Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình

pdf 7 trang Gia Huy 23/05/2022 1380
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_trong_phat_trien_kin.pdf

Nội dung text: Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình

  1. Kinh tế & Chính sách VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HOÀ BÌNH Nguyễn Như Bằng 1, Nguyễn Bình Nam 2, Nguyễn Thị Xuân Hương 1 1Trường Đại học Lâm nghiệp 2Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc, Hoà Bình TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá thực trạng cung cấp tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đà Bắc; phân tích được những tác động của nguồn vốn tín dụng này đến công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội địa phương giai đoạn 2018-2020. Nghiên cứu cũng phân tích những hạn chế trong hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Đà Bắc dựa trên số liệu điều tra 130 khách hàng. Từ những phân tích, đánh giá, nghiên cứu đưa ra 3 nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cho Ngân hàng trong thời gian tới: (1) Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc lồng ghép các chương trình cho vay khác để tăng lượng vốn vay; (2) Duy trì và cải tiến, nâng cao năng lực của tổ tiết kiện và vay vốn (TK&VV) trong việc xét đối tượng, giám sát đối tượng vay và sử dụng vốn từ NHCSXH; (3) Kết hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể trong hoạt động hướng dẫn, tư vấn sử dụng vốn vay hiệu quả cho hộ dân như các chương trình khởi nghiệp, tạo việc làm, tổ hợp tác Từ khoá: hiệu quả kinh tế - xã hội, huyện Đà Bắc, Ngân hàng Chính sách xã hội, tín dụng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ đòi hỏi phải có những phân tích và đánh giá NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, khách quan để tìm ra các giải pháp nâng cao được thành lập với mục tiêu cho vay hộ nghèo hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong thời và các đối tượng chính sách khác. Khác với các gian tới, đồng thời là những bài học cho các ngân hàng thương mại, ngân hàng Chính sách NHCSXH khác trong cả nước. xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhiệm vụ chính của NHCSXH là cho vay các Nghiên cứu này dựa trên các số liệu thứ cấp đối tượng chính sách, hộ nghèo để làm kinh tế, được thu thập từ báo cáo của NHCSXH huyện giúp họ vươn lên thoát nghèo và hơn nữa là làm Đà Bắc về kết quả tín dụng của Ngân hàng, các giàu. tác động của hoạt động tín dụng đến hiệu quả NHCSXH huyện Đà Bắc trong những năm kinh tế, xã hội địa phương; qua đã luôn cố gắng thực hiện tốt mục tiêu chính Ngoài ra, để có những ý kiến khách quan trị là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính đánh giá về chương trình tín dụng của sách, đồng thời cần triển khai có hiệu qủa các NHCSXH huyện Đà Bắc, nghiên cứu đã tiến chương trình cho vay để đạt mục tiêu giảm hành lấy ý kiến từ phía khách hàng đã vay vốn nghèo và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn của Ngân hàng. Để đảm bảo độ tin cậy trong huyện Đà Bắc. Hàng năm, số vốn cho vay các thống kê, số mẫu tối thiểu đạt trên 100 phiếu. chương trình với hộ nghèo và các đối tượng Nghiên cứu đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi chính sách lên đến hơn 370 tỷ đồng, với số hộ với 150 khách hàng của Ngân hàng, kết quả thu nghèo được vay vốn hàng năm là trên 1.200 về 130 phiếu hợp lệ. hộ/năm trong 3 năm trở lại đây. Nhờ đó đã giúp Các số liệu sơ cấp, thứ cấp được thu thập, phân trên 2.500 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho tích qua các phương pháp: 1478 lao động; xây mới được 2.094 công trình Thông kế mô tả; so sánh thống kê để xác định nước sạch và gần 2.000 công trình vệ sinh. xu hướng phát triển, các yếu tố trọng yếu làm Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện các mục tiêu căn cứu đề xuất giải pháp. này của Ngân hàng vẫn còn có những hạn chế 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 140 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2021
