Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của ngân hàng chính sách xã hội

pdf 11 trang Gia Huy 3300
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của ngân hàng chính sách xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_soat_rui_ro_tin_dung_trong_cho_vay_doi_voi_hoc_sinh_sin.pdf

Nội dung text: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của ngân hàng chính sách xã hội

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Đoàn Ngọc Chung Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng TÓM TẮT Ngày 04 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg nnhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Hoạt động tín dụng của NHCSXH những năm gần đây mặc dù đã đi vào ổn định, chất lượng hoạt động tín dụng ngày một nâng cao. Tuy nhiên chất lượng tín dụng chưa bền vững, đặc biệt hoạt động tín dụng của NHCSXH thực hiện là cho vay theo chỉ định, và khách hàng vay vốn của NHCSXH chủ yếu là các đối tượng yếu thế trong xã hội nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chương trình tín dụng Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là một trong những chương trình tín dụng có dư nợ lớn và mức độ rủi ro tín dung (RRTD) cao. Việc kiểm soát RRTD đối với chương trình tín dụng cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là cần thiết nhằm góp phần ổn định chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH, giảm thiểu rủi ro nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của NHCSXH và kết quả triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ khóa: Ngân hàng Chính sách xã hội, kiểm soát rủi ro tín dụng, học sinh sinh viên 1. Giới thiệu Tín dụng cho HSSV là một chủ trương lớn mà nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm hỗ trợ kinh phí cho những người có năng lực học tập có thể theo đuổi ước mơ học tập của mình, qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia, mà mỗi quốc gia có những chính sách, chương trình và cách tổ chức cho vay cụ thể đối với HSSV về đối tượng, thủ tục, nội dung, các mức hỗ trợ khác nhau. Ngày 27/9/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV. Chính sách này áp dụng để hỗ trợ cho HSSV góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề bao gồm: tiền đóng học phí, chi phí mua sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Tín dụng HSSV là một chương trình của tín dụng NHCSXH. Đây là chương trình của Nhà nước thông qua NHCSXH để cho đối tượng là HSSV vay với lãi suất và thời hạn rất ưu đãi. Chương trình tín dụng chính sách đối với một loại đối tượng khách hàng rất đặc biệt: HSSV có hoàn cảnh khó khăn (HCKK), vay để đầu tư cho học tập, nâng cao trình độ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cần phải nghiên cứu, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, giảm thiểu rủi ro nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của NHCSXH và kết quả triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Cũng giống như những hoạt động tín dụng khác, cho vay HSSV cũng là một hoạt động tín dụng do đó nó cũng mang đầy đủ các tính chất của hoạt động tín dụng và rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi. Từ khái niệm về rủi ro nói chung, ta có thể đưa ra khái niệm về RRTD cho vay HSSV như sau: RRTD trong cho vay HSSV là những tổn thất về mặt tài chính khi NHCSXH cho vay đối với các đối tượng HSSV nhưng không thu được nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn. 204
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Kiểm soát RRTD trong cho vay HSSV của NHCSXH là việc NHCSXH sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hành động nhằm chủ động kiểm soát tần suất và mức độ RRTD trong cho vay HSSV góp phần làm giảm tổn thất hay những ảnh hưởng bất lợi do RRTD gây ra trong cho vay HSSV trong giới hạn mà NHCSXH hoạch định. Khác với hoạt động tín dụng của NHTM, hoạt động tín dụng của NHCSXH nói chung và hoạt động cho vay HSSV có những đặc trưng riêng, và việc cho vay của NHCSXH là cho vay theo chỉ định do đó các nội dung kiểm soát RRTD của NHTM không thể áp dụng hết vào hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSSV của NHCSXH mà chỉ có thể áp dụng một số nội dung như: Ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro. Một số nội dung kiểm soát RRTD của NHTM không thể áp dụng được vào hoạt động kiểm soát RRTD của NHCSXH đó là: Né tránh rủi ro, chuyển giao rủi ro và phân tán rủi ro. Nguyên nhân chính là NHCSXH cho vay theo chỉ định do đó ngân hàng không thể lựa chọn khách hàng để cho vay và cũng không được từ chối cho vay khi khách hàng nằm trong đối tượng thụ hưởng chính sách mặc dù cho vay các đối tượng này thì khả năng mất vốn là rất lớn. Việc chuyển giao rủi ro cũng không thực hiện được do các món vay của NHCSXH thường là những món vay có rủi ro cao, dư nợ cho vay thấp và các quy định của chính phủ làm cho việc chuyển giao rủi ro là không thể, các công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro cũng không tiếp cận được và việc sử dụng các công cụ phái sinh lại càng không khả thi . Việc phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa các loại hình cho vay, không cho vay tập trung vào một ngành nghề, một khách hàng, cũng không thể thực hiện được với NHCSXH cũng bởi các ràng buộc về mặt quy định là NHCSXH cho vay theo chỉ định của chính phủ và các chủ đầu tư, do đó dù lĩnh vực, ngành nghề hay nhóm khách hàng đó có rủi ro cao thì NHCSXH vẫn phải thực hiện cho vay. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Những lý giải và kết luận trong bài viết dựa trên cơ sở phương pháp điều tra, phân tích, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp lịch sử Bên cạnh đó, để phân tích, làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài bài viết, tác giả cũng tham khảo, kế thừa các công trình khoa học đã được công bố. 3. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với HSSV trong thời gian qua 3.1. Một vài nét về kết quả hoạt động tín dụng HSSV và thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với HSSV của trong thời gian qua 3.1.1. Một vài nét về kết quả hoạt động tín dụng HSSV a) Các giai đoạn triển khai thực hiện cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn - Giai đoạn 1: Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện cho vay đối với HSSV với lãi suất ưu đãi theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ với số tiền quỹ ban đầu khi thành lập là 160 tỷ đồng. Đối tượng thụ hưởng: HSSV đang học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Điều kiện vay vốn, HSSV phải đạt học lực từ khá trở lên. Mức cho vay tối đa 150 ngàn đồng/người/tháng và cho vay trực tiếp đối với HSSV tại trụ sở Ngân hàng Công Thương nơi gần các trường đóng trụ sở. - Giai đoạn 2: NHCSXH nhận bản giao từ Ngân hàng Công Thương và tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện cho vay đối với với lãi suất ưu đãi theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 5/2003, NHCSXH nhận bàn giao với tổng nguồn vốn là 160 tỷ đồng và đã sử dụng cho vay dư nợ là 76 tỷ đồng, với 38 ngàn học sinh được vay, trong đó nợ quá hạn là 9,9 tỷ đồng. Sau hơn 2 năm triển khai cho vay, đến ngày 31/12/2005 dư nợ cho vay đạt 157 tỷ đồng, với trên 62.000 HSSV còn dư nợ. Qua quá trình triển khai chương trình cho vay, việc cho vay trực tiếp đối với HSSV có nhiều hạn chế, vướng mắc: do không có người kiểm soát, nhắc nhở, nhiều HSSV sử dụng vốn vay không đúng mục đích, 205
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 không nộp học phí, mua sắm sách vở học tập mà chi tiêu vào mục đích khác; việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, nợ quá hạn cao so với các chương trình tín dụng chính sách khác vì sau khi ra trường, HSSV thiếu ý thức trả nợ, không cung cấp thông tin về nơi làm việc mới, địa chỉ nơi ở mới nên Ngân hàng không biết địa chỉ để đôn đốc thu hồi nợ, gia đình của HSSV thì không khai báo nơi công tác, không hợp tác trong việc đôn đốc HSSV trả nợ Học tập kinh nghiệm từ một số nước, NHCSXH đề xuất Chính phủ chuyển từ cho vay trực tiếp HSSV sang hình thức cho vay thông qua hộ gia đình, đại diện gia đình trực tiếp làm hồ sơ vay vốn, nhận nợ và cùng HSSV chịu trách nhiệm trả nợ chho NHCSXH. - Giai đoạn 3: NHCSXH triển khai cho vay đối với HSSV theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg). Đối tượng vay vốn theo quy định chỉ HSSV thuộc hộ nghèo đang học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên. Phương thức cho vay thông qua hộ gia đình, hộ gia đình là người đại diện cho HSSV trực tiếp vay vốn và chịu trách nhiệm cùng HSSV trả nợ vay Ngân hàng. Kết quả đến tháng 9/2007, NHCSXH đã cho vay gần 100 ngàn HSSV với tổng dư nợ 290 tỷ đồng. Để tiếp tục tập trung nguồn lực cho việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV (thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg) theo đó, các đối tượng được vay vốn được mở rộng không chỉ là HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo, bên cạnh đó còn cho vay đối với HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng như: Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật; HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09/10/2009, Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó bổ sung thêm đối tượng là Bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn có nhu cầu vay vốn để học nghề; Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, đối tượng HSSV tham gia đào tạo nghề đối với người lao động bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ- TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ cũng được vay vốn tín dụng đối với HSSV; Quyết định số 09/2016/QĐ-TTg ngày 