DEFI và thực trạng vận dụng DEFI vào phát triển thị trường cho vay truyền thống

pdf 14 trang Gia Huy 23/05/2022 950
Bạn đang xem tài liệu "DEFI và thực trạng vận dụng DEFI vào phát triển thị trường cho vay truyền thống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdefi_va_thuc_trang_van_dung_defi_vao_phat_trien_thi_truong_c.pdf

Nội dung text: DEFI và thực trạng vận dụng DEFI vào phát triển thị trường cho vay truyền thống

  1. DEFI VÀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG DEFI VÀO PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO VAY TRUYỀN THỐNG ThS Nguyễn Vũ Duy* ThS Nguyễn Mậu Bá Đăng* TÓM TẮT Kỷ nguyên Internet of Value (IOV) với nền tảng là công nghệ sổ cái phân tán (DLT: Distributed Ledger Technology) đã và đang hình thành nên một thị trường cho vay hoàn toàn mới. Là một phần không thể thiếu của hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi), các tổ chức cho vay qua DeFi đang đạt được sự quan tâm của toàn thị trường khi tổng cung thanh khoản hơn 40 tỷ đô la vào Quý 1/2021. Bài viết này tập trung đề cập đến những thách thức của thị trường tiền tệ truyền thống do các ngân hàng nắm giữ và trình bày các đặc điểm ưu việt của các giao thức cho vay qua mô hình DeFi. Bài nghiên cứu tập trung vào cách thức hoạt động của Maker, Compound và Aave – những tổ chức đang dẫn đầu trong việc tận dụng lợi thế của DeFi. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm thảo luận về sự phụ thuộc của DeFi vào hệ thống tài chính truyền thống và đưa ra những triển vọng của thị trường cho vay trong kỷ nguyên IOV. Từ khóa: DeFi, thị trường cho vay. 1. GIỚI THIỆU Hoạt động cho vay và tín dụng là một phần không thể thiếu của xã hội loài người trong ngàn ngàn năm qua, lịch sử đã ghi nhận các khoản cho vay đầu tiên trong lịch sử loài người xuất hiện từ thời lưỡng hà (Mesopotamia) từ 500 năm trước (Freas, 2018). Kể từ đó, thị trường cho vay truyền thống đã phát triển dưới những hình thức khác nhau, bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay học sinh sinh viên, cho vay thế chấp/ tín chấp, cho vay doanh nghiệp và cho vay thông qua hình thức trái phiếu chính phủ. Về cơ bản, bản chất của hoạt động cho vay liên quan đến khái niệm tín thác và cam kết hoàn trả giữa bên đi vay đối với bên cho vay. Thưc tế bên đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả toàn bộ phần gốc đã vay kèm với một mức lợi tức nhất định cho bên cho vay. Hoạt động cho vay hiện nay đã trở thành một trong những hoạt động tài chính quan trọng nhất trong xã hội. Hoạt động cho vay thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển * Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. 194 -
  2. thương mại. Quy mô thị trường nợ toàn cầu tính đến năm 2019 được ước tính hơn 255 nghìn tỷ đô la, tương ứng với 32,500 đô la cho mỗi người dân trong số 7.7 tỉ dân số trên toàn cầu, cao hơn gấp ba lần tổng sản lượng hàng hóa của thế giới (Jones, 2019). Trong thời gian gần đây, sự phát triển của công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến thị trường cho vay, từ đó giải quyết những vấn đề hạn chế còn tồn tại của thị trường tài chính hiện tại. Một ví dụ cụ thể của sự tác động này là Trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligence) và hệ thống dữ liệu thay thế đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chấm điểm tín dụng thay thế cho việc chấm điểm truyền thống. Bài nghiên cứu này tập trung vào việc vận dụng công nghệ blockchain trong việc xây dựng nên một thị trường cho vay hiệu quả hơn mô hình tài chính truyền thống. Với sự tham gia của DeFi và kỷ nguyên IoV, tiền điện tử (crypto) trở thành tài sản cho vay thay thế cho các đồng tiền hiện tại và mở ra một kỷ nguyên cho vay xuyên quốc gia, nơi mà mô hình tài chính cũ đang bị giới hạn. 2. TỔNG QUAN VỀ DEFI 2.1. Định nghĩa về DeFi (Decentralized Finance) Sự xuất hiện của công nghệ mới, tiêu biểu là blockchain đã can thiệp mạnh mẽ vào thị trường cho vay hiện tại. Dựa trên blockchain và internet, các giải pháp cho vay mới đã được kích hoạt bởi mô hình tài chính phi tập trung, còn gọi là DeFi (Gudgeon, 