Giới thiệu mô hình crm 2014 – một định hướng để kiểm soát rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Giới thiệu mô hình crm 2014 – một định hướng để kiểm soát rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- gioi_thieu_mo_hinh_crm_2014_mot_dinh_huong_de_kiem_soat_rui.pdf
Nội dung text: Giới thiệu mô hình crm 2014 – một định hướng để kiểm soát rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CRM 2014 – MỘT ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Phạm Quang Huy Trường Đại học Kinh tế TPHCM pquanghuy@ueh.edu.vn TÓM TẮT Sự phát triển không ngừng của kinh tế toàn cầu đem lại cơ hội, thách thức và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng ở bất kỳ quốc gia nào. Rủi ro đó đa dạng, tác động đến quá trình kinh doanh và ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để cải cách tài chính, quản trị rủi ro trong ngân hàng là một nhiệm vụ thiết yếu, trong đó rủi ro tín dụng là một nhân tố quan trọng. Bằng việc tổng hợp tài liệu, phân tích và tổng quát hóa, mục tiêu chính của bài viết là giới thiệu mô hình giám sát rủi ro tín dụng được đưa ra năm 2014. Đây là một nghiên cứu có tính hữu ích cho các ngân hàng và qua đây Việt Nam có thể vận dụng để kiểm soát rủi ro. Từ khóa: mô hình CRM, tín dụng, quản trị rủi ro, ngân hàng, định chế tài chính 1. Giới thiệu Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế vô cùng năng động ngày nay, ngân hàng đang dần trở thành một trợ thủ đắc lực về tài chính cho các tổ chức và các cá nhân, từ gửi tiết kiệm sinh lời, đến nhận lương hàng tháng qua tài khoản, hay thanh toán chi tiêu bằng thẻ hoặc thu chi hộ cùng các giao dịch khác về tài chính Các xu hướng công nghệ mới như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, điện toán di động và mạng xã hội đang làm thay đổi toàn diện quy trình hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Theo các chuyên gia, các dịch vụ tài chính đang trở thành một nguồn doanh thu mới bên cạnh các kênh tín dụng truyền thống. Nắm bắt được xu thế này, các ngân hàng đã tích cực đầu tư nâng cấp, ứng dụng công nghệ phát triển các kênh dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại để từ đó đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng. Có thể nói tín dụng luôn là nhân tố vô cùng quan trọng trong ngân hàng vì đây là quan hệ kinh tế giữa những người đi vay và người cho vay, giữa họ có mối quan hệ thông qua vận động của giá trị vốn tín dụng, được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa, từ đó tạo ra nguồn vốn hình thành hoạt động không ngừng cho các ngân hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng với sự đổ vỡ hàng loạt ngân hàng và ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không ngoại lệ (Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2014). Một trong những cách để khôi phục và phát triển hoạt động ngân hàng là tìm kiếm một giải pháp hiện đại để đối phó với những rủi ro, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tranh thủ cơ hội và đối phó với những thách thức mới. Vì thế, việc xây dựng cơ chế tăng cường phòng, chống rủi ro đạo đức để ngăn ngừa tổn thất và lập lại trật tự cho hệ thống ngân hàng đang là một yêu cầu cấp thiết (Anju, 2014). Để thực hiện thành công các giải pháp nói trên, các ngân hàng phải kịp thời cải cách thủ tục hành chính, đổi mới về quy trình tác nghiệp, nâng cấp công nghệ xử lý nghiệp vụ và quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro. Theo Crouhy, Galai & Mark (2013), trong giáo trình về quản trị rủi ro thì có phân chia những rủi ro mà các tổ chức tín dụng phải đối diện đó là: 161
