Hậu quả của việc không nhất quán trong thực thi chính sách tại Việt Nam

pdf 17 trang Gia Huy 18/05/2022 4490
Bạn đang xem tài liệu "Hậu quả của việc không nhất quán trong thực thi chính sách tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhau_qua_cua_viec_khong_nhat_quan_trong_thuc_thi_chinh_sach_t.pdf

Nội dung text: Hậu quả của việc không nhất quán trong thực thi chính sách tại Việt Nam

  1. HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG NHẤT QUÁN TRONG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Tô Trung Thành NCS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng phương pháp SMM với dữ liệu của Việt Nam trong khuôn khổ mô hình Keynes mới theo xu hướng lạm phát trượt để cung cấp thông tin quan trọng và các đặc tính kinh tế của một nước đang phát triển điển hình. Sau đó, các hậu quả của sự không thống nhất trong thực thi chính sách đối với nền kinh tế thực được phản ánh bởi cú sốc đối với lạm phát theo xu hướng được điều tra thông qua việc phân tích: hàm phản ứng, phân rã phương sai và tính toán chi phí phúc lợi xã hội. Với mô phỏng của hàm phản ứng, những cú sốc này tác động tiêu cực đến nền kinh tế bằng cách bóp méo các thành phần và môi trường tới sự phát triển kinh tế dài hạn. Phân rã phương sai cũng nhấn mạnh vai trò của cú sốc này trong sự phát triển kinh tế dài hạn. Nghiên cứu về các vấn đề phúc lợi cho thấy hậu quả của sự không thống nhất về thực hiện chính sách ở các nước đang phát triển là nghiêm trọng và hậu quả xuất phát trực tiếp từ sự kết hợp giữa việc chi tiêu ít đi và phải làm việc nhiều hơn. So sánh hai phương pháp để cải thiện phúc lợi xã hội, chính phủ nên bù đắp tổn thất xã hội bằng cách cải thiện tiêu dùng thay vì chính sách liên quan tới giờ làm. Phân loại JEL: C63, E31, E52. Từ khóa: Lạm phát xu hướng, chi phí phúc lợi, Second Order Approximation 1. Lời giới thiệu Mặc dù Việt Nam đã và đang trải qua một xu thế lạm phát ổn định trong những năm gần đây, những ký ức về hậu quả của các cú sốc tiêu cực trong giai đoạn 1996-2017 vẫn in đậm trong tâm trí của các nhà kinh tế và hoạch định chính sách. Các cú sốc có thể kể tên như: khủng hoảng tài chính châu Á 1997, sự gia tăng giá hàng hóa và nhiên liệu trên thị trường thế giới năm 1997. Và gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 2008 đã đem lại những hậu quả nặng nề hơn nữa. Những tín hiệu tiêu cực cả ở thị trường trong và ngoài nước đã 55
  2. làm dấy lên mối quan ngại việc gia tăng lạm phát trong tương lai cũng như những suy nghĩ về việc triển khai chính sách một cách hiệu quả để đối phó với những cú sốc tiêu cực này. Hình 1. Tăng trƣởng kinh tế trong giai đoạn 2000-2015 Nguồn: Tổng cục Thống kê Những kinh nghiệm về các cuộc khủng hoảng trước đây đã cho thấy sự yếu kém trong quá trình triển khai chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV). Có thể thấy, các mục tiêu của chính sách tiền tệ tương đối dàn trải, được thể hiện bằng việc đưa ra nhiều mục tiêu cùng một lúc, như việc ổn định giá trị tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Việc không đưa ra những mục tiêu ưu tiên để tập trung nguồn lực của SBV đã dẫn tới những khó khăn trong quá trình quản lý, đặc biệt là khi tồn tại sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và tăng trưởng. Hơn thế nữa, việc triển khai chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam đều chưa thích hợp dẫn tới việc những chính sách này không những không đem lại những hiệu quả cho nền kinh tế, mà còn tạo ra những cú sốc chính sách ảnh hưởng tiêu cực tới tổng thể. Ví dụ, khủng hoảng tài chính châu Á 1997, chính phủ sử dụng những chính sách kích cầu nhưng lại vượt quá tiềm năng tăng trưởng thực, dẫn tới sự gia tăng lạm phát. Hậu quả là giá cả gia tăng và đạt đỉnh điểm vào năm 2007 ở mức hai con số. Sự kết hợp giữa việc gia tăng giá nhiên liệu trên thị trường thế giới cùng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ trong khi mở rộng chính sách tài khóa trong một thời gian dài đã đẩy lạm phát lên 23% trong năm 2008. Sự thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ ngay sau đó được triển khai để đối phó với các cú sốc. Nhưng điều này lần nữa lại làm cho lãi suất gia tăng, dẫn tới việc đóng băng thị trường cổ phiếu, thị trường bất động sản 56