2020). Tính đến thời điểm tháng 01/2021, quy mô thị trường DeFi được ước tính đạt xấp xỉ 44 tỷ đô la (Defipulse, 2021). Các dự án DeFi bao gồm cho vay phi tập trung, sàn giao dịch phi tập trung, phái sinh, thanh toán và tài sản. DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Nói dễ hiểu hơn, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở, mà trong đó mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả. Mặc dù mỗi DeFi đều có đặc điểm riêng, nhưng hầu hết các giao thức cho vay DeFi đều có 02 tính năng chính: – Các giao thức DeFi đều xóa bỏ các khuôn khổ truyền thống về yêu cầu đánh giá tài sản thế chấp. – Các giao thức DeFi đều sử dụng hợp đồng thông minh (smart contracts) để quản lý tài sản tiền điện tử. - 195
  3. Hợp đồng thông minh (Smart contract) là một thuật ngữ giao tả một bộ giao thức đặc biệt có khả năng tự động thực hiện các điều khoản, các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ blockchain. Cơ chế hoạt động của các Smart Contract có thể nói là giống như với một chiếc máy bán hàng tự động. Có nghĩa là chúng chỉ tự động thực hiện những điều khoản đã được lập trình sẵn từ trước khi được điều khoản đó đã đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết. Đầu tiên, các điều khoản trong hợp đồng sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình, sau đó được mã hóa và chuyển vào một block thuộc Blockchain. Sau khi chuyển vào block, Smart Contract này sẽ được phân phối và sao chép lại bởi các nút (node) đang hoạt động trên nền tảng đó. Sau khi có nhận lệnh triển khai thì hợp đồng sẽ được triển khai theo đúng như điều khoản định sẵn. Đồng thời, Smart Contract cũng sẽ tự động kiểm tra quá trình thực hiện những cam kết, điều khoản được nêu trong hợp đồng. Toàn bộ hoạt động của Smart Contract được thực hiện một cách tự động và không có sự can thiệp từ bên ngoài, hay thông qua một bên thứ ba trung gian. Những giao dịch được thực hiện bằng các hợp đồng thông minh rất minh bạch, có thể dễ dàng truy xuất được và không thể bị can thiệp hoặc đảo chiều. Các điều khoản trong Smart Contract tương đương với một hợp đồng có pháp lý và được ghi lại dưới ngôn ngữ của lập trình. Điểm nổi bật nhất của Smart Contract là cho phép hai bên tham gia thực hiện hợp đồng một cách chính xác, an toàn và nhanh chóng; mà không cần các bên biết nhau từ trước, cũng không cần phải gặp trực tiếp để có thể làm việc với nhau, hay một bên trung gian thứ ba mà chỉ cần có kết nối Internet. Khái niệm về Smart Contract được biết đến lần đầu tiên năm bởi Nick Szabo vào 1993. Tại thời điểm đó ông đã nêu ra những nguyên tắc hoạt động chính, nhưng cũng ở thời điểm ấy thì vẫn chưa có đủ công nghệ và môi trường thích hợp để hiện thực hóa nó. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi với sự ra đời và phát triển của công nghệ Blockchain. Bitcoin đã đặt ra những nền tảng cơ bản cho việc thiết lập hợp đồng thông minh trên Blockchain hay gọi tắt là “Smart Contract Blockchain”. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể thỏa mãn mọi yêu cầu về hợp đồng thông minh. Chỉ đến khi Ethereum và Smart Contract Ethereum xuất hiện thì ý tưởng smart contract mới được phổ biến đến cho mọi người dùng, cung cấp cho ta thêm một phương thức mới để thiết lập hợp đồng. 196 -
  4. 2.2. Các thành phẩn chính của một giao thức DeFi Các thành phần chính của Defi bao gồm: ▪ Giá trị bị khóa (Value locked) Giá trị bị khóa chính là tiền gửi của người dùng trong (các) hợp đồng thông minh của giao thức DeFi. Giá trị bị khóa tạo thành một khoản dự trữ để trả lại người gửi tiền trong việc mua lại, và cũng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp. ▪ I Own You Token (IOU Token) IOU là cụm từ viết tắt của “I Own You”. Đây là một hình thức mua bán đồng ICO tiềm năng trước khi nó lên sàn. Các giao thức cho vay DeFi cấp cho người dùng mã thông báo IOU đối với tiền gửi của họ. Chỉ những mã thông báo IOU được cấp mới có thể được sử dụng để đổi tiền gửi ở giai đoạn sau và chúng cũng có thể chuyển nhượng và thường có thể giao dịch trong các sàn giao dịch. ▪ Tài sản thế chấp (Collateral) Tài