02/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV Y khoa sau khi đã tốt nghiệp, trong thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề cũng được tiếp tục vay vốn tín dụng đối với HSSV. b) Đặc điểm của tín dụng đối với HSSV: - Chương trình tín dụng chính sách có tính xã hội hóa rất cao, nhiều cơ quan ban ngành tham gia việc huy động nguồn vốn, phối hợp triển khai cho vay, thu hồi nợ vay khi đến hạn như Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và đào tạo, NHCSXH, các cơ sở đào tạo, UBND, hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ dân phố (thôn) . - Phương thức cho vay chủ yếu thông qua hộ gia đình, vì vậy đại diện hộ gia đình vay vốn sau đó chuyển tiền cho HSSV sử dụng vốn vay để nộp học phí, trang trải kinh phí học tập Nguồn trả nợ cho khoản vay từ thu nhập của các thành viên trong gia đình HSSV, trong đó quan trọng là từ nguồn thu nhập sau khi HSSV ra trường có việc làm, có thu nhập để trang trải nợ vay. - Mức cho vay tối đa được Chính phủ quy định và điều chỉnh thay đổi phù hợp với giá cả thị trường và mức học phí. NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào mức thu học phí của từng trường, sinh hoạt phí và nhu cầu của người vay để quyết định mức cho vay cụ thể đối với từng HSSV. Số tiền cho vay đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lượng HSSV trong gia đình, thời gian phải theo học tại trường và mức cho vay đối với mỗi HSSV. Đối với chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, người vay không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. - Lãi suất cho vay luôn theo hướng ưu đãi hơn các chương trình khác, trước đây thấp hơn lãi suất cho vay hộ nghèo, hiện nay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo mức 0,55%/tháng. Trong thời gian đang theo học tại 206
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 các trường cộng với tối đa một năm sau khi tốt nghiệp ra trường HSSV chưa phải trả nợ, trả lãi tiền vay. Nếu người vay trả nợ trước hạn được hưởng chính sách giảm lãi tiền vay. c) Kết quả cho vay: Tổng doanh số cho vay từ năm 2003 đến năm 2019 đạt trên 64 ngàn tỷ đồng, (doanh số cho vay bình quân là 3.768 tỷ đồng/năm,); tổng doanh số thu nợ đạt trên 53 ngàn tỷ đồng, (doanh số thu nợ bình quân là 3.119 tỷ đồng/năm). Dư nợ đến ngày 31/12/2019 là: 11.020 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 114 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,03%/tổng dư nợ. Chương trình đã giúp cho trên 3,5 triệu lượt HSSV được vay vốn để chi phí học tập. Kết quả các hàng năm cụ thể như sau: Đơn vị: triệu đồng, hộ,% Doanh số cho Doanh số thu Nợ quá Tỷ lệ Số hộ còn Năm Tổng dư nợ vay nợ hạn NQH dư nợ 2003 21.157 6.212 88.181 9.847 11,17 46.546 2004 58.166 13.465 132.881 11.023 8,30 59.456 2005 43.619 19.852 156.971 12.600 8,03 62.384 2006 86.948 27.226 216.693 15.247 7,04 88.582 2007 2.626.996 36.655 2.807.034 18.446 0,66 602.746 2008 7.011.182 77.406 9.740.810 22.414 0,23 1.189.369 2009 8.773.717 283.625 18.230.856 47.279 0,26 1.562.135 2010 8.770.161 948.990 26.052.014 78.744 0,30 1.792.000 2011 9.438.390 2.043.918 33.446.486 144.785 0,43 1.923.159 2012 6.741.188 4.385.052 35.802.269 167.198 0,47 1.886.289 2013 5.335.446 6.873.937 34.261.788 168.328 0,49 1.701.402 2014 4.126.090 8.587.845 29.793.755 114.255 0,38 1.677.964 2015 3.009.419 8.338.759 24.455.866 107.732 0,44 1.303.775 2016 2.413.326 7.479.484 19.375.049 125.923 0,65 830.012 2017 2.142.695 5.683.735 15.812.829 132.720 0,84 641.918 2018 1.858.944 4.613.048 13.045.780 137.054 1,05 501.779 2019 1.603.732 3.611.781 11.020.436 114.289 1,04 400.485 Tổng cộng 64.061.176 53.030.990 11.020.436 114.289 1,04 400.485 3.1.2. Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với HSSV a) Ngăn ngừa rủi ro tín dụng - Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay: NHCSXH đã thường xuyên chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy trình, quy định cho vay theo quy định của Tổng giám đốc NHCSXH. Cụ thể trong việc thực hiện quy 207
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 trình cho vay cán bộ tín dụng phải phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và Hội đoàn thể nhận ủy thác giám sát quá trình bình xét cho vay tại Tổ TK&VV đảm bảo công khai, minh bạch và đúng đối tượng thụ hưởng. Cuộc họp bình xét tại Tổ TK&VV phải có sự chứng kiến và giám sát của Hội, Đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng dân phố (trưởng thôn) và cuộc họp phải có đủ 2/3 số tổ viên trong tổ tham dự và được sự tán thành của 2/3 số tổ viên có mặt tại cuộc họp thì kết quả bình xét mới được thông qua. Khi hồ sơ vay vốn được gửi lên UBND cấp xã thì Ban giảm nghèo sẽ kiểm tra về điều kiện cư trú và đối tượng thụ hưởng, sau khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì hồ sơ mới được gửi lên ngân hàng. Tại NHCSXH cán bộ tín