Kinh nghiệm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại Trung Quốc và Ấn Độ
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại Trung Quốc và Ấn Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_nghiem_thuc_day_tiep_can_tai_chinh_toan_dien_tai_trung.pdf
Nội dung text: Kinh nghiệm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại Trung Quốc và Ấn Độ
- KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ Trần Thị Thắng Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt: Tiếp cận tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống con người. Trong thời gian gần đây tiếp cận tài chính toàn diện đã trở thành chương trình nghị sự ở cấp quốc gia và là vấn đề quan tâm của toàn cầu trong sứ mệnh xóa đói, giảm nghèo. Trên thế giới có một số nước đạt được nhiều thành quả về tiếp cận tài chính toàn diện. Ở Việt Nam, mặc dù tiếp cận tài chính toàn diện đã được đưa vào một số chính sách nhưng thực tế vẫn còn phân tán và nhiều người chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản từ các tổ chức tài chính chính thức. Do đó Việt Nam cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước để rút ra bài học cho Việt Nam nhằm thúc đây tiếp cận tài chính toàn diện trong thời gian tới. Từ khóa: Tiếp cận tài chính, kinh nghiệm, tổ chức tín dụng, dịch vụ 1. Khái quát về TCTC toàn diện tại Việt Nam Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có mức độ tiếp cận đến các dịch vụ tài chính ở mức thấp. Theo cơ sở dữ liệu Global Findex do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2017, tỷ lệ người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản chỉ là 30,8%, cao hơn Lào (29,1%), Campuchia (21,7%) và Myanmar (26,0%) nhưng thấp so với Indonesia (49%) và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (80,2%), Malaysia (85,3%), Thái Lan (81,6%). Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ở Việt Nam có thể xem xét cụ thể hơn ở những góc độ dưới đây. Mặc dù ở Việt Nam, tiếp cận tài chính toàn diện mới được nhận thức nhưng Chính phủ đã thực hiện nhiều chương trình có mục tiêu và nội dung phù hợp với tiếp cận tài chính. Hiện tại một số đề án có mục tiêu khá sát với mục tiêu của tiếp cận tài chính cũng đã và đang được triển khai tại Việt Nam như: Năm 2010, Chính phủ ban hành nghị định 41/2010/NĐ-CP hỗ trợ tín dụng phát triển nông thôn; năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020; đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2010 và định hướng đến năm 2020; đề án phát triển quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020. Gần đây nhất, tháng 9/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế Những đề án này bước đầu đã có tác động tích cực tới việc mở rộng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đặc biệt đã hướng tới việc mở rộng đối tượng tiếp cận dịch vụ cho dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khu vực tài chính Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua và đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng quốc gia thông qua vai trò trung gian tài chính ngày càng gia tăng. Vì hệ thống tài chính của Việt Nam chủ yếu dựa trên ngân hàng. Tài sản của các ngân hàng (kể cả Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển) chiếm tới 200% GDP và hơn 90% tổng tài sản của các định chế tài chính. Đây là một hệ thống khá tập trung với 78% tổng tài sản nằm trong top 10 ngân hàng lớn nhất. Một số năm gần đây tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm khá cao, khoảng 17 - 18% và dự kiến trong năm 2018 có thể còn lên tới trên 20%. Ngược lại, tài sản của định chế tài chính không phải ngân hàng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản của hệ thống tài chính, và được phân tán cho số lượng lớn các định chế quy mô nhỏ. Theo NHNN Việt Nam, tính đến 31/12/2017, hệ thống TCTD Việt Nam bao gồm 04 ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương), 01 ngân hàng chính sách, 533
