Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 1770
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_tai_chinh_toan_dien_tai_viet_nam_thuc_trang_va_kh.pdf

Nội dung text: Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị

  1. 3.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ PGS. TS. Lê Văn Luyện TS. Nguyễn Đức Hải Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, góp phần tạo cơ hội mở rộng chi tiêu và đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế. Phát triển tài chính toàn diện nhằm gia tăng về mặt số lượng, chất lượng dịch vụ tài chính cùng với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người sử dụng. Phát triển tài chính toàn diện theo Ngân hàng Thế giới sẽ tập trung vào các khía cạnh: Sử dụng tài khoản ngân hàng, dịch vụ thanh toán; Thực hiện tiết kiệm và vay mượn cho các mục đích khác nhau trong cuộc sống. Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn thua kém về trình độ. Để thúc đẩy sự phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam trong thời gian tới đòi hỏi phải có nhiều giải pháp, chính sách phù hợp nhưng trước tiên cần nhanh chóng hoàn thiện, ban hành chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Chú trọng vào phát triển thị trường, sản phẩm dịch vụ trên cơ sở ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ; tạo cơ chế huy động nguồn lực xã hội; nâng cao trình độ quản lý, nhân lực Từ khóa: Tài chính toàn diện; phát triển tài chính Giới thiệu Tài chính toàn diện hiện đang được các Bộ, Ngành của Việt Nam rất quan tâm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Cơ quan đầu mối của Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Với mục đích góp thêm ý kiến hoàn thiện bản dự thảo, nhóm nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết phát triển tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tài chính toàn diện của Việt Nam; so sánh thực trạng phát triển với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nước thu nhập trung bình thấp, trên cơ sở đó đề ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Cơ sở lý thuyết Theo WB1 tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và giá cả hợp lý cho mọi người dân, doanh nghiệp trong đó chú trọng quan tâm cung cấp dịch vụ tài chính cho đối tượng dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã hội (gồm nhóm người nghèo, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ) được tiếp cận rộng rãi, góp phần tạo cơ hội mở rộng chi tiêu và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội. Tài chính toàn diện theo Gardeva và Rhyne (2011) tập trung vào các trụ cột: Thứ nhất, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính: tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán trong đó bao gồm cả tín dụng vi mô, bảo hiểm vi mô. Thứ hai, sản phẩm dịch vụ đáp ứng đúng, đủ nhu cầu và giá cả đảm bảo sự bền vững cho sự phát triển của tổ chức cung ứng cũng như khách hàng. 1 Ngân hàng Thế giới 235
  2. Thứ ba, cần xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ nhằm tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cũng như khuyến khích sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng. Thứ tư, nâng cao hiểu biết về dịch vụ tài chính của người dân thông qua phổ biến, giáo dục về kiến thức tài chính ngay từ khi còn học phổ thông. Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong giảm nghèo, phân phối thu nhập công bằng, góp phần phát triển kinh tế bền vững. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp có được nguồn lực đầy đủ thông qua huy động các nguồn lực lao động, đất đai chưa sử dụng hết vào sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập. Ngoài ra, tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn. Một xã hội với cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên. Bên cạnh đó đối với các tổ chức tài chính, tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên. Phát triển tài chính toàn diện là sự gia tăng về mặt số lượng và chất lượng các dịch vụ tài chính cùng với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người sử dụng Để đánh giá sự phát triển tài chính toàn diện, có nhiều quan điểm, phương pháp tính toán khác nhau, trong phạm vi bài viết tác giả sẽ dựa trên quan điểm của WB được cập nhật, công bố rộng rãi qua The Global Findex Database2 qua các năm. Theo tiêu chí này, chỉ tiêu đánh giá phát triển tài chính toàn diện gồm 4 nhóm phản ánh tỷ lệ người dân: sử dụng tài khoản ngân hàng; tiết kiệm; vay mượn; và sử dụng các dịch vụ thanh toán. