Liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông sản tại vùng Tây Nguyên – kết quả từ một cuộc khảo sát

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 4250
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông sản tại vùng Tây Nguyên – kết quả từ một cuộc khảo sát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflien_ket_kinh_te_giua_nong_dan_va_doanh_nghiep_trong_san_xua.pdf

Nội dung text: Liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông sản tại vùng Tây Nguyên – kết quả từ một cuộc khảo sát

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT NÔNG SẢN TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN – KẾT QUẢ TỪ MỘT CUỘC KHẢO SÁT ECONOMIC LINKS BETWEEN FARMERS AND BUSINESS IN AGRICULTURAL PRODUCTION IN CENTRAL HIGHLANDS - RESULTS FROM A SURVEY GS.TS. Nguyễn Trường Sơn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng sonnt@due.edu.vn TÓM TẮT Liên kết là giải pháp tổ chức sản xuất quan trọng nhằm giúp nông dân và các đối tác khai thác tối đa thế mạnh và hỗ trợ lẫn nhau, từ đó nâng cao giá trị nông sản. Tại Tây Nguyên, quan hệ liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp phát triển. Bài viết thông qua một mẫu điều tra có quy mô hơn 500 phần tử, đã đi sâu phân tích nhằm làm rõ bản chất, những ưu điểm và hạn chế trong liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp. Từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm giải quyết vấn đề này. Từ khóa: Liên kết, chuỗi giá trị, nông sản, doanh nghiệp, nông dân, Tây Nguyên ABSTRACT Economic link is a solution important producer organizations to help farmers and partners maximize strengths and support each other, thereby enhancing the value of agricultural products. At Highland, linking relations between farmers and enterprises is still limited, yet support for farmers and business development. Article through a sample size of more than 500 elements, went deep analysis to clarify the nature, advantages and limitations of economic linkages between farmers and enterprises. Since then made some suggestions to solve this problem. Key Words: Link, value chains, agricultural products, businesses, farmers, Highlands 1. Đặt vấn đề Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác giữa hai hay nhiều chủ thể trong hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho các bên tham gia. Mục tiêu của liên kết kinh tế là nhằm phát huy các lợi thế, bù đắp các hạn chế/thiếu hụt của các bên thông qua việc phối hợp hoạt động giữa các đối tác (5). Trong sản xuất nông nghiệp, liên kết kinh tế có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau; liên kết ngang giữa các hộ nông dân nhằm tăng năng lực sản xuất của từng hộ nông dân; liên kết dọc (theo chuỗi giá trị) nhằm kết nối và tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng, hợp lý hóa việc phân phối lợi ích giữa các chủ thể qua đó làm tăng giá trị nông sản và tăng giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp. Trong liên kết dọc, hình thức liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua hợp đồng kinh tế được xem là hình thức quan trọng và có ý nghĩa nhất. Về bản chất đây là hình thức liên kết thong qua hợp đồng giữa một bên là người nông dân hoặc các tổ chức của nông dân, một bên là các doanh nghiệp cung ứng, thu mua hoặc tiêu thụ nông sản (3). Đây là hình thức liên kết quan trọng và ý nghĩa nhất trong hệ thống liên kết nông nghiệp. Tại các tỉnh Vùng Tây Nguyên, các quan hệ liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp đã hình thành và phát huy tác dụng tích cực trong sự phát triển nông nghiệp của Vùng. Tuy nhiên cho đến nay liên kết kinh tế vẫn rất yếu, tiến triển rất chậm, còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; qui mô thực hiện còn nhỏ, chất lượng liên kết không cao, thiếu bền vững; tranh chấp hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân diễn ra rất gay gắt, phức tạp; tình trạng vi phạm hợp đồng từ cả hai phía doanh nghiệp lẫn nông dân ký kết hợp đồng rất phổ biến, sự phát triển của quan hệ liên kết này đang có xu hướng chững lại và sa sút rõ rệt, ngoài mong đợi của toàn xã hội. 99
