Một số pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu – chi trong điều kiện quản lý tài chính tự chủ tại các trường cao đẳng thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

pdf 22 trang Gia Huy 23/05/2022 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu – chi trong điều kiện quản lý tài chính tự chủ tại các trường cao đẳng thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_thu_chi_trong_dieu_kie.pdf

Nội dung text: Một số pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu – chi trong điều kiện quản lý tài chính tự chủ tại các trường cao đẳng thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Ộ Ố PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU – CHI TRONG ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TỰ CHỦ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Some solutions to improve the efficiency of collection and course management in conditions of automatic finan- cial management at collegesthe ministry of agriculture and rural development Ths. Hoàng Thị Thu Hiên Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản TÓM TẮT Nghị quyết số 19/NQ-TW của Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập chỉ rõ: đến năm 2021, phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011- 2015; đến năm 2025, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính Đối với các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến năm 2020, các trƣờng này sẽ phải tiến hành thực hiện quản lý tài chính tự chủ. Bởi vậy, quản lý tài chính tự chủ là nhiệm vụ cấp bách của các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 1095
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Để quản lý tài chính tự chủ có hiệu quả, các trƣờng này cần quản lý có hiệu quả các nguồn thu – chi của các nhà trƣờng: mở rộng và đảm bảo ổn định các nguồn thu; đảm bảo chi ổn định, giảm dần chi thƣờng xuyên phục vụ cho cá nhân; đảm bảo khả năng kết du từ các hoạt động của các trƣờng cao đẳng đi vào ổn định Từ khóa: quản lý thu – chi, quản lý tài chính, tự chủ tài chính, quản lý tự chủ tài chính SUMMARY Resolution No. 19 / NQ-TW of the 6th Plenum of the 6 plenum of the Central Party Congress continued to renovate the organizational sys- tem, manage, improve the quality and performance of public non- business units, which specify: by 2021, strive to have 10% of financial autonomy units, reduce an average of 10% of direct expenditures from the state budget for public non-business units compared to the period of 2011-2015; by 2025, there will be at least 20% of financial autonomy units For colleges under the Ministry of Agriculture and Rural De- velopment, by 2020, these schools will have to conduct self-finance management. master. Therefore, financial autonomy management is an urgent task of colleges under the Ministry of Agriculture and Rural De- velopment. In order to manage financial autonomy effectively, these schools need to effectively manage their revenue and expenditure sources: expand and ensure the stable sources of revenue; ensure stable spending, gradually reduce recurrent expenditures for individuals; en- sure the ability of tourism from the activities of the colleges to stabilize Keywords: revenue - expenditure management, financial management, financial autonomy, financial autonomy management 1096
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 1. Đặt vấn đề Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Theo thông tƣ số 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định về điều lệ trƣờng Cao đẳng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Số lƣợng các trƣờng Cao đẳng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 28 trƣờng. Trong đó, khu vực Miền Bắc có 19 trƣờng cao đẳng chiếm tỷ lệ 67.85%; khu vực miền Trung có 5 trƣờng tƣơng ứng tỷ lệ 17.85%, miền Nam có 4 trƣờng tƣơng ứng tỷ lệ 14.3%. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tiến hành thu thập thông tin về tình hình hoạt động của 14 trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để đánh giá, phân tích thực trạng quản lý thu – chi của các trƣờng trong điều kiện thực hiện quản lý tài chính tự chủ. Số lƣợng các trƣờng khảo sát có căn cứ vào một số đặc điểm: quy mô trƣờng (số ngành học, số lƣợng giảng viên, số lƣợng sinh viên theo học, khu vực hoạt động ) Theo số liệu của của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lƣợng giáo viên của các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015 là 4550 ngƣời; năm 2016 là 4213 ngƣời; năm 2017 là 4098 ngƣời và năm 2018 là 4036 ngƣời. Nhƣ vậy, số lƣợng giáo viên của các trƣờng Cao đẳng đều có xu hƣớng giảm qua các năm. Phân theo khu vực, số lƣợng giáo viên của các trƣờng thuộc khu vực miền Bắc giảm nhiều nhất, năm 2016 giảm 203 ngƣời tƣơng ứng 6.2% so với năm 2015. Số lƣợng giáo viên 1097