dụng được phân công phụ trách địa bàn thực hiện tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ Tổ TK&VV gửi lên, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn, sau khi kiểm tra đảm bảo đầy đủ theo quy định thì ký trên hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng (tổ trưởng tín dụng) phê duyệt kiểm soát lại trước khi trình Giám đốc phê duyệt cho vay. Trường hợp cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ không đảm bảo theo quy định thì toàn bộ hồ sơ sẽ được trả lại Tổ TK&VV để hoàn thiện hoặc từ chối cho vay nếu kiểm tra phát hiện cho vay không đúng đối tượng thụ hưởng. Khi đã được giám đốc phê duyệt cho vay, hồ sơ được chuyển xuống bộ phận kế toán, bộ phận kế toán có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ hồ sơ theo quy định và chịu trách nhiệm cuối cùng trước khi phát tiền vay cho người vay. Trước khi phát tiền vay cho khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ trao đổi một lần nữa với người vay về các quyền lợi và trách nhiệm của mình khi vay vốn, việc trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm như thế nào và nhận biên lai thu lãi, thu tiết kiệm đầy đủ khi nộp tiền cho Tổ trưởng; đối với việc trả nợ gốc khách hàng phải tự mang lên điểm giao dịch xã vào ngày cố định để trả mà không được gửi Tổ trường Tổ TK&VV trả nợ thay. Việc phát tiền vay được thực hiện chủ yếu tại điểm giao dịch xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã dưới sự chứng kiến của Hội đoàn thể nhận ủy thác và Tổ trưởng Tổ TK&VV, ngân hàng có camera ghi lại toàn bộ quá trình phát tiền vay cho khách hàng. - Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay: Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng ngân hàng phối hợp cùng các tổ TK&VV và các tổ chức chính trị-xã hội giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Sau 30 ngày kể từ ngày giải ngân các tổ chức tổ chức chính trị-xã hội nhận uỷ thác tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay và định kỳ hằng năm tổ chức đối chiếu nợ (nợ gốc và nợ lãi) công khai giữa khế ước vay vốn của khách hàng và hồ sơ lưu tại ngân hàng tại thời điểm kiểm tra đối chiếu. Bên cạnh đó hàng năm các Hội, Đoàn thể nhận ủy thác đều lập kế hoạch kiểm tra giám sát với những chỉ tiêu cụ thể như kiểm tra 100% Tổ TK&VV và ít nhất 05 hộ vay tại mỗi Tổ được kiểm tra. Sau khi kiểm tra, các Hội, Đoàn thể đều lập báo cáo gửi Hội, Đoàn thể cấp trên và NHCSXH để báo cáo các nội dung kiểm tra, các việc đã làm được, còn tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ. Thông qua kiểm tra giám sát, các Hội, Đoàn thể và Ngân hàng đã thường xuyên tuyên truyền vận động người vay về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và tạo cho người vay ý thức hơn trong việc trả nợ, trả lãi ngân hàng - Thu nợ và xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn: Trước khi đến hạn 30 ngày, cán bộ tín dụng sẽ in thông báo nợ đến hạn và gửi cho Tổ trưởng Tổ TK&VV để gửi đến người vay biết và có kế hoạch trả nợ cho ngân hàng. Sau khi gửi thông báo thì cán bộ tín dụng sẽ nắm bắt tình hình từ các Tổ TK&VV báo lên về khả năng thu nợ đến hạn của các hộ vay, từ đó có kế hoạch xử lý đối với từng trường hợp cụ thể; đối với những hộ còn gặp khó khăn thì có thể hướng dẫn người vay thực hiện gia hạn nợ; tuy nhiên đối với những hộ có điều kiện nhưng cố tình chây ỳ thì cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp xuống gặp người vay để trao đổi, và tìm hướng giải quyết; trường hợp người vay vẫn cố tình chây ỳ không chịu trả nợ thì cán bộ tín dụng báo cáo giám đốc, đồng thời lập thông báo gửi Tổ xử lý nợ xấu của phường, xã để xử lý, khi cần thiết có thể khởi kiện ra tòa án để thu hồi nợ cho nhà nước. - Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác cảnh báo sớm RRTD: Ngoài những tiện ích giám sát từ xa do NHCSXH trung ương tích hợp trên hệ thống phần mềm Thông tin báo cáo thì NHCSXH còn chỉ đạo Phòng tin học hỗ trợ các phòng chuyên môn nghiệp vụ trong việc rà soát và phát hiện, cảnh báo sớm các trường 208
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 hợp cho vay sai quy định, cho vay vượt mức, nợ đến hạn, quá hạn, món vay lâu ngày không hoạt động. Chính những tiện ích này giúp công tác kiểm soát RRTD của NHCSXH được hiệu quả hơn. Nhìn chung NHCSXH đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình và mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên hoạt động tín dụng chính sách nói chung và cho vay HSSVCHCKK nói riêng được thực hiện bởi nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau do đó không tránh khỏi sự đùn đẩy trách nhiệm, đặc biệt là từ phía các Hội, Đoàn thể nhận ủy thác chưa nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ nhận ủy thác là nhiệm vụ được Chính phủ giao cho thực hiện, mà nghĩ việc thực hiện tín dụng chính sách là việc