Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

pdf 8 trang Gia Huy 23/05/2022 1650
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_tin_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_pha.pdf

Nội dung text: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

  1. XUÂN KỶ HỢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU  NGUYỄN QUỐC THẮNG (*) TÓM TẮT Trong thị trường Việt Nam hiện nay có một số lượng khá nhiều các ngân hàng nội địa và nước ngoài. Cùng với tiến trình hội nhập toàn cầu, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt. Là nơi mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng ngày càng chịu nhiều áp lực hơn khi nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và đặc biệt nhóm khách hàng cá nhân trở nên “khó tính” trong việc chọn lựa ngân hàng để sử dụng dịch vụ. Không chỉ vậy, rủi ro tín dụng ngày càng tăng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) phải chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng để tìm ra phương pháp khắc phục hạn chế còn tồn tại. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu cấp thiết tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu” để nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, từ đó có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Từ khóa: Chất lượng tín dụng, ngân hàng, nâng cao, SUMMARY There are a large number of domestic and foreign banks in the present Vietnamese market. With the global integration process, the competition between banks will be more and more severe. As the largest source of income for commercial banks, credit activities are under increasing pressure when the demand of customers is increasingly diversified and especially individual customers become "hard to please" in choosing the bank to use the service. Besides, the credit risk is increasing and causing serious consequences. Facing that situation, Asian Joint Stock Commercial Bank must pay attention to credit quality improvement in order to find out ways to overcome remaining limitations. Starting from the practical requirements and urgent need at Asian Joint Stock Commercial Bank, the author selected the topic "Improving credit quality at Asian Joint Stock Commercial Bank" for research. The research aims to assess the quality of credit at Asian Joint Stock Commercial Bank, from which specific solutions are made to improve the quality of credit at banks. Key words: The quality of credit, banks, improve. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình đổi mới kinh tế từ khi hội nhập WTO đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Ngành tài chính - ngân hàng cũng không ngoại lệ khi có những bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng được vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế. Đặc biệt, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những nguồn lực tích cực hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng thì vẫn còn tồn tại nhiều thách thức để hoạt động tín dụng trở nên phù hợp với xu hướng của thế giới cũng như đảm bảo được hiệu quả trong kinh doanh và cho nền kinh tế. Cụ thể, chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn chưa thực sự được đánh giá là tốt khi tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm lực cũng như những tổn thất trong tín dụng còn chiếm tỷ lệ cao. Chính vì thực tế còn nhiều khiếm khuyết, khuyến khích các ngân hàng hoàn thiện cách thức hoạt động từ vận hành đến quản lý để nâng (*) Học viên Cao ọh c Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 20
