Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 23/05/2022 1880
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_phat_trien_dich_vu_ngan_hang_ho_tro_doanh_n.pdf

Nội dung text: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

  1. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ThS. Hà Thị Thanh Nga, ThS. Phùng Thị Thu Hà, Ngô Thị Thu Mai Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên TÓM TẮT Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của DNNVV chưa mang lại hiệu quả cao.Từ những phân tích và đánh giá liên quan đến quan hệ giữa các yếu tố cho phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ các DNNVV, đưa ra các giải pháp tài chính và giải pháp phi tài chính nhằm mục tiêu xóa bỏ rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các DNNVV ở Việt Nam. Từ khóa: Dịch vụ ngân hàng, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ. 1. Đặt vấn đề Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta trong giai đoạn quá độ lên CNXH, nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Thực hiện chủ trương trên, từ Đại hội Đảng lần thứ 6 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chủ trương chính trách nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Từ đó, các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã phát triển nhanh chóng, đang trở thành lực lượng chủ yếu trong sự nghiêp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Theo đánh giá của các chuyên viên kinh tế ở các nước Nics, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 61-98%, thu hút số lượng lao động từ 40-70%, tạo ra giá trị tăng từ 22- 55%, xuất khẩu trực tiếp 15-66%. Vì vậy nhiều nước trên thế giới đã có chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, hiện nay DNNVV chiếm tới 97% tổng số số doanh nghiệp, các doanh nghiệp đang sử dụng 50% lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoản 40% GDP hàng năm. Tuy vậy, các doanh nghiệp này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong đó thiếu vốn đang là một trong những vấn đề khó khăn nhất của các DNNVV. Để có thể tồn tại và tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đóng góp nhiều hơn nữa vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, các doanh nghiệp này rất cần được quan tâm đầu tư để huy động vốn hiệu quả hơn nữa. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng các DNNVV và thực trạng dịch vụ ngân hàng hỗ trợ các DNNVV ở nước tra hiện nay nhằm tìm ra các giải pháp chủ yếu để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho các DNNVV là vấn đề đặt ra có tính cấp thiết. 2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các DNNVV ở Việt Nam Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng đã đến được với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Các DNNVV với đa số là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cùng với đặc thù qui mô nhỏ và kéo theo đó là hàng loạt các đặc điểm về quản lý doanh nghiệ cũng đã tạo nên các đặc trưng trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Các yếu tố khác mang tính nội tại của các nhà cung cấp dịch vụ. Trước khi đi vào phân tích cụ thể các nội dung liên quan đến các dịch vụ ngân hàng cho các DNNVV, ta nên có cái nhìn chung về cơ cấu hoạt động của một số ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay. 249
