Length and weight correlation on nutritional characteristics (puntioplites proctozysron bleeker, 1865) in dau tieng reservoir, binh duong province

pdf 6 trang Gia Huy 1940
Bạn đang xem tài liệu "Length and weight correlation on nutritional characteristics (puntioplites proctozysron bleeker, 1865) in dau tieng reservoir, binh duong province", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflength_and_weight_correlation_on_nutritional_characteristics.pdf

Nội dung text: Length and weight correlation on nutritional characteristics (puntioplites proctozysron bleeker, 1865) in dau tieng reservoir, binh duong province

  1. TNU Journal of Science and Technology 226(14): 185 - 190 LENGTH AND WEIGHT CORRELATION ON NUTRITIONAL CHARACTERISTICS (Puntioplites proctozysron Bleeker, 1865) IN DAU TIENG RESERVOIR, BINH DUONG PROVINCE Pham Ngoc Hoai1, Phan Thi Thanh Huyen1, Nguyen Thi Vinh1, Nguyen Xuan Huan2, Nguyen Minh Ty1* 1Thu Dau Mot University, 2VNU - Ha Noi University of Sciences ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 16/7/2021 Muvarica (Puntioplites proctozyron Bleeker, 1865) belongs to the family Cyprinidae, the order Cypriniformes. This is an economic fish and can Revised: 25/10/2021 become a new aquaculture species in the South east. Currently, the Published: 26/10/2021 Muvarica in Dau Tieng reservoir is decreasing due to frequent fishing. Therefore, we have conducted to study of the correlation between length KEYWORDS and weight on nutritional characteristics of South east Muvarica. The study period was from June 2019 to november 2020 at 10 sampling points in Dau Nutritional characteristics Tieng reservoir, Binh Duong province. Fish samples were photographed, Muvarica (Puntioplites weighed, measured for length and refrigerated, transferred for analysis at proctozysron) the laboratory of Thu Dau Mot University. Analysis results, Muvarica is a Dau Tieng reservoir plant-oriented omnivorous fish with the correlation coefficient gut length and total length (RLG) average is 2.021. The correlation between length Correlation between length and and weight of Muvarica is shown by the equation W = 0.0221L2,904 with a weight fairly close correlation coefficient R2 = 0.9426. The average coefficient of Binh Duong province growth is 2.758, the smallest is 2.483 and the largest is 3.014. The composition of the food in digestive tract of the Muvarica includes organic debris, decaying bark, algaes, crustaceans, worms, and water insects. In which organic debris and algaes are high rate (32.96% and 59.72%). TƯƠNG QUAN CHIỀU DÀI VÀ TRỌNG LƯỢNG VỀ ĐẶC TÍNH DINH DƯỠNG CÁ DẢNH NAM BỘ (Puntioplites proctozysron Bleeker, 1865) Ở HỒ DẦU TIẾNG, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG Phạm Ngọc Hoài1, Phan Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Vinh1, Nguyễn Xuân Huấn2, Nguyễn Minh Ty1* 1Trường Đại học Thủ Dầu Một, 2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc Gia Hà Nội THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 16/7/2021 Cá Dảnh Nam Bộ (Puntioplites proctozyron Bleeker, 1865) thuộc họ cá chép Cyprinidae, bộ cá chép Cypriniformes. Đây là loài cá kinh tế Ngày hoàn thiện: 25/10/2021 có thể trở thành đối tượng nuôi mới ở Đông Nam Bộ. Hiện cá Dảnh Ngày đăng: 26/10/2021 Nam Bộ ở hồ Dầu Tiếng đang giảm sút do đánh bắt thường xuyên. Chính vì