Kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính khu vực - Góc nhìn từ hệ thống ngân hàng
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính khu vực - Góc nhìn từ hệ thống ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_nghiem_xay_dung_trung_tam_tai_chinh_khu_vuc_goc_nhin_tu.pdf
Nội dung text: Kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính khu vực - Góc nhìn từ hệ thống ngân hàng
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 1 3. 1Hoàng Thị Phương Thảo* Trần Thị Ngọc Mai* Tóm tắt Bài viết này tổng hợp kinh nghiệm xây dựng hệ thống ngân hàng ở hai trung tâm tài chính lớn của khu vực là Hồng Kông và Singapore. Mặc dù hệ thống ngân hàng ở hai trung tâm tài chính này có những nét khác biệt nhưng đều phục vụ cho mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của trung tâm tài chính. Tuy vậy, tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm riêng mà hệ thống ngân hàng được xây dựng một cách phù hợp nhằm tận dụng lợi thế của từng quốc gia. Kinh nghiệm có được từ hai trung tâm tài chính hàng đầu khu vực sẽ giúp Việt Nam lựa chọn chính sách cho mình khi xây dựng trung tâm tài chính khu vực trong tương lai. Từ khóa: Trung tâm tài chính khu vực, thị trường ngoại hối, ngân hàng. 1. Vai trò các trung tâm tài chính Trong những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế, cụ thể là tài chính đã có những dịch chuyển và bước tiến rõ rệt với sự đa dạng và toàn cầu hóa những dịch vụ tài chính xuyên quốc gia cùng với sự hình thành các môi trường đầu tư năng động và hấp dẫn ở những thị trường mới nổi. Sự phát triển này đã đem lại hàng loạt cơ hội cho các quốc gia trong việc tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu và đổi mới tài chính. Các quốc gia cũng đang tận dụng những thay đổi trong hệ thống tài chính để thu hút vốn đầu tư nhằm kích thích tăng trưởng, và trung tâm tài chính khu vực được xem là một trong những trọng tâm của sự chuyển đổi này. Việc phát triển thành trung tâm tài chính khu vực sẽ đem lại rất nhiều lợi thế cho quốc gia. Khi các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính, và các sàn giao dịch chứng khoán đều tập trung lại một thành phố hoặc vùng sẽ làm tăng 1 *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: phuongthao@ueh.edu.vn 185
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM sự dịch chuyển về vốn, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra nguồn thu thuế từ các công ty đặt trụ sở chính tại đây. Ngoài ra, trở thành một trung tâm tài chính sẽ đáp ứng được những nhu cầu xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đưa thành phố trở thành một khu đô thị sầm uất. Châu Á được xem là thị trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư với vị trí địa lý thuận lợi cùng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng. Những lợi thế đó đã làm tăng dòng chảy vốn về cho các quốc gia này. Đây được xem là địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư tài chính thế giới. Các trung tâm nổi bật phải đề cập đến là Hồng Kông, Singapore, Tokyo và Seoul. Bài viết này sẽ tổng hợp những kinh nghiệm về những chiến lược và chính sách của 2 trung tâm tài chính Hồng Kông và Singapore, nhằm đưa ra các tham khảo cho Việt Nam trong định hướng phát triển các thành phố trở thành trung tâm tài chính khu vực. Kế hoạch phát triển toàn diện để đưa một thành phố trở thành trung tâm tài chính liên quan đến rất nhiều khía