của NHCSXH. Chính vì vậy, việc kiểm tra giám sát của các Hội, Đoàn thể còn mang nặng tính hình thức. Bên cạnh đó, cán bộ NHCSXH ít, khối lượng công việc cần xử lý nhiều do đó nhiều khi cũng không kiểm soát hết được những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến nợ quá hạn đôi lúc không được kiểm soát chặt và tăng cao. b) Giảm thiểu tổn thất NHCSXH thực hiện cho vay theo chỉ định và tuân thủ quy trình, quy định trong hoạt động cho vay. Việc trích lập dự phòng rủi ro cũng là một trong những giải pháp giúp NHCSXH giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, tuy nhiên hiện nay NHCSXH vẫn thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro chung là 0,75%/tổng dư nợ (không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh). Việc trích lập dự phòng rủi ro này có nhiều điểm hạn chế cần khắc phục vì nó không phản ánh được mức độ rủi ro tín dụng mà NHCSXH có thể gặp phải trong thời gian tới. Do đó NHCSXH cần có những đề xuất nhằm tiến tới những chuẩn mực chung trong hoạt động tín dụng mà trước hết là trích lập dự phòng theo tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể, có như vậy hoạt động kiểm soát RRTD của NHCSXH mới hiệu quả. 3.2. Những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với HSSV Qua phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSSV tại NHCSXH Việt Nam cho thấy trong thời gian qua hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSSV của NHCSXH đã những thành công nhất định. Thứ nhất: NHCSXH đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc kiểm soát RRTD nói chung và kiểm soát RRTD trong cho vay HSSV nói riêng và những hậu quả của RRTD khi rủi ro xảy ra mà không kiểm soát được. Do đó trong thời gian qua, NHCSXH đã có những định hướng đúng đắn và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả trong công tác củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ nợ đến hạn, hạn chế việc phát sinh nợ quá hạn mới và tập trung xử lý nợ xấu. Thứ hai: NHCSXH đã thường xuyên chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên mọi mặt mà trước hết là củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV vì đã xác định được tầm quan trọng và vai trò của Tổ TK&VV trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro; chỉ khi hoạt động của Tổ TK&VV đi vào ổn định, Ban quản lý Tổ TK&VV tâm huyết, nhiệt tình và được trang bị đầy đủ kiến thức trong quản lý Tổ thì chất lượng tín dụng mới được nâng cao. Thứ ba: Làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương các cấp trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, bằng việc tham mưu thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Thứ tư: Hoạt động kiểm tra, giám sát luôn được thực hiện thường xuyên với nhiều cuộc kiểm tra giám sát của các ngành, các cấp mang lại những hiệu quả tích cực, qua kiểm tra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập đã được tháo gỡ, giải quyết kịp thời từ đó hạn chế các quy cơ dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thứ năm: Các cán bộ Chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách cho vay, quy trình tín dụng: xét duyệt cho vay, coi trọng khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cho đến khi tất toán các khoản vay, cán bộ nào nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về nghiệp vụ và không có hành vi tiêu cực trong việc thực hiện tín dụng chính sách 209
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Thứ năm: Hệ thống chương trình phần mềm đã có nhiều các tiện ích hỗ trợ cho công tác cảnh báo sớm RRTD, cung cấp tương đối đầy đủ các tiêu chí và số liệu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và kiểm tra, giám sát. 3.3. Những hạn chế cần khắc phục Mặc dù có những thành công nhất định nhưng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSSV của NHCSXH vẫn có những hạn chế cần khắc phục, nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn ở mức cao so với nhiều chương trình tín dụng khác đòi hỏi NHCSXH cần có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế trong thời gian tới. 3.3.1. Những hạn chế do cơ chế chính sách và quy định của Nhà nước Nợ quá hạn trong cho vay HSSV mồ côi ngày càng tăng và chưa có chiều hướng giảm trong thời gian đến do HSSV mồ côi được vay vốn tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở và sau khi ra trường thì HSSV trở về địa phương hoặc đi nơi khác thì NHCSXH cũng như nhà trường đều không thể nắm được thông tin của những HSSV này. Do đó công tác đôn đốc thu hồi nợ hoặc xử lý nợ quá hạn trở lên hết sức khó khăn. Việc trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ chung mà không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cụ thể sẽ không phản ảnh được đầy đủ mức độ RRTD mà chi nhánh phải gánh chịu. Việc phân loại nợ của NHCSXH hiện nay không thực hiện theo thông lệ chung như các tổ chức tín dụng khác mà thực hiện theo quy định riêng cũng có những hạn chế nhất định. Những khoản nợ có mức độ rủi ro cao nhưng vẫn nằm trong hạn có thể không được nhận diện và quan tâm đầy đủ, dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. 