  3. và thị trường tài chính. Khi những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế xuất hiện đầu năm 2009, sự nới lỏng chính sách tiền tệ và mở rộng tài khóa được triển khai để kích thích nền kinh tế phát triển sau khủng hoảng. Nhưng một lần nữa, việc áp dụng không đúng liều độ đã làm lạm phát tiếp tục gia tăng mạnh trong năm 2010. Hình 1 mô phỏng các gói chính sách được triển khai và kết quả là mặc dù nền kinh tế được khôi phục nhưng kéo theo sự gia tăng của lạm phát. Điểm yếu thứ ba của việc thực hiện chính sách của Việt Nam là cơ quan chức năng thiếu cam kết trong việc theo đuổi mục tiêu lạm phát cố định. Cụ thể, quản lý chính sách tiền tệ của SBV nhằm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hướng tới các mục tiêu đã thay đổi đáng kể ngay cả trong ngắn hạn. Bảng 1 trình bày những thay đổi này trong các mục tiêu chính sách tiền tệ cũng như những khó khăn để đạt được chúng. Ví dụ, mục tiêu lạm phát được đặt dưới 5% và 6,5% trong năm 2004 và 2006 nhưng chỉ số thực tế lần lượt là 7,8% và 8,3%. Những bằng chứng tương tự đã xảy ra trong năm 2010 và 2011, khi chỉ số lạm phát thực tế là cao hơn những mục tiêu được đề ra. Ngược lại, tăng trưởng sản lượng đạt được mục tiêu đề ra. Hầu hết, không có sự khác biệt lớn giữa các mục tiêu đặt ra và phần trăm thực tế. Hơn nữa, việc đặt ra các mục tiêu này là tương đối thụ động theo nghĩa là Ngân hàng Nhà nước đã không theo đuổi các mục tiêu dài hạn. Thay vào đó, các mục tiêu này được đặt tương ứng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế. Những yếu kém này làm dấy lên quan ngại về việc gia tăng liên tục chỉ số lạm phát. Nhiều nhà kinh tế đã sử dụng hàm lạm phát xu thế dai d ng để mô hình hóa sự gia tăng liên tục của lạm phát trong những giai đoạn bất ổn. Hàm này có thể hiểu như việc thay đổi lạm phát mục tiêu tiềm ẩn một cách chậm rãi và bất kỳ chính sách nào gây ra sự gia tăng đột ngột của lạm phát mục tiêu này đều được ghi nhận như một cú sốc lên nền kinh tế. Việc nghiên cứu cú sốc này kỳ vọng sẽ mang lại nhiều hàm ý chính sách cho việc kiểm soát biến động kinh tế vĩ mô. Kozicki & Tinsley (2001) đã có những đóng góp đầu tiên trong việc khai thác hàm ý của lạm phát xu thế biến đổi theo thời gian đối với sự thay đổi cấu trúc chu kỳ của lãi suất. Tác động của cú sốc lạm phát xu thế biến đổi lên sản lượng và lạm phát được phân tích bởi Ireland (2007). Trong khi Cogley & Sbordone (2008) tiến hành kiểm tra tác động của cú sốc này lên các tham số ước lượng, các hàm ý cho việc dự báo lạm phát được tiến hành trong nghiên cứu của Timothy Cogley & Sargent (2010). Tuy nhiên, những nghiên cứu này được tiến hành ở các nước phát triển, và khía cạnh chi phí phúc lợi xã hội đều chưa được khai thác. 57