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Còn đối với môi trường ở Việt Nam, hiện tại một số ngân hàng thương mại lớn đã chú tâm xây dựng và tiến tới hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình quản lý rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính và đặc biệt là rủi ro tín dụng (Boffey & Robson, 1995). Khi đi vào xem xét chi tiết thì các ngân hàng vẫn chưa tìm ra một phương thức cụ thể để hạn chế rủi ro tín dụng vì đây là một loại phát sinh thường xuyên trong đơn vị (Dimitris & Theodore, 2014). Với nguyên nhân này, mục tiêu chính của bài viết là giới thiệu đến cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam một mô hình quản trị mới được công bố năm 2014, đó là mô hình giám sát rủi ro tín dụng (viết tắt CRM). Mô hình này đã trình bày cách phân loại rủi ro khác cùng với những nội dung cơ bản để các ngân hàng có thể hạn chế phát sinh các rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình và Việt Nam có thể nghiên cứu áp dụng trong điều kiện phù hợp của từng đơn vị. 2. Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu Tổng quan về rủi ro trong ngân hàng Theo Bargir và Ogilo (2013), rủi ro là sự không chắc chắn về những mất mát hoặc thiệt hại sẽ xảy ra đối với một hoạt động, một tổ chức hay một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Rủi ro chính là những điều và những việc xảy ra trong tương lai không được như mong muốn. Do đó, để những điều này không xảy ra hoặc nếu phải xảy ra và vẫn nằm trong sự kiểm soát thì các đối tượng cần phải thực hiện việc quản trị rủi ro. Theo các nhà khoa học thuộc trường phái quản trị, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách để biến rủi ro thành những cơ hội thành công. Việc quản trị rủi ro là một quá trình gồm 4 bước, đó là: nhận định, đo lường, quản lý và giám sát. Xét theo phương diện lý luận, dù ở bất kỳ quốc gia nào, hệ thống ngân hàng hiện nay đang đối diện với ba loại rủi ro, cụ thể là: Rủi ro tín dụng: xuất phát từ họat động phát sinh khá thường xuyên trong ngân hàng đó là hoạt động cho khách hàng là các tổ chức hay cá nhân vay các khoản tiền, từ đó có dấu hiệu sụt giảm trong khả năng thanh toán các khoản nợ vay hoặc giảm chất lượng tín dụng của đối tượng này. Rủi ro thị trường: xuất phát từ những dòng hoạt động biến đổi bởi giá cả thị trường, chẳng hạn như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro giá hàng hóa hay rủi ro về giá cả của tiền tệ. Rủi ro hoạt động: là những phần thất thoát hay mất đi do xuất phát từ sự không đầy đủ hoặc thất bại trong các giai đoạn, chẳng hạn như rủi ro trong quá trình kiểm soát nội bộ, rủi ro do con người, rủi ro hệ thống hay rủi ro bởi những hành động ngoại tác (Nguyễn Tuấn Anh, 2009). 162
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Thật vậy, theo PVFC (2011), ngân hàng phải đối diện với nhiều rủi ro và đây là một trong 4 nội dung mà bất kỳ ngân hàng nào đều dành sự quan tâm nhất định và biểu hiện qua hình vẽ dưới đây: Qua đây, có thể thấy rằng, tín dụng ngân hàng chính là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế – tài chính toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước (Nguyễn Minh Hồng, 2014). Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với ngân hàng chính là việc nhận cung cấp vốn như các nguồn tài trợ khác tín dụng ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu để thu mua dự trữ, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, mua sắm máy móc thiết bị, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức trên thị trường (Adebisi & Ade, 2012). Những điều đó được thể hiện trong một quy trình gồm quản lý rủi ro, quản trị công ty, quản trị phân phối và thiết kế sản phẩm của ngân hàng (Trần Quang Thắng, 2011). Hoạt động tín dụng sẽ chi phối vừa đến quá trình kinh doanh và vừa tác động đến sự cảm nhận của từng loại khách hàng. Nguồn: PFVC Material in Banking 2010 2.1. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng có 3 loại cơ bản, đó là rủi ro mặc định, rủi ro giao dịch và rủi ro hồi phục. Cụ thể thì từng loại rủi ro này có ý nghĩa như sau: Rùi ro mặc định: đây là xác suất xảy ra một sự kiện mặc định nào đó và phụ thuộc vào mức độ tín dụng của các bên cam kết trong quá trình phát sinh thông tin với ngân hàng. Rủi ro từ xác suất mặc định không thể đo lường trực tiếp. Nó xuất phát và được định hướng từ những thống kê mang tính lịch sử trước đó trong một thời gian dài. Ngân hàng phải đối mặt với khó khăn để đạt được dữ liệu lịch sử chính xác hơn trong quá trình kinh doanh. Rủi ro giao dịch: đây là sự không chắc chắn liên quan đến số tiền trong tương lai. Điều này thường xuất phát từ những trường hợp cấp tín dụng cho thanh toán công nợ, tài trợ tài chính cho các dự án, tài trợ đảm bảo chương trình. Loại rủi ro này không thể đoán trước chính xác. Rủi ro hồi phục: loại rủi ro này phụ thuộc vào mức độ mặc định trong từng tình huống. Đây là xác suất từ việc khôi phục lại những rủi ro mặt định mà không thể tiên đoán trước đó. Nếu đi vào xét một cách tổng thể giữa các rủi ro mà ngân hàng đối diện với các nhóm rủi ro mà những tổ chức kinh doanh tài chính đối diện thì có thể biểu hiện qua nội dung tóm tắt ở bảng sau: 163
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngân hàng thương Công ty bảo hiểm Công ty chứng khoán mại Rủi ro kỹ thuật (rủi ro nợ Rủi ro thị trường và rủi Rủi ro tín dụng và rủi ro Rủi ro phải trả) và rủi ro đầu tư ro thanh khoản các giấy chính thanh khoản các quỹ (rủi ro về tài sản) tờ có giá Thời gian Dài hạn (thường nhiều Trung hạn (luôn là một Ngắn hạn (thường là 1 – ảnh hưởng năm) năm) 10 ngày) Sử dụng mô hình định Kỹ thuật đo lường định lượng tính toán mức Rủi ro trên cơ sở giá trị lượng (liên quan đến bảo vốn kinh tế cần thiết để và áp dụng phương pháp Đo lường hiểm) Quantitative bù đắp cho những thất điều tra để tính toán rủi rủi ro (actuarial) để tính toán thoát không thể tính ro do thị trường đem lại kính thước cho việc lập toán sao cho có thể đối với từng loại giấy tờ dự phòng cần thiết. hướng đến mục tiêu đã hay chứng chỉ có giá. xác định. Các khoản dự phòng kỹ Các khoản bù đắp cho Khoản dự thuật sẽ được tính toán các khoản thiệt hại từ Phần vốn nắm giữ hơn phòng / bù đối với các khoản cam kết các khoản vay nhằm bù mức dự phòng sẽ có phần đắp vốn biết trước một khi mức đắp các khoản thiệt hại chênh lệch bởi vì việc kinh vốn bù đáp được các vốn cao hơn phần dự đánh giá trên cơ sở giá doanh khoản thiệt hại không tiên phòng đã thiết lập trước thị trường. đoán được. đó. Thường dựa quy định Thường dựa vào quy định sau: Quy định sau: (1) tiếp cận theo mức vốn về vốn / (1) lập vốn dựa trên cơ sở Thường căn cứ theo văn thuần (Mỹ, Canada, khuôn rủi ro (Mỹ, Canada, Nhật) bản của Basel Nhật) mẫu thanh toán (2) chỉ số thanh toán dự (2) theo chỉ số thanh toán trên tính thanh toán (EU) vốn và dựa vào Basel để đánh giá rủi ro thị trường 3. Mô hình CRM trong hệ thống ngân hàng và định hướng cho Việt Nam Dù ở bất kỳ quốc gia nào thì ngân hàng thương mại được xem là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan. Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính với chức năng cơ bản là đi vay để cho vay. Dù dưới bất kỳ hình thức nào, các ngân hàng luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu. Để đạt được điều đó, công cụ cần thiết mà các ngân hàng phải có là vốn và hạn chế những thiệt hại đến hoạt động kinh doanh của 164
