Mối quan hệ giữa cấu trúc thu nhập, quy mô hoạt động và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 2140
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa cấu trúc thu nhập, quy mô hoạt động và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_cau_truc_thu_nhap_quy_mo_hoat_dong_va_kha_n.pdf

Nội dung text: Mối quan hệ giữa cấu trúc thu nhập, quy mô hoạt động và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC THU NHẬP, QUY MÔ HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nguyễn Trần Thuần, Mai Thị Thanh Chung, Hà Xuân Thùy Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Nghiên cứu này kiểm tra tác động của cấu trúc thu nhập phi lãi/thu nhập lãi đến khả năng sinh lời của 32 ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018. Bằng phương pháp ước lượng theo mô hình System Generalized Methods of Moments Model (SGMM), kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi của tỷ trọng thu nhập phi lãi/thu nhập lãi có mối tương quan nghịch chiều với khả năng sinh lời của các ngân hàng. Nhóm tác giả cũng ghi nhận tác động này có thể khác biệt theo quy mô hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, đối với các ngân hàng có quy mô càng nhỏ, tác động diễn ra mạnh hơn so với các ngân hàng có quy mô lớn hơn. Từ khóa: cấu trúc thu nhập, quy mô, khả năng sinh lời, ngân hàng thương mại. 1. Giới thiệu Xu hướng cạnh tranh cao trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống là huy động vốn và cấp tín dụng khiến biên thu nhập lãi thuần của các NHTM ngày càng thu hẹp. Áp lực này đên từ những chuyển động có tính cạnh tranh từ bên ngoài. Chẳng hạn như, sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán (đặc biệt là giai đoạn những năm 2006-2007) đã tạo ra một kênh dẫn vốn trực tiếp giữa các chủ thể trong nền kinh tế, bên cạnh kênh dẫn vốn qua các định chế tài chính trung gian truyền thống như hệ thống ngân hàng. Sự gia nhập và mở rộng mạnh mẽ của các công ty tài chính tiêu dùng và những mô hình tổ chức cấp tín dụng mới (như cho vay trực tuyến, cho vay đồng đẳng, ). Bên cạnh đó, bản thân các NHTM chịu áp lực lớn do những vấn đề nảy sinh từ chất lượng các khoản dư nợ tín dụng trong danh mục tài sản sinh lời của mình. Để tồn tại và phát triển, các NHTM đứng trước hai lựa chọn. Hoặc là tiếp tục theo đổi mô hình ngân hàng chuyên biệt với nguồn thu nhập lãi từ hoạt động kinh doanh truyền thống. Hoặc là chuyển dịch dần sang mô hình ngân hàng đa năng (universal bank) với sự đa dạng hóa về nguồn thu nhập. Tuy nhiên, trước những áp lực ngày càng lớn khiến biên thu nhập lãi từ hoạt động truyền thống ngày càng thu hẹp thì đa dạng hóa nguồn thu nhập để mở rộng sang các nguồn thu nhập phi lãi dường như là lựa chọn tất yếu đối với nhiều NHTM. Về hành lang pháp lý, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 tiếp tục khẳng định sự đa dạng về các hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam (xem chi tiết tại mục 2, Luật các TCTD, 2010). Năm 2012, Chính phủ đã công bố Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-20151, trong đó “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng”. Rõ ràng, Việt Nam đã thiết lập hành lang pháp lý cho các NHTM chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình ngân hàng đa năng (universal bank), trong đó thể hiện sự đa dạng hóa về lĩnh vực hoạt động và nguồn thu nhập. Đối chiếu với bối cảnh khu vực và thế giới, những chuyển biến này của ngành ngân hàng Việt Nam cũng phù hợp với xu hướng đa dạng hóa hoạt động của các NHTM trên thế giới vốn bắt đầu sớm từ những thập kỷ gần đây cũng do nguyên nhân từ áp lực cạnh tranh và lợi nhuận hấp dẫn của các hoạt động ngoài ngành (phi truyền thống) (DeYoung & Roland, 2001; Vinh & Mai, 2015). 1 Đề án được phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 415