thế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tương quan chiều dài TỪ KHÓA và trọng lượng về đặc tính dinh dưỡng cá Dảnh Nam Bộ. Thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2019 đến 11/2020 tại 10 điểm thu mẫu ở hồ Đặc tính dinh dưỡng Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Mẫu cá được chụp ảnh, cân trọng lượng Cá Dảnh Nam Bộ (Puntioplites (g), đo chiều dài (cm) và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm proctozysron) trường Đại học Thủ Dầu Một. Kết quả phân tích, cá Dảnh Nam Bộ là Hồ Dầu Tiếng loài cá ăn tạp thiên về thực vật với hệ số tương quan chiều dài ruột và chiều dài tổng (RLG) trung bình là 2,021. Tương quan chiều dài và Tương quan chiều dài và trọng trọng lượng cá Dảnh thể hiện bởi phương trình W = 0,0221L2,904 với hệ lượng số tương quan khá chặt chẽ R2 = 0,9426. Hệ số tăng trưởng trung bình Tỉnh Bình Dương là 2,758, nhỏ nhất là 2,483 lớn nhất là 3,014. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Dảnh Nam Bộ gồm mảnh vụn hữu cơ, vỏ cây mục, tảo lục, tảo lam, tảo silic, giáp xác, giun và côn trùng nước. Trong đó, mảnh vụn hữu cơ và tảo chiếm tỷ lệ cao (32,96% và 59,72%). DOI: * Corresponding author. Email: tynm@tdmu.edu.vn 185 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 226(14): 185 - 190 1. Giới thiệu Hồ Dầu Tiếng là hồ chứa lớn ở Việt Nam với diện tích lưu vực 270 km2, sức chứa 1,58 tỷ m3, ở tọa độ 11o12’ đến 12o00’ vĩ độ Bắc và 106o10’ đến 106o30’ kinh độ Đông, thuộc 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh, được ngăn dòng ở thượng lưu sông Sài Gòn. Lưu vực hồ nằm trên một địa hình chuyển tiếp, từ thượng lưu phía Đông hồ là đồi thấp và thoải dần về phía hai dòng sông chính (sông Sài Gòn và sông Bà Hảo) [1]. Hàng năm, hồ Dầu Tiếng cung cấp một nguồn lợi thủy sản khá lớn cho cư dân trong vùng từ việc nuôi trồng và khai thác đánh bắt cá tự nhiên [2], [3]. Họ cá chép Cyprinidae có số lượng loài lớn nhất trong các họ cá sống ở vùng nước ngọt, chiếm gần ½ tổng số lượng loài cá nước ngọt trong cả nước [4]. Đặc điểm chung của họ cá chép là toàn thân phủ vẩy. Phần lớn các loài trong họ cá chép có giá trị kinh tế và là đối tượng nuôi, có nhiều công trình nghiên cứu về đặc tính sinh học sinh sản và dinh dưỡng của các loài thuộc họ cá này [5]-[7]. Trong số đó, cá Dảnh Nam Bộ Puntioplites proctozysron thuộc loài có kích thước trung bình là đối tượng cá kinh tế, chất lượng thịt ngon được người tiêu dùng ưa thích, đang trở thành loài cá nuôi mới quan trọng ở vùng Đông Nam Bộ, hiện đang giảm sút số lượng do khai thác thường xuyên [2]. Đến nay chưa có nghiên cứu về đặc tính sinh học và dinh dưỡng của loài cá này. Trong những năm gần đây, do nhiều tác động của con người như hoạt động công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khai thác cát, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đi vào hồ ngày càng gia tăng làm cho nguồn nước hồ bị ô nhiễm [8] có ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn lợi cá, trong đó có cá Dảnh Nam Bộ. Vì vậy, mục đích nghiên cứu tương quan chiều dài và trọng lượng về đặc tính dinh dưỡng cá Dảnh Nam Bộ ở hồ Dầu Tiếng không những làm cơ sở dữ liệu góp phần cho việc nuôi và định hướng sinh sản nhân tạo, mà còn phục hồi và phát triển loài cá kinh tế này là cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thời gian và địa điểm thu mẫu cá Mẫu cá được thu thập trong thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 