Giáo trình Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối (Phần 2) - Hà Kim Thủy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối (Phần 2) - Hà Kim Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_thanh_toan_quoc_te_va_kinh_doanh_ngoai_hoi_phan_2.pdf
Nội dung text: Giáo trình Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối (Phần 2) - Hà Kim Thủy
- CHƯƠNG IV: CÁC CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. Khái niệm về chứng từ thương mại Là những văn bản chứa đựng những thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để khiếu nại đòi bồi thường, Là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại 1. Chứng từ vận tải. 1.1. Vận đơn đường biển. Các tiêu đề của vận đơn đường biển: Bill of Lading. Ocean Bill of Lading. Marine Bill of Lading. Sea Bill of Lading. Liner Bill of Lading. Port to Port Bill of Lading. Through Bill of Lading. 1.1.1. Khái niệm: Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hóa được nhận để chở. Một số đặc điểm của vận đơn đường biển. Khi nói đến vận đơn đường biển thì việc chuyển chở hàng hóa bằng đường biển bắt buộc phải xảy ra. Là loại chứng từ sở hữu hàng hóa có tên gọi là Bill of Lading. Thời điểm cấp vận đơn có thể là: Sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu (Shipped on Board). Sau khi hàng hóa được nhận để chở (Received for Shipment).
- 1.1.2. Chức năng. Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng. Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Tài sao vận đơn đường biển không phải là hợp đồng chuyển chở mà chỉ là bàng chứng của hợp đồng.Vận đơn đường biển chỉ là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở là vì theo thông lệ, trên vận đơn chỉ có một chữ ký của người chuyên chở, trong khi đó nếu là hợp đồng thì cần phải có hai chữ ký của hai bên đối tác. Là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ là người có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Người chuyên chở chi giao hàng cho ai xuất trình vận đơn gốc đầu tiên hợp pháp. 1.1.3. Nội dung. Mặt trước: Các ô, cột in sẵn các tiêu đề bỏ trống Một số nội dung mang tính điều khỏan của hợp đồng chuyên chở (chứng nhận của người chuyên chở là đã nhận hàng, điều kiện nhận hàng tại cảng đích, ) Mặt sau: Các điều khoản-điều kiện chuyên chở của hãng tàu Để trống (đ/v vận đơn theo hợp đồng thuê tàu và bản sao vận đơn) Nội dung mặt trước: (1) Tiêu đề của vận đơn. (2) Số vận đơn: mỗi vận đơn đều phải có số riêng của nó để phân biệt với các vận đơn khác, đồng thời để ghi các chứng từ khác có tác dụng tham chiếu. (3) Tên công ty vận tải biên. (4) Người gửi hàng: shipper hoặc consignor (5) Người nhận hàng: consignee (6) Bên được thông báo: notify party/address (7) Nơi nhận hàng để chở: place of receipt (8) Tên cảng bốc hàng lên tàu: port of loading (9) Tên cảng dỡ hàng: port of discharge (10) Nơi giao hàng cho người nhận hàng (place of delivery)
- (11) Tên con tàu chở hàng và số hiệu chuyến tàu : (vessel and voy. no.) (12) Số lượng vận đơn gốc được phát hành. (No. of original bills of lading) (13) Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa: (marks and number) (14) Số lượng và mô tả hàng hóa: (number and kind of Packages, discription of goods) (15) Trọng lượng cả bì: (gross weight) (16) Thể tích: (Measurement) (17) Tổng số Containers hoặc kiện hàng được ghi bằng chữ: (total no. of containers or packages (in words) (18) Phần khai hàng hóa do bên người gửi hàng thực hiện. (19) Ghi chi tiết về cước phí vận chuyển và các phụ phí: (freight details, charges etc) (20) Nội dung phần này phản ánh cam kết của người chuyên chở về việc đã nhận hàng và trách nhiệm chở hàng hóa đến nơi quy định, đồng thời cũng nêu lên các trường hợp miễn trách đối với người chuyên chở: Received by the carrier ) (21) Nơi và ngày tháng phát hành vận đơn: (place and date of issue) (22) Ghi chú về việc hàng hóa đã được bốc lên tàu : (shipped on board) (23) Người phát hành vận đơn ký tên. 1.1.4. Phân loại Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa o Vận đơn đã bốc hàng lên tàu o Vận đơn nhận hàng để chở Căn cứ vào phê chú trên vận đơn o Vận đơn hoàn hảo o Vận đơn không hoàn hảo Căn cứ vào tính chất pháp lý về sở hữu hàng hóa o Vận đơn gốc o Bản sao vận đơn Căn cứ vào tính lưu thông của vận đơn o Vận đơn đích danh o Vận đơn theo lệnh o Vận đơn vô danh Mục cosignee: không ghi tên người nhận hàng hoặc ghi giao hàng theo lệnh để trống?
- Căn cứ vào phương thức thuê tàu o Vận đơn tàu chợ o Vận đơn tàu chuyến (vậ đơn theo hợp đồng thuê tàu) Căn cứ vào hành trình chuyên chở o Vận đơn đi thẳng (không có chuyển tải) o Vận đơn chở suốt (có chuyển tải) Các loại vận đơn khác Vận đơn rút gọn (short B/L) Vận đơn hải quan (Custom’s B/L) Vận đơn của người giao nhận (Forwarder B/L) Vận đơn của bên thứ ba (third party B/L) Vận đơn chuyển đổi (Switch B/L) Vận đơn đường biển ký lùi ngày cấp (Antedated B/L) Vận đơn container 1.2. Biên lai gửi hàng đường biển không chuyển nhượng ( SEA WAYBILLS). Các tên gọi thường gặp: Vận đơn đường biển không lưu thông. Biên lai gửi hàng đường biển. Biên lai gửi hàng đường biển không lưu thông. Giấy gửi hàng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển không luu thông. Phiếu gửi hàng đường biển. Chứng thư gửi hàng đường biển không chuyển nhượng. Chứng từ vận tải đường biển không chuyển nhượng. Để tránh nhằm lẫn vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hóa và để đơn giản trong cách gọi, ta thống nhất gọi “Sea Waybills” là “ Biên lai gửi hàng đường biển”. Chức năng của biên lai gủi hàng dường biển. Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng. Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hoa giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Không có chức năng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Ưu điểm.
- Vì vận dơn là chứng từ sở hữu hàng hóa, nên nó phải được gửi cùng với bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để kiểm soát, trong khi đó, biên lai gửi hàng đường biển lại được gửi theo tàu cùng với hàng hóa, nên khi hàng tới cảng là có thể giao hàng được ngay, đây dược xem là một ưu diểm cơ bản cảu biên lai gửi hàng đường biển. Người chuyên chở thông bóa cho người nhận hàng khi nào tàu đến để chuẩn bị nhận hàng. Người nhận hàng chỉ cần chứng minh mình là người đích thực có tên trên biên lai gửi hàng và được hãng tàu giao hàng. Thường được dùng trong phương thức ghi sổ Hình thức của biên lai gửi hàng đường biển. Vận dơn dường biển và biển lai gửi hàng đường biển là giống hệt nhau, ngoại trừ trên biên lai gửi hàng đường biển có ghi câu “Non-negotiabe Sea Waybills”. 1.3. Vận đơn hàng không. Các tiêu đề thường gặp. Air Waybill Air Consignment Note House Airway Bill Air Transport Document Chức năng. Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng. Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Là giấy chứng nhân bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không khi người gửi hàng có yêu cầu. Không có chức nằng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu thông thường. Không dùng vận đơn hàng không để nhận hàng tại sân bay đến. Những nội dung chủ yếu. Số vận đơn (AWB number) Sân bay xuất phát (Airport of departure)
- Tên và địa chỉ người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address) Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals) Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of contract) Người gửi hàng (shipper) Người nhận hàng (consignee) Đại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent) Tuyến đường (routing) Thông tin thanh toán (Accounting Information) Tiền tệ (Currency) Mã thanh toán cước (Charges code) Cước phí và chi phí (Charges) Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carrier) Giá trị khia báo hải quan (Declare value for customs) Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance) Thông tin làm hàng (Handling information) Số kiện (Number of pieces). Các chi phí khác (Other charges) Cước và chi phí trả trước (Prepaid) Cước và chi phí trả sau (Collect) Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper’s certification box) Ô dành cho người chuyrn chở (Carrier’s excution box) Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nên đến (For carrier’s use only at destination) Cước tả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier’s use only). Phân loại: Căn cứ vào người phát hành: o Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill) o Vận đơn trung lập (Neutral airway bill) Căn cứ vào việc gom hàng: o Vận đơn chủ (Master Airway bill MAWB) o Vận đơn của người gom hàng (House Airway bill HAWB). 1.4. Chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông.
- Một số đặc điểm. Về tên gọi: các chứng từ có thể có những tên gọi khác nhau, miễn là nội dung của chứng từ thể hiện được phương thức vận chuyển cụ thể. Trên bề mặt chứng từ vận tải phải thể hiện tên người chuyên chở. Người ký kết các chứng từ vận tải: người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở (do đặc thù của phương tiện vận tải này là không có thuyền trưởng). Trên chứng từ vận tải phải thể hiện rõ “ hàng hóa đã được nhận để chở”, “nhận để chuyển”, và chỉ ra nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng cuối cùng. Nếu trên chứng từ vận tải không có ghi chú về ngày tháng thì ngày phát hành được xem là ngày giao hàng. Nếu có con dấu nhận hàng hay bằng cách khác của người chuyên chở thì ngày của con dấu hay ngày ghi chú được xem là ngày giao hàng thực tế. Trọn bộ chứng từ gốc: các chứng từ này không phải là chứng từ sơ hữu hàng hóa, nếu các bên liên quan không cần kiểm soát trọn bộ chứng từ gốc. Về chuyển tải: vấn đề thường xảy ra => các bên phải chấp nhận việc chuyển tải có thể xảy ra miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở chỉ dùng cùng một chứng từ vận tải và cùng một phương thức vận tải. 1.5. Chứng từ vận tải đa phương thức. Khái niệm: Vận tải đa phương thức là việc chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất từ hai phương thức vận tải trở lên, trong đó có vận tải biển tham gia. Các tên goi khác: Vận tải đa phương thức. Vận tải liên hợp. Vận tải hỗn hợp. Trong vận tải đa phương thức thường có một người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình vận tải, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator hay CTO – Combined Transport Operator). Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người ký hợp đồng vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm về việc chuyên chở hàng hóa như người chuyên chở duy nhất. Khi hàng hóa được nhận để chở, người kinh doanh vận tải đa phương thức cấp cho chủ hàng một vận đơn – vận đơn vận tải đa phương thức.
