Giáo trình Sản xuất giống cá nước ngọt - Trường Cao đẳng kinh tế, kỹ thuật và thủy sản

pdf 74 trang Gia Huy 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sản xuất giống cá nước ngọt - Trường Cao đẳng kinh tế, kỹ thuật và thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_san_xuat_giong_ca_nuoc_ngot_truong_cao_dang_kinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Sản xuất giống cá nước ngọt - Trường Cao đẳng kinh tế, kỹ thuật và thủy sản

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình Mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nuôi trồng thủy sản là nghề được đông đảo nông, ngư dân ở các địa phương sản xuất để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, rất nhiều người không được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên tính rủi ro trong quá trình nuôi rất cao. Mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt là môn học chuyên ngành, có vị trí quan trọng trong khoa học về lai tạo con giống, lưu giữ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi, khai thác một số loài cá có giá trị kinh tế. Ngoài ra mô đun cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tiến bộ khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực sản xuất giống hiện nay. Trên cơ sở đó nhằm đáp ứng nhu ngày càng cao về số lượng và chất lượng con giống, phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm ngày càng tăng ở nước ta hiện nay, góp phần phát triển bền vững nghề cá. Trong quá trình biên soạn có thể còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy môn học và chuyên ngành. Trân trọng cảm ơn! Bắc Ninh, ngày tháng năm 2020 Biên soạn ThS. Nguyễn Mạnh Hà 3
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên m n học: Sản uất giống cá n ớc ngọt Mã m đun: MĐ15 Thời gian thực hiện m n học: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra 02 giờ). I. Vị trí, tính chất m đun: - Vị trí: Mô đun Sản xuất cá giống nước ngọt là mô đun thuộc chương trình giảng dạy cho học sinh hệ Cao đẳng, được giảng dạy sau các môn học và mô đun cơ sở ngành. - Tính chất: Mô đun Sản xuất cá giống nước ngọt là mô đun chuyên ngành giúp người học thực hiện được các kỹ năng nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ, ấp trứng và ương nuôi cá giống. Mô đun được giảng dạy theo hình thức lý thuyết kết hợp với thực hành, được thực hiện ở lớp học và cơ sở sản xuất giống nước ngọt. II. Mục tiêu m đun: - Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống cá nước ngọt. - Kỹ năng: Học sinh có thể thực hiện các quy trình sản xuất giống hoặc tự thiết lập triển khai các quy trình sản xuất cá giống một cách chủ động. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật; chủ động trong công việc được giao; có trách nhiệm với kết quả công việc; hưởng ứng thực hiện tiêu chuẩn ngành về quản lý chất lượng giống một số loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế. III. Nội dung m đun: 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Thực Tên các bài trong m đun Tổng Lý Kiểm TT hành, số thuyết tra bài tập 1. Bài mở đầu 1 1 2. Bài 1: Nuôi vỗ thành thục sinh dục cá bố 20 4 16 mẹ. 3. Bài 2: Cho cá đẻ và ấp trứng cá. 26 5 20 1 4. Bài 3: Ương nuôi cá giống. 28 5 22 1 Cộng 75 15 58 2 4
  5. 2. Nội dung chi tiết: Bài mở đầu: Đối t ợng, nhiệm vụ và vị trí của m đun Thời gian:01 giờ 1. Tầm quan trọng của mô đun 2. Nội dung chương trình của mô đun 3. Những yêu cầu chính với người học 4. Mối quan hệ mô đun với môn học khác Bài 1: Nu i vỗ thành thục sinh dục cá bố mẹ Thời gian:20 giờ 1. Mục tiêu của bài: - Mô tả phương pháp chọn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ; trình bày quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ. - Lựa chọn được cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ; thực hiện nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong ao; đánh giá kết quả nuôi vỗ. - Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo TCN. 2. Nội dung của bài: 1. Cơ sở khoa học xây dựng quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ Thời gian:0,5 giờ 1.1. Căn cứ vào đặc điểm sinh học sinh sản 1.2. Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thời tiết của từng vùng 1.3. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng cơ sở sản xuất 2. Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ chính vụ Thời gian:0,5 giờ 2.1. Điều kiện và chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ 2.2. Chọn cá bố mẹ và kỹ thuật thả cá bố mẹ nuôi vỗ 2.3. Chăm sóc và quản lý 3. Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ tái phát dục Thời gian:0,5 giờ 3.1. Điều kiện và chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ 3.2. Chọn cá bố mẹ và kỹ thuật thả cá bố mẹ nuôi vỗ 3.3. Chăm sóc và quản lý 4. Kỹ thuật nuôi vỗ một số loài cá nước ngọt Thời gian:2,5 giờ 4.1. Nuôi vỗ cá Trắm cỏ 4.2. Nuôi vỗ cá Mè trắng 4.3. Nuôi vỗ cá Rô hu, Mrigan 4.4. Nuôi vỗ cá Chép 4.5. Nuôi vỗ cá Tra 4.6. Nuôi vỗ cá Rô phi Thực hành Thời gian:16 giờ - Lựa chọn cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ 5
  6. - Thực hiện các bước trong quy trình nuôi vỗ - Đánh giá kết quả nuôi vỗ Kiểm tra Thời gian:1,0giờ - Lý thuyết: + Trình bày kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ chính vụ và nuôi tái phát dục + Trình bày quy trình nuôi vỗ cá trắm cỏ chính vụ Bài 2: Cho cá đẻ và ấp trứng cá Thời gian:26 giờ 1. Mục tiêu của bài: - Trình bày phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục, sử dụng kích dục tố, cho cá đẻ, quản lý và vận hành bể cá đẻ. - Mô tả cách vệ sinh khay ấp, bể, bình ấp; trình bày biện pháp kỹ thuật quản lý và vận hành thiết bị ấp trứng cá. - Lựa chọn được cá thành thục cho đẻ, lập được bảng tính liều lượng kích dục tố; pha và tiêm cho cá bố mẹ thành thục; cho cá để; quản lý và vận hành bể cá đẻ đúng kỹ thuật. - Thực hiện được công việc chuẩn bị dụng cụ, thiết bị ấp trứng cá, quản lý trứng và ấu thể cá, đánh giá kết quả ấp trứng - Tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật. 2. Nội dung của bài: 1. Nguyên lý cơ bản của việc cho cá sinh sản nhân tạo Thời gian:1,0 giờ 1.1. Cơ sở khoa học 1.2. Nguyên lý cơ bản của sinh sản cá trong tự nhiên 1.3. Nguyên lý cơ bản của kích thích cá sinh sản nhân tạo 2. Quy trình kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo Thời gian:1,0 giờ 2.1. Chọn cá bố mẹ cho đẻ 2.2. Các loại chất kích thích sinh sản và sử dụng cho cá đẻ 2.3. Các phương pháp cho cá đẻ trong điều kiện sinh sản nhân tạo 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cho cá đẻ 3. Cho sinh sản nhân tạo một số loài cá nuôi Thời gian:1,5 giờ 3.1. Cho cá Trắm cỏ sinh sản nhân tạo 3.2. Cho cá Mè trắng sinh sản nhân tạo 3.3. Cho cá Rô hu sinh sản nhân tạo 3.4. Cho cá Chép sinh sản nhân tạo 3.5. Cho cá Tra sinh sản nhân tạo 6
  7. 4. p trứng cá Thời gian:1,5 giờ 4.1. p trứng cá theo phương pháp tự nhiên. 4.2. p trứng cá theo phương pháp công nghiệp. Thực hành Thời gian:20 giờ - Phân biệt cá đực, cái - Chọn cá bố mẹ thành thục - Lập bảng sử dụng kích dục tố - Pha và tiêm kích tố - Vận hành thiết bị cho cá đẻ - Thu trứng và định lượng trứng - Chuẩn bị được dụng cụ ấp trứng - Định lượng trứng - Vận hành khay ấp, bể ấp và bình vây - Xác định tỷ lệ nở, định lượng cá bột Kiểm tra Thời gian:1,0 giờ - Lý thuyết: + Trình bày phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ + Lập bảng tính liều lượng kích dục tố tiêm cho 10kg cá mè đẻ trứng - Thực hành: Định lượng trứng cá rô phi đưa vào khay ấp và vận hành khay ấp trứng Bài 3: Ư ng nu i cá giống Thời gian:28 giờ 1. Mục tiêu của bài: - Trình bày biện pháp kỹ thuật tẩy dọn ao ương, phương pháp cho cá ăn, quản lý môi trường, phòng và trị bệnh cho cá. - Thực hiện được công tác cải tạo ao ương, thả cá bột, cho cá ăn, quản lý địch hại trong ao ương, xác định tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giống. - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. 2. Nội dung của bài: 1. Quy trình kỹ thuật ương nuôi cá giống Thời gian:1,0 giờ 1.1. Cơ sở khoa học để xây dựng quy trình ương nuôi cá giống 1.2. Các nội dung chính của quy trình ương nuôi cá giống 2. Kỹ thuật ương nuôi cá bột lên cá hương Thời gian:2,0 giờ 2.1. Ương cá Mè trắng, Mè hoa 2.2. Ương cá Trắm cỏ 7
  8. 2.3. Ương cá Chép 2.4. Ương các loài cá chép ấn độ: Rô hu, Mrigan 2.5. Ương cá Tra 3. Kỹ thuật ương nuôi cá hương lên cá giống Thời gian:2,0 giờ 3.1. Ương cá Mè trắng, Mè hoa 3.2. Ương cá Trắm cỏ 3.3. Ương cá Chép 3.4. Ương cá các loài cá chép ấn độ 3.5. Ương cá Tra 3.6. Sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực Thực hành Thời gian:22 giờ - Thực hiện cải tạo ao ương - Thực hiện thao tác kỹ thuật thả cá bột, cá hương vào ao ương - Chuẩn bị thức ăn, cho cá ăn, kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tính tỷ lệ sống của cá giống - Diệt trừ địch hại trong ao ương Kiểm tra Thời gian:1,0 giờ - Lý thuyết: Trình bày công tác quản lý môi trường ao ương - Thực hành: Mô tả thao tác diệt trừ địch hại trong ao ương giai đoạn từ giai đoạn cá bột lên thành cá hương 8
  9. BÀI MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ VỊ TRÍ CỦA MÔ ĐUN 1. Tầm quan trọng của m đun 1.1. Đối tượng, nhiệm vụ mô đun Mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số đối tượng cá nuôi chủ yếu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp kỹ thuật cụ thể khống chế các điều kiện sinh sản tự nhiên, điều khiển các loài cá sinh sản theo ý muốn con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng cá giống cho nuôi cá thịt. Mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là nhằm cải tạo giống cũ, tạo giống mới các loài cá có giá trị kinh tế, bảo tồn quỹ gen. 1.2. Lịch sử phát triển mô đun 1.2.1. Thế giới Nước có lịch sử về nuôi cá sớm nhất thế giới là Trung Quốc (cách đây hơn 3.200 năm). Năm 473 trước công nguyên Phạm Lãi viết cuốn “Kinh nuôi cá” giới thiệu tỉ mỉ kỹ thuật nuôi cá chép. Ở Liên Xô, năm 1854 V.B.Philaski tiến hành thụ tinh nhân tạo cá tầm và từ đó đề ra phương pháp thụ tinh khô cho cá. Năm 1928, hai nhà bác học người Đức là Hossay và Anehella là những người đầu tiên tìm ra kích dục tố não thùy thể và chế phẩm HCG. Dựa trên hai loại kích dục tố này Liên Xô và Braxin đã cho cá đẻ nhân tạo thành công. Năm 1935 Liên Xô đã cho cá tầm (Ascipences stellatus) đẻ thành công bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Năm 1958 Trung Quốc cho cá đẻ thành công bằng phương pháp tiêm não thùy thể (Hypophys). 1.2.2. Việt Nam Nghề nuôi cá ở Việt Nam có từ lâu đời và đã có nhiều kinh nghiệm. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, từ đời nhà Trần, ở trong cung vua đã xây ao nuôi cá và nhà vua đặt một chức quan chuyên việc trông coi. Tuy nhiên dưới chế độ cũ nghề nuôi cá nói chung và kỹ thuật sản xuất cá giống nói riêng không được chú trọng phát triển. Từ những năm 1960 - 1970 cho đến nay nghề nuôi cá ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, chúng ta đã hoàn toàn chủ động cho cá mè, trôi, trắm và một số đối tượng cá nuôi khác sinh sản nhân tạo. Năm 1963 cho cá mè hoa đẻ thành công. Năm 1965 cho cá mè trắng đẻ thành công. 9
  10. Năm 1968 cho cá trắm cỏ đẻ thành công. Năm 1982, cá trôi n Độ (Rô hu) được nhập vào Việt Nam và cho đẻ nhân tạo thành công vào năm 1984. Năm 1984, cá mrigan được nhập vào Việt Nam và cho đẻ nhân tạo thành công vào năm 1986. Hiện nay nghề nuôi cá ở nước ta không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng, cả nước đã có hàng trăm trạm, trại sản xuất cá giống với hình thức rất đa dạng (Nhà nước, tập thể và tư nhân) đã cho cá chép, mè, trôi, trắm, rohu, mrigal, mè vinh, chim trắng, rô phi, tai tượng, bống tượng, mùi, sặc rằn, thát lát, tra, ba sa, lóc đẻ nhân tạo, đạt năng suất cao. Hàng năm đã sản xuất được hàng trăm triệu con giống đáp ứng cho nghề nuôi cá thịt đang phát triển mạnh ở nước ta. Trong điều kiện sinh sản tự nhiên, cá mè trắng, trắm cỏ, rohu, mrigal và một số loài cá nuôi khác chỉ đẻ được một lần trong năm, đến nay bằng kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn, chúng ta đã cho cá đẻ 2 - 3 lần trong năm. Đây là một thành công lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất cá giống của nước ta. Song song với việc cho các loài cá sinh sản nhân tạo, chúng ta đã bước đầu làm công tác cải tạo giống cũ, phát triển giống mới. Bằng con đường lai tạo chúng ta đã cho lai giữa cá chép Hungari với cá chép trắng Việt Nam, cá chép vàng Indonexia, lai cá trê phi với trê ta, cá mè trắng với cá mè hoa, cá rô phi lai xa khác dòng tạo ra con lai có ưu việt hơn bố mẹ chúng như: sinh trưởng nhanh, có khả năng thích nghi rộng với môi trường sống, sức đề kháng cao với dịch bệnh. Bên cạnh những thành tựu thu được trên, chúng ta đã và đang có những bước tiến mới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học như công tác chọn giống, nhập nội và công tác điều tra cơ bản trong phạm vi cả nước. Cùng với những thành tựu đã đạt được, hiện nay trong lĩnh vực sản xuất giống vẫn còn nhiều tồn tại trên một số mặt sau: - Công tác cải tạo giống cũ, phát triển giống mới còn chậm, công tác chọn giống, bảo tồn quỹ gen chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy phẩm chất giống của các loài cá nuôi nhìn chung còn thấp. - Công tác nghiên cứu về điều tra quy hoạch chưa được đầu tư đầy đủ, các số liệu còn tản mạn. - Trình độ kỹ thuật, công nhân lành nghề nói chung còn thấp và ít, việc đầu tư trang thiết bị cho nghề cá còn thiếu và không đồng bộ. Nhiều cơ sở thiếu vốn đầu tư, trình độ tổ chức quản lý thấp, nhất là công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản còn yếu kém. 10
