Một số ý kiến về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Bạn đang xem tài liệu "Một số ý kiến về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_y_kien_ve_phan_chia_tai_san_chung_cua_vo_chong_khi_ly.pdf
Nội dung text: Một số ý kiến về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
- MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Nguyễn Lê Trung, Lê Ngọc Hiền* Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 được ban hành đã giải quyết những hạn chế, bất cập của Luật Hôn nhân & Gia đình 2000. Trong đó, có những điểm mới như thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn, không cấm kết hôn đồng giới, nâng độ tuổi kết hôn, tăng cường bảo vệ phụ nữ và con đối với hôn nhân không đăng ký, thêm yếu tố lỗi vào trong nguyên tắc phân chia tài sản chung, Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn thì gặp phải một số khó khăn và vướng mắc. Trong bài viết, nhóm tác giả phân tích những bất cập khi áp dụng các quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. Từ khóa: Ly hôn, phân chia tài sản, tài sản chung của vợ chồng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ‚Tài sản chung‛ – là một cụm từ gần như không thể tìm thấy trong thời kì phong kiến. Bởi lẽ, ngày ấy với hệ tư tưởng Nho giáo đã thấm nhuần trong mỗi con người làm cho họ luôn mang ý niệm: ‚Trọng nam khinh nữ‛. Tuy nhiên, Bộ luật Hồng Đức đã quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng. Đây là điểm nổi bật mà các triều đại khác cùng thời kỳ không thể thực hiện được. Sau đó, vào thời kì Pháp thuộc nhìn sơ lược các bộ luật điều thấy được sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Hầu hết, các điều khoản điều hướng đến bảo vệ quyền lợi của người chồng – người gia trưởng trong gia đình. Ngày nay, với hệ thống pháp luật gần như hoàn thiện thì bên cạnh việc điều chỉnh quan hệ nhân thân thì pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình với các chủ thể khác trong xã hội, giữa vợ và chồng. Mặc dù hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến đâu thì vẫn bị yếu tố thực tiễn chi phối do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, số bản án tranh chấp về tài sản (bao gồm tài sản chung và tài sản riêng) khi ly hôn từ năm 2014 – 2017 là 192 bản án, từ 2018 – 2019 là 712 bản án và từ đầu năm 2020 đến 18/4/2020 là 31 bản án [7]. Có thể thấy, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng ngày càng tăng nhanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trang này là do tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ tài sản của vợ chồng. Đồng thời, tình trạng gia tăng các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng cho thấy những bất cập, khuyết điểm. Các quy định dần bộc lộ những hạn chế, vướng mắc gây khó khăn thậm chí lúng túng trong quá trình vận dụng pháp luật của các đương sự cũng như cơ quan 1578
- Tòa án khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Bất cập thứ nhất, việc áp dụng pháp luật về nghĩa vụ đối với bên thứ ba của vợ chồng liên quan đến tài sản chung khi ly hôn. Theo như Điều 60 của Luật Hôn nhân & Gia đình2014 có nêu rõ ‚quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đới với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác hoặc trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì vợ, chồng có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm theo luật HN&GĐ này quy định‛ hay Bộ luật Dân sự quy định. Bất cập này thể hiện rõ ràng nhất qua sự thiếu tính công bằng và rõ ràng trong việc phân chia xác định các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly hôn đối với bên thứ ba. Trong thực tế thường các vụ kiện tụng về vấn đề hôn nhân và thường gặp nhất là giải quyết việc ly hôn và phân chia tài sản chung của vợ chồng. Thường các cặp vợ chồng sẽ chọn cách chia theo thỏa thuận và như thế thì trường hợp hai bên nhân lấy phần tài sản ngang nhau là hoàn toàn không khả năng xảy ra. Từ đó cho thấy đã có sự chênh lệch về phần tài sản mà mỗi bên nhận được khi hôn, nhưng khi giải quyết vấn đề về quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba lại chưa có các đề cập trong việc hướng dẫn giải quyết hay những quy định rõ ràng của pháp luật về việc thực hiện các vấn đề trên. Nhóm tác giả cho rằng việc phân chia tài sản bắt buộc phải có ảnh huởng trực tiếp đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba của vợ chồng khi ly hôn. Để làm rõ cho việc bắt buộc phải có liên hệ trên có thể dẫn chứng trên việc nếu mỗi bên phải chịu phần nghĩa vụ về tài sản cho bên thứ ba ngang nhau thì sẽ tạo sự mất cân bằng vì việc chia tài sản đã có sự xuất hiện của chênh lệch, do đó có thể dẫn đến sự nghi ngờ của người dân đối với pháp luật. Ngoài ra trường hợp một bên vì nhận phần tài sản ít hơn so với bên còn lại sẽ có yêu cầu đối với tòa án về việc buộc bên nhận được nhìu tài sản hơn phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ về tài sản đối với bên thứ ba nhưng vì pháp luật không có các quy định rõ ràng dù cho việc yêu cầu này là hợp tình hợp lý thì tòa án ra quyết định như thế nào vẫn sẽ không đủ thuyết phục. Cho thấy việc có các quy định rõ ràng về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với bên thứ ba của vợ chồng khi ly hôn là vô cùng cấp thiết. Bất cập thứ hai, việc xác định lỗi của mỗi bên, công sức đóng góp vào việc tạo lập duy trì, phát triển tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình. Sau khi Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 được ban hành và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đã giải quyết hầu hết các vấn đề mà luật cũ còn bất cập. Trong đó, không thể không nhắc đến ‚yếu tố lỗi‛ – một trong những nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Đây là một trong những điểm mới góp phần bảo vệ bên yếu thế, người phụ nữ, trẻ chưa thành niên, Có thể thấy, khi thêm ‚yếu tố lỗi‛ đã mang lại hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề về tranh chấp. Tuy nhiên, nguyên tắc này lại khiến cho các thẩm phán gặp khá nhiều trở ngại cũng như thời gian để xác minh ‚yếu tố lỗi‛. Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản hay quy định cụ thể nào hướng dẫn vấn đề này. Do đó, trong thực tiễn xét xử thường phải dựa vào trình độ cũng như kinh nghiệm xét xử của thẩm phán để xác định mức độ phạm ‚lỗi‛ của đương sự. Tiếp đó, vấn đề xác định công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản 1579
- chung của vợ chồng khi sống chung với gia đình cũng là một trong những bất cập gây khó khăn trong quá trình xét xử mà nhóm tác giả muốn nhắc đến. Về vấn đề trên, Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 đã chia ra làm hai trường hợp và quy định tại Điều 61 gồm: Một là, tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được; Hai là, tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được. Thế nhưng về nhận định thực trạng hiện nay, mặc dù gần đây phần lớn giới trẻ mang tư tưởng tự lập không muốn phụ thuộc vào gia đình nên hầu hết các cặp vợ chồng mới cưới đều mong muốn được sống riêng. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc trưởng bối trong mọi gia đình điều có được tư tưởng hiện đại để chấp nhận để con mình ra ở riêng sau khi cưới. Bởi lẽ, tư tưởng Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng khá nhiều vào lối suy nghĩ của những người lớn trong gia đình. Với lối suy nghĩ rằng cháu trai, con trai là phải sống chung với ông bà, cha mẹ để hiếu thuận cũng như lo nhang khói cho dòng họ. Đó là một trong những nét truyền thống không khó để mọi người bắt gặp ở những vùng nông thôn nói riêng và những gia đình mang tư tưởng gia trưởng nói chung. Bên cạnh đó, còn có nhiều trường hợp do điều kiện gia đình còn khó khăn nên sau khi cưới chỉ có thể chọn ở chung với gia đình bên vợ hoặc gia đình bên chồng. Có thể thấy, mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng chung quy lại những vấn đề nhóm tác giả nêu ra điều nhằm là rõ nét hơn bất cập về việc xác định công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình. Bởi lẽ, trong suốt quá trình chung sống, vợ chồng và các thành viên trong gia đình điều cùng tham gia lao động. Sẽ không có bất cứ vấn đề gì nếu cuộc hôn nhân đó diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp. Lúc đó, gia đình còn hạnh phúc, vui vẻ thì vợ chồng điều mong muốn xây dựng tổ ấm của mình bằng cách ra sức lao động để cuộc sống gia đình sung túc hơn. Khi ấy, sẽ chẳng có ai để ý đến việc thỏa thuận rõ ràng công sức đóng góp hay lưu giữ những giấy tờ, văn bản để chứng minh đó là thành quả lao động của bản thân để đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình. Ngược lại, khi giữa vợ chồng có bất hòa dẫn đến ly hôn và tranh chấp về khối tài sản chung này thì việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình là không hề đơn giản và dễ dàng. Và việc đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của một trong hai đương sự. Bất cập thứ ba, thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài sản chung, thời điểm phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Mặc dù trong Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 và Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, đều có nhắc đến nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng, nhưng vấn đề cung cấp thông tin về khối tài sản chung vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể. Do vậy, khi giải quyết các trường hợp liên quan đến vấn đề này thì đa số điều được tiến hành theo trình tự, thủ tục xử lý, thụ lý vụ án ly hôn của Tòa án theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. Và hơn hết, khi bước vào đời sống hôn nhân đa số các bên đương sự điều rất ngại ngùng trong việc rạch ròi tài sản chung hay tài sản riêng vì điều đó sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến tình cảm trong hôn nhân. Ngoài ra, trong thực tiễn xét xử, những quy định về việc xác định nguồn gốc tài sản áp dụng không thống nhất và không được đại đa số các Thẩm phán chú trọng. Từ những nguyên nhân trên khiến cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn gặp không ít khó khăn. Có nhiều vụ án Hôn nhân & Gia đình liên quan đến 1580
- phân chia tài sản chung của vợ chồng thường bị kéo dài do việc cung cấp thông tin tài sản chung và dẫn đến thời điểm phân chia cũng kéo dài theo gây mệt mỏi, chán nản cho hai bên đương sự nói riêng, người tham gia tố tụng nói chung. Bên cạnh đó, một số đối tượng có hành vi lừa gạt, lợi dụng lòng tin của bên còn lại nhằm tạo lập tài sản riêng từ tài sản chung của vợ chồng. Với hành vi lách luật như nhờ người thân nhận chuyển nhượng tài sản từ người bán sau đó xác lập sở hữu riêng bằng cách lập hợp đồng tặng cho và một số hành vi khác. Từ đó, dẫn đến việc một trong hai bên vợ chồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp. Thông qua những bất cập nêu trên, đã tạo tiền đề, phương hướng để nhóm tác giả có thể nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ đó tăng cường hiệu quả khi giải quyết các loại án tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 3 NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Kiến nghị thứ nhất, việc áp dụng pháp luật về nghĩa vụ đối với bên thứ ba của vợ chồng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn . Theo Khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 chỉ nêu ra ‚Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ, chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác‛, tuy nhiên lại không có chỉ rõ ra cách thực hiện nghĩa vụ này. Trong trường hợp khi chia tài sản chung cho vợ, chồng khi ly hôn theo pháp luật thì rất ít khi suất hiện trường hợp chia đôi phần tài sản chung của vợ chồng mà sẽ có một bên nhận phần nhiều hơn vì nhiều lý do, chưa kể nếu vợ chồng lựa chọn hình thức chia theo thỏa thuận thì việc một bên nhận được phần tài sản lớn hơn rất nhiều so với bên còn lại cũng thường suất hiện. Từ đó cho thấy nếu phần tài sản chung không được chia đồng đều thì việc thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba vẫn diễn ra một cách bình thường do mỗi bên trả một nữa phần tài sản đó thì sẽ làm mất đi tính công bằng, tạo ra những xung đột không cần thiết. Trong thực tiễn cũng không thiếu sự kiện nêu trên, vì đã chia tài sản theo thỏa thuận đồng thời người vợ giao hết tài sản chung cho chồng sau đó yêu cầu bên còn lại phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với bên thư ba nhưng do pháp luật chưa có những quy định cụ thể để giải quyết vấn đề này tạo ra sự lúng túng khi giải quyết.Nếu luật được bổ sung và đưa ra những quy định rõ ràng hơn về vấn đề này sẽ giúp giải quyết việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với bên thứ ba một cách đơn giản và hợp tình hơn. Kiến nghị bổ sung cho Điều 60 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014. Trong trường hợp vợ chồng và bên thứ ba không có các thỏa thuận riêng về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ nêu trên thì tòa án sẽ căn cứ vào phần tài sản mà mỗi bên nhận được sau khi chia phần tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn để mỗi bên thực hiện phần quyền và nghĩa vụ tương ứng. Nếu các yếu tố lỗi trong đời sống hôn nhân của vợ chồng ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba thì người có lỗi trong trường hợp phải chịu thêm một phần trách nhiệm đối với những quyền và nghĩa vụ này nhưng không tăng thêm quá 10% và không ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng con cái, đời sống ổn định của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn. Với việc áp dụng kiến nghị nêu trên việc thì việc giải quyết các vấn đề về tài sản của vợ chồng đối với bên thứ ba chắc chắn sẽ không bị vướng mắc giữa vợ và chồng đối với vấn đề về lợi ích. Dù cho phần tài sản được phân chia thế nào thì vẫn sẽ không khiến cho lợi ích của các bên bị ảnh hởng khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản đối 1581
- với bên thứ ba vì với kiến nghị trên Luật Hôn nhân và Gia đình đã bổ sung thêm cho bản thân hương giải quyết một cách triệt để về phần tài sản này. Vì phần tài sản sẽ được chia cho mỗi bên khi ly hôn đã có các quy định cụ thể nên việc tính toán phần quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với bên thứ ba cũng sẽ rất dễ dàng được thực hiện thông qua các thống số đã được tính ra trong phần tài sản mà mỗi bên được huởng. Tuy nhiên, kiến nghị vẫn để lại một vấn đề cần có ý kiến đánh giá thêm từ các chuyên gia trong việc người có lỗi trực tiếp dẫn đến phần nghĩa vụ đối với bên thứ ba có thực sự phải chịu thêm một phần so với người còn lại hay không khi phần lỗi đó cũng có thể đã được đề cập trong phần lỗi của các bên trong đời sống vợ chồng từ đó ảnh hưởng đến phần tài sản mà họ được chia khi ly hôn. Kiến nghị thứ hai, trong việc xác định lỗi của mỗi bên, xác định công sức đóng góp vào việc tạo lập duy trì, phát triển tài sản chung của vợ chồng. Như đã nêu ở phần bất cập, sự thiếu sót của việc định mức các đóng góp và yếu tố lỗi của vợ chồng trong hôn nhân là vô cùng quan trọng. Tại đây chúng ta sẽ chia ra làm hai phần. Đầu tiên sẽ là về những đóng góp của vợ chồng trong việc đóng góp tạo lập phần tài sản chung trong đời sống hôn nhân. Việc đóng góp sẽ có 2 hình thức một là tạo lập và một là giữ gìn phần tài sản chung này, thường thì người chồng sẽ là người tạo lập phần tài sản chung tức là đi làm kiếm ra tiền còn người vợ sẽ ở nhà chăm con cũng như các công việc nội trợ trong gia đình đây chình là góp phần gìn giữ phần tái sản chung của vợ chồng. Vậy người làm tạo ra hay người gìn giữ phần tài sản chung mới là người có công sưc đóng góp lơn hơn, thuờng thì mọi người sẽ nhận định là ngang bằng và cả trong pháp luật cũng chỉ nhận định việc vợ hoặc chồng làm việc nhà là lao động có thu nhập. Ý kiến trên là vô cùng thiếu sót, nhóm tác giả cho rằng phần công sức đóng góp nên được chia làm 10 phần và người đi làm để tạo lập cũng như làm tăng lên phần tài sản chung sẽ tương đương với 6 phần nếu người còn lại không đi làm và chỉ ở nhà làm công việc nội trợ. Tại sao ở đây chỉ phân thành 6-4 mà không phải các mức khác như 5- 5 hay 7-3, vì người nội trợ tuy có công sức trong việc giữ gìn phần tài sản nhưng về bản chất thì người trực tiếp làm ra phần tài sản có công lớn hơn so với người còn lại, tuy nhiên một số lý do nhất định khiến cho một bên nhất định phải ở nhà để làm các công việc nội trợ từ đó hạn chế khả năng tạo ra thu nhập của họ đồng thời dù cho phần tiền được làm ra có lớn đến mấy cũng không thể đánh bật được công sức đóng góp của người làm nội trợ vì số tài sản càng lớn thì việc giữ gìn càng trở nên khó khăn nên cũng không thể chia 7-3 được. Trong truờng hợp cả hai cùng đi làm để tạo ra tài sản thì ở đây sẽ không cần xem xét về phần tài sản mà mỗi bên có thể làm ra chúng ta vẫn sẽ chia thành 5-5, vì về tính chất thì cả hai vợ chồng đều là người đi làm để tại dựng và phát triền phần tài sản chung còn về ai làm ra nhiều tiền hơn thì nó không thể hiện quá rõ ràng tính đóng góp của họ trong phần tài sản chung. Cuối cùng là trường hợp người nội trợ tuy ở nhà để giữ gìn phần tài sản chung nhưng vẫn có các công việc làm thêm hoặc sử dụng phần tài sản chung vốn có để làm lợi thêm tức là phát triển phần tài sản chung của vợ chồng thì ở đây sẽ chia làm 4-6 tức người nội trợ có góp phần phát triển phần tài sản chung của vợ chồng sẽ được đánh giá cao hơn trong việc tạo lập, gìn giữ và phát triển tài sản chung của vợ chồng. Còn trường hợp vợ chồng cùng đi làm và cũng phân chia công việc nội trợ tuy rằng hiếm xảy ra nhưng tại trường hợp có thể thấy rõ chúng ta có thể chia đều 5-5. Tiếp theo ta sẽ nói đến yếu tố lỗi trong đời sống hôn nhân, tại đây chúng ta vẫn dùng cách tính điểm như trên tuy nhiên sẽ theo hình thức khấu trừ. Tùy theo mức độ 1582
