Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017

pdf 32 trang Gia Huy 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoat_dong_ngan_hang_va_thi_truong_tai_chinh_cua_viet_nam_nam.pdf

Nội dung text: Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017

  1. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM NĂM 2016 VÀ DỰ BÁO 2017 TS. Đặng Anh Tuấn và Nhóm nghiên cứu Viện Ngân hàng – Tài chính Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Năm 2016 với bối cảnh vĩ mô kinh tế chính trị thế giới kết hợp với kinh tế trong nước có nhiều biến động, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã duy trì một chính sách tiền tệ linh hoạt, luôn có sự điểu chỉnh theo tình hình của thị trường theo hướng nới lỏng, tuy nhiên, vẫn kiểm soát chặt chẽ những vấn đề nổi cộm như kiểm soát và xử lý nợ xấu, hoàn thiện tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng; Tiếp tục có những biện pháp can thiệp nhằm lành mạnh hóa thị trường; tăng cường mua USD để tăng dự trữ ngoại hối và tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động ngoại hối cho ngân hàng. Huy động vốn vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác. Nhìn chung, lãi suất huy động giảm và không có biến động bất thường. Cơ cấu nguồn vốn tại các ngân hàng đã có sự thay đổi tích cực. Lãi suất cho vay giảm nhẹ và dần được minh bạch hóa. Các ngân hàng có dấu hiệu thu hẹp tín dụng bất động sản. Tăng trưởng tín dụng năm 2016 là 18,71% nhưng có nhiều vấn đề phải phải cẩn trọng. Mức độ tiếp cận tín dụng của các đối tượng ưu tiên còn hạn chế, tín dụng “đen” phát triển mạnh, là dấu hiệu cho thấy mức độ tiếp cận với “tín dụng chính thức” của dân chúng vùng nông thôn còn hạn chế; và yêu cầu về tăng cường giáo dục tài chính cho dân cư trở nên cấp thiết. Bản chất của hoạt động thanh toán bằng thẻ tín dụng bị bóp méo bởi chiêu lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng. Lợi nhuận của các ngân hàng nhìn chung có khởi sắc nhưng nợ xẫu vẫn cao. Về thanh khoản của hệ thống ngân hàng, căng thẳng thanh khoản của hệ thống diễn ra vào Quý 2 và Quý 4 nhưng với mức độ không quá nghiêm trọng, thanh khoản hệ thống cả năm ổn định, diễn biến của lãi suất liên ngân hàng tạo điều kiện cho các ngân hàng dễ dàng huy động vốn trên thị trường. Báo cáo này sẽ đề cập và bình luận một số diễn biến quan trọng về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính trong năm 2016, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần duy trì sự ổn định và tận dụng những cơ hội thuận lợi, thúc đẩy phát triển của nền kinh tế trong năm 2017. Từ khóa: Thị trường tài chính, ngân hàng, lãi suất, tỷ giá, nợ xấu 151
  2. 1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trƣờng tài chính 1.1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng 1.1.1. Về công tác điều hành của Ngân hàng nhà nước Những biến động từ các sự kiện chính trị như nh rời khỏi Liên minh Châu u (Brexit), ông Donald Trumps đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2017 – 2021, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới dù có những bước đi cụ thể khác nhau trong điều hành chính sách tiền tệ, nhưng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng vẫn là nội dung chủ đạo của các Ngân hàng Trung ương năm 2016. Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) có lần tăng lãi suất duy nhất ngày 15/12/2016 lên mức 0.5% - 0.75% trước những dấu hiệu phục hồi khá chắc chắn của nền kinh tế; Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Trung ương Châu u (ECB) giữ nguyên mức lãi suất thấp và không ngừng mở rộng và kéo dài các gói nới lỏng định lượng (Thạch Thảo, 2016). Trước bối cảnh vĩ mô kinh tế chính trị thế giới kết hợp với kinh tế trong nước có những biến động giảm so với kế hoạch, Ngân hàng nhà nước đã duy trì một chính sách tiền tệ linh hoạt, luôn có sự điểu chỉnh theo tình hình của thị trường theo hướng nới lỏng, tuy nhiên, vẫn kiểm soát chặt chẽ những vấn đề nổi cộm như kiểm soát và xử lý nợ xấu, hoàn thiện tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Cụ thể: i) Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN và Chỉ thị 04/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động NH an toàn, hiệu quả năm 2016 nhằm thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với diễn biến của lạm phát (NHNN, 2016a, 2016b). Cụ thể, nhiều nhiệm vụ đã được đặt ra cho các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD. Ba nội dung nổi bật là: - Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, điều tiết chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn, khối lượng và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhưng đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát; Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng TCTD; có biện pháp xử lý nghiêm các TCTD vi phạm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 2016-2020, đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; từng bước thí điểm cho phá sản ngân hàng những ngân hàng yếu kém. - TCTD chủ động cung cấp thông tin cho báo chí việc thực thi các giải 152
  3. pháp về tiền tệ, tín dụng và kết quả thực hiện để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận; chấp hành nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN và các quy định khác của pháp luật về lãi suất huy động và cho vay, phí cho vay, các quy định về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá và giao dịch trên thị trường ngoại tệ, quản lý ngoại hối, Chủ động phát hiện và chấn chỉnh, xử lý nghiêm người đứng đầu nơi để xảy ra vi phạm; Kịp thời báo cáo NHNN những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý trong quá trình cơ cấu lại, xử lý nợ xấu; Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của DN, nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn của DN trên cơ sở các chương trình hỗ trợ DN của Chính phủ, các bộ ngành liên quan. ii) NHNN tiếp tục có những biện pháp can thiệp nhằm lành mạnh hóa thị trường. Cụ thể: - Ngày 16/9/2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành công văn số 6960/NHNN-TTGSNH về việc chấn chỉnh cho vay mới trả nợ trước hạn và/hoặc cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tại văn bản này, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dừng thực hiện việc cho vay mới trả nợ trước hạn hoặc cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn (rollover) (NHNN, 2016c). Thực tế, việc cấm cho vay mới trả nợ trước hạn là một quyết định hợp lý, góp phần đưa tăng trưởng tín dụng vào thực chất, hạn chế tình trạng đảo nợ và đảm bảo an toàn hệ thống; - NHNN đã liên tiếp ban hành các công văn số 3257/NHNN-TTGSNH ngày 06/5; Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 15/7; và công văn số 6395/NHNN-TD ngày 29/8. Trong các văn bản này, Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo và chỉ đạo các tổ chức tín dụng hạn chế và kiểm soát chặt chẽ, tiến tới giảm mức độ tập trung tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông chỉ tính riêng các ngân hàng thương mại, tổng mức cam kết cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông là 159.204 tỷ đồng; tổng số dư cấp tín dụng là 83.611 tỷ đồng, tăng 12,43% so với cuối năm 2015. Đặc biệt, ba ngân hàng BIDV, VietinBank và SHB, tổng hạn mức cấp tín dụng chiếm tới 85,64%, dư nợ chiếm 85,3% so với toàn ngành. Việc “bỏ trứng vào một giỏ” có thể khiến các ngân hàng gặp rủi ro cao (hiện có khoảng 14,6% các dự án BOT, BT chậm tiến độ, nhiều nhà thầu không đủ năng lực tài chính, công tác thu phí gặp nhiều khó khăn do tính ổn định của chính sách chưa cao (Minh Đức, 2016); 153
  4. - NHNN ban hành chính sách bảo vệ khách hàng của dịch vụ ngân hàng điện tử bằng Thông tư số 30/2016/TT-NHNN, quy định rõ thời hạn các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán phải tra soát, xử lý cũng như đền bù đối với các trường hợp phát sinh rủi ro, sự cố trong hoạt động thanh toán (NHNN, 2016d). Ngoài ra, NHNN quy định rõ thời hạn các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán phải tra soát, xử lý cũng như đền bù đối với các trường hợp phát sinh rủi ro, sự cố trong hoạt động thanh toán. Đây là việc làm kịp thời và thiết thực hướng đến bảo vệ lợi ích của khách hàng trong bối cảnh tình trạng mất tiền trong tài khoản ngân hàng, và tình hình tội phạm thẻ có diễn biến phức tạp (NHNN, 2016d). iii) Ngân hàng nhà nước mạnh tay mua USD để tăng cường dự trữ ngoại hối và tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động ngoại hối cho ngân hàng - Bằng việc ban hành Thông tư 28/2016/TT-NHNN (NHNN, 2016e). Nếu như Thông tư 21 trước đây chỉ quy định về phạm vi hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động vay nước ngoài là đối tượng chịu sự điều chỉnh thì thông tư mới lần này bổ sung “hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài”. Ngoài ra, bốn nghiệp vụ được bổ sung là: mở tài khoản thanh toán cho tổ chức tín dụng nước ngoài; nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ tổ chức tín dụng nước ngoài; thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất và các giao dịch phái sinh khác liên quan đến ngoại hối; thực hiện các hoạt động ngoại hối khác. NHNN còn cho phép ngân hàng thương mại gửi tiền tại chi nhánh, công ty con ở nước ngoài, tuy nhiên, tổng số tiền gửi của ngân hàng thương mại tại tất cả các chi nhánh, công ty con của ngân hàng thương mại ở nước ngoài không vượt quá 10% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại đó. Đây được xem là sự bổ sung kịp thời và cần thiết sau về hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, đa dạng hóa các kênh đầu tư, sản phẩm đầu tư nhằm phân tán rủi ro và tăng thêm nguồn thu nhập; - Từ đầu năm 2016, NHNN thực hiện công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày dựa theo diễn biến thị trường ngoại hối trong và ngoài nước. So với đầu năm, tỷ giá VND/USD tăng khoảng 1,15%. NHNN tăng cường mua vào USD để tăng dự trữ ngoại hối. Đến cuối 2016, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục mới là 41 tỷ USD, tương đương với 3 tháng nhập khẩu. Với việc liên tục mua ngoại tệ vào và đẩy 154