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện Chỉ tiêu Nội dung chủ yếu Sử dụng tài khoản Tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản tại tổ chức tài chính chính thức ngân hàng Tỷ lệ người người dân gửi tiết kiệm trong 1 năm tại một tổ chức tài chính chính Tiết kiệm thức (như ngân hàng, hiệp hội tín dụng, bưu điện hoặc tài chính vi mô) (i) Tỷ lệ người dân vay vốn trong 1 năm tại một tổ chức tài chính chính thức (như Vay mượn ngân hàng, hiệp hội tín dụng, bưu điện, tài chính vi mô) (ii) Tỷ lệ người dân có khoản vay lớn để mua nhà hoặc căn hộ (biện pháp dự trữ) (i) Tỷ lệ người dân sử dụng một tài khoản chính thức để nhận tiền lương hoặc các Thanh khoản thanh toán của Chính phủ trong 1 năm toán (ii) Tỷ lệ người dân sử dụng một tài khoản chính thức để nhận hoặc gửi tiền cho các thành viên trong gia đình sống ở nơi khác trong 1 năm Nguồn: Trích từ Klapper, 2011 2 236
  3. Chính sách phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Trên thế giới hiện nay có hơn 35 quốc gia đã công bố các chiến lược tiếp cận tài chính rõ ràng và cam kết các mục tiêu chính thức để đưa vào tài chính. Hơn 25 quốc gia khác đang xây dựng chiến lược quốc gia vê tài chính toàn diện. Những chiến lược và cam kết này phản ánh sự nhận thức ngày càng tăng về vai trò của việc tiếp cận tài chính trong giảm nghèo và thúc đẩy sự thịnh vượng chung của một đất nước. Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện là một văn bản thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu dài hạn thúc đẩy tài chính toàn diện. Việc xây dựng Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện có mục tiêu là đảm bảo cho tất cả người dân ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, như: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính chính thức cung ứng. Mỗi quốc gia khi xây dựng chiến lược về tài chính toàn diện cần khuyến khích và lôi kéo sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước nhằm có được hiểu biết sâu rộng hơn và đề ra những chính sách can thiệp đúng đắn, mang tính chiến lược hơn. Thực tế được minh chứng bởi nhiều nghiên cứu của WB cho thấy, các quốc gia ban hành và thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện có mức độ tài chính toàn diện cao hơn là những nước thực thi tài chính toàn diện mà không thông qua chiến lược. Ở Việt Nam, tài chính toàn diện vẫn tương đối mới mẻ, tuy nhiên nội dung của tài chính toàn diện đã được triển khai từ nhiều năm thông qua các chính sách của Chính phủ liên quan đến nhiều Bộ, ngành và các lĩnh vực khác nhau. Một số chính sách về phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam STT Nội dung Năm 1 Chiến lược phát triển tài chính vi mô đến năm 2020 2011 2 Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 2016 3 Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh 2016 tế với mục tiêu đến năm 2020 4 Dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, 2018 định hướng đến năm 2030 5 Đề án phát triển các tổ chức cung cấp tài chính cho đối tượng thu 2018 nhập thấp (tập trung phát triển loại hình Quĩ tín dụng) 6 Chính sách hỗ trợ tiếp cận, hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp nông Ban hành trong thôn, doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất nhiều năm qua Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm được ban hành theo định kỳ các kế hoạch của Việt Nam có giải pháp nâng cao tiếp cận các nguồn lực tài chính phục vụ phát triển đời sống, phúc lợi xã hội cho người dân và phát triển doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ tiếp cận, hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất cũng đã lần lượt được ban hành Nhưng từ bắt đầu sau 2010, các chính sách về nội dung tài chính toàn diện được đưa ra. Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 ban hành năm 2011; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ban hành năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, tạo cơ hội phát triển mạnh thanh toán điện tử; Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu đến năm 2020 được ban hành năm 2016, 237