  4. Vì vậy, bài báo sẽ bù đắp khoảng trống thiếu hụt này bằng việc nghiên cứu hàm ý của việc dịch chuyển lạm phát xu thế với phúc lợi và đánh giá chính sách1 để kiểm soát các hậu quả một cách tối ưu trong trường hợp một nước đang phát triển như Việt Nam. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tiến hành định lượng sự không nhất quán trong việc triển khai chính sách tác động tới nền kinh tế và gây ra những chi phí phúc lợi xã hội. Hơn thế nữa, việc triển khai chính sách tài khóa và tiền tệ không thích hợp sẽ làm gia tăng chí phí này. Trong bài nghiên cứu này, lạm phát xu thế - được hiểu như mục tiêu lạm phát tiềm ẩn của ngân hàng trung ương và kỳ vọng lạm phát dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân, tham gia đóng vài trò như một cú sốc trong mô hình Keynesian mới. Thách thức lớn nhất trong việc sử dụng mô hình này với các nước đang phát triển là việc thiếu thông tin về các đặc tính của nền kinh tế và sự thiếu hụt dữ liệu cũng như không nhất quán trong số liệu vi mô và vĩ mô. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của bài báo là ước lượng và tính toán các tham số quan trọng bằng việc sử phương pháp mô phỏng thời điểm (Simulated Method of Moment, SMM) với dữ liệu Việt Nam. Cần chú ý là, một số nhà nghiên cứu như Ascari & Sbordone (2014), Timothy Cogley & Sargent (2010), Fuhrer & Moore (1995), Fuhrer (2010) có đồng quan điểm về sự dai d ng của lạm phát mục tiêu, nhưng đo lường mức độ dai d ng lại chưa đi đến được sự đồng nhất. Do đó, nghiên cứu sự biến động và dai d ng với lạm phát xu thế là điều cần thiết. Phương pháp Bayesian tiếp theo là một lựa chọn tốt để đạt được những tham số ước lượng tại Việt Nam. Bảng 1. Mục tiêu chính sách tiền tệ và kết quả thực hiện giai đoạn 2000-2015 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mục tiêu 6 < 5 3-4 < 5 < 5 < 6.5 < 8 < 8 Lạm phát Thực tế -1.7 -.04 3.8 3.2 7.8 8.3 7.4 8.3 Mục tiêu 5.5-6 7.5-8 7-7.3 7-7.5 7.5-8 8.5 8 8.2-8.5 Sản lượng Thực tế 6.8 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Mục tiêu < 10 < 15 7-8 < 7 < 10 8 7 5 Lạm phát Thực tế 23.1 7.1 8.9 18.7 9.1 6.59 4.09 0.63 Mục tiêu 8.5-9 5 6.5 Sản lượng Thực tế 6.31 5.32 6.78 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu SBV và Báo cáo hàng năm của SBV 1 Những nước như phát triển như Việt Nam có hai đặc điểm: (i) ngân hàng trung ương thiết lập mục tiêu lạm phát với con số dương (ii) họ có khuynh hướng thay đổi mục tiêu này nhất là trong những giai đoạn khó khăn như khủng hoảng và suy thoái kinh tế. 58
  5. Tiếp theo, bài báo ngày sẽ giải quyết câu hỏi nghiên cứu: (i) Sự khác biệt trong phúc lợi xã hội của một nền kinh tế đang phát triển khi tồn tại sự không nhất quán trong việc thực thi chính sách? (ii) Chính sách nào sẽ kiểm soát các chi phí liên quan tới phúc lợi một cách hiệu quả? Dựa theo nghiên cứu Ireland (2007, 2009) và Nakata (2014) trong việc nghiên cứu cơ chế mà sự dịch chuyển lạm phát xu thế tác động tới nền kinh tế. Họ chỉ ra rằng, chi phí phúc lợi được tạo ra tự sự gia tăng phân tán giá cả, và theo đó tạo ra sự khác biệt giữa chi tiêu và giờ lao động. Để duy trì mức sản lượng như ban đầu, việc giảm tiêu dùng hoặc gia tăng số giờ lao động được đề cập. Và để giải quyết vấn đề chi phí này, hai chính sách được đề cập trong nghiên cứu dựa trên cơ chế trên: chính sách bù đắp tiêu dùng (CCP) và chính sách cải thiện giờ lao động (LCP). Bài nghiên cứu này sẽ so sánh việc triển khai hai chính sách và đánh giá sự hiệu quả việc thực thi dựa trên việc đánh giá xem chính sách nào hiệu quả ở mức chi phí tối ưu. Các kết quả quan trọng được chỉ ra như sau. Bằng việc nghiên cứu hàm phản ứng từ phương pháp Bayesian, nghiên cứu nhận thấy rằng cú sốc lạm phát mục tiêu tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Cụ thể, tăng trưởng sản lượng giảm trong khi lạm phát, lãi suất bị đẩy lên và có xu thế duy trì trong thời gian dài. Sự phân tán giá cả do lạm phát xu thế gia tăng, tạo ra khoảng cách giữa việc cung ứng lao động và sản lượng. Hàm phân rã phương sai chỉ ra tầm quan trọng của cú sốc này trong việc giải thích biến động vĩ mô, đặc biệt trong dài hạn và khi ngân hàng trung ương thiết lập mục tiêu lạm phát cao. Liên quan tới phúc lợi, cú