Lựa chọn tiêu chí “tỷ lệ lao động nông nghiệp” trong hệ tiêu chí nước công nghiệp
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn tiêu chí “tỷ lệ lao động nông nghiệp” trong hệ tiêu chí nước công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- lua_chon_tieu_chi_ty_le_lao_dong_nong_nghiep_trong_he_tieu_c.pdf
Nội dung text: Lựa chọn tiêu chí “tỷ lệ lao động nông nghiệp” trong hệ tiêu chí nước công nghiệp
- LỰA CHỌN TIÊU CHÍ “TỶ LỆ LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP” TRONG HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP GS.TS Ngô Thắng Lợi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Lựa chọn tiêu chí nước công nghiệp đã được đặt ra trong rất nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trên thực tế, Việt Nam cũng đã đưa ra và sử dụng một số bộ tiêu chí nước công nghiệp trong quá trình đánh giá khả năng trở thành nước công nghiệp của đất nước. Quan điểm của bài viết là: Tiêu chí nước công nghiệp phải phản ánh thành quả phát triển của một quốc gia và đó là thành quả đạt được ở mức “nước công nghiệp”. Thành quả ở mức “nước công nghiệp” không phải chỉ thể hiện ở sức mạnh của bản thân công nghiệp, mà nó phải là sự chi phối mạnh mẽ của công nghiệp đối với các ngành khác của nền kinh tế, nhất là nông nghiệp. Với quan điểm đó, bài viết lập luận và đề xuất tiêu chí: “Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” là một trong hệ tiêu chí nước công nghiệp, cùng với những đề xuất mới về: (i) Giá trị của tiêu chí cần đạt được khi trở thành nước công nghiệp; (ii) Dự báo và đề xuất các phương án thời gian để Việt Nam đạt được tiêu chí này; (iii) Kiến nghị những giải pháp chính giúp thực hiện được tiêu chí trên. 1. Những luận cứ lựa chọn tiêu chí “Tỷ lệ lao động nông nghiệp” Tiêu chí “Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” với ý nghĩa phản ánh cấu trúc nền kinh tế của một quốc gia phát triển ở trình độ nước công nghiệp, đã được đưa vào trong khá nhiều bộ tiêu chí ở trong nước và quốc tế. Trong bộ tiêu chí của H. Chenery (1980), Đỗ Quốc Sam (2008), Cao Viết Sinh (2014), Tỷ lệ lao động nông nghiệp được đưa vào là một tiêu chí độc lập. Theo A. Inkeles (1980), Nguyễn Đình Thúy (2009), thì tỷ lệ lao động nông nghiệp nằm trong tiêu chí chung là cơ cấu lao động của nền kinh tế. Nguyễn Hồng Sơn (2014) thì gián tiếp nói đến tỷ lệ lao động nông nghiệp trong bộ tiêu chí nước công nghiệp qua tiêu chí Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Như vậy, đã có sự thống nhất cao về tầm quan trọng của tiêu chí này trong các bộ tiêu chí nước công nghiệp. Tuy nhiên, trong các bộ tiêu chí nói trên, ngoài tiêu chí Tỷ lệ lao động nông nghiệp, còn bao gồm khá nhiều tiêu chí khác cũng phản ánh cấu trúc kinh tế của một nước công nghiệp như cơ cấu ngành kinh tế (theo GDP), tỷ lệ đô thị hoá và một số tiêu chí về dân số lao động khác. Theo quan điểm của tác giả, các tiêu chí này có khía cạnh trùng lắp về ý nghĩa, hoặc không hoàn toàn đồng thuận với nhau, thậm chí không thực sự phản ánh đúng xu hướng phát triển của một nước công nghiệp, gây khó khăn khi đánh giá trong bối cảnh hiện nay. 72
- Quan điểm đưa “Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” là một tiêu chí bao trùm tất cả các khía cạnh về cấu trúc nền kinh tế (cả theo kết quả kinh tế, lao động, không gian, v.v ) dựa trên những logic luận cứ sau đây: Thứ nhất, nước công nghiệp là một dấu mốc phản ánh thành quả đạt được trong lộ trình phát triển kinh tế quốc gia Về mặt logic, thành quả quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia được đánh dấu (chia) thành 3 giai đoạn: Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ (M. Todaro, 1994). Theo lý thuyết “ Phân kỳ các giai đoạn phát triển kinh tế” (Rostow, 1955), quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia trải qua 5 giai đoạn: Nông nghiệp – Chuẩn bị cất cánh – Cất cánh – trưởng thành ( công nghiệp hiện đại) – Hậu công nghiêp (xã hội tiêu dùng cao). Như vậy, nếu xem xét một nước đã trở thành nước CN hay chưa, thực chất là xem xét về trình độ phát triển của nước đó đã đạt được các