Nâng cao chất lượng tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

pdf 9 trang Gia Huy 23/05/2022 1630
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_tin_dung_cua_quy_tin_dung_nhan_dan_tren.pdf

Nội dung text: Nâng cao chất lượng tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

  1. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG  NGUYỄN THỊ BÌNH (*) TÓM TẮT Bài viết cho thấy thực trạng hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tuy có hiệu quả nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định, do trình độ quản lý của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành chưa được đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và hướng dẫn, quản lý của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện. Quy mô hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân còn nhỏ, nhân sự còn thiếu, cán bộ tín dụng thường chỉ có 1 đến 2 người nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay chưa thường xuyên. Chỉ cho vay thành viên trên địa bàn xã và các xã lân cận liền kề do quen biết nên việc cho vay thường bỏ qua các thủ tục cần thiết khi thẩm định nên dễ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay đối thành viên. Từ khóa: Quỹ tín dụng nhân dân, tín dụng SUMMARY The article has shown that the actual status of the people's credit fund in Tiền Giang province is effective, but there are still some shortcomings due to the managerial level of the Board of Directors and Executives that have not been trained banking profession, mainly based on experience and guidance and management of the State Bank to implement. On the other hand, the operation scale of people's credit fund is still small, the personnel is still lacking, there are often only 1 or 2 credit officers; so checking the use of loan is not regular. Only loan for poor households in the commune and neighboring communes due to their familiarity, they often ignore the necessary procedures when considering and assessing, thus this easily leads to latent risk in the operation of lending to members. Key words: People's credit fund, credit 1. Đặt vấn đề Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đã cung cấp nguồn vốn trực tiếp và kịp thời cho thành viên trên địa bàn nông thôn và cũng là hoạt động chính mang lại thu nhập cho QTDND. Vì vậy để đảm bảo QTDND hoạt động an toàn hiệu quả cần có những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. 2. Tình hình huy động vốn và cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh Tiền Giang 2.1 Thực trạng huy động vốn Vốn hoạt động của QTDND hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, theo quy định của NHNN bao gồm: vốn điều lệ, vốn huy động, vốn vay QTDTW và vốn tài trợ từ các dự án trong đó vốn huy động tại chỗ trung bình chiếm trên 85% trên tổng nguồn vốn hoạt động của QTDND. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của QTDND là huy động vốn tại chỗ để cho vay thành viên và có trách nhiệm hoàn trả vốn, lãi cho người gửi đúng hạn. Bằng nhiều biện pháp linh hoạt, trong các năm qua các QTDND trên địa bàn đã tích cực động viên tuyên truyền để tập trung khai thác nguồn vốn tại chỗ của dân cư. (*) Học viên Cao họcTrường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 32
  2. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Bảng 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Tổng nguồn vốn huy động 425.924 542.574 608.045 700.498 Tăng (giảm) năm Số tiền 55.806 116.650 65.471 92.453 nay so với năm trước Tỷ lệ (%) 15,08 27,39 12,07 15,20 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN tỉnh Tiền Giang Tuy hoạt động QTDND trên địa bàn nông thôn, bị thu hẹp trong các xã nơi đóng trụ sở và các xã liền kề nhưng điều này không gây nhiều khó khăn đối với hoạt động của hệ thống QTDND. Năm 2013 số dư huy động đạt 425.924 triệu đồng, tăng 55.806 triệu đồng, tỷ lệ tăng 