Hoạt động của công ty mục tiêu và quyết định sở hữu vốn của công ty thâu tóm: Bằng chứng thực nghiệm ở thị trường M&A trong ngân hàng Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 23/05/2022 1920
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động của công ty mục tiêu và quyết định sở hữu vốn của công ty thâu tóm: Bằng chứng thực nghiệm ở thị trường M&A trong ngân hàng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoat_dong_cua_cong_ty_muc_tieu_va_quyet_dinh_so_huu_von_cua.pdf

Nội dung text: Hoạt động của công ty mục tiêu và quyết định sở hữu vốn của công ty thâu tóm: Bằng chứng thực nghiệm ở thị trường M&A trong ngân hàng Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY MỤC TIÊU VÀ QUYẾT ĐỊNH SỞ HỮU VỐN CỦA CÔNG TY THÂU TÓM: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở THỊ TRƯỜNG M&A TRONG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TARGETS’ PRE- AND POST-BID PERFORMANCE AND BIDDERS’ OWNERSHIP DECISIONS: AN EMPIRICAL STUDY OF BANK ACQUISITIONS IN VIET NAM Lê Thị Phương Uyên GVHD: TS. Hoàng Dương Việt Anh, TS. Đặng Hữu Mẫn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Lephuonguyen208@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu này đề cập đến ba trong số những câu hỏi quan trọng nhất về kế hoạch mua lại của nhà đầu tư, sử dụng nhóm mẫu là các thương vụ mua lại trong ngành ngân hàng Việt Nam: các đặc tính nào khiến cho ngân hàng dễ bị thâu tóm hơn? Liệu các thương vụ thâu tóm có cải thiện kết quả kinh doanh của ngân hàng mục tiêu? Và có mối quan hệ nào giữa quản trị doanh nghiệp ngân hàng mục tiêu với quyết định mức sở hữu của doanh nghiệp đi mua? Kết quả thực nghiệm cho thấy ngân hàng mục tiêu với mức thanh khoản và lợi nhuận thấp có khả năng bị sáp nhập cao hơn. Nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm cho rằng quá trình tích hợp sau hậu thâu tóm xuyên quốc gia thông qua chương trình đối tác chiến lược vấp phải nhiều khó khăn; vì vậy ngân hàng mục tiêu trong các thương vụ xuyên quốc gia gặp phải sự suy giảm trong hiệu quả kinh doanh so với mức trước khi thâu tóm và so với các ngân hàng không bị thâu tóm. Bài viết tiến tới gợi ý rằng loại hình mua lại đa số lượng cổ phần của ngân hàng mục tiêu sẽ được tìm thấy thường xuyên hơn ở những ngân hàng mục tiêu có hội đồng quản trị mạnh và CEO có quyền lực lớn. Xét tổng thể, những khám phá trong nghiên cứu này đề xuất rằng quá trình đánh giá chi tiết tình hình kinh doanh và cơ cấu quản trị doanh nghiệp của ngân hàng mục tiêu là một bước chiến lược trong kế hoạch quyết định địa điểm và mức sở hữu vốn đầu tư của doanh nghiệp đi mua. Từ khóa: Thâu tóm; Nội địa; Xuyên biên giới; D-I-D; Quản trị công ty; Việt Nam. ABSTRACT This paper addresses three of the most important questions in the acquirers’ acquisition planning using a sample of Vietnamese banking-related takeovers: Which characteristics that make banks more likely to be acquired? Whether acquisition events improve the target banks’ performance? And what is the relationship between target corporate governance and bidder’s ownership preference? The empirical results show that target banks with lower liquidity and profitability are more likely to be taken over in acquisitions. The study also supports the idea that the post-takeover integration process in cross-border takeovers through strategic partnership program is likely to be problematic; therefore, cross-border target banks experience a decline in the operating performance compared to their pre-bid corresponding level and to non-targeted banks. The paper further indicates that a majority stake is more frequent owned if target banks have stronger board and more powerful CEOs. Overall, the findings of this paper suggest that bidders enthusiastically assess the operating performance and corporate governance structures of target banks as strategic parts of their location and equity ownership planning. Keywords: acquisition; domestic; cross-border; D-I-D; corporate governance; Vietnam. 1. Giới thiệu Vào cuối năm 1996 và đầu năm 1997, hệ thống ngân hàng Việt bộc lộ nhiều dấu hiệu bất ổn. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam đi kèm một hệ thống kiểm soát và đánh giá rủi ro yếu kém trong quá khứ, cộng với những rắc rối tài chính ở các nước láng giềng như Thái Lan hay Philippines mà nguyên nhân chính là cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á đã đưa toàn bộ hệ thống ngân hàng đối mặt với rủi ro. Đây là lý do để ngân hàng Việt Nam tham gia vào thị trường mua bán và sáp nhập ( M & A) . Trong giai đoạn đầu (1997-2005), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thông qua Quyết định số 20/2000 / QĐ-NHNN5 nhằm tổ chức lại tổ chức tín dụng và khuyến khích các ngân hàng thương mại yếu để sáp nhập hoặc bị mua lại bởi tổ chức tín dụng khác 184