3.3.2. Những hạn chế từ phía NHCSXH Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của NHCSXH chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ đến hạn chủ yếu là gia hạn nợ. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng năng lực tài chính của ngân hàng, chưa phản ánh thực chất chất lượng hoạt động tín dụng, tiềm ẩn rủi ro cao trong hoạt động tín dụng. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của NHCSXH chưa mang lại hiệu quả nhiều trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, việc kiểm tra, kiểm soát chủ yếu thực hiện sau khi cho vay và chủ yếu là kiểm tra về mặt thủ tục pháp lý là chính chứ chưa kiểm tra thực tế nhiều. Mặc dù trong quá trình cho vay, NHCSXH đều có những quy định về việc yêu cầu khách hàng phải trả nợ theo đúng phân kỳ, tuy nhiên việc đôn đốc và kiểm soát việc trả nợ theo phân kỳ của khách hàng chưa được quan tâm, NHCSXH chỉ chú trọng xử lý đối với dư nợ đến hạn vào kỳ cuối. Công tác quản lý khách hàng vay vốn của NHCSXH còn hạn chế dẫn đến số lượng người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú không trả nợ ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng cao và lâu ngày không xử lý được. 3.3.3. Những hạn chế trong công tác phối hợp giữa NHCSXH và Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị nhận ủy thác và các tổ chức khác Công tác phối hợp giữa NHCSXH với Chính quyền địa phương trong xử lý nợ khó đòi: Các Tổ xử lý nợ khó đòi do UBND các phường, xã lập chưa đi vào hoạt động hoặc chỉ lập ra theo hình thức mà chưa có nhiều hoạt động thiết thực, dẫn đến có những thời điểm nợ xấu phát sinh tăng đột biến nhưng Tổ xử lý nợ vẫn không thực hiện xử lý. Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các Hội đoàn thể nhận ủy thác: ở một số nơi vẫn còn chưa đồng bộ, thống nhất, nhận thức của một số Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã vẫn chưa đầy đủ, coi việc triển khai các chương trình TDCS, cho vay, thu nợ, xử lý nợ là việc của ngân hàng. Công tác phối hợp giữa Nhà trường nơi HSSV vay vốn đang theo học với NHCSXH: Hầu hết việc phối hợp giữa NHCSXH và các Trường là rất hạn chế và hầu như không có mối liên hệ nhiều trong công tác thông tin liên quan đến hoạt động học tập, vay vốn, trả nợ, trả lãi của HSSV. 210
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3.3.4. Những hạn chế liên quan đến hoạt động của Tổ TK&VV Ban quản lý Tổ TK&VV hoạt động chưa đồng đều, hầu hết các nhiệm vụ của Tổ là do một mình Tổ trưởng thực hiện, Tổ phó chỉ đứng danh nghĩa. Do đó Tổ trưởng chỉ chủ yếu thực hiện việc thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm chứ chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được ủy nhiệm. Việc bình xét cho vay nhiều lúc, nhiều nơi vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định, Tổ TK&VV không thực hiện bình xét công khai, không có sự chứng kiến của các thành phần theo quy định (Tổ trưởng dân phố, Hội nhận ủy thác) dẫn đến có nhiều trường hợp khách hàng không còn sinh sống tại địa phương nhưng vẫn được bình xét cho vay. 4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với HSSV Kiểm soát RRTD trong hoạt cho vay HSSV đang là một vấn đề cấp thiết vì hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro: chất lượng tín dụng chưa bền vững, tỷ lệ nợ quá hạn cao và những hạn chế trong quá trình kiểm soát RRTD trong hoạt động cho vay HSSV làm giảm hiệu quả của chương trình và RRTD khá cao. Chính vì vậy cần có một định hướng hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay HSSV hướng đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị RRTD. 4.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với HSSV 4.1.1. Nâng cao trình độ quản lý, điều hành và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ NHCSXH Lựa chọn cán bộ đáp ứng yêu cầu: Cán bộ NHCSXH phải hiểu biết về chính sách và làm việc đúng chế độ chính sách, trung thực, không được lợi dụng chính sách của Nhà nước để làm lợi cho mình và người thân; có kỹ năng nghề nghiệp, phải thường xuyên nghiên cứu, học tập để nâng cao hiểu biết, nhận thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thường xuyên thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ thực hiện nghiệp vụ. Thường xuyên phát động phong trào thi đua, động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác cho vay. 4.1.2. Tăng cường công tác xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ tồn đọng NHCSXH cần tăng cường công tác xử lý nợ đến hạn, đặc biệt là chú trọng thu hồi nợ đến hạn theo phân kỳ bằng việc giao khoán chỉ tiêu thu hồi nợ theo phân kỳ cho cán bộ làm công tác tín dụng, cần quyết liệt hơn trong công tác xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng, ngoài biện pháp động viên ý thức trả nợ thì NHCSXH cũng cần áp dụng các biện pháp mạnh như khởi kiện ra tòa án đối với các trường hợp có điều kiện nhưng cố tình chây ỳ. 4.