- Vận đơn này có các chức năng giống như vận đơn đường biển thông thường: Là biên lai nhận hàng để chở. Là chứng tư sở hữu hàng hóa. Là bằng chứng của hợp đồng vận tải. Người phát hành vận đơn vận tải đa phương thức: Người chuyên chở đa phương thức. MTO. Thuyền trưởng. Người giao nhận hàng hóa. Các đại lý của người chuyên chở. Vấn đề chuyển tải trong vận tải đa phương thức: => Hàng hóa dương nhiên phải được chuyên tải. Ví dụ: các ô trên vận đơn thể hiện vận tải đa phương thức. Pre-carriage by Place of receipt by pre- carriage TRUCK/505 LANG SON Intended Vessel/Voy.No Port of loading MSC VANESSA/F455 HAI PHONG Port of Discharge Place of Delivery by on- carriage LYON PORT PRAHA Chặng 1: Lạng Sơn đi Hải Phòng (ô tô). Chặng 2: Hải Phòng đi Lyon (tàu biển). Chặng 3: Cảng Lyon đi Praha (tàu hỏa) Một số chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp. Vận dơn FIATA. FBL - FIATA Negotiable Multimodal transport Bill of Lading Chứng từ vận tải liên hợp.
- COMBIDOC – Combined transport document Chứng từ vận tải đa phương thức MULTIDOC – Multimodal transport document 2. Chứng từ bảo hiểm. Một số thuật ngữ liên quan đến bảo hiểm. Bảo hiểm là cam kết bồi thường của người bảo hiểm cho người được bảo hiểm về những tổn thất, hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện là người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho người bảo hiểm. Người bảo hiểm: là người thu phí bảo hiểm, nhận tách nhiệm về rủi ro và phải bồi thường cho người dược bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra trong phạm vi giá trị được thỏa thuận. Người được bảo hiểm: là người trả phí bảo hiểm ( hay còn gọi là người mua baot hiểm), là người chịu tổn thất khi có rủi ỏ xảy ra và là người được người bảo hiểm bồi thường. Đối tượng bảo hiểm: là tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm: là rủi ro được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra. Phí bảo hiểm: là khoản tiền người được bảo hiểm trả cho người bảo hiểm để có quyền lợi bảo hiểm. Đây là khoản tiền không truy đòi, nghĩa là cho dù tổn thất không xảy ra, thì người được bảo hiểm cũng không có quyền đòi lại khoản tiền này. Vì trong số những người tham gia mua bảo hiểm, chỉ có một số ít người gặp rủi ro và chịu tổn thất dược bảo hiểm bồi thường, do đó phí bảo hiểm thường là một số tiền rất nhỏ so với số tiền được bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm: là giá trị của đối tượng được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm: là số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp giá trị bảo hiểm lớn, thì phí bảo hiểm có thể vượt quá khả năng tài chính của khách hàng. Do đó, khách hàng có thể quyết định số tiền bảo hiểm chỉ là một phần của giá trị bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm thành lập và cấp cho người được bảo hiểm làm bằng chứng cho hợp đồng bảo hiểm và điều tiết quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Chức năng:
- Là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm, quy định trách nhiệm và quyền lợi của người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Có tính lưu thông và có giá trị chuyển nhượng. Nội dung chủ yếu. Tên, địa chỉ của người bảo hiểm. Tên, địa chỉ của người mua bảo hiểm. Số tiền, loại tiền bảo hiểm. Địa điểm khiếu nại đòi bồi thường, đại lý bảo hiểm giải quyết khiếu nại. Điều kiện bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm. Tên phương tiện vận chuyển, tuyến hành trình, ngày dự kiến tàu khởi hành. Số bản gốc của chứng từ bảo hiểm. Ngày và nơi lập chứng từ bảo hiểm. Chữ ký của người bảo hiểm. Chữ ký hậu chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm cho người thụ hưởng. Các loại chứng từ bảo hiểm. Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate). Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy). Bảo hiểm đơn (Insurance Policy). Phiếu bảo hiểm (Cover Note). Hợp đồng bảo hiểm bao và giấy chứng nhận bảo hiểm. Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, anh ta thường ký một hợp đồng bảo hiểm bao (open policy, floating policy, open cover) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là một năm) theo các điều kiện và điều khoản như đã thỏa thuận trước. Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu sẽ khai báo các chi tiết về lô hàng và trả phí bảo hiểm cho lô hàng đó cho công ty bảo hiểm. Trên cơ sở đó, nhà xuất khẩu ký tiếp một giấy chứng nhận bảo hiểm (certificate of insurance) và gửi một bảo sao để công ty bảo hiểm lưu trữ. Bảo hiểm đơn.
- Khi nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên, từng lần riêng biệt, mỗi lần giao hàng, anh ta phải thỏa thuận lại các điều kiện và điều khoản cho lô hàng đó, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một bảo hiểm đơn (insurance policy). Bảo hiểm đơn gồm 2 mặt: Mặt trước: những điều khoản cơ bản và thông tin về hàng hóa tham gia bảo hiểm. Mặt sau: các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng bảo hiểm => nếu có kiện tụng, chỉ cần căn cứ vào bảo hiểm đơn để xét xử. Phiếu bảo hiểm (Cover Note). Không phải là chứng từ bảo hiểm vì không phải là hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành. Chỉ là tờ giấy xác nhận bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm phát hành. Không thể dùng phiếu bảo hiểm để khiếu nại đòi tiền bồi thường người bảo hiểm được. Bảo hiểm đơn và giấy chứng nhận bảo hiểm. Có thể coi hai loại chứng từ này có giá trị như nhau, trừ trường hợp công ty bảo hiểm không bồi thường một cách hợp pháp (bị phá sản, có tranh chấp xảy ra cần sự giải quyết của Tòa án) thì mới cần đến bảo hiểm đơn. Hai loại chứng từ bảo hiểm trên có tác dụng: Xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm và có các điều kiện và điều khoản của hợp đồng. Xác nhận việc người được bảo hiểm trả phí và người bảo hiểm thu phí => thừa nhận hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực. Là chứng từ cần thiết để khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất cho hàng hóa. 3. Các chứng từ về hàng hóa. Công dụng chính. Hoàn tất thủ tục bảo hiểm Hoàn tất thủ tục hải quan Nhận hàng tại cảng Hoàn tất thủ tục thanh toán 3.1. Hóa đơn thương mại. Hóa đơn thương mại là chứng từ do người bán lập.
- Các chức năng chủ yếu: Cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm. Công cụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu khi hóa đơn đã được chấp nhận trả tiền bởi người mua hoặc ngân hàng. Căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại. Căn cứ để kiểm tra nội dung đòi tiền của hối phiếu; hoặc thay thế cho hối phiếu làm cơ sở đòi tiền và trả tiền. Nội dung của hóa đơn thương mại. Tên và địa chỉ người bán, người mua Số hóa đơn thương mại Ngày lập hóa đơn thương mại Số của hợp đồng, thư tín dụng (nếu có) Mô tả hàng hóa: trọng lượng, khối lượng, đơn giá, tổng giá trị Ghi chú về việc giao hàng Ghi chú về việc thanh toán Chữ ký của người bán Phân loại hóa đơn thương mại. Hóa dơn tạm thời (provisional invoice) Hóa đơn chính thức (final invoice) Hóa đơn chiếu lệ (pro forma Invoice): Thư chào hàng dối với những khách hàng tiềm năng Gửi đi triển lãm, gửi bán Làm thủ tục xin nhập khẩu, mua ngoại hối. Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice): Hóa đơn có chữ ký của cơ quan chức năng xác nhận về xuất xứ của hàng hóa Hóa đơn lãnh sự (consular Invoice): mục đích (a) chứng nhận nhà Xuất khẩu đã không bán phá giá . (b) cung cấp thông tin về nhóm hàng hóa phải chịu thuế. (c) thay thế giấy chứng nhận xuất xứ. Hóa đơn chi tiết (detailed Invoice): Phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng Hóa đơn hải quan (custom’s Invoice): Dùng chủ yếu trong khâu tính thuế.
- 3.2. Giấy chứng nhận xuất xứ. Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ. Xác định mức thuế nhập khẩu. Nhằm mục đích xã hội và chính trị. Nhằm mục đích thị trường. Ký giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Người xuất khẩu. Người sản xuất. Phòng thương mại của nước xuất khẩu Những nội dung chủ yếu. Tên và địa chỉ người bán/người gửi hàng Tên và địa chỉ người nhận hàng Mô tả hàng hóa Tên và địa chỉ người sản xuất Tuyên bố của người phát hành về việc xác thực nguồn gốc của hàng hóa Chữ ký người phát hành Ngày xác thực nguồn gốc hàng hóa Giấy chứng nhận xuất xứ. Form A. Dùng cho hàng xuất khẩu từ các nước chậm và đang phát triển vào các nước công nghiệp phát triển (24 nước thuộc khối OECD). Để thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Form B: dùng cho mọi mặt hàng xuất khẩu trong các trường hợp: Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP. Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP nhưng không cho nước xuất khẩu hưởng. Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP, cho nước xuất khẩu hưởng, nhưng hàng hóa của nước xuất khẩu không đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ này. Form D: dùng để thực hiện Hệ thống ưu đãi có hiệu lực chung đang được áp dụng giữa các nước ASEAN. Form E: dùng cho mặt hàng xuất khẩu hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc.
- Form O: được lập riêng cho mặt hàng cà phê để sử dụng thống nhất giữa các nước là thành viên của Hiệp hội Cà phê Quốc tế. Form X: dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước không là thành viên của Hiệp hội Cà phê Quốc tế. Form P: chỉ có chức năng là giấy chứng nhận đơn thuần về nơi xuất xứ hàng hóa. Form S: dùng cho mặt hnagf xuất khẩu sang Lào theo thỏa thuận ưu đãi Việt – Lào. Form T: dùng cho mặt hàng dệt may xuất khẩu sang các nước thành viên EU theo Hiệp định hàng dệt may giũa Việt Nam và EU. 3.3. Phiếu đóng gói. Phiếu đóng gói thườn chỉ ra các chi tiết về: Số hàng hóa được đóng gói trong một bao, kiện, thùng, hộp hay container nhất định, Trọng lượng tịnh và cả bì của mỗi bao, kiện, thùng hay hộp. Số lượng bao, kiện, thùng, hộp, container. 3.4. Một số giấy chứng nhận khác. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality) Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity) Giấy chứng nhận trọng lượng(Certificate of Weight) Giấy kiểm định (Certificate of Inspection) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Cert.) Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Cert.) Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate) Người lập: Một số cơ quan phụ trách việc giám định. Người xuất khẩu (nếu không có quy dịnh cụ thể).
- CHƯƠNG V: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Phương Thức Ứng Trước – ADVANCED PAYMENT. 1.1. Khái niệm. Người mua chấp nhận giá hàng của người bán bằng đơn đặt hàng chắc chắn (không hủy ngang) đồng thời chuyển tiền thanh toán một phần hay toàn bộ cho người bán, nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được người bán chuyển giao cho người mua. 1.2. Thời điểm trả tiền trước: trước khi hàng được chuyển giao Khi ký hợp đồng hoặc khi đặt hàng Sau một thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực Trả trước khi giao hàng một thời gian nhất định 1.3. Mục đích. Nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng 1.4. Ưu điểm đối với các bên. Nhà xuất khẩu Tránh rủi ro vỡ nợ từ phía nhà nhập khẩu Tiết kiệm chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng Trạng thái tiền tệ được tăng cường Nhà nhập khẩu Có thể thương lượng giảm giá Khả năng nhận được hàng cao hơn 1.5. Rủi ro đối với các bên. Nhà xuất khẩu Đã thỏa thuận hợp đồng nhưng nhà NK không ứng trước, nhà XK đã thu mua, sản xuất hàng hóa theo hợp đồng ký kết Các tờ hối phiếu ngân hàng hoặc các bức điện báo tiền đã được chuyển có thể là giả Nhà nhập khẩu Có thể không nhận được hàng như đã thỏa thuận Chịu áp lực về tài chính
- Chính sách quản lý ngoại hối không cho phép thanh toán khi hàng hóa chưa được nhập khẩu 2. Phương Thức Ghi Sổ - OPEN ACCOUNT. 2.1. Khái niệm và đặc điểm. Khái niệm: Là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuát khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì hgi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thỏa thuận. Đặc điểm của phương thức ghi sổ Chỉ có 2 bên tham gia thanh toán là nhà XK và nhà NK Hai bên mua bán thực sự tin tưởng lẫn nhau Dùng chủ yếu trong hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay 2.2. Ưu điểm đối với các bên. Đối với nhà xuất khẩu Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp (không có sự tham gia của ngân hàng trong khâu xử lý chứng từ) Có thể tăng khả năng cạnh tranh Đối với nhà nhập khẩu Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận hàng hóa Giảm được áp lực tài chính 2.3. Rủi ro đối với các bên. Đối với nhà xuất khẩu Có thể không được thanh toán tiền hàng Chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền Đối với nhà nhập khẩu Có thể không nhận được hàng, hoặc nhận hàng không đúng thời gian, chủng loại và chất lượng 3. Phương thức trả tiền ngay. COD (Cash on Delivery):
- Giao hàng trả tiền ngay CAD (Cash Against Documents): Trao chứng từ trả tiền ngay Quy trình thanh toán. 3 Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu 2 1 4 6 5 Ngân hàng Các bên liên quan. Ngân hàng: o Là trung gian thanh toán o Mở và quản lý tài khoản theo yêu cầu của nhà NK o Kiểm soát chứng từ theo yêu cầu nhà NK Nhà NK: o Ký quỹ 100% giá trị hợp đồng o Phải trả tiền hàng khi nhà XK cung ứng hàng và bộ chứng từ phù hợp o Phải có đại diện bên nước XK (chứng nhận về việc giao hàng hóa) Nhà XK: o Chỉ giao hàng khi biết nhà NK đã nộp tiền vào tài khoản tín thác o Bộ chứng từ thanh toán không quá phức tạp o Nhận được tiền ngay khi giao hàng (COD) hoặc ngay khi xuất trình chứng từ (CAD) 4. Phương Thức Chuyển Tiền – REMITTANCE. 4.1. Khái niệm và đặc điểm. Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một
- số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định. Chuyển tiền là một phương thức thanh toán đơn giản: Người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. Ngân hàng chỉ đóng vay trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí, không bị rằng buộc bất cứ trách nhiêm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. Lưu ý: Trong thanh toán bằng chuyển tiền, việc có trả tiền hay không, trả nhanh hay chậm phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Các trường hợp sử dụng: Các bên tin tưởng nhau trong giao dịch Hợp đồng có giá trị nhỏ Chuyển các khoản tiền ứng trước, đặt cọc tiền hàng Thanh toán tiền dịch vụ (phí vận tải, bảo hiểm, ) Tiền hoa hồng đại lý Các khoản tiền thừa thiếu, cần thanh toán bổ sung Đặc biệt phương thức chuyển tiền thường được áp dụng trong các thanh toán phi thương mại như: o Chuyển tiền thanh toán cung ứng dịch vụ cho nước ngoài o Chuyển kiều hối, tiền cho du học sinh o Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài o Chuyển kinh phí hoạt động cho các tổ chức chínhphủ và phi chính phủ thường trú ở nước ngoài o Chuyển tiền viện trợ tài chính không hoàn lại cho nước ngoài o Chuyển tiền lãi vay nợ ngân hàng , cổ tức, trái tức ra nước ngoài o Chuyển tiền bị phạt, tiền bồi thường thiệt hại ra nước ngoài 4.2. Quy trình chuyển tiền. Các bên tham gia giao dịch chuyển tiền: Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Thường là người nhập khẩu, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối
- Người thụ hưởng (Benificiary):là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng . Thường là người xuất khẩu, chủ nợ, người nhận vốn đầu tư, người nhận kiều hối hoặc nói chung là người được người chuyển tiền chỉ định Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): là ngân hàng trực tiếp trtiền cho người thụ hưởng. thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước người thụ hưởng. Quy trình chuyển tiền: Người chuyển tiền Người hưởng lợi (Remitter (1) (Benificiary) (3) (2) (5) (4) Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng trả tiền (Remitting Bank (Paying Bank) Bước 1: Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu. Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (và hàng hóa), nếu quyết định trả tiền thì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hoặc T/T) hoặc viết ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gởi ngân hàng phục vụ mình Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gởi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu
- Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của người chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho người hưởng lợi Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi và gởi giấy báo Có cho người hưởng lợi . 4.3. Lệnh chuyển tiền (giấy ủy nhiệm chuyển tiền) Các nội dung chủ yếu. Tên họ, địa chỉ người yêu cầu chuyển tiền Số hiệu tài khoản và tên NH mở tài khoản Số tiền yêu cầu chuyển Tên họ, địa chỉ người thụ hưởng Số hiệu tài khoản và tên NH mở tài khoản Lý do chuyển tiền Chi phí liên quan (trong và ngoài nước) . 4.4. Các hình thức chuyển tiền. 4.4.1. Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer –M/T): Là một hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức thư, do ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện Thư chuyển tiền là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán, yêu cầu ngân hàng này chi trả một khoản tiền đã được ấn định, cho người thụ hưởng được chỉ định trong thư. 4.4.2. Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer –T/T): Là một hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện, do ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán, thông qua Telex hoặc mạng liên lạc viễn thông như SWIFT. SWIFT là tương tự như truyền bằng cáp hay telex, ngoại trừ đây là hệ thống nối mạng được vi tính hóa và an toàn cao.Không phải tất cả các ngân hàng là thành viên của hệ thống SWIFT, mà vẫn còn 1 số ít ngân hàng chưa là thành viên. Hiện nay khoảng 50 ngân hàng đa quốc gia trên thế giới chiếm tới 70% doanh số hoạt động của SWIFT. Nếu ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng thanh toán đều là thành viên của SWIFT hoặc có quan hệ trao đổi dữ liệu điện tử với nhau, ngân hàng chuyển tiền
- sẽ gửi chỉ thị chuyển tiền đến ngân hàng thanh toán qua mạng liên lạc viễn thông. Các chỉ thị này đều được chuẩn hóa và hoàn toàn bảo mật. Hình thức chuyển tiền bằng điện nhanh, nên có lợi cho nhà xuất khẩu, nhưng chi phí lại cao. Tuy nhiên, người thụ hưởng lại có thể nhận được tiền rất nhiều so với chuyển tiền bằng thư, lãi suất phát sinh do nhận được tiền sớm có thể bù đắp hoàn toàn cho chi phí cao trong chuyển các bức điện,đặc biệt là nếu giá trị chuyển tiền lớn thì có thể còn có lợi hơn. Còn hình thức chuyển tiền bằng thư chậm nhưng chi phí lại thấp. 4.4.3. Chuyển tiền bằng Sec ngân hàng. Sec ngân hàng là một dạng sec đặc biệt, là một bản mệnh lệnh thanh toán, do một ngân hàng ký phát cho một ngân hàng khác, để yêu cầu thanh toán ngay một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. Những nội dung chính: Ngân hàng ký phát sec Người thụ hưởng sec Ngân hàng thanh toán Mệnh giá tờ sec Tờ sec NH được trao cho người thụ hưởng. Sec ngân hàng có thể được thay thế bằng Hối phiếu trả ngay của ngân hàng (Demand Draft – D/D). Chú ý: Các hình thức chuyển tiền trên an toàn hơn so với sec ngân hàng Chuyển tiền bằng MT có thể xảy ra rủi ro khi lệnh chuyển tiền bị thất lạc trong nghiệp vụ bưu điện. TT và SWIFT có chi phí cao nhưng thời gian chuyển thì rất ngắn. 4.5. Quy trình thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Chuyển tiền đi Chuyển tiền mậu dịch Trả trước Trả sau Chuyển tiền phi mậu dịch Chuyển tiền đến. Tóm tắt quy trình thực hiện phương thức thanh toán chuyển tiền đi.