  5. tiền đồng ra từ đầu năm, thị trường đã đạt mức thanh khoản dồi dào, tạo dư địa để giảm lãi suất huy động (Minh Đức, 2016a). iv) Các chính sách với khu vực ưu tiên - NHNN ban hành Thông tư 01/2016/TT-NHNN (NHNN, 2016f) hướng dẫn chính sách cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó về chính sách cho vay đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, Thông tư nêu rõ: TCTD, chi nhánh NH nước ngoài áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với phần vốn vay ngắn hạn phục vụ cho Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển không vượt quá mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ. Ngoài chính sách ưu đãi cho vay thì còn được các TCTD xem xét cho vay tối đa 70% vốn đầu tư khi đáp ứng các điều kiện quy định; - NHNN tiếp tục gia hạn chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ. Ngày 29/07, NHNN đã ban hành Thông tư số 25/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở. Đáng chú ý Thông tư 25/2016/TT-NHNN quy định thời gian giải ngân của các ngân hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN để cho vay hỗ trợ nhà ở đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình mua, thuê nhà ở xã hội, mua nhà ở thương mại, xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa nhà, thực hiện tối đa đến hết ngày 31-12-2016. Song song với việc gia hạn gói 30.000 tỷ, chính phủ cũng ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ ở mức 4,8%/năm, thấp hơn mức lãi suất của gói vay 30.000 tỷ đồng là 0,02%/năm (Huy Thắng, 2016). v) Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Theo báo cáo tài chính Quý III/2016 của một số ngân hàng công bố đến thời điểm hiện tại thì nợ xấu các ngân hàng hầu hết đều tăng so với thời điểm đầu năm 2016, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh. Tính đến 30/9, Eximbank có 2.705 tỷ đồng nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn là 1.079 tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank chiếm 3.35% tổng dư nợ cho vay, tăng mạnh so với mức 1.85% ở thời điểm đầu năm. Sacombank có tổng nợ xấu là 4.620 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 3.095 tỷ 155
  6. đồng, nợ xấu tăng lên 2,4% so với mức 1,9% ở thời điểm đầu năm. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đứng thứ 3 về tỷ lệ nợ xấu lên mức 2,24%, nợ nhóm 5 tăng 45% so với đầu năm; nợ nhóm 3 tăng 74%; nợ nhóm 4 tăng 40%. Nợ xấu tăng lên làm chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng cao: ở mức 244 tỉ đồng trong Quý 3, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2015; lũy kế chín tháng dự phòng rủi ro tín dụng ở mức 482 tỉ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Theo NHNN, đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ước tính còn khoảng 2,46%. Từ đầu năm 2016 đến hết 30/11/2016, V MC đã thực hiện mua 839 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc là 23.283 tỷ đồng, giá mua nợ là 22.483 tỷ đồng Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (V MC) Nguyễn Quốc Hùng, tính đến tháng 8/2016, nợ xấu các ngân hàng là 147.000 tỷ đồng, chiếm 2,66% tổng dư nợ. Như vậy, nợ xấu có xu hướng gia tăng từ mức 2.55% vào cuối năm 2015 lên 2.66%. Nếu tính cả nợ xấu tổ chức tín dụng bán cho V MC sau khi thu hồi nợ và xử lý rủi ro là 186.000 tỷ đồng thì tỷ lệ này chiếm tỷ lệ 5,84% tổng dư nợ (Tư Giang, 2016). Ngày 12/4/2016, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 618/QĐ- NHNN phê duyệt việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của VAMC. Quyết định này quy định cụ thể, chi tiết phạm vi, đối tượng, điều kiện đối với các khoản nợ xấu mua theo giá thị trường; Nguyên tắc, trình tự thực hiện mua nợ xấu theo giá thị trường; Nguyên tắc xác định giá mua nợ; Nguồn vốn sử dụng để mua nợ theo giá thị trường; Xử lý các khoản nợ xấu đã mua. Thực tế, Quyết định 618 về bản chất chỉ là văn bản pháp lý cụ thể hóa một số nội dung liên quan đến mua nợ xấu theo giá thị trường mà đã được quy định trong các văn bản pháp luật ban hành trước đó, bao gồm Nghị định 53/2013/NĐ- CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của V MC; Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 sửa đổi Nghị định 53; Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 của NHNN về mua, bán và xử lý nợ xấu của V MC; Thông tư 14/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 sửa đổi Thông tư 14 Theo các văn bản pháp luật trước đó như nêu trên, V MC mua nợ xấu theo 2 hình thức: (1) mua nợ xấu theo bằng trái phiếu đặc biệt của V MC phát hành cho tổ chức tín dụng bán nợ xấu. Trái phiếu này có mệnh giá bằng giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả, khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu này; và (2) mua nợ xấu theo giá thị trường trên cơ sở thỏa thuận, và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại. Do Quyết định 618 chỉ đề cập đến việc xây dựng và triển khai Phương án mua nợ xấu theo giá 156
  7. thị trường của V MC nên có thể hiểu rằng việc mua bán nợ xấu của V MC theo cách (1) nói trên vẫn được giữ nguyên, theo những quy định trong các văn bản pháp luật của Chính phủ và NHNN đã nêu. Điểm đột phác của Quyết định 618 chỉ là việc cho phép V MC được phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn và kinh nghiệm định giá, xử lý các khoản nợ xấu mua theo giá thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài có mặn mà với điểm “đột phá” này hay không lại là chuyện khác, nếu họ vẫn thấy chưa có thị trường mua bán nợ minh bạch và hiệu quả ở Việt Nam thì vấn đề xử lý tận gốc nợ xấu vẫn chỉ là kế hoạch. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, quá trình xử lý nợ xấu vẫn chậm và chưa triệt để, vẫn còn 228 ngàn tỷ đồng tài sản xấu đang nằm chờ xử lý. Cụ thể, việc xử lý các khoản nợ xấu đã mua từ các TCTD của V MC diễn ra chậm chạp, kết quả thu hồi nợ thấp, có 228 ngàn tỷ đồng tài sản xấu vẫn đang nằm chờ xử lý ở thời điểm cuối Quý 3/2016. Do các TCTD vẫn là người chịu trách nhiệm chính xử lý nợ xấu nhưng năng lực tài chính đang bị bào mòn do phải trích lập DPRR (chi phí dự phòng rủi ro chiếm 65% lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro). Các nguồn lực khác như nhận cấn trừ nợ, xiết nợ, hoán đổi nợ xấu thành vốn góp đang bị hạn chế do quy định pháp lý. Bên cạnh đó, thực trạng xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều vướng mắc do vấn đề hồ sơ pháp lý chưa rõ ràng, các văn bản quy phạm về xử lý tài sản bảo đảm còn chưa đầy đủ, các TCTD có tài sản thế chấp nhưng không thể tự thu hồi và phát mại tài sản do những tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền chuyển đổi sở hữu, và cơ chế xử lý tố tụng qua tòa án còn chậm, mặc dù văn bản pháp luật có hiệu lực nhưng chậm triển khai và sự bất hợp tác của khách hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm (Phong Hiếu, 2016). 1.1.2. Về hoạt động của hệ thống ngân hàng 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tại thời điểm 29/12/2016, tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế tăng 17,88%, huy động vốn tăng 18,38% so với cuối năm 2015. i) Lãi suất huy động giảm và không có biến động bất thường Nếu như trong Quý I và II/2016, lãi suất huy động tăng và giữ ở mức 7 – 8%/năm của kỳ hạn 12 tháng tại tất cả các ngân hàng, thì đến Quý III và IV, lãi suất được điều chỉnh giảm nhẹ ở tất cả các kỳ hạn (mức độ giảm mạnh hơn ở các kỳ hạn dưới 12 tháng). Hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở 157