sản thế chấp của khoản vay bao gồm toàn bộ hoặc một phần tiền ký quỹ của người đi vay. Giá trị tài sản thế chấp, cùng với tỷ lệ cho vay trên giá trị tối đa của tài sản cơ bản xác định số lượng tài sản tiền điện tử mà người dùng được phép vay ▪ Trạng thái thanh khoản (Liquidation) Là trạng thái có thể thanh lý của tài sản thế chấp được kích hoạt tự động bởi một hợp đồng thông minh. Khi tỷ lệ khoản vay trên giá trị của khoản vay giảm xuống dưới ngưỡng tới hạn (thường được gọi là ngưỡng thanh lý) do lãi suất thay đổi hoặc những biến động thị trường, bất kỳ người tham gia DeFi nào cũng có thể cạnh tranh để thực hiện thanh lý tài sản thế chấp. Thông tin giá thị trường của tài sản bị khóa và nội dung các khoản đã vay được cung cấp cho các hợp đồng thông minh thông qua các nhà cung cấp nguồn cấp dữ liệu ra bên ngoài được gọi là giá oracles. ▪ Lãi suất (Interest rate) Lãi suất đi vay và cho vay được tính toán và điều chỉnh bởi các hợp đồng thông minh theo động lực cung – vay, dựa trên các mô hình lãi suất theo từng giao thức DeFi cụ thể. - 197
  5. ▪ Token quản trị (Governance token) Các giao thức cho vay DeFi nhất định phải phân phối cho người dùng mã thông báo quản trị cho phép họ đề xuất và bỏ phiếu về việc các thay đổi giao thức hoạt động, chẳng hạn như mô hình lãi suất. Các token này thường được sử dụng như một chương trình khen thưởng để khuyến khích sự tham gia, từ cả bên vay và bên cho vay, từ đó giúp mô hình DeFi phát triển hoàn thiện hơn. 3. THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIAO THỨC DEFI HIỆN TẠI Hiện nay, trên thế giới có hơn 30 giao thức cho vay DeFi đang tồn tại, trong đó các giao thức DeFi nổi tiếng nhất trên thị trường có thể kể đến là: MAKER, COMPUND, AAVE, InstaDAp, Liquity, Bảng 1. Top 3 các giao thức cho vay DeFi lớn nhất trên thị trường 2021 Giao thức Value Locked Vốn hóa thị trường IOU Token Gov Token DeFi (tỷ USD) (tỷ đô) Maker 9.37 DAI MKR 3.46 Compund 11.05 cTokens COMP 5.77 Aave 6.41 aTokens AAVE 7.27 Nguồn: 3.1. MAKER Maker (MKR) là một dự án tiền điện tử được triển khai trên nền tảng Ethereum. Tiền điện tử riêng của dự án này là MKR mã thông báo tiêu chuẩn ERC-20 với cơ chế không thể khai thác. Thực tế đây là cơ sở của một hệ thống ngân hàng đơn giản được xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain cho phép thanh toán quốc tế đơn giản hơn và chuyển khoản ngang hàng. DAI là một stablecoin được thiết kế theo lý tưởng ngân hàng dự trữ phân đoạn và được liên kết với đồng tiền điện tử Maker MKR. Cũng như các đồng ổn định khác, DAI là một nơi an toàn để tránh khỏi sự biến động của thị trường. Nhóm phát triển của Maker cố gắng giữ cho DAI stablecoin không có biến động và giá của nó được hỗ trợ bằng đồng đô la Mỹ. Giao thức Maker xoay quanh DAI, một stablecoin có giá trị được neo theo đồng đô la Mỹ. Người dùng muốn vay DAI trước tiên phải khóa tài sản thế chấp trong một hợp đồng thông minh là kho tài sản thế chấp Maker. Tài sản thế chấp có thể là ETH (đồng tiền gốc trên Ethereum) hoặc một số mã thông báo ERC20 (tài sản kỹ thuật số trên Ethereum). Tài 198 -
  6. sản thế chấp có thể là một tài sản duy nhất hoặc nhiều tài sản. Hợp đồng thông minh tính toán giá trị tài sản thế chấp dựa trên số lượng và giá thị trường của chính nó, và mức giá này do thị trường quyết định. Sau đó, người đi vay có thể yêu cầu hợp đồng thông minh cấp cho anh ta một số DAI dưới một phần ngưỡng an toàn được xác định trước của giá trị tài sản thế chấp. Phần ngưỡng an toàn này dung để xác định khi nào tài sản thế chấp sẽ được thanh lý. Do đó, những người đi vay thường yêu cầu số lượng phát hành DAI thấp hơn ngưỡng an toàn ở một mức nhất định, sao cho sự biến động giá giảm nhẹ của tài sản thế chấp so với DAI sẽ không khiến tài sản thế chấp bị thanh lý được. Đối với Maker, không có việc thực hiện ký quỹ trong giao thức cho vay DeFi. Bên vay có trách nhiệm giữ vị thế vay được bảo đảm dư bằng cách tích lũy tài sản thế chấp hoặc hoàn trả DAI trong trường hợp giá thay đổi bất lợi. Ngay khi tỷ lệ khoản vay trên giá trị của người vay vượt quá ngưỡng thanh lý, bất kỳ người tham gia mạng nào cũng có quyền đấu thầu tài sản thế chấp bằng cách hoàn trả một phần khoản vay, và khi đó sẽ tất toán vị thế. Để mua lại tài sản thế chấp từ kho tiền, người vay cần phải hoàn trả khoản vay DAI của họ kèm với lãi suất vay, được gọi là phí ổn định. Mức phí ổn định này tích lũy theo thời gian và luôn ở trạng thái điều chỉnh động. Khi phí ổn định cao, người vay được khuyến khích trả lại một số DAI. Do đó, phí ổn định này đóng vai trò như một cơ chế để điều hướng nguồn cung lưu hành của DAI, đảm bảo rằng giá trị tiền tệ không bị lệch quá nhiều so với tỷ giá của nó. 3.2. COMPUND Compound là một nền tảng tài chính phi tập trung cho phép người dùng vay và cho vay tiền điện tử. Người cho vay kiếm lợi nhuận từ lãi suất; người vay có thể nhận được khoản vay một cách nhanh chóng và đảm bảo sự ẩn danh. Có thể hiểu giao thức Compound hoạt động tương tự như một ngân hàng, tuy nhiên có sự khác biệt là cả người mua và người bán không tương tác trực tiếp. Các nhà đầu tư khóa tiền điện tử của họ vào một Liquidity Pool, những người đi vay được khớp với tài sản mà họ muốn cho vay từ Pool đó. Liquidity Pool là một mạng lưới các hợp đồng thông minh sẽ thực hiện tất cả các giao dịch. Người dùng giao thức Compound có thể cung cấp và mượn ETH, cũng như một loạt các mã coin khác trong thông báo ERC-20. Người dùng gửi tài sản tiền điện tử vào hợp đồng thông minh của giao thức sẽ nhận được một số cToken (ví dụ: aETH, cDAI) có giá trị tương đương, có thể được sử dụng để đổi lấy tài sản đã ký gửi cộng với lãi suất trong tương lai. CToken là một mã thông báo có lãi suất, có tỷ giá hối đoái so với tài sản ký gửi tăng theo thời gian (Leshner và Hayes, 2019). - 199
  7. Để vay từ giao thức, trước tiên người dùng phải ký quỹ, được sử dụng làm tài sản thế chấp cho vị thế vay. Theo nghĩa đó, người đi vay trước hết phải là người gửi tiền. Giao thức Compound tính toán và cập nhật lãi suất đi vay và cho vay đối với từng tài sản một cách tự động và liên tục, dựa trên số tiền được gửi và khóa, cũng như số tiền đã vay (Perez và cộng sự, 2021). Do đó, các khoản tiền được vay sẽ tích lũy lãi suất theo thời gian. Có một số tiền tối đa mà người dùng có thể vay dựa trên tài sản thế chấp của mình. Giá trị thị trường của tài sản được xác định thông qua sự dự đoán về giá của giao thức. Do cả tài sản vay và tài sản đảm bảo đều trải qua biến động giá và lãi cộng dồn, tỷ lệ tài sản thế chấp theo vị thế của người đi vay thay đổi liên tục. Mặc dù không có thời hạn cho vay cố định, người đi vay cần đảm bảo tài sản thế chấp thừa đối với vị thế vay của mình, sao cho tài sản thế chấp không có sẵn để thanh lý bởi những người tham gia mạng lưới khác. 3.3. AAVE Aave có nguồn gốc ban đầu là dự án ETHLend, một nền tảng cho vay được khai sinh vào năm 2017 tại Thuỵ Sĩ, bởi Stani Kulechov. Vào tháng 11/2017, dự án ETHLend tiến hành ICO vào tháng 11/2017, huy động được $600,000 khi bán ra 1 tỷ token LEND. ETHLend chính thức thay đổi thương hiệu thành Aave vào tháng 9/2018 và cũng chính là công ty mẹ, nắm giữ các sản phẩm gồm Aave Lending, Aave Pocket, Aave Custody, Aave Clearing, và Aave Gaming. Với giao thức Aave, các nhà cung cấp thanh khoản gửi tiền vào một hợp đồng thông minh và nhận aToken tương ứng (ví dụ: aETH, aDAI), đại diện cho một chứng chỉ tiền gửi. AToken là một mã thông báo chịu lãi suất có giá trị là 1 và được chốt vào tài sản ký gửi. Ví dụ: nếu người dùng gửi 12 ETH, họ sẽ nhận được 12 aETH làm bằng chứng gửi tiền. Số dư aETH tự động tăng theo thời gian, phản ánh khoản thanh toán lãi suất so với tiền gửi ETH. Chủ sở hữu aToken luôn có thể đổi tài sản cơ bản với tỷ giá hối đoái 1:1 bằng cách gửi aToken tới hợp đồng thông minh và nhận được một lượng tương đương tài sản cơ bản từ hợp đồng thông minh. Cũng như đối với Hợp đồng thế chấp, các vị thế vay của người dùng Aave phải được thế chấp bằng nguồn vốn được cung cấp của họ và phải đối mặt với rủi ro thanh lý khi vị thế đó trở thành thế chấp. Với Aave, người vay có thể chọn sử dụng một phần hoặc toàn bộ tài sản ký gửi của mình làm tài sản thế chấp và có thể chuyển đổi giữa lãi suất thay đổi và lãi suất ổn định bất kỳ lúc nào. Cho vay nhanh (Flash Loan) là một trong những đặc tính hấp dẫn của AAVE. Aave cho phép các khoản vay được thực hiện mà không cần bất kỳ tài sản thế chấp nào bằng cách tạo ra logic rằng nếu nó không được hoàn trả trong thời gian block, giao dịch sẽ bị 200 -