- 31 NHTMCP, 27 TCTD phi ngân hàng (16 công ty tài chính, 11 công ty cho thuê tài chính), 01 ngân hàng hợp tác xã, 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 01 ngân hàng liên doanh, 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 45 văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam, 1.178 quỹ tín dụng nhân dân, 04 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép (TCVM TNHH M7, Tình thương, Thanh Hóa và CEP). Các tổ chức tài chính vi mô cũng đã hoạt động trên phạm vi 136/703 quận huyện thị trấn tại 34/63 tỉnh thành trên cả nước. Mạng lưới hoạt động của các TCTD bao gồm 2.741 chi nhánh, 7.046 phòng giao dịch trên toàn quốc. So với năm 2012, số lượng các NHTM nhà nước và ngân hàng TMCP có sự sụt giảm nhẹ do tác động của việc mua lại, sáp nhập các ngân hàng cũng như việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Tính đến 13/8/2018, số lượng các tổ chức phi ngân hàng được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 27 tổ chức, trong đó có 02 tổ chức mới được cấp giấy phép trong năm tháng 3 năm 2018. Chứng tỏ nhu cầu của người dân tăng cao ngày càng thu hút được nhiều sự tham gia của các nhà cung ứng (NHNN, 2017). Bên cạnh hệ thống ngân hàng, các nhà cung ứng dịch vụ tài chính chính thức, còn có sự tham gia của nhiều nhà cung ứng dịch vụ bán chính thức và không chính thức, kể cả những người vay tư nhân và các nhóm tiết kiệm và cho vay không chính thức. Các hình thức chơi họ, hụi vốn dĩ tồn tại ở một số vùng nông thôn của Việt Nam cũng thuộc nhóm này. Những nhà cung ứng dịch vụ loại này cho cá nhân vay để giải quyết nhu cầu tiêu dùng cấp bách hoặc cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vay để giải quyết nhu cầu sản xuất kinh doanh. Những đối tượng này không thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức do không có tài sản thế chấp hoặc không đáp ứng đủ điều kiện cho vay của các ngân hàng. Các nhà cung ứng dịch vụ bán chính thức còn bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các nhà cung ứng dịch vụ tài chính vi mô khác nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD. Ngoài ra, khu vực hưu trí và bảo hiểm gần như không đáng kể song cũng đang phát triển khá nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của vùng. Khu vực bảo hiểm nhân thọ chủ yếu do các công ty bảo hiểm nước ngoài nắm giữ, trong khi thị trường phi nhân thọ tập trung trong tay một số ít các công ty bảo hiểm nội địa lớn. Việt Nam cơ bản vẫn là một nền kinh tế tiền mặt. Thanh toán các dịch vụ cơ bản như học phí hoặc phí dịch vụ công ích chủ yếu được thực hiện bằng tiền mặt. Hơn ba phần tư tiền lương được trả bằng tiền mặt (78,2%). Trong nông nghiệp, thanh toán tiền mặt lại càng phổ biến, tới hơn 99% các sản phẩm nông nghiệp được giao dịch bằng tiền mặt. Thậm chí với các phân khúc thị trường đang lớn mạnh như thương mại điện tử, nhiều giao dịch vẫn được thanh toán bằng tiền mặt, với một cơ chế được gọi là “cash - on - delivery” - thanh toán tiền khi giao hàng; có tới hai phần ba chuyển tiền nội địa thực hiện bằng tiền mặt. Hiện đa số TCTD đã triển khai internet banking, phần lớn các TCTD đã triển khai mobile banking. Tuy nhiên, mạng lưới giao dịch của các ngân hàng tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị. 2. Thực trạng TCTC toàn diện tại Trung Quốc 2.1. Về phía cung dịch vụ tài chính Theo Ủy ban giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC), tính đến cuối năm 2014, số lượng tổ chức tài chính tại Trung Quốc ước đạt 4.787 tổ chức. Các tổ chức này tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính cho các đối tượng khác nhau trong xã hội. Trong đó, ngành ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại lớn do nhà nước kiểm soát, các ngân hàng chính sách, các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng thương mại nhỏ và vừa khác đóng vai trò chi phối trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế thực. Kể từ năm 2005, số lượng các tổ chức tài chính tăng lên nhanh chóng. Tính đến năm 2010, TQ có khoảng 2.312 thị trấn không có chi nhánh, tổ chức tài chính để phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, tổ chức tài chính đã đưa ra phương thức tiếp cận hiệu quả như việc tạo ra nhiều chi nhánh ngân hàng hay các ngân hàng số thông qua thiết bị di động, ATM (Bảng 1). 534
- Bảng 1: Số liệu cơ bản về cung ứng dịch vụ tài chính tại Trung Quốc giai đoạn 2010-2016 Chỉ tiêu theo mật độ bao phủ Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 của tổ chức Số chi nhánh ngân Chi n.a n.a 7.72 7.85 n.a 8.49 8.78 hàng tính trên nhánh 100.000 người Số chi nhánh ngân Chi n.a n.a 9.11 9.26 9.59 n.a n.a hàng tính trên 1.000 nhánh km2 Số máy ATM tính ATM 24.76 30.29 37.51 46.74 55.03 76.78 81.45 trên 100.000 người Số máy ATM tính ATM 28.87 35.55 44.26 55.39 65.49 n.a n.a 2 trên 1.000 km Nguồn: IMF, Financial Access Survey và ADBI 2.2. Về phía cầu dịch vụ tài chính Nhu cầu của các nhóm về tiếp cận tài chính thấp. Nhóm đầu tiên và lớn nhất là các hộ gia đình ở nông thôn, đặc biệt là những hộ nông dân quy mô nhỏ, người chăn nuôi và ngư dân; nhóm lớn thứ hai là người lao động có mức lương thấp, đặc biệt là lao động di cư; nhóm thứ ba là MSME, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân; và nhóm thứ tư là những người thất nghiệp, đặc biệt là những công nhân bị sa thải từ các DNNN và người tìm việc ở khu vực thành thị. Mỗi nhóm có nhu cầu tài chính khác nhau và đáp ứng khác nhau với các định chế tài chính, các kênh ngân hàng không có nhánh và công nghệ. Trong các nhóm này, các hộ gia đình nghèo nhất, các doanh nghiệp nhỏ nhất và công nhân nhập cư hầu như không được tiếp cận các dịch vụ tài chính. Chỉ tính riêng về số lượng người lớn có tài khoản tại tổ chức tài chính chính thức thì tỷ lệ này ở Trung Quốc là 80% vào năm 2017, còn số người lớn sử dụng tiền di động ở mức 40%. Tuy nhiên khoảng cách giữa người giàu và người nghèo có tỷ lệ ở Trung Quốc đến 20% (thể hiện trong bảng 2). So sánh về tỷ lệ người lớn sử dụng tiền di động của ba nước này thì Ấn Độ là thấp nhất, chỉ xấp xỉ 10% và cao hơn là Trung Quốc 40%. Bảng 2: Số lượng người có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức và sử dụng tiền di động tại Trung Quốc, Ấn Độ năm 2017 Tỷ lệ người lớn (%) có tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức Tỷ lệ người lớn Tên nước Khoảng cách Khoảng cách (%) sử dụng Người lớn có giữa nam giữa giàu và tiền di động tài khoản và nữ (%) nghèo (%) Trung Quốc 80 8 20 40 Ấn Độ 80 6 5 10 Nguồn: Demirguc-Kunt, Klapper, Singer, Ansar và Hess (2017) Tỷ lệ đói nghèo tại Trung Quốc khá cao chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh. Theo số liệu của WB năm 2014, thì dân số ở khu vực nông thôn Trung Quốc xấp xỉ 622 triệu người (ước đạt 45% tổng dân số - dân số ở khu vực nông thôn Trung Quốc (2014): 621,970,693 người). Số lượng người nghèo sống tại khu vực này là hơn 52 triệu người (tỷ lệ người nghèo tại khu vực nông thôn Trung Quốc (2014): 52,867,508.9). Đây chính là nhóm dân 535
- số gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản cũng như chính thức, một phần là do nhận thức, một phần là do năng lực chưa thể giúp họ tiến gần được với nền tài chính quốc gia. 2.3. Nhận định chung Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ, là nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Cải cách tài chính ở Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của tiếp cận tài chính, nó cho phép hệ thống ngân hàng nông thôn được đa dạng hoá hoạt động và cho phép các nhà đầu tư mới mở rộng dịch vụ tài chính sang các vùng nông thôn. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều sự quan tâm và nguồn lực để xây dựng một hệ thống tài chính có thể phục vụ những công dân nghèo nhất và xa xôi nhất. Do đó, sẽ luôn luôn thú vị và rất có cảm hứng để xem quy mô rộng lớn của Trung Quốc về tiếp cận tài chính và đưa ra những bài học cho Việt Nam. Kết quả bước đầu Trung Quốc đạt được trong việc tăng cường tiếp cận tài chính là do có nhiều chính sách mới. Đó là, có sự gia tăng số lượng các tổ chức tài chính với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người bị loại trừ trước đây - đặc biệt là người nông thôn. Nếu như trước đây hệ thống tài chính được thống trị bởi các ngân hàng thương mại "năm" lớn, thì giờ đã thay đổi với sự tham gia của một số lượng lớn các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, và những người cho vay không có tiền gửi. Mạng lưới các tổ chức tài chính bao phủ ở tất cả các thị trấn và làng mạc. Hoạt động kinh doanh truyền thống của các ngân hàng có hiệu quả về mặt thương mại hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính đã thực hiện thành công các dịch vụ ngân hàng không có nhánh bằng cách áp dụng các công nghệ mới nhất và phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính dựa trên internet và công nghệ điện thoại di động. Ngân hàng không chi nhánh đã mở rộng phạm vi dịch vụ tài chính ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, nơi các chi nhánh ngân hàng thông thường hoạt động với chi phí cao. Phụ nữ nông thôn Trung Quốc được hưởng lợi rất nhiều khi được giới thiệu về các khái niệm tài chính và các dịch vụ liên quan. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa xây dựng một chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính mà rõ ràng là vượt xa nhu cầu về khả năng tài chính của cư dân đô thị. Nhưng chương trình "Ngân hàng Phụ nữ: Giáo dục Tài chính ở nông thôn Trung Quốc" là một nỗ lực lớn để thu hẹp khoảng cách về năng lực tài chính ở nông thôn Trung Quốc. Dự án được thực hiện phù hợp với hoàn cảnh thị trường của người nghèo ở nông thôn, đó là dự án đã tận dụng lợi thế của WeChat, giúp cho đa số phụ nữ nông thôn dưới 50 tuổi đều có thể sử dụng WeChat để truyền đạt và tiếp cận với các nguồn thông tin tài chính kỹ thuật số mới trong lần đầu tiên. Ở Trung Quốc có Alipay, nền tảng thanh toán trực tuyến của Alibaba không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng mà còn thanh toán qua biên giới cho các thương gia trực tuyến. Nó đã trở thành nền tảng thanh toán di động lớn nhất thế giới vào năm 2015. Những công nghệ tài chính như vậy - hay Fintech - đã đem lại sự đóng góp tài chính cho hàng trăm triệu người trong những năm gần đây. Bên cạnh việc tạo môi trường kinh tế và tài chính cho việc hòa nhập tài chính, Trung Quốc còn thực hiện thành công việc trao quyền cho cộng đồng tài chính vi mô và đưa dịch vụ tài chính vi môn đến người dân, với 10.000 tổ chức tài chính vi mô. 3. Thực trạng TCTC toàn diện tại Ấn Độ 3.1. Về phía cung dịch vụ tài chính Ấn Độ đã khuyến khích tiếp cận tài chính thông qua các định chế tài chính, như: ngân hàng khu vực công và khu vực tư nhân, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nông thôn, các nhóm tự lực và các tổ chức tài chính vi mô. Trong đó, các ngân hàng khu vực công chiếm 70% mạng lưới ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng của khu vực công trong lĩnh vực tài chính. 536
- Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã đưa ra một số hướng dẫn tạo điều kiện cho việc TCTC được thuận tiện. Cụ thể, quy định số lượng và phân phối các điểm truy cập thanh toán điện tử để mọi người dân đều ở trong vòng 15 phút đi bộ có thể đến một điểm truy cập dù ở bất kỳ nơi nào trong nước. Kết quả được thể hiện qua bảng 3. Bảng 3: Số liệu cơ bản về cung ứng dịch vụ tài chính tại Ấn Độ giai đoạn 2010-2014. Chỉ tiêu theo mật Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm độ bao phủ của Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 tổ chức Số chi nhánh ngân Chi hàng tính trên 10.03 10.51 11.18 11.85 12.86 13.54 14.05 nhánh 100.000 người Số chi nhánh ngân Chi hàng tính trên 26.46 30.43 33.17 35.68 42.54 n.a n.a nhánh 1.000km2 Số máy ATM tính ATM 7.26 8.85 10.9 12.86 17.79 19.70 21.23 trên 100.000 người Số máy ATM tính ATM 19.08 25.43 32.67 38.96 61.88 n.a n.a trên 1.000km2 Nguồn: Financial Access Survey và ADBI; International Monetary Fund Các dịch vụ tài chính được cung cấp thông qua dịch vụ ngân hàng đại lý, ngân hàng điện thoại di động, tổ chức tài chính vi mô, mở rộng mạng lưới ngân hàng công, các máy rút tiền tự động, mạng lưới các phóng viên kinh doanh tại các địa điểm ở nông thôn, các công ty tài chính phi ngân hàng, và các giải pháp sáng tạo hơn như ví điện tử và mạng bưu chính. Ví điện tử là sản phẩm được 27 nhà cung cấp với mức tối đa là 50.000 Rs (Joshi, 2014a).Mạng bưu chính của Ấn Độ là mạng bưu chính lớn nhất thế giới với hơn 155.000 văn phòng, trong đó 90% nằm ở khu vực nông thôn (website Ấn Độ Post). Bảng 4: Số lượng NHTM và máy ATM của Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ so với các nước khác năm 2013 (trên 1.000 km2) STT Tên nước Số chi nhánh thương mại Số máy ATM 1 India 35.68 38.96 2 China 9.32 55.75 Nguồn: RBI Annual Report, 2013-14 3.2. Về phía cầu dịch vụ tài chính Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy chỉ có 35% người lớn ở Ấn Độ có tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức - ngân hàng, tổ chức tín dụng, hợp tác xã, bưu điện hoặc tổ chức tài chính vi mô (Yuqing Xing và cộng sự, 2014). Tỷ lệ hộ gia đình có tiếp cận các tài khoản ngân hàng chính thức rất khác nhau giữa các quốc gia. Sự chênh lệch trong nước thậm chí có thể lớn hơn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính được kiểm tra trong các phân đoạn dân cư và giữa các mức thu nhập. Ví dụ, ở Ấn Độ chỉ có 21% người lớn thuộc nhóm nghèo nhất có tài khoản chính thức so với 56% ở nhóm giàu nhất) (Yuqing Xing và cộng sự, 2014). 537
- Biểu đồ 1: Số lượng tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại Ấn Độ giai đoạn 2010-2014 Số lượng tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại Ấn Độ (2010-2014) 140 126.03 116.93 120 100.795 100 81.203 81.268 80 73.129 Chi nhánh 60.188 57.301 60 Phóng viên kinh doanh 40 31.63 20 13.265 0 Tháng 3 - Tháng 3 - Tháng 3 - Tháng 3 - Tháng 3 - 2010 2011 2012 2013 2014 Source: Joshi (2014b) Bằng chứng cho thấy rằng sự loại trừ cao hơn có liên quan đến sự bất bình đẳng trong thu nhập cao hơn và với các nhóm dễ bị tổn thương (trẻ, không có bằng cấp, thất nghiệp, và người nghèo ở nông thôn). Do đó, ở các nước có sự gia tăng dân số và sự bất bình đẳng về thu nhập vẫn là mối quan ngại (như ở Trung Quốc), tạo môi trường tốt hơn cho phép tiếp cận các dịch vụ tài chính có thể là một thách thức) (Yuqing Xing và cộng sự, 2014). Trong đó, nhu cầu dịch vụ tài