sốc tới lạm phát xu thế gây ra sự biến động tổng thể nền kinh tế và sự sụt giảm phúc lợi tại các nước đang phát triển. Và chính sách bù đắp tiêu dùng thể hiện sự hiệu quả của mình trong việc cải thiện phúc lợi ở mức chi phí tối ưu. Bài nghiên cứu này được bố cục như sau. Phần 2 sẽ chỉ ra mô hình cũng như Phương pháp nghiên cứu một cách chi tiết. Phần 3 thảo luận về phương pháp tính toán chi phí phúc lợi. Các kết quả nghiên cứu thực tế được chỉ ra ở phần 4, trong khi các tính toán phúc lợi trình bày ở phần 5. Phần 6 sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu. 2. Mô hình Phần này nghiên cứu tiến hành mô tả chi tiết mô hình Keynesian mới với sự thiết lập giá Calvo. Mô hình bao gồm bốn thành phần: người tiêu dùng, hãng sản xuất hàng hóa cuối cùng, hãng sản xuất hàng hóa trung gian và cơ quan thực thi chính sách. 59
  6. 2.1. Người tiêu dùng Nhìn chung, người tiêu dùng đối mặt với vấn đề là làm sao để tối đa hóa lợi ích trong sự hạn chế về ngân sách. Họ cung ứng hit đơn vị lao động tới các hãng sản xuất hàng hóa trung gian i € [0, 1] trong thời kỳ t để kiếm được mức lương danh nghĩa Wt . Cho rằng họ nắm Bt−1 đơn vị trái phiếu trong thời kỳ t-1, và sẽ đáo hạn trong thời kỳ t. Mức thuế (Tt ) được đặt ra để bù đắp cho chi tiêu chính phủ ( Gt ). Như vậy, tổng ngân sách của một hộ gia đình đại biểu trong thời kỳ t sẽ là ( Mt 11 PT t t B t W t h t D t ). Và họ phân phối ngân sách này theo các cách khác nhau, như tiêu dùng ( Ct ), mua thêm trái phiếu Brtt/ . Tóm lại, giới hạn ngân sách của một hộ gia đình tiêu biểu được mô tả như sau: Bt Ρt t Β t 1 Ρ t Τ t WHD t t t (1) rt Với giới hạn ngân sách như vậy, một hộ gia đình sẽ cố gắng tối đa hóa lợi ích: tv  1  ln CCHt t 1 t (2) t 0 1 v Trong đó, β và γ biểu thị hệ số chiết khấu và tham số hình thành thói quen. Những tham số này bị ràng buộc như sau 0 < β < 1,0 ≤ γ < 1, trong khi ω và v chỉ ra lợi ích cận biên của việc cung ứng lao động, và hệ số co dãn ngược Frisch. Giải quyết bài toán tối đa hóa lợi ích với các lựa chọn Ct, Ht, Bt để đạt được 11 Λtt  E (3) CCCCt  t 11 t t  ΛHtt (4) wt tt 1 P Λt  rE t t where t (5) tt 11P Trong khi Λt là hệ số Lagrange của ràng buộc ngân sách, πt là tỷ lệ lạm phát gộp giữa thời kỳ t và t+1. 2.2. Hãng sản xuất hàng hóa cuối cùng Phần này mô tả hành vi của hãng sản xuất hàng hóa cuối cùng như một hãng có doanh thu không đổi theo quy mô và muốn tối đa hóa lợi nhuận. Để sản xuất Yt đơn vị hàng hóa cuối cùng, hãng này sẽ sử dụng Yt(i) đơn vị hàng hóa trung 60
  7. gian tại mức giá cả danh nghĩa Pt(i) và với giả định về hãng có doanh thu không đổi theo quy mô như sau: t 1 t 1 t 1 Y( i )t di Y (6) tt 0 Trong đó, θ là độ co dãn của hàng hóa thay thế với hàng hóa trung gian. Chúng tôi giả định rằng mục tiêu đầu tiên của hãng sản xuất hàng hóa, cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận và được thể hiện như sau: t 11t 1 t 1 PYi( )t di PiYidi (7) t t t t 00 Giải quyết bài toán tối ưu, chúng tôi thu được kết quả: t Pit () Ytt i Y (8) Pt 1 1 1 t P P( i )1 t di (9) tt 0 2.3. Hãng sản xuất hàng hóa trung gian Để sản xuất Yt đơn vị hàng hóa trung gian (i), hãng này phải thuê ht(i) đơn vị lao động từ hộ gia đình trong thời kỳ t. Đặc tính của hãng có doanh thu không đổi theo quy mô được thể hiện: Zt h t i Y t i (10) Và cú sốc năng suất lao động được biểu thị như một hàm bước ngẫu nhiên với tham số trượt ln Zt ln z p z ln( Z t 1 ) zt (11) Trong đó, zt là cú sốc không tương quan theo chuỗi thời gian, phân phối chuẩn với trung bình bằng không và độ lệch chuẩn σz. The Calvo model (1983) Dựa theo nghiên cứu Calvo (1983), ở mỗi thời kỳ sẽ có tỷ lệ (1 − η) các hãng có thể tối đa hóa giá cả danh nghĩa, và tỷ lệ (η) các hãng không thể làm điều này. Với những hãng không thể tối đa hóa giá cả danh nghĩa, chúng tôi giả định rằng họ vẫn tiến hành cập nhật giá cả để bắt kịp với các hãng kia như sau: 61
