Hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam – thực tiễn và đề xuất chính sách
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam – thực tiễn và đề xuất chính sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hoat_dong_bao_ve_nguoi_tieu_dung_tai_chinh_trong_linh_vuc_ch.pdf
Nội dung text: Hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam – thực tiễn và đề xuất chính sách
- HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM – THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ThS Nguyễn Phương Thảo - Học viện ngân hàng Tóm tắt Trong những năm vừa qua, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính nói chung và bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Bởi lẽ, chỉ khi thiết lập được một cơ chế bảo vệ hữu hiệu đối với người tiêu dùng tài chính thì thị trường tài chính mới có thể phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững. Bài viết tập trung phân tích thực tiễn hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng trong lĩnh vực chứng khoán và đưa ra một số đề xuất về chính sách. Từ khoá: bảo vệ, người tiêu dùng tài chính, chứng khoán, thị trường chứng khoán Abstract In recent years, the issue of financial consumer protection in general and financial consumer protection in the securities sector in particular has been increasingly researched. Because the effective protection mechanism for financial consumers is established, the financial market develop effectively, safely and sustainably. The article focuses on analyzing the financial consumer protection activities in the securities sector of Vietnam, pointing out the weaknesses in providing services to consumers in the securities sector, and providing some policy recommendations. Keywords: protection, consumer finance, securities, stock market Ở bất kỳ một thị trường chứng khoán (TTCK) nào, vấn đề bảo vệ nhà đầu tư (NĐT)– người tiêu dùng trong lĩnh vực chứng khoán luôn được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng và cơ bản nhất mà cơ quan quản lý nhà nước hướng đến nhằm phát triển TTCK ổn định, công bằng và bền vững. Sẽ không có một TTCK “mạnh khỏe” nếu như quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư - những người kiến tạo nên thị trường không được đảm bảo. Nhận thức được vấn đề này, trong một vài năm trở lại đây hoạt động bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam được thực hiện ngày một hiệu quả. Thông thường, hoạt động bảo vệ NĐT trên TTCK bao gồm 2 nội dung: một là, đảm bảo cho quyền lợi của NĐT được thực thi trên thực tế; hai là, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền lợi NĐT. Các hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua cơ chế tự bảo vệ của nhà đầu tư hoặc thông qua hoạt động của các chủ thể khác trên thị trường bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước (Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước ), các tổ chức kinh doanh chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ), công ty niêm yết, tổ chức tự quản (Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán ). 1. Khái quát về tình hình bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay 333
- Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid 19 có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các TTCK trên thế giới, tuy nhiên TTCK Việt Nam vẫn là một trong số ít các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Những tháng đầu năm 2020, TTCK Việt Nam đã chứng kiến những đợt giảm điểm mạnh. Cuối quý I/2020, VN-Index giảm 33% so với cuối năm 2019. Nhưng từ quý II/2020 đến nay, thị trường đã phục hồi bền vững, tăng trưởng ngoạn mục và kéo dài tới giai đoạn cuối năm 2020. Kết thúc phiên giao dịch năm 2020, chỉ số VN-Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020 (ngày 24/3/2020, đóng cửa ở mức 659,21 điểm), tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019. Chỉ số HNX-Index cũng đã có một năm tăng trưởng mạnh. Kết thúc phiên giao dịch năm 2020, chỉ số HNX-Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 98,1% so với cuối năm 2019 [13]. “TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á, nằm trong danh sách 10 TTCK có mức tăng trưởng tốt nhất trên thế giới”49. Số lượng NĐT tham gia thị trường vẫn có sự gia tăng trong giai đoạn cuối năm 2020 đầu năm 2021 dù tình hình dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý NĐT. Bảng 3.1 Số lượng tài khoản nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020- 202150 Có được những kết quả trên ngoài lý do Việt Nam khống chế tốt dịch bệnh thì phải kể đến nguyên nhân là những thay đổi về chính sách pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp .sự gia tăng hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK thông qua các chương trình bình chọn doanh nghiệp niêm yết mà tiêu chí bảo vệ NĐT được coi là một tiêu chí cơ bản như: Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết hàng năm (VIETNAM LISTED COMPANY AWARDS)51; Chương trình Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tốt nhất (IR AWARDS)52; hoạt động ngày càng mạnh mẽ và chuyên nghiệp của VAFI (Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam) . 49 Công bố của UBCKNN tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 50 Số liệu cập nhật trên trang web của UBCKNN 51 Chương trình được tiến hành từ năm 2007 bởi Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cùng Báo Đầu tư Chứng khoán với sự tài trợ của Dragon Capital trong đó tiêu chí về bảo vệ quyền lợi NĐT là một tiêu chí cơ bản để đánh giá 52 Chương trình được tổ chức hằng năm nhằm đánh giá toàn diện về hoạt động IR của các doanh nghiệp niêm yết, bao gồm thống kê khảo sát thực tế về hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, mở bình chọn IR dành cho cộng đồng nhà đầu tư và hệ thống đánh giá chuyên môn IR từ các định chế tài chính chuyên nghiệp 334