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" mình. Tuy nhiên một ngân hàng không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụ của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi vay. Ngược lại, một ngân hàng với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Nguồn vốn huy động dồi dào cũng giúp ngân hàng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn và hiệu quả. Qua đây có thể thấy được vai trò của việc quản trị vấn đề rủi ro trong kinh doanh hiện tại của các ngân hàng, trong đó ngân hàng ở Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung đó. Trong những rủi ro đó thì để có vốn, vai trò của hoạt động tín dụng là không nhỏ, từ đó rủi ro không thể tránh khỏi (Olaf, 2012). Để kiểm soát được vấn đề này thì thế giới đã giới thiệu mô hình giám sát rủi ro tín dụng (được viết theo tiếng Anh là Credit Risk Monitoring – CRM) để làm giải pháp kiểm soát được rủi ro thông dụng và mặc định của các ngân hàng hiện nay. Mô hình này hiện nay được nhiều quốc gia áp dụng do nó hướng đến 5 tính chất đặc trưng cho nền kinh tế của một nước, đó là: toàn cầu hóa dịch vụ để giảm rủi ro, tự do hóa hoạt động, tính cạnh tranh các ngân hàng, tính củng cố trong hệ thống nội bộ, xóa bỏ khoảng cách giữa các công việc và kiểm soát chặt chẽ. Về nội dung của mô hình CRM, dựa theo nghiên cứu của Bandana (2014) đề cập, rủi ro tín dụng hầu như xuất phát từ việc giao dịch của ngân hàng hoặc cho các tổ chức, cá nhân hoặc các tổ chức tín dụng khác vay. Các ngân hàng muốn giảm bớt những rủi ro tín dụng đe dọa đến quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh thì có thể vận dụng CRM. Các ngân hàng khi sử dụng thì cần nghiên cứu lộ trình thực hiện bởi do đối với phương thức mới này sẽ hướng đến 5 bước khác nhau, cụ thể là: Xác định rủi ro (Risk Identification): việc xác định này sẽ được thực hiện thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến các ngân hàng. Có hai nhóm nhân tố là bên trong và bên ngoài. Các nhân tố thuộc rủi ro bên trong như lập kế hoạch, thực hiện, tiếp thị, tài chính hay quản lý. Còn các nhân tố rủi ro bên ngoài như chính sách pháp luật, điều kiện tự nhiên, thiếu hụt kỹ thuật, đặc điểm chính trị, tính sẵn có của các yếu tố đầu vào. Đánh giá rủi ro (Risk Assessment): sau khi xác định được các nhân tố ảnh hưởng và nhận định những rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến đơn vị, các ngân hàng tiến hành đánh giá xem mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro đã biết đó đến từng hoạt động của ngân hàng. Việc đánh giá này cần được xem xét vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chủ quan đối với từng phòng ban, bộ phận, đối tượng mà ngân hàng đang đối diện. Phân loại rủi ro (Risk Grading): khi đã đánh giá, nhà kiểm soát sẽ tiến hành phân loại và sắp xếp những rủi ro đó theo một trình tự nhất định, có thể thực hiện việc gom nhóm các rủi ro và xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp hoặc ngược lại. Định giá rủi ro (Risk Pricing): việc định giá các rủi ro là một việc hoàn toàn không đơn giản do khái niệm rủi ro là một phạm trù vô hình. Tuy nhiên, các ngân hàng cần tính toán một cách thận trọng đối với việc xảy ra những rủi ro này và các tác động của chúng đến tình hình quản trị chung. Việc định giá này cần cho kết quả ở một mức độ tương đối về sự thiệt hại bằng giá trị tiền đến kết quả của các ngân hàng như thế nào. Điều này sẽ giúp cho nhà quản trị có được thông tin về mặt định lượng một cách rõ nét hơn. Giám sát rủi ro (Risk Monitoring): một khi đã biết được sẽ phải đối phó với những rủi ro nào thì cần có biện pháp để giám sát chúng theo nguyên tắc cân đối giữa lợi ích và chi phí. Để thực hiện được 5 bước trên thì theo khuôn mẫu của CRM 2014 đã đề nghị các ngân hàng có thể hướng đến việc thiết lập một cơ cấu tổ chức được khuyến khích gồm các bộ phận như sau: 165