  2. XUÂN KỶ HỢI cao chất lượng tín dụng, nhằm tạo sự phát triển ổn định cho chính bản thân của ngân hàng cũng như trong toàn hệ thống tài chính Việt Nam. Qua 24 năm hoạt động, ACB đã từng bước khẳng định được thương hiệu trong lòng công chúng, đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, luôn giữ vững hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng được hoàn thiện dần, giữ vai trò là nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các ngân hàng Việt Nam thì hoạt động tín dụng của ACB vẫn chưa được thực sự ưu việt. ACB vẫn còn tồn tại yếu kém trong hệ thống quản lý tín dụng, nguyên nhân xuất phát từ quản lý chất lượng tín dụng chưa đáp ứng được thị trường. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu cấp thiết tại ACB trong giai đoạn Việt Nam hoàn toàn chủ động mở cửa hội nhập kinh tế, tự bản thân ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh và đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với xu hướng của thế giới để tồn tại, vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng chất lượng tín dụng và đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần phát triển kinh doanh bền vững là một yêu cầu cấp thiết đối với ACB. 2. Kết quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2014 – 2016 Năm 2016 là năm cuối cùng của ACB trong giai đoạn hoàn thành nền tảng, xây dựng năng lực tiến tới vị trí ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Trong năm 2016, ACB tiếp tục khắc phục, xử lý các vấn đề tồn đọng, đồng thời bắt đầu những cuộc bứt phá trong hoạt động kinh doanh. Bảng 1: Dư nợ cho vay và huy động qua các năm 2014 – 2016 ĐVT: Tỷ đồng Năm Năm 2015 so với năm STT Chỉ tiêu 2016 2014 2015 2016 3 Dư nợ cho vay 116.324 135.348 163.401 +21% 4 Huy động 154.614 174.919 207.051 +18% Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014,2015,2016 Kết quả đến hết năm 2016, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 163 nghìn tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tăng 28 nghìn tỷ đồng (+21%) so với cuối năm 2015 cao hơn mức trung bình ngành (18%) nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ mức trần tăng trưởng tín dụng do NHNN đề ra cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) 85 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2016, tăng 30%, tiếp tục đóng vai trò đầu tàu cho động lực tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng. Trong khi đó cho vay của nhóm khách hàng SME cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng 19%. Tổng danh mục cho vay từ KHCN và SME chiếm gần 85% trên tổng số dư nợ cho vay toàn ngân hàng. Quy mô huy động tại thời điểm cuối năm 2016 đạt 207 nghìn tỷ đồng, tăng 32 nghìn tỷ đồng (+18%), chiếm 89% tổng nguồn vốn của ngân hàng, đạt 100% kế hoạch năm. ACB tiếp tục tận dụng lợi thế ngân hàng bán lẻ, tập trung vào các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân lên đến 85% tổng huy động của ngân hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 21
  3. XUÂN KỶ HỢI Biểu đồ 1: So sánh dư nợ cho vay và huy động qua các năm 2014-2016 250000 200000 150000 100000 Huy động Tỷ đồngTỷ 50000 Dư nợ cho vay 0 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014,2015,2016 Để đạt được kết quả này, ngoài việc liên tục đưa ra các sản phẩm đặc thù với lãi suất cạnh tranh, xây dựng và mở rộng thương hiệu, nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng, trong năm 2016, ACB đã thành lập Phòng Ngân hàng Ưu tiên, đẩy mạnh huy động từ thẻ và huy động payroll. Những chính sách được xây dựng còn chú trọng đến việc tạo nền tảng cho các chiến lược tăng trưởng huy động không kỳ hạn trong tương lai. Biểu đồ 2: So sánh lợi nhuận trước thuế qua các năm 2014-2016 2000 1500 1000 Tỷ Tỷ đồng 500 Lợi nhuận tước thuế 0 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014,2015,2016 Năm 2016 ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập khá ấn tượng của ACB với toàn bộ các chỉ tiêu doanh thu và chi phí đều được cải thiện khả quan so với các năm trước. Lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống trong năm 2016 đạt 1.667 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2015 và vượt 11% kế hoạch cả năm đã đề ra. Bảng 2: Phân loại dư nợ cho vay và dự phòng rủi ro tín dụng tại ACB Năm STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 1 Nợ xấu N3-5 (tỷ đồng) 1.771 1.421 -20% 2 Nợ quá hạn N2-5 (tỷ đồng) 4.109 3.444 -16% 3 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1.30% 0.88% -0.4% 4 Nợ N5/Tổng nợ xấu (%) 60% 74% 13.6% 5 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 3.1% 2.1% -0.99% 6 Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng nợ xấu (%) 87% 126% 39.5% 7 (Vốn chủ sở hữu+Dự phòng)/Tổng nợ xấu (số lần) 7.22 11 3.94 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2015,2016 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 23% so với năm 2015. Trong năm nay, ACB tiếp tục bám sát kế hoạch tái cấu trúc đã được NHNN chấp thuận, đẩy nhanh hơn lộ trình trích lập dự phòng các khoản TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 22