  4. nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản, có mức chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2018, Dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được ra đời và lấy ý kiến đóng góp của xã hội, tính đến thời điểm hiện nay (3/2019), bản dự thảo lần 3 đã được đưa ra. Theo kế hoạch của Chính phủ, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia sẽ được ban hành trong năm 2019. Trong tinh thần của Chiến lược tài chính toàn diện xây dựng một chiến lược tổng thể và dài hạn về tài chính toàn diện cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan; có các kế hoạch thực hiện trung và dài hạn mang tính toàn diện - không chỉ bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng, các tổ chức tín dụng (TCTD) mà còn bao gồm các tổ chức cung cấp giải pháp công nghệ như: công ty viễn thông, tổ chức phát triển tiền điện tử, tiền di động, không chỉ là các dịch vụ ngân hàng, mà còn cả các dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm. Những định hướng về mặt chính sách cho sự phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ được thực hiện như sau: Thứ nhất, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính và khuyến khích sự ra đời của những sản phẩm ứng dụng tiến bộ công nghệ. Thứ hai, cung cấp các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của đối tượng có thu nhập thấp, đặc biệt các hộ nghèo và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Thứ ba, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối của khu vực tài chính (bao gồm thanh toán điện tử và ngân hàng đại lý) để tăng cường mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính cho nhiều người dân. Thứ tư, tiến hành các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ tài chính. Thứ năm, đảm bảo rằng dịch vụ tài chính cung cấp giá trị cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ bằng phương thức minh bạch, có tính trách nhiệm đồng thời có các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Thứ sáu, chủ trương tăng cường nhận thức về thị trường để cung cấp các dịch vụ phù hợp. Thực trạng tài chính toàn diện tại Việt Nam Tỉ lệ người dân sử dụng tài khoản Tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản3 của Việt Nam (Biểu đồ 1) ở mức thấp với tỷ lệ 30,8%, con số này ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương (TBD) là 70,6% gấp gần 2,3 lần so với nước ta; mức bình quân của nhóm các nước thu nhập trung bình thấp (TBT) cũng đạt tới 57,8% cao hơn nhiều so với Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng tài khoản cũng rất thấp chỉ đạt mức 30,4% so với TBD (67,9) và TBT (30,3%). Mặc dù vậy, nếu xét riêng trường hợp của Việt Nam, có một tín hiệu lạc quan là tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản thuộc diện cao so với thế giới trong 7 năm qua, tăng từ tỷ lệ 21,4% năm 2011 lên 30,8% năm 2018. Đặc biệt, theo tỷ lệ tài khoản giao dịch qua điện thoại tỷ lệ này tại Việt Nam ở mức cao hơn rất nhiều 3,5% so với 1,3% của các nước TBD nhưng thấp hơn mức 5,3% của các nước TBT. Đối với đối tượng nghèo và sinh sống tại nông thôn Việt Nam, tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản rất thấp tỷ lệ tương ứng là 20,3%; 25,2% trong khi các nước TBD và TBT có tỷ lệ tương ứng 59,3%; 68,8%. 3 Tính theo tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên 238