  8. mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5- 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm. Biến động tỷ giá các tháng cuối năm 2016 cũng có tác động đến lãi suất. Nếu nếu đồng USD tiếp tục tăng giá thì tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và thậm chí là dịch chuyển dòng tiền có thể sẽ diễn ra. Dân cư sẽ chuyển từ kênh gửi tiết kiệm tiền đồng sang USD, từ đó có thể gây áp lực lên thanh khoản tiền đồng, khi đó, các NHTM sẽ phải xem xét điều chỉnh tăng lãi suất tiền đồng để thu hút vốn. ii) Cơ cấu nguồn vốn tại các ngân hàng đã có sự thay đổi tích cực Nguồn vốn trung dài hạn tại các ngân hàng đã có sự tăng trưởng tốt hơn so với vốn ngắn hạn, điều này cho thấy hiện tượng chuyển dịch nguồn vốn qua lại giữa các ngân hàng đã được giảm trong năm 2016. Khách hàng lựa chọn thay đổi kỳ hạn dài hơn để được hưởng mức lãi suất cao hơn, cụ thể, kỳ hạn đang thu hút khách hàng nhiều nhất là 12-13 tháng, đây là kỳ hạn có thời gian gửi tương đối và có mức lãi suất hợp lý so với các kỳ hạn khác. Với lạm phát cả năm 2016 ở mức 4,74% thì mặt bằng lãi suất kỳ hạn 12-13 tháng ở mức 6,5-7,5% như hiện tại vẫn đảm bảo lãi suất thực dương và hấp dẫn người gửi tiền. 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng i) Lãi suất cho vay giảm nhẹ và dần được minh bạch hóa Lãi suất cho vay được giữ tương đối ổn định trong năm 2016. Mặt bằng lãi suất huy động sau khi tăng 0,2-0,3%/năm trong 3 tháng đầu năm thì từ tháng 4 đã ổn định. Từ giữa tháng 4 tới tháng 9/2016, một số TCTD đã giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm khoảng 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Lãi suất cho vay cuối năm 2016 phổ biến ở mức 6- 7%/năm đối với khoản vay ngắn hạn ở các lĩnh vực ưu tiên, khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn; đối với khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm. Lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ phổ biến ở mức 2,8-6%/năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8- 5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5-6%/năm (Thụy Lê, 2016). - Quyết định số 1355/QĐ-NHNN ngày 28-6-2016 về ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng 158
  9. cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, từ tháng 7- 2016 NHNN đã yêu cầu các TCTD phải định kỳ hàng quý báo cáo các giải pháp đã thực hiện, trong đó phải báo cáo tình hình công khai trên trang tin điện tử của tổ chức về thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ đối với khách hàng, bao gồm: trình tự các bước thực hiện, yêu cầu, thành phần, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết và lãi suất cho vay. Hiện tại các ngân hàng đều định kỳ cập nhật khung lãi suất cho vay trong nội bộ hệ thống, bao gồm các thông tin về lãi suất cho vay áp dụng theo từng sản phẩm ứng với từng loại tài sản đảm bảo và xếp hạng tín dụng của khách hàng. ii) Các ngân hàng có dấu hiệu thu hẹp tín dụng bất động sản Báo cáo của các tổ chức tín dụng về hình hình cho vay bất động sản đến ngày 31-7-2016 cho thấy (ngành) ngân hàng đang có mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực bất động sản lớn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro khi cấp tín dụng với lĩnh vực bất động sản, NHNN yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đặc biệt là đầu tư kinh doanh bất động sản, rà soát việc cấp tín dụng đối với một số chủ đầu tư lớn và tránh tập trung tín dụng để giảm thiểu rủi ro. Tháng 10/2016, NHNN đã ban hành Văn bản số 7586/NHNN-TD phát đi thông điệp về hạn chế cho vay bất động sản, nhất là đối với các dự án ở phân khúc cao cấp. Do đó, lãi suất cho vay các dự án bất động sản kỳ hạn trung, dài hạn đã tăng thêm khoảng 1-1,5 điểm phần trăm và các mức lãi suất cũng rất khác nhau tại các ngân hàng. Một số các ngân hàng có mức lãi suất từ 7.5% - 9%/năm như Vietcombank, CB, VPBank thì các ngân hàng nhỏ như VietBank, NCB, GPBank có mức lãi suất từ 9 - 11%/năm. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, tốc độ tăng dự nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS là 12,5% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng dư nợ của năm 2015 (28,3%) và dư nợ lĩnh vực BĐS mới chỉ chiếm 8,4% tổng tín dụng đối với nền kinh tế. Một diễn biến đáng chú ý khác là tín dụng tiêu dùng tăng mạnh (39% so với cuối năm 2015) trong đó gần 50% tập trung vào cho vay sửa chữa nhà, mua nhà ở trong đó nguồn trả nợ bằng tiền lương của người vay. Việc yêu cầu siết tín dụng bất động sản của NHNN là hợp lý vì nếu quá tập trung cho tín dụng bất động sản sẽ dễ dàng nảy sinh những bất ổn về kỳ hạn, dẫn đến các vấn đề về thanh khoản của cả hệ thống. 159
  10. iii) Tín dụng “đen” phát triển mạnh, là dấu hiệu cho thấy mức độ tiếp cận với “tín dụng chính thức” của dân chúng vùng nông thôn còn hạn chế; và yêu cầu về tăng cường giáo dục tài chính cho dân cư trở nên cấp thiết Quý I năm 2016, tín dụng đen đã nở rộ khắp nơi với nhiều các hình thức, chiêu trò khác nhau, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi dân cư đang đối mặt với tình trạng ngập mặn và mất mùa. Tại Long Xuyên, tỉnh n Giang, hàng trăm hộ dân đã sập bẫy tín dụng đen của một nhóm người lạ mặt. Với chiêu thức cho vay đơn giản, không cần thế chấp tài sản, nhóm người này đã thao túng toàn bộ địa bàn, thu lợi hàng tỷ đồng trong vòng chưa đầy 3 tháng. Tại Cà Mau, hàng chục gia đình bán nhà đất cho một người hay một doanh nghiệp với giá rẻ chỉ bằng 1/5 – 1/10 giá trị thật. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các đối tượng cho vay nặng lãi đã “hợp thức hóa” tài sản của người đi vay thành hợp đồng chuyển nhượng rồi kiện ra tòa khi con nợ không còn sức trả nợ tiền vay với lãi suất “cắt cổ” khiến hàng trăm người dân ở Cà Mau có nguy cơ mất nhà, bị đẩy ra đường. Công an TP.HCM cũng cảnh báo người dân tỉnh táo trước những chiêu lừa đảo của tín dụng đen, đó là một số đối tượng cho vay nặng lãi đã tổ chức phát tờ rơi với nội dung “cho vay không tín chấp, nhận tiền ngay” kèm số điện thoại liên lạc nhằm lừa người dân vay tiền với lãi suất cao (Cafef, 2016d). Như vậy, đây là dấu hiệu cho thấy mức độ tiếp cận với “tín dụng chính thức” của dân chúng vùng nông thôn còn hạn chế, các yêu cầu về giấy tờ và điều kiện vay vốn còn khá phức tạp với dân chúng. Do vậy, nhiều người dân có nhu cầu nhưng ngại không tới ngân hàng, hoặc có hiểu biết rất hạn chế về các dịch vụ tài chính của hệ thống ngân hàng. Do vậy, yêu cầu tăng cường giáo dục tài chính cho dân cư trở nên cấp thiết. iv) Bản chất của hoạt động thanh toán bằng thẻ tín dụng bị bóp méo bởi chiêu lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng Lợi dụng việc thanh toán hàng hóa bằng thẻ tín dụng sẽ được miễn lãi suất trong 45-50 ngày, nhiều điểm chấp nhận thẻ đã lách luật cho khách rút tiền mặt mà không cần mua hàng. một số điểm chấp nhận thẻ đã “lách” hình thức thanh toán khiến ngân hàng bó tay bởi điểm chấp nhận thẻ vẫn thể hiện được chứng từ giao dịch, doanh số bán hàng, và được ngân hàng cập nhật, lưu trữ. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng phát hành thẻ chấm dứt hợp đồng, nếu các điểm thanh toán thẻ vi phạm quy định giao dịch. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, do việc núp bóng rút tiền mặt đem lại lợi ích cho 3 bên (ngân hàng, điểm chấp nhận thanh toán và chủ thẻ) nên có thể ngân hàng đã bỏ qua 160
  11. hiện tượng này, từ đó, ý nghĩa của việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đang bị méo mó (Thy Thơ, 2016). 1.1.2.3. Tình hình lợi nhuận của các ngân hàng thương mại có khởi sắc Lợi nhuận của nhóm ngân hàng cổ phần lớn đa phần đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, trong khi việc xử lý nợ xấu có sự phân hóa nhất định giữa các ngân hàng. Theo các số liệu ước tính, VPBank đứng đầu khối ngân hàng cổ phần với 4.900 tỷ đồng. Techcombank đứng thứ 2 có lợi nhuận tăng gấp đôi so với năm 2015 với mức gần 4.000 tỷ đồng. Dẫn đầu lợi nhuận của hệ thống là Vietinbank với 8.530 tỷ, tiếp theo là Vietcombank. Lợi nhuận của BIDV bị chuyển xuống vị trí thứ 3 do gánh nặng về trích lập dự phòng chiếm tới 63% lợi nhuận thuần trước khi trích lập dự phòng rủi ro (Kim Tiền, 2017). Tuy nhiên, số liệu thống kê của NHNN cho thấy sự giảm nhẹ trong hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong năm 2016 với hệ số RO (0,45%, -0,07%) và ROE (5,66%, -0,6%) đều giảm nhẹ so với năm 2015. 1.1.2.4. Về thanh khoản của hệ thống ngân hàng Căng thẳng thanh khoản của hệ thống diễn ra vào Quý 2 và Quý 4 nhưng với mức độ không quá nghiêm trọng, về tổng thể Thanh khoản hệ thống cả năm ổn định, diễn biến của lãi suất liên ngân hàng tạo điều kiện cho các ngân hàng dễ dàng huy động vốn trên thị trường. Nguyên nhân của đợt căng thẳng trong Quý II xuất phát từ nhóm các NHTM có tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cao hơn mức dự kiến điều chỉnh Thông tư 36, mặt khác, lãi suất liên ngân hàng tăng chủ yếu do áp lực từ tăng lãi suất huy động trên thị trường 1 bởi các NH đang tăng dự trữ vốn phục vụ cho nhu cầu tín dụng tăng cao hơn trong Quý II. Sau đó, tình trạng thiếu hụt được dần ổn định, thêm nữa việc NHNN đã mua vào khoảng 8 tỷ USD trong tháng 5 để cải thiện dự trữ ngoại hối đồng nghĩa với việc đã có hơn 150 nghìn tỷ đồng được bơm ra thị trường. Diễn biến này đã giúp thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng trở nên dồi dào hơn. Đồng thời, theo Báo cáo tổng hợp của trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritimebank, NHNN đã quay trở lại phát hành tín phiếu từ 30/5/2016 sau hơn 6 tháng tạm dừng, nhằm thấm hút bớt lượng nội tệ dư thừa trên thị trường, thanh khoản ổn định. Sang Quý IV/2016 đã bớt dư thừa so với các quý trước, đây là hiện tượng mang tính quy luật vì dịp cuối năm luôn là thời điểm nhu cầu thanh khoản của cả nền kinh tế tăng mạnh, nhu cầu này được thể hiện qua động thái 161