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD . Trong giai đoạn thứ hai (2005-2011), các hoạt động M & A ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này tập trung vào việc phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược bao gồm các ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tín dụng trong nước cũng như công ty phi tài chính để thu hút các nguồn lực tài chính. Đáng chú ý, trong giai đoạn này, làn sóng thâu tóm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam xảy ra khá sôi nổi. Một số nghiên cứu lien quan đến các cuộc mua bán quốc tế đã được tiến hành. Phụng và Troge (2014) đã tiến hành đánh giá tác động của chương trình đối tác chiến lược nước ngoài đối vớ i lợi nhuận của các ngân hàng địa phương. Masaki Yamaguchi (2011) cũng thưc̣ hiêṇ môṭ nghiên cứ u liên quan đến hoạt động M & A trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam mà nôị dung xoay quanh viêc̣ tı̀m hiểu động cơ để các ngân hàng nước ngoài đổ tiền vào các ngân hàng địa phương Việt Nam như là môṭ sư ̣ đầu tư chiến lược dựa trên giả thuyết hiệu quả và sức mạnh thị trường. Trong giai đoạn thứ ba 2011-2015, đề án tái cấu trúc giai đoạn 2011-2015 đã được thông qua do một số chỉ tiêu tài chính “không như mong đợi” trong quá khứ đặt ra một thách thức cho sự ổn định và lành mạnh của ngành ngân hàng Việt Trong giai đoạn này, một trong những nghiên cứu hiếm hoi được tiến hành bởi Trần và Nguyễn trong đó các thương vu ̣M & A đươc̣ xem như là công cu ̣ của các dự án tái cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào các xu thế mà các kế hoạch tái cơ cấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam nên hướng đến. Bài nghiên cứ u này nhằm phát hiện những tác động của các thương vụ M & A xảy ra từ 2000- 2013 lên hoạt động các ngân hàng mục tiêu ở Việt Nam. Theo đó, tôi se ̃ tı̀m hướng giải quyết cho ba câu hỏi chı́nh: Những đặc điểm nào khiến các ngân hàng thương mại Việt Nam có khả năng cao đươc̣ thâu tóm? Có hay không các quá trı̀nh M & A cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng mục tiêu? Mối quan hệ giữa quản trị ngân hàng mục tiêu và tỉ lệ sở hữu cổ phần mà các nhà thầu tìm kiếm? Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, bài viết này sử dụng kỹ thuật ước lượng khác biệt-trong-khác biệt kết hợp với kỹ thuật bắt cặp môt-một trên một tập dữ liệu cho các ngân hàng mục tiêu Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013. Cụ thể, bộ dữ liệu bao gồm: 1. Ngày thông báo thương vụ và các thông tin cụ thể về thương vụ được thu thập từ cơ sở dữ liệu Thomson Reuters SDC Platinum; 2. Dữ liệu kế toán thu thập từ các cơ sở dữ liệu Bankscope và từ cophieu68.com; và 3. Đặc điểm quản trị doanh nghiệp của ngân hàng mục tiêu được lấy ra từ báo cáo thường niên mới nhất trước ngày công bố thương vụ và từ cơ sở dữ liệu Thomson One Investment Banker Kết quả thực nghiệm cho thấy ngân hàng mục tiêu với mức thanh khoản và lợi nhuận thấp có khả năng bị sáp nhập cao hơn. Nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm cho rằng quá trình tích hợp sau hậu thâu tóm xuyên quốc gia thông qua chương trình đối tác chiến lược vấp phải nhiều khó khăn; vì vậy ngân hàng mục tiêu trong các thương vụ xuyên quốc gia gặp phải sự suy giảm trong hiệu quả kinh doanh so với mức trước khi thâu tóm và so với các ngân hàng không bị thâu tóm. Bài viết tiến tới gợi ý rằng loại hình mua lại đa số lượng cổ phần của ngân hàng mục tiêu sẽ được tìm thấy thường xuyên hơn ở những ngân hàng mục tiêu có hội đồng quản trị mạnh và CEO có quyền lực lớn. Bài báo này có hai đóng góp quan trọng cho cơ sở lí thuyết hiện hành. Phần đầu tiên liên quan đến các cơ sở lí thuyết về việc lựa chọn đối tượng thâu tóm của nhà thầu từ quan điểm của ngân hàng mục tiêu. Cụ thể, các ngân hàng mục tiêu với hiệu quả hoạt động kém có nhiều khả năng được thâu tóm trong các thương vụ sáp nhập. Những phát hiện này cũng ủng hộ quan điểm cho rằng quá trình tích hợp hậu thâu tóm xuyên biên giới gặp nhiều vấn đề hơn so với các thương vụ nội địa, do đó, việc cải thiện hiệu quả hoạt động hậu thâu tóm đối với các ngân hàng là mục tiêu của các thương vụ trong nước là lớn hơn so với mục tiêu của các thương vụ quốc tế. Sự đóng góp thứ hai liên quan đến cơ sở lí thuyết về giá trị của cấu trúc quản trị doanh nghiệp ngân hàng mục tiêu trong các quyết định quyền sở 185
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng hữu cổ phần của các nhà thầu. Có thể nói rằng các doanh nghiệp đi mua chủ động đánh giá tỉ lệ sở hữu và cơ cấu quản trị doanh nghiệp ngân hàng mục tiêu như là một phần của kế hoạch mua lại. Các kết quả của nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng vai trò hiệu quả của các cơ chế quản trị doanh nghiệp, bao gồm ban quản trị và Giám đốc điều hành, trong các hoạt động và hiệu quả doanh nghiệp, điều đã từng được ghi nhận trong các nghiên cứu trước. Nhìn chung, bằng cách khai thác các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, nghiên cứu này cung cấp một sự thừa nhận về vai trò và hiệu quả mà hệ thống ngân hàng cũng như các thương vụ thâu tóm trong ngân hàng đem lại cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2000. 2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết 2.1. Tình hình tài chính của ngân hàng mục tiêu trước khi bị mua lại Về mặt lợi nhuận, người ta tin rằng các ngân hàng hoạt động yếu kém có thể là đối tượng hấp dẫn của việc mua lại nhờ vào cơ hội lớn hơn trong việc tăng hiệu quả kinh doanh. Theo Amel và Rhoades (1989), Akhigbe, Madura, và Whyte (2004), ngân hàng có thu nhập thấp dễ bị thâu tóm hơn. Một tác giả khác là Moore (1997) cho thấy trong cả hai loại hình mua lại (trong nước và xuyên quốc gia), lợi nhuận (được đo bằng tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản) đều tương quan nghịch biến với khả năng bị mua lại. Bất kể đối với loại doanh nghiệp đặt mua nào, Hannan and Pilloff (2007) kết luận rằng ngân hàng với lợi nhuận thấp ở Hoa Kì luôn là mục tiêu lớn cho việc bị thâu tóm. Goddard et al. (2009) gợi ý trong nghiên cứu của họ rằng ngân hàng có mức sinh lợi kép có tỉ lệ trở thành mục tiêu cao hơn. Một nhân tố nữa quyết định ngân hàng có phải là đối tượng bị mua lại hay không chính là mức vốn hóa của nó. Nghiên cứu của Akhigbe et al. (2004) và Hernando et al (2009) tìm ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa mức vốn hóa và khả năng trở thành mục tiêu mua lại. Ngược lại, bằng chứng