Giáo trình Thiết kế đồ họa - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 288 trang Gia Huy 16/05/2022 3970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế đồ họa - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_do_hoa_trinh_do_cao_dang_truong_cao_dang.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết kế đồ họa - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH   GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA NGÀNH: THIẾT KẾ TRANG WEB TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 08 NĂM 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH   GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA NGÀNH THIẾT KẾ TRANG WEBSITE TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI Họ tên: NGUYỄN THỊ THANH GIANG Học vị: THẠC KỸ KHOA HỌC MÁY TÍNH Đơn vị: KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Email: nguyenthithanhgiang@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. GIỚI THIỆU Giáo trình Thiết kế đồ họa dùng cho học sinh cao đẳng ngành Thiết kế trang web nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy, tham khảo của sinh viên và giáo viên trường Cao đẳng Kinh Tế Kỹ thuật TPHCM. Giáo trình được biên soạn có sự lựa chọn trên những kiến thức cơ bản hiện đại, có tham khảo, chỉnh lý và bổ sung cho phù hợp với đối tượng và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường và của ngành Thiết kế trang web trong giai đoạn hiện nay. Để phục vụ cho ngành học, sách được trình bày theo chương trình chi tiết học phần môn Thiết kế đồ họa trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành Thiết kế trang web đã được ban hành của nhà trường Trong quá trình biên soạn giáo trình không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, nhà khoa học, doanh nghiệp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Biên soạn Nguyễn Thị Thanh Giang 2
  5. MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 GIỚI THIỆU 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ NHỮNG THAO TÁC CƠ BẢN 6 1.1. Giới thiệu 24 1.2. Các khái niệm cơ bản trong Photoshop 24 1.3. Khởi động chương trình 25 1.4. Giao diện Photoshop 26 1.5. Các thao tác điều khiển giao diện 29 1.6. Thao tác với File 31 1.7. Chọn màu hiện hành 33 1.8. Một số thao tác với hình ảnh 35 CHƯƠNG 2 TẠO VÀ HIỆU CHỈNH VÙNG CHỌN 39 2.1. Tạo vùng chọn 39 2.2. Hiệu chỉnh vùng chọn 53 2.3. Thao tác trên vùng chọn 59 2.4. Trích hình ảnh 62 2.5. Xén hình ảnh dùng Crop Tool 64 2.6. Các lệnh về khung làm việc 68 2.7. Biến ảnh bằng lệnh Transform 70 2.8. Biến ảnh bằng lệnh Liquify 74 CHƯƠNG 3 LỚP VÀ CÁC CHẾ ĐỘ HÒA TRỘN 80 3.1. Tìm hiểu về Lớp 80 3.2. Thao tác với lớp 82 3.3. Một số tính năng đặc biệt 92 3.4. Các dạng lớp khác 95 3.5. Hiệu ứng lớp 96 3.6. Copy và Paste hiệu ứng 107 3.7. Các chế độ hòa trộn 107 3
  6. CHƯƠNG 4 BIÊN TẬP ẢNH 119 4.1. Tô đầy bằng lệnh Fill 119 4.2. Vẽ bằng lệnh Stroke 120 4.3. Lệnh tô màu Foreground 121 4.4. Lệnh tô màu Background 121 4.5. Sử dụng các công cụ tô vẽ 122 4.6. Các vấn đề khác 145 CHƯƠNG 5 TẠO ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA 153 5.1. Nhóm công cụ Pen 153 5.2. Vẽ bằng nhóm công cụ Shape 158 5.3. Nhóm công cụ Path Selection 162 5.4. Sử dụng Palette Path 166 5.5. Tạo các hình dạng tương tác 169 5.6. Nhóm các công cụ nhập văn bản 169 CHƯƠNG 6 BIÊN TẬP THEO KÊNH 179 6.1. Làm việc với kênh 179 6.2. Thao tác với kênh màu vết 185 6.3. Thao tác với kênh Alpha 189 CHƯƠNG 7 HIỆU CHỈNH MÀU 193 7.1. Các mô hình màu cơ bản 193 7.2. Các chế độ màu trong Photoshop 197 7.3. Gam màu 200 7.4. Chuyển đổi chế độ màu 201 7.5. Nhóm cân chỉnh màu tự động 202 7.6. Nhóm cân chỉnh sáng tối 204 7.7. Nhóm cân chỉnh trắng đen 212 7.8. Nhóm cân chỉnh cân bằng 213 7.9. Nhóm cân chỉnh thay thế 218 7.10. Nhóm cân chỉnh nhuộm màu 221 CHƯƠNG 8 Sử dụng bộ lọc 229 4
  7. 8.1. Nhóm bộ lọc Artistic 230 8.2. Nhóm Blur 233 8.3. Nhóm bộ lọc Brush Strokes 235 8.4. Nhóm bộ lọc Distort 237 8.5. Nhóm bộ lọc Noise 241 8.6. Nhóm bộ lọc Pixelate 243 8.7. Nhóm Render 246 8.8. Nhóm bộ lọc Sharpen 249 8.9. Nhóm bộ lọc Sketch 250 8.10. Nhóm bộ lọc Stylize 253 8.11. Nhóm bộ lọc Texture 259 8.12. Nhóm bộ lọc Video 261 8.13. Nhóm bộ lọc Other 261 CHƯƠNG 9 Các dạng thức lưu tập tin và in ấn 266 9.1. Chuẩn hóa màn hình 266 9.2. Chọn không gian màu RGB 271 9.3. Tái tạo màu 272 9.4. Các dạng thức lưu tập tin. 275 9.5. Xuất ảnh 278 9.6. In ấn 279 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT 285 TÀI LIỆU THAM KHẢO 286 5
  8. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA Mã môn học: Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra 2 giờ) Đơn vị quản lý môn học: Khoa Công nghệ thông tin I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung và môn kiến thức kỹ thuật cơ sở và trước các môn học, mô đun đào tạo nghề chuyên sâu khác. - Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu môn học: Sau khi học xong học phần này học sinh sẽ có khả năng: +Về kiến thức: - Trình bày hình vẽ, màu sắc trong hội họa. - Ứng dụng hình vẽ, màu sắc, chất liệu trong thực tế đời sống - Trình bày nguyên lý thị giác - Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về cách sử dụng các công cụ minh họa và xử lý ảnh trong thiết kế đồ họa bằng chương trình Adobe Photoshop. - Trang bị kiến thức về các nguyên tắc thiết kế để tạo ra những hình ảnh đồ họa và ảnh kỹ thuật số ấn tượng công cụ vẽ và xử lý ảnh kỹ thuật số trong thiết kế đồ họa - Vận dụng các kiến thức về yếu tố thẩm mỹ để thiết kế các sản phẩm quảng cáo như Poster, + Về kỹ năng: - Trình bày các kiến thức cơ bản về chụp ảnh kỹ thuật số - Trình bày các nguyên tắc thiết kế trong đồ họa - Sử dụng cấc công cụ vẽ và xử lý ảnh kỹ thuật số trong thiết kế đồ họa - Vận dụng các kiến thức về yếu tố thẩm mỹ và sử dụng các phần mềm để thiết kế các sản phẩm quảng cáo như Poster, + Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Làm việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận. - Rèn luyện khả năng tự học, tư duy sáng tạo. 6
  9. - Tinh thần cởi mở, hợp tác làm việc theo nhóm. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra CHƯƠNG 1: MÀU SẮC 1.1. Các hệ màu 1.1.1.Khái niệm màu 1.1.2. Các loại màu 1.2. Màu tương phản, màu tương đồng 1.2.1. Các cặp tương phản thao tác được trong design 1.2.2. Các loại tương phản 1.2.3. Cảm thụ tương đồng 1.2.4. Ứng dụng 20 13 5 1 1.3. Sắc độ, hòa sắc 1.3.1.Bảy màu quang phổ 1.3.2.Sắc độ tự thân của màu 1.3.3 Màu tương phản bổ túc 1.4. Màu nền, màu nhấn, màu chủ đạo 1.4.1.Các loại cân bằng 1.4.2.Cân bằng điều chỉnh lực hút và sức căng thị giác 1.5 MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ ỨNG DỤNG 1.5.1.Nguyên tắc 7
  10. Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1.5.2. Phân tích các thiết kế thực tế 1.5.3. Sử dụng các công cụ vẽ trong CorelDraw CHƯƠNG 2: BỐ CỤC 2.1. BỐ CỤC 2.1.1.Tâm lí thị giác và không gian ước lệ 2.1.2.Chín cách tạo không gian trên diện phẳng 2.2. Hình khối 2.2.1.Đối xứng trong không gian 2D 2.2.2.Design chữ đối xứng 2.3. Các trường phái hội họa 2.3.1.Thị giác luôn cảm thụ nền lớn hơn 25 15 10 2 hình 2.3.2.Các quan hệ hình và nền 2.4. Những hình thức thể hiện hình vẽ 2.4.1.Cái nhìn ban đầu 2.4.2.Lực hút chính tâm với thị giác trên giao diện phẳng 2.4.3.Những vùng có lực hút thị giác mạnh sau vùng chính tâm 2.4.4.Sức căng thị giác 2.4.5.Một số hình ảnh design tạo ra sức căng thị giác CHƯƠNG 3: PHOTOSHOP 3.1. Tạo vùng chọn và đường 3 Path 3.1.1.Các thao tác cơ bản 8
  11. Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 3.1.2.Sử dụng công cụ tạo vùng chọn Ellipses, Rectangular 3.2. Chuyển đổi các chế độ màu 3.2.1. Tô màu cho đối tượng 3.2.2.Tạo màu chuyển sắc 3.3. Thao tác trên layer và layer 3.3.1. Tạo mặt nạ lớp (Layer Mask) trên Layer một đối tượng là bông hoa hồng 3.3.2. Tạo mặt nạ lớp (Layer Mask) trên Layer 30 15 15 2 một đối tượng là bông hoa sen 3.3.3. Tạo mặt nạ lớp (Layer Mask) trên Layer là một đối tượng ruộng nước 3.4. Sử dụng các công cụ vẽ 3.4.1. Sử dụng công cụ Brush vẽ hình ảnh 3.4.2. Sử dụng công cụ Gradient tô màu cho hình ảnh 3.5. SỬ DỤNG MỘT SỐ BỘ LỌC 3.5.1. Sử dụng bộ lọc Radial Blur, Noise 3.5.2. Sử dụng bộ lọc Render, Distort Cộng 75 43 30 2 2. Nội dung chi tiết: CHƯƠNG 1: MÀU SẮC * Mục tiêu: - Trình bày hình vẽ, màu sắc trong hội họa. - Ứng dụng hình vẽ, màu sắc, chất liệu trong thực tế đời sống - Vẽ tay một số hình ảnh Bitmap 9
  12. 1.1. Các hệ màu Thời gian: 04 giờ 1.1.1.Khái niệm nét 1.1.2. Các loại đường nét 1.2. Màu tương phản, màu tương đồng Thời gian: 04 giờ 1.2.1. Các cặp tương phản thao tác được trong design 1.2.2. Các loại tương phản 1.2.3. Cảm thụ tương đồng 1.2.4. Ứng dụng 1.3. Sắc độ, hòa sắc Thời gian: 04 giờ 1.3.1.Bảy màu quang phổ 1.3.2.Sắc độ tự thân của màu 1.3.3 Màu tương phản bổ túc 1.4. Màu nền, màu nhấn, màu chủ đạo Thời gian: 04 giờ 1.4.1.Các loại cân bằng 1.4.2.Cân bằng điều chỉnh lực hút và sức căng thị giác 1.5 MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ ỨNG DỤNG Thời gian: 04 giờ 1.5.1.Nguyên tắc 1.5.2. Phân tích các thiết kế thực tế 1.5.3. Sử dụng các công cụ vẽ trong CorelDraw CHƯƠNG 2: BỐ CỤC Thời gian: 25 giờ * Mục tiêu: - Thực hiện vẽ, thiết kế các hình ảnh theo các loại bố cục chuẩn - Vận dụng các kiến thức về yếu tố thẩm mỹ và sử dụng phần mềm Photoshop để thiết kế các sản phẩm theo các loại bố cục 10
  13. 2.1. BỐ CỤC Thời gian: 05 giờ 2.1.1.Tâm lí thị giác và không gian ước lệ 2.1.2.Chín cách tạo không gian trên diện phẳng 2.2. Hình khối Thời gian: 05 giờ 2.2.1.Đối xứng trong không gian 2D 2.2.2.Design chữ đối xứng 2.3. Các trường phái hội họa Thời gian: 05 giờ 2.3.1.Thị giác luôn cảm thụ nền lớn hơn hình 2.3.2.Các quan hệ hình và nền 2.4. Những hình thức thể hiện hình vẽ Thời gian: 10 giờ 2.4.1.Cái nhìn ban đầu 2.4.2.Lực hút chính tâm với thị giác trên giao diện phẳng 2.4.3.Những vùng có lực hút thị giác mạnh sau vùng chính tâm 2.4.4.Sức căng thị giác 2.4.5.Một số hình ảnh design tạo ra sức căng thị giác CHƯƠNG 3: PHOTOSHOP Thời gian: 30 giờ * Mục tiêu: - Liệt kê một số khái niệm cơ bản về độ phân giải, ảnh bitmap, ảnh Vectơ. - Sử dụng các công cụ chọn để xử lý đối tượng hình ảnh. - Thực hiện tạo vùng chọn cho đối tương hình ảnh với công cụ Ellipses, Rectangular. - Trình bày một số khái niệm cơ bản về lớp (Layer). - Liệt kê các chế độ màu được sử dụng trong phần mềm Photoshop CS6 và cách chuyển đổi các chế độ màu. - Trình bày các chế độ màu để tô màu cho đối tượng hình ảnh và trong việc in ấn - Mô tả cách hiệu chỉnh đối tượngbằng các công cụ Brush, Gradient trên đối tượng. - Liệt kê các công cụ chọn để xử lý đối tượng hình ảnh. - Liệt kê một số chức năng của các bộ lọc có sẵn và cách sử dụng các bộ lọc có sẵn để tạo cho hình ảnh sinh động hơn. 3.1. Tạo vùng chọn và đường Path Thời gian: 05 giờ 3.1.1.Các thao tác cơ bản 11
  14. 3.1.2.Sử dụng công cụ tạo vùng chọn Ellipses, Rectangular 3.2. Chuyển đổi các chế độ màu Thời gian: 05 giờ 3.2.1. Tô màu cho đối tượng 3.2.2.Tạo màu chuyển sắc 3.3. Thao tác trên layer và layer Thời gian: 05 giờ 3.3.1. Tạo mặt nạ lớp (Layer Mask) trên Layer một đối tượng là bông hoa hồng 3.3.2. Tạo mặt nạ lớp (Layer Mask) trên Layer một đối tượng là bông hoa sen 3.3.3. Tạo mặt nạ lớp (Layer Mask) trên Layer là một đối tượng ruộng nước 3.4. Sử dụng các công cụ vẽ Thời gian: 05 giờ 3.4.1. Sử dụng công cụ Brush vẽ hình ảnh 3.4.2. Sử dụng công cụ Gradient tô màu cho hình ảnh 3.5. SỬ DỤNG MỘT SỐ BỘ LỌC THỜI GIAN: 10 GIỜ 3.5.1. Sử dụng bộ lọc Radial Blur, Noise 3.5.2. Sử dụng bộ lọc Render, Distort IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phấn, bảng đen 2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu Projector, máy tính 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: + Các Slide bài giảng. + Phần mềm cài đặt: Adobe Photoshop + Bài tập thực hành Thiết kế đồ họa. + Giáo trình Thiết kế đồ họa. 4. Các điều kiện khác: + Phòng học lý thuyết đủ điều kiện để thực hiện môn học V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: +Về kiến thức: - Trình bày hình vẽ, màu sắc trong hội họa. - Ứng dụng hình vẽ, màu sắc, chất liệu trong thực tế đời sống - Trình bày nguyên lý thị giác 12