  5. Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản của Việt Nam với các nước thu nhập trung bình thấp và trong khu vực năm 2018 Nguồn: The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB Tỷ lệ người dân gửi tiết kiệm Biểu đồ 2 cung cấp số liệu về tỷ lệ người dân gửi tiền tiết kiệm (tính từ 15 tuổi trở lên) của Việt Nam so với các nước. Theo các số liệu WB công bố, người dân Việt Nam có tỷ lệ người dân gửi tiết kiệm dưới các hình thức không chính thức và bán chính thức chiếm tỷ trọng cao. Trong đó, tỷ lệ người dân để tiền tại nhà là 57,4% cao hơn so với người dân các nước TBT (39,7%) và TBD (53,1%); tiền tiết kiệm dưới dạng các quỹ bán chính thức là 14,4% trong khi các nước TBT (13%), TBD (8,6%). Tỷ lệ tiết kiệm của người dân tại các tổ chức tín dụng chính thức là 14,5% thấp nhất trong các nhóm nước được sử dụng so sánh, các nước TBT (15,9%), TBD (30,6%). Tỷ lệ người dân tiết kiệm dành dụm chuẩn bị khi về già đạt mức trung bình 18%, cao hơn so với mức 13,2% của các nước TBT và thấp hơn mức 23,2% của các nước TBD. Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ người dân gửi tiết kiệm của Việt Nam với các nước thu nhập trung bình thấp và trong khu vực năm 2018 Nguồn: The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB 239
  6. Tỷ lệ người dân vay mượn Tỷ lệ người dân vay mượn tại Việt Nam nhìn chung ở mức cao so với người dân các nước TBD và TBT (Biểu đồ 3), tỷ lệ vay mượn qua con đường chính thức thông qua các tổ chức tín dụng đạt mức 21,7%, các nước TBD (21,5%) và TBT (9,8%). Hình thức vay mượn thông qua bạn bè, người thân trong gia đình ở Việt Nam (29,5%) tương đương như các nước TBD (29,6%) và TBT (30,4%), hình thức cho vay khác tại Việt Nam ở mức 49% cao hơn mức 46,8% của các nước TBD và 42,9% của các nước TBT. Vay mượn để mua sắm bất động sản tại Việt Nam là 9,2% thấp hơn mức 10,8% của các nước TBD nhưng cao hơn nhiều tỷ lệ 5% của các nước TBT. Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ người dân vay mượn của Việt Nam với các nước thu nhập trung bình thấp và trong khu vực năm 2018 Nguồn: The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ thanh toán Sử dụng tài khoản thanh toán và tỷ lệ sử dụng dịch vụ kỹ thuật số của người Việt Nam rất thấp so với các nước (Biểu đồ 4). Tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản thanh toán chỉ ở mức 2,9% trong khi tỷ lệ này ở các nước TBD là 20,8%, TBT là 7,5%, nhưng tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản thanh toán qua internet lại đạt mức 20,5% cao hơn nhiều mức bình quân 6,8% của các nước TBT. Sử dụng thẻ tín dụng để tiến hành thanh toán tại Việt Nam ở mức rất thấp là 6,2% so với 10% tại TBT và 33,1% của các nước TBD. Tỷ lệ người dân nhận lương qua tài khoản ở mức trung bình, tỷ lệ đạt 8,9% cao hơn các nước TBT chỉ ở mức 5,5% nhưng vẫn thấp hơn mức 15,9% của các nước TBD. Tỷ lệ người dân Việt Nam không sử dụng tài khoản của các tổ chức tín dụng ở mức 5,9% trong khi các nước TBD là 11,9% và TBT là 22%. Đây là một điều tương đối ngạc nhiên khi so sánh giữa Việt Nam với các nước, tương tự như vậy tỷ lệ người dân không sử dụng tài khoản cá nhân là 5,7%, trong khi các nước TBD (11,8%) và TBT (21,6%). Dịch vụ kiều hối qua dịch vụ OTC của Việt Nam cũng đạt ở mức cao nhất so với các nước, Việt Nam (7,9%), TBD (7,3%), TBT (4,7%). 240
  7. Biểu 4: So sánh tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ thanh toán của Việt Nam với các nước thu nhập trung bình thấp và trong khu vực năm 2018 Nguồn: The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB Một số đánh giá Việt Nam với 71,3 triệu người trưởng thành (trên 15 tuổi) và thu nhập bình quân đầu người đạt 2.062 USD4 vào năm 2018 theo số liệu của WB là quốc gia trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Sự phát triển tài chính theo hướng toàn diện mới đang trong giai đoạn đầu, kết quả còn nhiều hạn chế. Cụ thể: - Tỷ lệ người dân có tài khoản thấp, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, những người thu nhập thấp và đối tượng phụ nữ. Một phần nguyên nhân là do hệ thống hạ tầng kĩ thuật tài chính chủ yếu tập trung tại các trung tâm, thành phố lớn và chưa vươn đến được vùng khó khăn, lạc hậu. - Tỷ lệ người dân có tài khoản giao dịch qua các giải pháp công nghệ có xu hướng tăng nhanh: điện thoại di động, internet. - Người dân chủ yếu thực hiện tiết kiệm qua hình thức phi và bán chính thức, tỷ lệ người dân thực hiện tiết kiệm qua tổ chức tín dụng thấp và người dân đã có sự quan tâm nhất định đến tiết kiệm khi về già. 4 The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB 241