  11. 2. Nội dung ch ng trình của m đun Bài mở đầu Bài 1: Nuôi vỗ thành thục sinh dục cá bố mẹ. Bài 2: Cho cá đẻ và ấp trứng cá. Bài 3: Ương nuôi cá giống 3. Những yêu cầu chính với ng ời học Để học mô đun này người học cần quan tâm: - Học lý thuyết trên lớp kết hợp thực hành ngoài thực địa. - Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. - Thực hành kỹ năng cơ bản: Tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở cơ sở thực nghiệm của Trường. - Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng các thao tác. - Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. - Để được công nhận hoàn thành mô đun người học phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết và các buổi thực hành có mặt đầy đủ 100%. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm. 4. Mối quan hệ m đun với m n học khác Mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt là một môn học chuyên ngành của ngành nuôi trồng thủy sản. Để nắm vững môn học, cần thấy được sự quan tâm hữu cơ giữa mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt với các môn học khác. Cụ thể như sau: - Đặc điểm sinh học các loài cá kinh tế nước ngọt. - Môn Thủy sinh vật. - Sinh lý động vật thủy sản - Môn Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản. - Môn Công trình và thiết bị trong nuôi thủy sản. - Môn Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. - Môn Phòng và trị bệnh động vật thuỷ sản. 11
  12. BÀI 1: NUÔI VỖ THÀNH THỤC SINH DỤC CÁ BỐ MẸ 1. C sở khoa học để ây dựng quy trình nu i vỗ thành thục sinh dục cá bố mẹ 1.1. Căn cứ vào đặc điểm sinh học sinh sản Cần nắm được các đặc điểm sinh học, sinh sản của các đối tượng ngoài tự nhiên và vận dụng các đặc điểm này điều kiện nhân tạo một cách hợp lý. Đối với cá Trắm cỏ, cá Mè trắng, cá Trôi, cá Tra . di cư sinh sản theo chu kỳ và mùa vụ rõ rệt (Chung Lân, 1965; Mai Đình Yên, 1970). Đặc điểm của các loài cá này khi đến tuổi trưởng thành và tham gia sinh sản lần đầu tiên thì tuyến sinh dục thường trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Vào mùa thu đông, cá bố mẹ sử dụng một lượng lớn thức ăn nhắm tích luỹ vật chất dinh dưỡng, trong điều kiện sinh sản nhân tạo giai đoạn này được xem như giai đoạn vỗ béo, còn gọi là giai đoạn nuôi vỗ tích cực. Đến mùa xuân, khi nhiệt độ nước tăng dần, cá bố mẹ đã được tích luỹ đầy đủ vật chất dinh dưỡng, ngược vòng lên dòng thượng lưu tham gia sinh sản. Trong quá trình di chuyển, cá bố mẹ dường như không bắt mồi, trong cơ thể cá chủ yếu xảy ra quá trình chuyển hoá vật chất dinh dưỡng tích luỹ sang phát triển tuyến sinh dục. Trong sinh sản nhân tạo, giai đoạn này được xem như giai đoạn chuyển hoá vật chất dinh dưỡng còn được gọi là giai đoạn nuôi vỗ thành thục. Trong tự nhiên, các loài cá có tập tính di cư sinh sản điển hình như cá Trôi, cá Mè trắng, cá Trắm cỏ phát triển tuyến sinh dục theo từng giai đoạn nhất định. Vì vậy, trong sinh sản nhân tạo khi nuôi vỗ các đối tượng này cần phải phân chia thành các giai đoạn nuôi vỗ khác nhau, từ đó có thể điều khiển được quá trình thành thục chín mùi tuyến sinh dục của cá bố mẹ theo ý muốn. Các loài cá không di cư sinh sản như: Cá Rô đồng, cá Trê, cá Chép khi đạt độ tuổi thành thục và khi tuyến sinh dục chín mùi thì có thể tham gia sinh sản ngay tại thuỷ vực mà nó sinh sống như ao, hồ, sông, ruộng trũng Do đó, trong quy trình nuôi vỗ thành thục các loài cá này không nhất thiết phải phân chia giai đoạn nuôi vỗ như các loài cá di cư sinh sản. Trong tự nhiên, cá Trắm cỏ thích sống nơi có dòng nước trong sạch, thức ăn là các loại thực vật thượng đẳng thân mềm. Chính vì vậy trong môi trường nhân tạo, cần cung cấp các loại thức ăn xanh tự nhiên và có thể bổ sung thêm một số loại thức ăn tổng hợp cho cá, đồng thời ao nuôi phải rộng và có nguồn nước trong sạch. Cá Mè trắng ăn sinh vật phù du là chính, do đó trong ao nuôi dưỡng cần phải có màu nước thích hợp, chứa nhiều loại thực vật phù du dễ tiêu hoá để cá sử dụng 12
  13. Vì vây, để xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng nuôi thì điều quan trọng và mang tính chất quyết định là phải dựa vào đặc điểm sinh học sinh sản của chúng trong tự nhiên. 1.2. Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thời tiết của từng vùng Cá là loài động vật biến nhiệt, do đó điều kiện môi trường sống ảnh hưởng rất lớn quá trình sinh sản của cá. Dựa trên quy luật tổng nhiệt cho thấy sự thành thục của cá chịu chi phối của quy luật này. Ở vùng có nhiệt độ cao, tuổi thành thục của cá sẽ nhỏ hơn vùng nhiệt độ thấp (trên cùng một loài và cùng một giai đoạn phát triển) (Ctroganop, 1954; Chung Lân, 1965; Progan, 1972). Vì vậy khi chọn cá bố mẹ vào nuôi dưỡng ở các vùng địa lý và khí hậu khác nhau, không nhất thiết tuổi cá bố mẹ phải bằng nhau. Nghiên cứu cho thấy tổng nhiệt lượng của thời kỳ thành thục đầu tiên của cá Mè trắng là 18.000 đến 20.0000C/ngày. Ở Việt Nam (miền Bắc, miền Trung và niềm Nam), thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ và thời gian thành thục cũng khác nhau. Ở các tỉnh phía Bắc, thời gian nuôi dưỡng cá bố mẹ thường sớm hơn các tỉnh phía Nam khoảng 1 tháng, nhưng thời gian thành thục lại muộn hơn các tỉnh phía Nam (Nguyễn Duy Hoan, 1982), điều này dẫn đến thời gian cho cá đẻ của các tỉnh phía Nam thường sớm hơn các tỉnh phía Bắc khoảng 15/30 ngày. Các đối tượng cá đưa vào nuôi vỗ tại Lâm Đồng bao giờ cùng sớm hơn các tỉnh miền Trung, đặc biệt là cá Trắm cỏ. Cùng đối tượng cá bố mẹ nhưng cá nuôi ở các trang trại cá giống vùng đồng bằng thường thành thục sớm hơn cá được nuôi trong ao ở các trang trại ở miền núi có sử dụng nguồn nước từ hồ chứa. Nguyên do nhiệt độ nước ao ở khu vực hồ chứa thường thấp và ổn định hơn, biên độ dao động nhiệt độ thấp hơn sơ với các trại đồng bằng, cho nên sự phát dục thành thục cũng chậm hơn (Nguyễn Duy Hoan, 1982). Các yếu tố môi trường chi phối đặc điểm phát dục thành thục tuyến sinh dục cá nuôi, nhưng yếu tố nhiệt độ là yếu tố chi phối rõ ràng nhất. Ở các tỉnh phía Bắc nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông chênh lệch nhau rất rõ rệt (khí hậu Việt Nam. 1965), cho nên mỗi vụ sinh sản nhân tạo chính cho các loài nuôi là vào mùa xuân - giao điểm của mùa đông và mùa hè (tháng 2, 3, 4 và giữa tháng 5), vào mùa thu - giao điểm của mùa hè và mùa đông (tháng 9, 10), các tháng còn lại trong năm cho sinh sản nhân tạo thường không có hiệu quả. Các cơ sở sản xuất cá giống thuộc các tỉnh Nam Bộ, các trại sản xuất cá giống ở các hồ chứa (vùng Ninh Thuận, Phú Ninh, Quảng Nam ) có thể cho cá đẻ từ tháng 1 đến tháng 11 hàng năm. Nhiệt độ chi phối tốc độ phát dục thành thục tuyến sinh dục , tỷ lệ thụ tinh và hiệu quả ấp nở do đó việc xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ thành thục đàn cá bố mẹ và hoạch định cho cá đẻ ở các vùng khí hậu khác nhau phải khác nhau. 13
  14. 1.3. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng cơ sở sản xuất Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, điều kiện cụ thể của từng cơ sở mà các chỉ tiêu kỹ thuật của từng quy trình có thể khác nhau. Mật độ cá bố mẹ có thể phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất, tỷ lệ nuôi ghép phụ thuộc vào nhu cầu về số lượng con giống của mỗi đối tượng, các loại thức ăn tổng hợp không nhất thiết phải có thành phẩm giống nhau. Do đó, khi xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cần phải tuân theo quy định và phù hợp với đặc điểm sinh học của từng đối tượng, điều kiện khí hậu từng vùng về đặc thù riêng của từng cơ sở sản xuất. Phải liên kết giữa các đặc điểm này để xây dựng và quy trình nuôi vỗ cho cá bố mẹ thành thục mang lại hiệu quả. 2. Quy trình kỹ thuật nu i vỗ cá bố mẹ chính vụ 2.1. Điều kiện và chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ 2.1.1. Điều kiện nuôi Trong sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi, ao là một trong các môi trường sống chủ yếu để cá sinh trưởng và phát triển. Điều kiện ao tốt hay xấu, phù hợp hay không phù hợp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ. Trong khâu chọn và chuẩn bị ao nuôi dưỡng cá bố mẹ cần lưu ý đến các khâu cơ bản sau: Vị trí ao nuôi: Chọn những ao nuôi dưỡng phải gần nguồn nước, nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm, ao nuôi không bị ngập úng và dễ tiêu nước, ao được xây dựng gần bể cho cá đẻ. Các ao nên tập trung để dể chăm sóc, giao thông thuận tiện, ao phải ở nơi thông thoáng dễ chăm sóc, yên tĩnh để không ảnh hưởng đến hoạt động sống của cá bố mẹ. Diện tích ao nuôi: Diện tích rộng hay hẹp thường ảnh hưởng đến hoạt động của cá, đây là một trong những nguyên nhân gây nên sự thay đổi của các yếu tố môi trường nước ao nuôi. Ao có diện tích lớn các yếu tố môi trường ít thay đổi, cá hoạt động tốt nhưng gây khó khăn cho quản lý và chăm sóc, đánh bắt cá bố mẹ không triệt để. Ngược lại,nếu ao nhỏ các yếu tố môi trường thường thay đổi lớn, phạm vi hoạt động của cá hẹp, nhưng lại dễ đánh bắt, dễ dàng chăm sóc và quản lý. Do đó trong quá trình nuôi dưỡng cá bố mẹ cần phải xác định diện tích để phù hợp với các đối tượng nuôi. Thông thường ao nuôi dưỡng chính thức có diện tích từ 500 - 10.000m2, ao nuôi cá bố mẹ dự bị thường có diện tích từ 1.000 - 5.000m2. Tuy vậy, ao nuôi cá bố mẹ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đặc tính sinh học của từng đối tượng và quy mô sản xuất lớn hay nhỏ của từng cơ sở sản xuất. 14
  15. - Cá trắm cỏ bố mẹ ưa thích nguồn nước trong sạch, cá có khối lượng trên 4kg yêu cầu phạm vi hoạt động rộng, nên không cần bón phân gây màu nước khi chuẩn bị ao, vì vậy diện tích ao nuôi dưỡng có thể từ 1.500 - 2.000m2. - Đối với cá mè trắng, cá rôhu, cá tra, quá trình nuôi dưỡng cần bón phân gây màu nước, diện tích ao nuôi vào loại trung bình từ 1.200 - 1.500m2. - Đối với cá chép, cỡ cá nhỏ khó đánh bắt, trong quá trình nuôi dưỡng cần bón phân gây màu nước nên diện tích ao nuôi thường từ 500 - 1.000m2. - Ao nuôi cá rôphi, sặc rằn, Rô đồng cá có kích thước nhỏ, cần bón phân gây màu nước khi nuôi dưỡng và phải thu triệt để nên diện tích ao từ 300 - 500m2. - Ao nuôi cá mè hoa, mè trắng bố mẹ ở hồ chứa, cá thường có kích thước lớn trên 10kg nên diện tích ao từ 400 - 5.000m2 để cá bố mẹ có điều kiện phát triển tuyến sinh dục. Đáy ao: Đáy ao phải bằng phẳng để dễ kéo lưới bắt cá bố mẹ khi kiểm tra cho đẻ, đặc biệt là ao nuôi cá Rô hu, Mrigan, cá Chép, cá Trôi, Trắm. Đáy ao nuôi cá Mè cần có chất mùn và có lớp bùn đáy dày 20 - 30cm để giữ cho độ béo của ao ổn định. Ao nuôi cá Trắm cỏ có thể đáy ao là cát, không nên có lớp bùn đáy dày dễ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cá, đặc biệt là vào mùa xuân - hè khi nhiệt độ thay đổi. Đáy ao nuôi cá Rô phi có đáy bùn pha cát để cá có thể làm tổ đẻ. Cho nên giữ cho đáy ao có một độ dày nhất định là điều kiện cần thiết đối với từng loài cá khác nhau. Chất nước: Các loài cá nuôi trong giai đoạn phát dục tuyến sinh dục yêu cầu chất nước trong sạch, hàm lượng Oxy hòa tan trong nước lớn hơn 2mg O2/lít, không có chất độc, không có các muối kim loại nặng, độ pH tốt nhất là trung tính. Ở các tỉnh Trung du và đồng bằng, pH nước và đáy thường là trung tính; ở các tỉnh ven biển thường chất đáy, chất nước mang tính chua mặn, pH nước thay đổi lớn và thường ở mức thấp. Trong ao nuôi cá trắm cỏ, pH có thể dao động trong phạm vi từ 6 - 8, nhưng trong ao nuôi cá mè, cá trôi, cá rôhu, mrigan, pH nước tốt nhất là từ 7 - 8. Nguồn nước phải có pH thích hợp, nếu pH quá thấp sẽ khó gây màu nước, rất tốn thời gian cải tạo và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những loài cá sử dụng thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du. Do đó, nguồn nước đưa vào ao nuôi dưỡng phải đảm bảo các chỉ tiêu: hàm lượng Oxy, độ pH trung tính phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loài cá, các khí hòa tan không có tính độc hại đối với cá nuôi như CH4, H2S, CO2 không có các kim loại nặng. Độ sâu: Mức nước trong ao là chỉ tiêu cần thiết để tạo điều kiện phát triển thức ăn tự nhiên cho cá (đặc biệt là các sinh vật phù du), đồng thời cũng là không gian hoạt động và là nơi cung cấp Oxy hòa tan cho cá nuôi. Mức nước trong ao 15