  15. - Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về cách sử dụng các công cụ minh họa và xử lý ảnh trong thiết kế đồ họa bằng chương trình Adobe Photoshop. - Trang bị kiến thức về các nguyên tắc thiết kế để tạo ra những hình ảnh đồ họa ấn tượng bằng công cụ vẽ trong thiết kế đồ họa - Vận dụng các kiến thức về yếu tố thẩm mỹ để thiết kế các sản phẩm quảng cáo như Poster, + Về kỹ năng: - Trình bày các kiến thức cơ bản về chụp ảnh kỹ thuật số - Trình bày các nguyên tắc thiết kế trong đồ họa - Sử dụng cấc công cụ vẽ và xử lý ảnh kỹ thuật số trong thiết kế đồ họa - Vận dụng các kiến thức về yếu tố thẩm mỹ và sử dụng các phần mềm để thiết kế các sản phẩm quảng cáo như Poster, + Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Làm việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận. - Rèn luyện khả năng tự học, tư duy sáng tạo. - Tinh thần cởi mở, hợp tác làm việc theo nhóm. 2. Phương pháp: TT Phương pháp Hình thức Số cột kiểm tra 01 Kiểm tra thường xuyên Thực hành 1 02 Kiểm tra định kỳ Thực hành 1 03 Thi kết thúc môn học Thực hành trên máy tính VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học: - Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề. - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn, làm mẫu, - Đối với người học: Thảo luận nhóm, thực hành trên máy 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Sử dụng một số bố cục cân đối, đối xứng, 13
  16. - Sử dụng một số hệ màu trong việc tô vẽ cho đối tượng - Sử dụng một số công cụ của Adobe Photoshop thiết kế các đối tượng 4. Tài liệu tham khảo: [I]. Nguyễn Hồng Hưng – Nguyên lí Design thị giác – NXB ĐHQG TP.HCM – 2012 [II]. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành – Cơ sở tạo hình –NXB Mỹ Thuật – 2010 [III]. Dương Trung Hiếu - Adobe Photoshop CS6 - NXB Giáo dục-2012 [IV]. Võ Đức Khánh - Giáo trình xử lý ảnh - NXB ĐHQG TP.HCM - 2009 5. Ghi chú và giải thích (nếu có): HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN TS. Phạm Đức Khiêm Lê Như Dzi Nguyễn Thị Thanh Giang 14
  17. CHƯƠNG 1 MÀU SẮC * Mục tiêu: - Trình bày hình vẽ, màu sắc trong hội họa. - Ứng dụng hình vẽ, màu sắc, chất liệu trong thực tế đời sống - Vẽ tay một số hình ảnh Bitmap * Nội dung: 1.1. Các hệ màu 1.1.1. Khái niệm màu: - Màu sắc là con đẻ của ánh sáng. Màu sắc là ánh sáng. - Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng là những cảm giác. + Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng. + Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa. - Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng đi qua lăng kính mặt trời thì tách ra 7 sắc gồm: Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím. - Trong hội hoạ thì màu là những chất liệu cụ thể do những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất, hoá chất, thảo mộc > màu sắc tố 1.1.2. Các hệ màu: • Ba màu cơ bản là màu: vàng chanh, đỏ và xanh lam (xanh da trời). • Về mặt lý thuyết cơ bản về màu sắc. Chúng ta gọi chúng là ba màu gốc, màu căn bản vì từ ba màu này mà chúng ta pha ra các màu khác, và không có màu nào pha ra được nó. 15
  18. 1.2. Màu tương phản, màu tương đồng: 1.2.1. Các cặp tương phản thao tác được trong design 1.2.1.1.Màu sắc tương phảm Đây là loại tương phản thường gặp nhất trong thiết kế. Tuy nhiên, khá khó khăn để làm chủ kỹ thuật màu sắc tương phản này. Nếu bạn chọn kết hợp màu sắc sai, thiết kế của bạn sẽ rất "khó coi". Điều quan trọng ở đây là việc lựa chọn màu sắc bổ sung (Adobe Kuler có thể giúp bạn với điều đó) và đảm bảo rằng họ sẽ không làm cho người xem cảm thấy khó chịu 1.2.1.2.Kích thước tương phản: Kích thước tương phản là một trong những loại tương phản dễ hiểu và dễ thực hiện nhất. Khi bạn muốn tập trung sự chú ý vào một điểm nhấn định, chỉ cần tăng kích cỡ của chúng để làm chúng thật nổi bật (có thể là văn bản, hình ảnh ). Chẳng hạn, có một cách khá mới lạ về độ tương phản là để font chữ to hẳn hoặc bé hẳn. Hình ảnh chữ to quá khổ có thể rất thu hút và đó là một cách nổi bật để lôi kéo người dùng tiếp tục xem trang web hoặc bản thiết kế của bạn. Mặc dù font chữ nhỏ hay to đều có hiệu quả như nhau, nhưng việc sử dụng chữ cái nhỏ sẽ khó hơn chữ cái lớn trong thiết kế đồ họa. 1.2.1.3. Hình ảnh tương phản: Sử dụng hình dạng đối lập nhau để tạo sự tương phản 16
  19. 1.2.1.4. Vị trí tương phản: Đây là một cách tốt để thu hút sự chú ý của người khác vào ấn phẩm thiết kế của bạn. Hơn nữa, nó còn giúp cho việc tổ chức các yếu tố trên một trang tốt hơn, để làm cho hệ thống cấp bậc thú vị và thuận tiện hơn. 1.2.2. Các loại tương phản * Màu tương phản: Màu đối kháng nhau, khi đứng cạnh nhau màu này làm nổi bật màu kia hay ngược lại. Vàng Tím Đỏ Xanh lá Lam Cam 1.2.3. Cảm thụ tương đồng * Khái niệm Màu tương tự là những màu nằm cạnh nhau trong phổ màu. Trong tự nhiên bạn có thể dễ dàng thấy những thứ có kết hợp màu theo kiểu này, như trên 1 cái cây có lá đậm, lá nhạt, lá non, lá già nhưng đều mang màu sắc tương cận nhau. Kiểu kết hợp này sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho mắt khi nhìn vào. * Đặc điểm Một bất lợi đó là bạn phải chọn màu sao cho chúng có mức độ tương phản nhất định với nhau. Lời khuyên đặt ra, bạn nên chọn 1 màu làm chủ đạo trước đã, chọn 1 màu nữa làm màu phụ và màu thứ 3 (cùng với đen, trắng, xám) chỉ như một chất phụ gia thêm vào thôi. 17
  20. 1.2.4. Ứng dụng 1.3. Sắc độ, hòa sắc 1.3.1.Bảy màu quang phổ Là một dải màu liên tục, không ngắt quãng, bắt đầu từ màu đỏ. 18
  21. 1.3.2. Sắc độ tự thân của màu: Mỗi màu sắc có độ tươi, độ đậm, sáng khác nhau. Cùng một bậc màu (ví dụ màu bậc 1,2, ) nhưng khi nhìn vào sẽ có màu nổi bật nhất. Đó, chính là sắc độ tự thân của màu. Ví dụ: cùng là màu bậc 1 nhưng màu đỏ và xanh dương thu hút thị giác mạnh hơn màu vàng. 1.3.3. Màu tương phản bổ túc: * Khái niệm Phối màu bổ túc là sự sử dụng 2 màu sắc đối nhau trên vòng tròn thuần sắc. Các màu bổ túc khi đứng cạnh nhau thường tôn nhau lên ở mức độ vừa phải, không gây nhức mắt như các cặp màu tương phản khác. Tuy bản chất vẫn là các cặp màu tương phản nhưng khi giảm sắc độ và nằm trong một tổng thể chung lại hoàn toàn hợp lí mà vẫn gây được ấn tượng cho người xem. * Ưu điểm Cách phối màu bổ túc xen kẽ tương đối đơn giản và an toàn nhưng vô cùng hiệu quả. Để thu hút sự chú ý và gây ấn tượng đến người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì phương thức phối màu bổ túc này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho thiết kế bao bì giấy, hộp giấy của bạn. * Các cặp màu tương phản, bổ túc được dùng chung với nhau nhằm tăng thêm tính nổi bật cho cặp màu, hoặc màu này hỗ trợ và làm nền cho màu kia. 19
  22. 1.4. Màu nền, màu nhấn, màu chủ đạo 1.4.1.Các loại cân bằng 1.4.2.Cân bằng điều chỉnh lực hút và sức căng thị giác 1.5 MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ ỨNG DỤNG 1.5.1.Nguyên tắc 1.5.2. Phân tích các thiết kế thực tế 1.5.3. Sử dụng các công cụ vẽ trong CorelDraw CHƯƠNG 2 BỐ CỤC * Mục tiêu: - Thực hiện vẽ, thiết kế các hình ảnh theo các loại bố cục chuẩn - Vận dụng các kiến thức về yếu tố thẩm mỹ và sử dụng phần mềm Photoshop để thiết kế các sản phẩm theo các loại bố cục * Nội dung 2.1. BỐ CỤC 2.1.1.Tâm lí thị giác và không gian ước lệ 2.1.1.1. Đường nét: - Đường nét, màu sắc chính là cửa sổ tâm hồn, mỗi người có rung động, cảm xúc khác nhau > đường nét và màu sắc khác nhau. 3 yếu tố cực kỳ quan trọng của mỹ thuật: Bố cục, hình, màu sắc: + Bố cục: Phối hợp các tổ hợp, ý tưởng và hình thức > nhằm diễn tả một chủ đề hoặc một tu tưởng nào đó. + Yếu tố khác nhau, bố trí khác nhau > Ý tưởng khác nhau.Trong đó bố trí các yếu tố hình thức dựa trên cơ sở:Đường nét, hình, mảng - Đường nét là sự tiếp nối giữa hai điểm. - Nét vẽ là phương tiện để diễn tả cảm xúc của người và hình là sự phối hợp diễn đạt của nhiều nét vẽ khác nhau, mỗi nét vẽ thể hiện, gây ra những cảm xúc khác nhau. Có 5 loại đường nét: + Đường thẳng nằm ngang: Gây cảm giác tĩnh lặng, trải rộng ra, mênh mang. + Đường thẳng thẳng đứng: Tạo cảm giác tĩnh lặng và uy nghi, sợ hãi, vững chãi. + Đường xiên: Gây cảm giác nhẹ, mạnh, rối loạn (hỗn loạn) chuyển động. + Đường gãy: Sự chuyển động bất ngờ, gây sự đột biến, chuyển động mạnh. + Đường cong: Gây cảm giác chuyển động có nhịp điệu, ghê rợn, ma quái. 20
  23. 2.1.1.2. Hình (Shapes) Có 3 loại hình: - Shape: Hình - Shilhouette: Hình bóng. - Form: Hình thể (trọng lượng) Hình vẽ là sự diễn tả một đối tượng trong không gian 3 chiều trên mặt phẳng 2 chiều. Hình trong toán học là một diện tích được giới hạn bởi một số đường nét nào đó + Hình trong mỹ thuật thể hiện dáng dấp con người, đối tượng nào đó theo góc nhìn, tầm nhìn, khoảng cách cụ thể (Vật lý). + Hình bóng cho thấy cân đối giữa chiều cao và chiều ngang, hoặc cân đối giữa các bộ phận. + Hình thể gắn liền với tả khối. Hình và nền trong không gian là sự tương quan và diện tích, còn trong design thì cần phải có sự liên kết giữa hình và nền (âm bản – dương bản). > Bố trí sao cho hình của âm bản bổ sung cho hình của dương bản. Nghệ thuật là vẽ như thật chứ không phải giống thật. 2.1.1.3. Mảng (Masses) Khối lượng (Mass), thể tích (Volume) - Khối là một khoảng không gian bị chiếm bởi một vật thể nào đó. - Mảng là một diện tích mà hình của nó không rõ ràng. (là diện tích của một khối nào đó mà chịu ảnh hưởng của ánh sáng cực mạnh, làm mất đi khối mà chỉ còn mảng sáng và tối của khối đó, mảng có khi là hình kỷ hà, có khi là những hình không nhất định). > Mảng làm đơn giản hình khối gây ra hiệu quả cảm xúc nào đó trong đó nếu màu nhiều quá > màu phá mảng. 2.1.1.4. Không gian (Space) Là một khoảng không bị chiếm bởi một vật thể nào đó. Không gian trong tác phẩm gắn liền với không gian của tác giả, tâm trạng của tác giả. - Không gian tâm lý và không gian vật lý. - Độ nở của khối (vật thể). - Không khí. - Phép phối cảnh + Phối cảnh thuận + Phối cảnh nghịch + Phối cảnh ước lệ 21
  24. + Phối cảnh không gian Phối cảnh thuận: Cách nhìn vật lý (Góc nhìn, tầm nhìn, khoảng cách). Phối cảnh nghịch: Có 2 tầm nhìn (không gian ảo). Phối cảnh ước lệ: Trong tranh thuỷ mặc. 2.1.1.5. Thời gian và sự chuyển động (Time and motion) Thời gian và sự chuyển động được nhiếp ảnh giữ lại (giữ lại một khoảnh khắc điển hình, nhất định của khoảng thời gian và sự chuyển động nhất định). Áp dụng nghệ thuật điện ảnh 24 hình/1s. Trong ngành nghệ thuật có nghệ thuật chuyển động (Op.Arts). Khi nghiên cứu design ta không tách rời khái niệm thời gian và không gian. 2.1.1.6. Ánh sáng (Light) Ánh sáng thiên nhiên (Natural light). Ánh sáng nhân tạo (Artificial light). Ánh sáng nhìn thấy được (seeing light). Ánh sáng ẩn tàng (implicit light) + Ảo giác về ánh sáng + Sự toả sáng của màu sắc. Ánh sáng như là phương tiện diễn tả nghệ thuật (light as a medium). 2.1.1.7. Màu sắc (Color) Nghiên cứu tại bài lý thuyết về màu sắc. 2.1.1.8. Chất liệu và mẫu vẽ (Texture and Pattern) Các yếu tố hình thức và nội dung + Ý tưởng (nội dung). + Hình thức: Hình ảnh, màu sắc, đường nét, chất liệu, kích thước, kỹ thuật thể hiện, phong cách diễn tả, phong cách. Chất chủ đạo trong thời trang, các nhóm chất liệu, chính phụ, điểm nhấn >Cảm giác về chất. 2.1.2.Chín cách tạo không gian trên diện phẳng: 1. Lựa chọn màu sắc không gian sống 2. Dùng gương 3. Bổ sung vật dụng cho các phòng 4. Cây cảnh trong nhà tạo nên sự khác biệt 5. Tận dụng ánh sáng tự nhiên 6. Đừng ngại trải nghiệm 7. Làm mới gạch ốp 8. Thêm các họa tiết trang trí 9. Tránh việc bừa bộn 22
  25. 2.2. Hình khối 2.2.1.Đối xứng trong không gian 2D 2.2.1.1. Cân bằng (Balance) “Cân bằng” ở đây được hiểu với nghĩa đối xứng (Symmetrical) hoặc bất đối xứng (Asymmetrical) Đối xứng: là trường hợp vật thể, bối cảnh được phân chia thành 2 phần với số lượng, khoảng cách bằng nhau 2.2.1.2. Nhịp điệu (Repetition/Rhythm) Diễn tả các thành tố (đường nét, hình dạng, texture, chuyển động ) một cách tuần tự hoặc có mức độ lắp lại nhất định. Như vậy, có thể chia ra thành 2 thể loại: Pattern (sao chép) và Rhythm (nhịp điệu) 2.2.1.3.Điểm nhấn/ Điểm trội (Focus/Emphasis/Dominance) Bao gồm các trường hợp: Các điểm căn bản (4 điểm): mà ở đó hoặc liền kề nó có sự cuốn hút mạnh mẽ nhất. Chúng ta vẫn quen thuộc với ten gọi nguyên tắc 1/3 (Rule of Thirds). Thử tưởng tượng chia bức hình thành 9 phần với 4 đường kẻ ngang cách đều nhau, giao điểm của 4 đường này là điểm trội. 2.2.2.Design chữ đối xứng 2.3. Các trường phái hội họa 2.3.1.Thị giác luôn cảm thụ nền lớn hơn hình 2.3.2.Các quan hệ hình và nền 2.4. Những hình thức thể hiện hình vẽ 2.4.1.Cái nhìn ban đầu 2.4.2.Lực hút chính tâm với thị giác trên giao diện phẳng 2.4.3.Những vùng có lực hút thị giác mạnh sau vùng chính tâm 2.4.4.Sức căng thị giác 2.4.5.Một số hình ảnh design tạo ra sức căng thị giác CHƯƠNG 3: PHOTOSHOP * Mục tiêu: - Liệt kê một số khái niệm cơ bản về độ phân giải, ảnh bitmap, ảnh Vectơ. - Sử dụng các công cụ chọn để xử lý đối tượng hình ảnh. - Thực hiện tạo vùng chọn cho đối tương hình ảnh với công cụ Ellipses, Rectangular. - Trình bày một số khái niệm cơ bản về lớp (Layer). 23
