Nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hưng Yên

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 1570
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_dong_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_the.pdf

Nội dung text: Nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hưng Yên

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HƯNG YÊN NCS. Bùi Huy Cường1 Tóm tắt: Nhìn lại quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau hơn 30 năm (1998– 2018) của Việt nam đã đạt được nhiều kết quả theo hướng tích cực. Tuy nhiên, chất lượng dòng vốn FDI vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển đất nước. Dựa trên góc độ nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI là thuộc tính bên trong của dòng vốn, từ đó xác định nội hàm cấu thành chất lượng dòng vốn và bộ tiêu chí đánh giá đứng trên góc độ địa phương tiếp nhận dòng vốn. Với việc phân tích khá chi tiết thực trạng chất lượng dòng vốn theo hai nội dung là cấu trúc dòng vốn và tác động của dòng vốn FDI đến phát triển kinh tế – xã hội – kỹ thuật của tỉnh Hưng Yên, tác giả phát hiện được những bất cập liên quan đến chất luợng dòng vốn FDI vào Hưng Yên. Từ đó tác giả đưa ra một số khuyến nghị định hướng “mở” để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới đối với địa phương có định hướng phát triển theo hướng bền vững như Hưng Yên. Từ khoá: đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng dòng vốn, phát triển bền vững, Hưng Yên. 1. GIỚI THIỆU Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment–FDI) đã trở thành xu thế khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và FDI được nhìn nhận như là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Tất cả các nước trên thế giới đều cạnh tranh để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách không ngừng cải thiện môi trường đầu tư quốc gia, tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, việc Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đàm phán, ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt nam. Nhiều quốc gia và các nhà đầu tư quan tâm đến Việt nam và đã đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Sau hơn 30 năm tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 1998 đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của Việt Nam. “Tính đến hết năm 2018, cả nước có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 293,25 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế đạt hơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng vốn đăng ký). FDI đóng góp vào GDP liên tục tăng, năm 1992 chiếm 2% GDP, thì đến năm 2018 trên 17%; FDI nộp ngân sách tăng bình quân 24%/ năm; Tỷ trọng xuất khẩu của FDI liên tục tăng, năm 2018 chiếm 67,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; FDI đã tạo việc làm cho khoảng 2,8 triệu lao động trực tiếp” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018). Dòng vốn FDI không chỉ có những đóng góp trực tiếp, mà còn có tác động lan tỏa đến các yếu tố khác của nền kinh tế, như kích thích thu hút nguồn lực đầu tư trong nước, tăng sức cạnh tranh, đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện và 1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Email: bhcuong676@gmail.com. 778