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Liên kết kinh tế chưa thực sự phát huy được tác động tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, diện tích và sản lượng nông sản xuất khẩu của Tây Nguyên (chủ yếu là cà phê, hồ tiêu, cao su ) liên tục tăng, tuy nhiên giá trị gia tăng tạo ra được vẫn rất thấp. Tình trạng thiếu tổ chức trong sản xuất, cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua, đẩy hết rủi ro cho người nông dân đang làm cho sản xuất và xuất khẩu nông sản vùng Tây Nguyên phát triển thiếu bền vững. Thực trạng trên đây của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân đặt ra vấn đề thực tiễn: Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đang diễn ra như thế nào? Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của liên kết là gì? Làm thế nào để liên kết thực sự là một hình thức tổ chức mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân và sản xuất nông nghiệp? là những vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để tìm thấy câu trả lời (1). 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Để đánh giá được thực trạng của liên kết trong nông nghiệp giữa nông dân và doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều tiêu thức đánh giá khác nhau. Trong nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các tiêu thức đánh giá chủ yếu phản ánh bản chất, mức độ và các ràng buộc trong các quan hệ liên kết như: mức độ phổ biến của liên kết, các nội dung thực hiện liên kết, trình độ thiết lập các ràng buộc và thỏa thuận trong các hợp đồng liên kết cũng như mức độ thực hiện các cam kết đó. Để thực hiện mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu nói trên, nghiên cứu này sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, dữ liệu thu thập thông qua một mẫu điều tra các hộ nông dân, các doanh nghiệp đã thực hiện các quan hệ liên kết trong việc sản xuất các nông sản xuất khẩu chủ lực của vùng Tây Nguyên như: cà phê, hồ tiêu, cao su. Các chỉ tiêu phân tích thể hiện nhu cầu và khả năng sẵn sàng của việc tham gia liên kết, quy mô liên kết, lĩnh vực liên kết, hình thức cấu trúc tổ chức, qui tắc ràng buộc và quản trị thực hiện, các nguyên nhân hạn chế phát triển liên kết từ phía các tác nhân tham gia liên kết Mẫu điều tra với kích thước 500 phần tử, được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Quy mô và kết cấu mẫu điều tra thể hiện trên bảng 1. Bảng 1. Mẫu điều tra liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân tại Tây Nguyên Nguồn (1) 3. Kết quả nghiên cứu và bình luận Với mẫu điều tra như ở trên, sau khi tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu thông qua các bảng câu hỏi dành các đối tượng là hộ nông dân, doanh nghiệp, các ngân hàng, kết quả xử lý và phân tích dữ liệu như sau: 100