chính của người nghèo rất đơn giản và mong muốn thực sự của họ là nâng cao cuộc sống. Chính yếu, người nghèo cần được tiếp cận với các dịch vụ tiền gửi thuận tiện, lỏng, an toàn và được bảo vệ chống lạm phát bởi lãi suất thực. Với tiết kiệm trong dự trữ, người nghèo có thể cân đối chi tiêu tiêu dùng của họ khi đối mặt với các dòng thu nhập không chắc chắn. Về tiết kiệm: chỉ có 12% người lớn ở Ấn Độ tiết kiệm trong một tài khoản chính thức. Đây là mức thấp hơn so với các nước đang phát triển ở Châu Á khác, bao gồm cả Trung Quốc, nơi có 32% người lớn tiết kiệm theo cách này (Bảng 5). Bảng 5: Tỷ lệ người lớn tiếp cận tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm tại Trung Quốc và Ấn Độ năm 2012 (%) Tham Tài Phương Tổ chức Gia đình Sử dụng gia bảo khoản pháp dựa tài chính Vay thế Tên nước hoặc bạn thẻ tín hiểm chính vào cộng chính chấp bè dụng nhân thức đồng thức thọ Trung Quốc 32 2 7 25 8 5 47 Ấn Độ 12 3 8 20 2 2 7 Nguồn: Demirguc - Kunt, Klapper and Randall (2013) Về nhu cầu vay chính thức, ở Ấn Độ cũng thấp với chỉ có 8% người lớn đã nhận được khoản vay mới từ một tổ chức tài chính chính thức. Các hộ gia đình có nhiều khả năng vay mượn từ gia đình và bạn bè - tỷ lệ là 20%. Đây là mức thấp hơn ở Trung Quốc (Bảng 5). 3.3. Nhận định chung Ấn Độ xác định việc tiếp cận tài chính bao gồm việc cả mở rộng các dịch vụ tài chính cho những người không có quyền tiếp cận, sự gia tăng các dịch vụ tài chính cho những người có quyền truy cập tối thiểu và lớn hơn. Do đó, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã đóng vai trò quan 538
- trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc tiếp cận tài chính bằng cách giữ cân bằng giữa việc đảm bảo tiếp cận với các công cụ tài chính và bảo vệ các ngân hàng khỏi sự mất ổn định và rủi ro. Các chính sách theo đuổi của Chính phủ và do RBI thực hiện đã khuyến khích sự tiếp cận tài chính cho hàng triệu hộ gia đình ở nông thôn Ấn Độ. Tiêu biểu cho cuộc cách mạng thực sự cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ tài chính của người Ấn Độ là thực hiện chính sách phóng viên ngân hàng, qua đó tại các cửa hàng nhỏ nơi người dân có thể thực hiện các giao dịch cơ bản như mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền Ngoài ra, cũng giống như ở Trung Quốc, Ấn Độ đã đáp ứng nhu cầu của các nhóm người nghèo. Thông qua việc triển khai một số chương trình độc nhất ở Ấn Độ, bao gồm việc sử dụng đại lý hoặc ngân hàng đại lý kinh doanh, mở rộng tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, dự án nhận dạng duy nhất đầu tiên, nơi nhận dạng được quét bằng sinh trắc học, cho phép các cá nhân không có ngân hàng được tiếp cận tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác - nhận dạng khách hàng (KYC). Ở đó người nghèo, người mù chữ ở Ấn Độ đã mở một tài khoản kiểm tra bằng cách đặt ngón tay vào máy quét kỹ thuật số có chi phí ít hơn 5 đô la. Máy quét là Aadhaar, một hệ thống xác minh vân tay lớn, giá rẻ và an toàn có thể tạo ra các tài khoản kiểm tra 12 chữ số. Thực tế đại lý là nhà phân phối ngũ cốc và dầu hỏa và chỉ có một phòng ngủ, nhà bếp và cơ quan mà họ quản lý là cơ sở đại diện cho một ngân hàng và được cộng đồng tin tưởng. Chính vì thế Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ có 50.000 nhà khai thác trên cả nước sử dụng hệ thống này. Trong thực tiễn và các chính sách của Chính phủ Ấn Độ về thúc đẩy sử dụng các tài khoản này đã có tác động rất lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đã phải tìm ra cách rẻ nhất và khả thi nhất để tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng mà không mất tiền. Đó là sử dụng công nghệ, tài khoản ngân hàng liên kết từ đó thu hẹp khoảng cách tài chính cho hàng triệu người dân Ấn Độ. 4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 4.1. Việt Nam cần tăng cường kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính, mở rộng hiểu biết về sản phẩm tài chính cho người dân Việc giúp người dân tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, khả năng đánh giá lợi ích, rủi ro của các sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức tài chính chính thức cung cấp nhằm giúp người tiêu dùng tài chính sáng suốt lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu thực tế của cá nhân. Ấn Độ đã xây dựng thành công Chiến lược Quốc gia về Giáo dục tài chính vào năm 2012 để nâng cao năng lực tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân, đặc biệt các nhóm sinh viên, nông dân và phụ nữ nghèo. Việt Nam cần tăng cường giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng tài chính bằng cách xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược giáo dục tài chính Quốc gia phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện nay. Trong đó, cần có sự tham gia của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, khu vực tư nhân và chương trình giáo dục tài chính cần hướng đến quá trình lập kế hoạch cuộc sống như tiết kiệm, vay nợ, bảo hiểm hoặc lương hưu. Và giáo dục tài chính nên bắt đầu ở trường học, để mọi người được giáo dục càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng khuôn khổ pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, gần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. 