  12. bơm ròng qua kênh tín phiếu của NHNN và xu hướng tăng trở lại của lãi suất liên ngân hàng trong tháng 11/2016; ngoài ra, xu hướng tăng trưởng tin dụng vào Quý IV hàng năm cũng dẫn đến lượng vốn dư thừa trong hệ thống ngân hàng không còn nhiều như trước, tạo ra áp lực thanh khoản. Tuy nhiên, thanh khoản hệ thống cả năm 2016 không quá nhiều biến động, áp lực không cao, nguồn cung khá dồi dào nhờ các biện pháp can thiệp được NHNN thực hiện được phối hợp hài hòa để ổn định thanh khoản hệ thống (Hồ Lê, 2016). 1.1.2.5 Các vụ án lớn trong ngành ngân hàng được xử lý hoặc đang được điều tra Mặc dù các vụ án lớn trong ngành ngân hàng đã diễn ra từ trước, đặc biệt tập trung vào giai đoạn trước khi có đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD 2011- 2015 (đề án 254), vụ án có quy mô sai phạm lớn nhất từ trước đến nay - đại án Phạm Công Danh làm thất thoát hơn 9.000 tỷ tại VNCB, khiến NHNN phải mua lại với giá 0 đồng - được xét xử công khai. Mặc dù bị cáo đệ đơn đề nghị kháng cáo vào ngày 26/9/2016, vụ án này cho thấy những lỗ hổng trong quản lý và giám sát hệ thống ngân hàng, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, vấn đề sở hữu chéo, định giá khoản vay . của một số ngân hàng1. Bên cạnh đó, các vụ án lớn khác như tại Ocean Bank, một số chi nhánh gribank, hội sở chính gribank, . được tiếp tục xét xử (Nguyễn Sơn, 2016). Tiến trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian qua đã đạt được những thành công nhất định, đặc biệt là đã giúp hệ thống thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ, tuy nhiên, hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn còn những tồn tại chưa khắc phục được hoàn toàn, đặc biệt là vẫn còn những ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ, tập trung phần lớn nợ xấu của hệ thống. Trong số 9 ngân hàng tái cơ cấu bắt buộc đợt 1, ngoại trừ TPBank thành công, còn hầu hết đang rất khó khăn và vẫn đang gồng sức tái cơ cấu như SCB, GPBank, nhiều trường hợp yếu kém khác đã xuất hiện như Dong Bank, Eximbank, Ocean Bank, Riêng với các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng (GPBank, Ocean Bank), việc xử lý vẫn đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, công sức của Ngân hàng Nhà nước. 1 162
  13. 1.2. Tình hình hoạt động của thị trƣờng chứng khoán 1.2.1. Thị trường chứng khoán tăng trưởng ấn tượng với nhiều điểm nhấn Cuối năm 2016, chỉ số VN Index đạt 664,87 điểm, tăng 15% so với cuối cùng của năm 2015. Mức tăng của VN Index đã góp phần đưa TTCK Việt Nam năm 2016 lọt vào Top 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á (Tạp chí chứng khoán, 2017). Số liệu được Tạp chí Chứng khoán công bố cho thấy, năm 2016, tổng mức huy động vốn trên TTCK ước đạt 355 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2015. Mức vốn hóa thị trường đạt 1.947 nghìn tỷ đồng, tăng 43% so với cuối năm 2015, tương đương 43,2% GDP năm 2016; Thanh khoản thị trường tăng mạnh, giao dịch bình quân 1 phiên đạt 6.900 tỷ đồng, tăng 40% so với bình quân phiên năm 2015, Hình 1: Diễn biến giá VN-INDEX (nguồnVndirect.com.vn) Năm 2016 thị trường ghi nhận các nỗ lực quyết liệt đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn trong các doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết, giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thông tư số 115/2016/TT-BTC có quy định mới về việc tích hợp 1 bộ hồ sơ để thực hiện việc đấu giá cổ phần, đăng ký lưu ký chứng khoán và đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM, thay vì phải làm 3 bộ hồ sơ như trước đây. Theo quy định của Thông tư 115, chỉ sau ít nhất 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần qua đấu giá, nhà đầu tư đã có thể giao dịch cổ phần trên thị trường UPCoM (so với 90 ngày theo Quyết định 163
  14. 51/2014 trước đây). Đồng thời, Chính phủ ban hành Nghị định 1451 áp dụng các chế tài xử phạt đối với các trường hợp doanh nghiệp kéo dài thời gian chào sàn sau khi IPO. Số lượng doanh nghiệp lên đăng ký giao dịch mới trên UPCoM tăng kỷ lục: 167 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên UPCoM lên 417 doanh nghiệp (tính đến 30/12/2016), đưa giá trị vốn hóa thị trường này đạt hơn 356,7 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2015. Cũng trong năm 2016, hàng loạt doanh nghiệp, tổng công ty (TCT) lớn đã thực hiện IPO, niêm yết/ĐKGD trên TTCK như TCT Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), TCT Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan), TCT cảng hàng không Việt Nam ( CV) Đặc biệt, thương vụ thoái vốn đợt 1 chiếm 5,4% vốn tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được xem là một trong những thương vụ thoái vốn tiêu biểu trong năm 2016 với giá trị giao dịch lớn nhất Đông Nam Á đạt 500 triệu USD, tương đương 11.286,5 tỷ đồng. 1.2.2. Thị trường trái phiếu chính phủ giao dịch sôi động Năm 2016 ghi nhận những kết quả ấn tượng của thị trường trái phiếu. Huy động vốn trên thị trường sơ cấp đạt 281.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch ngay cả khi sau 2 lần điều chỉnh từ 220.000 tỷ đồng kế hoạch ban đầu. Kỳ hạn phát hành của trái phiếu được kéo dài tới 20 năm và 30 năm đưa kỳ hạn bình quân phát hành trái phiếu chính phủ năm 2016 lên 8,68 năm, qua đó kéo dài kỳ hạn danh mục nợ trái phiếu chính phủ lên 5,63 năm (tăng 1,19 năm so với cuối năm 2015). Lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn (từ 0,02%- 1,3%/năm). Thanh khoản trên thị trường trái phiếu thứ cấp cũng tăng mạnh đạt 6.285 tỷ đồng/phiên, tăng 72% so với năm 2015. Lãi suất giao dịch trên thị trường thứ cấp theo sát biến động của lãi suất trên thị trường sơ cấp (Đầu tư Chứng khóa, 2017). 1.2.3. Khởi động thị trường chứng khoán phái sinh và chuẩn bị hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoán Ngay từ đầu năm ngày 19/01/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 11/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc vận hành thị trường này ở Việt Nam. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam là các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức giao dịch và thanh toán bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh. Ngày 16/3/2016, hai đơn vị này đã công bố mô hình hình hoạt 164
  15. động và kế hoạch phát triển hệ thống giao dịch, bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh nhằm giúp các thành viên thị trường phối hợp đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào vận hành theo kế hoạch. Thêm vào đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 107/2016 hướng dẫn giao dịch chứng quyền có bảo đảm để cung cấp cho thị trường một sản phẩm đầu tư khi thị trường đi vào vận hành. Ngày 24/10/2016, chỉ số chứng khoán VNX- llshare đã chính thức được vận hành đo lường sự biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là một trong các hoạt động hướng tới hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoán để gia tăng qui mô niêm yết và tạo thuận lợi cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam trong thời gian tới. 1.2.4. Các tồn tại trong nới room cho nhà đầu tư nước ngoài Sau hơn 1 năm kể từ khi Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực qui định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp niêm yết, việc nới room chưa được thực hiện nhiều do những vướng mắc trong qui định của Luật Đầu tư. Theo đó, các công ty niêm yết phải cân nhắc việc gia tăng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 51% vốn chủ sở hữu sẽ được coi là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhiều sự khác biệt lớn về chính sách thuế, đầu tư, tín dụng giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Việc tháo gỡ vướng mắc này cần chờ qui định của Luật Đầu tư mới dự kiến được ban hành trong năm 2017, Luật chứng khoán mới dự kiến được trình Quốc hội vào năm 2018. 1.2.5. Diễn biến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài có giao dịch khá cân bằng trên thị trường chứng khoán năm 2016. Tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 14,6% bên mua và 15,86% giá trị bên bán của thị trường. Tính cả năm, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 7.729 tỷ chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, nhưng mua ròng 1.677 tỷ đồng chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà nội. Qui mô giao dịch nhỏ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường trường thứ cấp cho thấy hoạt động của thị trường chứng khoán ít chịu ảnh hưởng hơn của nhà đầu tư nước ngoài, tuy vậy cũng đặt ra vấn đề cần thực hiện các giải pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài có chi phí thấp vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3. Tình hình tài chính ngân sách nhà nƣớc cả năm 2016 Trên cơ sở thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dự toán NSNN năm 2016, Bộ Tài chính đã sớm hoàn thành việc giao, tổ chức hướng dẫn nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2016 theo đúng thời 165
