Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo phương pháp hiện đại

pdf 29 trang Gia Huy 24/05/2022 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo phương pháp hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_kinh_doanh_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_co.pdf

Nội dung text: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo phương pháp hiện đại

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH N VIỆT NAM THEO PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS.NCS. Nguyễn Thu Nga1 Trần Thanh Hải Đại học Kinh tế QTKD Th i Nguy n Tóm tắt Đ nh gi hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại đã thu hút được rất nhiều nghiên cứu cả lý thuyết lẫn thực nghiệm ở các bối cảnh khác nhau, theo các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, số lượng bài viết theo cách tiếp cận tham số c n hạn chế. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương pháp hiện đại trong khoảng thời gian từ 2009-2015. Phương pháp hiện đại là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng gắn với việc xác định đường biên hiệu quả và được xây dựng bằng phương pháp tham số (SFA). Phương pháp tham số yêu cầu phải x c định một hàm số cụ thể thể hiện mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào nhằm x c định được đường biên hiệu quả. Ngoài ra, các sai số cũng được tính đến và chia thành hai loại: sai số ngẫu nhiên và sai số phi hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dựa vào hiệu quả tính to n được, các ngân hàng có thể được sắp xếp vào các nhóm khác nhau. Hầu hết các ngân hàng có hiệu quả tăng dần trong khoảng thời gian nghiên cứu. Từ khóa: Hiệu quả, phương pháp tham số, SFA, ngân hàng thương mại cổ phần 1. Giới thiệu chung Các nghiên cứu ngoài nước về hiệu quả kinh doanh trong mối quan hệ với rủi ro tín dụng đã thực hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau và trong một khoảng thời gian dài. Chính vì vậy, các phương pháp nghiên cứu được hoàn thiện và kết quả nghiên cứu mang lại nhiều phát hiện có giá trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã tiến hành còn chưa đồng nhất trong việc lựa chọn các cách tiếp cận hoạt động ngân hàng (trung gian tài chính, lợi nhuận, hay giá trị tăng thêm, ). Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh tham số (SFA) và phi tham số (DEA) cũng được sử dụng đa dạng. Ngoài ra, việc lựa chọn biến rủi ro tín dụng cũng khác nhau theo quan điểm của từng nhà nghiên cứu. Chính vì 1 Email của tác giả chính: thungadhkt@gmail.com 199
  2. vậy, kết quả về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng cũng không đồng nhất trong từng nghiên cứu. Các nghiên cứu trong nước có liên quan hầu hết mới được tiến hành để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các nghiên cứu này hầu như mới chỉ dừng lại ở cách tiếp cận phi tham số DEA còn cách tiếp cận tham số SFA thì hầu như còn vắng bóng. Các nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và rủi ro tín dụng ngân hàng chưa được thực hiện nhiều, nếu có thì vai trò của rủi ro tín dụng còn chưa được thể hiện như là một nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Khoảng trống nghiên cứu nói trên đòi hỏi tác giả phải tiến hành một nghiên cứu đầy đủ và toàn diện để đánh giá hiệu quả của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong mối quan hệ với rủi ro tín dụng của các ngân hàng đó theo các cách tiếp cận khác nhau và phương pháp đo lường hiệu quả kinh doanh khác nhau. Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp cách đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng một cách chính xác hơn trong mối quan hệ với một yếu tố rất quan trọng đó là rủi ro tín dụng. Nghiên cứu cũng là sự kiểm định về lý thuyết đã có trong bối cảnh Việt Nam, từ đó, có thể có những đóng góp về thực tiễn có giá trị để phát triển và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam, hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Theo nghĩa rộng, hiệu quả kinh doanh của một tổ chức phản ánh mối quan hệ giữa lượng đầu ra mà tổ chức đó có thể tạo ra được từ một lượng đầu vào nhất định (Lovell, 1992). Đối với ngân hàng thương mại, một ngân hàng đạt hiệu quả về đầu ra khi ngân hàng đó có thể tối đa hóa đầu ra từ một lượng đầu vào nhất định, hay được coi là hiệu quả về đầu vào khi có thể tối thiểu hóa đầu vào để tạo ra một lượng đầu ra nhất định. Các nghiên cứu liên quan về hiệu quả nói chung và hiệu quả ngân hàng nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của các học giả từ những năm 50 của thế kỷ trước. Trong nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả, Farrel (1957) đã giới thiệu về đường biên hiệu quả và phân loại hiệu quả kinh doanh của một tổ chức bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế. 200
  3. Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tối đa hóa đầu ra từ một số lượng đầu vào nhất định hay tối thiểu hóa đầu vào để thu được một lượng đầu ra nhất định. Một tổ chức được coi là không hiệu quả về mặt kỹ thuật nếu như tổ chức đó không thể tạo ra được đầu ra lớn nhất từ một lượng đầu vào nào đó. Nói một cách khác, tổ chức đó đang sản xuất tại điểm nằm ngoài đường biên hiệu quả. Hiệu quả phân bổ là khả năng kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào với một công nghệ cho trước cũng như với một mức giá cả đầu vào xác định. Một tổ chức được coi là phi hiệu quả về mặt phân bổ nếu như tổ chức đó không thể sử dụng một cách tiết kiệm đầu vào, hay là không tìm được các đầu vào thay thế có mức giá rẻ hơn để sản xuất một lượng đầu ra tương tự. Theo Farrel (1957), hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ cấu thành hiệu quả kinh tế của tổ chức đó. Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng tích số giữa hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật và nhận giá trị trong khoảng (0,1). Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng cũng sử dụng các khái niệm về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế như Farrel (1957) đã đề xuất. Bên cạnh đó, khái niệm về hiệu quả mở rộng hơn với hiệu quả quy mô (Fare, Grosskopf và Lowell, 1985), hiệu quả chi phí (Berger và Mester, 1997) hay hiệu quả lợi nhuận (Berger và Mester, 1997). 2.2. Cách tiếp cận về hoạt động của ngân hàng Vì ngân hàng là một chủ thể kinh doanh tương đối đặc biệt nên tồn tại một số cách tiếp cận khác nhau về đầu vào và đầu ra trong hoạt động của ngân hàng. Các cách tiếp cận đó là: cách tiếp cận “sản xuất”, cách tiếp cận “trung gian”, cách tiếp cận “hướng về lợi nhuận” và cách tiếp cận “giá trị tăng thêm”. Từ đó, kết quả đánh giá hiệu quả ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các biến mô tả hoạt động ngân hàng (Sufian, 2011). Cách tiếp cận “sản xuất” đưa ra bởi Benston (1965) được coi là cách tiếp cận truyền thống khi ngân hàng được coi là một chủ thể tạo ra các dịch vụ cho người gửi tiền hay nói cách khác hoạt động của ngân hàng nhằm biến đổi các khoản tiền gửi thành các khoản cho vay. Theo quan điểm này, đầu vào của quá trình “sản xuất” đó là nhân viên ngân hàng và các tài sản hữu hình trong khi đầu ra là các khoản cho vay. Cách tiếp cận này dường như bỏ qua một hoạt động quan trọng của ngân hàng là hoạt động đầu tư ngoài cho vay (Berger and Humphrey, 1997). 201
  4. Cách tiếp cận “trung gian” lại cho rằng ngân hàng đóng vai trò là một trung gian giữa người cho vay và đi vay. Chính vì vậy, đầu ra của hoạt động ngân hàng chính là tổng số tiền cho vay và các khoản đầu tư chứng khoán trong khi đầu vào của quá trình đó là các khoản tiền gửi, nguồn nhân lực và các khoản tài sản hữu hình. Cách tiếp cận “trung gian” còn được phát triển thành cách tiếp cận “giá trị gia tăng”, trong đó, các tài khoản như tiền gửi và cho vay đều được coi là đầu ra vì các khoản mục này có ý nghĩa tạo ra giá trị tăng thêm. Cách tiếp cận “hướng về lợi nhuận” thì cho rằng ngân hàng cũng như một thực thể kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là tạo ra thu nhập từ các khoản chi phí đã bỏ ra cho hoạt động kinh doanh đó (Drake và cộng sự ,2006). Vì vậy, đầu ra của hoạt động ngân hàng chính là tổng thu nhập (thu nhập từ lãi và ngoài lãi) và đầu vào là tổng chi phí (chi phí lãi và chi phí ngoài lãi). Tổng hợp cách phân loại các biến đầu vào và đầu ra được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Các biến đầu vào và đầu ra theo các cách tiếp cận khác nhau Cách tiếp cận Biến đầu vào Biến đầu ra Cách tiếp cận “sản xuất” Nhân viên, vốn cố định Cho vay Cách tiếp cận Tiền gửi, nhân lực, Cho vay, các khoản “trung gian” vốn cố định đầu tư Cách tiếp cận hướng Chi phí lãi, chi phí Thu nhập từ lãi và về lợi nhuận nhân lực thu nhập ngoài lãi Cách tiếp cận giá trị Chi phí lao động, vốn Tiền gửi, cho vay, tăng thêm cố định, chi phí lãi và các khoản đầu tư. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được đo lường bằng hai phương pháp: phương pháp tham số và phương pháp phi tham số. Dù hai phương pháp này đều sử dụng các vectơ đầu vào và đầu ra trong xác định đường biên hiệu quả nhưng phương pháp phi tham số không đòi hỏi một phương trình cụ thể còn phương pháp tham số lại yêu cầu phải xác định một hàm số cụ thể cho các đầu vào và đầu ra để xác định đường biên này. Tại Việt Nam, trong thời 202
  5. gian qua, việc đánh giá hiệu quả ngân hàng đã được thực hiện nhưng chủ yếu sử dụng phương pháp phi tham số (Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2014; Nguyễn Minh Sáng, 2013; Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 2013). Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng phương pháp tham số trong tính toán hiệu quả giúp mang lại các kết quả đánh giá phong phú hơn về hiệu quả kinh doanh ngân hàng. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tác giả đã tiếp cận theo phương pháp hiện đại (phương pháp tham số - SFA), kết hợp với phân tích hồi quy để lượng hóa các mối quan hệ giữa các biến số. Trong phương pháp tham số, đường biên hiệu quả được xây dựng nhờ một hàm số mô tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Cách tiếp cận được sử dụng: kỹ thuật phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA), phương pháp tiếp cận tự do DFA, và phương pháp phân tích biên dày (TFA). Trong ba kỹ thuật phân tích SFA, DFA và TFA, kỹ thuật phân tích SFA được lựa chọn vì sự phổ biến và những ưu điểm của kỹ thuật này trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kỹ thuật phân tích đường biên ngẫu nhiên SFA còn được gọi là phân tích biên về mặt kinh tế là phương pháp tách rời sai số ngẫu nhiên và sai số phi hiệu quả cùng một lúc kèm theo các giả thiết về phân phối của chúng. Sai số phi hiệu quả tuân theo phân phối bất cân xứng (bán chuẩn) bởi vì các sai số phi hiệu quả được coi là không nhận giá trị âm trong khi sai số ngẫu nhiên tuân theo phân phối cân xứng, và thường là phân phối chuẩn. Cả hai loại sai số này đều không tương quan với đầu vào hay đầu ra của ngân hàng. Như vậy, có thể thấy kỹ thuật phân tích SFA tính đến nhiễu thống kê có thể tác động đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng và không phụ thuộc nhiều vào số lượng ngân hàng trong mẫu cũng như tổng số đầu vào, đầu ra sử dụng. Tuy nhiên, kết quả từ phân tích SFA lại phụ thuộc nhiều độ chính xác của dạng hàm và giả thiết phân phối chuẩn của nhiễu. Khi xây dựng đường biên hiệu quả sử dụng phân tích SFA, tác giả sử dụng hàm số Cobb-Douglas tuyến tính mô tả quá trình kinh doanh của ngân 203