11/2020 tại 10 vị trí ở Hồ Dầu Tiếng thuộc xã Định Hiệp, xã Minh Hòa và thị trấn Dầu Tiếng của huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, được ký hiệu: DT1, DT2, DT3, DT4, DT5, DT6, DT7, DT8, DT9, DT10 (Hình 1). Tại mỗi vị trí thu từ 15 - 30 mẫu. Tổng số mẫu cá thu và phân tích là 244 mẫu. Mẫu cá thu trực tiếp cùng ngư dân chuyên làm nghề đánh bắt cá bằng các loại ngư cụ (lưới cước, câu giăng, bộ kích xung điện, chài, dớn), kết hợp mua mẫu ở các chợ (chợ thị trấn Dầu Tiếng, Minh Hòa và Định Hiệp) và một điểm thu mua cá tại hồ Dầu Tiếng. Mẫu cá được chụp ảnh khi còn tươi, đo chiều dài (cm) và trọng lượng cá (g), sau đó được bảo quản trong dung dịch formaline 10%. Hình 1. Sơ đồ vị trí thu mẫu cá hồ Dầu Tiếng (Chú thích ký hiệu: thị trấn Dầu Tiếng: DT1, DT2, DT3; xã Định Hiệp: DT4, DT5, DT6, DT7; xã Minh Hòa: DT8, DT9, DT10); (Nguồn: Nhóm tác giả thiết kế, 2019) 186 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 226(14): 185 - 190 2.2. Phân tích trong phòng thí nghiệm - Cá được mô tả và định loại bằng hình thái ngoài dựa vào tài liệu Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) [9], sắp xếp theo hệ thống phân loại cá của Eschmeyer (2005) [10], Eschmeyer’s catalog of fishes 2020 [11], Kottelat (2001) [12], Rainboth (1996) [13]. - Mối quan hệ giữa chiều dài tổng (Lt) và trọng lượng (W) cá theo công thức W = a*Lb theo Pauly (1990) [14]. Hằng số tỷ lệ a và hệ số tăng trưởng b được xác định bằng phương pháp hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất. - Chiều dài tổng (Lt) là khoảng cách được xác định theo đường thẳng từ mút đầu đến cuối vây đuôi theo Pravdin (1973) [15]. - Xác định tỉ lệ chiều dài ruột (Li) và chiều dài tổng (Lt) của cá theo công thức của Nikolski 퐿𝑖 (1963) [16]: RLG = . 퐿푡 - Phương pháp nghiên cứu thức ăn của cá theo Biswas (1993) [17]. Mổ cá cân và đo chiều dài ống tiêu hóa, đánh số thứ tự, ngâm trong dung dịch formaline 10%. Sau đó tiến hành phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa theo phương pháp tần số xuất hiện, phương pháp đếm - điểm kết hợp với tần số xuất hiện của Biswas (1973) [17]. Thành phần thực vật nổi và động vật nổi được định danh đến giống theo tài liệu của Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007) [18], Nguyễn Văn Khôi (1994) [19] và Akihito Shirota (1966) [20]. Cường độ bắt mồi của cá dựa vào độ no theo thang 5 bậc từ 0 - 4 của Nikolski (1963) [16]. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Mô tả hình thái và phân loại Cá Dảnh Nam Bộ Puntioplites protozysron Bleeker, 1865 Synonym: Puntioplites protozysron. Chevey, 1932, Trav. L' Inst. Oceanoop, Indochina, 12 (Thailan, Campuchia, nam Việt Nam) Type: Puntius (Puntius) protozysron Bleeker, 1865 - Tên tiếng Việt: cá Dảnh, cá Dảnh Nam Bộ; Tên tiếng anh: Muvarica (Hình 2). Mô tả: Lt = 6,0 – 17,5 cm. L0 = 4,0 – 15,0 cm. D: III, 8; A: III, 5; V: II, 8; P: I, 15. LI: 30-34. Vẩy dọc cán đuôi 8, vẩy quanh cán đuôi 18. L0 = 1,5 – 2,6 H = 3,2 – 3,8T; T = 2,3 – 3,5Ot; O = 2,2OO; H = 3,9h. Thân dẹp bên nhô cao ở giữa. Mõm tù. Miệng nhỏ ở đầu mõm. Cá không có râu. Vẩy lớn. Đường bên gần thẳng, chạy giữa thân. Vây lưng cao, khởi điểm sau vây bụng. Tia đơn đầu tiên của vây hóa xương, trên có răng cưa, dài bằng chiều dài đầu. Vây đuôi xẻ sâu, hai thùy bằng nhau. Toàn thân trắng bạc, viền lưng hơi xám. Các vây màu trắng. Hình 2. Puntioplites protozysron Bleeker, 1865 - Trong nước: Phân bố ở Nam bộ, chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và hồ Dầu Tiếng. Thế giới: Phân bố ở Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Thái Lan và Campuchia [9]-[13]. 