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3.1. Về nhu cầu và nhận thức về liên kết Biểu đồ 1: Nhu cầu liên kết của nông dân vùng Tây Nguyên Nguồn:(1) Kết quả điều tra cho thấy: Hơn 70% số nông dân được hỏi đều có nhu cầu liên kết, điều này chứng tỏ nhu cầu liên kết của nông dân rất cao. Số không có nhu cầu, kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng phần lớn họ chưa hiểu được bản chất và tầm quan trọng của liên kết, hoặc chưa tin tưởng vào sự liên kết và cho rằng tự làm tốt hơn. Về nhận thức liên kết: Đối với các doanh nghiệp, các cuộc phỏng vấn sâu của chúng tôi cũng cho thấy mức độ nhận thức của họ về bản chất của mối quan hệ liên kết này chưa cao. Nhiều doanh nghiệp cho rằng họ có nhu cầu liên kết chặt chẽ với người sản xuất (nông dân) để có nguồn hàng ổn định, nhưng cũng không ít doanh nghiệp (35%) cho rằng họ đang thực hiện “chính sách xã hội” đối với nông dân khi thực hiện liên kết. Còn đối với nông dân, những người sản xuất – với tâm lý tiểu nông và trình độ văn hóa còn hạn chế, nhận thức của họ còn khá đơn giản về quan hệ liên kết. Nhiều người trong số họ cho rằng họ đang nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua liên kết với doanh nghiệp. Họ là người phải được “hưởng lợi” trong mối quan hệ này, vì thế họ chỉ “liên kết” khi có lợi và sẵn sàng phá vỡ liên kết khi thấy các mối lợi khác lớn hơn. Cả hai tâm lý “thực hiện chính sách xã hội” và “sự hỗ trợ của Nhà nước” đều hoàn toàn chưa đúng với bản chất liên kết và là nguồn gốc cho sự miển cưỡng hoặc thiếu sự cam kết, cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro khi tham gia liên kết. Về nguồn lực của các tác nhân tham gia liên kết: hơn 60% nông dân có nhu cầu liên kết đều thuộc diện nghèo và cận nghèo, mặc dù có nhu cầu, tuy nhiên họ chưa sẵn sàng về nguồn lực, tâm thế và ý thức để tuân thủ các ràng buộc về liên kết. Về phía các doanh nghiệp, phần lớn đều có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính, công nghệ kỹ thuật chưa cao. Chính điều này đã làm giảm khả năng chuyển hóa nhu cầu liên kết trở thành cầu liên kết thực tế và từ đó không tạo được các điều kiện cần và đủ trong nội dung tạo lập, phát triển quan hệ liên kết theo nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp. Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù nhu cầu liên kết là khá lớn cả về phía doanh nghiệp và người dân, tuy nhiên nhận thức và sự sẵn sàng cho việc liên kết chưa đầy đủ, điều này hàm chứa ngay từ đầu những nguyên nhân làm cho việc liên kết khó thành công, mang lại hiệu quả tốt hơn cho cả hai. 3.2. Về nội dung liên kết Liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp có thể diễn ra dưới nhiều nội dung và hình thức khác nhau, kết quả điều tra tại Tây Nguyên cho thấy các nội dung liên kết phổ biến như sau: - Liên kết về việc cung cấp vốn, vật tư đầu vào – mua lại nông sản. Xét về bản chất, có thể xem đây là hình thức “hợp đồng sản xuất”. Doanh nghiệp sẽ đầu tư cho nông dân ngay từ đầu vụ và mua nông sản theo hợp đồng đã ký với nông dân vào cuối mùa vu.̣ Nhìn chung đầu tư vốn cho nông dân là xu hướng phổ biến trong các hợp đồng liên kết. Tuy nhiên sự khác 101
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 biệt về giá trị và mức độ đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu của sản xuất từng cây con, tính bức thiết của nhu cầu nguyên liệu và khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Đến lượt nó, khả năng thu hồi nợ lại phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế của nông dân. Đầu tư cung ứng vốn, vật tư đầu vào cho nông dân là hình thức thể hiện tính ưu việt nổi trội trong liên kết theo hợp đồng Nông dân – Doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện hình thức liên kết này đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy mô tương đối lớn, năng lực tài chính mạnh, khả năng quản lý đầu tư tốt; về phía nông dân bên cạnh quy mô lớn là trình độ và kỹ năng sản xuất, tạo được sự tin tưởng của các doanh nghiệp bỏ vốn Những