  16. nuôi cũng là tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo cho môi trường ổn định ít thay đổi, đặc biệt là biên độ dao động của nhiệt độ. Vì trong một phạm vi diện tích thích hợp, mức nước càng sâu thì biên độ dao động nhiệt độ ngày thấp, ngược lại, biên độ dao động sẽ lớn. Tuy nhiên, mức nước trong ao không nên quá sâu, sinh vật đáy sẽ không phát triển được và sẽ tạo điều kiện cho các loài sinh vật yếm khí phát triển làm đáy ao thối bẩn. Ao nuôi cá mè trắng, cá mè hoa độ sâu tốt nhất từ 1,2 - 1,5m, ao nuôi cá trắm cỏ có độ sâu từ 1,8 - 2,0m, ao nuôi cá chép, cá rôphi, cá rô đồng bố mẹ độ sâu từ 0,8 - 1,0m. Các tỉnh miền Bắc về mùa đông khí hậu lạnh hơn nên độ sâu của ao nuôi có thể lớn hơn mùa xuân và mùa hè, vào mùa xuân-hè, mức nước thấp hơn, tạo điều kiện nâng cao nhiệt độ, làm cho tuyến sinh dục nhanh chóng chuyển hóa. Bảng: Tiêu chuẩn ao nuôi dưỡng cá bố mẹ Loài cá Diện tích Độ sâu Chất đáy Độ sâu đáy ao (m2) (m) (cm) Cá trắm cỏ 1.800 - 2.000 1,8 - 2 Cát, bùn pha cát 10 - 15 Cá mè trắng, mè hoa, trôi, rô hu, cá 1.200 - 1.500 1,2 - 1,5 Bùn pha cát 15 - 20 tra Cá rô phi, rô đồng, 300 - 500 0,8 - 1,0 Bùn pha cát 15 - 20 sặc rằn Cá chép 500 - 800 0,8 - 1,0 Bùn pha cát 15 - 20 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Bộ Thủy sản) 2.1.2 Chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ Các loại công trình và thiết bị nuôi vỗ : Ao nuôi, giai nuôi, bể nuôi, lồng & bè nuôi Chuẩn bị ao nuôi vỗ: Yêu cầu ao nuôi vỗ diện tích 1.000 - 5.000m2, độ sâu 1,2 - 2,0m; bùn đáy ao 10 - 30cm; pH 6 - 8, Vị trí xây dựng gần nơi sinh sản nhân tạo, nguồn nước. Chuẩn bị ao nuôi (Cải tạo ao): Bao gồm các bước sau: Xả cạn nước, vét bùn và phơi đáy ao, tu sửa ao nuôi, bón vôi, bón phân và cấp nước sạch. * Xả cạn nước: Làm cạn nước trong ao bằng điều khiển cống xả cạn hoặc dùng máy bơm hút cạn nước trong ao. * Vét bùn và phơi đáy ao: Thời điểm tiến hành trước khi thả cá 5 -7 ngày. Để loại bỏ chất thải, loại bỏ nguy cơ mầm bệnh và khí độc, phục hồi thể tích ao nuôi và tạo độ tơi xốp cho đất đáy ao. 16
  17. * Tu sửa ao: Tu sửa những hỏng hóc của ao như sạt lở bờ, lỗ môi, cống cấp và thoát nước. * Bón vôi và hóa chất: loại vôi bón và lượng vôi bón: CaO, Ca(OH)2. Lượng vôi: bón 10 - 20 kg/100m2 ao. Loại hóa chất: thuốc sát trùng, thuốc diệt cá, liều lượng bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất. * Bón phân gây màu nước: Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên của cá. Các loại phân sử dụng: Phân hữu cơ(phân chuồng, phân xanh), phân vô cơ(Đạm, lân, kali). Liều lượng và cách bón phụ thuộc vào từng loại phân, nguồn nước cấp, đối tượng và mật độ nuôi. Cách bón: bón lót và bón thúc. * Cấp nước sạch: Nước cấp được lọc qua lưới lọc rác và cá để loại bỏ những nguồn chất ô nhiễm và cá dữ cũng như cá cạnh tranh thức ăn của cá nuôi. Cấp nước cũng cần chú ý đến ao có hoặc không bón phân gây màu nước. Chuẩn bị lồng bè nuôi: Yêu cầu lồng bè nuôi vỗ: Diện tích: 10 - 500m3, độ sâu 1,2 - 2,0m; Kết cấu vững chắc, an toàn, dễ chăm sóc và quản lý; Vị trí đặt lồng phải đảm bảo chất lượng nước phù hợp với nhu cầu sinh thái của đối tượng nuôi, gần nơi sinh sản nhân tạo, thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc và quản lý, an toàn về mùa lũ. Chuẩn bị lồng nuôi: Sửa chữa lại lồng trước mỗi vụ nuôi, thay thế và sửa chữa những bộ phận hư hỏng. Vệ sinh lồng nuôi và các trang thiết bị phục vụ. Kiểm tra nguồn nước trực khi thả cá nuôi. 2.2. Chọn cá bố mẹ và kỹ thuật thả cá bố mẹ 2.2.1. Chọn cá bố mẹ Tiêu chuẩn đàn cá bố mẹ: Cá bố mẹ được chọn đưa vào nuôi dưỡng phải khỏe mạnh, không bị bệnh ngoài da và không sây xát, màu sắc sáng, toàn thân trơn nhẵn, không dị hình và hoạt động nhanh nhẹn. Cá bố mẹ cần đạt tuổi thành thục nhất định, cá Mè trắng có tuổi từ 4 - 8 tuổi, cá Trắm cỏ từ 4 - 10 tuổi, cá Tra 6 - 12 tuổi, cá Rôhu 3 - 6 tuổi (Lương Đình Trung, Nguyễn Duy Hoan và Phạm Văn Khánh, 1970, 1981, 1996). Khối lượng của cá cũng đạt đến một quy cỡ thích hợp tương đương với tuổi thành thục, cá Trắm cỏ từ 3 - 10kg, cá Mè trắng từ 2 - 5 kg, cá Tra từ 5 - 12kg, cá Chép từ 1 - 3kg (xem bảng). Bảng: Tiêu chuẩn và mật độ cá bố mẹ khi đưa vào nuôi dưỡng Khối lượng Mật độ nuôi Loài cá Tuổi Tác giả (kg) (kg/100m2) Cá mè trắng 4 - 8 2 - 5 8 - 10 Lương Đình Trung Cá trắm cỏ 4 - 10 3 - 10 10 - 15 Nguyễn Duy Hoan Cá rôhu 3 - 8 1 - 3 10 - 12 Trần Văn Vỹ 17
  18. Cá chép 1 - 5 1 - 3 15 - 20 Viện NCNTTS I Cá tra 6 - 12 5 - 12 10 - 30 Phạm Văn Khánh Cá sặc rằn 1 - 2 0,07 - 0,1 40 - 60 Phạm Văn Khánh Cá rô đồng 1 0,03 - 0,07 40 - 60 Phạm Văn Khánh Cá rôphi 1 - 2 0,3 - 1 200 - 400 Phạm Văn Khánh Ở mỗi loài cá có tuổi thành thục khác nhau, khi chọn đàn cá có tuổi thành thục phù hợp sẽ tạo ra đàn cá giống tốt và có hiệu quả trong quá trình sản xuất. Nếu cá bố mẹ còn non sẽ sinh sản không tốt, nhưng nếu cá quá già cho đẻ cũng không hiệu quả. Khối lượng của cá bố mẹ đưa vào nuôi dưỡng cũng phải phù hợp, cá bố mẹ quá nhỏ dẫn đến việc sản xuất đàn cá giống sẽ không chất lượng, nhưng nếu đàn cá bố mẹ quá lớn sẽ gây khó thao tác trong quá trình sản xuất. Nguồn cá nuôi vỗ có thể chọn từ trung tâm giống, đàn cá hậu bị, nguồn tự nhiên 2.2.2. Thả cá bố mẹ Mật độ thả và tỷ lệ ghép: Trong kỹ thuật nuôi cá bố mẹ thành thục, một trong những yêu cầu cần đạt được đó là tỷ lệ thành thục và cá bố mẹ có hệ số thành thục cao, tham gia sinh sản tốt. Muốn như vậy cần phải tạo điều kiện cho cá bố mẹ có môi trường hoạt động tốt và lượng thức ăn đầy đủ đạt yêu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn phát triển. Vì thế xác định mật độ cá trong ao thích hợp là một chỉ tiêu kỹ thuật cần phải quan tâm. Mật độ vừa phải nhằm tạo điều kiện cho cá có đủ thức ăn cần thiết, lượng Oxy hòa tan cung cấp cho cá đầy đủ theo yêu cầu phát triển. Căn cứ vào điều kiện môi trường và đặc điểm của từng đối tượng để lựa chọn mật độ thả thích hợp. Bảng: Mật độ cá bố mẹ thả nuôi Loài cá Cá mè Cá trắm Cá Cá Cá tra Cá sặc Cá rô Cá trắng cỏ rôhu chép rằn đồng rô phi Mật độ 8 - 10 10 - 15 10 -12 15 - 10 - 40 - 60 40 - 60 200 - nuôi 20 30 400 kg/100m2 Để tận dụng quan hệ tương hỗ về tính ăn của các loài cá khác nhau và tập tính sống của các loài cá trong cũng môi trường, có thể tiến hành nuôi ghép các loài cá bố mẹ với nhau. Các loài cá nuôi ghép với các đối tượng chính có thể là cá bố mẹ tham gia sinh sản trong năm hoặc cũng có thể là đàn cá bố mẹ hậu bị. Nuôi ghép cũng là hình thức nâng cao mật độ, năng suất trong nuôi cá, nhưng cơ sở khoa học để chọn đối tượng nuôi ghép là dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và sinh thái của các loài cá, để ghép sao cho các loài cá nuôi trong cùng một ao không bị cạnh tranh về dinh dưỡng và không gian hoạt động. 18
  19. Thời gian thả cá: Thời gian đưa đàn cá bố mẹ vào ao nuôi dưỡng phụ thuộc vào các loài cá nuôi, đặc điểm khí hậu từng vùng và thời gian sinh sản của từng loài cá. Bảng: Một vài c ng thức nu i ghép cá bố mẹ Công thức Loài thả ghép Tỷ lệ thả (%) Công thức nuôi ghép cá Trắm cỏ với các loài cá khác (% theo khối lượng) 1 Cá trắm cỏ 70 Cá mè trắng 15 Cá mè hoa 5 Cá chép 10 2 Cá trắm cỏ 60 Cá mè trắng 15 Cá mè hoa 10 Cá trôi Việt Nam, cá chép, cá rôhu 15 3 Cá trắm cỏ 80 Cá mè trắng 10 Cá rôhu 10 Công thức nuôi ghép cá Mè trắng với các loài cá khác (% theo khối lượng) 1 Cá mè trắng 60 - 70 Cá mè hoa 5 - 10 Cá trắm cỏ 10 - 20 Cá chép 10 - 20 2 Cá mè trắng 70 - 80 Cá mè hoa 5 - 10 Cá chép 10 - 15 Cá trôi Việt Nam (cá rôhu) 5 - 15 Công thức nuôi ghép cá rôhu với các loài cá khác (% theo khối lượng) 1 Cá rôhu 80 Cá mè trắng 15 Cá mè vinh 5 2 Cá rôhu 70 Cá trắm cỏ 10 Cá mè trắng 15 Cá mè vinh 5 3 Cá rôhu 70 Cá mè trắng 15 19
  20. Cá trắm cỏ 10 Cá mè hoa 5 Căn cứ vào đặc điểm sinh học sinh sản của từng loài cá, điều kiện khí hậu thời tiết của từng vùng để đưa cá bố mẹ vào ao nuôi dưỡng hợp lý. Khi đưa cá vào ao nuôi dưỡng nên chọn những thời điểm nhiệt độ thấp, tốt nhất là vào sáng sớm và chiều mát, nhiệt độ nước trong dụng cụ chứa và trong ao không được chênh lệch nhau 50C, nếu nhiệt độ chênh lệch quá cao cá sẽ dễ chết, nhất là những con bị xây sát và thương tật. Bảng: Thời gian thả cá bố mẹ vào ao nu i d ỡng thành thục Các loài cá Các vùng Thời gian thả Thời gian cho Ghi chú cá cá đẻ (từ (tháng trong tháng đến năm) tháng ) Cá mè trắng Miền Bắc 1/10 - 15/10 3 - 5 Cá rôhu Miền Trung 30/10 - 15/11 3 - 10 Miền Nam 30/11 - 15/12 3 - 10 Cá trắm cỏ Miền Bắc 1/10 - 15/10 3 - 4 Các số liêu Miền Trung 30/10 - 15/11 2 - 10 được tổng kết Miền Nam 15/11 - 1/12 2 - 10 từ các báo cáo Cá chép Miền Bắc 1/10 - 15/10 1 - 4, 7 - 9 khoa học về Miền Trung 15/10 - 1/11 1 - 10 kỹ thuật sinh Miền Nam 1/11 - 15/11 1 - 10 sản các loài cá Cá tra Miền Nam 1/12 - 31/12 6 - 7 nuôi nước Cá rô đồng Miền Nam 1/12 - 31/12 5 - 7 ngọt. Cá sặc rằn Miền Nam 1/12 - 31/12 4 - 10 Cá rô phi Miền Bắc 1/2 - 30/2 2 - 10 Miền Trung 12 - 1 1 - 10 Miền Nam 12 - 1 1 - 10 2.3. Chăm sóc và quản lý Căn cứ vào đặc điểm sinh học và đặc điểm môi trường sống của các loài cá nuôi để xây dựng các biện pháp chăm sóc và quản lý cá trong thời gian nuôi vỗ. 2.3.1. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo quy trình 2 giai đoạn: Quy trình này được dùng cho một số loài cá di cư sinh sản: cá trắm cỏ,cá mè trắng, cá trôi, cá tra vv. Sau khi tẩy dọn ao và gây màu nước tốt, cá bố mẹ được tuyển chọn đúng kỹ thuật cho cá vào ao nuôi vỗ ngay. Chăm sóc và quản lý theo từng giai đoạn nuôi cho phù hợp tạo điều kiện cho cá phát dục thành thục tốt nhất. 20
  21. Giai đoạn nuôi vỗ tích cực: Trọng tâm của giai đoạn này là bằng mọi biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cá bố mẹ sử dụng thức ăn nhiều nhất và tích lũy vật chất dinh dưỡng cao nhất. Cá mè trắng, mè hoa trong điều kiện nuôi dưỡng sử dụng thức ăn động và thực vật phù du là chính, vì thế nên tạo một môi trường thật thích hợp cho sinh vật phù du phát triển làm thức ăn cho cá, đồng thời môi trường phải có các chỉ số thủy lý, thủy hóa phù hợp với nhu cầu sinh thái của cá . Thức ăn và kỹ thuật cho cá ăn: Thức ăn tinh, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp cho ăn 3 - 7% khối lượng cá. Thức ăn xanh 20 - 30% khối lượng cá. Thức ăn tươi sống và các loại khác Cách cho ăn phụ thuộc vào tập tính bắt mồi của đối tượng nuôi . Thức ăn gián tiếp là các loại phân bón (phân chuồng, phân xanh, phân vô cơ). Liều lượng, chu kỳ và cách bón phân phụ thuộc vào nguồn nước, loại phân, đối tượng nuôi Bón phân định kì với liều lượng phân bằng 1/2 liều lượng phân bón lót. Quản lý môi trường ao nuôi: Không kích thích nước, có thể thay nước và bổ sung nước định kỳ; đảm bảo môi trường ao nuôi trong sạch. Phòng trị các bệnh thường gặp: Bệnh rận cá, trùng mỏ neo, bệnh lở loét * Kiểm tra cá hàng ngày và định kỳ kiểm tra hoạt động bơi, bắt mồi. Đinh kỳ, kiểm tra độ béo, bệnh bằng cách quan sát trực tiếp thể trạng của đàn cá, cá không có bệnh ngoài da, tỷ lệ giữa chiều cao với chiều dài nhỏ, căn cứ vào độ dày của thân cá cũng có thể đánh giá được sự tích lũy vật chất dinh dưỡng là nhiều hay ít. Ngoài ra còn có thể giải phẩu 1 - 2 cá thể để xem sự tích lũy mỡ trong nội tạng, lượng mỡ tích lũy bám trên thành ruột đạt Ball IV-V chứng tỏ cá bố mẹ đã tích lũy đầy đủ vật chất dinh dưỡng cho sinh sản. Nếu cá bố mẹ đã đủ độ béo cần thiết thì chuyển sang giai đoạn nuôi dưỡng thành thục. Giai đoạn nuôi vỗ thành thục: Thường giai đoạn nuôi dưỡng thành thục ở miền Bắc bắt đầu từ 10 - 15 tháng 1 hàng năm, ở miền Trung và miền Nam bắt đầu sớm hơn 10 - 15 ngày. Thời gian bắt đầu chuyển giai đoạn sớm hay muộn phụ thuộc vào sự tích lũy của cá bố mẹ và sự thay đổi nhiệt độ. Biện pháp kỹ thuật cơ bản của giai đoạn nuôi vỗ thành thục là bằng mọi biện pháp, tạo điều kiện cho cá bố mẹ chuyển vật chất dinh dưỡng từ cơ, gan và các cơ quan khác sang xây dựng tuyến sinh dục. Trong ao nuôi vỗ ngừng bón phân và không cho ăn thức ăn tinh, bằng nhiều biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện để các vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao được phân giải nhanh, mặt khác tiến hành thay đổi nước mới cho ao, tạo môi trường trong sạch cho cá bố mẹ. 21