tiêu chí ở giai đoạn 2 (công nghiệp hiện đại – theo cách chia của Todaro), hoặc đã đạt được tiêu chí của giai đoạn 4 ( trưởng thành – công nghiêp hiện đại - theo Rostow). Một quốc gia đạt được trình độ nước công nghiệp tức là chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, như vậy, điểm nhấn quan trọng là xem xét nông nghiệp “còn lại” bao nhiêu trong nền kinh tế, hiệu ứng lan toả của phát triển công nghiệp hiện đại đã làm giảm tỷ trọng nông nghiệp đến mức độ nào. Như vậy, thay vì đưa ra các tiêu chí về công nghiệp, việc sử dụng tiêu chí phản ánh nông nghiệp, nông thôn cho phép đánh giá chính xác thành quả của một nước đã phát triển ở trình độ công nghiệp hiện đại. Thứ hai, một quốc gia đã phát triển đến trình độ nước công nghiệp cần được xem xét toàn diện trên cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội Bản chất của sự phát triển nền kinh tế phải được thể hiện trong cấu trúc kinh tế - xã hội. Theo cách lập luận ở mục thứ nhất, một nước đạt tiêu chí công nghiệp thể hiện ở mức độ lan toả của công nghiệp đến nông nghiệp. Vì thể, về mặt kinh tế, cấu trúc nền kinh tế cần nhấn mạnh đến phần còn lại của nông nghiệp trong nền kinh tế, được thể hiện qua các tiêu chí như: tỷ trọng GDP nông nghiệp chiếm trong tổng GDP nền kinh tế (phản ánh tập trung nhất), hay những kết quả khác như: tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng hoá, tỷ trọng vốn đầu tư nông nghiệp,v.v Về mặt xã hội, các tiêu chí phản ánh cấu trúc xã hội của một quốc gia đạt tiêu chí nước công nghiệp có thể là: tỷ lệ lao động nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hoá, tỷ trọng dân số nông thôn, ,v.v Tuy nhiên, như trên đã nói, hệ tiêu chí nước công nghiệp phải phản ánh tổng hợp những thành quả cuối cùng đạt được, vì thế, về cấu trúc kinh tế, trong số các tiêu chí nêu trên, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trong GDP là tiêu chí phản ánh đầy đủ nhất. Về cấu trúc xã hội: do các nước công nghiệp phát triển ở trình độ cao đã thực hiện sự lan toả của công nghiệp không phải chỉ đến nông nghiệp, mà trên các lĩnh vực khác như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải, nhà ở, logistic, v.v , làm cho sự “chia cắt” hay “bế quan toả cảm” giữa thành thị với nông thôn, giữa công nghiệp 73
- với nông nghiệp hoàn toàn được xoá bỏ, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở thành thị hay nông thôn đều đã được đồng nhất hoá. Cuộc cách mạng 4.0 với nội dung tự động hoá, số hoá lại càng cho phép kết nối không gian giữa các vùng và thậm chí giữa các quốc gia với nhau. Hiện nay, nhiều quốc gia đã đạt được trình độ “nước công nghiệp” đang xuất hiện khá rõ hiện tượng “di dân đảo” từ đô thị về nông thôn, người lao động làm việc phi nông nghiệp nhưng vẫn hoàn toàn sống tốt ở khu vực nông thôn. Vì thế, việc sử dụng một số tiêu chí phản ánh cấu trúc xã hội như tỷ lệ đô thị hoá hay tỷ lệ dân cư nông thôn trở nên không còn hợp lý. Một quốc gia đã đạt trình độ nước công nghiệp, không nhất thiết phải thể hiện ở tỷ trong dân số nông thôn giảm đi hay tỷ lệ độ thị hoá cao lên. Thứ ba, tiêu chí “Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” lồng ghép được cả nội dung kinh tế và xã hội Về mặt kỹ thuật, bộ tiêu chí phản ánh trình độ nước công nghiệp không nên bao gồm nhiều tiêu chí, các tiêu chí không trùng lắp và có không khó khăn trong việc tính toán. Để đảm bảo được yêu cầu này, tiêu chí phản ánh nước công nghiệp nên mang tính lồng ghép, tức là một tiêu chí những bao hàm được nhiều nội dung phản ánh. Điều đó: một mặt, giảm được số lượng tiêu chí, không gây ra những mâu thuẫn giữa các tiêu chí và mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện bằng những giải pháp chính sách mang tính đồng bộ. Tiêu chí “Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” mang ý nghĩa lồng ghép cả nội dung kinh tế và nội dung xã hội. ý nghĩa kinh tế của tiêu chí này là: lực lượng lao động nông nghiệp chính là bộ phận thực hiện chức năng sản xuất và dịch vụ, tạo ra GDP cho ngành nông nghiệp, vì thế có thể thay thế được cho tiêu chí tốc tỷ lệ GDP nông nghiệp trong nền kinh tế, việc giảm tỷ lệ GDP nông nghiệp của một quốc gia đạt tiêu chí nước công nghiệp đồng nghĩa với giảm tỷ lệ lao động ở khu vực này. Ý nghĩa xã hội thể hiện ở chố: lao động nông nghiệp chính là bộ phận nòng cốt của dân số nông thôn. Một lao động nông nghiệp luôn “gánh vác” một số dân số ở khu vực nông thôn (những người ăn theo). Việc sử dụng tiêu chí lồng ghép “tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” sẽ đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất được các mặt kinh tế với xã hôi, giữa nông nghiệp với nông thôn, và giữa nông nghiệp với phi nông nghiệp. 