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Từ bảng số liệu 1 là các chỉ số chung, không tính riêng cho các DNNVV, tuy vậy qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ trong cơ cấu thu nhập của các NH lớn ở Việt Nam như sau: Nguồn thu từ lãi chiếm tỷ trọng lớn, trên 80% trong tổng nguồn thu của các NH trên. Thế mạnh của các ngân hàng trong từng lĩnh vực thể hiện rõ trong tỷ trọng doanh thu của từng hoạt động trong tổng doanh thu. Ví dụ như ngân NHTMCP Ngoại thương, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Thịnh Vượng, NHTMCP Đầu tư và phát triển có thế mạnh về lĩnh vực thanh toán đã có tỷ trọng từ phí và hoa hồng là khoảng 7%. NHTMCP Công thương, Á Châu và Xuất nhập khẩu có tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay-cấp tín dụng là lớn hơn 90%. Các số liệu tổng hợp ở bảng 1 cho thấy những thách thức và cơ hội trong phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp nói chung và các DNNVV ở VIệt Nam nói riêng. Đặc biệt hơn cả là số liệu trên đây cho thấy các dịch vụ các ngân hàng Việt Nam cần phát triển để phục vụ tốt hơn nữa các DNNVV. Ví dụ như dịch vụ bao thanh toán ra đời và đã được các doanh nghiệp đón nhận một cách tích cực. Đối với dịch vụ huy động vốn Dịch vụ huy động là một dịch vụ truyền thống của các ngân hàng đã được các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng sử dụng tương đối có hiệu quả. Bảo quản nguồn tiền nhàn rỗi và sử dụng các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 250
  3. Bảng 1. Cơ cấu hoạt động của một số ngân hàng 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng NHTM CP NHTMCP NHTMCP Công NHTMCP NHTMCP NHCP Kỹ NHTM CP Á TT Danh mục Xuất nhập ngoại thương thương Đầu tư và PT Thịnh Vượng thương Châu khẩu 1 ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ 1 T1 ổng thu nhập 34,256 100.0 48,801 100.00 49,958 100.0 12,425 100.0 15,331 100.0 16,739 100.0 11,714 100.0 Thu nhập từ lãi 28,309 82.6 44,281 90.74 42,930 85.9 11,125 89.5 13,281 86.6 15,205 90.8 10,902 93.1 Thu từ phí và hoa hồng 2,754 8.0 2,097 4.30 3,314 6.6 880 7.1 1,150 7.5 997 6.0 459 3.9 Tăng/gi ảm từ ngoại hối và vàng 1,426 4.2 291 0.60 162 0.3 (21) (0.2) (122) (0.8) (78) (0.5) (114) (1.0) Tăng/gi ảm từ KD chứng khoán 22 0.1 19 0.04 466 0.9 118 0.9 105 0.7 70 0.4 - - Tăng, giảm từ đầu tư chứng khoán 156 0.5 8 0.02 924 1.8 186 1.5 161 1.1 396 2.4 (3) (0.0) Thu nhập khác 1,027 3.0 1,932 3.96 1,825 3.7 125 1.0 739 4.8 77 0.5 320 2.7 L ợi nhuận từ đầu tư liên kết 562 1.6 173 0.35 337 0.7 12 0.1 17 0.1 72 0.4 150 1.3 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)
  4. Bảng 2. Huy động vốn từ nền kinh tế của các NHTM Việt Nam NHTMCP NHTMCP NHTMCP Đầu NHTMCP NHCP Kỹ NHTM CP Á NHTM CP TT Danh mục ngoại thương Công thương tư và PT Thịnh Vượng thương Châu Xuất nhập khẩu ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ I Tổng nợ 522,081 100.0 424,232 100.0 516,091 100.0 113,537 100.0 144,976 100.0 154,095 100.0 155,155 100.0 Các khoản nợ chính phủ 1 147 0.0 32,622 7.7 16,495 3.2 1,885 1.7 0 0.0 1,583 1.0 427 0.3 và NHNN Ti2 ền gửi và vay các 80,465 15.4 43,951 10.4 47,798 9.3 13,134 11.6 15,225 10.5 7,794 5.1 65,767 42.4 2 TCTD 3 Tiền gửi của khách hàng 364,497 69.8 330,306 7.9 338,902 5.7 83,843 73.8 119,978 82.8 138,111 89.6 79,472 51.2 Chứng khoán phái sinh 4 và khoản nợ tài chính 32,425 6.2 0 0.0 0 0.0 51 0.0 64 0.0 363 0.2 0 0.0 4 khác V5 ốn tài trơ, ủy thác đầu 0 0.0 0 0.0 67,245 3.0 64 0.1 73 0.1 0 0.0 0 0.0 5 tư, cho vay chịu rủi ro 6 Phát hành giấy tờ có giá 16,565 3.2 2,014 0.5 33,254 6.4 7,601 6.7 5,643 3.9 3,500 2.3 7,678 4.9 7 Các khoản nợ khác 27,982 5.4 15,339 3.6 12,397 2.4 6,959 6.1 3,993 2.8 2,744 1.8 1,811 1.2 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)
  5. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Đối với các doanh nghiệp lớn thường có bộ phận chuyên trách về công việc này thì tại các DNNVV thường vẫn do phòng kế toán đảm nhiệm và chưa được chú ý. Từ bảng số 2 cho thấy tình hình huy động của các NHTM ở Việt Nam chủ yếu là huy động vốn qua tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chiếm hơn 50%, đặc biệt đối với NHTMCP Á châu, NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam chiếm hơn 80%. Ngoài ra, các ngân hàng còn huy động qua việc vay các TCTD khác hoặc phát hành giấy tờ có giá Qua bảng số liệu đó, có thể thấy được sự đa dạng hóa trong hình thức huy động vốn của các NHTM ở Việt Nam. Kết quả này có được là