  6. hàng. Hàm số này được thiết kế gắn với các mô hình sử dụng các biến số khác nhau, và được mô tả dưới đây. Các mô hình sử dụng hàm Cobb-Douglas tuyến tính Khi xây dựng một đường biên hiệu quả dựa trên một hàm số mô tả mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, thì rủi ro tín dụng có thể được bổ sung vào hàm số theo hai cách. Ở cách thứ nhất, rủi ro tín dụng có thể trở thành một biến đầu vào độc lập với các biến khác trong mô hình, ở cách thứ hai, rủi ro tín dụng có thể trở thành một biến kiểm soát, ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả của ngân hàng, nói cách khác, rủi ro tín dụng có thể là một yếu tố làm cho ngân hàng hoạt động ngoài đường biên hiệu quả. Hàm Cobb-Douglas tuyến tính có dạng: Trong đó, Qi biểu thị các biến đầu ra còn Xi là các biến đầu vào trong quá trình kinh doanh ngân hàng. Ui à yếu tố phi hiệu quả của ngân hàng còn vi là các nhiễu thống kê. Đối với phương pháp xác định đường biên hiệu quả sử dụng hàm Cobb- Douglas tuyến tính, các mô hình được xác định như sau: - Mô hình 1 là mô hình không chứa biến rủi ro tín dụng. Mô hình là mô hình gốc, có dạng: (1) Trong đó, là đầu ra của hoạt động ngân hàng, bao gồm các khoản cho vay khách hàng (Q1) và các tài sản sinh lời khác (Q2). Trong đó Q1 là số tiền cho các khách hàng cá nhân và tổ chức vay còn Q2 gồm số tiền cho các tổ chức tín dụng khác vay, chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh. Các đầu vào được lựa chọn bao gồm Tài sản cố định (X1), Tiền gửi của khách hàng (X2), và Lao động (X3), được tính toán như các mô hình trong phương pháp DEA. - Mô hình 2 là mô hình có rủi ro tín dụng như một biến đầu vào. Hàm số được mô tả bằng công thức: (2) 204
  7. So với mô hình 1, mô hình 2 bổ sung biến rủi ro tín dụng như một biến đầu vào độc lập với các biến Tài sản cố định (X1), Tiền gửi của khách hàng (X2), và Lao động (X3) để tạo ra các biến đầu ra Q1 và Q2 của ngân hàng. Các biến còn lại của mô hình cũng được xác định tương tự các biến trong mô hình 1. Biến rủi ro tín dụng được đo lường bằng dự phòng rủi ro cho vay của ngân hàng. - Mô hình 3 là mô hình có rủi ro tín dụng như một biến ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả của ngân hàng. (3) Mô hình 3 cũng bổ sung biến rủi ro tín dụng vào hàm số mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngân hàng. Tuy nhiên, khác với mô hình 2, trong mô hình 3 này, biến rủi ro tín dụng được đưa vào mô hình như một biến số ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả ui của ngân hàng, nói cách khác đây là một yếu tố giải thích cho sự tách rời đường biên hiệu quả trong quá trình hoạt động của ngân hàng. - Mô hình 4 là mô hình có bổ sung các biến ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả của ngân hàng. Mô hình này được xây dựng để đánh giá sự tác động của một số yếu tố đến sự phi hiệu quả của ngân hàng. Các yếu tố này bao gồm quy mô ngân hàng, tuổi ngân hàng và cơ cấu vốn của ngân hàng. Hàm Cobb- Douglas tuyến tính cho mô hình 4 được xác định như sau: (4) Trong mô hình này, yếu tố phi hiệu quả có thể chịu tác động của ba biến Z1, Z2, Z3. Biến Z1 là biến giả biểu hiện quy mô tài sản của ngân hàng, nhận giá trị 1 khi ngân hàng có quy mô tài sản lớn hơn 45.000 tỷ đồng và nhận giá trị 0 khi ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ hơn 45.000 tỷ đồng. Biến Z2 cũng là biến giả thể hiện sự có mặt của vốn góp của Nhà nước trong cơ cấu vốn của ngân hàng. Biến này nhận giá trị 1 nếu ngân hàng có một phần sở hữu Nhà nước trong cơ cấu nguồn vốn và 0 trong trường hợp ngược lại. Biến Z3 thể hiện tuổi của ngân hàng, thể hiện bằng thời gian hoạt động của ngân hàng (tính bằng năm). 205
  8. 4. Kết quả nghiên cứu Mẫu nghiên cứu để đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng này trong khoảng thời gian 7 năm từ 2009 đến 2015 bao gồm 30 ngân hàng thương mại cổ phần, đây là các ngân hàng có vốn sở hữu Nhà nước, các ngân hàng tư nhân và không bao gồm các ngân hàng thương mại nước ngoài. Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu được mô tả trong phụ lục 01. 4.1. Kết quả đánh giá hiệu quả ngân hàng theo mô hình 1 Bằng sự hỗ trợ của phần mềm FRONTIER 4.1, hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại được tính toán trong 7 năm được thể hiện trong Bảng 2. Trong bảng này, các biến đầu ra và đầu vào trong hàm Cobb-Douglas tuyến tính như được xác định trong mô hình gốc (mô hình 1). Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng được sắp xếp theo chiều giảm dần để dễ dàng phân loại được các nhóm ngân hàng có mức độ hiệu quả khác nhau. Các ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong 30 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVF), và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) với mức độ hiệu quả lớn hơn 90%. Các ngân hàng này đều có quy mô lớn với quy mô tài sản lớn hơn 45.000 tỷ đồng và có thời gian hoạt động dài trên 10 tính đến thời điểm hiện tại. Trong ba ngân hàng này, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước còn Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chỉ có sở hữu của Nhà nước trong cơ cấu vốn. Xét về cấu trúc vốn của ngân hàng, đo bằng tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu thì các ngân hàng này đều có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) lớn hơn 10. Các ngân hàng có mức độ hiệu quả kinh doanh thấp nhất (nhỏ hơn 70%) bao gồm 7 ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (GDB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VTTB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (NAB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SEAB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải (MSB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LVB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPB). Nhóm các ngân hàng này có cả quy mô lớn và quy mô nhỏ và trung bình, tuy nhiên, các ngân hàng này đều không phải là 206
