Hiện trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 4140
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_giai_phap_phat_trien_dich_vu_logistics_tren_di.pdf

Nội dung text: Hiện trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Mỹ Linh*, Bùi Thị Ánh Em, Ngô Đức Danh Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hùng TÓM TẮT Hoạt động logistics ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế thế giới. Tại việt Nam. hoạt động logistics ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế vĩ mô và đóng góp quan trọng vào GDP của Việt Nam. Đặc biệt, ngay tại TP.HCM là trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn nhất cả nước, hoạt động logistics đang rất được nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước chú trọng phát triển, tuy nhiên vẫn có rất nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, vấn đề kết nối các điểm vận tải hay chi phí dịch vụ cao Bài viết này sẽ cung cấp thực trạng về dịch vụ logistics tại TP.HCM và đưa ra các giải pháp phát triển thực tế cho ngành này trong những năm tới. Từ khóa: dịch vụ, hiện trạng, logistics, phát triển, TP.HCM. 1 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1.1 Thực trạng về hoạt động Logistics tại Việt Nam Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như Logistics đang rất được chú trọng, cho nên hoạt động logistics ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế vĩ mô và đóng góp quan trọng vào GDP của Việt Nam. Vì vậy, nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về Logistics để sớm đưa lĩnh vực Logistics trở thành một ngành dịch vụ mũi nhọn, đóng góp tích cực vào cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, dịch vụ Logistics tại Việt Nam lại có chi phí cao ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Chỉ số Năng lực Logistics (Logistics Performance Index - LPI) Việt Nam năm 2018 đạt vị trí 39/160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên tình hình đó, Nhà nước đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng để giải quyết vấn đề trên, tiêu biểu là Quyết định số 708/QĐ-BCT đề ra các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện để cải thiện chỉ số hiệu quả Logistics Việt Nam (LPI) gồm 7 nhiệm vụ chính về nâng cấp hạ tầng, cải thiện khả năng giao hàng, nâng cao năng lực và chất lượng cung cấp dịch vụ logistics, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả thông quan và nhóm nhiệm vụ bổ trợ. Kết quả: - Các tuyến vận tải được rút ngắn thời gian; khối lượng hàng hóa được tăng lên, đặc biệt ở vận tải đường biên; chi phí vận tải giảm xuống; các tuyến vận tải được mở rộng, 279
  2. các hợp đồng được ký kết nhiều hơn nên tiếp cận được nhiều hơn ở thị trường thế giới; cơ sở hạ tầng kho bãi, vận tải container lạnh đầu tư hơn. - Dịch vụ kho bãi được chú trọng, mở rộng các khoa ngoại quan và kho hàng lạnh; Chất lượng dịch vụ giao nhận được nâng cao, giảm chi phí Logistics; Các trung tâm logistics cũng phát triển thêm nhiều dịch vụ dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhưng đa số thị phần thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng quan, các công ty logistics của Việt Nam thể hiện khá tốt, từ năm 2014 đến 2017, lợi nhuận ròng của lĩnh vực logistics cải thiện đáng kể bởi 2 con số tăng trưởng nhờ vào chi phí thấp của các công ty logistics. 1.2 Thực trạng về hoạt động logistics tại TP.HCM - Qua phân tích, đối chiếu 17 dịch vụ chi tiết thuộc nhóm "dịch vụ logistics" với dữ liệu hiện có của Cục Thống kê TP.HCM về cơ cấu GRDP Thành phố chi tiết đến phân ngành kinh tế cấp 2 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP.HCM năm 2018 đạt 12%, năm 2019 đạt 14,7%; Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP TP.HCM năm 2018 ước đạt 8,3%, năm 2019 ước đạt xấp xỉ 8,7%. - Về cơ sở hạ tầng ga cảng, kho bãi: Chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung và thiếu liên kết, hạn chế những phương tiện có trọng tải lớn vào làm hàng, gây nên tình trạng ùn tắc, lượng hàng nhỏ lẻ. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thô sơ, xây dựng mang tính tự phát theo nhu cầu và đặc điểm của địa phương. Tuy nhiên, chất lượng cơ sở hạ tầng vẫn ngày càng phát triển, lượng hàng hóa được chuyên tải vượt công suất - Về hệ thống giao thông vận tải: hệ thống đường bộ chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, thường xuyên ùn tắc do năng lực thông hàng các tuyến đường kết nối cảng kém. Đường sắt ít phát triển,tốc độ thấp, kém an toàn và thường gây ùn tắc. Năng lực vận tải hàng không còn hạn chế. Giao thông đường thủy chưa phát huy hết năng lực vận tải. Việc kết nối giao thông giữa khu vực với các khu vực trong nước và các quốc gia còn nhiều khó khăn và hạn chế. - Về hệ thống công nghệ thông tin: việc ứng dụng công nghệ chưa cao, các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng sử dụng công nghệ do tốn nhiều thời gian và chi phí. - Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics: các doanh nghiệp logistics Việt Nam đủ khả năng cung cấp mọi dịch vụ thuộc chuỗi dịch vụ logistics. Tuy nhiên, không phủ nhận các yếu kém về một số lĩnh vực như: lĩnh vực vận tải hàng không, vận tải đường biển thì các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam không thể đầu tư được nên còn thua so với các doanh nghiệp nước ngoài có bề dày kinh nghiệm và tài chính mạnh, được sự đầu tư bài bản và hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước 280
  3. - Người sử dụng dịch vụ Logistics: chiếm trên 50% chủ hàng, chủ yếu sử dụng dịch vụ: dịch vụ vận tải nội địa, dịch vụ kho hàng và khai thuế hải quan, chi phí logistics của các chủ hàng khá cao. - Chi phí Logistics: Có thể thấy mặt hàng có chi phí logistics khá cao là ngành thuỷ hải sản với chi phí logistics chiếm từ 25 – 30% của tổng chi phí. Ngoài ra các ngành hàng khác ghi nhận chi phí logistics không thực sự cao như các cơ quan báo chí truyền thông đưa ra. Sau 5 năm cải thiện dịch vụ, chi phí logistics của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn ở mức mà doanh nghiệp chủ hàng phàn nàn. - Thực trạng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Logistics: TP.HCM cần 100.000 nhân lực, mỗi năm cần 10.000. Tuy nhiên qua đánh giá thì các trường Đại học, Cao đẳng chỉ mới đào tạo ra 2.500 nhân lực, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu về số lượng. Chất lượng nhân sự ngành logistics đang làm việc tại doanh nghiệp ở mức khá từ 3.43 đến 4.03/5. - Hiện trạng các cơ sở đào tạo chuyên môn Logistics tại TP.HCM: đã có nhiều cơ sở đào tạo ở các bậc Đại học, Cao đẳng, trung cấp. Tóm lại, hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố có tầm quan trọng nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Nhìn chung doanh nghiệp logistics TP.HCM có thế mạnh về hoạt động nội địa, cung cấp các dịch vụ logistics giản đơn 2 PL, đóng vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics nước ngoài. Ngoài ra, thiếu vốn và nhân lực là 2 yếu tố cơ bản làm cho các doanh nghiệp logistics trong nước kém sức cạnh tranh so với doanh nghiệp logistics nước ngoài. Ứng dụng CNTT cũng còn nhiều hạn chế, phần lớn website doanh nghiệp logistics TP.HCM thiếu các tiện ích mà khách hàng cần như: công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi chứng từ, xem lịch tàu, e-Booking, 2 GIẢI PHÁP 2.1 Ứng dụng IT và phát triển nguồn nhân lực Logistics 2.1.1 Phát triển nguồn nhân lực Logistcs Đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics, chú trọng kỹ năng nghề: Nhà nước đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo và biên soạn giáo trình, tài liệu, hệ thống mô phỏng.,. Nhà trường và Doanh nghiệp phối hợp đào tạo nhân lực về nền tảng, kiến thức kỹ năng và mô phỏng thực tế. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên sâu cho giảng viên ngành logistics - Hợp tác đào tạo sử dụng chương trình chuẩn quốc tế nhằm tăng cường hội nhập. - Đẩy mạnh phát triển đồng bộ về tiêu chuẩn nghề tại cơ sở đào tạo nguồn nhân lực logistics. - Hình thành và phát triển trung tâm đào tạo nguồn nhân lực logistics cho toàn vùng hướng tới tính liên kết vùng trong đào tạo và chia sẻ nguồn lực trình độ cao 281
