Hiệu quả hoạt động của công ty quản lý tài sản Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 23/05/2022 1870
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả hoạt động của công ty quản lý tài sản Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhieu_qua_hoat_dong_cua_cong_ty_quan_ly_tai_san_viet_nam_tron.pdf

Nội dung text: Hiệu quả hoạt động của công ty quản lý tài sản Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

  1. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Minh Huệ Viện Ngân hàng Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội minhhuektqd@gmail.com huenm@neu.edu.vn TÓM TẮT Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) là một công ty có tiềm năng cũng như khả năng trong việc xử lý các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của VAMC hiện tại đang chưa thực sự hiện quả do các nhân tố chủ quan và khách quan tác động. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của VAMC hiện tại, từ đó phát hiện ra các nguyên nhân của việc tốc độ mua bán nợ và tỷ lệ thu hồi nợ của VAMC đang còn rất thấp. Các nguyên nhân này xuất phát từ nhiều phía bao gồm từ phía Chính Phủ, từ các ngân hàng thương mại và từ chính VAMC. Các khuyến nghị được đưa ra trên cơ sở các nguyên nhân bao gồm việc xây dựng chính sách và quy định rõ ràng, thống nhất cho hoạt động của VAMC cũng như cho cả hệ thống tài chính; tăng cường nguồn vốn cho hoạt động của VAMC; thay đổi nhận thức của các bên liên quan; nghiên cứu các phương pháp định giá và thiết lập các thị trường đầu ra phù hợp cho các khoản nợ xấu. Những khuyến nghị được đưa ra trong nghiên cứu này nhằm giúp tăng hiệu quả cho hoạt động của VAMC và giúp VAMC đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới Từ khóa: Công ty quản lý tài sản, Nợ xấu, Mua bán nợ 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Sau thời kỳ tăng trưởng mạnh, trung bình 8% trong giai đoạn 2000 – 2006, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua thời kỳ khó khăn với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chỉ kỳ vọng tăng 5.6% cho năm 2014 (Trading Economics), trong khi năm 2013 là 5.4%. Theo đó, các khu vực tài chính bao gồm có hệ thống ngân hàng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2013 là khoảng 150 tỷ đồng, chiếm 3.6% tổng dư nợ của hệ thống (Nguyen, 2013); tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là -0.5% trong tháng 01/2014 và -1.66% trong tháng 02/2014 (Dai Viet, 2014). Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với hệ thống cơ sở pháp lý còn chưa hoàn hảo và chưa đủ mạnh, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng. Chính vì vậy, khi những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tạo ra sự suy thoái cho nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng ở mức báo động, từ khoảng 2% năm 2010 lên gần 6% năm 2012, sau đó với những nỗ lực quản lý của Ngân hàng Nhà nước và sự thành lập của Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), nợ xấu đã được kiểm soát ở mức 4,7% tại thời điểm tháng 10 năm 2013 và xuống 3,6% tại thời điểm cuối năm 2013. Một trong các giải pháp kỳ vọng của việc kiểm soát nợ xấu trong giai đoạn hiện nay chính là hiệu quả hoạt động của công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC). Chính phủ ra quyết định thành lập VAMC với mục tiêu chính là “xử lý nợ xấu và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế” (Nguyen, 2013). Những kết quả bước đầu trong hoạt động của VAMC đã đươc khẳng định với sự giảm dần chỉ số nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cho rằng, lộ trình và kết quả xử lý nợ xấu của VAMC cần được triển khai trong khoảng thời gian ít nhất 5 năm. Tuy vậy, mục tiêu và cách thức hoạt động của VAMC hiện tại vẫn đang tạo ra sự hoài nghi đối với các nhà nghiên cứu với các nhận định về các hạn chế trong hoạt động của VAMC. 151