  8.  1 Pt i t 1 t 1 P t 1 i (12) Trong đó, χ và µ lần lượt là chỉ số giá và tỷ trọng tương đối lên lạm phát. Hãng sản xuất hàng hóa trung gian sẽ thiết lập mức giá P* để tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai. 1  P* j jjt j i, t t 1, t j 1 WY t j i, t j EYt  i, t j (13)   PPZ j 0 t  t j t j t j 1   * j Pi, t t 1, t j 1 S.t :YY (14) i, t j P t j tj PP Ptj tt 12  for j 1,2,3  (15) t, t j PPPt t 11 t j 1 for j 0 Trong đó, λt trùng với hệ số Lagrangian lên ràng buộc ngân sách của hộ gia đình. Giải quyết bài toán tối đa hóa lợi nhuận này chúng ta thu được:  * j 1  j WYt j t j Pi, t t t 1, t j 1 EY Λ t j 0 t j i, t j * PZ P P t j t j t j No (16) it, t 1 1  Ptt 11 * j De j Pi, t t t 1, t j 1 EY  Λ t j 0 t j i, t j P tj Trong đó, , Not và Det là tử số và mẫu số của phương trình (16). Chú ý rằng lạm phát xu hướng tham gia vào cả hai phương trình , Not và Det , vì vậy bất kỳ sự thay đổi liên quan tới biến này đều gây ra những thay đổi tương ứng của chúng. Not và Det có thể được viết lại như sau: 1   * j j WYt j t j Pi, t t t 1, t j 1 No E  Λ Y t t t jPZ i, t j P j 0 t j t j t j 1     wt t t E t t 11 No t  (17) 62
  9. 1 1  * j j Pi, t t t 1, t j 1 De E  Λ Y t t t j i, t j P j 0 tj 1   11     1 1  t t E t t 11 De t  (18) Sự thay đổi của mức giá được biểu diễn như sau 1 1 1 1  1  1  P P1  di 1  P *1   P 1   1  (19) t i, t i , t t 1 t 1 t 1  0 Dựa theo Ascari & Sbordone(2014), bài báo này cũng giới thiệu biến phân rã giá cả, và biến này nhạy cảm đối với sự thay đổi của π. St > 1, hàm ý rằng khoảng cách giữa giá cả và sản lượng như sau 1  Pit, st di (20) P 0 t Phương trình (22) chỉ ra rằng biến phân rã giá cả ( ) chỉ ra chi phí nguồn lực do phân rã giá cả tương đối trong mô hình thiết lập giá cả Calvo. Nếu chỉ số này gia tăng hàm ý rằng hãng cần nhiều hơn lao động cung ứng để sản xuất ra cùng một lượng đơn vị sản lượng. Và st có thể được viết lại như sau: (21) 2.4. Cơ quan thực thi chính sách 2.4.1. Chính sách tiền tệ Quy tắc Taylor: Bằng việc sử dụng quy tắc Taylor (1993), cách thức mà ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ có thể được biểu diễn: (22) Trong đó, là trạng thái ổn định của lãi suất, chênh lệch sản lượng và lạm phát xu hướng. ert là cú sốc chính sách tiền tệ và tham số ρr biểu thị độ mượt của lãi suất. Lạm phát xu hƣớng Sự thay đổi của lạm phát xu hướng được miêu tả như một hàm AR(1) dai d ng: 63
  10. * ln tt 1 ln ln 1 ,t (23) Trong đó là cú sốc tới lạm phát xu hướng. ,t 2.4.2. Chính sách tài khóa GTtt (24) Trong đó, biểu thị cho tăng trưởng chi tiêu của chính phủ và được biểu diễn như sau: 1 GYtt 1 (25) gt được giả định lớn hơn một, và là một hàm AR(1): ln gt 1 1 p g ln g p g ln( g t ) g (26) t Trong đó, 1 1/ g là trạng thái ổn định của tăng trưởng chi tiêu chính phủ. 2.5. Điều kiện cân bằng thị trường Điều kiện cân bằng trên thị trường lao động, hàng hóa và trái phiếu chính phủ lần lượt: H H i di (27) tt YCGt t t (28) Bt 0 (29) 3. Phúc lợi và Chi phí phúc lợi 3.1. Phúc lợi xã hội Bằng việc áp dụng phương pháp của Nakata (2014), bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp hàm xấp xỉ bậc hai để tính toán phúc lợi. Hàm lợi ích được biểu diễn như sau:  ln CCH  1 v t t 1 1 v t  ln c z  c ln Z ln Z H 1 v (30) t t t 11 t t1 v t  ln c z  c ln z H 1 v t t t 1 t1 v t Trong đó, xt  c t, c t 1 , H t , m t , z t  là trạng thái tĩnh ổn định của các biến trong mô hình New-Keynesian. 64