  16. gian quy định, tạo điều kiện cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động triển khai phân bổ ngân sách đến các đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, tích cực theo dõi chặt chẽ tình hình, đánh giá những khó khăn, thách thức phát sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016, như giá dầu thô thế giới thấp; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng xảy ra diện rộng, ngay từ đầu năm Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng các kịch bản điều hành NSNN; đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 03/6/2016 về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016, trong đó, chú trọng đến các giải pháp về tăng cường quản lý thu, thực hành tiết kiệm chi NSNN, đảm bảo bội chi theo dự toán Quốc hội quyết định, nâng cao kỷ cương, kỷ luật tài chính. Cụ thể: 1.3.1. Tổ chức thực hiện tốt công tác thu NSNN Bộ Tài chính đã tiếp tục rà soát để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách về tài chính, thuế phù hợp với tình hình thực tế và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế2. Đồng thời, đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương, động viên và tranh thủ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, để làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành thu NSNN ngay từ đầu năm. Chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan chủ động, quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; cưỡng chế thu nợ thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp. Tính đến đầu tháng 12/2016, cơ quan Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra gần 66 nghìn doanh nghiệp, qua đó xử lý tăng thu 11,3 nghìn tỷ đồng, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2015; đã đôn đốc, cưỡng chế thu được 33,5 nghìn tỷ đồng tiền nợ thuế năm 2015 chuyển sang, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2015; cơ quan Hải quan đã thực hiện trên 8,3 nghìn cuộc kiểm tra sau thông quan, qua đó xử lý tăng thu cho ngân sách trên 3 nghìn tỷ đồng; đã bắt giữ, xử lý trên 13,8 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại, tăng thu cho ngân sách 116 tỷ đồng. Nhờ vậy đã tăng thêm thu cho NSNN, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. 2 Như: trình Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Nghị quyết về xử lý nợ thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức, cá nhân; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 04/10/2016 về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Nghị quyết về việc ban hành Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSNN; xây dựng, trình Chính phủ để ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật mới được ban hành nêu trên, Nghị định về lệ phí trước bạ, Nghị định quy định chi tiết Luật phí và lệ phí, Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về giá, hóa đơn, lệ phí, 166
  17. 1.3.1.1. Tổng thu Dự toán thu cân đối NSNN 1.014,5 nghìn tỷ đồng; báo cáo Quốc hội ước đạt 1.039 nghìn tỷ đồng, vượt 24,5 nghìn tỷ đồng (+2,4%) so dự toán. Thực hiện thu đến ngày 26/12/2016 đạt 999 nghìn tỷ đồng, bằng 98,5% dự toán, bằng 96,2% số báo cáo Quốc hội. Ước thực hiện cả năm đạt khoảng 1.071 nghìn tỷ đồng, vượt 56,5 nghìn tỷ đồng (+5,6%) so với dự toán, tăng thêm 32 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội (toàn bộ tăng thu NSĐP). Đơn vị: tỷ đồng Thực hiện đến Báo cáo Quốc hội Ƣớc cả năm ngày 26/12/2016 Nội dung Dự toán % so % so % so Số thu dự Số thu dự Số thu dự toán toán toán 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng số 1.014.500 1.039.000 102,4 999.006 98,5 1.071.000 105,6 1. Thu nội địa 785.000 829.000 105,6 790.787 100,7 853.500 108,7 - Không kể tiền SD đất 735.000 765.000 104,1 709.743 96,7 768.643 104,6 - Thu tiền sử dụng đất 50.000 64.000 128,0 81.044 162,1 84.857 169,7 2. Thu từ dầu thô 54.500 39.500 72,5 38.574 70,8 40.500 74,3 3. Thu XNK 172.000 167.000 97,1 164.661 95,7 172.000 100 - Tổng thu từ XNK 270.000 265.000 98,1 262.661 97,3 270.000 100 - Hoàn thuế GTGT -98.000 -98.000 100 -98.000 100 -98.000 100 4. Thu viện trợ 3.000 3.500 116,7 4.985 166,2 5.000 166,7 Nguồn: Tổng hợp từ Vụ Ngân sách – Bộ Tài chính 1.3.1.2. Về thu cân đối NSTW, NSĐP - Thu NSTW: + Dự toán thu cân đối NSTW 596,9 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt 585 - 589 nghìn tỷ đồng, giảm 8 - 12 nghìn tỷ đồng so dự toán. + Thực hiện thu NSTW đến ngày 26/12/2016 mới đạt 523,2 nghìn tỷ đồng, 167
  18. bằng 87,7% dự toán. Để NSTW đạt dự toán, thì trong tuần cuối cùng của năm 2016 cần phải thu thêm 73,2 nghìn tỷ đồng. + Trên tinh thần phấn đấu quyết liệt, triển khai tất cả các giải pháp đôn đốc thu nộp ngân sách, đặc biệt là thu hồi nợ đọng (số thuế nợ đọng có khả năng thu thời điểm đầu năm khoảng 36 nghìn tỷ đồng; đến ngày 31/11/2016 giảm còn khoảng 29,5 nghìn tỷ đồng), ước thực hiện cả năm thu NSTW đạt khoảng 586 - 587 nghìn tỷ đồng, vẫn hụt 10 - 11 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ số đã báo cáo Quốc hội (8 - 12 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, theo chế độ quy định thì số dự kiến phải thưởng vượt thu các khoản thu phân chia và đầu tư trở lại cho các địa phương khoảng 4,1 nghìn tỷ đồng; trong đó: Hà Nội không được thưởng vượt thu và đầu tư trở lại (do thu không đạt dự toán); TP Hồ Chí Minh không được thưởng vượt thu, nhưng được đầu tư trở lại khoảng 3,4 nghìn tỷ đồng; thưởng các khoản thu phân chia cho 6 địa phương khác khoảng 700 tỷ đồng. - Thu NSĐP: + Dự toán thu cân đối NSĐP 417,6 nghìn tỷ đồng; trong đó thu tiền sử dụng đất 46,7 nghìn tỷ đồng; thu không kể tiền sử dụng đất 370,9 nghìn tỷ đồng. Báo cáo Quốc hội ước đạt khoảng 453,6 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 36 nghìn tỷ đồng (+8,6%) so dự toán, chủ yếu vượt thu tiền sử dụng đất. + Thực hiện thu NSĐP đến ngày 26/12/2016 đạt 475,8 nghìn tỷ đồng, bằng 113,9% dự toán. Trong đó, thu tiền sử dụng đất đạt 79,2 nghìn tỷ đồng, bằng 169,6% dự toán; thu nội địa không kể tiền sử dụng đất đạt 395,4 nghìn tỷ đồng, bằng 106,6% dự toán. Có 50/63 địa phương thu nội địa vượt dự toán (không kể thu sử dụng đất thì có 36/63 địa phương vượt dự toán); trong đó 34/63 địa phương vượt dự toán thu NSTW. * Riêng thu nội địa 13 địa phương điều tiết NSTW (kể cả dầu thô) đạt 97,8% dự toán. Không kể thu sử dụng đất (49,8 nghìn tỷ) và thu dầu thô (37,1 nghìn tỷ), thì đạt 96,6% dự toán. + Ước thực hiện cả năm thu NSĐP đạt khoảng 485 - 487 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 68 - 70 nghìn tỷ đồng (+16%) so dự toán. Trong đó, có khoảng 5/63 địa phương không đạt dự toán; không kể tiền sử dụng đất thì ước khoảng 17/93 địa phương không đạt dự toán; sau khi sử dụng các nguồn lực của địa phương, thì vẫn còn 5 địa phương phải xử lý giảm thu khoảng 1,2 nghìn tỷ đồng. 168
  19. 1.3.2. Quản lý chi chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả - Quán triệt chủ trương quản lý và sử dụng NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, ngay từ đầu năm Bộ Tài chính đã có hướng dẫn và đề nghị các bộ, ngành và địa phương điều hành chi NSNN năm 2016 chặt chẽ trong phạm vi dự toán được duyệt, triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ quy định, tránh bố trí thực hiện nhiệm vụ chồng chéo, gây lãng phí; không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi NSNN khi chưa có nguồn đảm bảo; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi, cắt giảm tối đa các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; thực hiện mua sắm tài sản công phải theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và trong phạm vi dự toán được giao, không bổ sung ngoài dự toán; chỉ thực hiện mua mới ô tô sau khi thực hiện rà soát, sắp xếp xe ô tô phục vụ công tác chung hiện có3; thực hiện dừng và thu hồi kinh phí chi thường xuyên đến ngày 30/06/2016 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng NSTW và NSĐP4, trừ trường hợp được pháp luật cho phép và trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cân đối nguồn trong phạm vi dự toán được giao để đảm bảo nhu cầu kinh phí tăng thêm khi thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương cơ sở lên 1,21 triệu từ 01/05/2016. Trong quá trình điều hành, tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ chi NSNN5; hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát, báo cáo về sắp xếp lại xe ô tô công; thực hiện khoán xe công đối với một số chức danh của Bộ Tài chính. Triển khai thông báo kinh phí chương trình mục tiêu (CTMT) 3 Tính đến ngày 07/12/2016, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo kết quả rà soát, sắp xếp của 105 đầu mối (44/44 Bộ, ngành trung ương và 61/63 địa phương); đã thực hiện rà soát và có văn bản trả lời 103 đầu mối (44 Bộ, ngành và 59 địa phương); 4 Đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cắt giảm được 81,7 tỷ đồng các khoản chi thường xuyên chưa phân bổ sau ngày 30/6/2016; trong đó: Bộ Giáo dục và Đào tạo 49,75 tỷ đồng; Bộ Nông nghiệp và PTNT là 16,96 tỷ đồng; Bộ Giao thông vận tải 12,38 tỷ đồng; Văn phòng Chính phủ 1,55 tỷ đồng; Thông tấn xã VN 501 triệu đồng; Bộ Công thương 300 triệu đồng; Bộ Xây dựng 265 triệu đồng. 5 Như: đã trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV; ban hành Nghị định số 04/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2018; Quyết định số 08/2016/QĐ- TTg quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung; Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai ; ban hành các Thông tư số 06/2016/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Thông tư số 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn NSNN; Thông tư số 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Thông tư số 23/2016/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 124/2016/TT-BTC về quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, 169