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng hoạt động của VAMC, kết quả hoạt động và hiệu quả hoạt động kỳ vọng của VAMC trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này tập trung phân tích những điểm hạn chế trong hoạt động của VAMC, đánh giá các nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế này. Các nghiên cứu đánh giá được thực hiện trên cơ sở so sánh, đối chiếu hoạt động của VAMC với thông lệ quốc tế và với hoạt động của các công ty quản lý tài sản của các quốc gia khác. Trên cơ sở kết hợp trao đổi với các chuyên gia và phân tích số liệu thứ cấp, mục đích của bài nghiên cứu cũng hướng đến việc đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như ban lãnh đạo của VAMC nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động của VAMC. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu về các hạn chế trong hoạt động của công ty quản lý tài sản nói chung là một chủ đề được quan tâm của các nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia. Trong nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động của các công ty quản lý tài sản (AMCs) trên thế giới, Klingebiel (2000) đã cho thấy Thụy Sĩ là một quốc gia thành công trong việc xử lý nợ xấu thông qua hoạt động của AMCs. Tuy nhiên, kết quả này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều điều kiện hoàn hảo của một nền kinh tế phát triển, chẳng hạn như: khả năng lãnh đạo chuyên nghiệp, sự độc lập về chính trị, nguồn nhân lực có trình độ, nguồn vốn đủ lớn, hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ, hệ thống thông tin minh bạch, Rõ ràng là, các điều kiện này không chỉ khó đáp ứng đối với các nước đang phát triển, mà cả với các nước phát triển. Cho dù vậy, nghiên cứu của Klingebiel cũng là nghiên cứu hệ thống hóa các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của AMCs nói chung. Thêm vào đó, tác giả cũng đã sử dụng phương pháp đánh giá định lượng đối với AMCs của nhiều nước trên thế giới và đã chỉ ra vấn đề khó khăn chung của các AMCs là dạng tài sản. Quy mô không đồng nhất của các tài sản cần xử lý đã tạo ra những khó khăn cho việc xử lý nợ của AMCs là trường hợp của Phần Lan. Các nhóm tài sản lớn cần được xử lý lại nằm dưới sự kiểm soát của Chính Phủ là trường hợp của Mexico và Philippines. Lý do tiếp theo dẫn đến những khó khăn trong hoạt động của AMCs chính là sự hạn chế trong nguồn lực tài chính của AMCs, dẫn đến khả năng khó xử lý đối với những khoản nợ xấu lớn. Tương tự, Fung và cộng sự (2004) đã tiến hành một nghiên cứu về các AMCs của các quốc gia Đông Á bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan và Philippines. Nghiên cứu đã phân tích những đặc thù kinh tế của từng quốc gia và hoạt động của công ty quản lý tài sản cũng như hoạt động xử lý nợ xấu của các quốc gia này. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra lý do dẫn đến việc thành lập công ty quản lý tài sản tại các quốc gia này trong những năm 90, đó là hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực dẫn đến những vấn đề lớn đối với hệ thống tài chính của các nước. Tổng mức dư nợ của Trung Quốc lên đến 150% GDP và phần lớn các quốc gia kể trên đều đối mặt với tỷ lệ nợ xấu rất cao (xấp xỉ 50%). Từ đó, các tác giả cũng đã tập trung phân tích nguyên tắc hoạt động và hiệu quả hoạt động của từng AMCs. Mặc dù mục tiêu chung của các AMCs đều là vấn đề xử lý nợ xấu, nhưng mục tiêu này không phải lúc nào cũng đạt được. Kết quả là, chỉ có 3 quốc gia đạt được những thành công nhất định trong việc tái cơ cấu và giảm tỷ lệ nợ xấu, ví dụ như Hàn Quốc đã xử lý được 60% nợ xấu. Trong khi đó, Công ty quản lý tài sản của Trung Quốc hoạt động không thực sự hiệu quả khi nhận được ít sự hỗ trợ từ Chính Phủ và thực trang cơ chế chính trị khá phức tạp Một số nghiên cứu khác tập trung vào phân tích hoạt động đặc thù của AMC của một quốc gia cụ thể. Ví dụ như, hoạt động AMC của Indonesia đã được nghiên cứu chi tiết hơn (Redway, 2002) với những điều kiện đặc thù và những phương án hoạt động khả thi cho AMC của Indonesia. 152
  3. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Nghiên cứu của McIver (2005) cũng tập trung sâu hơn vào nợ xấu của Trung Quốc. Tác giả đã chỉ ra rằng việc cải thiện mức xếp hạng tín dụng và hoạt động quản trị điều hành là các điều kiện cần thiết và có tác động tích cực đến mức nợ xấu của ngân hàng thương mại Trung Quốc. Như vậy, các nghiên cứu nước ngoài về hoạt động của AMCs của nhiều nước trên thế giới đã giúp chỉ ra những điều kiện và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một AMC. Những bài học kinh nghiệm trong sự thành công và thất bại của các AMCs trên thế giới, đặc biệt là của các quốc gia tương đồng trong khu vực, là cần thiết đối với nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý tài sản của Việt Nam trong giai đoạn đầu mới thành lập. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Từ khi được thành lập, hoạt động của công ty quản lý tài sản Việt Nam là một chủ đề nghiên cứu được quan tâm của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Các nghiên cứu đã tập trung phân tích những hạn chế trong hoạt động của VAMC trong giai đoạn đầu mới thành lập. Le (2012) đã phân tích sự hiệu quả trong hoạt động của VMAC khi một lượng lớn nguồn lực được sử dụng để thành lập công ty và để đầu tư xử lý các khoản nợ có rủi ro lớn là các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đều hoạt động không hiệu quả. Thêm vào đó, vấn đề lớn của Việt Nam là thông tin về nợ xấu chưa được minh bạch, tài sản thế chấp cho các khoản nợ không thanh khoản. Những điều này đang là những thách thức cho hoạt động của VAMC. Những phân tích tương tự cũng được chỉ ra trong bài nghiên cứu của Vu (2012) Nghiên cứu của tác giả Pham (2009) cũng chỉ ra bản chất của vấn đề nợ xấu ở Việt Nam. Tác giả đã cho thấy các hoạt động thẩm định tín dụng khi cho vay chưa được đầu tư, hoạt động giám sát sau khi cho vay chưa được đề cao đã dẫn đến sự gia tăng của các khoản nợ xấu Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của VAMC, nhiều tác giả, Hoàng (2013), Lien Vu (2012) đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả cho hoạt động của VAMC. Một số giải pháp ở tầm vĩ mô như việc Chính phủ cần hạn chế việc thành lập các ngân hàng thương mại lớn, tuy nhiên điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần có thời gian để đánh giá kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện tại, cũng như phân tích chi phí lợi ích từ việc thành lập những ngân hàng thương mại mới. Việc đánh giá các điều kiện cũng như tính khả thi của các giải pháp cần được thực hiện. Như vậy, các nghiên cứu trong nước đã tập trung phân tích và đưa ra nhiều giải pháp đối với hoạt động của VAMC, nhưng các nghiên cứu chưa thực sự phân tích sâu hơn các nhân tố tác động đến hoạt động của VAMC, từ đó dẫn đến các nguyên nhân cho sự kém hiệu quả trong hoạt động của VMAC. Các nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động của VAMC trong nghiên cứu này chỉ ra trên cơ sở những phân tích so sánh từ kinh nghiệm hoạt động của các AMCs trên thế giới và từ những trao đổi thực tế với các chuyên gia kinh tế của Việt Nam kết hợp với phân tích số liệu đặc thù trong hoạt động ngân hàng Việt Nam. Từ các phát hiện nguyên nhân cho hạn chế hoạt động của VAMC, các khuyến nghị được đề xuất với những đánh giá về sự cần thiết đối với hoạt động của VAMC trong thời gian tới. 3. So sánh hoạt động của công ty quản lý tài sản của Việt Nam và một số quốc gia khác Nghiên cứu so sánh hoạt động của công ty quản lý tài sản của các quốc gia khác, bao gồm cả quốc gia thành công và không thành công trong xử lý nợ xấu bằng AMCs, sẽ giúp chỉ ra vai trò và mức độ tác động của Công ty quản lý tài sản của Việt Nam Công ty quản lý tài sản của Hàn Quốc (KAMCO) được đánh giá là một trong các công ty hoạt động thành công trên thế giới (Fung, 2004). Số liệu trên Bảng 1 cho thấy công ty đã mua 85% tổng số nợ xấu của Hàn Quốc, tương đương với 90 nghìn tỷ USD và tỷ lệ nợ xấu được xử lý và thu hồi là 32.2%, tương đương với 28.8 nghìn tỷ USD. Các nhân tố tạo nên thành công cho KAMCO 153
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chính là năng lực tài chính vững mạnh, các phương pháp xử lý nợ xấu đa dạng và linh hoạt, những quy định với sự hỗ trợ mạnh từ Chính phủ và những kỹ thuật định giá tài sản nợ xấu tốt. Công ty quản lý nợ xấu của Malaysia cũng là một công ty thành công. Có thể thấy, công ty này đã tiến hành mua lại 91% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Malaysia. Theo đó, khả năng thu hồi nợ là 44.4%. Theo Takatoshi (et al., 2004), công ty quản lý nợ xấu của Malaysia đã có phương pháp định giá nợ xấu tốt, xác định các mức giá xử lý nợ xấu có tính thuyết phục với các nhà đầu tư và các đối tác, từ đó, khuyến khích được sự tham gia của các ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư trong việc thỏa thuận về giá trị xử lý của các khoản nợ xấu. Trường hợp của Trung Quốc được xem là một công ty không thực sự thành công trong việc xử lý nợ xấu. Những hạn chế trong hoạt động của công ty quản lý tài sản của Trung Quốc xuất phát từ việc ra quyết định trong xử lý tài sản của công ty chưa