- Ngoài ra, để đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ NĐT trên TTCK có thể xem xét các Báo cáo về môi trường kinh doanh thế giới (Doing Business) của Ngân hàng thế giới (World Bank) – đây có thể được coi là một trong những đánh giá khách quan và uy tín nhất về tình hình bảo vệ NĐT nói chung và NĐT trên TTCK ở Việt Nam nói riêng. Báo cáo là kết quả điều tra, khảo sát về các quy định dẫn tới thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh tại các quốc gia trên thế giới. Báo cáo Môi trường kinh doanh lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2003 (với tên gọi Doing Business 2004) xem xét 5 chỉ số và 133 nền kinh tế [2,Tr.7]. Đến năm 2019, Doing Business 2020 xếp hạng 190 nền kinh tế; gồm cả những nền kinh tế nhỏ nhất và một số nước nghèo nhất trên thế giới [16]. Một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới là chỉ tiêu về bảo vệ NĐT (đặc biệt là các NĐT thiểu số). Theo quan điểm của ngân hàng thế giới một quốc gia bảo vệ tốt quyền lợi của NĐT đòi hỏi phải có sự công bố thông tin chi tiết, xác định nhiệm vụ rõ ràng đối với người quản lý doanh nghiệp và cung cấp cho NĐT quyền tiếp cận rộng rãi vào thông tin của công ty. Hệ thống tòa án cũng cần hoạt động tốt và có các quy tắc tố tụng nhằm giúp cho các NĐT thiểu số chứng minh yêu cầu khởi kiện của họ và đảm bảo NĐT nhận được bản án trong một thời gian hợp lý [16]. Trong báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới có 6 chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ bảo vệ NĐT bao gồm: Mức độ công khai hóa thông tin (0-10); Mức độ trách nhiệm người quản lý (0-10); Mức độ dễ dàng khi cổ đông khởi kiện người quản lý (0-10); Quyền của cổ đông (0-10) năm 2020 điều chỉnh (0-6); Cơ cấu sở hữu và kiểm soát (0-10) năm 2020 điều chỉnh (0-7); Mức độ minh bạch hóa quản trị công ty (0-10) [2,Tr.33] năm 2020 điều chỉnh (0-7). Từ năm 2017 đến 2020 Xếp hạng chỉ số Bảo vệ NĐT của Việt Nam không có nhiều thay đổi, thậm chí có xu hướng giảm nhẹ: năm 2017 Việt Nam đứng thứ 87, năm 2018 đứng thứ 81, đến năm 2019 đứng thứ 89 và năm 2020 giảm xuống đứng thứ 97 thế giới. Trong đó có một số chỉ số Việt Nam được đánh giá tương đối tốt như chỉ số Mức độ công khai hóa thông tin (7/10); Quyền cổ đông (4/6); Cơ cấu sở hữu và kiểm soát (5/7); Mức độ minh bạch hóa quản trị công ty (5/7). Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ số được đánh giá thấp như Mức độ trách nhiệm của người quản lý (4/10); rất thấp như Mức độ dễ dàng khi cổ đông khởi kiện người quản lý (2/10) và không có sự cải thiện kể từ năm 2017 đến năm 2020. Bảng 3.2 Xếp hạng chỉ số Bảo vệ NĐT của Việt Nam và các đánh giá về nhóm chỉ số thành phần từ năm 2017 -2020 STT Nội dung DB DB DB DB 2020 2017 2018 2019 Xếp hạng của Việt Nam theo chỉ số Bảo vệ 1 87 81 89 97 NĐT 2 Mức độ công khai hóa thông tin (0-10) 7 7 7 7 3 Mức độ trách nhiệm người quản lý (0-10) 4 4 4 4 Mức độ dễ dàng khi cổ đông khởi kiện người 4 2 2 2 2 quản lý (0-10) 335
- 4 (đã điều 5 Quyền của cổ đông (0-10) 7 7 7 chỉnh thang điểm 0-6) 5 (đã điều 6 Cơ cấu sở hữu và kiểm soát (0-10) 5 6 6 chỉnh thang điểm 0-7) 5 (đã điều Mức độ minh bạch hóa quản trị công ty (0- 7 7 7 7 chỉnh thang 10) điểm 0-7) (Thông tin được tác giả tổng hợp từ Báo cáo Doing Business của Ngân hàng thế giới từ năm 2017 - 2020 [16] Ngoài ra, theo kết quả năm 2020, với những nỗ lực và cải cách nhất định trong quy định pháp luật và các biện pháp thực thi hướng tới bảo vệ quyền lợi của NĐT theo đánh giá của WB, nhìn chung hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT tại Việt Nam đã dần thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và quốc tế. Bảng 3.4 So sách mức độ bảo vệ NĐT ở Việt Nam với các nước Đông Á – Thái Bình Dương và các nước có thu nhập cao trong khối OECD năm 2020 [16] Tiêu chí Việt Nam Các nước Đông Á, Các nước có thu Thái Bình Dương nhập cao trong khối OECD Mức độ công khai hóa thông tin (0- 7 5,9 6,5 10) Mức độ trách nhiệm người quản lý (0- 4 5,2 5,3 10) Mức độ dễ dàng khi cổ đông khởi 2 6,7 7,3 kiện người quản lý (0-10) Quyền của cổ đông (0-6) 4 2 4,7 Cơ cấu sở hữu và kiểm soát (0-7) 5 2,4 4,5 Mức độ minh bạch hóa quản trị công 5 2,6 5,7 ty (0-7) Khi so sánh chỉ số bảo vệ NĐT năm 2020 của Việt Nam với trung bình các nước Đông Á – Thái Bình Dương và các nước có thu nhập cao trong khối OECD có thể thấy nhìn chung các chỉ số bảo vệ NĐT của Việt Nam ở mức độ tương đối tốt. Có những chỉ số Việt Nam cao hơn so với trung bình của các nước Đông Á – Thái Bình Dương và các nước có thu nhập cao trong khối 336
- OECD như Mức độ công khai hóa thông tin; hay Cơ cấu sở hữu và kiểm. Tuy nhiên có 2 chỉ số mà Việt Nam thấp hơn hẳn so với trung bình chung đó là Mức độ dễ dàng khi cổ đông khởi kiện người quản lý và Mức độ trách nhiệm người quản lý. Khi xem xét thứ hạng của Việt Nam so với các nước trong khối ASEAN trong việc bảo vệ NĐT, có thể thấy Việt Nam xếp thứ hạng trung bình của khối: Bảng 3.5 Xếp hạng chỉ số bảo vệ NĐT trong khối ASEAN năm 2020 Lao PDR (rank 179) Myanmar (rank 176) Cambodia (rank 128) Brunei Darussalam (rank 128) Vietnam (rank 97) Philippines (rank 72) Indonesia (rank 37) Singapore (rank 3) Thailand (rank 3) Malaysia (rank 2) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 (Trích từ bảng xếp hạng chỉ số bảo vệ NĐT của các nước Đông Á – Thái Bình Dương năm 2020 của WB) [16] Nhìn chung các nước ASEAN có sự chênh lệch khá lớn về chỉ số bảo vệ NĐT theo đánh giá của WB. Trong 10 quốc gia thuộc ASESN được WB xếp hạng về bảo vệ NĐT năm 2020, quốc gia đứng đầu khu vực (Malaysia) xếp thứ 2 thế giới trong khi quốc gia đứng cuối (Lào) xếp thứ 179 thế giới. Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực với 54 điểm và xếp hạng 97 thế giới tuy nhiên khi so sánh với các quốc gia đứng đầu về chỉ số bảo vệ NĐT trong khu vực ASEAN, dễ thấy có một sự chênh lệch lớn về điểm số và thứ hạng. Ba quốc gia đứng đầu trong khu vực về chỉ số bảo vệ NĐT có điểm số và thứ hạng trên thế giới bao gồm Malaysia (được 88 điểm xếp thứ 2 thế giới), Thái Lan và Singapore (cùng được 86 điểm và xếp thứ 3 thế giới). Như vậy, thông qua việc đánh giá chỉ số bảo vệ NĐT nói chung tại Việt Nam, World Bank đã vẽ ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng bảo vệ NĐT ở Việt Nam trong đó có cả NĐT trên TTCK. Mặc dù chưa có những đánh giá riêng về NĐT chứng khoán, tuy nhiên với những chỉ tiêu đánh giá về việc thực hiện quyền của cổ đông ở Việt Nam thì những báo cáo Doing Business hàng năm của World Bank vẫn là nguồn tài liệu có giá trị để đánh giá về hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay cũng chưa có tổ chức nào trên thế giới đưa ra những đánh giá đầy đủ về vấn đề này. Ở trong nước, chưa có những báo cáo đánh giá chuyên biệt về vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT chứng khoán, chỉ có thể tìm thấy một số những nội dung nhỏ, rời rạc về bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong các báo cáo và đánh giá về tình hình QTCT của UBCKNN, SGDCK hay các tổ chức độc lập. Về cơ bản các chuyên gia cả trong và ngoài nước đều đánh giá tình hình bảo vệ quyền lợi NĐT ở Việt Nam dù đã có nhiều bước chuyển biến nhưng vẫn là chưa đủ bởi lẽ trong khi các 337
- quốc gia trên thế giới đã có sự cải cách mạnh mẽ về chính sách bảo vệ quyền lợi của NĐT trong khi Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể [11]. 2. Một số hạn chế, tồn tại trong hoạt động bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam Một là, còn tồn tại nhiều vi phạm pháp luật liên quan đến người hành nghề chứng khoán không đủ điều kiện cung ứng dịch vụ cho nhà đầu tư Theo quy định của pháp luật, các chủ thể kinh doanh chứng khoán (công ty chứng khoán - CTCK, Công ty quản lý quỹ - CTQLQ) phải bố trí người hành nghề chứng khoán tức là các nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ phù hợp với chứng chỉ của họ. Điều này nhằm đảm bảo cho các khách hàng của công ty được thụ hưởng các dịch vụ từ những người hành nghề có đầy đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm, giảm thiểu những rủi ro, bất lợi mà khách hàng có thể gặp phải do sự yếu kém chuyên môn của đội nhân viên chứng khoán. Tuy nhiên trên thực tế đây lại là một trong những vi phạm khá phổ biến của các CTCK, CTQLQ trong thời gian gần đây. Trong 2 năm 2020 – 2021 (tính đến 6 tháng đầu năm 2021) có 13 trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán (bao gồm CTCK, CTQLQ) bị UBCKNN xử phạt hành chính thì có 6 trường hợp có vi phạm liên quan đến người hành nghề chứng khoán53. Vi phạm thường thấy liên quan đến người hành nghề chứng khoán có thể kể đến như: bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ, bổ nhiệm người chưa có chứng chỉ hành nghề đảm nhiệm chức danh quản lý các bộ phận nghiệp vụ hay không có đủ người hành nghề chứng khoán, bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán ký trên một số hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán với khách hàng có thể kể đến một số vụ việc điển hình như vi phạm của Công ty cổ phần Chứng khoán SmartInvest, Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, Công ty cổ phần chứng khoán VPS Các vi phạm pháp luật này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NĐT đặc biệt là các NĐT cá nhân, nhà đầu tư nhỏ. Hai là, còn tồn tại vi phạm liên quan đến việc công ty chứng khoán cung ứng dịch vụ cho nhà đầu tư mà không ký kết các hợp đồng sử dụng dịch vụ. Theo quy định của LCK, CTCK phải ký hợp đồng bằng văn bản khi cung cấp các dịch vụ cho khách hàng (khoản 4 điều 89 Luật chứng khoán năm 2019). Việc ký hợp đồng bằng văn bản với CTCK khi sử dụng các dịch vụ là vô cùng quan trọng bởi đây chính là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đồng thời là cơ sở để NĐT khiếu nại hay yêu cầu bồi thường khi có hành vi vi phạm từ phía các nhân viên hay CTCK. Đặc biệt khi các tranh chấp giữa NĐT và CTCK trở nên nghiêm trọng không thể tự giải quyết, hợp đồng dịch vụ bằng văn bản sẽ là bằng chứng quan trọng để NĐT tiến hành khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc tòa án. Mặc dù việc ký kết hợp đồng bằng văn bản được xác định là nghĩa vụ cơ bản của CTCK, nhưng hiện nay vẫn còn có những CTCK vi phạm quy định này. Trường hợp mới nhất là vi phạm của công ty cổ phần chứng khoán FPT cụ thể là trong năm 2019, khi cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, Công ty cổ phần chứng khoán FPT không ký hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán với khách hàng (Ngày 31/12/2019, Công ty đã bị UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính 85 triệu đồng theo Quyết định số 412/QĐ-XPVPHC). Như vậy, với việc còn tồn tại 53 Số liệu tính đến ngày 28/6/2021, 338