2. Dự kiến giá trị cần đạt được của tiêu chí “tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” khi trở thành nước công nghiệp. Việc dự kiến giá trị cần đạt được của tiêu chí “Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” dựa trên những căn cứ sau đây: (1) Những giá trị của tiêu chí này từ các bộ tiêu chí trước đây và các giá trị thực tế tham chiếu Như trên đã nói, tiêu chí “Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” đã được sử dụng trong nhiều bộ tiêu chí trước đây. Giá trị cần đạt được trong các bộ tiêu chí này đối với một quốc gia đạt trình độ phát triển nước công nghiệp thể hiện qua bảng 1 dưới đây: 74
- Bảng 1: Giá trị tiêu chí “Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” của một số bộ tiêu chí (%) Tác giả bộ tiêu chí Năm xây dựng Giá trị của tiêu chí H. Chenery 1980 10-30 A. Inkeles 1980 <25 Đỗ Quốc Sam 2008 < 30 Lê Đình Thuý 2009 < 30 Cao viết Sinh 2014 20-30 Nguyễn hồng Sơn 2014 25 Nguồn: Tổng hợp từ các bộ tiêu chí của các tác giả Như vậy, có thể thấy, ngoại trừ bộ tiêu chí của H. Chenery đặt ra giá trị cần đạt được của tiêu chí “ Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế” một khoảng giãn cách từ 10-30%, phần lớn các bộ tiêu chí còn lại đều đặt ra ở mức khoảng 20-30%. Đối chiếu với số liệu thực tế của một số nước ở thời điểm đạt trình độ nước công nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế nhận được như sau (bảng 2) Bảng 2: Tỷ lệ Lao động nông nghiệp trong nền kinh tế của một số quốc gia khi đạt trình độ nước công nghiệp (%) Tên nước Năm đạt được Tỷ lệ GDP NN (%) Tỷ lệ lao động NN (%) Mỹ 1929 11 21 Nhật Bản 1970 5,9 19,7 Hàn Quốc 1987 10.5 21,9 Trung Quốc 2015 9% 29% Brazil 2010 12% 20% Nguồn: tổng hợp từ Báo cấ phát triển thế giới, Ngân hàng Thế giới Bảng 2 cho thấy, các nước ở thời điểm đạt tiêu chí nước công nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế nằm trong khoảng 20 - <30%, khá phù hợp với các giá trị đề xuất về tiêu chí này của các bộ tiêu chí nước công nghiệp ở các trong nước và quốc tế. (2) Sự chênh lệch năng suất lao động trong nông nghiệp so với toàn nền kinh tế của việt Nam thời gian qua Trong thời gian qua, năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam luôn thấp hơn khá nhiều so với mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế (bảng 3) 75
- Bảng 3: So sánh năng suất lao động nông nghiệp với toàn nền kinh tế NSLĐ chung Hệ số NSLĐ chung Năm NSLĐ ngành NN (triệu đ/LĐ so với NN 2010 43,99 16,33 2,69 2011 55,21 22,33 2,47 2012 63,11 25,61 2,46 2013 68,65 26,39 2,6 2014 74,53 28,55 2,61 2015 79,35 30,63 2,6 2016 84,5 33,62 2,51 2017 93,2 35,43 2,63 Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê (các năm 2011-2017), Tổng cục Thống kê Như vậy Năng suất lao động trong nông nghiệp Việt Nam trong thời gian 10 năm gần đây luôn nhỏ hơn mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế khoảng 2,4 -2,7 lần. Điều này cho thấy nếu một quốc gia đạt trình độ phát triển của nước công nghiệp, tỷ lệ GDP nông nghiệp trên dưới 10%, thì tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế cũng phải cao hơn tỷ lệ GDP khoảng 2,4 – 2,7%, tức là nằm trong khoảng 24 – 27% Với các căn cứ nói trên, bài viết đề nghị giá tri của tiêu chí “Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tê” đối với quốc gia phát triển ở trình độ nước công nghiệp nằm trong khoảng từ 20% - < 30% 3. Dự báo khả năng đạt được tiêu chí Tỷ lệ lao động nông nghiệp dựa trên thực trạng chuyển dịch lao động thời gian qua. Trong gần 20 năm qua, cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hoá đất nước, số lao động nông nghiệp có xu hướng giảm đi 76