  9. các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước. Một số ngân hàng đã hoạt động hơn 20 năm như (NAB, SEAB, MSB), một số ngân hàng có tuổi đời chưa lâu với thời gian hoạt động dưới 10 năm (VTTB, LVB, TPB). Điều đáng chú ý là các ngân hàng này có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) tương đối nhỏ, các tỷ lệ tính toán được hầu hết nhỏ hơn 10. Xét về sự thay đổi qua các năm, có thể nhận thấy hiệu quả ngân hàng có sự tăng dần đều qua các năm. Tuy nhiên, sự gia tăng này không quá lớn, hầu như đều nhỏ hơn 10%. Bảng 2. Kết quả tính toán hiệu quả ngân hàng theo mô hình 1 STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 1 BIDV 0,964 0,964 0,965 0,965 0,966 0,966 0,967 0,965 2 PVF 0,961 0,961 0,962 0,962 0,963 0,963 0,964 0,962 3 CTG 0,942 0,943 0,944 0,944 0,945 0,946 0,947 0,944 4 VCB 0,878 0,880 0,881 0,883 0,885 0,886 0,888 0,883 5 NASB 0,820 0,822 0,825 0,827 0,830 0,832 0,834 0,827 6 STB 0,816 0,819 0,821 0,824 0,826 0,829 0,831 0,824 7 ACB 0,807 0,809 0,812 0,814 0,817 0,820 0,822 0,814 8 EAB 0,794 0,797 0,800 0,803 0,805 0,808 0,811 0,803 9 VIB 0,781 0,784 0,787 0,790 0,793 0,796 0,799 0,790 10 EIB 0,774 0,777 0,780 0,783 0,786 0,789 0,792 0,783 11 OCB 0,765 0,768 0,771 0,774 0,777 0,780 0,783 0,774 12 SCB 0,764 0,768 0,771 0,774 0,777 0,780 0,783 0,774 13 VPB 0,760 0,763 0,766 0,769 0,772 0,775 0,779 0,769 14 VAB 0,742 0,746 0,749 0,752 0,756 0,759 0,762 0,752 207
  10. STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 15 TCB 0,739 0,743 0,746 0,749 0,753 0,756 0,759 0,749 16 MBB 0,737 0,740 0,744 0,747 0,751 0,754 0,757 0,747 17 SGB 0,734 0,738 0,741 0,745 0,748 0,751 0,755 0,745 18 PGB 0,730 0,734 0,737 0,741 0,744 0,747 0,751 0,740 19 KLB 0,726 0,729 0,733 0,736 0,740 0,743 0,747 0,736 20 NVB 0,724 0,727 0,731 0,734 0,738 0,741 0,745 0,734 21 HDB 0,714 0,718 0,722 0,725 0,729 0,733 0,736 0,725 22 SHB 0,698 0,702 0,705 0,709 0,713 0,717 0,720 0,709 23 ABB 0,696 0,700 0,704 0,707 0,711 0,715 0,719 0,707 24 GDB 0,673 0,677 0,682 0,686 0,690 0,694 0,697 0,686 25 VTTB 0,670 0,674 0,678 0,682 0,686 0,690 0,694 0,682 26 NAB 0,642 0,647 0,651 0,655 0,660 0,664 0,668 0,655 27 SEAB 0,638 0,643 0,647 0,651 0,656 0,660 0,664 0,651 28 MSB 0,638 0,642 0,647 0,651 0,655 0,660 0,664 0,651 29 LVB 0,635 0,640 0,644 0,649 0,653 0,657 0,661 0,648 30 TPB 0,583 0,588 0,593 0,597 0,602 0,607 0,612 0,597 Nguồn: Kết quả phân tích trên FRONTIER 4.1. 4.2. Kết quả đánh giá hiệu quả ngân hàng theo mô hình 2, 3 Theo kết quả tính toán trên Bảng 3, hai ngân hàng có hiệu quả kinh doanh gần 98% cũng là hai ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong mô hình 1, đó là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVF). Các ngân hàng có mức độ hiệu quả 208
  11. kinh doanh thấp bao gồm 5 ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (NAB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SEAB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải (MSB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LVB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPB). Bảng 3. Kết quả tính toán hiệu quả ngân hàng theo mô hình 2 STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 1 BIDV 0,973 0,974 0,975 0,975 0,976 0,977 0,977 0,975 2 PVF 0,971 0,971 0,972 0,973 0,974 0,974 0,975 0,973 3 CTG 0,874 0,878 0,881 0,884 0,887 0,890 0,893 0,884 4 VCB 0,863 0,867 0,870 0,874 0,877 0,880 0,884 0,874 5 NASB 0,851 0,854 0,858 0,862 0,865 0,869 0,872 0,862 6 STB 0,816 0,821 0,825 0,830 0,834 0,838 0,842 0,829 7 ACB 0,794 0,799 0,804 0,809 0,813 0,818 0,823 0,808 8 EAB 0,787 0,793 0,798 0,803 0,808 0,813 0,817 0,803 9 VIB 0,785 0,790 0,795 0,800 0,805 0,810 0,815 0,800 10 EIB 0,785 0,790 0,795 0,800 0,805 0,810 0,815 0,800 11 OCB 0,761 0,767 0,773 0,779 0,784 0,789 0,795 0,778 12 SCB 0,754 0,760 0,766 0,772 0,778 0,783 0,788 0,772 13 VPB 0,752 0,758 0,764 0,770 0,776 0,781 0,787 0,770 14 VAB 0,744 0,750 0,756 0,762 0,768 0,773 0,779 0,761 15 TCB 0,742 0,748 0,754 0,760 0,766 0,772 0,777 0,760 16 MBB 0,742 0,748 0,754 0,760 0,766 0,772 0,777 0,760 17 SGB 0,734 0,740 0,747 0,753 0,759 0,765 0,770 0,753 209
  12. STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 18 PGB 0,730 0,737 0,743 0,749 0,755 0,761 0,767 0,749 19 KLB 0,729 0,736 0,742 0,748 0,754 0,760 0,766 0,748 20 NVB 0,728 0,735 0,741 0,747 0,753 0,759 0,765 0,747 21 HDB 0,710 0,717 0,724 0,730 0,737 0,743 0,749 0,730 22 SHB 0,710 0,716 0,723 0,730 0,736 0,743 0,749 0,729 23 ABB 0,709 0,716 0,723 0,729 0,736 0,742 0,748 0,729 24 GDB 0,697 0,704 0,711 0,718 0,725 0,731 0,738 0,718 25 VTTB 0,679 0,686 0,693 0,701 0,708 0,714 0,721 0,700 26 NAB 0,670 0,677 0,685 0,692 0,699 0,706 0,713 0,692 27 SEAB 0,664 0,672 0,679 0,687 0,694 0,701 0,708 0,686 28 MSB 0,642 0,650 0,657 0,665 0,673 0,680 0,688 0,665 29 LVB 0,614 0,622 0,631 0,639 0,647 0,655 0,663 0,639 30 TPB 0,588 0,596 0,605 0,614 0,622 0,630 0,638 0,613 Nguồn: Kết quả phân tích trên FRONTIER 4.1. Bảng 4 cho biết hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi biến rủi ro tín dụng được đưa vào mô hình như một biến số có thể ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Theo bảng này, ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hiệu quả kinh doanh trung bình hơn 90%. Hai ngân hàng có hiệu quả kinh doanh trên 80% là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG). 210