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Tuy nhiên, thực tiễn ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2018 ghi nhận cấu trúc thu nhập phi lãi/thu nhập lãi trung bình của các NHTM chỉ xấp xỉ 29%2. Dường như các NHTM vẫn lệ thuộc rất lớn vào thu nhập lãi từ các hoạt động truyền thống, chi phối bởi hoạt động tín dụng. Do đó, về phương diện thu nhập, tiềm năng đa dạng hóa kinh doanh theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi của các NHTM vẫn còn khá lớn. Vấn đề đặt ra là liệu tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi trong cấu trúc thu nhập có thực sự góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động hiện tại của các NHTM Việt Nam hay không? Và liệu tác động này có bị ảnh hưởng bởi quy mô hoạt động khác nhau của ngân hàng? Đã có nhiều nghiên cứu xem xét tác động của việc mở rộng sang các thu nhập phi lãi đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng (Ahamed, 2017; DeYoung & Roland, 2001; Elsas, Hackethal, & Holzhäuser, 2010; Kamani, 2019; Meslier, Tacneng, & Tarazi, 2014; Stiroh, 2004; Stiroh & Rumble, 2006). Tại Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề này (Vinh & Mai, 2015). Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được sự nhất quán trong kết quả. Do đó, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm bổ sung thêm một bằng chứng thực nghiệm mới về mối quan hệ tác động của sự thay đổi cấu trúc thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam cũng xem xét mối liên hệ của quy mô ngân hàng đến tác động này. 2. Cơ sở lý thuyết Dưới góc độ lý thuyết kinh tế về danh mục, nếu nguồn thu nhập tạo ra từ các hoạt động kinh doanh khác nhau không có mối tương quan hoặc tương quan với nhau thấp, chiến lược đa dạng hóa nguồn thu nhập có thể gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng (lợi nhuận điều chỉnh rủi ro). Ngân hàng có thể hưởng lợi từ đa dạng hóa thu nhập nhờ khai thác lợi thế kinh tế về quy mô và phạm vi (Baele, De Jonghe, & Vander Vennet, 2007; Meslier et al., 2014; Nguyen, Skully, & Perera, 2012; Pennathur & Vishwasrao, 2014; Sanya & Wolfe, 2011), lợi thế cạnh tranh so sánh và phân phối nguồn lực nội bộ hiệu quả hơn (Elsas et al., 2010). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy mối quan hệ tương quan thuận giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển (Baele et al., 2007; Chiorazzo, Milani, & Salvini, 2008; Elsas et al., 2010) hay các nền kinh tế đang phát triển (Kamani, 2019; Meslier et al., 2014; Nguyen et al., 2012). Ngược lại, một số nghiên cứu khác lập luận rằng đa dạng hóa thu nhập thông qua tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi có thể làm suy giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đa dạng hóa thu nhập có thể phát sinh những chi phí làm phai mờ những lợi ích mà quá trình này mang lại cho ngân hàng. Theo đó, Elsas et al. (2010) đã xác định một số chi phí liên quan đến đa dạng hóa thu nhập do nảy sinh các vấn đề xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý ngân hàng, phân phối nguồn lực nội bộ ngân hàng kém hiệu quả hay vấn đề bất đối xứng thông tin vì gián đoạn truyền thông giữa bộ phận nội bộ ngân hàng. Vấn đề xung đột lợi ích gia tăng khi các nhà quản lý theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh thông qua đa dạng hóa và tham gia các hoạt động có mức độ rủi ro quá mức, vượt mức có thể chấp nhận của các chủ thể sở hữu ngân hàng (Goddard, McKillop, & Wilson, 2008). Stiroh and Rumble (2006) lại cho rằng nếu các NHTM tham gia các hoạt động của ngân hàng đầu tư và các nguồn thu nhập phí từ các hoạt động ngân hàng đầu tư này được xem là những nguồn thu nhập có tính tổn thương cao so với nguồn thu nhập truyền thống của NHTM. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy tác động tiêu cực của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận hoặc/và rủi ro của ngân hàng như (DeYoung & Roland, 2001; Stiroh, 2004; Stiroh & Rumble, 2006). Theo nhóm tác giả, cho đến hiện tại vẫn chưa có sự nhất quán trong kết quả nghiên cứu về mối quan hệ tác động giữa đa dạng hóa thu nhập thông qua nâng cao tỷ lệ thu nhập phi lãi từ các hoạt động phi truyền thống đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Một vấn đề nghiên cứu khác đặt ra là liệu quy mô hoạt động có ảnh hưởng đến mối quan hệ tác động giữa sự thay đổi thu nhập phi lãi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng hay không. Giới học thuật đã có nhiều nghiên cứu về tác động của quy mô hoạt động hay thu nhập phi lãi đến lợi nhuận và/hoặc rủi ro của các NHTM. Cũng đã có một nhánh các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập, quy mô ngân hàng và rủi ro hệ thống (De Jonghe, Diepstraten, & Schepens, 2015; Kamani, 2019). Tuy nhiên, liệu mối quan hệ tác động 2 Tính toán của nhóm tác giả từ báo cáo tài chính của 32 NHTM Việt Nam, giai đoạn 2008-2018. 416
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 của thu nhập phi lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTM có bị ảnh hưởng bởi quy mô hoạt động hay không dường như vẫn còn bỏ ngõ. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này với hai mục tiêu chính đặt ra. Thứ nhất, kiểm định và bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của thu nhập phi lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam trong mười năm gần đây. Thứ hai, xem xét liệu tác động của thu nhập phi lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTMVN có khác biệt theo quy mô hoạt động của các ngân hàng này hay không. Đây có thể được xem là điểm mới trong các nghiên cứu tại Việt Nam. 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung kiểm định tác động của cấu trúc thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua mô hình sau: Yi,t=α + β0Niii,t + β1Sizei,t + β2Bank_Controli,t + β3Macro_Controlt + γi,t + εi,t (1) Trong đó: Yi,t: là chỉ số sinh lời của ngân hàng i trong năm t, với lần lượt là chỉ số tổng lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản (ROA) và tổng lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE); Niii,t: là chỉ số cấu trúc thu nhập, đo lường bởi tỷ lệ thu nhập phi lãi/thu nhập lãi của ngân hàng i trong năm t; Sizei,t: là quy mô hoạt động, được đo lường bởi quy mô tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t; BankControli,t: là các biến kiểm soát đặc điểm nội tại của ngân hàng i trong năm t, bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (NPL), Rủi ro thanh khoản (LIQ), Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (CAP), Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động (CIR) và tăng trưởng tổng tài sản hàng năm (GRW). MacroControli,t: là các biến kiểm soát tác động của các chỉ số kinh tế vĩ mô đến các chỉ số sinh lời của ngân hàng i trong năm t, bao gồm: tỷ lệ lạm phát hàng năm (INF) và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP); γi,i: kiểm soát ảnh hưởng cố định của các ngân hàng; εi,t: phần dư không thể quan sát của ngân hàng i trong năm t. Tiếp theo, nhóm tác giả thêm biến tương tác giữa cấu trúc thu nhập (NII) và quy mô hoạt động (SIZE) vào mô hình (1) để kiểm định xem liệu tác động của cấu trúc thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có bị ảnh hưởng bởi quy mô hoạt động khác nhau hay không. Mô hình nghiên cứu như sau: Yi,t = α + β0Niii,t + β1Sizei,t + β2Niii,t xSizei,t + β2BankControli,t + β3MacroControli,t + γi + εi,t (2) Bảng 1: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình Ký hiệu Định nghĩa Công thức tính Biến phụ thuộc ROA Khả năng sinh lời Tổng TS Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản ROE Khả năng sinh lời VCSH Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu Biến độc lập chính Nii Cấu trúc thu nhập Tổng Thu nhập phi lãi/Tổng Thu nhập lãi Size Quy mô hoạt động Hàm Ln (Tổng tài sản) 417