được độc lập. Công ty quản lý tài sản của Trung Quốc thực hiện mua khoảng 50% tổng giá trị nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, tuy nhiên, hoạt động mua nợ xấu này chỉ được thực hiện một lần trong khoảng thời gian 1999-2000 và sau đó không có một giao dịch nào khác. Theo đó, tổng giá trị nợ xấu được thu hồi là 36.4 nghìn tỷ USD, chiếm 21.6% tổng giá trị nợ xấu. Phân tích các trường hợp được đánh giá thành công và không thành công của các nước trong khu vực để thấy quy mô trong hoạt động của Công ty quản lý tài sản của Việt Nam còn rất nhỏ. Ngay cả, trường hợp của Trung Quốc được đánh giá là không thành công thì các chỉ số về giá trị nợ xấu được mua lại trong tổng số nợ xấu của Trung Quốc cũng lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam (Trung Quốc, 50%; Việt Nam, 20%-22%). Tỷ lệ nợ xấu được thu hồi của VAMC ở mức rất thấp (0.5%) So sánh những kết quả ban đầu trong hoạt động của VAMC để thấy VAMC muốn có được những kết quả nhất định trong hoạt động xử lý nợ xấu thì cần có chiến lược mở rộng và thúc đẩy quy mô hoạt động hơn nữa trong lộ trình 5 năm được đặt ra bởi các nhà hoạch định chính sách. Bảng 1: So sánh kết quả hoạt động của các AMCs giữa các quốc gia Nợ xấu Nợ xấu Nợ xấu/ Nợ xấu chuyển chuyển Nợ xấu thu Tỷ lệ thu tổng dư /GDP nhượng cho nhượng/ hồi được hồi nợ xấu nợ AMCs Tổng dư nợ Việt Nam 12% 4.7% 2 tỷ USD 20-22% 9,7 triệu USD 0.5% Hàn Quốc 10% 15% 90 tỷ USD 85% 28.8 tỷ USD 32.2% Malaysia 25% 30.1% 15 tỷ USD 91% 6.6 tỷ USD 44.4% Trung Quốc 35% 42% 170 tỷ USD 50% 36.4 tỷ USD 21.4% Tổng hợp nguồn số liệu từ Fung (el al., 2004); He (2004) và Nguyen (2013) 4. Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của VAMC 4.1. Hoạt động của các tổ chức tín dụng Tỷ lệ thu hồi nợ xấu thấp và tốc độ mua bán nợ chậm của VAMC chịu sự tác động chính từ thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng, là đối tác chính trong việc bán và chuyển giao các khoản nợ xấu cho VAMC. Điều này xuất phát từ sự thiếu thông tin và hạn chế chia sẻ thông tin giữa các tổ chức tín dụng và công ty quản lý tài sản Việt Nam (Chuyên gia VAMC, 2014). Một số ngân hàng thương mại cho rằng việc chia sẻ thông tin sẽ làm tăng rủi ro thông tin khách hàng của họ bị tiết lộ đối với các bên thứ ba. Một số ngân hàng khác chưa thực sự tin vào khả năng xử lý nợ 154
  5. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" xấu của VAMC. Hơn thế, hiện tại cũng chưa có quy định pháp lý nào yêu cầu các tổ chức tín dụng phải chia sẻ thông tin đối với VAMC. Chính vì thiếu thông tin mà VAMC đang gặp khó khăn trong việc mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tín dụng cũng như quá trình đánh giá lại giá trị các khoản nợ xấu Một lý do khác của việc các ngân hàng thương mại chưa muốn bán nợ là việc VAMC sử dụng trái phiếu đặc biệt để hoán đổi đối với các khoản nợ xấu của các ngân hàng. Điều này là do nguồn lực còn hạn chế của VAMC và thiếu các công cụ thanh toán trên thị trường tài chính. Tác động không mong muốn của phương thức này là các ngân hàng thương mại phải hoán đổi và nhận lại khoản nợ xấu trong trường hợp VAMC không thể xử lý được khoản nợ xấu đó trong vòng 5 năm. Điều này có nghĩa các ngân hàng thương mại vẫn phải đối mặt với rủi ro từ các khoản nợ xấu của mình, việc bán nợ cho VAMC chỉ là giải pháp ngắn hạn. Về phía VAMC, công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm thị trường đầu ra cho các khoản nợ xấu mà công ty đã mua lại. Quy mô nợ xấu được mua lại bởi VAMC đang có xu hướng giảm dần, trong quý 1 năm 2014, VAMC mới chỉ thực hiện mua 4 tỷ đồng, trong khi Quý 4/2013, tổng giá trị nợ xấu được mua lại là 39 tỷ đồng. Tổng giá trị nợ xấu mà VAMC lên kế hoach mua lại là 36 tỷ đồng cho năm 2013 và 150 tỷ đồng năm 2014 (Tung, 2013). Trong khi đó, tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vào khoảng 180 tỷ đến 300 tỷ đồng (Nguyen, 2013). Như vậy, VAMC muốn đạt được mục tiêu kỳ vọng của các nhà hoạch định thì sẽ phải mở rộng hoạt động hơn nữa trong thời gian trước mắt Một khía cạnh khác, các ngân hàng thương mại Việt Nam thường có xu hướng che dấu tình hình tài chính của họ vì cho rằng việc công bố các thông tin về nợ xấu có thể làm các ngân hàng bị giảm mức độ tín nhiệm và lòng tin của khách hàng, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. Điều này cũng là hệ quả của việc thiếu minh bạch trong hoạt động ngân hàng và thiếu các quy chế thống nhất trong việc đánh giá các khoản nợ xấu và công bố thông tin nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Một điểm hạn chế nữa, các ngân hàng thương mại yêu cầu VAMC mua nợ xấu với giá quá cao. Theo Kiểm toán Việt Nam (2013), VAMC đang mua lại các khoản nợ xấu tại mức chiết khấu là 70% giá trị sổ sách của khoản nợ, trong khi mức này ở các quốc gia khác chỉ là 20%-50%. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại đang mong muốn giảm bớt thiệt hại, nhưng lại đẩy khó khăn sang cho VAMC khi phải tìm cách bán lại các khoản nợ này. Đây cũng là một trong các lý do dẫn đến tỷ lệ thu hồi nợ thấp của VAMC. 4.2. Các thị trường mua bán nợ Sự kém phát triển của các thị trường đầu ra cho các khoản nợ xấu là nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ thu hồi nợ xấu chậm và thấp của VAMC. Theo cơ quan Thanh tra Nhà nước Việt Nam (2013), Việt Nam chưa có thị trường chính thức cho hoạt động mua bán nợ. Điều này cũng chính là cản trở cho hoạt động của VAMC trong việc tìm các khách hàng phù hợp để bán nợ. Bên cạnh đó, các thị trường khác như thị trường bất động sản, thị trường giao dịch tài sản thế chấp, thị trường cổ phiếu, trái phiếu đều đang trong giai đoạn suy giảm do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy, VAMC đang gặp phải khó khăn lớn khi muốn bán lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại với mức giá chấp nhận được khi muốn bù đắp cho các chi phí mua nợ cũng khá cao. 4.3. Các quy định pháp lý Việc thiếu các quy định pháp lý cũng đang là nguyên nhân dẫn đến hoạt động chưa hiệu quả của VAMC. Hiện nay, Chính phủ đang cho phép VAMC được đấu giá các khoản nợ xấu có giá trị dưới 10 tỷ đồng (Thuy, 2014). Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có quy định gì cho các khoản nợ xấu có giá trị lớn hơn. Điều này cũng đã làm cho cả VAMC và các ngân hàng thương mại đều không tích cực trong hoạt động mua bán nợ xấu. Các nhà đầu tư thì e ngại khi không rõ ai sẽ nhận trách nhiệm trong việc xử lý các khoản nợ xấu khi họ mua nó. Công ty VAMC thì quan tâm đến sự suy 155
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG giảm về nguồn lực khi bán các khoản nợ xấu cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, VAMC chưa có đủ quyền lực pháp lý đối với các tổ chức tín dụng và các công ty có các khoản nợ xấu đối với ngân hàng. Chính vì điều này đã làm cho VAMC chưa thực sự có ảnh hưởng trong việc thương thuyết với ngân hàng và các công ty có nợ xấu. 4.4. Các nhân tố khác  Kỹ thuật định giá tài sản Phương pháp và kỹ thuật định giá tài sản và định giá các khoản nợ xấu cũng đang là một nhân tố cản trở hoạt động của VMAC. Công ty quản lý tài sản Việt Nam chưa có một cơ chế định giá hiệu quả và đảm bảo giá trị thị trường tốt nhất đối với các khoản nợ xấu. Đó là lý do tại sao Công ty phải mua các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại với giá trên 70-75% giá trị sổ sách của các khoản nợ này. Với mức giá này, VAMC khó có thể đẩy nhanh tốc độ xử lý các khoản nợ xấu mà Công ty đã mua. Hiện nay, VAMC đang sử dụng phương pháp đấu giá để bán các khoản nợ xấu cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một thị trường đấu giá chính thức chưa được thiết lập cũng làm hạn chế phương pháp này của VAMC. Công ty cũng đang nghiên cứu các phương pháp định giá phù hợp khác, tuy nhiên điều này đòi hỏi thời gian và công sức của các cán bộ VAMC. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại đặt ra mốc thời gian cho VAMC là phải mua lại toàn bộ nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam từ nay cho đến cuối năm 2015  Chất lượng của các khoản nợ xấu Để đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, VAMC chỉ giới hạn mua lại các khoản nợ xấu mà có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều khoản nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam lại không có đủ tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, chất lượng của các khoản nợ xấu cũng đang là khó khăn cho VAMC trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu tại mức giá trị mà có thể đem lại lợi ích cho cả ngân hàng thương mại và cho cả VAMC.  