  13. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVF) có mức hiệu quả kinh doanh trên 90% trong mô hình 1 nhưng chỉ có mức hiệu quả trên 75% trong mô hình 3. Ngoài ra, Ngân hàng PVF, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng có sự sụt giảm mạnh về hiệu quả kinh doanh so với kết quả trong mô hình 2. Các ngân hàng có mức hiệu quả kinh doanh thấp nhất được tính toán dưới 50% là các ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SGB), Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LVB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VTTB), Ngân hàng TMCP Bản Việt (GDB), Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB). Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tính toán theo mô hình 3 biến động khá đa dạng, theo các chiều hướng khác nhau. Đa số các ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tăng trong giai đoạn từ 2010 đến 2012. Tuy nhiên, một số ngân hàng có hiệu quả kinh doanh giảm mạnh, điển hình là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVF) có hiệu quả kinh doanh bằng 1 trong năm 2008 nhưng giảm nhanh chóng xuống tới mức gần 60% năm 2014. Một số ngân hàng mặc dù có mức hiệu quả kinh doanh trung bình chưa cao nhưng hiệu quả kinh doanh có xu hướng cải thiện trong giai đoạn nghiên cứu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPB) và Ngân hàng TMCP Bản Việt (GDB). Bảng 4. Kết quả tính toán hiệu quả ngân hàng theo mô hình 3 STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 1 BIDV 0,840 0,892 0,884 0,937 0,936 0,948 0,919 0,908 2 CTG 0,805 0,840 0,913 0,912 0,892 0,906 0,911 0,883 3 VCB 0,727 0,769 0,811 0,852 0,856 0,854 0,882 0,822 4 PVF 1,000 0,724 0,939 0,795 0,668 0,617 0,591 0,762 5 ACB 0,590 0,706 0,743 0,737 0,732 0,707 0,709 0,703 6 STB 0,584 0,702 0,738 0,722 0,684 0,679 0,697 0,686 7 EIB 0,573 0,659 0,696 0,695 0,657 0,657 0,657 0,656 8 TCB 0,571 0,630 0,640 0,640 0,630 0,660 0,675 0,635 211
  14. STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 9 MBB 0,509 0,607 0,645 0,625 0,660 0,677 0,699 0,632 10 VIB 0,563 0,593 0,685 0,681 0,627 0,618 0,624 0,627 11 SCB 0,573 0,606 0,584 0,627 0,661 0,605 0,682 0,620 12 VPB 0,517 0,543 0,622 0,619 0,591 0,655 0,703 0,607 13 EAB 0,571 0,564 0,638 0,637 0,606 0,590 0,599 0,601 14 NASB 0,589 0,583 0,595 0,585 0,552 0,602 0,636 0,592 15 SHB 0,428 0,480 0,562 0,572 0,602 0,661 0,677 0,569 16 HDB 0,511 0,482 0,529 0,504 0,549 0,612 0,606 0,542 17 OCB 0,453 0,514 0,550 0,561 0,565 0,564 0,564 0,539 18 ABB 0,488 0,517 0,555 0,566 0,522 0,541 0,527 0,531 19 MSB 0,481 0,568 0,561 0,600 0,516 0,506 0,472 0,529 20 VAB 0,456 0,516 0,558 0,550 0,521 0,516 0,520 0,520 21 NVB 0,462 0,539 0,532 0,534 0,581 0,485 0,482 0,517 22 PGB 0,394 0,482 0,525 0,524 0,549 0,540 0,549 0,509 23 SEAB 0,480 0,470 0,583 0,466 0,470 0,504 0,588 0,509 24 SGB 0,477 0,480 0,507 0,519 0,490 0,493 0,490 0,494 25 KLB 0,448 0,484 0,508 0,489 0,504 0,507 0,497 0,491 26 LVB 0,436 0,457 0,473 0,443 0,510 0,533 0,579 0,490 27 VTTB 0,454 0,437 0,472 0,487 0,477 0,480 0,483 0,470 28 GDB 0,357 0,437 0,469 0,459 0,481 0,476 0,511 0,456 29 NAB 0,405 0,444 0,428 0,435 0,458 0,499 0,505 0,453 30 TPB 0,232 0,398 0,418 0,351 0,505 0,537 0,557 0,428 Nguồn: Kết quả phân tích trên FRONTIER 4.1. 212
  15. 4.3. Kết quả đánh giá hiệu quả ngân hàng theo mô hình 4 Kết quả tính toán trên bảng 5 cho thấy hai ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao trong mẫu là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) với mức hiệu quả kinh doanh trên 90%. Số lượng các ngân hàng có hiệu quả kinh doanh trên 80% là 8 ngân hàng trong tổng số 30 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. So với các mô hình nghiên cứu trước đó, các ngân hàng trong nhóm hiệu quả kinh doanh thấp nhất cũng đều có mức hiệu quả lớn hơn 70%. Xem xét sự biến động qua các năm, có thể thấy, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nhìn chung tăng dần giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Một số ngân hàng có khả năng cải thiện hiệu quả kinh doanh rất tốt (hiệu quả kinh doanh tăng khoảng 10%) là các Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB), Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB), Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDB), Ngân hàng TMCP An Bình (ABB), Ngân hàng TMCP Bắc Á (NASB), và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LVB). Bảng 5. Kết quả tính toán hiệu quả ngân hàng theo mô hình 4 STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 1 BIDV 0,940 0,944 0,948 0,953 0,957 0,961 0,964 0,952 2 VCB 0,912 0,916 0,921 0,925 0,930 0,934 0,938 0,925 3 CTG 0,813 0,818 0,822 0,826 0,829 0,833 0,837 0,825 4 STB 0,813 0,819 0,823 0,813 0,830 0,833 0,837 0,824 5 EIB 0,809 0,814 0,818 0,821 0,824 0,828 0,831 0,820 6 ACB 0,807 0,812 0,816 0,819 0,823 0,826 0,830 0,819 7 SCB 0,752 0,815 0,818 0,823 0,827 0,829 0,834 0,814 8 TCB 0,793 0,798 0,801 0,805 0,808 0,812 0,816 0,805 9 MSB 0,740 0,804 0,808 0,812 0,814 0,818 0,821 0,802 213