3.2. Độ no của cá Dảnh Nam Bộ theo nhóm chiều dài Tuỳ theo kích thước, trọng lượng cá, thành phần thức ăn và cường độ bắt mồi mà độ no trong dạ dày và ruột cá có sự biến đổi ở các bậc (bảng 1). 187 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 226(14): 185 - 190 Bảng 1. Độ no của cá Dảnh Nam Bộ theo nhóm chiều dài Nhóm Độ no (theo bậc) chiều dài 0 1 2 3 4 N % (cm) n % n % n % n % n % 6,0-10,0 0 0,00 5 2,38 16 7,61 20 9,52 7 3,33 48 22,85 10,5-13,0 0 0,00 9 4,28 12 5,71 21 10,0 10 4,76 52 24,76 13,5-14,0 3 1,42 13 6,19 15 7,14 19 9,04 11 5,23 61 29,04 14,5-17,5 4 1,90 9 4,28 11 5,23 17 8,09 8 3,80 49 23,33 Tổng 7 3,33 36 17,14 54 25,71 77 36,66 36 17,14 210 100 Kết quả bảng 1 cho thấy, độ no của cá Dảnh có sự thay đổi theo các nhóm chiều dài. Ở nhóm chiều dài 6,0-10,0 cm; 10,5-13,0 cm không thay đổi ở bậc 0. Ở bậc 1, thức ăn trong dạ dày rất ít chiếm từ 1,42% đến 6,19%, sau đó tăng dần ở bậc 2 (7,61%) và bậc 3 (9,52%); tỷ lệ này tăng dần là ở nhóm cá có chiều dài 6,0-10,0 cm là 9,52% và 10,5-13,0 cm là 10,00%. Chứng tỏ cá Dảnh Nam Bộ tích cực bắt mồi (thể hiện rõ nhất ở các tháng 5, 6 và 7), ở nhóm chiều dài này cơ thể cá đang tích lũy chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng và phát triển mạnh. Độ no bậc 4 giảm dần ở nhóm cá có chiều dài 14,5-17,5 cm là (3,80%), thể hiện rõ nhất ở các tháng 12 và tháng 1, tháng 2. Cường độ bắt mồi và độ no của cá cũng liên quan đến yếu tố thời tiết, môi trường nước và nguồn thức ăn trong thủy vực. 3.3. Sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Kết quả phân tích 244 mẫu cá cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá Dảnh Nam Bộ qua các tháng có sự thay đổi và khác nhau (bảng 2). Hệ số tăng trưởng trung bình 2,758; nhỏ nhất là 2,483 và lớn nhất là 3,014. Hệ số tăng trưởng vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 dao động từ 2,751 đến 2,991 và mùa khô từ 2,433 đến 2,615 (từ tháng 11 đến tháng 4), với mức ý nghĩa α < 0,05. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Dảnh có dạng phương trình: W = 0,0221L2,904 với hệ số tương quan khá chặt chẽ R2 = 0,9426 (Hình 3). Bảng 2. Sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Chiều dài tổng Tham số hồi quy Tháng Cỡ mẫu (n) R2 Lmin Lmax a b 6/2019 30 6,0 12,0 0,1208 2,401 0,821 7/2019 26 8,5 13,5 0,0281 2,6951 0,8662 10/2019 29 10,5 14,8 0,0274 2,7503 0,9182 12/2019 20 10,9 13,6 0,1099 2,6310 0,9236 02/2020 25 7,3 11,8 0,1125 2,4811 0,8445 4/2020 22 8,7 12,4 0,1022 2,6040 0,8763 7/2020 20 9,3 13,7 0,0385 2,9108 0,9228 8/2020 24 11,5 14,3 0,0244 2,9722 0,9860 10/2020 27 12,2 16,7 0,0229 3,0255 0,9452 11/2020 21 13,0 17,5 0,0231 3,0128 0,8763 3.4. Tương quan chiều dài ruột (Li) và chiều dài tổng (Lt) Dựa vào cường độ bắt mồi của cá, chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng của 244 mẫu cá đã khảo sát có sự khác nhau. Kết quả bảng 3 cho thấy chỉ số RLG (Relative length of the gut) thấp nhất là 1,484, cao nhất là 2,98 và trung bình là 2,021. Những loài cá ăn tạp có giá trị RLG = 1-3, cá ăn thiên về thực vật sẽ có giá trị RLG ≥ 3 [16], [21]. Với giá trị RLG trung bình 2,021 có thể thấy cá Dảnh Nam Bộ thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về thực vật. Theo Biswas (1993) [17], các cá thể trong cùng một loài thì chỉ số RLG cũng khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của cá. Theo Smith (1991) [22], chiều dài ruột của cá phụ thuộc vào tuổi và loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột gia tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần thức ăn của cá. Mặt khác trọng lượng của ruột tăng theo chiều dài ruột và lượng thức ăn trong ruột. 188 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 226(14): 185 - 190 Bảng 3. Tương quan chiều dài ruột và chiều dài tổng cá Dảnh Chỉ tiêu đo Trung bình Min Max Chiều dài tổng Lt (cm) 12,7 6,0 17,5 Chiều dài ruột Li (cm) 25,26 14,2 38,6 ℎ𝑖ề à𝑖 ộ푡 (퐿𝑖) RLG = 2,021 1,484 2,98 ℎ𝑖ề à𝑖 푡ổ푛𝑔 (퐿푡) 3.5. Phổ dinh dưỡng của cá Dảnh Nam Bộ Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày và ruột cá đã xác định phổ thức ăn của cá Dảnh Nam Bộ bao gồm 6 loại: Các loại tảo (tảo silic, tảo lam, tảo lục); giáp xác nhỏ, giun; mảnh vụn hữu cơ; vỏ cây mục; côn trùng nước. Thành phần các loại thức ăn này thay đổi theo mùa và cường độ bắt mồi của cá. Trong đó, các loài tảo thấy xuất hiện trong ống tiêu hóa nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 59,72% tiếp theo là mảnh vụn hữu cơ (32,96%), tiếp đến là các loài giáp xác nhỏ, giun, côn trùng nước và vỏ cây mục (bảng 4). Bảng 4. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Dảnh Nam Bộ Loại thức ăn Mùa mưa (%) Mùa khô (%) Các loại tảo (silic, lam, lục) 58,36 61,09 Mảnh vụn hữu cơ 32,60 33,33 Giáp xác 2,63 1,64 Giun 2,81 1,77 Côn trùng nước 2,75 1,35 Vỏ cây mục 0,85 0,82 Hình 3. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá 4. Kết luận Kết quả phân tích 244 mẫu cá trong các đợt thu mẫu từ tháng 6/2019 đến tháng 11/2020, cá Dảnh Nam Bộ là loài ăn tạp thiên về thực vật. Hệ số tương quan chiều dài ruột và chiều dài tổng (RLG) trung bình của cá Dảnh Nam Bộ là 2,021. Hệ số này biến động theo sự gia tăng chiều dài và trọng lượng của cơ thể cá. Hệ số LRG nhỏ nhất là 1,484 và lớn nhất là 2,98. Tương quan chiều dài và trọng lượng cá Dảnh Nam Bộ thể hiện bởi phương trình W = 0,0221L2,904 với hệ số tương quan khá chặt chẽ R2 = 0,9426. Hệ số tăng trưởng trung bình của cá Dảnh Nam Bộ là 2,758; nhỏ nhất là 2,483 và cao nhất là 3,014 (hệ số này thay đổi theo mùa mưa và mùa khô). Độ no của cá Dảnh Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất ở bậc 2 và 3 lần lượt là 9,52% và 10,00%. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Dảnh Nam Bộ gồm có 6 loại thức ăn là: Giáp xác, giun, các loài tảo, mảnh vụn hữu cơ, vỏ cây mục và côn trùng nước. Trong đó, các loài tảo và mảnh vụn hữu cơ là loại thức ăn chiếm tỉ lệ cao trong phổ dinh dưỡng của cá. 189 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 226(14): 185 - 190 Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Thủ Dầu Một. Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn những đóng góp và chỉnh sửa của Ban biên tập và Quý phản biện. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] WorldBank, Dau Tieng irrigation project, 8239, 1989. [2] M. T. Nguyen, “Diversity of fish species composition in the ecosystem of Dau Tieng reservoirs Binh Duong province,” Vietnam Journal of Agriculture and Rural Development - Ministry of Agriculture and Rural Development (ISSN 1859-4581), no. 405 (2), pp. 98-108, March 2021. [3] V. N. Q. Huynh and B. L. Do, “An assessment of Phytoplankton of Dau Tieng irrigation system in 2012,” The 5th National Scientific Conference on Ecology and Biological resources, 2013, pp. 217-222. [4] V. H. Nguyen, V. B. Vo, H. D. Nguyen, D. D. Hoang, T. T. Nguyen, and H. Y. Le, Fauna of Vietnam – Fresh water fishe: part II, Cypriniformes. Science and Technology Publisher, Hanoi, 2002. [5] M. T. Nguyen, “Study of nutritional charateristics mud carb Cirrhinus moltitorella Cuvier & Valenciennes, 1842 in Ba river, Phu Yen province,” Vietnam Journal of Agriculture and Rural Development - Ministry of Agriculture and Rural Development (ISSN 1859-4581), no. 380(5), pp. 93-97, March 2020. [6] M. T. Nguyen, V. H. Nguyen, “Preliminrary data of biogical characteristics of the bream Osteochilus hasselti Valenciennes, 1842 in Ba river hydroelectric lake,” in Proceedings of the first conference on ichthyology in Viet Nam, September 2019, pp. 274-280. [7] P. N. Nguyen and D. N. Le, “Some of characteristics reproductive biology of the (Cyprinus centralus Nguyen & Mai, 1994),” in Proceedings of the national workshop on research and technologies applied in aquaculture, 2005, pp. 339-348. [8] T. V. H. Nguyen, T. Satoshi, V. M. H. Nguyen, and T. D. P. Phan, “Natural and anthropogenic factors affecting seasonal variation of water quality in Dau Tieng reservoir, Vietnam,” Environmental Engineering Research, vol. 44, pp. 24-30, 2007. [9] V. H. Nguyen and S. V. Ngo, Vietnamese freshwater fish: Volume 1, Cyprinidae familia. Agriculture Publisher, Hanoi, 2001. [10] W. T. Eschmeyer, Catalogue of life, Pulished by Calofornia Academy of Sciences, San Francisco, 2005. [11] The California Academy of Sciences, “Eschmeyer’s catalog of fishes 2020”, Species of Fishes by Family/Subfamily, Update of from Nov.2, 2020. [12] M. Kottelat, Freshwater fishes of the Northern Vietnam, Environment and Social Development, Sector Unit East Asia and Pacific Region, The World Bank, 2001, pp. 1-123. [13] W. J. Rainboth, Fishes of the Cambodian Mekong, Food and Agriculture Organization of the United nations, Rome, p. 263, 1996. [14] D. Pauly, “Length-converted catch curves and the seasonal growth of fishes,” Fishbyte, vol. 8, no. 3, pp. 33-38, 1990. [15] I. F. Pravdin, Guide on Fish Study (Pishch. Prom-st', Moscow, 1966),” Science and Technology Publisher (in Russian), Hanoi, p. 260, 1973 (translated by Nguyen Thi Minh Giang). [16] G. V. Nikolski, Ecology of fishes, Acedemic press, London, 1963. [17] S. P. Biswas, Manual of Methodl in Fish Biology, South Asian Publisheres, Pvt. Ltd., New Delhi, International Book Co., Abseco Hilands, N. J. India, 1993. [18] N. T. Dang and T. H. Ho, Aquatic basis. Natural Science and Technology Publisher, Hanoi, 2007. [19] V. K. Nguyen, Flippers subclass (Copepoda), northern Gulf. Science and Technology Publisher, Hanoi, 1994. [20] A. Shirota, The plankton of South Vietnam- Fresh water and Marine Plankton, Overseas Technical Cooperation Agency, Japan, p. 462, 1966. [21] B. L. Nguyen, T. D. T. Tran, T. V. Nguyen, and U. N. Vu, “Research on nutritional characteristics of catfish (Plotosus canius Hamilton, 1822),” Can Tho University Journal of Science (ISSN 2615-9422), vol. 15a, pp. 198-206, 2010. [22] L. S. Smith, Introduction to fish physiology, Argent laboratories, p. 352, 1991. 190 Email: jst@tnu.edu.vn