  2. Kinh tế & Chính sách 3.1. Thực trạng hoạt động của NHCSXH huyện Đà Bắc đã không ngừng phấn đấu để thực huyện Đà Bắc hiện các nhiệm vụ cao cả của mình trong hoạt Ngân hàng CSXH với vai trò chính là cho động cho vay vốn, góp phần xoá đói giảm nghèo vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia trên địa bàn Huyện. đình chính sách giúp họ có được nguồn vốn cho Hiện nay, NHCSXH huyện Đà Bắc đã và phát triển sản xuất, giúp xoá đói giảm nghèo và đang triển khai 15 chương trình cho vay với vươn lên làm giàu. tổng doanh số cho vay đạt trên 378 tỷ đồng Được thành lập từ năm 2003, trải qua gần 20 (bảng 1). năm xây dựng và trưởng thành, NHCSXH Bảng 1. Kết quả cho vay theo các chương trình tại NHCSXH huyện Đà Bắc (2018 – 2020) TĐ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 TT Chương trình PTBQ (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (%) 1 Hộ nghèo 130.010 131.356 142.456 104,68 2 Học sinh sinh viên 2.085 1.370 907 65,96 3 Cho vay giải quyết việc làm 4.865 5.945 7.046 120,35 Cho vay nước sạch và vệ sinh môi 4 33.193 35.693 38.191 107,26 trường nông thôn 5 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 29.421 32.182 28.507 98,43 6 Cho vay hộ mới thoát nghèo 9.571 14.577 22.801 154,35 Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng 7 40.364 42.817 45.193 105,81 khó khăn 8 Cho vay hộ cận nghèo 51.388 61.006 73.585 119,66 9 Cho vay khác 20.798 26.876 20.154 98,44 Tổng cộng 321.695 351.822 378.840 108,52 (Nguồn: Báo cáo NHCSXH huyện Đà Bắc) Trong 3 năm qua, doanh số cho vay các cho vay giải quyết việc làm đạt mức trên 7 tỷ chương trình có mức tăng đều đạt xấp xỉ 9% đồng năm 2020, cho vay xây dựng nhà cho hộ năm, đồng thời, các chương trình cho vay cũng nghèo đạt mức xấp xỉ 30 tỷ đồng, cho vay hộ ngày càng đa dạng. Nếu như trước đây, chương cận nghèo đạt từ trên 70 tỷ đồng/năm. trình cho vay của các NHCSXH chủ yếu là cho Các chương trình cho vay này của NHCSXH vay hộ nghèo thì hiện nay đã mở rộng đối tượng huyện Đà Bắc đang được triển khai tốt với số cho vay như: cho vay giải quyết việc làm, cho lượng đối tượng và số lượng dự nợ cho vay ngày vay phát triển SXKD vùng đặc biệt khó khăn; một lớn (bảng 2). cho vay học sinh, sinh viên như chương trình TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2021 141
  3. Kinh tế & Chính sách Bảng 2. Số lượt hộ được vay vốn từ NHCSXH huyện Đà Bắc (2018-2020) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 TĐPTBQ (%) 1. Hộ nghèo - Số hộ nghèo được vay vốn mới 1.548 1.226 1.294 91,43 - Số hộ còn dư nợ (Luỹ kế) 4.400 3.977 3.822 93,20 2. Học sinh sinh viên - Số hộ được vay vốn mới 2 4 1 70,71 - Số hộ còn dư nợ (Luỹ kế) 106 68 43 63,69 3. Cho vay giải quyết việc làm - Số dự án được đầu tư 125 92 131 102,37 - Số khách hàng còn dư nợ (Luỹ kế) 195 213 245 112,09 4. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Số hộ được vay vốn 1.019 483 592 76,22 - Số hộ còn dư nợ (Luỹ kế) 2.931 2.897 2.836 98,37 5. Cho vay hộ nghèo về nhà ở - Số hộ được vay vốn 219 133 89 63,75 - Số hộ còn dư nợ (luỹ kế) 2.255 2.324 1.696 86,72 6. Cho vay hộ mới thoát nghèo - Số hộ được vay vốn 108 215 279 160,73 - Số hộ còn dư nợ (luỹ kế) 272 395 588 147,03 7. Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn - Số hộ được vay vốn 681 458 315 68 - Số hộ còn dư nợ (luỹ kế) 1.417 1.435 1.429 100 8. Cho vay hộ cận nghèo - Số hộ được vay vốn 686 654 729 103 - Số hộ còn dư nợ (luỹ kế) 1.591 1.760 1.974 111 9. Cho vay khác - Số hộ vay vốn 61 190 158 161 Nguồn: NHCSXH huyện Đà Bắc Qua số liệu tổng hợp cho thấy, ngày càng năm Ngân hàng cũng cho vay hàng trăm các đối nhiều các hộ gia đình nghèo, các đối tượng tượng chính sách khác. Điều này cho thấy, chính sách được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH huyện Đà Bắc đang ngày càng mở NHCSXH huyện Đà Bắc. Số lượt hộ nghèo rộng được đối tượng cho vay, gia tăng được được vay vốn mới hàng năm lên đến trên 1200 lượng vốn cho vay và đặc biệt hơn nữa là góp hộ; số lượng hộ cận nghèo vay mới hàng năm phần vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát cũng đặt từ 680 – trên 700 hộ. Ngoài ra, mỗi triển kinh tế xã hội địa phương. 142 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2021
  4. Kinh tế & Chính sách 3.2. Ảnh hưởng của hoạt động cho vay đến những hỗ trợ của các đoàn thể ở địa phương mà mục tiêu giảm nghèo và phát triển KTXH địa các chương trình cho vay của NHCSXH huyện phương Đà Bắc ngày càng phát huy hiệu quả tốt. Điều 3.2.1. Các kết quả đạt được này một mặt thể hiện ở thực trạng trả nợ, nợ Nhờ vào việc xác định đúng đối tượng cho đọng của các hộ vay vốn (bảng 3). vay, quy trình quản lý tín dụng chặt chẽ và Bảng 3. Tình hình trả nợ vốn vay của các đối tượng chính sách tại NHCSXH Đà Bắc Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 TĐ Chỉ tiêu (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) PTBQ (%) 1. Doanh số cho vay 120.927 120.204 132.625 104,73 2. Doanh số thu nợ 91.926 89.960 105.607 107,18 3. Số dư nợ 321.695 351.822 378.840 108,52 4. Hệ số thu hồi nợ (%) 76,0 74,8 79,6 102,34 5. Nợ quá hạn 290 103 186 80,09 6. Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ (%) 0,09 0,03 0,05 74,54 Nguồn báo cáo NHCSXH huyện Đà Bắc Qua kết quả trên cho thấy khả năng trả nợ các hộ sử dụng có hiệu quả (đảm bảo có khả vay đúng hạn của các hộ gia đình vay vốn từ năng trả nợ gốc và lãi). NHCSXH huyện Đà Bắc là rất cao và tỷ lệ này Để thấy rõ hơn vai trò của tín dụng từ ngày càng tăng với xấp xỉ 80% năm 2020. Tỷ lệ NHCSXH, cần đánh giá rõ nét hơn từ những kết nợ quá hạn của các hộ giảm từ 0,09% xuống còn quả đạt từ từ các hoạt động vay vốn. Các kết quả 0,05%. Đây là một tỷ lệ rất thấp. này của NHCSXH huyện Đà Bắc được thể hiện Như vậy, qua con số này có thể thấy nguồn trong bảng 4. vốn vay từ NHCSXH huyện Đà Bắc đã được Bảng 4. Các kết quả đạt được từ các chương trình tín dụng NHCSXH huyện Đà Bắc TT Hạng mục kết quả ĐVT 2018 2019 2020 1 Số LĐ được tạo việc làm Người 1.199 110 169 2 SL nhà hộ nghèo được xây mới CT 219 133 89 3 Số công trình nước sạch được xây mới CT 1019 483 592 4 Số công trình vệ sinh được xây mới CT 969 435 577 Nguồn báo cáo NHCSXH huyện Đà Bắc Qua các kết quả này cho thấy, nhiều công có nhiều đóng góp trong thực hiện mục tiêu. trình hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây mới 3.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân từ nguồn vốn của NHCSXH. Ngoài ra, số lao Để có những đánh giá khách quan về các động có việc làm nhờ vay vốn tín dụng ưu đãi chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Đà này cũng có được những kết quả tích cực. Bắc, nghiên cứu đã thu thập ý kiến của 130 Ngoài những kết quả về kinh tế xã hội trên, khách hàng vay vốn của Ngân hàng trong năm những năm qua, NHCSXH huyện Đà Bắc cũng 2020. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2021 143