  22. Từ cuối tháng 1 đến trung tuần tháng 2, định kỳ 2 - 3 ngày kích thích nước một lần, mỗi lần kích thích khoảng 2 - 3giờ. Việc kích thích nước mới nhằm tạo điều kiện phân giải các vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao, đồng thời tạo điều kiện cho cá bố mẹ hoạt động mạnh hơn, đó chính là kỹ thuật cần thiết để các vật chất dinh dưỡng tích lũy trong các cơ quan được huy động để chuyển hóa vào tuyến sinh dục. Khi gần tới giai đoạn cho cá đẻ có thể kích thích 1 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 - 6giờ. 2.3.2. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo quy trình 3 giai đoạn: Điển hình cá trắm cỏ, ngoài tự nhiên cá Trắm cỏ đẻ trứng một lần trong năm (Chung Lân, 1965). Vì thế trước kia người ta cho rằng, chu kỳ phát dục của cá Trắm cỏ trong sinh sản nhân tạo cũng giống như ngoài tự nhiên, nghĩa là vào tháng 9 - 10 hàng năm, cá Trắm cỏ bố mẹ có tuyến sinh dục ở giai đoạn II. Nhưng trong thực tế hoàn toàn không phải như thế, đàn cá bố mẹ trong ao nuôi có các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục khác nhau. Trong điều kiện sinh sản nhân tạo, cá Trắm cỏ có thể thành thục 4 - 5 lần một năm, số lần thành thục phụ thuộc vào nhiệt độ và độ béo của từng cá thể, đây là một số đặc điểm cần lưu ý để phân chia giai đoạn trong nuôi vỗ. Quá trình phát dục thành thục và thoái hóa của tuyến sinh dục cá luôn tuân theo quy luật là: khi nhiệt độ cao, quá trình trao đổi chất mạnh, cá bố mẹ thành thục nhanh, đồng thời quá trình thoái hóa cũng nhanh. Khi nhiệt độ thấp, quá trình thành thục chậm, hoặc ngừng lại không phát triển và quá trình thoái hóa cũng chậm lại, thậm chí ngừng lại. Đây là đặc điểm cần chú ý khi xây dựng quy trình nuôi dưỡng cá trắm cỏ bố mẹ. Quy trình có thể chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn xử lý đưa tuyến sinh dục về cùng giai đoạn phát triển: Muốn cho đàn cá bắt đầu đưa vào nuôi vỗ có tuyến sinh dục phát triển đồng đều, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau: vào trung tuần tháng 10 đến tháng 11, đưa cá vào ao có diện tích nhỏ, độ sâu không lớn để có thể nâng nhiệt độ trong ao lên cao, tạo điều kiện để cá hoạt động mạnh, lượng thức ăn giảm đi tới mức tối thiểu (5% thức ăn xanh so với khối lượng đàn cá) để tuyến sinh dục của cá thoái hóa nhanh. Khi thấy cá bố mẹ đã gầy, tuyến sinh dục đồng đều trở về giai đoạn II thì chúng ta mới đưa vào ao nuôi dưỡng chính thức. Với biện pháp tăng nhiệt, tăng hoạt động của cá bố mẹ, giảm thức ăn cho cá bố mẹ, chỉ trong vòng 20 ngày, tuyến sinh dục của đàn cá bố mẹ đã đồng loạt trở về giai đoạn II. Giai đoạn nuôi dưỡng tích lũy (nuôi vỗ tích cực): Căn cứ vào đặc điểm, thành phần sinh hóa và nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm cỏ ở các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cho thấy: khi tuyến sinh dục ở giai đoạn III, thành phần protein, lipit trong cơ thể cá là cao nhất. Theo quan 22
  23. điểm trước đây, để đảm bảo năng lượng cho cá bố mẹ trong mùa đông thì cá bố mẹ phải có độ béo ở ball V, như vậy cá mới có khả nămg thành thục tuyến sinh dục vào mùa Xuân. Cho nên thức ăn để nuôi cá bố mẹ Trắm cỏ ở giai đoạn này phải có hàm lượng tinh bột cao. Hiện nay, trong nuôi dưỡng cá bố mẹ cá trắm cỏ đều sử dụng các loại thức ăn có hàm lượng Protein rất cao: thức ăn tinh như bột cá, đậu tương, trứng, thóc mầm, bột cám , thức ăn xanh như cây ngô non, mạ non, rau Giai đoạn này nuôi không dài, khoảng 60 đến 70 ngày. Nhưng cần tăng mức độ sử dụng thức ăn của cá. Tuy nhiệt độ của mỗi năm có khác nhau và ở các khu vực khác nhau, nhiều cơ sở sản xuất và nghiên cứu đã thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý cá bố mẹ trắm cỏ theo 3 giai đoạn, đều mang lại kết quả tốt. Ở giai đoạn tích lũy, cho cá ăn thức ăn tinh từ 1,5 - 3% khối lượng cơ thể cá, thức ăn xanh cho ăn theo nhu cầu của cá (khoảng 15 - 20% khối lượng cơ thể cá bố mẹ). Đồng thời định kỳ thay nước, khoảng 10 đến 15 ngày thay nước một lần và luôn luôn giữ chất lượng nước trong sạch không bị ô nhiễm. Thức ăn tinh cho ăn vào buổi sáng sớm, cho ăn đúng nơi quy định (có thể là góc ao), thức ăn được chứa trong khay đựng thức ăn để kiểm tra kết quả sử dụng thức ăn của cá. Thức ăn cho vào khung cắm ở góc ao để kiểm tra sự thừa, thiếu thức ăn hàng ngày. Sau thời gian nuôi khoảng 60 đến 70 ngày, kiểm tra kết quả nuôi dưỡng bằng cách quan sát hình thái bên ngoài, màu sắc cá bố mẹ, không có bênh ngoài da, cá bố mẹ béo mập, tròn, tỷ lệ Depth thấp hơn so với khi đưa vào nuôi, đầu cá nhỏ, nếu giải phẩu kiểm tra độ béo, mỡ tích lũy ở nội quan đạt Ball IV-V là đạt yêu cầu nuôi dưỡng. Có thể chuyển giai đoạn nuôi dưỡng sang giai đoạn chuyển hóa. Giai đoạn nuôi dưỡng chuyển hóa (nuôi vỗ thành thục): Sau khi kết thúc giai đoạn tích lũy vật chất dinh dưỡng trong cơ, gan và các cơ quan khác của cơ thể một cách đầy đủ, cần có các biện pháp kỹ thuật nhằm tác động giúp cơ thể cá chuyển hóa vật chất dinh dưỡng từ các bộ cơ thể đã được tích lũy ở giai đoạn trước sang tuyến sinh dục trong thời gian ngắn nhất. Biện pháp kỹ thuật chính của giai đoạn này là: cắt hoàn toàn thức ăn tinh và giảm thức ăn xanh, thức ăn xanh hàng ngày chỉ còn 10 - 15% so với khối lượng cơ thể cá bố mẹ, tăng cường kích thích nước nhằm tạo tác động sinh thái, sinh lý cần thiết để vật chất đã được tích lũy trong cơ thể cá bố, mẹ chuyển hóa tốt sang sản phẩm sinh dục. Sự chuyển hóa này mang tính chất dị hóa mạnh mẽ ở các tổ chức cơ quan, nhưng trong tuyến sinh dục lại xảy ra quá trình đồng hóa mạnh mẽ để tuyến sinh dục có sự thay đổi về chất và về lượng. Để cá thành thục sinh dục tốt đúng thời vụ trong giai đoạn này cần quan tâm tới các biện pháp sinh thái như: kích thích nước để tạo dòng chảy kích thích các tuyến nội tiết hoạt động và cung cấp đầy đủ hàm lượng 23
  24. Oxy cho cá hoạt động. Trong giai đoạn nuôi dưỡng chuyển hóa phải tiến hành kiểm tra thường xuyên để theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục. Vào khoảng tháng 2 hàng năm, cứ 15 ngày kiểm tra cá một lần; tháng 3 từ 7 - 10 ngày kiểm tra cá một lần xác định mức độ thành thục của đàn cá để lập kế hoạch cho cá đẻ. Trong thời kỳ này vẫn thường xuyên cung cấp thức ăn xanh cho cá. Cá bố mẹ Trắm cỏ rất dễ bị bệnh do ký sinh trùng ngoại ký sinh và các bệnh do nấm. Cần phải chăm sóc, quản lý phát hiện bệnh cá để kịp thời phòng trị. 2.3.2. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo quy trình 1 giai đoạn: Đây là quy trình nuôi vỗ sử dụng cho các loài cá dễ thành thục và sinh sản, các loài này có thể tự sinh sản trong ao: Cá chép, cá trê, rô phi, rô đồng, sặc rằn Trong quá trình nuôi vỗ, không chia giai đoạn, cá được nuôi cho đến khi đạt độ béo theo yêu cầu, tiến hành điều chỉnh lượng thức ăn, môi trường cho cá thành thục. Khi kiểm tra thấy cá đã tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, Ball mỡ đạt IV - V thì giảm dần khẩu phần cho cá ăn (không cắt thức ăn). Đinh kỳ thay nước (kích thích nước, càng về sau thì cường độ kích thích nước tăng) lên cho đến khi cá thành thục. Thời gian nuôi thường ngắn hơn so với các quy trình nuôi vỗ theo 2 và 3 giai đoạn. Phòng trị bệnh và địch hại. Kiểm tra cá độ chín mùi của tuyến sinh dục của đàn cá để lập kế hoạch cho cá đẻ. 3. Quy trình kỹ thuật nu i vỗ cá bố mẹ tái phát dục 3.1. Điều kiện và chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ Sử dụng các ao nuôi chính vụ hoặc ao được cải tạo mới. Tốt nhất nên sử dụng ao mới. 3.2. Chọn cá bố mẹ và kỹ thuật thả cá bố mẹ nuôi vỗ Sau khi cá đẻ chính vụ xong, kiểm tra và chọn những con cá đẻ róc, đảm bảo sức khỏe tốt. Thả cá nuôi đơn hoặc nuôi ghép tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của trại, đối tương cá, điều kiện chăm sóc và quản lý. 3.3. Chăm sóc và quản lý Trong 1 - 2 ngày đầu chưa cho ăn. 10 - 12 tiếp theo cho cá ăn tích cực, thức ăn và chế độ cho ăn tương tự như giai đoạn nuôi vỗ tích cực. Sau đó cắt giảm lượng thức ăn. Thay nước 1 lần/ tuần. Quản lý môi trường ao nuôi, luôn giữ cho nước trong sạch phù hợp cho từng đối tượng cá nuôi. Sau 10 - 12 ngày nuôi tích cực cắt giảm dần khẩu phần cho ăn. Tăng cường kích thích nước. Kiểm tra mức độ thành thục của cá để lập kế hoạch cho cá đẻ tái phát dục. 24
  25. 4. Kỹ thuật nu i vỗ một số loài cá n ớc ngọt 4.1. Nu i vỗ cá trắm cỏ 4.1.1. Điều kiện ao nuôi vỗ Ao nuôi vỗ cá trắm cỏ có diện tích từ 1.000 - 2.500m2 (trong thực tế thường sử dụng ao có diện tích từ 1.000 - 1.500 m2). Độ sâu mực nước từ 1,5 - 2 m. Đáy ao là đất thịt hoặc thịt pha cát, bằng phẳng, độ dày bùn đáy: 15 - 20cm. Nên bố trí ao nuôi vỗ gần nguồn nước trong sạch, dễ kích thích. Môi trường ao nuôi vỗ phải đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ≥ 5mg/l, pH= 6,5 - 7,5, nhiệt độ nước từ 26 - 0 28 C, NH3 ≤ 0,15mg/l, H2S ≤ 0,04mg/l. 4.1.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ Công tác chuẩn bị ao nuôi vỗ cá trắm cỏ tương tự như chuẩn bị ao nuôi vỗ cá chép chỉ khác là ao nuôi vỗ cá trắm cỏ không bón lót. 4.1.3. Chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ - Tuổi và cỡ cá đưa vào nuôi vỗ: Tuổi thành thục của cá phụ thuộc vào vĩ độ, cùng một loài cá nhưng sống ở các vùng vĩ độ khác nhau thì tuổi thành thục của cá cũng khác nhau. Cá trắm cỏ ở miền Bắc nước ta tuyến sinh dục thành thục vào 2+ đến 3+ tuổi, trong khi đó ở các tỉnh phía Nam tuổi thành thục tuyến sinh dục thường 1+ đến 2 tuổi. Cá đực thường thành thục sớm hơn cá cái. Cá trắm cỏ đưa vào nuôi vỗ từ 3 - 6 tuổi, trọng lượng từ 4 - 6 kg (đối với cá cái). Cá đực từ 2 - 6 tuổi trọng lượng từ 4 - 6 kg. Kinh nghiệm cho thấy đàn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ phải tương đối đồng đều về tuổi và cỡ cá, nếu có sự chênh lệch thì sự chênh lệch đó không lớn. Một tiêu chuẩn quan trọng là đàn cá đưa vào nuôi vỗ phải có sự đồng đều về tuyến sinh dục ở giai đoạn II. - Mật độ thả: ao nuôi vỗ có nguồn nước lưu thông, giàu ôxy, mật độ cá thả từ 30 - 35 kg/a. Ao nước tĩnh, hàm lượng ôxy thấp, thả với mật độ từ 20 - 25 kg/a. Ngoài ra còn thả ghép từ 20 - 40% cá mè trắng bố mẹ hậu bị để tận dụng nguồn sinh vật phù du trong ao hoặc cứ 10m2 ao thả thêm 1 kg cá trôi hậu bị cỡ 300 – 400 g/con. Đối với cá rôhu cứ 40m2 đáy ao thả thêm 1 con cá bố mẹ cỡ 1,0 - 1,2 kg/con. Nếu không ghép cá trôi thì thay thế bằng cá mrigan bố mẹ. - Tỷ lệ đực/cái = 1/1. 4.1.4. Chăm sóc, quản lý và kiểm tra Quá trình sinh trưởng và phát dục của cá trắm cỏ trong ao nuôi vỗ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn do con người cung cấp. Vì vậy thành phần, số lượng và chất lượng thức ăn là nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát dục của tuyến sinh dục. Các điều kiện khác như môi trường, tỷ lệ thả ghép, mật độ thả nuôi chỉ là thứ yếu. 25
  26. Đối với cá trắm cỏ: chế độ nuôi vỗ được chia làm hai giai đoạn nuôi vỗ đó là giai đoạn nuôi vỗ tích cực và giai đoạn nuôi vỗ thành thục. a. Giai đoạn nuôi vỗ tích cực (Thời kỳ vỗ béo: từ 1/10 - 31/12, căn cứ vào độ béo tiêu chuẩn Ball 4-5) * Thức ăn: Thời kỳ này chúng ta phải cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng giúp cá tích lũy vật chất dinh dưỡng tốt nhất và nhanh nhất. Thức ăn tinh gồm: 70% ngô, 10 - 15% đậu tương, 15 - 20% thóc mầm. Thức ăn xanh gồm: cỏ, lá sắn, cây ngô non, mạ non, rau lấp, rong tóc tiên Thức ăn tinh cho ăn vào buổi sáng và được đưa xuống vị trí nhất định trong ao, thức ăn xanh cho vào ao buổi chiều và được thả vào khung nổi trên mặt ao, với khẩu phần ăn hàng ngày của thức ăn tinh từ 2 - 4%, thức ăn xanh từ 20 - 30% khối lượng đàn cá. * Quản lý môi trường: Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng thức ăn của cá trên cơ sở đó để điều chỉnh cho thích hợp, không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường, phải vớt bỏ hết thức ăn dư thưa ra khỏi ao nuôi vỗ. Trong suốt quá trình nuôi vỗ phải duy trì ổn định độ sâu mực nước ao, giữ trong sạch môi trường, ổn định độ pH: 7 - 8, oxy hòa tan: 4mg/l trở lên. * Chế độ kích thích nước : định kỳ kích thích nước ao 2 lần/tháng, mỗi lần dâng nước lên 20 - 30cm (theo thời gian khoảng 2 - 3giờ). * Phòng và trị bệnh cho cá: - Phòng bệnh: Trước khi thả cá bố mẹ vào nuôi vỗ, sát trùng cơ thể cá bằng một trong các loại thuốc sau: dung dịch nước muối 3%, thời gian tắm 5 - 15 phút. Hoặc dung dịch thuốc tím, nồng độ 10 - 15 ppm, thời gian tắm 30 - 60 phút. Định kỳ bón vôi cho ao 2 - 3 lần/tháng, lượng 1 - 2 kg/100m3 nước ao. Xung quanh nơi cho cá ăn thường xuyên treo từ 2 - 3 túi thuốc bằng: vôi bột với lượng 2 - 4 kg/1túi hoặc đồng sulphat (CuSO4) với lượng 50 g/túi. Dùng thuốc KN-04-12 hoặc Tiên Đắc 1 trộn vào thức ăn cho cá ăn, định kỳ 30 - 45 ngày một đợt, mỗi đợt cho ăn liên tục 3 - 5 ngày, lượng: KN - 04 - 12: 2 - 4 g/kg cá; Tiên Đắc 1: 0,25 g/kg cá. - Trị bệnh: phải kịp thời: + Bệnh viêm ruột (bệnh đi ngoài): làm sạch nước ao, dùng thuốc kháng sinh trộn với thức ăn tinh đã nấu chín để nguội cho cá ăn liên tục trong 7 ngày. VD: Oxytetracyline: ngày thứ nhất liều lượng thuốc 100 - 150 mg thuốc/1kg cá; 6 ngày còn lại: lượng thuốc mỗi ngày bằng một nửa của ngày đầu. + Cá bị bệnh xuất huyết: KN - 04 - 12 hoặc Tiên Đắc 1 trôn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 7 ngày, lượng: KN - 04 - 12: 2 - 4 g/kg cá; Tiên Đắc 1: 1,25 g/kg cá. 26