cạnh, tuy nhiên trong phạm vi giới hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết và cụ thể việc xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng. 2. Kinh nghiệm từ Hồng Kông Mặc dù Hồng Kông không phải là trung tâm ngân hàng quốc tế lớn so với các khu vực kinh tế khác như New York hay Tokyo, nhưng tại châu Á, Hồng Kông sở hữu một hệ thống tài chính vững mạnh và giữ vị trí quan trọng trong khu vực. Rất nhiều tranh luận đã được đưa ra để lý giải tại sao Hồng Kông có thể phát triển thành trung tâm tài chính toàn cầu. Theo C. R. Schenk (2002), nguyên nhân chủ yếu do sự kết hợp giữa chính sách tự do kinh tế (Laissez-faire) và hệ thống ngân hàng nội địa sôi động đã đưa Hồng Kông trở thành một đặc khu quan trọng của toàn cầu trong những năm 1950 và 1960, đồng thời góp phần trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Sự tham gia của các ngân hàng nội địa đã tạo nét riêng biệt cho Hồng Kông so với các trung tâm tài chính của các nước đang phát triển khác, nơi có khu vực ngân hàng nước ngoài tách biệt với khu vực trong nước. Chính sách tự do kinh tế có lẽ là điểm nổi bật nhất trong sự phát triển kinh tế vượt bậc của Hồng Kông. Chính sách tự do kinh tế được ban hành ở Hồng Kông đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tự do thương mại và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Bằng cách giảm bớt các biện pháp kiểm soát tỷ giá hối đoái và không kiểm soát dòng vốn quốc tế, thêm vào đó là không xây dựng ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ, Hồng Kông đã tạo ra một môi trường tự do hàng đầu khu vực, thu hút dòng vốn quốc tế, đặc biệt trong những năm 1960. Theo Chung (1983), “Hồng Kông là nơi duy nhất ở châu Á không có bất cứ sự kiểm soát nào về dòng vốn quốc tế và không có sự phân biệt đối với khu vực nước ngoài. Thuế 186
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ở Hồng Kông rất ít và đơn giản. Tỷ suất thuế hiệu lực không vượt quá 15% trên tổng thu nhập. Thuế tiền lãi trên các khoản tiền gửi bằng nội tệ là 10% và không có thuế đánh trên việc rút các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ”. Hồng Kông khởi nguồn từ một làng chài vào thế kỷ 19 và trở thành cảng trung chuyển từ đầu thế kỷ 20 để phục vụ giao thương giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Cho đến những năm 1930, Thượng Hải vẫn thống trị nền kinh tế tài chính quốc tế Đông Á, mặc dù nhiều ngân hàng đã lập chi nhánh ở Hồng Kông. Nhưng những bất ổn về kinh tế và chính trị xảy ra ở Trung Quốc trong những năm 1930 và 1940 đã loại bỏ Thương Hải khỏi vị trí dẫn đầu và Hồng Kông nhanh chóng thay thế để trở thành trung tâm tài chính khu vực. Những năm sau chiến tranh, một loạt ngân hàng được xây dựng để phục vụ dân số đông đúc của Hồng Kông và quản lý dòng vốn từ Trung Quốc. Từ năm 1947, siêu lạm phát và định giá quá cao đồng tiền Trung Quốc đã làm suy yếu hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Hậu quả của việc định giá quá cao tiền tệ Trung Quốc đã gây ra tình trạng tháo chạy vốn sang Hồng Kông. Trong những năm 1960, các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt từ Mỹ, đã ồ ạt mở các chi nhánh hoặc tiến hành các hoạt động M&A đối với các ngân hàng tại Hồng Kông. Nguyên nhân chính do các ràng buộc về hoạt động ngân hàng quốc tế ở Mỹ và nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại khu vực châu Á. Ngoài ra, Hồng Kông cũng sở hữu một thị trường ngoại hối tự do, vốn là một lợi thế hiếm hoi tại châu Á vào thời điểm đó. Các nhà đầu tư thích thiết lập trung tâm tài chính ở Hồng Kông vì gần Trung Quốc và ở trung tâm của Đông Á hơn là những nơi khác vốn có sự can thiệp mạnh của chính phủ. Những lợi thế trên đã giúp Hồng Kông xếp ở vị trí thứ tám về số lượng chi nhánh, công ty con và văn phòng đại diện của các ngân hàng quốc tế lớn vào năm 1970, tăng lên vị trí thứ năm vào năm 1980 và vị trí thứ tư vào năm 1990, góp phần quan trọng cho việc đưa Hồng Kông trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu. Có thể tạm chia hệ thống ngân hàng ở Hồng Kông thành 2 nhóm chính: Các ngân hàng bản địa (native bank) và các ngân hàng nước ngoài. Mặc dù hiện tại Hồng Kông được biết đến là một trung tâm ngân hàng quốc tế hàng đầu thế giới, bên cạnh London, New York, và Tokyo với một số lượng lớn ngân hàng, chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài, con đường phát triển của Hồng Kông để trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu không thể không nhắc đến các ngân hàng bản địa. Ngân hàng bản địa là các ngân hàng có quy mô từ các tổ chức tư nhân nhỏ lẻ đến các tổ chức tư nhân lớn như Ngân hàng Hang Seng – ngân hàng do Trung Quốc kiểm soát lớn nhất Hồng Kông tại thời điểm đó. Hầu hết các ngân hàng bản địa đã khai thác rất tốt 187
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM mạng lưới ở Trung Quốc. Vào cuối những năm 1940, một số ngân hàng Hồng Kông đã có chi nhánh tại các thành phố lớn Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tiền và một số hoạt động chi nhánh chính thức hoặc không chính thức tại những nơi khác ở Đông Nam Á. Vai trò của các ngân hàng bản địa được thể hiện khá rõ trên thị trường ngoại hối, đặc biệt trước những năm 1960 khi là cầu nối khu vực nước ngoài với thị trường ngoại hối tự do. Hồng Kông cố định một tỷ giá chính thức cho các giao dịch ngoại hối chính thức. Các ngân hàng “được cấp phép” (authorized bank), bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng địa phương lớn, sẽ được phép tham gia hoạt động giao dịch ngoại hối chính thức nhưng chỉ cho các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu. Các nhu cầu ngoại hối khác phải được thực hiện trên một thị trường hối đoái tự do khi tỷ giá được quyết định bởi cung cầu. Tuy nhiên, các quy định nội địa cấm các ngân hàng được cấp phép duy trì số dư bằng đồng USD và loại trừ các ngân hàng này khỏi thị trường hối đoái tự do. Vì thế, các ngân hàng bản địa trở thành thế lực chi phối thị trường này, và thường tiến hành các giao dịch thay mặt cho các ngân hàng được cấp phép. Các ngân hàng bản địa vì thế đã nhanh chóng trở thành cầu nối giữa khu vực nội địa và nước ngoài trước những năm 1960, giúp khu vực ngân hàng nước ngoài tiếp cận với thị trường ngoại hối tự do của Hồng Kông. Mặc dù vậy, các ngân hàng bản địa lại được xem là mắt xích yếu nhất trong hệ thống ngân hàng của Hồng Kông do thiếu các quy định pháp lý chặt chẽ. Các ngân hàng bản địa này cũng được cho là đã gây ra sự bất ổn cho toàn hệ thống ngân hàng. Từ cuối những năm 1960 cho đến đầu những năm 1970, sự gia tăng tài sản trong khu vực và môi trường pháp lý cũng như thị trường ngoại hối tự do giúp Hồng Kông thu hút rất nhiều công ty tài chính nước ngoài và các thương vụ sáp nhập. Nhưng kể từ cuối những năm 1970 và 1980, khi các nhà quản lý của châu Âu, Nhật Bản, và Mỹ dỡ bỏ những ràng buộc kiểm soát vốn, lợi thế cạnh tranh