  4. 2.1.2 Ứng dụng IT - Đẩy mạnh áp dụng Cơ chế Một cửa Quốc gia: Áp dụng Cơ chế Một cửa Quốc gia cho tất cả các thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh - Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật: Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng - Nghiên cứu xây dựng kho dữ liệu tập trung như là một phần của Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics nhằm số hóa hoạt động vận tải, từ đó mới có cơ sở điều chỉnh về quy hoạch giao thông, bố trí bãi đậu xe nội thành, khu vực trung chuyển hàng hóa, bố trí giờ giấc ưu tiên ứng và dịch vụ logistics - Khai thác dữ liệu hành trình của doanh nghiệp vận tải để thiết lập lane phân cách di động, giảm phân cách cứng nhằm khai thác tối đa không gian vận tải. - Thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong logistics. - Thiết lập bản đồ số logistics. 2.2 Tạo dựng trung tâm Logistics Hình thành mạng lưới trung tâm logistics để trung chuyển, cung cấp hàng hóa cho các chuỗi phân phối trong nội thành (siêu thị, cửa hàng bán lẻ, ). Phát triển các trung tâm logistics phục vụ trung chuyển hàng hóa giữa TP.HCM với các tỉnh/thành, hàng hóa xuất - nhập khẩu thông qua địa bàn TP.HCM. Hình 1. Vị trí các trung tâm logistics đề xuất Nguồn: VLI (2019) 282
  5. Mô hình trung tâm logistics được trình bày trên Hình 2. Mô hình chia thành 06 khu vực chính: Khu vực hệ thống kho; Khu vực hệ thống bãi; Khu vực dịch vụ hỗ trợ; Khu vực văn phòng công ty; Khu vực dịch vụ vận tải và Khu vực dịch vụ kiểm tra chuyên ngành. Mô hình trung tâm logistics có đầy đủ cơ sở hạ tầng (kho hàng, bải container, chi Cục hải quan, đội vận tải, ) và dịch vụ khép kín đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các khách hàng đa quốc gia. Hình 2. Mô hình trung tâm logistics Nguồn: VLI (2019) 2.3 Giải pháp hợp tác và liên kết vùng trong phát triển Logistics Qua khảo sát thực tế tại 8 tỉnh thành thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và một số Đồng bằng sông Cửu Long, cho thấy nhu cầu rất lớn và đa dạng trong phát triển ngành logistics, đặc biệt sự đánh giá cao vai trò của TP.HCM hướng đến liên kết vùng và kinh tế chia sẻ, cho nên ta có giải pháp: - Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo vùng để chủ trì kết nối giữa các địa phương trong phát triển logistics nhằm hướng tới sự chia sẻ sử dụng nguồn lực hạ tầng toàn vùng với vai trò là nhạc trưởng của TP.HCM. - Phân chia vai trò trong chuỗi dịch vụ ngành logistics, theo đó TP.HCM hướng tới cung cấp dịch vụ giá trị cao trong chuỗi dịch vụ logistics xuất khẩu và phân phối nội địa trong khi các tỉnh thành lân cận hướng tới trở thành các trung tâm logistics vệ tinh là nơi tập trung dịch vụ logistics cơ bản phục vụ cho hàng hóa được sản xuất tại địa phương trước khi xuất khẩu qua cụm cảng khu vực TP.HCM. - Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, xây dựng các đường vành đai và đặc biệt là xây dựng hệ thống các đường cao tốc kết nối TP.HCM với các địa phương nhằm tạo sự thuận lợi trong vận tải và thương mại hàng hóa nội địa và quốc tế thông qua rút 240 ngắn thời gian vận chuyển và tăng chất lượng dịch vụ logistics. 283
  6. 2.4 Giải pháp tăng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics Muốn thu hút được các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics tăng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ, Thành phố cần nhanh chóng định hướng đầu tư phát triển các trung tâm logistics phục vụ cho doanh nghiệp chủ hàng. Tại các trung tâm logistics sẽ tích hợp các dịch vụ không chỉ đơn thuần là dịch vụ kho hàng, mà còn tích hợp các dịch vụ logistics 3PL, 4PL và hướng tới mục tiêu 5PL. Ở góc độ là người sử dụng dịch vụ logistics, khi tăng tỷ lệ dịch vụ thuê ngoài, các doanh nghiệp sẽ giảm được các chi phí đầu tư cơ sở vật chất cho doanh nghiệp mình, giảm thiểu được các rủi ro khi tự thực hiện các hoạt động logistics mà doanh nghiệp không am hiểu, tiết kiệm thời gian và tập 234 trung tối đa nguồn lực của doanh nghiệp cho hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp mình là sản xuất và phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, thành phố cần có các chính sách hỗ trợ việc tham gia sử dụng các dịch vụ logistics thuê ngoài cho các doanh nghiệp chủ hàng như chính sách ưu đãi về thuế, ưu tiên và đơn giản hóa thủ tục đối với hàng hóa đi qua các trung tâm logistics, hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp chủ hàng trong các vấn đề kiểm tra sau thông quan. Như vậy, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics sẽ sẵn sàng tham gia và tăng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ. Từ kết quả khảo sát, phỏng vấn doanh nghiệp chủ hàng tại giai