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguồn: CRM 2014 Sau khi đã xác lập cơ cấu tổ chức bằng việc tách biệt các chức năng sao cho hạn chế được những rủi ro trong nội bộ hoạt động của ngân hàng, các đơn vị này sẽ thực hiện theo 5 bước trên của CRM để phân loại và tính toán đối với những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Trước đây trên thế giới đã có nhiều cách phân loại, gom nhóm hay sắp xếp vào từng mục. Tuy nhiên, theo CRM thì rủi ro tín dụng lại được phân loại theo một phương cách hoàn toàn khác và có nhiều loại mới do nghiên cứu được trên thực tế. Những loại rủi ro này đan xen cũng như có nguồn gốc với những hoạt động mà ngân hàng đảm nhiệm. Mô hình kết hợp này được thể hiện qua sơ đồ sau: Nguồn: CRM 2014 Với sơ đồ chi tiết trên, có thể thấy rằng rủi ro tín dụng bao gồm 5 nhóm và được phân loại theo một cách thức khác. Các ngân hàng muốn thực hiện theo mô hình CRM thì các nước có thể thực hiện theo 4 bước cụ thể như sau: Sự chỉ đạo của hội đồng quản trị và các cấp quản lý cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Hình thành các chính sách quản trị và thủ tục kiểm soát rủi ro tín dụng áp dụng. Thành lập một bộ phận chuyên biệt về việc giám sát, xử lý rủi ro đe dọa và phát sinh. Thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tổng hợp cho toàn ngân hàng với tính hiệu quả cao. Sau khi ngân hàng tiến hành thực hiện theo 4 bước nêu trên, lúc này các ngân hàng đã có một cái nhìn tổng quát về những nội dung của quá trình giám sát những rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, mô hình CRM đưa ra cách thiết kế chi tiết từng hoạt 166
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" động trong toàn hệ thống ngân hàng theo các chức năng vốn có của nó, và có sự kết hợp giữa chức năng tín dụng, tín dụng thương mại và vốn tín dụng, thông qua danh mục tín dụng đã được xem xét và xét duyệt bởi bộ phận độc lập theo cấu trúc đã hình thành trước đó. Thật vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển mà dần hình thành nên các hình thức tín dụng mới có trình độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng Mỗi một hình thức tín dụng đều có điều kiện kinh tế và xã hội cụ thể. Tuy nhiên trong sự phát triển của mình, các hình thức quan hệ tín dụng trước không hề mất đi mà vẫn còn tồn tại và phát huy tác dụng khi có sự ra đời một hình thức tín dụng mới. Ngày nay, tất cả các hình thức tín dụng trên đều còn tồn tại và bổ sung lẫn nhau, và nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Để vận dụng chặt chẽ quan hệ giữa tín dụng, rủi ro, quản trị thì CRM đã hình thành khung các công việc thực hiện giữa các yếu tố đã nêu trên để hướng đến việc tận dụng nguồn vốn trên thị trường vốn tài chính, đồng thời thúc đẩy hệ thống giao dịch, xử lý gốc với khách hàng, đem lại sự hài hòa trong hoạt động. Sự phối hợp chặt như vậy sẽ giúp lấp đầy những lỗ hổng trong kinh doanh, giảm rủi ro và hướng đến sự phát triển bền vững. Quy trình này được thể hiện theo sơ đồ sau đây: Nguồn: CRM 2014 Qua sơ đồ chi tiết trên, CRM nhấn mạnh đến chức năng của tín dụng thông qua hoạt động trên thị trường tài chính. Vai trò của quản trị rủi ro đối với hệ thống ngân hàng của một quốc gia được thực thi thông qua việc xác định được giá trị của các khoản tín dụng phát sinh, tiến hành định vị cho từng loại hàng hóa phát sinh. 4. Kết luận Quá trình quốc tế hóa dòng chảy vốn quốc tế hiện nay đang diễn ra vô cùng nhanh và mạnh. Nếu các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng không có phương pháp kiểm soát thì có thể gánh chịu phải những rủi ro bên cạnh những thành công có được. Xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã đưa ra nhiều cơ hội cho các tổ chức tín dụng thúc đẩy kinh doanh tại nhiều quốc gia, không bị giới hạn về mặt địa lý và hạn chế được những tổn thất do sự thay đổi điều kiện 167