nhờ vào sự năng động và chủ động cao của các NHTM. Dịch vụ huy động có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đối với các NHTM và khách hàng, do đó cần tiến hành phân tích: Thứ nhất đây là dịch vụ mà dựa vào đó các doanh nghiệp đưa ra được lựa chọn là sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng nào, đưa ra quyết định sẽ mở tài khoản tiền gửi ở đâu. Thứ hai, cần quan tâm đến các dịch vụ đi kèm như không thu phí khi thông báo về tình hình tài khoản hay các tiện ích cho khách hàng. Đối với các DNNVV thì hình ảnh của doanh nghiệp luôn gắn liền với người chủ doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng và tác động của ngân hàng tới chủ doanh nghiệp gần như quyết định quan hệ của ngân hàng với doanh nghiệp. Thứ ba, đối với DNNVV luôn cân nhắc giữa việc lựa chọn việc mở tài khoản và sử dụng dịch vụ của ngân hàng lớn với sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhỏ hơn với sự linh hoạt hơn trong thủ tục. Đối với dịch vụ tín dụng Đối với các DNNVV trong cơ cấu vốn của họ chủ yếu dựa vào nguồn vốn chính thức, đặc biệt là vốn từ phía ngân hàng. Theo đánh giá chung, có tới 70% chủ DNNVV đầu tư vốn bằng tiết kiệm hoặc vay bạn bè, gia đình hoặc các tổ chức tài chính. Ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho DNNVV là vốn tín dụng ngân hàng và số vốn các NHTM cho các DNNVV vay chiếm khoảng 40% tổng dư nợ. Dịch vụ ngân hàng là loại hình dịch vụ được các DNNVV sử dụng rộng rãi, như các loại vay ngắn hạn, hay dịch vụ bao thanh toán là loại hình dịch vụ mới mẻ góp phần đa dạng hóa các dịch vụ và phát triển sản phẩm mới của các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Hiệp hội DNNVV Việt Nam (SEMs) công bố mới đây cho thấy chỉ có khoảng hơn 32% số các doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước (chủ yếu là từ các NHTM), 35% doanh nghiệp khó tiếp cận và 33% doanh nghiệp không tiếp cận được. Bảng số 3 sẽ cung cấp các thông tin về hoạt động tín dụng của các TCTD. Bảng 3. Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng Đơn vị tính: % Đến 31/12/2013 Đến 31/3/2014 Loại hình TCTD Tỷ lệ vốn ngắn Tỷ lệ cấp tín dụng Tỷ lệ vốn ngắn Tỷ lệ cấp tín dụng hạn cho vay so với nguồn vốn hạn cho vay so với nguồn vốn trung, dài hạn huy động (TT1) trung, dài hạn huy động (TT1) NHTM Nhà nước 23.06 94.62 23.54 92.12 NHTM Cổ phần 19.05 75.20 19.31 73.83 NH Liên doanh, nước ngoài -11.50 61.98 -3.73 67.72 Công ty tài chính, cho thuê -2.96 340.69 -6.02 395.68 Ngân hàng HTX Việt Nam 7.66 109.16 13.28 112.47 Toàn hệ thống 17.40 84.71 18.03 83.64 (Nguồn: Thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam) 253
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Qua bảng 03, thấy rằng tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng cao 94.62% vào năm 2013, đối với các NHTM cổ phần tỷ lệ này có thấp hơn là 75% vào năm 2013, tiếp đến là các NH Liên doanh và ngân hàng nước tỷ lệ là 61,98%. Tính bình quân toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là 84,71%. Bảng 04. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng Tháng12/2013 (Tỷ đồng) Tốc độ tăng TT Chỉ tiêu (giảm) so với Số tiền Tỷ trọng tháng 12/2012 (%) (Tỷ đồng) (%) 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 366.121 10,52 22,92 2 Công nghiệp và xây dựng 1.313.251 37,76 10,11 - Công nghiệp 969.039 27,87 7,08 - Xây dựng 344.212 9,89 19,61 Hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn 3 798.833 22,97 8,51 thông - Thương mại 672.040 19,32 11,29 - Vận tải và Viễn thông 126.793 3,65 -4,17 4 Các hoạt động dịch vụ khác 999.780 28,75 15,70 TỔNG CỘNG 3.477.985 100,0 12,52 (Nguồn: Thống kê Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Từ bảng số liệu 04 về dư nợ tín dụng phân theo ngành nghề kinh doanh vào cuối tháng 12 năm 2013 cho thấy dư nợ tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất là 37,76%, tiếp đó đến các hoạt động dịch