đoạn 1 thì các doanh nghiệp cũng rất ủng hộ sáng kiến xây dựng các trung tâm logistics và sẵn sàng tham gia, đưa hàng hóa vào sử dụng các dịch vụ logistics tại trung tâm. Đây là động lực rõ nét để Thành phố sớm triển khai các giải pháp phát triển hạ tầng trong đó có việc xây dựng các trung tâm logistics phục vụ cho các doanh nghiệp chủ hàng. 2.5 Phát triển doanh nghiệp logistics có khả năng cung cấp dịch vụ tích hợp Phát triển những doanh nghiệp logistics hàng đầu có khả năng thiết lập mạng lưới quốc tế và cung cấp dịch vụ tích hợp: Các doanh nghiệp nhỏ hình thành tốn thời gian, còn tiềm lực thì thiếu nên để phát triển, chỉ có liên doanh mới phát triển được, các doanh nghiệp cần hợp tác với nhau, phát triển theo hướng Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam. Các LSPs cần vẽ lại chuỗi cung ứng cho từng ngành riêng biệt, vì mỗi ngành có một đặc điểm riêng nên đời hỏi logistics phục vụ có đặc điểm khác biệt. 3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Thành phố đầu tư xây dựng nền tảng trực tuyến đào tạo Logistics: hiện tại khái niệm logistics còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng với nỗ lực của các cơ quan ban ngành, đặc biệt cơ quan chủ quan là Bộ Công Thương đã đem khái niệm logistics đến gần hơn với doanh nghiệp, sinh viên thông quan diễn đàn logistics hàng năm, hay các cuộc thi tìm hiểu về logistics đã tạo tiếng vang lớn và khiến logistics đã trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn rất nhiều. Đẩy mạnh công tác dự báo như cầu thị trường nhân lực trong tương lai gần và xa hơn, để đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0: công tác dự báo là vô cùng quan trọng để biết được nhu cầu về nguồn nhân lực trong thời gian tới, theo nghiên cứu của VLI thì hiện nay nhu cầu mới chỉ đáp ứng được 10%. Vì vậy trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp để gia tăng số lượng cũng như chất lượng nhân lực trong lĩnh vực logistics. Giảng 284
  7. viên cần được trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm chuyên sau trong lĩnh vực logistics để giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, đặc biệt cần tham gia những khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, hợp tác đào tạo sử dụng chương trình quốc tế để có thể nắm bắt nhanh chóng những kiến thức mới cập nhật trong ngành, và tăng cường hội nhập quốc tế. Có chính sách đẩy mạnh đào tạo về logistics, nên chú trọng kỹ năng nghề: vận hành kho hàng, khai báo hải quan, tác nghiệp xếp dỡ, vận tải, v tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” cũng là đặc điểm nổi bậc của nhân lực Việt Nam. Có chính sách ưu đãi đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt chú trọng mô hình đào tạo nghề do các tổ chức Aus4skills, APEC tổ chức với sự tham gia của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần có những khóa đào tạo cơ bản và chuyên sau về logistics cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp , đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, hướng tới tăng tỉ lệ thuê ngoài tạo ra sự chuyên môn hóa cao trong xã hội. Các cán bộ nhà nước cần nắm bắt tốt hơn về logistics để đề ra những chính sách hợp lý, đúng thời điểm, hỗ trợ cho ngành logistics phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trở thành công ty 3PL và 4PL cạnh tranh lành mạnh với doanh nghiệp nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh có thể trở thành đầu tàu cả nước về đào tạo nguồn nhân lực, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực vùng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước, là nơi cung cấp chất xám cho lĩnh vực logistics, cung cấp nhân sự có tay nghề cao, các thợ lành nghề để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực thiếu thốn nhu hiện nay. 4 KẾT LUẬN TP.HCM có hệ thống logistics phát triển nhất và có tầm quan trọng nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Trong khi đó, quá trình mở cửa, hội nhập đã thực sự diễn ra rất sâu rộng. Do đó, TP.HCM cần nhanh chóng xây dựng chương trình phát triển logistics, phát triển ngành này như một ngành hạ tầng kinh tế và như một ngành dịch vụ chủ lực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND_ “Quy hoạch phát triển ngành thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 285