của Hồng Kông lúc này dựa trên sự minh bạch của hệ thống luật pháp và thể chế, cũng như các ưu đãi về thuế thay vì thị trường ngoại hối tự do trước đây. Điều này dự báo trước sự chấm hết vai trò của các ngân hàng bản địa ở Hồng Kông, mặc dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các ngân hàng này trong việc phát triển Hồng Kông trở thành trung tâm tài chính toàn cầu sau Thế chiến hai. 3. Kinh nghiệm từ Singapore Từ những năm 1960, với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của các quốc gia châu Á, nhiều trung tâm tài chính khu vực đã xuất hiện trong khoảng thời gian này. Dòng vốn nước ngoài chảy vào các quốc gia này bắt đầu gia tăng mạnh mẽ và điều này tạo động lực cho các ngân hàng quốc tế thành lập chi nhánh ở châu Á để tạo điều kiện cho dòng tiền xuyên biên giới. Trong đó Singapore là nước dẫn đầu về việc cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập 188
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM các đơn vị ngân hàng nước ngoài của chính mình tại Singapore, gọi tắt là ACU (Asian Currency Units) hay còn gọi là thị trường đôla châu Á (Asian Dollar Market). Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm 2 loại tổ chức tài chính: ngân hàng thương mại- hay còn gọi là Đơn vị ngân hàng nội địa (Domestic Banking Unit – DBU) và Đơn vị tiền tệ châu Á (Asian Currency Unit - ACU). Chỉ những ngân hàng thương mại nội địa mới được phép thực hiện các giao dịch bằng đồng đôla Singapore, trong khi các ACU sẽ chịu trách nhiệm với các giao dịch bằng những đơn vị tiền tệ quốc tế khác, ngoại trừ đồng đôla Singapore. Các DBU chủ yếu tập trung vào tiền gửi và tiền cho vay bằng đôla Singapore; do đó phải tuân theo tính thanh khoản nghiêm ngặt, khoản dự trữ bắt buộc và thuế suất cao hơn các ACU. Theo Hew (2005), mục đích của việc phân chia rõ rệt hai loại ngân hàng là để đưa Singapore trở thành nền tảng cho các hoạt động tài chính quốc tế và đồng thời bảo vệ các ngân hàng trong nước trước các tổ chức tài chính lớn. Các ACU được thành lập vào năm 1968 khi chính quyền Singapore cấp phép cho một chi nhánh của Bank of America thành lập một bộ phận quốc tế để giải quyết các giao dịch ngoại hối của cá nhân không cư trú. Để tách biệt với các giao dịch giữa cá nhân không cư trú và người địa phương thì tất cả ngân hàng phải thành lập một đơn vị kế toán đặc biệt cho các giao dịch nước ngoài, và được đặt tên là Đơn vị tiền tệ châu Á (ACU). Các ACU được tạo ra để loại bỏ thuế khấu trừ tại nguồn cho tiền lãi của những cá nhân không cư trú và tiền gửi nước ngoài. Các ACU được cho phép giao dịch trên thị trường đôla châu Á chủ yếu tập trung vào các giao dịch tiền tệ và vốn quốc tế bằng ngoại tệ, và đồng USD cho đến nay vẫn là đồng tiền quan trọng nhất được sử dụng trên thị trường. Mặc dù các ACU phải tuân theo luật và quy định của ngân hàng Singapore, nhưng họ được miễn trừ một số điều khoản của Luật Ngân hàng để thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài. Chính phủ đã miễn trừ các hoạt động ACU khỏi các biện pháp kiểm soát hối đoái và cung cấp một số chính sách hỗ trợ về tài chính. Thí dụ, các ACU không phải tuân theo các yêu cầu dự trữ và tỷ lệ thanh khoản tối thiểu và năm 1968, thuế suất ưu đãi trên những giao dịch với những cá nhân không cư trú và những tổ chức nước ngoài chỉ 10%. Trong những năm sau đó, thuế trước bạ và thuế di sản đối với những giao dịch chuyển nhượng bằng ngoại tệ và thuế đánh vào thu nhập từ trái phiếu tiền tệ châu Á cũng được bãi bỏ. Năm 1973, thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập ròng từ hoạt động cho vay ra nước ngoài và các giao dịch nước ngoài khác đã giảm từ 40% xuống còn 10%. Thị trường đôla châu Á (ADM) cung cấp chức năng trung gian giữa các nước châu Á và thị trường tiền tệ châu Âu. ADM về bản chất là một thị trường tiền tệ và vốn quốc tế bằng ngoại tệ. Các loại tiền tệ chính là USD, Euro, yen, đồng bảng Anh, và franc Thụy 189