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Biến kiểm soát đặc điểm ngân hàng Cap Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Npl Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu/Dư nợ cho vay khách hàng Cir Hiệu quả quản trị CP Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động Liq Rủi ro thanh khoản Tổng dư nợ/Tổng tài sản Grw Tăng trưởng ngân hàng Tỷ lệ tăng trưởng của Tổng tài sản. Biến kiểm soát đặc điểm kinh tế vĩ mô Inf Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát Gdf Phần trăm thay đổi GDP (GDPt – GDPt-1)/GDPt-1 3.1.2. Phương pháp ước lượng Đầu tiên, nhóm tác giả sử dụng đồng thời cả ba phương pháp ước lượng phổ biến OLS, FEM và System- GMM để thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình (1). Hồi quy OLS và hồi quy FEM đều được thực hiện với sai số chuẩn mạnh (robust standard error) cho từng ngân hàng (cluster trên bank_id) để kiểm soát hiện tượng phương sai sai số thay đổi, cũng như kiểm soát các yếu tố không quan sát được của các ngân hàng. Tuy nhiên, bản chất dữ liệu bảng luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra hiện tượng nội sinh. Điều này không phải ngoại lệ đối với dữ liệu và mô hình trong nghiên cứu này. Dữ liệu nhóm tác giả sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp nên hoàn toàn có khả năng xảy ra sai số trong đo lường. Các biến được sử dụng trong mô hình cần phải được giả định là biến nội sinh. Tất cả những biến này đều phản ánh các mặt hoạt động của ngân hàng, nên giá trị của các biến có thể bị ảnh hưởng lẫn nhau. Với thiết kế nghiên cứu này, việc sử dụng phương pháp ước lượng OLS hoặc FEM sẽ không đủ hiệu quả để kiểm soát được hiện tượng nội sinh có thể xảy ra trong mô hình. Trong khi đó, phương pháp ước lượng GMM giả định rằng tất cả các biến trong mô hình đều là biến nội sinh và sử dụng các biến trễ làm biến công cụ. Điều này sẽ giúp kiểm soát hiệu quả hiện tượng nội sinh trong mô hình và ước lượng các hệ số hồi quy hiệu quả và nhất quán. Cả ba phương pháp ước lượng OLS, FEM và GMM đều cho kết quả ước lượng nhất quán với nhau, nhưng nhóm tác giả chỉ trình bày các kết quả từ ước lượng System-GMM trong bài báo này vì những lý do đã trình bày ở trên3. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 3.2.1. Nguồn dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hàng năm của 32 NHTMVN giai đoạn 2008-2018 do Fiinpro cung cấp4. Dữ liệu này không bao gồm các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các NHTM bị sáp nhập hoặc mua lại, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác. Dữ liệu được làm sạch với loại bỏ các giá trị outliers ở mức 0.1%. Dữ liệu các chỉ số kinh tế vĩ mô được sử dụng từ công bố của Tổng Cục Thống Kê. Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này gồm có 228 quan sát theo năm – ngân hàng. 3 Kết quả ước lượng theo hai phương pháp OLS và FEM sẽ được cung cấp nếu người phản biện yêu cầu. 4 Fiinpro là công ty cung cấp các giải pháp thông tin tài chính và kinh doanh chuyên nghiệp tại Việt Nam cho các tổ chức đào tạo và nghiên cứu, các công ty tài chính và phân tích tại Việt Nam. 418
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3.2.2. Thống kê mô tả các biến Bảng 02 trình bày các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của các biến được sử dụng trong mô hình. Trong giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2018, giá trị trung bình của biến ROA và ROE của mẫu nghiên cứu 32 ngân hàng lần lượt là 0.6% và 0.52%. Biên độ dao động của ROE khá lớn với giá trị nhỏ nhất là 0% và lớn nhất là 73.7%. Tuy nhiên, điều này không phải là bất hợp lý khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM và đó đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ở một số thời điểm có thể cao. Giá trị trung bình của biến tỷ trọng thu nhập phi lãi/thu nhập lãi (NII) xấp xỉ 29.5% nhưng biên độ dao động của biến này khá cao. Điều này cho thấy cấu trúc thu nhập khác biệt/thay đổi khá lớn giữa các NHTM hoặc/và giữa các năm nghiên cứu. Trong khi đó, biến đo lường quy mô hoạt động của ngân hàng (SIZE) có biên độ dao động từ 27.8 đến 34.7. Bảng 02: Thống kê mô tả các biến Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 0.006 0.015 0.000 0.089 ROE 0.052 0.137 0.000 0.737 NII 0.295 0.454 -1.088 3.003 NPL 0.017 0.016 0.000 0.076 SIZE 31.685 1.422 27.802 34.680 CAP 0.108 0.063 0.042 0.385 CIR 0.498 0.164 0.000 0.927 LIQ 0.524 0.136 0.216 0.800 GRW 0.329 0.615 -1.000 4.514 INF 0.081 0.058 0.009 0.231 GDP 0.063 0.007 0.052 0.075 Bảng 02 cũng trình bày thông tin