- Khách hàng TTV . Thanh toán mậu dịch: . Trả trước Kiểm tra hồ sơ . Đồng ý: Thực hiện hồ sơ . Lập chứng từ chuyển tiền đi • Thực hiện các bút toán thích hợp Giải quyết phát sinh • Thanh toán bồi hoàn cho NH thanh toán . Tu chỉnh . Khách hàng không nhận được tiền Lưu hồ sơ . Phản hồi từ ngân hàng đại lý Kiểm tra hồ sơ: 1. Bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ gì? 2. Kiểm tra nội dung giữa lệnh chuyển tiền so với bộ chứng từ: Thanh toán sau khi nhận hàng: o Hợp đồng: kiểm tra điều khoản thanh toán. o Kiểm tra các nội dung: số tiền, người thụ hưởng, người chuyển tiền, tên hàng, số hoá đơn, số hợp đồng, quy định về phí Thanh toán ứng trước: o Kiểm tra điều khoản thanh toán trên hợp đồng, đối chiếu với lệnh chuyển tiền. Chuyển tiền phi thương mại Thực hiện hồ sơ: 1. Kiểm tra số dư tài khoản / ngoại tệ của khách hàng 2. Đăng ký hồ sơ và lập công điện thanh toán Đăng ký hồ sơ Dựa vào nội dung lệnh chuyển tiền lập công điện thanh toán Hạch toán số tiền thanh toán, các chi phí liên quan Giải quyết phát sinh:
- Các phát sinh: Tu chỉnh Khách hàng không nhận được tiền Phản hồi từ NH đại lý Phản hồi từ NH thanh toán Giải quyết: Lập công điện tu chỉnh Giải quyết các phản hồi: o Khách hàng không nhận được tiền o Phản hồi từ NH đại lý o Phản hồi từ NH thanh toán. Phải xác định được nguyên nhân và giải quyết các phản hồi nhanh chóng. Chuyển tiền đến. Kiểm tra điện chuyển tiền (MT 103) nhận được từ ngân hàng nước ngoài (tính xác thực và tính hoàn chỉnh). Kiểm tra cách thức bồi hoàn của ngân hàng chuyển tiền. Lập các phiếu hoạch toán, chuyển khoản. 4.6. Chuyển tiền Western Union. Mục đích chuyển tiền: Chi phí học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc người thân Đi công tác, khảo sát, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài Chuyển tiền thừa kế, trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài Chuyển tiền lương và thu nhập hợp pháp của nhà đầu tư nước ngòai, Thủ tục hồ sơ: tùy mục đích chuyển tiền cụ thể, phù hợp yêu cầu về quản lý ngoại hối. Chuyển tiền đi: Khách hàng đến điểm giao dịch của Western Union, điền đầy đủ thông tin vào Phiếu gửi tiền và xuất trình giấy tờ liên quan. Nhân viên chuyển tiền nhập thông tin vào máy và cung cấp cho người gửi mã số chuyển tiền và thanh toán phí chuyển tiền. Chuyển tiền đến: Người nhận tiền đến bất kỳ điểm giao dịch nào của Western Union, điền các thông tin trong Phiếu nhận tiền Nhân viên giao dịch sẽ tìm kiếm thông tin về cuộc chuyển tiền trong hệ thống và thực hiện việc chi tiền.
- 5. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 5.1. Khái niệm. Nhờ thu là phương là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng ,ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên bán (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác Sau khi nhà nhập khẩu thanh toán hay chấp nhận thanh toán thì bộ chứng từ mới được trao cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng Từ khái niệm, Nhờ thu là phương thức thanh toán có ưu điểm cơ bản đã dung hòa được tính an toàn và và rủi ro so với phương thức ứng trước và ghi sổ, nhưng lại giảm được chi phí so với phương thức tín dụng chứng từ.Cụ thể là: Phương thức ghi sổ: An toàn cho nhà nhập khẩu, nhưng rủi ro đối với nhà xuất khẩu. Phương thức ứng trước: An toàn cho nhà xuất khẩu, nhưng rủi ro cho nhà nhập khẩu. Trong khi đó bằng cách sử dụng ngân hàng như một trung gian thu hộ số tiền người mua trả cho người bán, phương thức nhờ thu có thể: Giảm được rủi ro cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu Hạn chế sự chậm trễ cho việc nhận tiền đối với nhà xuất khẩu và nhận hàng đối với nhà nhập khẩu Giảm được chi phí giao dich so với tín dụng chúng từ 5.2. Văn bản pháp lý điều chỉnh. Quy tắc thống kê nhờ thu (The ICC Uniform rules for collection) được phát hành lần đầu bởi ICC vào năm 1956; sau đó được tái bản vào các năm 1967, 1978 và lần tái bản sau cùng được Hội đồng của ICC chấp nhận vào tháng 6/1995, với tiêu đề “ ICC Uniform Rules for collection, Publication No 522 ” Do ICC là tổ chức hiệp hội phi chính phủ, do đó, cũng như các văn bản khác so ICC phát hành, các phiên bản URC mang tính chất pháp lý tùy ý. Điều này được thể hiện ở chổ: Tất cả các phiên bản URC còn nguyên giá trị, nghĩa là các phiên bản không phủ nhận lẫn nhau mà độc lập với nhau. Điều này là hoàn toàn ngược với các quy tắc của các nguồn luật quốc gia hay quốc tế
- Các bên được tự do thỏa thuận áp dụng hay không áp dụng URC để điều chỉnh Nhờ thu. Vì tất cả các phiên bản đều còn nguyên hiệu lực, nên khi lựa chọn áp dụng thì phải nói rõ là áp dụng phiên bản nào. Các bên có thể thỏa thuận: Loại trừ (không áp dụng) một hay một số điều khoản của URC. Bổ sung (đưa thêm) một hay một số điều khoàn khác của URC Thay đổi, điều chỉnh nội dung của một hay một số điều khoản của URC Chính vì vậy, khi xử lý nhờ thu thì những quy định cụ thể trong Lệnh nhờ thu phải được ưu tiên thực hiện trước các điều khoản khác của URC Tính chất pháp lý của URC là dưới luật quốc gia. Điều này hàm ý, nếu có xung đột giữa URC với luật quốc gia, thì luật quốc gia được ưu tiên vượt lên trên về mặt pháp lý. Do đó, khi áp dụng URC, các bên liên quan còn phải tính đến đặc điểm luật pháp của các quốc gia liên quan đến nhờ thu. 5.3. Các bên tham gia và mối quan hệ. 5.3.1. Các bên tham gia: Người ủy thác thu (Principal): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (NHNT) thu hộ tiền, và có các vai trò: Là mắt xích đầu tiên trong dây chuyền nhờ thu. Là người khởi xướng và quy định nội dung giao dịch nhờ thu Là người phát ra tất cả các chỉ thị cho các bên giao dịch thực hiện Là người có quyền thụ hưởng nhờ thu Là người chịu chi phí cuối cùng về nhờ thu Như vậy, nhờ thu là nhờ thu của người ủy thác. Người ủy thác thường là người xuất khẩu, hoặc người ký phát hối phiếu (drawer) Ngân hàng gửi nhờ thu (NHNT) (Remitting Bank, Sending Bank): là ngân hàng theo yêu cầu của người ủy thác, chấp nhận chuyển nhờ thu đến ngân hàng đại lý (NHTH) ở gần và thuận với người trả tiền. Do đó, NHNT là ngân hàng phục vụ cho người ủy thác/ người xuất khẩu/ người bán; và trong quá trình xử lý nhờ thu, NHNT chịu trách nhiệm với người ủy thác Ngân hàng thu hộ (NHTH) (Collecting Bank ): Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của NHNT có trụ sở ở nước người trả tiền. NHTH nhận nhận nhờ thu từ NHNT và thực hiện thu tiền từ người trả tiền theo các điều kiện ghi trong lệnh nhờ thu. Sau khi thu được tiền, NHTH phải chuyển trả cho NHNT. NHTH phải chịu trách nhiệm về nhờ thu với NHNT
- Ngân hàng xuất trình (NHXT) (Presenting Bank): - Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với NHTH, thì ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền; trong trường hợp nàyNHTH đồng thời là NHXT - Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khảo với NHTH, thì có thể chuyển nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với người trả tiền để xuất trình. Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ người trả tiền trở thành NHXT, và chịu trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng thu hộ. Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee): là người mà nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Người trả tiền trong ngoại thương là nhà nhập khẩu Lưu ý: Đối với nhờ thu nội địa, nếu cả người mua và người bán đều có tài khoản tại một ngân hàng, thì ngân hàng này còn đóng vai trò NHNT, NHTH, NHXT. Tên (thuật ngữ) dùng cho các bên tham gia không quyết định đến nội dung và tính chất của nghiệp vụ nhờ thu; điều cơ bản là phải nắm được sự di chuyển của chứng từ và của tiền tệ trong nhờ thu là như thế nào. 5.3.2. Mối quan hệ giữa các bên tham gia: Người ủy thác thu (Principal) và Ngân hàng gửi nhờ thu (NHNT) (Remitting Bank). Người ủy nhiệm thu chuyển Nhờ thu và các chỉ thị cần thiết cho Ngân hàng gửi nhờ thu. Ngân hàng gửi nhờ thu hành động như một đại lý cho người ủy thác: Ngân hàng không được hành động khác so với chỉ thị nhờ thu. Nếu có hành động khác , ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm. Ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi hành động theo đúng chỉ thị nhờ thu. Nếu chỉ thị nhờ thu không hoàn chỉnh hoặc ngân hàng gửi nhờ thu không thể tuân thủ các chỉ thị?. Ngay khi nhận được nhờ thu, ngân hàng phải cùng với người ủy thác làm rõ ràng mọi vấn đề để giúp cho nhờ thu có thể thực hiện được (nếu có thể).