  26. - Liệt kê các chế độ màu được sử dụng trong phần mềm Photoshop CS6 và cách chuyển đổi các chế độ màu. - Trình bày các chế độ màu để tô màu cho đối tượng hình ảnh và trong việc in ấn - Mô tả cách hiệu chỉnh đối tượngbằng các công cụ Brush, Gradient trên đối tượng. - Liệt kê các công cụ chọn để xử lý đối tượng hình ảnh. - Liệt kê một số chức năng của các bộ lọc có sẵn và cách sử dụng các bộ lọc có sẵn để tạo cho hình ảnh sinh động hơn. * Nội dung 1.1. Giới thiệu Là phần mềm chuyên dụng cho công việc chỉnh sửa ảnh trên máy tính. Được thiết kế bởi công ty Adobe, công ty chuyên thiết kế về các phần mềm đồ hoạ như: Photoshop, Adobe In Design, Illustrator. Các phiên bản của Photoshop: từ 1.0, 2.0, , 8.0 (CS), CS2, CS3, CS4. Phiên bản mới nhất hiện nay là Photoshop CS6. Ở giáo trình này chúng tôi sử dụng phiên bản Photoshop CS5 là phiên bản gần giống với Photoshop CS6 nhất. Là một trong những chương trình xử lý ảnh mạnh và tiện dụng. Đối với những nhiếp ảnh gia thì có thể tăng hiệu ứng của bức ảnh, sửa chữa những khiếm khuyết không đáng có của bức ảnh và hơn thế nữa. Người ta có thể dùng PhotoshopCS5 để tạo lên hẳn một Template cho Website của mình, hoặc làm ra những thanh di chuyển, những hình đồ họa độc đáo. 1.2. Các khái niệm cơ bản trong Photoshop 1.2.1. Điểm ảnh Là những hình vuông cấu tạo nên tập tin ảnh. Hay nói cách khác, một tập tin ảnh là tập hợp của nhiều điểm ảnh (Pixel, Px). Số lượng và độ lớn của các điểm ảnh trong một tập tin ảnh phụ thuộc vào độ phân giải của nó. Hình 1.1. Điểm ảnh (pixel). 1.2.2. Độ phân giải 24
  27. Là lượng điểm ảnh trên một đơn vị dài (thường là inch). Độ phân giải (Resulotion, Pixel\Inch, DPI) của ảnh bằng 72 nghĩa là có 72 điểm ảnh trên một inch dài. Nếu độ phân giải thấp thì lượng điểm ảnh ít, khi đó diện tích của một Pixel lớn dẫn đến ảnh sẽ không rõ nét. Tuy nhiên, nếu cho độ phân giải quá cao thì dung lượng của File ảnh sẽ tăng cao. Hình 1.2. Độ phân giải. 1.2.3. Vùng chọn Là miền được giới hạn bằng đường biên có nét đứt, được dùng để quy vùng xử lý riêng. Mọi thao tác xử lý hình ảnh chỉ có tác dụng bên trong vùng chọn (Selection). Vùng chọn được tạo ra bằng các công cụ tạo vùng chọn hoặc một số lệnh tạo vùng chọn khác. 1.2.4. Layer Là lớp ảnh, trong một Layer chứa các vùng chọn có điểm ảnh và không có điểm ảnh. Vùng không có điểm ảnh gọi là vùng trong suốt (Transparent). 1.2.5. Màu Forground, Màu Background Là hai hộp màu cơ bản nằm trên hộp công cụ, biểu tượng của hai công cụ này là hai hình vuông chồng lên nhau nằm ở gần cuối hộp công cụ. - Màu Forground: là màu sẽ được tô vào ảnh - Màu Background: là màu sẽ được tô vào giấy. Mặc định màu Foreground là màu đen, còn màu Background là màu trắng. Để thay đổi màu mặc định, kích chuột vào từng ô màu để thay đổi. Muốn trở về màu mặc định, nhấn phím D và để thay đổi qua lại giữa hai màu, nhấn phím X. 1.3. Khởi động chương trình - Click vào nút Start. - Chọn All Program\Adobe Photoshop CS5. - Cửa sổ chương trình Photoshop CS5 xuất hiện. 25
  28. 1.4. Giao diện Photoshop Cửa sổ làm việc của Photoshop bao gồm 5 thành phần cơ bản là: Thanh menu, thanh Option, thanh trạng thái, hộp công cụ và các Palette. Giao diện của Photoshop CS5 cơ bản như sau: Hình 1.3. Giao diện Photoshop. 1.4.1. Thanh menu Bao gồm 11 menu phụ: File, Edit, Image, Type, Select, Layer, Filter, 3D, View, Window và Help. - menu File: chứa các lệnh về đóng hoặc mở, tạo mới ảnh hay các lệnh nhập xuất ảnh. - menu Edit: chứa các lệnh về Copy, Cut, Paste, tô màu hay xoay ảnh. - menu Image: Chứa các lệnh để thay đổi thuộc tính hay chỉnh sửa ảnh. - menu Type: chứa các lệnh để thay đổi thuộc tính hay chỉnh sửa chữ. - menu Layer: chứa các lệnh thao tác với Layer. - menu Select: chứa các thao tác với vùng chọn: lưu, hủy chọn hay làm mới. - menu Filter: chứa các nhóm bộ lọc của Photoshop. - menu 3D: chứa các lệnh liên kết với 3D. 26
  29. - menu View: chứa các lệnh về xem ảnh. - menu Window: bật hoặc tắt các Palettes. - menu Help: trợ giúp. 1.4.2. Thanh Option Nằm dưới thanh menu. Đây là nơi trình bày các tùy chọn và các thuộc tính của các công cụ. 1.4.3. Thanh trạng thái Nằm dưới cùng của màn hình làm việc. Thể hiện các thông tin về tập tin ảnh khi đang thao tác với tập tin ảnh đó như độ phóng đại, kích cỡ của tài liệu. 1.4.4. Hộp công cụ 27
  30. Hình 1.4. Hộp công cụ (Toolbox). Hộp công cụ (Tool Box) là nơi chứa các công cụ của chương trình. các công cụ được chia làm 3 nhóm: - Nhóm công cụ tạo vùng chọn, di chuyển và cắt ảnh. - Nhóm công cụ tô vẽ. - Nhóm công cụ tạo Path, chỉnh sửa Path và gõ Text. Ngoài các công cụ, Toolbox còn chứa các phím chuyển đổi qua lại giữa các chế độ làm việc và 2 ô màu Foreground và màu Background. 1.4.5. Các nhóm bảng 28
  31. Các nhóm bảng (Palette) này dùng để quản lý hình ảnh và các tính chất khác của File ảnh. Gồm các nhóm bảng sau: Hình 1.5. Các nhóm bảng (Palettes) - Nhóm 1: + Bảng Navigator: quản lý việc xem ảnh. + Bảng Info: thông tin màu sắc và toạ độ của địa điểm mà con trỏ đặt tới. - Nhóm 2: + Bảng Color: quản lý màu sắc. + Bảng Swatches: quản lý những màu cho sẵn. + Bảng Styles: quản lý những hiệu ứng cho sẵn. - Nhóm 3: + Bảng Layer: quản lý lớp. + Bảng Channels: quản lý kênh. + Bảng Path: quản lý Path. + Bảng History: quản lý các thao tác đã làm đối với File ảnh. + Bảng Action: quản lý các thao tác tự động. 1.5. Các thao tác điều khiển giao diện 1.5.1. Các chế độ làm việc của màn hình - Standard Screen Mode: chế độ thông thường. 29
  32. - Full Screen Mode With menu Bar: chế độ tràn màn hình có thanh menu (cửa sổ File ảnh được phóng to hết cỡ. Maximize). - Full Screen Mode: chế độ tràn màn hình không có thanh menu. Muốn chuyển qua lại giữa các chế độ này, chỉ cần gõ phím F hoặc nhấp vào bộ phím chuyển đổi các chế độ màn hình trên thanh công cụ. 1.5.2. Thao tác với thanh menu Cũng giống như các ứng dụng khác của Windows. Trong chương trình các menu được bố trí nằm ngang trên màn hình. Khi chọn một menu các bảng con hiện ra để chọn các menu tương ứng. Nếu menu con có một hình tam giác ở bên phải, điều này cho biết menu đó còn có chứa các menu con bên trong. Ở giáo trình này thống nhất như sau: Khi có một dòng lệnh “chọn menu Image\Mode\RGB”, dòng lệnh này thể hiện các thao tác lần lượt như sau: - Bước 1 chọn menu Image. - Bước 2 chọn menu con của Image là menu Mode. - Bước 3 chọn menu con của Mode là menu RGB. 1.5.3. Thao tác với hộp công cụ - Click vào biểu tượng của công cụ cần sử dụng. - Nếu công cụ chọn có biểu tượng mũi tên hình tam giác nằm ở góc bên phải cho biết có nhiều dạng khác nữa của công cụ này. Khi thao tác Click vào biểu tượng của công cụ và giữ khoảng một giây các công cụ khác cùng nhóm sẽ hiện ra, khi đó chọn công cụ cần sử dụng. - Khi đã làm việc quen thuộc với chương trình, có thể sử dụng phím tắt để chọn nhanh hơn các công cụ. 1.5.4. Thao tác với các bảng Mặc định, xuất hiện các nhóm bảng chồng lên nhau, có thể cho xuất hiện hoặc ẩn bảng bằng cách chọn menu Window\tên bảng. Khi tên bảng nào được chọn, bảng đó sẽ xuất hiện trên các bảng khác trong nhóm bảng. Nếu bỏ dấu chọn thì bảng đó bị đóng lại hoặc ẩn dưới trong nhóm bảng. Có thể sắp xếp lại các bảng như sau: - Nhấn phím Tab để làm ẩn hoặc xuất hiện tất cả các bảng đang mở, hộp công cụ và thanh tùy chọn. - Nhấn phím Shift+Tab để ẩn hoặc xuất hiện tất cả các bảng hiện có trên màn hình (trừ hộp công cụ và thanh tùy chọn). 30
  33. - Nhấn vào Tab của bảng để đưa bảng ẩn ở dưới lên trên cùng trong nhóm bảng - Drag thanh tiêu đề của nhóm bảng sang vị trí khác để di chuyển nhóm bảng - Drag Tab của bảng chọn ra khỏi nhóm bảng. 1.5.4. Sử dụng thước, lưới và đường gióng Khi hình ảnh được xuất ra in ấn, để cho hình ảnh theo kích thước thực tế, chương trình thường dùng thước và đường gióng để cân chỉnh. 1.5.4.1. Thước - Cho thước (Ruler) hiển thị hoặc ẩn: chọn menu View\Ruler hoặc sử dụng phím Ctrl + R. Đơn vị mặc định của thước là Inch. 1.5.4.2. Lưới - Cho lưới (Grid) hiển thị hoặc ẩn: chọn menu View\Show\Grid hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + dấu ’. 1.5.4.3. Đường gióng Đường gióng (Guides) có 2 loại là đường gióng đứng và gióng ngang. - Tạo đường gióng đứng bằng cách Click vào thước dọc Drag vào vùng làm việc. - Tạo đường gióng ngang bằng cách Click vào thước ngang Drag vào vùng làm việc. - Tạo đường gióng tại vị trí xác định: chọn menu View\New Guide\Nhập vị trí - Hiển thị hoặc ẩn đường gióng: chọn menu View\ Show\Guides hoặc sử dụng phím Ctrl + dấu ;. - Khóa đường gióng: chọn menu View\Lock Guides. - Bắt dính hình ảnh vào đường gióng: chọn menu View\SnapTo\Guides. - Di chuyển đường gióng: chuyển sang công cụ Move hoặc phím tắt là V, Click vào đường gióng Drag đến vị trí mới. - Xóa một đường gióng: chuyển sang công cụ Move hoặc phím V, Click vào đường gióng Drag ra ngoài vùng làm việc. - Xóa tất cả đường gióng: chọn menu View\Clear Guides. 1.6. Thao tác với File 1.6.1. Mở File ảnh 31
  34. - Trên thanh menu chọn lệnh File\Open hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + O, hộp thoại xuất hiện và chọn File cần trong thư mục lưu trữ. Hoặc D-Click vào chỗ trống trên nền màn hình để gọi bảng Open. 1.6.2. Tạo File mới Ta chọn menu File\New hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N, xuất hiện hộp thoại New. Hộp thoại New gồm các thông số sau: - Mục Name: đặt tên cho File mới. - Mục Width: nhập kích thước cho chiều ngang. - Mục Height: nhập kích thước chiều dọc. - Mục Resolution: nhập độ phân giải (mặc định = 72). - Mục Color Mode: chọn chế độ màu (thường là RGB). - Mục Background Contents: chọn thuộc tính màu Background cho lớp. Hình 1.6. Hộp thoại New + White: chọn màu Background là màu trắng. + Background Color: chọn là màu Background. + Transparent: chọn màu Background là trong suốt (không màu). 1.6.3. Đóng và lưu File Khi hoàn thành công việc, có thể lưu tập tin với nhiều định dạng khác nhau. Nếu công việc chưa xong, nên lưu lại ở dạng chuẩn của Photosop là PSD để sau này còn làm việc tiếp tục. Thao tác lưu tập tin như sau: - Chọn menu File\Save (lưu ở định dạng PSD) - Chọn menu File\Save As (lưu ở định dạng khác). 32
  35. Sau khi chọn lệnh chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại Save As lưu File với các tùy chọn như sau: + Save in: chỉ ra thư mục muốn lưu. + File name: đặt tên tập tin muốn lưu. + Format: chọn định dạng của tập tin như PSD, JPEG, JPG, GIF) + Save Option: lưu thành bản sao khác với các tùy chọn. Hình 1.7. Hộp thoại Save As 1.7. Chọn màu hiện hành 1.7.1. Dùng Palettes Swatches Bảng Swatches là tập hợp những màu được pha sẵn. Có thể chọn màu cho hộp màu Foreground bằng cách kích phím chuột lên một màu trong bảng này. Muốn bổ sung màu cho bảng này bằng màu Foreground hiện hành, kích vào phím Create new Swatch of Foreground Color dưới đáy bảng. 33
  36. Hình 1.8. Palettes Swatches 1.7.2. Dùng Palette Color Có thể chọn nhanh màu cho 2 hộp màu Foreground và màu Background qua bảng này bằng cách chỉ định màu trên thanh màu ở dưới đáy bảng hoặc nhập chỉ số % các màu thành phần. Để thay đổi màu thành phần trên bảng (RGB, CMYK) vào menu con của bảng Color và chọn hệ màu cần sử dụng. Nếu thấy xuất hiện biểu tượng cảnh báo ở góc trên bên trái bảng, có nghĩa màu đang chọn vượt quá cung bậc màu. Hình 1.9. Palette Color 1.7.3. Dùng hộp Color Picker Chọn màu cho 2 hộp Màu mặt tiền và hậu cảnh qua bảng Color Picker gồm những thao tác sau: - Nhập các giá trị tương ứng vào các ô thành phần của các hệ màu HSB hoặc RGB, Lab, CMYK. - Drag bên dải màu nằm bên phải để xác định tông màu. nhấn chuột bảng màu bên trái để xác định sắc độ của tông màu. Nếu làm với ảnh WEB đánh dấu vào ô Only Web Colors rồi chọn sắc độ tương ứng hoặc nếu xác định được mã màu thì nhập mã vào ô có dấu #. 34
  37. Hình 1.10. Hộp thoại Color Picker 1.8. Một số thao tác với hình ảnh 1.8.1. Điều chỉnh tỉ lệ hình ảnh (Zoom) - Phóng ảnh Kích chuột vào biểu tượng kính lớp trên hộp công cụ, sau đó Click vào File ảnh cần phóng to hoặc giữ và Drag đến vị trí cần phóng to - Thu nhỏ Làm tương tự như phóng to nhưng khi R-Click giữ phím Alt - Các phím tắt + Ctrl + dấu+: phóng to (Zoom In). + Ctrl + dấu -: thu nhỏ (zoom out). + Ctrl + Alt + dấu +: phóng to ảnh đồng thời phóng to cửa sổ File ảnh. + Ctrl + Alt + dấu -: thu nhỏ ảnh đồng thời phóng to cửa sổ File ảnh. + Ctrl + 0: thu ảnh về mức độ vừa phải. + Ctrl+ Alt + 0: thu về 100%. 1.8.2. Di chuyển hình ảnh Khi phóng File ảnh lớn, muốn xem ảnh ở khu vực khác có thể dùng 2 thanh cuộn trên 2 cạnh ngang và dọc của File ảnh, hoặc có thể mượn công cụ Hand trong khi sử dụng một công cụ nào đó. Bằng cách giữ phím spacebar (phím cách) trên bàn phím, xuất hiện biểu tượng hình bàn tay của công cụ Hand và dùng nó 35