4.2. Không ngừng đa dạng hóa các loại hình, tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính Mở rộng sự tham gia của các tổ chức tài chính trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính nhằm tạo ra các kênh phân phối dịch vụ tài chính mới, thuận tiện với chi phí thấp tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời việc tăng cường năng lực của các tổ chức tài chính nhằm hướng tới sự bao phủ rộng khắp mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính. Trung Quốc đã thực hiện thành công chính sách mở rộng các công ty tín dụng nhỏ và tăng cường thành lập các ngân hàng không có nhánh. Bằng cách tăng số lượng các chi nhánh, củng cố 539
- các RCC, giảm yêu cầu thành lập các tổ chức tài chính nông thôn Bên cạnh đó, hệ thống TCVM đã phát triển rất nhanh và hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu là người nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp. RBI đã tạo điều kiện cho việc tiếp cận tài chính bằng cách giảm bớt các rào cản, đơn giản hóa các tiêu chuẩn về điều kiện khách hàng và đa dạng hoá các nhà cung cấp và các sản phẩm hiện có. Thông qua chính sách cải cách ngân hàng công, mở tài khoản ngân hàng không có số dư, đơn giản hóa các thủ tục mở tài khoản ngân hàng, cho phép NHTM được mở các chi nhánh ở các trung tâm, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Đặc biệt Chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra một số chính sách hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô. Hệ thống các tổ chức TCVM ở Việt Nam đã bước đầu hình thành và phát triển. Chính phủ Việt Nam cũng cho phép các NHTM thành lập các chi nhanh và đơn giản thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng. Tuy nhiên, Việt Nam cần tăng cường năng lực của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức. Ngoài ra, khuyến khích các tổ chức tín dụng thành lập chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và mở rộng sự tham gia của tổ chức phi ngân hàng, ứng dụng Fintech trong cung ứng dịch vụ tài chính. 4.3. Không ngừng đa dạng hóa các loại hình, tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính Việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính cung cấp phù hợp với nhu cầu của tất cả nhóm người sử dụng, đặc biệt nhóm đối tượng ưu tiên sẽ giúp cho môi trường cạnh tranh bình đẳng và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Từ đó, có nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính được cung ứng qua các kênh phân phối hiện đại và số lượng điểm tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức cũng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện với chi phí thấp nhất. Ở Trung Quốc việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp không ngừng được cải tiến và phát triển. Chẳng hạn như đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng di động, mở rộng các dịch vụ thanh toán bên thứ ba, phát triển ngân hàng truyền hình và các sàn cho vay ngang hàng Hiện nay, tất cả các NHTM ở Trung Quốc đều cung cấp dịch vụ ngân hàng di động với mức độ phức tạp khác nhau cho doanh nghiệp và khách hàng cá nhân (Yuqing Xing và cộng sự, 2014). Ngoài ra, dịch vụ nhà cung cấp thanh toán bên thứ rất phát triển với Alipay, Tenpay, Bill và đứng đầu là Alibaba. Ngoài ra, việc phát triển sàn cho vay ngang hàng và ngân hàng truyền hình cũng đang rất phát triển ở Trung Quốc. Một số lĩnh vực chính được xác định là rất quan trọng cho việc tiếp cận tài chính ở Ấn Độ là: Ngân hàng đại lý, ngân hàng điện thoại di động, máy rút tiền tự động ATM, ví điện tử và mạng bưu chính. Trong đó, RBI đã thành công trong việc mở rộng dịch vụ ngân hàng đại lý, nghĩa là sử dụng phóng viên kinh doanh tăng cường tiếp cận tài chính. Ở Việt Nam, các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngày càng được đa dạng về chủng loại và chất lượng cung cấp. Các NHTM không ngừng mở rộng các máy ATM, mở rộng dịch vụ ngân hàng di động, thúc đẩy dịch vụ ví điện tử và phát triển dịch vụ thanh toán bên thứ ba, như VNPay, Epay, Cpay Trong đó, VNPay là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam hiện nay. Do đó, Việt Nam cần phát triển hệ thống máy ATM, POS ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa như bệnh viện, cửa hàng, các trung tâm huyện, xã. Nhưng so với các nước trên thì Việt Nam chưa phát triển ngân hàng đại lý, phóng viên kinh doanh. Chính vì thế, Việt Nam cần mở rộng ngân hàng đại lý trên toàn quốc để giúp cho công dân nghèo và những người chưa có điều kiện tiếp cận được với ngân hàng, với các dịch vụ tài chính, gần nhà và rẻ hơn. 4.