Nguồn lực của VAMC Nguồn vốn được cấp của VAMC khi thành lập chỉ là 500 tỷ đồng (Nguyen, 2013), tức là chỉ tương đương với 0.167% - 0.25% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại (Chuyên gia VAMC, 2014). Với thực tế về giá trị nguồn lực của VAMC, các tổ chức tín dụng cũng chưa đủ lòng tin vào hoạt động mua bán nợ của VAMC. Có thể thấy rõ ràng rằng, nguồn lực không đủ không chỉ làm hạn chế các phương pháp định giá và chi trả của VAMC mà còn làm chậm tốc độ mua nợ của Công ty khi các ngân hàng thương mại chưa tin vào VAMC. Việc thiếu vốn đã làm cho VAMC phải dựa vào việc phát hành các trái phiếu đặc biệt để đổi lại các khoản nợ xấu cho các ngân hàng thương mại, điều này càng hạn chế khả năng mua lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó, nhân tố nguồn lực chưa đủ cũng làm cho các nhà đầu tư tiềm năng lo ngại về sự đảm bảo của VAMC trong việc xử lý nợ xấu bán cho họ. Như vậy, yếu tố nguồn lực đang hạn chế cả giao dịch đầu vào và đầu ra của VAMC  Nguồn nhân lực của VAMC Chủ yếu nguồn nhân lực của VAMC được huy động từ Ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng thương mại lớn khác. Do vậy, các chuyên gia được đào tạo bài bản về hoạt động mua bán nợ chưa có nhiều. Hiện tại, nhiều vị trí làm việc của VAMC chưa thực sự có nhân viên có chuyên môn phù hợp. Sự thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh mua bán nợ cũng đang là một nguyên nhân gây ra những lỗi kỹ thuật trong việc định giá các khoản nợ xấu. Điều này cũng đang làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của VAMC, càng làm cho lòng tin của các ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư giảm đi và hạn chế khả năng đạt được mục tiêu đề ra của VAMC 156
  7. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 5. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC Dựa trên những phân tích về nhân tố tác động, từ đó dẫn đến các nguyên nhân của hoạt động chưa thực sự hiệu quả của VAMC trong thời gian qua, một số khuyến nghị được đưa ra Khuyến nghị đối với Chính phù Thứ nhất, Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý và các quy định thống nhất cho hoạt động của VAMC. Điều quan trọng là các quy định rõ ràng về quyền lực pháp lý của VAMC trong quan hệ đối với các tổ chức tín dụng, các công ty mang nợ và các nhà đầu tư. Các quy định này cần bao hàm quyền hạn và trách nhiệm của VAMC đối với các khách hàng; quyền thương thuyết của VAMC đối với các ngân hàng thương mại; quyền yêu cầu của VAMC trong việc giao dịch và chia sẻ thông tin về các khoản nợ xấu giữa các bên. Đồng thời, Chính phủ cũng cần tăng cường sự minh bạch trong công bố thông tin của hệ thống tổ chức tín dụng. Theo đó, một phương pháp tính nợ xấu thống nhất và định giá giá trị thích hợp của các khoản nợ xấu này giữa ngân hàng thương mại và VAMC cần được xây dựng. Các ngân hàng thương mại không tuân theo những yêu cầu về kiểm toán và xác định giá trị nợ xấu cần có chính sách xử lý. Những quy định pháp lý này không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động của VAMC mà còn là cơ sở cho chiến lược tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Thứ hai, Chính phủ cũng cần bổ sung nguồn lực cho VAMC, giảm bớt việc sử dụng các trái phiếu đặc biệt trong các hoạt động mua nợ từ các ngân hàng thương mại. Từ kinh nghiệm thành công của công ty quản lý tài sản Hàn Quốc, nguồn lực của Công ty cần đảm bảo tối thiếu là 50% tổng giá trị các khoản nợ xấu của hệ thống Thứ ba, Chính phủ cần thiết lập các thị trường chính thức cho hoạt động repo, hoạt động mua bán lại tài sản và các khoản nợ xấu. Các thị trường này cần có sự tham gia của cả khu vực tư nhân và khu vực chính phủ, của các các nhà đầu tư và các công ty trong và ngoài nước. Từ đó, các quy định và chính sách cho hoạt động của các thị trường này cũng cần được xây dựng, và như vậy cả VAMC và các nhà đầu tư đều được đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động mua bán nợ Khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại trước tiên phải tự giải quyết vấn đề của chính họ. Rõ ràng là, các ngân hàng thương mại cần minh bạch hơn về thực trạng các khoản nợ xấu khi giao dịch với VAMC. Điều này cũng đòi hỏi, các ngân hàng thương mại cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn đối với VAMC trong quá trình định giá và đánh giá lại giá trị các khoản nợ xấu. Việc xây dựng một cơ chế và cơ sở dữ liệu trong việc trao đổi thông tin về các khoản nợ xấu là cần thiết, theo đó, các