15,08% so với năm 2012. Năm 2014, số dư nguồn vốn huy động đạt 542.574 triệu đồng, tăng 116.650 triệu, tỷ lệ tăng 27,39% so năm 2013. Năm 2015, huy động vốn tại QTDND rất thuận lợi mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn với nhiều hình thức huy động phong phú, cộng với các hình thức khuyến mãi đa dạng. Nhưng với lợi thế không bị sức ép về lãi suất vì QTDND có cơ chế lãi suất huy động riêng (cao hơn NHTM 0,5%/năm có kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống) và sức ép về lợi nhuận, hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông thôn, khách hàng là những thành viên luôn gắn bó với QTDND, nguồn vốn huy động chủ yếu là những món nhỏ lẻ tiết kiệm của người dân nên nguồn tiền gửi rất ổn định. Năm 2015 số dư huy động của các QTDND đạt 608.045 triệu đồng cao hơn năm 2014 là 65.471 triệu đồng với tỷ lệ tăng 12,07%. Năm 2016, lãi suất huy động tiếp tục được NHNN Việt Nam ấn định cơ chế lãi suất huy động riêng đối với hệ thống QTDND (lãi suất huy động cao hơn các NHTM 0,5%/năm) nên công tác huy động vốn tại các QTDND rất thuận lợi. Năm 2016 tổng nguồn vốn huy động đạt 700.498 triệu đồng, tăng 92.453 triệu đồng, tỷ lệ tăng 15,20% so với năm 2015. Trong giai đoạn 2013-2015, hầu hết các QTDND có số dư huy động tăng. Điều này thể hiện uy tín của hệ thống QTDND ngày càng cao đối với nhân dân trên địa bàn. Một số QTDND có nguồn vốn huy động tăng trưởng rất nhanh mặt dù lãi suất huy động tại một số QTDND do thừa vốn cao nên đã được điều chỉnh bằng hoặc thấp hơn các NHTM, nhưng người dân vẫn tin tưởng và gửi tiền vào QTD như QTD: Tân Hiệp, Tân Thanh và Bình Phục Nhứt. 2.2 Thực trạng cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân tại Tiền Giang Cho vay là nghiệp vụ cơ bản của QTDND, tạo ra nguồn thu lớn nhất cho QTDND. Các QTDND đã sử dụng phần lớn nguồn vốn hoạt động để thực hiện cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, tạo điều kiện cho các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 33
  3. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Bảng 2: Tình hình cho vay giai đoạn 2013 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Tổng dư nợ cho vay 360.353 408.739 475.897 525.202 Tăng (giảm) năm Số tiền 55.741 48.386 67.158 49.305 nay so với năm trước Tỷ lệ (%) 18,30 13,43 16,43 10,36 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN tỉnh Tiền Giang Năm 2013, dư nợ cho vay của các NHTM tăng cao do Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng, nhưng dư nợ cho vay của các QTDND vẫn cao hơn so với dư nợ năm 2012 vì đối tượng cho vay của QTDND là thành viên tại địa bàn nông thôn vay những món vay nhỏ để sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống không đáp ứng được các điều kiện vay vốn hỗ trợ lãi suất tại các NHTM. Dư nợ cho vay của QTDND năm 2013 đạt 360.353 triệu đồng, tăng 55.741 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 18,30%. Năm 2014, mặt bằng lãi suất cho vay được thống đốc điều chỉnh giảm (lãi suất ngắn hạn đối với NHTM là 7%/năm và đối với QTDND là 8%/năm), lãi suất cho vay tương đối cao so NHTM nên tỷ lệ tăng dư nợ giảm so với năm 2013. Dư nợ cho vay đạt 408.739 triệu đồng, tăng 48.386 triệu đồng với tỷ lệ tăng 13,43%, chậm hơn năm 2013. Biểu đồ 2: Diễn biến tình hình cho vay giai đoạn 2013 – 2016 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang Năm 2015, do kinh tế tăng trưởng tích cực, sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phát triển nên đã thúc đẩy tín dụng tăng trưởng trong năm, nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng tưởng của các NHTM (tín dụng Ngân hàng tăng 24,25%). Tổng dư nợ năm 2015 đạt 475.897 triệu đồng, tăng 67.158 triệu đồng với tỷ lệ tăng 16,43% so với năm 2014. Năm 2016, do ảnh hưởng của việc thực hiện Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, có một số quy định khắc khe đối với QTDND như thu hẹp địa bàn hoạt động đối với các xã không liền kề, quy định mới về thành viên nên việc phát triển thành viên mới gặp rất nhiều khó khăn đã làm hạn chế việc tăng trưởng tín dụng QTD nên dư nợ tăng trưởng chậm. Đến cuối năm 2016, dư nợ đạt 525.202 triệu đồng, tăng 49.305 triệu đồng, tỷ lệ tăng 10,36% so năm 2015. - Về cơ cấu : Cơ cấu cho vay của QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được thể hiện ở bảng sau: TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 34