  38. để dịch chuyển cửa sổ làm việc sang khu vực khác. Sau khi thả phím spacebar ra, công cụ Hand biến mất, trả lại công cụ hiện hành. 1.8.3. Lệnh Canvas size Thay đổi kích thước trang vẽ của File ảnh mà không thay đổi kích thước của hình ảnh. Chọn lệnh Image\Canvas Size trên thanh menu. Xuất hiện hộp thoại Canvas Size như sau: Hình 1.11. Hộp thoại Canvas Size - Nhập kích thước mới cho File ảnh trong mục New Size. - Chọn hướng thay đổi và điểm mốc thay đổi kích thước File ảnh ở mục Anchor. 1.8.4. Lệnh Image Size Lệnh này dùng để kiểm tra và điều chỉnh kích thước, độ phân giải của File ảnh. Để tiến hành chọn menu Image\Image Size. Hộp thoại Image Size hiện ra như sau: 36
  39. Hình 1.12. Hộp thoại Image Size - Mục Pixel Dimenson: Kích thước của File ảnh tính bằng đơn vị Pixel và dung lượng chiếm dụng bộ nhớ của File ảnh. - Mục Document Size: Kích thước thực và độ phân giải của File ảnh. - Tùy chọn Constrain Proportion: Duy trì tỷ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc của File ảnh khi thay đổi giá trị của 1 chiều. - Tùy chọn Resample Image: Duy trì mối tương quan giữa kích thước và độ phân giải. 1.8.5. Nhân bản cửa sổ Canvas - Lệnh Duplicate Tạo bản sao của File ảnh hiện hành, nhưng chưa được lưu. Để tiến hành chọn menu Image\ Duplicate. B. Câu hỏi - Bài tập 1. Trình bày các thành phần và chức năng cơ bản trong cửa sổ làm việc. 2. Trình bày các thao tác với File, chọn màu và các thao tác với hình ảnh. 3. Bài tập về thao tác điều khiển giao diện của chương trình. - Cho ẩn, hiện hộp công cụ, các bảng trên cửa sổ lảm việc. - Sắp xếp bảng để thuận tiện làm việc. - Cho ẩn, hiện thước, lưới và đường gióng. - Mở một File ảnh, phóng to thu nhỏ ảnh đó. - Mở nhiều File ảnh, sắp xếp các file ảnh để làm việc. - Nhân bản Canvas để làm việc. C. Ghi nhớ 37
  40. 1. Các khái niệm cơ bản. Cách khởi động chương trình Photoshop. 2. Các thao tác điều khiển giao diện và thao tác với File. 3. Chọn màu hiện hành và một số thao tác với hình ảnh. 38
  41. CHƯƠNG 2 TẠO VÀ HIỆU CHỈNH VÙNG CHỌN Mục tiêu: - Phân biệt được chức năng của các lệnh và công cụ tạo vùng chọn. - Phân biệt các lệnh trích hình ảnh, xén hình ảnh và biến ảnh. - Sử dụng thành thạo các lệnh và công cụ để tạo và hiệu chỉnh vùng chọn. - Thực hiện thành thạo các thao tác trên vùng chọn. - Sử dụng thành thạo lệnh trích ảnh, các lệnh xén hình ảnh, các lệnh xoay Canvas và các lệnh biến ảnh. - Tuân thủ các qui tắc ghép ảnh. - Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh và chọn lựa công cụ hoặc lệnh phù hợp để tạo ra những hình ảnh thẩm mỹ và có tính nghệ thuật cao. A. Nội dung: 2.1. Tạo vùng chọn Tạo vùng chọn là một thao tác cơ bản rất thường dùng trong Photoshop. Khác với các phân mềm chỉnh sửa ảnh được cung cấp sẵn trên Windows chỉ chọn được những vùng chọn hình vuông, hình chữ nhật, chương trình cung cấp cho những công cụ tạo vùng chọn theo một hình dáng bất kỳ và có thể kết hợp các vùng chọn lại với nhau để tạo thành một vùng chọn theo yêu cầu. - Vùng chọn là vùng hình ảnh (có thể là một phần hoặc toàn bộ ảnh) giới hạn phạm vi bên trong một đường biên hình nét đứt chuyển động khép kín. - Khi thực hiện các công cụ xử lý trên vùng chọn sẽ không ảnh hưởng đến các vùng hình ảnh khác. Hình 2.1. Các vùng chọn. 2.1.1. Chọn toàn bộ phạm vi Canvas Vùng chọn là toàn bộ vùng làm việc (Canvas). Để thực hiện Click chọn menu Select\All hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+A. 39
  42. Hình 2.2. Vùng chọn là toàn bộ vùng làm việc. 2.1.2. Chọn tất cả điểm ảnh không trong suốt trên một lớp. Muốn chọn tất cả điểm ảnh không trong suốt trên một lớp. Trước tiên cho hiển thị bảng Layers (phím F7). Sau đó chọn một công cụ bất kỳ nào trên hộp công cụ. Click và đồng thời nhấn phím Ctrl vào biểu tượng Thumbnail của lớp cần chọn. Nếu là lớp Background phải chuyển về lớp thường trước khi chọn Hình 2.3. Vùng chọn tất cả điểm ảnh không trong suốt trên một lớp. 2.1.3. Dùng nhóm Marquee Tool tạo vùng chọn Nhóm công cụ này nằm ở vị trí thứ 2 trên hộp công cụ, biểu tượng là một hình vuông đứt nét. Dùng để tạo vùng chọn hình chữ nhật, hình vuông, hình elip, hình tròn, một dòng điểm ảnh hoặc một cột điểm ảnh. R-Click vào biểu tượng sẽ xuất hiện bốn công cụ là: Rectangular Marquee, Elliptical Marquee, Single Row Marquee, Single Column Marquee Hình 2.4. Nhóm công cụ Marquee. 40
  43. 2.1.3.1. Công cụ Rectangular Marquee Tạo vùng chọn hình chữ nhật hoặc hình vuông. Thao tác như sau: - Chọn công cụ trên hộp công cụ hoặc phím M. - Click để xác định điểm đầu của vùng chọn. - Drag tới điểm thứ hai thả chuột ra được vùng chọn hình chữ nhật. - Giữ Shift: tạo vùng chọn hình vuông. - Giữ Alt + Drag: tạo vùng chọn hình chữ nhật có tâm là điểm đầu. - Giữ Alt + Shift + Drag: tạo vùng chọn hình vuông có tâm là điểm đầu. Hình 2.5. Thao tác công cụ Rectangular Marquee. 2.1.3.2. Công cụ Elip Marquee Tạo vùng chọn là hình elíp hoặc hình tròn. Thao tác: - Chọn công cụ trên hộp công cụ hoặc phím tắt là M. - Click để xác định điểm đầu của vùng chọn. - Drag tới điểm thứ hai thả chuột ra được vùng chọn hình elip. - Giữ Shift: tạo vùng chọn hình tròn. - Giữ Alt + Drag: tạo vùng chọn hình elip có tâm là điểm đầu. - Giữ Alt + Shift + Drag: tạo vùng chọn hình tròn có tâm là điểm đầu. 41
  44. Hình 2.6. Thao tác công cụ Elip Marquee. 2.1.3.3. Thanh tùy chọn của hai công cụ Rectangular và Elip Marquee - Hộp Feather: nhập độ Feather cho vùng chọn. Feather là độ mờ dần ra, tính từ biên vùng chọn một lượng ảnh bằng giá trị nhập vào. - Hộp style: định dạng cho vùng chọn, có 3 định dạng: + Normal: cho phép vẽ vùng chọn có kích thước tùy ý. + Constrained aspect radio: thiết lập tỷ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc của vùng chọn. + Fixed Size: thiết lập chính xác kích thước cho vùng chọn. Hình 2.7. Thanh tùy chọn của 2 công cụ Rectangular và Elip Marquee. Ngoài ra còn một vài thuộc tính như: - Giữ phím Shift và Drag một vùng chọn khác đang hiển thị, thì thêm vào vùng chọn. - Giữ phím Alt và Drag Selection Marquee khi một vùng chọn khác đang hiển thị, thì bớt đi ở vùng chọn. - Để hủy chọn vào menu Select\Deselect hoặc nhấn phím Ctrl + D. *Các tùy chọn được xác lập trên thanh thuộc tính (Options bar) 42
  45. Hình 2.8. Thanh tùy chọn của 2 công cụ Rectangular và Elip Marquee. 2.1.3.4. Các công cụ Marquee khác - Công cụ Single Row Marquee Tạo vùng chọn có bề dày là 1 Pixel chạy suốt chiều ngang của File ảnh. - Công cụ Single Column Marquee Tạo vùng chọn có bề dày là 1 Pixel chạy suốt chiều dọc của File ảnh. 2.1.4. Tạo vùng chọn bất kỳ bằng công cụ Lasso (L) Trong hộp công cụ, biểu tượng nhóm công cụ Lasso là hình cuộn dây, nằm vị trí thứ ba. Dùng để tạo những vùng chọn có hình bất kỳ. R-Click vào biểu tượng sẽ xuất hiện ba công cụ: Lasso, Polygonal Lasso, Magnetic Lasso. Hình 2.9. Nhóm công cụ Lasso. 2.1.4.1. Công cụ Lasso Cho phép tạo vùng chọn có hình bất kỳ bằng tay. Thao tác như sau: - Click vào 1 điểm và Drag để vẽ vùng chọn. Khi buông chuột vùng chọn sẽ tự động đóng lại, tạo ra một đường thẳng nối điểm đầu và điểm cuối với nhau. - Nếu nhấn phím Alt thì công cụ này sẽ tạm thời chuyển sang công cụ Polygonal Lasso. Khi buông phím Alt vùng chọn được đóng lại. - Nhấn phím Esc hủy bỏ thao tác. 43
  46. - Khi các vùng bị che khuất khó có thể thao tác, nhấn phím Space Bar công cụ sẽ lập tức chuyển sang công cụ Hand (biểu tượng hình bàn tay) lúc này có thể di chuyển co trỏ đến những vùng bị che khuất. Khi buông phím Space Bar con trỏ trở về công cụ Lasso và tiếp tục chọn những điểm kế tiếp. Hình 2.10. Thao tác công cụ Lasso 2.1.4.2. Công cụ Polygonal Lasso Dùng để tạo ra vùng chọn có hình đa giác, chỉ vẽ được đường thẳng. Có ưu thế hơn với công cụ Lasso khi chọn những đối tượng có góc cạnh. Thao tác như sau: - Click chọn điểm đầu. Sau đó đưa con trỏ tới điểm kế tiếp và Click để tạo một đoạn thẳng. Tiếp tục như thế cho đến khi giáp điểm đầu thì buông chuột vùng chọn sẽ tự động đóng lại, tạo ra một vùng chọn hình đa giác. - Khi đưa chuột đến điểm kế tiếp. Nếu Click thêm phím Shift thì đoạn thẳng sẽ nằm ngang, dọc hoặc xiên theo hướng 450. - Nhấn phím Alt, công cụ này sẽ chuyển sang công cụ Lasso. - Nhấn phím Esc để hủy bỏ thao tác. - Khi đưa chuột đến điểm kế tiếp bị lỗi, có thể nhấn phím Delete hoặc phím Backspace trên bàn phím để xóa hết những nút lỗi đó rồi chọn điểm kế tiếp - Khi các vùng bị che khuất khó thao tác, nhấn phím Space Bar sẽ chuyển sang công cụ Hand, lúc này có thể di chuyển con trỏ đến những vùng bị che khuất. Khi buông phím Space Bar con trỏ trở về công cụ Polygonal Lasso và tiếp tục chọn những điểm kế tiếp. 44
  47. Hình 2.11. Thao tác công cụ Polygonal Lasso 2.1.4.3. Công cụ Magnetic Lasso Là công cụ cuối cùng của nhóm Lasso. Do nó sẽ tự động nhận biết được đường biên của sự tách biệt màu. Vì vậy nó được dùng tốt nhất cho những bức ảnh có đường biên phức tạp nằm trên nền tương phản màu với đường biên đó. Thao tác như sau: - Click chọn điểm đầu. Sau đó đưa con trỏ rê vào đường biên của đối tượng muốn chọn. Tiếp tục như thế cho đến khi giáp điểm đầu thì buông chuột vùng chọn sẽ tự động đóng lại, tạo ra một vùng chọn theo đường biên của đối tượng. - Khi thao tác có những điểm công cụ hút sai, nhấn phím Delete hoặc phím Backspace để xóa nút sai đi và Click định vị điểm tiếp theo. Tiếp tục buông chuột trái ra cho nó tự động hút cho đến khi hoàn thành. - Nhấn phím Alt, chuyển sang công cụ Polygonal Lasso. - Nhấn phím Esc để hủy bỏ thao tác - Khi các vùng bị che khuất khó thao tác, nhấn phím Space Bar lập tức chuyển sang công cụ Hand, lúc này có thể di chuyển con trỏ đến những vùng bị che khuất. Khi buông phím Space Bar con trỏ trở về công cụ Magnetic Lasso và tiếp tục chọn những điểm kế tiếp. 45
  48. Hình 2.12. Thao tác công cụ Magnetic Lasso 2.1.5. Nhóm công cụ chọn nhanh Magic Wand Dùng nhóm công cụ này chọn nhanh dựa trên những vùng màu tương đồng. R- Click vào biểu tượng sẽ xuất hiện hai công cụ: Quick Selection, Magic Wand. Hình 2.13. Nhóm công cụ Magic Wand 2.1.5.1. Công cụ Quick Selection Tạo ra vùng chọn dựa trên những vùng màu tương đồng, tùy theo đầu cọ chọn sử dụng. Mặc định của đầu cọ là hình tròn, cho nên khi Click để chọn, chương trình sẽ xét theo những vùng màu trong hình tròn để chọn càc màu tương tự xung quanh. Vì vậy kích thước của đầu cọ càng lớn thì khả năng các điểm màu khác nhau càng nhiều. a. Thanh thuộc tính của công cụ Quick Selection 46
  49. Hình 2.14. Thanh thuộc tính công cụ Quick Selection. b. Bảng điều chỉnh đầu cọ của công cụ Quick Selection Hình 2.15. Bảng điều chỉnh đầu cọ của công cụ Quick Selection. c. Phím tắt điều chỉnh nhanh đầu cọ của công cụ Quick Selection + Nhấn phím [ để giảm kích cỡ đầu cọ + Nhấn phím ] để tăng kích cỡ đầu cọ + Nhấn tổ hợp phím Shift + [ để làm mềm nét cọ + Nhấn tổ hợp phím Shift + ] để làm sắc nét cọ d. Thao tác tạo vùng chọn của công cụ Quick Selection - Click chọn điểm đầu. Sau đó đưa con trỏ Drag vào vùng muốn chọn thêm hoặc trừ bớt. Tiếp tục như thế cho đến khi chọn được đối tượng. - Nhấn tổ hợp phím Shift + W để chuyển đổi qua công cụ Magic Wand. 47
  50. Hình 2.16. Thao tác công cụ Quick Selection. 2.1.5.2. Công cụ Magic Wand Tool Tạo ra vùng chọn dựa trên những vùng màu tương đồng với màu nơi công cụ gõ vào. Khi đặt thông số Tolerance (dung sai của màu từ 0 - 255) trên thanh thuộc tính càng cao mức độ tự động nhận biết màu mở rộng càng lớn a. Thao tác tạo vùng chọn của công cụ Magic Wand Tool - Chọn công cụ Magic Wand từ hộp công cụ, thanh thuộc tính của Magic Wand chứa các tùy chọn, thay đổi các tùy chọn này để điều khiển công cụ làm việc hợp lý hơn. - Xác định chỉ số trong hộp Tolerance. Chỉ số trong hộp Tolerance quyết định tới mức độ nhận biết màu tương đồng của công cụ, chỉ số càng lớn công cụ sẽ càng mở rộng vùng chọn có màu tương đồng. - Click chọn điểm đầu sẽ tạo thành một vùng chọn. - Sau đó Click các nút tương ứng trên thanh công cụ: cộng, trừ, giao với vùng chọn mới - Đưa con trỏ vào vùng muốn chọn thêm, trừ bớt hoặc lấy phần giao nhau rồi Click. Cứ tiếp tục như thế lặp lại cho đến khi chọn được đối tượng muốn chọn. - Nhấn tổ hợp phím Shift + W để chuyển đổi qua công cụ Quick Selection. 48