  2. môi trường thuận lợi cho các DN trong nước từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi suy thoái, chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid–19, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước có xu thế gia tăng đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến các dòng vốn đầu tư vào Việt nam. Giai đoạn phát triển kinh tế trước đây, chúng ta tìm mọi cách để thu hút vốn FDI càng nhiều càng tốt, thu hút bằng mọi giá và như vậy mục tiêu thu hút đó chỉ nhấn mạnh đến sự gia tăng về số lượng các dự án, về vốn đăng ký, vốn thực hiện, đối tác đầu tư mà chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của vốn FDI. Chuyển sang giai đoạn mới, việc tiếp tục tìm các biện pháp thu hút vốn FDI để phát triển vẫn là điều tất yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổng vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, việc thu hút dòng vốn FDI cần có cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế, quan trọng về số lượng nhưng phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn FDI. Tăng cường thu hút vốn FDI cần được xem xét dưới giác độ phát triển bền vững, phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh tế – xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và riêng một địa phương cụ thể. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy cần có sự điều chỉnh về chính sách nhằm thu hút dòng vốn FDI có chất lượng với mục tiêu nâng cao chất lượng dòng vốn FDI, nhằm phát huy hiệu quả đóng góp của FDI đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. 2. CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI Có nhiều định nghĩa khác nhau về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có thể hiểu “dòng vốn FDI vào địa phương là dòng vốn mà nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển tiền, công nghệ vào địa phương, đồng thời nằm quyền quản lý, điều hành với mục đích thu được lợi ích kinh tế từ địa phương tiếp nhận đầu tư. Dòng vốn FDI được thể hiện dưới dạng các dự án do nhà đầu tư nước ngoài chuyển đến được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép” (Bùi Huy Cường, 2019) Có thể xem xét dòng vốn FDI được đánh giá trên hai mặt số lượng và chất lượng: – Mặt số lượng: là biểu hiện bề ngoài của dòng vốn FDI, thể hiện quy mô và tốc độ tăng của đầu vào và đầu ra của dòng vốn FDI. Quy mô và tốc độ tăng đầu vào của dòng vốn vào địa phương được thể hiện cụ thể ở sự gia tăng (quy mô và tốc độ) của số lượng dự án, số nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương; sự gia tăng tỷ trọng vốn FDI so với tổng vốn đầu tư của địa phương trong một thời kỳ nhất định. Quy mô và tốc độ tăng đầu ra của dòng vốn FDI vào địa phương, bao gồm: sự gia tăng và tốc độ tăng của lực lượng lao động được làm việc trong doanh nghiệp FDI; tổng doanh thu hay giá trị tăng thêm (VA) nhận được từ khu vực FDI; Thu ngân sách nhà nước có được từ các doanh nghiệp FDI. – Chất lượng dòng vốn FDI: theo quan điểm triết học và của kinh tế học phát triển, đó là thuộc tính bên trong của dòng vốn, được thể hiện ở cấu trúc dòng vốn, tính hiệu quả của dòng vốn và tác động tan tỏa của nó đến các đối tượng hưởng lợi. Như vậy, nếu như mặt số lượng dòng vốn FDI phản ánh qua các câu hỏi: dòng FDI vào địa phương tăng lên hay giảm đi cả về đầu vào và đầu ra thì câu hỏi chất lượng FDI lại là dòng vốn FDI đầu tư vào địa phương có cấu trúc như thế nào, hiệu quả cao hay thấp và sự lan tỏa của dòng vốn này vào các đối tượng hưởng lợi ích (kinh tế, xã hội, môi trường) nhiều hay ít, tốt hay xấu. Có thể hiểu chất lượng dòng vốn FDI vào địa phương là: thuộc tính bên trong của dòng vốn FDI, nó thể hiện ở cấu trúc dòng vốn, hiệu quả dòng vốn và tác động của nó đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương thu hút. (GS.TS Ngô Thắng Lợi, 2019). 779