  4. XUÂN KỶ HỢI tồn đọng. Ngân hàng cũng đã chủ động xử lý, thu hồi nợ xấu, tất toán và hoàn nhập dự phòng cho các khoản nợ đã bán VAMC. Trong năm, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ 1,3% xuống còn 0,88%. Tỷ lệ nợ nhóm 2-5 cũng giảm mạnh từ 3,1% xuống còn 2,1%. 25 20 15 10 Tỷ Tỷ lệ (%) Nợ xấu 5 0 Tốc độ tăng trưởng dư nợ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014,2015,2016 Biểu đồ 3: So sánh nợ xấu và tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm 2014-2016 Năm 2016, ACB tiếp tục kiên định và quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu cũng như trích lập dự phòng nhằm nâng cao chất lượng tài sản. Đến cuối năm tổng lượng nợ xấu của ACB giảm còn 1.421 tỷ đồng, tương đương 0,88% tổng dư nợ, giảm mạnh 20% về giá trị tuyệt đối, giảm 0,43% về tỷ lệ, thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu chuẩn dưới 3% của toàn ngành. Tỷ lệ dự phòng/tổng nợ xấu củng liên tục được cải thiện và đạt mức kỷ lục 126%. Để đạt được kết quả này, Ban Điều hành, Ủy ban tín dụng và Ủy ban quản lý rủi ro của ACB đã liên tục điều chỉnh, cập nhật kịp thời định hướng chính sách trong việc thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng, đảm bảo ACB luôn xử lý đúng đắn, kịp thời đối với những rủi ro phát sinh trên thị trường, đồng thời cũng đáp ứng kịp thời và phục vụ tốt những nhu cầu của khách hàng. 3. Giải pháp tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 3.1 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng Không chỉ tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân có thu nhập từ sản xuất kinh doanh, ACB cần mở rộng thêm nhóm khách hàng có thu nhập từ lương. Không chỉ tập trung vào phát triển khách hàng tại các thành phố lớn mà cần có chính sách phát triển tại các địa phương. Tăng cường hợp tác với các tổ chức để có nguồn cung khách hàng. Không chỉ hướng đến khách hàng mới, việc duy trì khách hàng hiện hữu là cực kỳ quan trọng. Chi phí chăm sóc khách hàng chỉ bằng 20% so với chi phí tìm kiếm khách hàng mới nhưng lại hiệu quả gấp 2 lần so với việc tìm kiếm khách hàng mới, do đó ACB cần có chính sách ưu đãi cho nhóm khách hàng hiện hữu về phí, lãi và dịch vụ. 3.2 Phân khúc khách hàng với các tiêu chuẩn chăm sóc Chăm sóc khách hàng là yếu tố tạo nên thành công của các doanh nghiệp hiện nay. Ngân hàng cũng vậy, một ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp hơn chưa chắc đã thu hút và giữ chân được khách hàng tốt hơn một ngân hàng có mức lãi suất cao hơn nhưng lại có chính sách chăm sóc tốt. Tùy theo từng loại đối tượng khách hàng sau đây mà ACB cần có định hướng chăm sóc như sau: TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 23
  5. XUÂN KỶ HỢI Khách hàng tiềm năng: Đối với khách hàng chưa quan hệ với ACB hoặc đã ngừng giao dịch trong thời gian dài, ACB cần có kế hoạch khảo sát thị trường, đánh giá nhu cầu cũng như xác định được sản phẩm mục tiêu cho từng nhóm khách hàng, cho từng địa phương cụ thể. Khách hàng chủ yếu: Đối với nhóm khách hàng hiện hữu cần có chính sách để duy trì tốt nhất. Ngoài việc hỗ trợ các dịch vụ khi khách hàng cần, ngân hàng cần chủ động bán thêm các sản phẩm khác. Thường xuyên liên lạc với khách hàng, có thể qua điện thoại, mail, gặp trực tiếp. Khách hàng mục tiêu: Theo nguyên tắc 80/20 thì 20% khách hàng lớn đem lại 80% thu nhập cho ngân hàng. Do đó, chính sách chăm sóc khách hàng VIP (Very lmportant Person) cần được chú trọng hơn hết. Các hoạt động cụ thể được đề xuất như sau: - Chăm sóc đặc biệt như vào các ngày lễ lớn, sinh nhật vv có quà tặng thiết thực. - Chủ động chăm sóc, tần suất liên lạc theo