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 của các trƣờng thuộc khu vực miền Trung giảm ít nhất, năm 2017 giảm 14 ngƣời tƣơng ứng 2.2% so với năm 2016. Trong khi đó, số lƣợng giáo viên các trƣờng thuộc khu vực miền Nam các năm 2015- 2017 có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên, năm 2018, số lƣợng giáo viên của các trƣờng Cao đẳng ở khu vực này lại tăng 81 ngƣời tƣơng ứng 17.1%. Biểu đồ 1 : Số lƣợng giảng viên các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2015-2018 phân theo khu vực (đơn vị tính : ngƣời) Nguồn: Tính toán của tác giả từ các kết quả thống kê của Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cũng theo số liệu của Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chỉ tiêu tuyển sinh của các trƣờng Cao đẳng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có xu hƣớng giảm qua các năm. Bảng 1: Quy mô tuyển sinh của các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phân theo loại hình đào tạo, giai đoạn 2015-2018 Năm 2015 2016 2017 2018 Tổng chỉ tiêu tuyển sinh (sinh viên, học sinh) 55130 48513 46286 42951 Trong đó 1098
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Đào tạo hệ Cao đẳng (sinh viên, học sinh) 12670 9758 9115 8525 Đào tạo hệ trung cấp, sơ cấp (sinh viên, học 42 460 38755 37171 34426 sinh) Tốc độ tăng, giảm chỉ tiêu tuyển sinh năm sau so với năm liền trƣớc (%) Tổng chỉ tiêu tuyển sinh - -12.0 -4.,6 -7.2 Trong đó Đào tạo hệ Cao đẳng - -23.0 -6.6 -6.5 Đào tạo hệ trung cấp, sơ cấp - -8.7 -4.1 -7.4 Nguồn: Tính toán của tác giả từ các kết quả thống kê của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trong giai đoạn 2015-2018, chỉ tiêu tuyển sinh của các trƣờng cao đẳng giảm mạnh nhất vào năm 2015 là 12,0%. Trong đó, hệ đào tạo cao đẳng có tốc độ giảm chỉ tiêu tuyển sinh mạnh nhất là 23.0%. Các năm sau đó, tốc độ giảm chỉ tiêu tuyển sinh của cả hệ Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề đều có xu hƣớng giảm nhƣng với tốc độ giảm chậm hơn. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các trƣờng cao đẳng không tuyển sinh đủ chỉ tiêu ở những năm trƣớc. Bởi vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã căn cứ vào thực trạng tuyển sinh của các trƣờng Cao đẳng để xác định lại chỉ tiêu tuyển sinh ở những năm tiếp theo. Một nguyên nhân khác cũng ảnh hƣởng đến chỉ tiêu tuyển sinh giảm là ở một số trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc một số điều kiện để mở rộng hoặc duy trì chỉ tiêu tuyển sinh: cơ sở vật chất, số lƣợng giáo viên cơ hữu giảng dạy, số lƣợng ngành nghề đào tạo Sự suy giảm về số lƣợng giáo viên, học sinh, sinh viên tuyển mới qua các năm có ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng đào tạo, đến hiệu quả quản lý tài chính tự chủ tại các trƣờng Cao đẳng trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bởi vậy, quản lý hiệu quả thu – chi sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng các hoạt động của nhà trƣờng, thu hút 1099
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 đƣợc nhiều giáo viên có trình độ đến làm việc cho nhà trƣờng, góp phần gia tăng số lƣợng học sinh, sinh viên theo học. 2. Các chỉ tiêu phản ánh quản lý thu – chi tại các trƣờng Cao đẳng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quản lý thu – chi là một trong những nội dung phản ánh quản lý tài chính tự chủ trong các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả quản lý thu – chi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tự chủ của các trƣờng Cao đẳng. Hiệu quả quản lý thu – chi có thể đƣợc thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: - Tỷ trọng của từng nguồn thu Tỷ trọng của từng nguồn thu phản ánh mức độ đóng góp vào nguồn thu từ các hoạt động của các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phân tích cơ cấu nguồn thu sẽ cho biết trong các hoạt động của nhà trƣờng, hoạt động nào đem lại nguồn thu lớn nhất. Từ đó, nhà trƣờng sẽ có giải pháp để tăng cƣờng khai thác các nguồn thu tiềm năng. Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức sau: Số thu đƣợc từng nguồn trong Tỷ trọng từng nguồn x =năm thu 100 Tổng thu trong năm - Tỷ trọng nguồn chi Nguồn chi của các trƣờng Cao đẳng công lập thƣờng bao gồm: chi tiền lƣơng, tiền công, thu nhập tăng thêm, điện, nƣớc, hội nghị, dụng cụ thí nghiệm, thực hành, chi hoạt động nghiên cứu khoa học Bởi vậy, xác định cơ cấu nguồn chi cho biết khả năng tiếp kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí trong năm của nhà trƣờng. Căn cứ vào chỉ tiêu này, nhà trƣờng sẽ biết đƣợc nguồn chi nào có xu hƣớng gia tăng, nguồn chi nào sẽ bị giảm đi. Nhà trƣờng cũng sẽ biết đƣợc cơ cấu nguồn chi có đúng theo kế hoạch chi của nhà trƣờng hay không. Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức: 1100