  8. đảo ngược. Các khoản vay nhanh này được thiết kế để các nhà phát triển sử dụng để xây dựng các công cụ yêu cầu vốn cho các mục đích chênh lệch giá, tái cấp vốn hoặc thanh lý. Ví dụ: Nếu một người dùng vay trên Maker và giá tài sản thế chấp giảm xuống khiến nó gần thanh lý, họ có thể sử dụng một khoản vay nhanh để trả lại khoản vay Maker và nhận lại tài sản thế chấp của họ. Sau đó, họ có thể bán tài sản thế chấp để trả khoản vay nhanh. Do đó tránh bị thanh lý đối với Maker mà không cần thực sự có đủ tiền cần thiết để hoàn trả. Một tính năng độc đáo khác của Aave là nó cho phép người vay chuyển đổi giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Theo truyền thống, lãi suất ở DeFi thường xuyên biến động khiến việc ước tính chi phí vay dài hạn trở nên khó khăn. Nếu người dùng dự đoán lãi suất sẽ tăng, họ có thể chuyển khoản vay của mình sang lãi suất cố định để khóa chi phí đi vay trong tương lai. Còn nếu họ kỳ vọng lãi suất giảm, họ có thể chuyển về thả nổi để giảm chi phí đi vay. Vì sự linh hoạt của mình, AAVE hiện có 19 token trên giao thức DeFi để hỗ trợ khách hàng một cách linh hoạt nhất. Chúng bao gồm DAI, USD Coin (USDC), TrueUSD (TUSD), USDT Coin (USDT), sUSD, Binance USD (BUSD), Ethereum (ETH), Basic Attention Token (BAT), Kyber Network (KNC), ChainLink (LINK), Decentraland (MANA), Maker (MKR), Augur (REP), SNK, Enjin Coin (ENJ), REN, WBTC Coin (WBTC), Yearn finance (YFI) và Ox Coin (ZRX). Mỗi loại tài sản có một yêu cầu thế chấp khác nhau. Đó là do sự khác biệt trong biến động giá cả. Stablecoin cung cấp tỷ lệ cho vay trên giá trị, do sự ổn định về giá của chúng. Các giao thức cho vay DeFi đã thể hiện những lợi thế rõ ràng so với các cách thức cho vay thông thường, cụ thể như sau. ▪ Tính minh bạch Các DeFi được triển khai trên một blockchain công khai, nội dung chính xác của các hợp đồng thông minh theo từng giao thức cho vay DeFi được cung cấp miễn phí và bất cứ khách hàng cũng có thể kiểm tra được. Ngoài ra, lịch sử giao dịch của người dùng với các giao thức và các vị trí cho vay và đi vay của họ đều được ghi lại một cách minh bạch trên blockchain. Thông tin thị trường được công khai cho tất cả mọi người. ▪ Tính dân chủ Không tồn tại bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào mang dáng dấp của chính phủ hay trung ương, người dùng được quyền tự bỏ phiếu về các sửa đổi của một giao thức. Đặc biệt, các mã thông báo quản trị được phát hành bởi nhiều giao thức này cho người dùng trao quyền biểu quyết tương ứng tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu trong các nền tảng này. - 201
  9. ▪ Tính thanh khoản Nguồn vốn cung cấp cho một giao thức cho vay được gộp lại với nhau và được sử dụng một cách hợp lý. Nhờ các hợp đồng thông minh và blockchain, tất cả đều người dung đều có thể thực hiện việc cho vay, đi vay và phân chia tài khoản không tốn kém và gần như ngay lập tức. Bằng cách đảm bảo khả năng hoàn lại của mã thông báo IOU cho các nhà cung cấp tài trợ, các giao thức cho vay DeFi cũng đảm bảo khả năng chuyển nhượng đầy đủ và khả năng trao đổi của các khoản nợ. ▪ Sự nhạy cảm Các giao thức cho vay DeFi có thể tự động cập nhật lãi suất và không ngừng kiểm tra số dư cung – cầu vay mới nhất của thị trường. ▪ Sự thiếu tin cậy Người cho vay không cần phải tin tưởng vào khả năng thanh toán của người đi vay nữa, vì các hợp đồng thông minh được thiết kế nhằm mục đích thực thi việc thanh lý khi có rủi ro vỡ nợ. 4. ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH DEFI 4.1. Hiện trạng của các giao thức cho vay DeFi Tốc độ đổi mới của các giao thức cho vay DeFi là đáng kinh ngạc. Các dự án mới liên tục xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý dựa trên việc sao chép và cải tiến những ý tưởng cũ, các ý tưởng mới được tích hợp nhanh chóng vào các giao thức hiện có. Tuy nhiên, thị trường cho vay phi tập trung vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và có thể xem như đang ở giai đoạn thử nghiệm. Do mọi người đều phải sử dụng mã giao dịch trong môi trường phi tập trung, nên yêu cầu bảo mật đối với các giao thức giao dịch là đặc biệt cao. Thực tế các giao thức DeFi hiện tại vẫn tồn tại các lỗ hổng và kẽ hở trong các hợp đồng thông minh. Các lỗ hổng này có thể bị hackers tấn công và khai thắc nhằm tìm kiếm lợi nhuận (Qin và cộng sự, 2020). Bản chất ẩn danh của blockchain, cộng với việc không có cơ quan nào đóng vai trò quản lý, khiến các nạn nhân bị tấn công khó yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như hiện tại, cộng đồng vẫn sử dụng các quy định để ngăn chặn các hoạt động độc hại. Về lâu dài, các giao thức quản trị được cải thiện sẽ dẫn đến khả năng phục hồi của hệ thống và sự phụ thuộc vào việc thực thi pháp luật bên ngoài hệ sinh thái phi tập trung sẽ giảm dần. 4.2. Sự phát triển của DeFi và CeFi DeFi là tương lai, nhưng DeFi vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng lâu đời. Đáng chú ý, giá trị của tài sản tiền điện tử trên DeFi vẫn chủ yếu được đo lường và thừa 202 -
  10. nhận ở các giá trị tiền tệ thực. Trong số các tài sản tiền điện tử được sử dụng rộng rãi nhất là stablecoin (ví dụ: DAI), có giá trị được cố định bằng một loại tiền tệ thực. Như đã thảo luận ở phần đầu của bài viết này, chỉ các ngân hàng trung ương mới có thể phát hành tiền của ngân hàng trung ương. Việc DeFi phụ thuộc vào mệnh giá của các đồng tiền thực khiến các ngân hàng trung ương không thể thay thế được, ít nhất là trong tương lai gần. Các nền tảng tài chính tập trung (CeFi) để cho vay như Salt, Celsius và YouHodler đóng vai trò là cầu nối giữa thị trường tiền tệ thông thường và thị trường tài sản tiền điện tử. Với những nền tảng đó, người dùng có thể vay tiền trực tiếp (thay vì các stablecoin được chốt), với tài sản tiền điện tử của họ được dùng làm tài sản thế chấp. Các nền tảng đó được vận hành bởi các công ty đã đăng ký hoạt động như đối tác của cả người dùng gửi tiền và vay của họ. Vì lý do đó, những công ty đó còn được gọi là ngân hàng tiền điện tử (Hình 1). Hình 1. Phân loại thị trường cho vay Nguồn: 5. TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHO VAY THÔNG QUA IOV Sự xuất hiện của giao thức DeFi cho tài chính quốc tế thay thế cho việc tập trung vào cho vay truyền thống đã không dẫn đến sự thay đổi và tiêu diệt ​​đối với thị trường cho vay chính thống. Phần lớn các công ty này, được trình bày ở phần dưới cùng bên trái của Hình 1, vẫn chưa tạo ra lợi nhuận. Mặc dù các công ty này đều được đánh giá cao trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, nhưng giá cổ phiếu của chúng đã giảm kể từ khi ra mắt lần đầu ra công chúng (Sanborn, 2019). Vấn đề của chúng không chỉ là chi phí tài trợ cao so với các ngân hàng thương mại đương nhiệm mà quan trọng hơn là lợi thế về công nghệ qua việc từ bỏ cơ sở hạ tầng kế thừa vẫn không thể vượt qua đối thủ. - 203
  11. Hơn nữa, sự hợp nhất đang diễn ra trong phần truyền thống của ngành tài chính (Megaw, 2020). Các ngân hàng thương mại đang tăng cường mở rộng cho vay đối với những khách hàng đang gặp khó khăn, đồng thời kết hợp lợi thế công nghệ của họ và chi phí cấp vốn thấp hơn. Hy vọng rằng đây chỉ có thể là một tin vui cho những người đi vay. Internet of Value, với đầy đủ giao thức cho vay DeFi được kích hoạt, sẽ có nghĩa là người đi vay và người cho vay có thể liên tục thu được lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận của họ với bất kỳ mã thông báo và tài sản nào họ muốn nắm giữ mà không cần thông qua bất kỳ trung gian tập trung nào. Dự kiến, lợi suất đặc biệt hai con số của thị trường DeFi hiện tại sẽ giảm vì không mức lợi tức hiện tại là không bền vững. Tuy nhiên, các công ty tham gia vào mô thức DeFi đang bắt đầu thu hút sự quan tâm từ những người chơi tổ chức, những người chỉ đầu tư vào thị trường tài chính truyền thống (Shen, 2021). Do đó, các công ty dịch vụ tài chính truyền thống có thể tìm cách kết