- về lỗi phát sinh trong quá trình hôn nhân mà ta sẽ thuyên giảm bớt một số điểm đã tính ra được từ đóng góp của vợ chồng, phần bị khấu trừ ở đây không phải là trừ đi công sức đóng góp mà là trừ đi phần tài sản mà mỗi bên được huởng vì chúng ta sẽ dựa trên số điểm hình thành sau việc xem xét các đóng góp và yếu tố lỗi của các bên vì thế phần bị khấu trừ sẽ cộng thêm cho bên còn lại tương ứng. Một số lỗi thường gặp trong đời sống hôn nhân sẽ dễ dàng dẫn đến đỗ vỡ trong hôn nhân như bạo lực gia đình sẽ bị khấu trừ 3 phần; ngoại tình 2 phần; sử dụng phần tài sản chung vào mục đích các nhân không có sự chấp thuận của bên còn lại, làm thuyên giảm tài sản chung của vợ chồng sẽ bị khấu trừ 1 phần. Các lỗi không trực tiếp dẫn đến việc ly hôn như thường gây ra xích mích trong gia đình, sử dụng rượu bia, chất kích thích dẫn đến mất đi nhận thức gây ra sự khó chịu cho bên còn lại, Tùy theo mức độ thuường xuyên diễn ra sẽ bị khấu trừ 1,2 hoặc 3 phần. Kiến nghị thứ ba, về việc cung cấp thông tin về tài sản chung, thời điểm phân chia tài sản chung của vợ chồng. Sau thời gian tìm hiểu vấn đề, nhóm tác giả kiến nghị giải pháp giải quyết vấn đề là cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc cung cấp; thu thập tài liệu, thông tin về tài sản chung của vợ chồng một cách rõ ràng, thống nhất. Về một số trường hợp có yếu tố lừa dối, che dấu trong việc tạo lập tài sản riêng từ tài sản chung của vợ chồng khiến cho bên còn lại không biết gây ảnh hưởng đến quyền lợi do đó cần có khung hình phạt cụ thể xác lập theo mức đô thiệt hại hay giá trị tài sản mà bên còn lại đáng lẽ được hưởng bao gồm phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ. Với các kiến nghị trên nhằm giáo dục, răn đe một cách triệt để các đối tượng có ý định trên. Từ đó, quan hệ hôn nhân đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc và mục đích của Hôn nhân & Gia đình. Ngược lại, trong trường hợp vợ chồng đưa ra yêu cầu ly hôn thì tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng sẽ được giải quyết nhanh chóng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của các bên do đã có văn bản điều chỉnh các vấn đề về việc thu thập, cung cấp các thông tin, tài liệu về tài sản chung của vợ chồng. Qua đó, giúp 2 bên đương sự giữ lại ấn tượng, hình ảnh đẹp trong mắt nhau cho dù mối quan hệ hôn nhân chấm dứt. 4 KẾT LUẬN Qua những phân tích trên, có thể thấy với các quy định tại Điều 59, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP đã giải quyết được phần lớn các vấn đề trong việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn hiện nay. Tuy nhiên, nếu xét về mặt thực tiễn thì việc phân chia tài sản vợ chồng vẫn còn dựa nhiều vào kinh nghiệm xét xử và cách nhìn nhận vấn đề của Thẩm phán và Hội đồng xét xử. Từ đó có thể thấy, vấn đề này vẫn cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện để giúp cho việc xét xử được công bằng, thống nhất và rõ ràng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Bởi lẽ, tài sản là một trong những yếu tố giúp vợ chồng xây dựng hôn nhân nhưng nó cũng là nguyên nhân khiến cho hai bên dễ bất hòa dẫn đến những tranh chấp. Hơn hết, vấn đề tranh chấp tài sản vẫn luôn là điểm nóng trong các các mối quan hệ bởi tính nhạy cảm của nó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2019. 1583
- [2] Chính Phủ, 2014, Nghị định số 126/2014/NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình,ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014. [3] Chính Phủ, 2015, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch,ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2015. [4] Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2002. [5] Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2018. [6] Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp, 2016, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình,ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2016. [7] Theo số liệu công bố bản bản án trong lĩnh vực Hôn nhân & Gia đình về ‚ Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn‛, ngày truy cập 21/2/2020, xem tại link 1584