  11. 3.2. Chi phí phúc lợi Có hai cách để cải thiện phúc lợi xã hội đó là chính sách bù đắp tiêu dùng (CCP) và cải thiện thời gian lao động (LCP). Định nghĩa 1 (CCP): Là sự cải thiện tiêu dùng nhằm thúc đẩy phúc lợi của hộ gia đình trong nền kinh tế sao cho cân bằng với một hộ gia đình tương ứng khác. Chi phí phúc lợi (wc) có thể được biểu diễn như sau: tt wc  E β u 1 CA,t , H A,t  β u C B,t , H B,t  (31) t 0 100  t 0 Định nghĩa 2 (LCP): Là sự giảm thiểu thời gian lao động nhằm cải thiện phúc lợi của một hộ gia đình sao cho cân bằng với hộ gia đình tương ứng khác. Chi phí phúc lợi (wc) có thể được biểu diễn như sau: tt wc  E β u CA,t , 1 H A,t  β u C B,t , H B,t  (32) t 0 100  t 0 Trong đóCHA,, t, A t là tiêu dùng, cung ứng lao động trong nền kinh tế với  0 và CHB,, t, B t là các biến tương ứng trong nền kinh tế với  0 4. Kết quả 4.1. Dữ liệu Hệ thống bao gồm ba biến quan sát: tăng trường sản lượng (gt ), lạm phát (πt) và lãi suất ngắn hạn (rt). Bài nghiên cứu này sử dụng số liệu theo quý tại Việt Nam trong gian đoạn 1996Q1 tới 2016Q4. Dữ liệu thô được tập hợp từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) và Thống kê Tài chính quốc tế (IFS). Các biến đều được tiến hành điều chỉnh theo mùa vụ và loại bỏ tính dừng trước khi tiến hành ước lượng. 4.2. Simulated Method of Moments (SMM) Bài nghiên cứu tiến hành sử dụng các tham số cơ bản mô tả hành vi hộ gia đình và khu vực công trình nghiên cứu của (Justiniano & Primiceri) (2008). Liên quan tới hãng sản xuất, các biến trong mô hình Calvo cho phép sự không hoàn hảo cho tham số chỉ số giá và lạm phát xu thế dịch chuyển được sử dụng trong nghiên cứu (Cogley) & (Sbordone) (2008). Bảng 3 báo cáo chi tiết về các tham số ước lượng bằng việc sử dụng phương pháp SMM với dữ liệu Việt Nam trong khi cố định các tham số khác. Điều đáng chú ý là kết quả kiểm tra thống kê đều cho thấy 65
  12. các tham số này có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu chỉ ra mức dai d ng rất lớn của cú sốc lạm phát xu hướng (0.995). Các tham số khác phù hợp với báo cáo của các nghiên cứu trước đây. Các tham số trong quy tắc Taylor chỉ ra sự dai d ng ở mức độ cao của cú sốc tiền tệ. Bằng việc sử dụng công cụ lãi suất để quản lý, ngân hàng trung ương phản ứng mạnh tới các sự thay đổi liên quan tới lạm phát, trong khi mức tập trung tương đối yếu tới mục tiêu tăng trưởng. Điều này tương ứng với kết quả nghiên cứu Justiniano & Primiceri (2008). Bảng 1. Ƣớc lƣợng SMM 1.3. Phương pháp Bayesian (BM) Ước lượng tham số: Liên quan tới ước lượng tham số cấu trúc bằng việc sử dụng phương pháp Bayesian, kết quả được báo cáo tại bảng 2. Kết quả chỉ ra rằng các hãng là tương đối cứng nhắc trong việc điều chỉnh giá cả được phản ánh bởi giá trị của η. Với quy tắc Taylor, kết quả chỉ ra một mức độ phản ứng mạnh tới lạm phát và nhỏ tới sản lượng trong thực thi chính sách của ngân hàng trung ương. Cú sốc tiền tệ cũng kém dai d ng hơn so với các cú sốc khác. Sự dai d ng ở mức độ cao cùng với phương sai lớn của cú sốc năng suất là phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Ascari & Ropele) (2009) và (Smets & Wouters) (2007). Ngoài ra nghiên cứu này tập trung vào cú sốc lạm phát xu hướng. Mức độ dai d ng của cú sốc này là cao hơn so với nghiên cứu của Ascari & Sbordone (2014), Ascari & Ropele (2009), Fuhrer & Moore (1995) và Fuhrer (2010) tại nước phát triển. Điều này hàm ý rằng tác động của việc không nhất quán trong quá trình thực thi chính sách tại các nước đang phát triển là kéo dài và có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. 66