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Sĩ. Tuy nhiên, từ năm 1968, thị trường đôla châu Á đã sớm vượt qua những chức năng thông thường để phát triển thành mạng lưới giao dịch tài chính khu vực. Nó cung cấp chức năng kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) giữa thị trường châu Á, vùng Trung Đông và châu Âu; nó đóng vai trò như một phương tiện chuyển vốn vào các dự án phát triển ở nhiều nước châu Á; và nó cũng là một kênh hiệu quả để huy động các quỹ thặng dư của các quốc gia này và chuyển đến những nơi khác trong khu vực. Các giao dịch liên quan đến nước ngoài được quy định bởi Cơ quan Tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore –MAS). Cơ quan tiền tệ đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng của thị trường tài chính mới phát triển này nên rất khắt khe và chọn lọc trong việc cấp giấy phép ACU. Luật Ngân hàng năm 1970 đã cho phép các ngân hàng thương mại ở nước ngoài thành lập các chi nhánh, thay vì công ty con, và do đó rủi ro mất khả năng thanh toán được chuyển sang các trụ sở chính của ngân hàng và các trụ sở chính phải cam kết bù đắp sự thiếu hụt thanh khoản nếu chi nhánh ACU ở Singapore rơi vào tình trạng thiếu hụt. Theo Hodjera (1978), mục đích của Đạo luật Ngân hàng này là bảo vệ Singapore khỏi việc mở cửa quá mức của các ngân hàng nước ngoài hoạt động trên thị trường tiền tệ trong nước, điều này có thể lấn át các ngân hàng địa phương hoạt động với mức vốn nhỏ. Trước năm 1970, chính quyền Singapore cấp giấy phép đầy đủ cho 13 ngân hàng thương mại nước ngoài. Nhưng trong giai đoạn 1971-1973, “giấy phép hạn chế” được ra đời để hạn chế các hoạt động của ngân hàng nước ngoài trên thị trường tiền tệ nội địa. Cụ thể, các ngân hàng nước ngoài có giấy phép hạn chế không được mở nhiều hơn một chi nhánh tại Singapore, không được cung cấp tài khoản tiết kiệm cho người dân và không nhận tiền gửi của người dân Singapore với số tiền dưới 250.000 đôla Singapore, nhưng các ngân hàng này có thể cung cấp một khoản vay nội tệ cho người dân mà không bị hạn chế. Kể từ năm 1973, ngân hàng nước ngoài được cấp “giấy phép hoạt động ngân hàng nước ngoài”. Các ngân hàng này chỉ được phép nhận tiền gửi của người địa phương thông qua thị trường liên ngân hàng nước ngoài và số tiền gửi phải lớn hơn 250.000 đôla Singapore. Việc cho vay tại địa phương cũng bị hạn chế; các ngân hàng chỉ có thể cấp cho người dân khoản vay trung hạn đến dài hạn, số tiền tối thiểu 1 triệu đôla Singapore. Đây là chính sách của Cơ quan Tiền tệ nhằm giảm sự tác động của các ngân hàng nước ngoài đến việc kinh doanh của các ngân hàng nội địa. Theo quy định, người dân được phép vay ngoại tệ từ các ngân hàng ACU để tài trợ xuất khẩu. Người dân địa phương và các công ty được phép giữ một khoản tiền gửi hạn chế trên tài khoản ACU. Các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và hiệp hội bảo trợ được phép giữ tối đa 10% tài sản của họ trên tài khoản đó. 190