  5. Kinh tế & Chính sách Bảng 5. Thống kê ban đầu về mẫu điều tra (phân theo đặc điểm đối tượng vay vốn) Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Chương trình tín dụng - Hộ nghèo 80 53,3 - Giải quyết việc làm 30 20 - Học sinh, sinh viên 5 3,3 - Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 35 23,4 2. Hạn mức tín dụng - Dưới 20 triệu đồng 10 6,7 - Từ 20 đến dưới 30 triệu đồng 30 20 - Từ 30 đến dưới 50 triệu đồng 106 70,6 - Trên 50 triệu đồng 4 2,7 3. Mục đích sử dụng vốn vay - Mở rộng sản xuất kinh doanh 110 73,3 - Phục vụ học tập 5 3,3 - Mua sắm cá nhân 0 0 - Mục đích khác 35 23,4 Tổng cộng 150 100 (Nguồn: Kết quả phân tích mẫu điều tra của tác giả) Bảng 6. Kết quả đánh giá chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Đà Bắc ĐVT: % Mức đánh giá TT Nội dung đánh giá Rất phù hợp TB Chưa phù hợp 1 Mức cho vay vốn 12,31 9,23 78,46 2 Thời hạn vay 85,38 4,62 10,00 3 Thủ tục vay 69,23 24,62 6,15 4 Chính sách tín dụng khi khách hàng gặp rủi ro 96,92 2,31 0,77 5 Đối tượng cho vay 80,77 15,38 3,85 (Nguồn: Kết quả phân tích mẫu điều tra của tác giả) Số liệu ở bảng 6 cho thấy nhu cầu vốn của đồng/hộ, tuy nhiên dư nợ bình quân tại người dân trên địa bàn là rất lớn, tuy nhiên NHCSXH huyện Đà Bắc chỉ đạt 39,3 triệu nguồn vốn tín dụng chính sách chưa đáp ứng đồng/hộ). Nguyên nhân chính là do nguồn vốn được, có đến 78,46% số người được hỏi đều cho vay từ NHCSXH chủ yếu là nguồn từ ngân đánh giá mức cho vay vốn chưa phù hợp với nhu sách nhà nước, do đó mức độ tăng trưởng hàng cầu (102 người), chỉ có 12,3% hài lòng với mức năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù vốn được vay (Hiện nay mức cho vay tối đa đối hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. NHCSXH với hộ nghèo, hộ cận nghèo là 100 triệu không được chủ động cho vay theo nguồn vốn 144 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2021
  6. Kinh tế & Chính sách huy động được từ thị trường. đề này, những năm qua, công tác uỷ thác cho Có 85,38% khách hàng hài lòng với thời hạn vay vốn của NHCSXH qua các tổ tiết kiệm và vay và xấp xỉ 70% hài lòng với thủ tục vay hiện vay vốn (TK&VV ) luôn được quan tâm và thực nay của NHCSXH huyện Đà Bắc. Với việc hiện tốt thông qua các hoạt động: NHCSXH nâng thời hạn cho vay phù hợp với -Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ kiểm tra chu kỳ sản xuất kinh doanh (tối đa lên đến 10 đối với cán bộ NHCSXH và cán bộ các tổ chức năm), hoặc thời hạn vay đủ thời gian để ổn định nhận ủy thác, ban quản lý tổ vay vốn, ban xóa cuộc sống đối với các chương trình cho vay làm đói giảm nghèo xã; nhà ở (tối đa lên đến 25 năm) đã giúp khách - Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát của hàng có đủ thời gian để quay vòng vốn, ổn định Ban đại diện HĐQT các cấp, các tổ chức Hội cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Thủ tục vay đoàn thể nhận ủy thác các cấp và NHCSXH các vốn tại NHCSXH rất đơn giản, do NHCSXH tổ cấp bằng cách định kỳ hoặc đột xuất; chức phục vụ nhân dân tại trụ sở UBND các xã, - Chủ động tổ chức giao ban định kỳ 2 tháng/ thị trấn trên địa bàn huyện hàng tháng, việc này lần đối với