  13. Bảng 2. Ƣớc lƣợng tham số Hệ số chiết khấu, β 0.9974 1.068 7.281 Tăng trưởng chi tiêu chính phủ, g Trạng thái ổn định lạm phát xu hướng Ước lượng tham số Prior[mean,sd] Bayesian[5%,95%] Thói quen tiêu dùng, γ Beta[0.81,0.1] 0.8632[0.839,0.859] Độ co dãn ngược Frish của cung ứng lao động, v Normal[1.59, 0.1] 1.6245[1.613,1.639] Độ co dãn thay thế, θ Normal[10,0.1] 10.2151[10.163,10.278] Sự dai d ng của sốc năng suất, ρz Beta[0.8,0.1] 0.9569[0.949,0.963] Sự dai d ng của sốc chi tiêu chính phủ, ρg Beta[0.98,0.1] 0.9019[0.880,0.922] Biến động sốc năng suất,100σz IGamma[1,2] 0.2635[0.229,0.293] Biến động sốc chi tiêu chính phủ,100σg IGamma[0.55,2] 0.0028[0.002,0.003] Chính sách tiền tệ Hệ số Taylor- lạm phát, φπ Normal[1.91,0.1] 2.0434[1.968,2.113] Hệ số Taylor- sản lượng, φy Beta[0.06,0.1] 0.0433[0.000,0.074] Sự dai d ng của sốc chính sách, ρr Beta[0.81,0.1] 0.7194[0.695,0.738] Biến động của sốc chính sách, 100σr IGamma[0.24,2] 0.0055[0.005,0.006] Lạm phát trượt Sự dai d ng của sốc lạm phát xu hướng, ρπ Beta[0.995,0.1] 0.9987[0.997,1.000] Biến động của sốc lạm phát xu hướng,100σπ IGamma[0.7,2] 0.0008[0.000,0.001] Hàm phản ứng. Đồ thị 1, 2, 3, và 4 mô tả phản ứng của biến tăng trưởng sản lượng, lạm phát, lãi suất và phân rã giá cả tới các cú sốc khác nhau. Nhìn chung, phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô tới các cú sốc là phù hợp với lý thuyết. Sản lượng gia tăng và lãi suất giảm dưới tác động cú sốc năng suất, ngược lại sự sụt giảm được ghi nhận tại hai biến này dưới tác động cú sốc chính sách tiền tệ. Hình 1. Phản ứng tới cú sốc năng suất 67
  14. Hình 2. Phản ứng tới cú sốc tiền tệ Tập trung vào phản ứng của nền kinh tế tới cú sốc lạm phát xu hướng, đánh giá hậu quả của sự không nhất quán trong thực thi chính sách và sự thiếu phù hợp trong việc sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ. Cụ thể, cú sốc tài khóa tạo ra sự sụt giảm của sản lượng và sự gia tăng trong lạm phát, lãi suất và sự phân rã giá cả nhưng tác động này chỉ kéo dài trong ngắn hặn. Trái lại, cú sốc lạm phát xu hướng cũng gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế nhưng tác động này tiếp tục kéo dài trong dài hạn. Hình 3. Phản ứng tới cú sốc chi tiêu chính phủ 68
  15. Hình 4. Phản ứng tới cú sốc lạm phát xu hƣớng Phân rã phương sai. Bảng 3 báo cáo kết quả phân rã phương sai, xem xét vai trò của từng cú sốc tới sự thay đổi của các biến vĩ mô. Như vậy, sự thay đổi của sản lượng được giải thích bằng tác động chính sách tài khóa và cú sốc lạm phát xu hướng. Tuy vậy, ảnh hưởng của cú sốc lạm phát xu thế lên sản lượng giảm dần theo thời gian, trong khi vai trò của cú sốc năng suất gia tăng mạnh. Cú sốc năng suất, cú sốc tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong những thay đổi của lãi suất, phân rã giá cả, cung ứng lao động trong ngắn hạn. Điều đáng chú ý là cú sốc lạm phát xu hướng mặc dù đóng vai trò không đáng kể trong ngắn hạn đối với sự thay đổi của những biến vĩ mô này, nhưng vai trò của nó lại có xu hướng gia tăng trong dài hạn. Bảng 3. Phân rã phƣơng sai Ngắn hạn (t=1) Dài hạn (t=40) Sản lượng lạm phát 3.16 19.38 3.63 73.82 68.23 1.48 5.26 25.03 Lãi suất phân rã giá 79.05 0.01 16.48 4.46 80.95 0.00 4.51 14.84 Cung ứng lao động 77.52 0.01 22.35 0.11 97.59 0.00 1.85 0.56 79.05 0.01 16.48 4.46 83.00 0.00 2.78 14.22 99.93 0.01 0.06 0.00 99.52 0.00 0.34 0.13 69
  16. 5. Phúc lợi và chi phí phúc lợi của sự dịch chuyển lạm phát xu hƣớng Bảng 4 báo cáo kết quả tính toán phúc lợi và chi phí phúc lợi của sự dịch chuyển lạm phát xu hướng. Có thể thấy rằng một nền kinh tế với sự không nhất quán trong việc thực thi chính sách sẽ tạo ra sự sụt giảm đáng kể của phúc lợi và tạo ra chi phí lớn. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nakata (2014), chúng tôi nhận thấy rằng hậu quả này ở các nước đang phát triển là nặng nề hơn nhiều so với các nước phát triển. Và để cải thiện phúc lợi xã hội, hai chính sách được triển khai là: CCP và LCP. So sánh hiệu quả của hai chính sách này, chúng tôi nhận thấp LCP kém hiệu quả hơn vì nó yêu cầu mức phúc lợi bù đắp để cải thiện lợi ích hộ gia đình là nhiều hơn so với CCP. Bảng 4. Chi phí phúc lợi của sự dịch chuyển lạm phát xu hƣớng Mô hình với Mô hình với Mô hình với σπ = 0 các cú sốc σπ, σθ, σg , σR = 0 CCP LCP CCP LCP CCP LCP Phúc lợi -1578 -1578 -1574 -1574 -93.1 -93.1 Chi phí phúc lợi 0.1551 4.0600 0 0 391.8 231.83 SSC SSH E[C] 1.0274 1.0274 1.0274 1.0274 1.0274 1.0274 E[H] 1.1084 1.1084 1.1084 1.1084 1.1084 1.1084 100*Std[C] -0.312 -0.312 -0.265 -0.265 -0.040 -0.047 100*Std[H] 0.3293 0.3293 0.3242 0.3242 0.0052 0.0052 0.7833 0.7833 0.7826 0.7826 0.0335 0.0335 0.9109 0.9109 0.9109 0.9109 0.0049 0.0049 Chú ý: CCP, LCP tương ứng là chính sách bù đắp tiêu dùng và chính sách cải thiện giờ lao động. 6. Kết luận Bằng việc sử dụng mô hình Keynesian mới với sự dịch chuyển lạm phát xu thế, chúng tôi kết luận rằng việc không nhất quán trong việc triển khai các chính sách liên quan tới mục tiêu lạm phát gây ra hậu quả tương đối lớn tại các nước đang phát triển như VIệt Nam. Sử dụng kết quả của hàm phản ứng, chúng tôi nhận thấy cú sốc lạm phát xu thế tác động tiêu cực tới môi trường phát triển dài hạn của một nền kinh tế. Sản lượng giảm trong khi lạm phát, lãi suất và sự phân rã giá cả gia tăng là kết quả trực tiếp của cú sốc này. Không những vậy, các tác động này còn tiếp tục kéo dài trong tương lai. Kết quả của việc tính toán phúc lợi và chi phí phúc lợi cho thấy, hậu quả của việc không nhất quán trong thực thi chính sách là cao. Và để bù đắp tổn thất phúc lợi xã hội này, các nhà thực thi chính sách nên tiến hành bù đắp tiêu dùng hộ gia đình. 70
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alves, Sergio A. Lago, 2012. Optimal policy when the inflation target is not optimal. Working Paper Series 271. 2. Alves, Sergio A. Lago. 2014, Lack of divine coincidence in New Keynesian models. Journal of Monetary Economics, 67, 33–46. 3. Ascari, Guido, & Ropele, Tiziano. 2009, Trend inflation, taylor principle and indeterminacy. Journal of Money, Credit and Banking, 41(8), 1557–1584. 4. Blanchard, Olivier J, & Gali, Jordi. 2007, Real Wage Rigidities and the New Keynesian Model. Journal of Money, Credit and Banking, 39(1), 35–65. 5. Cogley, Timothy, & Sbordone, Argia M. 2008, Trend inflation, indexation, and inflation persistence in the new Keynesian Phillips curve. American Economic Review, 98(5), 2101–2126. 6. Coibion, Olivier, & Gorodnichenko, Yuriy. 2011, Monetary policy, trend inflation and the great moderation: An alternative interpretation. American Economic Review, 101(1), 341–370. 7. Henry Kim, Jinill Kim, Ernst Schaumburg, & Sims, Christopher A. 2008. Calculating and Using Second Order Accurate Solutions of Discrete Time Dynamic Equilibrium Models. Journal of Economic Dynamics and Control, 32, 3397–3414. 8. Ireland, Peter. 2007, Changes in the federal reserve‟s inflation target: Causes and consequence. Journal of Money, Credit and Banking, 39(8), 1851–1882. 9. Kozicki, Sharon, & Tinsley, P.A. 2001, Shifting endpoints in the term structure of interest rates. Journal of Monetary Economics, 47(3), 613–652. 10. Kurmann, A. 2005, Changes in the federal reserve‟s inflation target: Causes and consequences. Working Paper. 11. Levin, Andrew Theo, & Piger, Jeremy M. 2004, Is inflation persistence intrinsic in industrial economies? NBER Working Paper. 12. Nakata, Taitsuke. 2014, Welfare costs of shifting trend inflation.Journal of Macroeconomics, 41, 66 - 78. 13. Timothy Cogley, Giorgio E. Primiceri, & Sargent, Thomas J. 2010, Inflation-Gap Persistence in the US. American Economic Journal: Macroeconomics, 2(1), 43–69. 14. Woodford, Michael. 2003, Interest and Prices: Foundations of a Theory of Monetary Policy. Association of American Publishers. 71