- Bảng: 4: Số lượng lao động làm việc trong các ngành Đơn vị: nghìn người,% LĐ Năm Tổng số Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong nền kinh tế Nông nghiệp 2001 38609.6 24481 63,4 2002 39507.7 24455.8 61,9 2003 40573.8 24443.4 60,2 2004 41586.3 24430.7 58,7 2005 42774.9 23563.2 55,1 2006 44261.0 23765.0 53,7 2007 45208.0 23931.5 52,9 2008 46460.8 24303.4 52,3 2009 47743.6 24606.0 51,5 2010 49048.5 24279.0 49,5 2011 50352.0 24362.9 48,4 2012 51422.4 24357.2 47,4 2013 52207.8 24399.3 46,7 2014 52744.5 24408.7 46,2 2015 52840.0 23259.1 44 2016 53302.8 22315.2 41,9 2017 53700.0 21641.1 40,3 Nguồn: TCTK Bảng 4 trên đây cho thấy, lực lượng lao động ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm đi cả về tuyệt đối và tỷ trọng. Sau 18 năm, số lượng lao động khu vực này đã giảm đi 2,84 triệu người. Về con số tương đối, tỷ lệ lao động nông nghiệp năm 2001 chiếm xấp xỉ 63,4% trong tổng số lực lượng lao động, đến năm 2017, con số này là 40,3%. Phân tích chi tiết tốc độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, theo dõi qua bảng dưới đây: Bảng 5: Tốc độ giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động nền kinh tế Giai đoạn Mức giảm bình quân (%) 2001 – 2017 2,62% 2001 – 2010 2,71% 2011 – 2017 3% Nguồn: tính toán của tác giả 77
- Bảng 5 trên đây (được tính toán theo phương pháp Hồi quy OLS), cho thấy, tốc độ giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp có xu hướng tăng lên từ 2,71%/năm so với tỷ lệ lao động lao động nông nghiệp hiện có ở giai đoạn 2001-2010 lên 3% giai đoạn 2011-2017. Tuy vậy, nếu tính tính bình quân cả giai đoạn 2001-2017 thì bình quân năm tỷ lệ lao động nông nghiệp ở Việt Nam giảm 2,62%. Như vậy, với tốc độ giảm bình quân 2,62%/năm so với tỷ lệ lao động hiện có, có thể theo dõi khoảng thời gian đạt tiêu chí nước công nghiệp đối với tiêu chí này qua bảng sau: Bảng 6: Dự báo tỷ trọng lao động nông nghiệp trong nền kinh tế Năm Tỷ lệ lao động nông nghiệp (%) 2017 40,3 2018 39,24 2019 38,22 2020 37,21 2021 36,24 2022 35,29 2023 34,37 2024 33,47 2025 32,59 2026 31,73 2027 30,89 2028 30,08 2029 29,3 2030 28,52 2031 27,78 2032 27,05 2033 26,34 2034 25,65 2035 25,65 2036 24,98 2037 24,32 2038 23,69 2039 23,06 2040 22,46 2041 21,87 2042 21,3 2043 20,74 2044 20,2 2045 19,67 Nguồn: tính toán của tác giả 78
- Như vậy, nếu theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động hiện nay, thì đến năm 2029 tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ chiếm dưới 30% và đến năm 2045, con số này mới đạt xấp xỉ 20% theo tiêu chí nước công nghiệp. Con số tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm bình quân /năm 2,62% so với tỷ lệ hiện có không những quá chậm so với yêu cầu về lộ trình trở thành nước công nghiệp, mà nó còn chưa đựng khá nhiều yếu tố rủi ro, thiếu hiệu quả: Thứ nhất, tốc độ giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng ngày càng chậm hơn tốc độ giảm tỷ lệ GDP nông nghiệp Bảng dưới đây là tốc độ giảm tỷ lệ GDP nông nghiệp trong nền kinh tế Bảng 7: Tốc độ giảm tỷ lệ GDP nông nghiệp bình quân năm Giai đoạn Mức giảm bình quân (%) 2001 – 2017 2,11% 2001 – 2010 2,62% 2011 – 2017 3,89% Nguồn: tính toán của tsc giả theo phương pháp hồi quy OLS Theo kêt quả tính toán ở bảng 5, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm bình quân giai đoạn 2001-2017 đạt 2,62%/năm, thì tỷ lệ GDP nông nghiệp lại giảm đi tới 3,89%/năm so với tỷ lệ hiện có (theo bảng 7 ). Tốc độ giảm GDP nông nghiệp nhanh hơn khá nhiều so với tốc độ giảm lao động thể hiện tính chất rủi ro và kém hiệu quả của sự chuyển dịch này: (i) Lao động nông nghiệp rút ra khỏi khu vực này đã làm cho tăng trưởng nông nghiệp chậm lại. Với quy mô nền đất đai cũng như tiềm năng nông nghiệp hiện tại, số lao động nông nghiệp chuyển đi đã dẫn đến tình trạng nông nghiệp bị “bỏ rơi” chứ không phải do nông nghiệp không còn “đất” để sống. Thực chất lao động nông nghiệp chuyển đi