Kinh nghiệm quốc tế về việc huy động vốn cho hoạt động khởi nghiệp

pdf 5 trang Gia Huy 24/05/2022 710
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm quốc tế về việc huy động vốn cho hoạt động khởi nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_quoc_te_ve_viec_huy_dong_von_cho_hoat_dong_khoi.pdf

Nội dung text: Kinh nghiệm quốc tế về việc huy động vốn cho hoạt động khởi nghiệp

  1. TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 03/2019 Kinh nghiệm quốc tế về việc huy động vốn cho hoạt động khởi nghiệp Lê Thanh Thủy - CQ54/11.CL02 Lưu Hoàng Ngân Trang - CQ54/21.CL02 hởi nghiệp luôn luôn là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Niel Pastel từng khẳng định trên Forbes rằng: “Chín trên K mười công ty khởi nghiệp sẽ thất bại”. Việt Nam cũng chứng kiến tỉ lệ nhà khởi nghiệp thất bại cao. Một trong những vấn đề khiến khởi nghiệp trở nên khó khăn là thiếu vốn. Thu hút nhà đầu tư hay vay nợ ngân hàng luôn là vấn đề khó giải quyết của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh, nhiều doanh nghiệp (DN) không thu lại đủ lợi nhuận và gặp khó khăn thanh khoản vì sự thay đổi hàng ngày của thị trường. Vì vậy, trước khi bắt đầu khởi nghiệp và phát triển, vấn đề huy động vốn cần được quan tâm hàng đầu. Theo BDC, các startups có thể huy động vốn từ 7 nguồn khác nhau: Vốn cá nhân (vốn tự có); vốn từ gia đình, bạn bè, người thân; vốn cổ phần; quỹ đầu tư mạo hiểm; nhà đầu tư thiên thần; nhà nước và tổ chức liên quan; vay các ngân hàng thương mại. Mỗi một nguồn vốn đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy chính sách huy động vốn cần yêu cầu nhà quản lý có kiến thức và phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh. Singapore: Hợp tác giữa Nhà nước và quỹ đầu tư Báo cáo kinh tế của World Bank đánh giá Singapore đứng đầu các nhóm nước thân thiện với khởi nghiệp, đánh dấu năm thứ 10 của Singapore tại vị trí này. Hàng loạt các startups nổi tiếng đều chọn Singapore là nơi bắt đầu kinh doanh như Grab, Referral Candy and 99.co Việt Nam cũng từng chứng kiến một làn sóng các nhà khởi nghiệp trẻ lựa chọn Singapore để khởi nghiệp thay vì chọn quê nhà. Nguyên nhân khiến Singapore trở thành một trong những nơi khởi nghiệp lí tưởng hầu hết nằm ở các chính sách nhà nước và tính quốc tế cao. Singapore là nơi thu hút nhiều các quỹ đầu tư mạo hiểm hay thiên thần nhờ có chính sách cởi mở, dân trí cao, thị trường năng động. Vì vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Singapore thường dễ dàng nhận được sự chú ý và đầu tư từ các quỹ. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư và nghiªn cøu khoa häc 67 Sinh viªn
  2. Taäp 03/2019 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ start-ups còn nhận được những chính sách ưu đãi lớn từ chính phủ Singapore và các tổ chức chính phủ. Singapore đưa ra các chính sách hỗ trợ đầu tư thông qua các quỹ như: 1. Spring Seeds Capital (SSC) là một quỹ đầu tư thuộc chính phủ Singapore. SSC tổ chức các chương trình góp vốn đổi lấy cổ phần cùng các quỹ đầu tư khác nhằm thu hút nguồn vốn từ quỹ đầu tư và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp1. General Tech Deep Tech Vốn đầu tư mỗi start-ups 2 triệu S$ từ SEEDs Capital 4 triệu S$ từ SEEDs Capital Tỉ lệ vốn cùng đầu tư 7:3, lần đầu với số vốn tối đa 7:3, lần đầu với số vốn tối đa với đối tác 250 nghìn S$ 500 nghìn S$ (SEEDs Capital: co-investor) 1:1, lần tiếp theo với số vốn 1:1, lần tiếp theo với số vốn tối đa 2 triệu S$ tối đa 4 triệu S$ 2. Quỹ nghiên cứu quốc gia Singapore (NRF): Tổ chức chương trình đầu tư mạo hiểm ESVF, đầu tư 10 triệu S$ cùng với công ty tài chính đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ giai đoạn đầu2. Chương trình Technology Incubation Scheme (TIS) cũng cung cấp ưu đãi hấp dẫn khi chính phủ cam kết đầu tư 0,5 triệu S$ vào quỹ đầu tư với tỉ lệ 6:1 nếu họ chấp nhận cung cấp thêm chuyên gia và hướng dẫn doanh nghiệp. Ngoài ra, chính phủ Singapore còn cung cấp các khoản vay tài trợ nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển và sáng tạo. Thông qua các quỹ đầu tư và chính sách “thoáng” từ chính phủ Singapore, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Singapore có nhiều sự lựa chọn và nhận được nhiều ưu đãi hơn trong quá trình huy động vốn. Singapore đã cho thấy một hướng đi cho việc giải bài toán về vốn nhờ sự hợp tác của Nhà nước và các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ấn Độ: Yêu cầu đổi mới, sáng tạo Ấn Độ là một quốc gia có nhiều đặc điểm chung với Việt Nam. Dân số Ấn Độ lớn nhưng tỉ lệ thất nghiệp cao. Vì vậy, giới tri thức tìm đến con đường mới Khởi nghiệp. Ấn Độ là quốc gia khởi nghiệp lớn thứ ba trên thế giới. Độ tuổi trung bình của 1 Bảng số liệu và thông tin theo SEEDs Capital 2 Theo National Research Foundation (SG) fund nghiªn cøu khoa häc 68 Sinh viªn
  3. TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 03/2019 nhà khởi nghiệp là 28 tuổi. Tổng startups công nghệ dự kiến tăng từ 5.300 năm 2016 đến 11.500 năm 2020. Từ năm 2010 đến năm 2014, số tiền đầu tư từ các quỹ thiên thần tăng gấp 8 lần từ 4,2 triệu $ lên 32,2 triệu $. Số tiền đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ cổ phần riêng tăng gấp đôi trong 12 tháng năm 2017. Tuy nhiên, làn sóng khởi nghiệp tại Ấn Độ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Theo thống kê của Xeler8, 43,7% start-ups thất bại trong tổng số 2.281 doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp tháng 7/2014. Nguyên nhân thất bại hầu hết là thiếu vốn. Theo Viện nghiên cứu giá trị kinh doanh IBM và tổ chức Oxford Economics, 77% các nhà đầu tư mạo hiểm quyết định không đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Ấn Độ vì mô hình kinh doanh còn thiếu sáng tạo. Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Ấn Độ sao chép lại mô hình kinh doanh thành công trên thế giới như Grab, Airbnb, Amazon nhưng lại chưa có sáng tạo, dẫn đến sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thật của thị trường và dự toán về tài chính, kế hoạch phát triển chưa thực tế. Các nhà đầu tư không thấy được tương lai và hiệu quả kinh doanh nên rút vốn hoặc không đầu tư dẫn đến tình trang thiếu vốn và phá sản của nhiều startups. Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam Xuyên suốt các mô hình và phương thức đầu tư, tài trợ vốn ở nước ngoài, chúng ta đều nhận thấy rằng vốn là vật chất quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp và các dự án ở nước ngoài đều có bệ đỡ của những quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần hay là những chính sách nhằm tạo điều kiện tối ưu của nhà nước mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam là làm sao để huy động vốn tối ưu, thu hút các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tham gia để tìm kiếm lợi nhuận tối đa và đạt mức tăng trưởng kì vọng. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam từ lúc trỗi dậy đến giờ đã có một số thành tựu đáng kể: - Năm 2016 được đánh giá là năm của các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ tài chính (khoản đầu tư với 129,1 triệu USD), chiếm 63,8% tổng số tiền đầu tư (4). - Lĩnh vực thương mại điện tử đứng thứ hai với chỉ 34,7 triệu USD, bằng 26,87% so với lĩnh vực công nghệ tài chính. - Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ nhiều DN trên khắp thế giới, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ các quốc gia, khu vực có cam kết tự do thương mại, đầu tư với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, nghiªn cøu khoa häc 69 Sinh viªn