vụ khác chiếm 28,75%, hoạt động thương mại vận tải và viễn thông chiếm 22,97% và cuối cùng dư nợ tín dụng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nông sản. Tiếp đó, là tốc độ tăng tín dụng so với cùng kỳ năm 2012 của hầu hết các ngành nghề đều tăng, chỉ có tốc độ dư nợ tín dụng ngành vận tải và viễn thông là giảm 4,17%. Dịch vụ bao thanh toán hiện nay đã được một số ngân hàng Việt Nam cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu. Bao thanh toán hiện nay thường được phân thành bao thanh toán miễn truy đòi và bao thanh toán truy đòi, bao thanh toán trong nước, bao thanh toán xuất nhập khẩu. Dịch vụ này trở nên phổ cập là do dễ sử dụng, quy trình, thủ tục không quá phức tạp. Đây cũng là lý do để dịch vụ này trở nên gần gũi và được sử dụng tại các DNNVV. Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian vừa qua với tỷ lệ khoản 43% đến 54%. Các loại bảo lãnh ngân hàng thỉ chủ yếu là bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh mở thư tín dụng, Về dịch vụ cho thuê tài chính: Tính đến 31/12/2013, Hiệp hội cho thuê tài chính từ 9 thành viên ban đầu hiện chỉ còn 8 thành viên. Năm 2013, dư nợ toàn hệ thống cho thuê tài chính giảm 5,55% so với năm 2012. Theo các chuyên gia ngành, bức tranh nợ xấu của các công ty này cho thấy những hạn chế rơi vào các doanh nghiệp mới thành lập từ những ngày đầu mô hình này ra đời tại Việt Nam. Những việc tiêu cực trong lĩnh vực kinh doanh này tạo nên dư luận không tốt, làm giảm uy tín vốn đã nhỏ bé của các doanh nghiệp hoạt động cho thuê tài chính, làm khó thêm khả năng huy động vốn của dịch vụ này. Dù đã tồn tại hơn 20 năm, song thị phần cung ứng vốn của các công ty cho thuê tài chính vẫn chưa chiếm được 1% tổng dư nợ nền kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do sự quá nhỏ bé khiến bản thân ngân hàng mẹ cũng không mấy quan tâm 254
  7. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" đến hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Trong nhiều văn bản luật và dưới luật, cho thuê tài chính không có những quy định phù hợp với đặc trưng ngành nghề. Để các công ty cho thuê tài chính phát triển và đi vào cuộc sống thì các công ty này phải cùng hiệp hội tìm cách kiến nghị, gỡ khó cho chính mình. Theo kết quả khảo sát điều tra do các chuyên gia của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Mutrap đã chỉ ra rằng khoảng 45% khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cho rằng họ sẽ chuyển sang vay vốn ngân hàng nước ngoài chứ không vay vốn ngân hàng Việt Nam. Về dịch vụ gửi tiền thì hơn một nửa khách hàng có ý định gửi tiền vào ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là tiền gửi bằng ngoại tệ. Đối với dịch vụ thanh toán Về cơ sở hạ tầng cho hệ thống thanh toán như hiện nay, vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng Việt Nam là thiết kế các dịch vụ thanh toán với các tiện ích phù hợp với nhu cầu của các DNNVVV. Dịch vụ thanh toán là dịch vụ phi tín dụng nên các ngân hàng cũng không phân loại các đối tượng khách hàng theo quy mô. Ở đây thì độ tin cậy và các tiện ích của dịch vụ lại đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các khách hàng đặc biệt là DNNVV vì đây là các khách hàng thường xuyên có giao dịch với quy mô nhỏ với ngân hàng. Hiện nay với việc cung ứng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin thì hầu hết các dịch vụ thanh toán đã đến với DNNVV. Dịch vụ thẻ đang được sử dụng rộng rãi và đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cá nhân trong việc giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông. Dịch vụ thanh toán thông qua ngân hàng bằng séc, ủy nhiệm chi, thư tín dụng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. Cụ thể qua bảng 05. Bảng 05. Số liệu giao dịch thanh toán nội địa theo các phương tiện thanh toán không dung tiền mặt (Phát sinh trong Quý IV/2013) Số lượng Giá trị giao dịch Phương