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, sai sót trong việc cho vay như bình xét không đúng đối tượng, tổ viên không sinh hoạt tại địa phương, bình xét không đúng số tiền cho vay NHCSXH tiếp tục tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp phát huy hơn nữa vai trò quản lý và tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp và Tổ TK&VV. 4.1.4. Gắn trách nhiệm nâng cao chất lượng tín dụng với trách nhiệm của cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn Cán bộ tín dụng phải thường xuyên rà soát, phân tích nguyên nhân những món vay trên 3 tháng không hoạt động để có cơ sở củng cố Tổ TK&VV, đôn đốc thu hồi lãi tồn đọng và kịp thời ngăn chặn nợ quá hạn có nguy cơ phát sinh và phát hiện những tiêu cực (nếu có) để có biện pháp xử lý giúp nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn. Giao khoán chỉ nâng cao chất lượng tín dụng phường, xã hàng tháng cho cán bộ tín dụng, và lấy kết quả này làm trọng tâm các đợt thi đua, lấy kết quả cuối cùng để đánh giá, nhận xét cán bộ. 4.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đơn vị phối hợp 211
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp, các ngành, cấp trên thường xuyên kiểm tra cấp dưới. Chính quyền địa phương cấp xã cần thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV một cách công khai, dân chủ, giúp đối tượng thụ hưởng theo đúng quy định tiếp cận vốn vay. Hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, tiêu cực, đồng thời đối với các trường hợp cố tình thực hiện sai chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước cần phải xử lý nghiêm. Thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH. Phối hợp có hiệu quả việc kiểm tra, giám sát giữa NHCSXH với các đơn vị nhận ủy thác, Tổ TK&VV và khách hàng vay vốn. Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có đủ trình chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, phẩm chất chính trị, đạo đức, công tâm và khách quan. 4.1.6. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, động viên, khuyến khích người vay trả nợ Để công tác thông tin tuyên truyền mang lại hiệu quả thực chất, đặc biệt giúp cho người dân hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với hoạt động vay vốn tín dụng chính sách, Tổ TK&VV hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm, từ đó nâng cao tính giám sát cộng đồng, công khai hóa, dân chủ hóa, thực hiện tín dụng chính sách đúng quy định, NHCSXH và chính quyền địa phương, nhà trường cần tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước về tín dụng đối với HSSV bằng nhiều hình thức đa dạng hơn để các đối tượng thụ hưởng tiếp cận thông tin dễ dàng, thuận lợi. 4.1.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, theo dõi đôn đốc thu hồi nợ đối với chương trình tín dụng HSSV Xây dựng kho dữ liệu quốc gia về Sinh viên vay vốn và thành lập một website để mọi người có thể tra cứu tình hình vay vốn trả nợ của HSSV. Từ Website này Nhà trường chỉ cần nhập những thông tin cơ bản là nắm bắt được toàn bộ hoạt động vay vốn của HSSV trường mình đang vay vốn tại NHCSXH. 4.1.8. Quản lý chặt chẽ và tích cực thu hồi nợ đối với HSSV vay vốn trực tiếp Việc trả nợ của những HSSV vay vốn trực tiếp sau khi ra trường hiện nay chỉ trông chờ vào ý thức tự giác của HSSV, chưa có đầu mối đôn đốc thu nợ khả thi ngoài NHCSXH nơi cho vay, vì vậy cần phải thực hiện quản lý và thu hồi nợ đối với HSSV vay vốn trực tiếp như sau: HSSV chỉ được vay vốn để theo học tại 01 cơ sở đào tạo, nếu HSSV học liên thông hoặc chuyển trường đến địa bàn khác cần có xác nhận của NHCSXH nơi cho vay trước để làm thủ tục bàn giao dư nợ về NHCSXH nơi cho vay sau. Trước khi giải ngân, NHCSXH nơi cho vay phải xác minh về đối tượng thụ hưởng và thực trạng học tập của HSSV tại cơ sở đào tạo. Sau khi giải ngân NHCSXH nơi cho vay thông báo đến nhà trường tình hình vay vốn của HSSV sau mỗi kỳ giải ngân để cùng phối hợp quản lý và nhắc nhở ý thức trách nhiệm của HSSV khi vay vốn NHCSXH. Khi kết thúc giải ngân, NHCSXH nơi cho vay phải bàn giao dư nợ về NHCSXH địa phương nơi HSSV cư trú trước khi nhập học và thông báo cho cơ sở đào tạo nơi HSSV theo học về kế hoạch trả nợ để cùng đôn đốc, nhắc nhở HSSV chấp hành tốt nghĩa vụ trả nợ của mình Cuối khóa học, HSSV viết cam kết với NHCSXH có xác nhận của địa phương nơi thường trú rồi nộp về nhà trường, sau đó nhà trường trả bằng tốt nghiệp cho HSSV để làm hồ sơ xin việc làm. Ủy ban nhân dân nơi HSSV đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ là đơn vị xác nhận, chứng thực lý lịch khi HSSV làm hồ sơ xin việc. Đây là đầu mối cần thiết giúp NHCSXH trong việc quản lý đối với HSSV vay vốn trực tiếp sau khi ra trường. Sau khi HSSV mồ côi ra trường, cán bộ ngân hàng cần có mối liên hệ thường xuyên với HSSV để nắm bắt các thông tin về nơi làm việc của HSSV. HSSV làm việc ở đâu thì có thể đến NHCSXH nơi đóng trụ sở của công ty để trả nợ. NHCSXH này có trách nhiệm chuyển tiền trả nợ đến NHCSXH nơi cho vay. 212