  16. STT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 10 VPB 0,747 0,751 0,816 0,819 0,822 0,826 0,830 0,801 11 VIB 0,738 0,800 0,805 0,808 0,811 0,815 0,818 0,799 12 MBB 0,731 0,794 0,798 0,801 0,805 0,809 0,813 0,793 13 EAB 0,739 0,742 0,806 0,809 0,812 0,815 0,819 0,792 14 HDB 0,746 0,749 0,753 0,815 0,820 0,824 0,828 0,791 15 SHB 0,734 0,738 0,801 0,804 0,808 0,813 0,817 0,788 16 SEAB 0,732 0,735 0,798 0,799 0,803 0,807 0,813 0,784 17 PVF 0,776 0,775 0,782 0,783 0,785 0,787 0,790 0,783 18 NASB 0,747 0,750 0,753 0,756 0,759 0,823 0,827 0,774 19 ABB 0,735 0,738 0,742 0,746 0,807 0,811 0,815 0,771 20 GDB 0,741 0,746 0,762 0,765 0,768 0,771 0,776 0,761 21 NAB 0,749 0,754 0,757 0,760 0,764 0,768 0,772 0,761 22 KLB 0,729 0,733 0,748 0,739 0,754 0,758 0,761 0,746 23 PGB 0,733 0,738 0,742 0,746 0,750 0,753 0,757 0,746 24 SGB 0,735 0,738 0,742 0,746 0,749 0,752 0,756 0,745 25 NVB 0,729 0,733 0,736 0,739 0,743 0,745 0,748 0,739 26 OCB 0,724 0,729 0,733 0,736 0,740 0,743 0,746 0,736 27 LVB 0,686 0,689 0,692 0,749 0,754 0,757 0,762 0,727 28 VAB 0,702 0,707 0,710 0,713 0,716 0,719 0,722 0,713 29 VTTB 0,701 0,704 0,708 0,711 0,714 0,718 0,721 0,711 30 TPB 0,681 0,689 0,692 0,693 0,700 0,703 0,762 0,703 Nguồn: Kết quả phân tích trên FRONTIER 4.1. 214
  17. 4.4. Đánh giá sự thay đổi của hiệu quả kinh doanh của ngân hàng từ rủi ro tín dụng Hai bảng tiếp sau đây trình bày sự thay đổi về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi áp dụng các mô hình khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Bảng 6 so sánh kết quả tính toán hiệu quả ngân hàng khi không có rủi ro tín dụng và các yếu tố kiểm soát ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả kinh doanh (mô hình 1) và kết quả tính toán hiệu quả kinh doanh khi rủi ro tín dụng được đưa vào mô hình (mô hình 3). Bảng 7 so sánh kết quả tính toán hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong mô hình 1 và kết quả tính toán hiệu quả kinh doanh khi các yếu tố ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả kỹ thuật được đưa vào mô hình (mô hình 4). Trong Bảng 6, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tính toán trong mô hình 1 và mô hình 3 được so sánh dựa trên trung bình hiệu quả của các giai đoạn 2009-2010, 2011-2012 và 2013-2015. Số liệu trên bảng được tính toán bằng cách lấy hiệu quả từ mô hình 3 trừ hiệu quả thu được từ mô hình 1. Có thể thấy rằng, khi bổ sung biến rủi ro tín dụng như một yếu tố ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả ngân hàng thì hiệu quả đều giảm đối với tất cả các ngân hàng trong tất cả các giai đoạn. Một số ngân hàng có hiệu quả giảm khá nhiều khi tính toán đến rủi ro tín dụng trong xây dựng đường biên hiệu quả, sự chênh lệch lên tới hơn 30% (PVF - Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam), hơn 20% (KLB - Ngân hàng TMCP Kiên Long, NVB - Ngân hàng TMCP Quốc dân). Các ngân hàng có sự chênh lệch hiệu quả lớn giữa hai mô hình thường là các ngân hàng trong nhóm các ngân hàng có hiệu quả thấp trong mẫu nghiên cứu. Ngược lại, hầu hết các ngân hàng trong nhóm có mức hiệu quả cao lại không có nhiều thay đổi về hiệu quả nếu tính đến tác động của rủi ro tín dụng. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) có hiệu quả giảm 0,1%, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) có hiệu quả giảm 3,3%, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có hiệu quả giảm 4,7%. 215
  18. Bảng 6. So sánh hiệu quả ngân hàng giữa mô hình 1 và mô hình 3 STT Ngân hàng 2009-2010 2011-2012 2013-2015 2009-2015 1 STB -0,174 -0,092 -0,137 -0,126 2 ACB -0,160 -0,073 -0,098 -0,105 3 PVF -0,099 -0,095 -0,337 -0,371 4 SHB -0,246 -0,141 -0,062 -0,032 5 VCB -0,131 -0,050 -0,019 -0,001 6 CTG -0,119 -0,031 -0,041 -0,033 7 EIB -0,160 -0,086 -0,126 -0,126 8 TCB -0,141 -0,108 -0,094 -0,074 9 SCB -0,177 -0,167 -0,124 -0,092 10 LVB -0,191 -0,189 -0,108 -0,070 11 HDB -0,220 -0,207 -0,137 -0,120 12 OCB -0,283 -0,217 -0,209 -0,210 13 SGB -0,257 -0,230 -0,254 -0,255 14 ABB -0,195 -0,145 -0,177 -0,180 15 TPB -0,271 -0,210 -0,064 -0,040 16 KLB -0,261 -0,236 -0,233 -0,239 17 VAB -0,258 -0,197 -0,233 -0,232 18 NVB -0,225 -0,199 -0,218 -0,252 19 NAB -0,220 -0,222 -0,168 -0,151 20 GDB -0,279 -0,220 -0,196 -0,175 21 VPB -0,232 -0,147 -0,120 -0,067 22 MBB -0,181 -0,110 -0,069 -0,048 23 MSB -0,116 -0,068 -0,153 -0,179 24 VIB -0,205 -0,106 -0,167 -0,166 25 BIDV -0,098 -0,055 -0,031 -0,047 26 VTTB -0,227 -0,201 -0,202 -0,199 27 PGB -0,294 -0,214 -0,195 -0,192 28 NASB -0,235 -0,236 -0,230 -0,191 29 SEAB -0,165 -0,125 -0,130 -0,063 30 EAB -0,228 -0,163 -0,204 -0,204 Nguồn: Tính toán của tác giả 216
  19. Bảng 7 trình bày sự thay đổi của hiệu quả ngân hàng khi tính đến các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng như quy mô tài sản, cơ cấu sở hữu và thời gian hoạt động của ngân hàng. Đây chính là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phi hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong Bảng 7, sự chênh lệch này được tính toán bằng cách lấy hiệu quả xác định trong mô hình 4 trừ đi hiệu quả thu được từ mô hình 1. Khi xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, có thể thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thay đổi theo các chiều hướng khác nhau. Các ngân hàng có hiệu quả tăng là Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB), Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB), Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LVB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB). Tuy nhiên, ngoại trừ Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) và Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB), có sự tăng hiệu quả hơn 15%, các ngân hàng khác đều có mức tăng không nhiều (dưới 10%). Một số ngân hàng có mức hiệu quả kinh doanh giảm trong tất cả các giai đoạn bao gồm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVF), Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) và Ngân hàng TMCP Bắc Á (NASB). Ngoài ra, một số ngân hàng có mức hiệu quả kinh doanh vừa tăng, vừa giảm khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả. Các ngân hàng này bao gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB). 217