thống kê mô tả các biến kiểm soát đặc điểm nội tại của các NHTM (SIZE, CAP, CIR, LIQ, GRW) và các chỉ số kinh tế vĩ mô (INF, GDP). Bảng 03 trình bày mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình. Kết quả cho thấy ngoại trừ hệ số tương quan giữa ROA và ROE là 0.935, giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến còn lại đều nhỏ hơn 0.8, thậm chí rất nhỏ. Vì vậy, có thể kết luận rằng dường như không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Bảng 03: Ma trận tương quan ROA ROE NII NPL SIZE CAP CIR LIQ GRW INF GDP ROA 1 ROE 0.935* 1 NII -0.128* -0.128* 1 NPL 0.001 0.012* 0.029* 1 419
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 SIZ -0.203* -0.118* 0.014* 0.079* 1 CAP 0.126* -0.007* -0.006* -0.022* -0.707* 1 CIR 0.010* 0.028* -0.126* 0.118* 0.152* -0.156* 1 LIQ 0.019* 0.053* -0.040* 0.085* 0.087* -0.039* -0.080* 1 GRW 0.012* 0.003 0.170* -0.073* -0.311* 0.099* -0.355* -0.221* 1 INF 0.068* 0.031* 0.006* -0.011* -0.258* 0.240* -0.168* -0.148* 0.007* 1 GDP -0.038* -0.040* 0.083* -0.289* -0.019* -0.115* -0.236* 0.102* 0.189* -0.284* 1 Nguồn: tính toán của nhóm tác giả. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Tác động của cấu trúc thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Bảng 04 trình bày kết quả sử dụng phương pháp ước lượng SGMM để kiểm định mô hình (1) về tác động của cấu trúc thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2018. Cột (1) và (3) ghi nhận kết quả hồi quy trên biến phụ thuộc ROA và ROE. Cột (2) và (3) nhóm tác giả lặp lại hồi quy với sự thay thế biến NPL (tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay) bằng biến LLP (tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ cho vay). Hai chỉ số này đều thể hiện chất lượng tài sản sinh lời chủ yếu của NHTM hình thành từ hoạt động tín dụng. Kết quả hồi quy về cơ bản vẫn giữ nguyên không đổi. Bảng 04: Tác động chất lượng tài sản và cấu trúc thu nhập đến ROA, ROE (1) (2) (3) (4) ROA ROA ROE ROE NII -0.001 -0.001 -0.003 -0.005 (0.002) (0.000) (0.463) (0.267) SIZE -0.005 -0.005 -0.081 -0.078 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) ROA_lag 0.620 0.618 (0.000) (0.000) ROE_lag 0.420 0.422 (0.000) (0.000) NPL -0.041 -0.109 (0.000) (0.000) LLP -0.212 -1.865 (0.000) (0.000) CAP -0.036 -0.035 -0.876 -0.861 420
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) CIR -0.005 -0.006 -0.069 -0.078 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) LIQ 0.014 0.011 0.115 0.099 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) GRW -0.002 -0.002 -0.012 -0.017 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) INF 0.006 0.006 0.029 0.034 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) GDP 0.126 0.112 0.510 0.066 (0.000) (0.000) (0.000) (0.153) _cons 0.149 0.147 2.665 2.624 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) p-values trong dấu ngoặc đơn; * p < .1, p < .05, p < .01 Các kết quả hồi quy cho thấy hệ số ước lượng của chỉ số tỷ lệ thu nhập phi lãi/thu nhập lãi (NII) là âm và có ý nghĩa thống kê 1% lên biến phụ thuộc ROA. Điều này có thể khẳng định rằng sự thay đổi cấu trúc thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi sẽ làm suy giảm tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Stiroh (2004), Stiroh and Rumble (2006) và (DeYoung & Rice, 2004). Theo đó, Stiroh (2004) lập luận rằng đa dạng hóa thu nhập có khả năng làm tăng nguy cơ phá sản của các ngân hàng Hoa Kỳ khi tác giả tìm thấy mối tương quan dương giữa hai chỉ số này. Cũng đối với các ngân hàng Hoa Kỳ, (DeYoung & Rice, 2004) kết luận rằng tăng thu nhập phi lãi có thể làm giảm lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng. Bằng chứng thực nghiệm tương tự cũng được ghi nhận bởi Mercieca et al. (2007) đối với 755 ngân hàng nhỏ tại châu Âu giai đoạn 1997-2003. Sanya và Wolfe (2011) cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về đa hóa thu nhập có ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng tại thị trường mới nổi. Trong khi đó, nghiên cứu 37 