  8. - Tỷ lệ vay mượn qua các tổ chức tài chính chính thức thuộc diện tương đối cao, nhưng hình thức vay mượn không chính thức vẫn còn rất lớn. Tiềm ẩn nguy cơ phát triển các hình thức cho vay nặng lãi. - Tài chính kỹ thuật số còn chưa phát triển, số người sử dụng các dịch vụ tài chính số ở mức thấp. - Internet bắt đầu góp phần thúc đẩy phát triển giải pháp thanh toán tại Việt Nam nhưng việc sử dụng tài khoản để thanh toán vẫn còn thấp hơn các nước trong khu vực và thế giới. Đa số các giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt. Đề xuất và khuyến nghị Thứ nhất, xây dựng chính sách phát triển tài chính toàn diện một cách đồng bộ. Đây là yếu tố trọng tâm trong triển khai thực hiện chiến lược phát triển tài chính toàn diện, thực hiện đề xuất này cũng có nghĩa Chính phủ phải hoàn tất hạ tầng chính sách cho tài chính toàn diện. Cần phải xác định khung thời gian rõ ràng cho các Bộ, Ngành liên quan phải xây dựng các Thông tư hướng dẫn thuộc lĩnh vực, ngành mình phụ trách, rút kinh nghiệm việc xây dựng chiến lược tài chính trước đây vốn chỉ dừng lại ở chủ trương của Chính phủ và ngành ngân hàng - tài chính, các Bộ, Ngành liên quan không tham gia làm chậm triển khai và kém hiệu quả thực hiện chiến lược. Thứ hai, phát triển hạ tầng kĩ thuật, công nghệ cho tài chính toàn diện phát triển. Ngoài việc hoàn thiện hạ tầng về mặt chính sách, hạ tầng công nghệ cho tài chính toàn diện phát triển rất quan trọng. Hạ tầng kĩ thuật, công nghệ phát triển sẽ cho phép triển khai phát triển sản phẩm nhanh chóng đạt lợi thế nhờ qui mô, giảm chi phí và giá thành cho người sử dụng; phục vụ nhu cầu tốt hơn, an toàn và tiện dụng cho khách hàng. Thứ ba, triển khai thử nghiệm các sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng cộng nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp với cung cấp sản phẩm phi tài chính nhằm tăng hiệu quả cung cấp, sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính. Hiện nay, một số nhà cung cấp các nền tảng công nghệ kết nối nhu cầu vay và đi vay của người dân với các món vay nhỏ (vay ngang hàng) nhưng chưa được cấp phép gây ra khó khăn cho công tác quản lý và sự phát triển dịch vụ này. Cần khuyến khích các tổ chức cung cấp tài chính chính thức tham gia cung cấp giải pháp công nghệ này, đồng thời cũng có qui định rõ ràng, chặt chẽ nhằm định hướng phát triển thị trường an toàn và hiệu quả. Thứ tư, khuyến khích hỗ trợ các tổ chức tín dụng tham gia cung cấp dịch vụ tài chính cho đối tượng thu nhập thấp, đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Triển khai chiến lược tài chính toàn diện cũng có nghĩa Chính phủ mong muốn mọi người dân, doanh nghiệp được sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu các tổ chức cung cấp chưa đạt được điểm hòa vốn, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ khuyến khích các tổ chức cung cấp tín dụng tham gia vào phân khúc khách hàng thu nhập thấp, hoặc thậm chí như tại một số nước Chính phủ còn qui định điều kiện bắt buộc các tổ chức cung cấp phục vụ đối tượng khách hàng nghèo theo một tỉ lệ nhất định trên tổng dự nợ. Thứ năm, tạo cơ chế huy động nguồn cho các tổ chức cung cấp tài chính chuyên phục vụ người nghèo. Trong thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ, dư thừa nguồn vốn, ở chiều ngược lại các tổ chức cung cấp tài chính cho khách hàng thu nhập thấp (Tổ chức Tài chính vi mô, Chương trình - Dự án tài chính vi mô) lại thường xuyên thiếu nguồn. Trong khi các tổ chức này không thể tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ, Ngân hàng thương mại hoặc vay mượn nước ngoài, điều này làm mất cơ hội của người nghèo, cơ hội phát triển của các tổ chức cung cấp tài chính cho đối tượng này. Do vậy, Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế hoặc giải pháp hỗ trợ trực tiếp nhằm tạo nguồn vốn hoạt động cho các tổ chức cung cấp tài chính vi mô. 242