  3. 2.1. Đặc điểm của dòng vốn FDI có chất lượng Thứ nhất, dòng vốn FDI có chất lượng theo khái niệm trên mang tính chủ quan của con người, nó là một khái niệm động. FDI chất lượng là phải đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của nước nhận đầu tư trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau hoặc mỗi nước khác nhau thì mục tiêu khác nhau. Ở thời điểm này, hoạt động đầu tư này có chất lượng nhưng có thể không chất lượng ở thời điểm khác. Vì vậy, chất lượng FDI ở đây mang ý nghĩa tương đối nhiều hơn. Thứ hai, dòng vốn FDI có chất lượng thuộc về hình thức đầu tư mới vì hoạt động đầu tư mới thường tạo ra năng lực sản xuất mới. Dòng vốn FDI có chất lượng thường có sự lan tỏa tích cực lớn. Thứ ba, về nguyên tắc, dòng vốn FDI có chất lượng không kể xuất phát từ những nhà đầu tư lớn hay nhỏ, từ nước phát triển hay không phát triển, nhưng thông thường những nhà đầu tư lớn từ các nước phát triển, châu Âu và Bắc Mỹ có trình độ công nghệ và quản lý cao hơn và vì thế dễ đưa đến FDI có chất lượng hơn. Thứ tư, dòng vốn FDI có chất lượng thường là những dự án sử dụng vốn lớn, ít rơi vào những dự án sử dụng nhiều lao động hay khai thác tài nguyên khoáng sản. Vì những dự án sử dụng vốn lớn thường là những dự án lớn đầu tư vào các ngành sản xuất chế tạo, đặc biệt những ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Đầu tư và những ngành này thường tạo ra năng lực sản xuất mới và có tác động lan tỏa mạnh đến toàn bộ nền kinh tế. 2.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng dòng vốn FDI: Một là, cấu trúc dòng vốn FDI, bao gồm: Cấu trúc dòng vốn FDI theo góc độ nhà đầu tư: là tỷ lệ các nhà đầu tư lớn so với tổng số các nhà đầu tư từ nước ngoài vào địa phương. Thu hút FDI từ những đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ tiên tiến thì tốc độ giải ngân thường đúng hạn và việc chuyển giao công nghệ cũng cao hơn, đồng thời giúp địa phương tiếp nhận được kỹ thuật tiên tiến hiện đại, tăng năng suất lao động và giảm thiểu tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với môi trường, đối với kinh tế địa phương và lợi ích của cộng đồng. Các công ty lớn có tiềm lực tài chính mạnh hiện nay là các công ty đa quốc gia, các tập đoàn xuyên quốc gia, hoặc các công ty đến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia ở châu Âu, đây chính là các công ty mà các nước cũng như các địa phương muốn thu hút vì những lợi ích mà các công ty này mang lại cho nền kinh tế. Cấu trúc dòng vốn FDI theo tính chất sản xuất: bao gồm tỷ trọng các FDI sản xuất, chế tạo (chuyển giao công nghệ) và tỷ trọng FDI gia công (tận dụng lao động) hay khai thác tài nguyên khoán sản (tận dụng tài nguyên). Cấu trúc dòng vốn FDI theo tính chất công nghệ: bao gồm tỷ trọng FDI ở các cấp độ công nghệ khác nhau (thấp, trung bình, cao), FDI dựa trên công nghệ sạch (không gây ô nhiễm, công nghệ tiêu tôn ít năng lượng) hay công nghệ bẩn (gây ô nhiễm môi trường lớn và tiêu tốn nhiều năng lượng). – Thứ hai là xét hiệu quả kinh tế của dòng vốn FDI. Hiệu quả kinh tế của dòng vốn FDI được phản ánh thông qua tác động của dòng vốn này đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của địa phương hay quốc gia, cụ thể là đóng góp của dòng vốn này đến tăng trưởng GRDP của toàn nền kinh tế, đóng góp của dòng vốn này đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực của nền kinh tế địa phương hay quốc gia, bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 780
  4. – Thứ ba là tác động của dòng vốn FDI đến kinh tế, xã hội và môi trường địa phương. Chúng ta thực hiện khuyến khích thu hút vốn FDI với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống luật pháp phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng cần nâng cao hiệu quả điều tiết của nhà nước và hiệu quả sử dụng vốn FDI. Tăng cường thu hút vốn FDI cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng tiêu cực không? Có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và môi trường sống không? Từ nội hàm của khái niệm chất lượng dòng vốn FDI, căn cứ vào thực trạng thống kê số liệu của tỉnh, có thể đưa ra các tiêu chí cụ thể để phân tích chất lượng dòng vốn FDI như sau: Bảng 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn (Bùi Huy Cường, 2019) STT Tiêu chí Phương pháp đánh giá Cấu trúc vốn FDI tính Tiêu chí này phản ánh số lượng dự án FDI có quy mô theo vốn đầu tư lớn so với tổng số các dự án FDI trên địa bàn. Tiêu chí phản Cấu trúc vốn FDI theo Tiêu chí này phản ánh số lượng dự án đến từ các nhà đầu ánh cấu trúc nhà đầu tư tư khác nhau so với tổng số các dự án FDI trên địa bàn dòng vốn FDI 1 Tiêu chí này phản ảnh số lượng dự án FDI theo các Cấu trúc vốn FDI theo ngành, lĩnh vực khác nhau so với tổng số các dự án ngành, lĩnh vực đầu tư FDI trên địa bàn Tác động của FDI đến Tiêu chí này sẽ tính toán tốc độ tăng trưởng GRDP tăng trưởng GRDP của của khu vực FDI so sánh với tốc độ tăng trưởng địa phương GRDP của toàn tỉnh NSLĐ được phản ánh bằng tỷ số GRDP với số lao Tiêu chí phản Tác động của FDI đến động. Chỉ tiêu này được đánh giá trên khía cạnh so ánh tác động năng suất lao động của sánh NSLĐ khu vực có vốn FDI với NSLĐ bình quân của dòng vốn địa phương FDI đến phát của tỉnh. triển Kinh tế – Tác động của FDI đến Tiêu chí đo lường tác động của FDI đến chuyển dịch xã hội – môi chuyển dịch cơ cấu cơ cấu, được xác định bằng sự thay đổi của cơ cấu trường của địa kinh tế ngành kinh tế khi có FDI với khi không có FDI. 2 phương Nội dung này sẽ phân tích xem liệu năng lực công Tác động FDI đối với nghệ có được cải thiện nhờ hoạt động FDI hay vẫn giữ nâng cao năng lực ở mức ban đầu. Ở đây xem xét đến tỷ lệ dự án có công công nghệ cho địa nghệ cao, hiện đại, tiết kiệm năng lượng so với tổng số phương dự án FDI vào địa phương Tác động của FDI đến –Tạo việc làm cho người lao động. phát triển các lĩnh vực –Tăng thu nhập cho người dân địa phương, từ đó cải xã hội thiện được đời sống của người lao động. Tác động của FDI đến Lựa chọn công nghệ ít ảnh hưởng đến môi trường. bảo vệ môi trường 781
  5. 3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HƯNG YÊN Hưng Yên với diện tích tự nhiên 926 km2, dân số 1,3 triệu người là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có vị trí địa lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cấu trúc dòng vốn FDI tính theo quy mô vốn đầu tư: từ năm 2006 đến hết năm 2019, tỉnh Hưng Yên thu hút được 423 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,3 tỷ USD, trong đó các dự án quy mô lớn (trên 5.000.000 USD) chiếm tỷ trọng cao 32,4%. Các dự án có quy mô nhỏ và vừa (dự án có tổng mức đầu tư dưới 500.000 USD) chiếm tỷ lệ khiêm tốn 12,76%. Các đối tác đầu tư cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực từ những dự án có quy mô vốn nhỏ sang dự án có quy mô vốn lớn (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên, 2006–2020) Cấu trúc dòng vốn FDI theo nhà đầu tư: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2006 đến năm 2019, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có các công ty và nhà đầu tư của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp vào Hưng Yên nhiều nhất là nhà đầu tư đến từ Nhật Bản với 166 dự án FDI (chiếm 39,24% về số dự án). Đứng thứ hai là Hàn Quốc với 121 dự án FDI (chiếm 28,6% về số dự án) và thứ ba là Trung Quốc với 56 dự án FDI (chiếm 13,24% về số dự án). Xét về tổng vốn đầu tư đăng ký thì các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản chiếm vị trí cao nhất với trên 2,76 tỷ USD (chiếm 63,82% về tổng vốn đầu tư đăng ký), suất đầu tư trung bình đạt 18 triệu USD/dự án FDI. Đây là một suất đầu tư khá cao so với các dự án khác trong tỉnh và trong khu vực. 3.1. Tác động của dòng vốn FDI đến phát triển kinh tế – xã hội – môi trường của tỉnh Hưng Yên Tác động của FDI đến tăng trưởng GRDP: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2019, khu vực FDI của Hưng Yên đã khẳng định vị trí của mình và trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Những đóng góp tích cực trong thu hút FDI của Hưng Yên thời gian qua đã góp phần to lớn cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế địa phương. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào quy mô GRDP của tỉnh: tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GRDP toàn tỉnh cũng tăng dần qua các năm: năm 2006 là 9,72%; năm 2019 tăng lên 19,1%. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI (từ 10 – 21%) thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của tỉnh (từ 6,85–13,7%). Điều quan trọng là đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng của GRDP của tỉnh thể hiện một cách rõ nét và tăng dần qua các năm. Năm 2006 đóng góp của khu vực FDI vào quá trình tăng trưởng GRDP mới đạt 2,91% thì đến năm 2019 đóng góp của khu vực FDI vào quá trình tăng trưởng GRDP của tỉnh đã đạt 11,14% (Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, 2006–2019) Tác động của FDI đến năng suất lao động của địa phương: Trong giai đoạn 2006 – 2019, khu vực FDI ở Hưng Yên đã thu hút một lượng lớn lao động, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương và khu vực lân cận. Lao động trong khu vực có FDI năm 2006 chỉ có 18.246 lao động, chiếm 2,89% lao động trong toàn ngành công nghiệp, đến năm 2019 số lao động trong khu vực FDI đã tăng lên 77.345 người, chiếm 10,02% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Năng suất lao động của khu vực FDI có chiều hướng tăng nhanh cùng với năng suất lao động toàn tỉnh nhưng so với năng suất toàn tỉnh thì năng suất lao động khu vực FDI cao hơn nhiều (gấp từ 2–3 lần). Năng suất lao 782
  6. động khu vực FDI luôn tăng từ năm 2006 đến nay, từ 47,59 triệu đồng/người năm 2006, đến năm 2019 đạt 140,31 triệu đồng/người (gấp gần 3 lần) Tác động của dòng vốn FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong giai đoạn 2006 – 2019, cơ cấu kinh tế của tỉnh Hưng Yên có sự thay đổi theo quy luật, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp có xu hướng giảm dần cơ cấu qua các năm. Sở dĩ ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng nhành vì tỉnh Hưng Yên đề ra mục tiêu chú trọng phát triển tỉnh theo hướng công nghiệp, trong đó lấy mục tiêu thu hút vốn FDI để đầu tư phát triển. Từ chỗ có mức đóng góp khiêm tốn: chiếm 8,69% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh vào năm 2006, đến năm 2019 khu vực FDI đã chiếm tỷ trọng lớn 33% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, tăng nhanh qua các năm. Khu vực FDI có giá trị sản xuất công nghiệp cao trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (năm 2006 chiếm 34,73%, đến năm 2019 chiếm 30,64%). Dòng vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh Hưng Yên chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo. Ngoài tác động của các nhân tố khác thì dòng vốn FDI đã tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lĩnh vực công nghiệp, xây dựng (đóng góp thấp nhất là 1,92% vào năm 2013 và cao nhất là 17,95% vào năm 2010), góp phần vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tác động của dòng vốn FDI tới nâng cao trình độ công nghệ của địa phương: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2019, vốn FDI góp phần chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho công nhân, xây dựng thêm nhà máy, nhập khẩu thêm máy móc thiết bị, thúc đẩy cải tạo, phát triển các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp, dịch vụ. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, các máy móc thiết bị của các doanh nghiệp FDI hiện đang sử dụng đa số có tuổi đời từ 6 –10 tuổi (khoảng 60%), sau đó đến các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị có tuổi đời từ 1 – 5 tuổi (khoảng 40%). Điều này chứng tỏ, vốn FDI đã đưa công nghệ tiên tiến vào tỉnh Hưng Yên thông qua việc nhập khẩu nhiều thiết bị với dây chuyền công nghệ hiện đại, công nghệ mới có trình độ bằng hoặc hơn các thiết bị trong nước Tác động của dòng vốn FDI đến phát triển các lĩnh vực xã hội: Theo số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2011, tổng số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn là 673.662 người, năm 2019 tăng lên là 758.280 người. Trong đó các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 24.556 người năm 2011 lên 77.345 người năm 2019, tăng 140%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 608.326 người năm 2011 lên 638.244 người năm 2019, tăng 4,4%. Năm 2019, mức lương trung bình tại các doanh nghiệp FDI là: 6.728.000 đồng/tháng trong khi tại các doanh nghiệp trong nước có mức lương thấp hơn: 4.410.000 đồng/tháng. Tác động của dòng vốn FDI đến môi trường: Trong giai đoạn 2006 – 2019, cùng với quá trình thu hút dòng vốn FDI vào tỉnh Hưng Yên, kéo theo quá trình ô nhiễm môi trường đối với các khu công nghiệp, cộng với quá trình đô thị hóa nhanh để đáp ứng nhu cầu của người lao động các tỉnh về sống và làm việc tại tỉnh đã gây nên sự quá tải ở các khu công nghiệp và các khu đô thị gần khu công nghiệp. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, đa số các doanh nghiệp FDI đều lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi đưa dự án vào hoạt động, nhưng khi hoạt động thì chỉ có khoảng 60% các doanh nghiệp vận hành hệ thống xử lý chất thải trước khi xả vào hệ thống chung. Đó là vì chi phí khi vận hành hệ thống xử lý chất thải là rất tốn kém, nên một số doanh nghiệp FDI chưa tự giác vận hành, mà chỉ mang tính chất đối phó. 783
  7. Qua những phân tích ở trên, có thể đánh giá dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra giá trị đóng góp vào GRDP, giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu cho tỉnh, đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Hưng Yên. Đồng thời, dòng vốn FDI đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác thông qua sự liên kết giữa khu vực này với các khu vực khác trong tỉnh, công nghệ và năng lực kinh doanh cũng được chuyển giao theo. Tuy nhiên, dòng vốn FDI cũng bộc lộ một số hạn chế như việc mất cân đối trong cấu trúc dòng vốn theo ngành và theo địa bàn, một số dự án FDI có hiệu quả đầu tư thấp, sử dụng nhiều lao động phổ thông và chưa tạo ra giá trị gia tăng ca,, hạn chế về công nghệ và vai trò chuyển giao công nghệ, chủ yếu là các dự án gia công, lắp ráp, vì vậy không chuyển giao công nghệ nguồn vào Việt Nam. Đồng thời, dòng vốn FDI cũng làm xuất hiện những biểu hiện không tích cực về xã hội cũng như tác động xấu đến môi trường. 3.2. Một số khuyến nghị Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) diễn ra mạnh mẽ, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, làn sóng dịch chuyển vốn FDI vào khu vực Đông Nam Á, việc đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Mỗi địa phương, trong đó có tỉnh Hưng Yên cần có những định hướng “mở” để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI. Có thể kể đến một số hướng sau: Thứ nhất, tập trung vào thực hiện định hướng thu hút dòng vốn có hàm lượng công nghệ cao: Ưu tiên cho phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tập trung phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Các dự án thu hút đầu tư luôn đặt yếu tố công nghệ cao là tiêu chí thu hút hàng đầu, cùng với đó thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất đối với loại dự án này như quy định của pháp luật về công nghệ cao. Thứ hai, Tập trung vào các đối tác có dòng vốn FDI đáp ứng được yêu cầu địa phương: Đối tác có khả năng đem theo công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại, tạo tác động lan toả tích cực tới sự phát triển của khu vực kinh tế trong nước; góp