  20. cho 63 tỉnh, thành phố; hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu năm 2016, cơ chế tài chính CTMT giai đoạn 2016-2020; xây dựng hướng dẫn quyết toán kinh phí sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thông mới và giảm nghèo bền vững; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý vướng mắc về thời hạn thanh toán các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình bảo vệ và phát triển rừng, dự án thuộc các huyện nghèo, các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; báo cáo kết quả rà soát các cơ sở nhà, đất và phương án sắp xếp lại, xử lý quỹ nhà, đất của các bộ, ngành đã di dời đến trụ sở mới Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra tài chính - ngân sách nhà nước, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm6. Dự toán chi NSNN 1.273,2 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi đến ngày 31/12/2016 ước đạt 1.205,5 nghìn tỷ đồng, bằng 94,6% dự toán (dự toán chi còn lại khoảng 68 nghìn tỷ đồng), trong đó: a) Chi đầu tư phát triển: ước đạt 201,8 nghìn tỷ đồng, bằng 79,1% dự toán; trong đó chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi nhà nước đạt 100% dự toán; chi hỗ trợ các doanh nghiệp quốc phòng hoạt động công ích đạt 100% dự toán; chi bổ sung dự trữ quốc gia đạt 41,6% dự toán; chi cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 100% dự toán. Riêng giải ngân vốn đầu tư XDCB, lũy kế vốn đầu tư nguồn NSNN giải ngân cho các dự án khoảng 199,6 nghìn tỷ đồng, đạt 79,1% dự toán (cùng kỳ năm 2015 đạt 79% dự toán), trong đó các bộ, cơ quan trung ương đạt 78% dự toán, các địa phương đạt 80,4% dự toán; vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân ước đạt khoảng 55,2% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2015 đạt 72% dự toán). b) Chi trả nợ và viện trợ: ước thực hiện đạt 155,1 nghìn tỷ đồng, bằng 100% dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô. c) Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính: ước thực hiện đạt 815,3 nghìn tỷ đồng, bằng 98,9% dự toán. Cơ bản các nhiệm vụ chi NSNN được đáp ứng kịp thời theo dự toán giao và tiến độ 6 Tổ chức các đoàn thanh tra theo kế hoạch về sử dụng ngân sách tại một số bộ, địa phương; thanh tra, kiểm tra một số dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước; thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp; việc chấp hành pháp luật về thuế, phí, lệ phí, quản lý giá, 170
  21. thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo kinh phí cho những nhiệm vụ cấp thiết phát sinh về quốc phòng, an ninh, khắc phục hậu quả thiên tai và xử lý sự cố về môi trường biển ở một số tỉnh miền Trung, đảm bảo an sinh xã hội. Dự phòng NSTW đã cấp bổ sung và tạm ứng khoảng 6,8 nghìn tỷ đồng; trong đó khoảng 3 nghìn tỷ đồng cho các địa phương chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, hỗ trợ giống và khôi phục sản xuất sau thiên tai. Bên cạnh đó, đã xuất cấp 152,2 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, xử lý sự cố môi trường biển và hỗ trợ học sinh vùng khó khăn. 1.3.3. Công tác huy động vốn Nhiệm vụ huy động vốn cả năm 2016 là 433,9 nghìn tỷ7, trong đó huy động vốn trong nước 377 ,9 nghìn tỷ đồng; huy động vốn ngoài nước 56 nghìn tỷ đồng. Cụ thể: a. Huy động vốn trong nước: Tính đến hết ngày 26/12/2016, đã tổng huy động trong nước được 357,7 nghìn tỷ đồng, đạt 94,7% nhiệm vụ huy động, còn phải huy động 20,15 nghìn tỷ đồng; trong đó: - Huy động từ bảo hiểm xã hội 55 nghìn tỷ đồng, bằng 78,6% kế hoạch (70 nghìn tỷ đồng), còn huy động tiếp 15 nghìn tỷ đồng. - Phát hành TPCP trên thị trường đạt 281,3 nghìn tỷ đồng, đạt 98,1% kế hoạch (286,6 nghìn tỷ đồng); còn huy động tiếp khoảng 5,3 nghìn tỷ đồng. - Vay đảo nợ từ SCIC (6 nghìn tỷ đồng), đã ký hợp đồng gia hạn với SCIC theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. - Phát hành trái phiếu ngoại tệ: đã thực hiện phát hành 15,45 nghìn tỷ đồng (700 triệu USD) cho VCB (500 triệu USD) và MB (200 triệu USD) theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. b. Huy động vốn ngoài nước, đến 26/12/2016, giải ngân vốn vay cho cân đối NSNN ước đạt 42,8 tỷ đồng (3,1 tỷ USD), trong đó, cho cân đối NSNN là 42.789 tỷ đồng (đạt 76,4% kế hoạch), cho vay lại là 24.613 tỷ đồng (đạt 57,2% kế hoạch). 7 Gồm phát hành bổ sung 24,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để bù nguồn thiếu hụt huy động năm 2015. 171
  22. Dự toán NSNN năm 2016 về cơ bản đã hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên vấn đề cơ cấu các nguồn thu so sánh với với cơ cấu chi tiêu cần được nghiên cứu kỹ hơn để đảm bảo tính bền vững. Đặc biệt có thể nói NSTW năm 2016 không hoàn thành kế hoạch là điều đáng quan tâm về tính bền vững NSTW. Đánh giá tổng quát chi thường xuyên và thu thường xuyên thì gánh nặng nợ công để tài trợ cho chi đầu tư phát triển là rất lớn nên để đảm bảo thực hiện tốt chỉ thị của Bộ chính trị về kiểm soát nợ công trong những năm tới, thực sự cần thiết phải đánh giá và cơ cấu lại chi đầu tư phát triển mà chủ yếu là đầu tư XDCB và nợ công trong trung hạn. 2. Triển vọng hoạt động tài chính ngân hàng năm 2017 2.1. Bối cảnh kinh tế năm 2017 Năm 2017 theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Quốc hội, kinh tế vĩ mô tăng trưởng khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP, Theo Bộ Tài chính, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cả từ môi trường quốc tế và nội tại của nền kinh tế. Các yếu tố tác động không thuận của hội nhập quốc tế, sự thích ứng của doanh nghiệp còn chậm, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế còn khó khăn, chi phí lớn; diễn biến phức tạp, bất thường của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai; nguy cơ dịch bệnh bùng phát; biến động khó lường của thị trường tài chính, tiền tệ, thương mại thế giới, dự báo sẽ có tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính năm 2017. 2.2. Định hướng điều hành hoạt động ngân hàng Trong báo cáo mới nhất tháng 11/2016 của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service, triển vọng ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong vòng 12 - 18 tháng tới được tái khẳng định thông qua ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng lạc quan, hai yếu tố này sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng tín dụng còn yếu kém. Tuy nhiên, Moody đánh giá nguồn vốn của các ngân hàng Việt còn yếu kém vì nợ xấu cao tồn đọng, tuy nhiên mức độ minh bạch đã được cải thiện. Lạm phát và lãi suất bình ổn hỗ trợ nhu cầu và tiêu dùng hộ gia đình, chất lượng tài sản tiếp tục ổn định nhưng ở mức kém. Tăng trưởng tín dụng quá nhanh đang vượt tốc độ huy động vốn của các ngân hàng, trong khi các nguồn vốn từ bên ngoài còn hạn chế. Thanh khoản hệ 172
  23. thống đang co hẹp đáng kể vì tốc độ tăng trưởng tiền gửi không theo kịp tốc độ cho vay. Về lợi nhuận, Moody's đánh giá lợi nhuận sẽ ở mức ổn định nhưng thấp, vì chi phí tín dụng lấn át thu nhập trước dự phòng gia tăng, tỷ suất lợi nhuận sẽ co giảm nhẹ vì mức độ cạnh tranh trong hệ thống cao. Về mặt hỗ trợ từ chính phủ, Moody's dự đoán mức độ hỗ trợ không thay đổi. Khả năng bơm vốn của chính phủ vào hệ thống là hạn chế, nên các biện pháp hỗ trợ chủ yếu ở dạng hỗ trợ thanh khoản và để thị trường tự điều chỉnh (Tuấn Minh, 2016). Theo định hướng hoạt động năm 2017, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, tập trung vào các điểm sau: - Tiếp tục thực thi điều hành lãi suất linh hoạt, duy trì mức lãi suất hợp lý nhằm ổn định hoạt động hệ thống tài chính, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. - Thực hiện các giải pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp điều kiện của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. - NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng và triển khai phương án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu để bảo đảm nâng cao năng lực quản trị, điều hành, năng lực tài chính. - Chính sách tỷ giá, tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá trung tâm, kết hợp với việc theo dõi và dự báo diễn biến tình hình kinh tế thế giới để có những điều chỉnh kịp thời. Trong năm 2017, NHNN sẽ tiếp tục cho phép doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có nguồn cung ngoại tệ và tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn. - Thực thi có hiệu quả các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN trong năm 2017. Với các lộ trình, gồm: Giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% về 50% từ 1/1/2017 đến 31/12/2017 và xuống 40% từ 1/1/2018; Nâng hệ số rủi ro các khoản phải đòi trong kinh doanh bất động sản từ mức 150% lên 200%, bắt đầu từ ngày 1/1/2017. 173