không phải là kết quả của quá trình phân công lao động, sự phát triển sản xuất, mà đây là hiện tượng người nông dân bỏ đất, bỏ ruộng để “đi kiếm sống”, do chính sách đối với phát triển nông nghiệp chưa đảm bảo cho họ có thể “sống được” bằng nghề nông. (ii) Trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp. Ngành nông nghiệp chưa có sự chuyển đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, phát triển công nghệ cao theo hướng cần ít lao động và lao động có trình độ cao. Vì thế, tăng trưởng năng suất lao động trong nội ngành nông nghiệp khá thấp, dẫn đến tăng trưởng thu nhập trong nông nghiệp chậm lại. 79
- Thứ hai, tốc độ giảm lao động ngành nông nghiệp nhanh ở giai đoạn sau đã làm cho tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành theo lao động toàn nền kinh tế nhanh hơn nhiều so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành theo GDP Theo phương pháp tiếp cận hệ số cosϕ để tính toán tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP và lao động, số liệu thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 8: Hệ số góc chuyển theo lao động cos ϕ ϕ Tỷ lệ chuyển dịch (%) 2001 - 2017 0.913241 24.04 26.71 2001 - 2010 0.972046 13.58 15.09 2011 - 2017 0.986977 9.26 10.29 Bảng 9: Hệ số góc chuyển theo cơ cấu ngành cos ϕ ϕ Tỷ lệ chuyển dịch (%) 2001 - 2017 0.988002 8.884531 9.87 2001 - 2010 0.997264 4.239088 4.71 2011 - 2017 0.994271 6.135996 6.82 Nguồn: tính toán của tác giả ừ số liệu Niên giám thống kê Bảng số liệu tính toán trên đây cho thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP (xác định theo tỷ lệ chuyển dịch) chậm hơn khá nhiều so với hệ số chuyển dịch cơ cấu lao động. Điều này phản ánh hai vấn đề: (i) Sự “quá tải” của khu vực phi nông nghiệp (bao gồm cả công nghiệp và dịch vụ). Khi số lao động khu vực nông nghiệp chuyển sang quá nhanh, quy mô kinh tế phi nông nghiệp không đủ sức chứa đã làm cho tình trạng thất nghiệp trá hình ở khu vực này tăng lên, năng suất lao động tăng chậm lại, dẫn đến mức tăng trưởng GDP phi nông nghiệp chậm hơn mức tăng trưởng lao động ở khu vực này. (ii) Lao động nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp chỉ được tiếp nhận ở khu vực sản xuất năng suất lao động thấp. Do trình độ của lao động nông nghiệp thấp nên khi chuyển sang khu vực phi nông nghiệp, phần lớn chỉ có khả năng kiếm việc làm ở khu vực thị trường thành thị không chính thức, các đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, vừa, một số lao động được làm việc trong các doanh nghiệp FDI chủ yếu đảm nhận các khâu lao động gỉn đơn, lắp ráp, gia công,v.v vì thế năng suất lao động rất thấp. Tóm lại: thực trạng chuyển dịch lao động nông nghiệp ở Việt Nam hiện đang đang nằm ở xu thế “lưỡng nan”: (i) Một mặt là sự níu kéo của khu vực nông nghiệp hiện nay đã làm cho mặc dù tốc độ chuyên dịch lao động nông nghiệp còn chậm so với 80
- yêu cầu, nhưng đã ảnh hưởng không tích cực đế sản xuất nông nghiệp; (ii) Mặt khác khu vực kinh tế phi nông nghiệp lại chưa thực sự sẵn sang đón nhận đối với lao động nông nghiệp muốn chuyển sang, đây là yếu tố trực tiếp nhất ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp 4. Định hướng và giải pháp nhằm thực hiện giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp ở VN trong lộ trình phấn đấu trở thành nước công nghiệp Ba phương án thời gian hoàn thành tiêu chí Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế Như đã nói ở trên, một quốc gia phát triển đến trình độ “nước công nghiệp” thì tiêu chí “Tỷ lệ lao động nông nghiệp” nhận giá trị trong khoảng từ <30% đến 20%. Nếu theo xu hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong giai đoạn từ 2001 đến nay (bình quân giảm so với tỷ lệ hiện có là 2,62%) kết quả tỉnh toán được ở mục 3 cho thấy khoảng thời gian đạt được quá lâu (2019 với tỷ lệ lao động nông nghiệp đạt 29,3% và 2044 với con số tương ứng là 20,2%). Để có được các mốc thời gian khả quan hơn, có thể xem xét thêm 2 phương án khác, đó là mức giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp đạt được bằng bình quân năm giai đoạn 2011-2017 (tức là 3%) và