- Ngân hàng gửi nhờ thu (NHNT) (Remitting Bank) và Ngân hàng thu hộ (NHTH) (Collecting Bank). Ngân hàng gửi nhờ thu. Chuyển nguyên văn các chỉ thị của người ủy thác cho ngân hàng thu hộ. Trả mọi khoản phí và các chi phí phát sinh liên quan đến việc thực hiện đúng các chỉ thị nhờ thu. Ngân hàng thu hộ. Phải hành động theo đúng các chỉ thị này bất kể mối quan hệ riêng giũa mình và người trả tiền là như thế nào? Nếu không thực hiện đúng các chỉ thị nhận được từ ngân hàng gửi nhờ thu, ngân hàng thu hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ngân hàng thu hộ (NHTH) (Collecting Bank) và Ngân hàng xuất trình (NHXT) (Presenting Bank). Ngân hàng thu hộ. Trả mọi khoản phí và các chi phí phát sinh liên quan đến việc thực hiện đúng các chỉ thị nhờ thu. Ngân hàng xuất trình. Phải hành động theo đúng các chỉ thị từ ngân hàng thu hộ bất kể mối quan hệ riêng giữa mình và người trả tiền là như thế nào. Nếu không thực hiện đúng các chỉ thị nhận được từ ngân hàng thu hộ, ngân hàng xuất trình hải chịu bồi thường cho ngân hàng thu hộ. Người ủy thác thu (Principal) và Người trả tiền (Drawee). Dựa trên các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán. 5.4. Các loại nhờ thu và quy trình nghiệp vụ. 5.4.1. Nhờ thu trơn. 5.4.1.1. Khái niệm. Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng Theo định nghĩa tại điều 2 của URC năm 2002, thì “ chứng từ” bao gồm các chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ thương mại: “ Chứng từ tài chính” bao gồm: khối phiếu, kỳ phiếu, Sec hoặc các phương tiện tương tự khác được sử dụng trong việc chi trả, thanh toán tiền .
- “Chứng từ thương mại” bao gồm: hóa đơn, chứng từ vận tải, các chứng từ có tiêu đề hoặc các chứng từ tương tự khác, hoặc bất kỳ chứng từ nào khác không phải là chứng từ tài chính 5.4.1.2. Quy trình. 0 Người trả tiền (Drawee) Người ủy nhiệm thu (principal) 1 2 7 5 4 6 Ngân hàng gửi nhờ thu Ngân hàng thu hộ (Collecting (Remitting Bank) Bank) 3 (0) ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “ nhờ thu phiếu trơn” (1) Người ủy thác (nhà xuất khẩu) gửi hàng hóa và bộ chứng từ thường mại trực tiếp cho người trả tiền (nhà nhập khẩu) (2) Nhà xuất khẩu gửi Đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho NHNT để thu tiền từ nhà nhà khẩu (3)NHNT lập và gửi lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính đến NHTH để thu tiền từ nhà nhập khẩu. (4)NHTH thông báo lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu: Trả tiền ngay; hoặc Ký chấp nhậ hối phiếu; hoặc Chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác (5)Nhà nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền (6)NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho NHNT (7)NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu 5.4.1.3. Rủi ro.
- Đối với nhà xuất khẩu Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán Nếu năng lực tài chính của nhà nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc thanh toán sẽ dây dưa, chậm trễ và tốn kém Nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận thanh toán Đối với nhà nhập khẩu Rủi ro có thể phát sinh khi lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận trong khi hàng hóa không được gửi đi hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hóa có thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại Chú ý. Nhờ thu trơn được áp dụng trong trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng lẫn nhau. Nhà xuất khẩu có thiện chí giao hàng. Nhà nhập khẩu có thiện chí thanh toán. Khi áp dụng nhờ thu trơn, các ngân hàng cũng cần lập Lệnh nhờ thu và dẫn chiếu URC, nếu có tranh chấp xảy ra thì có sơ sở để giải quyết. 5.4.2. Nhờ thu kèm chứng từ. 5.4.2.1. Khái niệm. Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm hoặc chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính; hoặc chỉ chứng từ thương mại (không có chứng từ tài chính gửi cùng). Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho Người trả tiền khi người này đã trả tiền, chấp nhận thanht oán hoặc thực hiện các điều kiện khác quy định trong Lệnh nhờ thu. 5.4.2.2. Quy trình.
- 0 Người ủy nhiệm thu (principal) Người trả tiền (Drawee) 2 8 1 6 5 4 7 Ngân hàng gửi nhờ thu Ngân hàng thu hộ (Collecting (Remitting Bank) Bank) 3 (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều kiện thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”. (1) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu. (2) Nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu. (3) Ngân hàng nhở thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ. (4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. (5) Nhà nhập khẩu chấp hành Lệnh nhờ thu bằng cách: Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, sec hoăc kỳ phiếu); hoặc Chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn); hoặc Ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ. (6) Ngân hàng thu hộ trao chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu. (7) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhờ thu. (8) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuất khẩu. 5.4.2.3. Điều kiện trao chứng từ. Trao chứng từ khi được thanh toán (D/P: Documents against Payment) Trong lệnh nhờ thu có chỉ thị “Release Documents against payment” Người nhập khẩu trả tiền ngay khi bộ chứng từ được xuất trình (thông thường là trong vòng 3 ngày làm việc sau khi bộ chứng từ được xuất trình). Ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu thanh toán nhờ thu.
- Lý thuyết: không nhất thiết có hối phiếu kèm theo. Số tiền nhờ thu căn cứ vào giá trị hóa đơn thương mại. Thực tế:thường có hối phiếu kèm theo => làm căn cứ khởi kiện khi có vấn đề xảy ra. Trao chứng từ khi chấp nhận thanh toán (D/A: Documents against Acceptance) Trong lệnh nhờ thu, có chỉ thị “Release Documents against acceptance”. Người xuất khẩu cấp tín dụng có thời hạn cho người nhập khẩu, thời hạn tín dụng chính là thời hạn của hối phiếu, là thời hạn trả chậm “Usance”. Người nhập khẩu được yêu cầu chấp nhận hơi phiếu (ký chấp nhận thanh toán hối phiếu sau một số ngày nhất định). Sau khi ký chấp nhận, người nhập khẩu được nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng. Thời điểm để tính thời hạn hối phiếu: o Từ ngày nhìn thấy hối phiếu (ngày ký chấp nhận hối phiếu). o Từ ngày giao hàng được ghi trên hối phiếu (date of shipment) o Từ ngày ký phát hối phiếu (issued date) Trao chứng từ khi chấp nhận các điều kiện khác (D/OT: Documents against Other Terms) Thanh toán từng phần: dung hòa điều kiện D/A và D/P. Đây là điều kiện trao chứng từ, trong đó một phần số tiền nhờ thu được thanh toán ngay , số còn lại được thanh toán theo điều kiệnD/A, nghĩa là chấp nhận một hối phiếu độc lập. Trao chứng từ đổi lệnh phiếu (promissory notes) Trong trường hợp dùng hối phiếu bị đánh thuế, thì nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể thỏa thuận dùng một kỳ phiếu thay thế. Trao chứng từ đổi lấy giấy nhận nợ (letters of undertaking to pay). Trong một số trường hợp, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thỏa thuận không dùng hối phiếu hay kỳ phiếu, mà thay vào đó là một giấy nhận nợ. Trao chứng từ trên cơ sở giấy tín thác (signed trust receipt). Trong một số trường hợp, nhà xuất khẩu có thể ưu tiên nhận một giấy tín thác được ký bởi người nhập khẩu thay cho các công cụ thnah toán khác, và ủy quyền cho ngân hàng thu hộ trao chứng từ khi nhạn được giấy tín thác này. Trong giấy tín thác, ngoài các nội dung khác, nhà nhập khẩu đồng ý và cam kết rằng sẽ nhận hàng với tư cách là người tín thác (trustee). Nhà nhập khẩu được bán hàng và
- mọi khoản thu từ bán hàng trước hết được chuyển cho ngân hàng thu hộ để chuyển trả cho nhà xuất khẩu tương ứng. Trao chứng từ trên cơ sở hối phiếu được chấp nhận bởi người trả tiền và được ngân hàng thu hộ bảo lãnh. “Release documents against acceptance pour aval” Chỉ trao bộ chứng từ khi hối phiếu được chấp nhận bởi người trả tiền hay được ngân hàng thu hộ bảo lãnh. 5.4.2.4. Lợi ích đối với các ngân hàng tham gia quá trình nhờ thu. Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các giao dịch khác có liên quan. Tăng cường mối quan hệ với ngân hàng đại lý, tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng. Có cơ hội mở rộng cơ sở khách hàng (tài trợ thương mại). 5.4.2.5. Rủi ro đối với các ngân hàng tham gia quá trình nhờ thu. Đối với ngân hàng gửi nhờ thu: chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã cho nhà xuất khẩu vay trước khi nhận được tiền chuyển đến từ ngân hàng thu hộ. Đối với ngân hàng thu hộ/xuất trình. Chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ nhận được xem có phù hợp với danh mục liệt kê chứng từ gửi tới hay không. Nếu bộ chứng từ không đủ, phải xin chỉ thị hành động từ ngân hàng gửi nhờ thu. Chịu rủi ro tín dụng nếu cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán. Chịu rủi ro không được thanh toán chi phí khi thực hiện việc lưu kho và bảo hiểm hàng hóa theo chỉ thị của ngân hàng gửi nhờ thu. 5.5. Lệnh nhờ thu. Các tên gọi Collection Order Collection Instruction Collection Schedule Covering Schedule Covering Letter Lệnh nhờ thu. Tất cả các chứng từ gửi đi nhờ thu phải kèm theo một lệnh nhờ thu. Nếu không có lệnh nhờ thu đính kèm, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện nhờ thu.