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Trước đây, đã có một lỗ hổng trong quy định kiểm soát hối đoái khi khoản thanh toán và chuyển nhượng vốn từ người dân Singapore và các quốc gia khác ngoài khu vực đồng bảng Anh sau thế chiến thứ 2 phải chịu sự kiểm soát hối đoái, trong khi các khoản thanh toán và chuyển tiền giữa người dân Singapore và các quốc gia trong khu vực đồng bảng Anh không bị kiểm soát. Điều này đã thiết lập hoạt động kinh doanh chênh lệch giá giữa Singapore và Hồng Kông. Do Hồng Kông không kiểm soát đối với việc thanh toán và chuyển vốn nên Hồng Kông đã trở thành trung gian tài chính giữa Singapore và các nước bên ngoài khu vực đồng bảng Anh. Tuy nhiên, vì Hồng Kông có thuế khấu trừ tại nguồn là 15% đối với thu nhập lãi từ các giao dịch không cư trú bằng ngoại tệ trong khi ngân hàng ACU ở Singapore đã được bãi bỏ khoản thuế này, nên vai trò trung gian giao dịch sau đó đã được chuyển sang thị trường tiền tệ châu Á. Tuy nhiên, đi kèm với nó là sự thuận tiện hơn cho các cá nhân trong việc né tránh các kiểm soát tỷ giá đối với các đơn vị tiền tệ ngoài khu vực sử dụng đồng bảng Anh. Ngoài các ngân hàng thương mại, nhà cung cấp vốn cho thị trường tiền tệ châu Á là các công ty phi ngân hàng, ngân hàng trung ương, một số tổ chức chính phủ và cá nhân cư trú bên ngoài Singapore. Trong số các công ty phi ngân hàng, các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn ở khu vực châu Á đóng vai trò quan trọng nhất. Trước khi Mỹ tự do hóa các ràng buộc đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp vào năm 1974, các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ có chi nhánh ở châu Á đã tránh các biện pháp kiểm soát bằng cách sử dụng “thỏa thuận hoán đổi” với các ngân hàng ở thị trường tiền tệ châu Á. Các công ty sẽ gửi khoản tiền gửi ngắn hạn vào các ACU và các khoản tiền gửi này sẽ được các chi nhánh của công ty trong khu vực châu Á vay. Kể từ sau năm 1974, các công ty đa quốc gia và khu vực tiếp tục đưa vốn lưu động và các tài sản có tính thanh khoản khác vào thị trường tiền tệ châu Á. Lượng tiền gửi nhiều chủ yếu là quỹ thặng dư ở Trung Đông, các khoản tiền gửi của cơ quan luật định của chính phủ và các tổ chức bán chính phủ ở khu vực Trung Đông cũng khá lớn và tiền gửi của cộng đồng người Hoa cũng rất đáng kể. Ngoài các ngân hàng, những người đi vay là các doanh nghiệp lớn và lâu năm và một số doanh nghiệp nhỏ hơn nhưng có vị thế quan trọng. Ngoài ra, các chính phủ và cơ quan chính phủ cũng là những người sử dụng các quỹ tiền tệ châu Á. Mặt khác, các tập đoàn đa quốc gia thường ưu tiên tài trợ bằng nội tệ cho nhu cầu trung và dài hạn để giảm thiểu rủi ro tỷ giá hối đoái, do đó các khoản vay của họ trên thị trường tiền tệ châu Á chủ yếu là ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động. Các ngân hàng Singapore rất thận trọng trong việc cấp tín dụng vì rủi ro khá cao khi cho chính phủ và doanh nghiệp ở các nước kém phát triển vay và vì chính sách quy định các trụ sở chính phải đảm bảo khả năng thanh toán và tính thanh khoản của các chi nhánh ACU. Sự thận trọng này cũng phần nào phản ánh sự giám sát khá chặt chẽ của Cơ quan 191