Hội đoàn thể cấp huyện và 1 tháng/ giúp tiết giảm chi phí đi lại của nhân dân và lần đối với Hội đoàn thể cấp xã tại các Điểm thuận tiện nhất cho người vay vốn trong việc giao dịch xã, để trao đổi về kết quả ủy thác, tồn thiết lập hồ sơ vay vốn. tại, vướng mắc, bàn giải pháp và kiến nghị xử Người vay vốn tại NHCSXH đa phần là các lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro. đối tượng yếu thế trong xã hội. Do đó, chính Công tác bình xét cho vay tại các Tổ đã bắt sách xử lý rủi ro tại NHCSXH cũng rất đa dạng đầu có sự giám sát của Trưởng thôn, Hội đoàn và được quan tâm đúng mức, phù hợp với hoàn thể cấp xã trước khi trình UBND cấp xã phê cảnh và mức độ rủi ro của người vay. Gần 97% duyệt. Khi giải ngân phải có sự chứng kiến của hộ vay được hỏi hài lòng với chính sách tín dụng Tổ, tổ chức Hội đoàn thể để đảm bảo ngân hàng khi khách hàng gặp rủi ro tại NHCSXH huyện giải ngân đến đúng người vay, đúng thủ tục, Đà Bắc. đúng quy định nhằm tăng cường sự giám sát lẫn NHCSXH được thành lập với mục tiêu giúp nhau. hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nguồn 3.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả chương vốn để sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát trình tín dụng của NHCSXH huyện Đà Bắc nghòe và đảm bảo an sinh xã hội. Với 15 Từ những kết qủa đạt được trên cho thấy, các chương trình cho vay như hiện nay đã giúp chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Đà Ngân hàng mở rộng rất nhiều đối tượng cho vay. Bắc đang được triển khai tốt, mang lại hiệu quả Điều này được ghi nhận bởi người dân vì có tới tích cực cho việc giảm nghèo và phát triển kinh gần 81% số khách hàng được hỏi đánh giá đối tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, chương trình tượng cho vay của NHCSXH là rất phù hợp. cũng còn có những hạn chế như hạn mức cho 3.3. Các hoạt động nâng cao hiệu quả chương vay khá thấp, thời hạn ngắn và các chính sách trình tín dụng của NHCSXH huyện Đà Bắc hỗ trợ người vay chưa thực sự tốt làm ảnh hưởng Khách hàng của NHCSXH là hộ nghèo và đến hiệu quả tín dụng. các đối tượng chính sách khác nên việc nắm bắt Qua thực tế hoạt động của Ngân hàng, qua ý cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước nói kiến điều tra, nghiên cứu đưa ra các giải pháp chung và cơ chế cho vay của NHCSXH nói nhằm năng cao hiệu quả chương trình tín dụng riêng đối với khách hàng rất khó khăn và hạn của Ngân hàng trong thời gian tới: chế. Hơn nữa, với đặc thù về quy mô khoản vay (1) Trong điều kiện thực tế các quy định về nhỏ, số lượng khách hàng lớn trong khi số lượng hạn mức cho vay của NHCSXH không lớn, để nhân viên ngân hàng hạn chế nên công tác cho có được nguồn vốn đủ lớn cho khách hàng, vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính Ngân hàng nên phối hợp với chính quyền địa sách khác chỉ một mình NHCSXH thì không thể phương trong việc lồng ghép các chương trình thực hiện tốt được, mà phải có sự phối hợp của cho vay khác như chương trình cho vay hội phụ tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền địa phương. nữ, hội nông dân và các đoàn thể khác để tăng Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn lượng vốn cho vay; TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2021 145