thông tin cập nhật về tình trạng của từng khoản nợ xấu được cập nhật thường xuyên từ các phía. Cơ sở dữ liệu cập nhật và online nội bộ có thể giúp tiết kiệm thời gian trao đổivà tăng tính hiệu quả cho hoạt động xử lý nợ của cả VAMC và ngân hàng thương mại. Khuyến nghị đối với VAMC VAMC cần tích cực tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về hoạt động quản lý tài sản và mua bán nợ. Bên cạnh đó, VAMC cũng cần xây dựng một cơ chế và phương pháp định giá giá trị nợ xấu một cách hiệu quả, phản ánh đúng giá trị thực tế của khoản nợ. Phương pháp xác định giá trị phủ hợp của khoản nợ xấu cần được tính toán dựa trên tất cả các thông tin được cung cấp bởi chính các ngân hàng thương mại, các công ty mang nợ và Chính phủ, từ đó, giá trị phù hợp của khoản nợ được tính toán. Với một giá trị của các khoản nợ xấu phù hợp hơn, VAMC có thể dễ dàng hơn trong việc bán lại và xử lý các khoản nợ đã mua. Điều này cũng đòi hỏi sự nhận thức từ phía các ngân hàng thương mại trong việc chấp nhận và chia sẻ mức thiệt hại khi xử lý các khoản nợ xấu của chính họ Bên cạnh đó, VAMC cũng cần cải thiện hình ảnh và uy tín của mình thông qua các hoạt động truyền thông và quan hệ khách hàng. Điều này là cần thiết để các ngân hàng thương mại và 157
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG các nhà đầu tư gia tăng lòng tin đối với hoạt động của VAMC. Các phương pháp xử lý và thu hồi nợ của VAMC cần được đa dạng hóa hơn, không chỉ là phương pháp đấu giá. Từ kinh nghiệm của KAMCO (Hàn Quốc), hoạt động bán lại các khoản nợ xấu có thể thực hiện trên sự thỏa thuận cá nhân, hoặc bán cho các nhà đầu tư tư nhân, hoặc cho các quỹ đầu tư cổ phần Điều này sẽ giúp mở rộng các khách hàng mục tiêu của VAMC và gia tăng khả năng thu hồi nợ cho VAMC Cuối cùng, VAMC cũng cần linh hoạt và tích cực hơn trong việc xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu. Đối với các tài sản đảm bảo là các công trình xây dựng dở dang, VAMC có thể cần tiếp tục đầu tư để hoàn thành công trình, gia tăng giá trị cho tài sản và dễ dàng bán lại và xử lý đối với các tài sản này. Tuy vậy, VAMC cũng cần tính toán chi phí lợi ích cho từng hoạt động xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu được lợi ích cho hoạt động kinh doanh của VAMC. Thêm vào đó, VAMC có thể cũng cần hỗ trợ hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động cổ phần hóa của các công ty đang mang nợ nhằm giúp các công ty này vượt qua khó khăn và gia tăng khả năng trả nợ cho công ty 6. Kết luận Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của các công ty quản lý tài sản nợ nói chung nhằm xử lý các khoản nợ xấu và tái cấu trúc lại hệ thống tài chính, Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) là một công ty có tiềm năng cũng như khả năng trong việc xử lý các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của VAMC hiện tại, từ đó phát hiện ra các nguyên nhân của việc tốc độ mua bán nợ và tỷ lệ thu hồi nợ của VAMC đang còn rất thấp. Các nguyên nhân này xuất phát từ nhiều phía bao gồm từ phía Chính Phủ, từ các ngân hàng thương mại và từ chính VAMC. Các khuyến nghị được đưa ra trên cơ sở các nguyên nhân bao gồm việc xây dựng chính sách và quy định rõ ràng, thống nhất cho hoạt động của VAMC cũng như cho cả hệ thống tài chính; tăng cường nguồn vốn cho hoạt động của VAMC; thay đổi nhận thức của các bên liên quan; nghiên cứu các phương pháp định giá và thiết lập các thị trường phù hợp cho các khoản nợ xấu. Những khuyến nghị được đưa ra trong nghiên cứu này nhằm giúp tăng hiệu quả cho hoạt động của VAMC và giúp VAMC đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dat Viet (2014), “VAMC phải minh bạch con số nợ xấu”, Dat Viet newspaper database, viewed on 18th April 2014, gia-nao.html [2] Do, L & Thanh, H (2013), “VAMC – Quyết sách cho chặng đường dài”, VAMC database, viewed on 19th April 2014, [3] Fang, G (2014), Moody’s report: VAMC improves liquidity at Vietnamese banks, but does not provide capital, Moody database, viewed on 18th April 2014, [4] Fung, B, George, J, Holh, S & Ma, G (2002), Public asset management companies in East Asia – Case studies, DocJax database, viewed on 15th April 2014 [5] He, D (2004), The role of KAMCO in resolving the non-performing loans in The Republic of Korea, International monetary fund, IMF database, viewed on 21st April, 2014, 158