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Số chi của từng nguồn trong Tỷ trọng từng x =năm nguồn chi 100 Tổng chi trong năm - Tỷ lệ tăng (giảm) thu nhập cho cán bộ, giảng viên Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về thu nhập của cán bộ, giảng viên qua thời gian và đƣợc phản ánh bởi công thức: Mức lƣơng bình quân của cán bộ, giảng viên năm Tỷ lệ tăng (giảm) N x100 - thu nhập cho cán bộ, = Mức lƣơng bình quân 100 giảng viên năm N của cán bộ giảng viên năm N - 1 Giá trị của chỉ tiêu này dƣơng phản ánh phản ánh các trƣờng Cao đẳng công lập có khả năng tự chủ về tài chính và ngƣợc lại. - Tỷ lệ tiết kiệm chi Đây cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong công tác quản lý tài chính tự chủ. Bởi vì, một trong những mục tiêu của quản lý tài chính là gia tăng nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi. Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức: Tổng chi năm Tỷ lệ tiết kiệm chi N x = năm N Tổng chi năm 100 N-1 Chỉ tiêu này lớn hơn 100 phản ánh các trƣờng Cao đẳng chƣa chƣa tiết kiệm đƣợc các khoản chi của năm nay so với năm trƣớc và ngƣợc lại * Chênh lệch thu – chi 1101
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Đây là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quản lý tài chính tự chủ trong các trƣờng Cao đẳng công lập. Chỉ tiêu này dƣơng phản ánh các trƣờng thực hiện quản lý tài chính tự chủ hiệu quả và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức sau: Tổng nguồn thu từ Chi hoạt động Chênh NSNN cấp chi thƣờng thƣờng xuyên và lệch thu – =xuyên và thu từ sự - chi Nhà nƣớc đặt chi nghiệp, chi Nhà nƣớc đặt hàng hàng 3. Thực trạng quản lý thu- chi tại các trƣờng Cao đẳng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tỷ trọng của từng nguồn thu Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trƣờng đƣợc hình thành từ các hoạt động: đào tạo; tƣ vấn, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học; các hoạt động liên doanh, liên kết; các hoạt động dịch vụ trong nhà trƣờng nhƣ ký túc xá, thƣ viện, bãi gửi xe . Trong các hoạt động đó, phần lớn nguồn thu sự nghiệp của nhà trƣờng đƣợc hình thành từ các hoạt động đào tạo. Bảng 2: Nguồn thu của các trƣờng tham gia khảo sát giai đoạn 2015-2018 Năm 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (tỷ đồng) 100.95 105.82 113.59 123.82 Tốc độ tăng, giảm nguồn thu từ hoạt động sự - 4.8 7.3 9.0 nghiệp năm sau so với năm trƣớc (%) Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán của các trƣờng khảo sát Theo kết quả khảo sát, nguồn thu từ sự nghiệp của các trƣờng tham gia khảo sát năm sau đều tăng so với năm trƣớc. Cụ thể, tốc độ tăng nguồn thu từ sự nghiệp của các trƣờng Cao đẳng năm 2016 so với năm 1102
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 2015 là 4.8%; năm 2017 so với năm 2016 là 7.3% và năm 2018 so với năm 2017 là 9.0%. Điều này phản ánh các trƣờng Cao đẳng thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đang từng bƣớc thực hiện tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, sự gia tăng về nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chƣa phản ánh đƣợc hiệu quả quản lý tài chính tự chủ của các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bởi vì, quy mô nguồn kinh phí từ hoạt động sự nghiệp có thể tăng lên nhƣng tốc độ tăng và tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp ở mỗi năm lại giảm đi cũng sẽ phản ánh các trƣờng chƣa thực sự quản lý tài chính hiệu quả. Bảng 3: Tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp của các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2015- 2018 Năm 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Trƣờng CĐ Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội. 7.6 8.1 8.6 9.0 Trƣờng CĐ Cơ điện và Thủy lợi 9.1 11.8 13.7 15.4 Trƣờng CĐ Cơ điện, Xây dựng và Nông lâm Trung 27.0 27.1 28.8 28.8 Bộ. Trƣờng CĐ Cơ điện Xây dựng Việt Xô. 9.2 8.8 7.8 9.0 Trƣờng CĐ Cơ giới và Thủy lợi. 12.4 13.1 13.6 14.3 Trƣờng CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản. 1.9 1.8 2.2 2.7 Trƣờng CĐ Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ. 39.0 35.5 42.1 46.6 Trƣờng CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản. 1.1 1.2 1.8 1.8 Trƣờng CĐ cơ giới Quảng Ngãi 2.8 4.3 5.8 6.6 Trƣờng CĐ Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. 15.3 18.2 21.4 25.3 Trƣờng CĐ cơ điện phú thọ 2.9 2.8 2.3 2.1 1103