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2006-2013, Vinh and Mai (2015) cho rằng đa dạng hóa thu nhập có thể thúc đẩy lợi nhuận nhưng lại làm giảm lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng này và do đó, đa dạng hóa thu nhập không có cho các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả này lại khác biệt với kết luận của nhiều nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi (Ahamed, 2017; Meslier et al., 2014; Nguyen et al., 2012; Sanya & Wolfe, 2011). Ngoài ra, Bảng 04 ghi nhận mối tương quan nghịch chiều giữa biến SIZE và ROA/ROE với tất cả hệ số ước lượng của quy mô hoạt động của ngân hàng (SIZE) đều âm và có ý nghĩa thống kê 1%. Quy mô ngân hàng hoạt động (tổng tài sản) càng lớn, các chỉ số sinh lời ROA và ROE có xu hướng giảm, và ngược lại. 4.2. Tác động của cấu trúc thu nhập đến ROA, ROE theo quy mô ngân hàng Nhóm tác giả tiếp tục kiểm định tác động của cấu trúc thu nhập (NII) đến khả năng sinh lời (ROA và ROE) với sự bổ sung của biến tương tác giữa cấu trúc thu nhập (NII) quy mô hoạt động (SIZE) vào mô hình nghiên cứu. Bảng 05 trình bày kết quả hồi quy mô hình (2) theo phương pháp ước lượng SGMM. 421
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 05: Tác động cấu trúc thu nhập đến ROA, ROE theo quy mô hoạt động (1) (2) (3) (4) ROA ROE ROA ROE NII -0.074 -0.352 -0.075 -0.315 (0.000) (0.033) (0.000) (0.104) SIZE -0.006 -0.086 -0.005 -0.081 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) NII x SIZE 0.002 0.011 0.002 0.010 (0.000) (0.034) (0.000) (0.109) NPL -0.038 -0.073 (0.000) (0.002) LLP -0.196 -1.794 (0.000) (0.000) ROA_lag 0.614 0.618 (0.000) (0.000) ROE_lag 0.413 0.420 (0.000) (0.000) CAP -0.036 -0.878 -0.036 -0.860 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) CIR -0.007 -0.086 -0.007 -0.090 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) LIQ 0.013 0.111 0.011 0.093 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) GRW -0.002 -0.014 -0.002 -0.019 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) INF 0.004 0.023 0.004 0.028 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) GDP 0.125 0.507 0.115 0.067 (0.000) (0.000) (0.000) (0.183) _cons 0.174 2.829 0.166 2.719 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) p-values trong dấu ngoặc đơn; * p < .1, p < .05, p < .01 422
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Hệ số ước lượng của biến đo lường cấu trúc thu nhập (NII) và biến quy mô hoạt động (SIZE) vẫn giữ nguyên dấu âm và có ý nghĩa thống kê 1%. Như vậy, kết quả kiểm định mô hình (2) cũng cho thấy sự thay đổi cấu trúc thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi có khả năng làm suy giảm khả năng sinh lời của các NHTM được nghiên cứu. Đồng thời, NHTM có quy mô càng lớn, các chỉ số sinh lời của chúng càng có khả năng suy giảm. Tuy nhiên, hệ số ước lượng của biến tương tác giữa hai biến NII và SIZE này là dương và có ý nghĩa thống kê 1%. Như vậy, có thể khẳng định sự gia tăng tỷ trọng nguồn thu nhập phi lãi có thể làm suy giảm khả năng sinh lời của ngân hàng nhưng tác động này thể hiện cao hơn đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn. Bảng 05 cũng ghi nhận giá trị tuyệt đối hệ số ước lượng của biến NII tăng lên khá nhiều khi thêm biến tương tác (NII x SIZE) vào mô hình. Kết quả này cho thấy ảnh hưởng của quy mô hoạt động đến mối quan hệ giữa cấu trúc thu nhập và khả năng sinh lời của NHTM là rất đáng kể. Việc bỏ qua ảnh hưởng này của quy mô ngân hàng có thể tạo ra thiếu sót trong đánh giá tác động của cấu trúc thu nhập đến khả năng sinh lời của NHTM. 5. Kết luận và hàm ý nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra hai kết luận chính. Thứ nhất, sự thay đổi cấu trúc thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng nguồn thu nhập phi lãi có khả năng làm suy giảm tỷ suất sinh lời các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018. Các hoạt động tạo ra thu nhập phi lãi có thể đóng góp vào tỷ suất lợi nhuận chung của các NHTM nhưng chưa hẳn là hiệu quả hơn đóng góp của các hoạt