hợp DeFi vào hoạt động của họ sớm hơn dự kiến. Khi mọi thứ dần trở nên ổn định, thị trường tiền tệ truyền thống do các ngân hàng trung ương củng cố sẽ không biến mất. DeFi vẫn phải đối mặt với các vấn đề về quy định pháp luật và yêu cầu về hoàn thiện công nghệ, và vẫn còn phải xem điều gì sẽ xảy ra khi các hệ thống này mở rộng quy mô. Tuy nhiên, với việc các quốc gia hàng đầu trên thế giới đang gia tăng sự quan tâm đối với việc phát triển Tiền tệ Kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (Central Bank Digital Currency), thị trường tiền tệ truyền thống CeFi và DeFi sẽ hội tụ trong tương lai gần. 6. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ VẬN DỤNG DEFI Thực tiễn cho thấy DeFi đã và đang trở thành một xu hướng, hay nói đúng hơn là một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho CeFi trong việc phục vụ khách hàng trên toàn cầu. DeFi rõ ràng sẽ không thay thế hoàn toàn CeFi, mà thay vào đó, các chủ thể trong môi trường CeFi truyền thống sẽ tìm hiểu và thay đổi để vận dụng DeFi một cách linh hoạt nhằm mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Ở Việt Nam, giao thức DeFi vẫn còn khá xa lạ đối với các thành phần kinh tế. Tính đến hiện tại, công nghệ Blockchain mới được ứng dụng trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam vào năm 2019 với giao dịch L/C đầu tiên của HSBC Việt Nam thông qua Voltron. Giao dịch được tiến hành là một đơn hàng lớn cung cấp nhựa nguyên liệu của INEOS Styrolution – bên bán tại Hàn Quốc cho Duy Tân – bên mua tại Việt Nam. Giao dịch này được tiến hành từ đầu tới cuối trên một ứng dụng chia sẻ duy nhất là Voltron, thay vì trên nhiều hệ thống khác nhau. HSBC Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng phát hành và HSBC 204 -
  12. Hàn Quốc đóng vai trò ngân hàng thông báo/chỉ định. Giao dịch đã chứng minh tính khả thi của việc thương mại hóa và vận hành hóa công nghệ chuỗi khối trong việc số hóa thương mại. Việc trao đổi chứng từ trong những giao dịch LC truyền thống thường mất từ 5-10 ngày. Trong giao dịch thử nghiệm này, toàn bộ thời gian để trao đổi chứng từ được tiến hành trong vòng 24 giờ. Sau HSBC Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã thử nghiệm giao dịch L/C trên nền tảng công nghệ chuỗi khối Corda của R3 thông qua Contour. Trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, Contour chào mời các ngân hàng thực hiện thí điểm một giao dịch L/C đầu tiên và hoàn toàn miễn phí. Chương trình thử nghiệm này đã khép lại vào cuối năm 2020. (Tạp chí Ngân hàng, 2021) Từ ứng dụng blockchain trên LC đến đưa DeFi vào vận hành cùng hệ thống hiện tại là một thách thức thật sự to lớn đối với Việt Nam. Để làm được điều này, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau: Một là phổ cập kiến thức về DeFi. Rõ ràng DeFi là một xu thế tất yếu của tương lai, tuy nhiên kiến thức về DeFi hiện tại ở Việt Nam còn thiếu và yếu. Các tài liệu về DeFi hiện tại được dịch thuật lại thông qua các sàn giao dịch stablecoin, các nhà đầu tư tham gia với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn là xây dựng nên một nền tảng DeFi đích thực. Để làm được điều này, các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu phải đóng vai trò then chốt cho việc xây dựng và phổ cập kiến thức rộng rãi đến toàn bộ các bên tham gia vào một giao thức DeFi. Hai là xây dựng hành lang pháp lý về DeFi. Hiện tại các giao thức DeFi ở Việt Nam tồn tại chủ yếu dưới các hình thức đa cấp, huy động tiền dựa trên tỷ suất lợi nhuận phi thực tế từ các nhà đầu tư rồi bỏ trốn. Các dự án ma nổi tiếng ở Việt nam có thể kể đến như: Bitcoin DeFi, DCapital, đã khiến thị trường DeFi Việt Nam bị sai lệch và nhà đầu tư bị mất niềm tin. Hiện tại Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam còn mang đậm tính chung chung và hình thức. Chính phủ Việt Nam cần tăng tốc hơn nữa trong việc xây dựng một khung pháp lý cụ thể dựa trên các cấu thành (layers) cơ bản của một DeFi, để từ đó tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của DeFi ở Việt Nam trong tương lai. Ba là đẩy mạnh hợp tác giữa các công ty fintech và các tổ chức tín dụng. Rõ ràng các công ty fintech nắm rõ các kỹ thuật cần thiết để xây dựng nên một platform cho DeFi nhưng lại thiếu kiến thức nền tảng về thị trường tài chính, còn các tổ chức tín dụng thì ngược lại. Hiện tại, việc hợp tác này mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm cơ bản nhất trong việc áp dụng fintech như: MoMo liên kết với Vietcomank, BIDV, VietinBank, Agribank, để phát triển ví điện tử; hay VPBank hợp tác với các công ty fintech như: VNPAY, NAPAS, Payoo, - 205