- Ngân hàng chỉ thực hiện theo các chỉ thị nêu ra trong lệnh nhờ thu. Ngân hàng thu hộ chỉ xử lý nhờ thu khi nhận được nhờ thu từ ngân hàng gửi nhờ thu (không xử lý nhờ thu do người ủy nhiệm trực tiếp gửi đến). Những chỉ thị chủ yếu trong lệnh nhờ thu. (1) Điều kiện trao bộ chứng từ: D/P, D/A hoặc D/OT. (2) Nếu nhờ thu theo điều kiện D/P, nhưng bộ chứng từ lại đến trước hàng hóa, ngân hàng thu hộ có được phép chờ cho đến khi hàng tới đích mới xuất trình chứng từ để thanh toán? (3) Điều khoản lưu kho và mua bảo hiểm (store and insure clause) (4) Chi phí xử lý nhờ thu: khấu trừ vào khoản nhờ thu hay được thanh toán ngoài khoản nhờ thu. (5) Kháng nghị:nếu nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán thì có kháng nghị hối phieus hay không? (6) Thông báo không thanh toán hay không chấp nhận thanh toán bằng thư hay bằng điện tín. (7) Chỉ thị thanh toán: chuyển tiền bằng điện hay bằng thư. 5.6. Quy trình xử lý nhờ thu xuất. 5.6.1. Nhận và đăng ký hồ sơ nhờ thu • Hồ sơ gồm: – Đơn yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu – Bộ chứng từ • Kiểm tra số loại và số lượng từng loại chứng từ thực tế nhận được so với liệt kê trên đơn yêu cầu nhờ thu • Ghi ngày, giờ nhận chứng từ trên đơn yêu cầu nhờ thu • Ấn định số tham chiếu cho nhờ thu và ghi lên hồ sơ nhờ thu • Ký nhận hồ sơ cho khách hàng 5.6.2. Kiểm tra chứng từ. • Kiểm tra các chi tiết, chỉ thị trên Đơn yêu cầu nhờ thu • Theo URC, NH được miễn trách trong việc kiểm tra nội dung chứng từ. Nhưng, NH có thể kiểm tra một số vấn đề: – Số tiền trên hóa đơn, hối phiếu và đơn yêu cầu – Tên hàng, số lượng hàng trên các chứng từ – Nếu có sự khác biệt?
- 5.6.3. Gửi chứng từ nhờ thu • Căn cứ vào đơn yêu cầu, NH lập lệnh nhờ thu gửi NH thu hộ. • Thu phí nhờ thu theo quy định • Hạch toán nhập ngoại bảng trị giá chứng từ gửi nhờ thu • Gửi chứng từ cho NH thu hộ bằng thư bảo đảm hoặc theo yêu cầu khách hâng • Lưu hồ sơ nhờ thu 5.6.4. Theo dõi thanh toán nhờ thu • Khi nhận được báo Có của NH nước ngoài, thanh toán viên sẽ thực hiện thanh toán cho KH • Xuất ngoại bảng số tiền được nước ngoài thanh toán Các trường hợp phát sinh • Chứng từ thất lạc trên đường đi • NH thu hộ từ chối thực hiện nhờ thu • NH thu hộ không thanh toán khi đến hạn • Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất 5.7. Quy trình xử lý nhờ thu nhập. 5.7.1. Tiếp nhận và thông báo nhờ thu. • Ký nhận chứng từ và mở sổ theo dõi chứng từ • Kiểm tra tên, địa chỉ ngân hàng thu hộ • Kiểm tra tên, địa chỉ người trả tiền • Kiểm tra số loại và số lượng từng loại chứng từ so với liệt kê trên Lệnh nhờ thu • Kiểm tra chỉ thị nhờ thu, hình thức nhờ thu • (từ chối nhờ thu) • Thông báo chứng từ nhờ thu 5.7.2. Xử lý nhờ thu • Chấp nhận thanh toán nhờ thu • Thanh toán nhờ thu: – Lập điện thanh toán (MT 202) và thông báo thanh toán (MT 400) – Hạch toán và thu phí – Lưu hồ sơ • Ủy quyền nhận hàng/ký hậu vận đơn
- • Giao chứng từ cho người trả tiền • (Từ chối thanh toán và trả chứng từ nhờ thu) 5.8. Các bức điện giao dịch qua SWIFT. • Đầu 4 (nhờ thu): – MT 400: Advice of Payment – MT 410: Acknowledgement – MT 412: Advice of Acceptance – MT 420: Tracer – MT 422: Advice of Fate and Request for Instructions – MT 430: Amendment of Instructions – MT 450: Cash Letter Credit Advice – MT 455: Cash Letter Credit Adjustment Advice – MT 456: Advice of Dishonour 6. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 6.1. Các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 500 – UCP 600) Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo Phương thức tín dụng chứng từ (ISBP 645 – ISBP 681) Phụ trương UCP 500 về việc xuất trình chứng từ điện tử (Bản 1.0-eUCP) 6.2. Khái niệm Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó, yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter Of Credit – L/C), trong đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Định nghĩa tín dụng chứng từ. Điều 2, UCP 500. Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, theo đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng (người mở L/C) hoặc trên danh nghĩa chính mình.
- Phải trả tiền cho hoặc trả tiền theo lệnh của một bên thứ ba (người hưởng lợi), hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do do người hưởng lợi ký phát, hoặc: Ủy quyền cho một ngân hàng khác trả tiền, hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu, hoặc: Ủy quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu. Đối với chứng từ quy định được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của tín dụng thư. Điều 2, UCP 600. Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp. 6.3. Bản chất của L/C. Bảo lãnh thanh toán có điều kiện. Tại sao L/C lại quan trọng? Vì độc lập với hợp đồng cơ sở 6.4. Một số thuật ngữ. • Xuất trình phù hợp (Complying Presentation): Là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C, với các điều khoản được áp dụng của UCP, và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế • Xuất trình (Presentation): Là việc chuyển giao chứng từ theo L/C cho NHPH hoặc cho NHCĐ hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế • Người xuất trình (Presenter): Là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc một bên khác thực hiện việc xuất trình • Địa điểm xuất trình (Place of Presentation): Địa điểm xuất trình là địa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán. Địa điểm xuất trình của L/C có giá trị tự do là địa điểm của bất cứ ngân hàng nào. Địa điểm xuất trình khác với địa điểm của NHPH được xem là địa điểm bổ sung vào địa điểm NHPH. • Thanh toán (honour): nghĩa là – Trả tiền ngay (nếu L/C có giá trị thanh toán ngay - L/C is available by sight payment)
- – Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn (nếu L/C có giá trị thanh toán chậm - L/C is available by deferred payment) – Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền HP khi đến hạn nếu L/C có giá trị thanh toán bằng chấp nhận (L/C is available by acceptance) • Chiết khấu (Negotiation): Là việc NHCĐ mua các Hphiếu (ký phát đòi tiền một ngân hàng khác) và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách ứng trước tiền cho người thụ hưởng. • L/C có giá trị (L/C is available with by ): Thuật ngữ “available” có nghĩa là L/C có giá trị thanh toán (honour) hoặc chiết khấu (negotiation) tại ngân hàng (NHPH, NHXN hay NHCĐ) • Phân biệt “deferred L/C” và “acceptance L/C” – Deferred L/C: NH cam kết thanh toán không bằng hình thức chấp nhận HP (không có HP) – Acceptance L/C: có HP • Phân biệt “payment L/C” và “negotiation L/C” • Phân biệt “negotiation” và “discount” 6.5. Vai trò của ngân hàng. Là người đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, bảo đảm cho nhà xuất khẩu nhận dược khoản tiền tườn ứng với hàng hóa mà họ đã cung ứng. Là người bỏa đảm cho nhà nhập khẩu nhận được số lượng và chất lượng hàng do bộ chứng từ đại diện và tương ứng với số tiền mình bỏ ra. 6.6. Đặc điểm của giao dịch L/C L/C là một hợp đồng kinh tế giữa hai bên. L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa. L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ: L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro hay công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo? 6.7. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ. 6.7.1. Các bên tham gia. Người xin mở L/C (Applicant for L/C)
- Là người nhập khẩu hay người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này. Người xin mở L/C còn được gọi là người mở (opener), người trả tiền (accountee) hay người ủy thác (principal). Người thụ hưởng L/C ( Beneficiary) Người thụ hưởng hay còn gọi là người hưởng hay người hưởng lợi L/C. Theo quy định của L/C, là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer), Ngân hàng phát hành (Issuing Bank). Là ngân hàng, theo yêu caaud của người mua, phát hành một L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mau bán thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Nếu không có sự thỏa thuận trước, thì nhad nhập khẩu được phép chọn ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo (Advising Bank). Là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự bảo đảm chắc chắn cuả L/C, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường, ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận. Muốn được xác nhận, ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhạn rất cao và thường phải đặt cọc trước, mức đặt cọc có thể lên tới 100% trị giá của L/C. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank)
- Là ngân hàng xác nhận hoặc bất cứ ngân hàng nào khác được ngân hàng phát hành ủy nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C thì: Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng. Ngân hàng được chỉ định thanh toán có tên gọi là Paying Bank. Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn. Ngân hàng được chỉ định chấp nhận hối phiếu có tên gọi là Accepting Bank. Chiết khấu (negotiate) hối phiếu hoặc bộ chứng từ. Ngân hàng được chỉ định chiết khấu bộ chứng từ hoặc hối phiếu có tên gọi là Negotiating Bank. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng được chỉ định giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến. Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank). Là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm, thực hiện vay trò thanh toán để hoàn lại giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Ngân hàng bồi hoàn chỉ tham gia giao dịch trong trường hợp ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau. 6.7.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ. Trường hợp L/C thanh toán tại NHPH.