  51. Hình 2.17. Thao tác tạo vùng chọn của công cụ Magic Wand Tool. b. Thanh thuộc tính của công cụ Magic Wand Tool - Hộp nhập Tolerance: xác định số lượng tông màu tương đương nhau được chọn khi nhấn chuột lên một điểm trên ảnh. Tolerance có giá trị mặc định là 32, điều này có nghĩa vùng chọn sẽ có 32 tông màu sáng hơn và 32 tông màu tối hơn. Giá trị Tolerance nằm trong phạm vi từ 0 - 255 (có 256 tông màu). - Sample All Layer: khi tùy chọn này không được chọn (mặc định), công cụ Magic Wand chỉ lấy mẫu màu và tạo vùng chọn cho layer hiện hành. Khi tùy chọn này được chọn, việc lấy mẫu màu và tạo vùng chọn sẽ được áp dụng cho tất cả các layer đang hiển thị. 49
  52. Hình 2.18. Thanh thuộc tính của công cụ Magic Wand Tool. 2.1.6. Dùng lệnh Color Range tạo vùng chọn Lệnh này nằm trong menu Select, cho phép chọn theo màu trên toàn bộ hình ảnh hoặc trên vùng chọn hiện hành. Lệnh Color Range được sử dụng nhiều để chọn các vùng có cùng đặc tính màu. Sau đó điều chỉnh sắc độ của các vùng này. 2.1.6.1. Thao tác tạo vùng chọn của công cụ Color Range - Chọn menu Select\Color Range. Hộp thoại Color Range sẽ xuất hiện. - Đưa trỏ chuột vào vùng làm việc, lúc này trỏ chuột biến đổi thành biểu tượng hình . - Click vào vùng màu cần chọn trên ảnh. Trên vùng Preview xuất hiện các vùng trắng. Đó là các vùng chọn có màu giống với màu vừa chọn. - Trên hộp thoại Drag thanh trượt Fuzziness tăng, giảm, để mở rộng hoặc thu hẹp các vùng trắng này (vùng chọn). - Để chọn được nhiều vùng màu Click vào biểu tượng hình hoặc Click và giữ phím Shift, sau đó chọn những vùng màu muốn thêm vào vùng chọn. - Để loại trừ các vùng màu không hợp lý, Click vào biểu tượng hoặc Click và giữ phím Alt, sau đó chọn những vùng màu muốn bỏ ra ngoài vùng chọn. Hình 2.19. Thao tác chọn của công cụ Color Range. 2.1.6.2. Hộp thoại Color Range: - Mục Select: chỉ định màu cần chọn. Thường dùng Sample Color để chỉ định màu cần chọn trên File ảnh. - Thanh trượt Fuzziness: mức độ nhận biết theo tông màu tương đồng. - Công cụ Eyedroper: chỉ định tông màu đầu tiên được chọn. - Công cụ Add to Sample: chỉ định thêm tông màu cần chọn. 50
  53. - Công cụ Subtract from Sample: loại bớt tông màu đã chọn. - Tùy chọn Invert: cho phép đảo ngược vùng chọn. - Mục Selection Preview: cách hiển thị vùng chọn trên File ảnh, thường để None. Hình 2.20. Thao tác chọn của công cụ Color Range 2.1.7. Dùng chế độ Quick Mask tạo vùng chọn - Chế độ Quick Mask (mặt nạ tạm thời) dùng để tách và bảo vệ bức ảnh, giúp hiệu chỉnh vùng chọn dùng làm mặt nạ mà không cần vào Palette Channels. Nó chỉ hiện hữu tạm thời cho đến khi thoát ra khỏi chế độ Quick Mask, lúc đó các vùng biên tập trên mặt nạ sẽ biến thành vùng chọn. - Ở Chế độ Quick Mask, chương trình sẽ tạm thời chuyển qua chế độ Grayscale. Màu mặc định là đen và trắng, có thể dùng hầu hết các công cụ cũng như bộ lọc để chỉnh sửa Quick Mask. 2.1.7.1. Thao tác - D-Click vào biểu tượng Edit in Quick Mask Mode trên hộp công cụ, sẽ hiện ra một hộp thoại. Trong phần Color Indicates: - Ở chế độ mặc định là Masked Areas thì phần tô màu đỏ trong chế độ Quick mask là vùng không chọn, mà vùng chọn sẽ là vùng ngược lại. - Nếu chọn để ở chế độ Selected Areas thì phần tô màu đỏ trong chế độ Quick mask chính là vùng chọn. - Dùng công cụ Erase hoặc Brush, tô vẽ hoặc tẩy đi những vùng mặt nạ trên khu vực cần chọn. 51
  54. + Dùng Brush tô vẽ với màu trắng sẽ xoá vùng màu đỏ (mask). Nếu vẽ với màu đen sẽ thêm vùng màu đỏ. Ngược lại nếu dùng Erase tẩy với màu trắng sẽ thêm vùng màu đỏ (mask). Nếu vẽ với màu đen sẽ xóa vùng màu đỏ. + Click vào nút Edit in Standard Mode trên hộp công cụ hoặc nhấn phím Q để thoát ra khỏi chế độ Quick Mask. - Sau khi trở về chế độ Standard, những vùng mặt nạ được tô vẽ trong chế độ Quick Mask sẽ trở thành vùng chọn hoặc vùng không được chọn là tùy thuộc vào chế độ chọn trong hộp thoại Option của công cụ Quick Mask. Hình 2.21. Biểu tượng công cụ Color Range. 2.1.7.2. Thao tác nhanh - Click vào biểu tượng Edit in Quick Mask Mode trên hộp công cụ ở ngay bên dưới hai ô màu Foreground và Background hoặc chọn menu Select\ Edit in Quick Mask Mode. Cũng có thể nhấn phím Q để vào làm việc trong chế độ Quick mask. - Dùng công cụ Erase hoặc Brush, tô vẽ hoặc tẩy đi những vùng mặt nạ trên khu vực cần chọn. + Dùng Brush tô vẽ với màu trắng sẽ xoá vùng màu đỏ (mask). Nếu vẽ với màu đen sẽ thêm vùng màu đỏ. Ngược lại nếu dùng Erase tẩy với màu trắng sẽ thêm vùng màu đỏ (mask). Nếu vẽ với màu đen sẽ xóa vùng màu đỏ. + Click vào nút Edit in Standard Mode trên hộp công cụ hoặc nhấn phím Q để thoát ra khỏi chế độ Quick Mask. - Sau khi trở về chế độ Standard, những vùng mặt nạ được tô vẽ trong chế độ Quick Mask sẽ trở thành vùng không được chọn. Vùng chọn sẽ là vùng không tô vẽ. 52
  55. Hình 2.22. Vùng chọn của hộp thoại Quick mask. 2.2. Hiệu chỉnh vùng chọn 2.2.1. Di chuyển đường biên vùng chọn - Di chuyển đường biên vùng chọn khi đã hoàn thành + Dùng công cụ tạo vùng chọn, đặt con trỏ chuột vào bên trong vùng chọn và Drag vùng chọn sang vị trí khác thích hợp rồi buông chuột ra. + Chú ý: chỉ có thể di chuyển vùng chọn theo cách này chỉ khi đang sử dụng các công cụ tạo vùng chọn thuộc nhóm Marquee, Lasso. Nếu đang sử dụng các công cụ chọn khác thì phải chuyển về các chế độ này, chọn các phím tắt M, L để chuyển. Hình 2.23. Thao tác di chuyển các vùng chọn. + Dùng các phím mũi tên trên bàn phím: lên, xuống, qua trái, qua phải để di chuyển các vùng chọn đã tạo bởi bất kỳ các công cụ nào. Muốn di chuyển khoảng 53
  56. cách dài hơn thì Click và nhấn giữ thêm phím Shift rồi chọn các phím mũi tên lên, xuống, qua trái, qua phải. - Di chuyển đường biên vùng chọn khi chưa hoàn thành Trong khi đang tạo vùng chọn bằng công cụ Marquee, nhấn giữ phím Spacebar đồng thời Drag để dịch chuyển vùng chọn đến vị trí mới, buông phím Spacebar nhưng vẫn Drag để tiếp tục tạo vùng chọn. 2.2.2. Cho ẩn, hiện đường biên vùng chọn - Ẩn đường biên vùng chọn Để ẩn đường biên vùng chọn tạm thời, chọn menu View\Show, sau đó bỏ chọn Selection Egdes. Các đường biên vùng chọn sẽ biến mất. - Hiện lại đường biên vùng chọn Để hiện lại đường biên vùng chọn mà trước đây cho ẩn tạm thời, chọn menu View\Show, sau đó chọn Selection Egdes. Các đường biên vùng chọn sẽ hiện ra lại. 2.2.3. Điều chỉnh vùng chọn - Thêm vùng chọn Khi đã có một vùng chọn, nếu tạo thêm vùng chọn thứ hai, vùng chọn thứ nhất sẽ biến mất. Để có thể tạo thêm nhiều vùng chọn mới mà vẫn giữ lại vùng chọn ban đầu, chọn biểu tượng Subtract from Selection trên thanh thuộc tính hoặc Click và giữ phím Shift vẽ ra những vùng chọn mới. Vùng chọn mới nhất bao gồm vùng chọn cũ cộng với các vùng chọn tạo ra sau đó. Hình 2.24. Thao tác tạo thêm các vùng chọn. - Loại trừ bớt vùng chọn Để loại bớt vùng chọn không cần thiết, chọn biểu tượng Add to Selection trên thanh thuộc tính hoặc Click và giữ phím Alt, và tạo vùng chọn mới trùm lên vùng chọn cần loại bỏ. Vùng chọn mới nhất sẽ là vùng chọn cũ trừ đi các vùng chọn tạo ra sau đó. 54
  57. Hình 2.25. Thao tác trừ bớt các vùng chọn. - Lấy phần giao nhau của vùng chọn Khi đã có một vùng chọn, cần chọn thêm vùng chọn mới. Để lấy phần giao nhau chọn biểu tượng Intersect with selection trên thanh thuộc tính hoặc Click và nhấn giữ tổ hợp phím Alt + Shift. Vùng chọn mới được tạo ra là phần diện tích giao nhau được giữ lại của các vùng chọn cũ và mới. Hình 2.26. Thao tác tạo vùng giao của các vùng chọn - Mở rộng vùng chọn + Chọn lệnh Select\Modify\Expand. Hộp tùy chọn Expand xuất hiện, nhập vào một số từ 1-16. Vùng chọn sẽ mở rộng ra tương ứng với số Pixel nhập vào. Hình 2.27. Thao tác mở rộng vùng chọn bằng lệnh Expand. 55
  58. + Chọn lệnh Select\Grow. vùng chọn được mở rộng ra những vùng có màu tương đồng với màu vùng chọn hiện hành, nhưng chỉ mở rộng ra với vùng lân cận xung quanh vùng chọn hiện hành. Hình 2.28. Thao tác mở rộng vùng chọn bằng lệnh Grow. + Chọn lệnh Select\Similar. Tương tự như lệnh Grow, nhưng lệnh này mở rộng ra với toàn bộ vùng làm việc. Hình 2.29. Thao tác mở rộng vùng chọn bằng lệnh Grow. - Thu hẹp vùng chọn Chọn lệnh Select\Modify\Contract. Hộp tùy chọn Contract xuất hiện, nhập vào một số từ 1 -16. Vùng chọn sẽ thu hẹp lại tương ứng với số Pixel nhập vào hộp tùy chọn. 56
  59. Hình 2.30. Thao tác mở rộng vùng chọn bằng lệnh Similar. 2.2.4. Tạo khung viền cho vùng chọn Chọn lệnh Selection\Modify\Border. Hộp tùy chọn Border xuất hiện, nhập vào một số từ 1 - 64. Vùng chọn sẽ tạo ra khung viền tương ứng với số Pixel nhập vào hộp tùy chọn. Hình 2.31. Thao tác tạo khung viền cho vùng chọn. 2.2.5. Làm mềm đường biên vùng chọn Chọn lệnh Selection\Modify\Smooth. Hộp tùy chọn Smooth xuất hiện, nhập vào một số từ 1-16. Đường biên của vùng chọn sẽ được làm mềm tương ứng với số Pixel nhập vào hộp tùy chọn. 57
  60. Hình 2.32. Thao tác làm mềm đường biên vùng chọn. 2.2.6. Khử răng cưa đường biên vùng chọn Chức năng Anti-aliasing của các nhóm công cụ Lasso, Marquee và Magic Wand có tác dụng khử răng cưa của đường biên vùng chọn bằng cách làm mờ khoảng màu giao nhau giữa đường biên và của hình nền. Chỉ có những điểm màu của đường biên thay đổi chứ không ảnh hưởng đến những chi tiết khác của tấm hình. Thao tác như sau: Chọn một công cụ trên để hiện thị thanh tùy biến. Lưu ý phải đánh dấu vào hộp kiểm Anti-aliasing trước khi sử dụng những công cụ này. Một khi vùng chọn được tạo, không thể thêm chức năng này. 2.2.7. Chỉ định độ nhoè quanh đường biên vùng chọn. Chức năng Feathering của các nhóm công cụ Lasso, Marquee có tác dụng làm nhòe đường biên của vùng chọn bằng cách thiết lập một vùng giao nhau giữa vùng chọn và những điểm màu bao quanh nó. Những phần bị mờ này sẽ làm mất đi một chút chi tiết ở đường biên của đối tượng. Thao tác như sau: Chọn bất kỳ một công cụ Lasso nào hoặc Marquee, điền giá trị Feather vào thanh tùy biến công cụ từ 1-250. Giá trị này quyết định độ rộng của vùng nhòe. Hình 2.33. Thao tác làm nhòe đường biên của vùng chọn. 2.2.8. Hủy bỏ, lấy lại, đảo ngược vùng chọn - Chọn menu Select\Deselect hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + D. Lệnh này sẽ hủy bỏ vùng chọn hiện hành. - Chọn menu Select\Reselect hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + D. Lệnh này sẽ gọi lại vùng chọn vừa hủy bỏ - Chọn menu Select\Inverse hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + I. Lệnh Inverse Selection có tác dụng đảo ngược vùng chọn. Nghĩa là vùng chọn mới sẽ 58
  61. là vùng trước đó không được chọn. Còn vùng chọn hiện tại sẽ trở thành vùng không được chọn. Hình 2.34. Đảo ngược vùng chọn. 2.3. Thao tác trên vùng chọn 2.3.1. Di chuyển, sao chép vùng chọn Xếp vị trí đầu tiên của hộp công cụ là công cụ di chuyển Move. Đây là công cụ sử dụng rất nhiều trong quá trình cắt, ghép và di chuyển ảnh hay vùng chọn. 2.3.1.1. Di chuyển vùng chọn - Khi sử dụng công cụ Move di chuyển ở chế độ mặc định, thì các lớp không bị khóa đều có thể Drag bình thường. Click và Drag di chuyển tới vị trí khác rồi thả ra. - Nếu chọn công cụ Move và sử dụng các phím di chuyển của bàn phím, vùng chọn sẽ dịch chuyển theo từng Pixel. Cách này giúp cho việc di chuyển đến đúng vị trí chính xác hơn. a. Thao tác - Tạo ra một vùng chọn - Chọn công cụ Move, xuất hiện biểu tượng mũi tên và chiếc kéo. Lúc này nó sẽ cắt vùng chọn ra từ lớp hiện tại. - Drag đến vị trí khác rồi thả ra. b. Thao tác nhanh Nhấn giữ phím Ctrl trong khi sử dụng các công cụ khác trừ Pentool và Hand tool thì các công cụ này sẽ chuyển thành công cụ Move. 2.3.1.2. Sao chép vùng chọn 59
  62. Ta có thể dùng công cụ Move sao chép vùng chọn bằng cách rê chúng trong cùng một cửa sổ hoặc giữa các cửa sổ khác nhau. Dùng công cụ Move sẽ tiết kiệm bộ nhớ, vì nó không sử dụng Clipboard như trong các lệnh Copy, Copy Merge, Cut. a. Thao tác - Tạo ra một vùng chọn - Chọn công cụ di chuyển Move, sẽ thấy xuất hiện biểu tượng mũi tên và chiếc kéo. - Trong khi di chuyển đến vị trí khác nhấn giữ phím Alt rồi thả ra. Một bản sao vùng chọn được tạo ra b. Thao tác nhanh Chỉ cần nhấn giữ phím Ctrl trong khi sử dụng các công cụ khác. Trong khi di chuyển đến vị trí khác nhấn giữ phím Alt rồi thả ra. Một bản sao vùng chọn được tạo ra Hình 2.35. Di chuyển và sao chép công cụ Move. 2.3.2. Sao chụp những điểm ảnh trong vùng chọn - Lệnh Copy, Cut Chọn menu Edit\Copy hoặc gõ tổ hợp phím Ctrl + C để sao chụp tất cả các điểm ảnh nằm trong vùng chọn của lớp hiện hành. - Lệnh Copy Merged Chọn menu Edit\Copy Merged hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + C để sao chụp tất cả các điểm ảnh trong vùng chọn của tất cả các lớp dạng hiển thị. 60