  4. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Bảng 3: Cơ cấu cho vay giai đoạn 2013 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Tổng dư nợ 360.353 408.739 475.897 525.202 1. Phân theo ngành kinh tế - Dư nợ nông lâm thủy sản 206.959 235.213 299.557 339.187 Tỷ trọng (%) 57,43% 57,55% 62,95% 64,58% - Dư nợ công nghiệp xây dựng 80 55 95 411 Tỷ trọng (%) 0,02% 0,01% 0,02% 0,08% - Dư nợ thương mại, dịch vụ 153.314 173.471 176.245 185.604 Tỷ trọng (%) 42,55% 42,44% 37,03% 35,34% 2. Phân theo thời gian 360.353 408.739 475.897 525.202 - Dư nợ ngắn hạn 163.701 169.510 183.926 189.578 Tỷ trọng (%) 45,43% 41,47% 38,65% 36,10% - Dư nợ trung hạn 196.652 239.229 291.971 335.624 Tỷ trọng (%) 54,57% 58,53% 61,35% 63,90% 3. Phân theo TSĐB 360.353 408.739 475.897 525.202 - Dư nợ có TSĐB 335.427 380.653 433.478 470.887 Tỷ trọng (%) 93,08% 93,13% 91,09% 89,66% - Dư nợ không có TSĐB 24.926 28.087 42.419 54.315 Tỷ trọng (%) 6,92% 6,87% 8,91% 10,34% Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN tỉnh Tiền Giang QTDND hoạt động chủ yếu ở vùng nông nghiệp, nông thôn nên tỷ trọng cho vay phần lớn là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chiếm bình quân trên 60% trên tổng dư nợ của QTDND. Cho vay thương mại và dịch vụ chủ yếu là cho vay hộ kinh doanh buôn bán tại địa phương và một phần cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống người dân. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay thì các khoản cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng trung bình trên 60% tổng dư nợ. Do đặc thù của khách hàng QTDND là phù hợp với chu kỳ sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi (nuôi dê, bò, gà công nghiệp lấy trứng) và trồng các loại cây xuất khẩu như thanh long, bưởi da xanh nên nhu cầu vốn dài là rất cần thiết. Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo thì cho vay có tài sản đảm bảo chiếm trên 90% trên tổng dư nợ. Cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu là cho vay có bảo lãnh của hội đoàn thể tại địa phương và cho vay trả góp tại chợ. 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Tiền Giang QTDND hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải bảo đảm trang trải được chi phí và có tích lũy để phát triển quỹ trong thời gian tới. Vì thế, hầu hết các QTDND thực hiện chi tiêu rất tiết TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 35
  5. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI kiệm nên lợi nhuận hàng năm đều tăng và năm sau cao hơn năm trước. Kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Thu nhập 65.873 65.001 65.870 74.697 Thu từ hoạt động tín dụng 64.305 63.619 64.726 72.502 Chi phí 60.618 59.869 59.554 67.230 Lợi nhuận 5.255 5.132 6.316 7.467 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN tỉnh Tiền Giang Từ bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy tổng thu nhập, thu từ hoạt động tín dụng và chi phí của QTDND đều tăng qua các năm. Tốc độ tăng của các chỉ số này là tương đương nhau. Và đường thu từ hoạt động tín dụng gần như tiệm cận với đường tổng thu nhập của QTDND. Cùng với sự tăng trưởng về số dư huy động, dư nợ cho vay thì thu nhập, thu từ hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động của QTDND cũng tăng theo. Điều đáng mừng là lợi nhuận QTDND năm sau lúc nào cũng cao hơn năm trước. Tuy nhiên trong năm 2014, lợi nhuận có giảm so năm 2013 (giảm 120 