  27. * Kiểm tra cá : trung tuần hoặc cuối tháng 12, tiến hành kiểm tra cá, nếu cá còn gầy phải tăng cường cho cá ăn thức ăn giàu protit, ngược lại nếu cá đã đạt độ béo tiêu chuẩn Ball4;5 kết thúc nuôi vỗ tích cực chuyển sang giai đoạn II nuôi vỗ thành thục. b. Giai đoạn nuôi vỗ thành thục (từ 01/01 đến tháng 03) Khi cá đạt đến độ béo tiêu chuẩn (ở Ball4 - Ball5), lúc này đa số tế bào trứng ở giai đoạn III, cá biệt có con đã ở giai đoạn IVa. Như vậy trong cơ thể cá đã trải qua một qúa trình chuyển hóa mạnh mẽ vật chất dinh dưỡng được lấy từ bên ngoài vào qua thức ăn được tích lũy ở cơ và gan đã chuyển hóa vào buồng trứng. Vì vậy phải thực hiện các biện pháp tích cực để chuyển hóa vật chất dinh dưỡng trong gan, cơ chuyển vào tuyến sinh dục. Ngừng cho cá ăn thức ăn tinh, chỉ cho ăn thức ăn xanh với lượng 20 - 30% khối lượng đàn cá /ngày, cho ăn dư thừa. Nếu có điều kiện nên cho cá ăn thêm thức ăn có Vitamine E để kích thích chuyển hoá tuyến sinh dục như: thóc mầm, ngô mầm, đỗ mầm; cho ăn 2 lần/tuần, mỗi lần 3 - 5% trọng lượng đàn cá. Chế độ kích thích nước: Trong tự nhiên, quá trình phát dục thành thục và đẻ trứng của cá trắm cỏ đòi hỏi điều kiện sinh thái rất khắt khe như dòng chảy, lưu tốc, độ sâu, chất đáy, độ trong Nhưng trong ao nuôi vỗ thiếu các điều kiện tự nhiên vì vậy đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý thích hợp giúp cho quá trình phát dục thành thục của cá được tốt. Chế độ kích thích nước ở giai đoạn này là một biện pháp kỹ thuật cực kỳ quan trọng phải thực hiện nghiêm túc chế độ kích thích nước vào ao nuôi giúp cá phát triển tuyến sinh dục: Từ tháng 12 đến 1: 2 tuần kích nước 1 lần ; Trong tháng 2: 2 lần/tuần ; Tháng 3: 1 ngày/lần. Lượng nước mỗi lần dâng lên 20 - 30cm (2 - 3 giờ liên tục). Cuối tháng 2 đầu tháng 3 tăng cường kiểm tra mức độ thành thục của tuyến sinh dục bằng cách quan sát ngoại hình, kết hợp thăm trứng trực tiếp và giải phẫu điểm, trên cơ sở đó để xác định thời gian cho cá đẻ, trước khi kiểm tra cá phải ngừng cho cá ăn 2 ngày. Thời điểm cá dạt thành thục vào cuối tháng 2, đầu tháng 3. 4.2. Nu i vỗ cá mè trắng 4.2.1. Điều kiện, môi trường ao nuôi Điều kiện ao nuôi vỗ: Ao nuôi có diện tích 1.000 - 2.500 m2 (trong thực tế sản xuất người ta thường sử dụng ao khoảng 1.000m2 là hợp lý), độ sâu mực nước 1,5 - 2 m, đáy là đất thịt hoặc thịt pha cát, bằng phẳng, độ dày bùn đáy 20 - 30 cm. Môi trường ao nuôi phải đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ≥ 5 mg/l, độ pH: 7 0 - 7,5, nhiệt độ nước 26 - 28 C, NH3 ≤ 0,15 mg/l, H2S ≤ 0,04mg/l, nước ao có màu xanh vỏ đỗ hoặc nõn chuối với độ trong thích hợp 20 - 30cm. 27
  28. 4.2.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ Thực hiện 4 nội dung sau: - Làm cạn nước, phát quang bờ bụi, lấp hang hốc dò dỉ và nơi ẩn nấp của địch hại, vét bớt bùn chỉ để lại lớp bùn có độ dày 20 - 30cm. - Dùng vôi tẩy trùng, diệt tạp với lượng 7 - 10kg vôi/100m2 đáy, phơi ao 3 - 5 ngày. - Bón lót cho ao: dung phân chuồng kết hợp với phân xanh để bón lót, liều lượng mỗi loại 30 - 50 kg/100m2 đáy ao. Phân chuồng rải đều khắp đáy ao, phân xanh bó thành bó có khối lượng 7 - 10kg/1bó đưa xuống bốn góc ao. - Cấp nước cho ao (cấp làm 2 lần): Lần 1: lọc nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức nước là 30 - 50cm dừng lại, ngâm ao từ 4 - 5 ngày. Sau đó tiếp tục cấp nước lần 2 đảm bảo mực nước theo quy định. 4.2.3. Chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ Cá mè trắng đưa vào nuôi vỗ phải có thân hình cân đối, màu tươi sáng không bị bệnh tật, các tiêu chuẩn khác tương tự như chọn cá trắm cỏ. Đối với cá mè trắng chọn tuổi cá và cỡ cá đưa vào nuôi vỗ như sau: cá đực tuổi từ 2 đến 6 tuổi, trọng lượng từ 1,5 - 5 kg, cá cái tuổi từ 3 đến 6 tuổi, trọng lượng từ 4 - 6 kg. Mật độ nuôi vỗ: với cá mè trắng cứ 100m2 ao thả 15 - 20 kg, trong đó ghép từ 10 - 20% cá trắm cỏ, 10% cá mè hoa. Trong thực tế sản xuất hiện nay đối với ao nuôi vỗ cá mè trắng là chính người ta còn thả ghép cá rô hu hậu bị cứ 20m2 thả 1 con cá rô hu cỡ từ 1 - 2kg. Kết quả cá thành thục tốt mà không phải đầu tư thức ăn tinh cho cá rô hu. Tỷ lệ đực/cái = 1/1. 4.2.4. Chăm sóc và quản lý Thực hiện nuôi vỗ theo 2 giai đoạn: a. Giai đoạn I: nuôi vỗ tích cực (thời gian từ 01/10 đến 31/12) Biện pháp chủ yếu nhất của giai đoạn này là đảm bảo thức ăn tự nhiên đầy đủ để cá tích luỹ vật chất dinh dưỡng bằng cách bón phân để thúc đẩy các loài sinh vật phù du phát triển mạnh, thức ăn tinh là phụ. - Phân bón: Dùng phân chuồng kết hợp phân xanh để bón cho ao với lượng: Phân chuồng 6 - 7kg/100m3 nước ao/lần, bón 2 lần/tuần. Phân xanh 10 - 15 kg/100m3 nước ao/lần, bón 1lần/tuần. Bó thành bó có khối lượng 7 - 10 kg/bó, đặt ở góc ao hoặc rải rác xung quanh bờ ao. Nếu nhiệt độ thấp bón phân chuồng nhiều và ngừng bón phân xanh. Nếu màu nước lên chậm dùng phân vô cơ bón thúc cho ao, tốt nhất dùng lân (NPK)/đạm = 1/2 với lượng 0,3 - 0,4 kg lân (NPK) + 1 - 2 kg vôi/100m3 nước ao, hòa nước té đều khắp mặt ao vào ngày hôm trước. Hôm sau, dùng đạm hòa nước té đều. 28
  29. - Thức ăn tinh: Bột ngũ cốc, tốt nhất dùng bột ngô, cám gạo mịn hòa loãng té đều khắp mặt ao, lượng thức ăn bằng 2 - 3% khối lượng đàn cá/ngày. Chú ý: Luôn luôn chăm sóc cho ao đảm bảo một số chỉ tiêu sau: Nước có màu xanh lá chuối non hoặc vỏ đỗ xanh, mật độ TVPD đạt 3 triệu cá thể/ lít với độ trong trên dưới 20cm. Những ngày thời tiết thay đổi, cá nổi đầu phải ngừng bón phân, bổ xung nước. b. Giai đoạn II: nuôi vỗ thành thục (tháng 1 đến cuối tháng 3): Thực hiện biện pháp giảm mật độ sinh vật phù du trong ao, luyện cho cá quen với điều kiện môi trường sống khó khăn, đồng thời kết hợp với các yếu tố sinh thái kích thích cá chuyển hóa vật chất dinh dưỡng tích lũy ở cơ và gan cho tuyến sinh dục. Biện pháp chủ yếu ở giai đoạn này là cắt thức ăn tinh, lượng phân bón giảm đi một nửa so với giai đoạn nuôi vỗ tích cực, nếu cá qúa béo thì ngừng hẳn việc bón phân đồng thời tăng cường kích thích nước. Chế độ kích thích nước: hoàn toàn như ao nuôi vỗ cá trắm cỏ. Ao nuôi vỗ cá mè trắng, cá bố mẹ thường hay bị mắc bệnh trùng mỏ neo (Lerneae) biện pháp tốt nhất để diệt trùng mỏ neo là thay nước mới cho ao, bón vôi liều cao, phun CuSO4. Kiểm tra cá bố mẹ: đến cuối tháng 3 thì kiểm tra sự thành thục của cá để quyết định thời gian đẻ. Thời điểm cá đạt thành thục đầu tháng 4. Cá mè trắng rất dễ nổi đầu, khi bị nổi đầu thì cá bố mẹ sinh trưởng kém và thành thục kém vì thế hàng ngày vào buổi sáng phải thăm ao để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu môi trường nước quá đậm đặc ta phải tiến hành thay nước. Việc thay nước cho ao nuôi vỗ cá mè một cách hợp lý là một biện pháp tạo điều kiện cho cá sinh trưởng, phát dục tốt. 4.3. Nu i vỗ cá R hu, Mrigan 4.3.1. Điều kiện, môi trường ao nuôi vỗ và công tác chuẩn bị ao Ao nuôi vỗ cá rôhu cần có diện tích từ 400 - 1.000m2, độ sâu mực nước từ 1,2 - 1,5 m, độ dày bùn đáy từ 20 - 25cm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cá rô hu, mrigan sống ở tầng giữa và tầng đáy, thức ăn của nó chủ yếu là tảo đơn bào, đa bào, thực vật bám ở nước, một lượng nhỏ côn trùng, giáp xác, đặc biệt là mùn bã hữu cơ. Vì thế chất đáy và độ dày bùn đáy có ý nghĩa rất lớn đến sự thành thục và phát dục của đàn cá bố mẹ trong ao, đáy ao không chua phèn, trị số pH = 6 - 8 và không bị nhiễm bẩn. 29
  30. Công tác chuẩn bị ao nuôi vỗ tương tự như các loài cá khác. Chế độ tẩy trùng bón lót: Vôi bột từ 10 - 14 kg/100m2 (tùy theo độ pH của môi trường). Phân chuồng 35 - 40 kg/100m2 + 35 - 40kg phân xanh/100m2. 4.3.2. Chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ Đàn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như đối với cá mè, trôi, trắm cỏ. Tuổi cá đực và cá cái từ 2 - 4 tuổi, trọng lượng: từ 1 - 3kg/con. Mật độ nuôi vỗ: hiện nay ở các cơ sở sản xuất thường sử dụng hai hình thức: hình thức nuôi đơn và hình thức nuôi ghép. Nếu nuôi đơn cá rô hu, mrigan: mật độ thả là 10 - 15 kg/100m2, kết qủa nhiều cơ sở cho thấy ở mật độ này tỷ lệ thành thục đạt 80 - 90%. Nếu nuôi ghép cá rô hu, mrigan trong các ao nuôi vỗ cá mè trắng, mè hoa thì cứ 40 - 50m2 thả thêm 1kg cá bố mẹ hậu bị hoặc cá đã đẻ năm trước. Với mật độ này hoàn toàn không phải đầu tư thức ăn cho cá rô hu và mrigan. Tỷ lệ đực/cái = 1/1. 4.3.3. Chế độ nuôi vỗ Quá trình nuôi vỗ cá rôhu cũng được phân thành hai giai đoạn: a. Giai đoạn nuôi vỗ tích cực (từ tháng 3 - 15 tháng 4) Vì thời gian nuôi vỗ tích cực chỉ tiến hành trong 1,5 tháng, do đó việc nuôi vỗ cần được thực hiện một cách chu đáo và nghiêm túc. Ở giai đoạn này tăng cường cho cá ăn thức ăn tinh và bón phân. Phân bón cho ao nuôi vỗ cá rôhu chủ yếu là phân chuồng. Thức ăn tinh: Thức ăn tinh có thể dùng cám gạo, ngô bột, bã đậu chiếm 90% + 10% ruốc cá (hoặc cá tạp băm nhỏ) hoặc 90 - 95% bã đậu + 10% ruốc cá. Thức ăn tinh dùng để nuôi vỗ cá bố mẹ nên sử dụng thức ăn hỗn hợp trong thành phần thức ăn hỗn hợp có 10% bột cá hoặc đạm động vật khác. Lượng thức ăn tinh hàng ngày bằng 8 - 10% trọng lượng thân. Phân chuồng: mỗi tuần bón từ 30 - 35kg/a, cứ 10 ngày bón lá dầm một lần, mỗi lần từ 20 - 30kg/a. Chế độ kích thích nước: ở giai đoạn này 2 tuần kích thích nước một lần (bằng cách thêm nước mới vào ao từ 10 - 15cm nước) kết thúc giai đoạn nuôi vỗ tích cực kiểm tra để chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ tiếp theo. b. Giai đoạn nuôi vỗ thành thục (15/4 đến 15/5) Từ trung tuần tháng 4 trở đi phải ngừng bón phân, ở giai đoạn này nếu cá còn gầy tăng lượng đạm trong khẩu phần thức ăn bổ sung thêm 20% đạm. Chế độ kích thích nước: ở giai đoạn này tăng cường kích thích nước, mỗi tuần kích thích 2 - 3 lần. Vào đầu tháng 5 tăng cường kiểm tra để quyết định đúng thời điểm cho đẻ. 30
  31. Thực tế sản xuất cho thấy cá rôhu là loài các dễ thành thục, dễ sinh sản và cho năng suất cao. Đây là một trong những đặc điểm thuận lợi trong vấn đề sinh sản nhân tạo đối tượng này. Kết qủa nuôi vỗ tái phát dục nhiều năm cho thấy: cá bố mẹ đã đạt đến thành thục tuyến sinh dục đều có hệ số thành thục cao, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh cao. Năng suất cá bột của cá đẻ vòng hai so với vòng một không thua kém nhiều. 4.3.4. Chăm sóc quản lý Cá Rô hu, mrigan có khả năng sử dụng thức ăn nhân tạo và tự nhiên, vì vậy nên sử dụng thức ăn tinh kết hợp với bón phân tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Tăng cường kích thích nước, kết hợp các yếu tố sinh thái tạo điều kiện cho cá phát dục thành thục tốt. Chế độ kích thích nước: 2 - 3lần/tuần, mỗi lần từ 2 - 4giờ. Đầu tháng 4 kiểm tra cá để quyết định cho đẻ. 4.4. Nu i vỗ cá chép 4.4.1. Điều kiện ao nuôi vỗ Ao nuôi là môi trường sinh trưởng, phát dục của cá. Điều kiện ao nuôi tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cá bố mẹ. Vì vậy khi chọn ao đưa cá vào nuôi vỗ cần chú ý đến một số điều kiện sau đây: Ao nuôi vỗ cá bố mẹ phải có nguồn nước trong sạch, hàm lượng ôxy cao, độ pH từ 7,5 - 8,5, ao phải tập trung để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Cá chép có khả năng sinh sản tự nhiên trong ao, vì thế cần có ao nuôi vỗ cá đực, cá cái riêng biệt. Nếu nuôi chung, gần đến thời kỳ cá sinh sản (tháng 1) phải phân đàn cá đực và cái. Đối với ao nuôi vỗ cá chép Việt Nam, cá chép chọn giống V1 do việc đánh bắt cá bố mẹ gặp nhiều khó khăn nên người ta thường sử dụng ao có diện tích từ 400 - 700m2. Đối với ao nuôi vỗ cá chép Hungari do việc đánh bắt thuận lợi hơn so với cá chép Việt Nam nên ao nuôi vỗ có diện tích từ 1000 - 1500m2. Cá chép là loài cá ăn sinh vật đáy chủ yếu là động vật đáy, để tạo điều kiện cho động vật đáy phát triển, độ sâu mực nước trong ao dao động từ 1 - 1,2 m nước là thích hợp nhất. Đáy ao đối với ao nuôi vỗ cá chép có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cá bố mẹ, đáy ao phải bằng phẳng, độ dày mùn đáy từ 15 - 20 cm, chất đáy là thịt cát. Môi trường ao nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, thành thục của cá chép. Hàm lượng oxy thường xuyên đảm bảo ≥ 3 mg/l, pH dao động 31
  32. 0 trong khoảng 7,5 - 8,5, T =20 - 25 và một số yếu tố khác như NH3 ≤ 0,15mg/l, H2S ≤ 0,04mg/l. 4.4.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ Thực hiện 4 nội dung sau: - Làm cạn nước, phát quang bờ bui, lấp hang hốc dò dỉ và nơi ẩn nấp của địch hại, vét bớt bùn chỉ để lại lớp bùn có độ dày 15 - 20cm. - Dùng vôi tẩy trùng, diệt tạp với liều lượng từ 7 - 10kg vôi/100m2 đáy ao. Sau đó phơi ao 3 - 5 ngày. - Bón lót cho ao: dung phân chuồng kết hợp với phân xanh để bón lót, liều lượng mỗi loại 30 - 50kg/100m2 đáy ao. Phân chuồng rải đều khắp đáy ao, đối với phân xanh bó thành từng bó, mỗi bó có khối lượng 7 - 10kg/1bó đưa xuống bốn góc ao. - Cấp nước cho ao: cấp làm 2 lần: Lần 1: lọc nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức nước là 30 - 50 cm dừng lại, ngâm ao từ 4 - 5 ngày. Sau đó tiếp tục cấp nước lần 2 đảm bảo mực nước theo quy định. 4.4.3. Chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ Theo Menden thì sự giao phối cận huyết dẫn đến thế hệ con cái mang những đôi gen tương đồng, như vậy chúng không có sự khác nhau về vật chất di truyền, sức sống của thế hệ con cái không mạnh, nòi giống dần bị thoái hóa. Vì thế phải chọn cá bố mẹ xa nhau về nguồn gốc. Chọn những con có thân hình cân đối, vây, vẩy hoàn chỉnh, màu sắc tươi sáng phù hợp với màu sắc tự nhiên của cá, không dị hình dị tật và không có dấu hiệu bệnh. Tuổi cá và cỡ cá có quan hệ mật thiết với lượng chứa trứng. Tuổi quá thấp hoặc tuổi quá cao đều cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp, cá quá lớn tuổi cao, sức sinh sản không tăng. Đối với cá chép nên sử dụng cá có kích thước từ 1 - 2 kg, tuổi từ 2 - 5 tuổi, trung bình là 3 tuổi. Cá chép ở các tỉnh miền Bắc thường đẻ vào hai vụ chính đó là vụ xuân (tháng 2 - 3) vào vụ thu (tháng 8 - 9). Riêng đối với các tỉnh ở phía Nam cá chép hầu như có thể đẻ quanh năm. Trong nghiên cứu đầu tháng 10 đưa cá vào nuôi vỗ đến tháng 2 (hoặc tháng 3) cho đẻ. Trong thực tế sản xuất hiện nay, người ta đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ từ tháng 11, thậm trí đến tháng 12, nhưng sang tháng 2 (tháng 3) vẫn cho đẻ bình thường. Mùa thu tháng 7, tháng 8 đưa vào nuôi vỗ, cho đẻ vào tháng 9. Trước khi thả cá bố mẹ vào ao, phải tắm sát trùng cơ thể cá bằng một trong các thuốc: dung dịch nước muối 3% trong thời gian tắm 5 - 15phút, hoặc thuốc tím 10 -15ppm, thời gian tắm 30 - 60 phút. 32