điều kiện này chưa phù hợp lắm với thực tiễn tại các tỉnh Tây Nguyên do vậy số lượng tham gia rất ít. Kết quả khảo sát theo mẫu điều tra chỉ có 5% nông dân tham gia được vào các quan hệ liên kết này. Trong đó, cơ cấu đầu tư cho hộ nông dân bình quân có 22% giá trị là tiền mặt, phần còn lại là vật tư. Tính chất kinh doanh về vật tư của doanh nghiệp trong các hợp đồng liên kết vượt trội tính chất đâu tư vốn. Kết quả điều tra cũng cho thấy, mặc dù tỷ trọng vật tư và đầu vào trong các hợp đồng lớn, tuy nhiên các bên liên kết chưa giải quyết thấu đáo các vấn đề: giá vật tư theo thời điểm, số lượng cung ứng, chất lượng vật tư, điều kiện thu mua nông sản điều này tiềm ẩn những nguy cơ lớn trong việc không tuân thủ các điều kiện hợp đồng. - Hình thứ c bán vâṭ tư - mua laị nông sản hàng hóa. Về bản chất, đây là hình thức “bao tiêu sản phẩm”, doanh nghiệp có thể bán các vật tư, công cu ̣ sản xuất cho người nông dân dưới nhiều hình thức như bán trả tiền ngay, bán đến cuối vụ mới chịu trả. Tương tư ̣ như hình thứ c ứ ng trướ c vốn, vâṭ tư thì doanh nghiêp̣ se ̃ chiụ trách nhiêṃ về đầu ra cho sản phẩm. Nhờ hình thứ c này mà nông dân có điều kiện vật chất tốt hơn để tiến hành sản xuất và an tâm về đầu ra cho sản phẩm của mình. Đồng thời giúp doanh nghiệp không phải lo lắng về nguồn nguyên liệu đầu vào. Kết quả thu thâp̣ đươc̣ cũng chỉ có 25.2% hộ nông dân trả lời có tham gia hình thức liên kết này và 7.6% người dân đánh giá kiểu liên kết này là “Rất hiệu quả”. Hạn chế của hình thứ c này theo như đánh giá là xuất phát từ phía doanh nghiêp̣ trong viêc̣ ép giá hàng nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp không đảm bảo chất lượng cho nông dân. - Hình thức trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đây là hình thức “Hợp đồng tiêu thụ nông sản”. Các bên tham gia thực hiện ký kết ngay từ đầu vụ, tức là ngay khi người nông dân bắt tay vào sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 34,1% nông hộ tham gia liên kết với hình thức doanh nghiệp tiêu thụ trực tiếp nông sản người nông dân sản xuất ra. Trong đó có 10,13% hộ đánh giá liên kết ở mức “Hiệu quả trở lên”. Qua đó cho thấy rằng các hộ nông dân rất quan tâm đến hình thức liên kết này vì lâu nay, việc tiêu thụ nông sản được thực hiện dưới nhiều hình thức: Nông dân đem bán tự do ngoài thị trường, chợ; tư thương đứng ra thu mua trực tiếp với người sản xuất hoặc thông qua nhóm, tổ hợp tác. Bây giờ, người nông dân không phải lo về khâu tiêu thụ vì đã có doanh nghiệp trực tiếp thu mua. - Hình thức Liên kết sản xuất. Đây là hình thức hợp đồng bậc cao giữa doanh nghiệp và nông dân. Nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, sau đó người nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại cho doanh nghiệp. Với kiểu liên kết này, doanh nghiệp sẽ bắt tay với người nông dân, cùng nông dân chia sẻ những khó khăn trong quá trình sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy nông dân rất quan tâm đến hình thức liên kết này và trên 50% người được phỏng vấn đánh giá rằng khi tham gia vào liên kết này sẽ mức hiệu quả cao. Tuy nhiên trên thực tế chưa đến 1.8% nông dân trong mẫu điều tra thực hiện được các hợp đồng liên kết kiểu này. Nguyên 102