cho thấy tương quan nghịch biến được nêu ra bởi Hannan và Pilloff (2007) rằng các mục tiêu nghèo vốn hấp dẫn nhà đầu tư mua lại hơn vì nó cho phép người đi mua tối đa hóa cường độ cải thiện hiệu suất kinh doanh đạt được chỉ với mức chi phí bỏ ra thấp. Cụ thể, các nghiên cứu của Lanine và Vander Vennet (2007), Pasiouras et al. (2011), Wheelock và Wilson (2000) đều cho thấy quan hệ đối nghịch giữa tỉ số vốn chủ sở hữu và khả năng trở thành mục tiêu mua lại. Moore (1997) chỉ ra rằng trong hai loại mua lại, khả năng bị trở thành mục tiêu tỉ lệ nghịch với lợi nhuận, cổ phiếu và tỉ số vốn trên tổng tài sản của ngân hàng. Về chất lượng tài sản, nghiên cứu được tiến hành bởi Wheelock và Wilson (2000) tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng tài sản của ngân hàng mục tiêu và khả năng bị mua lại của nó. Kết quả tìm ra một vài chỉ số phản ánh các khoản vay với rủi ro cao có quan hệ nghịch biến với khả năng bị mua lại. Về mức độ thanh khoản, Lipson và Mortal (2007) lập luận rằng một công ty khả năng thanh khoản ngắn (short liquidity) sẽ có thể sáp nhập với doanh nghiệp có thừa tài sản lưu động nhằm mục đích cải thiện tình trạnh tài chính chung. Dựa trên tổng quan lý thuyết hiện có, tôi đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau: Giả thuyết H1: Vào thời điểm mua lại, ngân hàng mục tiêu ở Việt Nam có tình hình tài chính kém hơn so với ngân hàng không phải là mục tiêu. 2.2. Các đặc điểm tài chính của ngân hàng mục tiêu sau khi bị mua lại Theo Eyssell (1989), không có bằng chứng nào cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc sáp nhập lên tình hình tài chính của doanh nghiệp mục tiêu trước và sau các thương vụ mua lại một phần. Kemal (2011) nghiên cứu về kết quả tài chính của Ngân hàng Hoàng gia Scotland sau các cuộc mua lại, sử dụng 20 chỉ số kế toán từ báo cáo tài chính trong bốn năm (2006-2009) và đi đến kết luận: sáp nhập đã thất bại trong việc cố gắng cải thiện hoạt động tài chính của ngân hàng này. 186
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Tuy nhiên, một số học giả lại có quan điểm đối nghịch. Fukao et al.(2006) tập trung nghiên cứu thực nghiệm vào nhóm mẫu các công ty hoạt động trong một thị trường đã phát triển nói chung (không chỉ riêng ngân hàng) và lập luận rằng cả hai loại mua lại (quốc nội và quốc tế) đều tăng cường khả năng sinh lợi của công ty mục tiêu. Tương tự, Focarelli et al. (2002) tìm ra rằng, sau khi được mua lại, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại được nâng lên nhờ vào việc cải thiện chính sách cho vay từ tái cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng mục tiêu, dẫn đến mức lãi lớn hơn. Thêm vào đó, dựa trên giả thuyết về các nguyên tắc quản trị (Jensen, 1988), thông qua việc chuyển giao quyền điều hành hoặc sự hiện diện của cổ đông chiến lược, việc mua lại một phần cho phép ngân hàng mục tiêu thay thế đội ngũ quản lý kém bằng một hệ thống tốt hơn, nhờ đó tăng hiệu suất quản lý. Kết quả là doanh nghiệp mục tiêu bị mua lại sẽ có thể hoạt động hiệu quả hơn sau khi sáp nhập. Về hiệu quả chi phí, Rhoades (1998) nghiên cứu tác động của việc mua lại lên hiệu quả hậu thâu tóm của ngân hàng mục tiêu thông qua phân tích dữ liệu từ chín thương vụ hợp nhất và mua lại. Nghiên cứu này tìm ra chín cuộc tiếp quản đã giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động, nhất quán với dự đoán trước sự kiện mua lại. Xét đến những thước đo tài chính khác, Sinha, et al.(2010) xem xét ảnh hưởng của hợp nhất và mua lại lên kết quả hoạt động của một số tập đoàn tài chính Ấn Độ trong giai đoạn 2000-2008. Kiểm định phi tham số Wilcoxon đã được sử dụng để đánh giá bốn tham số như mức lợi nhuận, khả năng thanh khoản, khả năng thanh toán nợ và hiệu quả hoạt động chung. Tác giả tìm thấy thay đổi đáng kể trong kết quả của cổ đông; tuy nhiên không có cải thiện nào về khả năng thanh khoản của các công ty tài chính mục tiêu. Bàn về hai loại hình thâu tóm quốc nội và xuyên quốc gia, Choi (1991) kết luận rằng mua lại trong nước giúp tăng hiệu quả hoạt động của công ty mục tiêu hậu thâu tóm so với tiền thâu tóm. Gần đây, một nghiên cứu về thị trường mới của Zhu et al. (2011) khẳng định rằng trong khi có sự cải thiện về kết quả hoạt động của đối tượng mua lại trong nước trong vòng 3 năm sau khi thông báo mua lại, tình hình kinh doanh của công ty được mua lại xuyên quốc gia không thay đổi. Về khả năng cộng hưởng sau sáp nhập, nghiên cứu của Chatterjee et al. (1992), Weber et al. (1996), và Shimizu et al. (2004) tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng việc tích hợp giữa doanh nghiệp mua và bị mua trong giao dịch xuyên quốc gia khó khăn hơn so với giữa các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể hơn, họ thấy rằng sự khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp giữa hai ngân hàng có thể tác động tiêu cực đến mức độ thành công của quá trình cộng hưởng sau sáp nhập. Weber et al. (1996), Gedajlovic và Shapiro (1998), và Aw và Chatterjee (2004) cũng đồng ý rằng khác biệt liên quan tới văn hóa và tổ chức giữa hai quốc gia ảnh hưởng đến các thuwong vụ thâu tóm xuyên quốc gia. Một vài tài liệu trước đây đã cho thấy sự phức tạp còn nảy sinh từ phương diện luật pháp nhà nước ràng buộc những thương vụ mua lại quốc tế. Như Conn et al. (2005), Moeller và Schlingemann (2005), và Starks và Wei (2013) đã chứng minh, nếu ngân hàng bị mua có trụ sở tại quốc gia kém phát triển tài chính hơn và tồn tại khác biệt lớn trong quy trình quản trị doanh nghiệp so với các ngân hàng đi mua, thương vụ quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn để đạt được cộng hưởng hơn cả dự đoán. Dựa trên thảo luận vừa rồi, chúng ta có thể đặt ra giả thuyết rằng: Giả thuyết H2.1: Ngân hàng mục tiêu ở Việt Nam sẽ có cải thiện đáng kể trong kết quả hoạt động sau mua lại. Giả thuyết H2.2: Ngân hàng mục tiêu ở Việt Nam sẽ gặp sụt giảm đáng kể trong kết quả sau đặt mua ở các thương vụ mua lại xuyên quốc gia. Giả thuyết H2.3: Ngân hàng mục tiêu ở Việt Nam sẽ có cải thiện đáng kể trong kết quả hoạt động sau đặt mua ở các thương vụ mua lại quốc nội. 187