  24. 2.3 . Dự báo hoạt động của hệ thống ngân hàng 2.3.1. Dự báo tín dụng năm 2017 NHNN dự kiến năm 2017, tăng trưởng tín dụng tiếp tục ổn định ở mức 18%8. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, tăng trưởng tín dụng có thể giảm so với năm 2016 vì các lý do sau: Thứ nhất, Basel II sẽ được áp dụng thí điểm tại 10 ngân hàng từ ngày 01/09/2017, tuy nhiên vấn đề tăng vốn gặp nhiều khó khăn. Quan điểm chỉ đạo là không sử dụng nguồn vốn ngân sách để tăng vốn tại các ngân hàng thương mại9. Do đó, để đảm bảo hệ số C R theo quy định,nhiều ngân hàng phải hạn chế tín dụng và đẩy mạnh phát hành trái phiếu để tăng vốn. Đặc biệt, hai ngân hàng TMCP Nhà nước là BIDV và Vietinbank có hệ số C R đã sát ngưỡng quy định (9%) và càng chịu áp lực giảm C R khi phải trả cổ tức bằng tiền mặt theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Vietinbank đã chạm trần tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, trong khi đó, BIDV cũng không còn dư địa để tăng vốn cấp 210. Do đó, hạn chế tín dụng sẽ là bước đi bắt buộc để đáp ứng yêu cầu của Basel 2 tại nhiều ngân hàng thí điểm áp dụng. Thứ hai, xử lý nợ xấu tiếp tục đòi hỏi một nguồn lực lớn từ hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ước tính 2.46% đến cuối tháng 11 năm 201611, nếu tính thêm cả phần đã bán cho V MC thì tỷ lệ nợ xấu lên đến khoảng 5.2% (VCBS, 2017). Biện pháp xử lý chính hiện nay vẫn là các ngân hàng tự trích lập dự phòng. Do đó, nguồn lực cho tăng trưởng tín dụng sẽ bị “bào mòn” bởi nợ xấu vẫn ở mức cao. Thứ ba, việc tập trung xử lý các ngân hàng thương mại “có vấn đề” tiếp tục là trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2017. Với việc xác đinh 05 NHTM có vấn đề12, 10 trên 118 tổ chức tín dụng âm vốn tự có13, các tổ chức tín dụng này nhiều khả năng sẽ phải tái cơ cấu, thắt chặt tín dụng và chịu sự kiểm soát đặc biệt của NHNN. 8 9 10 : báo cáo triển vọng 2017, VCBS. 11 2017010409580685.htm 12 13 174
  25. Theo VCBS, quy mô tăng trưởng tín dụng sẽ giảm còn khoảng 16% so với kế hoạch 18% 14. Vì thí điểm Basel II là trọng tâm ngành trong năm 2017 nên để đảm bảo hệ số CAR theo quy định, các ngân hàng có thể hạn chế tín dụng và đẩy mạnh tăng vốn, từ đó, gây áp lực lên chi phí vốn. VCBS cho rằng với lộ trình áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng lớn từ tháng 9/2017, trọng tâm ngành trong năm tới sẽ xoay quanh kế hoạch này. Trong đó, thành công của kế hoạch sẽ phụ thuộc chính vào khả năng tăng vốn của 3 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Vietin bank. Theo kịch bản tối thiểu nhất, cả 3 ngân hàng chỉ cần tăng vốn vừa đủ mức tối thiểu là 8% thì tổng vốn 3 ngân hàng ngày cần huy động là 25.393 tỷ đồng. Rõ ràng áp lực tăng vốn là rất lớn. Theo đó, đối với việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel II vào năm 2017, VCBS đưa ra 2 quan điểm như sau: Thứ nhất, do việc tăng vốn gặp nhiều trở ngại, không loại trừ khả năng trường hợp các ngân hàng hạn chế tín dụng để duy trì hệ số C R, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận toàn ngành. Thứ hai, việc tuân thủ được đúng thời hạn NHNN đề ra (9/2017) sẽ là rất thử thách các ngân hàng thí điểm, đặc biệt nhóm 3 NHTMNN, nếu không có các biện pháp hỗ trợ thêm từ cơ quan quản lý. Các biện pháp này có thể là (1) Giãn thời gian áp dụng; (2) Phê duyệt giá bán của VCB phù hợp với mức giá phía đối tác mua đưa ra; (3) Nâng trần sở hữu nước ngoài để thu hút nguồn vốn mới, 2.3.2. Dự báo lãi suất trong năm 2017 Mục tiêu của Ngân hàng nhà nước đã được xác định trong “ Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2017” là “ phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất như năm 2016”15. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, mặt bằng lãi suất năm 2017 có khả năng sẽ tăng nhẹ khoảng 0.5% vì các lý do sau: Thứ nhất, Thông tư 06/2016/ TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ 01/01/2017, dẫn tới việc tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 60% xuống 50%; Hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất 14 Thảo Nguyên (2017), „Bức tranh toàn ngành ngân hàng Việt Nam sẽ ra sao trong năm 2017?‟, truy cập tại 20170103102619966.chn ngày 7/1/2017. 15 15 wFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV280879&rightWidth=0%25¢erWidth=80 %25&_afrLoop=792776554247178#!%40%40%3F_afrLoop%3D792776554247178%26centerWidt h%3D80%2525%26dDocName%3DSBV280879%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0 %2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dryufi24fp_54 175
  26. động sản tăng lên 200%. Việc tăng cường các tiêu chuẩn an toàn hệ thống sẽ gây sức ép huy động vốn và tăng chi phí tín dụng ở lĩnh vực bất động sản16. Thứ hai, lạm phát 2017 được dự báo tăng cao hơn 2016 khoảng 2.5 điểm %, chủ yếu do sự phục hồi của giá hàng hóa thế giới (đặc biệt là giá dầu) và điều chỉnh giá dịch vụ công. Thứ ba, đồng USD có xu hướng tăng và FED dự kiến tăng lãi suất trong năm 2017 gây áp lực tăng lãi suất nội tệ để ổn định tỷ giá17. Thứ tư, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém còn chậm, ảnh hưởng tới khả năng giảm lãi suất. Thứ năm, dòng vốn FDI và vốn đầu tư công gặp nhiều trở lực do TPP có thể bị hủy bỏ và nợ công đã ở mức cao, OD cũng tiếp tục xu hướng giảm khi Việt Nam sẽ tốt nghiệp OD từ tháng 7 năm 201718; do đó, cầu tín dụng dự kiến sẽ tăng để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 6.7% (trong khi nguồn cung tín dụng có nhiều trở lực như trình bày ở phần hai), gây áp lực tăng lãi suất. VCBS cũng có dự báo tương tự: 19VCBS dự báo mặt bằng lãi suất chịu áp lực tăng, dù NHNN vẫn duy trì định hướng lãi suất thấp. Mặc dù NHNN vẫn hướng tới mục tiêu lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho năm 2017, tuy nhiên VCBS cho rằng mục tiêu này có thể gặp nhiều thách thức. Lãi suất huy động chịu áp lực tăng do: (1) Lạm phát được kỳ vọng tăng dần khi giá hàng hóa, nguyên liệu cơ bản đã tạo đáy và đi lên từ năm 2016; (2) Nhu cầu tăng lãi suất huy động để đảm bảo chỉ tiêu an toàn sau thông tư 06 của các ngân hàng. Tính đến hết Quý 3, tại nhiều ngân hàng tỷ lệ huy động trên cho vay (LDR) vẫn vượt quá 80% theo quy định như là VIB (89%), TienPhong Bank (83%), SHB (83%), VietinBank (96%), BIDV (90%), Việt Á (87%), ; tỷ lệ nợ trung dài hạn cao hơn 50% như là EximBank (65%), Maritime Bank (70%), Sacombank (62%), TechcomBank (70%), VPBank (74%), Trước áp lực tăng lãi suất huy động như trên, lãi suất cho vay khó có thể giảm theo mục tiêu NHNN. 16 20170103105446185.htm 17 18 20160322141524964.htm 19 Thảo Nguyên (2017), „Bức tranh toàn ngành ngân hàng Việt Nam sẽ ra sao trong năm 2017?‟, truy cập tại 20170103102619966.chn ngày 7/1/2017. 176
  27. 2.3.3. Xu hướng FinTech trong hệ thống ngân hàng ngày càng mạnh mẽ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay đang hình thành nên ngân hàng số (ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking, qua mạng xã hội, ), đây là xu hướng mới cho NH bán lẻ trong tương lai mang đến cơ hội và cả thách thức trong bảo mật thông tin, tạo niềm tin cho khách hàng và cả thách thức cho các nhà quản lý. Ngân hàng số sẽ đóng góp tới 44% lợi nhuận của ngân hàng. Xu hướng khách hàng tìm kiếm và ứng dụng số hóa ở nhiều lĩnh vực ngành nghề đang ngày càng phát triển mạnh mẽ (Thái Phương, 2016). Xu hướng phát triển của công nghệ và thị trường tài chính Việt Nam, đến năm 2020 sẽ có khoảng 40% giao dịch bán hàng của các NH được thực hiện qua mạng và thiết bị di động, khoảng 2/3 các nghiệp vụ ngân hàng do hệ thống công nghệ thông tin đảm nhiệm. 2.4. Nhiệm vụ NSNN a) Về thu NSNN: Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và dự báo bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua dự toán thu cân đối NSNN năm 2017 là 1.212,18 nghìn tỷ đồng. Trong đó: (i) Dự toán thu nội địa 990,28 nghìn tỷ đồng; (ii) Dự toán thu dầu thô 38,3 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở giá dầu khoảng 50 USD/thùng); (ii) Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 180 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở số thu 285 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng 105 nghìn tỷ đồng); (iv) Thu viện trợ 3,6 nghìn tỷ đồng. b) Về chi NSNN: Dự toán chi NSNN năm 2017 là 1.390,48 nghìn tỷ đồng. Trong đó: (i) Dự toán chi đầu tư phát triển NSNN là 357,15 nghìn tỷ đồng; (ii) Dự toán chi thường xuyên NSNN là 896,28 nghìn tỷ đồng, ưu tiên bố trí các nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, an ninh và các chính sách an sinh xã hội đã ban hành; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát các lĩnh vực, nhiệm vụ chi để bố trí có trọng tâm, trọng điểm và kết hợp với triển khai cơ chế hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công; (iii) Dự toán chi trả nợ lãi là 98,9 nghìn tỷ đồng, đảm bảo trả đủ, đúng hạn các khoản nợ lãi vay; (iv) Dự toán chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế 6,6 nghìn tỷ đồng; các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương chủ động bố trí dự toán NSNN năm 2017 được giao để thực hiện. 177