- tình trạng các tổ chức kinh doanh chứng khoán cung cấp dịch vụ mà không ký kết hợp đồng bằng văn bản đã xâm phạm trực tiếp đến quyền tham gia và giao dịch chứng khoán của NĐT, bởi đây được xác định là một trong những nghĩa vụ cơ bản của tổ chức kinh doanh chứng khoán khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Ba là, còn tồn tại vi phạm quy định về quản lý tách bạch tài sản của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán Theo quy định pháp luật, CTCK phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của CTCK (Khoản 1 Điều 17 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán); CTCK cũng phải quản lý tách biệt chứng khoán thuộc sở hữu của khách hàng với chứng khoán thuộc sở hữu của công ty (Điểm a, Khoản 1, Điều 18 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán). Các quy định này đều hướng tới việc ngăn ngừa nguy cơ các hành vi lạm dụng tiền, chứng khoán của khách hàng từ phía các CTCK. Mặc dù đã có quy định và có các hướng dẫn cụ thể để triển khai việc quản lý tách bạch tài sản của khách hành từ sớm tuy nhiên hiện nay vẫn còn có tình trạng CTCK nhập nhằng để giữ tiền, chứng khoán của các NĐT trong tài khoản của mình ví dụ như trường hợp của công ty CP Chứng khoán IB (IBSC - Mã: VIX) năm 2018, theo kết luận của UBCKNN, trong tháng 1, 4, 10, 12/2017 có một số ngày, IBSC đã chuyển tiền từ tài khoản tổng quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của NĐT sang tài khoản thanh toán của Công ty chưa đúng yêu cầu của NĐT. Công ty đã bị UBCKNN xử phạt 150 triệu đồng vì hành vi này [1]. Hay như vụ việc của Công ty cổ phần chứng khoán Globalmind Capital, công ty bị xử phạt 150 triệu đồng do tại thời điểm UBCKNN kiểm tra vào 7/2019, công ty chưa hoàn thiện việc xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo phương thức NĐT trực tiếp mở tài khoản tại ngân hàng thương mại [9]. Mới đây nhất là vụ việc ngày 10/1/2020, CTCK SJC bị UBCKNN phạt tiền 150.000.000 đồng do không quản lý tách bạch tiền của khách hàng với tiền của CTCK [15]. Có thể thấy rõ ràng các quy định về tách bạch quản lý tài sản của NĐT và CTCK đã được thiết lập từ lâu tuy nhiên hiện nay vẫn còn có những CTCK vi phạm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NĐT. Bốn là, về lỗi giao dịch trực tuyến của công ty chứng khoán Cùng với sự phát triển của nền tảng công nghệ, giao dịch trực tuyến đang dần trở nên phổ biến và thay thế các phương thức giao dịch truyền thống. Tuy nhiên do tính chất của mạng giao dịch trực tuyến đó là không thể tiến hành giao dịch khi mạng kết nối có vấn đề, điều này sẽ gây những thiệt hại cho các NĐT đang sử dụng dịch vụ của CTCK đó. Đây là một trong những lỗi xảy ra khá phổ biến trên TTCK Việt Nam có thể kể đến một số vụ việc xảy ra gần đây như: ngày 20/4/2020 Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo ngắt kết nối giao dịch trực tuyến đối với CTCP Chứng khoán VNDIRECT do đã có số lượng lỗi 2G vượt quy định (lỗi kỹ thuật vi phạm quy định giao dịch) [13]; ngày 19/5/2020 hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh trên website của CTCK VPS đã gặp sự cố khiến NĐT không thể đăng nhập [11].Trong trường hợp xảy ra lỗi giao dịch trực tuyến của các CTCK sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể cho NĐT, như trong trường hợp của CTCK VNDIRECT, do bị ngắt kết nối giao dịch trực tuyến, công ty phải sử dụng hệ thống nhập lệnh tại sàn của Sở GDCK TP.HCM để nhập lệnh cho NĐT. Với việc nhập lệnh thủ công, tốc độ lệnh được nhập vào thị trường rất chậm trễ và dễ mắc sai sót trong khi thị trường thay đổi nhanh chóng từng phút. Hay như trường hợp của CTCK VPS, NĐT không thể đăng nhập 339
- vào hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh dẫn đến việc những NĐT (ở vị thế bán) gặp phải rủi ro khi không thể thực hiện vị thế bán trong khi phải ký quỹ ngay trong phiên tiếp theo; trong khi NĐT (ở vị thế mua) mất cơ hội kiếm lời khi không thể thực hiện vị thế mua trong bối cảnh thị trường tăng tích cực. Về trách nhiệm của CTCK khi để xảy lỗi giao dịch trực tuyến thường được đặt ra một cách hạn chế, các CTCK thường chỉ bị nhắc nhở, Cảnh cáo, ngắt kết nối giao dịch trực tuyến (theo quy định tại Điều 11 Quy định giao dịch trực tuyến tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh - Ban hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-SGDHCM ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh). Về phía các NĐT mặc dù rõ ràng có thiệt hại thực tế xảy ra cũng không được bồi thường do pháp luật chứng khoán hiện nay không có quy định cụ thể về vấn đề này và hầu hết các CTCK thoái thác trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NĐT do lỗi về giao dịch trực tuyến (điều này thường được ghi nhận trong các hợp đồng mở tài khoản giao dịch và trong các bản công bố rủi ro của CTCK đăng trên website của công ty, khi xảy ra lỗi giao dịch trực tuyến thì CTCK sẽ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Năm là, về tình trạng nghẽn lệnh trên hệ thống của các Sở giao dịch chứng khoán Ngày nay, các hoạt động giao dịch trên TTCK tập trung thường phụ thuộc rất lớn vào hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các CTCK và các SGDCK. Ngoài các lỗi giao dịch trực tuyến của bản thân các CTCK thì một trong những vấn đề về nền tảng công nghệ thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NĐT đó là tình trạng nghẽn lệnh trên hệ thống của các SGDCK. Từ cuối năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2021 có hàng loạt các phiên giao dịch trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) bị nghẽn lệnh (các phiên giao dịch cuối năm 2020 và trong tháng 3,5,6 năm 2021)[7]. Do hệ thống giao dịch của HOSE có công suất thiết kế là 900.000 lệnh, hoạt động theo cơ chế phân bổ đều cho các CTCK, thường chỉ hoạt động bình thường khi tổng khối lượng giao dịch lên đến 10.000 tỷ/phiên. Tuy nhiên kể từ cuối năm 2020 đến nay số lượng NĐT tham gia vào TTCK tăng đột biến dẫn đến việc khối lượng lệnh được đưa vào hệ thống của HOSE vượt rất nhiều công suất thiết kế của SGDCK (bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tổng khối lượng giao dịch trên HOSE là 14.000- 15.000 tỷ/ phiên, có những phiên