  63. 2.3.3. Dán những điểm ảnh đã được sao chụp vô File hiện hành - Lệnh Paste Chọn menu Edit\Paste hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + E. Dán vùng chọn đã được sao chép hoặc cắt từ cửa sổ ảnh hiện hành (hoặc từ ảnh khác) vào cùng cửa sổ ảnh (hoặc ảnh khác) trên một lớp mới. - Lệnh Paste Into Chọn menu Edit\Paste Into hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + E. Dán vùng chọn đã được sao chép (hoặc cắt) vào bên trong một vùng chọn lớn hơn) khác trên cùng một ảnh (hoặc ảnh khác). Ảnh của vùng chọn nguồn được dán trên một lớp mới sẽ có mặt nạ của lớp chính là biên của vùng chọn đích. Lưu ý: Khi dán các vùng chọn hoặc Drag các lớp giữa các File ảnh có độ phân giải khác nhau thì độ phân giải của dữ liệu luôn được bảo toàn. Nếu vùng chọn đã được sao chép hoặc cắt có kích thước lớn hơn File ảnh hiện hành. Đối với trường hợp này nên tăng Size ảnh có cùng độ phân giải , kích thước lớn hơn trước khi tiến hành sao chép và dán. 2.2.4. Xóa toàn bộ điểm ảnh trên vùng chọn Để xóa ảnh bên trong vùng chọn, chỉ cần nhấn phím Delete hoặc phím Back Space trên bàn phím. Phần ảnh bị xóa chỉ còn lại vùng trong suốt. Lưu ý: muốn xóa các điểm ảnh thuộc lớp Background, phải đổi lớp này thành lớp thường bằng cách D-Click vào nó. 2.3.5. Chuyển đổi vùng chọn thành kênh Alpha Hình 2.36. Lưu vùng chọn. Dùng để lưu giữ vùng chọn. Thao tác như sau: - Chọn lệnh Save Selection, gọi hộp thoại Save Selection. 61
  64. - Chọn tên File hiện hành ở mục Document. - Chọn Channel\New. - Đặt tên cho vùng chọn ở mục Name. - Vùng chọn được lưu trữ dưới dạng một kênh Alpha và được quản lý bởi bảng Channels. 2.3.6. Tải vùng chọn đã lưu - Cách 1 + Chọn menu Select\ Load Selection. Một hộp thoại xuất hiện. + Chọn tên File lưu giữ vùng chọn trong mục Document. + Chọn tên kênh lưu giữ vùng chọn trong mục Channel. + Tùy chọn Invert cho phép tải vùng chọn dưới dạng nghịch đảo. + Các tùy chọn trong bảng Operation cho phép kết hợp vùng chọn sắp tải ra với vùng chọn hiện có trên File ảnh. - Cách 2 Mở bảng Channels, Drag kênh Alpha có chứa vùng chọn cần tải thả xuống mục Load Channel as Selection nằm dưới đáy bảng Chanel. Hình 2.37. Tải lên vùng chọn đã lưu. 2.4. Trích hình ảnh Trích xuất những hình ảnh phức tạp có biên không rõ ràng bị xen kẽ với nền, như là mái tóc, tán cây. Thao tác như sau: - Chọn menu Filter\Extract hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+X. 62
  65. - Bảng Extract có các công cụ nằm bên lề trái và các tùy chọn nằm bên phải, ở giữa bảng là hình ảnh xem trước của File ảnh. - Dùng công cụ Edge Hightlighter (phím tắt B) tô màu lên phần hình ảnh bị xen kẽ với nền. - Dùng công cụ Fill (phím tắt G) để tô vào phần bên trong của hình ảnh (phần không bị xen kẽ với nền). - Dùng công cụ Eraser (phím tắt E) để sửa lại những đường highlight cho hoàn chỉnh. - Click vào mục Preview để xem trước kết quả, sau đó Click OK. Sau khi kết thúc công việc, các phần ảnh nền sẽ bị xoá hết và trở thành trong suốt, chỉ còn lại hình ảnh cần trích xuất. - Nếu muốn hủy bỏ công việc hiện tại và bắt đầu làm lại vào hộp Show\Extracted\Original lấy lại hình gốc để tiếp tục trích xuất ảnh. - Khi trích ảnh xong cần chỉnh sửa vùng thừa ra bằng cách nhấn giữ phím Ctrl và công cụ Cleanup để xóa những vùng thừa hoặc nhấn giữ phím Alt và công cụ Cleanup tô vào những vùng hình ảnh còn thiếu. - Chọn công cụ Edge Touchup để làm mịn lại những vùng ảnh có nét cứng. - Khi thấy công việc đạt được kết quả mong muốn, thì Click OK. - Lưu ý khi Click OK thì không thể chỉnh sửa tiếp mà phải làm lại từ đầu. 63
  66. Hình 2.38. Trích ảnh bằng Lệnh Extract. Hình 2.39. Trích ảnh bằng Lệnh Extract. 2.5. Xén hình ảnh dùng Crop Tool 64
  67. Công cụ Crop nằm trên hộp công cụ hoặc có thể chọn nhanh công cụ này với phím C. Nó có công dụng cắt xén hình ảnh. 2.5.1. Các tùy chọn của công cụ Crop Trên thanh thuộc tính, công cụ Crop cũng cung cấp những tùy chọn để cắt ảnh với kích thước xác định. Cùng nhiều tùy chọn khác. Trên thanh tùy chọn, Click vào hộp Unconstrained và nhập kích thước vào 2 ô chiều dài, chiều rộng. Trong quá trình làm việc nếu cảm thấy cần thay đổi dạng hiển thị của Crop có thể chọn vào mục Option View: - Rule of Thirds: dạng hiển thị lưới vuông với 3 phần bằng nhau, - Grid: dạng hiển thị các ô lưới nhỏ. - Diagonal: hiển thị theo đường chéo. - Golden Ratio: dạng hiển thị gần giống với thước. - Golden Spiral: dạng hiển thị xoắn ốc. Click vào nút Set Additional Crop Options có các tùy chọn sau: - Shield: được chọn làm xuất hiện màn che bên ngoài khung xén ảnh (Phần loại bỏ). Màn che này có màu của ô Color và độ trong suốt được xác định trong Ô Opacity. - Cropped Area: không có tác dụng với lớp Background, chỉ có tác dụng với lớp thường. - Delete: sau khi xén phần ảnh bên ngoài sẽ bị xóa. - Hide: sau khi xén phần ảnh bên ngoài sẽ không bị xóa, nó chỉ ẩn đi, có thể dùng công cụ Move và Drag trong ảnh để lấy lại phần bị ẩn. - Perpective: được chọn, có thể rê kéo các nút Handle một cách độc lập không theo tỷ lệ của hộp nhập Width-Height, Trong khi Drag Click giữ phím Shift để di chuyển theo hướng ngang hoặc đứng. Khi tùy chọn này được chọn thì tùy chọn Cropped Area không có hiệu lực. 65
  68. Hình 2.40. Hộp tùy chọn của công cụ cắt xén ảnh Crop 2.5.2. Thao tác sử dụng Chọn vùng hình ảnh muốn cắt xén. Chọn công cụ Crop. Một khung xén ảnh có 8 nút sẽ xuất hiện với những dòng kẻ hiển thị vùng hình ảnh mà đã chọn. - Điều chỉnh kích thước khung xén ảnh Drag các nút nhỏ Handle ở góc của khung xén, bằng cách nhấn giữ phím Shift đồng thời Drag các cạnh của khung xén ảnh theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp. Nếu chưa nhập giá trị xác định trong hộp nhập Unconstrained. + Drag các nút góc sẽ làm thay đổi kích thước và tỉ lệ khung. + Nhấn giữ phím Shift đồng thời Drag các nút góc sẽ làm thay đổi kích thước và tỉ lệ khung không thay đổi. + Click giữ tổ hợp phím Shift + Alt đồng thời Drag các nút góc sẽ làm thay đổi kích thước từ tâm ra và tỉ lệ khung vẫn không thay đổi. + Khi Drag các nút cạnh sẽ làm thay đổi vị trí cạnh đó. + Nhấn giữ phím Alt đồng thời Drag các nút cạnh sẽ làm thay đổi kích thước từ tâm ra. Lưu ý, khi điều chỉnh lại kích cỡ cho khung xén, nếu menu View\Snap To\ Document Bounds được chọn, thì khi Drag các nút Handle để điều chỉnh đường biên của khung xén sẽ bị hút vào biên ảnh. Để loại bỏ tính năng này bỏ chọn nó hoặc nhấn giữ phím Ctrl trong khi rê kéo các nút Handle của khung xén. 66
  69. Hình 2.41. Cách điều chỉnh các nút của công cụ xén ảnh Crop. - Di Chuyển khung xén ảnh Sau khi Drag tạo khung xén ảnh, có thể trực tiếp di chuyển nó bằng cách đưa con trỏ vào phía trong khung xén ảnh và Drag nó đi. Cách khác là dùng các phím mũi tên hoặc nhấn tổ hợp phím Shift + phím mũi tên để di chuyển theo hướng mong muốn. - Xoay khung xén ảnh Di chuyển con trỏ ra ngoài khung xén. Con trỏ chuyển thành hình mũi tên cong hai đầu. Lúc này Drag để xoay khung xén theo tâm điểm. Nếu vừa nhấn giữ phím Shift và vừa Drag thì khung xén sẽ quay từng góc 15O, cũng có thể thay đổi tâm quay bằng cách đưa con trỏ vào tâm và Drag đến vị trí khác. - Thực hiện xén ảnh Khi đã điều chỉnh khung xén xong, có thể xén ảnh bằng những cách sau: + D-Click lên khung xén. + R-Click lên khung xén rồi chọn Context menu\Crop. + Click vào mục Commit Current Crop Operation. Phần ảnh không nằm trong khung hộp này sẽ bị loại bỏ hoặc ẩn đi và File ảnh sẽ có kích thước mới bằng kích thước của khung hộp này. - Hủy khung xén 67
  70. + Click phím Escape. + Click vào mục Cancel Current Crop Operation trên thanh tùy chọn. + R-Click phải vào ảnh chọn Cancel. Hình 2.42. Công cụ cắt xén ảnh Crop. 2.6. Các lệnh về khung làm việc Khi xử lý hình ảnh trên khung làm việc (Canvas), nhiều lúc cần có không gian làm việc rộng lớn hơn để chỉnh sửa. Chính vì điều này chương trình cung cấp cho một lệnh để khi cần có thể mở rộng khung làm việc. 2.6.1. Lệnh mở rộng khung làm việc Cho phép mở rộng kích thước khung hình làm việc nhưng vẫn giữ nguyên kích thước phần ảnh gốc. Các thao tác mở rộng khung hình tiến hành như sau: Hình 2.43. Hộp thoại mở rộng khung hình Canvas. 68
  71. - Chọn Image\Canvas Size sẽ xuất hiện hộp thoại Canvas. - Trong hộp thoại Canvas tiến hành xác định các tùy chọn. 2.6.1.1. Khi chưa đánh dấu tùy chọn Relative. - Trong phần New size + With: chọn chiều rộng của ảnh. + Height: chọn chiều rộng của ảnh. + Anchor: chọn định hướng mở rộng cho khung hình - Trong phần Canvas Extension Color: chọn màu Background cho phần mở rộng khung hình. *Thao tác: - Nhập chiều rộng, chiều cao mới cho hai hộp tùy chọn With, Height tính cả kích thước cũ cộng với kích thước mới. Hình 2.44. Thao tác định hướng mở rộng khung hình Canvas. - Khi Click vào khung định hướng thì tại chỗ Click sẽ giữ lại và hướng mở rộng là hướng ngược lại, ví dụ khi Click vào ô bên trên ở phía trái của khung định hướng, thì phần mở rộng sẽ mở theo hướng ngược lại là phần bên dưới và phần bên phải của khung định hướng (Xem hình 2.44). 2.6.1.2. Khi đã đánh dấu tùy chọn Relative. - Trong phần New size + With: bằng 0. Chọn kích thước mở rộng chiều ngang của khung hình. + Height: bằng 0. Chọn kích thước mở rộng chiều cao của khung hình. +Anchor: chọn định hướng mở rộng cho khung hình - Trong phần Canvas Extension Color: chọn màu Background cho phần mở rộng khung hình (Canvas). *Thao tác: 69
  72. - Nhập chiều rộng, chiều cao mở rộng cho khung hình. - Khi Click vào khung định hướng thì tại chỗ Click sẽ giữ lại và hướng mở rộng là hướng ngược lại, ví dụ khi Click vào ô bên trên ở phía trái của khung định hướng, thì phần mở rộng sẽ mở theo hướng ngược lại là phần bên dưới và phần bên phải của khung định hướng (Xem hình 2.44). 2.6.2. Lệnh xoay khung làm việc Để xoay hoặc lật toàn bộ khung làm việc tiến hành như sau: Trên thanh menu chọn lệnh Image\ Image Rotation. Xoay hoặc lật toàn bộ hình ảnh. - Các lệnh xoay (Rotate). + 1800: xoay 1800. + 900 CW: xoay 900 thuận chiều kim đồng hồ. + 900 CCW: xoay 900 ngược chiều kim đồng hồ. + Abritrary: nhập vào một góc độ dùng để xoay tùy ý. - Các lệnh lật (Flip). + Flip Horizontal: lật ngang. + Flip Vertical: lật dọc. 2.7. Biến ảnh bằng lệnh Transform Biến hình ảnh theo hai cách sử dụng là thao tác trực tiếp trên hình ảnh và dùng lệnh trên thanh menu. 2.7.1. Biến ảnh tự do Dùng biến đổi hình dạng hình ảnh bên trong vùng chọn hoặc của một lớp ảnh (VD: thu, phóng hoặc xoay ảnh). 70
  73. Hình 2.45. Các kiểu biến đổi của công cụ Free Transform. Chọn menu Edit\Free Transform hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + T. Sau khi chọn lệnh Free Transform, quanh khu vực của vùng chọn hoặc của lớp hiện hành. Lúc này xuất hiện một khung với 8 nút điều khiển (giống như khung của công cụ Crop). Có thể sử dụng 8 nút điều khiển này để biến đổi hình dạng của các điểm ảnh bên trong hoặc xoay ảnh. Click phím Enter nếu chấp nhận sự biến đổi, ngược lại Click phím Esc. - Nhấn giữ phím Shift và Drag tại các nút vuông ở góc để co giãn hình ảnh tỷ lệ hai chiều. - Drag bên ngoài các nút vuông ở góc để xoay hình ảnh. - Nhấn giữ phím Ctrl và Drag các nút vuông ở cạnh để đẩy xiên hình ảnh. - Nhấn giữ phím Ctrl và Drag các nút vuông ở góc để biến dạng hình ảnh tự do mọi hướng. - Nhấn giữ phím Ctrl +Alt + Shift và Drag các nút vuông ở góc để tạo phối cảnh. - R-Click trên hình ảnh, chọn lệnh Wrap và Drag tại các cần điều khiển để tạo hiệu ứng 3D. Hình 2.46. Các kiểu biến đổi của công cụ Free Transform. 71
  74. Hình 2.47. Các kiểu biến đổi của công cụ Free Transform. 2.7.2. Các phép biến ảnh cụ thể Dùng để thay đổi hình dạng của vùng chọn hoặc cả hình ảnh. Nhưng nó khác với lệnh Free Transform ở chỗ là lệnh Transform Selection không làm ảnh hưởng tới các điểm ảnh bên trong vùng chọn. Hình 2.48. Nhóm công cụ Transform. Để tiến hành thay đổi hình dạng của vùng chọn hoặc cả hình ảnh thao tác như sau: 72
  75. Trên thanh menu chọn lệnh Edit\Transform hoặc trong khi sử dụng Free Transform, R-Click để gọi bảng các lệnh Transform. Các lệnh có trong bảng Transform: - Scale: chỉ cho phép thu, phóng hoặc co kéo hình ảnh. - Rotate: chỉ cho phép xoay tự do hình ảnh. - Skew: kéo xiên hình ảnh. - Distort: biến dạng bằng cách bóp méo hình ảnh. - Perspective: biến dạng theo phối cảnh hình ảnh. - Warp: biến dạng bằng cách làm cong hình ảnh Các lệnh trên đây khi tiến hành chọn lệnh thì xuất hiện một khung lưới và 8 nút điều khiển. Sau đó dùng chuột Click vào các nút di chuyển, xoay, kéo, bóp méo biến dạng hình ảnh theo lệnh tương ứng. Lệnh Warp khác với các lệnh trên là khi chọn xuất hiện một khung lưới và 8 nút điểu khiển. Sau đó đưa trỏ chuột vào trong hình ảnh và Click bất cứ chỗ nào cũng có thể biến dạng được. - Rotate 1800: xoay hình ảnh 1800. - Rotate 900 CW: xoay hình ảnh 900 thuận chiều kim đồng hồ. - Rotate 900 CCW: xoay hình ảnh 900 ngược chiều kim đồng hồ. Hình 2.49. Các kiểu biến đổi của công cụ Transform. - Flip Horizonal: lật ngang hình ảnh. - Flip Vertical: lật dọc hình ảnh. 73