một phương án tích cực hơn, tốc độ giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp bằng với tốc độ giảm tỷ lệ GDP nông nghiệp bình quân năm giain đoạn 2011-2017 (theo tính toán ở trên là 3,89%). Với 3 phương án nói trên, các mốc thời gian đạt được tiêu chí này như sau: Bảng: Mốc thời gian đạt được tiêu chí Tỷ lệ lao động nông nghiệp theo 3 phương án Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Tốc độ giảm bình quân năm 2,62 3 3,89% (% so với tỷ lệ hiện có) Năm đạt 30% 2029 (29,3%) 2026 (30%) 2024 (30%) Năm đạt 20% 2044 (20,2%) 2037 (20,7%) 2033 (20,9) Nguồn: tính tón của tác giả từ các phương án đề xuất Nếu lựa chọn phương án thứ 3 tức là tốc độ giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp ngang bằng với tốc độ giảm tỷ lệ GDP nông nghiệp trong nền kinh tế, thì đó là phương án bảo đảm bền vững và hiệu quả nhất. Theo phương án này đến năm 2025, việt Nam đạt tiêu chí tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm dưới 30% và đến năm 2033, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nền kinh tế chỉ còn 20%. Để đạt được theo phương án 3, dựa trên những phân tích về những vấn đề trong việc giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp thời gian qua, bài viết đề nghị những giải pháp chính dưới đây: Thứ nhất, thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông sản có giá trị kinh tế cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao 81
- Để giảm bớt sự rủi ro và kém hiệu quả trong quá trình chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, ngành nông nghiệp phải có sự đổi mới, chuyên đổi, tái cấu trúc nội ngành theo hướng hiệu quả hơn. Hướng tập trung mạnh nhất và quan trọng nhất, theo quan điểm bài viết là thực hiện có hiệu quả việc triển khai áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện được định hướng nêu trên, cần: - Đặt nhiệm vụ cụ thể, có lộ trình nghiên cứu và triển khai (R&D) cho các cơ quan, viện nghiên cứu và các trường thuộc khối ngành nông nghiệp, nhất là ở lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp. Không đặt nhiệm vụ cho các đơn vị này một cách chung chung, mà cần có những hợp đồng R&D cụ thể, đối với từng loại cây trồng hay vật nuôi có khả năng thích ứng và gắn trực tiếp với địa bàn cụ thể như nói ở trên. Trong quá trình đó, cần có sự hỗ trợ tài chính và phương tiện kỹ thuật không phải chỉ của nhà nước mà là đa dạng hóa các nguồn hỗ trợ. - Đưa các hoạt động R&D liên quan đến nông nghiệp vào các khu công nghệ cao. Đây là một giải pháp mới cần làm và thậm chí cần xem như là hoạt động đặc biệt ưu tiên đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực này ở các khu công nghệ cao. Đây có thể là địa bàn tốt nhất làm “lồng ấp” để thực hiện nhanh việc R&D công nghệ cho sản xuất nông nghiệp: nghiên cứu, sản xuất thí điểm, tiếp đó là áp dụng để sản xuất trong khu công nghệ cao để tính toán hiệu quả kinh tế và các điều kiện để áp dụng, để từ đó, phát triển ra các địa phương và các vùng có nhu cầu sử dụng. - Đi đôi việc thực hiện các nội dung trên, cần có các giải pháp đồng bộ trong quá trình triển khai như: giải pháp dồn điền đổi thửa, thực hiện sản xuất trên bình diện quy mô lớn, đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo chương trình tái cơ cấu thủy lợi và hệ thống điện phục vụ nông nghiệp, thực hiện thị trường đất đai trong nông nghiệp, xóa bỏ chính sách hạn điền để có thể phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Thứ hai, Tháo gỡ khó khăn trong phát triển theo chiều rộng và sâu khu vực công nghiệp nhằm thu hút có hiệu quả lao động từ nông nghiệp chuyển sang Để thực hiện điều này, cần phải kết hợp theo ba hướng sau đây: (1) Đối với các doanh nghiệp, cần coi việc đầu tư cho khoa học công nghệ, xem như đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tăng cường hợp tác để khai năng lực dư thừa của nhau, hợp tác để không đầu tư chồng chéo, ổn định sản xuất và hướng tới đáp ứng các quy trình quản lý hiện đại. (2) Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ thông qua đào tạo, thuê chuyên gia, mua công nghệ. Trong đó, mở rộng các hình thức vay trung hạn và dài hạn với lãi suất hợp lý và thời gian hoàn trả vốn phù hợp với khả năng thực tế thu hồi vốn của từng dự án cụ thể, từng sản phẩm cụ 82