tăng khối lượng giao dịch tăng kỷ lục lên đến 21.000 tỷ – 23.000 tỷ/ phiên) [3]. Điều này dẫn đến tình trạng hệ thống của HOSE bị quá tải, các chỉ số trên bảng điện tử hoặc là đứng yên trong nhiều giờ hoặc là bị nhảy loạn xạ, khiến nhà đầu tư xác định được giá cả để tiến hành giao dịch, thậm chí nhiều phiên NĐT không thể đặt được lệnh mua bán, hoặc có đặt được lệnh thì phải chờ sau 5-7 phút mới hiển thị và báo khớp, khiến họ bỏ qua nhiều cơ hội mua bán giá tốt nhất. Trước tình hình này, HOSE buộc phải thực hiện một loạt các biện pháp như: chuyển bớt các giao dịch cổ phiếu từ sàn HoSE sang HNX, nâng lô cổ phiếu giao dịch tối thiểu từ lô từ 10cp/lô lên 100cp/lô rồi lên đến 1000cp/lô, khuyến cáo các công ty chứng khoán dừng hủy, sửa lệnh Tình trạng nghẽn lệnh trên SGDCK đã ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến quyền tham gia và giao dịch trên TTCK của NĐT. Đây đang là giai đoạn TTCK Việt Nam diễn ra các hoạt động giao dịch đặc biệt sôi động tuy nhiên NĐT lại không thể tham gia giao dịch mua bán như bình thường, điều này không chỉ ảnh hưởng đến các NĐT nhỏ lẻ mà ngay cả các NĐT chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư nước ngoài cũng bị ảnh hưởng (giai đoạn đầu năm 2021 một số quỹ đầu tư chứng khoán của Singapore bán ra do lo ngại về hệ thống giao dịch của SGDCK TP.HCM (HOSE) không thông suốt) [6] 340
- Sáu là hạn chế liên quan đến việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư Công bố thông tin là nghĩa vụ bắt buộc và quan trọng với các chủ thể trên TTCK nói chung và TTCK tập trung nói riêng. Bởi thông qua hoạt động này giúp cho các NĐT trên thị trường đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động công bố thông tin của các chủ thể trên TTCK Việt Nam trong những năm qua đã mặc dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại một số những chế cần khắc phục. Bảng 3.7 DNNY đạt chuẩn công bố thông tin từ năm 2011 -2020 [4] Dựa trên Báo cáo Chương trình bình chọn Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất 2020 - IR Awards 2020 của Vietstock cùng kết hợp với Báo Tài chính và Cuộc sống (FiLi), việc tuân thủ các nghĩa vụ công bố thông tin trên TTCK trong thời gian qua vẫn còn những điểm hạn chế. Tỷ lệ DNNY đạt chuẩn công bố thông tin trên tổng số DNNY được khảo sát là chưa cao, đặc biệt năm 2019, tổng số DNNY được khảo sát tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2018, tuy nhiên, số lượng DNNY đạt chuẩn CBTT lại giảm 7 doanh nghiệp, tương ứng với tỷ lệ giảm 2.45%. Năm 2020, tình hình có khả quan hơn khi số DNNY đạt chuẩn CBTT chiếm tỷ lệ 45,13% cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong Báo cáo đánh giá quản trị công ty của các công ty niêm yết tại Việt Nam năm 2019, 2020 khi đánh giá về vấn đề công bố thông tin và minh bạch của doanh nghiệp niêm yết cũng chỉ ra một số những hạn chế còn tồn tại trong việc công bố thông tin của các DNNY bao gồm: hạn chế về công bố thông tin liên quan đến thù lao, tiền lương, thưởng của thành viên HĐQT, những người quản lý trong công ty; hạn chế về việc tuân thủ đầy đủ thời hạn công bố các loại báo cáo tài chính (BCTC); hạn chế cung cấp thông tin về cơ cấu cổ đông của công ty; về sở hữu cổ phần trực tiếp của cổ đông lớn và thông tin lý lịch của từng thành viên HĐQT . Ngoài ra đối với các quy định pháp luật về việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư vẫn còn một số những hạn chế như: i)Hiện nay ngôn ngữ sử dụng chủ yếu trong các bố thông tin của các chủ thể trên TTCK là tiếng Việt, tiếng Anh có được sử dụng tuy nhiên không nhiều và thường không bắt buộc điều này tạo ra những khó khăn cho NĐT nước ngoài trong việc tiếp cận thông tin trong BCTC. 341
- ii) Trong BCTC hiện nay đa số được xây dựng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), trong khi chuẩn mực kế toán này vẫn còn những sự khác biệt khá rõ rệt với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS và IFRS)[10]. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của của BCTC doanh nghiệp từ đó tác động trực tiếp đến tính rõ ràng và minh bạch thông tin trên TTCK, đồng thời sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế tạo ra những rào cản cho NĐT nước ngoài trong việc nắm bắt và phân tích các thông tin về doanh nghiệp phát hành. iii) Hiện nay mặc dù LDN 2020 đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn còn khoảng cách giữa các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế khi đề cập đến tỷ lệ sở hữu cổ phần cần có để NĐT được tiếp cận với các thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Nhiều quốc gia trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị doanh nghiệp đã ngày càng gia tăng mức độ bảo vệ cổ đông, quyền lợi cổ đông mà đặc biệt là các quyền liên quan đến việc tiếp cận thông tin ngày càng được quan tâm và bảo vệ. Theo đó, một số quốc gia như Nhật Bản tỷ lệ sở hữu NĐT phải thỏa mãn để tiếp cận với các thông tin quan trọng như báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các giấy tờ của công ty là 3% (Điều 433 của Đạo luật công ty Nhật Bản) tổng số cổ phần và ở Hàn Quốc tỷ lệ này là 1% (Điều 403 – Bộ luật thương mại Hàn Quốc). Do đó việc tiếp tục duy trì một tỷ lệ sở hữu cổ phần cao (cụ thể là 10% LDN 2014 và 5% trong LDN 2020) mới được tiếp cận những thông tin quan trọng của doanh nghiệp là không phù hợp. Bảy là, hạn chế về quyền khởi kiện của nhà đầu tư Quyền khởi kiện của NĐT được coi là một trong những biện pháp hiệu quả để NĐT tự bảo vệ mình trước cách hành vi xâm hại trên TTCK. tuy nhiên trên thực tế việc thực thi các quy định này không hề dễ dàng đặc biệt là việc khởi kiện của NĐT. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới – WB về chỉ số bảo vệ NĐT của Việt Nam qua các năm thì chỉ số bị đánh giá thấp nhất và không có sự thay đổi từ năm 2017 – 2020 là chỉ số Mức độ dễ dàng khi cổ đông khởi kiện người quản lý, Việt Nam chỉ được 2/10. Xem xét kỹ các nội dung liên quan đến đánh giá của WB về mức độ dễ dàng trong việc khởi kiện người quản lý của cổ đông, có thể nhìn thấy những khó khăn mà NĐT gặp phải đó là việc khó tiếp cận thông tin, các tài liệu, giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện và chi phí khởi kiện. Đây không chỉ là khó khăn của cổ đông khi khởi kiện người quản lý mà còn là khó khăn chung khi NĐT tiến hành khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại do các vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK. Một vấn đề nữa mà NĐT gặp phải khi tiến hành khởi kiện dân sự đó là việc thiếu các căn cứ pháp luật cụ thể để tính toán thiệt hại thực tế khi có hành vi vi phạm do đó NĐT sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình yêu cầu bồi thường khi không thể chứng minh được thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi vi phạm. Bên cạnh đó do các quy định về thủ tục tố tụng của Việt Nam còn khá phức tạp, chưa có cơ chế riêng dành cho các vụ khởi kiện của NĐT, do đó trên thực tế các vụ NĐT chủ động khởi kiện dân sự thường chỉ liên quan đến khởi kiện yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ hoặc khởi kiện người quản lý doanh nghiệp mà không có việc khởi kiện do các vi phạm khác. 3. Một số những đề xuất về chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động bảo vệ nhà đầu tư – người tiên dùng tài chính trong lĩnh vực chứng khoán 3.1. Đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật 342
- Một là, tăng các chế tài xử phạt đối với các vi phạm lặp lại nhiều lần của công ty chứng khoán khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng Một điểm dễ nhận thấy là các vi phạm pháp luật của CTCK trong thời gian qua so với tổng số các vi phạm trên thị trường là không nhiều tuy nhiên các vi phạm thường xảy ra có tính phổ biến và lặp lại nhiều lần như các vi phạm về bố trí người hành nghề chứng khoán, vi phạm về giao dịch ký quỹ, vi phạm về công bố thông tin . Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các chế tài xử phạt vi phạm đối với CTCK còn tương đối nhẹ so với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán khác: Ví dụ như trong quy định của Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, ở mục 9 các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán thì mức phạt tiền cao nhất chỉ là 500.000.000đ (Khoản 6 Điều 26) trong khi mức phạt tiền tối đa đối với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000đ với tổ chức và 1.500.000.000đ với cá nhân (Khoản 2, Điều 5 NĐ 156/2020/NĐ-CP). Đặc biệt, hiện nay các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán cũng chưa có các chế tài đủ mạnh đối với trường hợp CTCK đã bị xử phạt nhưng vẫn tiếp tục vi phạm. Do đó đó để ngăn ngừa các hành vi vi phạm của CTCK trong quá trình cung cấp dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của NĐT cần nâng cao mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến chủ thể kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán, bổ sung các chế tài xử phạt trong trường hợp có hành vi tái phạm. Hai là, bổ sung quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra lỗi giao dịch trực tuyến của các công ty chứng khoán Giao dịch trực tuyến là phương thức giao dịch được thực hiện chủ yếu hiện nay trong các hoạt động giao dịch chứng khoán do tích chất tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên phương thức này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NĐT khi mà việc thực hiện các giao dịch lại phụ thuộc vào nền tảng công nghệ của CTCK và bên thứ ba cung cấp dịch vụ trong khi các chủ thể này thường thoái thác trách nhiệm khi có lỗi giao dịch trực tuyến xảy ra. Do đó cần bổ sung các quy định cụ thể về việc bồi thường thiệt hại cho NĐT do lỗi giao dịch trực tuyến. Cần có quy định cụ thể những trường hợp nào nhà đầu được yêu cầu bồi thường và những trường hợp nào CTCK được miễn trừ trách nhiệm, và các thức tính toán mức thiệt hại. Đồng thời để đảm bảo hạn chế tình trạng xuất hiện các lỗi giao dịch trực tuyến khiến NĐT không thể thực hiện giao dịch, nhà làm luật cần bổ sung các chế tài nghiêm khắc hơn đối với các CTCK để xảy ra lỗi giao dịch trực tuyến do không đảm bảo về hạ tầng công nghệ thông tin, cụ thể là cần bổ sung các biện pháp xử phạt về tài chính mà không chỉ đơn giản là các biện pháp mang tính kỹ thuật như cảnh cáo hay đình chỉ giao dịch trực tuyến như hiện nay. Ba là, bổ sung chế tài xử phạt đối với Sở giao dịch chứng khoán và quy định về bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư khi để tình trạng nghẽn lệnh xảy ra thường xuyên Về bản chất, Sở giao dịch chứng khoán cũng là một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đặc thù đó là tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán. Ở Việt Nam do yếu tố độc quyền (theo quy định tại Khoản 2, Điều 42 LCK 2019 “Ngoài Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán”), NĐT và các tổ chức kinh doanh chứng khoán (CTCK, CTQLQ ) không cơ hội lựa chọn sử dụng dịch vụ do chủ thể khác cung cấp mà chỉ có thể sử dụng dịch vụ của SGDCK Việt Nam và 2 công ty con là SDGCK Hà Nội, SGDCK thành phố Hồ Chí Minh. Trong 343