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2.3. Quản trị doanh nghiệp mục tiêu và kết quả từ sở hữu vốn cổ đông Dựa trên lý thuyết hiện có về quản trị doanh nghiệp, tôi phân loại cấu trúc quản trị daonh nghiệp của ngân hàng mục tiêu làm ba nhóm chính: hội đồng quản trị, CEO và các cổ đông lớn. Trên thực tế, có khá ít nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa hội đồng quản trị mạnh và tỉ lệ nắm giữ vốn cổ đông trong các thương vụ thâu tóm. Các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung về vai trò của từng thành viên độc lập, một mảng trong hội đồng quản trị ngân hàng. Sự hiện diện của rủi ro đạo đức hoặc vấn đề lợi ích cá nhân làm giảm khả năng chấp nhận đề nghị mua lại toàn phần của các thành viên độc lập vì sự thành công của những đề nghị này đe dọa đến vị trí của họ trong hội đồng. Theo Cotter et al. (1997), ngân hàng mục tiêu với nhiều thanh viên độc lập sẽ chuộng dùng các chiến lược chống mua lại để tăng giá trị tài sản cổ đông hoặc từ chối mua lại toàn phần (Bange and Mazzeo, 2004). Xét đến quyền lực của CEO công ty mục tiêu, nghiên cứu của Fee et al. (2006), Ouimet (2013) và Jenter và Lwellen (2015) chứng minh rằng xung đột lợi ích thường dẫn đến hành vi cơ hội của CEO ở doanh nghiệp mục tiêu; vì vậy CEO này sẽ phản đối mua lại toàn phần để giữ công việc của mình. Trên thực tế, số lượng nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa quyền lực CEO và kết quả sở hữu trong các thương vụ thâu tóm vẫn còn rất hạn chế. Theo Man Dang và Darren Henry (2015), mua lại một phần xảy ra thường xuyên hơn đối với các doanh nghiệp mục tiêu có CEO nhiều quyền lực hơn. Về phía cổ đông lớn, rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu sự phản hồi từ cổ đông lớn của công ty mục tiêu trước đề nghị mua lại. Paul (2007), Matvos và Ostrovsky (2008), và Ye (2014) lập luận rằng vì cổ đông lớn của doanh nghiệp mục tiêu giữ ý kiến cuối cùng trong việc hoàn tất thương vụ nên họ là những người quyết định sự thành công của nó. Hơn nữa, các tác giả khác bao gồm Greenwood và Schor (2009) và Cooney et al. (2009) cũng ủng hộ ý kiến cho rằng cổ đông chính có tác động lớn lên quá trình thâu tóm thông qua việc ảnh hưởng lên hội đồng cũng như hoạt động quản trị trong giai đoạn trước mua lại. Về tỉ lệ sở hữu, theo Man Dang và Darren Henry (2015), khả năng mua lại bán phần tăng lên nếu doanh nghiệp mục tiêu có nhiều cổ đông lớn hơn. Tóm lại, xem xét đến vai trò của cơ cấu quản trị ngân hàng mục tiêu trong quyết định tỉ lệ mức sở hữu hậu thâu tóm, tôi đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau với định nghĩa thâu tóm thiểu số là dưới 20% và thâu tóm đa số là trên 20% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng mục tiêu: Giả thuyết H3: Ngân hàng mục tiêu với hội đồng quản trị mạnh, quyền lực của CEO lớn, nhiều cổ đông lớn sẽ ít khả năng bị thâu tóm đa số. 3. Dữ liêụ và phương phá p 3.1. Dữ liêụ Nghiên cứu này bao gồm 45 thương vụ, trong đó 40 bộ số liệu tài chính được chọn để đánh giá kết quả kinh doanh trước mua lại trong giai đoạn 2000-2013. Thêm vào đó, tôi thu thập dữ liệu của 31 thương vụ một phần đã hoàn thành, trong đó 27 bộ số liệu tài chính được chọn để kiểm tra sự cải thiện trong kết quả kinh doanh hậu thâu tóm của của ngân hàng mục tiêu. Về tỉ lệ sở hữu hậu thâu tóm, tôi thu thập 50 thương vụ thâu tóm thiểu số và 13 thương vụ thâu tóm đa số trong giai đoạn 2000-2013. Bảng 1 minh hoa ̣tı́nh chất của mâũ . 3.2. Phương phá p luâṇ 3.2.1. Phương phá p khá c biêṭ trong khá c biêṭ (DID) Tác động của thương vụ được tính từ công thức DID cho các đặc tính tài chính như sau: 1 -1 1 -1 DIDi= (YTi - YTi )- (YCi - YCi ) 1 -1 Trong đó, YTi và YTi lần lượt là đặc tính tài chính trước và sau năm xử lý của ngân hàng mục 1 -1 tiêu, trong khi YCi và YCi là đặc tính của ngân hàng kiểm soát. 188
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 3.2.2. Phương phá p bắt căp̣ môṭ - môṭ Tôi thiết lập một mẫu gồm nhóm ngân hàng để bắt cặp có chung những đặc tính tài chính tương đồng với nhóm mục tiêu. Một đối tượng bắt cặp được lựa chon cho từng ngân hàng mục tiêu từ tập hợp nhiều ngân hang trong nhóm kiểm soát và được gọi là bắt cặp một – một. 3.2.3. Quản trị doanh nghiệp mục tiêu và kết quả sở hữu vốn cổ đông của doanh nghiệp đặt mua Những tác động của quản trị doanh nghiệp của ngân hàng mục tiêu lên kết quả sở hữu trong các thương vụ mua lại được khảo sát bởi mô hình logit sau: Trong đó bằng 1 nếu doanh nghiệp đi mua thâu tóm được phần lớn lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong công ty mục tiêu hậu thâu tóm và bằng 0 nếu chỉ đạt được thiểu số lượng vốn cổ phần. Hôị đồng quản tri ṃ aṇ h (STRONGBOARD) Theo Cotter et al. (1997) và Bange và Mazzeo (2004), tôi tạo ra chỉ số Hội đồng quản trị mạnh được tính bằng tổng ba biến giả: DBSIZE, DINDIR và DFEDIR. Giá trị tối đa cho chỉ số hội đồng quản trị mạnh là 3, và chỉ số càng cao đại diện cho hội đồng quản trị càng mạnh. Quyền lực của CEO (CEOPOWER) Theo Pathan (2009) và Croci và Petmezas (2015), tôi tạo lập chỉ số Quyền lực CEO được ước tính bằng tổng ba biến giả: CEOTENURE, CEOINTER, CEOOWN. Giá trị tối đa cho chỉ số Quyền lực CEO là 3, và chỉ số càng cao đại diện cho CEO càng quyền lực. Cổ đông lớn (BLOCK) Theo Cremers và Nair (2005), Masulis et al. (2007) và Cronqvist và Fahlenbrach (2009), tôi áp dụng số phần trăm cổ phiếu nắm giữ bởi những cổ đông chính (giữ bằng hoặc lớn hơn 5% tổng cổ phiếu đang phát hành của ngân hàng mục tiêu) trước thương vụ mua lại để làm chỉ số cho Cổ đông lớn. BIẾ N SỐ KIỂ M SOÁ T(CONTROL) Biến số kiểm soát liên quan đến đặc tính thương vụ bao gồm: RELATED; TOEHOLD; CASH; FRIENDLY. Ở mức độ ngân hàng mục tiêu: Tổng tài sản (SIZE); Mức lợi nhuận (ROAA) ; Rủi ro của mục tiêu bao gồm Rủi ro tín dụng (LLR); Rủi ro thanh khoản (CTA). Các biến số liên tục này được báo cáo vào năm tài chính gần nhất kết thúc trước thời điểm xảy ra thương vụ. 4. Kết quả 4.1. Các đặc tính tài chính của ngân hàng mục tiêu trước mua Bảng 2 so sánh tình hình trước thương vụ của ngân hàng mục tiêu với ngân hàng kiểm soát được bắt cặp. Kết quả từ bảng không cho thấy bất cứ khác biệt đáng kể nào trong tình hình tài chính trước thương vụ giữa nhóm mục tiêu và nhóm bắt cặp. Bảng 3 mô tả tình hình tài chính trước thương vụ một phần và toàn phần. Về các thương vụ thâu tóm một phần, sự khác biệt giữa trước thương vụ của nhóm xử lý và nhóm kiểm soát bắt cặp là không đáng kể. Ngược lại, các ngân hàng bị mua lại toàn phần có khả năng thanh khoản (CTA) thấp trong giai đoạn trước thâu tóm. Về kết quả hoạt động kinh doanh (ROAA và NIM), ngân hàng bị tiếp quản hoàn toàn có ROAA và NIM yếu hơn so với ngân hàng không bị tiếp quản trong giai đoạn trước 189
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thương vụ. Điều này ủng hộ giả thuyết H1 và khẳng định rằng ngân hàng bị mua lại toàn phần có hiệu suất tài chính kém hơn so với ngân hàng không phải là mục tiêu vào thời điểm thâu tóm. 4.2. Các đặc tính tài chính của ngân hàng mục tiêu hậu thâu tóm Theo bảng 4, thay đổi trong các chỉ tiêu tài chính cho các ngân hàng mục tiêu trong nước là không đáng kể; vì vậy, kết quả này không ủng hộ giả thuyết 2.3 rằng có cải thiện tình hình tài chính cho ngân hàng mục tiêu Việt Nam thông qua các thương vụ nội địa. Về thâu tóm xuyên biên giới, tình hình kinh doanh của các ngân hàng mục tiêu gặp phải sự giảm sút đáng kể dựa trên tỉ lệ ROAA. Cụ thể, giá trị trung bình của ước lượng DID tính theo ROAA giảm khoảng 0.5% sau tiếp quản so với ngân hàng kiểm soát. Ta có thể kết luận rằng hậu thâu tóm xuyên quốc gia các ngân hàng mục tiêu chịu suy giảm nghiêm trọng trong hiệu suất hoạt động so với kết quả trước thâu tóm và so với ngân hàng kiểm soát bắt cặp của nó. Kết quả này ủng hộ cho giả thuyết H2.2. Bảng 5 chỉ ra thay đổi trong các thước đo tài chính cho cả ngân hàng mục tiêu hậu thâu tóm nội địa và xuyên quốc gia. Trong khi ngân hàng mục tiêu chứng kiến sự suy giảm nhẹ trong kết quả kinh doanh khi giá trị trung vị của ROAA giảm khoảng 0.3% so với các ngân hàng không bị mua lại trong năm đầu tiên sau thương vụ, không có nhiều thay đổi trong các chỉ số tài chính khác hậu thâu tóm. Kết quả này không ủng hộ giả thuyết H2.1 và khẳng định rằng thay đổi của ngân hàng mục tiêu hậu thâu tóm là không đáng kể. 4.3. Tác động của Quản trị doanh nghiệp của ngân hàng mục tiêu lên quyết định mức sở hữu vốn cổ đông của người đặt mua Bảng 6 cho thấy các thông số mô tả cho các đặc tính quản trị ngân hàng mục tiêu giữa thâu tóm thiểu số và thâu tóm đa số. Bảng 7 cho thấy kết quả phân tích thực nghiệm về tác động của cấu trúc quản trị ngân hàng mục tiêu lên tỉ lệ sở hữu cổ phần của nhà thầu. Biến giải thích chủ yếu là 1 nếu mức chiếm hữu đa số đạt được sau thương vụ và 0 nếu là chiếm hữu thiểu số. Kết quả được ghi ở cột 1 đến cột 3 mô tả rằng hệ số của biến STRONGBOARD, CEOPOWER là dương và có ý nghĩa đáng kể, trong khi hệ số của biến BLOCK cso mức ý nghĩa không đáng kể. Kết quả này phủ định một phần giả thuyết H3 và cho rằng mua lại đa số sẽ được tìm thấy nhiều hơn ở những ngân hàng mục tiêu có hội đồng mạnh, CEO có quyền lực lớn trong thương lượng mua bán. Sau khi xem xét kiểm định từng biến riêng biệt, tất cả các biến được kiểm định chung ở cột 4. Tôi tìm thấy bằng chứng tương đồng với kết quả ở trên. 5. Kết luâṇ Nghiên cứu này tìm thấy rằng khả năng thanh khoản kém và lợi nhuận thấp ở ngân hàng mục tiêu Việt Nam là đặc điểm quan trọng làm tăng khả năng bị sáp nhập của họ. Xét về kết quả hoạt động hậu thâu tóm của ngân hàng mục tiêu, nghiên cứu này cho thấy nhìn chung, tình hình tài chính của ngân hàng mục tiêu hậu thâu tóm không được cải thiện so với trước thâu tóm và so với những ngân hàng không bị thâu tóm. Tuy nhiên, kết quả ủng hộ các nghiên cứu quốc tế trước đây rằng có rất nhiều khó khăn về quá trình tích hợp hậu thâu tóm xuyên quốc gia, dẫn đến sự suy giảm trong kết quả kinh doanh của ngân hàng mục tiêu. Xét về ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp ngân hàng lên mức sở hữu của nhà thầu, kết quả nghiên cứu này mô tả rằng ngân hàng mục tiêu với hội đồng quản trị mạnh, CEO có quyền lực lớn sẽ có nhiều khả năng bị tiếp quản thông qua mua lại đa số. TÀ I LIÊỤ THAM KHẢ O [1] Giang Phung and Michael Troge (2015).Improving Efficiency of Emerging Market banks: A matter of Ownership, Control, or getting One’ hands Dirty? Published in Managing in Recovering Markets; 2015, p327-342, 16p. Published 2015. 190