  4. Taäp 03/2019 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Hoa Kỳ, Ví dụ: mô hình ví điện tử MoMo đã huy động thành công 600 tỷ đồng (khoảng 28 triệu USD) từ Quỹ Standard Chartered Private Equity - Quỹ đầu tư thuộc Ngân hàng Standard Chartered. Thế nhưng các DN khởi nghiệp tại Việt Nam cũng vấp phải vô vàn những thách thức và khó khăn vì cho đến nay, các doanh nghiệp này chủ yếu kêu gọi vốn từ các quỹ tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Trong khi các nhà đầu tư trong nước vẫn còn khá e dè khi đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, các thương vụ lớn chủ yếu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một sự trái ngược lớn với các nước trên thế giới, những nhà đầu tư ở Việt Nam thường ít quan tâm đến khởi nghiệp với tâm lý ngại rủi ro. Bài học huy động vốn cho Việt Nam Việc cấp thiết bây giờ là chúng ta nên tham khảo các mô hình đầu tư của nước bạn để áp dụng một cách hợp lý, tạo động lực thúc đẩy cho nguồn vốn huy động. Những bài học rõ ràng nhất có thể kể đến là: Sự “hào phóng” của Chính phủ Singapore khi chính phủ quốc gia này kết hợp với các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng hỗ trợ các startup mức tiền tối đa 1,5 triệu đô la Sing. Việc kết hợp đầu tư này đã tạo một lực đòn bẩy lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp tiếp tục thúc đẩy đà năng lực của mình. Doanh nghiệp không còn hoang mang, lo sợ về việc thiếu vốn để hoạt động, ngoài ra còn thúc đẩy tính thiết thực và năng suất của mô hình đầu tư. Chỉ khi những mô hình này có lợi nhuận đem lại cho cổ phần các nhà đầu tư và mang tính thực tế thì sự “hào phóng” mới có hiệu quả. Trên đà phát triển của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, việc rót vốn 10 triệu S$ cho công ty tài chính - một bên trung gian để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp về công nghệ là điều dễ hiểu. Chính phủ Việt Nam nên có những chính sách với sự ưu đãi như vậy để có thể cải thiện sự khó khăn trong việc huy động vốn hiện nay. Bước cải thiện gần đây nhất được nói đến là Nghị định số 38/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động đầu tư cho DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo mới được ban hành. Bài học từ khó khăn khởi nghiệp tại Ấn Độ chính là tấm gương sáng cho các làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần hoàn thiện mô hình 4P (Con người, kế hoạch, quy trình và dịch vụ), đồng thời phát huy tính sáng tạo, chọn lĩnh vực phù hợp với tình hình tại Việt Nam. nghiªn cøu khoa häc 70 Sinh viªn
  5. TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 03/2019 Kết luận Để đảm bảo nguồn vốn thường xuyên cho hoạt động và phát triển rất cần đến sự đồng hành của Chính phủ. Việc tạo nhiều cơ chế thông thoáng, ưu tiên cho các DN khởi nghiệp sẽ tạo cơ hội để các DN khởi nghiệp tiếp cận hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra để có thể vận hành nguồn vốn hiệu quả tối đa, chính từ nội tại doanh nghiệp cần có những mô hình đầu tư mang tính thực tiễn, có đủ tiềm lực để “trụ vững” trong thị trường. Người sáng lập cần có kế hoạch, chiến lược cụ thể cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự kết hợp Nhà nước và các DN để thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia cũng là bước đi cần thiết của Chính phủ trong vấn đề xóa bỏ tư duy định kiến với tính chất mạo hiểm trong kinh doanh, bởi vì, kinh nghiệm của Thế giới đã cho thấy, sự thịnh vượng của các quốc gia có đóng góp rất lớn của các đột phá khởi nghiệp thành công từ kinh doanh mạo hiểm. Tài liệu tham khảo: [Online] financing-sources.aspx. Phong, Lam. tinnhanhchungkhoan. [Online] 9 26, 2016. te/rac-roi-khoi-nghiep-o-an-do-va-goc-nhin-ve-viet-nam-165006.html. How to Start and Manage Startup Companies in India,a Case study approach . K.Sunanda, Dr. 2017, IJEDR , pp. Volume 5, Issue 4. TS. Nguyễn Thị Thu Hà - Đại học Kinh tế Quốc. Bàn về hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, 2018. ThS. Hoàng Thị Hồng - Giám đốc Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, 2018. Tuyến, Kim. VNeconomy. [Online] 205, 2017. 90-cong-ty-khoi-nghiep-an-do-chet-yeu-20170519023957796.htm. Thư giãn: CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE Hai anh chàng nói chuyện với nhau: - Này, nghe nói hôn rất có hại cho sức khỏe, có đúng không nhỉ? - Đúng đấy! Hồi nọ, tớ hôn một cô đã có chồng, thế là phải nằm viện mất những 5 tháng ! nghiªn cøu khoa häc 71 Sinh viªn