động tạo ra thu nhập lãi hiện tại. Thứ hai, tác động tiêu cực này của cấu trúc thu nhập diễn ra mạnh hơn đối với các các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ hơn. Nghiên cứu này bổ sung vào học thuật một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc thu nhập (cũng là một trong những chỉ số đo lường đa dạng hóa thu nhập), quy mô hoạt động và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Hàm ý nghiên cứu: nhóm tác giả ủng hộ xu hướng gia tăng các nguồn thu nhập phi lãi của NHTM khi mà sự đa dạng hóa thu nhập có thể đem lại lợi ích cho ngân hàng từ góc độ lý thuyết kinh tế về danh mục cũng như từ thực tiễn biên thu nhập lãi của các hoạt động truyền thống (huy động vốn và cấp tín dụng) của các NHTM Việt Nam đang thu hẹp dần trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc triển khai đa dạng hóa nguồn thu nhập yêu cầu các NHTM Việt Nam phải thực hiện bài bản và hiệu quả. Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tạo lập và gia tăng thu nhập phi lãi không làm lu mờ đi những lợi ích vốn có của các nguồn thu nhập này. Từ đó mới đảm bảo gia tăng hiệu quả hoạt động (lợi nhuận điều chỉnh rủi ro) của ngân hàng một cách tổng thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahamed, M. M. (2017). Asset quality, non-interest income, and bank profitability: Evidence from Indian banks. Economic Modelling, 63, 1-14. [2] Baele, L., De Jonghe, O., & Vander Vennet, R. (2007). Does the stock market value bank diversification? Journal of Banking & Finance, 31(7), 1999-2023. [3] Chiorazzo, V., Milani, C., & Salvini, F. (2008). Income diversification and bank performance: Evidence from Italian banks. Journal of Financial Services Research, 33(3), 181-203. [4] De Jonghe, O., Diepstraten, M., & Schepens, G. (2015). Banks’ size, scope and systemic risk: What role for conflicts of interest? Journal of Banking & Finance, 61, S3-S13. [5] DeYoung, R., & Rice, T. (2004). Noninterest income and financial performance at US commercial banks. Financial Review, 39(1), 101-127. [6] DeYoung, R., & Roland, K. P. (2001). Product mix and earnings volatility at commercial banks: Evidence from a degree of total leverage model. Journal of Financial Intermediation, 10(1), 54-84. [7] Elsas, R., Hackethal, A., & Holzhäuser, M. (2010). The anatomy of bank diversification. Journal of 423
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Banking & Finance, 34(6), 1274-1287. [8] Goddard, J., McKillop, D., & Wilson, J. O. (2008). The diversification and financial performance of US credit unions. Journal of Banking & Finance, 32(9), 1836-1849. [9] Kamani, E. F. (2019). The effect of non-traditional banking activities on systemic risk: Does bank size matter? Finance Research Letters, 30, 297-305. [10] Meslier, C., Tacneng, R., & Tarazi, A. (2014). Is bank income diversification beneficial? Evidence from an emerging economy. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 31, 97-126. [11] Nguyen, M., Skully, M., & Perera, S. (2012). Market power, revenue diversification and bank stability: Evidence from selected South Asian countries. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 22(4), 897-912. [12] Pennathur, A., & Vishwasrao, S. (2014). The financial crisis and bank–client relationships: Foreign ownership, transparency, and portfolio selection. Journal of Banking & Finance, 42, 232-246. [13] Sanya, S., & Wolfe, S. (2011). Can banks in emerging economies benefit from revenue diversification? Journal of Financial Services Research, 40(1-2), 79-101. [14] Stiroh, K. J. (2004). Diversification in banking: Is noninterest income the answer? Journal of money, Credit and Banking, 853-882. [15] Stiroh, K. J., & Rumble, A. (2006). The dark side of diversification: The case of US financial holding companies. Journal of Banking & Finance, 30(8), 2131-2161. [16] Vinh, V. X., & Mai, T. T. P. (2015). Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hoá thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, 26(8), 54-70. 424