- thể và trong giai đoạn nhất định; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển. Ở đây, vai trò của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ. (3) Thực hiện liên kết doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước qua giải pháp chủ đạo là đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước xung quanh quỹ đạo của các doanh nghiệp FDI. Theo đó, cần xây dựng và thực hiện lộ trình thực hiện gắn với doanh nghiệp FDI của các doanh nghiệp Việt Nam theo chuỗi giá trị toàn cầu. Các định hướng chính cần thực hiện bao gồm: (i) Phối hợp hoặc có thể yêu cầu các doanh nghiệp FDI khi lập dự án xin cấp phép đầu tư phải lập hồ sơ chuỗi và công bố các cấu phần tiềm năng cho doanh nghiệp sở tại tham gia; (ii) Các doanh nghiệp nội địa cần chủ động đầu tư các công nghệ phù hợp, chọn lộ trình phát triển thích hợp để chủ động liên kết được với các đối tác phù hợp và đón nhận các cấu phần sản xuất có lợi thế so sánh và giá trị tăng cao hơn. Thứ ba, Phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao Để thu hút lao động nông nghiệp sang khu vực dịch vụ một cách hiệu quả, đòi hỏi ngành dịch vụ phải được phát triển trên cơ sở các ngành dịch vụ hiện đại chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, mặt khác có tác động tốt đến phát triển các ngành sản xuất. với cách đặt vấn đề như trên, một số kiến nghị sau đây nhằm gợi ý những giải pháp để đẩy mạnh sự lan tỏa "hai chiều" trong phát triển của khu vực dịch vụ: (i) Tập trung phát triển khu vực dịch vụ tiên tiến với những loại hình có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao, có khả năng cạnh tranh; (ii) Lựa chọn các dịch vụ có thế mạnh, tiềm năng để phát triển và tạo được hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác trong đó có công nghiệp, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và góp phần vào cải thiện cán cân thanh toán dịch vụ; (iii) Tăng cường đầu tư phát triển cho các dịch vụ hạ tầng (giao thông, vận tải, truyền tải điện, hạ tầng viễn thông, khu công nghệ cao ), dịch vụ giáo dục và đào tạo nhằm tạo tiền để cho tăng trưởng kinh tế dài hạn; (iv) Để tạo được những lợi thế cạnh tranh và tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khu vực dịch vụ của Việt Nam nên chú trọng vào phát triển các dịch vụ có tính sáng tạo cao như các hoạt động nghiên cứu và phát triển, dịch vụ nghiên cứu thị trường, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng những công nghệ mới của các doanh nghiệp vào phát triển kinh tế. Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu triển khai, tăng cường khởi nghiệp theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm Giải pháp này nhằm khuyến khích việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều chỗ làm việc cho các ngành phi nông nghiệp, chủ động tạo việc làm cho người lao động chuyển từ nông nghiệp sang hoặc lần đầu tiên bước vào thị trường lao động. Mặt khác giải pháp này nhằm nâng cao trình độ công nghệ bằng con đường “hun đúc” công nghệ nội sinh. Có 2 kiến nghị cụ thể đối với giải pháp này: 83
- - Thực hiện tăng cường khởi nghiệp theo quan điểm lấy doanh nghiệp làm trung để định hướng các hoạt động khoa học công nghệ trong các đơn vị nghiên cứu các cơ quan, viện, trường đại học. Trong bối cảnh này, cần phải hình thành mô hình trung tâm cạnh tranh, trong đó trọng tâm là liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ làm trọng tài trung gian. Nhà nước đầu tư đổi mới khoa học công nghệ, thay mặt doanh nghiệp chi vốn cho các trường đại học và các viện nghiên cứu. Thực chất đây là mô hình được học hỏi từ các trung tâm cạnh tranh trên thế giới. Trung tâm bao gồm các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế - xã hội tự nguyện liên kết, phối hợp với nhau nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của từng thành viên tham gia. - Hướng hoạt động R&D liên quan đến đổi mới công nghệ vào các khu công nghệ cao. Đây