tuần hoặc tháng để phục vụ ngay khi có được thông tin. - Ưu tiên phục vụ và có khung thời gian quy định tối đa xử lý các nhu cầu của nhóm khách hàng này có thể phân công trách nhiệm một cán bộ tín dụng riêng để chăm sóc. 3.3 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng Nhu cầu của khách hàng được đánh giá là ngày càng mở rộng và bản thân mỗi khách hàng lại có nhu cầu khác nhau. Chính vì vậy mà mục tiêu của bất cứ ngân hàng nào là đáp ứng đúng và đầy đủ cho các nhu cầu hỗ trợ tài chính của khách hàng. Đồng thời, việc đa dạng hóa các sản phẩm là một trong những biện pháp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và giúp ngân hàng tìm kiếm nơi sinh lợi tốt nhất. Do đó, ACB cần quan tâm đến việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tín dụng với các biện pháp: Thường xuyên khảo sát và nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm hướng đến từng phân khúc khách hàng cụ thể. Mở rộng các đối tượng được sử dụng những sản phẩm cung cấp tiện ích thường ngày cho KH như thấu chi, thẻ tín dụng thay vì đưa ra các điều kiện quá cao mà đa phần khách hàng không đáp ứng được. 3.4 Cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng Tập trung phát triển các sản phẩm cho vay mang tính đặc thù đối với từng địa phương. Thiết kế các bó sản phẩm phù hợp để thay đổi hành vi của khách hàng và đẩy mạnh tăng doanh số tín dụng thông qua công tác bán chéo sản phẩm tín dụng, sản phẩm thẻ, tiền gửi thanh toán, thấu chi, 3.5 Phát triển hoạt động marketing, đẩy mạnh các chương trình truyền thông Phát triển hoạt động marketing mang đến cho ACB cơ hội nâng cao uy tín và khẳng định thương hiệu, bên cạnh đó việc cung cấp dịch vụ tín dụng sẽ được hiệu quả hơn. Trong đó, ACB nhất thiết phải hoàn thiện “hình ảnh” trước công chúng với việc bày trí kênh phân phối cũng như phong cách giao tiếp với khách hàng để tạo nên hình ảnh tốt đẹp về ACB trong lòng khách hàng. 3.6 Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch Một trong những yếu tố để gia tăng khách hàng mang tính tổng thể là có mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ rộng và hợp lý. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới phải đi kèm với việc tổ chức quản lý, khả năng về vốn của ngân hàng cũng như tiềm năng của thị trường. ACB nên tập trung phát triển mạng lưới tại các tỉnh, thành phố có hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi, giao dịch thuận tiện để có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại nhiều địa bàn khác nhau, đáp ứng nhu cầu vốn tại chỗ và giảm chi phí đi lại cho khách hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 24
  6. XUÂN KỶ HỢI 3.7 Tăng cường kiểm tra giám sát nội bộ hoạt động tín dụng Bất cứ một Ngân hàng thương mại nào phải có hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ tín dụng vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện và ngăn ngừa những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra giám sát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro do đạo đức cán bộ tín dụng gây ra. 3.8 Xây dựng hệ thống dữ liệu tín dụng Mọi quyết định trong quy trình cấp tín dụng hay quyết định chiến lược hoạt động tín dụng đều trên cơ sở thông tin. Quyết định đúng đắn cần có thông tin đầy đủ tương xứng và kịp thời. Do đó, hệ thống thông tin càng có vai trò quan trong trong việc đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Để đáp ứng được yêu cầu thông tin trong tín dụng, ACB cần có những giải pháp sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung tất cả các thông tin phục vụ cho việc cấp tín dụng và đảm bảo các nhân viên, quản lý liên quan đến hoạt động tín dụng truy xuất được. Cập nhật đầy đủ các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng: văn bản, quy định của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ACB, Ngân hàng Nhà nước. Xây dựng các công cụ hỗ trợ việc truy xuất, xử lý, phân tích thông tin nhanh chóng hoặc khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác báo cáo và ra quyết định quản trị của Ban Điều hành. 3.9 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng phải đa dạng để đáp ứng được yêu cầu của KH thì đòi hỏi mỗi ngân hàng càng phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chỉ khi có đội ngũ nhân viên có năng lực và trách nhiệm thì mới phát huy được các yếu tố góp phần nâng cao chất lượng và khắc phục được các nhân tố chủ quan gây ra rủi ro tín dụng. 4. Giải pháp khác phục nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 4.1 Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ Để việc xử lý nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong cho vay. 4.2 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp thích hợp đôn đốc khách hàng huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay ngân hàng trong thời gian ngắn nhất. 4.3 Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo, chắc chắn và phương án trả nợ cơ cấu khả thi Đối với khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng, khách hàng còn tồn tại, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và Ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá khách hàng có khả năng phát triển trong tương lai, thì Ngân hàng có thể xem xét thực hiện TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 25
  7. XUÂN KỶ HỢI việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp cho khách hàng có được cơ hội để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. 4.4 Tiếp tục khai thác xử lý các khoản nợ có tài sản bảo đảm Đây là một trong những nguồn thu mà ngân hàng có thể thu hồi được một phần hay toàn bộ khoản vay. 4.5 Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý và có hiệu quả Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra, ngân hàng cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 4.6 Bán các khoản nợ xấu Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, ngân hàng có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ VAMC hoặc các chủ thể kinh tế khác theo quy định hiện hành. 4.7 Xóa nợ Đây là giải pháp sau cùng trong tất cả các giải pháp xử lý nợ để làm sạch bảng tổng kết tài sản ngân hàng cho các khoản nợ không có khả năng thu hồi. 5. Kết luận Kết quả phân tích ở trên cho thấy, hiện nay và trong những năm tới, ACB cần đẩy mạnh đa dạng hóa và mở rộng lĩnh vực đầu tư, đổi mới mô hình và quy trình cho vay trong hoạt động tín dụng theo khối. Mặt khác, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực thẩm định, phẩm chất của cán bộ tín dụng. Thực tế hoạt động tín dụng tại ACB đã cho thấy việc giám sát vốn vay, xử lý nợ xấu là có tác dụng rất tích cực nhằm hạn chế tổn thất trong quá trình quản trị vốn, tăng lợi nhuận. Để góp phần thực hiện tốt các giải pháp trên, cần đổi mới công nghệ quản lý và sự phối hợp giữa các bộ phận, nâng cao nghiệp vụ quản lý. Đồng thời với thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu như đã nêu trên, ACB cũng cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhất là từ Ngân hàng Nhà nước để chất lượng tín dụng ngày càng tốt và hiệu quả. Tài liệu tham khảo [1] PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [2] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Quản trị kinh doanh ngân hàng II, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [3] TS. Đoàn Thị Hồng (2017), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. [4] Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước, số 83/2015/QH13, ngày 25 tháng 6 năm 2015. [5] Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, số 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014 [6] Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010. [7] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, báo cáo thường niên 2014, 2015, 2016. [8] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, báo cáo nội bộ 2014, 2015, 2016. [9] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, quy chế xếp hạng tín dụng nội bộ. [10] Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 26
  8. XUÂN KỶ HỢI [11] Thông tư 39/2016/NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Ngày nhận: 09/01/2018 Ngày duyệt đăng: 09/10/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 27