phần xây dựng và hình thành những ngành công nghiệp mũi nhọn. Đối tác có năng lực tài chính lớn, có bề dầy kinh nghiệm có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài. Các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới. Các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nước sở hữu công nghệ nguồn thuộc nhóm G7. Thứ ba, nâng cao về hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án FDI: Lợi ích kinh tế xã hội của dự án là chênh lệch giữa lợi ích mà nền kinh tế – xã hội thu được so với các chi phí để thực hiện dự án. Thông thường, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận của dự án dựa trên phân tích hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nhà nước, một trong những mục tiêu quan trọng của thu hút đầu tư là mục tiêu đem lại hiệu quả và lợi ích kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, công tác thu hút vốn đầu tư cần được chú trọng vào hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư. 4. KẾT LUẬN Có thể thấy rằng, việc thu hút dòng vốn FDI rất quan trọng với quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Qua nghiên cứu ở trên chúng ta một lần nữa có thể khẳng định được vai trò quan trọng của dòng vốn FDI vào quá trình phát triển kinh tế– xã hội của tỉnh Hưng Yên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 784
  8. hướng CNH – HDH, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh, tăng kim ngạch xuất khẩu ra nước ngoài, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật. Các cơ quan quản lý Nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dòng vốn FDI trong quá trình thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, chuyển hướng từ thụ động đón các nhà đầu tư nước ngoài sang chủ động xúc tiến đầu tư, vận động các nhà đầu tư nước ngoài lớn về đầu tư vào địa bàn tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2018), Kỷ yếu Hội nghị 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 2. Bùi Huy Cường (2017), Bàn về giải pháp tăng cường thu hút đầu tư tại tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Kinh tế và dự báo’ số 23. 3. Bùi Huy Cường (2017), Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Kinh tế châu Á, thái bình dương, số 498. 4. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ–CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội. 5. Cục thống kê tỉnh Hưng Yên (2006–2019), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, Nxb Thống kê, Hà Nội. 6. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, Nghị quyết Đại hội lần thứ XV, XVI, XVII, XVIII. 7. Ngô Thắng Lợi (2013), Kinh tế học phát triển dành cho cao học, NXB Chính trị hành chính. 8. Quốc hội (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội. 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2006–2018), Báo cáo về công tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 10. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2111/QĐ–TTg ngày 28/11/2011 về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 11. UBND tỉnh Hưng Yên (2016), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng chiến lược đến 2025. 12. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2006–2018), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. PHỤ LỤC Bảng 1: Quy mô các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 2006–2019 STT Vốn đầu tư đăng ký (USD) Số dự án Tỷ lệ (%) 1 5.000.000 137 32,4 Tổng 423 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch& Đầu tư tỉnh Hưng Yên 785