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Trƣờng CĐ cơ giới Ninh Bình 17.6 20.2 23.9 28.5 Trƣờng CĐ cơ điện Hà Nội 34.3 36.6 36.3 37.5 Trƣờng CĐ cơ khí nông nghiệp 42.9 45.2 48.8 54.3 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán của các trƣờng khảo sát Theo số liệu khảo sát, phần lớn các trƣờng có tỷ trọng nguồn thu từ sự nghiệp qua các năm có xu hƣớng tăng. Trong đó, trƣờng Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp, trƣờng Cao đẳng công nghệ và nông lâm Nam Bộ và trƣờng Cao đẳng cơ điện Hà Nội là những trƣờng có tỷ trọng nguồn thu từ sự nghiệp cao nhất. Cụ thể, trƣờng Cao đẳng cơ khí nông nghiệp, tỷ trọng nguồn thu từ sự nghiệp năm 2015 là 42.9%; năm 2016 là 45.2%; năm 2017 là 48.8% và năm 2018 là 54.3%. Điều này cho thấy, nguồn thu từ sự nghiệp của nhà trƣờng đang dần chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nguồn kinh phí từ NSNN. Nguyên nhân là do nhà trƣờng đã và đang từng bƣớc thực hiện đổi mới phƣơng thức quản lý tài chính nhằm tăng cƣờng phát triển, thu hút và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực tài chính. Cụ thể, nhà trƣờng đa dạng hóa nguồn tài chính, khai thác triệt để các nguồn thu từ đào tạo và các hoạt động dịch vụ nhƣ: đào tạo liên thông, dịch vụ xuất khẩu lao động, liên doanh liên kết ; xây dựng quy chế thu hút và tìm kiếm nguồn tài chính trong và ngoài nhà nƣớc, nguồn đầu tƣ của nƣớc ngoài và của các tổ chức quốc tế, từng bƣớc thực hiện xã hội hoá nguồn đầu tƣ tài chính, quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ; đề xuất mức thu học phí mới cao hơn đối với các nghề mũi nhọn và các loại hình đào tạo đặc thù để đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lƣợng cao trong giai đoạn mới. Một số trƣờng còn lại có khả năng tự chủ tài chính thấp do tỷ trọng nguồn thu từ sự nghiệp thấp: trƣờng cao đẳng cơ điện Phú Thọ, trƣờng Cao đẳng công nghệ, kinh tế và chế biến lâm sản, trƣờng Cao đẳng công nghệ, kinh tế và thủy sản. Nguyên nhân tỷ trọng nguồn thu từ sự nghiệp của các trƣờng này thấp là do các trƣờng không tuyển sinh đƣợc đủ chỉ tiêu; số lƣợng sinh viên đăng ký nhập học năm sau đều thấp hơn năm trƣớc; khả năng nghiên cứu khoa học, tƣ vấn và chuyển 1104
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 giao công nghệ của nhà trƣờng với các doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài đều rất hạn chế. Đây chính là yếu tố làm cho nguồn thu của nhà trƣờng từ hoạt động sự nghiệp đều thấp - Tỷ trọng nguồn chi Cũng giống như các đơn vị sự nghiệp khác, khoản chi tại các trường Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được chia làm hai khoản: chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Các khoản chi này sau khi được được giao tự chủ tài chính, các trường Cao đẳng đã xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tạo ra sự thống nhất trong quy trình thực hiện các khoản chi. Đây cũng là công cụ cơ bản để kiểm soát các khoản chi của các trường Cao đẳng. Cơ sở để các trường Cao đẳng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là nghị định số 43/2006/NND-CP của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biến chế và tài chính đối với các cơ sở sự nghiệp công lập; nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; thông tư số 145/2017/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ đã khắc phụ được những khó khăn trong việc áp dụng đối với những nhiệm vụ chi đặc thù tại một số trường Cao đẳng. Tất cả các nguồn thu và khoản chi được công khai chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ. Tỷ trọng nguồn chi của các trường Cao đẳng được chi theo một số loại sau: + Theo khoản mục chi Khoản chi của các trƣờng gồm có chi thƣờng xuyên và chi không thƣờng xuyên. Khoản chi thƣờng xuyên của các trƣờng Cao đẳng thƣờng gồm có: (1) chi cho công tác đào tạo từ NSNN. Đây là khoản chi nhằm duy trì hoạt động và phát triển của nhà trƣờng. Do đó, khoản chi này tƣơng đối ổn định và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngân sach giáo dục của 1105