  76. Hình 2.50. Các kiểu biến đổi của công cụ Transform. 2.8. Biến ảnh bằng lệnh Liquify Đây là một lệnh làm biến dạng hình ảnh tùy theo tính năng từng công cụ của bảng. Để thực hiện vào thanh menu chọn Filter\Liquify hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + X. Hộp thoại xuất hiện bao gồm các công cụ sau: 2.8.1. Chức năng của các công cụ - Forward Wrap tool (W) Đây là cung cụ dịch chuyển các điểm ảnh trên hình ảnh. Click vào vùng ảnh Drag các điểm ảnh sẽ di chuyển theo hướng Drag, có thể thay đổi kích thước Brush trong các tùy chọn Brush Tool trên bảng bên phải. Khi sử dụng công cụ này, Click vào nút OK để lưu lại những thay đổi. - Rescontruct tool (M) Công cụ này giống như chức năng Undo (Ctrl+ Z), nhưng khác ở điểm là chọn những phần cần lấy lại như ban đầu bằng cách Click vào nhửng vùng điểm ảnh đó. Sau khi làm sai, cần tái tạo lại một số vùng ảnh. Có rất nhiều cách lấy lại. Tuy nhiên cách đơn giản nhất là Click vào nút Restore All Button trên tùy chọn tái tạo bảng. + Reconstruct Options: bảng tùy chỉnh của công cụ Reconstruct. Theo mặc định chế độ tái tạo lại là Revert, có nghĩa là hình ảnh sẽ trở về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên có nhiều lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào vị trí biến dạng liên quan đến một khu vực nào đó. + Auto Reconstruct: Click vào có thể tự động tái tạo lại hình ảnh bằng cách sử dụng một trong các tùy chọn trong danh sách. 74
  77. - Twirl Clockwise Tool (R,L) Làm xoắn hình ảnh, Click vào vùng điểm ảnh, các điểm ảnh sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại nếu nhấn giữ phím Alt và Drag vào vùng điểm ảnh, các điểm ảnh sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ. - Pucker Tool (P) Thu nhỏ theo hình cầu. Click vào vùng điểm ảnh, các điểm ảnh sẽ chụm lại vào tâm của Brush. - Bloat Tool (B) Ngược với Pucker Tool, làm phình to ra theo hình cầu. Click vào vùng điểm ảnh, các điểm ảnh sẽ phình ra từ tâm của Brush. - Pushleft Tool (O) + Push Tool (O) Vertical: công cụ này di chuyển điểm ảnh sang bên trái khi Drag lên và ngược lại khi Drag xuống thì nó di chuyển điểm ảnh sang bên phải. Để tăng kích thước của nó, Drag theo chiều kim đồng hồ xung quanh một đối tượng hoặc Drag ngược chiều kim đồng để làm giảm kích thước của nó. Để đảo ngược hướng trái, phải. Nhấn giữ phím Alt và Drag. +Push Tool (O) Horizontal: khi Drag từ bên trái sang bên phải các điểm ảnh sẽ di chuyển lên trên. Ngược lại nếu Drag từ bên phải sang bên trái thì các điểm ảnh di chuyển xuống dưới. - Frezze Mask (F) Đóng băng những vùng không muốn bị tác động. Khi tô mặt nạ những vùng ảnh được tô sẽ không bị ảnh hưởng. - Thaw Mask Tool (T) Làm tan băng, xóa những vùng đã tô mặt nạ. Trong Mask Options cho phép lựa chọn: - Layer Mask: hình trong suốt. - Quick Mask: để tạo mặt nạ trên hình ảnh. Chỉnh sửa mặt nạ được tạo trước đó cũng bằng cách chọn: Replace, Add, Subtract, Intersect hoặc Invert. - Hand Tool (H) Dùng để di chuyển, chỉnh từng phần khi ảnh quá lớn, - Zoom Tool (Z) Dùng để nhìn rõ các chi tiết. 75
  78. - Bảng Tool Option Chỉnh số liệu cho phù hợp. - View Mesh and Mask: Mesh là một mạng lưới hai chiều có thể được hiển thị hoặc ẩn trong View Options Panel, có thể tăng hoặc giảm kích thước Mesh, và thay đổi màu sắc của nó. Mesh và mặt nạ có thể được hiển thị hoặc ẩn. Tất cả các biến dạng được thực hiện với bất kỳ công cụ nào đều có thể lưu lại bằng cách Click vào nút Save Mesh trong. Bản Mesh được lưu trữ có thể được mở và được áp dụng lại cho bất cứ hình ảnh khác bằng cách Click vào nút Load Mesh. - Brush Size: kích thước đường kính của cọ brush. - Brush Density: mật độ Brush từ 0 đến 100. Lớn hơn giá trị, mạnh mẽ hơn các hiệu ứng trên các cạnh của đầu bàn chải. - Brush Pressure: độ Click của cọ. Khi Click mạnh cọ vùng điểm ảnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều hay ít tùy theo đặt thông số. Giá trị này này có thể được thiết lập từ 0 là áp lực thấp nhất đến 100 là cao nhất. Sử dụng một Brush thấp làm cho những thay đổi chậm hơn, vì vậy có thể dừng lại chính xác tại một thời điểm thích hợp. Hình 2.51. Các công cụ biến đổi của Liquify. 2.8.2. Các thao tác biến đổi của công cụ Liquify 76
  79. - Mở File ảnh cần sửa, nhấn tổ hợp phím Ctrl + J để nhân đôi lớp ảnh. - Chọn menu Filter\Liquify hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + X. Hộp thoại công cụ Liquify xuất hiện. - Chọn các công cụ sử dụng theo yêu cầu. - Tùy chỉnh kích thước của các công cụ và các mục cho phù hợp trong mục Tool Option. - Đưa con trỏ chuột vào vị trí cần chỉnh sửa. Click để di chuyển các điểm ảnh. Các điểm ảnh sẽ bị biến dạng theo đường cong, và từ đó có thể tùy chỉnh nắn bóp các bộ phận trên ảnh. - Khi đã chỉnh sửa xong Click vào nút OK để lưu giữ kết quả. B. Câu hỏi - Bài tập 1. Trình bày chức năng của các lệnh và công cụ tạo vùng chọn. 2. Trình bày các thao tác hiệu chỉnh vùng chọn. 3. Phân biệt cách trích và xén hình ảnh. 4. Bài tập về cách mở rộng Canvas và các cách biến ảnh. 5. Bài tập lớn: thao tác với các công cụ tạo vùng chọn. - Bước 1: tạo File mới Chọn File/ New, với các tùy chọn Width = 295, Height = 380, Resolution = 72, đặt tên cho tài liệu, lưu tài liệu. - Bước 2: mở File Start (bắt đầu) - Bước 3: mở File End (hình hoàn thành). 77
  80. - Bước 4: dùng công cụ Marquee, chọn hình quả trứng, chuyển qua công cụ Move, Drag vùng chọn sang File mới làm khuôn mặt. Dùng công cụ Magic Wand chọn vùng trắng xung quanh, nhấn phím Delete để xóa bỏ. - Bước 5: dùng công cụ Polygonal Lasso tạo vùng chọn xung quanh hình cái nơ, chuyển qua công cụ Move, Drag vùng chọn sang File mới. - Bước 6: dùng công cụ Eliptical Marquee kết hợp với phím Space Bar để chọn quả màu vàng, chuyển qua công cụ Move, Drag vùng chọn sang File mới. Thao tác tương tự đối với hình quả màu xám. - Bước 7: dùng công cụ Lasso tạo vùng chọn xung quanh bó cải, Drag sang File mới để làm lông mày, chuyển qua công cụ Magic Wand, chọn vùng trắng, nhấn Delete để xóa. Sau đó nhấn phím Ctrl + Shif + I để đảo ngược vùng chọn (hình bó cải được chọn). - Bước 8: nhấn phím Alt và Drag bó cải ra vị trí đối xứng với bó cải cũ. Chọn Edit\Transform\Flip Horizontal để lật hình theo chiều ngang, sắp xếp hai bó cải vào vị trí như hình mẫu để tạo lông mày. - Bước 9: dùng công cụ Eliptical Marquee kết hợp với phím Space Bar để chọn quả Kiwi (hình cái miệng), chuyển qua công cụ Move, Drag vùng chọn sang File mới, đặt vào vị trí như hình mẫu. - Bước 10: dùng công cụ Magic Wand, kết hợp với phím Shift để chọn hình cái mũi, sau đó chuyển qua công cụ Move, Drag vùng chọn sang File mới, đặt vào vị trí như hình mẫu. - Bước 11: dùng công cụ Magic Wand kết hợp với phím Shift chọn vùng cái nấm làm hình cái mũ, sau khi chọn xong, vào Select/ Invert Select để đảo ngược vùng chọn, sau đó chuyển qua công cụ Move, Drag vùng chọn sang File mới, đặt vào vị trí như hình mẫu. - Bước 12: dùng công cụ Magnetic Lasso, tạo vùng chọn ở hình miếng bưởi (để tạo cái tai) sau đó chuyển qua công cụ Move, Drag vùng chọn sang File mới, đặt vào vị trí như hình mẫu. Thao tác nhân bản làm giống như bước 8. 78
  81. - Bước 13: sắp xếp các lớp sao cho giống với hình mẫu. hình nào chưa chuẩn, dùng lệnh Edit/ Free Transform hoặc nhấn phím Ctrl+T để co kéo và điều chỉnh. - Bước 14: lưu tài liệu sau khi chỉnh sửa xong. C. Ghi nhớ 1. Cách tạo vùng chọn toàn bộ phạm vi Canvas, tất cả điểm ảnh không trong suốt. 2. Phân biệt được chức năng của các nhóm, công cụ tạo vùng chọn như nhóm Marquee, Lasso, Magic Wand, lệnh Color Range, dùng chế độ mặt nạ để chọn đối tương làm vùng chọn cho phù hợp. 3. Các thao tác hiệu chỉnh vùng chọn: - Di chuyển, cho ẩn, hiện đường biên, điều chỉnh, tạo khung viền, khử răng cưa, làm mềm, chỉ định độ nhoè quanh đường biên vùng chọn. - Hủy bỏ, lấy lại, đảo ngược vùng chọn. 4. Các thao tác trên vùng chọn: - Di chuyển, sao chép, sao chụp những điểm ảnh, dán những điểm ảnh đã được sao chụp vô File hiện hành. - Xóa toàn bộ điểm ảnh trên vùng chọn, chuyển đổi vùng chọn thành kênh Alpha, tải vùng chọn đã lưu. 5. Cánh trích, xén hình ảnh. 6. Cách mở rộng Canvas, xoay khung làm việc. 7. Các cách biến ảnh bằng Transform và Liquify. 79
  82. CHƯƠNG 3 LỚP VÀ CÁC CHẾ ĐỘ HÒA TRỘN Mục tiêu - Phân biệt các lọai lớp trong chương trình Photoshop. - Sử dụng thành thạo các thao tác trên lớp, các tính năng đặc biệt: mặt nạ lớp, nhóm xén, Style lớp. - Vận dụng các chế độ hòa trộn vào ảnh sau khi chỉnh sửa để hình ảnh có tính thẩm mỹ cao. - Rèn luyện tính tỉ mỉ, tính sáng tạo, lòng ham mê nghệ thuật. A. Nội dung 3.1. Tìm hiểu về Lớp 3.1.1. Cơ bản về Lớp Mỗi lớp trong một File của Photoshop như là một tấm phim trong suốt. Khi vẽ lên bất kỳ một tấm phim nào, vẫn có thể nhìn xuyên qua những vùng chưa được vẽ của tấm phim đó. Khi chồng các tấm phim lên nhau, vùng được vẽ của tấm phim thấp hơn vẫn được thể hiện xuyên qua vùng trong suốt của tấm phim ở trên nó. Lớp trong suốt được thể hiện dưới dạng các ô kẻ ca rô trắng và xám (trừ khi File ảnh là lớp Background). Vùng kẻ carô đó không phải là một phần của văn bản, nó chỉ có tác dụng chỉ cho biết đó là vùng trong suốt. Các lớp được quản lý bởi bảng Layers (Layer Palette). Khi mở một File ảnh, thông thường File ảnh đó được mở với chỉ có một lớp Background. Là một lớp đặc biệt, không trong suốt và luôn luôn nằm ở dưới cùng của các lớp khác. Khi chồng một lớp khác lên trên, lớp Background sẽ thể hiện những vùng chưa được bao phủ của lớp nằm trên nó. Một File ảnh, ban đầu chỉ có lớp Background, sau quá trình xử lý, File ảnh có thể sẽ có thêm nhiều lớp khác, các lớp này có được qua việc copy những điểm ảnh trong một vùng chọn của File ảnh nào đó, rồi dán vào File cần dùng. Có các dạng lớp như sau: - Lớp ảnh Bimap (Image) - Lớp ảnh Vector (Shape) - Lớp văn bản (Text) - Lớp mặt nạ (Layer Mask) - Lớp hiệu chỉnh (Adjustment) 80
  83. Hình 3.1. Bảng Layers quản lý các lớp. 3.1.2. Chọn Lớp làm việc - Cách 1: Nhấn vào tên hoặc ảnh thu nhỏ của lớp trong bảng Layer. - Cách 2: Dùng công cụ Move, nhấn giữ phím Ctrl và Click trực tiếp lên vùng ảnh cần làm việc. - Cách 3: Dùng công cụ Move, R-Click lên File ảnh, xuất hiện danh mục của lớp, chọn tên lớp cần làm việc. - Cách 4: Lớp được chọn làm việc sẽ được đổi màu sáng hơn các lớp khác. Hình 3.2. Chọn lớp để làm việc. 81
  84. 3.2. Thao tác với lớp 3.2.1. Thay đổi thumbnail của lớp Nếu do các Thumbnail của lớp quá lớn tạo các hàng quá to, gây mất nhiều thời gian khi cuộn lên xuống để xem, thay đổi kích thước bằng cách chọn menu ở góc phải bảng Layer, một hộp thoại tùy chọn của bảng Layers hiển thị chọn chọn kích cỡ của Thumbnail vừa ý, có thể thay đổi bất cứ lúc nào muốn. Hình 3.3. Thay đổi Thumbnail của lớp. 3.2.2. Tạo lớp 3.2.2.1. Tạo lớp mới phía trên lớp hiện hành - Cách 1: Click vào mục Create a new layer dưới đáy bảng Layers hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shif+Alt+N. Chương trình sẽ tạo luôn lớp mới phía trên với tên mặc định “Layer n”. - Cách 2: Vào menu Layer\New Layer. Hộp thoại New Layer hiện ra với các tùy chọn. + Name: đặt tên cho lớp. + Color: chọn màu Background cho lớp. + Mode: chọn kiểu thể hiện ảnh hưởng màu cho lớp. + Opacity: chỉnh độ trong suốt cho lớp. Sau khi nhập các tùy chọn, Click OK. Chương trình sẽ tạo lớp mới phía trên lớp hiện hành. 82
  85. - Cách 3: Nhấn giữ phím Alt và Click mục Create A New Layer (Ctrl + Shift + N). Chương trình sẽ tạo lớp mới phía trên và yêu cầu đặt tên như cách 2. 3.2.2.2. Tạo lớp mới phía dưới Layer hiện hành - Cách 1: Giữ phím Ctrl và Click mục Create a new layer. Chương trình sẽ tạo luôn lớp mới phía dưới với tên mặc định Layer n. - Cách 2: Giữ tổ hợp phím Ctrl+Alt và Click mục Create a new layer. Chương trình sẽ tạo lớp mới phía dưới và đặt tên tùy ý trong hộp thoại New Layer. Hình 3.4. Hộp tùy chọn tạo lớp mới 3.2.3. Xóa bỏ lớp - Cách 1: Chọn lớp cần xóa, vào menu Layer\ Delete Layer. - Cách 2: Drag lớp cần xóa xuống biểu tượng thùng rác (Trash) đáy bảng. - Cách 3: R-Click vào lớp cần xóa trên bảng Layers xuất hiện bảng lệnh, chọn lệnh Delete Layer. Hình 3.5. Thao tác xóa lớp. 3.2.4. Copy một lớp - Cách 1: Chọn lớp cần copy, vào menu Layer, chọn lệnh Duplicate Layer. Hộp thoại Duplicate Layer hiện ra, đặt tên và Click OK. 83