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 4.2. Một số kiến nghị nhằm giúp NHCSXH hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với HSSV 4.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ - Chính phủ xem xét sửa đổi bổ sung quyết định 157/2007/QĐ-TTg liên quan đến các nội dung cần chỉnh sửa và cơ chế linh hoạt về đối tượng vay vốn, tiêu chí xác định đối tượng, mức cho vay, đảm bảo sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục hiện nay và trong tương lai; tăng thời hạn gia hạn nợ (nhằm tạo điều kiện cho người vay gặp khó khăn có điều kiện và đủ thời gian trả nợ ngân hàng, NHCSXH cần đề xuất với Chính phủ tăng thời gian cho gia hạn nợ bằng 1/2 thời gian cho vay); có chế tài phạt đối với các trường hợp trả nợ không đúng theo phân kỳ và khuyến khích người vay trả nợ trước hạn, tiếp tục duy trì và thực hiện tốt việc khuyến khích người vay trả nợ trước hạn, một mặt tạo được nguồn vốn cho vay quay vòng, mặt khác nâng cao khả năng thu nợ và hạn chế RRTD trong tương lai. - Hiện nay các Bộ chủ quản của các trường đại học, cơ sở đào tạo có nhiều sự thay đổi. Do đó công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo cũng cần phải được chỉ đạo chủ trì bởi Chính phủ. - Xem xét thay đổi cách phân lợi nợ tại NHCSXH áp dụng phương pháp phân loại nợ như với NHTM và các tổ chức tín dụng khác theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam. 4.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước - NHNN chủ trì nghiên cứu mô hình tín dụng đối với HSSV để có đề xuất, kiến nghị Chính phủ, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế và mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo của Chính phủ. - NHNN hỗ trợ và tạo điều kiện cho NHCSXH trong việc xây dựng mô hình, phối hợp với các cơ sở đào tạo, ứng dụng công nghệ để có những cải biến nhằm giảm chi phí, đảm bảo hiệu quả hơn của hoạt động tín dụng đối với HSSV. 4.2.3. Kiến nghị đối với Bộ ngành Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội các Bộ chủ quản của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo có những công bố đầy đủ hơn về định hướng về các lĩnh vực ngành nghề cần ưu tiên phát triển, học phí và chi phí học tập, chỉ đạo các cơ sở đào tạo phối hợp tốt hơn đối với NHCSXH trong việc cung cấp thông tin liên quan đến vốn vay, hỗ trợ HSSV sử dụng các dịch vụ tài chính, vốn vay NHCSXH có hiệu quả và trả nợ vốn vay sau khi ra trường. Chỉ đạo cung cấp tình trạng nợ của HSSV trên hệ thống CIC, tình trạng nộp thuế thu nhập cá nhân của HSSV, trợ cấp xã hội (nếu có) cũng cần được kết nối, tra cứu để đảm bảo HSSV có trách nhiệm trả nợ khi có điều kiện, đồng thời NHCSXH cũng nắm được tình trạng tài chính của người vay là HSSV, đặc biệt là điều kiện về thu nhập để thực hiện công tác xử lý nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ được chính xác, công bằng. Tóm lại, từ thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng HSSV của NHCSXH trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lượng công việc kiểm soát rủi ro tín dụng HSSV tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHCSXH; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thông tin cho NHCSXH, góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng HSSV trong toàn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ một số vấn đề nhằm kiểm soát rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của NHCSXH, cũng như sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS. TS. Võ Thị Thúy Anh, Ths. Lê Phương Dung (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính. [2] Chính phủ (2002), Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 213
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 [3] TS. Trương Quốc Cường, TS. Đào Minh Phúc, TS. Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng, NXB Chính trị Quốc gia. [4] Phạm Văn Doanh (2019) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HSSVCHCKK tại NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. [5] ThS. Lê Thị Hạnh (2016) “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài Chính kỳ 2 tháng 12 năm 2016. [6] Ngân hàng Chính sách xã hội (2017), Tài liệu Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2002-2017. [7] Ngân hàng Chính sách xã hội (2019), Tài liệu Xây dựng định hướng phát triển tín dụng đối với HSSV của NHCSXH giai đoạn mới. 214