tiện thanh toán giao dịch (Món) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thẻ ngân hàng (*) 7.427.228 32.217 0,24 Séc 152.811 19.602 0,14 Lệnh chi 58.687.645 10.452.306 76,85 Nhờ thu 419.051 218.571 1,61 Phương tiện thanh toán khác( ) 25.240.002 2.878.840 21,16 Tổng 13.601.536 100,0 (Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN) Qua các bảng số liệu 05 cho thấy rằng phương tiện thanh toán được sử dụng phổ biến là lệnh chi chiếm tỷ trọng hơn 76%, tiếp đến là các phương tiện khác như thư tín dụng là 21%. Bảng 06. Số liệu giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC (Phát sinh trong Quý IV/2013) Số lượng giao dịch Giá trị giao dịch Thiết bị Số lượng thiết bị ( ) (Món) (Tỷ đồng) ATM 15.265 155.806.032 272.496 POS/EFTPOS/EDC 129.653 7.037.907 35.977 (Nguồn: Vụ Thanh toán-Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Về số liệu giao dịch cũng như giá trị giao dịch qua ATM và POS ở bảng 06, cho biết chủ yếu là các giao dịch qua ATM với giá trị là 272.496 tỷ đồng và số lượng giao dịch là cao. 255
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3. Đánh giá và giải pháp 3.1. Đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Các NHTM Việt Nam về tiềm lực tài chính còn thấp, có hạn chế qui mô cung cấp dịch vụ của ngân hàng cho các chủ thể trong nền kinh tế. Còn các mặt hạn chế cụ thể sau: Hạn chế về mạng lưới giao dịch và việc áp dụng công nghệ hiện đại vào các dịch vụ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ tốt hơn. Hạn chế về qui mô cung cấp dịch vụ ngân hàng, cụ thể là dịch vụ tín dụng. Do tiềm lực tài chính của các NHTM còn thấp nên hạn chế về giới hạn cho vay đối đa với DNNVV. Yếu kém trong quản trị tài chính nội bộ của các DNNVV có thể được coi là vấn đề trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các DNNVV. Năng lực quản trị rủi ro của các bên liên quan là NHTM và DNNVV là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình hình. Từ những phân tích ở trên có thể thấy trong giai đoạn hiện nay các dịch vụ ngân hàng có sự bùng nổ với các tiện ích có lợi cho các DNNVV. Hạn chế về nguồn lực tài chính, về công nghệ và con người sẽ buộc các NHTM phải đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển được các dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ cho các DNNVV ở Việt Nam phát triển. 3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Giải pháp từ phía ngân hàng -Nâng cao năng lực của các ngân hàng: + Nâng cao năng lực tài chính: Để thực hiện giải pháp này các ngân hàng phải có các giải pháp cụ thể trong toàn hệ thống một cách đồng bộ. Bằng cách tiến hành cổ phần hóa và sắp xếp các NHTM nhà nước, củng cố các NHTM cổ phần. Ở các NHTM nhà nước tiến hành cổ phần hóa, nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ phần. Trong giai đoạn đầu trước khi cổ phần hóa, các ngân hàng có thể tiến hành phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn tự có, và huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài và cho phép họ tham gia quản trị điều hành hoạt động của ngân hàng. Đối với NHTM cổ phần cần khuyến khích tăng vốn điều lệ. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước thì số vốn của các NHTM cổ phần đã tăng từ 2-3 lần trong thời gian vừa qua. Nâng cao năng lực của các công ty cho thuê tài chính: Dịch vụ này hiện nay chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức từ phía các DNNVV một phần là do công tác tuyên truyền của nhà cung cấp, cần tập trung vào nâng cao năng lựcquản trị doanh nghiệp và tiềm lực tài chính, xây dựng một hệ thống các qui định pháp lý đồng bộ cho hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. + Nâng cao năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến: Đây là yếu tố cốt lõi của các NHTM Việt Nam. Phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ quản lý cũng như hạ tầng cơ sở cung cấp dịch vụ là hai yếu tố nền tảng trong việc nâng cao năng lực quản lý của NHTM Việt Nam hiện nay. Ngành ngân hàng có các dịch vụ có tính vô hình, được quyết định chủ yếu bởi các yếu tố công nghệ và con người. Xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân sự đủ lơn về chất và lượng. Xác định số lượng cán bộ cần thiết và yêu cầu trình độ cho mỗi vị trí. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác, năng lực cán bộ thông qua xác định nhiệm vụ và vai trò của cán bộ công nhân viên chức. 256