  28. Đồng thời, thực hiện quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, từ năm 2017, chi trả nợ trong cân đối NSNN chỉ bao gồm chi trả nợ lãi, số chi trả nợ gốc bố trí ngoài cân đối và được tính trong tổng nhu cầu huy động (trường hợp trả nợ bố trí từ nguồn vay của NSNN). Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định tổng nhiệm vụ chi trả nợ gốc của NSNN năm 2017 là 163,84 nghìn tỷ đồng; trong đó chi trả nợ gốc của NSTW là 144 nghìn tỷ đồng được bố trí từ nguồn vay; chi trả nợ gốc của NSĐP là 19,84 nghìn tỷ đồng, được bố trí trả từ nguồn bội thu, tiết kiệm chi NSĐP 7,3 nghìn tỷ đồng, từ nguồn vay của NSĐP 12,53 nghìn tỷ đồng. c) Bội chi NSNN: Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội yêu cầu giảm dần bội chi NSNN. Đồng thời, bội chi NSNN năm 2017 được tính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, bao gồm cả bội chi NSTW và bội chi NSĐP, trong đó bội chi NSTW bao gồm cả trái phiếu Chính phủ và không bao gồm chi trả nợ gốc. Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua bội chi NSNN năm 2017 mức 3,5% GDP, số tuyệt đối là 178,3 nghìn tỷ đồng; trong đó bội chi NSTW mức 3,38%GDP, tương ứng 172,3 nghìn tỷ đồng; bội chi NSĐP mức 0,12%GDP, tương ứng 6 nghìn tỷ đồng. d) Về huy động vốn: Tổng nhiệm vụ huy động của NSNN năm 2017 để bù đắp bội chi và chi trả nợ gốc khoảng 340,15 nghìn tỷ đồng; trong đó huy động bù đắp bội chi 183,62 nghìn tỷ đồng20, vay để trả nợ gốc 156,53 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính đang xây dựng kế hoạch để triển khai ngay từ đầu năm. 3. Một số khuyến nghị - Thực hiện các biện pháp để tăng mức độ tiếp cận tín dụng của các đối tượng ưu tiên như doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phụ trợ; tăng cường tiếp cận với các đối tượng khách hàng nông thôn và người thu nhập thấp, tăng cường giáo dục tài chính để giảm thiểu tác động của tín dụng đen. - Triển khai việc ban hành, phổ biến và thực hiện các gói tín dụng cụ thể, rõ ràng và minh bạch hơn để tránh tình trạng người dân bị mập mờ, nhầm lẫn về thông tin. 20 Trong đó: để bù đắp bội chi NSTW 172,3 nghìn tỷ đồng; huy động bù đắp bội chi của các địa phương được phép bội chi là 11,32 nghìn tỷ đồng (sau khi bù trừ số bội thu của các địa phương có bội thu khoảng 5,32 nghìn tỷ đồng, thì tổng thể bội chi NSĐP là 6 nghìn tỷ đồng). 178
  29. - NHNN cũng cần tăng cường giám sát, thanh tra chặt chẽ hơn hoạt động của các TCTD, tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành nhằm phấn đấu ổn định lãi suất như năm 2016. - Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực vào quá trình tái cơ cấu cùng các ngân hàng trong nước. - Quản trị rủi ro phải được quan tâm đúng mức với cả hệ thống để hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra cho khách hàng và ngân hàng, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử. Tài liệu tham khảo 1. n Hạ (2016), Người dân gửi gần 3,5 triệu tỷ đồng vào ngân hàng, truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016 tại dan-gui-gan-35-trieu-ty-dong-vao-ngan-hang-20161206180406582.htm 2. CafeF (2016a), Thêm cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp SME, truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại co-hoi-vay-von-cho-doanh-nghiep-sme-20160302142301675.chn 3. CafeF (2016b), n Giang náo loạn một vùng quê vì tín dụng đen, truy cập tại 4 tháng 12 năm 2016 tại vung-que-vi-tin-dung-den-20160317082815605.chn 4. Chính phủ (2016), Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016. 5. Hải Lý (2016), Lãi suất đang tăng nhanh trở lại, truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại nhanh-tro-lai.html 6. HSBC (2016), Sự trở lại của thâm hụt kép sắp sửa diễn ra, truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016 tại hut-kep-20151203015412652p4c145.news 7. Hồ Lê (2016), Áp lực thanh khoản ngoại tệ cuối năm, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại thanh-khoan-ngoai-te-cuoi-nam-co-dang-lo.html 8. Huy Thắng (2016), Gia hạn gói 30.000 tỷ đồng đến hết năm 2016, truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại han-goi-30000-ty-dong-den-het-nam-2016/282927.vgp 179
  30. 9. Kim Tiền (2016), Lợi nhuận ngân hàng: Kẻ vụt sáng hoàng kim, người tìm lại chính mình, truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại lai-chinh-minh-20161101084815287.chn 10. Minh Đức (2016a), Tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại: 11. Minh Đức (2016b), Nguyên do cảnh báo liên tiếp cho vay BOT, BT giao thông, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại: chinh/nguyen-do-canh-bao-lien-tiep-cho-vay-bot-bt-giao-thong- 2016091609387712.html 12. Ngân hàng nhà nước (2016a), Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016, truy cập này 3 tháng 12 năm 2016 tại ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-01-CT-NHNN-chinh-sach-tien-te-dam-bao- hoat-dong-ngan-hang-an-toan-hieu-qua-2016-312603.aspx 13. Ngân hàng nhà nước (2016b), Chỉ thị số 04/CT-NHNN về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016, truy cập này 3 tháng 12 năm 2016 tại NHNN-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-hoat-dong-ngan-hang-nhung-thang- cuoi-2016-312964.aspx 14. Ngân hàng nhà nước (2016c), Công văn số 6960/NHNN-TTGSNH về việc chấn chỉnh cho vay mới trả nợ trước hạn và/hoặc cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016 tại t?centerWidth=80%25&dDocName=SBV244294&leftWidth=20%25&rig htWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl- state=6qb8bktxz_109&_afrLoop=864314952484959#! 15. Ngân hàng nhà nước (2016d), Thông tư số 30/2016/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016 tại 2016-TT-NHNN-sua-doi-thong-tu-hoat-dong-cung-ung-dich-vu-thanh- toan-trung-gian-thanh-toan-327591.aspx 16. Ngân hàng nhà nước (2016e), Thông tư 28/2016/TT-NHNN về sửa đổi bổ 180
  31. sung một số điều của Thông tư 21/2014/TT-NHNN ngày 14-8-2014 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, truy cập này 3 tháng 12 năm 2016 tại TT-NHNN-sua-doi-21-2014-TT-NHNN-ngoai-hoi-to-chuc-tin-dung-chi- nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-295594.aspx 17. Ngân hàng nhà nước (2016f), Thông tư 01/2016/TT-NHNN về hướng dẫn chính sách cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại 01-2016-TT-NHNN-huong-dan-chinh-sach-cho-vay-phat-trien-cong- nghiep-ho-tro-302323.aspx 18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần từ 28/11-2/12/2016). 19. Nguyễn Sơn (2016), Hàng loạt vụ án liên quan đến ngân hàng: Các quy định còn quá nhiều kẽ hở?, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại con-qua-nhieu-ke-ho-2016082611001651.chn 20. Phong Hiếu (2016), Dừng cho vay tái tài trợ: nợ xấu sẽ rõ hơn, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại tai-tai-tro-no-xau-se-ro-hon.html 21. Thạch Thảo (2016), UBS: Chính sách tiền tệ không thể giải quyết vấn đề của châu u, truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại: chinh-sach-tien-te-khong-the-giai-quyet-van-de-cua-chau-au- 20160924034139678p149c165.news 22. Thái Phương (2016), Nhiều cơ hội từ ngân hàng số, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016 tại 20161202072811463.chn 23. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016), Trang tin Thông tin Doanh nghiệp và Thị trường số tháng 9, 10, 11 năm 2016. 24. Thụy Lê (2016), Lãi suất cho vay - công khai và minh bạch truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016 tại http: /nguyen-do-canh-bao-lien-tiep-cho-vay-bot- bt-giao-thong-2016091609387712.html 25. Thy Thơ (2016), Chiêu lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng, truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2016 tại 181
  32. ban/chieu-lach-lai-suat-khi-rut-tien-tu-the-tin-dung- 20150605133949893.htm 26. Tư Hoàng (2016), Tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ vào khoảng 17-18%, truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại khoang-17-18.html 27. Tư Giang (2016), Nợ xấu mới an toàn, 200.000 tỉ nợ xấu cũ thì sao?, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại moi-an-toan-200000-ti-no-xau-cu-thi-sao.html 28. Tuấn Minh (2016), Nhiều rủi ro vẫn đeo bám ngân hàng Việt Nam, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại van-deo-bam-ngan-hang-viet-nam.aspx 29. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2016), Tài liệu Hội thảo “Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2016”. 30. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (2016), Báo cáo kinh tế trong nước và thế giới 11 tháng năm 2016. 182