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nhà trƣờng. (2) chi cá nhân; (3) chi dịch vụ; (4) chi nghiệp vụ chuyên môn; (5) chi mua sắm, sửa chữa tài sản và (6) chi khác. Bảng 4: Tỷ trọng các khoản chi thƣờng xuyên của các trƣờng thuộc diện khảo sát,giai đoạn 2015-2018 (%) Năm 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Trƣờng CĐ Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội. 89.0 89.6 87.7 89.2 Trƣờng CĐ Cơ điện và Thủy lợi 77.6 83.6 84.7 85.6 Trƣờng CĐ Cơ điện, Xây dựng và Nông lâm Trung 84.9 85.9 87.1 88.3 Bộ. Trƣờng CĐ Cơ điện Xây dựng Việt Xô. 89.1 89.6 90.3 91.4 Trƣờng CĐ Cơ giới và Thủy lợi. 76.3 77.1 77.9 79.0 Trƣờng CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản. 90.9 91.7 91.4 92.4 Trƣờng CĐ Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ. 86.3 87.1 78.9 81.5 Trƣờng CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản. 81.7 82.5 83.5 78.4 Trƣờng CĐ cơ giới Quảng Ngãi 81.8 83.1 84.3 85.2 Trƣờng CĐ Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. 88.6 88.6 90.1 91.1 Trƣờng CĐ cơ điện phú thọ 77.5 78.9 80.4 83.6 Trƣờng CĐ cơ giới Ninh Bình 77.5 74.3 67.6 62.7 Trƣờng CĐ cơ điện Hà Nội 61.5 61.4 61.5 62.0 Trƣờng CĐ cơ khí nông nghiệp 42.0 41.8 41.5 41.2 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán của các trƣờng khảo sát. Theo số liệu bảng trên, các khoản chi thƣờng xuyên của các trƣờng chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với các khoản chi không thƣờng xuyên. Một số trƣờng có tỷ trọng khoản chi thƣờng xuyên lớn và tăng qua các năm: trƣờng Cao đẳng Việt Xô, trƣờng Cao đẳng công nghệ, kinh tế và thủy sản, trƣờng Cao đẳng công nghệ và nông lâm Đông Bắc. Các trƣờng này đều có tỷ trọng các khoản chi thƣờng xuyên năm 2018 lớn 1106
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 hơn 90%. Điều này cho thấy, khả năng tự chủ về tài chính của các trƣờng này còn hạn chế. Trong các trƣờng Cao đẳng khảo sát, trƣờng cao đẳng cơ khí nông nghiệp là trƣờng có tỷ trọng khoản chi thƣờng xuyên thấp hơn tỷ trọng khoản chi không thƣờng xuyên và giảm dần qua các năm. Cụ thể, tỷ trọng khoản chi thƣờng xuyên của nhà trƣờng năm 2015 là 42.0%; năm 2016 là 41.8%; năm 2017 là 41.5% và năm 2018 là 41.2%. Nguyên nhân là do trƣờng Cao đẳng cơ khí nông nghiệp có hoạt động phụ vụ đào tạo của nhà trƣờng: nghiên cứu khoa học, tƣ vấn chuyển giao công nghệ phát triển mạnh. Nguồn thu từ các hoạt động này của nhà trƣờng thƣờng rất lớn. Ngoài ra, để phụ vụ cho các hoạt động này, nhà trƣờng rất chú trọng đến việc đầu tƣ mua sắm tài sản, sửa chữa thiết bị máy móc để phục vụ cho hoạt động đào tạo của nhà trƣờng nhằm nâng nâng cao chất lƣợng đào tạo. + Theo nội dung quản lý Phân loại theo nội dung quản lý, chi thƣờng xuyên đƣợc phân thành: chi cá nhân; chi dịch vụ, nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa tài sản; chi khác. Trong đó, chi cá nhân là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các khoản chi của các trƣờng Cao đẳng. Chi cho cá nhân, bao gồm: Lƣơng, thƣởng, phụ cấp lƣơng, phúc lợi và các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ). Đây là các khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên của đơn vị. Trong thực tế, chi cho cá nhân hàng năm đều cao hơn kế hoạch nhƣng vẫn chƣa đảm bảo đƣợc cuộc sống cho cán bộ, giảng viên vì vậy việc tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục và cần có các chính sách ƣu đãi đối với giảng viên là rất cấp thiết. 1107
  14. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Biểu đồ 2: Tổng hợp chi cá nhân các trƣờng giai đoạn 2015-2018 (tỷ đồng) Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán của các trƣờng khảo sát. Trong các khoản chi, chi dịch vụ, nghiệp vụ chuyên môn là khoản chi có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Các khoản chi này bao gồm: dịch vụ công cộng; hội nghị, công tác phí; chi phí thuê mƣớn mua tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình, băng, đĩa, đồ dùng học tập, chi thực tập, thực tế, NCKH Do vậy, định hướng giảm chi về nghiệp vụ chuyên môn nhằm tăng đầu tư vào các khoản chi khác cũng nên xem xét về vấn đề đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy. Theo kết quả khảo sát các trường Cao đẳng thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì chi dịch vụ, nghiệp vụ chuyên môn các trường có xu hướng giảm qua các năm. Điều này có thể lý giải do quy mô đào tạo các trường đang giảm dần. Trong các trường khảo sát, một số trường có xu hướng tăng các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn cao: trường Cao đẳng cơ điện và công nghệ thực phẩm, trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình; trường Cao đẳng cơ khí nông nghiệp Nguyên nhân do các trường tăng đầu tư dịch vụ phục vụ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. - Tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên Trong các khoản chi cho cá nhân, chi cho thu nhập của cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng thƣờng chiếm tỷ trọng lớn. Việc gia tăng 1108