triệu) nguyên nhân do có 1 QTDND bị lỗ do đã trong quá trình tái cơ cấu và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro, mặt khác do mặt bằng lãi suất cho vay nền kinh tế giảm cùng với việc thực hiện chính sách tín dụng Nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP (nay là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) là những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các QTD trong năm 2014, nên lợi nhuận giảm so năm trước. Thu nhập của QTDND năm 2013 đạt 65.873 triệu đồng, năm 2014 đạt 65.001 triệu đồng, năm 2015 đạt 65.870 triệu đồng và năm 2016 đạt 74.697 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân mỗi năm là gần 5%. Trong tổng thu nhập, thu từ hoạt động tín dụng chiếm gần 98% trên tổng thu nhập của QTDND. Ngoài ra, QTDND còn có khoản thu nhập khác thu được từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng HTX và các TCTD khác. Trong giai đoạn 2013-2016 nền kinh tế đất nước có nhiều biến chuyển dẫn đến những tác động không nhỏ đến hoạt động tiền tệ ngân hàng trong nước, cùng với sự gia tăng về số lượng các phòng giao dịch và sự canh tranh gay gắt giữa các NHTM, các QTDND cũng không ngừng tăng cường các biện pháp huy động vốn, gia tăng dư nợ, mở rộng cho vay trung hạn vì thế chi phí hoạt động của QTDND cũng tăng lên hàng năm. Năm 2013 chi phí là 60.618 triệu đồng, nhưng do hoạt động ngày càng gặp khó khăn nên QTDND đã thực hiện tiết kiệm chi phí nên chi phí ngày càng có xu hướng giảm, năm 2014 chi phí là 59.869 triệu, giảm 749 triệu so năm 2013; năm 2015 là 59.554, giảm 315 triệu so năm 2014 đến năm 2016 chi phí tăng lên 67.230 triệu đồng, tăng 7.676 trịệu đồng do chi phí tăng lương theo chủ trương chung của nhà nước. Với thu nhập và chi phí của QTDND tăng đều qua các năm nhưng ở từng năm thu nhập luôn cao hơn chi phí nên năm nào QTDND cũng có lãi và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 36
  6. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI 2013 lợi nhuận đạt 5.255 triệu đồng, giảm 214 triệu đồng so với năm 2012, năm 2014 đạt 5.132 triệu đồng, giảm 120 triệu đồng so với năm 2013 (do 1 QTD bị lỗ và QTD thực hiện giảm lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn theo chủ trương chung của NHNN) và năm 2015 đạt 6.136 triệu đồng, tăng 1.184 triệu đồng so với năm 2014 và năm 2016, đạt 7.467 triệu, tăng 1.151 triệu so năm 2015. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,0%. Nguồn vốn QTDND huy động được từ các nguồn, sử dụng để cho thành viên vay, hỗ trợ trực tiếp cho thành viên sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất kịp thời, đặc biệt là đáp ứng vốn trong giai đoạn có tính chất thời vụ góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi Năm 2016, QTDND đã giải quyết cho 14.494 lượt thành viên vay vốn. Thông qua hoạt động cho thành viên vay tiêu dùng, đáp nhu cầu chi tiêu sinh hoạt của thành viên, tín dụng QTDND đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần người dân trên địa bàn nông thôn, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn. Giữ được nhịp độ tăng trưởng cho vay, coi trọng chất lượng cho vay với mục tiêu không tối đa hóa lợi nhuận nhưng phải đảm bảo bảo toàn được vốn, bù đắp được chi phí và có tích luỹ, tăng doanh số cho vay, từng bước gia tăng dư nợ. Chất lượng hoạt động tín dụng qua hàng năm của QTDND nhìn chung rất tốt, nợ xấu luôn được QTDND kiểm soát rất chặt chẽ và luôn chiếm tỷ trọng dưới 0,5% trên tổng dư nợ. Hệ số thu nợ ổn định, tỷ suất lợi nhuận trên dư nợ bình quân đã tăng lên hàng năm nhưng tỷ lệ tăng không cao. 3. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Hoạt động tín dụng tại QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang qua thực tiễn đánh giá đã đạt được những kết quả khả quan, chất lượng tín dụng tốt góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, góp phần tích cực cùng Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của các QTDND còn bộc lộ những hạn chế yếu kém sau: Tỷ lệ nợ xấu của QTND chiếm không đến 0,5%, tuy nhiên đang có chiều hướng tăng lên do đa số thành viên vay vốn là nông dân, tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định, thường lâm vào tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” nên dễ dẫn đến phát sinh tình trạng nợ xấu. Vòng quay vốn tín dụng cũng đang giảm dần do một số địa bàn hoạt động QTDND người dân có thu nhập rất cao về các loại trái cây xuất khẩu như Thanh long nên đa số khách hàng tiền vay đã chuyển sang khách hàng tiền gửi. Nhu cầu vốn của hộ có những thời điểm không được đáp ứng kịp thời, thường là vào cuối năm vốn huy động của QTDND giảm do khách hàng tập trung vốn cho Tết Nguyên đán, khi đó việc vay vốn của thành viên để sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Khi thiếu hụt vốn tạm thời QTDND thường vay vốn của QTDTW chi nhánh Long An nhưng với lãi suất khá cao (cao hơn lãi suất huy động từ 1-1,5%/năm) nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của QTDND. Thời hạn cho vay trung hạn đang dần chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ do bị không chế trần lãi suất cho vay ngắn hạn nên QTDND mở rộng cho vay trung hạn để tăng lợi nhuận. Việc này có thể xảy ra tình trạng mất khả năng thanh khoản tại các QTD nếu không quản trị tốt. Phương thức cho vay đơn giản, chỉ cho vay từng lần nên đối với các hộ vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định sẽ gây nhiều khó khăn. Việc phải lập lại hợp đồng tín dụng và hợp TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 37
  7. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI đồng thế chấp cho mỗi lần giải ngân sẽ mất nhiều thời gian của khách hàng và QTDND, làm gián đoạn quá trình kinh doanh của thành viên. QTDND cho vay chủ yếu dựa vào uy tín và tài sản đảm bảo để xác định mức vay, chưa xem xét, phân tích kỹ nhu cầu vốn của phương án sản xuất, khả năng hoàn trả của khách hàng. Điều này dẫn đến số tiền vay có thể cao hoặc thấp hơn nhu cầu của phương án. Mức cho vay thấp gây khó khăn cho khách hàng khi thực hiện phương án ngược lại mức cho vay cao dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay của QTDND chưa được thực hiện tốt, cán bộ tín dụng chưa đánh giá hết được vai trò và tầm quan trọng của công tác này. Việc kiểm tra, giám sát vốn vay không thường xuyên và kịp thời theo qui định, có nhiều khoản vay từ lúc giải ngân đến khi thành viên tất toán nợ mà QTDND vẫn chưa đi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Trong năm 2016, qua thanh tra 6 QTDND trên địa bàn, có 27 trường hợp HĐTD không có biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay. Công tác thu hồi nợ và phát mãi tài sản để thu nợ còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của QTDND. Đến cuối năm 2016 các QTDND trên địa bàn có 6 vụ chưa được thi hành án với tổng số tiền là 282 triệu đồng. Cơ chế điều hành lãi suất chưa linh hoạt, cứng nhắc, thực hiện chính sách đồng loạt khách hàng vay, chưa thực hiện chính sách ưu đãi với từng đối tượng vay do vậy, ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, thành viên có uy tín, có năng lực. 4. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 4.1 Đẩy mạnh quy mô nguồn vốn Nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động của tất cả các TCTD cũng như đối với QTDND. QTDND muốn đa dạng hoạt động cho vay, đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ phải có nguồn vốn đảm bảo. Để có đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của thành viên góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, các QTDND cần chú ý một số giải pháp trọng tâm sau. Đối với vốn điều lệ Vốn điều lệ bao gồm vốn xác lập và vốn thường xuyên. Trong đó vốn xác lập là vốn góp để xác nhận tư cách của thành viên, vốn thường xuyên cũng là vốn góp của thành viên để kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Đối với vốn huy động tại chỗ Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác huy động vốn tại QTDND. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta thành lập mô hình QTDND nhằm mục đích chủ yếu huy động vốn tại chỗ, hỗ trợ kịp thời vốn cho phát triển sản xuất ngay trên địa bàn. Để góp phần thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thì nguồn vốn cung ứng trên địa bàn nông nghiệp là rất cần thiết, vì vậy huy động vốn tại chỗ QTDND là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quá trình hoạt động. 4.2 Thực hiện chính sách lãi suất cho vay đa dạng, linh hoạt QTDND cần áp dụng các mức lãi suất đa dạng phân biệt với từng thể loại cho vay, mục đích cho vay. Cụ thể cho vay trung hạn và cho vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn cho vay ngắn hạn và cho vay sản xuất nông nghiệp. Với chính sách lãi suất có khác nhau sẽ khiến cho thành viên cảm nhận sự đa dạng trong sản phẩm cho vay của QTD. Đồng thời qua đó cũng góp phần tăng thu nhập từ việc thu lãi tiền vay của khách hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 38
  8. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI QTDND chủ động nắm bắt diễn biến của thị trường trên địa bàn, linh hoạt áp dụng lãi suất cho vay căn cứ trên lãi suất tiền gửi nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng cho vay thành viên nhưng phải phù hợp với nền kinh tế, đặc biệt phù hợp với địa bàn nông nghiệp, nông thôn. 4.3 Tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay QTDND phải nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra, giám sát vốn vay nhất là sau khi giải ngân, thực hiện tốt công tác này sẽ giúp thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích và có trách nhiệm hơn với khoản nợ vay của mình. Nếu QTDND không quan tâm công việc này sẽ dễ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, luồng tiền sẽ không về đúng theo phương án đã lập, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc kiểm tra giám sát vốn vay thường xuyên giúp QTDND phát hiện sớm các dấu hiệu mất khả năng thanh toán của thành viên và sẽ có phương án xử lý sớm để hạn chế rủi ro đồng thời cũng giúp cho QTDND nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh. 4.4 Tăng cường các biện pháp thu hồi và xử lý nợ xấu Trong hoạt động của một TCTD nói chung và QTDND nói riêng, việc quản lý và thu hồi nợ xấu là một công việc rất quan trọng làm ảnh hưởng chung đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động của QTDND. Vì khi khách hàng vay không trả được nợ vay đến hạn thì QTDND phải chuyển món vay trên sang nhóm nợ xấu và tiến hành trích dự phòng rủi ro theo đúng mức qui định. Như vậy sẽ làm giảm chất lượng tín dụng và giảm thu nhập của QTDND. 4.5 Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là cơ sở để QTDND thu nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Toàn bộ tài sản được thế chấp tại QTDND để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của thành viên là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Do đó, khi thực hiện hợp đồng thế chấp cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra tính chính xác giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, xác định quyền sử dụng đất được cấp cho hộ hay cho cá nhân. Nếu đất được cấp cho hộ thì khi thực hiện thế chấp phải có sự đồng ý của tất cả thành viên trong hộ đủ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra trong quá trình thế chấp, thành viên vay vốn có mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện các thủ tục chia tách, chuyển mục đích sử dụng thì cán bộ tín dụng phải đi cùng thành viên và đảm bảo các thông tin trên hợp đồng thế chấp và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải luôn chính xác. 4.