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nhân cơ bản do thủ tục về đất đai, và do trình độ văn hóa và sự hiểu biết về hợp đồng của người nông dân còn thấp, họ rất lúng túng trong việc đem quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh. 3.3. Phân tích các ràng buộc trong hợp đồng liên kết Liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp dù diễn ra trên nội dung nào cũng cần được thực hiện thông qua các hợp đồng, thể hiện sự thỏa thuận và thống nhất về các rang buộc giữa các bên. Tính chất rõ ràng, minh bạch và khả thi trong các điều khoản ràng buộc, mức độ cam kết thực hiện, các chế tài xử lý khi vi phạm các thỏa thuận sẽ quyết định chất lượng của các liên kết. Kết quả khảo sát về các ràng buộc hợp đồng liên kết tại Tây Nguyên có thể rút ra những nhận xét sau: - Ràng buộc về thời hạn hợp đồng. Các quan hệ liên kết giữa nông dân doanh nghiệp phần lớn đều ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận từ đầu vụ sản xuất và thường là hợp đồng ngắn hạn kết thúc cuối vụ. Kết quả khảo sát cho thấy chưa có một hợp đồng liên kết dài hạn theo chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Thời hạn hợp đồng quá ngắn, mang tính thời vụ nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, chưa tạo điều kiện cho các bên tham gia liên kết yên tâm đầu tư sản xuất hoặc thực hiện việc đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng Thời hạn hợp đồng ngắn cũng chưa đủ tạo động lực cho hai bên phát triển sâu, có tính chiến lược nhằm khai thác lợi thế của liên kết. - Ràng buộc về số lượng. Tất cả các hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân đều qui định rõ chỉ tiêu sản lượng mà hai bên cam kết mua bán cho nhau khi đến vụ thu hoạch. Sản lượng này được thỏa thuận trên cơ sở diện tích, năng suất cây trồng hoặc số con giống và khả năng tăng trưởng của vật nuôi. Một số doanh nghiệp còn có cả điều khoản bao tiêu toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra. Kết quả điều tra cho thấy cả về phía nông dân lẫn phía doanh nghiệp đều cho rằng mặc dù đã có những điều khoản này, tuy nhiên trên thực tế thường xuyên bị vi phạm. Chất lượng tuân thủ điều khoản hợp đồng không cao. Thực tiễn cho thấy các điều khoản ràng buộc về sản lượng không có độ chính xác cao vì bị chi phối bởi thời tiết, năng suất cây trồng và rất nhiều yếu tố khác nên nó chỉ có ý nghĩa định hướng. - Ràng buộc về chất lượng. Gần như mọi hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân đều qui định rõ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và đa số hộ nông dân cho rằng tiêu chuẩn chất lượng qui định phù hợp với khả năng thực hiện của nông dân (77,1%). Nhìn chung các rang buộc về chất lượng còn khá đơn giản, việc tuân thủ chưa trở nên phức tạp. Tuy nhiên, chính việc ít chú trọng các chỉ tiêu chất lượng trong ký kết và trong tổ chức thực hiện đã làm mờ nhạt đi một ưu thế nổi bật của liên kết là thông qua sự hỗ trợ và kiểm soát lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng nông sản. Điều này giải thích một thực tế là mặc dù các loại nông sản xuất khẩu của Tây Nguyên liên tục tăng, tuy nhiên giá trị gia tăng tăng tạo ra tăng lên không đáng kể. - Ràng buộc về giá. Ràng buộc về giá cả được xem là yếu tố nhạy cảm, dễ vi phạm nhất cả về phía doanh nghiệp lẫn người nông dân khi có sự biến động về giá trên thị trường. Các hình thức giá thường được thực hiện trong các cam kết khá đa dạng, bao gồm: hình thức giá cố định (57,7%); hình thức có giá sàn bảo hiểm (18%); hình thức giá hoàn toàn theo thời điểm lúc nhập hàng (23,7%). Nhìn chung các hình thức giá này đều dành ưu thế cho nông dân, doanh nghiệp vì mục tiêu thu mua đủ sản lượng đã gánh chịu nhiều rủi ro hơn. Trên thực tế, kết quả điều tra cũng cho thấy, mặc dù có nhiều lợi thế tuy nhiên số vụ vi phạm hợp đồng về rang buộc giá cả chiếm tỷ trọng khá lớn (70% số doanh nghiệp được hỏi). Chủ yếu 103