  8. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD [2] Masaki Yamaguchi (2011) “What drives strategic foreign bank investments in Vietnam?” Journal Article. Bulletin of Graduaate School of Social & Cultural System at Yamagata University (8), 1- 13. [3] Dean F. Amel and Stephen A. Rhoades . (Jan. - Mar., 1989) “Empirical Evidence on the Motives for Bank Mergers” Eastern Economic Journal Vol. 15, No. 1 pp. 17-27 [4] Aigbe, Akhigbe, Jeff Madura, and Ann Marie Whyte, (2004). “Partial Anticipation and the Gains to Bank Merger Targets,” Journal of Financial Services Research 26(1), pp.55-71. [5] Moore, Robert R, (April 1997). “Bank Acquisition Determinants: Implications for Small Business Credit,” Working paper, Federal Reserve Bank of Dallas. [6] Hannan, T. H., Pilloff, S. J. (2009). Acquisition targets and motives in the banking industry. Journal of Money, Credit and Banking 41, 1167-1187. [7] Hernando, I., Nieto, I., & Wall, L. D. (2009). Determinants of domestic and cross-border bank acquisitions in the European Union. Journal of Banking and Finance 33, 1022-1032. [8] LANINE, G., and R. VANDER VENNET (2007). "Microeconomic Determinants of Acquisitions of Eastern European Banks by Western European Banks", Economics of Transition, 15, (2), pp. 285-308. [9] Wheelock, David C. and Paul W. Wilson (February 2000). “Why Do Banks Disappear? The Determinants of U.S. Bank Failures and Acquisitions,” Review of Economics and Statistics 82(1), pp.127-138. [10] Lipson, M. L., & Mortal , S. (2007). Liquidity and firm characteristics: evidence from mergers and acquisitions. Journal of Financial Markets, 10(4), 342-361. [11] Eyssell, T., (1989). Partial acquisitions and firm performance. Journal of Economics and Business. 41, 69- 88. [12] Kemal, M., U., (2011): Post-Merger Profitability: A Case of Royal Bank of Scotland (RBS). International Journal of Business and Social Science, Vol5(2), p. 157-162. [13] Fukao, K., Ito, K., Kwon, H., Takizawa, M., (2006). Cross-border acquisitions and target firms’ performance: Evidence from Japanese firm-level data. NBER Working Paper No.12422. [14] Focarelli, D., Panetta F., Salleo C., (2002): Why do banks merge?, Journal of Money Credit and Banking, Vol. 34(4), 1047-1066. [15] Jensen, M.C., (1988). Takeovers: Their Causes and Consequences. Journal of Economic Perspectives. 2, 21- 48. [16] Rhoades, S. A. (1998). The efficiency effects of bank mergers: An overview of case studies of nine mergers. Journal of Banking & Finance, 22(3), pp.273-291. [17] Sinha, N., kaushik, K. P., & Chaudhry, T. (2010). Measuring post merger and acquisition performance:An investigation of select financial sector organizations in India. International Journal of Economics and Finance, 2(4). [18] Choi, D., (1991). Toehold acquisitions, shareholder wealth, and the market for corporate control. Journal of Financial and Quantitative Analysis. 26, 391-407. [19] Zhu, P., Jog, V., Otchere, I., (2011). Partial acquisitions in emerging markets: A test of the strategic market entry and corporate control hypotheses. Journal of Corporate Finance. 17, 288- 305. [20] Chatterjee, S., Lubatkin, M.H., Schweiger, D.M., Weber, Y., (1992). Cultural differences and shareholder value in related mergers: Linking equity and human capital. Strategic Management Journal. 13, 319- 334. 191
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng [21] Weber, Y., Shenkar, O., Raveh, A., (1996). National and corporate cultural fit in mergers & acquisitions: An exploratory study. Management Science. 42, 1215-1227. [22] Shimizu, K., Hitt, M.A., Vaidyanath, D., Pisano, V., (2004). Theoretical foundations of cross- border mergers and acquisitions: A review of current research and recommendations for the future. Journal of International Management. 10, 307-353. [23] Gedajlovic, E.R., Shapiro, D.M., (1998). Management and ownership effects: evidence from five countries. Strategic Management Journal. 19, 533-553. [24] Aw, M.S.B., Chatterjee, R.A., (2004). The performance of UK firms acquiring large cross-border and domestic takeover targets. Applied Financial Economics. 14, 337-349. [25] Conn, R.L., Cosh, A., Guest, P.M., Hughes, A., (2005). The impact on UK acquirers of domestic, cross- border, public and private acquisitions. Journal of Business Finance and Accounting. 32, 815-870. [26] Moeller, S.B., Schlingemann, F.P., (2005). Global diversification and bidder gains: A comparison between cross-border and domestic acquisitions. Journal of Banking and Finance. 29, 533-564. [27] Starks, L.T., Wei, K.D., (2013). Cross-border mergers and differences in corporate governance. International Review of Finance. 13, 265-297. [28] Cotter, J., A. Shivdasani, and M. Zenner. “Do Independent Directors Enhance Target Shareholder Wealth during Tender Offers?,” Journal of Financial Economics, 43: 195–218 (1997). [29] Bange, M.M., Mazzeo, M.A., 2004. Board composition, board effectiveness, and the observed form of takeover bids. Review of Financial Studies 17, 1185-1215. [30] Fee, C., and Thomas, S., 2004. Sources of gains in horizontal mergers: evidence from customer, supplier and rival firms. Journal of Financial Economics 74, 423-460. [31] Ouimet, P. P. 2013. What Motivates Minority Acquisitions? The Trade-Offs between a Partial Equity Stake and Complete Integration. The Review of Financial Studies, 26, 1021. [32] Jenter D, Lewellen K. 2015. Performance-induced CEO turnover. Work. Pap., Stanford Univ. [33] Dang, Man and Henry, Darren, Do Cross-Border and Domestic Target Firms Perform Differently? Evidence on Motivations for Partial Acquisitions (October 22, 2014). 27th Australasian Finance and Banking Conference 2014 Paper. [34] Paul, D.L., 2007. Board Composition and Corrective Action: Evidence from Corporate Responses to Bad Acquisition Bids. Journal of Financial and Quantitative Analysis. 42, 759-783. [35] Matvos, Gregor, and Ostrovsky, Matvos, 2008, Cross-ownership, returns, and voting in mergers, Journal of Financial Economics 89, 391–403. [36] Robin Greenwood and Michael Schor. Investor activism and takeovers. Journal of Financial Economics, 2009, vol. 92, issue 3, pages 362-375. [37] Cooney, J.W., Moeller, T., Stegemoller, M., 2009. The underpricing of private targets. Journal of Financial . [38] Shams Pathan (2009), ‘’Strong boards, CEO power and bank risk-taking’’, Journal of Banking & Finance. [39] Croci Ettore & Petmezas Dimitris, (2015). ‘Do Risk-Taking Incentives Induce CEOs to Invest? Evidence from Acquisitions’, Journal of CorporateFinance 32, 1-23. [40] Faccio, Mara, and Ronald W. Masulis. "The Choice of Payment Method in European Mergers and Acquisitions." The Journal of Finance 60, no. 3 (2005): 1345-88. 192