  33. Mật độ cá bố mẹ tùy thuộc vào khả năng giải quyết thức ăn, phụ thuộc vào điều kiện lý hoá học của ao nuôi, mật độ còn phụ thuộc vào cá đực, cá cái. Ao nuôi cá cái: mật độ 8 - 10 m2/con, khối lượng 0,5 - 1 kg. Ao nuôi cá đực: mật độ 4 - 6 m2/con, khối lượng 0,5 - 1 kg. Ngoài ra còn thả ghép cá mè để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao, không thả ghép cá trắm cỏ, rô phi. - Phương pháp dựa vào kinh nghiệm sản xuất ở nước ta thông thường cứ 1 kg cá cái sản xuất được từ 3.000 - 4.000 con cá giống cỡ 10cm. - Dựa vào công thức tham khảo sau: N Trong đó: G = n . P1 . P2 - G là khối lượng cá cái cần đưa vào nuôi vỗ - N số cá giống cần sản xuất (con); - P1 tỷ lệ thành thục (%); - P2 tỷ lệ đẻ (%) - n là số cá giống một kg cá cái sản xuất được. 4.4.4. Chăm sóc quản lý Thực hiện nuôi vỗ theo 2 giai đoạn: a. Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực) - Thời gian nuôi vỗ: từ tháng 9 - tháng 12 (65 - 75 ngày). - Thức ăn: cho cá ăn thức ăn tinh có hàm lượng đạm 20 - 30%, lượng thức ăn 2 - 4% trọng lượng cá/ngày. Cho ăn bằng sàng ăn, để sát đáy ở 1 góc ao cho cá ăn. Thời gian cho ăn thức ăn tinh 50 - 60 ngày từ 1 tháng 10 - 1/12. Để thu được kết quả tốt thường kết hợp với thức ăn mầm (thóc, ngô, đỗ mầm), lượng thức ăn mầm 3% trong lượng cá/ngày. Chế biến thức ăn: Bột ngô, cám gạo (70%) + bột đậu tương, bột cá nhạt (30%). Trộn đều hỗn hợp, nắm thành nắm cho cá ăn hoặc nấu chín. Thời gian cho ăn: sáng (8 - 10 giờ) cho ăn thức ăn tinh, chiều (14 - 16 giờ): cho ăn thức ăn mầm. - Phân bón: dùng phân chuồng ủ kỹ với 1 - 2% vôi bột, lượng 7 - 10kg/100m3 nước/lần, bón 1 - 2 lần/tuần. Có thể dung phân vô cơ: 0,3 - 0,4 kg lân (NPK) + 0,1 - 0,2 kg đạm/100m3 nước. - Quản lý môi trường ao nuôi vỗ: duy trì ổn định độ sâu mực nước theo yêu cầu. Định kỳ bón vôi cho ao 2 - 3 lần/tháng, lượng 1 - 2kg/100m3 nước. - Thời điểm cá chép đạt độ béo tiêu chuẩn Ball4 từ 20 tháng 11 - 1/12, kết thúc giai đoạn nuôi vỗ tích cực chuyển sang nuôi vỗ thành thục. b. Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục) - Thời gian từ tháng 12 năm trước - tháng 2 năm sau 33
  34. - Cho cá ăn thức ăn tinh và mầm, mỗi loại bằng 1% trọng lượng cá/ngày. - Phân bón: liều lượng và kỹ thuật bón phân hoàn toàn giống giai đoạn I. - Đối với ao nuôi vỗ chung cá đực và cá cái chậm nhất vào trung tuần tháng (15/1) phải tách riêng cá đực, cái. - Ao nuôi vỗ cá chép thường rất đục, kết hợp với bón phân cho ao dẫn đến cá chép có thể nổi đầu và buổi sáng. Vì thế cần phải thường xuyên thăm ao vào buổi sáng để xử lý kịp thời. - Vào mùa mưa cá chép có thể đẻ tự nhiên trong ao, như vậy sẽ không đáp ứng được mục đích của sản xuất vì vậy phải có biện pháp ngăn chặn ngay. 4.5. Nu i vỗ cá Tra 4.5.1. Điều kiện, môi trường ao nuôi và công tác chuẩn bị ao Ao nuôi vỗ cá tra có diện tích từ 600 - 1.000m2, độ sâu mực nước từ 1,5 - 2m, độ dày bùn đáy từ 15 - 20 cm, pH từ 6 - 8. Công tác chuẩn bị ao nuôi tương tự ao nuôi vỗ các loài cá nuôi khác. Tuy nhiên đối với ao nuôi vỗ cá tra không phải bón lót. 4.5.2. Chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ Thời gian nuôi vỗ, đối với cá tra, ở các tỉnh Nam bộ mùa vụ nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 10 - 11 năm trước, các tỉnh miền Trung (từ Ðà nẵng trở vào) thời gian bắt đầu nuôi có thể chậm hơn khoảng một tháng. Các tỉnh miền Bắc do ảnh hưởng thời tiết lạnh mùa đông nên nuôi vỗ phải muộn hơn, đàn cá phải được nuôi lưu giữ qua đông và nuôi vỗ tích cực từ tháng 3 trở đi. Ở khu vực Nam bộ thời gian cá thành thục và bước vào sinh sản từ tháng 3, mùa cá đẻ có thể kéo dài tới tháng 9. Khu vực các tỉnh miền Trung thời gian cá thành thục và cho đẻ muộn hơn, từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 hàng năm. Cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ có độ tuổi và khối lượng như sau: cá đực từ 3 - 4 tuổi, khối lượng từ 4 - 5 kg, cá cái từ 4 - 5 tuổi, khối lượng từ 4 - 6 kg. Các tiêu chuẩn về hình thái và đặc điểm tuyến sinh dục tương tự như chọn các loài cá nuôi khác. Mật độ nuôi vỗ: từ 22 - 30kg/100m2 ao. Tỷ lệ đực/cái là 1/1. 4.5.3. Chế độ nuôi vỗ Quá trình phát dục thành thục của tuyến sinh dục của cá tra phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thức ăn do con người cung cấp. Thành phần, số lượng và chất lượng thức ăn là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự phát dục của tuyến sinh dục. Ðể đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết và cân đối cho cá, ta dùng kết hợp cả thức ăn công nghiệp với thức ăn tự chế biến. 34
  35. C ng thức 1: Cá tạp, cá vụn (tươi) 90% + Cám gạo 9% + mix khoáng 1% + Vitamin C 10mg/100kg thức ăn. C ng thức 2: Cá vụn (khô) 65% + Cám gạo 15% + Bột ngô 19% + mix khoáng 1% + Vitamin C 10mg/100kg thức ăn. C ng thức 3: Bột cá nhạt 50 - 60% + Cám gạo 20 -30% + Bột ngô 19% + mix khoáng 1% + Vitamin C 10mg/100kg thức ăn. C ng thức 4: Bột cá nhạt 50 - 60% + Bột đậu tương 20% + Cám gạo 19- 29% + mix khoáng 1% + Vitamin C 10mg/100kg thức ăn. Thức ăn viên công nghiệp được sử dụng cho cá tra bố mẹ phải có hàm lượng đạm 30% Cho cá ăn: mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, buổi sáng (7 - 8 giờ) và buổi chiều (16 - 17giờ). Lượng thức ăn hàng ngày với thức ăn hỗn hợp tự chế biến từ 5 - 8% thể trọng cá, thức ăn viên công nghiệp 2 - 3% thể trọng. Trong ao nên cho thức ăn vào sàng và treo cách đáy ao 25 - 30cm. Nên cho cá ăn ở nhiều điểm (nhiều sàng ăn) để cá được ăn đều. Không đổ thức ăn một lượt xuống ao hoặc bè mà rải từ từ xuống ao hoặc bè cho tất cả cá đều được ăn. Không cho cá ăn thức ăn bị ôi thiu, bị mốc hoặc qúa hạn sử dụng. Hình thức phân chia giai đoạn trong quá trình nuôi vỗ cá tra cũng chưa được rõ ràng, thức ăn tinh cho ăn gần đến thời gian cho đẻ. Từ tháng 9 - 12 là giai đoạn nuôi vỗ tích cực, ở giai đoạn này người ta lại phân ra làm hai bước. Bước 1: từ tháng 9 đến tháng 12 nuôi vỗ tích cực tăng cường cho cá ăn thức ăn tinh cả về số lượng lẫn chất lượng. Lượng thức ăn hàng ngày từ 4 - 5% trọng lượng thân, thức ăn dùng để nuôi vỗ cá tra gồm cám gạo, ngô nghiền, bột cá, bột mắm. Thành phần đạm động vật phải đảm bảo 10% trở lên cá mới phát dục thành thục được. Bước 2: từ tháng 1 đến tháng 2 vẫn tiếp tục nuôi vỗ tích cực nhưng sẽ giảm về số lượng thức ăn mà tăng về chất lượng thức ăn đạm động vật trong thành phần thức ăn ở thời kỳ này phải đạt 20%. Từ tháng 3 đến tháng 4 ngừng cho cá ăn thức ăn tinh, đồng thời tăng cường kích thích nước, tạo điều kiện sinh thái hợp lý cho quá trình chuyển hoá vật chất dinh dưỡng đã được tích lũy từ trước cho buồng trứng. 4.5.4. Chăm sóc và quản lý Ao nuôi vỗ cá bố mẹ phải thay nước thường xuyên để giữ cho môi trường ao nuôi sạch và cá khoẻ mạnh. Thời gian đầu nuôi vỗ phải thay nước ít nhất mỗi tuần một lần, mỗi lần 20% thể tích nước trong ao. Từ tháng thứ ba trở đi cần thay nước 35
  36. mỗi ngày 10 - 20% thể tích để kích thích cá thành thục tốt. Khi thấy chất lượng nước ao bị xấu phải thay nhiều nước hơn lượng nước thay định kỳ để môi trường ao trở lại bình thường. Khi nuôi vỗ cá trong lồng bè, thường xuyên kiểm tra các chi tiết bè như dây neo, phao, lưới chắn để kịp thời tu chỉnh, nhanh chóng gỡ bỏ rác bám vào bè. Dùng máy bơm quạt nước bổ sung khi nước chảy yếu nhằm tăng thêm lượng oxy hoà tan trong nước, hoặc vào mùa lũ có nhiều phù sa phải kịp thời thổi bùn lắng đọng ra khỏi đáy bè. Khu vực sàn bè, nơi nấu và chứa thức ăn sau khi nấu chín phải dọn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Theo dõi chặt chẽ các yếu tố thủy lý, thủy hoá trong ao và bè nuôi, phải có dụng cụ đo các yếu tố (đo oxy hòa tan, nhiệt độ, pH, độ trong của nước.) và sổ nhật ký theo dõi được ghi chép đầy đủ các diễn biến của ao, bè và của cá hàng ngày. Nên kết hợp việc đo các yếu tố thủy lý hoá và quan sát ao vào các thời diểm đo để kịp thời phát hiện những biểu hiện không bình thường của trong ao, bè và nhanh chóng tìm cách sử lý. Hàng ngày phải quan sát hoạt động và khả năng ăn thức ăn cuả cá để kịp thời điều chỉnh tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi cá ăn khoảng 2 giờ nên kiểm tra sàng ăn để xem mức ăn của cá. Thời gian phát triển sinh dục của cá tra rất chậm, vì thế trong quá trình nuôi vỗ cần phải kiểm tra thường xuyên để áp dụng các biện pháp tích cực nhất giúp cá phát dục thành thục tốt. 4.6. Nu i vỗ cá r phi 4.6.1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ và cho đẻ. - Ao nuôi vỗ và cho cá đẻ có diện tích tốt nhất là 500 - 1.200m2 với ao nhỏ hoặc lớn hơn đều có thể sử dụng được. - Công tác chuẩn bị: Các bước tiến hành cải tạo ao tương tự như chuẩn bị ao nuôi cá mè trắng bố mẹ. Sau khi cải tạo lọc nước bón thêm phân vô cơ hoặc NPK hoặc vi sinh để 5 - 7 ngày gây màu nước thì tiến hành thả cá bố mẹ. 4.6.2. Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ và chăm sóc quản lý. a. Tuyển chọn cá bố mẹ. Sau khi nuôi qua đông (đầu hoặc cuối tháng 3 dương lịch) tiến hành tuyển cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ ngay lựa chọn cá có tiêu chuẩn sau: - Cá khoẻ mạnh không bị xây sát, dị tật. - Khối lượng 300 - 500g/con. Đối với cá rô phi loại O.mossambicus chọn khối lượng 500g là được. 36
  37. + Tỷ lệ ♂ : ♀ là 1: 1 hoặc 1 : 2. + Mật độ thả: 1 - 2 con/ m2 ao. b. Chế độ chăm sóc. Thời gian nuôi vỗ kéo dài từ 15 - 25 ngày trong thời gian này thực hiện các chế độ chăm sóc như sau: - Chế độ dinh dưỡng: 1 - 3% khối lượng thân /ngày. - Thành phần thức ăn phải có 20 - 30% protein (sử dụng bột cá nhạt) phần còn lại là cám bả hoặc có thể sử dụng bột công nghiệp phối chế 20% đạm hoặc sử dụng công thức sau: 20% bột cá nhạt + 70 - 75% cám gạo + 5 - 10% tấm gạo hoặc gạo (nấu chín) sau đó nắm viên cho cá ăn, có thể thay tấm gạo bằng loại khác như: khoai, ngô đều được. - Hàng ngày cho cá ăn 1 - 2 lần. - Theo dõi cá đẻ. - Ở nhiệt độ 22 - 320C sau 10 - 15 ngày kể từ khi thả cá vào ao là cá bắt đầu sinh sản. Sau khi cá đẻ tiến hành thu trứng để ấp. 37
  38. BÀI 2: CHO CÁ ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG CÁ 1. Nguyên lý c bản của việc cho cá sinh sản nhân tạo 1.1. C sở khoa học a. Dựa vào quy luật sinh sản của động vật có xương sống nói chung và lớp cá xương nói riêng. Các loài cá nuôi là động vật có xương sống nên quá trình sinh sản của chúng đều chịu sự chi phối bởi các quy luật sinh sản của động vật có xương sống. Ví dụ quy luật cấu tạo sinh dục quy luật phát dục hay quy luật về mối quan hệ giữa phát triển, sinh trưởng và sinh sản. Mặt khác cá là loài sống chủ yếu dưới nước ngoài sự chi phối của các quy luật chung quá trình sinh sản của chúng còn chịu sự chi phối bởi các quy luật của lớp cá hoặc hẹp hơn là của nhóm cá những đặc điểm tương đồng. Ví dụ: Quá trình sinh sản của chúng hầu như điều kiện diễn ra trong môi trường nước (thụ tinh, phát triển phôi ). b. Dựa vào quy luật và đặc điểm sinh sản cụ thể của từng loài. Ngoài sự chi phối bởi các quy luật chung quá trình sinh sản của mỗi loài cá nuôi còn có những đặc điểm riêng, quy luật riêng mang tính đặc trưng cho từng loài. Ví dụ: Mùa vụ sinh sản, thời gian phát dục, cấu tạo tế bào trứng, đặc điểm di cư sinh sản, nhiệt độ sinh sản Quá trình sinh sản nhân tạo của bất cứ loài cá nào muốn thành công đều phải dựa vào sự hiểu biết vững chắc những đặc điểm sinh sản cụ thể của chúng. Có thể nói đây là nguyên lý quan trọng nhất trong quá trình sinh sản cá nuôi hoặc phát triển đối tượng nuôi mới. c. Thay thế điều kiện sinh thái bằng biện pháp sinh lý. Có thể tóm tắt quá trình đẻ trứng của cá trong tự nhiên như sau: Các yếu tố sinh thái tác động lên cơ thể cá thông qua cơ quan nhân cảm, cơ thể cá tiếp nhận và phản ứng lại bằng sự thay đổi sinh lý bên trong cơ thể. Đó là tạo ra hàng loạt hóc môn sinh dục điều khiển quá trình đẻ trứng của cá. Như vậy mỗi quá trình sinh học nói chung và quá trình đẻ trứng của cá nói riêng đều phải có những điều kiện sinh thái cụ thể. Nếu điều kiện sinh thái đó không được xác lập thì quá trình sinh học tương ứng của cơ thể không diễn ra. Hoặc điều kiện sinh thái xác lập ở giá trị khác thì quá trình sinh học của cơ thể cũng diễn biến khác. Ví dụ: Cá trắm cỏ, cá mè chỉ đẻ trứng được trên những dòng sông lớn như: sông Hồng, ở các dòng sông nhỏ khác như: sông Mã, sông Lam hoặc các ao hồ cá đều có khả năng phát dục nhưng không bao giờ đẻ tự nhiên. Đó là vì các yếu tố sinh thái cần thiết cho quá trình đẻ trứng không được xác lập nên cơ thể cá không 38