  9. Bảng 2: Cấu trúc dòng vốn FDI tại Hưng Yên phân theo quốc gia đầu tư Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) STT Quốc gia đầu tư Dự án Tỷ trọng (%) Vốn ĐK Tỷ trọng (%) 1 Nhật Bản 166 39,24 2.767,04 63,82 2 Hàn Quốc 121 28,6 621,82 14,34 3 Trung Quốc 56 13,24 302,81 6,98 4 EU 27 6,38 206,78 4,77 5 ASEAN 13 3,07 76,44 1,76 6 Các nước khác 50 11,82 360,81 8,32 Tổng 423 100 4.335,7 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban QL Các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên Hình 3: Cấu trúc dòng vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban QL các Khu công nghiệp tỉnh Bảng 4 : Tỷ trọng khu vực FDI trong GRDP toàn tỉnh 2006 – 2018 GRDP toàn tỉnh GRDP của khu vực FDI theo GRDP khi không có FDI theo Năm (theo giá so sánh) giá so sánh giá so sánh Tỷ đồng Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2006 13.847,02 1.345,93 9,72 12.501,09 90,28 2007 15.750,99 1.628,65 10,34 14.122,34 89,66 2008 17.694,66 1.842,01 10,41 15.852,65 89,59 2009 18.935,06 2.202,15 11,63 16.732,91 88,37 2010 21.228,09 2.496,42 11,76 18.731,67 88,24 2011 23.221,41 2.846,94 12,26 20.374,47 87,74 2012 25.051,26 3.151,45 12,58 21.899,81 87,42 786
  10. 2013 26.767,27 3.493,13 13,05 23.274,14 86,95 2014 28.721,28 3.995,13 13,91 24.726,15 86,09 2015 30.973,03 4.580,91 14,79 26.392,12 85,21 2016 33.475,65 5.329,32 15,92 28.146,33 84,08 2017 36.304,34 6.026,52 16,6 30.277,82 83,4 2018 39.695,17 7.149,10 18,01 32.546,07 81,99 2019 43.553,54 8.318,72 19,1 35.234,82 80,9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, 2006–2019. Bảng 5: Năng suất lao động các khu vực kinh tế tỉnh Hưng Yên 2006 – 2019 Đơn vị: triệu đồng/người Năng suất lao động Năng suất lao động Năng suất lao Tác động của Năm toàn tỉnh theo giá so khu vực FDI theo động (trừ khu vực FDI đối với sánh giá so sánh FDI) NSLĐ (1) (2) (3) (4) (5) = (2) – (4) 2006 20.96 20.41 19.45 1.52 2007 21.88 21.90 20.34 1.54 2008 23.37 25.00 21.68 1.68 2009 26.27 28.38 24.42 1.84 2010 28.07 33.92 25.77 2.30 2011 30.90 37.95 28.47 2.42 2012 33.15 42.91 30.71 2.44 2013 36.20 48.58 33.76 2.44 2014 38.41 53.81 35.85 2.55 2015 41.31 62.46 38.65 2.66 2016 45.03 72.87 41.98 3.05 2017 48.46 86.32 45.59 2.87 2018 52.08 97.49 48.98 3.10 2019 53.12 98.36 49.68 3.44 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, 2006–2019 787
  11. Bảng 6: Tác động của dòng vốn FDI đến cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2006–2019 Cơ cấu kinh tế (tính theo GRDP) Cơ cấu công Tác động của FDI nghiệp – xây đến cơ cấu công Năm Nông, lâm nghiệp và Công nghiệp – Dịch vụ dựng khi nghiệp – xây dựng thuỷ sản xây dựng không có FDI (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (3) – (5) 2006 30,5 38,3 31,47 23,83 14,47 2007 28,75 40,25 31,00 25,87 14,38 2008 24,50 42,16 33,34 28,40 13,76 2009 20,45 46,34 33,21 31,07 15,27 2010 17,85 48,12 34,03 30,17 17,95 2011 20,61 46,50 32,89 40,95 5,55 2012 18,09 48,61 33,30 44,00 4,61 2013 16,13 47,26 36,62 45,34 1,92 2014 14,65 48,10 37,25 44,10 4,00 2015 13,54 49,13 37,33 43,19 5,94 2016 12,84 51,15 36,01 42,32 8,83 2017 10,93 51,01 38,06 40,77 10,24 2018 10,58 51,56 37,86 36,98 14,58 2019 8,44 62,15 22,74 42,66 19,49 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, 2006–2019 Bảng 2.8: Số lượng và cơ cấu lao động chia theo loại hình kinh tế 2011–2019 Đơn vị: Người Doanh nghiệp nhà Doanh nghiệp ngoài Doanh nghiệp đầu tư Năm Tổng số nước nhà nước nước ngoài Lao động Tỷ lệ% Lao động Tỷ lệ% Lao động Tỷ lệ% 2011 673.662 40.780 6,05 608.326 90,3 24.556 3,65 2012 674.609 40.412 5,99 608.865 90,2 25.332 3,81 2013 687.104 41.125 5,98 616.742 89,76 29.237 4,26 2014 700.501 38.884 5,55 624.552 89,15 37.065 5,3 2015 712.643 39.820 5,58 629.436 88,32 43.387 6,1 2016 721.282 40.430 5,6 633.051 87,76 47.801 6,64 2017 728.254 40.935 5,62 631.809 86,75 55.510 7,63 2018 735.940 41.492 5,63 635.309 86,32 59.139 8,05 2019 758.280 42.691 5,63 638.244 84,17 77.345 10,2 Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Hưng Yên, 2011–2019 788