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 do nông dân tự phá vỡ hợp đồng khi sự biến động giá mang lại lợi ích cho họ. Đây cũng là nguyên nhân lớn khiến các doanh nghiệp không mặn mà với liên kết. Riêng phương thức định giá theo thời điểm tuy ít xảy ra tranh chấp, tuy nhiên lại có nhược điểm là tính ràng buộc của hợp đồng về mặt pháp lý không cao nên các bên hợp đồng dễ dàng phá bỏ hợp đồng một khi không thống nhất được giá mua bán. - Ràng buộc về xử lý rủi ro. Điều bất ngờ nhất là phần lớn các hợp đồng đều không qui định việc xử lý rủi ro cho cả hai bên, ngoại trừ những doanh nghiệp có qui định giá sàn trong hợp đồng nhằm giảm thiểu rủi ro về giá cho nông dân. Kết quả điều tra cho thấy mới chỉ có 14,2 % số hộ cho biết doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ cho nông dân khi bị thiên tai, dịch bệnh, mất mùa; số còn lại không có chế độ này cho nông dân. Những hình thức hỗ trợ thường được các doanh nghiệp áp dụng như: gia hạn nợ cho nông dân, hỗ trợ giá giống cho vụ tiếp theo, xóa nợ cho những nông dân không có khả năng thanh toán nợ. Nhìn chung việc thực hiện nguyên tắc chia xẽ rủi ro chưa được thực hiện tốt ở các hợp đồng liên kết ở nước ta. Vì vậy đây cũng là nguyên nhân làm cho phương thức hợp đồng thiếu tính bền vững và hiệu quả cho cả doanh nghiệp và nông dân. - Ràng buộc về xử lý tranh chấp. Hầu hết các trường hợp hợp đồng đều qui định việc xử lý tranh chấp tại tòa án huyện theo đúng pháp luật về hợp đồng dân sự. Vấn đề là việc thực thi điều khoản nầy trên thực tế là hết sức khó khăn. Thực trạng thực thi pháp luật trong hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp ở Tây Nguyên là rất kém hiệu lực. Khi tranh chấp hợp đồng xảy ra không có ai phân xử vì cả doanh nghiệp lẫn nông dân không có ai nghĩ đến chuyện đưa nhau ra tòa án. Người nông dân do tâm lý ngại ngần; còn doanh nghiệp theo đuổi các vụ kiện đối với từng hộ nông dân là một điều hết sức “ngán ngẩm”, vì khả năng thu hồi nợ rất thấp. Thực tiễn cho thấy xử lý tranh chấp là khâu yếu nhất của việc thực hiện hợp đồng hiện nay do qui định của pháp luật chưa cho phép chính quyền cấp xã có quyền hạn xử lý tranh chấp hợp đồng, còn việc xử lý theo pháp luật là việc doanh nghiệp và cả nông dân chưa quen cũng như không nghĩ tới. Tình hình đó làm cho hiệu lực của hợp đồng nông nghiệp ở nước ta khó có chất lượng cao. 3.4. Một số kết luận Kết quả khảo sát và phân tích như đã nêu ở trên cho phép rút ra một số nhận xét về tổ chức và trình độ liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tại Tây Nguyên như sau: - Qui mô, số lượng thực hiện liên kết kinh tế trong nông nghiệp còn nhỏ bé. Theo kết quả điều tra có 38% hộ nông dân đã có hoặc từng có quan hệ liên kết, trong số đó chỉ mới có 5,05% hộ nông dân, 6,03% diện tích canh tác đang thực hiện liên kết kinh tế với doanh nghiệp thông qua phương thức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng, vốn được xem là phương thức liên kết tiêu biểu nhất trong liên kết nông nghiệp. Con số hạn chế này là chung cho tất cả các nông sản chủ lực của Tây Nguyên như sản xuất tiêu, cà phê, cao su Có thể nói mức độ liên kết chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của thực tiễn sản xuất kinh doanh của cả doanh nghiệp và nông dân. Mặt khác qui mô diện tích sản xuất của nông dân hợp đồng với doanh nghiệp còn rất nhỏ bé với bình quân chung diện tích hợp đồng là 0,77 ha. Mỗi một doanh nghiệp phải quan hệ hợp đồng với hàng ngàn hộ nông dân nên gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý hợp đồng. - Chất lượng thực hiện thực hiện liên kết kinh tế còn thấp và còn nhiều bất cập 104