  9. Thứ sáu, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, có chính sách quan tâm, bảo vệ khách hàng. Môi trường cạnh tranh nhằm khuyến khích nhiều tổ chức, thuộc nhiều thành phần kinh tế đầu tư nguồn lực cho phát triển tài chính toàn diện. Sự cạnh tranh cũng nhằm bảo vệ các tổ chức cung cấp tài chính có qui mô nhỏ, mới gia nhập thị trường không bị trèn ép, cạnh tranh về giá. Đối với đối tượng khách hàng thu nhập thấp, cần bảo vệ đối tượng khách hàng không tiếp cận các nguồn tài chính phi chính thức, nguồn tài chính của các tổ chức không công khai, minh bạch về giá. Thứ bảy, phát triển chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao nhận thức xã hội về tài chính toàn diện. Giáo dục tài chính là một trọng những trụ cột của phát triển tài chính toàn diện, thông qua giáo dục tài chính, người dân, doanh nghiệp và nhà quản lý nâng cao nhận thức về tài chính toàn diện. Được trang bị các kiến thức tài chính, quản lý tài chính cá nhân một cách có hiệu quả, chi tiêu và quản lý đầu tư tốt sẽ làm tăng cường hiệu quả các nguồn lực giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Thứ tám, tăng cường tính công khai, minh bạch hóa về tài chính; có các chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân gian lận trong các giao dịch kinh tế, che dấu các nguồn thu nhập, lợi nhuận kinh doanh. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân, doanh nghiệp những lợi ích của việc sử dụng tài khoản trong giao dịch; nâng cao trình độ cán bộ trong công tác quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính Kết luận Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp, nhưng trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển đổi, hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới rất nhanh chóng. Chúng ta cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ hiện đại. Trong lĩnh vực tài chính, các nhà cung cấp đã dần phát triển theo hướng mở rộng phân khúc khách hàng, phục vụ đối tượng khách hàng ở tầng thu nhập thấp; nhiều công ty đã triển khai, thử nghiệm các nền tảng công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn, kết nối giữa những người cho vay và đi vay với nhiều ưu điểm về giá cả, thời gian và phương thức thanh toán. Trong thời gian tới đây, với những chủ trương, chính sách mới về lĩnh vực tài chính, đặc biệt trong năm 2019, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được ban hành sẽ là nền tảng pháp lý quan trọng để triển khai mục tiêu tiếp cận tài chính đến tất cả các phân khúc khách hàng, trong đó có đối tượng nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhưng để đạt được các mục tiêu của Chiến lược, đòi hỏi phải phát triển đồng bộ từ quy định, chính sách đến nguồn lực, cơ sở hạ tầng kĩ thuật và sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và cả người dân. Trong đó, chú trọng nâng cao nhận thức của người dân về quản lý, sử dụng dịch vu tài chính và trình độ cán bộ quản lý trong các tổ chức và cơ quan quản lý. Từ đó, góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, trên thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cấn Văn Lực (2017), “Tài chính toàn diện trong thời đại số - Cơ hội, thách thức, và giải pháp đối với Việt Nam”. Hội thảo Công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. 2. TS. Nguyễn Đức Hải, ThS. Đỗ Minh Thu (2017), “Hành lang pháp lý cho hoạt động công nghệ tài chính”, Hội thảo quốc gia Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ, NXB Lao động. 3. World bank (2018), “The Little Data Book on Financial Inclusion 2018” 243
  10. 4. World bank (2017), “The Global Findex 2017” 04/2017%20Findex%20full%20report_0.pdf. 5. Klapper,m A. D.-K. (2011). “Measuring financial inclusion: The Global Financial Inclusion Index (Global Findex) Database”. World Brank, 2011. 6. Demirguc-Kunt, Asli; Klapper, Leora (2012). “Measuring Financial Inclusion: The Global Findex Database”. Policy Research Working Paper; No. 6025. World Bank, Washington, DC. © World Bank. 7. Dr.Nguyen Duc Hai, Ma.Do Minh Thu (2017), “The promise of greater financial inclusion in Vietnam”, International Conference Proceedings-Promoting Financial Inclusion in Vietnam, Volume 2, Labour&Social Affairs Publisher. 8. Cull, R., T. Ehrbeck, and N. Holle (2014). “Financial Inclusion and Development: Recent Impact Evidence.” CGAP (Consultative Group to Assist the Poor) Focus Note 9/2014. 9. Dinh Xuan Ha, “Financial inclusion framework in Vietnam: Vision, Priority, Opportnity and Challenge”. Asia Pacific Financial inclusion Summit 2017, Hanoi, 23rd March 2017. 244