- khi đó, một vài năm trở lại đây do sự lạc hậu về nền tảng công nghệ, các dịch vụ mà hai SGDCK Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cung cấp ngày càng bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NĐT nói riêng và của các chủ thể trên thị trường (đã được phân tích tại mục 3.2.2.1. Hạn chế về việc thực thi các quy định về quyền lợi của nhà đầu tư trong việc tham gia và thực hiện các giao dịch trên thị trường). Trong các văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay (trong LCK 2019, Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ) cũng chưa có các quy định cụ thể về việc xử phạt đối với SGDCK khi cung ứng dịch vụ kém chất lượng (ví dụ như để tình trạng nghẽn lệnh xảy ra thường xuyên) hay quy định về bồi thường thiệt hại cho NĐT. Ở nhiều quốc gia có TTCK phát triển, cơ quan quản lý nhà nước thường đưa ra mức xử phạt rất nặng khi SGDCK để tình trạng trục trặc trong hệ thống giao dịch của mình. Như ở Mỹ, SGDCK NewYork (NYSE) đã từng bị UBCK Mỹ (SEC) bị xử phạt 14 triệu đô la cho một loạt các vi phạm trong đó có vi phạm điển hình là để tình trạng ngừng giao dịch trong 3,5 tiếng vào một phiên giao dịch tháng 7/2015[17]. Hay như ở Nhật Bản, năm 2005 chỉ vì để xảy ra tình trạng “đặt lệnh mua nhầm nhưng không hủy được” gây hậu quả nghiêm trọng (sự cố “J-com”) mà chủ tịch SGDCK Tokyo lúc bấy giờ và người phụ trách hệ thống máy tính của SGDCK phải từ chức và cũng dẫn đến một loại những cuộc điều tra xung quanh hoạt động của các SGDCK ở Nhật Bản[6]. Ở Việt Nam, để hạn chế tình trạng trục trặc hệ thống của các SGDCK thì ngoài việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì cần bổ sung quy định cụ thể về việc xử phạt đối với SGDCK khi cung ứng dịch vụ kém chất lượng hay quy định về bồi thường thiệt hại cho NĐT. Điều này không chỉ là biện pháp cảnh báo đối với các SGDCK mà còn giúp NĐT và các tổ chức kinh doanh chứng khoán tin tưởng và tiếp tục tham gia giao dịch trên thị trường. Bốn là, hoàn thiện các quy định về quyền tiếp cận thông tin Về ngôn ngữ sử dụng trong các bản công bố thông tin Hiện nay ngôn ngữ sử dụng chủ yếu trong các bố thông tin của các chủ thể trên TTCK là tiếng Việt, tiếng Anh có được sử dụng tuy nhiên không nhiều và thường không bắt buộc. Do đó để đảm bảo sự công bằng trong quyền tiếp cận thông tin của NĐT trong nước và nước ngoài Thông tư 96/2020/TT-BTC cần bổ sung quy định yêu cầu các chủ thể trên thị trường đặc biệt là các công ty niêm yết có vốn hóa lớn bắt buộc phải công bố thông tin bằng tiếng Anh. Thời điểm công bố các thông tin bằng tiếng Anh cần đảm bảo cùng thời điểm với các công bố thông tin bằng tiếng Việt. Về việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong báo cáo tài chính Việc BCTC của các doanh nghiệp hiện nay đa số được xây dựng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) có nhiều điểm khác biệt khá rõ rệt với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS và IFRS) [9] sẽ tạo những khó khăn trong việc tiếp cận thông tin của các NĐT nước ngoài. Do đó cần có sự điều chỉnh các chuẩn mực kế toán của Việt Nam cho tương thích với các chuẩn mực kể toán quốc tế và dần dần tiến việc sử dụng thống nhất theo các chuẩn mực kế toán quốc tế. Về tỷ lệ cổ phần NĐT cần phải sở hữu để có quyền tiếp cận các thông tin quan trọng của doanh nghiệp để phù hợp với thông lệ quốc tế Cần xem xét sửa đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần để NĐT được tiếp cận các thông tin quan trọng như biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm 344
- và các báo cáo của Ban kiểm soát .trong LDN theo hướng giảm từ tỷ lệ 5% xuống một tỷ lệ phù hợp có thể từ 2% đến dưới 5% để nhằm hài hòa giữa lợi ích của cả công ty và các cổ đông. Đây là mức điều chỉnh phù hợp đủ để tránh nguy cơ cổ đông sở hữu lượng cổ phần vừa phải, nhưng lại có nhiều quyền trong tiếp cận thông tin của doanh nghiệp dẫn đến “quấy phá” doanh nghiệp [5]. Năm là cần bổ sung các quy định pháp luật cụ thể làm căn cứ để NĐT có thể tiến hành khởi kiện bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm bởi các vi phạm pháp luật trên thị trường Hiện nay các vi phạm pháp luật trên TTCK xâm hại đến quyền lợi NĐT diễn ra ngày một phổ biến và tinh vi, tuy nhiên có một số vi phạm điển hình có thể kể đến như hành vi thao túng giá chứng khoán, giao dịch nội gián, các vi phạm về công bố thông tin Tuy nhiên hiện nay các quy định của pháp luật Việt Nam làm căn cứ để NĐT khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại khi những vi phạm này xảy ra gần như không có hoặc rất chung chung. Luật chứng khoán thường không quy định mà phải viện dẫn các căn cứ chung trong Luật dân sự và Luật tố tụng dân sự. Điều này tạo ra rất nhiều khó khăn cho NĐT trong quá trình tiến hành khởi kiện. Do đó, đối với hành vi thao túng giá chứng khoán, giao dịch nội gián LCK và các văn bản có liên quan cần quy định rõ các chủ thể khi thưc hiện hai hành vi này thì ngoài việc phải chịu trách nhiệm hành chính hay hình sự thì phải chịu cả trách nhiệm bồi thường dân sự cho NĐT. Đồng thời bổ sung các quy định cụ thể về các chủ thể được yêu cầu bồi thường dân sự, các chủ thể có trách nhiệm bồi thường, phương thức tính toán thiệt hại thực tế cũng như quy trình yêu cầu và chi trả tiền bồi thường. Tòa án nhân dân tối cao cũng cần nghiên cứu để đưa ra các hướng dẫn cụ thể thủ tục khởi kiện của NĐT đối với hai hành vi này trong đó xác định rõ: chủ thể được khởi kiện, đối tượng bị khởi kiện, các tài liệu chứng cứ cần cung cấp, phương thức tính toán thiệt hại Đối với các vi phạm về công bố thông tin là vi phạm khá phổ biến trên thị trường nhưng khó xác định chính xác mức độ thiệt hại của NĐT do đó cần bổ sung cách thức tính toán thiệt hại cụ thể để NĐT có căn cứ yêu cầu chủ thể vi phạm phải bồi thường hoặc tiến hành khởi kiện tại tòa án. Nội dung này nên được quy định cụ thể trong Thông tư về hoạt động công bố thông tin và xác định rõ loại vi phạm nào thì NĐT có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại, cách