  86. - Cách 2: Drag lớp cần copy xuống mục Creat a new Layer dưới đáy bảng. Chương trình sẽ tạo luôn lớp mới có tên là: “lớp cũ copy”. - Cách 3: R-Click vào lớp cần copy để gọi menu lệnh, chọn lệnh Duplicate Layer. Hộp thoại Duplicate Layer hiện ra, đặt tên và Click OK. - Cách 4: Chuyển về công cụ Move (phím V), nhấn giữ phím Alt trong lúc Drag lớp cần nhân bản đến vị trí khác. Lớp mới có tên là: “lớp cũ copy”. Hình 3.6. Hộp tùy chọn tạo lớp Duplicate. 3.2.5. Chuyển lớp hiện hành thành lớp Background - Cách 1: Chọn lớp cần chuyển đổi sang lớp Background trong bảng Layer. Kế tiếp chọn Layer\Flatten Image. - Cách 2: Chọn lớp cần chuyển đổi sang lớp Background trong bảng Layer. Sau đó chọn Layer\New\Background From Layer. 3.2.6. Chuyển lớp Background thành lớp thường - Cách 1: D-Click vào lớp Background trong bảng Layers. Hộp thoại New Layer hiện ra với các tùy chọn: + Name: đặt tên cho lớp. + Color: chọn màu Background cho lớp. + Mode: chọn kiểu thể hiện ảnh hưởng màu cho lớp. + Opacity: chỉnh độ trong suốt cho lớp. Chọn xong, Click OK, lớp Background thành lớp mới theo tên vừa đặt. - Cách 2: Nhấn giữ phím Alt đồng thời D-Click vào lớp Background trong bảng Layers, lớp Background sẽ trở thành Layer 0. 84
  87. Hình 3.7. Hộp tùy chọn chuyển lớp Background thành lớp thường. 3.2.7. Đổi tên một lớp - Cách 1: D-Click lên tên lớp cần đổi tên và nhập tên mới. nhấn phím Enter hoặc Click ở ngoài lớp đó. - Cách 2: Click vào lớp cần đổi tên, chọn menu Layer\Rename Layer, đặt lại tên mới rồi nhấn phím Enter hoặc Click ở ngoài lớp đó. Hình 3.8. Thao tác đổi tên lớp. 3.2.8. Xác định lại thuộc tính lớp Các thuộc tính cơ bản của lớp chính là: độ trong suốt của lớp, độ trong suốt của màu tô, các chế độ hòa trộn và các chế độ khóa lớp. 3.2.8.1. Độ trong suốt của lớp Opacity có nghĩa là độ chắn sáng. Ở mức 100% tức là hoàn tòan chắn sáng và 0% tức là hoàn tòan trong suốt. Chỉ số Opacitty càng thấp thì lớp càng trong suốt và ngược lại, thay đổi giá trị này từ 0% đến 100%. Để thay đổi mức Opacity, có thể Click vào hình mũi tên bên cạnh chữ 100% và Drag thanh trượt, hoặc một cách khá tiện dụng đó là giữ con chuột vào chữ Opacity và Drag sang hai bên. 3.2.8.2. Độ trong suốt của màu tô 85
  88. Về cơ bản độ trong suốt của màu tô cũng có chức năng giống với độ trong suốt của lớp. Tuy nhiên khi sử dụng các hiệu ứng lớp thì có thể thấy rõ sự khác biệt của hai thuộc tính nói trên, có thể thay đổi thông số này từ 0% (hoàn toàn trong suốt) đến 100% (có 100% màu). Để thay đổi mức Fill, Click vào hình mũi tên bên cạnh chữ 100% và Drag thanh trượt, hoặc một cách khá tiện dụng đó là Drag vào chữ Fill và Drag sang hai bên. 3.2.8.3. Các chế độ hòa trộn Đây là chế độ hòa trộn của các lớp với nhau. Xác định được ở phần này sẽ có riêng phần chi tiết ở cuối chương. 3.2.8.4. Các chế độ khóa lớp Hình 3.9. Các chế độ khóa lớp. - Lock trasparent pixels: khóa vùng trong suốt trên lớp - Lock Image pixels: khóa không cho vẽ trực tiếp lên trên lớp - Lock Position: khóa không cho di chuyển hoặc biến đổi - Lock All: khóa toàn bộ lớp (chọn cả 3 chế độ khóa lớp ở trên) Để mở khóa toàn bộ một lớp, chỉ cần chọn lớp đó và Click vào mục Lock all một lần nữa. Biểu tượng ổ khóa trên lớp sẽ biến mất. Để mở khóa đặc tính của một lớp, chọn lớp đó rồi Click vào mục Lock all để cho các khóa đặc tính xuất hiện. Sau đó Click vào biểu tượng các khóa đặc tính tương ứng. Các biểu tượng tương ứng sẽ bị chìm đi. Nghĩa là nó đã được mở. Khi các khóa đặc tính được mở hết thì biểu tượng ổ khóa trên lớp sẽ biến mất. 3.2.9. Định lại thứ tự sắp xếp của lớp. 3.2.9.1. Thay đổi thứ tự lớp 86
  89. - Cách 1: Drag lớp cần thay đổi đến vị trí mới (trong phạm vi bảng Layer). Lưu ý đối với lớp Background không thể di chuyển được trừ khi đổi tên khác cho nó. Hình 3.10. Các chế độ khóa lớp. - Cách 2: Trên thanh menu chọn: + Layer\Bring to front hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+[: di chuyển lớp hiện hành xuống dưới cùng, trên lớp Background. + Layer\Bring forward hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+]: di chuyển lớp hiện hành lên một lớp. + Layer\Send Back Ward hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+[: di chuyển lớp hiện hành xuống 1 lớp. + Layer\Send To Back hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+]: di chuyển lớp hiện hành lên trên cùng. Hình 3.11. sắp xếp thứ tự các lớp. 3.2.9.2. Ẩn hiện bảo vệ các lớp 87
  90. - Muốn ẩn lớp nào, Click vào vùng bên trái Thumbnail có biểu tượng con mắt của lớp đó. Con mắt biến mất, hình ảnh trên lớp sẽ không xuất hiện. - Muốn hiển thị lớp ẩn, lại nhấn vào vị trí của biểu tượng con mắt của lớp đó cho nó hiện ra. Bây giờ hình ảnh trên lớp sẽ xuất hiện lại. - Giữ phím Alt đồng thời Click vào biểu tượng con mắt làm ẩn tất cả các lớp khác trừ lớp hiện hành. Hình 3.12. Các lớp bị ẩn (biểu tượng con mắt biến mất). 3.2.9.3. Nhóm các lớp thành nhóm - Cách 1: Click mục Create a new group và đặt tên nhóm. Sau đó Drag thả các lớp muốn gom lại thành nhóm vào trong nhóm mới. - Cách 2: Chọn các lớp cần gom nhóm lại với nhau. Click vào menu Layer\Group Layers hoặc nhấn tổ hợp phím (Ctrl + G). Một nhóm mới xuất hiện chứa những lớp đã chọn trước đó. - Cách 3: Chọn các lớp cần gom nhóm lại với nhau (nhấn giữ phím Shift để chọn các lớp liên tục hoặc nhấn giữ phím Ctrl để chọn các lớp rời rạc). Click vào biểu tượng ở góc phải trên cùng của bảng Layer, và chọn New Group from Layers từ menu lệnh. Hộp thoại hiện ra, đặt tên cho nhóm mới và các thuộc tính khác rồi Click OK. Một nhóm mới xuất hiện chứa những lớp đã chọn trước đó. 88
  91. Hình 3.13. Thao tác gom các lớp thành một nhóm. 3.2.9.4. Phân rã các lớp khỏi nhóm - Cách 1: R-Click vào nhóm cần phân rã. Chọn Ungroup Layers. - Cách 2: Chọn nhóm cần phân rã. Click vào menu Layer\Ungroup Layers hoặc nhấn tổ hợp phím (Shift + Ctrl + G). 3.2.9.5. Liên kết các lớp Chọn các lớp cần liên kết lại với nhau, Click vào mục Link layers có biểu tượng hình dây xích. Trên bảng Layer, bên phải các lớp liên kết xuất hiện biểu tượng . Các lớp này có thể di chuyển hoặc biến đổi cùng một lúc nhưng vẫn giữ được vị trí của từng lớp. Hình 3.14. các lớp liên kết. 3.2.9.6. Canh hàng các lớp 89
  92. Chọn các lớp cần canh hàng với nhau (nhấn giữ phím Shift để chọn các lớp liên tục hoặc nhấn giữ phím Ctrl để chọn các lớp rời rạc). Trên thanh menu chọn Layer\Align, sau đó chọn một trong các kiểu: - Top Edges: canh trên. - Botton Edges: canh dưới. - Vertical Center: canh giữa theo trục Y. - Left Edges: canh trái. - Right Edges: canh phải. - Horizontal Center: canh giữa theo trục X. Hình 3.15. Canh gióng các lớp. 3.2.9.7. Phân bố đều các lớp Phải có từ ba lớp trở lên. Chọn các lớp cần phân bố với. Trên thanh menu chọn Layer\Distribute. Sau đó chọn một trong các kiểu phân bố: Hình 3.16. Thanh thuộc tính canh gióng và phân bố các lớp. 90
  93. 3.2.10. Trộn các lớp với nhau. Càng thêm nhiều lớp vào hình ảnh, kích thước tập tin càng lớn. Khi đã hoàn thành tác phẩm như ý muốn có thể giảm kích thước của ảnh bằng cách làm phẳng ảnh thành một lớp duy nhất hay trộn các lớp lại với nhau. 3.2.10.1. Trộn lớp đang chọn với lớp dưới kế cận Trộn lớp đang chọn với lớp ngay dưới nó để trở thành một lớp. Nếu có các lớp đang được liên kết với nhau, lệnh Merge Down trở thành lệnh Merge Link (trộn các lớp đang chọn liên kết lại với nhau thành một lớp). Mặc định là khi trộn các lớp với nhau hợp thành một lớp mới. Tên của lớp mới sẽ là tên của lớp dưới cùng. Để trộn lớp đang chọn với lớp ngay dưới, vào thanh menu chọn Layer\Merge Down hoặc chọn Merge Down từ bảng Layer. Nếu sử dụng phím tắt thì nhấn tổ hợp phím Ctrl+E. 3.2.10.2. Trộn tất cả các lớp đang hiện hành Đầu tiên cho tất cả các lớp muốn trộn không ở chế độ ẩn. Trên thanh menu chọn Layer\Merge Visible hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+E. Lúc này một lớp mới hình thành và vẫn giữ nguyên các lớp ẩn. Lớp mới mang tên của lớp đang chọn. Nếu có nhiều lớp được chọn thì lớp mới mang tên của lớp đang chọn nằm trên cùng. 3.2.10.3. Làm phẳng các lớp Làm phẳng (Flatten Image) hình ảnh bằng cách trộn tất cả các lớp trên File thành một lớp Background, các lớp ẩn sẽ mất đi. Lệnh này được sử dụng khi đã hoàn thành ấn phẩm. Trên thanh menu, chọn Layer\Flatten Image hoặc chọn Flatten Image từ menu bảng Layers. 91
  94. Hình 3.17. Trộn các lớp với nhau. 3.2.11. Copy và cắt lớp 3.2.11.1. Copy vùng ảnh hay lớp đang chọn để tạo thành một lớp mới. - Để copy một vùng ảnh và tạo ra lớp mới. Đầu tiên phải tạo ra vùng chọn trên ảnh, sau đó chọn lệnh trên thanh menu: Layer\New\Layer Via Copy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+J. - Để copy một lớp và tạo ra lớp mới. Đầu tiên phải chọn lớp muốn copy, sau đó chọn lệnh trên thanh menu: Layer\New\Layer Via Copy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+J. - Drag lớp muốn copy thả vào biểu tượng tạo lớp mới ở trên bảng Layer. 3.2.11.2. Cắt vùng ảnh hay lớp đang chọn để tạo thành một lớp mới - Để copy một vùng ảnh và tạo ra lớp mới. Đầu tiên phải tạo ra vùng chọn trên ảnh, sau đó chọn lệnh trên thanh menu: Layer\New\Layer Via Cut hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+J. - Để copy một lớp và tạo ra lớp mới. Đầu tiên phải chọn lớp muốn copy, sau đó chọn lệnh trên thanh menu: Layer\New\Layer via copy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+J. 3.3. Một số tính năng đặc biệt 3.3.1. Sử dụng mặt nạ lớp Mặt nạ lớp (Layer Mask), dùng để che một phần hoặc toàn bộ hình ảnh của một lớp để tạo ra các hiệu ứng cho hình ảnh (mặt nạ của một lớp chỉ có tác dụng với lớp đó). Mặt nạ lớp được ứng dụng rất tốt trong việc ghép ảnh. 92
  95. 3.3.1.1. Tạo mặt nạ lớp - Chọn lớp cần tạo mặt nạ. - Chọn Layer\Layer Mask\Reveal All hoặc Click vào biểu tượng Add Mask ở dưới đáy bảng Layer. - Thumbnail của mặt nạ lớp xuất hiện bên phải Thumbnail của ảnh, Click vào biểu tượng của mặt nạ lớp sẽ có một viền đen mỏng bao quanh. Hình 3.18. Tạo mặt nạ lớp. 3.3.1.2. Cách sử dụng mặt nạ lớp - Sử dụng công cụ Brush hoặc công cụ Gradient để tô màu cho mặt nạ lớp. - Nếu tô màu đen, che dấu hình ảnh, nhưng không hiển thị màu đen trên ảnh. Nếu tô màu trắng sẽ làm hiện lên những hình ảnh bị che phủ. - Nếu tô màu đen với Opacity thấp, hoặc với công cụ Gradient (chọn màu chuyển từ đen đến trắng) thì sẽ làm mờ hình ảnh. - Nếu trên lớp đó có vùng chọn thì mặt nạ lớp sẽ che giấu những vùng khác không thuộc vùng chọn. - Khi tô vẽ xong trên thanh menu chọn Layer\Layer Mask\Apply hoặc R- Click vào mặt nạ lớp chọn Apply Layer Mask để hoàn tất. 3.3.1.3. Liên kết lớp và mặt nạ 93
  96. - Lớp và mặt nạ là hai phần độc lập nhau. Mặc định nó sẽ được liên kết bằng biểu tượng nằm giữa lớp và mặt nạ. Nếu lớp được di chuyển sẽ kéo mặt nạ cùng di chuyển theo. - Để có thể di chuyển lớp và mặt nạ một cách riêng rẽ, tạm thời cho ngừng liên kết, bằng cách Click vào biểu tượng nằm giữa lớp và mặt nạ để nó biến mất. Lúc này giữa lớp và mặt nạ độc lập với nhau. 3.3.1.4. Các thao tác với mặt nạ - Để tạm thời không sử dụng mặt nạ, nhấn giữ phím Shift và Click vào mặt nạ. Để sử dụng trở lại cũng làm tương tự. - Để xóa mặt nạ, Drag mặt nạ thả vào thùng rác. - Để hiển thị mặt nạ trên vùng làm việc, nhấn giữ phím Alt và D-Click vào mặt nạ. - Nếu muốn thay đổi độ đậm (Density) của mặt nạ, thay vì tô màu đen ta tô màu xám. Tùy theo mức độ xám cho ra mức độ đậm của mặt nạ. 3.3.1.5. Mặt nạ Vector Mặt nạ cũng có thể là các dạng hình học được tạo ra từ các công cụ tạo Shape. Để tạo ra các mặt nạ Vector. Trên thanh menu chọn Layer/Add Vector Masks/Reveal(hide)All. 3.3.1.6. Sử dụng nhiều Mask - Có thể áp dụng nhiều mặt nạ cùng lúc. Tuy nhiên trong mỗi thời điểm chỉ có thể sử dụng một mặt nạ mà thôi. - Mặt nạ nào ở phía trước được áp dụng trước. Mặt nạ nào ở phía sau muốn được áp dụng phải Disable mặt nạ ở trước. - Nếu có mặt nạ Vector cùng tham gia thì mặt nạ Vector sẽ được ưu tiên áp dụng trước tiên. 3.3.2. Hiệu ứng Clipping Groups - Hiệu ứng Clipping Groups có tác dụng tạo mặt nạ từ hai lớp kế cận nhau và chỉ cho hiển thị phần giao nhau giữa hai lớp, còn phần không giao nhau sẽ bị ẩn đi không hiện ra trên ảnh. Nếu lớp dưới có sử dụng các hiệu ứng lớp thì hình ảnh kết quả cùng sẽ có các hiệu ứng đó. Diện tích của lớp dưới thường có diện tích phần ảnh nhỏ hơn lớp trên. - Để tạo Clipping Mask, chọn menu Layer/Group with Previous hoặc nhấn tổ hợp phím Alt+Ctrl+G. - Để bỏ hiệu ứng này, chọn menu Layer/Release Clipng Mask hoặc nhấn tổ hợp phím Alt+Ctrl+G. 94