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào thúc đẩy TCTC Đảm bảo các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm đáp ứng đủ yêu cầu của hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ. Trung Quốc đã thành công trong việc thực hiện hệ thống thông tin, thanh toán hiện đại và công nghệ cho vay để mở rộng cung cấp các dịch vụ tài chính. Với tốc độ và sự đổi mới trong 540
- công nghệ tài chính kỹ thuật số hấp dẫn. Trung Quốc đã nhanh nhẹn ứng dụng công nghệ vào việc tăng cường tiếp cận tài chính. Ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các công cụ và dịch vụ thanh toán điện tử vẫn còn hạn chế (mặc dù đang tăng trưởng), tiền mặt được sử dụng rộng rãi trong thanh toán bán lẻ và trong nhiều loại giao dịch giữa các doanh nghiệp, kể cả thanh toán hóa đơn. Do đó, cần cải thiện cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán để bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế quốc gia; cần sử dụng hiệu quả hơn công nghệ, đổi mới và tăng trưởng mạng lưới tiếp cận bán lẻ để truyền thông tới các nhóm dân số còn chưa được phục vụ. Ngoài ra, Việt Nam cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống thông tin định danh cá nhân, kết nối và chia sẻ dữ liệu với các CSDL chuyên ngành (cho phép tổ chức tài chính khai thác các dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư phục vụ cho việc thẩm định nhân thân khách hàng). Đặc biệt, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy tài chính toàn diện, đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính theo hướng đơn giản, tiện lợi, dễ tiếp cận, giảm chi phí. 4.5. Tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho phát triển TCTC Môi trường pháp lý thông thoáng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ tiếp cận tài chính trong thời gian ngắn, đặc biệt là sự cởi mở của NHTW đối với việc tham gia của các tổ chức phi ngân hàng như nhà mạng viễn thông trong việc cung ứng dịch vụ tài chính số đến số đông người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có tài khoản ngân hàng. Trung Quốc đã điều chỉnh các quy định pháp lý và đảm bảo một sân chơi bình đẳng. Để giúp cho các sản phẩm tài chính thực sự dễ tiếp cận với giá cả phải chăng, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các chính sách hỗ trợ cho các NHTM lớn, tạo điều kiện cho các ngân hàng này thành lập nhiều bộ phận tập trung vào việc tiếp cận tài chính. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã đưa ra một số hướng dẫn tạo điều kiện cho việc tiếp cận tài chính được thuận tiện. Trong đó, quy định số lượng và khoảng cách các điểm truy cập thanh toán điện tử để mọi người dân đều ở trong vòng 15 phút đi bộ có thể đến một điểm truy cập dù ở bất kỳ nơi nào trong nước. Ngoài ra, Ấn Độ đã thực hiện việc chuyển các khoản trợ cấp xã hội sang tài khoản ngân hàng của người hưởng lợi để đem lại lợi ích cho Chính phủ đồng thời giảm chi phí giao dịch và sự phụ thuộc vào tiền mặt. Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy tiếp cận tài chính thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới, hiện đại; áp dụng các hình thức kinh doanh, số hóa hoạt động thanh toán Chính phủ đến cá nhân để giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận. NHNN phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích các TCTD tăng cường sử dụng công nghệ số vào hoạt động và không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đồng thời, NHNN cần phối hợp với các bên có liên quan ban hành các quy định, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật để ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao. 4.6. Thực hiện các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho người dân vùng sâu vùng xa, phụ nữ nghèo được tiếp cận với dịch vụ tài chính Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính chính thống phù hợp và thuận tiện cho tất cả các thành phần trong xã hội, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội. Để thu hẹp khoảng cách về năng lực tài chính ở nông thôn Trung Quốc đã thực hiện nhiều dự án nhằm giúp phụ nữ nghèo ở nông thôn tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, Trung Quốc đã thành công trong dự án tận dụng lợi thế của Wechat, bằng cách đăng câu chuyện và bài học được gửi đến thuê bao của điện thoại. Các tính năng nhắn tin bằng giọng nói đã làm cho ứng dụng di động có thể tiếp cận được với những người nông dân, phụ nữ nghèo không biết chữ - mà những người này ngày càng có khả năng sở hữu điện thoại thông minh. Kết quả là đa số người 541