  39. thể có phản ứng tương ứng đáp lại là quá trình đẻ trứng. (Thời gian di cư chưa đủ, bãi đẻ có lưu tốc không phù hợp, thành phần hoá học của nước không đảm bảo ). Trong sinh sản nhân tạo con người không có khả năng đáp ứng đầy đủ được các yếu tố sinh thái cần thiết cho quá trình đẻ trứng của cá. Vì vậy việc sử dụng các biện pháp sinh lý thay thế điều kiện sinh thái là cần thiết và tất yếu. 1.2. Nguyên lý c bản của sinh sản cá trong tự nhiên Trong quá trình sống, sinh vật chịu sự chi phối rất lớn bởi ngoại cảnh. Các biến đổi sinh lý bên trong cơ thể cá có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi các yếu tố bên ngoài. Trong quá trình phát dục thành thục, sinh sản, cá chịu sự chi phối và tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố môi trường nước, những yếu tố này tác động lên các cơ quan cảm giác như da, thị giác, khứu giác, vẩy đường bên Các cơ quan ngoại cảm này sản sinh ra các xung động, xung động lập tức truyền về trung khu thần kinh (Hypothlamus), tại đây sẽ xảy ra quá trình tổng hợp và phân tích sơ bộ và đưa ra các phản ứng. Trung khu thần kinh sẽ tác động lên hệ nội tiết sinh sản của cá, cụ thể tác động lên tuyến yên (Hypophysis) thông qua hệ thần kinh thể dịch. Do tác động của thùy thần kinh, thùy tuyến tiết ra các hormone FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Lutenizing Hormone). Hormone FSH thúc đẩy quá trình tạo noãn hoàng của tế bào trứng dẫn đến kết quả buồng trứng đạt giai đoạn IV, trứng chín và sẵn sàng rụng. Dưới tác dụng của Hormone LH, nang trứng sản xuất ra một lượng Progesteron hay một chất có bản chất Steroid để chất này kích thích sự rụng trứng triệt để. Các yếu tố ngoại cảnh có liên quan mật thiết và có tính quyết định đối với quá trình sinh sản nhân tạo của cá trong tự nhiên, đặc biệt là nhiệt độ, Oxy hòa tan, ánh sáng, dòng chảy, giá thể Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ trong điều kiện sinh sản tự nhiên của cá, nếu thiếu một trong những yếu tố này hoặc các yếu tố này bất lợi thì cá sẽ không đẻ trứng (mặc dù đã thành thục). Ví dụ: trong sinh sản tự nhiên của cá Chép nếu không có giá thể thì cá sẽ không đẻ. Cá mè, trắm không có lưu tốc dòng chảy thì cá cũng không đẻ trứng. 1.3. Nguyên lý c bản của kích thích cá sinh sản nhân tạo Khi tuyến sinh dục của cá bố mẹ phát triển đến cuối giai đoạn IV, dù trong điều kiện tự nhiên hay điều kiện nhân tạo, nếu bị kích thích bởi các yếu tố sinh thái của môi trường, hormone sinh dục có nồng độ nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định (từ 8-20 giờ, phụ thuộc vào mức độ thành thục của tuyến sinh dục và nhiệt độ môi trường nước), khi đó sẽ xảy ra những chuyển biến về sinh lý trong cơ thể cá, biểu hiện tương đối rõ thông qua số lượng bạch cầu tăng lên rất nhiều. Sự tăng lên có thể do cơ quan tạo máu tăng cường hoạt động và mạch máu chảy 39
  40. vào tuyến sinh dục cũng tăng lên. Lúc này, dưới tác dụng của thần kinh thể dịch, đặc biệt là của hormone sinh dục, tế bào follicle nhanh chóng thành thục. Tế bào lớp trong của follicle trở thành hình lập phương, phình to và nhanh chóng tiết ra dịch thể (noãn dịch) nhiều trong xoang buồng trứng, về sau các nang trứng thường tách ra và vỡ. Tiếp đó thể tích buồng trứng tăng lên rõ rệt, khoảng 35% (Vương Nghĩa Cường, 1978). Do tác dụng của dịch noãn sào được tiết ra, trong đó có chứa Progesteron hoặc một số chất Steroid nên tầng keo giữa tế bào trứng và noãn bào bị hòa tan, làm cho tế bào trứng, màng follicle và dịch noãn sào do màng follicle tiết ra có thể tiếp xúc trực tiếp với nhau, đồng thời cũng có thể do tác dụng áp suất thẩm thấu, tế bào trứng hấp thụ noãn dịch làm cho thể tích và khối lượng của nó tăng lên rõ rệt. Sau khi hấp thụ noãn dịch, sinh lý của tế bào trứng thay đổi nhanh chóng và chuyển sang thời kỳ thành thục. 2. Quy trình kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo 2.1. Chọn cá bố mẹ cho đẻ 2.1.1. Tuyển chọn cá cái: Dựa vào ngoại hình. Dựa vào mức độ thành thục của buồng trứng. Dựa vào quy trình nuôi vỗ. Lấy trứng để kiểm tra bằng que thăm trứng, nó làm bằng ống nhựa, kim loại. Chiều dài thực 2 - 3cm, dài tổng 25 - 30cm, đường kính 1 - 2mm, lỗ lấy trứng cách đầu 1,5 - 3mm khoét một lỗ dài 0,8 - 2cm, mỗi lần lấy được khoảng 20 - 30 trứng. 2.2.2 Tuyển chọn cá đực: Dựa vào ngoại hình. Dựa vào mức độ thành thục của buồng sẹ. Dựa vào quy trình nuôi vỗ. Chọn những con cá khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, dung tay vuốt nhẹ hai bên thân cá từ phía trên lỗ hậu môn về phía lỗ hâu môn thấy tinh dịch màu trắng sữa chảy ra, đặc và tan nhanh trong nước là cá có thể tuyển chọn cho đẻ. 2.2. Các loại chất kích thích sinh sản và sử dụng cho cá đẻ 2.2.1. Các loại chất kích thích sinh sản Hiện nay một số loại chất kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến trong sinh sản cá nước ngọt như sau: Não thùy thể (Pituitary Gland), HCG (Human Chorionic Gonadotropin), LRHa (GnRHa) + Domperidone (chất kháng Dompamin) 2.2.2. Kỹ thuật sử dụng: Sử dụng não thùy thể kích thích (tiêm) cho cá đẻ: Sử dụng tiêm cho hầu hết các loài cá. Sử dụng não tươi hoặc não khô. Dùng não tươi: sau khi thu thập, tiến hành vệ sinh sơ bộ qua nước muối sinh lý hay cồn, sau đó đưa vào nghiền và pha. 40
  41. Dùng não khô: từ lọ bảo quản để trong không khí 10 - 15 phút, nghiền (cối chày chuyên dụng) và hoà tan trong nước muối sinh lý 0,6 - 0,7%, nước cất hoặc nước lọc. Lượng nước pha: 0,5 - 1ml/kg cá cái. Chuẩn bị: Cối, chầy chuyên dụng. nước để pha: nước muối sinh lý 6 - 7‰, nước lọc, nước cất xi ranh (bơm tiêm), cốc chứa. Chú ý: lượng nước pha cần phù hợp. Liều lượng tiêm não thùy thể dùng cho Liều sơ bộ cho cá cái 0,5 - 1mg/kg cá cái, Liều quyết định 4 - 6mg/kg cá cái. Cá đực tiêm với liều lượng 1/3 - 1/2 liều tiêm cho cá cái. HCG (Prolan B; Kích dục tố màng đệm): Được Zondec và Aschhein phát hiện vào năm 1927 trong nước tiểu phụ nữ có thai (từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 5). Là một glycoprotein tan trong nước (glucozamin, acid sialic, manoza, glucoza và glactoza) có tác dụng giống LH (Luteinizing hormone), có tác dụng kích thích trứng chín, gây rụng trứng và đẻ trứng, biến nang trứng thành thể vàng. Chiết xuất dựa trên nguyên lý tách protein tan trong nước, gồm có các công đoạn: Hấp phụ- giải hấp phụ- cho HCG kết tủa . HCG được coi là một loại kích dục tố được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá như mè, trê, tra, cá chình. Cá trắm cỏ ít dùng. Liều lượng tiêm cho cá cái: liều sơ bộ 500 - 700 IU/kg cá cái, liều quyết định: 1.500 - 5000IU/kg cá cái (cá mè: 1.500 IU/kg cá cái, 500 IU cho cá đực). LRHa (GnRH) + Domperidone (chất kháng Dompamin): GnRHa tổng hợp có thành phần aminoacid cơ bản giống với GnRH tự nhiên LH-RHa được tổng hợp từ 10 axid amin. Chúng có nhiều nhiều nhóm tương tự : LH-RHa1, LH-RHa2, LH- RHa3. Tiêm cho tất cả các loài cá. Tác dụng: kích thích tuyến yên tiết kích dục tố. Chuẩn bị pha trộn, nghiền Dom bằng chày và cối sứ - hòa với nước - hòa với LRHa đã được pha với nước trước đó. Liều lượng tiêm phụ thuộc loài cá, mùa vụ, kinh nghiệm của mỗi cơ sở sản xuất. (Cá mè trắng, cá mè hoa từ 12 - 19g/kg cá cái, cá trắm cỏ 10 - 20 g/kg cá cái, cá trắm đen 15 - 25g/1kg cá cái; cá Tra liều lượng lớn hơn từ 170 - 190 g/kg cá cái (Phạm văn Khánh, 1996), liều tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêm cho cá cái. Liều lượng của chất kích thích sinh sản tuỳ thuộc vào chất lượng của thuốc, loài cá, mức độ thành thục của cá bố mẹ, nhiệt độ nước (nhiệt độ cao liều thấp hơn nhiệt độ thấp), vụ cho đẻ, kỹ thuật tiêm (kết hợp các loại KDT), Liều tiêm cho đẻ thụ tinh nhân tạo, đẻ nước tĩnh cao hơn cho đẻ tự nhiên và đẻ nước chảy Liều lượng KDT tiêm cho cá được tính như sau: Não thùy thể được tính = mg/kg cá. HCG được tính bằng UI/kg cá. LRHa được tính bằng µg/kg cá. Liều lượng KDT tiêm cho cá đực từ 1/3 - 1/2 liều lượng tiêm cho cá cái. 41
  42. Số lượng liều tiêm cho cá cái: có thể 1 liều hoặc nhiều liều tùy thuộc vào loài cá và kỹ thuất kích thích của con người. Liều tiêm thứ 1 gọi là liều sơ bộ (liều khởi động). Liều tiêm thứ 2 gọi là liều quyết định. Khoảng cách giữa 2 liều 4 - 6h, Số lượng liều tiêm cho cá đực chỉ 1 liều và tiêm cùng thời điểm tiêm liều quyết định cho cá cái. 2.3. Các ph ng pháp cho cá đẻ trong điều kiện sinh sản nhân tạo - Phương pháp đẻ nhân tạo thụ tinh tự nhiên (quá trình cá đẻ trứng, tiết tinh, trứng thụ tinh xảy ra trong môi trường bể đẻ) - Phương pháp đẻ nhân tạo thụ tịnh nhân tạo (trứng và tinh được thu, sau đó được kỹ thuật viên thụ tinh) 2.3.1 Phương pháp cho cá đẻ thụ tinh tự nhiên Các loại công trình và thiết bị cho cá đẻ: Bể đẻ hình tròn, Bể đẻ hình trứng, Giai cho cá đẻ, Ao cho cá đẻ, Các thiết bị khác: chậu, xô, chum, vại Các yêu cầu cơ bản đối với công trình và thiết bị cho cá đẻ: Có thể tích đủ lớn để cho đẻ được một lượng tương đối lớn cá bố mẹ cùng một lúc. Đảm bảo mọi điều kiện thuận lơi cho hoạt động sống và đẻ trứng của cá bố mẹ. Thu trứng dễ dàng, triệt để, tỷ lệ thụ tinh cao tỷ lệ trứng thất thoát và hư hỏng ít nhất. Dễ sử dụng, dễ sửa chữa khi hỏng hóc, nâng cao hiệu quả xây dựng. * Cho cá đẻ trứng bán trôi nổi đẻ nhân tạo bằng phương pháp thụ tinh tự nhiên: - Chuẩn bị công trình và thiết bị cho cá đẻ: vệ sinh, lắp đặt giai thu trứng và lưới chắn cá và cấp nước mới vào bể. - Cho cá vào bể đẻ: cá bố mẹ sau khi tiêm KDT liều quyết đinh, thả cá vào bể đẻ - Chăm sóc và quản lý cá đẻ: duy trì dòng chảy vào ra bể thường xuyên với lưu tốc dòng chảy v = 0,45 - 1,5m/s tùy thuộc từng giai đoạn. Không cho cá bố mẹ nhảy ra khỏi bể. - Thu trứng: Quan sát hoạt động đẻ trứng của cá, khi 2/3 số cá bố mẹ đẻ xong, khoảng 1 - 1,5h tiến hành thu trứng, đưa vào bể ấp. - Kiểm tra chuyển cá ra ao nuôi tái phát * Cho cá đẻ trứng dính đẻ nhân tạo bằng phương pháp thụ tinh tự nhiên: - Chuẩn bị công trình và thiết bị cho cá đẻ: vệ sinh, chuẩn bị và lắp đặt giá thể cho trứng dính, cấp nước mới vào bể. Giá thể: phụ thuộc vào loài cá ta chuẩn bị các loại giá thể khác nhau. Cho cá chép đẻ: Giá thể bao gồm các loại sau:Bèo lục bình, rong đuôi chồn, Lưới, xơ dừa Giá thể phải rửa sạch, ngâm nước muối 180- 42
  43. 200 cây bèo/m2. 1m2 bèo cho 2 - 3kg cá cái sinh sản. Cho các loài cá khác đẻ thì tùy thuộc từng loài cá mà chuẩn bị giá thể cho phù hợp - Cho cá vào bể đẻ: cá bố mẹ sau khi tiêm KDT liều quyết đinh, thả cá vào bể đẻ - Chăm sóc và quản lí cá đẻ: duy trì dòng chảy vào ra bể thường xuyên với lưu tốc dòng chảy v = 0,45 - 1,5m/s tùy thuộc từng giai đoạn. Không cho cá bố mẹ nhảy ra khỏi bể. - Thu trứng: Quan sát hoạt động đẻ trứng của cá, khi cá bố mẹ đẻ xong, tiến hành thu trứng, đưa vào bể ấp. - Kiểm tra chuyển cá ra ao nuôi tái phát 2.3.2. Phương pháp cho cá đẻ thụ tinh nhân tạo - Chuẩn bị các loại công trình và thiết bị cho cá đẻ: Bể, giai tạm giữ cá bố mẹ, chậu thau, xô, tô, chai lọ, ống nghiệm Vệ sinh sạch sẽ, phơi khô những dụng cụ chứa trứng và tinh dịch. - Kỹ thuật cho cá đẻ thụ tinh nhân tạo bao gồm những thao tác như sau: Vuốt trứng và tinh trùng, cho thụ tinh nhân tạo, đưa trứng vào thiết bị ấp nở. Có bốn phương pháp thao tác cho cá đẻ nhân tạo: + Phương pháp 1: Sau khi vuốt trứng ra khay, lấy tinh đã thu trước đó hòa với nước tưới đều. Hoặc trước khi vuốt trứng, lấy tinh hòa sản với nước trong khay, sau đó vuốt trứng vào. + Phương pháp 2: Vuốt tinh trước lưu giữ trong các dụng cụ bảo quản, sau đó vuốt trứng và cho tinh dịch của cá đực vào thụ tinh cho trứng của cá cái thoe tỷ lệ đực/cái là 3/1. + Phương pháp 3: Lấy trứng và tinh cùng lúc, trộn đều. + Phương pháp 4: Vuốt trứng trước, sau đó vuốt tinh vào khay chứa trứng, tiến hành thụ tinh. 2.3.3. Cho cá đẻ trứng bán trôi nổi và trứng nổi đẻ thụ tinh nhân tạo - Chuẩn bị công trình và thiết bị cho cá đẻ: Vệ sinh bể tạm giam giữ cá và dụng cụ phục vụ, lắp đặt giai chứa cá, cấp nước mới vào bể. - Cho cá vào bể tạm giữ: Cá bố mẹ sau khi tiêm KDT liều quyết đinh, thả cá vào các giai chứa cá, cá đực cá cái nhốt riêng - Chăm sóc và quản lý cá đẻ: Duy trì dòng chảy vào ra bể thường xuyên cung cấp đầy đủ ôxy cho cá. Không cho cá bố mẹ nhảy ra khỏi giai. - Cho cá đẻ: Dựa vào nhiệt độ nước, loại và liều lượng KDT dự đoán thời gian cá rụng trứng, kiểm tra cá cái nếu thấy cá đã rụng trứng thì tiến hành cho cá 43