- (3) NHPH (6) NHTB (7) (10) (9) (8) (2) (7) (6) (4) Người mở (1) Người hưởng (Nhà XK) (Nhà NK) (5) Bước 1: hai bên mua bán ký kết hợp đồng vói điều kiện thanh toán theo phương thức L/C. Bước 2: trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng. Bước 3: căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng địa lý hoặc chi nhanhd của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. Bước 4: Khi nhận được L/C NHTB thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, neus không chấp nhận thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình (thông qua NHTB hoặc một ngân hàng khác) cho NHPH để được thanh toán. Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu ; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
- Bước 9: nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. Bước 10: sự cam kết nhận nợ trừu tượng và có điều kiện (nợ tiềm năng). Các L/C thanh toán tại NHPH bao gồm hai trường hợp. L/C không được hủy ngang trực tiếp (straight L/C) NHPH không thanh toán cho ai ngoài người thụ hưởng. L/C có quy định NHCĐ, nhưng NHCĐ không thực hiện chức năng trả tiền, chiết khấu, chấp nhận, mà chỉ là ngân hàng chuyển chứng từ cho NHPH. Trường hợp L/C thanht oán tại NHTB (ngân hàng được chỉ định). (3) (8) NHPH NHTB (9) (11) (10) (2) (7) (6) (4) Người mở (1) Người hưởng (5) (Nhà XK) (Nhà NK) Từ bước 1-5 giống như trường hợp L/C có giá trị tại NHPH. Bước 6: sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho NHTB để được thanh toán. Bước 7: NHTB sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình thông báo thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, nếu thấy không phù
- hợp, thì từ chối thanh toán và gửi lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Bước 8: NHTB gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả. Bước 9: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình phát hành thì iến hành thanh toán cho NHTB, nếu thấy không hù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHTB. Bước 10: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi nhà nhập khẩu đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Bước 11: nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp có quyền từ chối trả tiền. 6.8. Đơn xin mở L/C. Nội dung đơn xin mở L/C. Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C thông qua đơn xin mở L/C. Các nội dung chủ yếu: Tên và địa chỉ đầy đủ của người thụ hưởng. Ngân hàng của người thụ hưởng. Loại L/C. Ngày hết hạn của L/C. Chi tiết của L/C chuyển qua NHTB bằng thư hay bằng điện. Ngày giá trị của L/C. Những chứng từ yêu cầu xuất trình. Mô tả hàng hóa. Ngày giao hàng cuối cùng. Những cam kết đối với NHPH Những lưu ý khi mở L/C Ngăn ngừa việc người mở đưa các tài liệu của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ làm một bộ phận cấu thành bắt buộc của L/C Không đưa quá nhiều chi tiết vào L/C NHPH có thể đưa ra mức ký quỹ từ 0% đến 100% giá trị L/C tùy đối tượng khách hàng. Đơn xin mở L/C là một hợp đồng kinh tế 6.9. Thư tín dụng.
- 6.9.1. Khái niệm. Thư tín dụng là một bức thư do mọt ngân hàng phát hành, trên cơ sở yêu cầu của khách hàng là người nhập khẩu, trong đó ngân hàng này cam kết trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu, với điều kiện người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản và điều kiện đã quy định trong thư. 6.9.2. Nội dung. Số hiệu L/C (Credit Number): Tất cả các l/C đều phải có số hiệu riêng. Địa điểm phát hành L/C: Liên quan đến luật áp dụng giải quyết tranh chấp về L/C Ngày phát hành L/C (Date of Issue): NHPH chính thức chấp nhận dơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu. Ngày phát sịnh sự cam kết của NHPH với nhà xuất khẩu. Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C. Thời điểm mở L/C hợp lý phải bảo đảm. Loại L/C. Tên, địa chỉ của những người co liên quan đến L/C. Người yêu cầu mở L/C. Người hưởng lợi L/C. NHPH; NHTB; NHCK; NHXN. Số tiền của L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C và địa điểm hết hiệu lực L/C. Là thời hạn NHPH cam kết trả tiền cho nhà xuât khẩu. Thời hạn L/C được tính từ Date of Issue ®Õn Expiry Date. Thời hạn của L/C phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn của L/C. Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý và không trùng với ngày giao hàng. Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời hạn trả tiền của L/C (day of Payment). At sight, Usance, Deferred. Nếu L/C At Sight, hối phiếu sẽ là : “available against presentation of your draft at sight on ”.
- Nếu trả tiền có kỳ hạn (Usance hay Deferred L/C) thì thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng điều quan trọng là, những hối phiếu hay chứng từ phải được xuất trình để chấp nhận thanh toán trong thời hạn hiệu lực của L/C. Ngày giao hàng ( Shipment Date). Những nội dung liên quan đến hàng hóa. Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy phảm chất, bao bì, ký mã hiệu v.v. cũng được ghi vào. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa. Như ĐK cơ sở giao, nơi giao hàng Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình. Nội dung quan trọng của L/C? Nếu BCT phù hợp với L/C? BCT do L/C quy định nhiều hay ít? Trong TTQT, ngân hàng thanh toán căn cứ vào chứng từ. Sự cam kết trả tiền của NHPH. Nội dung cuối của cảu L/C, ràng buộc trách nhiệm cuả N phải TT tiền cho nhà XK nếu ? Điều khoản dẫn chiếu văn bản pháp lý tuân thủ. 6.9.3. Phân loại. Căn cứ vào tính chất. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) Thư tín dụng không hủy ngang có giá tị trực tiếp (Irrevocable Straight L/C). Căn cứ vào thời hạn và cách thức thực hiện thanh toán. Thư tín dụng trả ngay (Sight Payment L/C) Thư tín dụng chậm trả (Deferred Payment L/C) (người hưởng lợi không cần ký phát HP có kỳ hạn) Thư tín dụng chiết khấu (Negotiation L/C)
- Thư tín dụng chấp nhận (Acceptance L/C) (người hưởng lợi ký phát HP có kỳ hạn). Các loại thư tín dụng đặc biệt. L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) L/C giáp lưng (Back to back L/C) L/C tuần hoàn (Revolving L/C) L/C đối ứng (Reciprocal L/C) L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) L/C dự phòng (Standby L/C) 6.10. Quy trình phát hành thư tín dụng. 6.10.1. Những công việc của NHPH liên quan đến L/C. 1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C. 2) Ngân hàng phát hành L/C. 3) Tu chỉnh hoặc hủy L/C (nếu có). 4) Nhận và kiểm tra bộ chứng từ. 5) Từ chối thanh toán xuất trình chứng từ không phù hợp. 6) Thanh toán và kết thúc hồ sơ L/C 6.10.2. Các bước phát hành L/C 1) Nhà NK làm đơn mở L/C (theo mẫu của NH) 2) NHPH tiếp nhận đơn mở L/C và kiểm tra các thông tin: Hợp đồng thương mại Nội dung đơn Khả năng thanh toán của khách hàng Yêu cầu ký quỹ và các biện pháp đảm báo khác. 3) Nếu cần. NHPH sẽ yêu cầu sửa đỏi một số nội dung trong đơn xin mở L/C. Sau đó, NHPH sẽ quyết định mở L/C hoặc từ chối L/C. Mở bằng thư Mở bằng điện (Telex, Swift) 6.10.3. Kiểm tra chi tiết đơn mở L/C (cơ sở là hợp đồng thương mại). Tên và địa chỉ của người hưởng lợi chính xác theo hợp đồng TM Giá trị và loại tiền của L/C Loại L/C