  10. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường ĐH khối ngành Kinh tế & QTKD [41] Ye, P., 2014. Does the disposition effect matter in corporate takeovers? Evidence from institutional investors of target companies. Journal of Financial and Quantitative Analysis. 49, 221-248. [42] Cremers, K.J.M., Nair, V.B., 2005. Governance mechanisms and equity prices. Journal of Finance. 60, 2859-2894. [43] Cronqvist, H., Fahlenbrach, R., 2009. Large shareholders and corporate policies. Review of Financial Studies. 22. 3941-3976. PHỤ LỤC Điṇ h nghıã cá c biến Biến Mô tả và Nguồn MajorOwned Biến giả bằng 1 cho tỉ lệ sỡ hữu hậu thâu tóm là đa số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành (hơn 20%) và bằng 0 cho việc tỉ lệ sở hữu thiểu số (nhỏ hơn hoặc bằng 20%). (Nguồn: SDC Platinum) BSIZE Số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị. (Nguồn: Báo cáo thường niên) DBSIZE Biến giả nhận giá trị 1 nếu số lượng thành viên trong hội đồng quản trị nhỏ hơn số trung vị số lượng thành viên trong hội đồng quản trị của mẫu và nhận giá trị 0 cho các trường hợp còn lại. INDIR Số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị. (Nguồn: Báo cáo thường niên) DINDIR Biến giả nhận giá trị 1 nếu số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị lớn hơn số trung vị số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị của mẫu và nhận giá trị 0 cho các trường hợp còn lại. FEDIR Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị. (Nguồn: Báo cáo thường niên) DFEDIR Biến giả nhận giá trị 1 nếu số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị lớn hơn số trung vị số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị của mẫu và nhận giá trị 0 cho các trường hợp còn lại. STRONGBOARD Tổng của 3 biến giả đại diện cho số lượng thành viên, số lượng thành viên độc lập và số lượng thành viên nữ trong hội đồng CEOTENURE Thời gian tại vị (năm) của giám đốc điều hành(Nguồn: Báo cáo thường niên) DCEOTENURE Biến giả nhận giá trị 1 nếu thời gian giám đốc điều hành tại vị lớn hơn số trung vị thời gian giám đốc điều hành tại vị của mẫu và nhận giá trị 0 cho các trường hợp còn lại. CEOINTER Biến giả nhận giá trị 1 nếu Giám đốc điều hành cũng nằm trong hội đồng Quản trị và nhận giá trị 0 cho trường hợp còn lại. (Nguồn: Báo cáo thường niên) CEOOWN Biến giả nhận giá trị 1 nếu tỉ lệ sở hữu cổ phần của Giám đốc điều hành lớn hơn hoặc bằng 1%, và nhận giá trị 0 cho các trường hợp còn lại.(Nguồn: Báo cáo thường niên) CEOPOWER Tổng của 3 biến giả đại diện cho thời gian tại vị, tỉ lệ sở hữu cổ phần của Giám đốc điều hành và việc thành viên hội đồng quản trị nắm giữ chức vụ Giám đốc điều hành. LSHARE Số lượng cổ đông lớn, nắm giữ từ 5 % vốn cổ phần trở lên.(Nguồn: Báo cáo thường niên) BLOCK Tỉ lệ % cổ phần nắm giữ bởi các cổ đông lớn.(Nguồn: Báo cáo thường niên) CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro) (Nguồn: Báo cáo thường niên) CTA Tỷ lệ Tiền và các khoản tương đương tiền/ Tổng tài sản (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên) CTI Tỷ lệ Chi phí hoạt động/ Doanh thu hoạt động (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên) ETA Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên) 193
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên) LTD Tỷ lệ Số dư nợ/ Số dư tiền gửi (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên) NIM Tỷ lệ lãi cận biên (Tỷ lệ Thu nhập lãi/ Tổng tài sản sinh lời) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên) ROAA Tỷ lệ lợi nhuận ròng trước thuế/ Tổng tài sản trung bình. (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên) SIZE Logarit tự nhiên của tổng tài sản (triệu VND) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên) RELATED Biến giả nhận giá trị 1 nếu ngân hàng mục tiêu và nhà thầu hoạt động trong cùng một lĩnh vực, và nhận giá trị 0 cho trường hợp còn lại. (Nguồn: SDC Platinum) CASH Biến giả nhận giá trị 1 nếu thương vụ được thanh toán bằng tiền mặt, và nhận giá trị 0 cho các trường hợp còn lại. (Nguồn: SDC Platinum) TOEHOLD Tỉ lệ % vốn cổ phần tại ngân hàng mục tiêu mà nhà thầu đã sở hữu trước khi xảy ra thương vụ. (Nguồn: SDC Platinum) FRIENDLY Biến giả nhận gíá trị 1 nếu thương vụ diễn ra một cách thân thiện và nhận giá trị 0 cho các trường hợp còn lại. (Nguồn: SDC Platinum) Danh sá ch bả ng biểu Bảng 1. Dữ liệu các thương vụ cho các khảo sát trước thâu tóm. Bảng A: Tổng số thương vu ̣ Số lượng Giá trị thương vụ % sở hữu hậu thấu tóm Cùng 1 Quốc tế Tiền Toehold Thù thương (Triệu đô) lĩnh (%) mặt (%) địch vụ Trung Min Max Trung Min Max vực(%) (%) (%) bình bình 45 148.80 6.41 742.34 36.83 8.5 100 55.56 48.89 17.78 8.89 24.44 Bảng B: Thương vu ̣ trong nướ c và xuyên quốc gia Số Giá trị thương vụ (Triệu đô) % sở hữu hậu thấu tóm Cùng 1 Tiền Toehold Thù lượng