  15. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thu nhập cho cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng phản ánh nhà trƣờng thực hiện tốt quản lý tài chính tự chủ. Bảng 5: Tốc độ tăng, giảm về thu nhập cho cán bộ, giảng viên các trƣờng cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2015-2018 (%) Trƣờng 2015 2016 2017 2018 Trƣờng CĐ Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội. - 2,8 4,5 7,0 Trƣờng CĐ Cơ điện và Thủy lợi - 6,7 6,5 8,0 Trƣờng CĐ Cơ điện, Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ. - 3,4 6,5 7,2 Trƣờng CĐ Cơ điện Xây dựng Việt Xô. - 2,0 2,2 3,3 Trƣờng CĐ Cơ giới và Thủy lợi. - 5,2 3,7 5,0 Trƣờng CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản. - 2,2 2,1 4,6 Trƣờng CĐ Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ. - 8,9 20,9 16,2 Trƣờng CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản. - 5,7 5,0 5,4 Trƣờng CĐ cơ giới Quảng Ngãi - 9,6 4,0 6,9 Trƣờng CĐ Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. - 5,7 6,4 6,2 Trƣờng CĐ cơ điện phú thọ - 7,3 5,7 2,8 Trƣờng CĐ Cơ giới Ninh Bình - 7,0 4,5 4,2 Trƣờng CĐ cơ điện Hà Nội - 3,8 4,0 4,7 Trƣờng CĐ cơ khí nông nghiệp - 12,8 8,7 9,4 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán của các trƣờng khảo sát. Theo bảng số liệu bảng trên, thu nhập của các cán bộ giảng viên trong các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm sau cao hơn so với năm trƣớc. Trong điều kiện việc tuyển 1109
  16. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 sinh hệ Cao đẳng của các trƣờng gặp nhiều khó khăn thì việc duy trì và gia tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên của các trƣờng là một sự cố gắng lớn. Điều này cho thấy, các trƣờng Cao đẳng đang từng bƣớc thực hiện quản lý tự chủ theo lộ trình đã vạch ra trƣớc đó. - Tỷ lệ tiết kiệm chi Tiết kiệm chi là nội dung đều được áp dụng trong tất cả các trường Cao đẳng trong điều kiện tự chủ tài chính. Thực hiện tiết kiệm chi không có nghĩa là cắt giảm tất cả các khoản chi mà các trường Cao đẳng thực hiện tiết kiệm chi theo nguyên tắc: cắt giảm các khoản chi không cần thiết cho hoạt động đào tạo của nhà trường; việc cắt giảm các khoản chi không ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống của các cán bộ, giảng viên. Theo số liệu khảo sát, phần lớn các trường Cao đẳng đều tăng các khoản chi trong năm 2018. Trong đó, trường Cao đẳng cơ điện và công nghệ thực phẩm Hà Nội, trường cao đẳng nghề công nghệ, kinh tế và chế biến lâm sản; trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội là những trường có tốc độ tăng các khoảng chi nhiều nhất. ảng 6: Tốc độ tăng, giảm các khoản chi của một số trường cao đẳng thuộc ộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 0 5 – 2018 (đơn vị tính:%) Năm 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Trƣờng CĐ Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội. 1.9 4.4 8.7 Trƣờng CĐ Cơ điện Xây dựng Việt Xô. 1.0 1.1 5.6 Trƣờng CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản. 1.9 1.4 6.2 Trƣờng CĐ cơ giới Ninh Bình -4.8 -4.5 -6.4 Trƣờng CĐ cơ điện Hà Nội 1.7 2.6 5.8 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán của các trƣờng khảo sát. Trong số các trƣờng khảo sát, trƣờng Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình có các khoản chi đều giảm qua các năm. Cụ thể, tốc độ giảm khoản 1110
  17. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 chi của trƣờng này năm 2016 là 4.8%; năm 2017 là 4.5% và năm 2018 là 6.4%. - Chênh lệch thu – chi Chênh lệch thu – chi là chỉ tiêu phản ánh mức độ kết dư của các trường Cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mức độ kết dư càng lớn phản ánh các trưởng thực hiện tốt quản lý tài chính. Theo số liệu khảo sát, phần lớn các trường đều có mức thu lớn hơn mức chi. Tuy nhiên, mức kết dư của các trường đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do các trường đang gặp nhiều khó khăn trong việc tạo ra các nguồn thu từ các hoạt động đào tạo của nhà trường: số lượng sinh viên nhập học của các trường đều thấp hơn so với chỉ tiêu được giao; một số trường phải đóng ngành đào tạo do không tuyển sinh được; các hoạt động dịch vụ đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học của các trường gần như không có Trong số các trường khảo sát, trường Cao đẳng cơ khí nông nghiệp là trường duy nhất có nhiều nguồn thu từ các hoạt động này. Bảng 7: Bảng cân đối nguồn tài chính của các trƣờng giai đoạn 2015-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Trƣờng CĐ Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội. 7833.06 6301.63 4468.52 2162.77 Trƣờng CĐ Cơ điện và Thủy lợi 3217.48 3400.88 2037.03 177.08 Trƣờng CĐ Cơ điện, Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ. 