- Ngày và địa điểm hết kỳ hạn hiệu lực của L/C Người trả tiền hối phiếu và thời hạn hối phiếu (đối với L/C trả chậm) L/C được chuyển đến ngân hàng thông báo bằng phương tiện gì? Mô tả hàng hóa (gồm cả chất lượng và đơn giá) Cước phí được trả trước hay sau? Chi tiết về các chứng từ yêu cầu Khoảng thời gian xuất trình các chứng từ để được thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu. Địa điểm gửi hàng, nhận hàng. Có được chuyển tải không? Có được giao hàng từng phần không. Ngày giao hàng chậm nhất L/C thuộc loại thanh toán ngay, chấp nhận hay chiết khấu. Chữ ký của người xin mở L/C Chú ý: Việc chuyển các chỉ thị và chi tiết từ đơn xin mở L/C và L/C gửi cho người thụ hưởng phải được làm với sự cẩn trọng và chú ý đặc biệt 6.11. Thông báo L/C. 6.11.1. Công việc của NHTB và NH được chỉ định. 1. Tiếp nhận L/C từ NHPH 2. Kiểm tra tính xác thực của L/C Yêu cầu tu chỉnh hoặc hủy L/C (nếu có) 3. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu Yêu cầu chỉnh sửa chứng từ (nếu có) 4. Xuất trình bộ chứng từ cho NHPH. 5. Báo có cho nhà xuất khẩu 6.11.2. Thông báo L/C 1) Ngân hàng thông báo: Có thể do người xuất khẩu chỉ định Nếu không, NHPH gửi L/C tới chi nhánh hoặc ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu 2) Mục đích gửi L/C thông qua ngân hàng thông báo (không gửi trực tiếp cho nhà xuất khẩu) để xác minh tính chân thật của L/C. 3) Khi nhận được L/C chuyển đến, ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính chân thật của L/C trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu:
- Nếu bằng thư: xác minh chữ ký Nếu bằng điện: kiểm tra mã khóa testkey Nếu bằng SWIFT : theo mẫu điện 4) Nếu một ngân hàng sử dụng dịch vụ của một ngân hnagf thông báo để thông báo L/C .thì cũng phải sử dụng dịch vụ nhân hnagf này để thông báo các sửa đổi L/C 5) NHTB chịu trách nhiệm quan tâm một cách hợp lý để kiểm tra tính chân thật của L/C : L/C nào không được xác minh chữ ký hoặc không giải mã được: phải liên lạc với NHPH để xác nhận tính chân thật của L/C NHTB có thể chưa thông báo L/C cho đến khi xác minh được tính chân thực của L/C. Nếu thông báo, phải ghi rõ là chưa xác minh được tính chân thực của L/C, L/C chưa có hiệu lực thực hiện. Chú ý: Phải thận trọng đối với các L/C nhận được từ các ngân hàng không có quan hệ đại lý (nhất là từ những ngân hàng không quen biết) Một số ngân hàng phát hành L/C, nhưng lại không dẫn chiếu L/C là đối tượng điều chỉnh của UCP NHTB cần thông báo điều nay cho người hưởng thụ biết và lưu ý rằng “ Nếu không sửa đổi L/C, bộ chứng từ xuất khẩu sẽ được gửi đi theo phương thức nhờ thu” Nghiệp vụ thông báo L/C chỉ là một dịch vụ của ngân hàng NHTB không chịu trách nhiệm về khả năng giao hàng của người hưởng, khả năng thanh toán của người mở, hoặc hậu quả xấu phát sinh liên quan đến L/C mà nó thông báo. 6.11.3. Các điểm lưu ý: 1) Quy tắc gửi L/C (qua ngân hàng thông báo). 2) Quy tắc chọn ngân hàng thông báo 3) L/C hiệu lực (Effective L/C): Các bức điện chuyển L/C nhận được sau khi xác định là chân thật và không có ghi chú thể hiện là thông báo sơ bộ. 4) Thông báo sơ bộ (Pre – advised L/C): 5) Mối quan hệ giữa L/C sơ bộ và L/C chính thức. 6) Thông báo L/C và thông báo sửa đổi L/C (cùng một ngân hàng). 7) Ngân hàng thông bóa kiểm tra L/C tính chân thật như thế nào ? 8) Nếu không xác thực được thì xử lý như thế nào? 9) Nếu không ghi rõ loại L/C, thì ngân hàng thông bóa xử lý?
- 10) Chuyển nguyên vẹn L/C chi người hưởng. 11) Không chịu trách nhiệm dịch, giải thích L/C. 6.12. Tu chỉnh L/C. Chú ý: 1) Một L/C muốn được tu chỉnh, phải được sự đồng ý của người mở, người hưởng lợi, NHPH và NHXN (nếu có) 2) Về nguyên tắc, người hưởng cầu thông báo là mình chấp nhận hay từ chối tu chỉnh. 3) Tuy nhiên, người hưởng có thể không thông báo trước quyết định chấp nhận hay từ chối tu chỉnh. 4) Tuy nhiên, người hưởng có thể không thông báo trước quyết định chấp nhận hay từ chối tu chỉnh của mình. Quyết định của người thể hiện ỏ bộ chứng từ mà họ xuất trinhgsau này. Việc chấp nhận một phần bản tu chỉnh là không có giá trị Các vấn đề chú ý: 1) Thời gian từ khi người thụ hưởng nhận được sủa đổi đến lúc xuất trình chứng từ phù hợp với sửa đổi. NHPH có được phép coi là L/C đã được sửa đổi? 2) Có đề xuất : đủa ra thời gian chấp nhận hay không chấp nhận tu chỉnh . Nếu sau thời hạn này, người hưởng không có thông báo từ chối chính thức, coi như chấp nhận sửa đổi? 3) NHPH bị rang buộc không hủy ngang vào sửa đổi kể từ thời điểm hành sửa đổi 4) NHXN có thể thông báo sửa đổi mà không có xác nhận sửa đổi. Khi đó, trách nhiệm của NHXN được giới hạn trong L/C gốc (đã được xác nhận). 6.13. Tiếp nhận - kiểm tra chứng từ và tiền nhà nhập khẩu. 1) Chứng từ đến trước hàng hóa: Nhận chúng từ Kiểm tra chúng từ Phù hợp với L/C: thanh toán/ chấp nhận, trao chứng từ cho nhà NK để nhận hàng Không phù hợp L/C: trả chứng từ cho NHTB/ tiếp xúc với nhà NK/tiếp xúc với nhà XK
- 2) Chứng từ hàng hóa đến sau: Khách hàng không yêu cầu bảo lãnh nhận hàng => NH nhờ bộ chứng từ về và xử lý như trường hợp (1) Khách hàng yêu cầu bảo lãnh nhận hàng: Xem xét điều kiện phát hành bảo lãnh Nếu đồng ý phát hành bảo lãnh , NH sẽ thanh toán bộ chứng từ vô điều kiện. Nếu L/C có giá trị thanh toán tại NH được chỉ định 1) NHPH nhận điện đòi tiền từ NH được chỉ định 2) NHPH trả tiền theo quy định và thông báo cho nhà NK 3) Nếu bộ chứng từ nhận được sau này không phù hợp với L/C và NK không chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ, NHPH sẽ trả lại bộ chứng từ và đòi tiền từ ngân hàng được chỉ định. 6.14. Xác nhận L/C. 1) Tại sao phải xác nhận L/C? 2) NHXN cần xem xét những gì? L/C phải dẫn chiếu UCP 600. Phải được NHPH yêu cầu. NHPH và nước nhà nhập phải khẩu tín nhiệm, ổn định. 3) Từ chối xác nhận : Yêu cầu ký quỹ 100%. Tuyên bố không sẳn sàng xác nhận L/C. 4) Trách nhiệm của NHXN. Thực hiện như NHPH khi nhận được chứng từ hợp lệ. Có quyền không xác nhận sửa đổi L/C. Ngân hàng xác nhận 1) Người xác nhận những L/C không qua SWIFT mà không có dẫn chiếu rằng L/C là đối tượng điều chỉnh của UCP. 2) Không xác nhận nếu không có yêu cầu từ NHPH 3) Chỉ nên xác nhận khi chắc chắn vào uy tín và khả năng hoàn trả các khoản tiền thanh toán L/C của NHPH và sự ổn định chính trị tại nước NHPH. 6.15. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đặc biệt của nhà nhập khẩu
- 1) Bảo đảm cho người nhập khẩu không phải trả tiền cho đến khi anh ta chắc chắn rằng người xuất khẩu dã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình như quy định trong hợp đòng mua bán 2) Khả năng được cấp tín dụng để tài trợ cho giá trị hàng hóa nhập khẩu cho đến khi có khoản thu từ bán hàng. 3) Tư vấn và trợ giúp các thủ tục về thương mại quốc tế 4) Tư vấn và trợ giúp về các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và phòng ngừa tỷ giá. Những dich vụ chủ yếu mà nhà xuất khẩu có thể nhận được từ ngân hàng thông báo: 1) Thông báo L/C 2) Nhận tiền thanh toán L/C tại ngân hàng thông báo 3) Được tư vấn và trợ giúp về hoạt động ngoại hối 4) Nhận tư vấn và trợ giúp về hoạt động ngoại hối 5) Được chiết khấu ngay bộ chứng từ để tăng khả năng tài chính 6) Có được thông tin về rủi ro quốc gia và các báo cáo về năng lực tài chính của NH phát hành. Các mẫu điện sử dụng trong giao dich L/C • MT 700/701 Issue of a DC • MT 705 Pre-advice of a DC • MT 707 Amendment to a DC • MT 710/711 Advice of a third bank’s DC • MT 720/721 Transfer of a DC • MT 730 Acknowledgement • MT 732 Advice of Discharge • MT 734 Advice of Refusal • MT 740 Authorisation to Reimburse • MT 742 Reimbursement Claim • MT 747 Amendment to an Authorisation to Reimburse • MT 750 Advice of Discrepancy • MT 752 Authorisation to pay, accept or Negotiate • MT 754 Advice of payment / acceptance / negotiation • MT 756 Advice of Reimbursement or payment • MT 760 Guarantee • MT 767 Guarantee Amendment • MT 768 Acknowledgement of a Guarantee Message • MT 769 Advice of Reduction or Release