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Chất lượng thực hiện liên kết thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, trước hết là sự tôn trọng các cam kết và sau đó là kết quả thực hiện các cam kết và lợi ích nhận được của các đối tác liên kết. Về việc thực hiện các cam kết, kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức vi phạm hợp đồng và mức độ phổ biến như biểu đồ 1. Kết quả điều tra từ doanh nghiệp, biểu đồ 1 cho thấy có 66% số doanh nghiệp đang hợp đồng cho biết nông dân thường bán sản phẩm đã hợp đồng cho doanh nghiệp khác, 67 % số doanh nghiệp phản ảnh nông dân thường không bán đủ sản lượng đã cam kết cho doanh nghiệp, 44% số doanh nghiệp phản ảnh nông dân không trả đủ nợ đầu tư cho doanh nghiệp. Theo chiều ngược lại, hiện tượng doanh nghiệp liên kết vi phạm hợp đồng gây tổn thất cho nông dân cũng không ít. Theo kết quả điều tra về mức độ hài lòng của nông dân đối với doanh nghiệp trong quan hệ hợp đồng cho thấy kết quả bình quân là không cao, chỉ ở mức trung bình thấp. Tóm lại: Về chất lượng liên kết, tình trạng tranh chấp hợp đồng, vi phạm hợp đồng tràn lan, thiếu tính bền vững, các biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, chạy theo lợi ích trước mắt phát triển mạnh, mức độ hài lòng và lòng tin giữa doanh nghiệp với nông dân về quan hệ liên kết kinh tế với doanh nghiệp thấp và xu hướng phát triển có phầm sút giảm rõ rệt. Biểu đồ 1: Những hình thức vi phạm hợp đồng của nông dân theo đánh giá của doanh nghiệp năm 2015 - Nguồn (1) - Hiệu quả của liên kết kinh tế chưa thể hiện được sự vượt trội so với cơ chế thị trường Về hiệu quả cho ngươi nông dân tham gia liên kết: Kết quả điều tra cũng đã chỉ ra, các phương thức liên kết đặc biệt là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp có thể hiện sự nhỉnh hơn, nhưng chưa thể hiện sự vượt trội đủ sức hấp dẫn đối với người nông dân. Các khía cạnh chưa thể hiện sự vượt trội lại có vị trí quan trọng trong sản xuất nông sản và thường là điều mà người nông dân rất kỳ vọng sẽ tốt hơn khi tham gia liên kết: Giá mua nông sản không cạnh tranh, giá vật tư đầu tư cao, tiêu chuẩn chất lượng phức tạp, thủ tục mua bán, thanh toán phiền hà tốn nhiều công sức của nông dân. Đáng chú ý là 22% nông dân được hỏi cho biết họ tham gia hợp đồng vì muốn được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới. Tuy nhiên mức độ đáp ứng rất thấp. Liên kết chưa trở thành mũi đột phá về kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp mà chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ về thị trường tiêu thụ. 105
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Về hiệu quả cho doanh nghiệp tham gia liên kết: Kết quả phân tích cho thấy các doanh nghiệp tham gia liên kết cảm nhận tính không hiệu quả của phương thức liên kết với nông dân ở một số tiêu chí như: Gía cạnh tranh, tránh được rủi ro, hành vi cơ hội, tuân thủ pháp luật và ít tranh chấp. Như vậy tại Tây Nguyên, liên kết kinh trong nông nghiệp còn khá nhỏ bé, vai trò tạo bước đột phá về kỹ thuật và thị trường chưa thể hiện được nên liên kết chưa phát huy tốt vai trò tạo động lực mới cho hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; chưa giúp ích nhiều cho việc tạo nên chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị nông sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng nội đia và phục vụ xuất khẩu. 4. Một số gợi ý về giải pháp Với tiềm năng to lớn, để có thể phát triển liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, biến liên kết thành động lực phát triển nông nghiệp Tây Nguyên theo hướng sản xuất lớn, các nhà lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp và nông dân cần chú trọng một số giải pháp sau: - Tăng cường công tác truyền thông về liên kết trong cộng đồng dân cư: Mục đích của giải pháp là nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa đa diện của liên kết giữa nông dân và các chủ thể kinh tế khác. Khái niệm “liên kết” hiện tại vẫn chưa được người nông dân hiểu rõ và nhận thức một cách đầy đủ về vai trò và ý nghĩa, cũng như lợi ích mang lại từ quá trình liên kết. Với thói quen và truyền thống xem xét những lợi ích trước mắt, và lo ngại sự thay đổi, rủi ro, việc tuyên truyền, phổ biến khái niệm về liên kết kinh tế, ý nghĩa quan trọng của liên kết kinh tế, sẽ khó tránh khỏi gặp nhiều thách thức và trở ngại (2). - Tăng cường các hình thức liên kết ngang giữa các hộ nông dân để làm đối trọng tương xứng với các doanh nghiệp trong liên kết dọc. Hiện nay đa số hộ nông dân đều có qui mô sản xuất rất nhỏ, với sự phân tán và manh mún này rất khó có đủ điều kiện tham gia một cách bình đẳng với các doanh nghiệp thực hiện liên kết. Các hình thức liên kết ngang phát triển (hội nông dân, hợp tác xã, hiệp hội ngành nghề ) sẽ giúp cho các hộ nông dân tăng cường được sức mạnh, từ đó có thể tham gia chủ động vào các quan hệ liên kết. - Tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã trong việc tổ chức, hướng dẫn nông dân vào các quan hệ liên kết. Với vai trò hỗ trợ nông dân, chính quyền cấp xã là nơi thấu hiểu nhất những khó khăn, thuận lợi; những sở trường, sở đoản của người nông dân khi tham gia liên kết. Chính quyền cấp xã cũng là nơi trực tiếp chứng kiến quá trình và diễn biến của các quan hệ liên kết; do vậy sẽ có những hình thức hỗ trợ nông dân một cách tích cựa nhất trong việc lựa chọn đối tác liên kết, tham gia đàm phán về các rang buộc và các điều khoản liên kết nhằm hài hòa nhất và bảo vệ lợi ích của nông dân. - Đa dạng hóa các mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp phù hợp với địa phương. Hiện nay tại Tây Nguyên các nội dung liên kết khá phong phú, tuy nhiên việc nghiên cứu nhằm tổng kết và đánh giá các mô hình liên kết, xác định những mô hình liên kết phù hợp với đặc điểm và điều kiện của hộ nông dân chưa được thực hiện. Với thực tiễn hiện tại, có thể đa dạng hóa nhiều mô hình liên kết cho khu vực này như: mô hình tập trung trực tiếp, mô hình liên kết qua trung gian, mô hình liên kết hạt nhân trung tâm, mô hình liên kết phi chính thức Việc tuyên truyền liên kết 4 nhà trong thời gian qua được tuyên truyền khá mạnh mẽ, tuy nhiên đây là mô hình liên kết chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan. Nên chăng trong thời gian tới, cần chú trọng mạnh hơn quan hệ liên kết giữa Nhà nông và Nhà doanh nghiệp làm yếu tố chủ đạo của mô hình này. - Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ của người nông dân. Đây là việc làm cơ bản và lâu dài, là mục tiêu của Nhà nước Việt Nam 106
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Trường Sơn “Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp tỉnh – Xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất các nông sản chủ lực tại tỉnh Đăk Nông. Tháng 7/2016. [2] Nguyễn Hồng Cử - Luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững sản xuất nông sản xuất khẩu của Vùng Tây Nguyên” - Đại học Đà Nẵng, năm 2010. [3] M4P - Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (2005), Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo – Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị, Ngân hàng phát triển Châu ÁB). [4] Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001). “Supply chain management: strategy, planing and operation”. Publisher: Upper Saddle River NJ: Prentice Hall c.1. USA; [5] Jennifer Plitscher and June Wei (2005), “Value Chain based E- business in the Apparel Retail industry”, Proc ISECON, No. 3344 (vol 22), Florida, USA. 107