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG kinh tế trong nước. Tuy nhiên, yếu tố cạnh tranh giữa các đơn vị trên thế giới cũng tạo ra một thị trường tài chính nhiều rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không thể có bất kỳ một ngân hàng nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động của tổ chức. Bên cạnh đó, kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu của hạch toán kinh tế đồng thời cũng là một trong những điều kiện cung cấp tín dụng của ngân hàng. Do đó, tín dụng ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệu quả kinh doanh, nâng cao mức doanh thu và lợi nhuận bền vững. Qua đây, mô hình CRM 2014 đã giới thiệu đến cho các tổ chức trên phạm vi toàn cầu một quá trình, những bước đi để hình thành một cách chủ động khi quản trị rủi ro tín dụng phát sinh trong các ngân hàng. CRM đã cho thấy quản lý rủi ro là một quá trình xem xét, đánh giá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ đưa ra những giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ. Chính vì vậy, quản trị rủi ro là một bộ phận không tách rời trong chiến lược chung của các công ty hay ngân hàng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adebisi, S. A. & Ade, O (2012). Strategic Importance of Credit Risk Management to Shareholders’ Wealth-Sustanance in Nigerian Banks: an Empirical Analysis. Acta Universitatis Danubius, Economica, vol 8, no. 1. [2] Anju, A (2014). Ownership Effects on Credit Risk Management Strategic Decisions: Evidence from Indian Banking Sector. The IUP Journal of Financial Risk Management, vol. 10, no. 3, pp. 45-61. [3] Boffey, R. & Robson, G. N (1995). Bank Credit Risk Management. Managerial Finance, vol. 21, no. 1, pp. 66-78. [4] Crouhy, O., Galai, S. & Mark, T (2013). Credit Risk Management in Banks, McGraw Hill. [5] Dimitris, G. & Theodore, S (2014). Bank Credit Risk Management and Rating Migration Analysis on the Business Cycle. International Journal of Financial Studies, vol. 2, no. 1, pp. 122-143. [6] Nguyễn Minh Hồng (2014). An toàn thông tin trong ngân hàng đang diễn biến phức tạp, Báo điện tử VietnamNet. [7] Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014). Quản lý rủi ro tác nghiệp đối với ngân hàng thương mại Việt Nam. Bản tin VietinBank, Chuyên viên Phòng Quản lý rủi ro thị trường & tác nghiệp, trang 1- 4. [8] Nguyễn Tuấn Anh (2009). Mối quan hệ giữa hoạt động ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Ngân hàng số 18/2009, trang 12-19. [9] Ogilo, F (2013). The Impact of Credit Risk Management on Financial Performance of Commercial Banks in Kenya. The Africa Management Review, vol. 3, no. 1. [10] Olaf, W (2012). Environmental Credit Risk Management in Banks and Financial Service Institutions. Business Strategy and the Environment, vol. 21, no. 4, pp. 248–263. [11] PVFC (2011). Nâng cao công tác Quản trị rủi ro tín dụng, Thông tin trên Hiệp hội ngân hàng Việt Nam VNBA. [12] Trần Quang Thắng (2011). Quản trị rủi ro và những bài học của CEO. Doanh nhân Sài Gòn Online ngày 30.10.2011, mục Kinh doanh và tư vấn thương mại. 168