  20. Bảng 7. So sánh hiệu quả ngân hàng giữa mô hình 1 và mô hình 4 STT Ngân hàng 2009-2010 2011-2012 2013-2015 2009-2015 1 STB -0,001 -0,004 0,005 0,000 2 ACB 0,002 0,005 0,007 0,005 3 PVF -0,185 -0,180 -0,176 -0,180 4 SHB 0,037 0,095 0,096 0,079 5 VCB 0,035 0,041 0,047 0,042 6 CTG -0,127 -0,120 -0,113 -0,119 7 EIB 0,035 0,037 0,038 0,037 8 TCB 0,055 0,055 0,056 0,055 9 SCB 0,018 0,048 0,050 0,040 10 LVB 0,050 0,074 0,100 0,079 11 HDB 0,031 0,060 0,091 0,065 12 OCB -0,040 -0,038 -0,037 -0,038 13 SGB 0,001 0,001 0,001 0,001 14 ABB 0,039 0,039 0,096 0,063 15 TPB 0,100 0,098 0,115 0,106 16 KLB 0,003 0,009 0,015 0,010 17 VAB -0,040 -0,039 -0,040 -0,039 18 NVB 0,005 0,005 0,004 0,005 19 NAB 0,107 0,105 0,104 0,105 20 GDB 0,068 0,080 0,078 0,076 21 VPB -0,012 0,049 0,050 0,032 22 MBB 0,024 0,054 0,055 0,046 23 MSB 0,132 0,161 0,158 0,151 24 VIB -0,014 0,018 0,019 0,009 25 BIDV -0,022 -0,015 -0,006 -0,013 26 VTTB 0,031 0,029 0,027 0,029 27 PGB 0,004 0,005 0,006 0,005 28 NASB -0,073 -0,071 -0,029 -0,054 29 SEAB 0,093 0,150 0,148 0,133 30 EAB -0,055 0,006 0,008 -0,011 Nguồn: Tính toán của tác giả 218
  21. 4.5. Lượng hóa sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Bảng 8 cho biết hệ số hồi quy của các biến đầu vào và các biến ảnh hưởng đến sự thay đổi vị trí của ngân hàng so với đường biên hiệu quả. Các hệ số hồi quy này được trình bày dựa vào sự có mặt của các biến trong ba mô hình 1,3,4 (và được chỉ rõ trong phụ lục 02,03,04). Đây là ba mô hình tham số phù hợp với dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này. Kết quả tính toán cho thấy, trong mô hình 1, biến đầu vào (FC – X1) mô tả vốn cố định tỷ lệ nghịch với đầu ra của ngân hàng là tổng cho vay và đầu tư khác. Với hệ số = -0,148 nghĩa là khi vốn cố định tăng 1% thì cho vay và đầu tư khác giảm 0,148%. Hai biến đầu vào khác là tổng tiền gửi (TD – X2) và lao động (TLC – X3) có hệ số tương quan là dương đối với lượng đầu ra mà các ngân hàng tạo ra. Chẳng hạn, nếu lượng tiền gửi tăng 1% thì cho vay và đầu tư tăng 0,119%. Vai trò của ba biến đầu vào cơ bản này đối với lượng đầu ra của ngân hàng cũng thể hiện tương tự trong hai mô hình tiếp theo (mô hình 3 và mô hình 4). Mô hình 3 bổ sung biến rủi ro tín dụng (TD) như một yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng. Mô hình này cho thấy, rủi ro tín dụng có thể làm giảm đầu ra của ngân hàng, cụ thể là, khi rủi ro tín dụng tăng 1% thì đầu ra của ngân hàng giảm -0,586%. Mô hình 4 xem xét ảnh hưởng của ba biến kiểm soát nữa là biến quy mô tài sản (SIZE), cơ cấu vốn (GOV) và tuổi của ngân hàng (AGE). Có thể thấy rằng quy mô tài sản và tuổi của ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến lượng đầu ra mà ngân hàng tạo ra. Trong khi đó, sự có mặt của nguồn vốn thuộc về nhà nước cũng có thể làm tăng lượng đầu ra mà ngân hàng tạo ra. 219
  22. Bảng 8. Ƣớc lƣợng các hệ số hồi quy Biến Hệ số tƣơng quan Mô hình 1 Mô hình 3 Mô hình 4 Hằng số 1,853 0,4989 0,178 Ln(FC) -0,148 -0,245 -0.266 Ln(TD) 0,119 0,099 0,106 Ln(TLC) 0,912 0,812 0,892 CR -0,586 SIZE 0,364 GOV 0,768 AGE 0,167 Nguồn: Kết quả tính toán trên FRONTIER 4.1. 5. Kết luận Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được đánh giá bằng phương pháp xây dựng đường biên hiệu quả với kỹ thuật phân tích biên ngẫu nhiên (SFA). Với cách tiếp cận “trung gian” đối với hoạt động ngân hàng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong mối quan hệ với rủi ro tín dụng, hiệu quả kinh doanh của từng ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu được so sánh trong cả hai trường hợp: có rủi ro tín dụng và không có rủi ro tín dụng. Ngoài ra, mối quan hệ này cũng được lượng hóa bằng hệ số tương quan của rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh ngân hàng trong các mô hình tham số. Khi sử dụng phương pháp tham số trong đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng, tác giả sử dụng hàm số là hàm Cobb - Douglas tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng là một yếu tố phi hiệu quả của ngân hàng, làm cho một ngân hàng thương mại hoạt động xa dần với đường biên hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng giảm mạnh khi bổ sung rủi ro tín dụng vào các mô hình tính toán. Kết quả phân tích tham số cho thấy, rủi ro tín dụng 220
  23. tăng 1% thì đầu ra của ngân hàng giảm -0,586%. Tác giả cũng có những phát hiện về tác động của các yếu tố như tuổi ngân hàng, quy mô ngân hàng và cơ cấu sở hữu của ngân hàng. Các yếu tố này đều có tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng theo phương pháp tham số, bằng cách sử dụng hàm Cobb - Douglas tuyến tính với các mô hình khác nhau giúp các nhà quản lý ngân hàng lựa chọn một mô hình phù hợp để vận dụng đối với ngân hàng đó. Quan trọng hơn, mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng được làm rõ trong nghiên cứu giúp cho các ngân hàng thấy được tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu để nâng cao hiệu quả ngân hàng. Đối với các cơ quan quản lý như Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, kết quả nghiên cứu là một gợi ý để các cơ quan này tăng cường hoạt động hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, hướng tới chuẩn mực và thông lệ Quốc tế. Tài liệu tham khảo Tài liệu trong nƣớc 1. Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013), Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, (số 21 tháng 11), tr.12-17. 2. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2014), „Nợ xấu và hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam‟, Tạp chí Phát triển kinh tế, 289 (11/2014), tr.58-73. 3. Nguyễn Minh Sáng (2013), „Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh‟, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 11(21), tr.10-15. Tài liệu nƣớc ngoài 1. Benston, G.J. (1965), „Branch banking and economies of scale‟, Journal of Finance, 20(2), pp.312-331. 2. Berger, A.N., Mester, L.J. (1997), „Inside the black box: what explains differences in the efficiencies of financial institutions‟, Journal of Bank Finance, 21, PP.895-947. 221