  44. đẻ, vuốt trứng và tinh trùng vào dụng cụ chứa trứng, trộn đều trứng với tinh trùng, cho nước sạch vào để quá trình thụ tinh xảy ra, rửa trứng rồi đưa vào bể ấp. - Chuyển cá ra ao nuôi tái phát 2.3.4. Cho cá đẻ trứng dính đẻ thụ tinh nhân tạo (Cá chép, cá tra, ba sa, cá lăng ) - Chuẩn bị công trình và thiết bị cho cá đẻ: vệ sinh bể tạm giam giữ cá và dụng cụ phục vụ, lắp đặt giai chứa cá, cấp nước mới vào bể. - Chuẩn bị giá thể hoặc các chất khử dính cho trứng cá - Cho cá vào bể tạm giữ cá bố mẹ sau khi tiêm KDT liều quyết đinh, thả cá vào các giai chứa cá, cá đực cá cái nhốt riêng - Chăm sóc và quản lý cá đẻ duy trì dòng chảy vào ra bể thường xuyên cung cấp đầy đủ ôxy cho cá. Không cho cá bố mẹ nhảy ra khỏi giai. - Cho cá đẻ: Dựa vào nhiệt độ nước, loại và liều lượng KDT dự đoán thời gian cá rụng trứng, kiểm tra cá cái nếu thấy cá đã rụng trứng thì tiến hành cho cá đẻ, vuốt trứng và tinh trùng vào dụng cụ chứa trứng, trộn đều trứng với tinh trùng, cho nước sạch vào để quá trình thụ tinh xảy ra, cho trứng dính lên gía thể hoặc khử dính cho trứng,rửa trứng rồi đưa vào bể ấp. Tùy vào thực tế tại trại để tiến hành cho trứng dính trên giá thể hay khử dính. Khử dính bằng nước dứa 3 - 4% trong 15 - 20 phút, sau đó rửa sạch. Khử dính bằng tanin trong 30 giây đến 1 phút, 5 - 7g tanin pha trong 10lít nước. Khử dính bằng bùn, sữa tươi khử dính trong 15 - 30 phút; Woynarowich: (0,3g NaCl + 0,4g Urê)/1 lít nước. Cho trứng dính trên giá thể: Chuẩn bị giá thể, tùy thuộc vào loài mà giá thể cần là bèo lục bình, rong, xơ dừa, khung lưới hay đá, sỏi. Giá thể thường được ngâm ngập trong nước, trứng sau khi thụ tinh được cho dính trên giá thể. Đưa trứng vào ấp. - Chuyển cá bố mẹ ra ao nuôi tái phát 2.4. Các yếu tố ảnh h ởng đến quá trình cho cá đẻ Ở ngoài tự nhiên, cá đã thành thục chỉ có thể rụng trứng và đẻ trứng khi các điều kiện sinh thái thích hợp như nhiệt độ, dòng nước, nguồn nước mới Những điều kiện ngoại cảnh đó có thể xem là điều kiện tuyệt đối cần thiết với sự sinh sản của cá ngoài tự nhiên. Nhưng trong điều kiện sinh sản nhân tạo, các yếu tố môi trường có phải là cần thiết hay không và mức độ cần thiết đến đâu đang còn là vấn đề cần phải nghiên cứu, đặc biệt các loài cá có tập tính di cư đi đẻ như cá mè, cá trắm, cá tra Tuy nhiên, cho dù sinh sản nhân tạo nhân tạo hay sinh sản tự nhiên thì các yếu tố như nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan là các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đẻ trứng của cá. Các điều kiện này không phù hợp cá sẽ không đẻ được. Nhưng cũng có một số điều kiện sinh thái khác như dòng chảy, chất đáy, 44
  45. mức nước thay đổi không hoàn toàn cần thiết trong sinh sản nhân tạo. Điều này có nghĩa là trong trường hợp sinh sản nhân tạo, điều kiện sinh thái không phải là tuyệt đối cần thiết, nhưng tùy mức độ nào đó vẫn có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sinh sản cá trong ao. 3. Cho sinh sản nhân tạo một số loài cá nu i 3.1. Cho cá trắm cỏ sinh sản nhân tạo 3.1.1. Điều kiện sinh thái cho cá trắm cỏ đẻ trứng Nhiệt độ giới hạn cho cá trắm cỏ đẻ trứng từ 20 - 300C, nhiệt độ thích hợp nhất từ 26 - 280C, nguồn nước phải sạch, giầu ôxy, độ pH từ 6,5 - 7,5. 3.1.2. Chọn cá cho đẻ Trước khi chọn cá cho đẻ ta phải ngừng cho cá ăn từ 3 - 4 ngày, vì da bụng cá trắm cỏ dày, vẩy dày và cứng, ống tiêu hóa lớn, nếu độ béo của cá đạt tới ball5 thì rất khó phân biệt với buồng trứng. a. Phân biệt đực cái Cá cũng như nhiều động vật khác, khi tuyến sinh dục thành thục hay sắp thành thục, tác dụng sinh lý của chất somadotriopin do tuyến sinh dục tiết ra làm xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ, rõ rệt nhất là ở cá đực, nhờ đó mà chúng ta có thể phân biệt đực cái một cách tương đối dễ dàng. Phương pháp xác định đực cái ở một số loài cá nuôi thường căn bản giống nhau, chủ yếu dựa vào tia vây ngực của những cá thể đã thành thục. Đối với cá trăm cỏ tuyến sinh dục phụ chỉ biểu hiện vào mùa sinh sản. - Cá đực: dùng tay vuốt ngược từ ngoài vào phía thân, trên các tia vây ngực có những nốt sần. Rõ nhất là ở tia vây 1 -3, sờ tay vào cảm thấy nham nhám, ngoài ra trên thân cá, đầu cá cũng thấy ráp. - Cá cái: vây ngực của cá cái trơn nhẵn, đôi lúc cũng có biểu hiện nốt sần. Chỉ có ở nửa trên vây ngực mới có nốt sần, những hàng nốt sần tương đối ngắn, số lượng ít. b. Chọn cá thành thục cho đẻ Chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ một cách chính xác sẽ nâng cao được hiệu quả khi cho cá sinh sản nhân tạo. - Chọn cá cái: hiện nay có nhiều phương pháp xác định mức độ thành thục của tuyến sinh dục như căn cứ vào quá trình nuôi vỗ, phương pháp chọn ngoại hình, phương pháp dùng que thăm trứng, phương pháp tiêm thăm dò. + Căn cứ vào quá trình nuôi vỗ: đây là một trong những phương pháp chọn cá bố mẹ khá chính xác, muốn vậy người cán bộ kỹ thuật phải có những số liệu tổng hợp trong suốt quá trình nuôi vỗ từ đặc điểm đàn cá đưa vào nuôi vỗ, chế độ 45
  46. ăn, chế độ kích thích nước, chế độ kiểm tra định kỳ để xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Trên cơ sở đó xác định phương pháp phù hợp với đặc điểm đàn cá mà mình nuôi vỗ. + Phương pháp chọn ngoại hình: cá cái thành thục biểu hiện bụng to, thuôn đều, bụng cá mềm đều từ trên xuống dưới, khoảng giữa ngực và bụng hơi lõm xuống, lỗ hậu môn mở rộng, vẩy xung quanh lỗ hậu môn dãn ra. Ngoài ra, cá phải khoẻ mạnh không bị thương. + Phương pháp thăm trứng: dùng que thăm trứng đưa vào lỗ sinh dục, ven theo xoang bao trứng, sâu chừng 5 - 10cm rồi xoay nhẹ 1 - 2 vòng lấy trứng ra đưa vào đĩa đồng hồ hoặc hộp lồng quan sát, trứng thành thục biểu hiện: các hạt trứng rời nhau, hạt trứng căng, tròn đều, màu sắc óng ánh, màu vàng sẫm, nhiều nhớt là tốt. Ngược lại trứng to nhỏ không rời nhau, trứng còn xanh hoặc trắng đục, ít nhớt chứng tỏ trứng chưa chín. Nếu trứng lấy ra đã nhão, vỏ trứng nhăn nheo, lăn đi lăn lại dễ vỡ là trứng đã thoái hoá. Lấy 15 - 20 quả trứng đưa vào dung dịch Sedr (chế dung dịch Sedr: cồn 960 60% + formol 30% + acid acetic 10%) rồi quan sát, sau 2 phút nhân trứng chuyển màu vàng sẫm và trông rõ hiện tượng lệch cực, nếu 70 - 80% số trứng đã lệch cực biểu hiện trứng đã chín. Nếu 50% số trứng chưa lệch cực biểu hiện trứng chưa chín, không tiêm kích dục tố. Nếu hạt nhân dịch đến sát màng tế bào thì trứng đó đã biểu hiện trứng quá già. Phương pháp lấy trứng quan sát trực tiếp đã thu được kết quả, chẩn đoán chính xác hơn phương pháp quan sát ngoại hình, đồng thời đã nâng cao được tỷ lệ đẻ và tỷ lệ thụ tinh. + Phương pháp tiêm thăm dò: Sau khi tiêm lần 1 (tiêm thăm dò) được 4 - 6 giờ tùy theo nhiệt độ nước. Sau đó tiến hành kiểm tra cá thấy bụng cá có hiện tượng lớn lên, dùng tay kiểm tra bụng cá, thấy bụng cá có sự đàn hồi lớn, da bụng hơi nhăn chứng tỏ cá thành thục tốt, khi đó quyết định tiêm lần 2. Nếu bụng cá có hiện tượng trương to thì nhất thiết không tiêm đợt 2 (biểu hiện này là trứng còn non), trường hợp này nên thả cá lại ao để cho đẻ ở lần tiếp theo. - Chọn cá đực: Đối với cá đực việc chọn cá thành thục cho đẻ tương đối đơn giản. Dùng tay vuốt nhẹ phía trên lỗ sinh dục khoảng 2 cm, thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra. Cá đực thành thục tốt biểu hiện tinh dịch màu trắng đặc, nhiều, tan nhanh trong nước, cá đực thành thục kém biểu hiện tinh dịch loãng và ít. Trong quá trình chọn cá thành thục cho cá đẻ cần lưu ý vào đầu vụ sinh sản cần chọn cá kỹ, chặt chẽ vì lúc này mới chỉ có một số cá đầu đàn thành thục. Vào giữa vụ cá thành thục đều có thể chọn cho đẻ đại trà, trừ một số con phát dục kém, chậm để gần đến cuối vụ cho đẻ. 46
  47. c. Phối hợp đực cái: cá cái, cá đực trước khi đưa lên bể đẻ kích thích sinh sản, phải dùng phương pháp đánh dấu, hiện nay thường dùng que sắt nhọn đánh dấu trên xương sọ của cá, đồng thời cân khối lượng từng con. Tỷ lệ phối hợp đực cái trong tự nhiện là 1/1 theo khối lượng. Còn trong sinh sản nhân tạo tỷ lệ phối hợp đực cái nhìn chung là 1/1, tuy nhiên tỷ lệ này không nhất thiết phải theo trọng lượng, vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu. 3.1.3. Kích dục tố Liều lượng kích dục tố dùng cho cá trắm cỏ dao động từ 4 - 6mg não thùy thể cho 1kg cá cái, cá đực từ 1,5 - 2mg/1kg cá đực (não thuỳ thể cá chép đến tuổi thành thục). Nếu dùng hỗn hợp giữa não thùy thể và HCG, theo tiêu chuẩn ngành ban hành năm 1980 cứ 1mg não tương đương với 240 UI, não có chất lượng tốt. 3.1.4. Ph ng pháp ác định số l ợng trứng và tỷ lệ thụ tinh - Phương pháp xác định số lượng trứng (3 phương pháp): + Phương pháp trọng lượng: sau khi trứng đã trương nước cực đại, ta tiến hành xác định số lượng trứng bằng cách cân 100g trứng rối đem đếm, từ đó ta suy ra số trứng trong 1 kg trứng. Trên cơ sở đó biết được tổng số trứng trong một đợt cho cá đẻ. + Phương pháp đong thể tích: đong 10ml trứng đã trương nước rồi đem đếm từ đó suy ra số lượng trứng trong 1.000ml, sau đó tính được tổng số trứng trong một đợt cho cá đẻ. + Phương pháp cân trọng lượng cá trước và sau khi đẻ: đây là phương pháp khá chính xác, nó hạn chế được phương pháp xác định theo thể tích. Ví dụ: cá cái trước lúc kích thích sinh sản là 4,5kg, sau khi kích thích sinh sản cân lại là 4,1kg như vậy lượng trứng đẻ ra là 0,4 kg, dựa vào sức sinh sản tuyệt đối của mỗi loài, dựa vào quan hệ giữa khối lượng và lượng chứa trứng để tính ra số trứng trong 1g, từ đó tính được số trứng trong 0,4kg trứng. - Phương pháp xác định tỷ lệ thụ tinh: mẫu trứng lấy để tính tỷ lệ thụ tinh được lấy vào 3 thời điểm: cá bắt đầu đẻ, giữa đợt đẻ và cuối đợt đẻ, mỗi mẫu và mỗi thời điểm lấy 100 trứng đưa vào hộp lồng hoặc đĩa sắt để tính tỷ lệ thụ tinh. Khi trứng đã phát triển đến giai đoạn phôi vị thì tiến hành tính tỷ lệ thụ tinh. Thời gian phát triển đến giai đoạn phôi vị phụ thuộc vào nhiệt độ: ở nhiệt độ 250C sau 5 giờ tính tỷ lệ thụ tinh, ở nhiệt độ 27 - 280C sau 4 giờ tính tỷ lệ thụ tinh, còn ở nhiệt độ 22 - 230C thì phải sau 6 - 7 giờ mới tính tỷ lệ thụ tinh được. 47
  48. 3.2. Cho cá mè trắng sinh sản nhân tạo 3.2.1. Điều kiện sinh thái cho cá mè trắng, mè hoa đẻ trứng Nhiệt độ giới hạn cho cá mè trắng, mè hoa đẻ trứng từ 22 - 300C, nhiệt độ thích hợp cho cá mè trắng, mè hoa đẻ trứng từ 26 - 280C. Nguồn nước phải trong sạch, hàm lượng ôxy phải phong phú từ 5 - 6 mg/l, pH từ 7 - 7,5. 3.2.2. Chọn cá bố mẹ cho đẻ a. Phân biệt đực cái : xem bảng 3.3 b. Chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ: Chọn cá bố mẹ mè trắng, mè hoa thành thục cho đẻ đơn giản hơn so với chọn cá trắm cỏ thành thục. Khi cá bố mẹ thành thục thì có những nét rất rõ. Trứng đang phát triển, bụng cá tròn và căng. Cá cái thành thục tốt thì xương sườn nhô cao, dùng tay vuốt nhẹ có thể đếm được từng cái xương sườn của cá, đối với cá mè hoa thành thục biểu hiện da bụng căng và óng ánh. Bảng 3.3: Đặc điểm sinh dục của cá đực, cá cái mè trắng, mè hoa, trắm cỏ Tên cá Đặc điểm cá đực Đặc điểm cá cái Cá mè trắng Vây ngực, tia vây thứ nhất có Chỉ có rất ít tia vây một hàng gai, răng cưa chất xương ngực, ở cuối vây ngực cứng, xoa tay vào cảm thấy bị cứa. mới có gai răng cưa còn Những tia gai này sản sinh ra và tồn các phần khác nhẵn nhụi. tại suốt đời. Cá mè hoa Ở viền trên của mấy tia vây ngực Vây ngực trơn nhẵn. phía trước có một hàng răng cưa chất Đỉnh đầu và nắp xương chếch về phía sau. Đặc điểm mang nhẵn nhụi. này tồn tại suốt đời. Cá trắm cỏ Phía lưng các tia vây ngực có nốt Vây ngực trơn nhẵn, sần, rõ nhất là tia vây 1 - 3, sờ tay vào nếu có chỉ nửa trên vây cảm thấy ráp (như cát). Đặc điểm này ngực mới có nốt sần chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản. tương đối ngắn, số lượng ít. Dùng que thăm trứng lấy trứng ra quan sát mức độ thành thục của tuyến sinh dục. Trứng cá mè trắng thành thục biểu hiện căng, tròn đều, màu vàng xanh hoặc xám tro, trứng cá mè hoa có màu vàng lục, rời nhau, tròn đều đưa vào kiểm tra trong dung dịch Sedr thấy có 70 - 80% trứng lệch cực là tốt. Lưu ý: Không chọn con có bụng cóc để cho đẻ mà tiếp tục xử lý một thời gian ngắn nữa sau mới bắt lên cho đẻ, không chọn con có hậu môn bị loét đỏ. 48
  49. Chọn cá đực: Tương tự như chọn cá đực trắm cỏ, nhưng đối với cá mè đực cần chú ý: cá mè đực chỉ khi nào vuốt ra tinh dịch thì mới sử dụng cho đẻ. c. Phối hợp đực cái: Trong sinh sản nhân tạo tỷ lệ đực cái thường là 1/1 tính theo trọng lượng. 3.2.3. Kích dục tố Kích dục tố dùng để kích thích sinh sản cá mè trắng, mè hoa, có thể dùng hoàn toàn HCG hoặc sử dụng hỗn hợp giữa não thùy thể và chế phẩm HCG. Liều lượng HCG dùng cho cá cái đều được tinh chế tốt từ 1000 - 1200 UI cho 1 kg cái cái, cá đực 500 UI/ 1 kg, nếu tinh chế không tốt liều lượng sử dụng từ 2500 - 3000 UI/1 kg cá cái, cá đực bằng 1/2 cá cái. Đối với cá mè hoa nên sử dụng hỗn hợp giữa HCG và não thùy thể vào đầu vụ sinh sản. Thời gian hiệu ứng của cá mè hoa rất dài có khi kéo dài tới 18 giờ (đặc điểm này rất khác với cá mè trắng, trắm cỏ). 3.3. Cho cá R hu sinh sản nhân tạo 3.3.1. Điều kiện sinh thái cho cá đẻ trứng Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho cá rôhu đẻ trứng và ấp trứng từ 28 - 320C. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiệt độ 32 - 330C cá vẫn đẻ bình thường, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đạt trên 80%, các điều kiện khác tương tự như cá mè, trắm cỏ. 3.3.2. Chọn cá bố mẹ cho đẻ a. Phân biệt đực cái - Cá đực: Cá rô hu đến mùa sinh sản cũng biểu hiện sinh dục phụ như ở cá trắm cỏ, tức trên các tia vây ngực có những nốt sần sờ tay vào thấy nhám. - Cá cái: trên các tia vây ngực của cá cái trơn nhẵn. b. Chọn cá bố mẹ thành thục Cá rôhu khi tuyến sinh dục thành thục thì hệ số thành thục rất cao, bụng cá to, vì vậy việc chọn cá rôhu thành thục tương đối đơn giản. - Cá cái thành thục biểu hiện: bụng cá to, sệ sang hai bên, lỗ huyệt hơi sưng và hồng, bụng cá mềm vừa phải. Khi thăm trứng thấy cá rời nhau, có màu hồng nhạt, nếu đưa vào dung dịch thử trứng thì có trên 70% trứng lệch cực. - Cá đực thành thục: dùng tay ấn nhẹ cách lỗ sinh dục 2 cm thấy tinh dịch màu trắng chảy ra đó là những cá thành thục tốt. c. Phối hợp đực cái Cá đực thành thục tốt, chỉ cần tỷ lệ đực cái là 1/ 1 (tính theo khối lượng cá). 3.3.3. Kích dục tố Loại kích dục tố dùng để kích thích sinh sản cá rô hu là não thùy thể thuộc họ cá chép hoặc dùng hỗn hợp giữa não thùy thể và HCG được trình bày ở bảng 3.4 49