  13. để triển khai các giải pháp thanh toán và giao dịch ngân hàng trực tuyến; hoặc MB đã hợp tác với Công ty Boomerang Technology cho ra đời sản phẩm eMBee Fanpage, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính, như: tra cứu số dư, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm, vay vốn chỉ bằng thao tác đơn giản là “chat” với eMBee thông qua ứng dụng tin nhắn Facebook Messenger. Việc kết hợp lại giữa các bên sẽ là điều kiện bắt buộc để Việt Nam có thể đuổi kịp các quốc gia khác trong khu về về áp dụng DeFi. Để làm được điều này, các công ty Fintech cần quyền truy cập sâu hơn nữa vào data của các tổ chức tín dụng, mà điều này cần sự cho phép từ phía Ngân hàng Nhà Nước (NHNN). NHNN cần hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thích ứng với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, tạo thuận lợi thúc đẩy mô hình kinh doanh, quản trị điều hành trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng bứt phá, đổi mới sáng tạo nhưng vẫn chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế rủi ro thách thức. Bốn là tăng cường các giải pháp về bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin. Đối với DeFi, bảo mật rõ ràng là yếu tố hàng đầu và quyết định đến 90% thành bại của một giao thức. Vì vậy, để ngăn chặn truy cập bất hợp pháp và các cuộc tấn công, chống thất thoát các dữ liệu nhạy cảm qua các máy trạm và thiết bị đầu cuối, mạng, email, truy cập Internet, các bên tham gia vào giao thức cần triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phòng, chống lộ, lọt dữ liệu trên toàn bộ hệ thống thông tin; tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình, các khâu có tiềm ẩn phát sinh rủi ro về an toàn thông tin. Tóm lại, công nghệ Blockchain và giao thức DeFi mở ra cánh cửa đầy tiềm năng cho sự thay đổi của mô hình CeFi truyền thống. Nhờ những ưu điểm vượt trội của mình, DeFi có thể tháo gỡ các nút thắt trong giao thức tài chính cũ về tính minh bạch, sự chuyển giao thông tin tài sản, chi phí giao dịch, Sự bùng nổ của DeFi đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các định chế tài chính, cơ quan quản lý trên thế giới và Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO Freas, T. (2018). Credit through the Ages: Where it all Began. history-of-consumer-credit/ Gudgeon, L., Werner, S., Perez, D., and Knottenbelt, W. J. (2020). DeFi Protocols for Loanable Funds. In The 2nd ACM Conference on Advances in Financial Technologies, 92-112, New York, NY, USA, ACM. Jones, M. (2019). Global debt to top record $255 trillion by year’s end. article/us-global-markets-debt-idUSKBN1XP1FB 206 -
  14. Leshner, R and Hayesm G. (2019). Compound: The Money Market Protocol. finance/documents/Compound.Whitepaper.pdf Lindner, F. (2013). Does Saving Increases the Supply of Credit? A Critique of Loanable Funds Theory. World Economic Review, 2015. McLeay, M., radia, A., and Thomas, R. (2014). Money creation in the modern economy. Technical report. Megaw, N. (2020). Metro Bank grees deal for peer-to-peer lender RateSetter. content/00a8e96a-5eec-4fd8-91c3-0dfb49d3f9d3 Nguyễn Nhi Quang (2021). Ứng dụng blockchain trong giao dịch L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam.htm Perez, D., Werner, S. M., Xu, J., & Livshits, B. (2021). Liquidations: DeFI on Knife-edgge. In Financial Cryptography and Data Security. Cornell University. Sanborn, S. (2019). Failed promise of marketplace lending faces a new test. Financial Times. Shen, M. (2021). Institutions Keep Buying Bitcoin’s Dip, Despite Near-term Volatility: Data – CoinDesk. - 207