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tiền tệ đối với các ACU. Các khoản vay được ưu tiên cấp cho người đi vay từ các nước có đồng tiền có thể dễ dàng chuyển đổi. Đối với người đi vay từ các quốc gia có kiểm soát ngoại hối, người đi vay cần cung cấp bằng chứng về việc chính quyền sở tại chấp thuận để người đi vay có thể chuyển đổi được ngoại tệ cần thiết phục vụ cho việc trả nợ. Các ACU tăng trưởng rất ngoạn mục, cả về số lượng và giá trị tài sản. Tổng tài sản các ACU tăng với tỷ lệ 22%/năm trong những năm 1980, sau đó giảm dần còn 3,7%/năm trong những năm 1990. Cho đến năm 1993, các ACU chiếm tới 66,2% tổng tài sản các ngân hàng ở Singapore. Tốc độ tăng trưởng của các hoạt động tài chính quốc tế vượt xa sự tăng trưởng của khu vực ngân hàng nội địa. Giá trị tài sản các ACU so với các DBU tăng từ mức 28% vào năm 1970 lên mức 596% vào năm 1987 trước khi giảm còn 239% vào năm 2001. Giá trị tài sản của các ACU gấp 11 lần GDP của Singapore năm 1987 và gấp từ 5-10 lần trong những năm 1990. Trong giai đoạn 1971-1976, khu vực châu Á từng cung cấp khoảng 50% tiền gửi trên thị trường tiền tệ châu Á. Với dòng tiền từ Trung Đông gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ này đã giảm phần nào. Tuy nhiên, cho vay khu vực châu Á của các ngân hàng ACU luôn vượt quá 80% tổng cho vay, với những người đi vay đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Hồng Kông, Malaysia, Philippines, và Thái Lan. Các nước phát triển trong khu vực cũng tiến hành vay trên thị trường tiền tệ châu Á. Do đó thị trường tiền tệ châu Á đã hoàn thành rất hiệu quả vai trò trung gian tài chính của mình trong việc dẫn dòng tiền từ các thị trường vốn lớn đến một số nước đang phát triển ở châu Á. Một điểm khác biệt giữa Hồng Kông và Singapore đó là trong khi Hồng Kông không đánh thuế đối với các thu nhập từ hoạt động cho vay ngoại tệ ở nước ngoài của các ngân hàng nước ngoài, Singaopre lại đánh thuế thu nhập này ở mức 40% trước năm 1973 và giảm xuống 10% từ sau năm 1973. Vì thế, các ngân hàng nước ngoài thường sẽ duy trì chi nhánh ở cả hai trung tâm tài chính này để tối đa hóa lợi ích từ các khoản tiền gửi ở Singapore và từ các hoạt động cho vay nước ngoài ở Hồng Kông. Điều này góp phần biến Singapore trở thành một trung tâm huy động vốn quan trọng trong khi Hồng Kông là một trung tâm cho vay lớn. Theo thống kê từ các nguồn của quỹ ACU, Singapore là chủ nợ ròng đối với các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả Hồng Kông) nhưng là con nợ ròng đối với châu Âu và Trung Đông. Với sự phát triển nhanh chóng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian này, Singapore đã đóng vai trò lớn với tư cách là chủ nợ ròng cho Trung Quốc và các nước ASEAN kể từ năm 1987. Có thể nói sự thành công của thị trường tiền tệ châu Á đã đưa Singapore trở thành thị trường ngoại hối lớn thứ tư thế giới chỉ sau London, New York và Tokyo, đồng thời toàn cầu hóa lĩnh vực tài chính của Singapore và góp phần biến đổi Singapore trở thành một trung tâm tài chính hàng đầu khu vực và thế giới. 192
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tài liệu tham khảo Chung, S. (1983). Hồng Kông: a springboard into Asia. Hồng Kông Manager, 19, 17-21. Hew, D. (2005). Singapore as a regional financial centre. Capital Markets in Asia: Changing Roles for Economic Development. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. Hodjera, Z. (1978). The Asian currency market: Singapore as a regional financial center. Staff Papers, 25(2), 221-253. Schenk, C. R. (2002). Banks and the emergence of Hồng Kông as an international financial center. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 12(4-5), 321-340. 193