thức tính toán thiệt hại và chủ thể phải bồi thường Về nguyên tắc chung, các hành vi vi phạm về công bố thông tin thì đều có nguy cơ gây thiệt hại cho NĐT, tuy nhiên có nhiều vi phạm rất khó để chứng minh có thiệt hại thực tế cho NĐT và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế. Do đó, trong giai đoạn này các nhà làm luật cần quy định một số vi phạm về công bố thông tin gây thiệt hại rõ ràng cho NĐT như các vi phạm về công bố thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, vi phạm về công bố thông tin trong các báo cáo thường niên, báo cáo kiểm soát nội bộ hoặc báo cáo về việc mua lại cổ phần và quy định về phương thức tính toán thiệt hại cụ thể. Ngoài ra cần bổ sung các quy định về khởi kiện tập thể đối với các vụ tranh chấp trên TTCK. Trong hầu hết các vi phạm pháp luật trên TTCK thưởng ảnh hưởng đến một lượng lớn các NĐT. Trong các trường hợp này nếu NĐT tiến hành các vụ khởi kiện đơn lẻ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện, đối mặt với chi phí pháp lý lớn. Về phía tòa án cũng sẽ phải đối mặt với việc giải quyết một số lượng lớn các vụ án có đương sự và tính chất vụ việc là như nhau, từ đó gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Do đó việc khởi kiện tập thể được coi là một phương thức khởi kiện phù hợp. Tuy nhiên hiện nay trong quy định của pháp luật Việt Nam mà cụ thể là quy định của BLTTDS đang thiếu đi các quy định làm căn cứ 345
- cho việc khởi kiện tập thể. Do đó trong tương lai, các nhà là luật cần bổ sung quy định về khởi kiện tập thể vào BLTTDS (bao gồm các quy định liên quan đến đối tượng, điều kiện khởi kiện tập thể; trình tự, thủ tục khởi kiện tập thể). Điều này sẽ giúp tạo ra cơ chế hữu hiệu để NĐT trên TTCK tập trung tự bảo vệ khi có các hành vi xâm hại đến quyền lợi của mình đồng thời giúp gia tăng hiệu quả của công tác xét xử các vụ việc chứng khoán của Tòa án. Bảo vệ NĐT – người tiêu dùng tài chính trong lĩnh vực chứng khoán chưa bao giờ là một vấn đề đơn giản với bất kỳ một quốc gia nào. Đối với Việt Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK gặp nhiều khó khăn, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do những hạn chế trong các quy định pháp luật quốc gia và việc thực thi trên thực tế các quy định về bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK. Điều này cần phải được khắc phục nh anh chóng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nên kinh tế thế giới. Cũng cần phải lưu ý rằngvấn đề bảo vệ nhà đầu tư không thể thực hiện một cách hiệu quả ngay mà là một quá trình diễn ra liên tục và lâu dài. Do đó, rất cần sự chung tay góp sức của các chủ thể trên thị trường bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể kinh doanh chứng khoán, các tổ chức phát hành, các tổ chức tự quản .và đặc biệt là chính các nhà đầu tư cũng cần tích cực tham gia vào việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư ở Việt Nam. Có như vậy mới đảm bảo cho TTCK Việt Nam phát triển lâu dài, bên vững và thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả của nền kinh tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Minh Anh (2018), Cho vay margin vượt sức mua và không tách bạch tài sản, Chứng khoán IB bị phạt 450 triệu đồng . mua-va-khong-tach-bach-tai-san-chung-khoan-ib-bi-phat-450-trieu-dong-65388.htm Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2019, Tìm hiểu về chỉ số Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới, Tài liệu hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019 và định hướng đến năm 2021; Châu Cao, (2021), Lời cảnh báo của chuyên gia Thái Lan 20 năm trước và thế khó của HOSE. the-kho-cua-hose-1612110032036071.htm. Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam (vafe.org.vn), Vietstock (vietstock.vn), Tạp chí điện tử Tài chính và Cuộc sống (FiLi.vn) Chương trình bình chọn Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất 2019 - IR Awards 2019. Hữu Hòe (2020), Sửa LDN, tăng vị thế cổ đông khoan/sua-luat-doanh-nghiep-tang-vi-the-co-dong-316079.html Hoàng Minh – Nguyễn Thu, Còn nghẽn lệnh, còn thiệt hại đến tất cả các chủ thể trên thị trường chứng khoán. cac-chu-the-tren-thi-truong-chung-khoan-post264167.html Trần Nguyễn, Nghẽn lệnh chứng khoán, nhà đầu tư thiệt hại: Từ chế tài của thế giới, nhìn về Việt Nam. the-gioi-nhin-ve-viet-nam-a248012.html 346
- Mai Phương (2021), Bộ Tài chính thanh tra khẩn cấp tại HOSE về tình trạng nghẽn lệnh. trang-nghen-lenh-1397137.html. Hồng Quyên (2019), Vi phạm hàng loạt lỗi, Chứng khoán Globalmind Capital bị phạt 665 triệu đồng loi-chung-khoan-globalmind-capital-bi-phat-665-trieu-dong-76497.aspx Trịnh Lê Tân, Đào Thị Đài Trang (2016), Tính cấp thiết trong việc triển khai áp dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế tại Việt Nam và một số kiến nghị- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia: IFRS- Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam Duy Thái (2020), Hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh của VPS gặp sự cố. khoan-phai-sinh-cua-vps-gap-su-co-86969.aspx Thanh Thanh (2019). Sửa LDN: Cổ đông nắm 1% cổ phần có quyền tiếp cận thông tin doanh nghiệp. co-quyen-tiep-can-thong-tin-doanh-nghiep-475806.html. Sơn Tùng (2020), HOSE ngắt kết nối giao dịch trực tuyến đối với VNDirect do số lượng lỗi phiên 20/4 vượt qui định. dich-truc-tuyen-doi-voi-vndirect-do-so-luong-loi-phien-20-4-vuot-qui-dinh- 20200420224432556.htm UBCKNN, Báo cáo tổng kết kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của UBCKNN UBCKNN, (2019) Quyết định số 24/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Chứng khoán SJC. World bank, Doing Business 2017- 2020. a-series-of-rule-violation 347