  7. Kinh tế & Chính sách (2) Duy trì và cải tiến, nâng cao năng lực của như chương trình cho vay Hội Phụ nữ, Hội tổ TK&VV trong việc xét đối tượng, giám sát Nông dân để nâng cao lượng vốn vay của hộ; (2) đối tượng vay và sử dụng vốn từ NHCSXH, từ Duy trì và cải tiến, nâng cao năng lực của tổ đó xác định đúng đối tượng vay, làm rõ căn cứ TK&VV trong việc xét đối tượng, giám sát đối vay vốn và khả năng trả nợ vốn vay của khách tượng vay và sử dụng vốn từ NHCSXH; (3) Kết hàng. hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể (3) Kết hợp với chính quyền địa phương và trong hoạt động hướng dẫn, tư vấn sử dụng vốn các đoàn thể trong hoạt động hướng dẫn, tư vấn vay hiệu quả cho hộ dân như các chương trình sử dụng vốn vay hiệu quả cho hộ dân như các khởi nghiệp, tạo việc làm, tổ hợp tác chương trình khởi nghiệp, tạo việc làm, tổ hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO tác 1. Đặng Công Thức (2018), Vai trò của Ngân hàng 4. KẾT LUẬN Chính sách xã hội Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ Trên cơ sở đánh giá thực trạng cho vay vốn, XII, tạp chí Ngân hàng, số 3+4, tháng 2/2018. thực trạng sử dụng vốn và đánh giá tác động của 2. Ngọc Thuấn (2020), Nâng cao hiệu quả công tác vốn vay từ NHCSXH huyện Đà Bắc, nghiên cứu ủy thác nguồn vốn tín dụng ưu đãi, báo điện tử Sơn La đã phân tích những kết quả, hạn chế làm ảnh (ngày 3/12/2020). hưởng đến hiệu quả của các chương trình tín 3. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc, Báo cáo hoạt động thường niên 2018, 2019, 2020. dụng của Ngân hàng và đã đề xuất 3 nhóm giải 4. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đà pháp góp phần nâng cao hiệu quả chương trình Bắc (2018-2020), Báo cáo thường niên 2018, 2019, 2020 tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới, gồm: 5. Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định số (1) Phối hợp với chính quyền địa phương trong 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 “Về tín dụng đối với việc lồng ghép các chương trình cho vay khác người nghèo và các đối tượng chính sách khác”. THE ROLE OF BANK FOR SOCIAL POLICIES IN SOCIAL AND ECONOMIC DEVELOPMENT AT DA BAC DISTRICT, HOA BINH PROVINCE Nguyen Nhu Bang 1, Nguyen Binh Nam 2, Nguyen Thi Xuan Huong 1 1Vietnam National University of Forestry 2Bank for social policies in Da Bac district, Hoa Binh province SUMMARY The study aims to explore the current status of the credits programs for poor households and social welfare beneficiaries of Da Bac Social Policies Bank as well as the impacts of this program on the poverty reduction and the local social economic development during the period 2018-2020. Based on the customer survey data, the research also indicates the shortcomings in Da Bac Social Policies Bank’s credit activities. In response to those problems, three solutions are given in this study to enhance and strengthen the efficiency of the Bank’s credit activities in the future. Firstly, the bank’s credit program should be integrated with other credit programs to increase the scale of credits capitals. Secondly, the savings and credit group’s capability for collecting, monitoring borrowers and using the loans need to be maintained, improved, and enhanced. Finally, the Bank should cooperate with local authorities and other units in consultation for households with respect to how to use the loans effectively, for example, joining a start-up program, seeking jobs, establishing cooperation groups. Keywords: Bank for Social policies, credits, Da Bac district, social and economic effectiveness. Ngày nhận bài : 19/4/2021 Ngày phản biện : 20/5/2021 Ngày quyết định đăng : 31/5/2021 146 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2021