷ sản trên ruộng trũng với tổng diện tích nuôi: 300 000 ha. Sản lượng dự thu: 240 000 tấn (có khoảng từ 20 - 25% sản lượng có giá trị xuất khẩu). Giải quyết việc làm cho: 150 000 người. Nhu cầu vốn đầu tư: 300 000 tỷ đồng. Nhu cầu giống: 3 tỷ con. Đối tượng nuôi: Cá chép, rô phi, tôm càng xanh, cá sặc rằn, cá trê, cá lóc. 1.1.5. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. - Trong thời gian vừa qua tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, tăng về số lượng và chủng loại (223 hoạt chất với 685 tên thương hiệu khác nhau). Mang giá trị năm 1996 USD (thuốc trừ sâu3,4 triệu, trừ bệnh 18,3 triệu, thuốc trừ cỏ 22,7 triệu, khác 3,4) - Các nhóm thuốc chính đang được sử dụng tại Việt Nam hiện nay: Thuốc trừ sâu: Methamidophos, monocrotophos, M. Parathion, BPMC, Cypermethrin Thuốc trừ bệnh: Validamicin, Hexacomazone, Iprobenphos, Isoprothiolane, Iprodione, Zined thuốc trừ cỏ: 2,4 – D, Pretilachlo, Glyphosate, Paraquat, Oxadiazone, Dalapon Tác động của thuốc bảo vệ thực vật: - Việc sử dụng thuốc tuy chỉ mang ý nghĩa phòng trị bệnh cho lúa tuy nhiên phổ tác dụng của thuốc thường rất rộng, vì vậy nó mang tác hại cho lúa, và cả tôm cá trong ruộng lúa. - Phần lớn thuốc khi phun xuống ruộng đều giữ lại trong ruộng và gây tác hại với sinh vật sống trong ruộng, tuy nhiên nếu chú ý việc sử dụng này chỉ nên chọn những thuốc có khả năng tan nhanh và khả năng mất tác dụng mau như vậy sẽ tốt hơn cho sinh vật trong ruộng lúa. 46
- Tính độc của thuố bảo vệ thực vật - Hầu hết các loại thuốc sử dụng hiện nay đều độc với cá, tuy nhiên tuỳ theo mức độ chia ra thành: Rất độc: có tác dụng với nồng độ < 0,1ppm Độc cao: “ “ từ 1,0- 10,0ppm Độc vừa: “ “ từ 1,0- 10,0ppm ít độc: “ “ từ 1,0- 10,0ppm 1.2. Thiết kế ruộng nuôi cá 1.2.1. Xây dựng ruộng nuôi Ao ương giống Đập tràn Ruộng Hình 17.04.01: mô hình nuôi cá ruộng 1 vụ lúa (chiêm trũng) - Đắp bờ bao chắc chắn. Kích thước bờ rộng 0,8 m, hệ số mái bờ 1, độ cao an toàn của bờ là 0,5 m. Phía bờ thấp có cống tiêu nước, có đăng chắn cá chắc chắn. - Đào mương cho cá trú. Mương chính có tổng diện tích bằng 10% diện tích ruộng. Kích thước mương: Chiều cao = 1 m; bề rộng đáy mương = 1,5 m, hệ số mái là 1,2. Trong ruộng có hệ thống mương, rãch nhỏ dẫn về mương chính. - Ao nuôi cá thương phẩm và sản xuất giống: có thể tiến hành bố trí như hình vẽ - Cống: Chỉ xây dựng một hệ thống cống đáp ứng cả nhu cầu cấp và thoát nước, cống lên tiến hành xây dựng ở gần khu vực quản lý (hình vẽ) - Ruộng: tiến hành xây dựng về một phía của công trình nuôi nhẵm đảm bảo khả năng quản lý và chăm sóc 1.2.2. Chuẩn bị ruộng nuôi cá - Với ruộng cấy lúa: tiến hành chuẩn bị tương tự các công việc trong cấy lúa (cày ải, bừa, bón lót ) 47
- - Với mương và chuôm chứa cá: tiến hành chuẩn bị tương tự với ao nước tĩnh tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị chú ý tới khâu cải tạo cơ học (nạo vét mương và chuôm chứa cá). Các công việc khác như bón vôi, bón phân tiến hành tương tự với ao nuôi nước tĩnh (xem lại phần nuôi cá ao nước tĩnh quy trình nuôi các đối tượng truyền thống) - Chuẩn bị ruộng sau khi thu hoạch lúa chiêm. 1.3. Chọn và thả cá giống - Đối tượng nuôi. Ruộng không sử dụng nước thải thả cá trắm, mè trắng, rô phi, rôhu, Mrigal và cá chép. Ruộng có sử dụng nước thải thả Rô phi, rôhu, Mrigal là chủ yếu. - Thời vụ thả giống. Thả giống sau cấy lúa chiêm từ 7 - 10 ngày các đối tượng: Mè, rôhu, chép, Mrigan (cá giống lưu). Yêu cầu thả nhanh gọn. Thả sau gặt lúa chiêm các đối tượng: Cá trắm cỏ, rô phi. Yêu cầu gặt nhanh, gọn khi lúa chín để thả giống tập trung. - Cỡ cá thả. Đảm bảo tiêu chuẩn giống cấp 3, có điều kiện thả giống lưu cỡ lớn: Trắm 80- 100 g/ con, Rôhu (Mrigal) 20- 30 g/ con, Chép 10- 20 g/ con. - Mật độ cá thả và tỉ lệ ghép. Ruộng không sử dụng nước thải thả 3000- 5000 con/ ha. Ruộng có sử dụng nước thải thả 6000- 9000 con/ ha. Về tỉ lệ ghép các đối tượng có thể áp dụng một trong những công thức sau: Bảng 17.04.01: cơ cấu đàn cá thả trong nuôi cá ruộng trũng Công thức 1 (không sử dụng nước thải) Công thức 2 (sử dụng nước thải) Đối tượng Tỷ lệ ghép (%) Đối tượng Tỷ lệ ghép (%) Chép lai 50 Rô phi 50 Rôhu 5- 10 Rôhu (Mrigal) 30 Trắm cỏ 20- 25 Mè trắng 10 Rô phi 5 Chép 10 Mè trắng 5- 10 Cá khác 1- 3 1.4. Chăm sóc và quản lý an toàn đàn cá nuôi - Thức ăn cho cá: Sử dụng thức ăn tự nhiên là chính thông qua việc bón phân cho ruộng (lúc bón lót và bón thúc cho lúa chiêm kết hợp tăng lượng phân bón). Trồng thức ăn xanh ven bờ cùng thời kì cấy lúa chiêm. Thả vào ruộng bèo tấm, bèo hoa dâu. - Bổ sung thức ăn tinh: chủ yếu sử dụng tinh bột bổ sung thức ăn cho cá vào các giai đoạn cần đưa cá xuống mương phục vụ các hoạt động nông nghiệp như: phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân. Lượng thức ăn tinh 2- 3% trọng lượng cá trong mương ruộng. - Kiểm tra và xử lí kịp thời đăng chắn cá trong mùa mưa. - Đảm bảo an toàn đàn cá nuôi trong những ngày nắng, phun thuốc trừ sâu, khi thu hoạch lúa. Chú ý đến loại thuốc, dư lượng độc tố còn lại trong ruộng,trước khi đưa cá trở lại ruộng. - Điều chỉnh mức nước trong ruộng thích hợp cho lúa và cá phát triển. 48
- - Thúc đẩy sự phát triển đa dạng sinh thái quần xã sinh vật trên ruộng lúa (tạo điều kiện tốt cho các loại sinh vật trên ruộng cùng phát triển). - Có biện pháp đảm bảo an toàn cho cá nuôi trong ruộng, tránh mất mát cá trong quá trình nuôi. 1.5. Thu hoạch cá - Thu bớt cá lớn sau khi gặt lúa chiêm song tại các mương cá trú. - Thu hoạch tổng thể vào tháng 12. Phương pháp thu hoạch: Tháo cạn nước trên ruộng rút cá vào chuôm rồi dùng lưới kéo bắt cá. - Cỡ cá thu hoạch bình quân đạt được: Mè trắng 0,8 kg Rôhu 0,6 kg Trắm cỏ 1,5 kg Mrigal 0,3 kg Chép 0,4 kg Rô phi 0,1 kg - Năng suất đạt: Trên dưới 300 kg/ ha. (ruộng không sử dụng nước thải có cho ăn thêm thức ăn xanh, tinh); ruộng có sử dụng nước thải đạt 2,5 - 3 tấn/ ha / năm. Chú ý: Loại hình nuôi cá ruộng trũng - cấy vụ lúa chiêm, nuôi cá vụ mùa thực hiện các biện pháp kĩ thuật giống như đã trình bầy trên, điểm khác là thả cá giống sau gặt lúa chiêm và vì thời gian nuôi ngắn nên cỡ cá phải thả lớn hơn và sản lượng cá sẽ thấp hơn. 2. Nuôi cá trong mô hình V-A-C 2.1. Khái niệm VAC VAC là tên ghép ba chữ cái đầu của 3 mặt hoạt động kinh tế chủ yếu trong gia đình: làm vườn (V), đào ao nuôi cá (A) và chăn nuôi gia súc gia cầm (C) nhằm tận dụng sự kết hợp, hỗ trợ của các thành phần trong một hệ sinh thái khép kín, nâng cao hiệu quả sản xuất. V: làm vườn bào gồm tất cả các hoạt động trồng trọt (ngoài vườn còn có ruộng, nương, rẫy, vườn rừng ). Trong vườn có cây xanh, chúng sử dụng năng lượng mặt trời cùng với sự chăm bón của con người để tạo các sản phẩm (rau, lúa gạo, hoa, quả ) và làm thức ăn trực tiếp cho gia súc, gia cầm, cá (lá, củ, hạt ). A: Ao tượng trưng cho tất cả các hoạt động khai thác mặt nước như: cá, tôm, cua và các loại thủy sản khác. Ao hồ là nguồn nước tưới cho vườn cây, cho trồng trọt, thiếu nước cây sẽ không tạo ra năng suất được. Nguồn nước còn rất cần thiết cho cây trồng và vật nuôi. Ngược lại các sản phẩm của cây xanh phế thải, thối rữa là nguồn thức ăn cho cá và các sinh vật trong ao. C: Khái niệm chuồng trại được hiểu là tất các các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, vịt, ngan và các hình thức nuôi khác như: thỏ, ong. 2.2. Vai trò của VAC - VAC là một mô hình hoạt động nông nghiệp có cơ sở khoa học vững trắc dựa trên “chiến lược tái sinh”: tái sinh năng lượng mặt trời thông qua sự quang hợp của cây xanh, tái sinh nguồn chất thải từ hoạt động của các vi sinh vật, của cây trồng, vật nuôi trong một hệ sinh thái khép kín. 49
- - VAC là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, thống nhất các khâu, các thành phần. Trong hệ sinh thái này có mối quan hệ chặt chẽ, ao không chỉ có tác dụng nuôi cá, trồng cây thuỷ sinh mà còn là nguồn nước tưới cho vườn, vệ sinh chuồng trại Vườn cây để lấy sản phẩm cho con người, vừa lấy thức ăn để chăn nuôi gia súc, vườn còn bổ sung thức ăn xanh cho cá nuôi trong ao. Chuồng chăn nuôi để lấy thịt, trứng cho con người, lấy sản phẩm cung cấp ra thị trường, vừa lấy phân bón trồng cây nuôi cá chuồng phát huy và nâng cao hiệu quả lấy từ vườn, ao. - VAC giúp cần bằng sinh thái hạn chế nguồn chất thải: một trong những khó khăn hiện nay cho nghề canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là hạn chế ảnh hưởng của chất thải đến môi trường xung quanh. Việc thực hiện tốt VAC chính là tận dụng một cách tối đa hiệu quả của chất thải, phụ phẩm giữa các đối tượng tránh gây ô nhiễm môi trường. - VAC tạo ra nhiều nguồn sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác: giúp cho mọi nhà gia tăng nguồn lương thực thực phẩm phục vụ cho hoạt động hàng ngày như: rau quả, thịt, cá làm phong phú thêm bữa ăn gia đình, cải thiện dinh dưỡng, tăng cường sức khoẻ người dân, ngoài ra nguồn sản phẩm từ VAC còn là nguồn nguyên liệu cơ sở cho việc phát triển nhiều ngành nghề tiểu thủ công công nghiệp khác. - Tạo công ăn việc làm: VAC giúp cho việc tận dụng tối đa nguồn nhan công dư thừa trong nông hộ, mặt khác còn giúp cho việc sử dụng hợp lý thời gian lao động trong nông hộ, hạn chế áp lực về nhân công với các tỉnh thành phấ do hiện tượng tìm việc làm trong thời kì nông nhàn. VAC cũng làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, thay đổi hoạt độnh lao động của con người đây cũng là một cách lao động kết hợp thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí tích cực và hiệu quả. CHUỒNG THỊ Chất LỢN thải Rau bèo TRƯỜN Nước rửa chuồng G THỨC ĂN BỔ AO CẢI THIỆN SUNG TIÊU ĐẠM CÁ BỮA ĂN THỤ Bùn Nước ao tưới Rau xanh SẢN VƯỜN RAU QUẢ PHẨM Hình 17.04.02: mối quan hệ giữa các đối tượng trong hệ VAC 50