- dân nghèo, phụ nữ nông thôn dưới 50 tuổi đều có thể sử dụng Wechat để truyền đạt và tiếp cận với các nguồn thông tin tài chính kỹ thuật số mới trong lần đầu tiên. Bên cạnh đó, các tổ chức TCVM hướng đến đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ nghèo, vì phụ nữ thường không có tài sản thế chấp và ít có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức. Còn với Ấn Độ, GCC hoạt động với mục đích là giúp đỡ những người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn tăng khả năng tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng nên GCC đã cung cấp tín dụng cho khách hàng chỉ dựa trên việc đánh giá dòng tiền mà không đòi hỏi sự an toàn, mục đích sử dụng cuối cùng của tín dụng. Để giúp cho người nông dân vùng sâu vùng xa, phụ nữ nghèo tiếp cận được với các dịch vụ tài chính cơ bản, Việt Nam đã thực hiện rất nhiều biện pháp đặc biệt là việc mở rộng các loại hình định chế tài chính tham gia cung ứng dịch vụ tài chính như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, các quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức TCVM và NHTM với phân khúc khách hàng phù hợp. Những tổ chức này đã cung cấp các hình thức tiết kiệm và cho vay giá trị nhỏ, siêu nhỏ, không yêu cầu tài sản thế chấp cho các đối tượng là người nghèo, người thu nhập thấp, người dân nông thôn vùng sâu vùng xa với các hình thức quản lý phù hợp. Tuy nhiên, trong thời gian tới các TCTD cần đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm tài chính bằng cách cung cấp thêm các dịch vụ tài chính vi mô như thanh toán, chuyển tiền thiết kế sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng vay tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, xây dựng chính sách tín dụng cho nông nghiệp hay phát triển hình thức cho vay theo chuỗi giá trị nông sản, gắn sản xuất kinh doanh với tiêu thụ sản phẩm và hoàn thiện cơ chế chính sách bảo hiểm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc thành lập các tổ chức TCVM tại các địa phương, làng xã là thực sự cần thiết để bổ sung các dịch vụ tài chính chính thức vào những “khoảng trống” của thị trường các dịch vụ tài chính nông thôn. Với phương thức huy động vốn trực tiếp từ người vay; cho vay trực tiếp đối với người gửi cần khoản vay lớn hơn; thu nợ dần tiền vay từ những khoản tiền gửi của người vay tiền và với các khoản vay, gửi đều nhỏ lẻ sẽ rất phù hợp với điều kiện của những người nông dân có mức sống trung bình và thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thu Thủy (2017). “Tiếp cận tài chính vi mô tại Trung Quốc, Bangladesh và Philippines - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Luận án tiến sĩ - Học viện Ngân hàng. 2. ADB (2014). “The People’s Republic of China: Knowledge Work on Credit Growth in Microfinance and Rural Finance”. Project Number: SC 102911, Consultant’s Report. 3. Atkinson, A. (2017), “Financial Education for MSMEs and Potential Entrepreneurs”, OECD Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions, No. 43, OECD Publishing, Paris. 4. IMF (2011). “People’s Republic of China: Financial System Stability Assessment”. IMF Country Report No.11/321. Washington, DC. November 5. Joshi, D. P. (2014a). “Strategy Adopted for Financial Inclusion”. Address at a workshop organized by the Government of Madhya Pradesh. New Delhi. 24 January. 6. Joshi, D. P. (2014b). “Financial Intermediation for All-Economic Growth with Equity”. Speech at the Financial Inclusion Conclave of Dun & Bradstreet. Mumbai. 26 Augus. 7. People’s Bank of China (PBC). (2013a). “2012 Report of China Payment System”. Beijing: People’s Bank of China. 8. People’s Bank of China (PBC). (2013b). “2012 Report of China Payment System”. Beijing: People’s Bank of China. 9. World Bank. (2014). “Global Financial Development Report 2014: Financial Inclusion”. Washington, DC: World Bank. (April 2014) 10. Yuqing Xing, Robert Davis, Aladdin D. Rillo, và Paul Vandenberg (2014) “Financial Inclusion in Asia”. Asian Development Bank Institute (2014) 11. 542