1279.17 655.59 215.37 331.81 Trƣờng CĐ Cơ điện Xây dựng Việt Xô. 9628.92 8646.16 6736.49 3203.96 Trƣờng CĐ Cơ giới và Thủy lợi. 2616.32 2015.81 2076.16 2594.9 Trƣờng CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản. 3304.9 1193.87 2059.09 226.32 Trƣờng CĐ Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ. 5645.19 5491.65 2898.95 2310.45 Trƣờng CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản. 3134.59 2426.2 1859.33 2884.28 1111
  18. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Trƣờng CĐ cơ giới Quảng Ngãi 7712.85 6824.38 6280.97 4270.5 Trƣờng CĐ Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. 6498.18 5973.75 2325.05 812.21 Trƣờng CĐ cơ điện phú thọ 3602.48 2419.9 363.01 46.96 Trƣờng CĐ Cơ giới Ninh Bình 410.53 878.63 1212.12 2149.46 Trƣờng CĐ cơ điện Hà Nội 6653.95 6118.93 5520.99 2476.02 Trƣờng CĐ cơ khí nông nghiệp 6895.83 6140.95 4439.72 4431.5 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán của các trƣờng khảo sát. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu – chi trong điều kiện tự chủ tài chính tại các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Theo lộ trình thực hiện tự chủ, nguồn thu từ NSNN của các trƣờng Cao đẳng sẽ bị cắt giảm dần qua các năm. Đây là một khó khăn lớn cho các trƣờng trong điều kiện vẫn phải đảm bảo thu nhập của cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng. Các hoạt động phản ánh hiệu quả quản lý tài chính tự chủ của các trƣờng Cao đẳng vẫn còn ở mức thấp: tỷ trọng các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các trƣờng mặc dù đã tăng dần qua các năm nhƣng vẫn ở mức thấp và chƣa ổn định; nguồn thu từ học phí chƣa đƣợc sử dụng linh hoạt và hiệu quả; tỷ trọng các khoản chi thƣờng xuyên từ NSNN vẫn còn ở mức cao; các trƣờng đều có mức kết dƣ dƣơng nhƣng không ổn định và đang có xu hƣớng giảm dẩn. Bởi vậy, các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần thực hiện một số giải pháp sau để nâng cao hiệu quả quản lý thu – chi trong điều kiện tự chủ tài chính: * Tăng cường mở rộng và đảm bảo ổn định các nguồn thu Hiện nay, nguồn kinh phí thƣờng xuyên từ NSNN mà Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp cho các trƣờng Cao đẳng đang có xu hƣớng giảm dần; nguồn thu từ học phí, lệ phí của học sinh, sinh viên cũng không ổn định do các trƣờng Cao đẳng không tuyển đủ chỉ tiêu. Bởi vậy, các trƣờng Cao đẳng cần phải chủ động mở rộng các nguồn thu nhằm đảm bảo kinh phí phục vụ cho các hoạt động đào tạo 1112
  19. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 của nhà trƣờng, nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên, mở rộng đầu tƣ về cơ sở vật chất và các hoạt động khác của nhà trƣờng. Để thực hiện mục tiêu này, các trƣờng Cao đẳng cần thực hiện một số giải pháp sau: - Đa dạng hóa các nguồn tài chính, tận dụng các thế mạnh của mỗi trƣờng để khai tác các nguồn thu từ hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động tƣ vấn và chuyển giao công nghệ: đào tạo liên thông, liên doanh liên kết, xuất khẩu lao động Cụ thể: - Xây dựng quy chế thu hút và tìm kiếm nguồn tài chính từ các tổ chức, doanh nghiệp nhằm từng bƣớc thực hiện xã hội hóa nguồn đầu tƣ tài chính; -Các trƣờng cao đẳng cần hình thành, phát triển các quỹ học bổng để hỗ trợ cho sinh viên có thể chi trả đủ học phí, nhất là với những sinh viên khó khăn, hoặc đẩy mạnh chính sách cho vay vốn dài hạn không lấy lãi để giúp sinh viên nghèo có cơ hội đi học và theo học tại các Trƣờng. Tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ sinh viên nhƣ xây dựng các quỹ học bổng khuyến học, quỹ học bổng tài năng, quỹ vƣợt khó, quỹ sinh viên nghiên cứu khoa học, quỹ sáng tạo và khởi nghiệp; miễn phí các chƣơng trình đào tạo nâng cao kỹ năng; ƣu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá cho các đối tƣợng chính sách, sinh viên nghèo, sinh viên khuyết tật và bị di chứng do ảnh hƣởng của chất độc màu da cam; tăng cƣờng các hoạt động liên kết doanh nghiệp để sinh viên đƣợc đi thực tế tại công ty, doanh nghiệp; triển khai và phát triển các học kỳ doanh nghiệp để sinh viên trải nghiệm áp dụng kiến thức, kỹ năng đã đƣợc đào tạo trong nhà trƣờng. Nếu không có giải pháp này, thì với mức học phí cao thì chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế mới có thể cho con theo học vào học các ngành nhóm trên, vào các trƣờng có mức học phí cao thì xu thế ấy sẽ trở thành các Trƣờng chỉ dành cho ―con nhà giàu‖, không tạo điều kiện cho mọi ngƣời đều đƣợc tiếp cận giáo dục. 1113