  9. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" + Nâng cao năng lực quản lý rủi ro: Là yếu tố đòi hỏi nỗ lực nhiều mặt của NHTM. Việc áp dụng các qui trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO là bước ban đầu. Ngân hàng cần đầu tư thảo đáng vào việc xây dựng hệ thống thông tin nội bộ theo tiêu chuẩn, các dữ liệu tổng hợp có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. + Đa dạng hóa dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ: Hoàn thiện, phát triển và tăng cường tiện ích cho các dịch vụ hiện có, triển khai thực hiện các dịch vụ mà nền kinh tế đang có nhu cầu và ngân hàng có điều kiện cung cấp, triển khai các dịch vụ mới. -Ứng dụng phương pháp tính điểm tín dụng trong cho vay đối với các DNNVV Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính giúp DNNVV nắm bắt được cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các DNNVV ở Việt Nam đang cập phải khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính từ phía ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp, thiếu tài liệu chứng minh khả năng tài chính, số liệu kế toán chưa đáng tin cậy Giải pháp ở đây là thảo luận về khả năng ứng dụng phương pháp tính điểm để khắc phục được các trở ngại tạo cơ hội để các NHTM mở rộng tiếp cận đến các DNNVV. -Phát triển các giải pháp (gói) dịch vụ cho DNNVV: Các giải pháp chuyên cho DNNVV với chi phí cạnh tranh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiết kiệm thời gian và chi phí khi sử dụng dịch vụ. Đối với ngân hàng giải pháp này giúp ngân hàng quản lý rủi ro tốt hơn khi tiến hành các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp. -Thiết kế các khoản tín dụng qui mô nhỏ cho các DNNVV: Thông qua việc NHTM cung cấp khoản tín dụng có giá trị nhỏ và cố định với các qui trình và điểu kiện được đơn giản và chuẩn hóa ở mức độ tối đa. Các kiến nghị đối với DNNVV Nâng cao năng lực của DNNVV trong quản tị tài chính: Như khả năng xây dựng hệ thống kế toán tài chính theo chuẩn, quản lý dòng tiền, xác định được cơ cấu tài chính hợp lý Nâng cao năng lực của các DNNVV trong việc lập và thẩm định các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh: Cụ thể như xác định cơ cấu vốn phù hợp phục vụ nhu cầu đặt ra, nắm bắt đặc thù của các phương pháp huy động vốn, hiểu rõ tính chất của các khoản vay Nâng cao kỹ năng của các DNNVV trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, tăng cường quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp: Hiện nay, việc gặp gỡ và tiếp xúc định kỳ giữa các doanh nghiệp và ngân hàng đã được thực hiện và triển khai tại một số địa bàn. Hoạt động này được hỗ trợ tổ chức bởi các tổ chức hiệp hội ngành nghề, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp. 4. Kết luận Từ những phân tích và đánh giá ở trên liên quan đến quan hệ giữa các yếu tố cho phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ các DNNVV, bài viết đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng cho DNNVV ở Việt Nam bao gồm các giải pháp tài chính và nhóm các giải pháp phi tài chính, nhằm tới mục tiêu xóa bỏ rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các DNNVV mà các rào cản này trên thực chất được tạo ra chủ yếu do chính các đặc thù của các DNNVV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam. [2] Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010. [3] Thống kê Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 257