  24. 3. Berger, A., & Humphrey, D. (1997), „Efficiency of Financial Institutions: International Surveyand Directions for Future Research‟, European Journal of Operational Research, 98, pp.175-212. 4. Drake, L., & Hall, M.J.B., Simper, R. (2006), „The impact of macroeconomic and regulatory factors on bank efficiency: anon-parametric analysis of Hong Kong‟s banking system‟, Journal of Banking and Finance, 30, pp.1443–1466. 5. Farrell, M.J. (1957), „The measurement of productive efficiency‟, Journal of the Royal Statistical Society, 120, pp.253-281. 6. Leightner, J.E. and Lovell, C.A.K. (1998), „The impact of financial liberalization on the performance of Thai banks‟, Journal of Economics and Business, 50(2), pp.115-31 7. Sufian, F. (2011), „Benchmarking the efficiency of the Korean banking sector: a DEA approach‟, Benchmarking: An International Journal, 18(1), pp.107-127. 222
  25. Phụ lục 01. Tổng hợp các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu STT Ngân hàng Mã CP 1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB 2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB 3 Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam PVF 4 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB 5 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB 6 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG 7 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB 8 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCB 9 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB 10 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LVB 11 Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM HDB 12 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB 13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương SGB 14 Ngân hàng TMCP An Bình ABB 15 Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB 16 Ngân hàng TMCP Kiên Long KLB 17 Ngân hàng TMCP Việt Á VAB 18 Ngân hàng TMCP Quốc dân NVB 19 Ngân hàng TMCP Nam Á NAB 20 Ngân hàng TMCP Bản Việt GDB 21 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB 22 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB 23 Ngân hàng TMCP Hàng Hải MSB 24 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB 25 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 26 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín VTTB 27 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex PGB 28 Ngân hàng TMCP Bắc Á NASB 29 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SEAB 30 Ngân hàng TMCP Đông Á EAB 223
  26. Phụ lục 02. Số năm hoạt động của các ngân hàng trong mẫu Ngân STT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 hàng 1 STB 18 19 20 21 22 23 24 2 ACB 16 17 18 19 20 21 22 3 PVF 9 10 11 12 13 14 15 4 SHB 16 17 18 19 20 21 22 5 VCB 46 47 48 49 50 51 52 6 CTG 21 22 23 24 25 26 27 7 EIB 20 21 22 23 24 25 26 8 TCB 16 17 18 19 20 21 22 9 SCB 17 18 19 20 21 22 23 10 LVB 1 2 3 4 5 6 7 11 HDB 19 20 21 22 23 24 25 12 OCB 13 14 15 16 17 18 19 13 SGB 16 17 18 19 20 21 22 14 ABB 16 17 18 19 20 21 22 15 TPB 1 2 3 4 5 6 7 16 KLB 14 15 16 17 18 19 20 17 VAB 6 7 8 9 10 11 12 18 NVB 14 15 16 17 18 19 20 19 NAB 17 18 19 20 21 22 23 20 GDB 18 19 20 21 22 23 24 21 VPB 16 17 18 19 20 21 22 224
  27. Ngân STT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 hàng 22 MBB 15 16 17 18 19 20 21 23 MSB 18 19 20 21 22 23 24 24 VIB 13 14 15 16 17 18 19 25 BIDV 52 53 54 55 56 57 58 26 VTTB 2 3 4 5 6 7 8 27 PGB 16 17 18 19 20 21 22 28 NASB 15 16 17 18 19 20 21 29 SEAB 15 16 17 18 19 20 21 30 EAB 17 18 19 20 21 22 23 Nguồn: Thu thập bởi tác giả Phụ lục 03. Quy mô tài sản của các ngân hàng trong mẫu Ngân STT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 hàng 1 STB 1 1 1 1 1 1 1 2 ACB 1 1 1 1 1 1 1 3 PVF 1 1 1 1 1 1 1 4 SHB 0 0 1 1 1 1 1 5 VCB 1 1 1 1 1 1 1 6 CTG 1 1 1 1 1 1 1 7 EIB 1 1 1 1 1 1 1 8 TCB 1 1 1 1 1 1 1 9 SCB 0 1 1 1 1 1 1 10 LVB 0 0 0 1 1 1 1 225
  28. Ngân STT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 hàng 11 HDB 0 0 0 1 1 1 1 12 OCB 0 0 0 0 0 0 0 13 SGB 0 0 0 0 0 0 0 14 ABB 0 0 0 0 1 1 1 15 TPB 0 0 0 0 0 0 1 16 KLB 0 0 0 0 0 0 0 17 VAB 0 0 0 0 0 0 0 18 NVB 0 0 0 0 0 0 0 19 NAB 0 0 0 0 0 0 0 20 GDB 0 0 0 0 0 0 0 21 VPB 0 0 1 1 1 1 1 22 MBB 0 1 1 1 1 1 1 23 MSB 0 1 1 1 1 1 1 24 VIB 0 1 1 1 1 1 1 25 BIDV 1 1 1 1 1 1 1 26 VTTB 0 0 0 0 0 0 0 27 PGB 0 0 0 0 0 0 0 28 NASB 0 0 0 0 0 1 1 29 SEAB 0 0 1 1 1 1 1 30 EAB 0 0 1 1 1 1 1 Nguồn: Thu thập bởi tác giả 226
  29. Phụ lục 04. Cơ cấu sở hữu của các ngân hàng trong mẫu Ngân STT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 hàng 1 STB 0 0 0 0 0 0 0 2 ACB 0 0 0 0 0 0 1 3 PVF 1 1 1 1 1 1 1 4 SHB 1 1 1 1 1 1 1 5 VCB 1 1 1 1 1 1 1 6 CTG 1 1 1 1 1 1 1 7 EIB 1 1 1 1 1 1 1 8 TCB 1 1 1 1 1 1 0 9 SCB 0 0 0 0 0 0 1 10 LVB 1 1 1 1 1 1 1 11 HDB 1 1 1 1 1 1 1 12 OCB 1 1 1 1 1 1 1 13 SGB 1 1 1 1 1 1 1 14 ABB 1 1 1 1 1 1 1 15 TPB 1 1 1 1 1 1 0 16 KLB 1 1 0 0 0 0 1 17 VAB 1 1 1 1 1 1 1 18 NVB 1 1 1 1 1 1 0 19 NAB 0 0 0 0 0 0 0 20 GDB 1 1 0 0 0 0 0 21 VPB 0 0 0 0 0 0 1 22 MBB 1 1 1 1 1 1 1 23 MSB 1 1 1 1 1 1 0 24 VIB 0 0 0 0 0 0 1 25 BIDV 1 1 1 1 1 1 0 26 VTTB 0 0 0 0 0 0 1 27 PGB 1 1 1 1 1 1 0 28 NASB 0 0 0 0 0 0 1 29 SEAB 1 1 1 1 1 1 1 30 EAB 1 1 1 1 1 1 0 Nguồn: Thu thập bởi tác giả 227