  20. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 - Hiện nay, các nguồn thu tại các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đƣợc sử dụng chƣa linh hoạt và chƣa hiệu quả. Phần lớn các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các trƣờng Cao đẳng đều đƣợc gửi vào kho bạc nên không có khả năng sinh lời và rất lãng phí. Bởi vậy, theo tác giả, các nguồn thu này không nên gửi vào kho bạc mà đƣợc sử dụng để đầu tƣ nhằm tạo ra các khoản thu mới. Tuy nhiên, các trƣờng cần phải có sự minh bạch, công khai trong hoạt động đầu tƣ khi sử dụng các nguồn thu này. * Đảm bảo chi ổn định, trong đó chú trọng giảm dần chi thường xuyên phục vụ cho cá nhân Các khoản chi thƣờng xuyên từ NSNN của các trƣờng Cao đẳng vẫn còn ở mức cao. Bởi vậy, kiểm soát các khoản chi là một trong những nội dung phản ánh hiệu quả quản lý tài chính tự chủ. Trong các khoản chi thƣờng xuyên, các trƣờng Cao đẳng cần tập trung chi cho hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ, chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lƣợng đào tạo; giảm dần các khoản chi cho cá nhân. Để làm đƣợc điều này, các trƣờng Cao đẳng cần: - Nâng cao ý thức của cán bộ, giảng viên của Trƣờng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tài sản công (việc sử dụng điện, nƣớc, văn phòng phẩm, ). Có chính sách khen thƣởng hợp lý đối với việc cá nhân có kết quả tốt trong công tác tuyển sinh. - Ban hành các quy định về tuyển dụng và đổi mới cơ chế quản lý, tuyển chọn giảng viên, cơ chế trả thu nhập giảng viên trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ và có cạnh tranh nhằm ổn định và đảm bảo nguồn thu góp phần cho cân đối thu chi. - Quy chế chi tiêu nội bộ là công cụ để điều hành và giám sát chi tiêu trong nhà trƣờng một cách chủ động. Bởi vậy, các trƣờng Cao đẳng cần thực hiện đổi mới về quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó ghi rõ và chi tiết các khoản thu, chi, định mức chi nhằm giúp nhà trƣờng kiểm soát đƣợc các khoản chi. 1114
  21. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 * Đảm bảo khả năng kết dư từ các hoạt động của các trường cao đẳng đi vào ổn định Trong các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đƣợc khảo sát, khả năng kết dƣ từ hoạt động thu – chi của các trƣờng chƣa cao. Nguyên nhân chính là quy mô các khoản thu từ NSNN và các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp của các trƣờng Cao đẳng đang có xu hƣớng giảm dần trong khi các khoản chi thƣờng xuyên lại không đổi hoặc lại tăng lên. Điều này cho thấy nếu các trƣờng Cao đẳng thực hiện tốt các đƣợc giải pháp tăng cƣờng, mở rộng thu và giảm chi thƣờng xuyên cho chi cá nhân thì sẽ giải quyết đƣợc vấn đề này. Ngoài ra, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cũng là một trong những giải pháp để nâng cao khả năng kết dƣ trong các trƣờng Cao đẳng. Bởi vì, các cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn tốt sẽ xây dựng đƣợc kế hoạch phân bổ nguồn tài chính hợp lý. 4. Kết luận Quản lý thu –chi là một trong những nội dung của quản lý tài chính tự chủ. Các kết quả phân tích cho thấy, các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đang từng bƣớc thực hiện quản lý tài chính tự chủ. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý tài chính tự chủ vẫn ở mức thấp. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả này: nguồn thu từ hoạt động đào tạo đang có dấu hiệu giảm đi do việc tuyển sinh đầu vào của các trƣờng gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ tiết kiệm chi của các trƣờng vẫn còn ở mức thấp; các trƣờng đều có tỷ lệ kết dƣ nhƣng chƣa ổn định. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả quản lý thu-chi sẽ góp phần nâng cao quản lý tài chính tự chủ trong các trƣờng Cao đẳng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 1115
  22. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Điều lệ trƣờng Cao đẳng 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Thông tƣ số 01/2015/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ Trƣờng Cao đẳng 3. Bộ Tài chính, 2017, Thông tƣ số số 145/2017/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 4. Chính phủ, 2016, nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác 5. Chính phủ, 2006, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập 6.Chính phủ, 2015, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập 1116