lĩnh mặt (%) địch Trung Min Max Trung Min Max vực(%) (%) bình bình Nội địa 23 98.69 6.41 248 65.57 9.61 100 36 37.50 25 72.73 Quốc tế 22 193.34 15.71 742.34 12.88 8.5 20 64 62.50 75 27.27 Bảng 2. Mẫu xử lý so với mẫu bắt cặp trong giai đoạn trước thương vụ Nhóm mục tiêu Nhóm kiểm soát bắt cặp Kiểm định khác biệt N Số trung Số trung SD N Số trung Số trung SD t-test(t) (z) bình vị bình vị ETA 40 0.139 0.106 0.093 40 0.140 0.102 0.096 0.054 0.048 CTI 40 0.433 0.413 0.140 40 0.438 0.412 0.155 0.143 -0.087 ROAA 40 0.013 0.014 0.014 39 0.015 0.014 0.009 0.616 0.127 NIM 40 0.034 0.032 0.016 40 0.038 0.035 0.013 1.141 1.001 LLR 40 0.012 0.009 0.012 39 0.012 0.011 0.006 0.054 1.275 CTA 38 0.184 0.183 0.095 38 0.189 0.176 0.105 0.210 0.114 CAR 25 0.224 0.140 0.208 29 0.189 0.143 0.114 -0.792 0.338 LTD 40 0.766 0.680 0.403 40 0.760 0.710 0.251 -0.075 0.616 Bảng 3. Mẫu xử lý so với Mẫu bắt cặp trong giai đoạn trước thâu tóm cho thương vụ toàn phần và một phần riêng biệt. 194
  12. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường ĐH khối ngành Kinh tế & QTKD Nhóm mục tiêu Nhóm kiểm soát bắt cặp Kiểm định khác biệt N Số trung bình Số trung vị SD N Số trung bình Số trung vị SD t-test(t) (z) Bảng A: Thâu tóm toàn phần ETA 8 0.138 0.112 0.066 8 0.165 0.190 0.063 0.823 0.945 CTI 8 0.451 0.490 0.120 8 0.420 0.402 0.084 -0.595 -0.630 ROAA 8 0.010 0.008 0.006 8 0.016 0.017 0.006 2.210 2.221 NIM 8 0.029 0.030 0.011 8 0.046 0.041 0.015 2.532 2.100 LLR 8 0.014 0.010 0.009 8 0.014 0.013 0.004 -0.126 0.525 CTA 7 0.110 0.092 0.068 7 0.199 0.152 0.083 2.192 2.492 GAP 5 0.563 0.519 0.321 4 0.528 0.534 0.228 -0.184 -0.490 CAR 5 0.214 0.165 0.132 8 0.271 0.276 0.147 0.708 0.732 LTD 8 0.674 0.687 0.117 8 0.733 0.693 0.200 0.714 0.420 Bảng B: Thâu tóm một phần ETA 32 0.139 0.106 0.100 32 0.134 0.100 0.102 -0.208 -0.269 CTI 32 0.429 0.403 0.146 32 0.442 0.412 0.169 0.345 0.094 ROAA 32 0.014 0.015 0.016 31 0.014 0.014 0.009 0.120 -0.894 NIM 32 0.036 0.032 0.017 32 0.036 0.034 0.013 0.157 0.054 LLR 32 0.011 0.009 0.013 31 0.011 0.009 0.007 0.092 1.114 CTA 31 0.201 0.193 0.093 31 0.187 0.180 0.110 -0.550 -0.824 GAP 10 0.448 0.364 0.275 14 0.525 0.396 0.358 0.567 0.410 CAR 20 0.227 0.133 0.225 21 0.158 0.140 0.083 -1.320 0.000 LTD 32 0.789 0.680 0.446 32 0.767 0.716 0.264 -0.236 0.510 Ghi chú: Kí hiêu để chỉ mức ý nghĩa 5% Bảng 4. Ngân hàng mục tiêu hậu thương vụ thâu tóm trong nước và xuyên quốc gia (sử dụng mẫu bắt cặp) DID N Số trung bình Số trung vị SD t-test (t) (z) Bảng A: Thâu tóm xuyên quốc gia DID-ETA 15 0.014 -0.001 0.046 1.172 0.795 DID-CTI 15 0.065 0.049 0.171 1.473 1.477 DID-ROAA 15 -0.005 -0.003 0.008 -2.178 -1.761* DID-NIM 15 -0.002 -0.001 0.008 -1.085 -0.683 DID-LLR 14 -0.002 0.000 0.011 -0.646 -0.094 DID-CTA 15 -0.042 -0.024 0.151 -1.081 -0.909 DID-CAR 6 0.063 0.049 0.094 1.624 1.363 DID-LTD 15 -0.072 0.003 0.402 -0.692 0.341 Bảng B: Thâu tóm nội địa DID-ETA 11 0.011 0.024 0.075 0.474 0.711 DID-CTI 11 0.034 0.095 0.309 0.362 1.156 DID-ROAA 11 -0.003 -0.003 0.032 -0.269 -1.600 DID-NIM 11 0.002 -0.001 0.020 0.334 -0.089 DID-LLR 11 -0.004 0.000 0.013 -1.022 -0.533 DID-CTA 8 -0.022 -0.050 0.075 -0.828 -1.120 DID-CAR 4 -0.044 -0.035 0.073 -1.221 -1.095 DID-LTD 11 -0.047 -0.012 0.266 -0.588 -0.622 Ghi chú: Kí hiệu và * lần lượt chỉ mức ý nghĩa 5% và 10% 195
  13. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 5. Ngân hàng mục tiêu hậu thâu tóm (sử dụng mẫu bắt cặp). Số trung bình Số trung vị DID N SD t-test (t) (z) DID-ETA 27 0.019 0.017 0.065 1.479 1.441 DID-CTI 27 0.039 0.060 0.239 0.849 1.538 DID-ROAA 27 -0.003 -0.003 0.021 -0.868 -2.162 DID-NIM 27 0.000 -0.001 0.015 0.132 -0.120 DID-LLR 26 -0.002 0.000 0.012 -0.864 -0.089 DID-CTA 24 -0.034 -0.037 0.125 -1.332 -1.200 DID-CAR 10 0.020 0.031 0.099 0.635 0.561 DID-LTD 27 -0.052 0.003 0.342 -0.783 0.000 Ghi chú: Kí hiệu chỉ mức ý nghĩa 5% Bảng 6. Thâu tóm thiểu số so với Thâu tóm đa số Đa số Thiểu số N Số Số SD Max Min N Số Số SD Số Số trung trung trung trung trung trung bình vị bình vị bình vị Bảng A: Các biến liên quan đến hội đồng quản trị BSIZE 12 6.167 6 1.749 10 4 47 6.681 7 1.946 11 3 INDIR 12 0.333 0 0.492 1 0 47 0.192 0 0.449 2 0 FEDIR 12 1.25 1 1.138 3 0 47 1.064 1 1.030 4 0 Bảng B: Các biến liên quan đến giám đốc điều hành CEOTENURE 12 4.75 3.5 4.093 13 0 49 3.388 3 3.061 12 0 CEOINTER 12 0.667 1 0.492 1 0 50 0.24 0 0.431 1 0 CEOOWN 12 0.167 0 0.389 1 0 47 0.106 0 0.312 1 0 Bảng C: Các biến liên quan đến cổ đông lớn LSHARE 12 3 3 1.595 5 0 37 2.459 2 1.556 6 0 BLOCK 12 0.301 0.315 0.147 0.561 0 36 0.287 0.242 0.205 0.926 0 Bảng 7. Mua lại thiểu số so với Mua lại đa số Biến 1 2 3 4 STRONGBOARD 1.564 2.347 (0.811) (1.001) CEOPOWER 0.762* 1.188 (0.403) (0.602) BLOCK -1.049 -1.416 (2.084) (3.192) TOEHOLD -8.714 -15.421 -15.228 -12.771 (9.362) (14.372) (12.078) (13.537) FRIENDLY 1.583 1.833* 1.605 1.484 (1.366) (1.015) (1.136) (1.254) CASH -2.260 -2.273* -2.175 -5.442 (0.926) (1.380) (1.076) (2.420) RELATED -0.019 0.590 0.306 0.006 (0.840) (0.936) (0.770) (1.227) SIZE -0.058 -0.241 -0.300 -0.551 (0.338) (0.353) (0.472) (0.551) ROAA -47.105 -2.059 -26.052 -39.234 (40.897) (33.311) (43.874) (45.736) LLR -66.328 22.617 -31.377 -49.398 (65.710) (46.066) (63.193) (65.928) CTA -6.793 -6.850* -6.834* -6.421 (5.052) (4.024) (3.983) (4.203) Obs 58 56 47 47 Pseudo R2 0.2894 0.2823 0.2364 0.4217 Wald 20.46 16.75 12.17 18.45* Thống kê z được tính thông qua việc sử dụng heteroscedasticity-consistent standard errors. Sai số chuẩn mạnh (Robust standard errors) được thể hiện trong dấu (). Kí hiệu và * lần lượt chỉ mức ý nghĩa 5% và 10% 196