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong hoạt động QTDND vai trò của đội ngũ cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Không giống với hoạt động kinh doanh khác, hoạt động của QTDND với đối tượng kinh doanh chủ yếu là tiền tệ, một lĩnh vực rất nhạy cảm và nhiều rủi ro. Vì vậy để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực của hệ thống QTDND, đáp ứng yêu cầu đặt ra cần tập trung một số biện pháp sau: - Thứ nhất, đổi mới cơ chế tuyển dụng, thu hút những người có năng lực, có trình độ làm việc tại các QTDND. Hiện tại theo Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Thống đốc NHNN chỉ quy định trình độ của Chủ tịch HĐQT, Giám đốc và Trưởng Ban kiểm soát, không quy định trình độ của nhân viên nghiệp vụ. Với điều kiện này thì không khó cho công tác tuyển dụng của QTDND, nhưng phải đảm bảo khách quan, công bằng, tuyển nhân lực có trí tuệ, có phẩm chất đạo đức tốt. - Thứ hai, căn cứ nhu cầu thực tế và đặc thù riêng của ngành, cần xác định nhu cầu đào tạo. Có thể nói đối với hệ thống QTDND hiện nay phải thực hiện hai chiến lược đào tạo song song đồng thời, một mặt trong ngắn hạn vẫn phải tổ chức các khoá tập huấn ngắn ngày theo từng nội dung chuyên đề TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 39
  9. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI cụ thể, cho từng đối tượng lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn. Mặt khác phải xây dựng được một tổ chức đào tạo riêng với một chiến lược đào tạo dài hạn theo các tiêu chuẩn chức danh cụ thể để chuẩn bị cho các QTDND đang chuẩn bị thành lập mới hiện nay. Đội ngũ cán bộ hiện nay cần được đánh giá chất lượng và có chương trình đào tạo thích hợp cho từng đối tượng cán bộ, chẳng hạn chương trình đào tạo nâng cao, bổ sung các nghiệp vụ mới, hoàn thiện chương trình đại học, trung cấp đối với cán bộ trẻ có năng lực - Thứ ba, cần có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với đội ngũ làm quản lý và cán bộ chuyên môn tại QTDND, gắn lợi ích của cán bộ với hiệu quả hoạt động của QTDND, khuyến khích, động viên kịp thời những cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi làm việc có hiệu quả. Đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp gây thất thoát vốn, rủi ro tín dụng, cán bộ có biểu hiện suy thoái đạo đức gây mất lòng tin đối với thành viên và khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của ngành, hệ thống QTDND nói chung, QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tài liệu tham khảo [1]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ NHTM , NXB Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. [2]. Chính phủ (13/8/2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. [3]. Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang (từ năm 2013 đến năm 2016). [4]. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng hợp công tác thanh tra (từ năm 2013 đến năm 2016). [5]. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng (từ năm 2013 đến năm 2016). [6]. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động QTDND (từ năm 2013 đến năm 2016). [7]. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang (2013,14,15,16), Báo cáo khó khăn vướng mắc trong công tác xét xử và thi hành án dân sự. [8]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN; Thông tư số 09/2014/TT-NHNN. [9]. Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về hoạt động QTDND. [10]. Quốc Hội (2003), Luật Hợp tác xã năm 2003. [11]. Quốc Hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008. [12]. Quốc Hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. [13]. Thủ tướng Chính phủ (27/7/1993), Quyết định số 390/TTg về triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân. [14]. Thủ tướng Chính phủ (22/01/2009), Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg Về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. Ngày nhận: 31/01/2018 Ngày duyệt đăng: 03/6/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 40