là một hướng cần làm và thậm chí cần xem như là hoạt động cần đặc biệt ưu tiên đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực này ở các khu công nghệ cao. Theo quan điểm của bài viết, đây là địa bàn tốt nhất để thực hiện nhanh việc nghiên cứu mang tính chất “lồng ấp”, tiếp đó là áp dụng để sản xuất trong nội bộ khu công nghệ cao, để từ đó, phát triển ra các doanh nghiệp, các địa phương và các vùng có nhu cầu sử dụng. Thứ năm, đào tạo nghề phi nông nghiệp cho người nông dân Quan điểm chung của giải pháp này là ưu tiên đào tạo nghề tại chỗ cho lực lượng lao động nông nghiệp để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp cho bộ phận lao động này. Một số khuyến nghị cụ thể: - Cần tập trung đào tạo những kỹ năng, chuyên môn dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương thông qua các hình thức tự đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo dựa trên nhu cầu. Tự đào tạo là việc phát triển các mô hình dạy nghề tại cộng đồng như người làm ăn giỏi dạy người chưa biết cách làm ăn, mở rộng các hình thức câu lạc bộ chia sẻ kinh nghiệm, nhóm đồng đẳng tương trợ lẫn nhau Nhà nước, đặc biệt là chính quyền cơ sở, có thể tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, một phần kinh phí hoặc cung cấp thông tin, tuyên truyền, quảng bá để phát triển các hình thức cộng đồng dạy nghề như vậy. - Cần đổi mới toàn diện hệ thống các trung tâm dạy nghề tại địa phương hiện nay, từ tư duy trong đào tạo dạy nghề đến phương thức quản lý, chương trình đào tạo dạy nghề. Việc dạy nghề cần phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động và khả năng mở mang ngành nghề thực tế tại địa phương, chứ không phải theo một chương trình soạn sẵn hoặc áp đặt từ trên xuống một cách duy ý chí. Muốn như vậy, các trung tâm dạy nghề cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của họ. Việc xác định các ngành nghề có khả năng phát triển tại địa phương phải căn cứ trên tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương cũng như dự báo về khả năng phát 84
- triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điều này bản thân các trung tâm dạy nghề không thể thực hiện được mà cần thu hút các chuyên gia, các nhà tư vấn và kể cả các doanh nghiệp cùng tham gia phân tích và định hướng nghề nghiệp cho các địa phương - Bên cạnh việc dạy các kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề còn cần chú trọng đến việc rèn luyện ý thức, kỷ luật lao động cho người lao động. Một đặc thù của lực lượng lao động của Việt Nam là đa số xuất thân từ gia đình nông dân, vốn có ý thức tổ chức kỷ luật kém và thiếu tác phong công nghiệp. Chính điều này đang làm cho lao động Việt Nam mất sức cạnh tranh so với lao động từ các quốc gia láng giềng khác, ngay cả trên thị trường nhân công rẻ. Đặc biệt, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp càng cần thiết đối với lực lượng lao động xuất khẩu hoặc thu hút làm việc trong các KCN, các doạnh nghiệp sản xuất công nghiệp của tư nhân trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hoài Nam, Trần Đình Thiên (2009), Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN ở Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội. 2. Đỗ Quốc Sam, (2009), Thế nào là một nước công nghiệp”, Tạp chí Cộng sản tháng 5/2009 3. Ngân hàng thế giới (từ 2010-2017), Báo cáo phát triển thế giới, NXB Văn hoá - Thông tin 4. Ngô Thắng Lợi – Nguyễn Quỳnh Hoa (2017), Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam; NXB Chính trị Quốc gia sự thật. 5. Nguyễn Kế Tuấn (2015) Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại của Việt Nam và một số giải pháp trọng tâm của giai đoạn 2016-2020, Hội thảo khoa học “Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức ngày 26-2- 2015). 6. Nhóm nghiên cứu ĐH KTQD, (2014), Tổng hợp báo cáo “Tổng kết 30 năm đổi mới – vấn đề đẩy mạnh CNH- HĐH ở Việt Nam. 7. Syrquin, Moshe; Chenery, Hollis. 1989. "Three decades of industrialization". The World Bank economic review. Vol. 3, no. 2 (May 1989), pp. 145-181. 8. Tổng cục Thống kê, (2010-2017), Niên giám thống kê, NXB Thống kê 85