  9. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" [6] Ingves, S , Seelig, S A, He, D (2004), Issue in the establishment of Asset Management Company, International Monetary Fund, IMF database, viewed on 16th April 2014, [7] Klingebiel, D (2000), The Use of Asset Management Companies in the Resolution of Banking Crises Cross-Country Experiences, Washington, DC 20433: World Bank - Policy Unit. [8] Le, V.T (2012), Băn khoăn công ty mua bán nợ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, vol 47 [9] Lee, A (2013), “Why Vietnam Asset Management Company is not a silver bullet”, International Financial Law Review database, viewed on 16th April 2014 [10] Linh, L (2014), “VAMC thiếu “bảo kiếm”, ngân hàng run rẩy lo sợ nợ xấu quay vòng”, CafeF database, viewed on 19th April 2014, kiem-ngan-hang-run-ray-lo-no-xau-quay-vong-2014040607260993013ca34.chn [11] McIver, R (2005), Asset Management Companies, State- Owned Commercial Bank Debt Transfers and Contingent Claims: Issues in the Valuation of China, vol 31, p11-28. [12] Miteva, E (2003), Asset Management Companies and non-performing assets – The Asian Experience, OECD, International Bar Association database, viewed on 18th April 2014, [13] Nguyen, P.L (2013), “Really bad bank: Vietnam sets up its own AMC”, Financial Times database, viewed on 15th April 2014, [14] Nguyen, T (2014), “Đồng ý miễn cả hai loại thuế cho công ty xử lý nợ xấu”, Duthaoonline database, viewed on 19th April 2014, [15] Pham, T (2009), Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ : Bài học và một số kiến nghị. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, vol25, p39-53 [16] Redway, J (2002), An assessement of the asset management company model in the reform of Indonesia's banking sector. Bulletin of Indonesian Economic Studies, vol 38, p214-250 [17] State Audit Office of Vietnam (2013), Những điểm nghẽn cần giải quyết để xử lý nợ xấu một cách triệt để và hiệu quả, SAV database, viewed on 19th April 2014, xau-mot-cach-triet-de-va-co-hieu-qua-.sav [18] Stox VN (2014), “Quý I, VAMC sẽ mua 10.000 tỷ đồng nợ xấu”, Stox VN database, viewed on 16th April, [19] Takatoshi, I & Yuko, H (2004), Bank restructuring in Asia: Crisis managment in the aftermath of the Asian financial crisis and prospects for crisis prevention – Malaysia -, RIETI database, viewed on 20th April 2014, [20] TalkVietnam (2014), “VAMC improves liquidity, despite retaining bad-loan related risks”, TalkVietnam Business Hub, TalkVietnam Database, viewed on 18th April 2014, 159
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [21] Thuy, L (2014), Băn khoăn việc VAMC bán nợ xấu với giá nào? , Dau Tu newspaper database, viewed on 18th April 2014, xau-voi-gia-nao.html [22] Trading Economics (2014), Vietnam Economic Forecast, 2013 -2015 Outlook, Trading economics database, viewed on 27th april, 2014 [23] Trading Economics (2013), Vietnam Economic Indicators, Trading economics database, viewed on 27th April, 2014, [24] Tung, 2013, VAMC purchased bad debts from 14 banks, Business section, Vietnam Net database, viewed on 27th April 2014, [25] Tuoitre News (2014), Bad debt ratio in Vietnam not as high as Moody’s rating, Tuoi Tre News, Tuoi Tre Database, viewed on 18th April 2014, [26] VAMC expert (2014), Interview: VAMC and its limitations, on 14th April, Transcript, Research’s appendix [27] Verma, A (2010), Macro factors affecting business environment, slideshares database, viewed on 18th April 2014, business-environment [28] Vietnam Plus (2014), “9.4 million USD of bad debt recovered”, Business section, Vietnam Plus database, viewed on 27th April 2014, of-bad-debt-recovered/20143/46860.vnplus> [29] Viettrade (2014), Overview of Vietnam’s economy, Viettrade database, viewed on 16th April 2014, d=76 [30] Vu, L (2012), Xử lý nợ xấu, càng sớm càng tốt, Tin nhanh Chung Khoan database, viewed on 27th April 2014, [31] Woo, D (2000), Two Approaches to resolve non-performing assets during financial crises, International Monetary Fund, IMF database, viewed on 18th 2014, [32] WorldBank (2014), Vietnam: Country Overview, World Bank database, viewed on 16th April 2014, [33] Zhang, M (2014), Vietnam Economics Outlook 2014: Export, FDI to support growth, International Business Times database, viewed on 20th 2014, 1525182 160